Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 10:57:52 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: H  (Đọc 8208 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #80 vào lúc: 16 Tháng Bảy, 2019, 04:04:36 pm »

     
        HỘI CỰU CHIẾN BINH, tổ chức của các cựu chiến binh, được thành lập ở nhiều nước. Vai trò, mục đích, hình thức tổ chức, tên gọi và phương thức hoạt động của HCCB ở mỗi nước tùy thuộc hoàn cảnh, điệu kiện lịch sử, xã hội, chính trị cụ thể. Có nước thành lập một HCCB với vai trò của một tổ chức quần chúng, cơ sở chính trị của chính quyền; có nước thành lập nhiều HCCB với mục đích khác nhau. Có HCCB tập hợp cựu chiến binh của nhiều thời kì lịch sử (Hội cựu chiến binh Việt Nam), có HCCB tập hợp cựu chiến binh của một thời kì (Hội cựu chiến binh Pháp tham gia chiến tranh Đóng Dương. Hội cựu chiến binh Mĩ tham gia chiến tranh Việt Nam...). Có HCCB hoạt động như một tổ chức hữu ái, bảo vệ quyền lợi của cựu chiến binh; có HCCB lấy hoạt động chính trị - xã hội làm mục đích chủ yếu...

        HỘI CỮU CHIẾN BINH MĨ THAM GIA CHIẾN TRANH VIỆT NAM (A. Vietnam Veterans of America, vt: VVA), tổ chức của những cựu chiến binh Mĩ đã tham gia cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ở VN (1954-75); một trong những hội cựu chiến binh ở Mĩ. Hoạt động với mục đích: đấu tranh bảo vệ quyền lợi của các cựu chiến binh Mĩ đã tham gia chiến tranh VN; giúp nhau khắc phục những hậu quả của chiến tranh... Thành lập 1973 (sau khi Mĩ rút hết quân ra khỏi miền Nam VN) do Giêm Brađi làm chủ tịch; có chi hội ở 46 bang của Mĩ. Quan hệ với Hội cựu chiến binh Việt Nam (từ 1993) trên các lĩnh vực: hợp tác tìm kiếm quân nhân hai bên mất tích trong chiến tranh VN; thực hiện các hoạt động nhân đạo (giúp đỡ những người già cố đơn và trẻ em mồ côi VN thông qua việc xây dựng “Làng hữu nghị”...).

        HỘI CỰU CHIẾN BINH VÀ NẠN NHÂN CHIẾN TRANH ĐÔNG DƯƠNG (P. Association des Anciens Combattants et des Victimes de la Guerre d’ Indochine), tổ chức tập hợp các cựu chiến binh Pháp đã tham gia chiến tranh ở Đông Dương (1945-54) nhằm bảo vệ quyền lợi của các cựu chiến binh và nạn nhân chiến tranh do Pháp gây ra ở Đông Dương. Gồm các binh sĩ chuyên nghiệp trong các hội tổng hợp (P. Union National des Combattants, vt: UNC) hay các hội riêng biệt như Hội các chiến binh Liên hiệp Pháp (P. Association des Combattants de 1’Union France, vt: ACUF), với hàng trăm nghìn hội viên. Trụ sở: phố La Phayet (La Fayett), Pari. Chủ tịch: Guylamôtơ (Guylamothe). Chưa có quan hệ với Hội cựu chiến binh Việt Nam.

        HỘI CỰU CHIẾN BINH VIỆT NAM. tổ chức của các cựu chiến binh VN nhằm phát huy truyền thống “Bộ đội Cụ Hổ" tham gia bảo vệ thành qua CM, bảo vệ Đảng, xây dựng và bảo vệ tổ quốc; bảo vệ quyền lợi chính đáng của cựu chiến binh, tương trợ giúp đỡ nhau trong cuộc sống, gắn bó tình bạn chiến đấu; tổ chức chính trị xã hội; thành viên Mặt trận tổ quốc VN; một cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân do ĐCS VN lãnh đạo; hoạt động theo đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, hiến pháp và pháp luật của nhà nước. Thành lập 6.12.1989 theo quyết định số 173 TB/TW của BCT. BCHTƯ ĐCS VN, giấy phép hoạt động số 528NC của HĐBT nước CHXHCN VN. Hội viên là những người đã tham gia LLVT (ba thứ quân), công nhân viên quốc phòng trong các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc và bảo vệ tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp của QĐND VN đã xuất ngũ. phục viên, chuyển ngành, nghỉ hưu. Tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ; gồm bốn cấp hội: trung ương; tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; cơ sở (xã, phường, thị trấn...). HCCBVN ở mỗi cấp đặt dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng cùng cấp và có quan hệ chặt chẽ với cơ quan chính quyền, QĐ, Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể nhân dân cấp đó. Đến 12.2001 có 1.652.000 hội viên với 11.810 tổ chức cơ sở. Cơ quan ngôn luận là báo “Cựu chiến binh Việt Nam’’. HCCBVN có quan hệ với nhiều tổ chức cựu chiến binh và tổ chức nhà nước về cựu chiến binh trong khu vực và trên thế giới. Chủ tịch danh dự: Võ Nguyên Giáp; chủ tịch BCHTƯ HCCBVN đầu tiên: Trần Văn Quang.

        HỘI ĐỒNG AN NINH QUỐC GIA MĨ (A. National Security Council, vt: NSC), cơ quan tư vấn về các vấn đề an ninh quốc gia trực tiếp với tổng thống Mĩ. Có chức năng: giúp tổng thống chỉ đạo, tiến hành hoạt động của cộng đồng tình báo Mĩ; xem xét các vấn đề lớn về đối nội, đối ngoại, chính trị, QS liên quan đến an ninh quốc gia và khuyến nghị để tổng thống đề ra chính sách hoặc biện pháp thích hợp; phối hợp hoạt động của các bộ, các ngành phục vụ cho an ninh quốc gia. Thành lập 1947 theo Đạo luật an ninh quốc gia của Mĩ. Tổ chức gồm: chủ tịch do tổng thống đảm nhiệm, các thành viên chính thức (phó tổng thông, bộ trưởng BQP bộ trường Bộ ngoại giao, giám đốc CIA, chủ tịch Hội đồng tham mưu trường liên quân) và các thành viên không chính thức (bộ trưởng tài chính, cố vấn an ninh quốc gia, chánh văn phòng tổng thống...). Được chính phủ Mĩ coi là “Hội đồng quân sự -  chính trị tối cao”.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #81 vào lúc: 16 Tháng Bảy, 2019, 04:06:17 pm »

     
        HỘI ĐỒNG BẢO AN LIÊN HỢP QUỐC, cơ quan thường trực quan trọng nhất của Liên hợp quốc, có trách nhiệm chủ yếu là bảo vệ hòa bình và an ninh quốc tế. Gồm 15 ủy viên, trong đó có 5 ủy viên thường trực là Nga (trước đây là LX), Mĩ. Anh. Pháp, TQ và 10 ủy viên không thường trực do Đại hội đồng LHQ bầu ra với nhiệm kì 2 năm (mỗi năm thay 5 ủy viên) và được phân phối công bằng về mặt địa lí: 5 ủy viên thuộc các nước Á, Phi, 2 ủy viên thuộc Tây Âu và các nước khác, 1 ủy viên thuộc Đông Âu. HĐBALHQ có cơ quan giúp việc: Ban tham mưu QS (gồm tổng tham mưu trưởng hoặc đại biểu của 5 nước ủy viên thường trực), Ban chuyên viên. Ban giải trừ quân bị, ủy ban kết nạp thành viên mới, Hội đồng lương thực thế giới. Chức trách của HĐBALHQ là: duy trì hòa bình và an ninh quốc tế: tiến hành điều tra và đề xuất các biện pháp hòa bình giải quyết các vấn đề tranh chấp quốc tế; quyết định áp dụng các biện pháp QS, ngoại giao và kinh tế nhằm hạn chế các hành vi xâm lược, kiến nghị kết nạp thành viên mới của LHQ, đề cử để Đại hội đồng LHQ bổ nhiệm tổng thư kí LHQ. HĐBALHQ có thẩm quyền rộng rãi trong việc giải quyết bằng phương pháp hòa bình các cuộc tranh chấp giữa các nước, cũng như trong việc thực hiện các hành động tập thể nhằm ngăn chặn và loại trừ nguy cơ đối với hòa bình và chống lại các hành vi xâm lược. Nguyên tắc chính trong hoạt động của HĐBALHQ là sự nhất trí của tất cả các ủy viên thường trực.

        HỘI ĐỒNG CUNG CẤP MẶT TRẬN, tổ chức của chính phủ VN DCCH, ủy ban kháng chiến hành chính cấp liên khu và tình thành lập 27.7.1953, có nhiệm vụ huy động nhân lực, vật lực phục vụ tiền tuyến trong KCCP.

        HỘI ĐỒNG CUNG CẤP MlỂN, tổ chức để huy động người và vật chất đảm bảo cho bộ đội tác chiến trên quy mô lớn; do Trung ương cục miền Nam thành lập 3.1965. HĐCCM gồm 6 người, do Phạm Xô làm trường ban. Tiếp đó các tình, huyện, xã cũng lần lượt thành lập hội đồng cung cấp địa phương.

        HỘI ĐỒNG CUNG CẤP TlỀN PHƯƠNG, tổ chức lâm thời do cấp có thẩm quyền quyết định hoặc chi định thành lập hoạt động; có nhiệm vụ: quyết định những chủ trương kế hoạch, tính toán, để ra những biện pháp tích cực nhất để chỉ đạo  các cấp ủy đảng, các cấp chính quyền huy động sức người, sức của đầy đủ kịp thời đáp ứng mọi yêu cầu của tiền phương. Trong KCCP, Hội đồng chính phủ đã ra nghị quyết thành lập ở trung ương và các khu, tỉnh cần thiết các hội đồng cung cấp mặt trận. Trong KCCM, ở miền Nam thành lập Hội đồng cung cấp Miền (3.1965), ở miền Bắc thành lập Hội đồng chi viện miền Nam (3.1975). Các hội đồng này có nhiệm vụ động viên sức người, sức của của hậu phương cho tiền tuyến, giải quyết các vấn đề tiếp quản các vùng mới dược giải phóng, chỉ đạo các ngành, các địa phương cung cấp sức người, sức của theo yêu cầu của tiền phương.

        HỘI ĐỒNG HÒA BÌNH THẾ GIỚI (A. World Peace Conncil, vt: WPC), tổ chức quốc tế lãnh đạo phong trào đấu tranh cho hòa bình, chống chiến tranh của nhân dân các nước. Thành lập 10.1950 tại đại hội các chiến sĩ hòa bình toàn thể giới lần thứ 2, họp ở Vacsava (Ba Lan). Tập hợp đại biểu các chính đảng, tổ chức và ủy ban quốc gia của 137 nước. Khởi xướng và tổ chức các hoạt động của nhân dân các nước thành phong trào quốc tế đấu tranh bảo vệ hòa bình, chống chạy đua vũ trang và chiến tranh, xây dựng tình hữu nghị, hợp tác giữa các dân tộc trên thế giới. Đã tổ chức nhiều hình thức hoạt động của nhân dân thế giới chống cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Việt Nam (1954-75). Cơ quan lãnh đạo cao nhất là Đại hội toàn thế giới; cơ quan thường trực là Đoàn chủ tịch và Ban thư kí. Trụ sở (từ 1958) tại Henxinki (Phần Lan). Chủ tịch đầu tiên: Grôliô Quri, quốc tịch Pháp, nhà bác học vật lí nguyên tử, một chiến sĩ hòa bình nổi tiếng.

        HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ, cơ quan tư vấn cho người chỉ huy về các vấn đề thuộc lĩnh vực khoa học công nghệ QS; gồm các nhà khoa học có khả năng và uy tín thuộc lĩnh vực tư vấn. Được lập ra theo “Điều lệ công tác khoa học và công nghệ Quân đội nhân dân Việt Nam". HĐKHCN cấp BQP do bộ trường BQP quyết định thành lập với nhiệm kì 5 năm gồm: Hội đồng khoa học QS và các HĐKHCN chuyên ngành: kĩ thuật và công nghệ QS, chính trị QS, hậu cần QS, y học QS, lịch sử QS, tình báo QS, giáo dục và đào tạo QS. HĐKHCN cấp tổng cục và tương đương, học viện, nhà trường trực thuộc BQP do thủ trường cấp đó quyết định thành lập, với nhiệm kì 2 năm. Để thực hiện một nhiệm vụ khoa học công nghệ cụ thể, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có thể quyết định thành lập các HĐKHCN để: xét duyệt để cương, đánh giá kết quả, nghiệm thu kết quả nghiên cứu của chương trình (đề tài); thẩm định dự án; xét duyệt sáng kiến; khen thưởng...
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #82 vào lúc: 16 Tháng Bảy, 2019, 04:09:07 pm »


        HỘI ĐỒNG NGHĨA VỤ QUÂN SỰ, tổ chức do UBND các cấp (xã, huyện, tỉnh và tương đương) thành lập để giúp ủy ban thực hiện nghĩa vụ QS ở địa phương. HĐNVQS gồm: chủ tịch hội đồng là chủ tịch UBND, phó chủ tịch là chỉ huy trưởng QS địa phương, ủy viên là những người phụ trách chính các ngành và đoàn thể hữu quan. Nhiệm vụ của HĐNVQS từng cấp được quy định trong Luật nghĩa vụ quân sự.

        HỘI ĐỒNG PHÒNG THỦ ĐÔNG DƯƠNG, tổ chức giúp việc cai trị của toàn quyền Đông Dương, thành lập theo sắc lệnh 31.10.1902 của tổng thống Pháp. Có chức năng nghiên cứu những vấn đề thuộc về tổ chức QĐ, về bảo vệ thuộc địa (theo yêu cầu của bộ trưởng Bộ thuộc địa Pháp) và xử lí những tình huống khẩn thiết tại Đông Dương. HĐPTĐD gồm: chủ tịch (là toàn quyển Đông Dương), phó chủ tịch (tổng chỉ huy lực lượng QĐ chiếm đóng) và 3 ủy viên (tư lệnh bộ binh, tư lệnh pháo binh, tổng tham mưu trường lực lượng QĐ chiếm đóng). Từ 11.1944 tăng thêm 3 ủy viên nhưng đã bất lực khi Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương (9.3.1945), sau đó không còn tồn tại.

        HỘI ĐỒNG QUÂN NHÂN, tổ chức đại diện cho mọi quân nhân, công nhân, viên chức quốc phòng để thực hiện và phát huy ba dân chủ lớn trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Được tổ chức ở cấp đại đội và tương đương (đơn vị chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu) và cấp cơ sở thuộc cơ quan, trường học, bệnh viện, kho, xưởng... trong QĐND VN (quyết định 468/1998/QĐ-BQP ngày 7.4.1998 của bộ trưởng BQP). Có nhiệm vụ giúp người chỉ huy phát huy dân chủ, ý thức trách nhiệm, tính sáng tạo, tài năng và trí tuệ của mọi người trong đơn vị; góp ý kiến với cấp ủy Đảng, người chỉ huy trong việc lãnh đạo và tổ chức thực hiện mọi nhiệm vụ; góp phần tăng cường đoàn kết nội bộ, củng cố kỉ luật, nâng cao sức mạnh chiến đấu của đơn vị. HĐQN tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ, do toàn thể quân nhân, công nhân, viên chức quốc phòng trong đơn vị bầu ra, nhiệm kì một năm. Hoạt động dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, sự điều hành của người chỉ huy, sự hướng dẫn, chỉ đạo của cơ quan chính trị và cán bộ chính trị.

        HỘI ĐỒNG QUÂN SỰ, tổ chức lãnh đạo QS tập thể để thảo luận hoặc quyết định các vấn đề có tính nguyên tắc về QS, tổ chức, chỉ huy tác chiến, huấn luyện QS và bảo đảm đời sống bộ đội. HĐQS được tổ chức trong QĐ LX và QĐ một số nước khác ở cấp quân đoàn, quân khu, quân chủng, binh chủng, hạm đội, tập đoàn quân, bộ đội biên phòng. Tổ chức HĐQS gồm: tư lệnh (người chỉ huy) làm chủ tịch, các thành viên gồm: chủ nhiệm chính trị, bí thư đảng ủy địa phương (bí thư Trung ương ĐCS nước cộng hòa, bí thư quân khu, bí thư tỉnh ủy...), phó tư lệnh (phó chỉ huy) thứ nhất, tham mưu trường và một số thành viên khác. HĐQS có chức năng bảo đảm sẵn sàng chiến đấu, bảo đảm chất lượng huấn luyện QS và giáo dục chính trị, tư tưởng, giữ vững ki luật QĐ, củng cố chế độ một người chỉ huy và bản lĩnh chính trị, tinh thần chiến đấu của bộ đội. HĐQS làm việc theo nguyên tắc tập thể, ra nghị quyết theo đa số. HĐQS không quyết định về quyết tâm và phương án tác chiến, về các chỉ tiêu trong kế hoạch hoạt động của bố đội và công tác xây dựng Đảng. Riêng về công tác cán bộ, HĐQS bàn tập thể và quyết định theo đa số trong phạm vi phân công quản lí.

        HỘI ĐỒNG QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tổ chức thuộc cơ quan quyền lực nhà nước trung ương do Quốc hội lập ra theo điểu 104 Hiến pháp nước CHXHCN VN (1992). HĐQPVAN có nhiệm vụ: động viên mọi lực lượng, khả năng của đất nước để bảo vệ tổ quốc; khi có chiến tranh, có thể được Quốc hội giao cho những nhiệm vụ và quyền hạn đặc biệt. HĐQPVAN chỉ được lập ra ở cấp trung ương, gồm: chủ tịch (chủ tịch nước giữ chức vụ chủ tịch HĐQPVAN); phó chủ tịch và các ủy viên. Chủ tịch nước đề nghị danh sách các thành viên HĐQPVAN, trình Quốc hội phê chuẩn (không bầu); ủy viên HĐQPVAN không nhất thiết là đại biểu Quốc hội. HĐQPVAN làm việc theo chế độ tập thể và quyết định theo đa số.

        HỘI ĐỒNG THAM MƯU TRƯỞNG LIÊN QUÂN, cơ quan quyền lực cao nhất về QS trực thuộc tổng thống Mĩ, làm cố vấn cho Hội đồng an ninh quốc gia và điều hành tác chiến của QĐ Mĩ. Thành lập 7.1947 gồm: chủ tịch (được chỉ định luân phiên trong các thành viên) và các thành viên là các tham mưu trưởng (người chỉ huy cao nhất): lục quân, không quân, hải quân và tư lệnh lính thủy đánh bộ. Trong chiến tranh xâm lược VN, HĐTMTLQ điều hành các hoạt động tác chiến của QĐ Mĩ trên chiến trường thông qua tư lệnh BTL Thái Bình Dương. Chủ tịch HĐTMTLQ (1957-78) có 6 chủ tịch: tướng không quân Nathan Ph. Tuyning (1957- 60), tướng lục quân Liman L. Lemnidơ (1960-61), tướng lục quân Macxoen Đ. Taylơ (1961-64), tướng lục quân E. G. Oenlơ (1964-70), đô đốc Tômat H. Morơ (1970-74), tướng không quân G. s. Brao (1974-78). Hiện nay là tướng Richat Miơ (từ 2002).
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #83 vào lúc: 16 Tháng Bảy, 2019, 04:10:14 pm »


        HỘI MẸ CHIẾN SĨ, tổ chức của Hội liên hiệp phụ nữ VN trong KCCP và KCCM để động viên tinh thần, chăm sóc đời sống vật chất bộ đội và thương binh, bệnh binh; chôn cất, trông nom mồ mả liệt sĩ, tử sĩ. HMCS được tổ chức ở làng, xã, phố phường trong cả nước. Ra đời 6.1946 theo sáng kiến của Hội liên hiệp phụ nữ Trung Bộ. đầu tiên được thành lập ở Hà Tĩnh, tiếp đến các tỉnh thuộc Khu 4, sau phát triển ra cả nước trong KCCP. Được duy trì và phát triển trong KCCM. HMCS có sức cổ động tinh thần to lớn và góp phần thiết thực bảo đảm hậu cần tại chỗ cho bộ đội.

        HỘI NGHỊ AN PHÚ XÃ (20.11.1945), hội nghị QS do Nguyễn Bình với danh nghĩa phái viên được chủ tịch Hồ Chí Minh cử vào Nam Bộ, triệu tập tại ấp An Hoà, An Phú Xã (Gia Định, nay thuộc tp Hồ Chí Minh). Tham dự hội nghị có 49 đại biểu của hầu hết các tỉnh Đông Nam Bộ. Nội dung: bàn việc thống nhất lực lượng, chỉ huy, tổ chức lại bộ đội, vạch chương trình hành động, phân chia khu vực hoạt động của các đơn vị vũ trang, chuẩn bị phát động chiến tranh du kích, thống nhất tên gọi các đơn vị là giải phóng quân và thành lập các chi đội; cử Nguyễn Bình làm tư lệnh giải phóng quân Nam Bộ, Hoàng Đình Giong (Vũ Đức) làm chính trị ủy viên. Hội nghị bước đầu tạo ra sự thống nhất các LLVT về tổ chức, chỉ huy, góp phần củng cố lực lượng kháng chiến ở Nam Bộ.

        HỘI NGHỊ BÀN MÔN ĐIẾM (1953), hội nghị đàm phán đình chiến ở Triều Tiên giữa đoàn đại biểu QĐ Triều Tiên và chí nguyện quân TQ với đoàn đại biểu QĐ Mĩ và một số nước theo Mĩ dưới danh nghĩa LHQ. Lúc đầu họp ở Khai Thành, sát mặt trận (7.1951), sau chuyển về Bàn Môn Điếm. Sau hai lần gián đoạn, hội nghị đã đi tới kí kết hiệp định đình chiến (27.7.1953), do đại diện phía Triều - Trung là đại tướng Nam Nhật, đại diện phía Mĩ là trung tướng Harixơn thực hiện. Hiệp định có hiệu lực từ 22 giờ cùng ngày. Nội dung chủ yếu gồm: vạch giới tuyến QS ở vĩ tuyến 38, lập khu phi QS từ giới tuyến về mỗi phía 2km. Hai bên không tiến hành hoạt động đối địch trong khu phi QS, không được vượt qua giới tuyến QS; 12 giờ sau khi hiệp định được kí, hai bên phải đình chỉ mọi hoạt động của hải, lục, không quân, rút hết mọi lực lượng QS khỏi khu phi QS và khỏi vùng đối phương; đình chỉ việc tăng nhân viên QS và vũ khí trang bị vào Triều Tiên; trong 60 ngày sau khi hiệp định có hiệu lực, hai bên phải tập trung và cho hồi hương mọi tù binh yêu cầu được hồi hương; sau ba tháng khi hiệp định có hiệu lực sẽ triệu tập hội nghị các nước có liên quan để bàn việc giải quyết vấn đề Triều Tiên. Cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-53) đến đây chấm dứt.

        HỘI NGHỊ BECLIN nh HỘI NGHỊ PÔTXĐAM (17.7- 2.8.1945)

        HỘI NGHỊ BÌNH THAN (10.1282), hội nghị các vương hầu, quý tộc và tướng lĩnh cao cấp triều Trần bàn kế sách cho cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông lấn II (1285), do vua Trần Nhân Tông triệu tập, tại bến Bình Than trên sông Lục Đầu (nay thuộc h. Gia Bình, t. Bấc Ninh). Hội nghị thống nhất ý chí quyết tâm đánh giặc cứu nước, bàn kế sách công thủ, bố trí lực lượng phòng giữ các nơi hiểm yếu, chuẩn bị mọi mặt cho kháng chiến. Hoài Văn Hầu Trấn Quốc Toàn còn nhỏ tuổi không được dự bàn, với chí lớn đã về mộ quân ngày đêm luyện tập, giương cao lá cờ thêu sáu chữ “Phá cường địch, báo hoàng ân” (Phá giặc mạnh, báo ơn vua). HNBT góp phần quan trọng làm tham mưu chiến lược cho triều đình tổ chức lực lượng và động viên toàn dân kháng chiến thắng lợi.

        HỘI NGHỊ BỘ CHÍNH TRỊ 30.9-8.10.1974, hội nghị của BCT BCHTƯĐLĐ VN (khóa III) nhằm thảo luận, thông qua kế hoạch chiến lược giải phóng miền Nam (1975-76) và kế hoạch chiến lược 1975 do BTTM QĐND VN soạn thảo. Từ sự đánh giá so sánh lực lượng trên chiến trường và bối cảnh quốc tế, hội nghị nhận định: thời cơ chiến lược đã đến, ta đã mạnh hơn địch và có khả năng thực tế để tiến lên giành toàn thắng. Hội nghị quyết định động viên những nỗ lực lớn nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ở cả hai miền, mở cuộc tổng tiến công và nổi dậy cuối cùng, tiêu diệt và làm tan rã toàn bộ QĐ và chính quyền Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn miền Nam, giành thắng lợi triệt để trong hai năm 1975-76.

        HỘI NGHỊ BỘ CHÍNH TRỊ 18.12.1974-8.1.1975. hội nghị mở rộng của BCT BCHTƯ ĐLĐ VN (khóa III) nhằm khảng định quyết tâm và kế hoạch chiến lược giải phóng miền Nam đã được thông qua tại hội nghị Bộ chính trị 30.9- 8.10.1974; họp khi đợt 1 cuộc tiến công 1975 đã bắt đầu được 12 ngày ở đồng bằng sông Cửu Long. Từ sự phân tích những diễn biến mới nhất trên các chiến trường, đặc biệt là thắng lợi của chiến dịch Đường 14 - Phước Long (13.12.1974-6.1.1975), hội nghị nhận định: thế và lực của ta mạnh lên nhiều, thế và lực của địch đang đi xuống, khả năng Mĩ can thiệp trở lại vào VN rất hạn chế; trên cơ sở đó khẳng định một lần nữa quyết tâm chiến lược giải phóng miền Nam, kết thúc thắng lợi cuộc KCCM trong hai năm 1975-76, nếu thời cơ đến thì lập tức giải phóng miền Nam trong 1975. Để thực hiện quyết tâm chiến lược, cần thực hành tiến công và nổi dậy trên quy mô lớn, kết hợp QS, chính trị, binh vận, tạo sức mạnh tổng hợp, tiến tới tổng công kích, tổng khởi nghĩa; xác định đòn tiến công QS đầu tiên lấy nam Tây Nguyên làm hướng chủ yếu, mục tiêu tiến công đầu tiên là Buôn Ma Thuật.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #84 vào lúc: 16 Tháng Bảy, 2019, 04:11:45 pm »


        HỘI NGHỊ CẤP CAO NHÂN DÂN ĐÔNG DƯƠNG (24- 25.3.1970), hội nghị những người đứng đầu của VN DCCH. Cộng hòa miền Nam VN, Lào, Campuchia, họp tại một vùng biên giới VN - TQ - Lào, nhằm củng cố khối đoàn kết chống Mĩ mở rộng chiến tranh xâm lược trên toàn bán đảo Đông Dương. Tuyên bố chung của hội nghị khẳng định mục tiêu chung của mỗi nước là độc lập, hòa bình, trung lập, không để nước ngoài có QĐ hay lập căn cứ QS trên đất mình, hoặc dùng lãnh thổ nước mình để xâm lược nước khác, không tham gia liên minh QS; ba nước quan hệ theo năm nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình... HNCCNDĐD góp phần làm thất bại âm mưu chia rẽ của Mĩ và các thế lực phản động khác, cổ vũ quyết tâm đoàn kết chống Mĩ của nhân dân ba nước Đông Dương.

        HỘI NGHỊ CÂY MAI (23.9.1945), hội nghị liên tịch giữa xứ ủy và UBND Nam Bộ họp khẩn cấp ở đường Cây Mai (Chợ Lớn) bàn chủ trương, biện pháp đối phó với tình hình quân Pháp được Anh đồng lõa và giúp sức, đã gây hấn ở Sài Gòn đêm 22 rạng 23.9.1945. Hoàng Quốc Việt thay mặt Thường vụ trung ương ĐCS Đông Dương và Tổng bộ Việt Minh tham dự hội nghị. Sau khi phân tích âm mưu xâm lược của Pháp, HNCM quyết định phát động toàn dân kháng chiến, tổng bãi công, bãi thị, không hợp tác với thực dân Pháp, tiến hành chiến tranh du kích rộng khấp, bao vây, tiêu hao địch trong thành phố, phá âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của địch. HNCM thể hiện ý chí kiên quyết chống xâm lược, bảo vệ nền độc lập vừa giành được của nhân dân Nam Bộ và cả nước.

        HỘI NGHỊ CHÍNH TRỊ ĐẶC BIỆT (27.3.1964), hội nghị do chủ tịch Hồ Chí Minh triệu tập nhằm động viên tinh thần đoàn kết và ý chí chiến đấu của nhân dân VN trước tình hình Mĩ đẩy mạnh chiến lược chiến tranh đặc biệt ở miền Nam và tăng cường các hoạt động phá hoại đối với miền Bắc (x. kế hoạch 34A). Họp ở thủ đô Hà Nội, gồm: 325 đại biểu chính thức (thuộc các đảng phái, đoàn thể, dân tộc, tôn giáo, đồng bào miền Nam tập kết, kiều bào về nước), trên 500 đại biểu dự thính (của nhân dân Hà Nội). Sau khi chỉ rõ âm mưu và hành động xâm lược của Mĩ, chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố: Mĩ phải chấm dứt can thiệp, rút khỏi miền Nam; nếu động đến miền Bắc, Mĩ sẽ thất bại; kêu gọi đồng bào cả nước đoàn kết chiến đấu, miển Bắc làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt... HNCTĐB có ý nghĩa như một hội nghị Diên Hồng trong thời đại mới, thể hiện quyết tâm của toàn dân VN đoàn kết chiến đấu bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất tổ quốc.

        HỘI NGHỊ CRƯM (4-11.2.1945), hội nghị giữa những người đứng đầu chính phủ ba nước lớn thuộc lực lượng Đồng minh chống phát xít: LX (I. V. Xtalin), Mĩ (Ph. Rudơven), Anh (U. Sơcsin); họp ở Livađi gần Yanta trong giai đoạn cuối CTTG-II. Tham gia HNC còn có các bộ trường ngoại giao, đại diện các BTTM và một số chuyên viên. HNC thỏa thuận kế hoạch tiêu diệt LLVT phát xít Đức. vạch ra những nguyên tắc cơ bản trong đường lối chung sau chiến tranh, tổ chức sự kiểm soát trong toàn nước Đức; quyết nghị giải giáp và giải thể toàn bộ LLVT và BTTM Đức, trừng phạt những tội phạm chiến tranh, bãi bỏ các đạo luật phát xít, cấm Đảng quốc xã hoạt động; quyết định Đức phải bồi thường thiệt hại về vật chất cho những nước trong liên minh chống Hitle; thành lập Liên hợp quốc; thông qua bản tuyên bố về châu Âu giải phóng và hiệp định về những vấn đề Viễn Đông cùng nhiêu vấn đề khác. Thông cáo của HNC có chữ kí của những người đứng đầu chính phủ ba nước được công bố ngày 13.2.1945. Những nghị quyết của HNC có ý nghĩa lịch sử, chứng minh khả năng hợp tác giữa những nước có chế độ xã hội khác nhau, động viên được mọi lực lượng sớm tiêu diệt phát xít Đức và quân phiệt Nhật. Cg hội nghị Yanta.

        HỘI NGHỊ DÂN QUÂN TOÀN QUỐC (15.4.1948), hội nghị đại biểu dân quân và du kích các địa phương trong cả nước, họp lần hai theo chủ trương của BCHTƯ và Quân ủy trung ương; chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho hội nghị. Hội nghị đánh giá và biểu dương thành tích chung của dân quân , du kích và những đơn vị, những đội viên du kích có thành tích xuất sắc, chỉ rõ những khuyết điểm cần sửa chữa, khắc phục, đề ra phương hướng hoạt động, tổ chức, biên chế, trang bị, huấn luyện, tác chiến và các chế độ công tác của dân quân, du kích, kịp đáp ứng yêu cầu mới của sự nghiệp kháng chiến. Hội nghị quyết nghị đẩy mạnh chiến tranh du kích, thực hiện “giết nhiều giặc, cướp nhiều súng, để giúp cho trường kì kháng chiến mau thắng lợi, thống nhất và độc lập mau thành công” theo thư gửi hội nghị của chủ tịch Hồ Chí Minh.

        HỘI NGHỊ DIÊN HỒNG (1285), hội nghị đại biểu bô lão cả nước nhằm hiệu triệu tinh thần chống quân Nguyên -  Mông xâm lược, do vua Trần Nhân Tông cùng thượng hoàng Trần Thánh Tông triệu tập, họp tại điện Diên Hổng (kinh đô Thăng Long). Trả lời câu hỏi của vua Trần trước họa xâm lăng đối với dân tộc, các bô lão đã đồng tâm quyết chiến bảo vệ tổ quốc. Đây là một hình thức hội nghị đại biểu nhân dân đầu tiên trong lịch sử dân tộc VN, một nhân tố để giành thảng lợi trong kháng chiến chống Nguyên - Mông lần II (1285).
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #85 vào lúc: 16 Tháng Bảy, 2019, 04:12:53 pm »


        HỘI NGHỊ ĐÔNG NAM Á (8.9.1954), hội nghị do Mĩ triệu tập tại Manila (thủ đô Philippin) với sự tham gia của Mĩ, Anh, Pháp, Ôxtrâylia, Niu Dilân, Pakixtan, Thái Lan, Philippin. Hội nghị kí kết hiệp ước Manila, thành lập khối QS mang tên Tổ chức hiệp ước Đông Nam Á (SEATO), do Mĩ cầm đầu nhằm chống lại phong trào giải phóng dân tộc và các lực lượng tiến bộ đang phát triển mạnh ở khu vực Đông Nam Á sau thất bại của Pháp ở Đông Dương. Lợi dụng hiệp ước này, Mĩ đã lôi kéo một số nước trong SEATO trực tiếp tham gia chiến tranh chống nhân dân VN. Do mâu thuẫn nội bộ, đặc biệt sau KCCM của nhân dân Đông Dương thắng lợi, 9.1975 SEATO quyết định giải thể.

        HỘI NGHỊ GIẢI TRỪ QUÂN BỊ X. ỦY BAN GIẢI TRỪ QUÂN BỊ

        HỘI NGHỊ GIƠNEVƠ VỂ ĐÔNG DƯƠNG (8.5-21.7.1954), hội nghị bộ trưởng ngoại giao các nước LX, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Mĩ, Anh, Pháp, VN DCCH và đại diện ba chính phủ theo Pháp ở VN, Lào, Campuchia họp tại Giơnevơ (Thụy Sĩ) bàn vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương. Từ 8.5.1954 hội nghị lần lượt tiến hành nhiều phiên họp toàn thể, họp hẹp, tiếp xúc riêng giữa các trường đoàn. Do thái độ lừng chừng của Pháp và âm mưu tiếp tục can thiệp vào Đông Dương của Mĩ, cuộc đàm phán tiến triển chậm. Trước thắng lợi QS của lực lượng kháng chiến VN, Lào, Campuchia trên các chiến trường, đặc biệt là thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ (13.3-7.5.1954) và lập trường đấu tranh ngoại giao kiên quyết, mềm dẻo của phía VN DCCH. các bên đi đến thỏa thuận về những vấn đề cơ bản. 20.7 các hiệp định đình chiến ở VN, Lào, Campuchia được kí kết (x. hiệp định Giơnevơ 1954 về Việt Nam; hiệp định Giơnevơ 1954 về Lào; hiệp định Giơnevơ 1954 về Campuchia). 21.7 hội nghị thông qua tuyên bố chung về lập lại hòa bình ở Đông Dương (Mĩ không kí vào bản tuyên bố này). HNGVĐD là hội nghị quốc tế đầu tiên với sự tham gia của các nước lớn đã xác nhận việc chấm dứt chế độ thuộc địa của Pháp ở Đông Dương và cam kết tôn trọng các quyển dân tộc cơ bản của VN, Lào, Campuchia.

        HỘI NGHỊ HÒA BÌNH PARI (1919-20), hội nghị quốc tế do các nước lớn chiến thắng trong CTTG-I triệu tập để soạn thảo và kí kết các hiệp ước hòa bình với các nước chiến bại. Họp qua nhiều phiên ở Pari từ 18.1.1919 đến 21.1.1920. có 32 nước tham gia (Anh, Pháp, Mĩ, Italia, Nhật, Bỉ...), không mời nước Nga xô viết, mặc dù Nga là nước tham gia liên minh với Anh, Pháp trong CTTG-I. Những vấn đề chủ chốt của hội nghị được quyết định trong các phiên họp kín tay ba giữa Anh, Pháp, Mĩ. HNHBP chuẩn bị điều kiện cho các hiệp ước: với nước Đức - hiệp ước hòa bình Vecxây (1919); với nước Áo - hiệp ước hòa bình Xanh Giecmanh 1919; với Bungari - hiệp ước hòa bình Nâyxki; với Hunggari - hiệp ước hòa bình Trianon 1920; với Thổ Nhĩ Kì - hiệp ước hòa bình Xevơrơ 1920. Hội nghị đã thông qua quyết nghị thành lập Hội quốc liên và điều lệ của hội. Anh, Mĩ, Pháp giữ vai trò chủ yếu trong hội nghị.

        HỘI NGHỊ LIÊN MINH NHÂN DÂN BA NƯỚC ĐÔNG DƯƠNG (11.3.1951), hội nghị đại biểu của Mặt trận Liên Việt (VN), Itxala (Lào), Itxarắc (Campuchia) đại diện cho nhân dân ba nước Đông Dương nhằm thắt chặt tình đoàn kết chiến đấu chống kẻ thù chung và thành lập khối liên minh nhân dân VN - Lào - Campuchia. Hội nghị nhất trí xác định kẻ thù chung là thực dân Pháp và can thiệp Mĩ; nhiệm vụ cơ bản của CM mỗi nước là giành độc lập, xây dựng ba quốc gia mới; quyết định thành lập khối liên minh nhân dân ba nước dựa trên nguyên tắc tự nguyện, bình đắng và tôn trọng chủ quyền của nhau, có một chương trình hành động chung. Thành công của hội nghị có ý nghĩa chiến lược, tăng cường sức mạnh đoàn kết giữa ba dân tộc trên bán đảo Đông Dương, góp phần làm thất bại thủ đoạn chia rẽ của địch.

        HỘI NGHỊ OASINHTƠN (1921-22). hội nghị bàn về hạn chế trang bị đường biển, các vấn đề Viễn Đông và vùng nước Thái Bình Dương nhằm xác định mối tương quan lực lượng mới hình thành giữa các nước đế quốc lớn sau CTTG-I ở TQ và vùng nước Thái Bình Dương có lợi cho Mĩ. Họp tại Oasinhtơn từ 12.11.1921 đến 6.2.1922 do Mĩ triệu tập sau hội nghị hòa bình Pari (1919-20), có 9 nước tham dự: Mĩ. Anh, TQ, Nhật, Pháp, Italia, Bỉ. Hà Lan. Bồ Đào Nha và đại biểu các xứ tự trị thuộc Anh, đại biểu Ấn Độ. Nhiều vấn đề trong hội nghị được giải quyết tay ba giữa Mĩ, Anh, Nhật. HNO soạn thảo và kí các văn kiện chính: hiệp ước bốn nước (Mĩ, Anh, Pháp, Nhật) kí 13.12.1921. quy định chủ quyền các đảo ở Thái Bình Dương, nhằm hợp sức chống các phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực này: hiệp ước năm nước (Mĩ, Anh, Nhật, Pháp, Italia) kí 6.2.1922, hạn chế trang bị đường biển (giới hạn trọng tài, cỡ pháo trên tàu...), cấm xây dựng các căn cứ hải quân mới ở Thái Bình Dương có lợi cho Mĩ: hiệp ước chín nước (Mĩ, Anh, Pháp, Nhật, Italia, Bỉ, Hà Lan, Bồ Đào Nha. TQ) kí 6.2.1922, định ra những khả năng cân bằng trong thương mại và doanh nghiệp ở TQ, chống lại sự độc quyền của Nhật. Các nghị quyết của HNO không xóa bỏ sự đe dọa xâm lược của Nhật ở Viễn Đông. LX không thừa nhận các nghị quyết của HNO và phân kháng tới các chính phủ tham gia hội nghị.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #86 vào lúc: 16 Tháng Bảy, 2019, 04:13:51 pm »


        HỘI NGHỊ PARI (1968-73), hội nghị bàn về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở VN; họp tại Pari (Pháp). 13.5.1968 hội nghị bắt đầu giữa hai bên: đại diện chính phủ VN DCCH do bộ trưởng Xuân Thủy làm trường đoàn và đại diện chính phủ Mĩ do Hariman dẫn đầu: sau khi Mĩ chấm dứt ném bom. bắn phá miền Bấc VN (11.1968), từ 25.1.1969 họp bốn bèn gồm đại diện của VN DCCH, MTDTGPMN VN, Mĩ và VN cộng hòa. Qua bốn năm chín tháng với 202 phiên họp công khai, 24 cuộc tiếp xúc riêng, cuộc đàm phán diễn ra gay go, phức tạp. Đã có lúc VN DCCH và Mĩ đạt được thỏa thuận về một văn bản hiệp định (18.10.1972) nhưng Mĩ lật lọng không chịu kí tắt vào ngày đã định. Chỉ sau khi Mĩ thất bại trong cuộc tập kích đường không chiến lược vào miền Bắc VN (x. chiến dịch Lainơbêchcơ 11, 18- 29.12.1972) cuộc đàm phán mới được nối lại và đi đến kết quả. 23.1.1973 hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở VN được kí tắt giữa cố vấn đặc biệt của chính phủ VN DCCH Lê Đức Thọ và cố vấn an ninh quốc gia Mì Kitxingơ. 27.1.1973 được các bộ trưởng ngoại giao đại diện cho chính phủ của bốn bên kí chính thức (x. hiệp định Pari 1973 vê Việt Nam).

        HỘỊ NGHỊ PHÒNG KHÔNG NHÂN DÂN TOÀN MIỀN BẮC (9.1.1964), hội nghị triển khai công tác phòng không nhân dân lán thứ nhất của quân và dân miền Bắc, họp tại thủ đô Hà Nội, do BTTM QĐND VN triệu tập, nhằm chuẩn bị đối phó với âm mưu của Mĩ tiến hành chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân ra miền Bắc. Tham dự hội nghị gồm đại diện chính quyền, cơ quan QS và một số cơ quan địa phương, đại diện một số bộ trong chính phủ và các cơ quan, quân chủng, binh chủng trong QĐ. Hội nghị thảo luận và thống nhất kế hoạch triển khai lực lượng phòng không ba thứ quân, bảo đảm lực lượng sẵn sàng chiến đấu, các biện pháp phòng tránh, sơ tán nhằm bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân. hạn chế thấp nhất thiệt hại do địch gây ra. Nghị quyết hội nghị thể hiện sâu sắc quan điểm chiến tranh nhân dân của Đảng, trên cơ sở đó hệ thống phòng không nhân dân được thành lập ở khắp các địa phương với lực lượng nòng cốt là bộ đội phòng không, tạo thế chủ động đánh bại âm mưu và hành động gây chiến tranh của địch.

        HỘI NGHỊ PHÔNGTENNƠBLÔ (6.7-13.9.1946), hội nghị đàm phán chính thức giữa chính phủ VN DCCH và chính phủ Pháp về chủ quyển, độc lập. thông nhất của VN. mối quan hệ giữa VN với Pháp và các nước khác... Sau khi buộc phải kí hiệp định sơ bộ Việt - Pháp (6.3.1946), phía Pháp tìm mọi cách phủ nhận, xuyên tạc và phá hoại hiệp định. Trước sự đấu tranh kiên quyết của ta, chính phủ Pháp phải nhận mở cuộc đàm phán chính thức, khai mạc 6.7.1946 tại lâu đài Phôngtennơblô (cách Pari 60km). Dẫn đầu phái đoàn VN là Phạm Văn Đồng, phái đoàn Pháp do Măc Ăngđrè làm trưởng đoàn. Lập trường của VN là : nước VN phải được độc lập (ở trong Khối liên hiệp Pháp), không chấp nhận một chính phủ liên bang; Nam Bộ là một bộ phận không thể chia cắt của VN; tài sản của người Pháp ở VN sẽ được bảo hộ... Do phía Pháp giữ lập trường hiếu chiến, xâm lược, đưa ra bản dự thảo hiệp định với những điều khoản ta không thể chấp nhận được, hội nghị tan vỡ sau hơn 2 tháng đàm phán không có kết quả. Tuy không đạt mục đích kí hiệp ước chính thức giữa VN và Pháp, nhưng HNP đã làm cho dư luận quốc tế hiểu rõ nguyện vọng hòa bình, độc lập, thống nhất của nhân dân VN và dã tâm xâm lược của thực dân Pháp.

        HỘI NGHỊ PÔTXĐAM (17.7-2.8.1945), hội nghị giữa những người đứng đầu chính phủ các nước lớn chiến thắng trong CTTG-II: LX (I V Xtalin), Mĩ (G. Truman), Anh (V. Sơcsin, từ 28.7 là C. Etli), họp ở Pôtxđam (ngoại vi Beclin. Đức) nhằm xem xét những vấn đề tổ chức châu Âu sau chiến tranh và thông qua quyết định giải giáp QĐ Đức. giải thể Đảng quốc xã Đức; quyết nghị thành lập tòa án quốc tế xét xử những tội phạm chiến tranh, thông qua hệ thống chiếm đóng bốn bên nước Đức và quản lí bốn mặt Beclin; xác nhận chuyển cho LX tp Kenibec (từ 1946 là Caliningrat) và những vùng tiếp giáp ở biên giới tây Ba Lan cùng những vấn đề khác. LX khẳng định sự hợp tác với các nước đồng minh đánh tan nước Nhật quân phiệt. Những thỏa thuận đạt được tại HNP mở đường hợp tác có hiệu quả giữa các nước ở châu Âu sau chiến tranh. Cg hội nghị Beclin.

        HỘI NGHỊ QUÂN SỰ CÁCH MẠNG BẮC KÌ (15-20.4.1945), hội nghị QS đầu tiên của ĐCS Đông Dương bàn những việc cần kíp chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa khi thời cơ đến. Tham dự hội nghị có đại biểu Chiến khu Việt Bấc, Chiến khu Quang Trung... họp tại Hiệp Hoà (Bắc Giang), do Trường Chinh chủ trì. Hội nghị quyết định những vấn đề quan trọng về QS: thống nhất các LLVT CM, thành lập Việt Nam giải phóng quân, tổ chức rộng rãi tự vệ, tự vệ chiến đấu: phát triển chiến tranh du kích trong cả nước; thành lập 7 chiến khu (Lê Lợi, Hoàng Hoa Thám. Quang Trung, Trần Hưng Đạo ở Bắc Bộ; Trưng Trắc, Phan Đình Phùng ở Trung Bộ; Nguyễn Tri Phương ở Nam Bộ); cử ủy ban QS CM Bắc Kì gồm Võ Nguyên Giáp, Chu Văn Tấn, Văn Tiến Dũng, Lê Thanh Nghị, Trần Đăng Ninh... Hội nghị đánh dấu bước phát triển mới về tư tưởng QS của Đảng, góp phần vào thắng lợi của cách mạng tháng Tám 1945.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #87 vào lúc: 16 Tháng Bảy, 2019, 04:14:54 pm »


        HỘI NGHỊ QUÂN SỰ TOÀN QUỐC (19.10.1946), hội nghị QS lớn nhất của ĐCS Đông Dương từ sau tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945, họp tại 58 phố Nguyễn Du (Hà Nội), do Trường Chinh chủ trì. Dự hội nghị có các ủy viên trung ương Đảng, ủy viên QS ủy viên hội, cán bộ QS, chính trị chủ chốt các khu. Từ nhận định không sớm thì muộn, Pháp sẽ đánh VN và nhân dân VN nhất định phải kháng chiến, hội nghị quyết định: gấp rút tăng cường lực lượng về mọi mặt, đặc biệt là LLVT; nhấn mạnh xây dựng LLVT về chính trị, chình đốn cơ quan chỉ huy, xây dựng các ngành quân nhu, quân giới, quân y; chú trọng giáo dục tình hình, nhiệm vụ, tăng cường đoàn kết, kỉ luật, giữ gìn bí mật; phát triển Đảng, kiện toàn chế độ chính trị viên và cơ quan công tác chính trị, điều chỉnh cán bộ, thống nhất chương trình huấn luyện, lập cơ quan chuyên trách công tác cán bộ. HNQSTQ đã kịp thời đánh giá tình hình, nhiệm vụ trước mắt, đề ra biện pháp thúc đẩy công tác chuẩn bị, sẵn sàng chiến đấu của LLVT, nêu cao những nguyên tắc, quan điểm của Đảng trong xây dựng LLVT.

        HỘI NGHỊ QUỐC TẾ VỀ VIỆT NAM (27.2-2.3.1973), hội nghị quốc tế ghi nhận và ủng hộ hiệp định Pari 1973 về Việt Nam và các nghị định thư kèm theo; họp tại Pari (thủ đô Pháp). Tham dự có đại biểu của LX, TQ, Anh. Pháp, bốn bên tham gia kí hiệp định Pari (VN DCCH. MTDTGPMN VN, Mĩ và VN cộng hòa) và bốn nước trong ủy ban kiểm soát và giám sát quốc tế (Ba Lan, Canada, Hunggari, Inđônêxia). Dự hội nghị còn có tổng thư kí LHQ. Hội nghị đã kí định ước (gồm 9 điều) khẳng định hiệp định Pari 1973 về VN phải được thực hiện, công nhận và cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân VN, quyền tự quyết của nhân dân  miền Nam VN và kêu gọi tất cả các nước trên thế giới cũng làm như vậy.

        HỘI NGHỊ TÊHÊRAN (28.11-1.12.1943), hội nghị giữa những người đứng đầu chính phủ ba nước lớn thuộc Đồng minh: LX (Xtalin), Mĩ (Rudơven), Anh (Sơcsin); họp ở Têhêran (Iran) trong CTTG-II. Các bên đã kí bản tuyên bố hành động chung trong chiến tranh chống nước Đức phát xít và sự hợp tác sau chiến tranh; thỏa thuận với nhau kế hoạch tiêu diệt các LLVT phát xít và quyết định mở mặt trận thứ hai ở châu Âu vào 5.1944. LX chấp thuận đề nghị của các nước đồng minh sẽ tham chiến chống Nhật sau khi kết thúc chiến sự ở châu Âu. Kết quả đạt được của hội nghị góp phần củng cố sự hợp tác về QS giữa những nước lớn trong liên minh chống phát xít.

        HỘI NGHỊ THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3-7.2.1930), hội nghị thống nhất các tổ chức cộng sản VN, họp tại Cửu Long (TQ) gần Hương Cảng, do Nguyễn Ái Quốc, thay mật Quốc tế cộng sản triệu tập và chủ trì. Tham dự hội nghị có đại biểu của Đông Dương cộng sản đảng và An Nam cộng sản đảng. Hội nghị nhất trí hợp nhất các tổ chức cộng sản thành ĐCS VN. thông qua chính cương, sách lược, chương trình và điều lệ vắn tắt của Đảng, đồng thời thông qua điều lệ vắn tắt của các tổ chức công hội, nông hội, đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội phản đế đồng minh và hội cứu tế, do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Hội nghị xác định kế hoạch thống nhất các cơ sở Đảng trong nước, cử ra BCHTƯ lâm thời (7 ủy viên, do Trịnh Đình Cửu đứng đầu) và thành lập cơ quan ngôn luận của Đảng. Những văn kiện của hội nghị đã định ra đường lối chiến lược, sách lược, chi rõ tính chất và vai trò lãnh đạo CM của ĐCS VN. HNTLĐCSVN mang tầm vóc của đại hội thành lập Đảng; đánh dấu bước ngoặt lịch sử có ý nghĩa quyết định đối với CM VN.

        HỘI NGHỊ THIÊN HỘ (25.10.1945), hội nghị cán bộ đảng bộ Nam Bộ ĐCS Đông Dương do Hoàng Quốc Việt, ủy viên thường vụ BCHTU Đảng chủ trì, nhằm đánh giá tình hình, rút kinh nghiệm qua một tháng chỉ đạo kháng chiến ở Nam Bộ từ sau hội nghị Cây Mai (23.9.1945), họp tại Thiên Hộ (xã Hậu Mĩ, h. Cái Bè, t. Mĩ Tho, nay thuộc t. Tiền Giang). Tham dự hội nghị có Lê Duẩn, Tôn Đức Thắng... và nhiều đại biểu các đáng bộ tỉnh, thành phố ở Nam Bộ. Hội nghị phê phán những lệch lạc trong xây dựng LLVT sau tổng khởi nghĩa (cải tổ các đơn bị Bảo an binh thành Cộng hòa vệ binh); đề ra những biện pháp cấp bách để củng cố LLVT, đặt LLVT dưới sự lãnh dạo của Đảng, đưa cán bộ, đảng viên vào bộ đội làm nòng cốt lãnh đạo; đẩy mạnh công tác trừ gian, xây dựng cơ sở bí mật trong vùng địch tạm chiếm... Những quyết định của HNTH đã kịp thời chỉ đạo cùng cố tổ chức, nâng cao sức mạnh chiến đấu của LLVT, tạo điều kiện cho kháng chiến Nam Bộ phát triển vững chắc.

        HỘI NGHỊ TRÙ BỊ ĐÀ LẠT (19.4-10.5.1946), hội nghị chuẩn bị cho cuộc đàm phán Việt - Pháp tại hội nghị Phôngtennơblô (6.7-13.9.1946). Phái đoàn VN DCCH do Nguyễn Tường Tam, bộ trưởng ngoại giao trong chính phủ liên hiệp làm trưởng đoàn. Võ Nguyén Giáp là phó trưởng đoàn. Phái đoàn Pháp do Mắc Ăngđrê làm trưởng đoàn. Hội nghị khai mạc sáng 19.4.1946, tại Trường trung học Yecxanh (Đà Lạt); tiến hành nhiều phiên họp toàn thể, họp tiểu ban (Nguyễn Tường Tam lẩn tránh phần lớn các phiên họp) tập trung vào các vấn đề: thực hiện đình chiến và trung cầu ý dân ở Nam Bộ: quyến lợi kinh tế và văn hóa của người Pháp ở VN... Do phía Pháp không thực tâm đàm phán, tiếp tục âm mưu chiến tranh xâm lược, tách Nam Bộ khỏi VN, lập Liên bang Đông Dương... nên HNTBĐL không đi đến kết quả.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #88 vào lúc: 16 Tháng Bảy, 2019, 04:15:44 pm »


        HỘI NGHỊ TRUNG GIÃ (4-27.7.1954), hội nghị QS giữa đại diện Bộ tổng tư lệnh QĐND VN và đại diện Bộ chỉ huy QĐ Pháp ở Đỏng Dương, theo quyết định của hội nghị Giơnevơ về Đông Dương (8.5-21.7.1954); họp tại Trung Giã, h. Sóc Sơn, tp Hà Nội. Nội dung chính: bàn bạc và đề xuất những biện pháp thực hiện các vấn đề QS đã thoả thuận tại hội nghị Giơnevơ, giải quyết những vấn đề khác do tình hình cụ thể tại chỗ đặt ra (tù binh, thực hiện ngừng bắn, trao trả tù binh, điều chỉnh khu vực tập kết QĐ, ủy ban liên hiệp đình chiến hai bên...). HNTG đã đạt được kết quả nhất trí về cách thức trao trả tù binh và thực hiện ngừng bắn trên toàn bộ lãnh thổ VN.

        HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG VI 6-8.11.1939. hội nghị lần thứ 6 của BCHTƯ ĐCS Đông Dương (khóa I) nhằm đánh giá tình hình thế giới, trong nước sau khi CTTG-II bùng nổ, quyết định những vấn đề chiến lược, sách lược của Đảng trong tình hình mới. Họp tại Bà Điểm (Gia Định); tham dự có Lê Duẩn. Phan Đăng Lưu, Võ Vãn Tần... do Nguyễn Văn Cừ chủ trì. Hội nghị phân tích tính chất của CTTG-II, thất bại của chủ nghĩa phát xít và triển vọng của CM thế giới; nhận định các nước Đông Dương sẽ bị lôi cuốn vào chiến tranh, Nhật sẽ xâm chiếm Đông Dương, vạch rõ mâu thuẫn chủ yếu giữa các dân tộc Đông Dương và chủ nghĩa phát xít; xác định mục tiêu chiến lược trước mắt là đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu; quyết định thành lập Mật trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương để đoàn kết mọi tầng lớp, giai cấp, dân tộc chống đế quốc; tạm gác khẩu hiệu CM ruộng đất, thay khẩu hiệu lập chính quyền Xô viết công - nông - binh bằng khẩu hiệu lập chính quyền cộng hòa dân chủ; thay đổi hình thức đấu tranh, phát triển đội tự vệ; tăng cường công tác xây dựng Đảng. Nghị quyết của hội nghị đánh dấu bước chuyển hướng đúng đắn về chỉ đạo chiến lược và sách lược của Đảng, mở đầu một thời kì mới của CM VN.

        HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG VI 15-17.7.1954, hội nghị lần thứ 6 (mở rộng) của BCHTƯ ĐLĐ VN (khóa II) họp tại Việt Bắc, dưới sự chủ trì của chủ tịch Hồ Chí Minh nhằm đánh giá tình hình thế giới và trong nước sau 9 năm KCCP, đề ra phương châm và sách lược của CM VN trong giai đoạn mới. Trên cơ sở thảo luận báo cáo về tình hình và nhiệm vụ mới, kết quả thực hiện nhiệm vụ và tiến triển của hội nghị Giơnevơ, HNTƯVI xác định kẻ thù chính và trực tiếp của nhân dân Đông Dương là đế quốc Mĩ, khẳng định mục tiêu có tính nguyên tắc của CM là hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, nhưng sách lược phải linh hoạt, kịp thời đối phó với mọi tình huống, chống lại âm mưu kéo dài và mở rộng chiến tranh của địch. Về nhiệm vụ và công tác trước mắt, hội nghị chỉ rõ phải tranh thủ củng cố hòa bình, tiếp tục chính sách ruộng đất, khôi phục kinh tế, phát triển sản xuất, đồng thời tăng cường lực lượng QS, xây dựng QĐ nhân dân vững mạnh, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới.

        HỘI NGHỊ TRƯNG ƯƠNG VIII (10-19.5.1941), hội nghị lần thứ 8 của BCHTƯ ĐCS Đông Dương (khóa I) nhằm hoàn chỉnh sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược được đề ra từ các hội nghị trung ương VI (11.1939) và VII (10.1940) của Đảng; họp tại Pắc Bó, xã Trường Hà, h. Hà Quảng, t. Cao Bằng do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc (với tư cách đại biểu Quốc tế cộng sản) chủ trì. Dự họp có Trường Chinh, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Quốc Việt, Phùng Chí Kiên... các đại biểu của Xứ ủy Bắc Kì, Trung Kì và một số đại biểu hoạt động ở nước ngoài. Hội nghị phân tích tình hình quốc tế và Đông Dương, dự đoán chủ nghĩa phát xít nhất định thất bại, phong trào CM thế giới sẽ phát triển nhanh chóng; khẳng định nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của CM là đánh Pháp, đuổi Nhật, giải phóng dân tộc; chủ trương giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ mỗi nước ở Đông Dương trên tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau để giành thắng lợi; tiếp tục chủ trương tạm gác khẩu hiệu CM ruộng đất, đưa ra chính sách giảm tô, giảm tức, chia lại ruộng công; quyết định thành lập Mặt trận VN độc lập đồng minh (gọi tắt là Việt Minh) nhằm đoàn kết, tập hợp mọi lực lượng yêu nước chống đế quốc, áp dụng sách lược mềm dẻo phân hóa kẻ thù. Từ nhận định: khởi nghĩa vũ trang là con đường thắng lợi của CM VN, hội nghị tập trung bàn về thời cơ, các hình thức và điều kiện thành công của khởi nghĩa. Hội nghị đặc biệt chú trọng vấn để xây dựng Đảng đủ năng lực lãnh đạo CM trong tình hình mới, bầu BCHTƯ, ban thường vụ và cử Trường Chinh làm tổng bí thư. Hội nghị đánh dấu một mốc lịch sử trong sự nghiệp lãnh đạo CM của Đảng, góp phần to lớn đưa tới thắng lợi của cách mạng tháng Tám 1945.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #89 vào lúc: 16 Tháng Bảy, 2019, 04:17:53 pm »


        HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG IX (12.1963), hội nghị lần thứ 9 của BCHTƯ ĐLĐ VN (khóa III), bàn một số vấn đề quốc tế và tình hình, nhiệm vụ CM miền Nam VN. Về CM miền Nam, trước tình hình Mĩ ra sức tăng cường và mở rộng chiến lược chiến tranh đặc biệt, hội nghị chỉ rõ: cần tìm mọi cách kiểm chế và đánh thắng chiến tranh đặc biệt, đồng thời sẵn sàng đối phó với chiến lược chiến tranh cục bộ quy mô lớn của Mĩ; phương châm của chiến tranh CM miền Nam là kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, trong đó đấu tranh vũ trang có vai trò quyết định trực tiếp đối với việc tiêu diệt lực lượng QS địch; xác định chiến tranh sẽ kéo dài nhưng phương hướng phấn đấu là tranh thủ thời cơ, giành thắng lợi quyết định trong thời gian ngắn. Hội nghị đánh dấu bước trưởng thành mới về lí luận và nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh CM của ĐLĐ VN trong KCCM.

        HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG XI (3.1965), hội nghị lần thứ 11 của BCHTƯ ĐLĐ VN (khóa III) bàn về tình hình, nhiệm vụ CM VN trước việc Mĩ tiến hành chiến tranh phá hoại ở miền Bắc và từng bước đưa thêm lực lượng chiến đấu vào miền Nam, đẩy chiến lược chiến tranh đặc biệt lên đỉnh cao. Hội nghị thông qua những quyết định quan trọng: mở rộng các LLVT theo kế hoạch xây dựng thời chiến, chuyển nền kinh tế miền Bắc từ thời bình sang thời chiến; nhân dân và LLVT miền Bắc vừa sản xuất vừa chiến đấu. đánh bại chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mĩ, giữ vững mạch máu giao thông vận tải vào chiến trường; nhân dân và LLVT miền Nam tiếp tục thế tiến công chiến lược, tiêu diệt một bộ phận quan trọng lực lượng chủ lực của QĐ Sài Gòn, đẩy mạnh phong trào phá ấp chiến lược và đấu tranh chính trị ở đô thị, làm thất bại hoàn toàn chiến tranh đặc biệt và sẵn sàng đối phó với chiến lược chiến tranh cục bộ của Mĩ.

        HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG XII (12.1965), hội nghị lần thứ 12 của BCHTƯ ĐLĐ VN (khóa III) bàn về tình hình, nhiệm vụ CM VN trước việc Mĩ ồ ạt đưa quân trực tiếp tham chiến ở miền Nam và đẩy mạnh chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân đối với miền Bắc. Qua phân tích chỗ mạnh, chỗ yếu của Mĩ trong chiến lược chiến tranh cục bộ ở miền Nam, hội nghị khẳng định: so sánh lực lượng giữa ta và địch căn bản không thay đổi, ta có cơ sở để giữ vững thế chủ động tiến công; đề ra nhiệm vụ: động viên lực lượng của cả hai miền, kiên quyết đánh bại chiến tranh xâm lược của Mĩ trong bát cứ tình huống nào để bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, hoàn thành CM DTDC trong cả nước; phương châm chiến lược là đánh lâu dài nhưng hướng phấn đấu là tranh thủ thời cơ giành thắng lợi quyết định trong thời gian tương đối ngắn. HNTƯXII thể hiện ý chí của toàn dân VN quyết đánh, quyết thắng chiến tranh xâm lược quy mô lớn của Mĩ.

        HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG XIV (1.1968), hội nghị lần thứ 14 của BCHTƯ ĐLĐ VN (khóa III) nhằm thảo luận và thông qua nghị quyết của hội nghị BCT (12.1967) về chuyên cuộc đấu tranh CM ở miền Nam sang một thời kì mới - thời kì giành thắng lợi quyết định. Hội nghị nhận định: ta đang đứng trước những triển vọng và thời cơ chiến lược lớn, chiến lược chiến tranh cục bộ của Mĩ qua gần ba năm đã thất bại nặng nề, nước Mĩ đang đứng trước những khó khăn lớn do chiến tranh VN gây ra. Hội nghị hạ quyết tâm: động viên những nỗ lực lớn nhất, đưa chiến tranh CM lên bước phát triển cao nhất, dùng phương pháp tổng công kích, tổng khởi nghĩa để giành thắng lợi quyết định. Mục tiêu chiến lược là: tiêu diệt và làm tan rã đại bộ phận ngụy quân, đánh đổ ngụy quyền các cấp, tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực và phương tiện chiến tranh của địch; buộc Mĩ phải chịu thua ở miền Nam, chấm dứt mọi hành động chiến tranh đối với miền Bắc, ta đạt được những mục tiêu trước mắt là độc lập, dân chủ, hòa bình, trung lập ở miền Nam, tiến tới hòa bình thống nhất đất nước. Để thực hiện quyết tâm đó, phải đưa chiến tranh vào các thành thị, giữ được bí mật, bất ngờ để giành thắng lợi lớn nhất. HNTƯXIV đã chỉ đạo quân và dân VN tiến hành cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968), làm phá sản chiến lược chiến tranh cục bộ của Mĩ, tạo bước ngoặt quyết định của chiến tranh.

        HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG XV (1.1959), hội nghị lần thứ 15 của BCHTƯ ĐLĐ VN (khóa II), bàn về CM miền Nam, do chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì. Trước tình hình Mĩ - Diệm tăng cường khủng bố, kìm kẹp quần chúng, đàn áp phong trào CM, hội nghị xác định phương hướng đấu tranh giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc và phong kiến, thực hiện dân tộc độc lập và người cày có ruộng; chỉ ra con đường phát triển cơ bản của CM miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền; phương pháp CM là dùng bạo lực, dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với LLVT hoặc nhiều hoặc ít tùy tình hình. Hội nghị dự kiến cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam có khả năng chuyển thành đấu tranh vũ trang trường kì và nhất định thắng lợi. Nghị quyết HNTƯXV mở ra bước ngoặt cho CM miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công, tạo nên bước nhảy vọt mà đinh cao là phong trào đồng khởi (1959-60).
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM