Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 12:55:26 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: K  (Đọc 5880 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #40 vào lúc: 17 Tháng Bảy, 2019, 04:31:41 pm »


        KHỐNG CHẾ, hành động tác chiến dùng binh lực, hỏa lực và các phương tiện kĩ thuật nhằm hạn chế hoạt động của đối phương trong một không gian (mặt đất, trên biển, trên không), thời gian nhất định bảo đảm cho lực lượng chủ yếu hoàn thành nhiệm vụ. Yêu cầu KC: phải kiểm soát được tình hình, không để đối phương tự do hoạt động và phát huy sức mạnh. Để KC có hiệu quả cần có lực lượng đủ sức hoàn thành nhiệm vụ hiệp đồng chiếnr đấu chặt chẽ với các lực lượng khác.

        KHỞI NGHĨA, nổi dậy có tổ chức của đông đảo quần chúng bị áp bức, dùng bạo lực lật đổ chế độ thống trị của giai cấp bóc lột trong nước hoặc sự đô hộ của nước ngoài, giành chính quyền ở địa phương hoặc cả nước. Lực lượng quyết định thăng lợi của KN là lực lượng chính trị của quần chúng, có sự phối hợp của LLVT. Các cuộc KN trong lịch sử thường phải dùng đến sức mạnh vũ trang; việc dùng sức mạnh vũ trang đến mức nào tùy thuộc vào sự phản kháng của giai cấp thống trị. Nghệ thuật chỉ đạo KN đòi hỏi phải nắm vững thời cơ và chủ động tiến công kiên quyết liên tục mới giành được thắng lợi. Có khởi nghĩa từng phần và tổng khởi nghĩa. CM tháng Tám (1945) ở VN là một điển hình về tổng khởi nghĩa (x. tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945).

        KHỎI NGHĨA ACHA XOA (1863-66), khởi nghĩa của nhân dân vùng Ta Keo, Cam Pốt (Campuchia) do Acha Xoa lãnh đạo chống ách đô hộ của Pháp. Sau khi quốc vương Campuchia kí hiệp ước Pháp - Campuchia (1863) chấp nhận sự bảo hộ của Pháp, Acha Xoa chạy sang VN liên lạc với nghĩa quân của Nguyễn Hữu Huân, lập căn cứ ở Hà Tiên. Châu Đốc (VN) và Ta Keo (Campuchia), tạo nên phong trào kháng chiến của nhân dân hai nước. 1864 nghĩa quân hoạt động mạnh ở vùng đông nam Campuchia, có lần chiếm được tính Cam Pốt và tiến sát Phnôm Pênh. Sau nhiều lần dùng lực lượng QS không dập tắt được cuộc khởi nghĩa, thực dân Pháp ép triều Nguyễn (VN) trục xuất nghĩa quân. 8.1866 do có nội phản, Acha Xoa bị Pháp bắt. cuộc khởi nghĩa thất bại. Một trong những cuộc khởi nghĩa chống Pháp đầu tiên của nhân dân Campuchia, cổ vũ phong trào kháng Pháp, thế hiện tình đoàn kết Campuchia - VN chống kẻ thù chung.

        KHỞI NGHĨA ANG SNUÔN (1905), khởi nghĩa chống thực dân Pháp của nhân dân tinh Stung Treng (bắc Campuchia) do nhà sư Ang Snuôn lãnh đạo. Lực lượng khởi nghĩa lúc đầu khoảng 400 người, vũ khí thô sơ đã tiến công thị trấn Thala Bỏrivat diệt một số quân Pháp và thu vũ khí. 15.3 tại khu rừng Porông, nghĩa quân phục kích gây thiệt hại nặng một toán quân Pháp đến đàn áp. Thực dân Pháp phải điểu động lực lượng lớn càn quét, tiêu diệt nghĩa quân. Do so sánh lực lượng quá chênh lệch, cuộc khởi nghĩa thất bại. nhưng đã thể hiện tinh thần đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Campuchia.

        KHỞI NGHĨA BA ĐÌNH (1886-87), khởi nghĩa của nhân dân Thanh Hóa do Đinh Công Tráng, Phạm Bành. Hoàng Bật Đạt. Hà Văn Mao, Trần Xuân Soạn lãnh dạo chống ách đô hộ của thực dân Pháp, thuộc phong trào Cần Vương (1885-95). Đầu 1886 khởi nghĩa bùng nổ, được đòng đảo nhân dân các dân tộc Kinh, Thái, Mường tham gia. cùng với nghĩa quân ở Hùng Lĩnh và những lực lượng khác, tạo thành phong trào kháng Pháp rộng khắp tỉnh Thanh Hóa. Căn cứ chính là Ba Đình được xây dựng tại ba làng Mĩ Khê, Thượng Thọ, Mậu Thịnh (nay thuộc h. Nga Sơn, t. Thanh Hóa), xung quanh có hào sâu. lũy tre dày đặc và thành đất chắc chắn, trong có nhiều hào, hầm hố với khoảng 300 tay súng, làm nơi xuất phát cho mọi hoạt động của nghĩa quân. Ngoài ra, còn có căn cứ Mã Cao và một số tiền đồn nhỏ. 1886 nghĩa quân liên tiếp tiến công các phú thành, huyện lị, chặn đánh các đoàn xe, các toán quân lẻ, gây cho quân Pháp nhiều thiệt hại. Từ 12.1886 Pháp bắt đầu tập trung lực lượng đàn áp. Sau khi chiếm được căn cứ Ba Đình (x. trận Ba Đình. 18.12.1886-20.1.1887), quân Pháp ráo riết khùng bố nhân dân. truy kích nghĩa quân và 2.2.1887 đánh chiếm căn cứ Mã Cao. Bị mất các căn cứ và hao tổn lực lượng trong các cuộc chiến dài ngày, không cân sức, nghĩa quân suy yếu dần. Nhiều thủ lĩnh bị bắt, một số hi sinh, tự sát (Phạm Bành, Hà Văn Mao...), hoặc chuyển sang lực lượng khởi nghĩa khác (Trần Xuân Soạn). Đinh Công Tráng tiếp tục chỉ huy nghĩa quân chiến đấu cho tới lúc hi sinh (7.9.1887), KNBĐ thất bại.

        KHỞI NGHĨA BA TƠ (11.3.1945), khởi nghĩa giành chính quyền ở châu lị Ba Tơ (Quảng Ngãi), do tỉnh úy lâm thời ĐCS Đông Dương tỉnh Quảng Ngãi lãnh đạo. Lợi dụng tình thế CM sau khi Nhật đào chính Pháp (9.3.1945), tỉnh ủy quyết định phát động quần chúng nổi dậy giành chính quyền và thành lập Đội du kích Ba Tơ làm lực lượng nòng cốt. Chiều 11.3 KNBT nổ ra bắt đầu bằng một cuộc mít tinh, phát triển thành khởi nghĩa vũ trang cướp chính quyền, bao vây đồn Ba Tơ, Nha kiểm lí và các công sở của Pháp ở châu lị. Phối hợp với nổi dậy của quần chúng, lực lượng du kích chiếm Nha kiểm lí, bắt viên tri châu, sau đó được binh lính giác ngộ làm nội ứng đánh chiếm đồn Ba Tơ, thu toàn bộ vũ khí. 12.3 chính quyền CM được thành lập. Từ thắng lợi của KNBT. phong trào CM ở tỉnh Quảng Ngãi lên mạnh, LLVT và các chiến khu được xúc tiến xây dựng, tạo cơ sở cho khởi nghĩa ở Quảng Ngãi và các tỉnh Nam Trung Bộ trong tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #41 vào lúc: 17 Tháng Bảy, 2019, 04:32:41 pm »


        KHỞI NGHĨA BÀ TRIỆU (248), khởi nghĩa của nhân dân các quận Cừu Chán, Giao Chi (nay thuộc Bắc Bộ và bắc Trung Bộ) chống ách thống trị Đống Ngô (TQ), do Bà Triệu (Triệu Thị Trinh) cùng anh là Triệu Quốc Đạt lãnh đạo. Nổ ra năm 248 tại vùng Núi Nưa và Quan Yên (Thanh Hóa), được đỏng đảo dân chúng theo phục. Sau khi Triệu Quốc Đạt chết. Bà Triệu được quân sĩ tôn làm chúa tướng, gọi là Nhụy Kiều tướng quân (quân Ngô gọi là Lệ Hải Bà Vương). Bà Triệu thường cưỡi voi chỉ huy, đánh thắng nhiều trận, giết thứ sử Giao Châu, làm tan rã chính quyền đô hộ. Triều Đông Ngô cử Lục Dận đem 8.000 quân sang đàn áp. Bằng vũ lực kết hợp dùng tiền của. Lục Dận mua chuộc được một số thù lĩnh nghĩa quân làm phản. Chống Ngô được nửa năm, vì binh ít, thế cô, KNBT thất bại, Bà Triệu tự vẫn ở Núi Tùng (Thanh Hóa), ở đó nay còn lăng mộ và đền thờ Bà.

        KHỞI NGHĨA BÃI SẬY (1883-92), khởi nghĩa chống Pháp ở đồng bằng Bắc Bộ, thuộc phong trào Cần Vương (1885-95). Khởi đầu 4.1883 do Đinh Gia Quế (Đổng Quế) lãnh đạo. lập căn cứ ở vùng Bãi Sậy. được đông đảo nhân dân các huyện Ân Thi, Kim Động, Phù Cừ, Tiên Lữ, Mĩ Hào (t. Hưng Yên). Văn Giang, Gia Lâm (t. Bắc Ninh) ủng hộ. Với phương thức hoạt động phân tán trong dân và sử dụng cách đánh du kích, nghĩa quân tiến hành nhiều trận phục kích, tập kích, chống càn thắng lợi gây cho quân Pháp nhiều thiệt hại, nhưng đến 8.1885 lực lượng nghĩa quân bị tổn thất nặng, tiếp đó Đinh Gia Quế ốm chết. Giữa lúc phong trào khởi nghĩa gặp khó khăn. 9.1885 hưởng ứng “Chiếu Cần Vương” của vua Hàm Nghi, Nguyễn Thiện Thuật về tập hợp lực lượng tiếp tục chống Pháp, thu hút được nhiều sĩ phu và thù lĩnh nghĩa quân các địa phương tham gia, phối hợp, tiêu biểu như Lãnh Giang. Hai Kế, Đốc Tít, Đốc Ban. Đề Quý, Đội Văn, Đốc Cọp, Đốc Sung... Dựa vào căn cứ hiểm yếu (Bãi Sậy. Hai Sông...) và sự che chở, giúp đỡ của nhân dân. nghĩa quân tổ chức thành nhiều nhóm nhỏ. bất ngờ phục kích, chặn đánh giao thông, diệt các toán quân tuần tiễu của địch, tập kích các đồn lẻ... Thanh thế và địa bàn hoạt động của nghĩa quân lan rộng trên nhiều tỉnh (Hưng Yên. Hải Dương, Hải Phòng. Bắc Ninh, phủ Lạng Thương, Lục Nam, Đông Triều...), đưa Bãi Sậy trở thành một trong những trung tâm chống Pháp lớn ở Bắc Kì. Pháp phải điều động lực lượng lớn đến đàn áp. đặc biệt từ 1888 thiết lập hệ thống đồn bốt dày đặc ở khắp nơi và khống chế các vị trí xung yếu, sử dụng Hoàng Cao Khải cùng hàng nghìn binh lính người Việt phối hợp với quân Pháp liên tiếp mở các cuộc càn quét quy mô lớn vào căn cứ nghĩa quân, tàn sát nhân dân trong vùng. Sau những trận đánh ác liệt, kéo dài và bị truy kích ráo riết, lực lượng nghĩa quân suy yếu dần, nhiều thủ lĩnh hi sinh hoặc bị bắt; Nguyễn Thiện Thuật phải lánh sang TQ (cuối 1889). Lực lượng nghĩa quân còn lại do Nguyễn Thiện Kế (Hai Kế) chỉ huy vẫn kiên cường chiến đấu, dựa vào căn cứ Bãi Sậy tiếp tục hoạt động chống Pháp đến 4.1892 mới kết thúc. KNBS thất bại nhưng có tiếng vang lớn. tiêu biểu cho phong trào Cần Vương; một trong những cuộc khởi nghĩa chống Pháp lớn nhất trong lịch sử VN cuối tk 19.

        KHỞI NGHĨA BẤC SƠN (27.9-28.10.1940), khởi nghĩa chống Pháp của nhân dân Bắc Sơn (t. Lạng Sơn), do Đảng bộ ĐCS Đông Dương châu Bắc Sơn lãnh đạo. Nhân thời cơ Nhật đánh chiếm Lạng Sơn (22.9.1940), quân Pháp rút chạy qua Bắc Sơn về Thái Nguyên, chính quyền của địch ở đây lung lay, quần chúng một số nơi nổi dậy, chống lại sự cướp bóc của tàn binh Pháp, Đảng bộ Bắc Sơn quyết định phát động khởi nghĩa. Sau trận phục kích ở đèo Canh Tiêm (diệt 1 lính Pháp, thu một xe vũ khí), đêm 27.9 lực lượng tự vệ cùng hàng trăm quấn chúng (có một số lính dõng tham gia) đánh chiếm đồn Mỏ Nhài, giải phóng châu lị Bắc Sơn, xóa bỏ chính quyền địch. Trước tình hình đó, Nhật thỏa hiệp để Pháp chiếm lại Bắc Sơn, đàn áp cuộc khởi nghĩa. Xứ ủy Bắc Kì cử Trần Đăng Ninh về Bắc Sơn tham gia lãnh đạo giữ vững phong trào CM. Sau hội nghị Sa Khao (14.10), Chiến khu Bắc Sơn và Đội du kích Bắc Sơn dược thành lập. làm chỗ dựa cho quần chúng đáu tranh chống khủng bố, diệt trừ phản động. Du kích đánh chiếm Khôn Ràng, Vũ Lãng (25.10), gây tiếng vang lớn; vừa đánh vừa phát triển lực lượng tới 200 người. 28.10 khi tổ chức mít tinh quần chúng ở Vũ Lăng, để chuẩn bị thành lập chính quyén CM, do thiếu cảnh giác, bị quân Pháp tập kích và khùng bỏ dã man. du kích phải phân tán trong dân hoặc rút vào rừng. Mặc dù bị thất bại do thời cơ CM cả nước chưa chín muồi, nhưng KNBS để lại nhiều bài học về thực hành khởi nghĩa, xây dựng căn cứ địa CM và LLVT, mở đầu thời kì mới của CM VN: thời kì kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang và khởi nghĩa vũ trang để giành chính quyền.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #42 vào lúc: 17 Tháng Bảy, 2019, 04:33:57 pm »


        KHỞI NGHĨA CAO BÁ QUÁT (1854-55). khởi nghĩa của nóng dân và một số nho sĩ, quan lại tiến bộ ở Bắc Kì do Cao Bá Quát lãnh đạo chống chế độ phong kiến nhà Nguyễn thời vua Tự Đức. Dưới danh nghĩa “phù Lê”, khoảng 9.1854 tại Mĩ Lương (Hà Tây), Cao Bá Quát suy tôn Lê Duy Cự (hậu duệ nhà Lê) làm minh chủ, tự xưng quốc sư, hiệu triệu nhân dân nổi dậy chống nhà Nguyễn, được nhiều tù trương các dân tộc vùng Sơn Tây, Hoà Bình ủng hộ. Nghĩa quân dự định đánh chiếm Hà Nội để từ đó phát triển lực lượng sang các tinh khác, nhưng kế hoạch bại lộ, bị triều đình ngăn chặn, lùng bắt nên cuộc khởi nghĩa chỉ diễn ra ở vùng Mĩ Đức, Ứng Hoà, Thanh Oai (Hà Tây), Tam Dương (Phú Thọ), Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc). Vua Tự Đức phải điều quân từ các tỉnh xung quanh tới đàn áp. Đầu 1855 Cao Bá Quát hi sinh trong trận giao chiến với quân triều đình ở vùng An Sơn (Sơn Tây), nhưng nghĩa quân vẫn tiếp tục hoạt động ở nhiều nơi đến đầu 1856. Cg khởi nghĩa Mĩ Lương.

        KHỎI NGHĨA CHU ĐẠT (157-60), khởi nghĩa của nhân dân  các quận Cửu Chân và Nhật Nam (nay thuộc Bắc Trung Bộ, VN) do Chu Đạt lãnh đạo chống ách đô hộ Đông Hán (TQ). Khoảng đầu 157, Chu Đạt kêu gọi nhân dân nổi dậy đánh chiếm huyện Cư Phong (Cừu Chân), giết viên huyện lệnh, sau đó tiến chiếm quận Cửu Chân, giết thái thú Nghê Thức. Lực lượng nghĩa quân phát triển nhanh chóng tới 5.000 người. Năm 158 vua Đông Hán cử đô úy Ngụy Lãng đem quân đàn áp, buộc Chu Đạt phải lui vào chiếm giữ Nhật Nam. Tại đây, nghĩa quân được nhân dân ủng hộ, thanh thế mạnh lên, lực lượng tới hàng vạn người, tiếp tục hoạt động đến mùa Thu 160 thì bị thứ sử Hạ Phương dập tắt.

        KHỎI NGHĨA CÔNG NHÂN, khởi nghĩa do giai cấp công nhân tiến hành; hình thức đấu tranh quyết liệt nhất của giai cấp công nhán chống lại sự áp bức, bóc lột của giai cấp tư sản thống trị nhằm chiếm giữ nhà máy, xí nghiệp, đồn điền... hoặc giành chính quyền (địa phương hay cả nước). KNCN thường phải kết hợp hoặc tập hợp được các tầng lớp yêu nước, nhất là nông dân, trí thức, binh sĩ cùng tham gia đấu tranh mới tạo nên sức mạnh tổng hợp để giành thắng lợi. Từ 1831 đã có những cuộc KNCN của công nhân dệt Liông (Pháp); 1844 có nhiều cuộc KNCN của công nhân dệt Xilêdi (Đức).. Điển hình là cuộc KNCN thắng lợi của công nhân Pari (Pháp) 18.3.1871 lật đổ chính phủ tư sản, thiết lập Công xã Pari. Ở VN, KNCN được kết hợp với khởi nghĩa của các tầng lớp yêu nước trong một mặt trận thống nhất dưới sự lãnh đạo của ĐCS VN để lật đổ chính quyền đế quốc và tay sai.

        KHỞI NGHĨA DÂN TỘC, khởi nghĩa của dân tộc bị áp bức nhằm lật đổ ách đô hộ của nước ngoài để giải phóng dân tộc. KNDT có thể phát triển thành cuộc kháng chiến hoặc chiến tranh giải phóng dân tộc. Lực lượng lãnh đạo KNDT phải thực sự tiêu biểu cho lợi ích của dân tộc; có thể là lãnh tụ của giai cấp tiến bộ hoặc của các phong trào yêu nước. Nét nổi bật của các cuộc KNDT trong lịch sử VN là truyền thống cô kết dân tộc, cả nước chung sức, toàn dân nổi dậy chống xâm lược, tiêu biểu như khởi nghĩa Hai Bà Trưng (3.40), tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945...

        KHỚI NGHĨA DUY TÂN nh VẬN ĐỘNG KHỞI NGHĨA CỦA VIỆT NAM QUANG PHỤC HỘI (5.1916)

        KHỞI NGHĨA DUƠNG THANH (819-20), khởi nghĩa của người Việt ở Giao Châu do Dương Thanh lãnh đạo chống chính quyền đô hộ nhà Đường (TQ). Dương Thanh vốn dòng dõi hào trưởng có thế lực, được nhà Đường phong chức thứ sử Châu Hoan (nay là Nghệ An), sau bị quan đô hộ Lí Tượng cổ khống chế, điều về Tống Bình (nay là Hà Nội) làm nha môn tướng. Năm 819 nhân cơ hội được giao 3.000 quân đi dẹp cuộc nổi dậy của người Tày, Nùng, Tráng ở Hoàng Động (nay là Tây Bấc), Dương Thanh kêu gọi anh em binh lính khởi nghĩa, đang đêm quay lại tập kích thành Tống Bình, giết Lí Tượng Cổ cùng hàng nghìn thuộc hạ, chiếm Giao Châu. Nhà Đường âm mưu mua chuộc, vờ tha tội, phong Dương Thanh làm thứ sử Quỳnh Châu (nay là Hải Nam, TQ), nhưng bị cự tuyệt, phải cừ Quế Trọng Vũ đem quân sang vừa đánh, vừa dùng kế li gián trong nội bộ nghĩa quân, cuối cùng phá được thành, giết Dương Thanh. Một bộ phận nghĩa quân rút về Tạc Khẩu (nay thuộc Yên Mô, t. Ninh Bình) tiếp tục chống cự đến 7.820.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #43 vào lúc: 17 Tháng Bảy, 2019, 04:35:07 pm »


        KHỞI NGHĨA ĐÁ VÁCH (nửa đầu tk 19), phong trào đấu tranh của đồng bào các dân tộc vùng núi Đá Vách ở miền Tây t. Quảng Ngãi, chống triều Nguyễn thời vua Gia Long. Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức. Khởi nghĩa nổ ra ngay sau khi vua Gia Long lên ngôi (1802), do chính sách thuế khóa nặng né của triều đình và nạn chiếm đoạt ruộng đất của quan lại địa phương. Dựa vào địa hình rừng núi hiểm trở, vũ khí thô sơ (giáo, mác, lao, cung nỏ, chông, bẫy...), với lối đánh du kích (tổ chức thành những toán nhỏ khoảng vài trăm người, không có căn cứ cố định, di chuyển linh hoạt, bất ngờ phục kích, tập kích các đồn trại) nghĩa quân gây cho quân triều đình nhiều thiệt hại. Triều đình phải cử Lê Vãn Duyệt đưa quân đến đàn áp, đồng thời sử dụng nhiều biện pháp đối phó (mua chuộc, cử quan cai trị và lính trấn giữ là người địa phương, xây đắp lũy Bình Man và lập thêm nhiều đồn trại...), nhưng không ngăn chặn và dập tắt được phong trào. Cùng với hàng tràm cuộc khởi nghĩa diễn ra liên tục trong nứa đầu tk 19, KNĐV thể hiện sự phản kháng quyết liệt của đồng bào dân tộc vùng núi Quàng Ngãi và nhân dân cả nước đối với chế độ thống trị tàn bạo của triều Nguyễn.

        KHỞI NGHĨA ĐẨU ĐỜI NGUYỄN, các cuộc khởi nghĩa của nhân dân VN chống triều đình Nguyễn thời vua Gia Long và những năm đầu thời vua Minh Mạng. Sau khi giành thắng lợi trong chiến tranh Nguyễn Ánh - Tây Sơn (1790-1802), Nguyễn Ánh lập ra triều Nguyễn, tìm mọi cách củng cố chế độ quân chủ chuyên chế, bảo vệ quyền lợi của giai cấp địa chủ phong kiến, xóa bỏ thành quả của phong trào Tây Sơn. áp đặt nhiều chính sách tô thuế, lao dịch nặng nề khiến các tầng lớp nhân dân. nhất là nông dân bất bình nổi dậy chống đối. Lúc đầu phong trào diễn ra nhỏ, lẻ, sau lan rộng khắp nơi từ bắc tới nam, từ đồng bằng tới miền núi và bắt đầu xuất hiện những cuộc khởi nghĩa quy mô hàng nghìn người, tập trung nhất ở vùng Bắc Thành (nay là Bắc Bộ), Thanh Hóa, Nghệ An... Theo thống kê của nhà Nguyễn, thời kì này đã nổ ra trên 50 cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ, trong đó tiêu biểu là khởi nghĩa Dương Đình Cúc ở Thái Nguyên (1806-24), Quách Tất Thúc ở Thanh Hóa (1808-19), Vũ Đình Lục và Đặng Trần Siêu ở Sơn Nam (1810-22)... Do không liên kết được với nhau, các cuộc khởi nghĩa đều bị dập tất, nhưng đã khơi dậy phong trào đấu tranh của nhân dần chống triều đại cuối cùng của chế độ phong kiến VN.

        KHỞI NGHĨA ĐOÀN HỮU TRUNG, ĐOÀN TƯ TRỰC (16.9.1866), khởi nghĩa do anh em Đoàn Hữu Trưng và Đoàn Tư Trực khởi xướng tại kinh thành Huế nhằm lật đổ vua Tự Đức: được sự hưởng ứng của 3.000 binh lính và thợ thủ công bị cưỡng bức lao dịch trên công trường Dương Xuân (Hương Thủy, Thừa Thiên - Huế) xây “Vạn niên cát địa” tức “Khiêm Cung” (lăng Tự Đức). Với vũ khí chủ yếu là chầy giã vôi (nên triều đình gọi là “giặc chầy vôi”), quân khởi nghĩa đột nhập điện Thái Hoà định tìm bắt vua Tự Đức nhưng không thành. Do thiếu tổ chức, cuộc khởi nghĩa nhanh chóng bị dập tắt. Đoàn Hữu Trưng, Đoàn Tư Trực và những người tham gia khởi nghĩa bị triều đình bắt và tàn sát dã man.

        KHỎI NGHĨA ĐỐC TÍT (1882-85), khởi nghĩa chống Pháp của nhân dân vùng đông bắc Bắc Bộ, do Đốc Tít lãnh đạo. Nổ ra khoảng 1882 tại vùng Hai Sông, nay thuộc địa phận các huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng), Đông Triều, Yên Hưng (Quảng Ninh), Kinh Môn (Hải Dương), căn cứ chính là Trại Sơn. Lực lượng nghĩa quân phát triển tới 600 người, hoạt động chủ yếu ở vùng Hải Dương, Hải Phòng. Cuối 1884 Pháp đưa 1 tiểu đoàn mở cuộc càn quét vào Trại Sơn, bị nghĩa quân đánh thiệt hại nặng, phải tháo lui. Cuối 1885 sau hàng chục ngày chiến đấu quyết liệt với quân Pháp, nghĩa quân chủ động rút khỏi Trại Sơn về lập căn cứ mới tại cù lao Hai Sông, gia nhập nghĩa quân Nguyễn Thiện Thuật tiếp tục chống Pháp đến cuối 1889 (x. khởi nghĩa Bãi Sậy, 1883-92).

        KHỚI NGHĨA GIÁP TUẤT (1874), khởi nghĩa của các văn thân và nhân dân Nghệ An do Trần Tấn, Đặng Như Mai lãnh đạo chống Pháp xâm lược, bài trừ Thiên chúa giáo và phản đối thái độ thỏa hiệp của triều đình Huế. Nổ ra khoảng 2.1874 ở vùng Thanh Chương. Quỳnh Lưu (Nghệ An) với lời hịch “Bình Tây sát tả”, lôi cuốn hàng nghìn người tham gia. Nghĩa quân đốt phá các làng theo đạo Thiên Chúa, diệt trừ những giáo dân phản động làm tay sai cho Pháp; liên kết với lực lượng khởi nghĩa ở Hà Tĩnh, Quảng Bình, đánh chiếm nhiều nơi ở Hà Tĩnh, bao vây phủ Diễn Châu... Trước thanh thế của nghĩa quân, triều đình phải cử Nguyễn Văn Tường làm khâm sai đem quân đàn áp dã man trong nhiều tháng. Đến 9.1874 KNGT bị dập tắt sau khi Trần Tấn chết bệnh ở Cam Môn và Đặng Như Mai bị nội phản bắt ở căn cứ phủ Quỳ Châu đem giao cho triều đình xử tử. Một trong những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào yêu nước của văn thân thời Nguyễn ở Trung Kì.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #44 vào lúc: 17 Tháng Bảy, 2019, 04:37:33 pm »

   
        KHỞI NGHĨA HÀ GIANG (1911-12), khởi nghĩa của đồng bào dần tộc Mông ở Hà Giang do Sùng Mi Quảng (tự xưng vua) lãnh đạo đòi quyền tự trị, chống chính sách cai trị của Pháp. Nổ ra 11.2.1911 với cuộc biểu tình của khoảng 400 người tại Đồng Văn yêu cầu được tự do trồng và bán thuốc phiện, tự do chuyên chở muối, sau đó tổ chức đánh chiếm một số đồn Pháp ở biên giới và rút vào rừng tiếp tục hoạt động. Lực lượng nghĩa quân đông tới hàng nghìn người, vài trăm súng, tổ chức hoạt động trên nhiều khu vực, mạnh nhất là ở Mèo Vạc. Pháp phải điều QĐ tới đàn áp và truy quét quyết liệt trong hơn 14 tháng mới dập tắt cuộc khởi nghĩa, sau khi bắt được Sùng Mi Quảng (22.4.1912).

        KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG (3.40), khởi nghĩa của nhân dân Âu Lạc, do Trưng Trắc cùng em là Trưng Nhị (con gái lạc tướng huyện Mê Linh) lãnh đạo, chống chính quyền đỏ hộ Đông Hán (TQ). Nổ ra khoảng 3.40 tại Hát Môn (nay thuộc h. Phúc Thọ, t. Hà Tây), được đông đảo nhân dân và thủ lĩnh địa phương ùng hộ, có nhiều phụ nữ tham gia. Sau khi làm chủ đất Mê Linh (vùng Ba Vì - Tam Đảo ngày nay) và xây dựng thành trung tâm khởi nghĩa, nghĩa quân tiến đánh thành Cổ Loa (nay thuộc Đông Anh, Hà Nội), đánh chiếm thành Luy Lâu (nay thuộc Thuận Thành. Bắc Ninh) trị sở của chính quyền đô hộ Đông Hán ở Giao Chỉ, buộc thái thú Tô Định phải lẩn trốn về Nam Hải (Quảng Đông, TQ). Cuộc khởi nghĩa nhanh chóng lan rộng ra khắp các quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố, Uất Lâm; trong gần một tháng hạ 65 thành, đập tan chính quyền đô hộ ở toàn bộ các quận, huyện. Trưng Trắc lên làm vua (Trưng Vương), đóng đô ở Mê Linh. KNHBT thắng lợi giành lại độc lập cho đất nước và dựng lại cơ nghiệp của các vua Hùng; cuộc khởi nghĩa tiêu biêu cho truyền thống đấu tranh kiên cường của phụ nữ và dân tộc VN.

        KHỚI NGHĨA HOÀNG HOA CƯƠNG (27.4.1911), khởi nghĩa vũ trang ở Quảng Châu (TQ) nhằm lật đổ chế độ phong kiến triều Thanh do TQ đồng minh hội tiến hành dưới sự lãnh đạo của Tôn Trung Sơn và Hoàng Hưng. Kế hoạch dự định trước đánh Quảng Châu, sau đánh Hồ Nam, Hồ Bác, Nam Kinh, Bắc Kinh. Vì thay đổi ngày giờ khởi nghĩa nhiều lần nên khi khởi sự chi có bốn trong mười cánh quân hành động. Lực lượng ít nên chỉ trong một ngày cuộc khởi nghĩa đã bị dập tắt. Hơn 100 nghĩa quân hi sinh, trong đó 72 người được nhân dân mai táng tại nghĩa trang Hoàng Hoa Cương (núi Hoàng Hoa. tp Quảng Châu). Tuy thất bại nhưng KNHHC đã thúc đẩy tinh thần CM, dẫn tới thành công của cách mạng Tán Hợi (1911-13).

        KHỞI NGHĨA HOÀNG HOA THÁM X. KHỚI NGHĨA  YÊN THẾ (1884-1913)

        KHỞI NGHĨA HOÀNG SÀO (875-84), khởi nghĩa nông dân quy mô lớn do Hoàng Sào lãnh đạo chống sự thống trị tàn bạo của chế độ phong kiến cuối đời Đường ở TQ. Nổi lên từ Uyén Cừ (nay thuộc bắc Huyện Tào, t. Sơn Đông). Năm 875 kết hợp với phong trào nông dân ở Trương Viên do Vương Tiên Chi lãnh đạo, quân khởi nghĩa nhanh chóng tràn qua Hà Nam, An Huy, Giang Tây, Chiết Giang. Phúc Kiến, Quảng Đông. Quảng Tây, rồi ngược lên Hồ Nam, Hồ Bắc. Hà Nam. Sau nhiều trận kịch chiến với quân triều đình, chiếm đông đô Lạc Dương (17.11.880), thừa thắng nghĩa quân tiến chiếm kinh đô Trường An. Vua Đường chạy vào Tứ Xuyên. Hoàng Sào lên ngôi hoàng dế, lấy quốc hiệu Đại Tề. Do quen tác chiến lưu động, không xây dựng căn cứ địa, khi chiếm kinh đó không truy kích tiêu diệt quân Đường, nên khi nhà Đường phân công quân khởi nghĩa phải rút khỏi Trường An. Năm 884 thua trận ở vùng Thái Sơn, Hoàng Sào tự sát, khởi nghĩa thất bại. KNHS kéo dài 10 năm, lan rộng 12 tỉnh, giáng một đòn nặng vào nền thống trị phong kiến, khiến nhà Đường suy yếu, chỉ tồn tại được thêm 20 năm.

        KHỎI NGHĨA HÙNG LĨNH (1886-92). khởi nghĩa của nhân dân Thanh Hóa, do Tống Duy Tán và Cao Điền lãnh đạo chống ách đô hộ của thực dân Pháp. Hưởng ứng “Chiếu Cấn Vương", năm 1886 Tống Duy Tân phát động khởi nghĩa ở Hùng Lĩnh (Thanh Hóa), cùng với Đinh Công Tráng, Trần Xuân Soạn lập căn cứ Ba Đình, hợp thành phong trào kháng Pháp khắp tỉnh Thanh Hóa. 1887 phong trào tạm lắng do bị Pháp khủng bố, Tống Duy Tân lánh ra Bắc, đến 1889 trở về tây nam Thanh Hóa, lập căn cứ ở Vận Động, chấn chinh lại lực lượng, phát động phong trào chống Pháp ở các vùng Yên Định, Vạn Lại, Nông Cống, Thọ Xuân, phối hợp hoạt động với nghĩa quân vùng Sông Đà, Hương Khê. Thanh thế nghĩa quân ngày càng mờ rộng trên địa bàn tả, hữu ngạn sông Mã. Cuối 1889 đầu 1890, Pháp nhiều lần đưa quân đàn áp, nhưng đều thất bại, và bị thiệt hại nặng ở Vạn Lại, Nông Cống, Yên Lãng, Thanh Khoái... 1892 Tống Duy Tân còn phối hợp với nghĩa quân Đốc Ngữ đánh thắng quân Pháp ở Niên Kỉ (X. trận Niên Kỉ, 18.5.1892), song mọi cố gắng đều không thay đổi được tình hình. Sau nhiều năm chiến đấu, lực lượng nghĩa quân bị hao tổn (từ 4.1892 lực lượng nghĩa quân còn khoảng trăm người và 50 tay súng), địa bàn hoạt động bị thu hẹp hẳn. Tống Duy Tân bị bắt và bị giết (15.10.1892). KNHL thất bại, nhưng phong trào kháng chiến ở Thanh Hóa còn kéo dài thêm một thời gian với sự chiến đấu kiên trì của Cầm Bá Thước -  bạn chiến đấu của Tống Duy Tân và Cao Điền.

        KHỞI NGHĨA HƯƠNG KHÊ (1885-95), khởi nghĩa chống Pháp có quy mô lớn, tổ chức chặt chẽ của nhân dân Trung Kì (VN), do Phan Đình Phùng lãnh đạo. Hưởng ứng “Chiếu Cần Vương”, năm 1885 Phan Đình Phùng dấy binh khởi nghĩa, bắt đầu từ căn cứ Hương Khê, sau lan rộng ra cả tỉnh Hà Tĩnh và các tỉnh Nghệ An, Quảng Bình, Thanh Hóa. được đông đảo nhân dân hưởng ứng, tạo thành một phong trào chống Pháp khắp Trung Kì. Nghĩa quân tự chế vũ khí, trong đó có hàng trăm súng trường kiểu 1874 của Pháp. Địa bàn hoạt động được chia thành 15 quân thứ, lực lượng mỗi quân thứ 100-500 người. 1887-89 hoạt động của nghĩa quân chủ yếu là xây dựng lực lượng, Phan Đình Phùng trực tiếp ra Bắc vận động dân chúng, liên lạc với lãnh tụ Cần Vương ở các địa phương. 1890-94 Pháp nhiều lần đem quân đàn áp, đều bị thất bại trước lối đánh du kích của nghĩa quân, buộc phải gia tăng lực lượng, lập hệ thống đồn bốt lấn dần vào các căn cứ nhằm bao vây, cắt đứt việc tiếp tế của nhân dân cho nghĩa quân. Để thoát khỏi tình trạng khó khăn, 1893 nghĩa quân chủ trương tiến xuống đồng bằng, nhưng không thực hiện được do người chỉ huy là Cao Thắng hi sinh khi đánh vào Nghệ An. Sau đó, tuy giành thắng lợi trận Vụ Quang (26.10.1894), nghĩa quân cũng không xoay chuyển được tình thế. 7.1895 trước cuộc tiến công lớn của 3.000 quân Pháp và quân triều đình, nghĩa quân không đủ sức chống đỡ, bị truy lùng ráo riết, nhiều thủ lĩnh hi sinh, một số ra hàng. KNHK chấm dứt sau khi Phan Đình Phùng mất (28.12.1895), đánh dấu sự kết thúc của phong trào Cần Vương. Cg khởi nghĩa Phan Đình Phùng.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #45 vào lúc: 17 Tháng Bảy, 2019, 04:39:33 pm »


        KHỞI NGHĨA LAI CHÂU (1918-21), khởi nghĩa chống Pháp của đồng bào dân tộc Mông ở Tây Bắc do Giàng Tả Chay lãnh đạo. Nổ ra 8.1918 tại Lai Châu rồi lan rộng ra Sơn La. Với lực lượng trên dưới 100 người, 50 súng, được nhân dân che chở, giúp đỡ, dựa vào rừng núi hiểm trở, dùng cách đánh du kích, nghĩa quân liên tục đánh địch ở bản Nậm Ngan (4 12.1918) Ba La Viêng (16.1.1919), Ba Xúc (17.1.1919), núi Long Hé (21.1.1919)... Pháp phải điều quân từ Sơn La, Yên Bái càn quét nhiều lần vẫn không dập tất được. Hè 1919 địa bàn hoạt động của nghĩa quân mờ rộng tới 40.000km2. từ Điện Biên (VN) tới Sầm Nưa. Trấn Ninh (Lào), khiến thực dân Pháp hoảng sợ và phải huy động lực lượng lớn đối phó. Bằng các cuộc càn quét ác liệt kết hợp với chính sách dụ dỗ mua chuộc, triệt nguồn tiếp tế, gây chia rẽ nội bộ,... Pháp mới dẹp được cuộc khởi nghĩa. KNLC là một trong những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của đồng bào dân tộc vùng Tây Bắc. thể hiện tình đoàn kết Việt - Lào trong đấu tranh chống ách đô hộ của Pháp.

        KHỞI NGHĨA LAM SƠN VÀ CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG CHỐNG MINH (1418-27), khởi nghĩa phát triển thành chiến tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Đại Việt do Lê Lợi lãnh đạo, chống ách đô hộ của nhà Minh (TQ). Sau hội thề Lũng Nhãi (1416), ngày 7.2.1418 Lê Lợi dựng cờ khởi nghía ở vùng núi Lam Sơn (nay thuộc Thanh Hóa), tự xưng Bình Định Vương, truyền hịch kêu gọi nhân dân cứu nước, được anh hùng hào kiệt khắp nơi lần lượt theo về tụ nghĩa. Trải qua ba giai đoạn. Giai đoạn 1 (1418-24), với lực lượng lúc đầu khoảng 600 người, 14 thớt voi, bằng cách đánh du kích, được nhân dân che chở giúp đỡ, nghĩa quân đánh lui nhiều đợt vây quét lớn của quân Minh, mở rộng căn cứ từ lưu vực Sông Chu đến lưu vực Sông Mã. 5.1423-10.1424 nghĩa quân rút về Lam Sơn củng cố lực lượng, tạm thời hòa hoãn với địch, chờ thời cơ. Giai đoạn 2 (1424-25), mở đầu bằng trận tập kích đồn Đa Căng (12.10.1424) ở Thanh Hóa, diệt hơn 1.000 quân Minh, sau đó theo kế hoạch của Nguyễn Chích, nghĩa quân chuyển hoạt động về hướng nam. 5.1425 sau khi hạ thành Trà Lân, đại phá quân Minh ở Khá Lưu, Bồ Ải (nay thuộc Nghệ An), nghĩa quân giải phóng Nghệ An (trừ phủ thành); 6.1425 giải phóng phủ Diễn Châu rồi thừa thắng tiến ra giải phóng Thanh Hóa (trừ thành Tày Đó), đồng thời đưa lực lượng tiến chiếm Tân Bình. Thuận Hóa (x. vây hãm thành Nghệ An, Tàn Bình, Thuận Hóa, 1425). Vùng giải phóng mở rộng, thể lực nghĩa quân ngày càng tăng. Giai đoạn 3 (1426-27), tháng 9.1426 đại quân Lam Sơn (gần 100.000 người) chia thành ba cánh tiến ra Bắc, đồng thời vẫn tiếp tục vây các thành phía nam. Cuộc tiến công nhanh chóng phát triển thành phong trào nổi dậy rộng lớn của nhân dân làm tan rã chính quyền đô hộ ở nhiều nơi, trực tiếp uy hiếp quân Minh ở Đông Quan (nay là Hà Nội). Mở đầu bằng trận Ninh Kiểu - Nhân Mục (13.9 và 20.10.1426) và diệt viện binh Vương An Lão ở cầu Xa Lộc (nay thuộc Phú Thọ, 20.10.1426), buộc tướng Minh là Trần Trí phải lui quân phòng thủ trong các thành lũy, chờ tăng viện. Một bộ phận quân Minh ở Nghệ An cũng được rút về bảo vệ Đông Quan. Cuối 10.1426 vua Minh cử Vương Thông thay Trần Trí. đem 50.000 quân sang cứu viện, cùng lực lượng ở Đông Quan mở cuộc hành quân giải tỏa hòng xoay chuyển lại tình thế, bị đại bại ở trận Tốt Động - Chúc Động (5-7.11.1426). Nghĩa quân thừa thắng tiến lên vây hãm thành Đỏng Quan (11.1426-12.1427), đồng thời đẩy mạnh tiến công trên toàn bộ chiến trường. Kết hợp sức mạnh QS với địch vận, nghĩa quân lần lượt đánh chiếm hoặc bức hàng các thành Nghệ An, Khâu Ôn, Điêu Diêu, Thị Cầu, Tam Giang, Xương Giang... khiến quân Minh ở Đông Quan càng bị cô lập. 10.1427 nhà Minh đưa 150.000 quân do Liễu Thăng, Mộc Thạnh chỉ huy theo hai đường sang cứu viện. Bằng trận Chi Lăng - Xương Giang (8.10-3.11.1427) diệt gọn quân Liễu Thăng, làm quân Mộc Thạnh ở ải Lê Hoa (nay thuộc Hà Giang) phải rút chạy và bị truy kích tổn thất nặng. Không còn hi vọng, 12.1427 Vương Thông cùng hàng chục vạn quân Minh ở Đông Quan buộc phải chấp thuận giảng hòa và được bộ chỉ huy nghĩa quân tạo điều kiện cho rút quân về nước (x. hội thề Đông Quan, 16.12.1427). KNLSVCTGPCM kết thúc thắng lợi sau 10 năm chiến đấu kiên cường, gian khổ, đã lật đổ ách thống trị và đập tan ý chí xâm lược của nhà Minh, giải phóng đất nước, giành lại độc lập dân tộc.


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #46 vào lúc: 17 Tháng Bảy, 2019, 04:40:59 pm »


        KHỞI NGHĨA LÂM SÂM (1841-42), khởi nghĩa của đồng bào dân tộc Kinh và Khơ Me ở phủ Lạc Hóa (Vĩnh Long) do Lâm Sâm lãnh đạo, chống triều Nguyền thời vua Thiệu Trị. Đầu 1841 Lâm Sâm dựng cờ khởi nghĩa, được đỏng đào nhân dân các huyện Trà Vinh, Tuân Nghĩa nhiệt tình tham gia. lực lượng lên tới vài nghìn người. Khoảng 4.1841 nghĩa quân tiến đánh phủ Lạc Hóa, chiếm huyện lị Trà Vinh (làm chủ trong 4 tháng), sau đó vây đánh trấn An Định (h. Tuân Nghĩa), đồn Nguyệt Lãng (h. Vĩnh Trị) và nhiều đốn trại khác trên bờ sông Trà Vinh. Triều đình đưa quân đàn áp, bị nghĩa quân đánh bại ở ô Đùng, Xoài Xiêm. Ba Xao, nhưng lực lượng nghĩa quân cũng suy giảm, phải lui về phòng giữ căn cứ Rum Đuôn. Cuối 1841 đầu 1842, các cánh quân triều đình do Nguyễn Tiến Lâm, Nguyễn Tri Phương, Nguyễn Công Trứ chỉ huy, phối hợp vây đánh ác liệt, phá hủy căn cứ, bắt được Lâm Sâm và nhiều thủ lĩnh khác của nghĩa quân, dập tắt cuộc khởi nghĩa.

        KHỞI NGHĨA LÊ DOÃN NHẠ (7.1885), khởi nghĩa chống Pháp của nhân dân Nghệ An do Lê Doãn Nhạ lãnh đạo. 7.1885 hường ứng “Chiếu Cấn Vương" của vua Hàm Nghi, Lê Doãn Nhạ lập căn cứ chống Pháp ở Đồn Vàng, một cơ sở khai hoang lớn thuộc h. Anh Sơn (t. Nghệ An), được đông đảo nhân dân trong đó có nhiều đồng bào miền núi các huyện Con Cuông. Anh Sơn. Tương Dương. Kì Sơn tham gia. Nghĩa quân tích cực xây dựng đồn trại, cất trữ lương thực, sắm sửa vũ khí, luyện tập võ nghệ. Hoạt động của nghĩa quân mở rộng đến sát tp Vinh, gây cho Pháp nhiều thiệt hại với các trận đánh Đồn Kiều, Bảo Nham. Cầu Đạo, Đồn Dừa... Tuy vậy, trước sự đàn áp dã man của quân Pháp, do so sánh lực lượng chênh lệch, cuộc khởi nghĩa nhanh chóng bị dập tắt.

        KHỞI NGHĨA LÊ DUY LƯƠNG (1833), khởi nghĩa của đồng bào dân tộc Mường ở Hoà Bình do Lê Duy Lương lãnh đạo chống lại triều Nguyễn thời vua Minh Mạng. Dưới danh nghĩa “phủ Lê”, Lê Duy Lương ngầm liên kết với các thủ lĩnh họ Quách, họ Đinh ở Sơn Âm và Thạch Bi (Hoà Bình) tập hợp lực lượng khởi nghĩa, được đông đảo nhân dân (chủ yếu người Mường ở Hoà Bình và dân lưu tán các tỉnh làn cận) tham gia. Thanh thế của nghĩa quân ngày càng mạnh, địa bàn hoạt động lan rộng khắp vùng núi các tinh Hoà Bình, Nam Định. Ninh Bình. Sơn Tây, Thanh Hóa, Hưng Hóa... Từ 3.1833 nghĩa quân liên tiếp đánh chiếm các đồn Chi Nê (Hoà Bình), Vạn Bờ (Đà Bắc). Bất Bạt (Sơn Tây), vây đánh thành Thiên Quan (Nho Quan, Ninh Bình), tỉnh thành Hưng Hóa... Triều Nguyễn huy động quân từ các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa. Hà Nội, Nam Định... tập trung lực lượng lần lượt phá vỡ các căn cứ của nghĩa quân. 7.1833 Lê Duy Lương bị bắt đưa về Huế xử tội lăng trì, KNLDL chấm dứt.

        KHỞI NGHĨA LÊ NINH (1885-87), khởi nghĩa chống Pháp của nhân dân Hà Tĩnh do Lê Ninh (tức Am Ninh hay Bang Ninh) lãnh đạo. 7.1885 hưởng ứng Chiếu Cấn Vương của vua Hàm Nghi, Lê Ninh tập hợp lực lượng lập căn cứ tại làng Trung Lễ thuộc phủ Đức Thọ, liên hệ với nghĩa quân Phan Đình Phùng ở Hương Khê tạo thành phong trào đánh Pháp khắp t. Hà Tĩnh. 9.1885 nghĩa quân đánh chiếm thành Hà Tình, nhưng sau đó bị Pháp đem quân đàn áp. thiêu hủy căn cứ Trung Lễ. nên phải rút về vùng Bạch Sơn (Hương Sơn) lập cán cứ mới. Sau khi Lê Ninh ốm chết (1887), các con là Lê Khai. Lê Phác, Lê Trực tiếp tục chỉ huy nghĩa quân chiến đấu thêm một thời gian rồi gia nhập khởi nghĩa Phan Đình Phùng.

        KHỚI NGHĨA LÊ VĂN KHÔI (1833-35), khởi nghĩa của một bộ phận quan lại, binh lính ở Nam Kì do Lê Văn Khôi lãnh đạo chống lại triều Nguyễn thời vua Minh Mạng. Xuất phát từ mâu thuẫn nội bộ (cha nuôi Lê Văn Khôi là Lê Văn Duyệt, tổng trấn Gia Định, có mưu đổ chống đối, sau khi chết bị vua Minh Mạng trị tội cả gia đình), 6.1833 Lê Văn Khôi cùng những người đồng mưu phát động binh lính nổi dậy phá nhà lao. trang bị khí giới cho các tù nhân, đánh chiếm thành Phiên An (thành Gia Định),.tự xưng Bình Nam đại nguyên soái, phát hịch kể tội triều Nguyễn và kêu gọi nhân dân nổi dậy. Trong vòng một tháng, quân khởi nghĩa chiếm được sáu tỉnh Nam Kì, chủ trương lập chính quyền riêng, được giáo dân và giáo sĩ phương Tây ủng hộ. Triều Nguyễn cử Tống Phúc Lương, Phan Văn Thúy, Trương Minh Giảng chỉ huy các đạo quân lớn đến đàn áp. Một số quan lại. địa chủ trong hàng ngũ nghĩa quân dao động, phản bội; Lê Văn Khôi lại dựa vào giáo sĩ phương Tây đi cầu viện quân Xiêm (Thái Lan), làm cho tinh thần nghĩa quân nao núng, nhân dân không ủng hộ. Lợi dụng tình hình đó, quân triều đình nhanh chóng chiếm lại các tinh đã mất, buộc nghĩa quân phải rút vào cố thủ trong thành Phiên An. Đầu 1834 Lê Văn Khôi ốm chết, lực lượng khởi nghĩa suy yếu, thiếu lương thực, vũ khí, bệnh dịch hoành hành, một số lớn nghĩa quân ra đầu thú, số còn lại tiếp tục chống cự, đến 7.1835 bị đánh bại.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #47 vào lúc: 17 Tháng Bảy, 2019, 04:42:01 pm »


        KHỞI NGHĨA LÍ BÍ (542-44), khởi nghĩa của người Việt ở Giao Châu do Lí Bí lãnh đạo chống ách thống trị của nhà Lương (TQ). Nổ ra khoảng đầu 542, được nhân dân và nhiều hào kiệt địa phương ủng hộ, trong thời gian ngắn, chiếm được châu thành Long Biên (nay thuộc Bắc Ninh). Thứ sử Tiêu Tư phải trốn về Quảng Châu (TQ). 4.542 vua Lương sai Trần Hầu, Ninh Cư, Lí Tri, Nguyễn Hán đem quân sang đánh, bị thất bại. Nghĩa quân kiểm soát toàn bộ lãnh thổ từ Châu Đức (nay là Hà Tĩnh) ở phía nam tới Hợp Phố (nay thuộc Quảng Đông, TQ) ở phía bắc. 1.543 vua Lương lại sai Tòn Quýnh, Lí Từ Hùng đem quân đánh dẹp. Lí Bí chủ động tiến công, diệt phần lớn quân Lương ở Hợp Phố. Tôn Quýnh và Lí Từ Hùng chạy về Quảng Châu, bị vua Lương xử tội. 5.543 nhân cơ hội Lí Bí đang phải đối phó trên biên thùy phía bắc, vua Chămpa đem quân đánh phá Châu Đức. Lí Bí cử tướng Phạm Tu đưa quân vào đánh tan ở Cửu Đức (nay thuộc Hà Tĩnh). Vua Chămpa chạy trốn về nước. Sau những thắng lợi đó, 2.544 Lí Bí tuyên bố độc lập, đặt quốc hiệu Vạn Xuân, đóng đô ở vùng gần cửa sông Tô Lịch (nay thuộc Hà Nội), lên ngôi hoàng đế, xưng Nam Việt Đế (Lí Nam Đế), mở đầu thời kì độc lập của đất nước.

        KHỚI NGHĨA LÍ TRƯỜNG NHÂN (468-78), khởi nghĩa của người Việt ở Giao Châu do Lí Trường Nhân lãnh đạo chống chính quyền đô hộ nhà Tống (TQ). Khoảng 4.468 nhân thời cơ Lưu Mục (thứ sử nhà Tống ở Giao Châu) chết, Lí Trường Nhân (một hào trưởng địa phương) kịp thời phát động nhân dân nổi dậy giết hết thuộc hạ của Lưu Mục rồi tự xưng thứ sử. Vua Tống cử Lưu Bột làm thứ sử đưa quân vào Giao Châu, bị Lí Trường Nhân đánh bại, Lưu Bột chết. Đến 478 sau ba lần đem quân đánh dẹp không thành, nhà Tống buộc phải công nhận chính quyền tự trị của Lí Trường Nhân ở Giao Châu. 479 Lí Trường Nhân chết, em họ là Lí Thúc Hiến lên thay, tiếp tục nắm quyền tự trị.

        KHỞI NGHĨA LÍ TỰ THÀNH - TRƯƠNG HIÊN TRƯNG (1629-46), hai cuộc khởi nghĩa nông dân lớn ở TQ làm sụp đổ triều Minh. Diễn ra trong bối cảnh triều Minh đang phải đối phó với cuôc chiến tranh Hậu Kim - Minh (1618-44). Quân Lí Tự Thành khởi nghĩa từ 1629, hoạt động ở Thiểm Tây, Cam Túc, Tứ Xuyên, Hồ Bắc, Hà Nam. 1641 quân số phát triển tới 1 triệu người, chiếm được Lạc Dương, sau tiến chiếm Tây An, đổi làm Tây Kinh (1643), thành lập chính quyền Đại Thuận, tiến đánh kinh đô Bắc Kinh (1644), tuyên bố “ba năm không thu thuế, không giết hại dân, mua bán công bình”, được nông dân nhiệt liệt hoan nghênh. Quân Minh tan vỡ, hoàng đế Sùng Trinh tự sát, nhà Minh mất. Quân khởi nghĩa chiếm được một vùng đất đai rộng lớn từ Trường Thành đến bắc Sông Hoài. Quân Trương Hiến Trung khởi nghĩa từ 1630, hoạt động ở nam Hồ Bắc, Tứ Xuyên; 1644 chiếm được Trùng Khánh, Thành Đô, thành lập chính quyền Đại Tây. Trong khi Lí Tự Thành chiếm Bắc Kinh, quân Hậu Kim (Thanh) sau khi diệt quân Minh ngoài Trường Thành, chuyển sang đàn áp lực lượng khởi nghĩa ở Sơn Hải Quan, tiếp đó được sự phối hợp của Ngô Tam Quế (hàng tướng Minh) tiến đánh Bắc Kinh. Lí Tự Thành thua trận, vội lên ngôi hoàng đế rồi rút khỏi Bắc Kinh, bị phục kích, chết tại Hồ Bắc (1645). Trương Hiến Trung cũng bị chết tại Tứ Xuyên (1646). Số quân khởi nghĩa còn lại chuyển sang chống Thanh, sau cũng bị thất bại.

        KHỞI NGHĨA LÍ TỰ TIÊN, ĐINH KIẾN (687), khởi nghĩa của người Việt ở vùng núi Giao Châu (nay là miền Bắc VN) do Lí Tự Tiên, Đinh Kiến lãnh đạo chống ách đô hộ của nhà Đường (TQ). Mùa Thu 687 Lí Tự Tiên phát động nhân dân nổi dậy chống chính sách thuế nặng nề của chính quyền đô hộ nhà Đương, bị Lưu Diên Hưu đem quân đàn áp. Lí Tự Tiên chết, nhưng cuộc khởi nghĩa vẫn tiếp tục phát triển dưới sự lãnh đạo của Đinh Kiến. Nghĩa quân tiến đánh thành Tống Bình (nay là Hà Nội) giết Lưu Diên Hựu. Lúc đó nhà Đường đang cường thịnh, sai Tào Huyền Tĩnh, Phùng Nguyên Thường đem đại quân sang đánh dẹp. Đinh Kiến hi sinh, cuộc khởi nghĩa nhanh chóng bị dập tắt.

        KHỎI NGHĨA LƯƠNG LONG (178-81), khởi nghĩa của nhân dân các quận Giao Chi, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố do Lương Long (một thủ lĩnh người Việt ở Giao Chi) lãnh đạo chống chính quyền đô hộ Đông Hán (TQ). Nổ ra khoảng đầu 178, được đông đảo nhân dân các địa phương hưởng ứng, số quân lên tới hàng vạn người, liên kết với người ô Hừ (tổ tiên người Tày) ở vùng biên giới Việt - Trung, người Choang ở Quảng Tây (TQ)... tạo cho thế lực nghĩa quân càng mạnh. Nghĩa quân tới đâu, chính quyền đô hộ tan rã tới đó, buộc thứ sử Giao Chỉ là Chu Ngung phải đóng cổng thành cố thủ và cầu xin viện binh. Hè 181 vua Đông Hán sai Lan Lăng, Chu Tuấn đem 5.000 quân sang cùng Chu Ngung đàn áp, giết được Lương Long; cuộc khởi nghĩa bị dập tắt.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #48 vào lúc: 17 Tháng Bảy, 2019, 04:43:09 pm »


        KHỞI NGHĨA MẠC ĐỈNH PHÚC - KÌ ĐỒNG (1897), khởi nghĩa chống Pháp của nhân dân vùng duyên hải Bắc Kì (VN) do Mạc Đĩnh Phúc và Kì Đồng (Nguyễn Văn Cẩm) lãnh đạo. Theo kế hoạch khoảng giữa 12.1897 khởi nghĩa sẽ tiến hành đồng thời ở nhiều nơi (Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Yên, Kiến An, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam...), nhưng do tổ chức thiếu chặt chẽ nên nổ ra lẻ tẻ ở Hải Phòng, Hải Dương, Thái Bình. Đêm 16 rạng 17.12, cánh quân của Mạc Đĩnh Phúc khoảng 500 người, trang bị giáo mác đánh vào tp Hải Phòng đốt phá một số dãy phố và cơ sở sản xuất của Pháp, nhưng bị quân Pháp phản công đẩy lùi. Trước đó, đêm 13.12 nghĩa quân tiến đánh trại lính khố xanh, đốt phá chợ ở Hải Dương; đêm 16.12 tiến công 1 đồn ở Ninh Giang, nhưng không gây thiệt hại đáng kể cho quân Pháp. Ngoài ra nghĩa quân cũng tiến đánh tỉnh lị Thái Bình và nổi dậy ở một
số nơi (Vĩnh Bảo, Gia Lộc, Tứ Kì, cẩm Giàng, Nam Sách. Thanh Hà) nhưng đều thất bại. Là một trong những cuộc khởi nghĩa tiếp sau phong trào Cần Vương (1885-95), tuy không lớn và bị dập tắt nhanh chóng, nhưng thể hiện tinh thần đấu tranh liên tục của nhân dẫn VN chống chiến tranh xâm lược và ách thống trị của thực dân Pháp.

        KHỞI NGHĨA MAI THÚC LOAN (722), khởi nghĩa của người Việt ở Giao Châu do Mai Thúc Loan lãnh đạo chống ách thống trị của nhà Đường (TQ). Nổ ra năm 722, mờ đầu bằng cuộc nổi dậy thắng lợi của dân phu gánh vải quả nộp cống, được dân Ái Châu, Diễn Châu, Hoan Châu (nay là Thanh Hóa, Nghệ An) hưởng ứng. Mai Thúc Loan xưng đế, lấy Sa Nam làm căn cứ, trung tâm là Vệ Sơn, xây thành Vạn An (nay thuộc Nghệ An) dài hơn nghìn mét; liên kết với các nước Chămpa ở phía nam, Chân Lạp ở phía tây và nước Kim Lân (nay là Malaixia) để chống nhà Đường. Từ Vạn An. nghĩa quân tiến ra Bắc, chiếm thành Tống Bình (nay là Hà Nội). Quan đô hộ Quang Sở Khách phải bỏ thành chạy về TQ. Đất nước được giải phóng; lực lượng nghĩa quân lên tới hàng chục vạn người. Vua Đường sai Dương Tư Húc đem 100.000 quân sang đàn áp. Nghĩa quân thua trận, tan vỡ, phải lui vào rừng và ngừng hoạt động sau khi Mai Thúc Loan lâm bệnh chết đột ngột (723). Quân xâm lược tàn sát nhân dân. chất xác nghĩa quân đắp thành gò cao.

        KHỞI NGHĨA MĨ LƯƠNG nh KHỞI NGHĨA CAO BA QUÁT (1854-55)

        KHỎI NGHĨA MÔNCAĐA (26.7.1953), khởi nghĩa vũ trang của lực lượng thanh niên yêu nước Cuba do Phiđen Caxtrô lãnh đạo, chống chế độ độc tài Batixta, diễn ra tại tp Xantiagô đê Cuba, mờ đầu chiến tranh cách mạng Cuba (1953-59). Theo kế hoạch, lực lượng khởi nghĩa gồm 135 chiến sĩ sau khi tập kết ở nông trại Xibônây (cách Xantiagò 17km), cải trang thành lính Batixta đột nhập vào thành phố, tập trung đánh chiếm mục tiêu chủ yếu là trại lính Môncada (có 400 lính và sĩ quan đóng giữ). 5 giờ 15ph ngày 26.7, lực lượng khởi nghĩa nổ súng tiến công, chiếm được bệnh viện Xatuôcnicô Lôra và trụ sở tòa án bên cạnh trại lính Môncada; quân Batixta phát hiện được và huy động lực lượng đàn áp. KNM thất bại nhưng có ảnh hưởng lớn đến tinh hình chính trị đất nước, dẫn đến sự ra đời của tổ chức “Phong trào 26.7”, chủ trương lãnh đạo nhân dân Cuba tiến hành đấu tranh vũ trang CM, lật đổ chế độ độc tài Batixta. 26.7.1953 được lấy làm ngày khởi nghĩa dân tộc của Cuba.

        KHỞI NGHĨA NAM KÌ (11.1940), khởi nghĩa chống Pháp của nhân dân Nam Kì, do Xứ ủy Nam Kì ĐCS Đông Dương lãnh đạo. Trước khí thế CM của quần chúng, nhất là phong trào phản chiến của binh lính người Việt trong QĐ Pháp ở Nam Kì, Xứ ủy Nam Kì quyết định phát động khởi nghĩa. Do chỉ thị của BCHTƯĐCS Đông Dương hoãn cuộc khởi nghĩa không tới kịp, đêm 22 rạng 23.11 khởi nghĩa nổ ra hầu khắp các tỉnh Nam Kì, đặc biệt ở Mĩ Tho. Lực lượng khởi nghĩa tiến công các đồn bốt, phá giao thông, giành chính quyền ở một số nơi và bước đầu thực hiện một số việc của chính quyền  CM như lập tòa án xét xử những phần tử phản động, tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho nông dân... Do thời cơ CM chưa chín muồi, kế hoạch bị lộ nên thực dân Pháp đã kịp thời đối phó, dùng máy bay, xe tăng đàn áp, triệt hạ nhiều thôn xóm, bắt giết và đưa đi tù đày hàng vạn người trong đó có nhiều cán bộ, đảng viên. KNNK thể hiện tinh thần bất khuất của dân tộc VN, là cuộc diễn tập chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #49 vào lúc: 17 Tháng Bảy, 2019, 04:44:16 pm »


        KHỜI NGHĨA NAM XƯƠNG (1.8.1927-4.1928), khởi nghĩa vũ trang do ĐCS TQ lãnh đạo tại Nam Xương (Giang Tây, TQ) sau khi tập đoàn Tường Giới Thạch - Uông Tinh Vệ phản bội lại đường lối “liên Nga, liên cộng, ủng hộ công nông” do Tôn Trung Sơn đề xướng. Sáng 1.8.1927 hơn 30.000   quân Bắc phạt do Chu Ấn Lai, Hạ Long. Diệp Đĩnh. Chu Đức, Lưu Bá Thừa chỉ huy nổ súng khởi nghĩa, chiếm thành phố; sau 5 giờ chiến đấu, tiêu diệt hơn 3.000 quân Quốc dân đảng. 3.8 quân khởi nghĩa rút khỏi Nam Xương, tiến về phía nam, dự định tới Quảng Đông xây dựng lại căn cứ địa CM rồi tiếp tục Bắc phạt. Do đánh xuống Quảng Đông quá xa, không kết hợp được với phong trào nông dân, không xác định được mục tiêu tiến công tiếp theo, nên bị quân Quốc dân đảng đánh thiệt hại nặng. Một bộ phận lực lượng còn lại do Chu Đức chỉ huy tiến về Tinh Cương Sơn hợp với cánh quân của Mao Trạch Đông (4.1928). KNNX đánh dấu giai doạn ĐCS TQ độc lập xây dựng LLVT CM và tiến hành chiến tranh CM. 1.8 được lấy làm ngày thành lập Hồng quân công nông Trung Quốc.

        KHỎI NGHĨA NGUYÊN CHÍCH (1417-20). khởi nghĩa của nhân dân vùng nam Thanh Hóa do Nguyễn Chích lãnh đạo chống ách đô hộ của nhà Minh (TQ). 1417 Nguyễn Chích phát động dân chúng nổi dậy, tập hợp lực lượng xây đắp thành lũy, lập căn cứ ở vùng núi Hoàng Sơn và Nghiêu Sơn, giáp Sông Hoàng, thuộc địa phận hai huyện Đông Sơn và Nông Cống (Thanh Hóa). Dựa vào thế núi sông hiểm trở, nghĩa quân vừa phòng thủ, vừa tiến hành các trận tập kích gây cho quân Minh nhiều thiệt hại. Địa bàn hoạt động của nghĩa quân mờ rộng dần khắp vùng Đông Sơn, Nông Cống, Tĩnh Gia vào đến bắc Nghệ An. Khoảng 1420 Nguyễn Chích đem toàn bộ lực lượng tham gia khởi nghĩa Lam Sơn và chiến tranh giải phóng chống Minh (1418-27).

        KHỞI NGHĨA NGUYỄN QUANG BÍCH (1885-89), khởi nghĩa chống Pháp của nhân dân vùng núi Tây Bắc (VN) do Nguyễn Quang Bích lãnh đạo. Hưởng ứng “Chiếu Cần Vương” của vua Hàm Nghi, Nguyễn Quang Bích từ bỏ chức tuần phủ, chống lệnh triều đình, lẻn Tây Bắc tập hợp nghĩa quân, lập căn cứ chống Pháp tại Văn Chấn (căn cứ chính, nay thuộc Yên Bái), sau chuyển về Yên Lập (nay thuộc Phú Thọ) dược nhiều sĩ phu, tù trưởng và nhân dân các dân tộc tham gia. Phong trào lan rộng từ vùng Sông Đà, Sông Hồng, Sông Chảy, tới biên giới Việt - Trung. Dựa vào rừng núi, di chuyển linh hoạt, nghĩa quân làm thất bại nhiều cuộc hành quân càn quét của các binh đoàn Pháp. 10.1889 quân Pháp tiến công vào căn cứ của nghĩa quân ở Mộ Xuân (Yên Lập, Phú Thọ). Lực lượng khởi nghĩa bị tổn thất và suy yếu dần. Sau khi Nguyễn Quang Bích chết, Để Kiều, Đốc Ngữ là những thủ lĩnh kế tục đã kéo dài cuộc chiến đấu tới 1892. KNNQB tiêu biểu cho phong trào Cần Vương chống Pháp của các dân tộc miền núi.

        KHỞI NGHĨA NGUYỄN TRUNG TRỰC (1861-68), khởi nghĩa vũ trang chống Pháp của nhân dân Nam Kì (VN) do Nguyễn Trung Trực lãnh đạo. Cùng với khởi nghĩa Trương Định (1861-64), Nguyễn Trung Trực tập hợp nghĩa binh chống Pháp ở Tân An (Long An), sau chuyển sang vùng Hà Tiên, Rạch Giá. Phú Quốc. Nghĩa quân đánh chìm tàu Pháp trong trận nổi tiếng đầu tiên (x. trận Nhật Tảo, 10.12.1861). Khi ba tỉnh Đông Nam Kì bị Pháp chiếm (1861), trước sự thỏa hiệp của triều Nguyễn dẫn tới mất nốt ba tỉnh miền Tây (1867), Nguyễn Trung Trực đã cưỡng lệnh điều động và bãi binh của triều đình, tiếp tục ở lại cùng nghĩa quân chiến đấu. gây cho quân Pháp nhiều tổn thất. Sau trận nghĩa quân diệt đồn Rạch Giá (Kiên Giang), giết đồn trưởng và làm chủ tỉnh lị (16.6.1868), quân Pháp đã tập trung lực lượng phản công trong 3 ngày. Nguyễn Trung Trực lui quân ra đảo Phú Quốc, lập chiến khu Cửa Cạn. 9.1868 quân Pháp có người dẫn đường, bất ngờ đánh vào Cửa Cạn. Nghĩa quân bị thiệt hại nặng, phải rút vào rừng và ngừng hoạt động sau khi Nguyễn Trung Trực bị Pháp bắt và xử chém tại Rạch Giá (27.10.1868).

        KHỞI NGHĨA NGUYỄN VĂN GIÁP (1885-87), khởi nghĩa chống Pháp của nhân dân các tỉnh tây bắc Bắc Bộ do Nguyễn Văn Giáp lãnh đạo. Hưởng ứng “Chiếu Cần Vương” của vua Hàm Nghi, khoảng 4.1885 Nguyễn Văn Giáp lập căn cứ kháng chiến ở vùng Việt Trì - Phú Thọ, sau mở rộng hoạt động đến Yên Bái. Nghĩa Lộ, Sa Pa, Sơn Tây, Nghệ An; có liên hệ chặt chẽ với lực lượng khởi nghĩa của Nguyễn Quang Bích, Đèo Văn Trì,... tạo thành phong trào chống Pháp rộng khắp miền Tây Bắc. Từ 10.1885 Pháp huy động nhiều binh đoàn mở các cuộc càn lớn vào căn cứ nghĩa quân, nhưng không đạt kết quả do cách đánh linh hoạt, di chuyển nhanh của nghĩa quân. Khoảng cuối 1887 Nguyễn Văn Giáp ốm chết, cuộc khởi nghĩa kết thúc.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM