Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Tư, 2024, 02:05:17 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: H  (Đọc 8297 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #50 vào lúc: 15 Tháng Bảy, 2019, 04:21:50 pm »


        HỎA CẨU (cổ), đạn hình cầu, bắn bằng đại bác phi thiên, sát thương đối phương bằng mảnh. HC gồm quả mẹ và ba quả con ở trong, tất cả đều được đúc bằng gang mỏng, có nắp xoáy ốc và nhồi đầy thuốc súng, có ngòi nổ (dây cháy chậm) xung quanh dược quân bằng dây gai khô để giữ lửa... HC xuất hiện từ tk 15, được quân Tây Sơn dùng đánh tàu chiến (do Bổ Đào Nha sản xuất) trong thủy quân của Nguyễn Ánh 1782.



        HỎA CÔNG (cổ), phương pháp tác chiến dùng lửa để sát thương sinh lực, thiêu hủy các phương tiện, kho tàng, công trình QS, doanh trại... của đối phương. Khi thực hiện HC thường lợi dụng thời tiết khô ráo, hướng gió thuận chiều và địa thế có lợi, dùng vật liệu gây cháy (rơm rạ, cỏ khỏ... có tẩm dầu) hoặc dùng phương tiện phóng hỏa để thiêu đốt mục tiêu. Sau đó có thể dùng binh lực tiến công để phát huy kết quả HC đạt được. Trong binh pháp cổ như “Binh pháp TônTử ở TQ, “Hổ trướng khu cơ” ở VN, HC rất được coi trọng.

        HỎA CỤ, gọi chung những dụng cụ để gây nổ (cháy) dùng trong công tác nổ, đạn dược và một số lĩnh vực khác. Gồm: kíp nổ (thường hoặc điện), ống nổ, dây cháy chậm, nụ xòe, máy điểm hỏa. Kíp nổ dùng kích nổ khối thuốc nổ dưới tác dụng của tia lừa truyền qua dây cháy chậm (kíp thường), của dòng điện qua dây dẫn (kíp điện). Có hai loại kíp điện: nổ ngay và nổ chậm. Ồng nổ kích nổ (cháy) khối thuốc nhồi trong đạn dược. Nụ xòe tạo tia lửa gây cháy thuốc trong dây cháy chậm. Máy điểm hỏa để gầy nổ kíp điện.

        HỎA DƯỢC (cổ), gọi chung các hỗn hợp của những chất hữu cơ, vô cơ được pha trộn theo kinh nghiệm đê tạo ra thuốc nổ, thuốc phóng, chất cháy, chất độc, chất tạo khói,... dùng trong hỏa khí cổ. Thường gồm ba thành phần chính: chất ôxi hóa (điểm tiêu, điểm trắng...), chất cháy (than xoan, than gỗ thông, than gỗ dâu...) và chất kết dính (lưu hoàng, nhựa thông...). Ngoài ra, tùy mục đích còn có chất thêm để tạo chất độc, khói độc, khói... Có: HD thần, HD độc, HD bay, HD pháo, HD khói, HD ngược gió... HD được tìm ra từ lâu, song đến tk 15 mới được dùng rộng rãi và là cơ sở phát triển của các loại hỏa khí cổ.

        HỎA ĐIỂM, vị trí của một hỏa khí (súng máy, pháo...) ở trận địa phòng ngự. HĐ có thể ở trong công sự được che kín hoặc ngoài công sự nếu lợi dụng địa hình địa vật.

        HỎA ĐIỂM TĂNG CƠ ĐỘNG, hỏa điểm được tạo nên bằng cách cho xe tăng (pháo tự hành) dừng hoặc tạm dừng bắn, di chuyển sang vị trí khác thuận lợi để bắn tiếp, làm đối phương khó xác định chính xác vị trí của hỏa điểm tăng. HĐTCĐ nhằm tiêu diệt xe tăng, xe thiết giáp, phương tiện chống tăng, phương tiện hỏa lực, phương tiện kĩ thuật của địch và hiệp đồng với bộ binh giữ vững trận địa. HĐTCĐ thường dùng khi trung đội, đại đội tăng phối thuộc cho bộ binh trong chiến đấu phòng ngự. Để tổ chức HĐTCĐ, phải chuẩn bị sẵn một số hầm (công sự) bắn trên các hướng, làm đường bí mật để xe tăng (pháo tự hành) cơ động từ hầm (công sự) bắn này sang hầm (công sự) bắn khác được nhanh chóng và an toàn.

        HỎA ĐỒNG (cổ), đạn thời có vỏ bằng ống đồng hoặc ống tre bọc thêm giấy bổi, dây gai để chống ẩm, trong nhồi thuốc cháy, thuốc nổ và mảnh đồng, ngòi được luồn qua lỗ nhỏ ở đáy. HĐ dài khoảng 6 tấc (24cm), đường kính khoảng 2 tấc (8cm). Khi sử dụng, HĐ được buộc vào miệng súng để bắn. Mảnh đồng gây sát thương, thuốc cháy gây hỏa hoạn hoặc làm bỏng đối phương. Được dùng rộng rãi ở VN từ tk 15.

        HỎA HỔ (cổ), hỏa khí sử dụng sự cháy của thuốc súng để sát thương đối phương bằng lửa. Bộ phận chủ yếu của HH là một ống phóng hình trụ làm bằng kim loại, tre hoặc giấy bồi có bện mây phía ngoài. Thuốc súng là điểm tiêu (thành phần chính), lưu huỳnh và than nghiền trộn với nhau. Các thao tác chuẩn bị bắn: nhồi thuốc súng và lấp ngòi kiểu dây cháy. Phát hỏa bằng cách đốt ngòi, thuốc súng cháy sinh năng lượng đẩy luồng lửa có sức cháy mạnh và dữ đội (như hổ) vào đội hình đối phương. Cự li bắn thích hợp 10-14m. Được quân Tây Sơn sử dụng lần đầu trong trận đánh quân chúa Trịnh ở bến Tây Long 1786. HH phát huy tác dụng rất lớn trong các trận đánh của Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh ở Ngọc Hồi, Đống Đa 1789.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #51 vào lúc: 15 Tháng Bảy, 2019, 04:23:46 pm »


        HỎA KHÍ, 1) vũ khí sử dụng chất nổ, cháy (vd: súng, pháo, tên lửa. súng phun lửa, mìn...); 2) (nghĩa hẹp) vũ khí dùng áp lực khí thuốc sinh ra khi đốt cháy thuốc phóng hoặc hỗn hợp cháy đặc biệt để đẩy đạn đi. Được phân thành hai nhóm lớn: súng và pháo. HK xuất hiện đầu tiên ở TQ (tk 10), ở Arập (tk 12), ở châu Âu (tk 14) và phát triển mạnh mẽ từ tk 19 đến nay. Ở VN, HK xuất hiện từ cuối thời Trần (tk 14).

        HỎA LÒ, nhà tù do Pháp xây dựng (1912) ở trung tâm tp Hà Nội, giữa các phố Hỏa Lò, Hai Bà Trưng, Quán Sứ và Thợ Nhuộm (q. Hoàn Kiếm) ngày nay. Tên chính thức là Nhà tù trung tâm (P. Maisson Central), quen gọi nhà tù HL do được xây dựng trên đất thôn Phụ Khánh, nơi chuyên làm ấm, bếp lò bằng đất. Thời Pháp thuộc là nơi giam giữ tù chính trị. Trong KCCM, được dùng làm nơi giam giữ các phi công Mĩ bị bắt làm tù binh, thường được gọi châm biếm là khách sạn Hintơn Hà Nội (Hanoi Hilton). Hiện nay nhà tù HL đã được phá bỏ để xây dựng tòa nhà Tháp Hà Nội (Hanoi Tower), chi giữ lại một phần làm nhà bảo tàng.

        HỎA LỰC, sức sát thương sinh lực và phá hủy các mục tiêu đối phương trong tác chiến, được tạo ra bằng việc bắn (phóng, ném, đặt...) đạn. bom, mìn, từ các hỏa khí và các phương tiện khác. Tác dụng của HL: tiêu diệt, tiêu hao, phá hoại, chế áp các mục tiêu hoặc ngăn chặn, uy hiếp, quấy rối địch. Theo loại vũ khí của các quân chủng và binh chủng, có HL: bộ binh, pháo binh, phòng không, xe tăng, xe chiến đấu bộ binh, không quân, tàu hải quân, tên lửa...; theo tính chất và tác động vào đối phương, có HL: tiêu diệt, chế áp, tiêu hao, kiềm chế...; theo phương pháp bắn, có HL: bắn chính diện, bắn lướt sườn, bắn chéo, bắn gấp...; theo dạng HL, có HL: chặn, tập trung, tập trung lần lượt, đơn lẻ, màn đạn; theo độ cao, có HL: tầm cao, tầm trung, tầm thấp. Trong tiến công, HL có thể tổ chức theo giai đoạn sát thương hoặc theo nhiệm vụ. Trong phòng ngự, HL được tổ chức thành hệ thống, có thể tham gia phản chuẩn bị. Để nâng cao hiệu quả của HL, phải đảm bảo độ chính xác cao, bất ngờ, mật tập vào đối tượng (mục tiêu) quan trọng nhất, cơ động rộng rãi và chỉ huy khôn khéo, linh hoạt.

        HỎA LỰC CẤP TẬP, hỏa lực được thực hiện bằng bắt đầu bắn bất ngờ với mật độ hỏa lực cao nhằm sát thương sinh lực, phá hủy phương tiện KTQS, áp đảo tinh thần đối phương. Nhiệm vụ hỏa lực có thể được tiến hành bằng một hay một số lần HLCT tùy theo tính chất mục tiêu, số lượng đạn dự định tiêu thụ và thời gian cần thiết để bắn hết số đạn đó. HLCT có thể có hay không ấn định thời gian. Khi có ấn định thời gian, thường bắt đầu bằng bắn gấp, sau đó bắn tốc độ đều. Khi không ấn định thời gian (cần chế áp, tiêu diệt mục tiêu trong thời gian ngắn nhất hay chế áp mục tiêu lộ...) chỉ bắn gấp cho đến khi hết số đạn quy định. Hỏa lực pháo chuẩn bị tiến công thường gồm một số lần HLCT; khoảng thời gian giữa các lần HLCT có thể có hỏa lực giám thị. Cg hỏa lực dồn dập.

        HỎA LỰC CHẾ ÁP, hỏa lực được tiến hành nhằm gây thiệt hại và tạm thời làm mất sức chiến đấu của mục tiêu, hạn chế (cản trở) sự cơ động, chỉ huy và các hoạt động khác của địch trong thời gian nhất định. HLCA thường do lực lượng pháo binh, tên lửa, xe tăng, không quân, hải quân và bộ binh thực hiện.

        HỎA LỰC CHI VIỆN ĐỔ BỘ, hỏa lực được tiến hành kế tiếp hỏa lực chuẩn bị đổ bộ nhằm tiếp tục sát thương, phá hoại, chế áp các mục tiêu của địch ở các đoạn (bãi, khu vực) đổ bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho lực lượng đổ bộ đánh chiếm và giữ vững đoạn (bãi, khu vực) đổ bộ. Do không quân, tàu chi viện hỏa lực và pháo binh của lực lượng đổ bộ quân thực hiện. HLCVĐB phải tập trung đánh phá các mục tiêu của địch trực tiếp cản trở lực lượng đang đổ bộ và kết thúc khi lực lượng đổ bộ hoàn thành nhiệm vụ được giao.

        HỎA LỰC CHI VIỆN TIẾN CÔNG, hỏa lực được tiến hành sau khi kết thúc hỏa lực chuẩn bị tiến công cho đến khi hoàn thành nhiệm vụ đánh chiếm (tiêu diệt) khu vực (mục tiêu) quy định, nhằm: sát thương sinh lực; phá hủy xe tăng, xe bọc thép, các phương tiện chống tăng, trận địa pháo (cối), SCH, lực lượng dự bị và các mục tiêu quan trọng khác của dịch trong chiều sâu phòng ngự, chi viện cho bộ binh, xe tăng phát triển tiến công. HLCVTC thường do pháo binh, xe tăng, không quân kết hợp với một bộ phận hỏa lực của bộ binh thực hiện.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #52 vào lúc: 15 Tháng Bảy, 2019, 04:25:54 pm »


        HỎA LỰC CHUẨN BỊ ĐỔ BỘ, hỏa lực được tiến hành ngay trước khi bắt đầu thực hành đổ bộ đường biển hoặc đổ bộ đường không, nhằm sát thương, chế áp, phá hoại các mục tiêu của địch ở đoạn (bãi, khu vực) đổ bộ và các mục tiêu chủ yếu liên quan, tạo điểu kiện thuận lợi cho thực hành đổ bộ. Do không quân và đội tàu chi viện hỏa lực thực hiện. HLCBĐB phải tập trung đánh phá các mục tiêu trực tiếp cản trở hành động của bộ đội trong đợt sóng đổ bộ đầu tiên ở đoạn (bãi, khu vực) đổ bộ và khu vực kế cận. HLCBĐB kết thúc vào lúc lực lượng đổ bộ tiếp cận đoạn (bãi, khu vực) đổ bộ, hoặc từ trên không xuống mặt đất, sau đó chuyển sang hỏa lực chi viện đổ bộ.

        HỎA LỰC CHUẨN BỊ TIẾN CÔNG, hỏa lực tiến hành trực tiếp trước khi bộ binh, xe tăng xung phong, nhằm sát thương sinh lực, phá hủy xe tăng, xe bọc thép, lô cốt, hỏa điểm ở của mở và hai bên sườn; chế áp trận địa pháo (cối), SQL. của địch; bảo đảm cho mở cửa và làm suy yếu một phần khả năng kháng cự của địch; tạo điều kiện đột phá nhanh, mạnh, phá vỡ phòng ngự của đối phương... HLCBTC gồm: hỏa lực pháo binh, tên lửa, xe tăng, không quân. Tùy theo khả năng pháo đạn, bảo đảm của ta, tính chất phòng ngự của địch và phương pháp mở cửa mà xác định thời gian và kết cấu hỏa lực thích hợp, HLCBTC thường được tiến hành bằng một hoặc một số lần hỏa lực cấp tập.

        HỎA LỰC DỒN DẬP nh HỎA LỰC CẤP TẬP

        HỎA LỰC GIÁM THỊ, hỏa lực giám sát, giữ mục tiêu luôn ở trạng thái sau khi bị chế áp bởi hỏa lực cấp tập (dồn dập). HLGT được tiến hành trong khoảng thời gian giữa các đợt hỏa lực cấp tập, với mật độ. hỏa lực thấp hơn, các phương pháp linh hoạt bắn vào bộ phận quan trọng của mục tiêu.

        HỎA LỰC MẬT TẬP nh HỎA LỰC TẬP TRUNG DÀY ĐẶC

        HỎA LỰC PHÁO BINH, hỏa lực của các loại vũ khí pháo binh nhằm tiêu diệt, sát thương các mục tiêu trên mặt đất (mặt nước); hỏa lực mặt đất chủ yếu của QĐND VN. Thực hiện HLPB bằng bắn ngắm trực tiếp và gián tiếp, do từng phân đội hay đồng thời một số phân đội (binh đội, binh đoàn) pháo binh tiến hành vào mục tiêu đơn lẻ, mục tiêu cụm, với nhiệm vụ chế áp, phá hoại, tiêu diệt, kiềm (khống) chế... bằng các dạng hỏa lực khác nhau. Để đạt hiệu quả chiến đấu cao, sử dụng HLPB phải tập trung, bất ngờ, cơ động, chính xác, kịp thời. Trong tác chiến hiệp đồng, HLPB được tổ chức theo giai đoạn hoặc nhiệm vụ tác chiến của bộ đội binh chủng hợp thành.

        HỎA LỰC PHÁO BINH CHI VIỆN PHẢN KÍCH, nhiệm vụ hỏa lực pháo binh trong chiến đấu phòng ngự nhằm chi viện hỏa lực cho lực lượng phản kích tiêu diệt địch đột nhập trận địa (khu vực) phòng ngự. khôi phục một phần hay toàn bộ trận địa phòng ngự đã mất. Tham gia HLPBCVPK gồm: pháo binh của lực lượng phòng ngự, pháo binh của cấp trên, pháo binh của lực lượng phản kích, pháo binh của đơn vị bạn, pháo binh địa phương, các đơn vị pháo binh cơ động diệt tăng, dự bị chống tăng và pháo binh chuyên trách. Mục tiêu sát thương chủ yếu là bộ binh (bộ binh cơ giới), xe tăng, trận địa pháo, cối của địch. HLPBCVPK có thể tổ chức theo các giai đoạn: chi viện tạo thế và triển khai lực lượng phản kích, chuẩn bị xung phong, chi viện tiến công và phát triển tiến công. Hỏa lực chuẩn bị xung phong thường tiến hành một lần cấp tập ngắn sau đó chuyển sang các giai đoạn hỏa lực tiếp theo, bằng các dạng hỏa lực: tập trung, đơn lẻ và sử dụng rộng rãi hình thức bắn ngắm trực tiếp.

        HỎA LỰC PHÁO BINH CHI VIỆN PHÁT TRIỂN TIẾN CÔNG, giai đoạn hỏa lực pháo binh trong tác chiến tiến công nhằm chi viện cho bộ binh (bộ binh cơ giới), xe tăng tiến công trong chiều sâu phòng ngự của địch. HLPBCVPTTC bắt đầu ngay sau khi kết thúc hỏa lực pháo binh chi viện tiến công cho đến khi hoàn thành nhiệm vụ tác chiến, tiến hành trên toàn bộ chiều sâu nhiệm vụ của binh đội (binh đoàn), mục tiêu gồm: sinh lực, hỏa khí, trận địa pháo, cối, lực lượng dự bị các cấp của địch... HLPBCVPTTC tiến hành bằng bắn ngắm trực tiếp, gián tiếp với các dạng hỏa lực đơn lẻ, tâp trung, chặn... Trong trường hợp chi viện cho lực lượng dự bị binh chủng hợp thành bước vào tác chiến, có thể tổ chức hỏa lực pháo binh theo các giai đoạn như khi bắt đầu tiến công với khối lượng nhiệm vụ tương đương hoặc ít hơn. Cg pháo bắn hộ tống tiến công.

        HỎA LỰC PHÁO BINH CHI VIỆN TIÊN CÔNG, giai đoạn hỏa lực pháo binh trong tác chiến tiến công nhằm chi viện cho bộ binh (bộ binh cơ giới), xe tăng xung phong đánh chiếm mục tiêu. HLPBCVTC bắt đầu ngay sau khi kết thúc giai đoạn hỏa lực pháo binh chuẩn bị tiến công (đợt hỏa lực cấp tập lần cuối) hoặc do người chỉ huy trận chiến đấu (chiến dịch) quyết định, có thể đồng thời hay không đồng thời trên các hướng, mục tiêu gồm: công sự, hỏa điểm, xe tăng, xe bọc thép, phương tiện bắn thẳng, các trận địa hỏa lực cản trở bộ đội tiến công và lực lượng dự bị của địch ra phản kích... HLP- BCVTC tiến hành bằng bắn ngắm trực tiếp, gián tiếp với các dạng hỏa lực: đơn lẻ, tập trung, chặn.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #53 vào lúc: 15 Tháng Bảy, 2019, 04:27:32 pm »


        HỎA LỰC PHÁO BINH CHUẨN BỊ TIẾN CÔNG, giai đoạn hỏa lực pháo binh trong tác chiến tiến công, tiến hành trực tiếp trước khi bộ đội xung phong nhằm tiêu diệt xe tăng, xe bọc thép, phương tiện hỏa lực (pháo, cối...), sát thương sinh lực, phá hủy công sự trận địa phòng ngự, SCH, làm suy yếu khả năng kháng cự của đối phương, đảm bảo cho mở cửa và cơ động (triển khai) lực lượng vào tuyến xuất phát xung phong, tạo điều kiện thuận lợi tiến hành công kích. Thời gian, kết cấu hỏa lực. phương pháp tiến hành và lượng đạn được xác định căn cứ vào ý định trận chiến đấu (chiến dịch), đặc điểm địch và nhu cầu cần sát thương. HLPBCBTC phải bất ngờ, mãnh liệt, phù hợp với phương pháp tác chiến cụ thể của bộ binh và xe tăng. Trong tiến công bằng đột phá hay vây lấn, HLPBCBTC thường tổ chức hỏa lực cấp tập mở đầu và lần cuối trước khi chuyển sang hỏa lực chi viện tiến công, giữa các đợt cấp tập là đợt bắn phá hoại các mục tiêu ở trước và hai bên cửa mở hay các mục tiêu để chi viện vây lấn, trong khi bắn phá hoại có thể xen kẽ đợt cấp tập ngắn. Cg giai đoạn pháo hỏa chuẩn bị.

        HỎA LỰC PHÁO BINH ĐÁNH ĐỊCH ĐỔ BỘ ĐƯỜNG KHÔNG, nhiệm vụ hỏa lực pháo binh trong tác chiến, gồm: hỏa lực đánh địch đang đổ quân, hỏa lực chi viện tạo thế, bao vây, chia cắt, hỏa lực chi viện tiến công địch tại khu vực (bãi) đổ bộ và hỏa lực chi viện tiến công địch cơ động đến mục tiêu. Tham gia HLPBĐĐĐBĐK gồm: các phân đội pháo, cối tại chỗ (khu vực địch đổ bộ đường không) của LLVT địa phương, lực lượng cơ động tiến công; pháo binh cấp trên và các đội pháo binh chuyên trách. Tiến hành sát thương sinh lực, phương tiện đổ bộ, các trận địa pháo (cối) có liên quan của địch bằng hỏa lực: đơn lẻ, tập trung, chận. Trước khi bộ binh, xe tăng xung phong tiêu diệt quân đổ bộ đường không thường tiến hành một đợt hỏa lực chuẩn bị ngắn (thời gian tùy thuộc vào điều kiện chiến đấu cụ thể).

        HỎA LỰC PHÁO BINH ĐÁNH ĐỊCH ĐỔ BỘ LÊN BỜ, giai đoạn hỏa lực pháo binh trong tác chiến phòng ngự bờ biển, gồm: hỏa lực đánh địch ở tuyến xuất phát xung phong và hỏa lực chi viện đánh địch đổ bộ lên bờ, giữ vững trận địa (khu vực) phòng ngự. Hỏa lực đánh địch ở tuyến xuất phát xung phong nhằm sát thương sinh lực, phá hủy phương tiện chiến đấu và các tàu chi viện hỏa lực, ngăn chặn lực lượng đổ bộ phía sau tiếp cận tuyến xuất phát xung phong. Khi địch đã lên bờ, phải sử dụng hỏa lực của tất cả các phân đội pháo, cối của lực lượng phòng ngự kết hợp với hỏa lực của không quân, hải quân để sát thương sinh lực, vũ khí, phương tiện kĩ thuật, kiềm chế các tàu hỏa lực của địch, chi viện cho bộ đội phòng ngự tiêu diệt và chia cắt lực lượng địch ở trên bờ với lực lượng ở dưới nước.

        HỎA LỰC PHÁO BINH ĐÁNH ĐỊCH ĐỘT NHẬP TRẬN ĐỊA PHÒNG NGỰ, giai đoạn hỏa lực pháo binh trong tác chiến phòng ngự nhằm chi viện cho lực lượng phòng ngự, lực lượng cơ động tiến công (lực lượng dự bị); ngăn chặn địch mở rộng khu vực đã chiếm; ngăn chặn lực lượng phía sau lên; bao vây, chia cắt, tiêu hao, tiêu diệt địch đột nhập, khôi phục trận địa phòng ngự và ổn định thể trận. Tham gia HLPBĐĐĐNTĐPN gồm: pháo binh của lực lượng phòng ngự, lực lượng cơ động tiến công: pháo binh cấp trên và pháo binh địa phương. Tiến hành bằng bắn ngắm trực tiếp, gián tiếp với các dạng hỏa lực: đơn lẻ, tập trung, chặn để sát thương bộ binh, xe tăng địch đột nhập trận địa. các trận địa pháo cối nguy hại và lực lượng dự bị của địch.

        HỎA LỰC PHÁO BINH ĐÁNH ĐỊCH TRÊN TUYẾN MÉP NƯỚC, giai đoạn hỏa lực pháo binh đánh địch tiến công từ hướng biển nhằm sát thương sinh lực, xe tăng bơi và các phương tiện đổ bộ của địch từ tuyến xuất phát xung phong đến tuyến đổ bộ lên bờ (bàn đạp đổ bộ). HLPBĐĐTTMN phải mãnh liệt, tập trung toàn bộ hay phần lớn pháo binh tạo nên hệ thống hỏa lực từ xa đến gần. càng vào gần mật độ hỏa lực càng dày đặc để sát thương (tiêu diệt) các đơn vị đổ bộ đầu tiên của địch. Tiến hành bằng bắn ngắm trực tiếp, gián tiếp với các dạng hỏa lực đơn lẻ, tập trung, bắn chặn, có sử dụng một số phân đội pháo chuyên trách tiếp tục kiềm chế (chế áp) các tàu chi viện hỏa lực, tàu (xuồng) chờ quân đổ bộ, chia cắt lực lượng đổ bộ tiếp sau.

        HỎA LỰC PHÁO BINH ĐÁNH ĐỊCH TỪ XA, nhiệm vụ hỏa lực pháo binh trong tác chiến phòng ngự, đánh địch tập kết, cơ động, triển khai lực lượng tiến công, nhằm tiêu hao sinh lực, phá hủy các phương tiện KTQS,... làm chậm bước tiến của chúng, chi viện cho lực lượng tác chiến vòng ngoài. Tham gia HLPBĐĐTX, có: pháo binh của lực lượng: tác chiến vòng ngoài, LLVT địa phương, lực lượng cơ động tiến công, các đội pháo binh chuyên trách và một bộ phận pháo (cối) lực lượng phòng ngự. Mục tiêu sát thương chủ yếu gồm: bộ binh, xe tăng đang tập kết hoặc cơ động triển khai, các trận địa hỏa lực quan trọng.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #54 vào lúc: 15 Tháng Bảy, 2019, 04:29:19 pm »


        HỎA LỰC PHÁO BINH ĐÁNH ĐỊCH ỨNG CỨU. nhiệm vụ hỏa lực pháo binh trong tác chiến tiến công (phản công), gồm: hỏa lực đánh địch tập trung, cơ động, triển khai (đường bộ , đường sông, đổ bộ đường không); hỏa lực chi viện cho lục lượng tiến công tiêu diệt quân ứng cứu giải tỏa. Tham gia HLPBĐĐƯC có các phân đội pháo binh của lực lượng đánh địch ngoài công sự, pháo binh cấp trên; pháo binh của bộ đội địa phương, các phân đội pháo binh cơ động diệt tăng và pháo binh chuyên trách. HLPBĐĐƯC tạo thế, nghi binh và hỏa lực chi viện.

        HỎA LỰC PHÁO BINH ĐÁNH ĐỊCH VU HỒI, nhiệm vụ hỏa lực pháo binh trong tác chiến phòng ngự nhằm sát thương, ngăn chận địch cơ động đánh vào bên sườn hay phía sau khu vực (trận địa) phòng ngự của ta, chi viện cho lực lượng cơ động tiến công tiêu diệt. Tham gia HLPBĐĐVH gồm: các phân đội pháo binh của lực lượng phòng ngự hướng địch vu hồi; pháo binh bộ đội địa phương, pháo binh của lực lượng cơ động tiến công, đội pháo binh cơ động diệt tăng hay pháo binh chuyên trách... Vận dụng các dạng hỏa lực và phương pháp bắn phù hợp với phương pháp tác chiến của bộ đội binh chủng hợp thành.

        HỎA LỰC PHÁO BINH ĐÁNH ĐỊCH XUNG PHONG TRƯỚC TIỀN DUYÊN, giai đoạn hỏa lực pháo binh trong tác chiến phòng ngự nhằm kiềm chế, chế áp các trận địa pháo binh, súng cối nguy hại và SCH của địch, tiêu hao, tiêu diệt bộ binh, xe tăng, xe bọc thép địch trước tiền duyên, chi viện cho các lực lượng phòng ngự giữ vững trận địa. HLPBĐĐXPTTD phải mãnh liệt, huy động pháo binh các lực lượng với khả năng cao nhất, tiến hành hỏa lực đồng thời vào các mục tiêu bằng bắn ngắm trực tiếp, gián tiếp với các dạng hỏa lực tập trung, đơn lẻ, chặn...

        HỎA LỰC PHÁO PHẢN CHUẨN BỊ, giai đoạn hỏa lực pháo binh trong tác chiến phòng ngự, tiến hành trước hỏa lực pháo binh chuẩn bị tiến công của đối phương, bằng các đòn tập kích hỏa lực bất ngờ, mãnh liệt trong thời gian ngắn. HLPPCB thường kết hợp với hỏa lực của không quân, tên lửa, xe tăng và một phần hỏa khí của bộ binh; nhằm phá hoặc làm chậm cuộc tiến công, làm suy yếu lực lượng đột kích đầu tiên của địch. HLPPCB được tổ chức theo quyết định của người chỉ huy. Được sử dụng phổ biến trong chiến tranh vệ quốc của QĐ LX.

        HỎA LỰC PHÒNG KHÔNG, hỏa lực của các loại vũ khí phòng không (súng máy, pháo, tên lửa phòng không, máy bay tiêm kích) dùng để tiêu diệt các mục tiêu địch trên không. Ở VN, trong KCCP và nhất là trong KCCM, hỏa lực của các vũ khí bộ binh như súng trường, súng máy trong các tổ chuyên bắn máy bay đã được sử dụng rộng rãi và phối hợp với HLPK để tiêu diệt mục tiêu bay thấp. Hiệu quả sát thương mục tiêu trên không của HLPK có thể đạt được bằng tập trung bất ngờ và chính xác vào hướng, mục tiêu quan trọng nhất, cơ động rộng rãi, chỉ huy linh hoạt và khéo léo kết hợp chặt chẽ với hỏa lực của vũ khí bộ binh chuyên bắn máy bay.

        HỎA LỰC TẬP TRUNG của xe tăng, dạng hỏa lực xe tăng được thực hiện bằng cách sử dụng tập trung một số xe (phân đội) tăng cùng bắn vào một mục tiêu, cụm mục tiêu để sát thương, tiêu diệt sinh lực; phá hủy các phương tiện kĩ thuật, công trình QS của đối phương trong thời gian ngắn, hiệu quả cao. HLTTcxt có thể thực hiện bằng bắn ngắm trực tiếp, nứa gián tiếp hoặc gián tiếp với các phương pháp bắn: phát một, gấp, loạt, tại chỗ, dừng, tạm dừng.

        HỎA LỰC TẬP TRUNG DÀY ĐẶC, dạng hỏa lực tập trung của pháo binh được tạo ra khi sử dụng toàn bộ hoặc phần lớn pháo binh của binh đoàn, liên binh đoàn binh chủng hợp thành đồng thời bắn vào mục tiêu, cụm mục tiêu quan trọng của địch nhằm sát thương, tiêu diệt sinh lực, phá hủy phương tiện chiến tranh của chúng trong thời gian ngắn nhất. HLTTDĐ sử dụng vào những thời cơ quan trọng, quyết định trong trận chiến đấu (chiến dịch). Vd; trận tập kích hỏa lực vào căn cứ Ca Rôn (điểm cao 241) t. Quảng Trị 6.3.1967 của lực lượng pháo hỗn hợp tương đương với 5 tiểu đoàn; hỏa lực “Bão táp 1 ” của 7 cụm pháo, mở đầu chiến dịch 3.1972. Cg hỏa lực mật tập.

        HỎA LỰC TẬP TRUNG LẦN LƯỢT, dạng hỏa lực tập trung của pháo binh được tiến hành lần lượt trên các tuyến từ gần đến xa theo nhịp độ vận động tiến công của bộ đội vào các mục tiêu trước chính diện và bên sườn các lực lượng tiến công. Có HLTTLL đơn và kép. HLTTLL đơn tiến hành trên từng tuyến một, HLTTLL kép tiến hành đồng thời trên 2 hoặc 3 tuyến liên tiếp và lần lượt chuyển di sang tuyến tiếp theo. HLTTLL được vận dụng trong tiến công và phản kích (đột kích) trong chiến đấu phòng ngự. Trong CTTG-II, HLTTLL được QĐ LX sử dụng rộng rãi trong các chiến dịch tiến công.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #55 vào lúc: 15 Tháng Bảy, 2019, 04:31:00 pm »


        HỎA LỰC XE TĂNG, hỏa lực của các loại vũ khí (pháo, súng máy, tên lửa...) trên xe tăng nhằm sát thương, tiêu diệt mục tiêu bằng bắn ngắm trực tiếp, nửa gián tiếp hoặc gián tiếp do từng xe tăng (phân đội) thực hiện. Để đạt được hiệu quả cao, cần sử dụng HLXT tập trung, bất ngờ, chính xác, cơ động linh hoạt, kịp thời. HLXT thường được tổ chức kết hợp chặt chẽ với hỏa lực pháo binh, bộ binh và các loại hỏa lực khác.

        HỎA PHÁO, 1) đạn sát thương bàng mảnh khi nổ, dùng để giữ thành thời cổ. vỏ bằng gang hoặc gỗ, trong nhồi thuốc súng và các mảnh gang, sắt vụn, đá, ngòi luồn qua lỗ nhỏ trên vỏ. Có nhiều cỡ khác nhau. Khi chiến đấu, HP được châm ngòi và lăn hoặc ném từ trên thành xuống quân đối phương. HP đơn giản, chế tạo nhanh. Xuất hiện ở VN từ tk 15; 2) đạn lửa bắn đi để gây cháy hoặc làm tín hiệu; 3) (cổ) súng lớn các loại; 4) (trong QĐ Sài Gòn) ngòi nổ đạn pháo.

        HỎA TIỄN, 1) hỏa khí thời cổ dùng để sát thương (bằng mũi tên) và gây cháy cho đối phương. Có hai loại: HT đơn và HT ống. HT đơn gồm tên có đầu nhọn (có thể bịt đồng, sắt), đuôi có cánh nhỏ (bằng lông chim, sắt hoặc nan tre đan chéo chữ thập) gây vướng cháy đồng thời ổn định đường bay và ống chứa thuốc súng có ngòi (buộc vào thân tên) gây cháy; được bắn đi bằng cung (có thể tới 200m), loại HT đơn nhỏ dùng cho kị binh, xuất hiện tk 10 (ở TQ). HT ống gồm ống sắt dài (khoảng 2,5m) trong nhồi thuốc súng và chứa nhiều tên sắt (có cánh ở đuôi), ngòi dẫn ra phía sau. Khi bắn, lồng phần đuôi HT ống vào ống khác (ống phóng), châm ngòi, HT được phóng đi, thuốc súng cháy cùng tên sắt được bắn tung ra. Cự li bắn của HT ống có thể tới trên 200m. Có loại HT 2 ống, 4 ống hoặc nhiều tầng. Có từ tk 13 (ở TQ). HT được sử dụng chủ yếu để đốt trại, đánh kị binh và tượng binh đối phương; 2) tên lửa và đạn phản lực.

        HÓA CHỈNH VI LINH, HÓA LINH VI CHỈNH (cổ), tư tưởng chỉ đạo tác chiến, linh hoạt và biến hóa trong sử dụng lực lượng, thực hành tác chiến khi phân tán (hóa chỉnh vi linh), lúc tập trung (hóa linh vi chinh).

        HÓA GIÁ. hình thức định giá chính thức các loại tài sản, vật tư, hàng hóa tồn đọng hoặc đã qua sử dụng. Được thực hiện thông qua hội đồng HG (hay hội đồng định giá). Căn cứ vào giá của tài sản lúc mua hoặc trên thị trường, chất lượng còn lại, giá trị sử dụng và thị hiếu của thị trường, quy luật cung cầu,... từng thành viên của hội đồng đề xuất các mức giá để hội đồng cùng xem xét, xác định mức giá cuối cùng. Trong thực tế, HG thường được dùng để định giá một loại tài sản, vật tư, hàng hóa nào đó khi thanh lí, nhượng bán, bàn giao hoặc khi cơ quan có thẩm quyền quyết định xử lí tài sản để thi hành các bản án hoặc quyết định xử phạt hành chính đã có hiệu lực thi hành...

        HÓA TRANG TẬP KÍCH, tập kích bằng cách cải trang thành dân thường dưới hình thức đám tang, đám cưới hoặc thành một toán địch... chọn thời cơ địch sơ hở, đột nhập mục tiêu, bất ngờ tập kích tiêu diệt bọn ác ôn, tề điệp, phá đồn bốt, tháp canh của địch. Khi HTTK thường sử dụng lực lượng nhỏ, được huấn luyện chu đáo, trang bị gọn nhẹ. HTTK được các LLVTND địa phương, đặc công sử dụng phổ biến trong KCCP và KCCM.

        HOẠCH ĐỊNH BIÊN GIỚI, xác định đường biên giới quốc gia đầy đủ, chính xác trên các văn bản và bản đồ phù hợp với điều ước biên giới, luật pháp, tập quán quốc tế và hoàn cảnh thực tế của hai quốc gia có chung biên giới; bước đầu tiên rất quan trọng để giải quyết biên giới giữa hai quốc gia, dựa trên các nguyên tắc pháp lí đã được thỏa thuận. Trên bản đồ miêu tả hướng đi của đường biên giới, các chi tiết về địa hình, thủy văn, dân cư...

        HOÃN GỌI NHẬP NGŨ, chưa gọi nhập ngũ trong từng đợt tuyển quân những nam công dân ở lứa tuổi gọi nhập ngũ vì chưa đủ sức khỏe hoặc có hoàn cảnh đặc biệt được quy định trong luật. Ở VN, theo Luật nghĩa vụ quân sự, những người được HGNN do UBND xã (phường, thị trấn) đề nghị, UBND huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh) quyết định và công bố, hàng năm được kiểm tra để có thể gọi nhập ngũ, HGNN tiếp, chuyển sang ngạch dự bị hoặc miễn làm nghĩa vụ quân sự.

        HOÀNG CAO KHẢI (Hoàng Văn Khải; 1850-1933), quan đại thần thân Pháp triều Nguyễn. Quê xã Đông Thái, h. La Sơn (nay là h. Đức Thọ, t. Hà Tĩnh). 1868 đỗ cử nhân, làm quan tại Huế. 1884 quyền tuần phủ Hưng Yên. 1887 tổng đốc Hưng Yên kiêm tiễu phủ sứ ba tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên. 1888 cùng đồn trưởng Pháp đem lính đi gặt lúa của nghĩa quân Đốc Tít; bị phục kích, HCK thoát nạn. Để trả thù, HCK cho triệt hạ 28 làng trong vùng; 7.1889 cho đốt 50 làng và khủng bố dã man nhân dân vùng Hai Sông, nơi căn cứ của nghĩa quân Đốc Tít, bao vây, buộc Đốc Tít ra hàng. 1890 được thăng Bắc Kì kinh lược sứ, tước Quận Công. 1890- 92 đem quân đàn áp số nghĩa quân còn lại của khởi nghĩa Bãi Sậy, do Nguyễn Thiện Kế chỉ huy. 1894 viết thư dụ Phan Đình Phùng ra hàng, nhưng bị khước từ. 1897 phụ chính đại thần ở Huế; sau một thời gian ngắn về hưu.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #56 vào lúc: 15 Tháng Bảy, 2019, 04:37:18 pm »


        HOÀNG CẨM (ĐỖ Văn Cẩm; s. 1920), tổng thanh ưa QĐND VN (1987-92). Quê xã Sơn Công, h. Ứng Hoà, t. Hà Tây; nhập ngũ 8.1945, thượng tướng (1984); đv ĐCS VN (1947). Trong KCCP, trưởng thành từ chiến sĩ đến trung đoàn trường. 9.1954- 63 tham mưu trưởng, sư đoàn phó, rồi sư đoàn trưởng Sư đoàn 312. Năm 1964-70 chiến đấu ở chiến trường miền Đông Nam Bộ, sư đoàn trường Sư đoàn 9, rồi tham mưu phó QGPMN, phó tư lệnh và tư lệnh một số chiến dịch ở miền Đông Nam Bộ. 1970-74 tham mưu trưởng QGPMN, kiêm tư lệnh Đoàn 301. Năm 1974 tư lệnh Quân đoàn 4, tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh (26-30.4.1975), kiêm chính ủy quân đoàn (1977). Năm 1981 phó tư lệnh quân tình nguyện VN tại Campuchia. 4.1982-86 tư lệnh Quân khu 4. Năm 1987-92 tổng thanh tra QĐND VN. Ủy viên BCHTU ĐCS VN khóa IV-VI. Đại biểu Quốc hội khóa VII. Huân chương: Hồ Chí Minh, Quân công (1 hạng nhất, 3 hạng ba), Chiến công hạng nhì, Chiến thắng hạng nhất...



        HOÀNG CÔNG CHẤT (7-1768), thủ lĩnh khởi nghĩa nông dân vùng Sơn Nam (1739-69) đời Lê Trung Hưng. Quê làng Hoàng Xá, h. Thư Trì, trấn Sơn Nam Hạ (nay thuộc xã Nguyên Xá, h. Vũ Thư, t. Thái Bình). 1740-43 nghĩa quân đánh bại nhiều cuộc đàn áp lớn của quân triều đình, do các tướng Hoàng Kim Trảo, Trịnh Kinh, Trương Nhiêu... chỉ huy. 1745 chỉ huy tập kích bắt sống quan trấn thủ Sơn Nam là Hoàng Công Kì. 1748 không chống nổi quân triều đình do Hoàng Ngũ Phúc, Phạm Đình Trọng chỉ huy, HCC phải vào Thanh Hóa liên kết với phong trào khởi nghĩa của Lê Duy Mật, sau đó chuyển lên vùng Tây Bắc lập căn cứ tại Mường Thanh (Điện Biên). 1758 xây thành Bản Phủ (nay gọi là thành Chiềng Lẻ) thuộc xã Noọng Hẹt, h. Điện Biên, t. Điện Biên. 1754-67 nghĩa quân đánh chiếm lại miền Thập Châu thuộc phủ An Tây (nay thuộc Lai Châu) bị quan lại Vân Nam (TQ) chiếm, phối hợp với nghĩa quân Lê Duy Mật, kiểm soát toàn bộ miền Lai Châu, Sơn La, Nghĩa Lộ và bắc Hoà Bình. Tại đây nghĩa quân HCC bảo vệ vững chắc biên giới phía tây bắc của tổ quốc, xây dựng bản làng ấm no, được nhân dân các dân tộc ca ngợi, gọi là “Thiên Chất”. 1768 HCC chết, con là Hoàng Công Toản lên thay.

        HOÀNG DIỆU (Hoàng Kim Tích; 1829-82), sĩ phu yêu nước, danh tướng triều Nguyễn. Quê làng Xuân Đài, h. Diên Phước, t. Quảng Nam (nay thuộc h. Điện Bàn, t. Quảng Nam). 1853 đỗ phó bảng, làm quan suốt 30 năm, nổi tiếng công minh và thanh liêm. 1879 phó toàn quyền đại thần nhà Nguyễn đàm phán với phái bộ Tây Ban Nha. 1880 tổng đốc Hà Ninh (Hà Nội - Ninh Bình), thượng thư Bộ binh. Khi Pháp tấn công Bắc Kì, nhận rõ âm mưu của kẻ thù, HD đã khước từ tối hậu thư của địch, chuẩn bị sẵn sàng đối phó. 25.4.1882 hàng trăm quân Pháp và tay sai với 3 tàu chiến yểm trợ do Hăngri Rivie chỉ huy tấn công thành Hà Nội, HD tổ chức chống trả quyết liệt. Khi quân Pháp tiến vào thành, HD thắt cổ tự vẫn trong vườn Võ Miếu.

        HOÀNG ĐẠO, vòng tròn lớn, quỹ đạo chuyển động tuần hoàn biểu kiến hàng năm của Mặt Trời giữa các thiên thể trên thiên cấu. Cắt xích đạo thiên cầu tại hai điểm Xuân phân và Thu phân. Mặt phẳng HĐ nghiêng với mặt phẳng xích đạo thiên cầu một góc 23°27'.

        HOÀNG ĐẠO THÚY (1900-94), cục trưởng đầu tiên Cục thông tin liên lạc BQP. Quê xã Đại Kim, h. Thanh Trì, tp Hà Nội; tham gia CM 1944, nhập ngũ 1945, đại tá (1958); đv ĐCS VN (1947). Năm 1945 đại biểu Quốc dân đại hội Tân Trào; trường phòng thông tin mật mã đầu tiên của BQP. 1946-47 giám đốc Trường võ bị Trần Quốc Tuấn. 1948 cục trưởng: Cục giao thông công binh, Cục quân huấn BTTM. 1949-54 cục trưởng Cục thông tin liên lạc BQP. 1954 phụ trách trưởng Ban thông tin chiến dịch Điện Biên Phủ. 1962 chuyển ngành sang ủy ban dân tộc trung ương. Đại biểu Quốc hội khóa I, II (ủy viên ủy ban dự án pháp luật của Quốc hội khóa II). Tác giả của nhiều tác phẩm văn học và lịch sử. Huân chương: Độc lập hạng nhất, Chiến công hạng nhất, Chiến thắng hạng nhất.


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #57 vào lúc: 15 Tháng Bảy, 2019, 04:39:25 pm »


        HOÀNG ĐĂNG VINH (s. 1934), người dẫn đầu tổ chiến đấu xông vào hầm bộ chỉ huy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bắt tướng Đờ Catxtơri đầu hàng lúc 17 giờ 30ph 7.5.1954. Quê xã Tân Tiến, h. Phù Cừ, t. Hưng Yên; nhập ngũ 1952, đại tá (1987); đv ĐCS VN (1954). Trong chiến dịch Điện Biên Phủ (13.3-7.5.1954) là tiểu đội phó thuộc Trung đoàn 209, Sư đoàn 312, tham gia từ trận mở màn Him Lam cho đến tổng công kích kết thúc chiến dịch. Chiều 7.5.1954 dẫn đầu tổ chiến đấu cùng đại đội vượt cầu Mường Thanh, theo giao thông hào tiến vào khu trung tâm tập đoàn cứ điểm, là người đầu tiên xông vào hầm tướng Đờ Catxtơri, cùng tổ chiến đấu và đại đội trưởng Tạ Quốc Luật bắt Đờ Catxtơri, buộc quân địch tại Điện Biên Phủ hạ vũ khí đầu hàng. Trong KCCM, 1959-74 chính trị viên đại đội, trợ lí chính trị Trung đoàn 249, trường ban tuyên huấn Trung đoàn 239. Năm 1975-89 giáo viên chính trị; chủ nhiệm chính trị Trường sĩ quan công binh; chủ nhiệm chính trị rồi phó lữ đoàn trưởng về chính trị Lữ đoàn 239; phó hiệu trưởng chính trị Trường hậu cần công binh và Trường sĩ quan công binh (cơ sở 2). Huân chương: Quân công hạng ba, 2 Chiến công hạng ba.



        HOÀNG ĐÌNH GIONG (Vũ Đức; 1904-47), khu trưởng đầu tiên Khu 9 (12.1945). Dân tộc Tày, quê xã Đề Thám, h. Hoà An, t. Cao Bằng; tham gia Hội VN CM thanh niên (VN thanh niên CM đồng chí hội, 1925). Năm 1929 được kết nạp vào Đông Dương cộng sản đảng, trở thành người cộng sản đầu tiên của tỉnh Cao Bằng. 1.4.1930 cùng với Hoàng Văn Thụ, Hoàng Văn Nọn thành lập chi bộ cộng sản đầu tiên của tỉnh Cao Bằng. 1932-33 hoạt động CM ở TQ; xây dựng phong trào CM ở Hồng Quảng, Hải Phòng. 1936-45 bị Pháp bắt giam. 1945 trực tiếp lãnh đạo khởi nghĩa giành chính quyền ở Cao Bằng. Sau CM tháng Tám (1945), phụ trách Bộ đội Nam tiến. 12.1945 khu trưởng Khu 9. Chỉ đạo xây dựng LLVT Khu 9 và căn cứ địa kháng chiến u Minh. 1.1947 khu trưởng Khu 6. Ngày 17.3.1947 hi sinh tại mặt trận trong lúc chỉ huy bộ đội chống địch càn quét, ủy viên BCHTƯ ĐCS VN (1935).



        HOÀNG ĐÌNH KIỀN (s. 1944), Ah LLVTND (1973). Quê xã Cát Vân, h. Thanh Chương, t. Nghệ An; nhập ngũ 1964, trung tá (1985); đv ĐCS VN (1968); khi tuyên dương Ah là thượng úy, tiêu đoàn phó đặc công, Trung đoàn 10, Quân khu 9. Năm 1964- 73 chiến đấu ở chiến trường Tây Nguyên, Khu 5, Nam Bộ. đánh hơn 100 trận, 16 lần bị thương, diệt 130 địch, bắn rơi 1 máy bay trực thăng; chỉ huy tiểu đội, trung đội, đại đội diệt hàng nghìn địch. Trận Tuy An (Phú Yên, 9.1967), trận đánh diễn ra khẩn trương và ác liệt, HĐK nằm đè lên hàng rào thép gai làm thang cho đồng đội xung phong vào đồn, diệt một đại đội, HĐK diệt 5 địch. 9.1968 chỉ huy đơn vị chốt ở đồi 19 (Đức Lập) đánh lui 13 đợt phản kích của 1 tiểu đoàn Mĩ, diệt và làm bị thương 70 quân Mĩ. 12.1969 chỉ huy đơn vị chống càn, đánh lui hàng chục đợt tiến công của địch, diệt 50. HĐK bắn rơi 1 máy bay trực thăng. Đại đội và tiểu đoàn do HĐK phụ trách đều trở thành đơn vị Ah. Huân chương: Chiến công (1 hạng nhì, 4 hạng ba).


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #58 vào lúc: 15 Tháng Bảy, 2019, 04:41:28 pm »


        HOÀNG ĐÌNH PHU (s. 1920), viện trưởng Viện KTQS (1973-78). Quê xã Nghĩa Hòa, h. Tư Nghĩa, t. Quảng Ngãi; nhập ngũ 1945, đại tá (1973); đv ĐCS VN (1946). Năm 1945-50 chính trị viên chi đội; trưởng ti liên kiểm Việt - Pháp ở Đà Nẵng kiêm chính trị viên Trung đoàn tiếp phòng quân; phó giám đốc Nha nghiên cứu kĩ thuật quân giới. 1951-58 phó phòng, trưởng phòng kế hoạch Tổng cục cung cấp (TCHC). 1958-68 cục phó: Cục quân giới, Cục nghiên cứu kĩ thuật. 1969-78 viện phó, rồi viện trưởng Viện KTQS. Cuối 1978 chuyển ngành, viện phó Viện khoa học VN; phó chủ nhiệm ủy ban khoa học và kĩ thuật nhà nước. Huân chương: Quân công (hạng nhì, hạng ba), Chiến công hạng ba, Chiến thắng hạng nhất, Kháng chiến hạng nhất.



        HOÀNG HÀ, sông ở TQ, dài 4.670km, diện tích lưu vực 771.000km2, bắt nguồn từ đông cao nguyên Tây Tạng, chảy qua cao nguyên Hoàng Thổ và đồng bằng Hoa Bắc, đổ ra vịnh Bột Hải tạo thành châu thổ. Lưu lượng nước trung bình 2.000m3/s, lớn nhất vào mùa hè. Thường gây ra lụt lớn, làm vỡ đê và đổi dòng. Lượng phủ sa trung bình 35-40kg/m3 (nhiều nhất trong các sông lớn trên thế giới). Sự lắng đọng phù sa làm cho lòng sông cao lên đến 10m. Ở hạ lưu mực nước cao hơn đồng bằng tới 3-10m, ở thượng lưu nước bị đóng băng 2-3 tháng, ở trung và hạ lưu 2-3 tuần. Có hai nhà máy thủy điện. Tàu có thể đi lại được với tổng chiều dài 790km. Các thành phố lớn dọc sông HH: Lan Châu, Bao Đầu, Trịnh Châu, Tế Nam.

        HOÀNG HẢI, biển thuộc Thái Bình Dương, giữa bờ biển phía đông TQ và bờ tây bán đảo Triều Tiên. Dt 416.000km2, sâu trung bình 38m, sâu nhất 106m. Phần lớn bờ biển thấp, chia cắt mạnh. Nhũng vịnh chính: Liêu Đông, Bột Hải, Tây Triều Tiên, Giang Hoa. Khí hậu ôn đới, gió mùa, thường có bão. Mùa Xuân và mùa Hè sương mù, dòng hải lưu tạo thành vòng tuần hoàn, tốc độ l-4km/h, nhiệt độ nước tháng 2: 0-8°C, tháng 8: 24-28°C. Độ mặn 33-34%0. Phía tây bắc từ tháng 11 đến tháng 3 nước đóng băng. Thủy triều nửa ngày đêm 3-4m, ở bờ biển Triều Tiên tới 10m. Các cảng và căn cứ hải quân chính: Thanh Đảo, Uy Hải, Yên Đài, Thiên Tân, LữThuận, Đại Liên (TQ), Nhân Xuyên (Triều Tiên). HH nhiều lần từng là chiến trường của hải quân nhiều nước trong các cuộc chiến tranh.

        HOÀNG HOA THÁM (Đề Thám; 7-1913), lãnh tụ khởi nghĩa Yên Thế(1884-1913). Quê xã Minh Khai, h. Tiên Lữ, t. Hưng Yên. 16 tuổi tham gia khởi nghĩa của Đại Trận và các cuộc nổi dậy chống Pháp do Trần Quang Loan, Hoàng Đình Kinh (Cai Kinh), Lương Văn Nấm (Đề Nắm) chỉ huy. Sau khi Đề Nắm bị sát hại (4.1892), HHT trờ thành người lãnh đạo có uy tín của nghĩa quân với biệt danh “Hùm xám Yên Thế”. Đầu 1894 Pháp sai tổng đốc Bắc Ninh là Lê Hoan lấy danh nghĩa Nam Triều mua chuộc và tìm cách ám hại. 9.1894 sau nhiều lần không đàn áp nổi, Pháp buộc phải giảng hòa, cắt nhượng cho HHT bốn tổng thuộc Yên Thế. 1905 sau khi tiếp xúc với Phan Bội Cháu và một số nhà yêu nước khác, nghĩa quân Yên Thế được trang bị thêm một số vũ khí mới và mở rộng địa bàn hoạt động xuống đồng bằng. 6.1908 chỉ đạo việc đầu độc quân Pháp rồi tiến công các đồn binh ở Hà Nội, nhưng không thành công. 1.1909 Pháp dùng lực lượng lớn tiến công Yên Thế vẫn không tiêu diệt được nghĩa quân. 10.2.1913 HHT bị Lương Tam Kì phản bội, cho người ám sát.

        HOÀNG KIỆN (1921-2000), tư lệnh đầu tiên BTL phòng không. Quê xã Đóng Sơn, h. Đô Lương, t. Nghệ An; nhập ngũ 1945, thiếu tướng (1977); đv ĐCS VN (1946). Trong KCCP, giữ các chức vụ từ trung đội trưởng đến tham mưu trưởng Đại đoàn 312. Tháng 9.1954 đại đoàn trường Đại đoàn 367 thuộc BTL pháo binh. 1958-62 tư lệnh BTL phòng không. 1964-66 sư đoàn trường: Sư đoàn 304, Sư đoàn 1, rồi tham mưu trưởng Mặt trận Tây Nguyên. 1.1967 phó tư lệnh quân khu, kiêm tư lệnh phòng không Quân khu 4. Tháng 5.1970 phó tư lệnh Mặt trận 968. Tháng 7.1971 phó tư lệnh Đoàn 559. Tháng 8.1974 giám đốc Học viện hậu cần. 1981-86 viện phó Học viện QS cấp cao. Huân chương: Quân công hạng nhất, Chiến thắng hạng nhất, Chiến công hạng nhì...


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #59 vào lúc: 15 Tháng Bảy, 2019, 04:43:58 pm »


        HOÀNG LIÊN SƠN*, dãy núi ở tây bắc Bắc Bộ, dài 200km, nằm giữa hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu, nhiều đỉnh cao trên 2.000m: Phanxipăng 3.143m, Phu Luông 2.985m, Lang Cung 2.918m... Sườn phía tây dốc đứng xuống lưu vực Sông Đà, sườn phía đông tỏa rộng thấp dần theo nhiều bậc đến thung lũng Sông Hồng. Lượng mưa trung bình 2.000mm/năm. Trên đỉnh mùa đông có tuyết. Rừng á nhiệt đới ẩm thấp, cây lá rộng, lá nhọn. Lên cao là các rừng trúc lùn dày đặc. Cắt ngang HLS có nhiều tuyến đường bộ: đường Bát Xát đi Phong Thổ qua Đèo Mây (2.020m), QL 4D Lào Cai đi Lai Châu qua đèo Hoàng Liên Sơn (2.600m), QL 279 Bảo Hà đi Than Uyên qua đèo Khau Cọ (1,068m).

        HOÀNG LIÊN SƠN**, tỉnh cũ ở miền núi tây bắc Bắc Bộ. Thành lập 12.1975 do sáp nhập các tỉnh Lào Cai, Yên Bái và một phần t. Nghĩa Lộ. Tỉnh lị: tx Yên Bái. 8.1991 chia thành hai tỉnh Lào Cai và Yên Bái (gồm cả phần Nghĩa Lộ cũ).

        HOÀNG MINH PHƯƠNG (s. 1956), Ah LLVTND (1979). Dân tộc Tày, quê xã Cam Cọn, h. Bảo Yên, t. Lào Cai; nhập ngũ 1976, đại úy (1989); đv ĐCS VN (1979); khi tuyên dương Ah là tiểu đội phó súng cối, Đại đội 5, Tiểu đoàn 64, Trung đoàn 741, bộ đội địa phương tỉnh Lai Châu. 17 và 18.2.1979 chỉ huy tiểu đội bảo vệ chốt ở Lai Châu, đẩy lui 6 đợt tấn công ồ ạt của quân TQ xâm lược, giữ vững trận địa, diệt 350 địch (HMP diệt 150). Huân chương: Quân công hạng ba.

 
        HOÀNG MINH THẢO (Tạ Thái An; s. 1921), viện trường đầu tiên Viện chiến lược QS BQP, giáo sư (1986), Nhà giáo nhân dân (1988). Quê xã Bảo Khê, h. Kim Động, t. Hưng Yên; tham gia CM 1937, nhập ngũ 1944, thượng tướng (1984); đv ĐCS VN (1945). Cuối 1944-45 xây cơ sở CM ở vùng biên giới và tổ chức đội du kích ở Tràng Định, Lạng Sơn; ủy viên dự khuyết tỉnh ủy lâm thời tỉnh Lạng Sơn, tham gia ban công tác biên giới của Tổng bộ Việt Minh. Trong KCCP, 1945- 49 phái viên của BQP ở các tỉnh duyên hải tả ngạn Sông Hồng, khu trường Chiến khu 3; phó tư lệnh Liên khu 3; tư lệnh Liên khu 4. Năm 1950-53 đại đoàn trường Đại đoàn 304. Năm 1954-66 hiệu phó, hiệu trưởng Trường QS trung cao; phó giám đốc Học viện quàn chính; giám đốc Học viện QS. 11.1966-74 phó tư lệnh, tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên; phó tư lệnh Quân khu 5. Tháng 3.1975 tư lệnh chiến dịch Tây Nguyên. 5.1976 viện trưởng Học viện QS trung cao. 3.1977-89 viện trưởng Học viện QS cấp cao. 1987-95 phó chủ tịch Hội đồng khoa học QS BQP. 1990-95 Viện trường Viện chiến lược QS BQP. Tác giả của nhiều tác phẩm QS. ủy viên BCHTƯĐCS VN khóa IV (dự khuyết 1976-81, chính thức 11.1981-82). Huân chương: Độc lập hạng nhất, Quân công hạng nhất, Chiến công hạng nhất, Chiến thắng hạng nhất...



        HOÀNG MINH THI (Huỳnh Nhất Long; 1922-81), tư lệnh Quân khu 4 (1978-81). Quê xã Đức Thạnh, h. Mộ Đức. t. Quảng Ngãi; nhập ngũ 2.1945, thiếu tướng (1974); đv ĐCS VN (1945). Tháng 5.1945 tham gia Đội du kích Ba Tơ. Trong KCCP, chính ủy trung đoàn, chủ nhiệm chính trị Đại đoàn 304. Năm 1956 chủ nhiệm chính trị Sư đoàn 335 Quân khu Tây Bắc. 1958-65 cục phó rồi cục trưởng Cục tuyên huấn TCCT. 1966 phó chính ủy Quân khu 3. Tháng 9.1968 chính ủy Trường sĩ quan lục quân. 11.1971 phó chính ủy Mặt trận B5. Tháng 4.1973-75 phó giám đốc Học viện chính trị; phó chính ủy rồi chính ủy, bí thư đảng ủy Quân đoàn 1, tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh. 1978-81 tư lệnh Quân khu 4. ủy viên BCHTƯ ĐCS VN khóa IV. Huân chương: 2 Quân công hạng nhất...


Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM