Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 03:38:14 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: H  (Đọc 8202 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #30 vào lúc: 15 Tháng Bảy, 2019, 02:37:06 pm »

     
        HỆ THỐNG HỎA LỰC PHÁO BINH trong phòng ngự. toàn bộ hỏa lực pháo binh của phân đội, binh đội, binh đoàn, liên binh đoàn binh chủng hợp thành trong biên chế và tăng cường, được tổ chức chặt chẽ liên kết với nhau theo một kế hoạch thống nhất trên từng hướng (khu vực) để đánh địch tiến công; thành phần của hệ thống hỏa lực phòng ngự. HTHLPB gồm: các khu vực bắn tập trung, các điểm (đoạn) bắn chặn, điểm bắn các mục tiêu đơn lẻ,... được chuẩn bị trước ở khu vực tác chiến vòng ngoài (tuyến triển khai đổ bộ), trước tiền duyên (trên tuyến mép nước), hai bên sườn và trong chiều sâu khu vực phòng ngự và liên tục được bổ sung, hoàn chinh đảm bào hỏa lực sẵn sàng đánh địch trong mọi tình huống và hướng (khu vực) bị uy hiếp. Tổ chức HTHLPB phải kết hợp chặt chẽ hỏa lực pháo binh chủ lực với pháo binh địa phương, hòa lực bắn ngắm gián tiếp với hỏa lực bắn ngắm trực tiếp, hỏa lực của không quân, tên lửa, xe tăng và bộ binh với hệ thống  vật cản tự nhiên và nhân tạo. Trong chiến dịch phòng ngự Quảng Trị (28.6.1972-31.1.1973), HTHLPB đã góp phần quan trọng đánh bại cuộc phản kích ra Cửa Việt của lữ đoàn đặc nhiệm QĐ Sài Gòn (có trên 100 xe tăng, xe bọc thép).

        HỆ THỐNG HỎA LỰC PHÒNG KHÔNG, toàn bộ hỏa lực của các phân đội, binh đội tên lửa phòng không, pháo (súng máy) phòng không, không quân tiêm kích và hỏa lực vũ khí bộ binh bắn máy bay liên kết với nhau có tổ chức và kế hoạch theo hướng, độ cao và tuyến để tiêu diệt mục tiêu địch trên không. HTHLPK được xây dựng phù hợp nhiệm vụ chiến đấu, ý định phòng không, đặc điểm địa hình và các lực lượng phòng không hiện có.

        HỆ THỐNG HỎA LỰC PHÒNG NGỰ, toàn bộ hỏa lực của các loại hỏa khí thuộc phân đội, binh đội, binh đoàn, liên binh đoàn (chủ lực và LLVT địa phương) liên kết với nhau theo một kế hoạch thống nhất; một thành phần quan trọng của hệ thống phòng ngự. HTHLPN được tổ chức phù hợp với ý định tác chiến phòng ngự. có thể bao gồm hỏa lực pháo binh, hỏa lực chống tăng, hỏa lực chống bộ binh, hỏa lực phòng không, có kết hợp với hỏa lực không quân... tạo thành hệ thống hỏa lực hoàn chình nhiều tầng, nhiều lớp bảo đảm đánh địch phía trước, bên sườn, trong chiều sâu phòng ngự. trên không, cũng như trên các hướng và khu vực có thể bị địch uy hiếp.

        HỆ THỐNG KHÓI MÙ trên xe tăng thiết giáp, hệ thống thiết bị tạo màn khói ngụy trang cho xe tăng thiết giáp trong chiến đấu. Theo nguyên lí tạo khói, HTKM chia thành hai loại: loại dùng nhiệt làm bốc hơi hỗn hợp chất tạo khói sau đó làm ngưng tụ nó trong khí quyển và loại phun hỗn hợp chất tạo khói lỏng bằng phương pháp cơ học. Trên các xe tăng, thiết giáp hiện nay thường sử dụng thiết bị khói nhiệt (Termôđưmôvaia apparatura: vt: TDA) tác động nhiều lần, dùng chất tạo khói là nhiên liệu điêzen trong hệ thống nhiên liệu của động cơ. Nguyên lí làm việc của hệ thống là: nhiên liệu điêzen được phun vào dòng khí xả, bị bốc hơi và trộn lẫn với khí xả tạo thành hỗn hợp hơi - khí; khi ra khỏi miệng ống xả, hỗn hợp này ngưng tụ lại thành một màn khói dày đặc. Hiệu quả ngụy trang cao nhất khi trời im gió hoặc có gió nhẹ (dưới 4m/s) và không có dòng không khí từ dưới bốc lên.

        HỆ THỐNG MỤC LỤC NGÂN SÁCH, hệ thống phân loại các khoản chi và nguồn thu của ngân sách nhà nước theo các nhóm thích hợp để phục vụ công tác lập dự toán, chấp hành và báo cáo quyết toán ngàn sách; quản lí, phân tích, dự báo kinh tế, tài chính ở cấp vĩ mô. HTMLNS nhà nước dược xây dựng và mã hóa theo chương; loại, khoản; nhóm, tiểu nhóm; mục, tiểu mục. Do đặc thù của lĩnh vực quốc phòng, HTMLNS áp dụng trong QĐ còn phân loại các khoản chi theo tiết mục và ngành. Chương thể hiện tên đơn vị đứng đầu thuộc các cấp quản lí (đơn vị dự toán cấp 1); số thu. chi phát sinh của các đơn vị trực thuộc đơn vị cấp 1 đều được hạch toán kế toán và quyết toán vào mã số chương của đơn vị cấp 1. Loại, khoản là hình thức phân loại ngân sách nhà nước theo các ngành kinh tê quốc dân cấp 1, 2, 3, 4 và các chương trình, mục tiêu quốc gia. Nhóm, tiểu nhóm, mục, tiểu mục, tiết mục là hình thức phân loại theo nội dung kinh tế ở các cấp độ khác nhau; căn cứ vào nội dung kinh tế các khoản thu, chi của ngân sách nhà nước để tiến hành phân tổ và nhóm hóa. Ngành thể hiện tên các cơ quan QĐ có chức năng bảo đảm toàn quân theo từng lĩnh vực; số chi cho hoạt động bảo đảm của ngành nào được hạch toán kế toán và quyết toán vào mã số của ngành đó.

        HỆ THỐNG NHẬN BIẾT MÁY BAY, tổ hợp phương tiện kĩ thuật và các phương pháp xác định máy bay đã phát hiện được thuộc nước nào, tổ chức chủ quản nào, kiểm soát các đường bay của chúng và chỉ huy việc di chuyển trên không. HTNBMB thường dùng là hệ thống thiết bị vô tuyến điện “hỏi-đáp”. Trong thành phần các bộ rađa đặt trên mặt đất (mặt biển) có máy hỏi, trên máy bay có đặt máy trả lời.

        HỆ THỐNG PHÒNG KHÔNG, toàn bộ các hệ thống quản lí vùng trời, tác chiến điện từ, phòng tránh và đánh trả địch tập kích đường không. Gồm: hệ thống rađa phòng không, vọng quan sát bằng mắt, thông báo, báo động tình hình địch trên không; hệ thống không quân tiêm kích; hệ thống tên lửa  - pháo phòng không: hệ thống tác chiến điện từ, ngụy trang: hệ thống chỉ huy tác chiến phòng không, các hệ thống bảo đảm phục vụ tương ứng và các hệ thống phòng tránh khác.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #31 vào lúc: 15 Tháng Bảy, 2019, 02:39:33 pm »


        HỆ THỐNG PHÒNG NGỰ, tập hợp các hệ thống trận địa phòng ngự. hệ thống hỏa lực và hệ thống vật cản được xây dựng liên kết với nhau theo một ý định và kế hoạch thống nhất, để thực hiện mục đích phòng ngự.

        HỆ THỐNG PHÒNG VỆ CHỦ ĐỘNG trên xe tăng, hệ thống  chủ động đánh chặn, tiêu diệt hoặc vô hiệu hóa các phương tiện sát thương của đối phương trước khi chúng đánh trúng xe tăng. HTPVCĐ gồm: các thiết bị phát hiện đạn (các bộ cảm biến quang điện, rađa nhiều hướng), thiết bị tính toán xử lí, các thiết bị tự động phóng tên lửa đánh chặn, thiết bị tạo màn khói gây nhiễu đối với các hệ thống điều khiển vũ khí có chỉ thị mục tiêu bằng lade và các máy đo xa lade có cùng nguyên lí hoạt động của đối phương. HTPVCĐ được nghiên cứu sử dụng đầu tiên trên các xe tăng của Ixraen. hiện được sử dụng rộng rãi trên nhiều xe tăng của các nước khối NATO Nga (T-55, T-80, T-90...), Ucraina (T-84)... Cg hệ thống bảo vệ tích cực trên xe tăng.

        HỆ THỐNG PHÓNG LỰU ĐẠN KHÓI trên xe tăng, thiết giáp, hệ thống tạo màn khói ngụy trang cho xe tăng, thiết giáp bằng lựu đạn khói phóng từ các ông phóng đặt trên xe. Thông thường các ống phóng được bố trí thành hai cụm. mỗi cụm 3-6 ống, lắp trên các giá gắn ở hai bên tháp pháo. Lựu đạn khói được nạp sẵn trong ống. Bảng điều khiển hệ thống ở vị trí trường xe. Có hai chế độ phóng: phóng từng quả hoặc phóng loạt. HTPLĐK được lắp trên nhiều loại xe tăng, xe chiến đấu bộ binh, xe thiết giáp chở quân... trong QĐ nhiều nước.

        HỆ THỐNG RAĐA PHÒNG KHÔNG, liên hợp các rada phòng không có phạm vi phát hiện nối tiếp nhau trên độ cao quy định, nhằm phát hiện không để sót các mục tiêu trên không ở những hướng, những độ cao khác nhau: thông báo cho các lực lượng phòng không, lực lượng có liên quan để kịp thời phòng tránh và đánh trả tập kích đường không. HTRPK được thiết lập phù hợp nhiệm vụ chiến đấu, ý định phòng không, lực lượng rađa hiện có và đặc điểm địa hình. Là một bộ phận của hệ thống trinh sát, thông báo. báo động phòng không.

        HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN, danh mục các tài khoản kế toán được quy định theo những nguyên tắc. nội dung nhất định và được coi là cơ sở cho công tác hạch toán kế toán của một doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị nhằm phân ánh tình hình vốn, nguồn vốn và quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh; tình hình vận động của kinh phí và sử dụng kinh phí. Nội dung HTTKKT thường bao gồm những quy định về: loại tài khoản, số lượng tài khoản, tên gọi tài khoản, kí hiệu tài khoản, nội dung và phạm vi áp dụng các tài khoản. HTTKKT gồm có: tài khoản cấp 1, tài khoản cấp 2 và tài khoản cấp 3. Mỗi tài khoản kế toán có kết cấu bên nợ và bên có. Tài khoản phản ánh vốn gọi là tài khoản tài sản có, tài khoản phản ánh nguồn vốn gọi là tài khoản tài sản nợ. Trong QĐ HTTKKT được quy định trên cơ sở HTTKKT của nhà nước và phù hợp với những đặc thù của QĐ, bao gồm HTTKKT đơn vị sản xuất kinh doanh và HTTKKT đơn vị dự toán.

        HỆ THỐNG THÔNG BÁO QUAN SÁT MẮT phòng không, tổ hợp các phương tiện thông tin bố trí cùng các vọng quan sát mắt nhằm kịp thời thông báo mục tiêu trên không chủ yếu là máy bay bay thấp, tên lửa hành trình cho các đơn vị phòng không, không quân tiêm kích đánh trả và nhân dân phòng tránh; bổ sung cho tình báo rađa. HTTBQSM là thành phần của hệ thống quản lí vùng trời, thông báo, báo động phòng không quốc gia.

        HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÍ (A. Geographic Information System, vt: GIS), hệ thống quản lí thông tin không gian xây dựng trên công nghệ máy tính với chức năng thu thập, phân tích, xử lí, lưu trữ và cung cấp thông tin thuộc mọi lĩnh vực liên quan đến các khu vực địa lí. Thành phần cơ bản của một HTTTĐL gồm: các thiết bị phần cứng (máy tính hoặc bộ xử ở trung tâm, thiết bị số hóa, đầu đọc đĩa mềm, đĩa CD, tủ đọc băng từ, thiết bị hiển thị và in kết quả...); các phần mềm môi trường hệ thống, phần mềm ứng dụng và cơ sở dữ liệu thông tin địa lí. Cơ sở dữ liệu của HTTTĐL được quân lí dưới dạng các lớp thông tin mô tả các dạng dữ liệu địa lí và phi địa lí khác nhau (độ cao. thủy hệ, mạng lưới giao thông, tình trạng dân cư.„), phản ánh thế giới thực trong không gian địa lí và luôn được bổ sung cập nhật từ các nguồn dữ liệu khác nhau (bản đồ. ảnh hàng không, ảnh viễn thám, tài liệu thành văn...). Các lớp có thể hiển thị độc lập hoặc kết hợp để cho hình ảnh trực quan một khu vực. Công nghệ HTTTĐL có liên quan đến nhiều ngành khoa học cơ bản và ứng dụng như toán học, tin học, địa lí học, bản đồ học, viễn thám học, trắc địa, thống kê học, trí tuệ nhân tạo... ưu điểm của HTTTĐL: khả năng liên kết thông tin địa lí và các loại thông tin khác trong một hệ độc lập, tạo lập và hiển thị các thông tin địa lí theo những phương pháp truyền thống và hiện đại trên cơ sở sử dụng kĩ thuật số, thể hiện sự liên hệ giữa các hoạt động trên cùng một vùng địa lí. HTTTĐL không chỉ cung cấp những thông tin hiện tại mà còn giúp cho người sứ dụng phán đoán hướng thay đổi các dữ liệu và đồng thời dự báo những gì có thể xảy ra khi có sự thay đổi các dữ liệu đó. Nhờ các kĩ thuật và công cụ quản lí thông tin hiện đại, hình thức hấp dẫn, cho phép tìm kiếm thông tin nhanh chóng và chính xác, HTTTĐL ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội và QS.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #32 vào lúc: 15 Tháng Bảy, 2019, 02:40:36 pm »


        HỆ THỐNG THÔNG TIN LIÊN LẠC QUÂN SỰ, liên hợp về tổ chức và kĩ thuật của lực lượng thông tin được tạo ra trong LLVT nói chung và trong từng đơn vị nói riêng để bảo đảm thông tin liên lạc trong tác chiến và hoạt động hàng ngày. HTTTLLQS gồm: mạng thông tin gốc, các tổng trạm, trạm thông tin, đường truyền vô tuyến điện, đường truyền hữu tuyến điện liên kết giữa các tổng trạm, trạm thông tin đến mạng thông tin gốc; đường truyền tin từ các tổng trạm, trạm thòng tin đến mạng thông tin quốc gia; mạng thông tin vận động (quân bưu); hệ thống điều hành, bảo đảm kĩ thuật thông tin; thiết bị tự động hóa chỉ huy; các đường trục liên lạc, lực lượng thông tin dự bị. HTTTLLQS thành lập phù hợp với nhiệm vụ của từng đơn vị và hệ thống chỉ huy. Theo quy mô, có: HTTTLLQS cấp chiến lược, cấp chiến dịch và cấp chiến thuật. Theo tính chất, nhiệm vụ, có: HTTTLLQS cố định, HT1TLLQS cơ động. Yêu cầu cơ bản của HTTTLLQS là: sẵn sàng chiến đấu cao, cơ động, vững chắc, bí mật và dung lượng lớn.

        HỆ THỐNG TRẬN ĐỊA PHÒNG NGỰ, toàn bộ công sự, trận địa dược xây dựng theo một ý định và kế hoạch thống nhất, tạo thành thế phòng ngự hoàn chỉnh, liên hoàn, vững chắc, hiểm hóc, cơ động, đánh được địch từ các hướng: thành phần của hệ thống phòng ngự. HTTĐPN thường gồm: trận địa tác chiến vòng ngoài; các điểm tựa, cụm điểm tựa phòng ngự: các trận địa hỏa lực; các trận địa đánh địch đường bộ, đổ bộ đường không, đường sông, đường biển, trận địa làm sẵn; các trận địa lâm thời, trận địa dự bị, trận địa giả...; hệ thống đường, hào cơ động và địa đạo; công sự, trận địa ở khu vực hậu cần, kĩ thuật. Xây dựng HTTĐPN phải kết hợp chặt chẽ với hệ thống vật cản, hệ thống hỏa lực.

        HỆ THỐNG VẬT CẢN, toàn bộ các vật cản khác nhau được xây dựng theo một ý định và kế hoạch thống nhất để sát thương sinh lực, phá hủy phương tiện, làm chậm sự cơ động (vận động) của địch, tạo điều kiện tiêu diệt chúng. Thành phần quan trọng của HTVC là các bãi mìn, cụm mìn chống tăng, chống bộ binh, bãi mìn chống đổ bộ đường biển, đường không, các nút vật cản... Trong tác chiến, HTVC được bố trí kết hợp chặt chẽ với địa hình và hệ thống hỏa lực.

        HỆ TỌA ĐỘ, tập hợp các yếu tố hình học (điểm, đường, mặt) sử dụng làm mốc chuẩn để đo tính các đại lượng xác định vị trí của các điểm bất kì (tức tọa độ của chúng) trong mặt phẳng hay trong không gian. Các HTĐ thường dùng trong QS là HTĐ vuông góc (Gauss, UTM), HTĐ cực (trong pháo binh dùng để chỉ thị mục tiêu), HTĐ địa lí, HTĐ thiên văn...

        HỆ TỌA ĐỘ TRẮC ĐỊA THẾ GIỚI (A. World Geodetic System, vt: WGS), hệ tọa độ không gian ba chiều, thuộc hệ thống định vị vệ tinh GPS. Trong ngành trắc địa, mỗi quốc gia dùng một hệ thống riêng (hệ tọa độ địa phương), vì vậy phải chuyển đổi HTĐTĐTG về hệ tọa độ địa phương hoặc ngược lại. Có rất nhiều hệ tọa độ WGS (tương ứng với các kích thước của êlípxôit): WGS-72, GRS-80, WGS-84,... WGS-84: HTĐTĐTG 1984 dùng trong hệ thống định vị vệ tinh GPS do phòng nghiên cứu chế tạo của BQP Mĩ đề xuất. Lấy tâm Trái Đất làm điểm gốc. Trục z chỉ hướng cực của Trái Đất. Trục X chỉ hướng là giao điểm của xích đạo và mặt khởi đầu của đường tí ngọ. Trục Y vuông góc với mặt phẳng của hai trục z, X thành hệ tọa độ tay phải. Hệ tọa độ WGS-84 có thông số cơ bản êlípxôit tương ứng do Hội trắc địa quốc tế IAG và Hội liên hiệp vật lí địa cầu IUGG quyết định tại hội nghị lần thứ 17: bán kính dài: a=6378137,0000m, độ dẹt: oc= 1:298,257223563.

        HỆ TRƯỞNG, chức vụ chỉ huy cao nhất hệ quản lí học viên, chịu trách nhiệm trước đảng ủy và giám đốc học viện (hiệu trưởng) về chỉ huy, quản lí học viên học tập, rèn luyện: xây dựng hệ vững mạnh và hoàn thành các nhiệm vụ khác được giao. Nhiệm vụ của HT được quy định trong tiêu chuẩn chức vụ cán bộ QĐ.

        HỆ TƯ TƯỜNG, hệ thống những quan điểm chính trị, triết học, luật pháp, đạo đức, nghệ thuật,... của một giai cấp (chính đảng) phản ánh và bảo vệ địa vị, lợi ích của giai cấp (chính đảng) đó. Trong xã hội có giai cấp đối kháng, HTT của giai cấp cầm quyền là HTT thống trị và đối lập với nó là HTT của giai cấp bị thống trị, bị bóc lột. Cuộc đấu tranh giữa các HTT đối lập là cuộc đấu tranh tư tưởng - một hình thức cơ bản của đấu tranh giai cấp. Thời đại ngày nay là cuộc đấu tranh giữa HTT tư sản và HTT vô sản (chủ nghĩa Mác - Lênin). HTT của giai cấp tiến bộ, CM có tác động tích cực đến sự phát triển của đời sống xã hội; ngược lại HTT của giai cấp lỗi thời, phản động có tác động tiêu cực, kìm hãm sự phát triển của đời sống xã hội.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #33 vào lúc: 15 Tháng Bảy, 2019, 02:41:52 pm »


        HI LẠP (Cộng hòa Hi Lạp; Ellás, Ellinikí Dhimokratía, A. Greece, Hellenic Republic), quốc gia ở đông nam châu Âu, gồm: phần nam bán đảo Bancăng và khoảng 2.000 đảo trên các biển kê cận. Dt 131.957km2; ds 10,67 triệu người (2003); 99% người Hi Lạp. Ngôn ngữ chính thức: tiếng Hi Lạp. Tôn giáo: đạo Thiên Chúa (98%). Thủ đô: Aten. Chính thể cộng hòa, đứng đầu nhà nước là tổng thống, kiêm tổng tư lệnh các LLVT. Cơ quan lập pháp: quốc hội. Cơ quan hành pháp: chính phủ do thủ tướng đứng đầu. 2/3 lãnh thổ là núi. Dãy núi Pinđu ở phía tây, đinh cao nhất (Ôlimpơ) 2.9llm. Đông bắc là cao nguyên Rôđôpê. Bán đảo Pêlôpônedơ nối với lục địa bởi eo đất hẹp bị kênh đào Côrinxici cắt ngang. Bờ biển cao, chia cắt mạnh. Khí hậu: cận nhiệt đới Địa Trung Hải, lượng mưa trung bình hàng năm: 350mm ở đồng bằng, 1.400mm ở vùng núi. Nước công nông nghiệp phát triển trung bình; công nghiệp: thực phẩm, dệt. hóa chất, khai khoáng, dầu khí...; nông nghiệp: lúa mì, ngô, kiều mạch... Du lịch và vận tải biển phát triển mạnh. GDP 117,169 tỉ USD (2002), bình quân đầu người 11.060 USD. Thành viên LHQ (25.10.1945), Liên minh châu Âu (EU), NATO. Lập quan hệ ngoại giao với VN cấp đại sứ 15.4.1975. LLVT: lực lượng thường trực 177.600 người (lục quân 114.000, hài quân 19.000, không quân 33.000,   các đơn vị và tổ chức trực thuộc BQP 11.600), lực lượng dự bị 291.000. Tuyển quân theo chế độ động viên. Trang bị: 1.735 xe tăng, 501 xe chiến đấu bộ binh, 1.980 xe thiết giáp chở quân. 180 xe thiết giáp trinh sát, 1.900 pháo mặt đất (trong đó 413 pháo tự hành và 134 pháo phản lực), 3.420 súng cối, 888 tên lửa chống tăng, 506 pháo phòng không, 1.083 tên lửa phòng không, 8 tàu ngầm, 2 tàu khu trục, 12 tàu frigat, 40 tàu tuần tiễu, 17 tàu quét mìn, 6 tàu đổ bộ, 20 tàu hộ tống, 418 máy bay chiến đấu, 15 máy bay trực thăng vũ trang... Ngân sách quốc phòng 3,5 tỉ USD (2002).
 


        “HỊCH TƯỚNG SĨ”, tác phẩm của Trần Quốc Tuấn viết bằng chữ Hán trước cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông lần II (1285). Sau khi nêu các tấm gương trung nghĩa cổ kim. “HTS" đã vạch rõ hành động xâm lấn ngang ngược của kẻ thù, phê phán hiện tượng lơ là, ham vui chơi của các tì tướng, khuyến cáo về những thảm cảnh sẽ xảy ra nếu đất nước bị xâm lược, động viên tướng sĩ chăm lo học tập QS để chống giặc. “HTS” thể hiện tinh thần yêu nước, căm thù giặc, tinh thần quyết chiến quyết thắng quân xâm lược. Cg "Hịch tướng sĩ văn ” hay "Dụ chư tì tướng hịch văn ”.

        “HỊCH TƯỚNG SĨ VĂN” nh “HỊCH TƯỚNG SĨ”

        HIẾN BINH, bộ phận của lực lượng vũ trang một số nước và vùng lãnh thổ theo chế độ TBCN, thực hiện chức năng cảnh sát, đặc biệt khi cần trán áp các cuộc nổi dậy, biểu tình... của người lao động và tiến hành các hoạt động QS đối ngoại. Xuất hiện ở Pháp từ 1791, ở Nga 1792,... tổ chức tới cấp quân đoàn (quân đoàn HB ở Nga, 1827-1917). Ờ VN, HB được tổ chức trong Quân lực Việt Nam cộng hoà : đơn vị tổ chức cơ bản là đồn HB ở các tỉnh; cơ quan chỉ huy cao nhất là BTL HB.

        HIẾN CHƯƠNG ĐẠI TÂY DƯƠNG, điều ước quốc tế giữa Mĩ (tổng thống Rudơven) và Anh (thủ tướng Sơcsin) kí 14.8.1941 trên chiến hạm ở Đại Tây Dương. Nội dung bao gồm: những nguyên tắc chung tiến hành cuộc chiến tranh chống phát xít Đức và trục phát xít; cách sắp xếp lại thế giới sau CTTG-II: việc chống lại sự xâm chiếm lãnh thổ; quyền của các dân tộc lựa chọn chính thể của mình. 9.1941 LX tham gia HCĐTD. 1.1.1942 có 26 quốc gia tán thành các nguyên tắc của HCĐTD đã kí kết thông cáo Oasinhtơn, hoàn chỉnh việc hình thành Đồng minh chống phát xít.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #34 vào lúc: 15 Tháng Bảy, 2019, 02:43:01 pm »


        HIẾN CHƯƠNG LIÊN HỢP QUỐC, điều ước quốc tế nhiều bên về việc thành lập Liên hợp quốc nhằm duy trì hòa bình và an ninh quốc tế sau CTTG-II. do đại diện của 50 nước kí 20.6.1945 tại hội nghị Xan Phranxixcô (Mĩ), có hiệu lực từ 24.10.1945; một văn kiện pháp lí quốc tế hiện đại quy định nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền quốc gia giữa các nước. Gồm phần mở đầu. 19 chương với 111 điều. Nội dung chủ yếu: quyết định việc thành lập LHQ; tuyên bố tôn chỉ, mục đích (chủ yếu là duy trì hòa bình và an ninh quốc tế); xác định cơ cấu tổ chức (gồm 6 cơ quan chính: Đại hội đồng. Hội đồng bào an Liên hợp quốc, Hội đống kinh tế và xã hội, Hội đồng quản thác, Toà án quốc tế, Ban thư kí) và nguyên tắc hoạt động của LHQ. Thực tiễn hoạt động của LHQ là quá trình liên tục đấu tranh giữa các lực lượng tiến bộ và hòa bình với các thế lực đế quốc và phản động quốc tế để những giá trị pháp lí của HCLHQ thành hiện thực.

        HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỮ NGHĨA VIỆT NĂM 1992. luật cơ bản có hiệu lực pháp lí cao nhất của nước CHXHCN VN; được Quốc hội khóa VIII, kì họp thứ 11 thông qua (15.4.1992) và Quốc hội khóa X, kì họp thứ 10 sửa đổi, bổ sung một số điều (12.12.2001). Gồm 12 chương, 147 điều, quy định về: chế độ chính trị - xã hội; kinh tế; văn hóa, xã hội; quốc phòng và an ninh; quyền và nghĩa vụ của công dân; cơ cấu, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước; thể chế hóa quyển làm chủ của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lí của nhà nước. HPNCHXHCNVN 1992 xác định: nhà nước CHXHCN VN là của nhân dân. do nhân dân và vì nhân dân: tất cả quyển lực nhà nước thuộc về nhân dân. nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội và hội đồng nhân dân, theo nguyên tắc tập trung dân chủ; ĐCS VN là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội, hoạt động theo hiến pháp và pháp luật; phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; bảo tồn và phát triển nền văn hóa dân tộc, khoa học. nhân văn và đại chúng; phát triển và thống nhất quản lí hệ thống giáo dục quốc dân; củng cố và tăng cường nền quốc phòng toàn dán và an ninh nhân dân mà nòng cốt là Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam: bảo đảm quyền của công dân; quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, có quyền lập hiến và lập pháp, giám sát tối cao hoạt động của nhà nước; chủ tịch nước là người đứng đầu nhà nước và thống lĩnh LLVTND, do quốc hội bầu trong số đại biếu quốc hội; chính phủ là cơ quan chấp hành của quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất. Hiến pháp 1992 kế thừa và phát triển những nội dung cơ bản của Hiến pháp nước VN DCCH (1946; 1959) và Hiến pháp nước CHXHCN VN (1980).

        HIỆN TRẠNG BIÊN GIỚI, trạng thái biên giới hiện tại đang quản lí đã có sự tác động làm thay đổi so với nguyên trạng biên giới đã được xác định bằng các hiệp ước về biên giới do hai nhà nước kí kết. HTBG thường do các hoạt động lấn chiếm biên giới gây ra; một nguyên nhân gây ra tranh chấp, xung đột và chiến tranh biên giới... Để chấm dứt việc quản lí biên giới theo hiện trạng, hai nhà nước phải tiến hành đàm phán, kí hiệp ước về biên giới, tiến hành phân giới, cắm mốc trên thực địa và dựa vào hiệp ước, hiệp định về biên giới để quản lí.

        HIỆP ĐỊNH, điều ước quốc tế giữa hai hoặc nhiều nước nhằm thỏa thuận những vấn đề cụ thể về chính trị, QS, kinh tế, văn hóa, kĩ thuật... Có: HĐ sơ bộ (thỏa thuận tạm thời để đi tới chính thức), HĐ chính thức, HĐ bổ sung cho hiệp ước (HĐ QS bổ sung cho hiệp ước liên minh chính trị), HĐ giải quyết những vấn đề đặc biệt trong quan hệ quốc tế (HĐ biên giới, hiệp định đình chiến, HĐ đường sắt, HĐ bưu điện. HĐ trao đổi văn hóa...). HĐ có tầm quan trọng thấp hơn hiệp ước.

        HIỆP ĐỊNH ĐÌNH CHIẾN, hiệp định ngừng các hoạt động quân sự trên chiến trường giữa các bên tham chiến trong xung đột vũ trang hoặc chiến tranh, nhằm từng bước chấm dứt cuộc chiến. HĐĐC phán ánh kết quả hoạt động tác chiến. so sánh lực lượng, thiện chí, thế và lực... của các bên; có thể được công nhặn hoặc bảo đảm quốc tế. Việc thực thi HĐĐC tùy thuộc trách nhiệm thực tế của các bên và quá trình tiếp tục đấu tranh phức tạp, quyết liệt chống sự vi phạm.

        HIỆP ĐỊNH GIƠNEVƠ 1954 VỂ CAMPUCHIA. hiệp định đình chiến ở Campuchia kí 20.7.1954 tại Giơnevơ (Thụy Sĩ) giữa đại diện tổng tư lệnh các LLVT kháng chiến Khơme và đại diện tổng tư lệnh QĐND VN (thứ trường BQP Tạ Quang Bửu) với đại diện tổng tư lệnh LLVT quốc gia Khơme (tướng Nhiếc Tioulong); văn bản pháp lí quốc tế xác nhận việc chấm dứt chế độ thuộc địa Pháp ở Campuchia. Gồm 5 chương 33 điều. Nội dung chính: ngừng bắn và đình chỉ hoàn toàn xung đột trên lãnh thổ Campuchia; quy định thời gian và thể thức rút các LLVT và nhân viên QS nước ngoài ra khỏi Campuchia: khẳng định trách nhiệm của chính phú hoàng gia không được phân biệt đối xử, đàn áp trả thù những người Khơme kháng chiến và gia đình; cấm đưa QĐ, nhân viên QS, vũ khí, đạn dược mới vào Campuchia; cấm Campuchia tham gia liên minh QS trái với Hiến chương LHQ, không cho phép nước ngoài đặt căn cứ QS trên lãnh thổ Campuchia...
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #35 vào lúc: 15 Tháng Bảy, 2019, 02:43:52 pm »


        HIỆP ĐỊNH GIƠNEVƠ 1954 VỂ LÀO, hiệp định đình chiến ở Lào kí 20.7.1954 tại Giơnevơ (Thụy Sĩ) giữa đại diện tổng tư lệnh các đơn vị Pathét Lào và đại diện tổng tư lệnh QĐND VN (thứ trướng BQP Tạ Quang Bửu) với đại diện tổng tư lệnh QĐ Liên hiệp Pháp ở Đông Dương (tướng Đentây); văn bản pháp lí quốc tế xác nhận việc chấm dứt chế độ thuộc địa Phap và thừa nhận địa vị chính đáng của Pathét Lào. Gồm 6 chương. 40 điều. Nội dung chính: ngừng bắn và đình chi hoàn toàn xung đột trên lãnh thổ Lào; quy định thời gian và thể thức rút QĐ Pháp và quân tình nguyện VN ra khỏi lãnh thổ Lào; cấm đưa QĐ, nhân viên QS, vũ khí, đạn dược mới vào Lào; Cấm lập căn cứ QS mới; Pháp được để lại 1.500 sĩ quan và hạ sĩ quan để huấn luyện cho QĐ hoàng gia Lào và 3.500 nhân viên QS để duy trì hai căn cứ Qs Pháp ở Sê Nô và Viêng Chăn; QĐ Pathét Lào tập kết về hai tinh Sầm Nưa và Phongxalì; các bên cam kết không trả thù và phân biệt đối xử đối với những người và tổ chức vì lí do hoạt động trong thời kì chiến sự...

        HIỆP ĐỊNH GIƠNEVƠ 1954 VỂ VIỆT NAM, hiệp định đình chiến ở VN kí 20.7.1954 tại Giơnevơ (Thụy Sĩ) giữa đại diện tổng tư lệnh QĐND VN (thứ trưởng BQP Tạ Quang Bửu) với đại diện tổng tư lệnh QĐ Liên hiệp Pháp ở Đông Dương (tướng Đentây); được công nhận trong tuyên bố chung 21.7.1954 của hội nghị quốc tế về lập lại hòa bình ở Đông Dương họp ở Giơnevơ, gồm đại diện các chính phủ: Campuchia, quốc gia VN, Mĩ, Pháp, Lào, VN DCCH, TQ, Anh, LX. Gồm 6 chương, 47 điều và 1 phụ bản. Nội dung chính: xác định giới tuyến quân sự tạm thời và khu phi quân sự. thực hiện ngừng bắn: quy định những biện pháp cho việc tập kết lực lượng của hai bên; ngăn cấm phá hoại tài sản công cộng, trả thù và phân biệt đối xử, bảo đảm quyển tự do lựa chọn địa điểm cư trú: các bên không tham gia liên minh QS, không lập căn cứ QS mới và cấm đưa thêm QĐ, nhân viên QS, vũ khí, đạn dược vào VN; trao trả tù binh và dân thường bị bắt và giam giữ trong chiến tranh. Sau khi hiệp định có hiệu lực, Mĩ đã thay Pháp thống trị miền Nam VN bằng chủ nghĩa thực dân mới. cùng chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm công khai xóa bỏ hiệp định và từ bỏ những cam kết quốc tế.

        HIỆP ĐỊNH GIƠNEVƠ 1962 VỂ LÀO, hiệp định về Lào do đại diện 14 chính phủ (Ấn Độ, Anh, Ba Lan, Campuchia, Canada, Lào, Mianma, Mĩ, Pháp, Thái Lan, LX, TQ, VN DCCH, VN cộng hòa) tham dự hội nghị Giơnevơ, kí 23.7.1962. Gồm bàn tuyên bố về nền trung lập của Lào (văn kiện chủ yếu của hội nghị) và các nghị định thư kèm theo. Nội dung chính: khẳng định những điều khoản cơ bản của hiệp định Giơnevơ 1954 về Lào; công nhận tuyên bố trung lập (9.7.1962) của chính phủ Vương quốc Lào; cam kết và kêu gọi các nước khác tôn trọng chủ quyền độc lập, trung lập, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Lào; không hoạt động hoặc tham gia bất cứ hoạt động nào có thể trực tiếp hoặc gián tiếp phương hại đến các phương diện đó; không dùng vũ lực, không đe dọa dùng vũ lực hoặc các biện pháp khác phương hại đến hòa bình của Lào; không đặt ra những điều kiện có tính chất chính trị kèm theo viện trợ cho Lào; không đưa Lào vào bất cứ một liên minh quân sự nào; không thừa nhận sự bảo hộ của bất cứ liên minh QS nào đối với Lào... Hiệp định đánh dấu bước tiến của CM Lào, làm phá sản âm mưu của Mĩ và tay sai muốn thủ tiêu thành quả của CM Lào.

        HIỆP ĐỊNH PARI 1973 VỂ VIỆT NAM. hiệp định đình chiến ở VN kí 27.1.1973 tại Pari (Pháp) giữa đại diện chính phủ VN DCCH (bộ trường Bộ ngoại giao Nguyền Duy Trinh) với đại diện chính phủ Mĩ (bộ trưởng Bộ ngoại giao Uyliam p. Rôgiơ) và đại diện bốn bên tham gia hội nghị Pari (VN DCCH, Cộng hòa miền Nam VN, Mĩ, VN cộng hòa). Gồm 9 chương, 23 điều và 4 nghị định thư. Nội dung : Mĩ và các nước khác tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của VN; các bên thực hiện ngừng bắn, chấm dứt chiến sự không thời hạn; Mĩ chấm dứt mọi hoạt động QS chống VN DCCH. tháo gỡ, phá hủy tất cả mìn ở vùng biển, cảng và sông ngòi ở miền Bắc VN, không tiếp tục dính líu QS hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam VN; Mĩ và các nước khác rút hết QĐ, cố vấn, nhân viên QS, vũ khí, đạn dược và dụng cụ chiến tranh... ra khỏi miền Nam VN; hủy bỏ những căn cứ QS của Mĩ và nước ngoài ở miền Nam VN; các bên tiến hành trao trả nhân viên QS, thường dân nước ngoài, nhân viên dân sự VN bị bắt; thực hiện quyển tự quyết của nhân dân miền Nam VN thông qua tổng tuyển cử tự do, dân chủ, có sự giám sát quốc tế; thực hiện thống nhất VN thông qua hiệp thương giữa hai miền Bắc và miền Nam; VN không tham gia liên minh hoặc khối QS nào; Mĩ cam kết đóng góp vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh ở VN và Đông Dương. Trong thực tế, Mĩ chỉ thực hiện những điều khoản có lợi và cùng với chính quyền Sài Gòn vi phạm có hệ thống những điều khoản chủ yếu của hiệp định.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #36 vào lúc: 15 Tháng Bảy, 2019, 02:45:17 pm »


        HIỆP ĐỊNH PARI 1991 VỀ CAMPUCHIA X. HIỆP ĐỊNH VỂ MỘT GIẢI PHÁP TOÀN DIỆN CHO CUỘC XUNG ĐỘT CAMPUCHIA (1991)

        HIỆP ĐỊNH QUÂN SỰ GIÔNXON - NGÔ ĐÌNH DIỆM, hiệp định kí bí mật 13.5.1961 tại Sài Gòn giữa phó tổng thống Mĩ Giônxơn và Ngô Đình Diệm về việc Mĩ cam kết tăng cường viện trợ QS cho chính quyền Ngô Đình Diệm, sẵn sàng đưa quân chiến đấu Mĩ vào trợ giúp QĐ Sài Gòn tiến hành chiến tranh chống phong trào CM ở miền Nam VN. Do tính chất bí mật QS, hiệp định khổng được công bố chi tiết, nhưng tinh thần cơ bản được nêu một phần trong thông cáo chung Giônxơn - Ngô Đình Diệm: tăng gấp đôi lực lượng chính quy của QĐ Sài Gòn (200.000 quân), sáp nhập lực lượng bảo an vào BQP do Mĩ trang bị; nhân viên QS Mĩ điều hành QĐ Sài Gòn, phái đoàn QS MAAG tăng thêm 1.000 nhân viên (25%); Mĩ viện trợ QS 40 triệu USD (1961); Mĩ cử chuyên viên kĩ thuật, tài chính để kiểm soát và quyết định chi tiêu viện trợ QS... HĐQSG-NĐD đánh dấu bước chuyển sang chiến lược chiến tranh đặc biệt và mở đường cho Mĩ trực tiếp can thiệp QS ở miền Nam VN.

        HIỆP ĐỊNH SALT-1 nh HIỆP ĐỊNH TẠM THỜI XÔ -  MĨ VỀ HẠN CHẾ VŨ KHÍ TIẾN CÔNG CHIẾN LƯỢC

        HIỆP ĐỊNH SƠ BỘ VIỆT - PHÁP (6.3.1946), hiệp định kí tại Hà Nội giữa đại diện chính phủ VN DCCH (chủ tịch Hồ Chí Minh) và đặc ủy viên Hội đồng các bộ trưởng (Vũ Hồng Khanh) với đại diện chính phủ Pháp (Xanhtơni). Nội dung chủ yếu : nước Pháp công nhận VN là một quốc gia tự do, có chính phủ. nghị viện, QĐ, tài chính riêng trong Liên bang Đỏng Dương và Khối liên hiệp Pháp; VN thỏa thuận cho QĐ Pháp vào thay QĐ Trung Hoa dân quốc (QĐ Tưởng Giới Thạch) trong thời hạn không quá 5 năm; hai bên đình chiến, QĐ hai bên giữ nguyên vị trí đóng quân để tiến hành đàm phán chính thức. HĐSBV-P tạo cho VN có thêm thời gian chuẩn bị kháng chiến, loại bớt một kẻ thù nguy hiểm (20 vạn quân Tưởng). Trên thực tế, Pháp không tôn trọng HĐSBV-P. VN kiên trì đấu tranh và được sự đồng tình của dư luận tiến bộ ở Pháp và thế giới, hai bên đã tiến hành hội nghị trù bị Đà Lạt (19.4-11.5.1946) và đàm phán ở hội nghị Phôngtennơblô (6.7-13.9.1946), nhưng không đạt được một thỏa thuận nào.

        HIỆP ĐỊNH TẠM THỜI XÔ - MĨ VỂ HẠN CHẾ VŨ KHÍ TIỂN CÔNG CHIẾN LƯỢC, hiệp định kí 26.5.1972 tại Maxcơva giữa tổng bí thư ủy ban trung ương ĐCS LX Brêgiơnep và tổng thống Mĩ Níchxơn về việc LX và Mĩ cam kết giữ nguyên trạng trong 5 năm đối với tổng số tên lửa đường đạn bố trí trên lãnh thổ đất và tàu ngầm của mỗi nước (không tính máy bay ném bom chiến lược). Nội dung chính: quy định đến 10.1977 số lượng tên lửa trên lãnh thổ đất và tàu ngầm của LX là 1.408 và 950. tương ứng của Mĩ là 1.054 và 656 (mỗi nước được phép có thêm tên lửa trên tàu ngầm với điều kiện phải giảm đi số lượng tương ứng tên lửa trên mặt đất); việc giám sát được thực hiện theo hiệp ước Xô - Mĩ về hạn chế hệ thống phòng thủ chống tên lửa (ABM). Khi hiệp định hết hạn (10.1977), LX và Mĩ đã tuyên bố tiếp tục thi hành các điều khoản cho đến khi kí kết một hiệp ước mới (SALT-2). Hiệp định đã góp phần kiểm chế phát triển về số lượng vũ khí tiến công chiến lược của LX và Mĩ, nhưng lại thúc đẩy các bên cải tiến chất lượng của loại vũ khí đó. Cg hiệp định SALT-1.

        HIỆP ĐỊNH VỂ MỘT GIẢI PHÁP TOÀN DIỆN CHO CUỘC XUNG ĐỘT CAMPUCHIA (1991), hiệp định được các nước (Ôxtrâylia, Brunây, Campuchia, Canada, TQ, Pháp, Ấn Độ, Inđônêxia, Nhật Bàn, Lào, Malaixia, Philippin. Xingapo, Thái Lan, LX, Anh, Mĩ, VN, Nam Tư) dự hội nghị Pari về Campuchia kí 23.10.1991. Gồm 9 phần với 32 điều khoản và 5 phụ lục. Nội dung chủ yếu: thực hiện một thời kì chuyển tiếp ở Campuchia, bắt đầu khi hiệp định có hiệu lực và kết thúc khi bầu được cơ quan lập hiến, thông qua hiến pháp và thành lập chính phủ mới, trong đó thiết lập một cơ quan quyền lực quá độ của LHQ (UNTAC) và một cơ quan quyền lực hợp pháp của Campuchia (Hội đồng dân tộc tối cao) để phối hợp thực hiện hiệp định; rút lực lượng QS nước ngoài ra khỏi Campuchia; ngừng bắn và chấm dứt viện trợ QS từ bên ngoài; bầu cử tự do dưới sự bảo trợ của LHQ; thực hiện nhân quyền và có biện pháp đặc biệt để không tái diễn những chính sách và việc làm của quá khứ (như diệt chủng); cam kết tôn trọng chủ quyền, độc lập, toàn vẹn lãnh thổ, trung lập và thống nhất dân tộc của Campuchia; hồi hương người tị nạn và người buộc phải rời bỏ quê hương; thả tù binh và thường dân bị giam giữ; xác định những nguyên tắc của một bản hiến pháp mới cho Campuchia; khôi phục và tái thiết Campuchia. Hiệp định đã được các bên thi hành (trừ phái Khơme Đỏ), Campuchia đã tiến hành bầu cử quốc hội, thông qua hiến pháp mới theo chính thể quân chủ lập hiến và thành lập chính phủ hòa hợp dân tộc. Cg hiệp định Pari 1991 về Campuchia.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #37 vào lúc: 15 Tháng Bảy, 2019, 02:46:24 pm »

     
        HIỆP ĐỊNH VỂ QUY CHẾ BIÊN GIỚI QUỐC GIA, hiệp định cụ thể hóa hiệp ước biên giới giữa những nước có chung biên giới, nhằm định ra những nguyên tắc và biện pháp giải quyết vấn đề về biên giới như: bảo vệ đường biên giới và mốc biên giới, khu vực biên giới; quyền lợi và nghĩa vụ của dân cư biên giới và mốc biên giới, khu vực biên giới; quyền lợi và nghĩa vụ của dân cư biên giới; chế độ bảo vệ, kiểm tra mốc giới; sử dụng sông, suối trên đường biên giới; thủ tục, giấy tờ qua lại biên giới; mậu dịch biên giới... CHXHCN VN đã kí HĐVQCBGQG với Cộng hòa nhân dân Campuchia 20.7.1983 tại tp Hồ Chí Minh, CHDC nhân dân Lào 1.3.1990 tại tp Hồ Chí Minh, và hiệp định tạm thời giữa Chính phủ
CHXHCN VN và chính phú Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về việc giải quyết công việc trên vùng biên giới hai nước 7.11.1991 tại Bắc Kinh.

        HIỆP ĐỊNH XÔ - MĨ VỀ NGĂN CHẶN CHIÊN TRANH HẠT NHÂN, hiệp định kí 22.6.1973 tại Oasinhtơn (Mĩ) giữa tổng bí thư ủy ban trung ương ĐCS LX Brêgiơnep và tổng thòng Mĩ Nichxơn về việc LX và Mĩ cam kết và kêu gọi các nước cùng cam kết loại bỏ nguy cơ chiến tranh hạt nhân và sử dụng vũ khí hạt nhân. Nội dung chính: các nước thành viên sẽ có những biện pháp phù hợp nhằm ngăn ngừa việc triển khai những hành động có khả năng gây nên sự đe dọa nghiêm trọng trong mối quan hệ giữa các nước hoặc đối đầu QS, bùng nổ chiến tranh; kiềm chế sự đe dọa hay sử dụng vũ lực chống lại nước khác, có thể gây nguy hiểm cho hòa bình và an ninh quốc tế; khi quan hệ giữa các nước (là thành viên và không thành viên) xuất hiện mối nguy hiểm của một cuộc xung đột hạt nhân, LX và Mĩ sẽ ngay lập tức tiến hành bàn bạc khẩn cấp với các nước khác, cung cấp tin tức cho Hội đồng bào an LHQ và cố gắng bằng mọi cách để ngăn chặn nguy cơ đó; các nước thành viên có quyền tự vệ chính đáng theo điều 51 Hiến chương LHQ và quyền tham gia các hiệp ước, hiệp định, văn kiện thích hợp khác. Hiệp định không giới hạn về thời gian, có hiệu lực ngay sau khi kí.

        HIỆP ĐỒNG CHIẾN ĐẤU PHÁO BINH, phối hợp hành động chiến đấu trong nội bộ pháo binh và giữa pháo binh với các lực lượng chiến đấu khác theo nhiệm vụ (mục tiêu), hướng (khu vực), thời gian... nhằm đạt được mục đích chung của trận chiến đấu (chiến dịch). Trong tác chiến độc lập, HĐCĐPB chủ yếu tiến hành trong nội bộ pháo binh. Trong tác chiến hiệp đồng binh chủng, HĐCĐPB do người chỉ huy trận chiến đấu (chiến dịch) tổ chức và tiến hành; pháo binh phải chủ động hiệp đồng chặt chẽ với các đơn vị binh chung hợp thành. LLVT địa phương và trong nội bộ pháo binh về hỏa lực và cơ động. HĐCĐPB tiến hành liên tục, điều chỉnh (bổ sung) kịp thời và nhanh chóng khôi phục khi bị gián đoạn trong quá trình chiến đấu (chiến dịch).

        HIỆP ĐỒNG CHIẾN ĐẤU TRONG XE TĂNG, phối hợp hành động chiến đấu giữa các thành viên trong kíp xe tăng về đường, hướng, phương pháp điều khiển xe tăng cơ động; quan sát chiến trường, phát hiện mục tiêu; chọn loại vũ khí, đạn và phương pháp bắn, quan sát kết quả bắn... để hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu của kíp xe tăng. HĐCĐTXT được tổ chức trước trận chiến đấu và được điều chỉnh, bổ sung liên tục trong suốt quá trình chiến đấu, do kíp trưởng (người chỉ huy xe tăng) điều hành. Khi hệ thống thông tin liên lạc trong xe thông suốt, nội dung HĐCĐTXT được truyền đạt bằng các mệnh lệnh, chỉ thị, báo cáo của các thành viên trong kíp xe tăng; khi mất thông tin liên lạc, nội dung HĐCĐTXT được truyền đạt dưới dạng các kí hiệu, tín hiệu; có thể kết hợp cả hai phương pháp.

        HIỆP ĐỒNG HẬU CẦN, phối hợp hành động giữa các cơ quan, đơn vị, lực lượng nhằm hoàn thành với chất lượng, hiệu quả cao nhất nhiệm vụ báo đảm hậu cần cho hoạt động tác chiến. Thực hiện trên cơ sở kế hoạch hậu cần đã được cấp chỉ huy  phê chuẩn. Được tiến hành giữa các đơn vị chủ lực với nhau; giữa cơ quan và đơn vị hậu cần cấp trên với hậu cần cấp dưới, hậu cấn chiến lược với hậu cần chiến dịch, hậu cần đơn vị chủ lực với hậu cần QS địa phương, hậu cần QĐ với hậu cần khu vực phòng thủ tinh, thành phố; giữa các ngành, ban trong cơ quan đơn vị hậu cần và giữa hậu cần chiến lược với các cơ quan kinh tế nhà nước. Nội dung HĐHC có thể được thể hiện bằng văn bản hoặc qua gặp gỡ trực tiếp, song đều phải chỉ rõ khối lượng, trình tự thời gian, địa điểm, biện pháp thực hiện các nhiệm vụ hậu cần của từng đối tượng hiệp đồng; thứ tự và biện pháp bảo đảm thông tin liên lạc, báo cáo, xử trí tình huống. Tổ chức hiệp đồng có thể thực hiện trên sa bàn, trên bản đồ hoặc trên thực địa.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #38 vào lúc: 15 Tháng Bảy, 2019, 02:48:01 pm »


        HIỆP ĐỒNG HỎA LỰC, phối hợp sử dụng các loại hỏa lực của các phân đội, binh đội, quân chủng, binh chủng và các lực lượng khác trong tác chiến để sát thương, phá hoại mục tiêu. HĐHL có thể tiến hành theo nhiệm vụ, mục tiêu, tuyến, hướng hoặc theo thời gian. Để đảm bảo HĐHL, phải thống nhất tên gọi các địa vật, vật chuẩn, tín hiệu bắn, di chuyển hòa lực, thôi bắn, dấu hiệu nhận biết bộ đội ta và cách đánh dấu các tuyến, các mục tiêu đã chiếm được.

        HIỆP ĐỒNG TÁC CHIÊN, phối hợp hành động giữa các lực lượng tham chiến theo nhiệm vụ, hướng, khu vực, mục tiêu, địa điểm, thời gian và phương pháp tiến hành, nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp thực hiện mục đích tác chiến; một nguyên tắc của nghệ thuật QS. Có hiệp đồng chiến lược, hiệp đồng chiến dịch, hiệp đồng chiến đấu. HĐTC phải dựa vào kế hoạch tác chiến, lấy đơn vị thực hiện nhiệm vụ chủ yếu làm trung tâm. HĐTC được thực hiện giữa các đơn vị bộ đội chủ lực, giữa bộ đội chủ lực với bộ đội địa phương và dân quân du kích, giữa lực lượng tác chiến ở phía trước và lực lượng hoạt động ở phía sau đối phương... Tổ chức HĐTC là một trong những biện pháp quan trọng nhất trong chuẩn bị tác chiến. Nội dung và thứ tự hiệp đồng do người chỉ huy xác định khi hạ quyết tâm tác chiến. Ra chỉ thị hiệp đồng đồng thời với việc giao nhiệm vụ tác chiến, được bổ sung trong quá trình chuẩn bị và thực hành tác chiến. Trong tiến công, HĐTC được tổ chức theo nhiệm vụ, hướng, khu vực, mục tiêu, địa điểm và thời gian (chi tiết nhất là trong chiều sâu nhiệm vụ trước mắt); trong phòng ngự HĐTC được tổ chức theo nhiệm vụ, hướng địch tiến công, hướng phản kích (phản đột kích). Hiệp đồng chiến đấu là hiệp đồng hỏa lực, đột kích và cơ động của các binh đoàn, binh đội, phân đội tham gia trận chiến đấu nhằm hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu chung. Việc tổ chức hiệp đồng chiến đấu thường được tiến hành trên thực địa; nội dung chủ yếu của hiệp đồng chiến đấu được thể hiện trên bản đồ quyết tâm chiến đấu của người chỉ huy. Hiệp đồng chiến dịch là hiệp đồng giữa các lực lượng tham gia chiến dịch trên một hoặc một số hướng chiến dịch. Tổ chức hiệp đồng chiến dịch thường được tiến hành trên bản đồ hoặc trên sa bàn, khi có điều kiện thì tiến hành trên thực địa ở hướng (khu vực) chủ yếu. Nội dung và thứ tự hiệp đồng được thể hiện thành kế hoạch hiệp đồng, một bộ phận của kế hoạch chiến dịch. Hiệp đồng chiến lược là hiệp đồng giữa các tập đoàn lực lượng lớn tiến hành chiến dịch, chiến dịch chiến lược, trên một hoặc một số chiến trường (hướng chiến lược) nhằm đạt mục đích chiến dịch chiến lược, chiến cục hoặc chiến tranh. Trong chiến tranh liên minh, hiệp đồng được tổ chức và thực hiện giữa LLVT nhiều nước trong liên minh và giữa các tập đoàn chiến lược của LLVT mỗi nước.

        HIỆP ĐỒNG TÁC CHIẾN HẢI QUÂN, hiệp đồng tác chiến theo nhiệm vụ, mục tiêu, địa điểm, thời gian và phương pháp thực hiện nhiệm vụ giữa các tàu (máy bay), các phân đội, binh đội, binh đoàn, liên binh đoàn hải quân với nhau và giữa các lực lượng hải quân với các lực lượng khác nhằm đạt mục đích chung của trận chiến đấu (chiến dịch) trên biển. Có hiệp đồng: chiến thuật, chiến dịch, chiến lược.

        HIỆP ĐỒNG TÁC CHIẾN HẢI QUÂN VỚI KHÔNG QUÂN, hiệp đỏng tác chiến giữa lực lượng hải quân với không quân theo nhiệm vụ, mục tiêu, địa điểm, thời gian và phương pháp thực hiện nhiệm vụ nhằm đạt được mục đích chung của trận chiến đấu (chiến dịch) trên biển. Có hiệp đồng: chiến thuật, chiến dịch và chiến lược.

        HIỆP ĐỒNG TÁC CHIẾN KHÔNG QUÂN, hiệp đồng tác chiến giữa các lực lượng không quân, giữa lực lượng không quân với các lực lượng phòng không ba thứ quân và các lực lượng khác nhầm tăng cường sức mạnh chiến đấu, khả năng cơ động và hiệu suất chiến đấu. Căn cứ vào nhiệm vụ và quyết tâm tác chiến, đơn vị không quân làm kế hoạch hiệp đồng chặt chẽ, chính xác để phát huy sức mạnh của các lực lượng, các loại vũ khí, hiệu quả hỏa lực tiêu diệt địch. Yêu cầu phải chấp hành nghiêm các nguyên tắc hiệp đồng, quy định chung; phái nắm chắc nhiệm vụ của đơn vị mình được hiệp đồng. Có HĐTCKQ: đánh ngoài hỏa lực, đánh trong hỏa lực, đánh theo thời gian, hướng, độ cao và khu vực; hiệp đồng giữa các loại máy bay đánh theo nhiều tầng, nhiều lớp và không vực khác nhau...

        HIỆP ĐỒNG TÁC CHIẾN PHÒNG KHÔNG, hiệp đồng tác chiến giữa các lực lượng phòng không với nhau, giữa lực lượng phòng không với không quân, và với các lực lượng khác về nhiệm vụ (mục tiêu) hướng, tuyến (khu vực), độ cao và thời gian nhằm thực hiện mục đích của trận chiến đấu (chiến dịch) phòng không.

        HIỆP ĐỒNG TRINH SÁT, phối hợp hành động và phát huy nỗ lực của các lực lượng quân báo (trinh sát) nhằm đạt mục đích chung của trinh sát, phục vụ chiến đấu có hiệu quả. Có thể HĐTS theo nhiệm vụ, mục tiêu, thời gian, địa điểm, phương pháp hành động và trao đổi tin tức kịp thời giữa các cơ quan tham mưu và các phân đội trinh sát. HĐTS căn cứ vào: khả năng của các lực lượng trinh sát và tính năng của các phương tiện, khí tài trinh sát, nhiệm vụ, mục tiêu trinh sát. HĐTS được tiến hành trong chuẩn bị và thực hành tác chiến.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #39 vào lúc: 15 Tháng Bảy, 2019, 02:50:01 pm »


        HIỆP HỘI CỰU CHIẾN BINH ASEAN (A. Veterans Confederation ASEAN Countries, vt: VECONAC), liên minh tổ chức cựu chiến binh của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN). Mục đích hoạt động: phối hợp hành động vì quyền lợi các cựu chiến binh, thương binh, phế binh và nạn nhân chiến tranh; tăng cường hiểu biết và hợp tác giữa hội cựu chiến binh các nước phấn đấu cho hòa bình, thịnh vượng trong khu vực và trên thế giới. Thành lập 12.1980 tại Giacacta (Inđônêxia), gồm 5 thành viên sáng lập là các liên đoàn cựu chiến binh: Inđônêxia, Malaixia, Philippin. Xingapo và Tổ chức cựu chiến binh chiến tranh Thái Lan. 1986 Liên đoàn cựu chiến binh Brunây và 3.1997 Hội cựu chiến binh Việt Nam gia nhập HHCCBASEAN. Cơ quan quyền lực cao nhất là Đại hội đại biểu HHCCBASEAN (hai năm một lần); cơ quan thường trực gồm chủ tịch, phó chủ tịch, tổng thư kí (chủ tịch và tổng thư kí thay đổi hai năm một lần, bắt dầu từ Inđônêxia, 1988) và ủy ban điều hành (họp 6 tháng một lần). 20-23.10.2003, đại hội lần thứ 10 HHCCBASEAN họp tại Hà Nội (VN), chủ tịch Hội cựu chiến binh VN Đặng Quân Thụy được bầu là chủ tịch HHCCBASEAN (2003-05).

        HIỆP NGHỊ MUYNICH (1938), hiệp nghị phân chia Ttệp Khắc, kí đêm 29 rạng 30.9 trong cuộc họp tại Muynich (Đức) giữa những người đứng đầu các chính phủ Anh (Chambơlên). Pháp (Đalađiê). Đức (Hitle) và Ý (Mutxôlini), không có đại diện của Tiệp Khắc tham dự. Diễn ra trong bối cảnh Tiệp Khắc đang bị Đức gây áp lực cả về chính trị, QS, đặc biệt sau khi Đức chiếm Áo (3.1938). Anh, Pháp lúc này muốn tránh cuộc xâm lược của Đức, nên chủ trương nhượng bộ nhằm đẩy cuộc xâm lược sang phía đông, chống LX. HNM quy định từ 1 đến 10.10.1938 Tiệp Khắc phải giao cho Đức vùng Xuđet và các khu vực giáp giới với Áo và trong vòng ba tháng phải thỏa mãn tham vọng của Ba Lan, Hunggari về những vùng đất của Tiệp Khắc. Khác với các chính phủ Anh. Pháp đã phản bội đồng minh của mình, chính phủ LX đã ủng hộ và tiến hành nhiều biện pháp lớn để chi viện cho Tiệp Khắc (tập trung 30 sư đoàn cùng với bộ đội xe tăng và không quân tại biên giới phía tây LX, nhiều lần kêu gọi các nước lớn phương Tây áp dụng các biện pháp tập thể để ngăn chặn sự xâm lược của Đức). Chính phủ tư sản Tiệp Khắc do tổng thống E. Benet lãnh đạo xuất phát từ quyền lợi giai cấp hẹp hòi đã bất chấp đòi hỏi của các lực lượng dân chủ trong nước, chấp nhận các điều kiện của hiệp nghị, để cho Đức đưa quân vào chiếm toàn Tiệp Khắc (3.1939). HNM là biểu hiện cực điểm của chính sách không can thiệp và hòa hoãn của các chính phủ Anh và Pháp được Mĩ ủng hộ về ngoại giao, tạo điều kiện cho phát xít Đức gây ra CTTG-II. Sau chiến tranh, HNM không còn hiệu lực.

        HIỆP ƯỚC. điều ước quốc tê do hai hoặc nhiều nước kí kết nhằm xác lập những nội dung cơ bản và nguyên tắc chu yếu định hướng chung cho các mối quan hệ về chính trị, QS. kinh tế, văn hóa... giữa các nước tham gia HƯ. HƯ được dùng làm cơ sở cho việc soạn thảo các hiệp định, các nghị định thư liên quan đến việc thực hiện các điều khoản đã cam kết... Theo số bên tham gia. có: HƯ hai bên, HƯ nhiều bên, HƯ chung và HƯ khu vực; theo thể thức tham gia, có: HƯ mở (các nước quan tâm đều có thể tham gia) và HƯ đóng (chỉ có sự tham gia của các bên đã soạn thảo và kí HƯ). Trong thực tế, thực hiện HƯ là quá trình đấu tranh về mọi mặt giữa các bên tham gia HƯ.

        HIỆP ƯỚC ABM x. HIỆP ƯỚC XÔ - MỈ VỀ HẠN CHÊ HỆ THỐNG PHÒNG THỦ CHỐNG TÊN LỬA

        HIỆP ƯỚC AN NINH NHẬT - MĨ (1951), hiệp ước kí kết giữa Mĩ và Nhật Bản tại Oasinhtơn (Mĩ) 8.9.1951 trên cơ sở kết quả của hội nghị hòa giải Nhật - Mĩ sau CTTG-II. Gồm lời nói đầu, 5 điều khoản cơ bản. Nội dung chủ yếu: Mĩ được quyền đóng quân (cả hải quân, lục quân, không quân) trên lãnh thổ đất và khu vực xung quanh Nhật Bản nhằm duy trì hòa bình, an ninh quốc tế, ngăn ngừa các cuộc tiến công QS và mọi sự can thiệp của các nước khác vào vùng Viễn Đông và Nhật Bản; về phía Nhật Bản. không cho nước thứ ba hoặc hải quân, lục quân, không quân của nước thứ ba quyền lập căn cứ, diễn tập, quá cảnh nếu Mĩ không đồng ý. Việc Mĩ và Nhật Ban kí kết HƯANN-M không có sự tham gia của các nước trong khu vực đã tạo cho Mĩ quyền độc quyền khống chế Nhật Bàn về mặt QS.

        HIỆP ƯỚC BALI, hiệp ước kí 24.2.1976 giữa 5 nước Đông Nam Á (Inđônêxia, Malaixia, Philippin, Xingapo, Thái Lan) tại hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ nhất họp ở Ball (Inđònêxia); cơ sở pháp lí để xây dựng và phát triển mối quan hệ giữa các nước ASEAN. Gồm phần mở đầu, 5 chương, 20 điều. Nội dung: thúc đẩy hòa bình, hữu nghị và hợp tác vì lợi ích chung giữa các nước thành viên theo nguyên tắc: tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc; không can thiệp, lật đổ hay tạo sức ép từ các nước thành viên; không can thiệp nội bộ; giải quyết bất đồng hoặc tranh chấp bằng phương pháp hòa bình; không đe dọa hay sử dụng vũ lực; tăng cường hợp tác về nhiều mặt có hiệu quả. Trong quá trình thực hiện HƯB, mọi quyết định quan trọng phải được các nước thành viên nhất trí thông qua trên cơ sở bình đẳng. Đến 12.1998 đã có 10 nước thành viên, trong đó VN kí 22.7.1992. Cg hiệp ước thân thiện và hợp tác Đông Nam Á.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM