Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 10:06:42 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: H  (Đọc 8216 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #60 vào lúc: 15 Tháng Bảy, 2019, 04:45:50 pm »


        HOÀNG NAM (cổ), người đàn ông thuộc độ tuổi sung quân ngũ thời Lí, Trần, được ghi tên trong hoàng sách. HN được phân hạng khác nhau tùy thuộc nhu cầu bổ sung quân sở dưới mỗi triều đại. Dưới triều Lí Thái Tông 1043, HN được chia làm hai hạng: HN (tới 18 tuổi) và đại nam (tới 20 tuổi). Dưới triều Lí Nhân Tông 1083, HN được chia làm ba hạng: đại HN (20-60 tuổi), HN (18-19 tuổi) và tiểu HN (dưới 18 tuổi). Dưới triều Trần Thái Tông 1242, HN chỉ chia làm hai hạng: đại HN (con trai lớn), tiểu HN (con trai nhỏ) mà không định số tuổi cụ thể; còn 60 tuổi gọi là lão, già quá gọi là long lão. Từ thời Hồ (1400-07) về sau, việc đăng kí hộ khẩu và phân loại nam giới khác đi, nên không còn khái niệm HN và hoàng sách nữa.

        HOÀNG NGỌC DIÊU (s. 1925), phó tư lệnh kiêm tham mưu trưởng Quân chủng phòng không - không quân (3.1974-2.1976; 6.1976-6.1977). Quẽ xã Phong Hiền, h. Phong Điền, t. Thừa Thiên - Huế; nhập ngũ 1946, trung tướng (1986); đv ĐCS VN (1945). Trong KCCP, 1946-54 hoạt động ở chiến trường Bình - Trị - Thiên, trưởng thành từ cán bộ trung đội đến trung đoàn trường thuộc Đại đoàn 325. Năm 1956-59 giám đốc sân bay Gia Lâm, trưởng phòng tham mưu Cục hàng không. 1961-63 tham mưu phó Cục không quân, rồi tham mưu phó Quân chủng phòng không - không quân. 1966-67 tham mưu trưởng, phó tư lệnh kiêm tham mưu trường BTL không quân. 1968-69 tham mưu phó, tham mưu trường, 3.1974-2.1976 và 6.1976-6.1977 phó tư lệnh kiêm tham mưu trường Quân chủng phòng không - không quân. 2- 6.1976, 9.1978-81 và 7.1987-89 tổng cục trưởng Tổng cục hàng không dân dụng. 6.1977-78 cục phó Cục tác chiến BTT.M. Huân chương: Quân công hạng nhất, Chiến công hạng nhì, Chiến thắng hạng nhất...



        HOÀNG NGŨ PHÚC (1713-76), danh tướng thời Lê - Trịnh. Quê xã Tân Mĩ, h. Yên Dũng, t. Bắc Giang. Vốn là hoạn quan, sau được thăng làm nội các hình phiên. 1743 làm thống lãnh quân cơ, đề xuất 12 điều quân pháp được chúa Trịnh chấp thuận cho thi hành. 1751 có công dẹp yên các cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu và Nguyễn Danh Phương, được phong tước Việp Quận Công, gia phong đại tư dồ kiêm trấn thủ Sơn Nam. 1774 về nghỉ hưu, nhưng nhân thời cơ Đàng Trong rối ren, chúa Trịnh vời ra làm thượng tướng quân, đem quân vào Nam đánh chúa Nguyễn, chiếm Phú Xuân (1775), bắt quyền thần Trương Phúc Loan và được cử trấn thủ Thuận Hóa. Do bệnh dịch, phải lui quân về Bắc và mất tại Nghệ An.

        HOÀNG PHỐ, khu hành chính thuộc tp Quảng Châu, t. Quảng Đông, TQ, đông trung tâm Quảng Châu khoảng 20km. Gồm phần bờ bắc sông Châu Giang và một số đảo nhò. 5.1924 (thời kì Quốc - Cộng hợp tác lần thứ nhất), trên đảo Trường Châu, với sự giúp đỡ của LX và ĐCS TQ, Tôn Trung Sơn đã tổ chức Trường sĩ quan lục quân Quốc dân đảng TQ (thường gọi Trường QS Hoàng Phố), đặt dưới sự quản lí của BCHTƯ Quốc dân đảng, do Tôn Trung Sơn trực tiếp làm tổng lí và Tường Giới Thạch làm hiệu trưởng, các chuyên gia LX giúp đỡ về tổ chức và huấn luyện. Một số cán bộ của ĐCS TQ như Chu Ân Lai, Diệp Kiếm Anh, Nhiếp Vinh Trần... từng giữ các chức vụ lãnh đạo Cục chính trị. Trường tồn tại đến 1930. Một số nhà CM VN như Phùng Chí Kiên, Lê Thiết Hùng, Nguyễn Sơn,... đã học tập tại đây.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #61 vào lúc: 15 Tháng Bảy, 2019, 04:49:58 pm »


        HOÀNG PHƯƠNG (Hoàng Đình Tí; 1924-2001), chính ủy Quân chủng phòng không - không quân (1971-77), giáo sư, tiến sĩ, phó chủ tịch Hội khoa học lịch sử VN. Quê xã cổ Am, h. Vĩnh Bào, tp Hải Phòng; nhập ngũ 1945, trung tướng (1982); đv ĐCS VN (1945). Năm 1945 hoạt động trong Đoàn thanh niên cứu quốc Hà Nội, tham gia Vệ quốc đoàn. Trong KCCP, 1946-54 tham mưu trưởng, chính ủy “Trung đoàn pháo binh Anh Dũng” Liên khu 1; chủ nhiệm chính trị Trường trung cao QS. 1956-60 phó tổng biên tập, tổng biên tập tạp chí "Quán đội nhân dân ”. 1964-70 chủ nhiệm chính trị Học viện quân chính; phái viên TCCT vào chiến trường B3; chính ủy các sư đoàn: 325B, 10, 312 và 308; phó chính ủy: Quân chủng phòng không - không quân, Mặt trận B70. Tháng 8.1970-71 chính ủy Đoàn 10, phó chính ủy Mặt trận Đường 9-Nam Lào. 1971-77 chính ủy, bí thư đảng ủy Quân chủng phòng không - không quân. 1977 hiệu trưởng kiêm chính ủy Trường đại học KTQS. 8.1979 phó chính ủy Quân khu 1. Tháng 9.1981-94 phó viện trưởng rồi viện trưởng Viện lịch sử QS BQP. Đại biểu Quốc hội khóa V, VI. Huân chương: 2 Quân công hạng nhất, Chiến thắng hạng nhất, Kháng chiến hạng nhất...



        HOÀNG SA, huyện đảo thuộc tp Đà Nấng, đông Đà Nẵng khoảng 350km. Là một quần đảo trải rộng từ 15°45’ đến 17° 15’ vĩ bắc và 111° đến 113° kinh đông, từ tây sang đông dài khoảng 222km, từ bắc xuống nam khoảng 160km. Diện tích toàn khu vực đảo ước rộng 15.000km2, gồm trên 30 đảo, bãi san hô, đá ngầm... Tổng diện tích phần nổi của các đảo khoảng 10km2 chia làm hai cụm. Cụm phía đông gồm 12 đảo, có 2 đảo lớn: Phú Lâm và Linh Côn, mỗi đảo rộng khoảng l,5km2, các đảo khác nhỏ dưới 0,5km2; cụm phía tây gồm các đảo: Hoàng Sa, Hữu Nhật, Quang Ảnh, Quang Hoà. Duy Mộng... Có hai mùa khí hậu, mùa khô tháng 1-6, mùa mưa tháng 7-12, nhiệt độ trung bình 22°. Lượng mưa trung bình hàng năm 1.170mm. Tài nguyên: nhiều phốt phát canxi (khoảng 10 triệu tấn); hải sản: đồi mồi, hải sâm, tôm hùm, vích, rau câu... Trước 1938 thuộc hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi. 1938 thuộc t. Thừa Thiên, 1961 thuộc t. Quảng Nam. 12.1982 là huyện đảo thuộc t. Quảng Nam - Đà Nẵng, từ 1996 thuộc tp Đà Nẵng. Từ 1956 TQ chiếm đóng bất hợp pháp hai đảo Phú Lâm, Linh Cồn, 1.1974 đánh chiếm toàn bộ quần đảo.



        HOÀNG SÁCH (cổ), sổ đăng kí hoàng nam thời Lí, Trần, có bìa màu vàng. Được định ra từ 1043 dưới triều vua Lí Thái Tông. Trong HS, hoàng nam được phân hạng và đăng kí theo từng hộ gia đình trong từng lí (làng), phường (ở nội thành), sương (ở ngoại thành) để phục vụ việc duyệt dân tuyển quân của triều đình.HOÀNG SÀO (?-884), lãnh tụ khởi nghĩa nông dân cuối thời Đường TQ (875-84). Người h. Tào Châu, t. Sơn Đông. 875 lãnh đạo quần chúng hưởng ứng cuộc khởi nghĩa của Vương Tiên Chi. dụng binh lưu động trên đát Sơn Đông, Hà Nam, quân đông tới mấy chục nghìn. 876 Vương Tiên Chi nhận sự chiêu an của nhà Đường, HS chống lại. chia quân, độc lập tác chiến. 880 đại thắng ở Tín Châu, sau đó vượt Trường Giang đánh Hoài Bắc, chiếm Lạc Dương, Trường An (kinh đò nhà Đường), vua Đường phải bỏ chạy vào Tứ Xuyên. HS lên ngôi hoàng đế, hiệu là Xung Thiên đại tướng quân, đổi tên nước là Đại Tề. 881 quân Đường tổ chức phản công chiếm lại Trường An. 883 HS bỏ Trường An chạy đến Hà Nam. Sau đó rút khỏi Trần Châu, bị thất bại nặng nề, lui quân về Lang Hổ Cốc, tự sát (884) (xt khởi nghĩa Hoàng Sào, 875-84).
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #62 vào lúc: 15 Tháng Bảy, 2019, 04:52:10 pm »


        HOÀNG SÂM (Trần Văn Kì; 1915-68). đội trưởng đầu tiên Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. Quê xã Vãn Hóa. h. Tuyên Hóa, t. Quảng Bình; tham gia CM 1933, nhập ngũ 1944, thiêu tướng (1948); đv ĐCS VN (1933). Năm 1934-35 bị mật thám Thái Lan bắt giam, rồi trục xuất sang TQ. 1937-39 tỉnh ủy viên Cao Bằng, thường trực tỉnh ủy phụ trách cơ quan in và công tác giao thông liên lạc ở biên giới. 1940-43 đội trưởng Đội vũ trang tuyên truyền của Tổng bộ Việt Minh, bảo vệ hội nghị trung ương Đảng lần thứ 8 (1941); tỉnh ủy viên tỉnh Bắc Kạn, phụ trách tự vệ chiến đấu trừ gian, củng cố cơ sở CM. tổ chức du kích khu vực biên giới hai tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn. 12.1944 đội trưởng Đội VN tuyên truyền giải phóng quân chỉ huy đánh trận Phai Khắt (25.12.1944) và trận Nà Ngần (26.12.1944); tham gia ủy ban giải phóng, phụ trách QS khu giải phóng gồm 6 tỉnh: Cao Bằng, Bác Kạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên. 1946-50 khu trường Khu 2, chỉ huy Mặt trận Tây tiến, tư lệnh Liên khu 3. Năm 1951 phái viên BQP, tham gia chiến dịch với các đại đoàn 312 và 304. Tháng 7.1952 tư lệnh Liên khu 3. Năm 1953-54 đại đoàn trưởng Đại đoàn 304, chỉ huy trưởng Mặt trận Trung Lào. Sau hiệp nghị Giơnevơ 1954, chỉ huy tiếp quản Sơn Tây, Hà Đông; đại đoàn trường Đại đoàn 320, chỉ huy tiếp quản Hải Phòng. 1955-68 tư lệnh các quân khu: Tả Ngạn, Hữu Ngạn. Quân khu 3, Trị - Thiên. Đại biểu Quốc hội khóa n, III. Huân chương: Chiến công hạng nhất. Chiên thắng hạng nhất...



        HOÀNG TÁ VIÊM (Hoàng Kế Viêm; 1820-1909), danh thần triều Nguyễn. Quê làng Văn La, tổng Văn Đại. phủ Quảng Ninh (nay thuộc h. Quảng Ninh), t. Quảng Bình. Sau khi đỗ cử nhân (1843) giữ các chức quan: lang trung Bộ lại (1846), án sát Ninh Bình (1852), bố chính Thanh Hóa (1854), bố chính kiêm tuần phủ Hưng Yên (1859), tổng đốc An Tĩnh (1863); có công trị an, mở mang kinh tế, phát triển giao thông, thủy lợi. 1870 thống đốc quân vụ 4 tỉnh Lạng - Bằng -  Ninh - Thái, tiễu trừ các băng đảng Cờ Đen, Cờ Trắng, Cờ Vàng, thu phục Lưu Vĩnh Phúc; được phong hiệp tá rồi đông các Đại học sĩ (1878), giữ chức thống đốc tam tuyên, rồi tiết chế quân vụ Bắc Kì... Khi Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần II (1882-84), chỉ huy quân triều đình, phối hợp với quân của Lưu Vĩnh Phúc tổ chức ngăn chặn quân Pháp, giành được một số thắng lợi (x. trận Cầu Giấy, 19.5.1883), nhưng cuối cùng thất bại; bị giáng làm tổng đốc, sau thăng thượng thư Bộ công rồi đại thần Viện cơ mật. 1889 nghỉ hưu. Soạn một số sách văn, sử, trong đó có bộ “Phê thị trần hoàn" (ghi chép về đời vua Tự Đức).

        HOÀNG THẾ CAO (1936-73), Ah LLVTND (truy tặng 1973). Dân tộc Tày, quê xã Đà Vị, h. Nà Hang, t. Tuyên Quang; nhập ngũ 1964; đv ĐCS VN (1966); khi hi sinh là tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 1, Sư đoàn 5. Trong KCCM, 1968-73 chiến đấu ở miền Nam VN và làm nhiệm vụ quốc tế tại Campuchia, đánh 70 trận, chỉ huy đơn vị diệt gần 1.000 địch; HTC diệt 135 (có 25 Mĩ), bắt 5, bắn cháy 7 xe tãng, thu 22 súng, 3 máy thông tin. Trận Suối Long (Bình Long. 3.1969), chỉ huy tiểu đội đánh vào giữa đội hình địch, cùng đơn vị diệt 1 đại đội địch, khi chỉ còn một mình (ở lại kiểm tra trận địa), HTC dùng lựu đạn, tiểu liên, B-40 đánh lui 1 đại đội địch đến phản kích, diệt 40 địch. Trận Xnun (Campuchia, 29.5.1970) chỉ huy đại đội đánh lui 7 đợt tấn công của hai tiểu đoàn địch có máy bay, pháo binh yểm trợ, diệt 100 địch (HTC diệt 10), giữ vững trận địa. Trận Thạch Đông (Thủ Dầu Một, 21.3.1973), sau một ngày chiến đấu, đơn vị được lệnh rút lui thì một đại đội địch phản kích. HTC bám trận địa, chiến đấu để đồng đội rút lui và đưa thương binh về phía sau an toàn, đẩy lùi nhiều đợt phản kích của địch và hi sinh. Huân chương: 3 Chiến công hạng ba.


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #63 vào lúc: 15 Tháng Bảy, 2019, 04:54:07 pm »


        HOÀNG THẾ THIỆN (Lưu Văn Thi; 1922-95), thứ trưởng BQP nước CHXHCN VN (4.1977-82). Quê q. Ngô Quyền, tp Hải Phòng; tham gia CM 1940, nhập ngũ 1947, thiếu tướng (1974); đv ĐCS VN (1945). Tháng 3.1943 bị thực dân Pháp bắt, đày đi Sơn La. 3.1945 vượt ngục, về hoạt động tuyên truyền vũ trang ở Võ Nhãi; chủ nhiệm Việt Minh tỉnh Thái Nguyên. Vĩnh Yên. Trong KCCP, 4.1947-48 trưởng phòng chính trị Liên khu 10; chính ủy Trung đoàn Sông Lô. 1949-54 chính ủy Trung đoàn Tây Đô; chủ nhiệm chính trị Phân liên khu miền Tây Nam Bộ. Trong KCCM, 12.1955 chủ nhiệm chính trị Liên khu 3. Tháng 6.1956-59 chính ủy Ban nghiên cứu sân bay, rồi chính ủy Cục không quân. 10.1964 phó chính ủy Quân khu 8, rồi chính ủy Sư đoàn 1. Năm 1969-74 chính ủy Sư đoàn 304, phó chính ủy Mặt trận 968, phó chính ủy rồi chính ủy Đoàn 559. Đầu 1975 chính ủy Quân đoàn 4, tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh. 4.1977 thứ trường BQP, kiêm chủ nhiệm Tổng cục xây dựng kinh tế. Cuối 1978 thứ trường BQP, trưởng ban B68, bí thư đảng ủy, phó trưởng đoàn, rồi trưởng đoàn chuyên gia QS VN tại Campuchia (2.1981). Tháng 7.1982 thứ trưởng thứ nhất Bộ thương binh và xã hội (Bộ lao động thương binh và xã hội), ủy viên dự khuyết BCHTƯ ĐCS VN khóa IV. Huân chương: Hồ Chí Minh, Độc lập hạng nhất, Quân công (2 hạng nhất, 1 hạng nhì, 1 hạng ba), 2 Kháng chiến hạng nhất, Chiến thắng hạng nhất, Chiến công hạng nhất...



        HOÀNG THỊ NGHỊ (Năm Hà; s. 1929), Ah LLVTND (1978). Quê tx Đồ Sơn, tp Hải Phòng; nhập ngũ 1948; đv ĐCS VN (1947); khi tuyên dương Ah là thiếu tá, cán bộ Cục địch vận TCCT. 9.1945-1.1948 tham gia công tác phụ nữ xã. 1948-54 cán bộ địch vận h. Kiến Thụy, vận động được hơn 100 lính ngụy bỏ ngũ, một trung đội lính Âu - Phi ở đồn Ngọc Hải (Đồ Sơn) mang súng sang hàng QĐND VN. 1955-75 hoạt động binh vận ở Sài Gòn, xâv dựng đươc nhiều cơ sở mât trong quần chúng và trong hàng ngũ địch, khai thác được nhiều tin, tài liệu của dịch. 1968 lãnh đạo cơ sở vận động binh lính địch ở Lai Cua (Long An) nổi dậy diệt 58 ác ôn. đưa đại đội bảo an (gần 100 người) mang súng về với CM. Hai lần bị dịch bắt (1956-60 và 1969-75), bị tra tấn dã man. vẫn kiên trung bất khuất. Huân chương: Chiến công (hạng nhất, hạng ba).



        HOÀNG TRÀ (Hoàng Văn Chà; s. 1922), chính ủy Quân chủng hải quân (1975-79). Quê phường Đồng Nhân, q. Hai Bà Trưng, tp Hà Nội; tham gia CM 1944; nhập ngũ 8.1945, thiếu tướng (1974); đv ĐCS VN (1946). Trước CM tháng Tám (1945), tham gia Việt Minh ở Phú Thọ. Trong KCCP, 1945-54 giữ các chức vụ: trung đội trưởng, chính trị viên đại đội, trường ban chính trị trung đoàn, phó chính ủy rồi chính ủy Trung đoàn 148. Trong KCCM, 1958-66 chủ nhiệm chính trị, phó chính ủy Sư đoàn 335; chính ủy Lữ đoàn 335, ủy viên thường vụ khu ủy Quân khu Tây Bắc; chủ nhiệm chính trị, phó chính ủy BTL hải quân. 1966-67 chính ủy BTL hải quân. 5.1967-68 phó chính ủy BTL hải quân, kiêm Quân khu Đông Bắc. 1969-70 cục trưởng Cục tổ chức TCCT. 1970-74 chính ủy BTL hải quân. 1974-75 phó giám đốc, bí thư đảng ủy Học viện chính trị-QS. 1975-79 chính ủy, bí thư đảng ủy Quân chủng hải quân. 6.1979-80 phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra Đảng ủy QS trung ương. 1981-90 phó chủ nhiệm về chính trị TCHC. Huân chương: Độc lập hạng nhất, Quán công (hạng nhất, hạng nhì), Chiến công hạng nhất. Kháng chiến hạng nhất, Chiến thắng hạng nhì...


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #64 vào lúc: 15 Tháng Bảy, 2019, 04:56:38 pm »


        HOÀNG VĂN KHÁNH (Hoàng Văn Thiệu; 1923-2002), tư lệnh Quân chủng phòng không (1977-82). Quê xã Nguyên Lí, h. Lí Nhân, t. Hà Nam; tham gia CM 1942, nhập ngũ 1945, trung tướng (1986); đv ĐCS VN (1942). Trước CM tháng Tám (1945) hoạt dộng trong phong trào công nhân cứu quốc ở Hà Nội và Bắc Kì. Trong KCCP. 1945-49 chính trị viên: trung đội, đại đội; trưởng ban nhân sự Phòng tham mưu Khu Hà Nội, tham mưu trường Đặc khu Hà Nội; tiểu đoàn trường Khu 2, Trung đoàn 15. Năm 1950-54 tham mưu trưởng Trung đoàn 88. Đại đoàn 308, trung đoàn phó Trung đoàn 64; trung đoàn trường Trung đoàn 52, Đại đoàn 320. Tháng 10.1954-62 trung đoàn trường Trung đoàn 63. Đại đoàn 351; tham mưu trường Sư đoàn 349. Năm 1962-64 hiệu phó Trường sĩ quan pháo binh; tham mưu trưởng BTL pháo binh. 1966-69 tư lệnh BTL phòng không Hà Bắc; phó tư lệnh kiêm tham mưu trường Bộ đội tên lừa phòng không; tham mưu trưởng BTL phòng không - không quân. 1969-74 phó tư lệnh Quân chúng phòng không - không quân. 1974-77 phó tư lệnh BTL pháo binh. 1977-82 tư lệnh Quân chủng phòng không. 1983-88 chuyên viên BTTM. Huân chương: Độc lập hạng nhì, Quân công (hạng nhất, hạng nhì), Chiến công hạng nhì. Chiến thắng hạng nhì, Kháng chiến hạng nhất...



        HOÀNG VĂN LƯỢNG (s. 1954). Ah LLVTND (1983). Dân tộc Mường, quê xã Tân Phú, h. Thanh Sơn. t. Phú Thọ; nhập ngũ 1974, thượng tá (1998); đv ĐCS VN (1978); khi tuyên dương Ah là trung úy, trung đội trướng trinh sát Đoàn A381, BTL đặc công. 1974-75 chiến sĩ Trung đoàn đặc công 198. tham gia chiến dịch Tây Nguyên và chiến dịch Hồ Chí Minh (1975). Năm 1978-80 tham gia chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc. 1981 trung đội trưởng Đoàn A381. BTL đặc công, bảo vệ biên giới Tây Nam, 8 lần đột nhập trinh sát sâu trong hậu phương địch, chỉ huy và dẫn đường cho đơn vị đánh thắng nhiều trận. 24.11.1981 chỉ huy  tổ trinh sát luồn sâu vào căn cứ hậu cần địch, ở lại 2-3 ngày điều tra nắm tình hình. Khi nổ súng, một mình đánh 6 mục tiêu (trong số 9 mục tiêu), phá hủy 23 nhà ở, 3 kho chứa hàng trăm tấn đạn B-40, B-41, cối 82, địch phải bỏ chạy khỏi căn cứ. 1999-2003 phó đoàn trường QS Đoàn đặc công biệt động 1, BTL đặc công. Huân chương: 2 Chiến công hạng nhất.



        HOÀNG VĂN NHƯNG (Xuân Trường; 7-1945), tiểu đội trưởng Tiểu đội xung phong của Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. Dân tộc Tày, què xã Sóc Hà, h. Hà Quảng, t. Cao Bằng; tham gia hoạt động CM 1936. Năm 1940 được cử đi học khóa huấn luyện QS ở Liễu Châu (TQ), 1944 về nước gia nhập Đội VN tuyên truyền giải phóng quân, được chỉ định làm tiểu đội trướng. HVN đã tham gia chiến đấu và lập công trong trận Phai Khắt (25.12.1944) và trận Nà Ngần (26 12.1944). Ngày 5.2.1945 hi sinh trong trận đánh đồn Đồng Mu (bàn Đồng Mu, h. Bảo Lạc, t. Cao Bằng), HVN là liệt sĩ đầu tiên của QĐND VN. Tên Xuân Trường (HVN) đã được đặt cho bản Đồng Mu và con đường từ Lũng Phán đến Đồng Mu (dài 19,2km).



        HOÀNG VĂN QUYẾT (1952-92). Ah LLVTND (1976). Dân tộc Tày, quê xã Y Tịch. h. Chi Lăng, t. Lạng Sơn; nhập ngũ 1971, thiếu tá (1988); đv ĐCS VN (1973); khi tuyên dương Ah là chuẩn úy, trung đội trưởng tên lửa phòng không vác vai (A-72). Đại đội 3, Tiểu đoàn 172, Sư đoàn 367. Năm 1972-4.1975 chiến đấu ở chiến trường Nam Bộ, tham gia đánh 30 trận, bắn rơi 14 máy bay địch (12 chiếc rơi tại chỗ) gồm 9 kiểu loại: F-5, A-37, AD-6, L-19, C-130, C 123... Ngày 23.9.1972 bắn rơi tại chỗ 1 CH-47, diệt 30 địch trên máy bay. Có 3 trận, mỗi trận bắn rơi 2 máy bay (Củ Chi, 25- 26.10.1972; Bù Bóng, 12.1973 và Đức Huệ, 29-30.3.1974). Là người sử dụng tên lửa phòng không vác vai chiến đấu đạt hiệu suất cao ở Nam Bộ. Huân chương: 3 Chiến công hạng ba: 13 lần Dũng sĩ bắn máy bay.


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #65 vào lúc: 15 Tháng Bảy, 2019, 04:59:22 pm »


        HOÀNG VĂN THÁI* (Hoàng Văn Xiêm; 1915-86), tổng tham mưu trưởng đầu tiên của QĐND VN (1945-53). Quê xã Tây An. h. Tiền Hải, t. Thái Bình: tham gia CM 1936, nhập ngũ 1944. đại tướng (1980); đv ĐCS VN (1938). Năm 1940 bị thực dân Pháp bắt giam. 1941 chỉ huy Tiểu đội cứu quốc quân Bắc Sơn. 12.1944 phụ trách công tác tham mưu trinh sát Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. 3-8.1945 tham gia chỉ huy giành chính quyền ở Chợ Đồn, Lục An Châu và Tuyên Quang; phụ trách Trường quân chính kháng Nhật ở Tân Trào. 9.1945 được chủ tịch Hồ Chí Minh giao nhiệm vụ tổ chức BTTM: 1945-53 tổng tham mưu trưởng QĐND VN. Trong KCCP. tham mưu trưởng các chiến dịch: Biên Giới (1950). Điện Biên Phủ (1954)... Trong KCCM, 1958-60 chủ nhiệm Tổng cục quân huấn, kiêm chủ nhiệm ủy ban thể dục thể thao nhà nước. 1966 tư lệnh kiêm chính ủy Quân khu 5. Năm 1967-73 tư lệnh QGPMN VN. phó bí thư Trung ương cục miền Nam và phó bí thư Quân ủy QGPMN VN. 1974-86 thứ trưởng BQP. kiêm phó tổng tham mưu trưởng QĐND VN (1974-81). ủy viên BCHTƯ ĐCS VN  khóa III-V. Đại biểu Quốc hội khóa VII. Huân chương: Hồ Chí Minh. Quân công (hạng nhất, hạng nhì)...



        HOÀNG VĂN THÁI** (Huỳnh Đức Tui; 1920-2000), quyển chủ nhiệm TCKT (1986-89). Quê xã Điên Ngọc, h. Điện Bàn. t. Quảng Nam; nhập ngũ 1947. trung tướng (1982); đv ĐCS VN (1945). Tháng 5.1945 hoạt động trong nhà máy hỏa xa Thuận Lí (t. Quảng Bình), ủy viên ủy ban khởi nghĩa tinh, lãnh đạo công nhân khởi nghĩa giành chính quyền ở Quảng Bình. Trong KCCP, 1947-54 cán bộ hậu cần và văn phòng trung đoàn, chính ủy trung đoàn: chủ nhiệm chính trị, rồi chính ủy Đại đoàn 325. Trong KCCM, 1960 chủ nhiệm chính trị BTL pháo binh. 12.1962 phó chính ủy Quàn khu 4. Tháng 1.1965 phó chủ nhiệm TCHC. Cuối 1965-67 tư lệnh Đoàn 559. Năm 1969 phó tư lệnh, chủ nhiệm hậu cần Quân khu Trị - Thiên kiêm phó tư lệnh Đoàn 559. Năm 1972- 74 phó chủ nhiệm TCHC; phó tư lệnh Quân khu Trị - Thiên; tư lệnh đầu tiên Quân đoàn 2. Năm 1975 phó chủ nhiệm TCKT. 1986 quyền chủ nhiệm TCKT. Huân chương: Quân công (hạng nhất, hạng ba), Chiến công hạng nhất. Chiến thắng hạng nhì. Kháng chiến hạng nhất...



        HOÀNG VĂN THỤ (1909-44), bí thư Xứ ủy Bắc Kì ĐCS Đỏng Dương (1939-40). Dân tộc Tày. quê xã Nhân Lí, châu Điểm He (nay là xã Hoàng Văn Thụ. h. Văn Lãng), t. Lạng Sơn; đv ĐCS VN (1933). Năm 1926 hoạt động trong phong trào học sinh ở Lạng Sơn. 1928 sang TQ, gia nhập Hội VN CM thanh niên (VN thanh niên CM đồng chí hội), tham gia đội quân Bắc Phạt của Hồng quân công nông (TQ) và được phong trung úy. Là người giúp việc tích cực Ban lãnh đạo hải ngoại của Đảng. 1935 dự đại hội Đáng I tại Ma Cao (TQ), sau đó vế nước hoạt động tại Việt Bắc, chủ bút báo “Tranh Đấu” (cơ quan ngôn luận của Mặt trận phản đế Việt Bắc), ủy viên Xứ ủy Bắc Kì, trực tiếp chỉ đạo phong trào CM ở Thái Nguyên, Vĩnh Yên, Quảng Ninh... 11.1939 bí thư Xứ ủy Bắc Kì. 11.1940 ủy viên BCHTƯ. 5.1941 ủy viên Ban thường vụ trung ương ĐCS Đỏng Dương, ủy viên BCH lâm thời Tổng bộ Việt Minh phụ trách công tác binh vận và công vận. tham gia sáng lập báo “Cờ giải phóng”. 8.1943 bị thực dân Pháp bắt, kết án tử hình. 24.5.1944 bị xử bắn tại trường bắn Tương Mai (Hà Nội).


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #66 vào lúc: 15 Tháng Bảy, 2019, 05:01:23 pm »


        HOÀNG VĂN VẺ (1947-2001), Ah LLVTND (1973). Dân tộc Mường, quẽ xã Thu Cúc, h. Thanh Sơn, t. Phú Thọ; nhập ngũ 1967, thiếu tá (1987), đv ĐCS VN (1969); khi tuyên dương Ah là chuẩn úy, phó đại đội trưởng Đại đội 1, Tiểu đoàn 961 bộ đội hóa học. 1968-72 chiến sĩ súng phun lửa ở mặt trận Quảng Trị và Đường 9 -  Nam Lào. Trong chiến đấu luôn bám sát địch, mưu trí chiếm địa hình có lợi. diệt 2 đại liên. 2 xe M113 và 30 địch. Chi huy tiểu đội súng phun lửa diệt gần 200 địch, bắn cháy 8 xe tăng, 15 đại liên, phá hủy nhiều vũ khí và phương tiện chiến tranh của địch. Trong trận đánh quân địch bỏ chạy từ đường 9 về Bản Đông (18.3.1971), bị thương vẫn chỉ huy tổ chiến đấu giành thắng lợi. diệt 57 địch, bắn cháy 4 xe Mĩ 13 (HVV diệt 24 địch, bắn cháy 2 xe). Huân chương: Chiến công (hạng nhất, hạng ba); 3 lần Dũng sĩ.



        HOÀNG VIỆT (Lê Chí Trực; 1928-67), nhạc sĩ. Quê tx Bà Rịa, t. Bà Rịa-Vũng Tàu; nhập ngũ 1947. Năm 1948-54 tham gia hoạt động nghệ thuật ở chiến trường Nam Bộ. 1955 tập kết ra miền Bắc. 1966 trở lại chiến trường miền Nam phụ trách bộ phận âm nhạc trong Tiểu ban văn nghệ thuộc Ban tuyên huấn Trung ương cục miên Nam. Hi sinh ở chiến trường Nam Bộ (31.12.1967). HV để lại nhiều tác phẩm nổi tiếng: “Chí cả”, “Tiếng còi trong sương đêm”, “Lá xanh”, “Lên ngàn". “Nhạc rừng”, “Mùa lúa chín”, ‘Tinh ca”, “Giết giặc Mĩ cứu nước”, “Bài ca thanh niên miền Nam thành đồng”, bán giao hưởng “Quê hương” và vở nhạc kịch "Bòng Sen” (viết chung với Lưu Hữu Phước và Ngô Y Linh). Giải thưởng Hồ Chí Minh (1996). Huân chương Kháng chiến hạng nhất, huy chương Quyết thắng hạng nhì. Tên HV được đặt cho một rạp hát ở t. Tiền Giang và một đường phố ở tp Hò Chí Minh.



        HOÀNH ĐỒ, bản đồ địa hình có tỉ lệ 1:10.000 hoặc lớn hơn. nội dung tỉ mỉ, chính xác, được lập cho một số khu dân cư, mục tiêu cần thiết. Trên HĐ phải biểu thị những vật kiến trúc đột xuất, xí nghiệp công nghiệp, đường phố, công viên... và đánh số thứ tự hoặc kí hiệu để tiện sử dụng. Trong QS. HĐ dùng để chi mục tiêu, xác định góc phương vị, chuẩn bị phần tử bắn cho pháo binh, tên lửa. cho không quân ném bom.

        HOÀNH SƠN, nhánh núi của dãy Trường Sơn nhô ra sát Biển Đông, nằm giữa hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình. Có các đỉnh Rào Cỏ (2.230m), Phù So (1.563m), Bà Mụ (1.357m).„ QL 1 qua HS theo Đèo Ngang.

        HOẠT ĐỘNG CHỐNG THỦY LÔI. tổng thể các hoạt động nhằm loại trừ hoặc giảm đến mức thấp nhất mối uy hiếp về thủy lôi, do đối phương gây ra đối với tàu (thuyền) QS (dân sự) của ta khi hoạt động trên biển (sông, hồ...), trú đậu tại căn cứ, vịnh, cảng... HĐCTL gồm: tiến hành quan sát, trinh sát thủy lôi, đánh dấu, thông báo vị trí thủy lôi và những nơi nghi ngờ có thủy lôi; tìm đường vòng tránh các khu vực có thủy lôi; kiểm tra và làm giảm các trường vật lí của tàu; rà phá các chướng ngại thủy lôi; dẫn đường cho tàu (thuyền) đi qua khu vực có thủy lôi; tiến công (đánh trả) các phương tiện thả thủy lôi của đối phương.

        HOẠT ĐỘNG QUÂN SỰ, gọi chung những hành động QS hoặc có mục đích QS. Như xây dựng các kế hoạch QS, tổ chức LLVT, xây dựng làng xã chiến đấu, phát động và tiến hành chiến tranh du kích, tổ chức và thực hành động viên thời chiến, xây dựng các căn cứ QS (sân bay, bến cảng...), những hành động chiến đấu của bộ đội và sự giúp đỡ trực tiếp cho các hoạt động tác chiến (làm đường, tải đạn, cứu thương...).

        HOẠT ĐỘNG TÁC CHIẾN, tổng thể các hoạt động có tổ chức của các đơn vị LLVT nhằm hoàn thành nhiệm vụ tác chiến được giao. Gồm: hoạt động chuẩn bị tác chiến, bảo đảm tác chiến và thực hành tác chiến... HĐTC có các quy mô: chiến lược, chiến dịch và chiến thuật.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #67 vào lúc: 15 Tháng Bảy, 2019, 05:03:23 pm »


        HOẠT ĐỘNG TÁC CHIẾN hái quân, hoạt động tác chiến do các binh đội, binh đoàn, liên binh đoàn hái quân tiến hành để hoàn thành các nhiệm vụ chiến đấu trên biển và hiệp đồng tác chiến với các quân chủng khác và LLVT địa phương trên hướng ven biển. Diễn ra ở các quy mô chiến lược, chiến dịch và chiến thuật; với các hình thức chiến dịch trên biển, đợt hoạt động tác chiến tập trung của hải quân, hoạt động tác chiến thường xuyên của hải quân, trận chiến đấu trên biển, đột kích...

        HOẠT ĐỘNG TÁC CHIẾN THƯỜNG XUYÊN, hình thức tác chiến được tiến hành trong khoảng thời gian giữa các chiến d'ch. giữa các đợt tác chiến tập trung, hoặc giữa các đợt của một chiến dịch nhằm giữ thế và lực của ta. tiêu hao phán tán lực lượng địch, tạo điều kiện cho những hoạt động tác chiến tiếp theo. Thường được thực hiện bàng sự kết hợp giữa LLVT địa phương với một bộ phận bộ đội chủ lực.

        HOẠT ĐỘNG TÁC CHIẾN THƯỜNG XUYÊN của hải quân, hình thức tác chiến hải quân được tiến hành trong khoảng thời gian xen kẽ giữa các chiến dịch để tạo thế cho các chiến dịch trên biển (ven biển) sẽ được tiến hành. Do các phản đội. binh đội, binh đoàn tiến hành nhằm tiêu diệt các tàu mặt nước và tàu ngầm hoại động lẻ (hoặc thành tốp nhò) trên biển và ở nơi trú đậu, phá hoại bến cảng, kho tàng, SCH và các mục tiêu khác trên bờ cua đối phương; bảo vệ tuyến giao thòng và các điểm trú đậu. chi viện các binh đoàn, binh đội lục quân hoạt động ở ven biển; đổ bộ đường biển quy mô chiến thuật... Các biện pháp bảo đảm gồm: cảnh giới, trinh sát, ngụy trang, tác chiến điện từ trên biển; thiết bị hoặc thiết bị bổ sung chiến trường biển; tiến hành các loại phòng thủ và bảo vệ,... phòng chống địch tập kích bất ngờ.

        HOẠT ĐỘNG TÁC CHIẾN THƯỜNG XUYÊN của khòng quân, hình thức tác chiến không quân được tiến hành trong thời gian giữa hai đợt tác chiến tập trung hoặc giữa hai chiến dịch không quân, do từng chiếc máy bay, phân đội thực hiện, nhằm gây khó khăn và tác động thường xuyên, liên tục vào đối phương hoặc đảm bảo cho các lực lượng khác hoạt động và các hoạt động tác chiến tiếp theo của không quân.

        HOẠT ĐỘNG TÁC CHIẾN THƯỜNG XUYÊN của phòng không, hình thức tác chiến phòng không tiến hành giữa các chiến dịch, các đợt tác chiến tập trung hoặc giữa hai đợt của một chiến dịch, do một bộ phận lực lượng các phân đội, binh đội. binh đoàn của lực lượng phòng không ba thứ quân tiến hành nhằm duy trì hoạt động đánh địch liên tục, kiềm chế hoạt động và gây tổn thất cho chúng, chuẩn bị điều kiện cho đợt tác chiến tập trung hoặc chiến dịch kế tiếp.

        HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN KHOA HỌC QUÂN SỰ. tổng thể các hoạt động khoa học do cán bộ thông tin thực hiện, nhầm cung cấp thông tin khoa học quân sự và các ngành liên quan cho lãnh dạo, chỉ huy, quân lí. nghiên cứu. giảng dạy trong lĩnh vực QS và quốc phòng; nâng cao hiệu quả nghiên cứu và phát triển khoa học QS. HĐTTKHQS bao gồm việc thu thập, xứ lí, phân tích, tổng hợp, lưu giữ và phổ biến tin khoa học QS.

        HÓC MÔN, huyện thuộc Thành phố Hồ Chí Minh, huyện lị: thị trấn Hóc Môn: đơn vị Ah LLVTND. Nguyên là h. Bình Long, phú Tân Bình, t. Gia Định, thành lập 1811. Đầu tk 20 đổi thành HM. Căn cứ khởi nghĩa chống Pháp của Phạm Công Hớn, Nguyễn Văn Bường (1885), khởi nghĩa Nam Kì (11.1940), địa bàn hoạt động của nhiều cán bộ lãnh đạo cao cấp của Đáng trong KCCP, cơ sở hoạt động của các lực lượng nội thành, bàn đạp tiến công của các LLVTND. QGPMN VN vào nội thành Sài Gòn trong KCCM.

        HỌC HÀM X. CHỨC DANH KHOA HỌC

        HỌC THUYẾT, hệ thống quan niệm, quan điểm, lí thuyết, lí luận, tư tướng của một học giả. một học phái về một hiện tượng nào đó trong tự nhiên hoặc xã hội nhằm hướng dẫn nhận thức và hành động của con người. HT có tính khoa học và CM lí giải đúng các hiện tượng của tự nhiên và xã hội sẽ thúc đẩy sự phát triển của tự nhiên và xã hội (HT hình thái kinh tế - xã hội của Mác, HT tiến hóa các giống loài của Đacuyn...); ngược lại, HT phản khoa học. phản động sẽ phá hoại, kìm hãm sự phát triển của hội (thuyết Đacuyn xã hội, học thuyết Nichxơn...).

        HỌC THUYẾT AIXENHAO, học thuyết của Mĩ về Trung Đông do tổng thống MT Aixenhao đề xướng (3.1957). nhằm giành quyền kiểm soát (“lấp khoảng trông quyền lực”) khu vực Trung Đông sau thất bại của Anh, Pháp và Ixraen trong cuộc chiến tranh Ixraen - Ai Cập (1956). Nội dung: trao cho tổng thông quyền viện trợ kinh tế. QS và cần thiết có thể tiến hành can thiệp vũ trang giúp bất cứ nước Trung Đông nào có nguy cơ “chịu sự kiểm soát của chủ nghĩa cộng sản quốc tế”. Được thực thi lần đấu tiên tại Libăng. khi chính quyền quân chủ thân phương Tây ở Irắc bị lật đổ (14.7.1958), Mĩ đã đưa quân can thiệp vào Libăng và rút đi sau 3 tháng.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #68 vào lúc: 15 Tháng Bảy, 2019, 05:04:39 pm »


        HỌC THUYẾT CHỐNG NỔI DẬY. học thuyết do tổng thống MT Kennơđi khởi xướng (1961) về chống chiến tranh giải phóng dân tộc có xu hướng chống Mĩ (nổi dậy CM) tại các thuộc địa kiểu mới của Mĩ. nhằm bảo vệ chính quyền thân Mĩ và duy trì chủ nghĩa thực dân kiểu mới của Mĩ ở những nước đó. Ra đời trong bối cảnh các nước XHCN và phong trào giải phóng dân tộc đang phát triển mạnh. Mĩ mất độc quyền và giảm dần ưu thế về vũ khí hạt nhân; dựa trên cơ sở những bài học rút ra từ thất bại và thành công ở một số nước đồng minh phụ thuộc Mĩ. Nội dung chủ yếu: sử dụng chính quyền thân Mĩ với bộ máy kìm kẹp (tề điệp, cảnh sát. mật vụ. dân vệ...) và QĐ bản xứ do Mĩ trang bị và hỗ trợ (cố vấn. huấn luyện, tình báo, cung cấp tài chính, viện trợ kinh tế và QS...) làm chỗ dựa chủ yếu để đàn áp. bóp nghẹt phong trào CM ngay từ lúc khởi đầu; khi cần thiết, Mĩ có thể phái một bộ phận lực lượng chiến đấu Mĩ đến trực tiếp răn đe và bảo vệ dưới danh nghĩa chính phủ bản xứ yêu cầu. Biện pháp: kết hợp các thủ đoạn chính trị, QS. kinh tế (càn quét, bình định, dồn dân lập ấp chiến lược, xây dựng các khu trù mật. tiến hành chiến tranh tâm lí, chiến tranh gián diệp, mua chuộc, lừa bịp quần chúng bằng kinh tế...) để tách LLVT, lực lượng bán vũ trang, các cơ sở chính trị của CM ra khỏi nhân dân  và cắt đứt mọi sự chi viện từ bên ngoài để tiêu diệt lực lượng CM. Mĩ đã áp dụng HTCND ở VN bằng chiến lược chiến tranh đặc biệt (1961-65) nhưng đã bị thất bại. buộc phải dưa QĐ viễn chinh Mĩ tiến hành chiến lược chiến tranh cục bộ (1965-68).

        HỌC THUYẾT GUAM nh HỌC THUYẾT NICHXƠN

        HỌC THUYẾT LÊNIN VỂ BẢO VỆ TỔ QUỐC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA, hệ thống luận điểm của Lê nin về bảo vệ tổ quốc XHCN. Ra đời sau CM tháng Mười Nga (1917) trên cơ sở kế thừa và phát triển tư tưởng của C. Mác và Ăngghen về tính tất yếu phải bảo vệ thành quả của CM vô sản khi giai cấp công nhân đã giành được chính quyền, có tổ quốc XHCN. Nội dung chính: luận giải việc bảo vệ tổ quốc XHCN (bao gồm bảo vệ độc lập. chủ quyển, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, bảo vệ chế độ và thành quả CM, bảo vệ chính quyền nhà nước, bảo vệ sự lãnh đạo của ĐCS) là một quy luật của CM XHCN (vì CNĐQ còn nuôi cuồng vọng bóp chết nhà nước của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, xóa bỏ CNXH trên thế giới); đồng thời chỉ ra những nhiệm vụ của giai cấp công nhân để bảo vệ tổ quốc khi đã giành được chính quyền: vũ trang bảo vệ tổ quốc XHCN, chuẩn bị đất nước sẵn sàng về QS. xây dựng quân đội kiểu mới trên cơ sở vũ trang toàn dân. bảo vệ tổ quốc bằng mọi biện pháp (QS. chính trị, kinh tế. ngoại giao...), xây dựng liên minh vững chắc giữa giai cấp công nhân và giai cấp nông dân. kết hợp đúng đắn nhiệm vụ dân tộc và nhiệm vụ quốc tế, xây dựng thành công CNXH về mọi mặt làm điều kiện cơ bản cho sự nghiệp bảo vệ tổ quốc, đặt toàn bộ sự nghiệp báo vệ tổ quốc XHCN dưới sự lãnh đạo của ĐCS và được thể chế hóa thành hiến pháp, pháp luật, nghĩa vụ, quyền lợi của mỗi công dân. Giá trị của HTLVBVTQXHCN đã được chứng minh bằng thắng lợi của nhân dân LX trong bảo vệ chính quyền Xô viết lúc còn trứng nước và trong chiến tranh giữ nước (1941-45) cũng như thắng lợi của nhân dân VN trong KCCP và KCCM. Ngày nay, trong bối cảnh CNĐQ và các thế lực phản động quốc tế đang triệt để khai thác thất bại tạm thời của CNXH (sau khi các nhà nước XHCN Đông Âu và LX sụp đổ), nhằm xóa bỏ hoàn toàn XHCN, chống phá phong trào CM thế giới bằng diễn biến hòa bình kết hợp với đe dọa xâm lược vũ trang, càng đòi hòi việc vận dụng đúng đắn và phát triển sáng tạo HTLVB- VTQXHCN trong những điều kiện cụ thể nhằm bảo vệ vững chắc tổ quốc XHCN.

        HỌC THUYẾT MÁC - LÊNIN VỂ CHIẾN TRANH VÀ QUÂN ĐỘI. hệ thống lí luận, quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về những vấn đề cơ bản của chiến tranh và quân đội. Nội dung chính: nghiên cứu chiến tranh và QĐ với tính cách là một hiện tượng xã hội có tính lịch sử, chiến tranh là sự kế tục của chính trị bằng thủ đoạn bạo lực và QĐ là yếu tố của kiến trúc thượng tầng chính trị (bộ phận đặc thù của nhà nước), công cụ chủ yếu của đấu tranh vũ trang và chiến tranh; lí giải khoa học về: nguồn gốc, nguyên nhân, bản chất, tính chất của chiến tranh, các kiểu và vai trò của chiến tranh trong lịch sử, quan hệ giữa chiến tranh với chính trị, với tiến bộ xã hội và CM xã hội, với vũ khí trang bị, điều kiện kinh tế và vật chất kĩ thuật, các quy luật phát sinh, phát triển và kết cục của chiến tranh; vạch rõ nguồn gốc, bản chất chính trị. giai cấp và chức năng của QĐ, các kiểu QĐ và sự xuất hiện quân đội kiểu mới của giai cấp vô sản, những nguyên tắc cơ bản xây dựng QĐ kiểu mới: chỉ rõ sự tác động biện chứng của các nhân tố quyết định thắng lợi của chiến tranh, sức mạnh chiến đấu của QĐ và khả năng quốc phòng của đất nước; khẳng định vai trò quan trọng quyết định của ĐCS trong lãnh đạo khởi nghĩa và chiến tranh CM, trong xây dựng và lãnh đạo LLVT CM, đấu tranh giành chính quyền, giải phóng dân tộc và bảo vệ tổ quốc XHCN. Gồm ba bộ phận trong một chỉnh thể thống nhất: triết học - xã hội học, kinh tế - xã hội học và chính trị - xã hội học về chiến tranh và QĐ. Do Mác* và Ăngghen sáng lập, được Lê nin kế tục và phát triển lên trình độ mới với những kết luận khoa học về chiến tranh trong thời đại ĐQCN và CM vô sản cùng những kinh nghiệm thực tiễn xây dựng quốc phòng của nhà nước XHCN đầu tiên trên thế giới; ngoài ra, còn thường xuyên được phát triển, làm phong phú thêm qua các kết luận mới rút ra từ thực tiễn đấu tranh CM và tiến hành chiến tranh cách mạng, xây dựng và bảo vệ tổ quốc ở các nước XHCN. HTM-LVCTVQĐ trở thành nền tảng của khoa học quân sự XHCN và phương pháp luận cho đường lối quân sự, lí luận và thực tiễn tiến hành khởi nghĩa vũ trang, chiến tranh CM, xây dựng LLVT và củng cố quốc phòng, bảo vệ tổ quốc XHCN; góp phần đấu tranh vạch trần bản chất phản động của các học thuyết QS của CNĐQ.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #69 vào lúc: 15 Tháng Bảy, 2019, 05:05:29 pm »


        HỌC THUYẾT NICHXƠN, học thuyết chỉ đạo chính sách của Mĩ trong những năm 70, do tổng thông Mĩ Nichxơn công bố tại Guam (25.7.1969) và trước Quốc hội Mĩ (18.2.1970), nhằm thích ứng với khả năng thực tế bị hạn chế và so sánh lực lượng trên thế giới đã thay đổi không có lợi cho Mĩ, sau khi chiến lược phân ứng linh hoạt thất bại và Mĩ đang bị sa lầy, bế tắc trong chiến tranh xâm lược VN. Nội dung chính: lấy việc tăng cường sức mạnh, nhất là “sức mạnh quân sự làm chỗ dựa cơ bản” trên cơ sở đồng minh “cùng chia sẻ trách nhiệm”, đồng thời sử dụng thương lượng làm biện pháp chiến lược quan trọng để giải quyết các vấn đề quốc tế (“sức mạnh quân sự”, “tập thể tham gia. cùng chia sẻ trách nhiệm” và “thương lượng” là ba nguyên tắc, trong đó đồng minh “cùng chia sẻ trách nhiệm” là nguyên tắc trung tâm và “sức mạnh quân sự làm chỗ dựa cơ bản”), nhằm làm thay đổi tương quan lực lượng, ngăn chặn LX và hệ thống  XHCN, ngăn chặn phong trào giải phóng dân tộc. Tạo thế cân bằng, hòa hoãn giữa các nước lớn để tranh thủ thời gian cùng cố sức mạnh toàn diện cả về kinh tế và QS, thực hiện thương lượng trên thế mạnh (“cây gậy và củ cà rốt”), về QS, thực hiện chiến lược ngăn đe thực tế thay cho chiến lược phân ứng linh hoạt, nhằm giành lại ưu thể vũ khí chiến lược làm “lá chắn” ngăn chặn LX. duy trì lực lượng thông thường theo công thức “một cuộc chiến tranh rưỡi”, huy động đồng minh và tay sai cùng đối phó với phong trào giải phóng dân tộc. HTN được Mĩ thử nghiệm ở VN bằng chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh; triển khai hoạt động ngoại giao cấp cao “lịch sử” đối với TQ và LX (1972) nhằm chia rẽ VN với TQ và LX. ngăn chặn viện trợ cho VN: thương lượng hòa bình ở Pari đi đôi với tăng cường ném bom miền Bắc VN và mở rộng chiến tranh sang Campuchia và Lào, nhưng đã bị thất bại. Cg học thuyết Guam.

        HỌC THUYẾT QUÂN SỰ. hệ thống quan điểm tư tưởng, lí luận và nguyên tắc cơ bản về QS của một nhà nước, giai cấp hoặc chính đảng... ở một thời kì nhất định. HTQS thường xác định: đối tượng tác chiến của cuộc chiến tranh có thể xảy ra; tính chất, mục đích của cuộc chiến tranh sẽ phải tiến hành; các nhiệm vụ chiến lược và yêu cầu, phương hướng xây dựng LLVT; phương thức chuẩn bị đất nước cho cuộc chiến tranh; nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh; phương thức tiến hành chiến trank, nghệ thuật QS... HTQS của chính đảng cầm quyền là cơ sở lí luận của chiến lược quân sự, chính sách quân sự của -quốc gia. Căn cứ để xây dựng HTQS: cương lĩnh chính trị của chính đảng cầm quyển, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, tiềm lực mọi mật của đất nước, truyền thống QS của dân tộc và xu thế của thời đại.

        HỌC THUYẾT TÁC CHIẾN KHÔNG - BỘ, học thuyết quân sự chỉ đạo tác chiến chiến dịch của lục quân Mĩ từ 1982. Nội dung chính: phối hợp sức mạnh của không quân với sức mạnh của lục quân, tận dụng vũ khí, phương tiện KTQS hiện đại của không quân và lục quân (kể cả vũ khí vũ trụ) đê tiến công đồng thời, liên tục vào tung thâm và những nơi mỏng yếu, sơ hở nhất, nhằm nhanh chóng chia cắt lực lượng và thế trận của đối phương, giành thắng lợi trong thời gian ngắn. Nguyên tắc chung: chủ động, chiều sâu, mau lẹ, đồng bộ, đa năng. Nguyên tắc tác chiến cụ thể: bất ngờ, tập trung, tốc độ, linh hoạt, táo bạo, hiệp đồng chặt chẽ, lợi dụng địa hình, bảo vệ an ninh phía trước và phía sau. HTTCK-B đã được NATO vận dụng trong phương án QS mở rộng hoạt động tác chiến vào sâu lãnh thổ đối phương, coi trọng khả năng linh hoạt, tốc độ, hỏa lực và quyền chủ động của các cấp... Chiến dịch “Bão táp sa mạc” của Mĩ và đồng minh trong chiến tranh Vùng Vịnh (1990-91) được đánh giá là một thành công lớn của việc vận dụng HTTCK-B trong thực tế chiến đấu.

        HOC THUYẾT TRUMAN, học thuyết đối ngoại của Mĩ thời kì đầu chiến tranh lạnh do tổng thống Truman đề xướng (3.1947) dựa trên ưu thế của Mĩ và khó khăn của các nước Đổng minh sau CTTG-II. nhằm khống chế các nước này để tập hợp lực lượng chống CNXH và phong trào giải phóng dân tộc, trước hết là LX. Triển khai HTT. Mĩ đã tiến hành kế hoạch Macxan, viện trợ quân sự và kinh tế cho các nước châu Âu, đặc biệt là Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kì; lập các liên minh quân sự. OAS, NATO, ANZUS; giúp đỡ chính quyền Tưởng Giới Thạch nhằm ngăn chặn CM TQ (1945-49); lập cầu hàng không giải tỏa cho Tây Beclin (1948-49); chỉ huy chiến tranh Triều Tiên (1950-53); can thiệp và hỗ trợ Pháp trong chiến tranh VN (1946-54)... và kí nhiều hiệp ước an ninh QS song phương khác. Trên thực tế, HTT không ngăn chặn được sự lớn mạnh của hệ thống XHCN và phong trào giải phóng dân tộc khắp thể giới.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM