Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 01:31:31 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: H  (Đọc 8212 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #90 vào lúc: 16 Tháng Bảy, 2019, 04:19:32 pm »


        HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG XVIII (1.1970), hội nghị lần thứ 18 của BCHTƯ ĐLĐ VN (khóa III) nhằm kiểm điểm tình hình CM hai năm (1968-69); đề ra chủ trương, nhiệm vụ đánh bại chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh của Mĩ. Hội nghị quyết định : tiếp tục phát triển chiến lược tiến công, tiến công toàn diện, liên tục và mạnh mẽ trên cả ba vùng chiến lược, lấy nông thôn làm hướng chính, đồng thời ra sức xây dựng lực lượng, tạo chuyển biến mới trong cục diện chiến tranh, giành thắng lợi từng bước đi đến giành thắng lợi quyết định; phát huy sức mạnh tiến công của bộ đội chủ lực, đồng thời đẩy mạnh chiến tranh nhân dân địa phương; tổ chức tốt tuyến hậu cần chiến lược, chú trọng khai thác hậu cần tại chỗ... Hội nghị dự kiến và có chủ trương đối phó với tình huống Mĩ mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương.

        HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG XIX (2.1971), hội nghị lần thứ 19 của BCHTƯ ĐLĐ VN (khóa III) nhằm đẩy mạnh KCCM, khôi phục và phát triển kinh tế miền Bắc sau bốn năm chống chiến tranh phá hoại lần 1 (7.2.1965-1.11.1968) của Mĩ. Hội nghị khẳng định: chống Mĩ, cứu nước là nhiệm vụ hàng đầu; động viên nỗ lực cao nhất của quân và dân ở cả hai miền kiên trì và đẩy mạnh cuộc kháng chiến; miền Bắc đặt trọng tâm vào việc tăng cường lực lượng, khôi phục và phát triển kinh tế, tiếp tục xây dựng CNXH trong tình hình mới; miền Nam phải đánh bại chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh, phá tan kế hoạch bình định* nông thôn của Mĩ và chính quyền Sài Gòn, thực hành ba mũi giáp công, kết hợp tiến công QS và nổi dậy của quần chúng, đẩy mạnh đấu tranh QS, chính trị và ngoại giao...

        HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG XXI (7.1973), hội nghị lần thứ 21 của BCHTƯ ĐLĐ VN (khóa III) họp tại Hà Nội nhằm đánh giá thắng lợi và bước đầu tổng kết kinh nghiệm 18 năm KCCM, đề ra nhiệm vụ CM miền Nam trong giai đoạn mới. về tình hình miền Nam từ sau hiệp định Pari 1973 về Việt Nam, hội nghị vạch rõ âm mưu của Mĩ và chính quyền Sài Gòn công khai phá hoại hiệp định, tiếp tục chiến tranh; phê phán những biểu hiện lừng chừng, hữu khuynh của một số địa phương trong chủ trương đối phó với địch. Trên cơ sở đúc kết 5 bài học kinh nghiệm và dự kiến 2 khả năng tiến triển của CM, hội nghị xác định nhiệm vụ cơ bản của CM miền Nam là tiếp tục thực hiện CM DTDC nhân dân, kiên định con đường CM bạo lực, giữ vững chiến lược tiến công, nắm vững thời cơ, chỉ đạo linh hoạt để đưa CM đến thắng lợi hoàn toàn; nhiệm vụ trước mắt là phát huy thế chủ động, kiên quyết phản công và tiến công, kết hợp chặt chẽ đấu tranh QS, chính trị, ngoại giao, giữ gìn và phát triển lực lượng, đánh thắng địch từng bước. HNTƯXXI có ý nghĩa quan trọng, kịp thời định hướng và chỉ đạo CM miền Nam trong giai đoạn cuối của cuộc KCCM.

        HỘI NGHỊ TUÂN NGHĨA (15-17.1.1935), hội nghị BCT ĐCS TQ mở rộng họp tại Tuân Nghĩa (t. Quý Châu) trong cuộc Vạn lí trường chinh (1934-36). Hội nghị phê phán sai lầm về lãnh đạo chính trị và QS của Bác cổ (tổng bí thư ĐCS TQ) và Vương Minh, lập ban lãnh đạo đảng và bộ chỉ huy mới của Hồng quân công nông Trung Quốc do Mao Trạch Đông đứng đầu.

        HỘI NGHỊ VẠN PHÚC (18-19.12.1946), hội nghị Thường vụ trung ương (mở rộng) ĐCS Đông Dương họp tại làng Vạn Phúc (tx Hà Đông) do chủ tịch Hồ Chí Minh triệu tập vào thời điểm quan hệ Việt - Pháp căng thẳng sau sự kiện Lạng Sơn (20.11.1946), sự kiện Hải Phòng (20.11.1946) và hàng loạt hành động gây hấn của quân Pháp ở Hà Nội (đặc biệt nghiêm trọng là vụ tàn sát ở phố Hàng Bún - Yên Ninh 17.12). Hội nghị nhận định: Pháp quyết tâm mở rộng chiến tranh xâm lược. VN đã nhân nhượng, nhưng càng nhân nhượng thực dân Pháp càng lấn tới, khả năng hòa hoãn không còn; quyết định phát động cuộc KCCP trên quy mô cả nước, khẳng định kháng chiến phải lâu dài, gian khổ nhưng nhất định thắng lợi; thông qua đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì do Trường Chinh trình bày, báo cáo kế hoạch QS của Võ Nguyên Giáp và “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến" của chủ tịch Hồ Chí Minh. HNVP thể hiện quyết tâm kháng chiến để bảo vệ nền độc lập của nhân dân VN.

        HỘI NGHỊ YANTA nh HỘI NGHỊ CRUM (4-11.2.1945)

        HỘI QUỐC LIÊN (A. The League of Nations, vt: LN), tổ chức quốc tế tiền thân của Liên hợp quốc. Thành lập sau CTTG-I theo quyết nghị của hội nghị hòa bình Part (1919- 20) nhằm “phát triển hợp tác quốc tế, bảo đảm hòa bình và an ninh của các dân tộc”. Trụ sở tại Giơnevơ (Thụy Sĩ). Có 43 nước tham gia, gồm hầu hết các cường quốc ĐQCN (không có Mĩ). Cơ cấu tổ chức: Đại hội đồng (cơ quan lãnh đạo cao nhất); Hội đồng thường trực; Ban thư kí (đứng đầu là tổng thư kí) và một số cơ quan chuyên môn. Trên thực tế, HQL trở thành công cụ chính trị của các nước ĐQCN chủ yếu là Anh và Pháp để chống phá LX. 1933 Nhật, Đức rút khỏi HQL để chuẩn bị tiến hành chiến tranh xâm lược. Trước tình hình đó, 1934 LX được mời tham gia và trở thành hội viên thường trực; LX đã tích cực đấu tranh gìn giữ hòa bình, ngăn chặn chiến tranh và nguy cơ của chủ nghĩa phát xít. Khi CTTG-II nổ ra, trước thái độ thoả hiệp của một số nước thành viên, 12.1939 LX tuyên bố rút khỏi HQL, đánh dấu sự kết thúc trên thực tế hoạt động của tổ chức này. Sau CTTG-II, LHQ ra đời, HQL chính thức tuyên bố giải tán 4.1946.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #91 vào lúc: 16 Tháng Bảy, 2019, 04:20:59 pm »


        HỘI TỂ, bộ máy chính quyền cấp làng do thực dân Pháp lập ra ở Nam Bộ trước CM tháng Tám 1945 và cấp làng, xã tại các vùng địch tạm chiếm trong chiến tranh xâm lược của Pháp ở VN (1945-54) nhằm cai trị, khống chế, kìm kẹp nhân dân và đánh phá cơ sở kháng chiến. Do tinh thần đấu tranh của nhân dân và sức ép vận động của cơ sở CM nhiều HT tỏ thái độ lừng chừng, vừa sợ địch vừa sợ CM, có HT do CM đưa người vào hoạt động bí mật (tề hai mặt, “xanh vỏ đỏ lòng”).

        HỘI THẨM QUÂN NHÂN, quân nhân tại ngũ, công nhân, viên chức quốc phòng có đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật, được cử để làm nhiệm vụ xét xử những vụ án thuộc thẩm quyền của tòa án quân sự. HTQN Tòa án QS trung ương do ủy ban thường vụ quốc hội cử theo sự giới thiệu của TCCT. HTQN tòa án QS quân khu và tương đương do chủ nhiệm TCCT cử theo sự giới thiệu của cơ quan chính trị quân khu hoặc cấp tương đương. HTQN tòa án QS khu vực do chủ nhiệm chính trị quân khu hoặc cấp tương đương cử theo sự giới thiệu của cơ quan chính trị sư đoàn hoặc cấp tương dương. HTQN tham gia xét xử các vụ án theo sự phân công của chánh án. Khi xét xử, HTQN ngang quyền với thẩm phán và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ của mình.

        HỘI THỂ ĐÔNG QUAN (16.12.1427), hội thể do bộ chỉ huy  nghĩa quân Lam Sơn tổ chức tại nam thành Đông Quan (Hà Nội), buộc quân Minh (TQ) phải tuyên thệ rút quân về nước, diễn ra sau khi mọi cố gắng kháng cự của quân Minh đều bị thất bại. Tại buổi lễ, trước đoàn đại diện nghĩa quần do Lê Lợi dẫn đầu, Vương Thông thay mặt quân, tướng nhà Minh đọc “Bài văn hội thề” có giá trị như bản hiệp định rút quân, trong đó cam kết đình chiến, rút hết quân về nước, không cướp bóc, sách nhiễu nhân dân trên đường rút quân... Thực hiện cam kết, từ 29.12.1427, quân Minh bắt đầu rút lui. được bộ chỉ huy nghĩa quân cấp lương thực, ngựa, thuyền và mở đường cho về nước an toàn. HTĐQ là cách kết thúc chiến tranh sáng tạo, thể hiện ý chí, sức mạnh và truyền thống nhân đạo của dân tộc VN trong khởi nghĩa Lam Sơn và chiến tranh giải phóng chống Minh (1418-27).

        HỘI THỂ LŨNG NHAI (1416), hội thề chuẩn bị phát động khởi nghĩa chống ách đô hộ nhà Minh (TQ) do Lê Lợi và 18 người cùng chí hướng tổ chức tại Lũng Nhai, thuộc Lam Sơn (Thanh Hóa). Diễn ra khoảng 3.1416, Lê Lợi cùng những người trong hội thề làm lễ tế cáo trời đất rồi kết nghĩa anh em, nguyện hợp sức đánh đuổi ngoại xâm, giành lại độc lập dân tộc. HTLN đặt cơ sở đầu tiên cho việc tổ chức khởi nghĩa Lam Sơn và chiến tranh giải phóng chống Minh (1418-27), nhanh chóng thu hút nhiều anh hùng hào kiệt và những người yêu nước từ khắp nơi về tụ nghĩa, bất chấp gian lao vất và và sự kiểm soát của kẻ thù.

        HÔNĐURAT (Cộng hòa Hônđurat; República de Honduras. A. Republic of Honduras), quốc gia ở Trung Mĩ. Dt 112.492km2; ds 6,67 triệu người (2002); 90% người lai, 10% người Anh Điêng. Tôn giáo: đạo Thiên Chúa. Ngôn ngữ chính thức: tiếng Tây Ban Nha. Thủ đô: Teguxiganpa. Chính thể cộng hòa, đứng đầu nhà nước và cơ quan hành pháp (chính phủ) là tổng thống. Cơ quan lập pháp: quốc hội (một viện). Phần lớn lãnh thổ là cao nguyên, độ cao 800-1.500m. Bờ biển thấp, chia cắt mạnh. Khí hậu nhiệt đới; lượng mưa 500mm/năm. Mạng sông ngòi dày đặc. Rừng nhiệt đới chiếm 45% lãnh thổ. Kinh tế kém phát triển, phụ thuộc nhiều vào tư bản Mĩ. GDP 6,386 tỉ USD (2002), bình quân đầu người 970 USD. Thành viên LHQ (27.12.1945), Tổ chức các nước châu Mĩ. LLVT: lực lượng thường trực 8.300 người (lục quân 5.500, không quân 1.800, hải quân 1.000), lực lượng dự bị 60.000,   lực lượng bán vũ trang 6.000. Tuyển quân theo chế độ động viên, thời gian phục vụ 2 năm. Trang bị: 12 xe tăng. 67 xe thiết giáp trinh sát, 28 pháo mặt đất, 90 súng cối, 49 máy bay chiến đấu, 10 tàu tuần tiễu, 1 tàu đổ bộ... Ngân sách quốc phòng 115 triệu USD (2002).


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #92 vào lúc: 16 Tháng Bảy, 2019, 04:22:51 pm »


        HỒNG CÔNG (Hương Cảng; H. Xianggang, A. Hong Kong), khu hành chính đặc biệt của TQ. Nằm trên cửa sông Châu Giang, gồm đảo Hồng Công, tp Cửu Long, vùng Đất Mới và một số đảo nhỏ. Tổng dt 1,076km2, trong đó đảo Hồng Công và Cửu Long chỉ chiếm 8%; ds 7,4 triệu người (2003); 98% là người TQ, khoảng 20.000 người Anh. Ngôn ngữ chính thức: tiếng TQ, Anh. Tôn giáo: đạo Phật, đạo Thiên Chúa. HC là trung tâm công nghiệp, thương mại và tài chính lớn, hơn 50.000 xí nghiệp, nhà máy, 250 ngân hàng. Công nghiệp đóng tàu, sửa chữa tàu, chế tạo máy, dệt, điện tử, diện kĩ thuật, hóa chất, công nghiệp nhẹ, dịch vụ... 90% sản phẩm công nghiệp được xuất khẩu. HC còn là trung tâm giao dịch thương mại, du lịch (2 triệu khách du lịch năm). Cảng biển lớn, lượng vận chuyển hàng hóa 33 triệu tấn/năm, hàng ngày có 280 tàu cập bến. Sân bay quốc tế (3,5 triệu khách/năm). Có đường sắt, đường hầm nối HC với lục địa TQ. Trong chiến tranh nha phiến, Anh chiếm đảo HC, một phần bán đảo Cửu Long, buộc TQ phải nhượng cho Anh theo hiệp ước Nam Kinh 1842. Năm 1898 Anh thuê thêm vùng Đất Mới (phần còn lại của bán đảo Cửu Long) và các đảo phụ cận trong thời hạn 99 năm. 1941 Nhật chiếm HC. 1945 Anh giành lại được. Từ 1.7.1997 TQ khôi phục chủ quyền đối với HC, thành lập khu hành chính đặc biệt, duy trì chế độ tự trị về chính trị, kinh tế, xã hội (trừ lĩnh vực ngoại giao và quốc phòng do chính phủ trung ương thống nhất quản lí) trong thời hạn 50 năm.

        HỒNG CÚM, bản thuộc tp Điện Biên Phủ, t. Điện Biên. Địa hình bằng phẳng. Tại đây, Pháp xây dựng cụm cứ điểm thuộc phân khu Nam Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, nằm ở hai bén sông Nậm Rốm, án ngữ QL 12, gồm 5 cứ điểm và 1 sân bay, liên kết với nhau bằng hệ thống giao thông hào và chiến hào, do 2.000 lính Ầu - Phi chốt giữ. Chiều 7.5.1954 cùng với việc tiêu diệt SCH tập đoàn cứ điểm ở trung tâm Mường Thanh, các đơn vị QĐND VN truy kích bắt toàn bộ quân Pháp ở HC định rút chạy, kết thúc chiến dịch Điện Biên Phủ (13.3 7.5.1954).

        HỒNG HẢI nh BIỂN ĐỎ

        HỒNG LĨNH, dãy núi đất nằm giữa hai huyện Can Lộc và Nghi Xuân (t. Hà Tĩnh), nam tp Vinh 16km; dài 20km. rộng 15km, có gần 100 ngọn núi, cao nhất 678m (ngọn Núi Ông). Án ngữ vùng đồng bằng ven biển nam Sông Lam, ngã ba QL 1, QL 8.

        HỒNG QUANG, đơn vị hành chính cũ (cấp khu trực thuộc trung ương) ở đông bắc Bắc Bộ. Thành lập 2.1955, gồm Đặc khu Hòn Gai và t. Quảng Yên (trừ các huyện Kinh Môn, Nam Sách, Chí Linh cắt về t. Hải Dương và h. Sơn Động cắt về t. Bắc Giang). 10.1963 hợp nhất với t. Hải Ninh thành t. Quảng Ninh.

        HỒNG QUÂN nh HỒNG QUÂN CÔNG NÔNG

        HỒNG QUÂN CÔNG NÔNG, tên gọi QĐ LX từ 1918 đến 2.1946, sau đó đổi tên là QĐ Xô viết.

        HỒNG QUÂN CÔNG NÔNG TRUNG QUỐC, LLVT tiền thân của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc. Ra đời trong tiến trình các cuộc khởi nghĩa do ĐCS TQ lãnh đạo, tiêu biểu là: khởi nghĩa Nam Xương (1.8.1927-4.1928), khởi nghĩa Vụ gặt mùa thu (9.1927), khởi nghĩa Quảng Châu (12.1927). Lực lượng HQCNTQ ban đầu có Quân đoàn 4 (Hồng tứ quân), thành lập 4.1928 trên cơ sở hợp nhất quân khởi nghĩa Nam Xương với quân khởi nghĩa Vụ gặt mùa thu; tổ chức lại thành Tập đoàn quân 1 và sáp nhập cùng Tập đoàn quân 3 (8.1930), Tập đoàn quân 5 thành Phương diện quân 1, do Chu Đức (tổng chỉ huy HQCNTQ) làm tư lệnh. Thành lập thêm: Phương diện quân 4 (11.1931; tư lệnh: Từ Hướng Tiên) trên cơ sở LLVT ở Hồ Bắc, Hà Nam, An Huy: Phương diện quân 2 (10.1934; tư lệnh: Từ Hướng Tiền), gồm Quân đoàn 3 và Quân đoàn 6, hoạt động ở vùng Hồ Nam, Hồ Bắc, Giang Tây. Tới 10.1934 HQCNTQ có khoảng 300.000 người, lập nhiều căn cứ (gọi là khu xô viết, lớn nhất là Khu xô viết trung ương, có 10.000.000 dân). Bị QĐ của Tưởng Giới Thạch vây quét 5 lần (1930-34), trong lần vây quét thứ 5 huy động tới 1.000.000 quân (riêng ở Khu xô viết trung ương tới 500.000 quân), HQCNTQ buộc phải tiến hành cuộc Vạn lí trường chinh (1934-36) về căn cứ mới ở Thiểm Tây - Cam Túc -  Ninh Hạ, khi tới đích chỉ còn không đến 30.000 người. Đầu cuộc kháng chiến chống Nhật (1937-45), ĐCS TQ và Quốc dân đảng hợp tác với nhau, thành lập Mặt trận thống nhất chống Nhật (6.1937), HQCNTQ gồm Bát lộ quân (8.1937; tư lệnh: Chu Đức, phó tư lệnh: Bành Đức Hoài) và Tân tứ quân (10.1937; tư lệnh: Diệp Đĩnh, phó tư lệnh: Hạng Anh). Đóng vai trò quan trọng trong kháng chiến chống Nhật (1937-45). Trong nội chiến CM lần thứ 3 (1946-49) đổi thành: QGP nhân dân TQ.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #93 vào lúc: 16 Tháng Bảy, 2019, 04:24:25 pm »


        HỒNG TÚ TOÀN (Hong Xiuquan; 1814-64), lãnh tụ khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc (1851-64). Người h. Hoa, t. Quảng Đỏng (TQ). Xuất thân từ nông dân có tri thức. 6.1843 lập “Hội thờ thượng đế" trên cơ sở giáo lí của đạo Cơ Đốc, chủ trương mọi người trong xã hội đều là anh em, thực hiện lí tưởng “thiên hạ một nhà, cùng hưởng thái bình”. 1.11.1851 lãnh đạo quần chúng ở Kim Điền, Quế Bình (t. Quảng Tây) khởi nghĩa thắng lợi. 3.1853 sau khi đánh chiếm Nam Kinh, lập ra chính quyền Thái Bình Thiên Quốc, được tôn làm Thiên Vương, đặt đô tại Nam Kinh và đổi tên là Thiên Kinh. Tiếp tục tiến hành Bắc Phạt và Tây Chinh nhằm lật đổ triều Thanh, HTT còn ban bố chế độ ruộng đất thiên triều và nhiều chính sách cải cách chính trị, xã hội tiến bộ khác. Nhưng Thái Bình Thiên Quốc đã không củng cố vững chắc những vùng chiếm được và nội bộ chính quyền bị chia rẽ, HTT đã giết nhiều tướng lĩnh bất đồng chính kiến, lực lượng ngày càng giảm sút. Các nước tư bản phương Tây (Anh, Pháp) lợi dung tình hình rối ren của TQ, dùng vũ lực buộc triều Thanh quy phục, tích cực giúp triều Thanh chống lại Thái Bình Thiên Quốc. 1864 Thiên Kinh bị vây hãm. 1.6.1864 HTT ốm chết (có thuyết cho là tự sát). Thái Bình Thiên Quốc thất bại. Tác phẩm chính: “Nguyên đạo cửu thế lục” và “Nguyên đạo tĩnh thế huấn”.

        HONSU, đảo lớn nhất của quần đảo Nhật Bản. Dt khoảng 227.000km2 (tính cả các đảo phụ cận trên 230.000km2); ds gần 100 triệu người (2000), chiếm khoảng 62% diện tích và 80% dân số toàn quốc. Địa hình phần lớn là núi (cao 1.500- 2.000m), nhiều núi lửa. ngọn cao nhất Phú Sĩ (Phugiyama) 3.776m; thường có động đất mạnh. Phía bắc là các khu rừng taiga, phía nam rừng cây lá rộng, rừng cận nhiệt đới, quanh năm xanh tốt. Đồng bằng dân cư đông đúc. Công nghiệp và giao thông phát triển. Các thành phố chính: Tôkiô, Ôxaca, Nagôia, Kiôtô, Yôcôhama, Côbê.

        HÔP LỌC ĐỘC, bộ phận thiết bị dùng để lọc không khí bị nhiễm chất độc hóa học, bụi phóng xạ và tác nhân sinh học gây bệnh thành không khí sạch. Thường có dạng hộp kim loại hình trụ, thân hộp có các đường gân nổi để giảm hiệu ứng thành hộp và tăng cứng; trong hộp có các phin lọc khói độc, bụi phóng xạ, tác nhân sinh học và tầng hấp phụ hơi khí độc. Có các cỡ: nhỏ (lắp trong mặt nạ phòng độc), vừa (lắp trên xe tăng  thiết giáp, xe chỉ huy...) và lớn (lắp tại SCH, các công trình phòng chống vũ khí hủy diệt lớn). Chất lượng HLĐ được đánh giá qua các chỉ số: hệ số lọc, thời gian kháng độc và trở lực. Thời gian sử dụng HLĐ phụ thuộc vào: loại chất độc, độ bay hơi, nồng độ chất độc trong không khí và lưu lượng không khí đi qua hộp lọc.

        HỘP PHÁT KHÓI, khí tài tạo khói có dạng hộp kim loại hình trụ, chứa hỗn hợp tạo khói dùng trong QS (ngụy trang, phát tín hiệu, diệt trùng...), trị an (hơi cay...) hoặc các mục đích khác; cũng có thể được sử dụng làm vũ khí hóa học. Theo kích thước, có: HPK loại nhỏ khối lượng khoảng 2,5kg, xả khói khoảng 5-7ph, chiều dài màn khói 50-70m ở điều kiện tốc độ gió trung bình; loại vừa khối lượng khoảng 7,5kg, thời gian xả khói khoảng 15ph, chiều dài màn khói 70-100m ở tốc độ gió 3-5m/s; loại lớn (cg thùng thả khói) thể tích 25- 40dm2, thời gian phát khói 30-45ph, tạo màn khói dài 300- 400m ở điều kiện tốc độ gió trung bình.

        HỘP TIÊU ĐỘC CÁ NHÂN X. BAO (HỘP) TIÊU ĐỘC CẤ NHÂN

        HỘP TIÊU ĐỘC TRANG BỊ, khí tài dùng để tiêu độc, khử trùng khi chất độc quân sự độc tính cao dạng giọt lỏng hoặc các tác nhân sinh học bám dính trên bề mặt vũ khí, khí tài... Có trong trang bị của QĐ các nước khối NATO, Nga và nhiều nước khác. Mỗi loại HTĐTB có thể sử dụng các chất tiêu độc với thành phần hóa học khác nhau, nhưng đều dựa trên nguyên lí phản ứng ôxi hóa để tiêu độc ypêrit và chất độc loại V, phản ứng thủy phân để tiêu độc chất độc toại G. Trong QĐND VN có trang bị các HTĐTB loại nhỏ IĐP (dùng cho vũ khí, trang bị cá nhân) và loại vừa AĐK (dùng cho vũ khí, trang bị tập thể).

        HỘP TIÊU ĐỘC VŨ KHÍ, khí tài dùng để tiêu độc (chủ yếu là chất độc thần kinh và chất độc hại da) cho vũ khí và một số trang bị QS khác. Thường dùng các loại: HTĐVK cá nhân có dung dịch tiêu độc số 1 (dung dịch rượu hexa clome- lamin 10%) và chất ổn định dùng tiêu độc khi nhiễm chất độc hại da, dung dịch tiêu độc số 2 (dung dịch rượu natri crezolat 15%) tiêu độc khi nhiễm chất độc thần kinh, giấy thấm chấtđộc và thấm dung dịch tiêu độc: HTĐVK và đồ dùng cá nhân (có HTĐVK cá nhân, gói bột tiêu độc hỗn hợp 15% natri phe- nolat, 80% silicagen); hộp tiêu độc cho súng máy, cối (có cả dung dịch tiêu độc số 1 và sô 2, trang bị cho khẩu đội); hộp tiêu độc cho pháo và trang bị kĩ thuật lớn (có thành phần như các hộp tiêu độc trên nhưng khối lượng lớn hơn. trang bị cho các phân đội pháo binh, pháo cao xạ). Khi sử dụng HTĐVK phải tuân thủ hướng dẫn.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #94 vào lúc: 16 Tháng Bảy, 2019, 04:26:31 pm »


        HỘP TRINH ĐỘC, khí tài trinh sát hóa học dùng để phát hiện và xác định một số loại chất độc QS nhiễm trong không khí, bám dính trên địa hình và bề mặt vật thể. Các bộ phận chính: hộp đựng; bơm tay, ống trinh độc và bao ống; ống che. chụp che, mảnh lọc khói; bộ sấy nóng và các bộ phận khác (đèn pin, xẻng con, phiếu báo cáo...). Tính năng chủ yếu: bơm tay với tốc độ 50-60 lần/ph thì được lượng không khí qua Ống trinh độc 1,8-21; khối lượng: 2,3kg; một người sử dụng, thời gian chuẩn bị không quá 20ph. HTĐ có thể phát hiện được các chất độc (thần kinh, loét da, kích thích, toàn thân và ngạt thở) dựa trên cơ sở thay đổi màu chất chi thị khi bơm hút không khí nhiễm độc qua ống trinh độc tương ứng. Trong QĐND VN hiện thường dùng HTĐ: VPKhR (BIIXP) của LX và M93 (VN).

        HÔPLIT (cổ), lính bộ binh nặng tinh nhuệ của QĐ Hi Lạp cổ đại (tk 5-4tcn). Trang bị: giáo dài 2- 3m, kiếm ngắn, khiên tròn, giáp che thân và chân. Trong chiến đấu, các H của 2-3 hàng đầu chĩa giáo về phía đối phương, người hàng sau đặt giáo lên vai người hàng trước tạo thành hàng rào gạt tên đối phương bắn đến. Khi tác chiến, các H lập thành đội hình phalăng.



        HỐT TẤT LIỆT (H. Hubilie, Kublai Khan; 1215-94), danh tướng, đại hãn thứ năm đế quốc Mông cổ (1260-94), người sáng lập triều Nguyên ở TQ. Cháu nội Thành Cát Tư Hãn, em trai Mông Kha. 1251 -59 tổng chỉ huy QĐ Mông cổ đi chinh phục TQ. 1259 Mông Kha chết. 1260 HTL lên làm đại hãn. 1264 dời đô đến Trung Đô (Bắc Kinh ngày nay). 1271 lập ra triều Đại Nguyên và làm đại hãn. 1279 đánh xong Nam Tống, kết thúc cuộc chinh phục toàn TQ, thống trị cả một vùng rộng lớn từ TQ, Triều Tiên đến Hunggari. 1285 và 1287 HTL sai con trai là Thoát Hoan đem quân xâm lược Đại Việt nhưng đều thát bại (xt kháng chiến chống Nguyên - Mông lần II (1285) và kháng chiến chống Nguyên - Mông làn III (1287-88).

        HÔXÊ MACTI (TBN. José Marti; 1853-95), Ah dân tộc Cuba, nhà lí luận và tổ chức CM, người sáng lập Đảng CM Cuba (1892). Sinh tại La Habana (Cuba). Hoạt động CM 1868. Năm 1869 bị bắt và trục xuất sang Tây Ban Nha. 1878 về nước tham gia “cuộc chiến tranh nhỏ" do Antôniô Maxêo lãnh đạo. 1879 lại bị bắt và trục xuất sang Tây Ban Nha. 1880 trốn sang Mĩ hoạt động CM 15 năm. 3.1895 cùng với tướng Macxi Gômet kí tuyên ngôn Môntêcrixi kêu gọi nhân dân Cuba cầm vũ khí đứng lên đấu tranh giành độc lập, tự do. 4.1895 cùng Macxi Gômet bí mật trở về Cuba, tham gia lãnh đạo CM cùng với Antôniô. 19.5.1895 hi sinh trong chiến đấu tại Ôrientê. Nhân dân Cuba gọi HM là “Thánh tông đồ” của nền độc lập. HM có nhiều bài viết (HM tuyển tập), nhiều bài kêu gọi và hướng dẫn nhân dân Cuba đấu tranh chống thực dân Tây Ban Nha, chi rõ đế quốc Mĩ sẽ là nguy cơ đe dọa nền độc lập của Cuba và các nước Mĩ Latinh.

        HỢP LUYỆN CHIẾN ĐẤU, hình thức huấn luyện tại các đơn vị chiến đấu nhằm phối hợp hành động nhịp nhàng, nâng cao trình độ tổ chức chỉ huy, hiệp đồng tác chiến trên cơ sở đã tập tổng hợp. Trong quá trình HLCĐ, người học được rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo, phẩm chất chiến đấu và tâm lí hành động chính xác khi sử dụng vũ khí tập thể. Nội dung chủ yếu: hiệp đồng động tác thao tác kĩ thuật, chiến thuật, chiến dịch.

        HỢP VÂY, thủ đoạn tác chiến tiến công từ hai hay nhiều phía hình thành thế bao vây quân địch, như: tiến công chính diện kết hợp với vu hồi vào cạnh sườn, sau lưng địch, hoặc tiến công theo kiểu gọng kìm và hợp điểm ở sau lưng địch, hoặc tiến công trên nhiều hướng vào một mục tiêu tạo nên vòng vây khép kín bốn mặt. Để nhanh chóng HV, thường sử dụng các đơn vị luồn sâu, thọc sâu, các lực lượng tại chỗ trong chiều sâu phòng ngự của đối phương, đánh chiếm các mục tiêu, khu vực địa hình có lợi, phối hợp với các lực lượng tiến công từ chính diện và bên sườn. Có HV chiến thuật, HV chiến dịch và HV chiến lược.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #95 vào lúc: 16 Tháng Bảy, 2019, 04:30:31 pm »

   
        HŨ GẠO KHÁNG CHIẾN, phong trào nhân dân tiết kiệm gạo ủng hộ kháng chiến bằng cách mỗi gia đình mỗi bữa ăn bớt một nấm gạo bỏ vào hũ để góp phần nuôi quân, đánh giặc trong KCCP; do Hội phụ nữ cứu quốc VN vận động cuối 1946 đầu 1947. Trong KCCM, truyền thống này được tiếp tục phát huy ở các vùng giải phóng miền Nam VN. Cg hũ gạo nuôi quân.

        HŨ GẠO NUÔI QUÂN nh HŨ GẠO KHÁNG CHIÊN

        HUÂN CHƯƠNG BẢO VỆ TỔ QUỐC, huân chương của nhà nước CHXHCN VN tặng, hoặc truy tặng cho cá nhân, tặng cho tập thể có thành tích: trong huấn luyện, xây dựng lực lượng, củng cố nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân; trong sụ nghiệp bảo vệ tổ quốc VN XHCN. Đặt ra theo điều 45 Luật thi đua, khen thưởng do Quốc hội nước CHXHCN VN khóa XI, kì họp thứ 4 thông qua ngày 26.11.2003. HCB- VTQ có ba hạng: nhất, nhì, ba.

        HUÂN CHƯƠNG CHIẾN CÔNG, huân chương của nhà nước VN DCCH (CHXHCN VN) tặng cho những đơn vị và cá nhân trong các LLVTND VN lập được chiến công. Đặt ra lần đầu theo sắc lệnh 50-SL ngày 15.5.1947 của chủ tịch Hồ Chí Minh, quyết định tặng do chủ tịch nước kí. HCCC có ba hạng: nhất, nhì, ba. Vào những dịp tổng kết, nhà nước còn tặng HCCC cho những đơn vị và cá nhân có nhiều công lao trong sự nghiệp xây dựng QĐ, củng cố quốc phòng. Trong thang bậc khen thưởng, HCCC ở dưới huân chương Quân công. Cg huân chương Chiến sĩ (trong KCCP) (x. minh họa giữa trang 16 và 17).



        HUÂN CHƯƠNG CHIẾN SĨ X. HUÂN CHƯƠNG CHIẾN CÔNG

        HUÂN CHƯƠNG CHIẾN SĨ VẺ VANG, huân chương của nhà nước VN DCCH (CHXHCN VN) tặng thưởng những cán bộ, chiến sĩ có công trong xây dựng QĐND VN từ sau KCCP (20.7.1954). Đặt ra theo pháp lệnh 12.9.1961 của ủy ban thường vụ quốc hội, chủ tịch Hồ Chí Minh kí lệnh công bố 16.9.1961. HCCSVV có ba hạng, tặng cho những cán bộ chiến sĩ đủ tiêu chuẩn quy định và có thời gian phục vụ tại ngũ: hạng nhất 15 năm. hạng nhì 10 năm, hạng ba 5 năm; quyết định tặng do chủ tịch nước kí. Những người có thời gian phục vụ trong QĐ từ 3 năm đến dưới 5 năm được tặng huy chương Chiến sĩ vẻ vang; quyết định khen thưởng do thủ tướng chính phú kí. Luật thi đua, khen thướng của nhà nước CHXHCN VN ban hành 26.11.2003 không còn HCCSVV (x. minh họa giữa trang 16 và 17).



        HUÂN CHƯƠNG CHIẾN THẮNG, huân chương của nhà nước VN DCCH tặng thưởng những cán bộ, chiến sĩ QĐND VN có công xây dựng QĐ và chiến đấu trong thời kì KCCP. Đặt ra theo sắc lệnh 54-SL ngày 2.2.1958 của chủ tịch Hồ Chí Minh; có ba hạng: nhất, nhì, ba; quyết định thưởng do chủ tịch nước kí. Những người có thành tích dưới mức tiêu chuẩn thưởng HCCT hạng ba thì được thưởng huy chương Chiến thắng với hai hạng; nhất, nhì; quyết định tặng do thủ tướng chính phủ kí (x. minh họa giữa trang 16 và 17).



        HUÂN CHƯƠNG ĐỘC LẬP. huân chương của nước VN DCCH (CHXHCN VN) tặng tập thể và cá nhân có công đặc biệt trong cứu quốc hoặc kiến quốc. Đặt ra lần đầu theo sắc lệnh số 58-SL ngày 6.6.1947 của chủ tịch nước VN DCCH; có ba hạng; nhất, nhì, ba (x. minh họa giữa trang 16 và 17).


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #96 vào lúc: 16 Tháng Bảy, 2019, 04:34:51 pm »


        HUÂN CHƯƠNG HỔ CHÍ MINH, huân chương của nước VN DCCH (CHXHCN VN) tặng tập thể và cá nhân có nhiều cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp CM của dân tộc. Đặt ra lần đầu theo sắc lệnh số 58-SL ngày 6.6.1947 của chủ tịch nước VN DCCH. Theo pháp lệnh số 10-HĐNN ngày 28.3.1981, HCHCM không chia hạng (x. minh họa giữa trang 16 và 17).



        HUÂN CHƯƠNG QUÂN CÔNG, huân chương của nhà nước VN DCCH (CHXHCN VN) tặng cho những đơn vị và cá nhân trong các LLVTND VN lập được chiến công lớn. Đặt ra theo sắc lệnh 50-SL ngày 15.5.1947 của chủ tịch Hồ Chí Minh, quyết định tặng do chủ tịch nước kí. HCQC có ba hạng: nhất, nhì, ba. Vào những dịp tổng kết nhà nước còn tặng HCQC cho những đơn vị và cá nhân có công lao lớn trong sự nghiệp xây dựng ỌĐ, củng cố quốc phòng. Trong thang bậc khen thưởng, HCQC ở trên huân chương Chiến công (x. minh họa giữa trang 16 và 17).



        HUÂN CHƯƠNG QUÂN GIẢI PHÓNG VIỆT NAM, huân chương của nhà nước VN DCCH tặng thưởng những cán bộ, chiến sĩ QĐND VN có công xây dựng QĐ và chiến đấu trong thời kì trước CM tháng Tám 1945. Đặt ra theo sắc lệnh 54-SL ngày 2.2.1958 của chủ tịch Hồ Chí Minh; có ba hạng: nhất, nhì, ba; quyết định tặng do chủ tịch nước kí. Những người có thành tích dưới mức tiêu chuẩn thưởng HCQGPVN hạng ba thì được thưởng huy chương QGP VN; quyết định thưởng do thủ tướng chính phủ kí (x. minh họa giữa trang 16 và 17).



        HUÂN CHƯƠNG SAO VÀNG, huân chương cao nhất của nước VN DCCH (CHXHCN VN) tặng tập thể và cá nhân có công lao to lớn với dân tộc. Đặt ra lần đầu theo sắc lệnh số 58-SL ngày 6.6.1947 của chủ tịch nước VN DCCH; có một hạng (x. minh họa giữa trang 16 và 17).



        HUẤN LUYỆN BAN ĐÊM, huấn luyện bộ đội nhằm nâng cao năng lực tác chiến và hành quân trong điều kiện đêm tối. Đặc điểm ban đêm: tầm nhìn kém, có lợi cho tập kết và giấu quân, giữ được bí mật bất ngờ, nhưng gặp khó khăn trong chỉ huy , quan sát, bắn,... ảnh hưởng trạng thái tâm lí bộ đội. Nội dung gồm; huân luyện cơ sở, huấn luyện kĩ thuật và huấn luyện chiến thuật, lấy huấn luyện chiến thuật làm trọng điểm. Huấn luyện cơ sở có: hành quân đêm. quan sát, xác định phương vị, đo cự li, thông tin liên lạc, lợi dụng địa hình, ngụy trang. Huấn luyện kĩ thuật, có: bắn súng, pháo, tên lửa, lái tàu chiến, máy bay, ô tô, xe tăng,... thao tác sử dụng các thiết bị cơ giới, khí tài chiếu sáng, khí tài nhìn đêm. Huấn luyện chiến thuật, có: động tác chiến đấu, tổ chức chỉ huy hiệp đồng tác chiến. Phương pháp huấn luyện thường dựa trên cơ sở huấn luyện ban ngày. Do sự phát triển các phương tiện chiếu sáng, khí tài nhìn đêm, HLBĐ cũng thay đổi.

        HUẤN LUYỆN BAY, huấn luyện cho thành phần bay về kĩ thuật lái, dẫn đường, vận hành (sử dụng) các hệ thống, thiết bị trên máy bay theo thứ tự các bài bay và về chỉ huy bay. HLB gồm: huấn luyện trước khi bay (ở mặt đất) và HLB trên không (bằng các chuyến bay). Trong HLB có: huấn luyện kĩ thuật cơ bản và ứng dụng chiến đấu, huấn luyện chiến thuật và chỉ huy bay trong các điều kiện khí tượng đơn giản, phức tạp, ban ngày và ban đêm; trên vùng đồng bằng, rừng núi, trên biển; ở các độ cao từ cực thấp đến tầng bình lưu; bay chiếc lẻ và bay đội hình.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #97 vào lúc: 16 Tháng Bảy, 2019, 04:36:07 pm »


        HUẤN LUYỆN BẮN, huấn luyện sử dụng các loại súng, pháo, tên lửa để sát thương và tiêu diệt mục tiêu; một nội dung của huấn luyện kĩ thuật. HLB gồm: huấn luyện binh khí, lí thuyết bắn, quan sát phát hiện mục tiêu, đo cự li đến mục tiêu, tư thế, thao tác bắn, phương pháp tính toán phần tử bắn, chỉ huy bắn, hiệp đồng động tác bắn, phương pháp bắn, sửa bắn... trong mọi điều kiện khí hậu, thời tiết ngày, đêm.

        HUẤN LUYỆN BỘ ĐỘI, hệ thống các biện pháp dạy và rèn bộ đội nhằm nâng cao bản lĩnh chính trị, năng lực tổ chức chỉ huy của cán bộ, kĩ năng chiến đấu của chiến sĩ, trình độ nghiệp vụ của nhân viên chuyên môn kĩ thuật, trình độ hiệp đồng chiến đấu. sát với yêu cầu thực tế chiến đấu. Nội dung chủ yếu: huấn luyện kĩ năng tác chiến và giáo dục lí luận QS, chính trị, khoa học kĩ thuật, văn hóa, thể lực cho bộ đội. Căn cứ vào đề cương, kế hoạch hoặc chỉ thị huấn luyện của cấp trên để tổ chức thực hiện.

        HUẤN LUYỆN CHỈ HUY, hệ thống các biện pháp giáo dục - huấn luyện cho cán bộ nhằm hoàn thiện tri thức, năng lực tổ chức chỉ huy chuẩn bị và thực hành tác chiến; bộ phận hợp thành của huấn luyện chiến đấu và huấn luyện chiến dịch. Có HLCH tại chức và HLCH ở nhà trường với các hình thức: tập huấn, làm mẫu, luyện tập chuyên môn, thào luận chuyên đề, tự học, diễn tập... HLCH thường bao gồm: giáo dục chính trị, huấn luyện chiến dịch, chiến thuật, chiến thuật chuyên ngành, KTQS, huấn luyện bắn, huấn luyện thể lực. huấn luyện đội ngũ và huấn luyện phương pháp. Nhiệm vụ và cách tổ chức HLCH được quy định trong mệnh lệnh huấn luyện của bộ trường BQP, chỉ lệnh của tổng tham mưu trường, chỉ thị của chủ nhiệm TCCT, chỉ thị của thủ trưởng các ngành, các quân chủng, binh chủng và các đơn vị.

        HUÂN LUYỆN CHIẾN DỊCH, hệ thống các biện pháp dạy và luyện về nghệ thuật chiến dịch nhằm nâng cao trình độ lí luận và năng lực tổ chức, thực hành chỉ huy bộ đội tác chiến cho tư lệnh và cơ quan cấp chiến dịch. Nội dung chủ yếu của HLCD là: nghiên cứu lí luận chiến lược và nghệ thuật chiến dịch: nghiên cứu đối tượng tác chiến (tính chất và đặc điểm hoạt động tác chiến trong chiến tranh); rèn luyện năng lực hạ quyết tâm; giao nhiệm vụ chiến đấu cho cấp dưới; tổ chức hiệp đồng và các mặt bảo đảm chiến dịch, phối hợp hoạt động nhịp nhàng giữa tư lệnh và cơ quan, giữa cơ quan cấp trên và cơ quan cấp dưới; nắm vững phương pháp huấn luyện, chuẩn bị và tiến hành diễn tập chiến dịch và các nội dung khác. HLCD thường kết hợp với nghiên cứu khoa học nhằm phát triển sáng tạo lí luận chiến lược, nghệ thuật chiến dịch, hoàn thiện phương pháp chuẩn bị và thực hành chiến dịch, cũng như sử dụng vũ khí và KTQS.

        HUẤN LUYỆN CHIẾN ĐẤU, hệ thống các biện pháp dạy và luyện cho chiến sĩ phân đội, binh đội, binh đoàn, người chỉ huy  và cơ quan có tri thức và kĩ năng, kĩ xảo để hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu và các nhiệm vụ khác. HLCĐ bao gồm huấn luyện chiến thuật, huấn luyện kĩ thuật, huấn luyện chỉ huy, huấn luyện đội ngũ, huấn luyện thể lực. HLCĐ được tiến hành cả thời bình và thời chiến. Nội dung và chất lượng HLCĐ có tác dụng rất quan trọng đối với sức chiến đấu và trình độ sẵn sàng chiến đấu của bộ đội. HLCĐ được tiến hành bằng các bài học, phổ biến kinh nghiệm, tập bài, luyện tập. bắn chiến đấu và diễn tập. Trong HLCĐ cán bộ và chiến sĩ được học tập (nghiên cứu) điều lệnh, điều lệ, vũ khí, KTQS. luyện tập các thủ đoạn và phương pháp hành động trong chiến đấu. HLCĐ gắn chặt với giáo dục chính trị. HLCĐ được tiến hành phù hợp với yêu cầu của điều lệnh, điều lệ, chỉ thị, hướng dẫn, mệnh lệnh của người chỉ huy. Một trong những nguyên tắc cơ bản của HLCĐ là phải sát với thực tế chiến đấu. Nội dung, hình thức, phương pháp HLCĐ được xác định trong kế hoạch và chương trình huấn luyện. Người chỉ huy các đơn vị (chủ nhiệm) phải trực tiếp soạn thảo chương trình, kế hoạch huấn luyện và trực tiếp huấn luyện cho cấp dưới theo phân cấp.

        HUẤN LUYỆN CHIẾN SĨ MỚI, huấn luyện một số tri thức và khả năng thực hành QS bước đầu đối với người mới nhập ngũ. Nội dung gồm: điều lệnh, kĩ thuật, chiến thuật, giáo dục về bản chất, truyền thống, tổ chức QĐ. Làm cơ sờ tiếp tục huấn luyện họ thành người giác ngộ chính trị, có tư tưởng  tốt, trung thành với sự nghiệp CM của Đảng; có thể lực tốt, kỉ luật nghiêm, có tác phong và lối sống của người quân nhân CM; thực hiện được động tác kĩ thuật, chiến thuật cơ bản, biết sử dụng, bảo quản vũ khí, trang bị được giao; hiểu biết về bản chất, truyền thống, tổ chức QĐ. Hình thức tổ chức HLCSM có thể huấn luyện tập trung tại các trung tâm HLCSM rồi phân bổ về các đơn vị, nhà trường hoặc phân bổ về huấn luyện ngay tại các đơn vị. Cg huấn luyện tân binh.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #98 vào lúc: 16 Tháng Bảy, 2019, 04:37:21 pm »


        HUẤN LUYỆN CHIẾN THUẬT, hệ thống các biện pháp dạy và luyện cho chiến sĩ, phân đội, binh đội, binh đoàn, người chỉ huy và cơ quan về chuẩn bị và thực hành trận chiến đấu; bộ phận quan trọng nhất của huấn luyện chiến đấu. HLCT có: HLCT tiến công, HLCT phòng ngự; có HLCT binh chủng hợp thành, chiến thuật của binh chủng, quân chủng và bộ đội chuyên môn (phục vụ). HLCT căn cứ vào: điều lệnh, điều lệ, mệnh lệnh và các chỉ lệnh huấn luyện; đối tượng tác chiến; biên chế trang bị vũ khí; nhiệm vụ chiến đấu của bộ đội, đặc điểm khu vực địa hình tác chiến; kinh nghiệm thực tế chiến đấu. HLCT bao gồm: nghiên cứu lí luận trận chiến đấu; tổ chức biên chế và trang bị, khả năng chiến đấu, phương pháp và thủ đoạn chiến đấu của bộ đội ta và đối phương; hoàn thiện kĩ năng, kĩ xảo cho cán bộ chỉ huy và cơ quan về tổ chức chiến đấu và bảo đảm mọi mặt cho hoạt động tác chiến, về chỉ huy bộ đội, về huy động và hướng mọi nỗ lực của cán bộ chiến sĩ vào việc cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ; huấn luyện cho chiến sĩ biết sử dụng vũ khí, KTQS khi chiến đấu trong tình huống phức tạp, trên các loại địa hình, ngày và đêm; bồi dưỡng bản lĩnh chính trị và tinh thần chiến đấu cao. Hình thức cơ bản của HLCT là huấn luyện đội ngũ chiến thuật. Khối lượng và nội dung HLCT được xác định trong chương trình huấn luyện chiến đấu.

        HUẤN LUYỆN CHIẾN THUẬT CHUYÊN NGÀNH, hệ thống các biện pháp dạy và luyện cho chiến sĩ, phản đội, binh đội, binh đoàn, người chỉ huy và cơ quan, bộ đội chuyên môn, hậu cần kĩ thuật về chuẩn bị và thực hành bảo đảm hoạt động tác chiến. HLCTCN bao gồm: nghiên cứu lí luận về chiến thuật binh chủng hợp thành và chiến thuật của bộ đội chuyên môn, hậu cần kĩ thuật; tổ chức và khả năng chiến đấu của bộ đội ta và đối phương; huấn luyện vũ khí, KTQS; hợp luyện hành động giữa các phân đội, binh đội, binh đoàn bộ đội chuyên môn, hậu cần kĩ thuật với nhau, với binh chủng hợp thành; hoàn thiện kĩ năng của người chỉ huy và cơ quan về tổ chức bảo đảm trong tác chiến.

        HUẤN LUYỆN CHIẾN THUẬT PHÂN ĐỘI BỘ BINH, huấn luyện chiến thuật cho tiểu đội, trung đội, đại đội và tiểu đoàn bộ binh nhằm rèn luyện kĩ năng thực hành chiến đấu. Nội dung chủ yếu gồm: nguyên tắc chiến đấu, đội hình chiến đấu, phương pháp vận động, chuẩn bị và thực hành chiến đấu, nguyên tắc sử dụng hỏa lực, sử dụng binh khí tăng cường và các động tác hiệp đồng giữa các phân đội. Thông thường huấn luyện phân đoạn trước, tổng hợp sau; ban ngày trước, ban đêm sau; diễn tập chiến thuật trước, diễn tập chiến thuật thực binh có bắn chiến đấu sau.

        HUẤN LUYỆN CHUYÊN NGÀNH, huấn luyện về kĩ năng chuyên môn và nghiệp vụ nhằm nâng cao trình độ kĩ thuật chuyên ngành cho bộ đội chuyên môn và nhân viên chuyên môn. Nội dung gồm: lí luận chuyên ngành, quản lí chuyên ngành và kĩ thuật chuyên ngành. Phương thức tiến hành: huấn luyện tại trường, huấn luyện tại đơn vị.

        HUẤN LUYỆN CƠ BẢN, huấn luyện tri thức cơ bản về chuyên môn, kĩ thuật, chiến thuật, làm cơ sở để thực hiện huấn luyện tri thức QS cao hơn và huấn luyện ứng dụng. Nội dung chủ yếu gồm: huấn luyện khoa mục chung, HLCB về kĩ thuật và chiến thuật. Huấn luyện khoa mục chung là cơ sở để huấn luyện kĩ thuật, chiến thuật. HLCB về kĩ thuật: huấn luyện tri thức cơ bản về vũ khí trang bị và kĩ năng thao tác. HLCB về chiến thuật: huấn luyện đội hình chiến đấu và động tác chiến đấu cơ bản, các hình thức chiến thuật cơ bản. Huấn luyện từng người, từng khẩu pháo, từng chiếc xe, từng máy bay, từng tàu thuyền là cơ sở để huấn luyện phân đội (biên đội). Huấn luyện phân đội là cơ sở để huấn luyện binh đội, binh đoàn và hiệp đồng tác chiến quân binh chủng.

        HUẤN LUYỆN CƠ QUAN THAM MƯU, huấn luyện cho sĩ quan và nhân viên cơ quan tham mưu các cấp về chuẩn bị chỉ huy và bảo đảm tác chiến, bảo đảm cho người chỉ huy hạ quyết tâm chính xác, kịp thời và thực hiện quyết tâm tác chiến nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ và năng lực của cơ quan tham mưu. Nội dung thường gồm: nghiệp vụ tham mưu, công tác tham mưu tác chiến, lí luận QS và những tri thức chuyên môn các quân chủng, binh chủng, ngành. HLCQTM do người chỉ huy cơ quan tham mưu đảm nhiệm.

        HUẤN LUYỆN ĐỊA HÌNH, huấn luyện cho cán bộ và chiến sĩ hiểu biết về địa hình, phương pháp nghiên cứu và đánh giá địa hình, định hướng trên thực địa, sử dụng bản đồ địa hình và bản đồ chuyên dụng, sử dụng các số liệu trắc địa và tài liệu ảnh địa hình, các phương tiện dẫn đường; tiến hành đo đạc ngoài thực địa khi chuẩn bị và thực hành chiến đấu. Khối lượng và nội dung HLĐH cho từng đối tượng được xác định trong chương trình huấn luyện hàng năm.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #99 vào lúc: 16 Tháng Bảy, 2019, 04:38:48 pm »


        HUẤN LUYỆN ĐỘI NGŨ, bộ phận của huân luyện chiến đấu nhằm rèn luyện cho quân nhân nắm được động tác đội ngũ tay không và có súng, có tư thế tác phong quân nhân, có thói quen chấp hành khẩu lệnh nhanh chóng, chính xác; cũng như huấn luyện cho phân đội, binh đội phối hợp hành động trong đội hình. HLĐN được tổ chức và tiến hành theo quy định của điều lệnh đội ngũ. HLĐN gồm: tập đội ngũ (cá nhân, phân đội), hợp luyện đội ngũ phân đội, binh đội khi hành động trong đội hình, duyệt đội ngũ. Động tác đội ngũ tiếp tục được nâng cao trong huấn luyện chiến thuật và thể lực cũng như trong công tác hàng ngày.

        HUẤN LUYỆN ĐỘI NGŨ CHIẾN THUẬT, hình thức cơ bản của huấn luyện chiến thuật nhằm nâng cao trình độ tổ chức của cán bộ, luyện tập cho chiến sĩ, phân đội (đôi khi là binh đội) về động tác và phương pháp hành động trong chiến đấu. HLĐNCT phải căn cứ chỉ thị của cấp trên, kế hoạch huấn luyện của đơn vị. Phương pháp HLĐNCT là huấn luyện từ dễ đến khó, từ giản đơn đến phức tạp, tập luyện từng động tác (phân đoạn, bước), tập liên kết (tổng hợp) ở các địa hình khác nhau cả ban ngày và ban đêm, có hoặc không có khí tài; thường chia ra: học riêng (từng binh chủng), học chung (hợp luyện binh chủng hợp thành). Nội dung HLĐNCT: tập cho bộ đội biết triển khai đội hình, thực hành chiến đấu, hiệp đồng tác chiến trong tiến công và phòng ngự; vượt chướng ngại vật và các khu vực nhiễm; sử dụng phương tiện đổ bộ và vượt sông; thứ tự sắp xếp bộ đội lên xe, lên tàu (tàu hỏa, tàu thủy), lên máy bay... HLĐNCT do người chỉ huy đơn vị hoặc người chỉ huy trên một cấp đảm nhiệm.

        HUẤN LUYỆN ĐỘNG VIÊN, huấn luyện về công tác động viên cho người chỉ huy, cơ quan tham mưu các cấp, các cơ quan chuyên trách, các đơn vị động viên trong QĐ và cán bộ Đảng, chính quyền, đoàn thể quần chúng. Một nội dung huấn luyện tại chức hàng năm của sĩ quan và một nội dung đào tạo trong các học viện, nhà trường QĐ. Nội dung huấn luyện cơ bản: lí luận và thực hành các biện pháp chuẩn bị động viên trong thời chiến. Hình thức HLĐV chủ yếu: đào tạo, tập huấn, diễn tập.

        HUẤN LUYỆN HẬU CẦN, huấn luyện cho quân nhân, các đơn vị chuyên môn nghiệp vụ và cơ quan hậu cần các cấp kiến thức, năng lực quản lí, bảo đảm vật chất, sinh hoạt, quân y, vận tải... bộ phận của huấn luyện chiến đấu. HLHC gồm: lí thuyết và thực hành tại trường và tại đơn vị. Khối lượng, nội dung HLHC được xác định trong chương trình huấn luyện hàng năm.

        HUẤN LUYỆN KHOA MỤC CHUNG, huấn luyện kĩ năng và tri thức QS chung cho mọi quân nhân làm cơ sở cho huấn luyện chiến thuật, kĩ thuật chiến đấu và nghiệp vụ chuyên môn. Nhằm nâng cao ý thức chấp hành nghiêm điều lệnh, điều lệ, kỉ luật QĐ, tác phong quân nhân trong công tác và chiến đấu; nắm dược những tri thức QS thông thường, tính năng một số vũ khí trang bị, tăng cường thể lực, nâng cao ý chí chiến đấu... Nội dung gồm: điều lệnh, điều lệ, kĩ thuật băng bó cấp cứu, thể dục thể thao QS, địa hình QS... Các đơn vị quân chủng, binh chủng, bộ đội biên phòng phải căn cứ vào đặc điểm, tính chất của từng chuyên ngành, từng đối tượng để xác định nội dung, thời gian cụ thể và tổ chức huấn luyện cho phù hợp. Phương pháp: giảng giải lí thuyết, làm mẫu động tác và chú trọng rèn luyện hàng ngày. HLKMC còn được tiến hành đối với học sinh các trường trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, sinh viên các trường cao đảng, đại học và huấn luyện bước đầu đối với thanh niên khi đến tuổi gọi nhập ngũ.

        HUẤN LUYỆN KĨ THUẬT, hệ thống các biện pháp dạy và luyện cho quân nhân nắm vững KTQS, có kĩ năng, kĩ xảo cần thiết để sử dụng thành thạo các phương tiện kĩ thuật, duy trì các phương tiện đó ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu; bộ phận của huấn luyện chiến đấu. HLKT gồm: nghiên cứu cấu tạo và vận hành của phương tiện kĩ thuật, nghiên cứu tính năng kĩ chiến thuật, quy tắc sử dụng, thực hành bảo dưỡng và sửa chữa thông thường (sửa chữa nhỏ) các phương tiện kĩ thuật. Khối lượng và nội dung HLKT được xác định trong chương trình huấn luyện.

        HUẤN LUYỆN KĨ THUẬT ĐẶC CÔNG, hệ thống các biện pháp dạy và luyện các động tác chiến đấu cá nhân thành kĩ năng, kĩ xảo cần thiết cho bộ đội để vận dụng vào chiến đấu  đặc công. Gồm lí thuyết và thực hành các động tác cá nhân. Nội dung, chương trình, hình thức huấn luyện phải phù hợp  với nhiệm vụ chiến đấu của từng loại đặc công (xt kĩ thuật dặc công).
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM