Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 01:21:55 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: I  (Đọc 1238 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


I
« vào lúc: 16 Tháng Bảy, 2019, 05:02:55 pm »

           
        IAMAMÔTÔ (1884-1943), đô đốc, tư lệnh hải quân Nhật, người tổ chức và chỉ huy trận Trân Châu Cảng (7.12.1941), trận mở đầu cuộc chiến tranh Nhật - Mĩ ở Thái Bình Dương trong CTTG-II. 1904 tốt nghiệp trường sĩ quan hải quân. 1904-05 tham gia chiến tranh Nhật - Nga. 1925 tùy viên hải quân đại sứ quân Nhật tại Oasinhtơn (Mĩ). Tham gia các hội nghị quốc tế về hải quân ở Luân Đôn (1929 và 1934). Năm 1936-39 thứ trường hải quân rồi tư lệnh hải quân Hoàng gia Nhật. Trước CTTG-II, I không tán thành việc Nhật liên minh với Đức quốc xã và Ý phát xít, phản đối việc gây chiến với Mĩ. Sau trận Trân Châu Cảng, I còn chỉ huy nhiều trận ở khu vực quần đảo Xôlômông (1941-43). Ngày 18.3.1943 bị không quân Mĩ bắn chết khi đang bay thị sát đảo Buganvin (quần đảo Xôlômông).

        IL-14, máy bay chờ khách hạng nhẹ, tầm trung do Viện thiết kế - thử nghiệm hàng không Iliusin (LX) thiết kế và chế tạo. Bay thử lần đầu 1950 và sản xuất hàng loạt 1953. Thực hiện chuyến bay chở khách đầu tiên 30.11.1954. Tính năng chiến - kĩ thuật: dài 22,3lm, cao 7,8m, sải cánh 31,7m; kíp bay 4 người; 2 động cơ cánh quạt ASh-82T; khối lượng rỗng 12.200kg, khối lượng cất cánh lớn nhất 17.500 - 18.000kg; tốc độ bay đường dài 350km/h; trần bay 6.500m; tầm bay với tải trọng lớn nhất 1.100-1.400km; có thể chở 2,97-3,55t hàng hoặc 36-40 hành khách. IL-14 có khoảng 10 biến thể và còn được sản xuất tại Đông Đức và Tiệp Khắc. LX đã sản xuất trên 1.500 chiếc, sử dụng rộng rãi ở các tuyến bay trong nước và quốc tế. Trong QS, IL-14 được dùng để vận chuyển vũ khí. phương tiện KTQS, quân nhảy dù, thương binh, bệnh binh...

        IL-76, máy bay vận tải tầm trung và xa, do Viện thiết kế - thử nghiệm hàng không Iliusin (LX) thiết kế và chế tạo. Thực hiện chuyến bay thử đầu tiên 25.3.1971. IL-76 được sử dụng nhiều trong QS; có thể hoạt động trong mọi điểu kiện thời tiết; chủ yếu làm nhiệm vụ vận tải, tiếp dầu trên không, chỉ huy báo động sớm, tác chiến điện tử...; cũng được dùng trong hàng không dân dụng. Đến 1994 đã sản xuất 800 chiếc và được xuất khẩu sang nhiều nước như TQ, Iran, Irắc, Bắc Triều Tiên, Angiêri... IL-76 có nhiều biến thể như: IL-76T, M, K, TD MD, MF LL; IL-76 MDK. MDP, VPK; IL-76SK... Một số tính năng của IL-76 (nguyên mẫu dùng trong QS): kíp bay 7 người; 4 động cơ tuabin phản lực; dài 46,59m. cao 14,76m, sải cánh 50,50m; khối lượng rỗng 101.000kg, khối lượng cất cánh lớn nhất 190.000kg; sức chờ tối đa 52.000kg hoặc 140 hành khách; tốc độ bay lớn nhất 850km/h, tốc độ bay đường dài 750-800km/h; trần bay thực tế 9.000-12.000m; tầm bay 7.300km; bán kính hoạt động 2.000-2.300km; thời gian bay: 7-8 giờ. Vũ khí trang bị: 2 pháo 23mm; rađa quan sát địa hình, máy tính điều khiển, các thiết bị cất hạ cánh, dẫn đường hiện đại. Kết cấu 1L-76 bảo đảm chở được hàng có kích thước và khối lượng lớn. Có thể cất hạ cánh trên đường băng ngắn (cất cánh: 850m, hạ cánh: 450m) hoặc dã chiến.

        IM LẶNG VÔ TUYẾN ĐIỆN, ngừng phát sóng của các máy vô tuyến điện trong khoảng thời gian quy định, nhằm chống trinh sát điện tử của đối phương phát hiện ý định, vị trí bố trí và hành động của ta. Khi thực hiện ILVTĐ chỉ cho phép một số đài liên lạc (với các đơn vị trinh sát, phòng không, không quân, điều chỉnh hành quần) và đài phát tín hiệu thông báo, báo động làm việc, nhưng thời gian hết sức hạn chế. ILVTĐ được áp dụng trong giai đoạn chuẩn bị chiến đấu, đặc biệt trước khi thực hành tác chiến.

        INCHON nh NHÂN XUYÊN

        INĐÔNÊXIA (Cộng hòa Inđônêxia; Republik Indonesia, A. Republic of Indonesia), quốc gia quần đảo ở Đông Nam Á, ở quần đảo Mã Lai và phần phía tây đảo Niu Ghinê. Dt 1.904.569km2; ds 234,89 triệu người (2003); 45% người Giava, 14% Xunđanedơ, 8% Mađuredơ, 8% Mã Lai, 3% TQ, 22% các dân tộc khác. Ngôn ngữ chính thức: tiếng Inđônêxia. Tôn giáo: 87% đạo Hồi dòng Sunni, 10% Thiên Chúa, 3% Hindu. Thủ đô: Giacacta. Chính thể cộng hòa, đứng đầu nhà nước và cơ quan hành pháp (chính phủ) là tổng thống kiêm tổng tư lệnh các LLVT. Cơ quan quyền lực cao nhất: đại hội tư vấn nhân dân. Cơ quan lập pháp: hội đồng đại biểu nhân dân (quốc hội). Lãnh thổ gồm 3.700 hòn đảo, trải dài khoảng 5.000km từ tây sang đông, 200km từ bắc xuống nam. Các đảo lớn: Xumatra. Calimantan, Giava, Xelebơ. Phần lớn lãnh thổ là núi, đỉnh cao nhất 5.029m trên đảo Niu Ghinê; gần 400 núi lừa, trong đó hơn 100 đang hoạt động. Rừng nhiệt đới chiếm 2/3 diện tích lãnh thổ. Khí hậu xích đạo, gió mùa nhiệt đới. Lượng mưa trung bình 2.000- 4.000mm/năm. Hệ thống sông ngòi dày đặc. Nước nông nghiệp (60% tổng số lao động); cây trồng chính: lúa nước, cà phê, chè, cao su, ngô, mía... Công nghiệp: khai khoáng là ngành quan trọng nhất. Xuất khẩu dầu mỏ, cao su, cà phê. GDP 145,306 tỉ USD (2002), bình quân đầu người 700 USD. Thành viên LHQ (28.10.1950), ASEAN, Phong: trào không liên kết... Lập quan hệ ngoại giao với VN cấp đại sứ 10.8.1964. LLVT: lực lượng thường trực 297.000 (lục quân 230.000,   hải quân 40.000, không quân 27.000), lực lượng dự bị 400.000. Tuyển quân theo chế độ động viên. Trang bị: 355 xe tăng hạng nhẹ, 142 xe trinh sát chiến đấu, 611 xe thiết giáp chở quân, 285 pháo mặt đất, 875 cối, 415 pháo phòng không, 93 tên lửa phòng không, 2 tàu ngầm, 17 tàu frigat, 16 tàu khu trục, 4 tàu tên lửa, 4 tàu phóng lôi, 12 tàu tuần tiễu, 12 tàu quét mìn, 26 tàu đổ bộ, 15 tàu hộ tống, 90 máy bay chiến đấu, 17 trực thăng vũ trang hải quân... Ngân sách quốc phòng 1.125 triệu USD (2002).


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #1 vào lúc: 16 Tháng Bảy, 2019, 05:04:07 pm »


        INTERNET, hệ thống liên mạng máy tính có quy mô toàn cầu, kết nối với số lượng lớn máy tính và các mạng máy tính khác nhau trên cơ sở bộ giao thức truyền tin chuẩn (được gọi là TCP/IP) cho phép tất cả các máy tính và mạng máy tính tham gia I có thể vận hành như trong một mạng máy tính thông thường. TCP/IP cho phép chia thông tin thành các gói nhỏ có thể truyền đi theo các con đường khác nhau tới địa chi cần nhận và ở đó chúng được sắp xếp lại theo đúng trình tự cần thiết. Bất kì một máy tính nào cũng có thể kết nối vào I nhờ đường điện thoại thông thường và một thiết bị truyền nhận thông tin đặc biệt được gọi là modem. Các dịch vụ điển hình của I là: dịch vụ tên miền (DNS); đăng nhập từ xa (Telnet); truyền tệp (FTP); trao đổi thư điện tử (Electronic Mail); tham gia và trao đổi nhóm tin (News Groups); tra cứu thông tin theo thực đơn (Gopher); tìm kiếm tệp (Archie); tìm kiếm thông tin theo chi số (WAIS); tìm kiếm thông tin dựa trên siêu văn bàn (WWW). 1969 BQP Mĩ đã kết nối các máy tính nội bộ để khai thác nguồn lực phần cứng và phần mềm, trao đổi thông tin dữ liệu với nhau, hình thành mạng máy tính cục bộ đầu tiên. 1980 cấu trúc mạng máy tính và các giao thức trên mạng được hình thành và bắt đầu quá trình liên kết mạng. 1985 các mạng truy nhập đã được thiết lập xung quanh các trung tâm máy tính cực lớn. 1986 thiết lập mạng đường trục liên kết tất cả các trung tâm máy tính siêu lớn với nhau tạo thành mạng I và thuật ngữ I ra đời. I là xu hướng phát triển tất yếu của thế giới hiện đại, phương thức thông tin có tầm bao quát toàn cầu với lưu lượng truyền tải dữ liệu rất lớn. Được sử dụng rộng rãi trong tất cà các lĩnh vực, ngành khoa học, kinh tế, xã hội... Trong QS dùng để thu thập tin tức tình báo, tiến hành chiến tranh thông tin (dùng bức xạ điện tử tác động vào hệ thống thòng tin liên lạc; chế áp hạ tầng cơ sở thông tin hệ thống chỉ huy QĐ; đột nhập trái phép vào tài nguyên thông tin QS để gây nhiều, tiêu diệt và đánh cắp thông tin đối phương; cài đặt các chương trình phá hoại vào các thiết bị máy tính trước khi đem bán...). Vấn đề an toàn, an ninh thống tin trong I đối với QĐ phải được chú ý đặc biệt. Có ba phương thức thường được sử dụng để thâm nhập trái phép: các chương trình dò tìm mật khẩu (được giấu trong mạng hoặc một tệp tin bí mật); thu, nạp dữ liệu; tạo lỗ hổng trong phần mềm của giao diện. Một số biện pháp chống thâm nhập: dùng mật khẩu sử dụng một lần (dù có bị lộ thì mật khẩu này cũng không còn giá trị đối với người dùng tin ở bên ngoài); dựng bức tường lửa (xây dựng một hệ thống phần cứng, phần mềm hoặc hỗn hợp cứng - mềm có tác dụng như một vách ngăn giữa các tài nguyên thông tin mạng nội bộ QĐ với thế giới I bên ngoài).

        INTERPOL (A. International Criminal Police Organization; vt: ICPO), cơ quan cảnh sát hình sự quốc tế phôi hợp đáu tranh chống tội phạm. Thành lập 7.9.1923; trụ sở hiện nay tại Liông (Pháp). Đến 3.1999 có 187 nước tham gia, trong đó VN là thành viên thứ 158 (từ 1991). I chuyên điều tra các tội phạm nguy hiểm của cộng đồng quốc tế như: lưu hành tiền giả, buôn bán ma túy, buôn bán phụ nữ và trẻ em, cướp máy bay và tàu thủy... không điều tra các vụ án chính trị, tôn giáo, QS... Cơ quan cao nhất là Đại hội đồng; ủy ban hành pháp do chủ tịch đứng đầu; cơ quan thường trực do tổng thư kí đứng đầu (Văn phòng tổng thư kí); các nước thành viên có Văn phòng quốc gia trung ương. Mỗi thành viên có thể yêu cầu hoặc theo yêu cầu của các thành viên khác cùng phối hợp chống tội phạm ở mỗi quốc gia, hay trao đổi tài liệu, nghiên cứu, xác minh, truy nã, bắt giữ và dẫn độ tội phạm theo quy định. Ngôn ngữ sử dụng: Anh, Pháp, Tây Ban Nha và Arập (từ 1999). Tạp chí “Cành sát hình sự quốc tế” xuất bản hàng tháng bằng bốn thứ tiếng trên. Cg Tổ chức cảnh sát hình sự quốc tể.

        INTƠPRAIDƠ (A. Interprise), tàu sân bay nguyên tử Mĩ, số hiệu CVN-65, đã tham gia chiến tranh xâm lược VN. Là tàu chiến thứ hai trên thế giới chạy bằng năng lượng hạt nhân, hạ thủy 24.9.1960, đưa vào trang bị 25.11.1961. Lượng choán nước tiêu chuẩn 75.700t (chở đầy 93.970t). Kích thước: 342,3x40,5xll,9m (đường băng 331,6x76,8m). 8 lò phản ứng hạt nhân, 4 tuabin tổng công suất 210MW (280.000cv), 4 động cơ điêzen 8.000kW (10.720cv), 4 chân vịt. Tốc độ 33 hải lí/h. Quân số: 4.870 (2.870 của tàu, có 120 sĩ quan, 2.000 của không đoàn). Khi hoạt động ở Vịnh Bắc Bộ (1967) I được trang bị: khoảng 90 máy bay (F-4, F-8U, A-4, A-7, RA- 5C.„), 2 bệ tên lửa phòng không Xi Xperâu. Được hiện đại hóa (1979-82) với các máy bay: F-14 (20 chiếc), F/A-18 (20), EA-6B (5). A-6E (20, có một số KA-6D tiếp dầu), E-2C (5), S-3A/B (5-10), máy bay trực thăng SH-36 hoặc SH-60F (6-8 chiếc); 3 bộ X 8 rãnh phóng tên lửa phòng không NATO Xi Xperâu. 3 bệ X 6 nòng pháo Vuncan Phalanxơ 20mm... Từ 1991 I được sửa chữa, nâng cấp theo chương trình kéo dài tuổi thọ phục vụ.


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #2 vào lúc: 16 Tháng Bảy, 2019, 05:05:28 pm »


        INTRANET, mạng liên kết các máy tính trong phạm vi nhỏ như một công ti hay một tổ chức (mặc dù về mặt địa lí các máy tính ấy cũng có thể phân bố khắp toàn cầu). I cũng sử dụng giao thức chuẩn của Internet là TCP/IP để làm giao thức truyền tin. Có thể coi I là một Internet thu nhỏ. mà người dược phép sử dụng chỉ là thành viên của cùng một công ti hay một tổ chức.

        IRAN (Cộng hòa hồi giáo Iran; Jomhuri-e-Islami-e-Irân, A. Islamic Republic of Iran), quốc gia ở tây nam châu Á. Dt 1.648.195km2; ds 68,278 triệu người (2003); 51% người Ba Tư, 24% Adecbaidan... Ngôn ngữ chính thức: tiếng Phacxi (Ba Tư). Tôn giáo: đạo Hồi dòng Siai 93%. Thủ đô: Têhêran. Chính thể cộng hòa hồi giáo, đứng đầu nhà nước là tổng thống. Cơ quan lập pháp: quốc hội. Cơ quan hành pháp: chính phủ do tổng thống chỉ định. Theo hiến pháp, hoạt động của tổng thống và chính phủ chịu sự kiểm soát của giáo chủ Hồi giáo. Phần lớn lãnh thổ là núi, ở vùng trung tâm là cao nguyên sa mạc, xung quanh có nhiều dãy núi cao bao bọc, đỉnh cao nhất Đemayen 5.604m, ven biển Caxpi có dải đất thấp. Khí hậu á nhiệt đới lục địa, lượng mưa hàng năm 50- 500mm. Các hồ lớn: Urmi, Đeriache - Nhemec. Nước nông công nghiệp; nông nghiệp: lúa mì, mạch, lúa nước...; công nghiệp khai thác và chế biến dầu mỏ phát triển; một trong những nước có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới. Các cảng biển: Benđơ - Abat, Khac, Khỏmêinhi, Abadan... Sân bay quốc tế: Têrêhan. Benđơ - Abat, Sirac. GDP 114,052 tỉ USD (2002), bình quân đầu người 1.770 USD. Thành viên LHQ (24.10.1945), Phong trào không liên kết, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC). Lập quan hệ ngoại giao với VN cấp đại sứ 4.8.1973. LLVT: lực lượng thường trực 520.000 người (lục quân 325.000, lực lượng bảo vệ CM Hồi giáo 125.000, hải quân 18.000, không quân 52.000), lực lượng dự bị 350.000. Trang bị: 1.565 xe tảng chủ lực và xe tăng hạng trung, 80 xe tăng hạng nhẹ, 1.750 xe chiến đấu bộ binh, 610 xe thiết giáp chở quân, 664 giàn pháo phản lực, 2.085 pháo mặt đất, 5.000 súng cối, 10 tên lửa Scut, 30 tên lửa CSS-8, 1.700 pháo phòng không, 6 tàu ngầm, 3 tàu frigat, 56 tàu tuần tiễu, 2 tàu rải mìn, 7 tàu quét mìn, 9 tàu đổ bộ, 23 tàu hộ tống, 311 máy bay chiến đấu, 19 máy bay trực thăng hải quân. 3.000 tên lửa phòng không... Ngân sách quốc phòng 4,1 tỉ USD (2002).



        IRẮC (Cộng hòa Irắc; al-Iraq, al-Jumhouriyah al-Iraqiah. A. Republic of Iraq), quốc gia ở tây nam châu Á, thuộc khu vực Trung Đông. Dt 438.317km2; ds 24,68 triệu người (2002); 80% người Arập, 20% người Cuốc. Ngôn ngữ chính thức: tiếng Arập, tiếng Cuốc. Tôn giáo: đạo Hồi dòng Sial 55%, dòng Sunni 45%. Thủ đô: Batđa. Lãnh thổ chiếm phần lớn châu thổ hai sông Tigrit và ơphrat. Phía bắc và đông bắc là núi và cao nguyên, đỉnh cao nhất 3.607m; tây nam là sa mạc. Vùng gần vịnh Pecxich nhiều đầm lầy. Phía bắc khí hậu á nhiệt đới lục địa, lượng mưa 500mm/năm: phía nam khí hậu nhiệt đới lục địa, lượng mưa 50-160mm/năm. Có trữ lượng dầu mỏ lớn, nền kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào việc khai thác và xuất khẩu dầu mỏ. Thành viên LHQ (21.11.1945)   , Phong trào không liên kết, Liên đoàn các nước Arập. Lập quan hệ ngoại giao với VN cấp đại sứ 7.1968. Trước 3.2003, I là nước theo chính thể cộng hòa, đứng đầu nhà nước là tổng thống kiêm chủ tịch Hội đồng chỉ huy CM (cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất), tổng chỉ huy các LLVT. Cơ quan lập pháp: quốc hội. Cơ quan hành pháp: chính phủ do thủ tướng đứng đầu. Sau chiến tranh Vùng Vịnh (1990-91), I trong tình trạng bị cấm vận kinh tế và giải giáp vũ khí. 3.2003, bất chấp thái độ của LHQ, công pháp và dư luận quốc tế, Mĩ - Anh phát động chiến tranh xâm lược, lật đổ chính phủ của tổng thống X. Hutxen, chiếm đóng lãnh thổ I, gây ra cuộc khủng hoảng chính trị ở I và tình hình căng thẳng ở khu vực Trung Đông.


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #3 vào lúc: 16 Tháng Bảy, 2019, 05:07:07 pm »

   
        ITALIA (Cộng hòa Italia; Italia, Repubblica Italiana, A. Italy, Italian Republic), quốc gia ở châu Âu, thuộc vùng trung tâm Địa Trung Hải. Dt 301.318km2; ds 58 triệu người (2003); 98% người Italia. Ngôn ngữ chính thức: tiếng Italia. Tôn giáo: đạo Thiên Chúa. Thủ đô: Rôma. Chính thể cộng hòa đại nghị, đứng đầu nhà nước là tổng thống kiêm tổng tư lệnh các LLVT. Cơ quan lập pháp: quốc hội hai viện (thượng nghị viện và hạ nghị viện). Cơ quan hành pháp: chính phủ do thủ tướng đứng đầu. Lãnh thổ gồm bán đảo Apenni, đảo Xixilia và một số đảo nhỏ. Núi chiếm 80% diện tích lãnh thổ. Dãy Anpơ ở phía bắc, có đình Blăng (4.807m) cao nhất Tây Âu. là biên giới tự nhiên với các nước Pháp. Thụy Sĩ, Áo. Dãy Apenin chiếm phần lớn diện tích bán đảo, dài 1.200km, cao 1.200-1.800m. Giữa dãy Anpơ và Apenin là đồng bằng sông Pađan. Bờ biển ở đông bắc thoải, đông nam cao và chia cắt, phía tây cao. dốc đứng, chia cắt mạnh. Thường có động đất và núi lửa hoạt động. Khí hậu á nhiệt đới Địa Trung Hải; lượng mưa 500-1.500mm, ở vùng núi đến 2.000mm/năm. Sông nhiều nước; các sông lớn: Pô, Amô...; hồ lớn: Garđa, Cômo... Một trong 7 nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới. Công nghiệp: chế tạo máy, đóng tàu, máy bay, máy công cụ, luyện kim, chế biến dầu mỏ... Du lịch phát triển. Nông nghiệp được cơ khí hóa cao. GDP 1.088,7 tỉ USD (2002), bình quân đầu người 18.790 USD. Thành viên LHQ (14.12.1955), Liên minh châu Âu (EU), NATO. Lập quan hệ ngoại giao với VN cấp đại sứ 23.3.1973. LLVT: lực lượng thường trực 216.800 người (lục quân 128.000, hải quân 38.000, không quân 50.800), lực lượng dự bị 65.200 Tuyển quân theo chế độ động viên. Trang bị: 1.018 xe tăng, 26 xe chiến đấu bộ binh, 2.937 xe thiết giáp chở quân, 1.354 pháo mặt đất, 1.610 tên lửa chống tăng, 120 pháo phòng không, 198 tên lửa phòng không, 6 tàu ngầm, 1 tàu sân bay, 4 tàu tuần dương, 14 tàu frigat, 16 tàu tuần tiễu, 13 tàu quét mìn, 3 tàu đổ bộ, 28 tàu hộ tống, 344 máy bay chiến đấu, 449 máy bay trực thăng... Căn cứ hải quân: La Spexia, Tarantô, Ankôna, Brinđidi, Napôli...; một số căn cứ của Mĩ và NATO: Avianô, Vêrôna. Vinchinxa, Capôđikinô. Ngân sách quốc phòng 19,4 tỉ USD (2002).



        IXRAEN (Nhà nước Ixraen; Medinat Israel, A. State of Israel), quốc gia ở Tây Á, nằm ở bờ đông Địa Trung Hải. thuộc vùng Trung Đông. Dt 14.100km2 theo quyết định của Đại hội đồng LHQ 29.11.1947, hiện kiểm soát 21,056km2 do chiếm thêm lãnh thổ trong các cuộc chiến tranh với các nước Arập; ds 6,17 triệu người (2003); 83% người Do Thái, 14% Arập. Tôn giáo; 82% đạo Do Thái, 13% đạo Hồi dòng Sunni. Ngôn ngữ chính thức: tiếng Hêbrơ, tiếng Arập. Trung tâm kinh tế và văn hóa: Ten Avip. Trụ sở quốc hội và chính phủ đặt tại Giêruxalem. Chính thể cộng hòa, đứng đầu nhà nước là tổng thống. Cơ quan lặp pháp tối cao: quốc hội một viện. Cơ quan hành pháp: chính phủ do thủ tướng đứng đầu. Phần lớn lãnh thổ là cao nguyên, cao 600- l.000m. Phía tây ven Địa Trung Hải là dải đồng bằng hẹp, đông bắc là một phần của thung lũng sông Gioocđan. Bờ biển thấp. Nước công - nông nghiệp. Công nghiệp: điện tử, chế tạo máy, hóa chất, hóa dầu. dệt... GDP 108.325 tỉ USD (2002), bình quân đầu người 17.020 USD. Thành viên LHQ (11.5.1949). Lập quan hệ ngoại giao với VN cấp đại sứ 12.7.1993. LLVT: lực lượng thường trực 161.500 người (lục quân 120.000, hải quân 6.500, không quân 35.000), lực lượng dự bị 425.000. Tuyển quân theo chế độ động viên. Trang bị: 3.700 xe tãng, 400 xe thiết giáp trinh sát, 10.400 xe thiết giáp chở quân, 1.100 pháo mặt đất xe kéo, 1.810 pháo tự hành, 1.325 tên lửa chống tăng. 850 pháo phòng không, 1.298 tên lửa phòng không, 3 tàu ngầm, 3 tàu khu trục, 11 tàu tên lửa, 32 tàu tuần tiễu, 2 tàu đổ bộ, 454 máy bay chiến đấu, 135 máy bay trực thăng vũ trang... Ngân sách quốc phòng 9,4 tỉ USD (2002); hàng năm nhận viện trợ QS của Mĩ 4 tỉ USD.



        IXTAMBUN, thành phố cảng, trung tâm thương mại, công nghiệp, căn cứ hải quân của Thổ Nhĩ Kì; ds 9,15 triệu người (2000). Nằm ở cả châu Á và châu Âu, vùng mặt nước của cảng chiếm một phần vịnh Bôxpho, vịnh Sừng Vàng và được sử dụng làm căn cứ hải quân. Có ba xưởng sửa chữa tàu, bảo đảm  sừa chữa đến cỡ tàu khu trục. Phần châu Âu nối với phần châu Á bằng cầu qua eo biển Bôxpho. Công nghiệp chế tạo máy, xi măng, dệt, thực phẩm, công nghiệp nhẹ. Sân bay quốc tế, ba trường đại học tổng hợp, Viện kinh tế và thương mại, Viện mĩ thuật. I được xây dựng khoảng 660 năm tcn; từ 330 có tên Cônxtantinôp (tên vua La Mã), là thủ đô của các đế chế La Mã đến 395. Là thủ đô của Bidăngti 395-1453. Năm 1453 Thổ Nhĩ Kì chiếm, đổi tên là I. 1453-1918 là thủ đô của đế quốc Ôttôman, trước 10.1923 là thủ đô của Thổ Nhĩ Kì.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #4 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2019, 07:01:24 pm »

     
HẾT I
Logged

Trang: 1   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM