Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 06:06:52 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: H  (Đọc 8204 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #10 vào lúc: 14 Tháng Bảy, 2019, 05:32:33 pm »


        HẠM ĐỘI BANTICH, hạm đội của hải quân Nga: lực lượng chủ yếu để bảo vệ vùng biển Bantich và các vùng biển khác. Thành lập 1700 và hoạt động trong thời kì chiến tranh phía bắc (đến 1721). Tham gia khởi nghĩa vũ trang trong cuộc CM 1905-07 và trong CM XHCN 10.1917. Từ 3.1918 đến 1.1935 HĐB được trang bị lại các phương tiện kĩ thuật, tàu chiến và máy bay mới. Cơ sở chính của HĐB đóng ở Talin và Liepaiu. Trong chiến tranh LX - Phần Lan (1939-40), HĐB đã tham gia phong tỏa, đánh hải quân địch, chi viện cho lực lượng trên bộ giành thắng lợi. Chiến tranh vệ quốc vĩ đại, biên chế của HĐB có: 2 tàu sân bay, 2 tàu tuần dương, 2 tàu khu trục dẫn đường, 19 tàu khu trục, 69 tàu ngầm, 48 tàu phóng lôi, 656 máy bay, một số binh đoàn phòng ngự trên bờ và lực lượng phòng không. HĐB đã hoạt động kiểm soát vùng biển Bantich, tham gia các trận đánh với lục quân ở Lêningrat, ngăn chặn các cụm tàu địch trên biển... 1941-44 tham gia phòng ngự Lêningrat và nhiều chiến dịch, đổ bộ, giải tỏa khác góp phần đánh bại quân Đức ở vùng biển Bantich và các vùng lân cận. 2.1946 được chia thành Hạm đội 4 và Hạm đội 8, đến 1955 khôi phục lại tổ chức ban đầu. Trong những năm 50, HĐB cùng các hạm đội khác của hải quân LX được củng cố và trang bị phương tiện kĩ thuật mới (tàu tên lửa, tên lửa đối không), thành lập các binh đội đặc biệt. LX tan rã, HĐB thuộc lực lượng hải quân của LB Nga, phân chia một phần lực lượng cho nước Cộng hòa Ucraina. Huân chương: 2 Sao đỏ, 58 Chiến công, hơn 100 nghìn cá nhân được tặng huân chương Chiến công và 137 cá nhân được tặng danh hiệu Ah LX.

        HẠM ĐỘI NAM HẢI. hạm đội của Hải quân nhân dân TQ có nhiệm vụ bảo vệ vùng biển phía nam TQ, tiến hành các chiến dịch tiến công trên biển, chi viện đánh chiếm các đảo, quần đảo ở Biển Đông hoạt động tác chiến và chi viện cho lục quân. SCH hạm đội ở căn cứ Trạm Giang. Tổ chức gồm: 2 lữ đoàn tàu ngầm, 2 lữ đoàn tàu phóng lôi, 2 lữ đoàn tàu tuần tiễu, 1 lữ đoàn tàu tên lửa, 1 tiểu đoàn tàu đổ bộ và một số tiểu đoàn tàu độc lập khác; 4 tiểu đoàn tên lửa đất đối biển, 4 trung đoàn pháo bảo vệ bờ biển, 2 trung đoàn pháo phòng không, 2 trung đoàn rađa, 3 lữ đoàn hải quân đánh bộ và 2 sư đoàn không quân. Biên chế 2 tàu ngầm mang tên lửa, 2 tàu hộ vệ, 1 tàu vớt mìn và khoảng 300 tàu tuần dương và tuần tra ven biển (2001).

        HẠM ĐỘI THÁI BÌNH DƯƠNG, hạm đội của hải quân Nga. Do LX tổ chức 1.1.1935, đặt căn cứ ở Vlađivôxtôc. Từ 1936-38 tiếp nhận thêm tàu chiến của Hạm đội Bantich và Hạm đội Biển Đen, 8.1939 được bổ sung thêm Phân hạm Bắc Thái Bình Dương. Trong chiến tranh vệ quốc, HĐTBD phối hợp tác chiến với lực lượng trên các mặt trận Maxcơva, Vônga, Xêvaxtôpôn, Lêningrat, Xakhalin, Curin, Xâyxin và góp phần đánh bại quân Nhật trên vùng biển Viễn Đông giải phóng Bắc Triều Tiên... Khi bắt đầu chiến tranh với Nhật, biên chế của HĐTBD có: 2 tàu tuần dương, 1 tàu dẫn đường, 19 tàu hộ tống, 10 tàu rải mìn, 12 tàu phóng lôi, 78 tàu săn ngầm, 52 tàu quét mìn, 49 thuyền săn ngầm, 224 thuyền phóng lôi, 1.618 máy bay và 147 nghìn quân. 1.1947 HĐTBD phân ra thành Hạm đội 5 và Hạm đội 7, đến 4.1953 hợp nhất thành HĐTBD và được trang bị thêm tàu sân bay, tàu ngầm tên lửa, tên lửa chống ngầm có điều khiển, tên lửa đối không và các lực lượng, phương tiện khác. LX tan rã, HĐTBD thuộc lực lượng hải quân của LB Nga. Huân chương: Sao đỏ và 43 danh hiệu Ah LX cho tập thể và cá nhân.

        HÀN QUỐC (Đại Hàn dân quốc; Hanguk, Dehan Minguk, A. Republic of Korea, South Korea), quốc gia ở nam bán đảo Triều Tiên, Đông Bắc Á. Thành lập 15.8.1945 tại khu vực do Mĩ kiểm soát khi nước Triều Tiên thống nhất bị chia cắt sau CTTG-1I. Dt 99.268 km2; ds 48,29 triệu người (2003). Ngôn ngữ chính thức: tiếng Hàn (tiếng Triều Tiên). Tôn giáo: Phật giáo. Thú đô: Xơun. Chính thể cộng hoà, đứng đầu nhà nước là tổng thống, tổng tư lệnh các LLVT. Cơ quan lập pháp: quốc hội một viện. Cơ quan hành pháp: chính phủ do thủ tướng đứng đầu. 70% lãnh thổ là núi và cao nguyên. Nằm ở điểm nút giao thông đường biển trọng yếu, bắc giáp CHDC nhân dân Triều Tiên, tây giáp biến Hoàng Hải, đông giáp biển Nhật Bản. Chiều dài bờ biển trên 2.410km, nhiều cảng, vịnh. Khí hậu ôn đới gió mùa. Nước công nghiệp, kinh tế phát triển nhanh. Các ngành công nghiệp chủ yếu: điện tử, chế tạo ô tô, đóng tàu, luyện kim, dệt, hóa dầu. GDP 422 tỉ USD (2002), bình quân đầu người 8.920 USD. Thành viên LHQ (17.9.1991), APEC. Lập quan hệ ngoại giao với VN 22.12.1992. LLVT: lực lượng thường trực 686.000 người (lục quân 560.000, hải quân 63.000, không quán 63.000), lực lượng dự bị 4,5 triệu người. Trang bị: 2.330 xe tăng, 40 xe chiến đấu bộ binh, 2.480 xe thiết giáp chở quân, 3.500 pháo mặt đất, 6.000 súng cối, 600 pháo phòng không, 1.090 tên lửa phòng không, 117 trực thăng vũ trang, 20 tàu ngầm, 6 tàu khu trục. 9 tàu frigat. 24 tàu hộ tống, 84 tàu tuần tiễu, 12 tàu đổ bộ. 538 máy bay chiến đấu... Ngân sách quốc phòng 14,1 tỉ USD (2002). Theo hiệp ước phòng thủ chung giữa Mĩ và HQ, 11.1978 thành lập “Bộ tư lệnh lực lượng liên hợp Mĩ - Hàn". Số lượng quân Mĩ khoảng 36.000, đóng tại các căn cứ không quân và hải quân ở Kunsan, Usan.


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #11 vào lúc: 14 Tháng Bảy, 2019, 05:33:55 pm »


        HÁN (H. Han), lớp tàu ngầm nguyên tử dầu tiên của TQ, gồm 5 chiếc mang số hiệu từ 401 đến 405 (hạ thủy 1972. 1977, 1983, 1987 và 1990). Lượng choán nước: 5.000t (ngầm). Kích thước: 100 (108 từ tàu 403 đến 405)xllx8,5m. Một lò phản ứng hạt nhân công suất 90MW, tuabin - điện, 1 chân vịt, tốc độ đi ngầm 25 hải lí/h (46km/h). Quân số 75. Trang bị vũ khí: 6 ống phóng ngư lôi 533mm, từ tàu 403 trở đi có tên lửa hải đối hải C801 (tầm bắn 40km, tốc độ M 0,9, đầu đạn 165kg, dẫn quán tính hoặc tự dẫn rađa chủ động). Thuộc Hạm đội Bắc Hải. Hiện không sản xuất do nhiều vấn đề kĩ thuật (vd: mức phóng xạ bên trong cao gây nguy hiểm cho nhân viên trong tàu).

        HẠN MỨC KINH PHÍ, khoản kinh phí được phép sử dụng trong kì kế hoạch (quý, tháng) nhưng chưa được cấp hẳn. Hàng quý, căn cứ vào dự toán của đơn vị dự toán ngân sách và khả năng của ngân sách nhà nước, cơ quan tài chính bố trí mức chi theo quý (có chia ra tháng) cho các đơn vị sử dụng ngân sách, hoặc bố trí mức chi và ủy quyền cho đơn vị cấp trên phân phối cho từng đơn vị sử dụng ngân sách. Khoản kinh phí hạn mức này được chuyển qua hệ thống kho bạc nhà nước để làm căn cứ cấp phát cho các đơn vị sử dụng ngân sách theo đúng loại, khoản, mục. Khi đơn vị sử dụng ngân sách có nhu cầu chi phù hợp với các hoạt động phát sinh theo đúng kế hoạch và dự toán được phân bổ, thủ trưởng đơn vị ra lệnh chuẩn chi kèm theo hồ sơ thanh toán gửi kho bạc nhà nước nơi giao dịch. Kho bạc nhà nước nơi giao dịch căn cứ vào thông báo mức chi được cơ quan tài chính hoặc đơn vị cấp trên phân phối cho đơn vị, kiểm tra tính hợp pháp của hồ sơ thanh toán, các điều kiện chi và lệnh chuẩn chi của thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách, thực hiện việc cấp phát, thanh toán. Mức chi hàng quý được phân phối là hạn mức cao nhất mà đơn vị sử dụng ngân sách được chi trong quý. Đối với các đơn vị QĐ, hình thức cấp phát kinh phí bằng HMKP chỉ áp dụng đối với đơn vị dự toán cấp 1 và cấp 2.

        HẠN MỨC XĂNG DẦU, lượng xăng dầu được tiêu thụ cho một nhiệm vụ. kế hoạch trong thời gian nhất định. HMXD do đơn vị định ra căn cứ vào nhiệm vụ, kế hoạch trên giao, được cấp có thấm quyền phê chuẩn. HMXD có thể được điều chỉnh (bổ sung, cắt giảm). Có hạn mức quý, tháng hoặc năm.

        HÀNG BINH, quân nhân và những người thuộc LLVT của một bên tham chiến tự nguyện xin hàng đối phương. Những người do tình thế QS bắt buộc phải đầu hàng không phải là HB mà là tù binh. Trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa, chiến tranh xâm lược, hành động của HB biểu thị sự bất đồng với chính sách xâm lược của giới cầm quyền và mục đích phi nghĩa của chiến tranh. HB có thể được sử dụng vào những
công việc phù hợp nhưng phải kiểm tra kĩ, để phòng sự trá hàng (xt chinh sách tù binh và hàng binh).

        HÀNG HẢI, 1) khoa học về điều khiển tàu thuyền di biển (đại dương) một cách chính xác, an toàn và tiết kiệm, từ nơi này đến nơi khác trên Trái Đất. Nội dung gồm: lựa chọn đường đi có lợi nhất trên biển (đại dương); nghiên cứu vận dụng các phương pháp xác định vị trí tàu thuyền trên biển (đại dương); nghiên cứu, sử dụng các phương tiện kĩ thuật HH; lí luận chung về cơ động tàu thuyền: những tri thức về hải dương học, về khí tượng - thủy văn liên quan tới điều khiển tàu thuyền và an toàn của tàu thuyền khi hành trình cũng như khi trú đậu. Cg HH học; 2) gọi chung nghề đi biển, vận tải đường biển.

        HÀNG KHÔNG MẪU HẠM nh TÀU SÂN BAY

        HÀNG RÀO BIÊN GIỚI, công trình kĩ thuật bảo vệ biên giới nhằm nhận biết đường biên giới quốc gia trên thực địa, ngăn chặn mọi sự qua lại biên giới quốc gia không hợp pháp, hạn chế xâm nhập phá hoại, tấn công của dịch vào khu vực biên giới. HRBG được xây dựng nhiều tầng trên vành đai biên giới bằng hệ thống vật cản tổng hợp liên tục, khép kín chính diện biên giới, mỗi tầng có chiều rộng 3-100m. HRBG có thể là hàng rào tự nhiên bằng việc cải tạo địa hình, hàng rào nhân tạo như: rào thực vật (trồng tre gai, dứa đại, các loại cây gai) hoặc ngả cây, xếp đá, xây tường, đào mương... Những nơi quan trọng, xung yếu phải rào thép gai, xây tường. HRBG thường được bố trí xen kẽ các loại chông, mìn, bẫy hoặc các phương tiện phát hiện, báo động và chiếu sáng. Trên tuyến biên giới đối địch, HRBG được kết hợp với các công trình phòng thủ biên giới tạo thành hệ thống vật cản liên hoàn, vững chắc, bí mật bảo đảm cho chiến đấu chống xâm lược và quản lí bảo vệ biên giới quốc gia.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #12 vào lúc: 14 Tháng Bảy, 2019, 05:35:04 pm »


        HÀNG RÀO ĐIỆN TỬ BẢO VỆ BIÊN GIỚI, công trình kĩ thuật bảo vệ biên giới nhằm hỗ trợ cho việc phát hiện, báo động những hành động vi phạm biên giới quốc gia về thời gian, địa điểm, đối tượng. Bao gồm: các phương tiện điện tử tín hiệu để phát hiện, báo động hoặc thông báo; các phương tiện chỉ huy và thông tin liên lạc; dây dẫn; trạm nguồn... HRĐTBVBG dược thiết lập ở những hướng, vị trí quan trọng trên tuyến biên giới, giữa các hàng dây thép gai, phía trong dải phát hiện dấu vết biên giới. Việc sử dụng, kiểm tra, bảo quản các thiết bị của HRĐTBVBG do bộ phận kĩ thuật của đồn biên phòng đảm nhiệm.

        HÀNG RÀO ĐIỆN TỬ MAC NAMARA, phòng tuyến do Mĩ xây dựng ở khu vực nam vĩ tuyến 17 (t. Quảng Trị) nhằm ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho CM miền Nam trong những năm 1966-72 của cuộc KCCM. Được quyết định xây dựng từ 6.1966 dưới sự chỉ đạo trực tiếp của bộ trưởng quốc phòng Mĩ Mac Namara, bao gồm hệ thống các căn cứ QS (17 căn cứ) kết hợp với hệ thống vật cản (hàng rào thép gai, bãi mìn...), các thiết bị trinh sát điện tử mặt đất và trên không (rađa, máy cảm ứng âm thanh, cảm ứng địa chấn...); bố trí liên hoàn trong khu vực có chiều rộng 10-20km, dài khoảng 100km từ cảng Cửa Việt lên đường 9, tới biên giới VN - Lào, sang Mường Phin (t. Xayannakhẹt, Lào), trong đó trọng điểm là Dốc Miếu, Cồn Tiên, Đông Hà, Ái Tử, điểm cao 241, Khe Sanh... Lực lượng sử dụng khoảng 2 sư đoàn bộ binh (có 1 sư đoàn Mĩ) cùng lực lượng lớn pháo binh, xe tăng, thiết giáp và sự yểm trợ tối đa của không quân hoạt động suốt ngày đêm sẵn sàng phát hiện, tiêu diệt mọi mục tiêu vượt qua phòng tuyến. Công trình dự kiến tiêu tốn 2 tỉ USD, nhưng đến 1968 mới hoàn thành ở những vị trí trọng yếu nhất đã phải dừng lại bởi cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968) và chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh (20.1-15.7.1968) của quân và dân miền Nam. Sau thất bại ở đường 9 - Nam Lào (1971), Mĩ và QĐ Sài Gòn tiếp tục xây dựng và củng cố HRĐTMN, mở rộng vành đai trắng nhằm ngăn chặn từ xa nhưng không thực hiện được mục đích đề ra, đến 4.1972 bị QGPMN VN đập tan bằng chiến dịch Trị Thiên (30.3-27.6.1972). Kế hoạch phòng thủ bằng HRĐTMN thất bại, khiến Mĩ càng lúng túng và bị động trong đối phó với sức mạnh của chiến tranh nhân dân VN. Cg phòng tuyến Mac Namara.

        HÀNG RÀO THÉP GAI. vật cản không nổ bằng dây thép gai để ngăn cản sự tiến công, cơ động, xâm nhập của đối phương. Theo cấu tạo, có: HRTG đơn, kép, mái nhà, bùng nhùng, HRTG vướng chân. Theo phương thức sứ dụng, có: HRTG cố định (thường để bảo vệ các vị trí quan trọng, đặc biệt có thể cho dòng điện cao áp vào hàng rào), HRTG di động (trong đó có cự mã).

        HẠNG VŨ - LƯU BANG DIỆT TẨN (206tcn), cuộc chiến đấu hưởng ứng cuộc khởi nghĩa Trấn Thắng - Ngô Quàng (209tcn), nổi lên từ đất Sở dưới sự lãnh đạo trên danh nghĩa của Sở Hoài Vương. Sau thất bại và hi sinh của hai thủ lĩnh Trần Thắng - Ngô Quảng, lực lượng chống Tần chủ yếu chỉ còn lại ở đất Triệu và đất Sở. Năm 209tcn, 40 vạn quân chủ lực Tần vây đánh gấp thành Cự Lộc của Triệu. Sở Hoài Vương phái Tống Nghĩa, Hạng Vũ đem 5 vạn quân đi cứu Triệu, đồng thời phái Lưu Bang thừa lúc hậu phương quân Tần bỏ trống đem quân vào đánh Hàm Dương, thủ đô Tần. Tháng 12.207tcn, Hạng Vũ giết Tống Nghĩa vì trù trừ không đánh, rồi dẫn quân vượt Sông Chương, lệnh cho quân đập nổi, dìm thuyền, mỗi người chỉ mang ba ngày lương, biểu lộ quyết tâm tử chiến. Kết quả giết được tướng Tần là Vương Li, giải vây thành Cự Lộc, sau đó đánh nhau với quân Tần ở Vu Thủy, buộc chủ tướng Tần là Chương Hàm cùng 20 vạn quân phải đầu hàng (tháng 7.206tcn). Nhân lúc chủ lực quân Tần đang bận giao chiến với Hạng Vũ. Lưu Bang đem quân vòng qua Sơn Đông, Hà Nam, vào Hàm Dương, dọc đường chỉ đánh một số trận nhỏ, mộ thêm quân, đưa quân số lên tới hàng vạn. Tháng 10.206tcn, Lưu Bang tới Bá Thượng, vua Tần là Tử Anh đầu hàng. Nhà Tần mất. Trong cuộc chiến này, Hạng Vũ với binh lực bằng 1/8 địch đã xung trận với tinh thần quyết chiến cao, thực hiện chia cắt, vây diệt và đánh chặn, tiêu diệt quân Tần, tạo điều kiện thuận lợi cho Lưu Bang. Lưu Bang biết tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu, lợi dụng sơ hở, có chính sách đúng đắn làm tan rã hàng ngũ địch.

        HÀNH BINH, cơ động lực lượng và tiến công quy mô lớn nhằm hoàn thành mục đích của chiến tranh hay một giai đoạn chiến tranh. Vd: cuộc HB thần tốc của Quang Trung ra Thăng Long để tiêu diệt quân Thanh (1789); cuộc HB của Napôlêông xâm lược nước Nga (1812). Cg hành quân (nghĩa 2).

        HÀNH CHÍNH QUÂN SỰ, 1) hệ thống cơ quan nhà nước quân lí và điều hành về QS; 2) cư quan QS, quân lí mọi mặt ở khu vực được giao trong quá trình tác chiến hoặc thời gian sau chiến tranh theo chế độ quân quản; 3) gọi chung những quy tắc, thủ tục về xây dựng và chỉ huy QĐ, điều hành công việc có liên quan đến cơ cấu và hoạt động thường xuyên của QĐ, đời sống bộ đội. được thể hiện tập trung trong các điều lệnh, điều lệ.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #13 vào lúc: 14 Tháng Bảy, 2019, 05:36:24 pm »


        HÀNH ĐỘNG CHIẾN ĐẤU, hành động đánh địch của cá nhân, phân đội, binh đội, binh đoàn trong trận chiến đấu; bộ phận hợp thành hoạt động tác chiến. Gồm: công kích, đột phá, chi viện hỏa lực, phát triển tiến công, đánh địch công kích vào tiền duyên phòng ngự, phản kích, tiêu diệt, bắt tù binh, chiếm và giữ khu vực (mục tiêu) trọng yếu... Có hai loại HĐCĐ cơ bản: tiến công, phòng ngự. Trong chiến tranh hiện đại, HĐCĐ là sự kết hợp hành động chung của các quân binh chủng.

        HÀNH ĐỘNG QUÂN SỰ, gọi chung các hành động của LLVT và của quần chúng nhân dân có vũ trang đánh địch trên bộ, trên biển, trên không. HĐQS được tiến hành ở các hình thức tác chiến như: trận chiến đấu, chiến dịch, đòn đột kích, hoạt động tác chiến thường xuyên, các đợt tác chiến tập trung của bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân tự vệ. Đặc điểm của HĐQS là kiên quyết đạt mục đích, sử dụng nhiều sức người, sức của, tính biến động cao, tình huống diễn biến nhanh.

        HÀNH LANG BAY nh HÀNH LANG TRÊN KHÔNG

        HÀNH LANG TRÊN KHÔNG, dải không trung quy định có giới hạn về chiều rộng, chiều dài và độ cao để phương tiện bay phải bay qua và dược bảo đảm an toàn. HLTK được sử dụng cho việc bay qua đường biên giới quốc gia, khu vực có hỏa lực phòng không bảo vệ, các trung tâm kinh tế, chính trị lớn. qua hoặc ra vào sân bay... Cg hành lang bay.

        HÀNH QUÂN, 1) di chuyển bộ đội có tổ chức đến địa điểm trong thời gian quy định, để sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ được giao. Theo phương tiện và phương pháp HQ, có: HQ bằng đường bộ, HQ đường không, HQ đường sông, HQ đường biển hoặc HQ hỗn hợp. Theo nhiệm vụ, có: HQ chiến đấu và HQ thường (không có sự uy hiếp của đối phương). Theo tốc độ, có: HQ thường và HQ gấp. Những chi số chính của HQ là: chiều dài đường HQ (kilômét); thời gian HQ (giờ, ngày); số lượng đường HQ; cung độ (đoạn đường đi trong một ngày); tốc độ hành quân. Số lượng đường HQ cho phân đội, binh đội, binh đoàn được xác định tùy theo số trục đường hiện có trên hướng HQ, thường đối với phân đội xác định một trục đường HQ, binh đội thường một - hai trục đường, binh đoàn thường hai trục đường HQ. Để HQ phải soạn thảo kế hoạch HQ, nội dung chủ yếu gồm: nhiệm vụ và yêu cầu, hướng, đường, địa điểm và thời gian đến, tổ chức lực lượng và sử dụng phương tiện; đội hình, thứ tự, vị trí và nhiệm vụ của từng bộ phận trong đội hình; địa điểm dừng nghỉ; vị trí chỉ huy và phương pháp chỉ huy; các mặt bảo đảm; dự kiến các tình huống có thể xảy ra và cách xử trí. Kết thúc HQ khi bộ đội đã vào khu vực quy định, kiểm tra tình hình mọi mặt và báo cáo cấp trên; 2) nh hành binh.

        HÀNH QUÂN ÁNH SÁNG SAO (A. Starlite. 18-19.8.1965), hành binh đầu tiên của quân Mĩ trong chiến lược chiến tranh cục bộ ở miền Nam VN, nhằm tìm diệt bộ đội chủ lực ta (Trung đoàn bộ binh 1. Quân khu 5) tại thôn Vạn Tường (xã Bình Hải, h. Bình Sơn, t. Quảng Ngãi). Lực lượng hành quân gồm: 4 tiểu đoàn của Sư đoàn lính thủy đánh bộ 3 Mĩ, 2 tiểu đoàn bộ binh, 1 tiểu đoàn thiết giáp, 2 đại đội trinh sát QĐ Sài Gòn (khoảng 8.000 quân); 105 xe tăng, xe bọc thép, 170 máy bay, 5 pháo hạm, 6 tàu đổ bộ, 28 khẩu pháo. Sau khi dùng không quân, pháo binh bắn phá dồn dập, sáng 18.8 quân Mĩ và QĐ Sài Gòn tiến quân đường bộ kết hợp với đổ bộ đường không, đường biển, từ bốn hướng đánh vào Vạn Tường. Bị Trung đoàn 1 cùng với Đại đội 21 bộ đội tỉnh Quảng Ngãi, du kích và nhân dân địa phương dựa vào làng, xã chiến đấu đánh trả quyết liệt, gây thiệt hại nặng (mất hơn 900 quân, 13 máy bay bị bắn rơi, 22 xe tăng, xe bọc thép bị phá hủy...). Cuộc hành quân “tìm diệt” đầu tiên của Mĩ thất bại hoàn toàn (x. trận Vạn Tường. 18-Ỉ9.8.1965).

        HÀNH QUÂN ATLĂNG (P. Atlante, 1-3.1954), hành binh quy mõ lớn của Pháp theo kế hoạch Nava do tướng Bô Pho chỉ huy. với tham vọng đánh chiếm toàn bộ vùng tự do Liên khu 5. Kế hoạch dự kiến gồm ba bước (nhưng mới vào bước 1 đã phải bỏ dở). Bước 1 bắt đầu 20.1.1954 bằng cuộc tiến công đánh chiếm nam Phú Yên với lực lượng 22 tiểu đoàn gồm 4 binh đoàn cơ động (40, 42, 10 và 100) và 2 tiểu đoàn dù. Các LLVT Liên khu 5 mờ chiến dịch bắc Tây Nguyên (26.1-17.2.1954), buộc Nava phải ra lệnh tạm ngừng cuộc hành quân, rút 6 tiểu đoàn bộ binh và dù lên ứng cứu Tây Nguyên 12.3 Pháp mở tiếp bước 2, cho quân đổ bộ lên bờ biển Quy Nhơn, Bình Định. Lúc này ta mở chiến dịch Điện Biên Phủ (13.3-7.5.1954) và đẩy mạnh hoạt động đánh địch trên các chiến trường, buộc Nava phải ra lệnh kết thúc HQA để dồn sức đối phó, không thực hiện được mục tiêu đánh chiếm vùng tự do Liên khu 5.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #14 vào lúc: 14 Tháng Bảy, 2019, 05:37:26 pm »


        HÀNH QUÂN ATTONBORƠ (A. Attleboro, 14.9-25.11.1966), hành binh mở đầu cuộc phản công chiến lược lần II (mùa khô 1966-67) của quân Mĩ và QĐ Sài Gòn đánh Chiến khu Dương Minh Châu (bắc Tây Ninh), nhằm triệt phá căn cứ, tìm diệt cơ quan đầu não kháng chiến và một bộ phận chủ lực QGPMN VN, hỗ trợ cho chương trình bình định xung quanh Sài Gòn. Lực lượng hành quân: quân Mĩ có 3 lữ đoàn thuộc các sư đoàn bộ binh 1 và 25, Lữ đoàn bộ binh nhẹ 196, Lữ đoàn dù 173, 1 tiểu đoàn của Sư đoàn bộ binh 4, 5 tiểu đoàn thiết giáp, 10 tiểu đoàn pháo binh; QĐ Sài Gòn có: 9 tiểu đoàn của các sư đoàn bộ binh 5, 25 và lữ đoàn dù (tổng số quân 30.000) được sự chi viện của 1.600 lần chiếc máy bay chiến thuật, 225 lần chiếc máy bay chiến lược B-52. Sau hơn 2 tháng hành quân, bị bộ đội chủ lực miền Đông Nam Bộ (Sư đoàn 9, Trung đoàn 16) và LLVT Tây Ninh chặn đánh, tiến công mãnh liệt ở Bàu Gòn, Chà Dơ. Trảng Lớn, Dầu Tiếng, Gò Dầu, Suối Đá... gây thiệt hại nặng trong chiến dịch Tây Ninh (3-25.11.1966), với 4.500 quân bị loại khỏi chiến đấu, 65 máy bay, 7 khẩu pháo, hàng trăm xe QS bị phá hủy, phá hỏng, địch phải chấm dứt cuộc hành quân, không đạt mục tiêu đề ra.

        HÀNH QUÂN ĂNGTRAXIT (P. Anthracite, 16.10- 25.11.1949), hành binh càn quét của 6 tiểu đoàn quân Pháp thực hiện kế hoạch Rơve nhằm đánh chiếm, mở rộng khu vực Bùi Chu - Phát Diệm và vùng duyên hải phía nam các tỉnh Nam Định, Ninh Bình, âm mưu thành lập khu “công giáo tự trị” ở đồng bằng Bắc Bộ. 16.10 Pháp đưa 300 quân nhảy dù phối hợp với 1.000 quân theo đường thủy, đổ bộ chiếm Phát Diệm (t. Ninh Bình); 18.10 sử dụng 2 tiểu đoàn đánh chiếm Bùi Chu (t. Nam Định), sau đó mở rộng phạm vi kiểm soát ra 3 huyện phía nam Ninh Bình và 6 huyện phía nam Nam Định. Bị quân và dân 2 tỉnh đánh trả quyết liệt, thương vong hơn 1.500 quân, nhưng với ưu thế về binh lực và hỏa lực, quân Pháp đã thực hiện dược kế hoạch đề ra.

        HÀNH QUÂN BÔLÊRÔ II (P. Boléro, Hè Thu 1952). hành binh càn quét của quân Pháp vào khu du kích Thanh Hà (t. Hải Dương) nhằm thực hiện kế hoạch bình định vùng tạm chiếm của tổng chỉ huy QĐ viễn chinh Pháp ở Đông Dương Tatxinhi. Lực lượng hành quân gồm 10 tiểu đoàn bộ binh, một số đội biệt kích và Đoàn quân thứ hành chính (GAMO). Trong HQBII quân Pháp kết hợp nhiều thủ đoạn đánh triệt phá khu du kích: dùng lực lượng QS bao vây, lùng sục tìm diệt hoặc đánh bật LLVT và cán bộ ta ra khỏi địa bàn; đưa lực lượng biệt kích, GAMO vào lập tề, mua chuộc lừa bịp nhân dân  bằng các biện pháp kinh tế, chiến tranh tâm lí...; tiến hành xây dựng đồn bốt, bắt lính... Sau nhiều tháng triển khai không đạt kết quả, bị quân và dân ta kiên quyết đấu tranh chống lại bằng cả QS, chính trị, kinh tế... quân Pháp thất bại và phải rút lui.

        HÀNH QUẢN CÁI NÊM ATLAT (A. Atlas Wedge, 3.1969), hành binh càn quét mở đầu kế hoạch phản kích, giải tỏa của quân Mĩ và QĐ Sài Gòn tại t. Tây Ninh và khu vực Dầu Tiếng (Thủ Dầu Một, nay thuộc t. Bình Dương) nhằm thực hiện âm mưu quét và giữ, tiêu diệt bộ đội chủ lực, triệt phá kho tàng và tuyến hành lang chiến lược của QGPMN VN, tạo vành đai an toàn bảo vệ hướng bắc Sài Gòn. Lực lượng gồm: 25 tiểu đoàn (hơn 10.000 quân), hàng trăm xe tăng, xe bọc thép, xe ủi, máy bay... Cuộc hành quân diễn ra từ trung tuần đến cuối tháng 3 với thủ đoạn càn quét chà đi xát lại, dùng xe cày ủi, kết hợp máy bay ném bom. rải chất độc hóa học hủy diệt hàng nghìn hécta rừng và cây cao su... Bị các đơn vị bộ binh, đặc công và LLVT địa phương chặn đánh gây thiệt hại nặng, Mĩ và QĐ Sài Gòn buộc phải chấm dứt hành quân.

        HÀNH QUÂN CÀN QUÉT TRÀ BỔNG (9.1959), hành binh càn quét của Sư đoàn 22 QĐ Sài Gòn nhằm đàn áp khởi nghĩa Trà Bồng (8.1959), tiêu diệt lực lượng khởi nghĩa và chính quyền CM. lập lại thế chiếm đóng ở huyện Trà Bồng và vùng cao Sơn Hà (t. Quảng Ngãi). 7.9 QĐ Sài Gòn triển khai tiến công từ bốn hướng, chiếm lại các đồn Eo Chín, Eo Reo, Tà Lạt, Đá Líp, nhưng không thực hiện được kế hoạch hợp điếm tại xã Trà Phong. Quân dân Trà Bồng rút vào rừng lập căn cứ chiến đấu, liên tục bám đánh, bao vây, tập kích, bắn tỉa và sử dụng các loại vũ khí thô sơ (chông, mìn, bẫy đá. cung tên...), diệt và làm bị thương hàng trăm địch. Sau gần 1 tháng càn quét không đạt kết quả. bị bao vây cô lập và tổn hao lực lượng, QĐ Sài Gòn buộc phải co lại, rút bó các đồn Eo Chín, Eo Reo, chấm dứt hành quân.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #15 vào lúc: 14 Tháng Bảy, 2019, 05:38:20 pm »


        HÀNH QUÂN CHENLA II (20.8-2.12.1971), cuộc tiến công quy mô lớn của quân Lon Non do Mĩ chỉ huy vào Côngpông Thom (Campuchia) nhằm thử thách khả năng chiến đấu của quân Lon Non, nối lại đường 6 từ Tăng Cốc đến Côngpông Thom, cắt đứt đường hành lang của QGPMN VN từ đông sang tây. Lực lượng gồm 15 lữ đoàn quân Lon Non với hơn 70 tiểu đoàn bộ binh, một số đơn vị pháo binh, xe bọc thép, tàu chiến, được sự yểm trợ của không quân Mĩ và QĐ Sài Gòn. 20.8.1971, cuộc hành quân bắt đầu. 29.8 chiếm được Côngpông Thom và đến 15.10 cơ bản nối thông đường 6 (x. chiến dịch Đường 6, 27.10-4.12.1971). Ngày 2.12.1971 quân Lon Non buộc phải rút khỏi đường 6 do vấp phải sự đánh trả quyết liệt của QGPMN VN và LLVT giải phóng Campuchia. Thất bại của HQCI1 là thất bại của Mĩ trong âm mưu chiến lược sử dụng quân tay sai phá hậu phương của QGPMN VN.

        HÀNH QUÂN CÙ KIỆT (8.1969-2.1970), hành binh của Lực lượng dặc biệt Vàng Pao, quân phái hữu Lào nhằm lấn chiếm vùng giải phóng Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng. Lực lượng hành quân gồm 23 tiểu đoàn chủ lực, 52 đại đội độc lập, 16 khẩu pháo, 10 xe tăng và xe bọc thép (khoảng 8.200 quân), do cố vấn Mĩ chỉ huy. được không quân Mĩ chi viện. Diễn ra đầu 8.1969 trên ba hướng: tây nam Cánh Đồng Chum. Xiêng Khoảng, Khang Khay; đường 7; đông nam Xiêng Khoảng. Sau khi lấn chiếm được Cánh Đồng Chum. Xiêng Khoảng, từ 25.10.1969 lực lượng Vàng Pao và phái hữu Lào tiếp tục lấn chiếm các khu vực xung quanh, không chế đường 7, lập tuyến ngân chặn từ Mường Kha đến Noọng Pét... Bị quân tình nguyện VN và QGP Lào phối hợp chặn đánh, vây ép, tiến công liên tục gây thiệt hại nặng, đến cuối 1.1970 lực lượng Vàng Pao và phái hữu Lào phải co vào phòng ngự bị động; 25.2 bị đánh bật ra khỏi khu vực Cánh Đồng Chum, Xiêng Khoảng, Mường Sủi (x. chiến dịch Toàn Thắng, 25.10.1969-25.4.1970). HQCK kết thúc với tổn thất lớn (hơn 4.300 quân bị loại khỏi chiến đấu, trong đó 3 tiểu đoàn bị tiêu diệt và 5 tiểu đoàn thiệt hại nặng) mà không thực hiện được mục tiêu đề ra, đánh dấu thất bại bước đầu của chiến lược chiến tranh dặc biệt tăng cường của Mĩ ở Lào.

        HÀNH QUÂN DIỂU HÂU ĐÔI (A. Double Eagle. 28.1-18.2.1966), hành binh của quân Mĩ và QĐ Sài Gòn tại địa bàn h. Đức Phổ và phía đông h. Ba Tơ (t. Quảng Ngãi) trong cuộc phản công chiến lược lần I (mùa khô 1965-66), nhằm lấn chiếm vùng giải phóng, giải tỏa QL 1 (đoạn Quảng Ngãi - Sa Huỳnh), tìm diệt quân chủ lực Quân khu 5 (Sư đoàn bộ binh 2). Lực lượng tham gia khoảng 8.000 quân, gồm 5 tiểu đoàn thuộc Sư đoàn lính thủy đánh bộ 1 Mĩ. 5 tiểu đoàn chủ lực QĐ Sài Gòn cùng hàng trăm máy bay trực thăng, tàu chiến, xe bọc thép, pháo binh. Cuộc hành quân bắt dầu từ sáng 28.1, triển khai trên nhiều hướng, kết hợp đổ bộ đường không, đường biển và tiến công trên bộ, tập trung chủ yếu vào Đức Phổ, bị LLVT và nhân dân địa phương đánh trả quyết liệt bằng đấu tranh vũ trang và đấu tranh chính trị. Sau 20 ngày càn quét không kết quả, bị tổn thất gần 1.000 quân, 28 máy bay và hàng chục xe tăng, xe bọc thép... Mĩ buộc phải chấm dứt hành quân.

        HÀNH QUÂN ĐÁ LĂN (A. Rolling Stone, 15.2-5.3.1966), hành binh càn quét của Lữ đoàn bộ binh 1 (Sư đoàn Anh cả đỏ) và 2 chi đoàn thiết giáp Mĩ (có 1 tiểu đoàn bộ binh Ôxtrâylia phối hợp) trên hướng đông bắc Sài Gòn, nhằm mở rộng kiểm soát tỉnh lộ 7, chia cắt Chiến khu Đ, bình định khu vực Nhà Đỏ - Bông Trang, Bình Mĩ, tìm diệt lực lượng chủ lực QGPMN VN. Ngay từ đầu, quân Mĩ đã bị Sư đoàn bộ binh 9 phối hợp với LLVT và nhân dân địa phương liên tục chặn đánh, đặc biệt trong trận Nhà Đỏ - Bông Trang (24.2.1966) bị đánh thiệt hại nặng 2 tiểu đoàn, tiếp đó 5.3 lại bị đánh thiệt hại nặng 1 tiểu đoàn ở dốc Bà Nghĩa (Thủ Dầu Một), Mĩ phải chấm dứt hành quân, không đạt mục tiêu đề ra.

        HÀNH QUÂN ĐÊM, hành quân (nghĩa 1) trong điều kiện đêm tối. HQĐ có đặc điểm: tốc độ hành quân chậm, giãn cách đội hình hành quân nhỏ, chỉ huy hiệp đồng và cảnh giới khó khăn. Để đảm bảo HQĐ thường phải điều chỉnh giao thông, đánh dấu đường chặt chẽ và thực hiện nghiêm các quy định về quản chế ánh sáng.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #16 vào lúc: 14 Tháng Bảy, 2019, 05:39:18 pm »


        HÀNH QUẢN GIANXƠN XITI (A. Junction City, 22.2-15.4.1967), hành binh quy mô lớn nhất của quân Mĩ và QĐ Sài Gòn trong cuộc phản công lần II (mùa khô 1966-67) vào Chiến khu Dương Minh Châu (bắc Tây Ninh), nhằm triệt phá căn cứ, tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến và chủ lực QGPMN VN, bịt chặt biên giới VN - Campuchia, mở rộng vành đai an ninh quanh Sài Gòn. Lực lượng hành quân gồm: quân Mĩ có 31 tiểu đoàn bộ binh và dù (thuộc các sư đoàn 1, 25, 4, 9 và các lữ đoàn 196, 173), 1 trung đoàn và 8 tiểu đoàn tăng thiết giáp. 4 trung đoàn pháo binh. 6 tiểu đoàn công binh: QĐ Sài Gòn có 1 lữ đoàn thủy quân lục chiến, 1 liên đoàn biệt động quân (tổng số khoảng 45.000 quân), được sự yểm trợ của 17 phi đoàn không quân chiến thuật, máy bay trực thăng, vận tải và hàng trăm lần chiếc máy bay chiến lược B-52. Kết hợp tiến quân đường bộ, đổ bộ đường không cùng với ưu thế về hỏa lực máy bay, pháo binh, quân Mĩ và QĐ Sài Gòn liên tiếp mờ hai đợt tiến công vào căn cứ, nhưng bị đánh trả quyết liệt. Sau gần 2 tháng hành quân không đạt mục tiêu đề ra, lại bị tổn thất nặng (hơn 14.000 quân bị loại khỏi chiến đấu, mất 160 máy bay, 992 xe QS, 112 khẩu pháo...), tướng Mĩ Oetmolen phải ra lệnh chấm dứt cuộc hành quân (xt chiến dịch đánh bại cuộc hành quân Gianxơn Xiti. 2.2-15.4.1967).

        HÀNH QUÂN GIECPHÔ (P. Gerfaut, 12.12.1953-20.1.1954), hành binh càn quét của quân Pháp tại nam tỉnh Thái Bình nhằm thực hiện kế hoạch Nava, củng cố thế chiếm đóng ở đồng bằng Bắc Bộ. Lực lượng hành quân gồm 6 binh đoàn cơ động (GM1, GM3, GM4, GM5, GM8, GMVN), 3 tiểu đoàn khinh quân (703, 705 và 711), 1 tiểu đoàn tăng, thiết giáp, 1 tiểu đoàn ô tô vận tải, 8 tiểu đoàn pháo, 2 tàu chiến và 2 phi đoàn không quân. Dựa vào binh lực lớn, quân Pháp triển khai ồ ạt các mũi tiến công, dùng chiến thuật vây quét, trọng điểm là đánh phá các khu căn cứ du kích: đợt 1 (12-20.12.1953), vây quét các huyện Vũ Tiên, Kiến Xương, Tiền Hải; đợt 2 (20-28.12.1953), đánh Duyên Hà, Tiên Hưng, Quỳnh Côi; đợt 3 (28.12.1953-20.1.1954), vây quét trở lại các huyện Đông Quan, Thái Ninh, Thư Trì, Vũ Tiên, Kiến Xương, Tiền Hải. Trong HQG quân Pháp khai thông được các đoạn đường 10, 39, 218, giải vây một số đồn và dồn được một số dân vào khu tập trung Thân Thượng, nhưng không thực hiện được mục tiêu chính. Bị quân dân Thái Bình đánh thiệt hại nặng (mất hơn 1.800 quân, 36 xe QS và hàng trăm súng các loại), 20.1.1954 quân Pháp phải rút lui, chấm dứt cuộc càn quét dài ngày nhất ở Thái Bình.

        HÀNH QUÂN GIÓ LỐC II (P. Tourbillon, 19.2-7.3.1953), hành binh càn quét của quân Pháp vào Chiến khu Đồng Tháp Mười nhằm triệt phá căn cứ, tìm diệt lực lượng kháng chiến của ta. Lực lượng tham gia khoảng 3.000 quân, 75 xe lội nước, 29 tàu chiến, có không quân yểm trợ. Sau 17 ngày đêm càn quét không đạt kết quả, bị quân và dân Đồng Tháp Mười đánh trả quyết liệt, gây thiệt hại nặng (gần 800 quân bị diệt, 3 tàu chiến và 3 xe lội nước bị phá hủy), quân Pháp buộc phải rút lui, chấm dứt hành quân.

        HÀNH QUÂN GÔ (P. Gaur, 25.1-5.2.1946), hành binh của Pháp do tướng Lơclec* chỉ huy đánh chiếm các tỉnh Nam Trung Bộ VN. Lực lượng khoảng 15.000 quân, gồm: Binh đoàn thiết giáp Matxuy, Trung đoàn bộ binh thuộc địa Marốc (RIơn), 2 tiểu đoàn của các trung đoàn bộ binh thuộc địa 21, 23 và 1 tiểu đoàn của Lữ-đoàn cơ động Viễn Đông (BMEO), phối hợp với không quân, hải quân hình thành hai gọng kìm, lấy hợp điểm là Nha Trang nhằm cứu nguy cho quân Pháp đang bị vây hãm. 25.1 một cánh từ Biên Hoà, theo đường 20 tiến công Di Linh (26.1), Đà Lạt (27.1), Phan Rang (28.1), rồi từ Phan Rang tiến lên Nha Trang, đánh xuống Phan Thiết; một cánh khác từ Buôn Ma Thuật theo đường 21 tiến xuông Mađrăc (26.1), chiếm Ninh Hoà (27.1), phối hợp với cánh quân từ Phan Rang lên, đánh chiếm tp Nha Trang (28. i). Trên đường tiến quân, quân Pháp bị các lực lượng kháng chiến VN chặn đánh ở nhiều nơi và chịu nhiều tổn thất (xt đợt tác chiến ở Nha Trang, 22.10.1945-1.2.1946). Ngày 5.2 HQG kết thúc, quân Pháp chiếm được một số thị xã, thị trấn nhưng chiến tranh du kích khắp vùng rừng núi, nông thốn Nam Trung Bộ vẫn tiếp tục phát triển.

        HÀNH QUÂN HẢI ÂU (P. Mouette, 15.10-6.11.1953), hành binh quy mô lớn của Pháp theo kế hoạch Nava do tướng Gin chỉ huy, tiến công ra tây nam Ninh Bình nhằm tiêu diệt một bộ phận lớn Đại đoàn 320 và ngăn chặn Đại đoàn 304 xâm nhập vào đồng bằng Bắc Bộ. Lực lượng khoảng 40.000 quân gồm: 22 tiểu đoàn bộ binh, 9 tiểu đoàn pháo binh, 2 tiểu đoàn cơ giới, 1 tiểu đoàn xe lội nước. Mở đầu cuộc hành quân, 15.10 quân Pháp theo đường 59 đánh chiếm Rịa (để nghi binh, phối hợp, 16.10 cho 500 quân đổ bộ xuống bờ biển Thanh Hóa đốt phá rồi nhanh chóng rút lui); 22.10 từ Rịa chia làm ba mũi tiến về Nho Quan, bị các LLVTND VN liên tục chặn đánh tiêu hao nặng, phải rút lui. 25.10 quân Pháp càn quét Bỉm Sơn - Quý Hương cũng bị đánh trả quyết liệt; 2.11 hành quân lên Nho Quan lần thứ hai lại bị đánh thiệt hại nặng. 4.11 phó tổng thống Mĩ Nichxơn đến Ghềnh thị sát, khích lệ cũng không vực nổi tinh thần quân Pháp. 6.11 HQHÂ kết thúc với tổn thất nặng của Pháp (hơn 1.500 quân bị loại khỏi chiến đấu) mà không đạt mục tiêu đề ra (xt chiến dịch tây nam Ninh Bình, 15.10-6.11.1953).
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #17 vào lúc: 14 Tháng Bảy, 2019, 05:42:06 pm »


        HÀNH QUÂN KẺ NGHIỀN NÁT, CÁNH TRẮNG I, CÁNH TRẮNG II (A. Masher, White Wing, 28.1-6.3.1966, các cuộc hành binh càn quét của quân Mĩ phối hợp với quân Nam Triều Tiên và QĐ Sài Gòn tại địa bàn các huyện Hoài Nhơn, Hoài Ấn, An Lão (đông bắc Bình Định) nhằm tìm diệt bộ đội chủ lực QGPMN VN, thực hiện kế hoạch phản công chiến lược lần I (mùa khô 1965-66). Lực lượng tham gia: 21 tiểu đoàn bộ binh, pháo binh, xe tăng (20.000 quân) thuộc Sư đoàn kị binh không vận 1 Mĩ, Sư đoàn 22 QĐ Sài Gòn và Sư đoàn Mãnh Hổ Nam Triều Tiên. Cuộc hành quân Kẻ nghiền nát (Masher) bắt đầu từ 28.1, đánh ra Bồng Sơn, trọng điểm là khu vực Chợ Cát (h. Hoài Nhơn); cuộc hành quân Cánh Trắng I (White Wing I) bắt đầu từ 7.2 đánh vào An Lão; cuộc hành quân Cánh trắng II (White Wing II) bắt đầu từ 14.2 đánh vào thung lũng Kim Sơn (h. Hoài Ấn), đều bị các đơn vị QGP thuộc Sư đoàn bộ binh 3 (Quân khu 5) phối hợp với LLVT và nhân dân địa phương tổ chức chặn đánh quyết liệt (xt đánh thắng cuộc phản công chiến lược 1 của Mĩ, mùa khô 1965-66). Sau 40 ngày đêm liên tiếp mở ba cuộc hành quân càn quét quy mô lớn (là mũi phản công chính trong kế hoạch phản công chiến lược lần I mùa khô 1965-66) bị thiệt hại nặng (mất gần 8.000 quân, 300 máy bay, 70 xe QS...), Mĩ buộc phải chấm dứt hành quân.
   
        HÀNH QUÂN LAINƠBÊCHCƠ I nh CHIẾN DỊCH LAINƠBÊCHCƠ I (6.4-22.10.1972)

        HÀNH QUÂN LAỈNƠBÊCHCƠ II nh CHIÊN DỊCH LAINƠBÊCHCƠ II (18-29.12.1972)

        HÀNH QUÂN LAM SƠN 207 nh HÀNH QUÂN NGỰA BAY (1.4-7.5.1968)

        HÀNH QUÂN LAM SƠN 719 (30.1-23.3.1971), hành binh của QĐ Sài Gòn được sự chi viện, yểm trợ hỏa lực của Mĩ và sự phối hợp của QĐ phái hữu Lào, tại khu vực đường 9 - Nam Lào (thuộc t. Quảng Trị của VN và t. Xavannakhẹt của Lào) nhâm triệt phá căn cứ hậu cần của QGPMN VN, cắt đứt hành lang vận chuyển chiến lược từ miền Bắc vào miền Nam VN, nâng cao khả năng tác chiến của QĐ Sài Gòn thay thế cho quân Mĩ rút dần về nước. Lực lượng huy động lúc cao nhất tới 55.000 quân (QĐ Sài Gòn: 40.000; quân Mĩ; 15.000), gồm 15 trung đoàn và lữ đoàn bộ binh, 2 lữ đoàn thiết giáp (578 xe tăng và xe bọc thép), 21 tiểu đoàn pháo binh, 1.000 máy bay; quân phái hữu Lào có 9 tiểu đoàn bộ binh thuộc 2 binh đoàn (GM30, GM33). Sau khi tiến hành các hoạt động nghi binh, triển khai lực lượng (30.1-7.2), từ 8.2 QĐ Sài Gòn bắt đầu tiến công, kết hợp tiến quân theo đường bộ với đổ bộ đường không, dựa vào ưu thế về binh lực và hỏa lực chiếm Bản Đông và một số điếm cao ở nam, bắc đường 9, nhưng không phát triển được lên Sê Pôn như kế hoạch đã định. Bị QGPMN VN phối hợp với lực lượng CM Lào liên tục chặn đánh, bao vây tiêu diệt từng bộ phận, từ 18.3 QĐ Sài Gòn phải rút chạy, chấm dứt cuộc hành quân mà không đạt mục tiêu đề ra, bị tổn thất nặng với hơn 21.000 quân bị thương vong, 556 máy bay bị bắn rơi; hơn 100 xe QS bị phá hủy... (x. chiến dịch Đường 9 - Nam Lào, 30.1-23.3.1971). Thất bại của HQLS719 chứng tỏ sự suy yếu của QĐ Sài Gòn, báo hiệu sự phá sản không tránh khỏi của chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh của Mĩ.

        HÀNH QUÂN MĂNGĐARIN (P. Mandarine, 30.9- 8.10.1951), hành binh càn quét quy mô lớn nhất của quân Pháp tại Thái Bình nhằm đánh phá căn cứ du kích Tiên Hưng - Duyên Hà - Hưng Nhân ở nam Sông Luộc, tìm diệt bộ đội chủ lực (Trung đoàn 42) và cơ quan lãnh đạo kháng chiến của ta. Lực lượng hành quân gồm 4 binh đoàn cơ động (GM1, GM3, GM4, GM7), 2 tiểu đoàn dù, 2 tiểu đoàn pháo cùng nhiều xe tăng, tàu thuyền, máy bay (khoảng 10.000 quân). Sáng 30.9 quân Pháp triển khai bao vây, tiến công từ nhiều hướng đường bộ và đường thủy, dùng chiến thuật “vây quét, cất vó”, tập trung phi pháo triệt hạ những nơi nghi có bộ đội. du kích ẩn nấp, chống cự. Sau 10 ngày càn quét, bị đánh trả quyết liệt, quân Pháp tuy chiếm đóng lại được khu căn cứ, nhưng bị diệt hơn 1 tiểu đoàn quân cơ động, không thực hiện được mục tiêu diệt bộ đội chủ lực và cơ quan lãnh đạo kháng chiến của ta.

        HÀNH QUÂN MŨI TÊN XUYÊN (A. Pierce Arrow, 5.8.1964), cuộc tập kích đường không đầu tiên của Mĩ vào miền Bắc VN với 64 lần chiếc máy bay xuất phát từ hai tàu sân bay Conxtêlâysân và Taicơnđơrôgơ đánh phá 4 căn cứ hải quân: Cửa Hội (tp Vinh), Sông Gianh (Quảng Bình), Lạch Trường (Thanh Hóa), Bãi Cháy (Quảng Ninh) và kho dầu ở Vinh (Nghệ An). Mục đích: đánh đòn bất ngờ, gây thiệt hại. uy hiếp và làm lung lạc ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam của quân và dân VN; nâng đỡ tinh thần đang suy sụp của QĐ và chính quyền Sài Gòn, phô trương sức mạnh QS của Mĩ. Với tinh thần cảnh giác cao, được chuẩn bị sẵn sàng về mọi mặt, bộ đội phòng không, hải quân và LLVT các địa phương trên đã anh dũng đánh trả, bắn rơi 8 máy bay, bắn bị thương một chiếc, lần đầu tiên bắt sống phi công Mĩ (trung úy Anvaret) ở miền Bắc VN. Đây là thất bại lớn, bất ngờ của không quân, hải quân Mĩ, đồng thời là chiến thắng đầu tiên có ý nghĩa quan trọng về chính trị và QS của quân và dân VN trong chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của Mĩ (xt sự kiện Vịnh Bắc Bộ, 8.1964; trận chiến đấu phòng không, 5.8.1964).
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #18 vào lúc: 14 Tháng Bảy, 2019, 05:44:01 pm »


        HÀNH QUÂN NGỰA BAY (A. Pegasus, 1.4-7.5.1968), hành binh phản kích của Sư đoàn kị binh không vận số 1 Mĩ và Chiến đoàn dù 3 QĐ Sài Gòn nhằm giải tỏa cho cứ điểm Tà Cơn, chuẩn bị điều kiện rút dần lực lượng khỏi Khe Sanh, tránh bị QGPMN bao vây, tiêu diệt. Với ưu thế về hỏa lực không quân, pháo binh, quân Mĩ và QĐ Sài Gòn giành được một số điểm ở ngoại vi phía đông và nam Tà Cơn, nhưng sau đó bị QGP liên tục tập kích và áp dụng chiến thuật chốt chặn kết hợp vận động tiến công đẩy lùi. Sau gần 1 tháng hành quân không đạt kết quả và bị đánh thiệt hại nặng, từ 25.4 đến 7.5, quân Mĩ và QĐ Sài Gòn phải rút dần lực lượng, chấm dứt hành quân (xt chiến dịch Đường, 9 - Khe Sanh, 20.1-15.7.1968). Cg hành quân Lam Sơn 207 (1.4-7.5.1968).

        HÀNH QUÂN NGƯỜI LIẾU MẠNG nh CHIẾN DỊCH GIÓ LỚN (29-30.4.1975)

        HÀNH QUÂN NHÀ LÁ (2.1952), hành binh càn quét của quân Pháp vào Chiến khu Dương Minh Châu nhằm triệt phá căn cứ, tìm diệt lực lượng và cơ quan đầu não kháng chiến của ta. Đầu 2.1952 Pháp tập trung quân ở khu vực Suối Đá -  Dầu Tiếng chuẩn bị càn quét, bị Tiểu đoàn 304 phối hợp với đội biệt động Dầu Tiếng bất ngờ tập kích vào SCH, diệt một số sĩ quan, trong đó có trung tá tham mưu trưởng hành quân. HQNL bị thất bại ngay từ căn cứ xuất phát.

        HÀNH QUÂN PHRANXIT MARION (A. Francis Marion, 4-10.1967), hành binh càn quét của Sư đoàn bộ binh 4 Mĩ tại thung lũng la Đrăng (t. Gia Lai) nhằm kiểm soát tuyến biên giới VN - Campuchia, giữ vững an ninh cho các căn cứ, thị xã và trục đường giao thông chiến lược, thực hiện kế hoạch tìm diệt và ngăn chặn các cuộc tiến công của QGPMN VN trên chiến trường Tây Nguyên. Trong HQPM quân Mĩ liên tiếp bị bộ đội chủ lực Tây Nguyên và LLVT Gia Lai chặn đánh quyết liệt, gây nhiều tổn thất (riêng Đại đội B, Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 8 của Mĩ đã có 60 lính bị thương vong), 10.1967 Mĩ buộc phải chấm dứt hành quân, không đạt được mục tiêu đề ra.

        HÀNH QUÂN PÔN RIVƠ IV (A. Paul Rivere, 23.10-6.12.1966), hành binh phản kích của Sư đoàn bộ binh 4 Mĩ nhằm ngăn chặn hoạt động tiến công của lực lượng chủ lực QGPMN VN ở khu vực Sa Thầy (t. Kon Tum), bảo vệ cứ điểm Plây Girăng và cửa ngõ phía tày Plây Cu. Được máy bay (có B-52), pháo binh chi viện, 23.10 Sư đoàn bộ binh 4 triển khai hành quân, đổ bộ Lữ đoàn 3 và 1 đại đội biệt kích xuống bờ tây sông Pô Cô. 11.11 đưa Lữ đoàn 2 lùng sục khu vực sát biên giới VN - Campuchia, chiếm cụm đồi Cl. nhưng đều rơi vào thế trận chờ sẵn của QGP và bị đánh thiệt hại nặng. 16- 28.11 được tăng cường thêm Lữ đoàn 2 (Sư đoàn kị binh không vận 1), quân Mĩ tiếp tục tiến hành phản kích trên địa bàn rộng gần 400km2, bị QGP chặn đánh quyết liệt, phải rút khỏi Sa Thầy về phía đông Pô Cô, 6.12 chấm dứt hành quân sau khi 2 tiểu đoàn của Lữ đoàn 2 (Sư đoàn kị binh không vận 1) đổ bộ xuống Cà Đin, bị đánh thiệt hại nặng 1 tiểu đoàn (x. chiến dịch Sa Thầy, 18.10-6.12.1966).

        HÀNH QUÂN RA BẮC LẦN I CỦA NGUYỄN HUỆ (1786), cuộc tiến quân của nghĩa quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy nhằm lật đổ thế lực phong kiến họ Trịnh ở Đàng Ngoài, trong khởi nghĩa Tây Sơn (1771-89). Sau thắng lợi trận Phú Xuân (6.1786), Nguyễn Huệ quyết định tiến quân ra Bắc dưới khẩu hiệu “phù Lê, diệt Trịnh”. 11.7 đạo quân tiên phong (400 thuyền chiến) do Nguyễn Hữu Chỉnh chỉ huy vượt biển đánh chiếm Vị Hoàng (Nam Định), tạo bàn đạp cho đạo quân chủ lực của Nguyễn Huệ nhanh chóng tiến ra hợp binh đánh tan quân Trịnh ở Sơn Nam (đêm 18, rạng 19.7). Được nhân dân ủng hộ và bằng thế áp đảo, quân Tây Sơn thần tốc tiến về Thăng Long, đè bẹp mọi sự kháng cự của quân Trịnh ở bến Thúy Ái, hồ Vạn Xuân và bến Tây Long (Hà Nội), buộc Trịnh Khải phải trốn chạy và bị bắt ở Hạ Lôi (Vĩnh Phúc). Thăng Long được giải phóng (21.7), Nguyễn Huệ giao chính quyền cho vua Lê và nhận sắc phong “nguyên soái phủ chính dực vũ uy quốc công”, ban chiếu “nhất thống đất nước”, ổn định lại trật tự xã hội, đến đầu 9.1786 rút quân về Nam theo lệnh của Nguyễn Nhạc. HQRBLICNH đã lật đổ tập đoàn phong kiến họ Trịnh, xóa bỏ ranh giới phân chia Bắc - Nam, đặt cơ sở cho sự thống nhất đất nước.

        HÀNH QUÂN RA BẮC LẦN II CỦA NGUYÊN HUỆ (1788), cuộc tiến quân của nghĩa quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy diệt Vũ Văn Nhậm và các thế lực phản động ở Bắc Hà (miền Bắc VN), trong khởi nghĩa Tây Sơn (1771-89). Tướng Tây Sơn là Vũ Văn Nhậm sau khi diệt Nguyền Hữu Chỉnh, trở nên lộng quyền, gây tình hình rối loạn ở Bắc Hà. trong khi đó các thế lực của Lê Chiêu Thống vẫn tìm cách chống Tây Sơn. Được Ngô Văn Sở mật báo, 5.1788 Nguyễn Huệ thân chinh cầm quân (kị binh và bộ binh) từ Phú Xuân (Huế) đi gấp trong mười ngày đêm tới Thăng Long (Hà Nội), vào thẳng dinh Vũ Văn Nhậm lúc canh tư. Diệt xong Vũ Văn Nhậm. Nguyễn Huệ nhanh chóng ổn định tình hình, trao quyền bính ở Bắc Hà cho Ngô Văn Sở, cử tướng trấn giữ các vùng hiểm yếu, trọng dụng và phong quan tước cho các cựu thần nhà Lê ở lại giúp Ngô Văn Sở như Ngô Thì Nhậm, Phan Huy ích..., đến 6.1788 rút quân về Phú Xuân. Từ đây Bắc Hà thuộc quyền cai quản của Nguyễn Huệ, góp phần củng cổ thể lực của nghĩa quân Tây Sơn trên cả nước, chuẩn bị cho kháng chiến chống Thanh (1788-89).
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #19 vào lúc: 14 Tháng Bảy, 2019, 05:45:29 pm »


        HÀNH QUÂN TÂY KHÁNH, BẮC NINH (10.1959), hành binh càn quét của 6 tiểu đoàn chủ lực và bảo an QĐ Sài Gòn vào Chiến khu Bác Ái (t. Ninh Thuận) nhằm thực hiện chính sách “tát nước bắt cá”, dồn dân trở lại khu tập trung, tìm diệt du kích, đánh phá phong trào CM. Cuộc hành quân vấp phải sự chống trả quyết liệt của LLVT và nhân dân Bác Ái. Do có ưu thế về binh lực, hỏa lực, sau hơn 1 tháng càn quét, QĐ Sài Gòn đã dồn ép một số dân (chủ yếu là người già. trẻ em) về khu tập trung Ma Tí, Tà Lú, đồng thời lập các đồn Ma Ti, Tà Lú, Suối Đầu.

        HÀNH QUÂN TOÀN THẮNG 1-71 (4.2-31.5.1971), hành binh của QĐ Sài Gòn và quân Lon Non (Campuchia) được không quân Mĩ yểm trợ nhằm tìm diệt lực lượng chủ lực QGPMN VN, phá hủy kho tàng, căn cứ CM, giải tỏa đường 7 và lập phòng tuyến ngăn chặn hành lang kháng chiến ở khu vực đông bắc Campuchia, phối hợp với cuộc hành quân Lam Sơn 719 (30.1-23.3.1971) đang triển khai ở khu vực đường 9 -  Nam Lào. Lực lượng tham gia gồm: QĐ Sài Gòn có 34 tiểu đoàn bộ binh, 5 trung đoàn thiết giáp, 8 tiểu đoàn pháo (thuộc các quân đoàn 2 và 3), tổ chức thành 9 chiến đoàn (khoảng 23.000 quân); quân Lon Non có 5 tiểu đoàn; Mĩ có 15 phi đoàn không quân. Cuộc hành quân đã bị QGPMN VN phối hợp với LLVT CM Campuchia đánh trả quyết liệt, sau gần 4 tháng tiến quân không đạt mục đích đề ra, bị tổn thất hàng nghìn quân cùng số lượng lớn máy bay, xe tăng, pháo binh.... Mĩ và chính quyền Sài Gòn buộc phải rút quân, đánh dấu sự phá sản của chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh và âm mưu mở rộng chiến tranh của Mĩ ở Đông Dương (xt chiến dịch đông bắc Campuchia, 4.2-31.5.1971).

        HÀNH QUÂN TÔNNÔ (P. Tonneau, 8.2-10.3.1950), hành binh càn quét của quân Pháp thực hiện kế hoạch Rơve nhằm đánh chiếm tỉnh Thái Bình, tìm diệt bộ đội chủ lực (Trung đoàn 42), hoàn thành việc chiếm đóng vùng đồng bằng Bắc Bộ. Lực lượng hành quân khoảng 5.000 quân (thuộc các binh đoàn kị binh lê duơng, cơ động Bắc Phi), 2 tàu chiến, 4 ca nô, 18 xe lội nước, có không quân, pháo binh yểm trợ. Sáng 8.2 quân Pháp triển khai 7 mũi tiến công, từ Hưng Yên đánh sang, từ Hải Dương, Kiến An đánh xuống, Nam Định đánh lên; sau khi chiếm tx Thái Bình, 11.2 tập trung đánh chiếm các huyện bắc đường 10, từ 3.3 đánh chiếm các huyện nam đường 10. Bị chặn đánh quyết liệt, tổn thất gần 1.000 quân, kế hoạch càn quét dự kiến 10 ngày phải kéo dài hơn 1 tháng; với ưu thế về binh lực và hóa lực, Pháp thiết lập được hệ thống chiếm đóng ở Thái Bình, nhưng không tiêu diệt được bộ đội chủ lực và phong trào kháng chiến ở đây.

        HÀNH QUÂN TUYLIP VÀ LÔTUYT (P. Tulipe, Lotus, 11.1951), hai cuộc hành binh càn quét của quân Pháp nhằm đánh chiếm khu vục Chợ Bến và tx Hoà Bình, thiết lập tuyến phòng thủ cửa ngõ phía tây đồng bằng Bắc Bộ, tiến tới giành quyền chủ động chiến lược trên chiến trường Bắc Bộ. 9.11 Pháp sử dụng 3 binh đoàn cơ động (GM1, GM2, GM3), 1 tiểu đoàn dù, 2 đại đội biệt kích (21 và 22) mở cuộc hành quân Tuylip đánh vào khu vực Chợ Bến, sau 2 ngày kiểm soát được tuyến đường 21 từ Chợ Bến đi Xuân Mai. 14.11 được tăng cường thêm 2 binh đoàn cơ động (GM4 và GM7), 3 tiểu đoàn dù, 7 tiểu đoàn pháo binh. 1 tiểu đoàn và 2 đại đội xe tăng, thiết giáp, quân Pháp tiếp tục mở cuộc hành quân Lôtuyt đánh chiếm tx Hoà Bình. Bị các đơn vị vũ trang ta chặn đánh quyết liệt, nhưng do có ưu thế về khả năng cơ động, hỏa lực mạnh, 15.11 quân Pháp chiếm đóng được các vị trí thời chốt ở khu vực Hoà Bình, đường 6, Sông Đà - Ba Vì.

        HÀNH QUÂN VÊGA (P. Véga, 14-18.2.1948), hành binh càn quét quy mô lớn nhất của quân Pháp ở Nam Bộ trong chiến tranh xâm lược VN (1945-54), nhằm tìm diệt bộ đội chủ lực và cơ quan lãnh đạo kháng chiến tại Chiến khu Đồng Tháp Mười. Lực lượng hành quân gồm: 11 tiểu đoàn (có 2 tiểu đoàn dù), 4 đội tàu đổ bộ, 1 đại đội công binh, 3 đại đội xe bọc thép, 2 tiểu đoàn xe lội nước bánh xích, 9 pháo 105mm, 13 máy bay. Do địa hình đầm lầy phức tạp, không phát huy được ưu thế về binh lực và hỏa lực, bị LLVT Khu 7 dùng cách đánh du kích đánh trả quyết liệt gây thiệt hại nạng, quân Pháp buộc phải rút lui sau 4 ngày hành quân không đạt kết quả (X. trận Đồng Tháp Mười, 14-18.2.1948).

        HÀNH QUÂN XCÔTLEN II (A. Scotland, 6.1968), hành binh phản kích của Sư đoàn lính thủy đánh bộ 3 Mĩ giải tỏa sức ép bao vây của QGPMN VN, để rút quân khỏi cứ điểm Tà Cơn (h. Hương Hóa, t. Quảng Trị). 1.6 quân Mĩ triển khai hành quân, đánh ra các khu vực Tà Ri, Tà Quang, Húc Cốc Giang, Pa Trang, đồng thời lập thêm các chốt bảo vệ ở phía đông và nam đường 9, bị QGP đánh thiệt hại nặng 1 tiểu đoàn ở Húc Cốc Giang và bị kiềm chế tiêu hao lực lượng ở các điểm cao 832, 845 và 689. Không thực hiện được mục đích, Mì buộc phải chấm dứt hành quân, co về giữ các vị trí ở đông đường 9, nam Tà Cơn, Đông Hà, Cửa Việt, đến 26.6 tướng Mĩ Oetmolen phải ra lệnh rút bỏ Khe Sanh (xt chiến dịch Đường 9 -Khe Sanh, 20.1-15:7.1968).
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM