Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 06:26:16 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: H  (Đọc 8205 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #20 vào lúc: 14 Tháng Bảy, 2019, 05:46:42 pm »


        HÀNH QUÂN XÍCH, hành quân (nghĩa 1) được thực hiện bằng chính động lực của xe xích. Thường tiến hành ở cự li ngắn và khi không có điều kiện vận chuyển bằng các phương tiện khác. HQX do các phân đội (binh đội) tự tổ chức chi huy và bảo đảm. Trong KCCM có trường hợp đơn vị xe tăng của ta đã HQX trên 1.000km từ miền Bắc vào chiến trường miền Đông Nam Bộ tạo bất ngờ lớn trong cuộc tiến công đập tan hệ thống phòng thủ khu vực Sài Gòn của địch.

        HÀNH QUÂN XIĐA PHÔN (A. Cedar Falls, 8-26.1.1967), hành binh của quân Mĩ và QĐ Sài Gòn trong cuộc phản công chiến lược lần II (mùa khô 1966-67) đánh vào vùng tam giác sắt. nhằm triệt phá căn cứ, tiêu diệt bộ đội chủ lực và cơ quan chỉ huy Quân khu Sài Gòn - Gia Định. Lực lượng hành quân gồm: Sư đoàn bộ binh 1, 2 lữ đoàn thuộc các sư đoàn bộ binh 4 và 25, Lữ đoàn bộ binh nhẹ 196, Lữ đoàn dù 173, Trung đoàn thiết giáp 11 của Mĩ; một bộ phận Sư đoàn bộ binh 5 QĐ Sài Gòn, một số quân Niu Dilân, với hơn 100 khẩu pháo, 400 xe tăng, xe bọc thép, 80 tàu xuồng chiến đấu, 1.300 lần chiếc máy bay chiến thuật và 72 lần chiếc máy bay B-52. Trong quá trình hành quân, Mĩ sử dụng máy bay ném bom, bắn pháo phát quang địa hình, tổ chức lực lượng thành nhiều mũi kết hợp với đổ bộ đường không bao vây, càn quét đánh chiếm các khu vực Gò Dầu Hạ, Dầu Tiếng, Bảo Đồn, Thới Hoà, rừng Thanh Điển, tiến sâu vào vùng căn cứ, dùng máy ủi, bơm nước, phun hơi độc hòng phá hệ thống địa đạo Củ Chi. Bị các LLVT ta kiên cường bám trụ, đánh trả quyết liệt, bẻ gãy nhiều mũi tiến công, loại khỏi chiến đấu 3.000 quân, phà hủy 149 xe QS, bắn rơi 26 máy bay..., buộc Mĩ phải chấm dứt cuộc hành quân.

        HÀNH TRÌNH DỰ TRỮ, quãng đường dài nhất (tính bằng kilômét) mà phương tiện cơ động (tàu thuyền, xe, máy...) đạt được khi dùng hết lượng nhiên liệu của một lần nạp theo tiêu chuẩn. Phụ thuộc vào tổng dung tích các bình chứa của hệ thống nhiên liệu, chất lượng nhiên liệu nạp, suất tiêu hao nhiên liệu của động cơ, chế độ làm việc của phương tiện... HTDT là một trong các chỉ tiêu chiến - kĩ thuật quan trọng của các phương tiện cơ động trong QS, để xác định bán kính hoạt động của phương tiện hoặc tính toán hành quân. Để tăng HTDT có thể dùng các thùng nhiên liệu phụ.

        HANIBAN (Barca Hannibal; 247-183tcn), danh tướng và nhà chính trị Cactagiơ. Năm 225tcn chỉ huy kị binh Cactagiơ chiến đấu ở Tây Ban Nha và trở thành tổng chỉ huy QĐ (221 tcn). Trong thời gian chuẩn bị và tiến hành chiến tranh Punich lần II (218-201tcn), H đã liên minh các bộ lạc chống La Mã, tổ chức và chỉ huy cuộc hành quân chưa từng có trong lịch sử cổ đại, xa 1.600km trong tháng rưỡi vượt dãy Anpơ, xuất hiện bất ngờ ở bắc Italia, đánh thắng liền hai trận ở Tetxin và Trêbi (218tcn), tiếp đó thắng trận hồ Traximen (6.217tcn), đạt tới đỉnh cao của nghệ thuật cầm quân trong trận Can (2.8.216tcn). Năm 202tcn bị quân La Mã đánh bại tại Dama trên đất Cactagiơ ở Bắc Phi (x. trận Dama, 19.10.202tcn), chạy trốn sang phía đông, tự sát tại Bithinia (Thổ Nhĩ Kì).

        HÀO, công sự hẹp, sâu và dài. Theo công dụng, có: H chiến đấu (chiến hào), H ẩn nấp, hào giao thông, H lấn, H làm vật cản. H chiến đấu dài và hẹp, sâu khoảng 1,1-1,2m, có đắp đất ở một hoặc hai phía thành H, có các vị trí bắn, thường đào trong trận địa, dọc theo chính diện, hình uốn khúc hoặc gẫy khúc, dùng cho bộ binh bắn, quan sát, ấn nấp và cơ động. H ấn nấp dài khoảng 2-3m. thường nối trực tiếp với H chiến đấu. H giao thông hoặc làm ngay bên cạnh công sự chiến dấu, có thể có hoặc không có lớp bảo vệ phía trên (nắp). H lấn được đào tiến dần đến sát địch đê vây ép cứ điếm (điểm tựa, cụm điểm tựa) của địch. H làm vật cản (H chống tăng, H chống bộ binh...) có mặt cắt hình thang hoặc hình tam giác, còn có thể chứa nước và cắm chõng để tăng thêm hiệu quả chống địch.

        HÀO GIAO THÔNG, hào hẹp, sâu và dài dưới mặt đất, nối liền các công sự, trận địa chiến đấu với nhau và với tuyến bảo đảm phía sau; dùng để cơ động, bảo đảm chiến đấu, ẩn nấp, phòng tránh, hạn chế sát thương cho người và vũ khí. ở các trận địa chiến đấu. HGT còn tạo thuận lợi cho bộ đội khi phản kích và xuất phát tiến công. HGT thường được đào chếch với chính diện. Mặt bằng dạng uốn khúc hoặc gãy khúc, mặt cát ngang hào hình thang, đáy rộng 0,4-0,5m, miệng rộng 0,9- l,2m. sâu l,l-1.4m. Phần đất đắp miệng hào cao 0,3-0,4m. Tuỳ theo địa hình thường cách 15-20m có một góc ngoặt lớn hơn 90° và nhỏ hơn 120°. Trên trục hào cứ 20-30m bố trí một đoạn hào lát nóc dài từ 3-5m, một số hầm ếch để ẩn nấp, các đoạn hào tránh và bậc lên xuống đê tiện cơ động. ở các đoạn hào quan trọng còn thiết bị thêm các vị trí bắn hoặc chướng ngại để ngăn chặn và tiêu diệt địch tràn vào trận địa. Ngoài ra còn có HGT ngầm cho các lô cốt cố thủ và hầm chỉ huy ở các điếm tựa, chốt... quan trọng. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 ở khu Mường Thanh, bộ đội ta đã dào tới 200km hào chiến đấu và HGT, góp phần quan trọng vào thắng lợi của chiến dịch.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #21 vào lúc: 15 Tháng Bảy, 2019, 01:25:25 pm »


        HAOAI, quần đảo ở trung tâm Thái Bình Dương, bang của Mĩ từ 1959. Dt 16.700km2; ds 1,2 triệu người (2000); thủ phủ: Honolulu. Gồm 24 đảo (Haoai, Maui, Molocai, Oahu, Cauai...), chủ yếu là các đảo núi lửa. Những núi lửa đang hoạt động: Maune. Kilauda. Khí hậu nhiệt đới gió mùa. nhiệt độ trung bình 18°-28°C, lượng mưa trung bình hàng năm 3.500- 12.500mm. Mạng sông ngòi chỉ có ở các đảo lớn. Rừng nhiệt đới ẩm, đồng cỏ. đồn điền mía. dứa... Trung tâm du lịch, đầu mối giao thông quan trọng ở vùng bắc Thái Bình Dương. Trên đảo Oahu có các căn cứ hải quân và không quân Mĩ: Trân Châu Cảng, Hicam.

        HARIƠ (A. Harrier), máy bay cất hạ cánh thẳng đứng đầu tiên trên thế giới do hãng Britit Aerôxpây (Anh) chế tạo. Mẫu đầu tiên bay thứ 8.1966. Đưa vào trang bị cho không quân Anh 1969. Có các mẫu MK-1 (Mĩ gọi là AV-8A), MK-2 (Mĩ gọi AV-8B). FRS1 Xi Hariơ... Có động cơ gắn trên giá quay được trong mặt phẳng thẳng đứng, bảo đảm cất hạ cánh thẳng đứng hoặc cự li ngắn (thường dùng phương thức cất cánh cự li ngắn, hạ cánh thẳng đứng), có thể tiếp dầu trên không. Dài 13,87- 14,12m, cao 3,43-3,55m, sải cánh 7,7-9,25m, một người lái. Khối lượng cất cánh tối đa 11.339-14.061kg, tốc độ tối đa 1.186-1.200km/h, trần bay thực tế 15.240m, bán kính hoạt động lớn nhất 3.700-4.600km. Có thể mang tên lửa Xaiuyndơ AIM-9L hoặc Maveric AGM-65, pháo 30mm, bom phá 500 bảng (250kg), bom chùm, bom cháy, bom có điều khiến bằng lade, rôckét... với khối lượng vũ khí tối đa 2.268kg. Trang bị điện từ: rađa cảnh giới ALR-67, máy phát nhiễu AN/ALQ-164, bộ rải nhiễu thụ động ALE-39... H còn được trang b| cho hải quân và hải quân đánh bộ. Được xuất khẩu sang Mĩ, Đức, TQ, Tây Ban Nha... Đã sử dụng trong chiến tranh Manvinat (1982) và chiến tranh Vùng Vịnh (1990-91).



        “HÁT MÃI KHÚC QUÂN HÀNH”, hành khúc của nhạc sĩ Diệp Minh Tuyền sáng tác 1984. “HMKQH” nói lên niềm tụ hào, tình cám cao đẹp của người chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam đối với nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc. Cấu trúc gọn gàng, lời ca giản dị có sức cổ vũ, dộng viên mọi người. Được giải nhất tại cuộc thi ca khúc về đề tài người chiến sĩ do TCCT QĐND VN phát động 1984.



        HẠT LỬA, phương tiện gáy cháy nhạy cảm với xung kích thích ở dạng cơ hay nhiệt để phát ra tia lửa làm cháy các phần từ tiếp theo của mạch nổ hoặc gây nổ kíp nổ. Có HL mồi cháy và HL mồi nổ. HL thường có dạng một cốc nhỏ bằng kim loại, bên trong chứa lượng nhỏ thuốc nổ mồi và các chất phụ gia (vd: phuminat thủy ngân, clorat kali, antimon, nitrat bari...) tao thành một hỗn hợp nhạy với va đập hoặc nhiệt, phía trên có nắp đậy bằng kim loại hoặc phi kim loại. Được dùng trong ngòi, trong các bộ lửa của đạn pháo, đạn súng bộ binh...

        HẮC HẢI nh BIỂN ĐEN 

        HẮC LONG GIANG nh AMUA

        HĂMBUỐC, thành phố, cảng lớn nhất của Đức, ở hạ lưu sông Enbơ, cách cửa sông 102km. Dt 800km2; ds khoảng 1,7 triệu người. Công nghiệp chế tạo máy, thực phẩm, hóa chất, luyện kim màu, có đường tàu điện ngầm, trường đại học tổng hợp. Cảng bao gồm tám khu vực, vùng nước, bến đậu, cầu tàu. Chiều dài toàn bộ các cầu cảng đến 100km, sâu 16m. Có xí nghiệp đóng tàu, sửa chữa tàu, đốc cạn và đốc nổi, bảo đảm sửa chữa được các loại tàu chiến và tàu thường. Lượng vận chuyển hàng của cảng: 53,7 triệu tán/năm.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #22 vào lúc: 15 Tháng Bảy, 2019, 01:27:31 pm »


        HẰNG HÀ nh SÔNG HẰNG

        HĂNGRI MACTANH (P. Henri Martin; s. 1927), chiến sĩ quốc tế chống chiến tranh xâm lược của Pháp ở Đông Dương (1946-54). Công nhân xưởng đóng tàu Tulông; đv ĐCS Pháp (1944). Năm 1942 làm liên lạc cho phong trào kháng chiến Pháp. 1943 tham gia du kích chống phát xít. Cuối CTTG-II, tình nguyện sang Đông Dương đánh Nhật. 1947 về nước. 1949   HM tổ chức và lãnh đạo nhóm thanh niên Pháp ở Tulông cùng viết và rải truyền đơn chống chiến tranh xâm lược Đồng Dương, kêu gọi binh sĩ Pháp phản chiến, vận động công nhân không chuyên chờ vũ khí và quân dụng xuống tàu sang VN. 1950 bị bắt và đưa ra xét xứ tại tòa án Tulông. HM đã biến phiên tòa thành diễn đàn tố cáo sự lừa dối của chính phú Pháp, vạch trần tính chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh do nhà cầm quyền Pháp tiến hành tại Đông Dương. HM bị kết án 5 năm tù. Hoạt động của HM đã đẩy mạnh phong trào đấu tranh của nhân dân Pháp chống chiến tranh xâm lược VN, vì hòa bình. Do các tầng lớp nhân dân Pháp kiên trì đấu tranh, nhà cầm quyền Pháp buộc phải thả HM trước thời hạn 19 tháng.

        HĂNGRI RI VIE (P. Henri Rivière; 1827-83), sĩ quan chỉ huy quân Pháp tại VN (1882-83). Tốt nghiệp trường hải quân (1849). Năm 1880 tham gia dẹp cuộc nổi dậy ở Niu Calêđôni. 1882 đại tá. 25.3.1882 HR rời Sài Gòn với 2 tàu chiến và khoảng 300 quân tiến ra miền Bắc VN với danh nghĩa “bảo vệ tính mạng và việc kinh doanh của người Pháp”, thực chất là mở rộng xâm lược. 25.4.1882 được sự chi viện của 3 tàu chiến điều từ biển vào, HR đã chỉ huy đánh chiếm thành Hà Nội, sau đó đặt điều kiện đàm phán với nhà Nguyễn buộc nước VN nhận sự “bảo hộ” của nước Pháp. Được tăng thêm quân. 3.1883 HR chỉ huy đánh chiếm vùng mỏ Hòn Gai, thành Nam Định. 19.5.1883 bị quân triều đình nhà Nguyễn cùng quân Cờ Đen phục kích và giết tại Cầu Giấy (xt trận Cấu Giấy, 19.5.1883).

        HẦM. công sự phòng tránh có nấp (lớp bảo vệ) dày, thường làm ngầm dưới đất, nửa nổi nửa chìm hoặc trong lòng núi để bảo vệ người hoặc cất giấu phương tiện vật chất hoặc để bảo đảm an toàn cho các hoạt động chiến đấu.

        HẦM ẨN NẤP. hầm đế bảo vệ người chống được mảnh đạn, bom.

        HẦM BÍ MẬT, hầm đào ngầm dưới mặt đất (trong lòng đất) ở vị trí kín đáo và được ngụy trang khéo léo, khó phát hiện dùng để trú ẩn cho người hoặc cất giấu vũ khí, vật chất nhiều
ngày. HBM đã được sử dụng trong KCCP và KCCM ở vùng địch tạm chiếm, vùng tranh chấp.

        HẨM CHỈ HUY, công sự chiến đấu sử dụng cho cơ quan chỉ huy  các cấp, có quy mô khác nhau tùy theo cấp chỉ huy và yêu cầu tác chiến. Hầm được xây dựng vững chắc, có phương tiện bảo đảm cho việc chỉ huy tác chiến liên tục. Theo điều kiện chuẩn bị chiến trường, HCH được xây dựng theo hình thức dã chiến hoặc lâu bền.

        HẦM CHÔNG, hô đào sâu, bén trong bố trí chông, nắp che phủ, được ngụy trang kĩ, để sát thương sinh lực đối phương (khi giẫm phải nắp, sập xuống hố, chông xuyên vào chân, bụng...). Trong HC có thể đặt chông sào, chông trục quay, chông cánh cửa, chông kẹp nách, chông thò, chông cần cổ... HC được người VN dùng từ thời cổ để bẫy thú dữ và chống giặc ngoại xâm. Trong KCCP và KCCM, HC được nhân dân và LLVT địa phương sử dụng rộng rãi; thường bố trí kết hợp với mìn hoặc trận địa mìn đánh địch có hiệu quả.

        HẨM CHỮ A, hầm ẩn nấp, có tiết diện tam giác cân, góc đỉnh khoảng 50°, khung thường bằng tre, gỗ hoặc sắt giống như vì kèo nhà hai mái. HCA có thể làm chìm hoặc nửa chìm nửa nổi, có lớp bảo vệ bằng đất hoặc đất trộn lẫn rơm, rạ, cỏ... HCA kết cấu đơn giản, chịu lực tốt, dễ làm, dễ tháo dỡ, tiện ứng dụng trong điều kiện dã chiến, được sử dụng rộng rãi cho LLVT và nhân dân trong KCCP và KCCM. Cg hầm kèo.


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #23 vào lúc: 15 Tháng Bảy, 2019, 01:29:35 pm »


        HẦM CÒI, hầm hình giống cái còi đào thông với hào chiến đấu, đầu hầm bố trí một vọng quan sát hoặc một hỏa điểm bí mật. Ở các trận địa phòng ngự trực tiếp tiếp xúc với địch, HC có tác dụng phát huy hỏa lực đánh địch trước tiền duyên một cách bí mật, bất ngờ và hiệu quả.

        HẨM ẾCH, hầm dạng hốc nhỏ ở vách taluy đường, hào giao thỏng, hào chiến đấu... đủ cho một người cùng trang bị cá nhân ẩn nấp, nhằm hạn chế sát thương do hỏa lực bộ binh hoặc mảnh văng của bom, đạn pháo, cối khi cơ động phòng tránh và chiến đấu. HÊ có hình dáng kiểu vòm; cao l-l,2m, rộng 0,6-0,7m, sâu vào trong vách đất đá 0,5-0,6m. Được đào bằng cuốc, xẻng bộ binh và các dụng cụ sẵn có; gián cách giữa các HÊ thường từ 3 đến 5m.

        HẨM KÈO nh HẨM CHỮ A

        HẦM PHÁO, công sự pháo binh có nóc dùng làm nơi bắn, giấu pháo hoặc kết hợp cả bắn và giấu pháo, nhằm hạn chế tối đa khả năng sát thương của đối phương, bảo đảm an toàn cho người và pháo trong quá trình chiến đấu, thành phần trận địa bắn pháo binh. Cửa hầm có lối ra vào cho pháo (nếu là hầm bắn thì có cấu trúc sàn bắn và lỗ bắn). HP thường được xây dựng bằng gỗ, đất, gạch đá kết hợp bê tông hoặc bê tông cốt thép vững chắc.

        HẤM THÔNG GIÓ LỌC ĐỘC, hầm phòng chống vũ khí hủy diệt lớn có hệ thống thông gió lọc độc. Được xây dựng cho SCH. trạm quân y và có thể cho bộ đội khi có điều kiện. Hầm thường gồm một đến hai phòng, các cửa ra vào kín hơi. bộ thông gió lọc độc, các hành lang, các lỗ thoát khí và các trang thiết bị cần thiết bên trong. HTGLĐ chống được sóng xung kích, bức xạ quang, bức xạ xuyên, chất độc, chất phóng xạ, lọc sạch không khí bị nhiễm. Việc xây dựng hầm và lắp đặt thiết bị thông gió lọc độc do các đơn vị tự làm dưới sự hướng dẫn của ngành công binh. Ngành hóa học chịu trách nhiệm cung cấp các bộ thông gió lọc độc và máy kiểm tra không khí trong hầm. HTGLĐ được sử dụng theo quy chế riêng.

        HẦM XE TĂNG, công sự nửa nổi, nửa chìm để bảo vệ xe tăng và các thành viên kíp xe chống lại các yếu tố sát thương do bom. đạn địch gây ra và có thể kết hợp bắn pháo, súng trên xe. Được đào, đắp theo kích thước phù hợp với từng loại xe tăng ở các trận địa phòng ngự, trận địa chờ, khu tập kết. khu trú quân, khu vực sơ tán xe tăng... Theo tác dụng, có: HXT ẩn nấp. HXT bắn với góc bắn hạn chế, HXT bắn vòng tròn; HXT ẩn nấp kết hợp với bắn.

        HÂTXÂN, vịnh lớn ở đông bắc Canada, nối với Đại Tây Dương bởi eo biển Hâtxân. Dt 848.000km2, sâu trung bình 90m. Khí hậu Bắc Cực, thường xuyên có sương mù. Từ tháng 10 đến tháng 7, mặt vịnh đóng băng, thủy triều nửa ngày đêm 3,5m, độ mặn 23-30%o. Các cảng chính: Sơcsin, Nenxơn.

        HẬU CẦN, 1) mặt công tác QS gồm tổng thể những hoạt động bảo đảm vật chất, sinh hoạt, quân y, vận tải... cho LLVT thực hiện nhiệm vụ. Trong QĐND VN, trước đây công tác này được gọi là “ngành cung cấp”; từ đầu 1955 gọi là HC; 2) sinh lực và phương tiện dùng để báo đảm hậu cần, gồm các cơ quan, đơn vị chuyên môn nghiệp vụ, căn cứ, kho tàng, trạm xưởng, bệnh viện... cùng toàn bộ phương tiện, trang bị kĩ thuật và vật chất HC ở các cấp. HC của VN là HC chiến tranh nhân dân. Có HC nhân dân và HC QĐ. Sự kết hợp chặt chẽ HC nhân dân với HC QĐ tạo thành sức mạnh chung bảo đảm  cho chiến tranh nhân dân VN thắng lợi.

        HẬU CẨN CHIẾN DỊCH, cấp hậu cần quân đội, nối liền giữa các cấp hậu cần chiến lược và hậu cần chiến thuật; gồm lực lượng hậu cần của quân khu, quân đoàn và đơn vị tương đương dùng để bảo đảm cho các lực lượng tham gia chiến dịch.

        HẬU CẨN CHIẾN LƯỢC, cấp cao nhất của hậu cần quân đội, nối liền kinh tế - hậu phương quốc gia với QĐ; gồm lực lượng hậu cần trung ương (TCHC). một phần dự trữ quốc gia và nguồn động viên được nhà nước giao cho đế bảo đảm cho QĐ hoạt động và tác chiến.

        HẬU CẦN CHIẾN THUẬT, cấp hậu cần quân đội. gồm lực lượng hậu cần trong biên chế của các đơn vị từ sư đoàn, lữ đoàn trở xuống, có nhiệm vụ bảo đảm hậu cần cho đơn vị mình hoạt động và chiến đấu.

        HẬU CẨN CHIẾN TRƯỜNG, bộ phận của hậu cần quân đội, có nhiệm vụ bảo đảm hậu cần cho tập đoàn (cụm chiến lược LLVT hoạt động và tác chiến trên chiến trường. HCCT có các đơn vị hậu cần, đơn vị chuyên môn, phương tiện vật chất, các căn cứ, thực hiện bảo đảm hậu cần theo khu vực, cho các lực lượng hoạt động và chiến đấu trên địa bàn chiến trường.

        HẬU CẦN CƠ ĐỘNG, gọi chung lực lượng hậu cần đi theo đội hình cơ động của bộ đội để bảo đảm cho đơn vị chiến đấu.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #24 vào lúc: 15 Tháng Bảy, 2019, 02:25:48 pm »


        HẬU CẨN KHU VỰC. tổ chức bảo đảm hậu cần theo khu vực địa bàn (vùng lãnh thổ), gồm lực lượng hậu cần quân đội kết hợp với hậu cần nhân dân trong khu vực địa bàn được xác định, để bảo đảm cho các LLVT tại chỗ và từ nơi khác cơ động qua hoặc đến hoạt động và tác chiến. HCKV thường được tổ chức ở cấp hậu cần chiến lược, hậu cấn chiến trường, hậu cần chiến dịch. Quy mô HCKV phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của địa bàn và phạm vi phải đảm bảo của từng cấp.

        HẬU CẨN KHU VỰC PHÒNG THỦ, tổ chức hậu cần, gồm hậu cần QS địa phương, hậu cần Bộ đội biên phòng, hậu cần công an kết hợp với hậu cần nhân dân theo kế hoạch thống nhất, đảm bảo cho các LLVT trong khu vực phòng thủ tỉnh (thành), huyện (quận) hoạt động và tác chiến.

        HẬU CẦN NHÂN DÂN, 1) lực lượng hậu cần được huy động từ quần chúng nhân dân, các cơ quan, các tổ chức kinh tế - xã hội của nhà nước để bảo đảm hậu cần cho các LLVT quần chúng; đồng thời chi viện và bảo đảm hậu cần cho QĐ. Trong KCCP và KCCM, HCND được xây dựng thành hệ thống từ cơ sở xã, phường đến huyện, tinh và trung ương với các hình thức tổ chức linh hoạt như các ban HCND hoặc hội đồng cung cấp...; 2) quan điểm về công tác hậu cần của chiến tranh nhân dân: công tác hậu cần do toàn dân, toàn quân tham gia.

        HẬU CẨN QUÂN CHỦNG (BINH CHỦNG), bộ phận của hậu cần quân đội, bao gồm lực lượng hậu cần trong biên chế của quân chủng (binh chủng), được tổ chức trên cơ sở những nguyên tắc chung về tổ chức hậu cần QĐ phù hợp với đặc điểm của quân chúng (binh chủng). Chức năng của HCQC (BC) là bảo đảm hậu cần cho các lực lượng trong quân chủng (binh chủng) hoàn thành nhiệm vụ được giao. HCQC (BC) được tổ chức phù hợp với bố trí chung của hậu cần chiến lược, với yêu cầu chỉ đạo bảo đảm hậu cần của quân chủng (binh chủng), hình thành các vùng, các khu vực, các căn cứ bảo đảm hậu cần của quân chủng (binh chủng).

        HẬU CẨN QUÂN ĐỘI. lực lượng hậu cần trực tiếp tiến hành công tác hậu cần trong QĐ, giữ vai trò nòng cốt của hậu cần chiến tranh nhân dân. Nhiệm vụ cơ bản: tổ chức bảo đảm hậu cần cho QĐ thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ, trong mọi tình huống; tổ chức sản xuất, tạo nguồn bảo đảm hậu cần; tổ chức quản lí hậu cần và xây dựng ngành hậu cần góp phần xây dựng thế trận hậu cần và hậu phương đất nước. Theo quy mô và tính chất nhiệm vụ, có các cấp; hậu cấn chiến lược, hậu cần chiến dịch, hậu cấn chiến thuật. Theo loại quân, có hậu cần chủ lực, hậu cần QS địa phương. Theo hệ thống tổ chức có: TCHC hậu cần quân chủng, hậu cần binh chủng, hậu cần quân khu, hậu cần quân đoàn, hậu cần sư (lữ) đoàn, hậu cần trung đoàn, hậu cần quân sự địa phương tỉnh, huyện... HCQĐ được thành lập 11.7.1950 theo sắc lệnh số 121/SL. Tập trung các tổ chức và hoạt động của các chuyên ngành quân nhu, quân y, quân giới, quân khí và vận tải... thành một ngành thống nhất chỉ huy, chỉ đạo (1950-55 gọi là “ngành cung cấp”). Từ 9.1974 BQP quyết định tách các thành phần thuộc về bao đảm kĩ thuật ra, hình thành ngành kĩ thuật và ngành công nghiệp quốc phòng.

        HẬU CẦN QUÂN KHU, bộ phận của hậu cấn quân đội, gồm lực lượng hậu cần trong biên chế của quân khu, có nhiệm vụ bảo đảm hậu cần cho các lực lượng thuộc quân khu, đồng thời kết hợp với hậu cần trung ương và hậu cần nhân dân các địa phương bảo đảm hậu cần cho các lực lượng cua BQP hoạt động và tác chiến trên địa bàn quân khu. Để kịp thời và chủ động trong việc bảo đảm, tùy theo quy mô và tính chất địa bàn. quân khu có thể tổ chức hậu cần khu vực.

        HẬU CẨN QUẢN SỰ ĐỊA PHƯƠNG, bộ phận của hậu cán quân đội, được tổ chức trong LLVT địa phương, gồm lực lượng hậu cần của cơ quan QS và đơn vị bộ đội địa phương tinh (thành), huyện (quận) để bảo đảm cho các đơn vị bộ đội địa phương: đồng thời chi viện, bảo đảm một số mặt hậu cần cho dân quân tự vệ và LLVT khác trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng - an ninh của khu vực phòng thủ. HCQSĐP giữ vai trò trung tâm của hậu cần khu vực phòng thủ, giúp người chỉ huy QS địa phương làm tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương xây dựng và tổ chức bảo đảm hậu cần khu vực phòng thủ.

        HẬU CẨN TẠI CHỖ, gọi chung các lực lượng hậu cần được bố trí sẵn và có thể huy động ngay trên địa bàn hoạt động của LLVT.

        HẬU CỨ, căn cứ phía sau địa bàn tác chiến của đơn vị LLVTND VN (thường từ cấp trung đoàn trở lên); nơi có tổ chức và hoạt động bảo đảm hậu cần, kĩ thuật, y tế... phục vụ kịp thời nhiệm vụ chiến đấu của đơn vị, đồng thời là nơi trú quân của một bộ phận lực lượng chiến đấu (công tác) trước khi ra tuyến trước hoặc lui về nghỉ ngơi, củng cố, chuẩn bị cho đợt chiến đấu (công tác) sau... HC thường được bố trí ở nơi tương đối an toàn, tiện cơ động, có thể dựa được vào sự giúp đỡ của nhân dân địa phương.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #25 vào lúc: 15 Tháng Bảy, 2019, 02:27:26 pm »

       
        HẬU GIANG*, tỉnh cũ ở đồng bằng sông Cửu Long. Thành lập 2.1976 do sáp nhập hai tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng. 12.1991 chia lại thành hai tinh.

        HẬU GIANG**, tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long. Bắc giáp Cần Thơ, đông và đông nam giáp Sóc Trăng, nam giáp Bạc Liêu, tây giáp Kiên Giang. Dt 16.077,25km2; ds 766 nghìn người (2004), phần lớn là người Kinh, còn lại là người Khơme, Hoa... Thành lập 1.2004, tách từ t. Cần Thơ*. Tổ chức hành chính: 5 huyện, 1 thị xã; tỉnh lị: thị xã Vị Thanh. Địa hình bằng phẳng; hệ thống kênh rạch dày đặc thuận lợi cho giao thông đường thủy. Khí hậu nhiệt đới, nhiệt độ trung bình hàng năm 27°C, lượng mưa 1.600-2.500mm/năm. Tỉnh nông nghiệp, có thế mạnh trồng cây ăn quà, cây công nghiệp. Giao thông đường bộ: các quốc lộ 1, 80.



        HẬU PHÁT CHẾ NHÂN (cổ), chủ động để đối phương hành động trước, bộc lộ điểm yếu, chờ khi có điều kiện thuận lợi mới thực hiện tiến công để giành thắng lợi; một phương pháp tác chiến cổ. Khi thực hiện HPCN có thể từ bị động chuyển sang chủ động, lấy ít thắng nhiều, thường được QĐ các nước yếu hơn vận dụng.

        HẬU PHƯƠNG, vùng lãnh thổ và dân cư của một bên tham chiến không có, hoặc ít có chiến sự. tương đối an toàn và ổn định trong chiến tranh; nơi có điều kiện duy trì sinh hoạt về mọi mặt chính trị. QS, kinh tế, văn hóa... và huy động các nguồn lực cho tiền tuyến; cùng với tiền tuyến tạo thành không gian chiến tranh. HP đã trở thành một nhân tố cơ bản. thường xuyên quyết định thắng lợi của chiến tranh. Có: hậu phương quốc gia, hậu phương tại chỗ, hậu phương chiến lược, hậu phương chiến dịch... Trong chiến tranh hiện đại, với trình độ phát triển cao của vũ khí và phương tiện kĩ thuật quân sự, việc phân định HP và tiền tuyến chỉ là tương đối.

        HẬU PHƯƠNG CHIẾN DỊCH, hậu phương nằm trong không gian chiến dịch, trực tiếp cung cấp mọi nguồn lực cho tác chiến chiến dịch; nơi đứng chân và tập kết lực lượng, kho tàng, bệnh viện... của đội hình chiến dịch. Nhiệm vụ của HPCD được xác định trong kế hoạch tác chiến. HPCD trở thành mục tiêu đánh phá của đối phương, việc bảo vệ vững chắc HPCD có ý nghĩa quyết định thắng lợi của chiến dịch.   

        HẬU PHƯƠNG CHIẾN LƯỢC, bộ phận hậu phương quốc gia có nhiệm vụ cung cấp các nguồn lực, động viên, cổ vũ tinh thần các LLVT tác chiến trên một hướng chiến lược hoặc chiến trường nhằm đạt mục tiêu chiến lược nhất định; nơi tập kết của các lực lượng dự bị chiến lược, dự trữ cơ sở vật chất và phương tiện kĩ thuật quân sự, các kho tàng, chân hàng... thuộc quyền quản lí của Bộ chỉ huy chiến lược (bộ tổng tư lệnh, BQP). Tùy theo quy mô, tính chất và hình thức tác chiến chiến lược mà một vùng lãnh thổ nào đó của đất nước với tiềm lực về mọi mặt được xác định là HPCL. Lực lượng của HPCL bao gồm nhân dân, các tổ chức trong hệ thống chính trị, các cơ sở kinh tế, quốc phòng được huy động cho các LLVT theo kế hoạch tác chiến chiến lược. Ở VN có các HPCL: Việt Bắc và vùng tự do Khu 4 cũ trong KCCP; miền Bắc (hậu phương lớn của tiền tuyến lớn miền Nam) trong KCCM.

        HẬU PHƯƠNG LỚN, chỉ miền Bắc VN trong KCCM. BCHTƯ ĐLĐ VN xác định miền Bắc XHCN là căn cứ địa cách mạng của cả nước, hậu phương quốc gia, nơi chi viện mọi nguồn lực cho tiền tuyến lớn miền Nam, có tác dụng quyết định nhất đối với thắng lợi của cuộc kháng chiến.

        HẬU PHƯƠNG QUỐC GIA, hậu phương chung của cả nước, nơi thường xuyên duy trì các hoạt động của bố máy nhà nước, các tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, cơ sở kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ và công nghiệp quốc phòng; nơi có tiềm năng về nhiều mặt, cung cấp các nguồn lực cho tiền tuyến. HPQG có thể bao gồm những vùng lãnh thổ tách rời nhau (do bị chia cắt bời chiến tranh), nhưng sức mạnh của mỗi vùng đểu được huy động để sử dụng vào mục đích chung. Kết hợp xây dựng HPQG vững mạnh với xây dựng hậu phương tại chỗ rộng khắp (kể cả trong vùng địch tạm chiếm) trở thành quy luật phát triển hậu phương của chiến tranh nhân dân VN trong KCCP và KCCM.

        HẬU PHƯƠNG TẠI CHỖ, hậu phương ở từng địa phương, từng chiến trường... đảm bảo kịp thời nhu cầu của tác chiến và phục vụ tác chiến tại chỗ. Xây dựng hệ thống HPTC rộng kháp là yêu cầu có tính chiến lược của chiến tranh nhân dân Việt Nam nhằm khai thác, động viên, phát huy cao độ mọi tiềm lực của từng địa phương, từng chiến trường, bảo đảm cho lực lượng tại chỗ thực hiện bám trụ, đánh địch liên tục và lâu dài; khắc phục khó khàn về giao thông vận tải trong điều kiện địa thế đất nước dài và hẹp, chiến trường dễ bị chia cắt.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #26 vào lúc: 15 Tháng Bảy, 2019, 02:31:58 pm »


        HẬU PHƯƠNG TRỰC TIẾP, hậu phương liền kề chiến trường, ngay sau vùng có chiến sự; nơi trực tiếp cung cấp các nguồn lực của hậu phương quốc gia, hậu phương chiến lược, hậu phương chiến dịch cho các LLVT ở chiến trường. HPTT có ba cấp: chiến lược, chiến dịch và chiến thuật. Lực lượng của HPTT bao gồm nhân dân, các LLVT, các phương tiện vật chất kĩ thuật được chính quyền địa phương sử dụng, huy động cung cấp cho các LLVT chiến đấu ở chiến trường theo kế hoạch tác chiến. HPTT thường bị đối phương tập trung đánh phá ác liệt. Ở VN trong KCCM, Vĩnh Linh (Quảng Trị) và Quảng Bình là HPTT của chiến trường miền Nam; Tây Nguyên, Nam Trung Bộ là HPTT trong chiến dịch Hồ Chí Minh (26-30.4.1975).

        HẬU VỆ, thành phần của đội hình hành quân chiến đấu hoặc đội hình rút lui, để cảnh giới và bảo vệ phía sau lực lượng chủ yếu. Nhiệm vụ của HV: kìm giữ và không để đối phương công kích vào phía sau đội hình, phái trinh sát lọt vào đội hình, tạo điều kiện cho lực lượng chủ yếu hoàn thành nhiệm vụ được giao. Thành phấn của HV được xác định căn cứ vào tính chất nhiệm vụ và điều kiện thực hiện tiến hành nhiệm vụ đó.

        HÂYGƠ (A. Alexander Meigs Jr. Haig; s. 1924), tướng Mĩ. cộng sự đắc lực của ba đời tổng thống Mĩ (Niclươn, Pho, Ri gân). 1947-64 tốt nghiệp Học viện QS Oet Pointơ; sĩ quan tham mưu trong bộ chỉ huy của tướng Mac Actơ tại Tôkiô; thạc sĩ với luận văn “Vai trò của quân nhân trong việc hình thành chính sách an ninh quốc gia”; phụ tá của bộ trường quốc phòng Mac Namara. H là người ủng hộ việc Mĩ can thiệp QS vào miền Nam VN. 7.1966-67 sang VN: sĩ quan tác chiến, tiểu đoàn trưởng bộ binh, được Oetmolen gắn huân chương vì đã chỉ huy tiểu đoàn đánh phá căn cứ Bến Súc của QGPMN. 7.1967 về nước, được phong đại tá. 1968-72 cố vấn QS trong Hội đồng an ninh quốc gia, được Nichxơn thăng vượt nhiều cấp lên tướng bốn sao, giữ chức phó thứ nhất tham mưu trường lục quân Mĩ. 1973 phụ tá thường trực của tổng thống Nichxơn, hàng chục lần sang VN để giải thích quan điểm của Mĩ ủng hộ chủ trương ném bom Hà Nội, Hải Phòng. 1974 cố vấn an ninh quốc gia cho tổng thống Pho. 12.1974 tổng tư lệnh lực lượng NATO. 1981 bộ trường ngoại giao Mi trong nhiệm kì đầu của tổng thống Rigân.

        HỆ ĐIỀU HÀNH, tập hợp các chương trình phần mềm hướng dẫn máy tính hoặc mạng máy tính khởi động và điều khiển đồng bộ các hoạt động của phần cứng, tạo nên liên kết phần cứng với các phần mềm khác. HĐH bao gồm các chương trình điều khiển và các chương trình xử lí. Chức năng cơ bản HĐH: điều khiển và theo dõi việc thực thi mọi chương trình máy tính; quản lí, phân phối và thu hồi bộ nhớ máy tính (gồm cả bộ nhớ trong và ngoài); điều khiển các thiết bị bao gồm cả việc khởi động máy tính; điều khiển và quản lí việc vào - ra dữ liệu; làm cầu nối giữa người sử dụng với máy tính, tạo môi trường thuận tiện cho người sử dụng máy tính. Một số HĐH thông dụng: các HĐH DOS (Disk Operating System) có nhiều dịch vụ khai thác và điều khiển đĩa (đĩa cứng, đĩa mềm) như MS-DOS của hãng Microsoft, PC-DOS của hãng IBM; HĐH System của Macintosh; HĐH đa nhiệm UNIX; HĐH dựa trên giao diện đồ họa cho máy tính cá nhân như WINDOWS của hãng Microsoft; các HĐH mạng máy tính như NETWARE của hãng Novell hoặc WINDOWS NT của hãng Microsoft...

        HỆ ĐƠN VỊ, tập hợp đơn vị đo các đại lượng vật lí, được xây dựng theo những nguyên tấc nhất định, dùng trong khoa học, kĩ thuật, sản xuất và đời sống xã hội. Trong HĐV có: đơn vị cơ bản (độc lập), đơn vị bổ trợ và đơn vị dẫn xuất (có thể tính theo các đơn vị cơ bản và đơn vị bổ trợ). Có: HĐV quốc tế (áp dụng ở hầu hết các nước) và HĐV quốc gia (riêng của từng nước). HĐV quốc tế hiện hành là SI (System International) do Hội nghị đo lường quốc tế lần thứ XI (10.1960, tại Pari) thông qua với 7 đơn vị cơ bản: mét (m - đo độ dài), kilôgam (kg - đo khối lượng), giây (s - đo thời gian), ampe (A - đo cường độ dòng điện), kenvin (°K - đo nhiệt độ), canđêla (cd - đo cường độ ánh sáng), mol (mo - đo lượng chất) và 2 đơn vị bổ trợ: radian (rad - đo góc phẳng), stêrađian (sr - đo góc khối). Trước đó, đã có một số HĐV quốc tế, vd: MKfS với các đơn vị cơ bản là mét (m - đơn vị đo chiều dài), kilôgam lực (kG - đơn vị đo lực) và giây (s - đơn vị đo thời gian): CGS có các đơn vị cơ bản: centimét (CM - do chiều dài), gam (g - đo khối lượng) và giây (s - đo thời gian). HĐV xuất hiện từ khi có các phép đo (đếm), chủ yếu là các đơn vị cơ học (x. hệ đơn vị cổ) và của từng khu vực hoặc quốc gia; phát triển và hoàn thiện không ngừng theo sự phát triển của khoa học và kĩ thuật. HĐV quốc gia VN hiện nay dược ban hành kèm theo nghị định số 65/2001/NĐ-CP ngày 29.9.2001 của chính phủ nước CHXHCN VN có tên “Đơn vị đo lường hợp pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Đơn vị cơ bản, đơn vị bổ trợ và đơn vị dẫn xuất chủ yếu theo SI. Trong thực tiễn của khoa học kĩ thuật và sản xuất, hiện vẫn tồn tại một số đơn vị của HĐV quốc tế trước dây, do vậy cần có sự chuyển đổi theo SI và bảng ước và bội thập phân của các đơn vị.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #27 vào lúc: 15 Tháng Bảy, 2019, 02:33:30 pm »


        HỆ ĐƠN VỊ CỔ, hệ đơn vị ra đời và được sử dụng sớm, trước khi có các hệ đơn vị quốc tế. HĐVC xuất hiện từ khi con người có nhu cầu đo, đếm. riêng cho từng bộ tộc, quốc gia, khu vực và ngày càng hoàn chỉnh, phong phú theo sự phát triển của sản xuất, tri thức và giao lưu quốc tế. Theo tập quán, đến nay một số đơn vị trong HĐVC vẫn được sử dụng.

        HỆ MẶT TRỜI (Thái Dương Hệ), hệ thống thiên thể với Mặt Trời là trung tâm và các thiên thế chuyển động xung quanh nó, bao gồm 9 hành tinh lớn (Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất, Sao Hòa, Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương, Sao Hải Vương. Sao Diêm Vương) và các vệ tinh của chúng, các thiên thạch và Sao Chổi. Mặt Trời có khối lượng 2.1030kg, bán kính 696.000km, chiếm 90% khối lượng HMT. Trái Đất có khối lượng 5976.1021kg, bán kính 6.37 lkm. là hành tinh thứ ba cách xa Mặt Trời với khoảng cách trung bình 149,6 triệu kilỏmét. Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất. chuyển động chung quanh Trái Đất với khoảng cách 384.400km.

        HỆ ỔN ĐỊNH VŨ KHÍ, hệ thống tự động điều chỉnh để duy trì phần động cua vũ khí (nòng pháo, nòng súng, giàn phóng tên lửa...) ở vị trí (hoặc hướng) xác định, không phụ thuộc vào sự thay đổi trạng thái phương tiện mang (xe chiến đấu, tàu thuyền, máy bay...) khi vận động, nhằm nâng cao độ chính xác bắn (phóng), đặc biệt khi bắn trong hành tiến. Việc ổn định có thể được thực hiện trong một mặt phẳng (thẳng đứng), bảo đảm giữ nguyên góc tầm (góc bắn) của pháo (súng, tên lửa), hoặc hai mặt phẳng (thẳng đứng và nằm ngang), bảo đảm duy trì cả góc tầm và góc hướng của vũ khí. Đôi khi cũng thực hiện ổn định nghiêng, bảo đảm giữ thăng bằng trục ngang của vũ khí. Cùng với việc ổn định vũ khí. trên các phương tiện chiến đấu hiện đại còn thực hiện ổn định đường ngắm và những khí tài khác của hệ thống điều khiển hỏa lực, nhờ chính HÔĐVK hoặc nhờ một hệ thống riêng.

        HỆ QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU, chương trình máy tính cung ứng các khả năng cần thiết để xây dựng, cập nhật, lưu trữ. xử lí, bảo vệ và khai thác các dữ liệu trong một cơ sở dữ liệu. Được xây dựng theo đặc thù của từng dạng cơ sở dữ liệu (thư viện, ngân hàng, kho tàng...). Các HQTCSDL gốc thường được thiết kế có cấu trúc mở, người quản trị có thể sửa đổi, thêm, bớt các trường và tham chiếu cho phù hợp với đặc thù của từng cơ sở dữ liệu. Đáp ứng tối đa khả năng kết xuất thông tin nhiều chiều với tốc độ cao, ổn định: khả năng chống virút xâm nhập và độ bảo mật cao (đặc biệt là HQTCSDL ngân hàng) là các đại lượng cơ bản để đánh giá HQTCSDL.

        HỆ SINH THÁI, thể thống nhất của quần xã sinh vật (tập hợp các quần thể sinh vật thuộc những loài khác nhau, hình thành trong quá trình lịch sử, cùng tồn tại trong một môi trường nhất định, có môi liên hệ sinh thái gắn bó với nhau như một thể thông nhất) và sinh cảnh (môi trường tồn tại của quần xã sinh vật), trong đó giữa sinh vật và môi trường cũng như giữa các loài sinh vật có sự tác động và phụ thuộc nhau thông qua các quá trình trao đổi vật chất và năng lượng. Khái niệm HST được sử dụng cho những môi trường địa lí ở quy mô và mức độ phức tạp khác nhau (toàn bộ khí quyển, lục địa hay đại dương... là những HST lớn: một cái hồ, một cánh rừng... là những HST nhỏ). Một HST hoàn chỉnh phải gồm đủ các thành phần chủ yếu: vật chất vô sinh dưới dạng các chất vô cơ (cacbon. nitơ, nước...) và hữu cơ (prôtêin, lipit, gluxit, các chất mùn...), chế độ khí hậu quần thể sinh vật có quan hệ sinh thái phụ thuộc nhau... Trong điều kiện tự nhiên, mọi HST đều tiến tới trạng thái cân bằng tương đối ổn định. Tác động chủ quan của con người (thay đổi mùa vụ, cơ cấu cây trồng, vật nuôi...; sản bắt các loài động vật và khai thác làm sản bừa bãi...) thường làm cho các HST trở nên kém ổn định hoặc mất cân bằng nghiêm trọng.

        HỆ SỐ HÌNH DẠNG ĐẠN. hệ số đặc trưng cho ảnh hưởng của hình dạng đạn đến khả năng thắng sức cản không khí khi bay. Kí hiệu là “i”, được biểu thị bằng tỉ số giữa các hệ số lực cản chính diện của đạn đã cho và đạn mẫu (hệ số hình dạng đạn mẫu được coi bằng 1). HSHDĐ được dùng trong tính toán thuật phóng và đặc trưng cho mức độ hoàn thiện về hình dạng của đạn đã cho so với đạn mẫu.

        HỆ SỐ KĨ THUẬT TRANG BỊ. trị số đặc trưng mức độ sẵn sàng làm việc của một loại trang bị kĩ thuật của một đơn vị hoặc một ngành kĩ thuật tại một thời điểm hay trong một thời gian nào đó; chi tiêu tổng quát để đánh giá chất lượng công tác bảo đảm kĩ thuật của đơn vị (ngành). Được tính bằng tỉ số giữa sô trang bị tốt (sẵn sàng làm việc tin cậy) trên tổng số trang bị (cùng loại) có trong biên chế tại thời điểm hoặc trong thời gian đó. HSKTTB cho phép được quy định trong điều lệ của các ngành kĩ thuật, thường phụ thuộc vào nhóm trang bị (tác chiến, huấn luyện, dự trữ...) và tính chất nhiệm vụ của đơn vị (sẵn sàng chiến đấu. huấn luyện...).
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #28 vào lúc: 15 Tháng Bảy, 2019, 02:35:00 pm »


        HỆ SỐ PHÓNG của đạn, hệ số đặc trưng cho khả năng thắng được sức cản không khí trên đường bay của đầu đạn (tên lửa...), được xác định theo công thức C = id2103/m. trong đó i - hệ số hình dạng của đạn. d - cỡ đạn (tính bằng m). m -  khối lượng đạn (tính bằng kg). HSP là một đặc trưng thuật phóng ngoài quan trọng, phản ánh ảnh hưởng của hệ số hình dạng, cỡ đạn và khối lượng đạn đến gia tốc của đạn trên đường bay. Với tốc độ và độ cao bay xác định của đạn, gia tốc này (gây bới lực cản không khí làm giảm tốc độ đạn) ti lệ thuận với HSP. HSP được dùng trong các tính toán thuật phóng và để đánh giá dạng khí động học của đạn. HSP càng nhỏ thì gia tốc càng nhỏ, đạn càng dễ khắc phục sức cản không khí, dạng khí động học của đạn càng tốt. Cg hệ số thuật phóng hay hệ số xạ thuật.

        HỆ SỐ SẴN SÀNG, trị số đặc trưng cho mức độ sẵn sàng làm việc của trang bị KTQS ở thời điểm bất kì trong khoảng thời gian giữa hai kì bảo dưỡng kĩ thuật hoặc hai lần sửa chữa liên tiếp theo kế hoạch. Được xác định theo công thức: Kss=Thđ/ (Thđ+Tkp), trong đó Kss - HSSS, Thđ - tổng thời gian hoạt động của trang bị trong khoảng thời gian trên, Tkp -  thời gian dùng cho bảo dưỡng hoặc sửa chữa để khôi phục khả năng hoạt động của trang bị. HSSS dùng để tính số lượng trung bình của trang bị cùng loại sẵn sàng hoạt động bằng cách nhân tổng số trang bị loại đó của đơn vị với HSSS.

        HỆ SỐ SỬ DỤNG KĨ THUẬT, trị số đặc trưng cho khả năng hoạt động của trang bị trong điều kiện được sử dụng liên tục, xác định theo công thức: Ksdkt=Tlv/(Tlv+Tbd+Tsc); trong đó Ksdkt - HSSDKT, Tlv - tổng thời gian làm việc của trang bị. Tbd - tổng thời gian dùng để bảo dưỡng kĩ thuật, Tsc - tổng thời gian dùng sửa chữa. Trong QS, HSSDKT thường tính tại thời điếm sau một chu kì sử dụng hoặc theo thời gian của kế hoạch sử dụng và thường được tính cho các khí tài hoạt động liên tục (vd: rada, tổng đài vô tuyến, hữu tuyến...).

        HỆ SỐ THUẬT PHÓNG nh HỆ SỐ PHÓNG của đạn

        HỆ SỐ TRANG BỊ, trị số biểu thị mức độ thiếu đủ về một loại trang bị nào đó so với biên chế quy định ở một đơn vị hoặc một chuyên ngành kĩ thuật tại thời điểm cần xác định. Tính bằng tỉ số giữa số lượng trang bị (loại đó) hiện có của đơn vị hoặc chuyên ngành (bao gồm: đang sử dụng, sẵn sàng sử dụng, chờ và đang sửa chữa), với số lượng theo biên chế. HSTB còn thể hiện mức độ được bảo đảm về trang bị kĩ thuật và khả năng của trang bị kĩ thuật để hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị (chuyên ngành).

        HỆ SỐ XẠ THUẬT nh HỆ SỐ PHÓNG của đạn

        HỆ THỐNG BẢO VỆ TÍCH CỰC trên xe tăng nh HỆ THỐNG PHÒNG VỆ CHỦ ĐỘNG trên xe tăng

        HỆ THỐNG CẤP NƯỚC, toàn bộ lực lượng, hệ thống công trình và phương tiện kĩ thuật có liên quan để khai thác, xử lí và cấp nước cho bộ đội và binh khí kĩ thuật. HTCN gồm: lực lượng làm nhiệm vụ trinh sát nguồn nước, khai thác, xử lí và cấp nước; phương tiện khai thác, cấp nước (máy khoan, máy bơm, ống dẫn, bể chứa); phương tiện xứ lí nước thường có các trạm lọc nước (bể lọc) với các chất khử độc, khử trùng làm sạch nước (than hoạt tính, phèn, bột clo). Ngoài trang bị khai thác, xử lí và cấp nước chế thức, trong chiến đấu bộ đội thường sử dụng các khí tài và vật liệu tại chỗ để bảo đảm nước.

        HỆ THỐNG CHỈ HUY BỘ ĐỘI, tổng thể người chỉ huy, cơ quan chỉ huy, các SCH, hệ thống trinh sát (tình báo), hệ thống thông tin liên lạc,... được lập ra để chỉ huy bộ đội. Có hệ thống chỉ huy cấp chiến lược, cấp chiến dịch, cấp chiến thuật. HTCHBĐ đang được tự động hóa và ngày càng hoàn thiện.

        HỆ THỐNG CHỈ HUY TỰ ĐỘNG HỎA. hệ thống chỉ huy bộ đội kết hợp con người với các thiết bị kĩ thuật (hạt nhân là máy tính điện tử) bảo đảm tự động hóa từng phần hoặc toàn bộ việc chỉ huy bộ đội và điều khiển vũ khí nhâm đạt hiệu quả cao nhất. Theo quân chúng, có HTCHTĐH: lục quân, hải quân, không quân; theo công dụng, có HTCHTĐH: tác chiến, tình báo, thông tin, điều khiển vũ khí. phòng không, hậu cần, kĩ thuật; theo phạm vi nhiệm vụ, có HTCHTĐH: chiến lược, chiến dịch, chiến thuật. HTCHTĐH được nhiều nước nghiên cứu từ những năm 50, phát triển mạnh trong những năm 80- 90 của tk 20, hiện nay không ngừng được phát triển, hoàn thiện, kết hợp chặt chẽ chỉ huy, điều khiển, thông tin, tình báo (C3I) thành một hệ thống thống nhất nhiều chức năng. HTCHTĐH hiện có trong trang bị của QĐ các nước phát triển, đã được sử dụng có hiệu quả trong một số cuộc chiến tranh cục bộ, vd: chiến tranh Vùng Vịnh (1990-91), chiến tranh Nam Tư (1999), chiến tranh Apganixtan (2001).
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #29 vào lúc: 15 Tháng Bảy, 2019, 02:35:56 pm »


        HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ, hệ thống các tổ chức, các thiết chế chính trị - xã hội hình thành trên cơ sở kinh tế, tồn tại và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật cùng tác động vào các quá trình xã hội nhằm thực hiện quyền lực chính trị của giai cấp cầm quyền. Gồm: nhà nước, các chính đảng, các tổ chức đoàn thể chính trị và chính trị - xã hội, cùng những mối quan hệ giữa các tổ chức ấy tạo thành cơ cấu và cơ chế chính tri của một chế độ chính trị - xã hội ở một quốc gia. Bản chất của HTCT được quy định bởi cơ sở kinh tế - xã hội và bản chất của giai cấp cầm quyền. HTCT phản ánh lợi ích, công cụ thực hiện ý chí của giai cấp cầm quyền, bảo vệ cơ sở kinh tế và chế độ chính trị của xã hội đó. Mỗi HTCT được hình thành, tồn tại và biến đổi gắn liền với một quốc gia; phản ánh đặc điểm kinh tế, xã hội, tình hình chính trị, so sánh lực lượng chính trị, truyền thống văn hóa,... của dân tộc trong giai đoạn lịch sử nhất định và kế thừa những giá trị phổ biến của nhàn loại và thời đại.

        HỆ THỐNG CHỐNG TĂNG, toàn bộ các phân đội và phương tiện chống tăng trong phòng ngự được liên kết chặt chẽ với nhau tạo thành hệ thống hỏa lực để tiêu diệt xe tăng, xe bọc thép của địch. HTCT là cơ sở của phòng ngự trận địa, được tổ chức trong toàn bộ chiều sâu phòng ngự, chú trọng hướng xe tăng địch uy hiếp. HTCT gồm: các phân đội. các phương tiện chống tăng trong các điểm tựa (cụm điểm tựa), đội dự bị chống tăng các cấp, tuyến bắn và đường cơ động, các tuyến vật cản chống tăng, các đội cơ động đặt vật cản, các phân đội pháo binh bắn ngắm gián tiếp và hệ thống quan sát, thông báo các hoạt động của xe tăng địch.

        HỆ THỐNG CÔNG SỰ TRẬN ĐỊA PHÒNG NGỰ, toàn bộ các công sự ẩn nấp. phòng tránh, công sự chiến đấu (hỏa khí, quan sát, chỉ huy, hào chiến đấu. hào giao thông, hố bắn...) và công sự bảo đảm (hầm đạn, lương thực, quân y, bể nước...) được xây dựng theo phương án tác chiến. HTCSTĐPN phải đảm bảo vững chắc, liên hoàn, hiểm hóc, có chiều sâu, nhiều tầng và đánh địch từ nhiều hướng, lợi dụng được địa hình, kết hợp chặt chẽ giữa ẩn nấp, phòng tránh với chiến đấu, phân tán hợp lí và ngụy trang chu đáo. HTCSTĐPN được xây dựng trước hoặc trong giai đoạn chuẩn bị chiến đấu và hoàn thiện bổ sung trong quá trình chiến đấu.

        HỆ THỐNG DẪN ĐƯỜNG VŨ TRỤ, hệ thống sử dụng các khí cụ bay vũ trụ (thường là các vệ tinh nhàn tạo của Trái Đất) để xác định tọa độ (vị trí) và các thành phần vectơ tốc độ của những đối tượng chuyển động (tàu nổi, tàu ngầm, máy bay, tổ hợp tên lửa cơ động...). HTDĐVT gồm ba khối chính: khối vũ trụ (gồm một số vệ tinh nhân tạo Trái Đất cùng một loại, bay ở các quỹ đạo với độ cao 800-20.000km và phát ra tín hiệu chuẩn); khối điểu khiển đặt trên mặt đất để đồng bộ thời gian và hiệu chỉnh quỹ đạo cho vệ tinh; khối sử dụng (gồm thiết bị thu và xử lí tin đặt trên đối tượng cần dẫn đường). Nguyên tắc làm việc của HTDĐVT dựa trên việc coi các vệ tinh nhân tạo của Trái Đất như những điểm chuẩn. HTDĐVT hoạt động theo thứ tự: khối điều khiển thực hiện việc quan sát, đo đạc vệ tinh và chuyển thông tin đó về trung tâm tính toán để xác định lịch sao của vệ tinh (là tọa độ của vệ tinh ở dãy thời điểm xác định trong tương lai) và truyền trở lại vệ tinh để ghi vào bộ nhớ; theo lệnh từ Trái Đất hoặc theo chương trình, vệ tinh phát thông tin lịch sao vào không gian. Khối sử dụng thu thông tin lịch sao do vệ tinh phát ra và dựa vào đó để xác định tọa độ vị trí và vectơ tốc độ. Việc xử lí này thường thực hiện tự động bởi một máy tính điện từ chuyên dụng đặt trên đối tượng cần dẫn đường. HTDĐVT có ưu việt: độ chính xác cao (từ vài mét tới lkm), có tính toàn cầu, trong mọi thời tiết, tiết kiệm thời gian, ít bị nhiễu và có thể dẩn đường tin cậy cho một số lượng không hạn chế các đối tượng chuyển động khác nhau (vd HTDĐVT của Mĩ NAVSTAR có 24 vệ tinh dẫn đường, bảo đảm mỗi điểm bất kì trên mặt đất luôn nằm trong tầm phát tín hiệu của 4-6 vệ tinh). Đã được dùng để dẫn đường cho các phương tiện chiến đấu của Mĩ và Liên quân trong chiến tranh Vùng Vịnh (1990-91), chiến tranh Nam Tư (1999), chiến tranh Apganixtan (2001).

        HỆ THỐNG ĐỊNH VỊ TOÀN CẦU (A. Global Positioning System, vt: GPS), hệ thống thiết bị dẫn đường thống nhất, đồng bộ nhằm bảo đảm thực hiện hoạt động dẫn đường trên toàn Trái Đất. Trước đây. khái niệm HTĐVTC bao gồm cả loại hệ thống dẫn đường vô tuyến điện sử dụng cho các khí cụ bay, với hệ thống đài định vị mặt đất bố trí trên phạm vi toàn thế giới; song hiện nay thuật ngữ này chủ yếu được dùng để chỉ các hệ thống dẫn đường vũ trụ, như NAVSTAR (Mĩ. triển khai từ 12.1973), GLONASS (vt từ A. Global Orbiting Navigation Satellite System, Nga từ 1982)... Trong thực tiễn, do sự phát triển và phạm vi ứng dụng rộng rãi của NAVSTAR, một hệ thống có độ chính xác cao, tốc độ xử lí cực nhanh, thuật ngữ HTĐVTC hầu như được dùng mặc nhiên để chi hệ thống này. Mặt khác, cũng hình thành xu hướng liên kết các HTĐVTC đã có. Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế ICAO dự định đưa lên quỹ đạo khoảng 30 vệ tinh phục vụ cho mục đích dẫn đường dân sự. Công ti 3S của Mĩ đã nghiên cứu chế tạo máy thu nhận được tính hiệu quả của cả hai hệ thống NAVSTAR và GLONASS, khắc phục được nhược điểm của riêng từng hệ thống, nâng cao độ chính xác và dễ sử dụng.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM