Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 08:39:10 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: H  (Đọc 8340 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


H
« vào lúc: 14 Tháng Bảy, 2019, 05:12:25 pm »


        H-12, 1) pháo phán lực bắn loạt, 12 ống phóng cỡ 107mm, kiểu 63 của TQ. Dùng đạn phản lực tuabin cỡ 107mm, khối lượng 19kg, dài 837mm, tốc độ lớn nhất 385m/s, tầm bắn 8.050m, điểm hỏa bằng điện. Được đưa vào sử dụng có hiệu quả ở chiến trường miền Nam VN trong KCCM; 2) thiết bị do VN chế tạo để phóng đạn phản lực cỡ 107mm, kiểu 63 của TQ. Gồm 1 ống phóng cỡ 107mm đật trên giá gỗ, điểm hỏa bằng điện, tầm bắn 8.300m. Được sử dụng trong KCCM.



        HÀ BẮC, tỉnh cũ ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ. Tỉnh lị: tx Bắc Giang. Thành lập 4.1963 do sáp nhập hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang. 11.1996 chia lại thành hai tỉnh. 20.12.1979 LLVTND Hà Bắc được phong tặng danh hiệu Ah LLVTND.

        HÀ BỔNG (?-?), thủ lĩnh dân tộc Mường trong cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông lần I (1258), chú trại Quy Hóa (vùng đất thuộc Phú Thọ và Yên Bái). Khi quân Mông cổ bị đánh bại trong trận Đông Bộ Đầu (29.1.1258), đâ rút chạy về phía Tây Bắc, đến vùng Quy Hóa, HB chỉ huy dân binh đánh úp gây tổn thất nặng buộc địch tháo chạy về Vân Nam (TQ), không dám cướp bóc như lúc đầu. 2.1258 sau thắng lợi được vua Trần xét thưởng công đầu và được phong tước Hầu cùng với Lê Tần.

        HÀ CHƯƠNG (?-?), người có công lớn trong trận đánh đuổi quân Nguyên - Mông ở Phù Ninh (nay là thị trấn Phong Châu, h. Phù Ninh. t. Phú Thọ), em Hà Đặc. 6.1285 trong cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông lần II (1285), HC cùng với anh lập mưu nghi binh đánh địch. Kiên quyết từ chối dụ hàng khi sa vào tay địch, tìm cách trốn thoát, lấy cờ xí và quân trang của địch cải trang đánh địch. Chỉ huy quân bất ngờ đánh phá trại địch làm cho địch thua phải bỏ chạy.

        HÀ ĐẶC (7-1285), tù trưởng dân tộc Tày, phụ đạo huyện Phù Ninh (nay là thị trấn Phong Châu, h. Phù Ninh, t. Phú Thọ). 1285 trên đường tháo chạy về Vân Nam (TQ), cánh quân Nguyên - Mông do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy đến đóng tại động Cự Đà thuộc h. Phù Ninh. HĐ đem dân binh lên Núi Trĩ chặn địch, lập kế dùng tre đan thành hình người to lớn rồi mặc áo quần như người thật, đến chiếu tối dẫn ra dẫn vào, lại cho cắm tên lớn vào thân cây to, địch thấy hoảng sợ, không dám đánh, nhân đó HĐ đem dân binh đánh, khiến địch bỏ chạy. HĐ cho làm cầu phao vượt sông đuổi theo, chết do trúng tên của địch.

        HÀ ĐÔNG, tỉnh cũ ở Bắc Bộ, nguyên là t. Hà Nội**. 10.1888 khu vực tình thành bị cắt làm nhượng địa cho Pháp (sau là tp Hà Nội), tỉnh lị chuyển về Cầu Đơ (tx Hà Đông ngày nay), đổi thành t. Cầu Đơ. 1890 tách phủ Lí Nhân thành lập t. Hà Nam. 12.1904 đổi thành HĐ. Đầu những năm 1960 lần lượt cắt các huyện Từ Liêm, Thanh Trì sáp nhập vào tp Hà Nội. 1965 hợp nhất với Sơn Tây thành t. Hà Táy.

        HÀ GIANG, tỉnh miền núi cực bắc Bắc Bộ; bắc và tây bắc giáp TQ (biên giới 274km, cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy), đông và đông nam giáp Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, nam giáp Yên Bái, tây và tây nam giáp Lào Cai. Dt 7.884,37 km2; ds 0,648 triệu người (2003); dân tộc: Kinh, Tày, Nùng, Dao, Hoa, Sán Dìu, Lò Lô, Cao Lan, Mông... Thành lập 1891, tách từ t. Tuyên Quang. 3.1959-12.1975 thuộc Khu tự trị Việt Bắc. 12.1975 sáp nhập với Tuyên Quang thành t. Hà Tuyên. 1991 tái lập. Tổ chức hành chính: 10 huyện, 1 thị xã; tỉnh lị: tx Hà Giang. Địa hình chủ yếu là núi và núi cao; cao nhất là các đỉnh Tây Côn Lĩnh 2.419m, Puthaca 2.274m. cao nguyên Đổng Văn ở độ cao 1,025m so với mặt biển. Rừng có nhiều gỗ và dược liệu quý. Khoáng sản: vàng, bạc, kẽm, chỉ, thiếc, sắt, thủy ngân... Các sông chính: Sông Lô, Sông Gâm... Khí hậu cận nhiệt đới, nhiệt độ trung bình trong năm 20°C, lượng mưa 1.600mm/năm. Tỉnh nông lâm nghiệp; cây chè chiếm 2/3 diện tích đồi núi thấp ở các huyên Bắc Mê. Bắc Quang, Vị Xuyên, sản lượng lương thực có hạt 2002 đạt 222,7 nghìn tấn (lúa 137 nghìn tấn); khai thác gỗ 55,6 nghìn m2. Giá trị sản xuất công nghiệp 2002 đạt 143,9 tỉ đồng. Các tuyến đường bộ: QL 2, đường 4C, đường HG - Quản Bạ - Đồng Văn - Mèo Vạc - Lũng Pù, đường Bắc Quang - Xín Mần. đường HG - Pắc Bó...Đồng Văn - Mèo Vạc - Lũng Pù, đường Bắc Quang - Xín Mần. đường HG - Pắc Bó...


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #1 vào lúc: 14 Tháng Bảy, 2019, 05:14:29 pm »


        HÀ HỒI, làng ở ven QL 1, thuộc xã Hồng Phong, h. Thường Tín, t. Hà Tây, nam Hà Nội 18km. Tại đây quân Thanh xâm lược đã xây dựng một tiền đồn bảo vệ vòng ngoài thành Thăng Long. Trong trận Hà Hồi (28.1.1789), quân Thanh bị quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy bí mật bao vây, uy hiếp và bức hàng.

        HÀ HUY TẬP (Hồng Thế Công; 1902-41), tổng bí thư ĐCS Đông Dương (7.1936-3.1938). Quê xã cẩm Hưng, h. cẩm Xuyên, t. Hà Tĩnh. Làm nghề dạy học, 1926 tham gia hội Phục Việt (sau đổi thành Tân Việt CM đảng), hoạt động tuyên truyền, vận động đấu tranh CM trong các phong trào của hội như đòi trả tự do cho Phan Bội Châu, tổ chức lễ truy điệu Phan Chu Trinh... 12.1928 sang Quảng Châu (TQ) liên lạc với Tổng bộ Hội VN CM thanh niên (VN thanh niên CM đồng chí hội), được cử sang Maxcơva (LX) học Trường đại học Phương Đông của Quốc tế cộng sản. 4.1933 trở lại TQ tiếp tục hoạt dộng. 3.1934 cùng Lé Hỏng Phong, Nguyễn Văn Dựt lập Ban chỉ huy ở ngoài nước (Ban lãnh đạo hải ngoại) của ĐCS Đông Dương. 7.1936 về nước, trực tiếp chỉ đạo phong trào CM, được bầu là tổng bí thư ĐCS Đông Dương. Viết nhiều tài liệu, sách báo đấu tranh chống các khuynh hướng tư tưởng phản CM. 5.1938 bị thực dân Pháp bắt, kết án tù và quản thúc tại quê, sau bị kết án tử hình. 26.8.1941 bị xử bắn tại Ngã Ba Giồng (nay thuộc h. Hóc Môn, tp Hồ Chí Minh).



        HÀ KẾ TẤN (s. 1914), tư lệnh Liên khu 3 (1951-54). Quê xã Đường Lâm, tx Sơn Tây, t. Hà Tây; tham gia CM 1936, nhập ngũ 1945, đại tá (1958); đv ĐCS VN (1937). Năm 1940 bị thực dân Pháp bắt giam ở Hà Giang, Phú Thọ, Thái Nguyên. 8.1944 vượt ngục, phụ trách Ban công vận Xứ ủy Bắc Kì. 5.1945-48 được bầu vào Xứ ủy Bắc Kì, phụ trách hai tỉnh Nam Định, Hà Nam, tham gia lãnh đạo khởi nghĩa ở Nam Định; trang đoàn trưởng Trung đoàn 34 thuộc Liên khu 3; thường vụ Khu ủy Khu 3; ủy viên Khu ủy Việt Bắc. 1949-51 chính ủy mặt trận: Đường 4, Đông Bắc; tham mưu phó các chiến dịch: Hoàng Hoa Thám, Quang Trang (Liên khu 3). Năm 1951-54 tư lệnh Liên khu 3. Tháng 10.1954 sư đoàn trưởng kiêm bí thư đảng ủy Sư đoàn 350 bảo vệ thủ đô. 8.1958-86 chuyển ngành, trường ban chỉ huy công trường đại thủy nông Bắc - Hưng - Hải; thường trực ủy ban trị thủy và khai thác Sông Hồng; thứ trưởng rồi bộ trưởng Bộ thủy lợi; bộ trường phụ trách công trình thủy điện Sông Đà; chánh án Toà án nhân dân tối cao. ủy viên BCHTƯ ĐCS VN khóa VI. Đại biểu Quốc hội khóa II-V. Huân chương: Hồ Chí Minh, 2 Kháng chiến hạng nhất, Chiến công hạng nhất, Chiến thắng hạng nhất...



        HÀ LAN (Vương quốc Hà Lan; Nederland, Holland, Koninkrijk der Nederlanden (der Holland), A. Kingdom of The Netherlands), quốc gia ở Tây Âu. Dt 41.526km2; ds 16,15 triệu người (2003); 96% người Hà Lan. Ngôn ngũ chính thức: tiếng Hà Lan. Tôn giáo: đạo Thiên Chúa (38%), Tin Lành (32%), Canvanh (10%)... Thủ đô: Amxtecđam Chính thể quân chủ lập hiến, đứng đầu nhà nước là quốc vương (nữ hoàng). Cơ quan lập pháp: quốc hội hai viện. Cơ quan hành pháp: hội đồng bộ trưởng (chính phủ) do thủ tướng đứng đầu. Địa hình thấp và bằng phẳng, 40% diện tích thấp hơn mực nước biển; 10% đầm lầy, 8% rừng. Bờ biển thẳng có các đê kè. Hệ thống thủy lợi dài tói 3.000km. Nước công -  nông nghiệp phát triển cao. Công nghiệp: luyện kim, điện tử, đóng tàu, chế tạo máy, công nghiệp QS...; 50% sản phẩm công nghiệp, 25% nông nghiệp dùng để xuất khẩu. Đứng đầu thế giới về xuất khẩu pho mát và hoa tươi. Giao thông phát triển (hàng không đứng thứ 7 thế giới, đội tàu biển đứng thứ 3 châu Âu). GDP 380,137 tỉ USD (2002), bình quân đầu người 23.700 USD. Thành viên LHQ (10.12.1945), Liên minh châu Âu (EU), NATO. Lập quan hệ ngoại giao với VN cấp đại sứ 9.4.1973. LLVT: lực lượng thường trực 49.580 người (trong đó lục quân 23.150, hải quân 12.130, không quân 8.850), lực lượng dự bị 32.200. Tuyển quân theo chế độ tình nguyện. Trang bị 1.328 xe tăng, 352 xe chiến đấu bộ binh, 316 xe thiết giáp chở quân, 370 pháo mặt đất, 753 tên lửa phòng không mang vác, 137 pháo phòng không, 4 tàu ngầm, 2 tàu khu trục, 9 tàu frigat, 17 tàu quét mìn, 1 tàu đổ bộ, 8 tàu hộ tống, 153 máy bay chiến đấu, 51 máy bay trực thăng vũ trang, trên 150 tổ hợp tên lửa các loại. Ngân sách quốc phòng 6,1 tỉ USD (2001).


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #2 vào lúc: 14 Tháng Bảy, 2019, 05:18:56 pm »

     
        HÀ NAM, tỉnh đồng bằng Bắc Bộ; bắc và tây bắc giáp Hà Tây, đông bắc giáp Hưng Yên, nam giáp Nam Định, đông giáp Thái Bình, tây và tây nam giáp Hoà Bình, Ninh Bình. Dt 849,53 km2; ds 0,81 triệu người (2003). Thành lập 1890 do tách phủ Lí Nhân từ t. Hà Nội**. 1913-23 sáp nhập vào Nam Định. 4.1965 hợp nhất với Nam Định thành t. Nam Hà (1975- 91 hợp nhất với Ninh Bình thành t. Hà Nam Ninh). Tái lập 11.1996. Tổ chức hành chính: 5 huyện, 1 thị xã; tỉnh lị; tx Phủ Lí. Địa hình: phần lớn là đồng bằng; 2 huyện Kim Bảng, Thanh Liêm có nhiều gò đồi chuyển tiếp sang các dãy núi đá vôi ở phía tây và tây bắc. Các sông chính: Sông Hồng, Sông Đáy, Châu Giang. Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình hàng năm 23,4°C, lượng mưa 1.500-2.000mm/năm. Tỉnh nông nghiệp. Sản lượng lương thực có hạt 2002 đạt 424,6 nghìn tấn (lúa 404,8 nghìn tấn). Công nghiệp: các nhà máy xi măng Bút Sơn, Nội Thương, Quốc Phòng, Hệ Dưỡng, Xí nghiệp khai thác đá Kiện Khê, vật liệu Việt - Úc. Giá trị sản xuất công nghiệp 2002 đạt 1.581,3 tỉ đồng. Giao thông: đường sắt Bắc - Nam; đường bộ: QL 14, đường 21; giao thông đường thủy trên Sông Hồng, Sông Đáy, Châu Giang... Quê của Lê Hoàn, Trần Bình Trọng, Đinh Công Tráng, Lương Khánh Thiện...



        HÀ NAM NINH, tỉnh cũ ở Bắc Bộ. Tỉnh lị: tp Nam Định. Thành lập 12.1975 do sáp nhập hai tỉnh Nam Hà và Ninh Bình. 1991 chia lại thành hai tỉnh.

        HÀ NỘI*,1 thành phố, thủ đô nước CHXHCN VN. trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của VN, ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ. Dt 920,97km2; ds 3,007 triệu người (2003). Nguyên là đất thành Đại La. 1010 Lí Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về. đổi tên là Thăng Long. 1397 Hồ Quý Li xây thành ờ An Tôn (Thanh Hóa) lấy tên là Tây Đô, đổi Thăng Long thành Đông Đô. 1.1407 quân Minh chiếm Đông Đô, đổi thành Đông Quan. 1430 nhà Lê đổi thành Đông Kinh. Thời Mạc và thời kì vua Lê - chúa Trịnh lại gọi là Thăng Long. 1802 nhà Nguyễn chuyển kinh đô về Huế, Thăng Long trở thành trị sở của Bắc Thành tổng trấn, từ 1831 là tinh lị t. Hà Nội. 10.1888 HN bị cắt nhượng cho Pháp. Thời Pháp thuộc, HN là thủ phủ xứ Bắc Kì, đồng thời là thủ đô của toàn Đông Dương. Từ 9.1945 HN là thủ đô nước VN độc lập. Địa giới nhiều lần được điều chỉnh. Tổ chức hành chính: 9 quận, 5 huyện. Địa hình phần lớn là đồng bằng, bắc là dãy núi Sóc Sơn và vùng gò đồi. Các sông lớn: Sông Hồng, Sông Đuống và các sông trong nội thành: sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu, Sông Lừ, Sông Sét. Nhiều hồ: Hoàn Kiếm. Hồ Tây, Trúc Bạch, Thiền Quang, Bảy Mẫu... Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình hàng năm 23,4°c, lượng mưa 1.760mm/năm. HN là trung tâm công nghiệp lớn thứ hai trong nước (sau tp Hồ Chí Minh), có 9 khu công nghiệp tập trung. Giá trị sản xuất công nghiệp 2002 đạt 20.542,8 tỉ đồng. Sản lượng lương thực có hạt 2002 đạt 233 nghìn tấn (lúa 204,7 nghìn tấn). HN là đẩu mối giao thông quan trọng bậc nhất của VN; có hệ thống đường giao thông nối với các tỉnh trong cả nước và quốc tế; các tuyến đường chính: QL (1, 2, 3, 5, 6, 32), đường sắt (Bắc - Nam, HN - Lào Cai, HN - Thái Nguyên, HN - Hải Phòng), cảng hàng không quốc tế Nội Bài, sân bay Gia Lâm, tuyến đường sông theo Sông Hồng. Nơi tập trung nhiều viện nghiên cứu khoa học, trường đại học và cao đẳng, Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bảo tàng lịch sử, Bảo tàng CM. Bảo tàng lịch sử QS VN, Bảo tàng nghệ thuật... Di tích lịch sử: Hoàng thành Thăng Long, hồ Hoàn Kiếm, thành cổ Loa, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Gò Đống Đa, Quảng trường Ba Đình, Pháo đài Láng... 6.11.1978, LLVTND Hà Nội được phong tặng danh hiệu Ah LLVTND.


-------------------
       1. Lúc Từ điển biên soạn (2004), Hà Tây chưa sáp nhập về Hà Nội - Giangtvx
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #3 vào lúc: 14 Tháng Bảy, 2019, 05:22:01 pm »


        HÀ NỘI**, tỉnh cũ ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ. Thành lập năm Minh Mệnh thứ 12 (1831), gồm phủ Hoài Đức (kinh thành Thăng Long cũ, sáp nhập thêm h. Từ Liêm, t. Sơn Tây) và các phủ Thường Tín, Ứng Hoà, Lí Nhân của trấn Sơn Nam Thượng; tỉnh lị đặt tại thành Thăng Long cũ. 10.1888 khu vực tỉnh thành bị cắt làm nhượng địa cho Pháp (sau là tp Hà Nội), tỉnh lị chuyển về Cầu Đơ (tx Hà Đông ngày nay), t. HN đổi thành t. Cầu Đơ. 1890 tách phủ Lí Nhân thành lập t. Hà Nam. 12.1904, t. Cầu Đơ đổi thành t. Hà Đông.

        HÀ SƠN BÌNH, tỉnh cũ ở đồng bằng Bắc Bộ. Thành lập 12.1975 do sáp nhập hai tỉnh Hà Tây và Hòa Bình. 8.1991 chia lại thành hai tỉnh.

        HÀ TÂY,1 tỉnh đồng bằng Bắc Bộ; bắc giáp Vĩnh Phúc, tây giáp Phú Thọ, tây nam giáp Hoà Bình, nam giáp Hà Nam, đông giáp Hà Nội, Hưng Yên. Dt 2.191,61km2; ds 2,479 triệu người (2003); người Kinh chiếm 98,7%, còn lại người Mường. Dao... Thành lập 6.1965 do hợp nhất hai tỉnh Sơn Tây và Hà Đông. 27.12.1975 hợp nhất với Hoà Bình thành t. Hà Sơn Bình; 12.8.1991 tái lập. Tổ chức hành chính: 12 huyện, 2 thị xã; tỉnh lị: tx Hà Đông. Đồng bằng chiếm 2/3 diện tích, tập trung chủ yếu ở phía đông; rừng núi ở phía bắc và tây bắc, chiếm 1/3 diện tích, đỉnh Ba Vì 1.296m. Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình hàng năm 23,2°C, lượng mưa 1.500- 2.000mm/năm. Hệ thống sông ngòi dày đặc, thuận lợi cho giao thông đường thủy. Các sông lớn: Sông Hồng, Sóng Đáy, Sông Nhuệ, Sông Đà, Sông Tích. Tỉnh nông nghiệp. Sản lượng lương thực có hạt 2002 đạt 1.035,3 nghìn tấn (lúa 976,1 nghìn tán); nhiều làng nghề truyền thống, có tiềm năng phát triển du lịch và dịch vụ. Công nghiệp: cơ khí, vật liệu xây dựng, xi măng, dệt, may mặc... Giá trị sản xuất công nghiệp 2002 đạt 3.514 tỉ đồng. Đang xây dựng khu công nghệ cao Hoà Lạc. Giao thông: QL 1, 6, 32, 21, đường Láng - Hoà Lạc, đương sắt Bắc - Nam. Địa danh lịch sử QS: Ninh Kiều, Tốt Động, Chúc Động, Hà Hồi, Ngọc Hồi... 2.2002, LLVTND Hà Tây được phong tặng danh hiệu Ah LLVTND.



        HÀ THÀNH ĐẨU ĐỘC (27.6.1908), vụ đầu độc sĩ quan, binh lính Trung đoàn pháo binh 4 và Trung đoàn bộ binh 9 quân thuộc địa Pháp ở Hà Nội, do binh lính người Việt trong QĐ Pháp thực hiện, theo chủ trương của các sĩ phu VN yêu nước, phối hợp với nghĩa quân Đề Thám đánh úp thành Hà Nội. Sau hai lần hoãn (15.11.1907 và 16.5.1908), lúc 20 giờ 27.6 bồi bếp và binh lính người Việt được giác ngộ đã bỏ thuốc độc vào thức ăn bữa tối làm hơn 200 quân Pháp bị ngộ độc. Do tổ chức thiếu chặt chẽ, cuộc đầu độc bị lộ. Pháp kịp thời ngăn chặn, tước khí giới và bắt giam toàn bộ binh lính người Việt trong thành, sau đó xử chém hàng chục người như Đội Bình, Đội Cốc, Đội Nhân... Khoảng 600 nghĩa quân Đề Thám bố trí sẵn bên ngoài thành phải rút lui. HTĐĐ tuy thất bại nhưng đã ảnh hưởng lớn tới tinh thần quân Pháp, đồng thời chỉ rõ sự thất bại bước đầu chính sách của Pháp “dùng người Việt đánh người Việt”.

        HÀ TIÊN, tỉnh cũ ở tây Nam Bộ. Thành lập 1832, địa phận trải rộng từ biên giới VN - Campuchia đến mũi Cà Mau. 1867 bị Pháp chiếm làm thuộc địa cùng với Vĩnh Long, An Giang. 12.1889 Pháp chia HT cũ thành 4 tỉnh Hà Tiên, Rạch Giá, Long Xuyên và Bạc Liêu. Trong KCCP, HT sáp nhập với Long Xuyên, Châu Đốc thành t. Long Châu Hà. 10.1956 chính quyền Sài Gòn sáp nhập HT với Rạch Giá thành t. Kiên Giang.

-------------------
       1. Lúc Từ điển biên soạn (2004), Hà Tây chưa sáp nhập về Hà Nội - Giangtvx
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #4 vào lúc: 14 Tháng Bảy, 2019, 05:23:36 pm »


        HÀ TĨNH, tỉnh ở bắc Trung Bộ: bắc giáp Nghệ An, nam giáp Quảng Bình, đông giáp Vịnh Bắc Bộ, tây giáp Lào, đường biên giới 145km. cửa khẩu quốc tế Cầu Treo. Dt 6.055,74km2; ds 1,284 triệu người (2003); phần lớn là người Kinh, còn lại là người Thái, Thổ, Khơmú, Mông... Thành lập 1831. Từ 1852 đến 1875 là đạo Hà Tĩnh thuộc t. Nghệ An. 27.12.1975   sáp nhập với Nghệ An thành t. Nghệ Tĩnh. Tái lập 12.8.1991. Tổ chức hành chính: 9 huyện, 2 thị xã; tỉnh lị: tx Hà Tĩnh. Địa hình chủ yếu là rừng núi chiếm phần lớn diện tích về phía tây; ven biển lả dải đồng bằng hẹp, nhiều cồn cát; giữa là vùng trung du thuộc các huyện Hương Sơn, Hương Khê. Hệ thống sông ngòi dày đặc, ngắn và dốc. Các sông chính: Sông Lam (Sông Cả), Sông La, Ngàn Sâu, Ngàn Phố, Ngàn Trươi... Bờ biển dài 137km với 4 cửa sông: Cửa Hội. Cửa Sót, Cửa Nhượng, Cửa Khẩu. Ven biển có một số đảo nhỏ. Tỉnh nông nghiệp. Sản lượng lương thực có hạt 2002 đạt 452 nghìn tấn (lúa 446 nghìn tấn); khai thác gỗ 24,5 nghìn m3, thủy sản 25,8 nghìn tấn. Giá trị sản xuất công nghiệp 2002 đạt 428,8 tỉ đồng. Giao thông: đường sắt Bắc - Nam, QL 1, 8, đường 15; cảng biển: Cửa Nhượng. Quê hương Phan Đình Phùng, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Du. Trần Phú... Truyền thống lịch sử đấu tranh CM: khởi nghĩa Hương Khê, phong trào Xô Viết - Nghệ Tĩnh. Địa danh lịch sừ: Hương Khê, Vụ Quang, Ngã Ba Đổng Lộc... 6.11.1978, LLVTND Hà Tĩnh được phong tặng danh hiệu Ah LLVTND.



        HÀ TUYÊN, tỉnh cũ ở miền núi phía bắc Bắc Bộ. Thành lập 12.1975 do hợp nhất hai tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang. 8.1991 chia lại thành hai tinh.

        HÀ VĂN LÂU (s. 1918), đại diện QĐND VN tại hội nghị Giơnevơ về Đông Dương (1954), phó đoàn đàm phán VN DCCH tại hội nghị Pari về VN (1968-73). Quê xã Phú Ân, h. Phú Vang, t. Thừa Thièn - Huế; tham gia CM 1944; đại tá (1954); đv ĐCS vn(1945). Năm 1944 tham gia Việt Minh và tổng khởi nghĩa tháng Tám (1945) ở Ninh Hoà, ủy viên ủy ban QS Khánh Hoà, chỉ huy trưởng Mặt trận Chợ Mới, Nha Trang. Đầu KCCP, đại đoàn phó Đại đoàn 27 ở Trung Bộ. 12.1946 trung đoàn trưởng Trung đoàn Cao Vân ở Huế, kiêm chủ tịch ủy ban hành chính kháng chiến Thừa Thiên - Huế. 1949 chỉ huy trưởng Mặt trân Bình - Tri - Thiên 1951 phụ trách Cục tác chiến BTTM. 1954 được đặc cách phong quân hàm đại tá và chuyển sang làm công tác ngoại giao đấu tranh QS tại hội nghị Giơnevơ. 1954 đại diện QĐND VN tại hội nghị Giơnevơ về Đông Dương, trưởng phái đoàn liên lạc của Bộ tổng tư lệnh QĐND VN bên cạnh ủy ban quốc tế giám sát và kiểm soát thi hành hiệp định Giơnevơ 1954 về Việt Nam, kiêm tổng thư kí ủy ban liên hiệp đình chiến trung ương; vụ trưởng Vụ miền Nam. 1968-73 phó trưởng đoàn ngoại giao VN DCCH tại hội nghị Pari. 1973-84 thứ trưởng Bộ ngoại giao; trưởng ban Việt kiều trung ương; đại sứ CHXHCN VN tại LHQ, Cuba, Mêhicô và Giamaica. 1984-89 đại sứ đặc mệnh toàn quyền CHXHCNVN tại Pháp. Bỉ, Hà Lan, Luyxembua. Huân chương: Độc lập hạng nhất, Quân công hang nhất, Chiến công hạng nhất. Chiến thắng hạng nhất...



        HẠ (H. Xia), lớp tàu ngầm nguyên tử kiểu 092 mang tên lửa đường đạn của TQ. Chiếc đầu tiên số hiệu Xia-406, hạ thủy 30.4.1981, dưa vào trang bị 1987, chiếc thứ hai hạ thủy 1982. Lượng choán nước 8.000t (ngầm), kích thước 120xl0x8m, 1 lò phản ứng hạt nhân, động cơ tuabin - điện, công suất 90MW, tốc độ đi ngầm 22 hải lí/h (41km/h), độ lặn sâu 300m. Quân số 104. Trang bị vũ khí: 12 tên lửa đường đạn CSS-N-3 (hai tầng, nhiên liệu rắn, dẫn đường quán tính, mang đầu đạn hạt nhân đơn 2Mt, tầm phóng 2.700km); có phương án thay bằng tên lửa CSS-NX-4 (mang nhiều đầu đạn con, tự tìm mục tiêu), 6 ống phóng ngư lôi 533mm. Thiết kế mới kiểu 094 đang được nghiên cứu để mang được tên lửa tầm xa hơn.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #5 vào lúc: 14 Tháng Bảy, 2019, 05:25:16 pm »


        HẠ CÁNH BẮT BUỘC, hạ cánh của khí cụ bay do những nguyên nhân kĩ thuật hoặc những nguyên nhân khác ngoài dự kiến. HCBB thường xảy ra khi sắp hết nhiên liệu, hỏng một hoặc nhiều hệ thống thiết bị kĩ thuật trên phương tiện bay, lạc đường (trên không), bất ngờ gặp thời tiết xấu, sức khỏe người lái giảm sút đột ngột...

        HẠ LONG* (He Long; 1896-1969), nguyên soái nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (1955), người tham gia sáng lập và lãnh đạo Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc. Người Hồng Gia Quan, h. Tang Trực, t. Hồ Nam (TQ); đv ĐCSTQ (1927). Lúc đầu tham gia Quốc dân đảng do Tôn Trung Sơn lãnh đạo; tham gia chiến tranh Bắc Phạt (1926-27), sư đoàn trưởng rồi quân đoàn trưởng Quân đoàn 20, Quân CM quốc dân; quyền tổng chỉ huy quân khởi nghĩa Nam Xương. 1928 xây dựng Khu xô viết Tây Bắc (t. Hồ Bắc); tổng chỉ huy Quân đoàn 2 Hồng quân công nông Trung Quốc. 1934-36 tham gia Vạn lí trường chinh, tổng chỉ huy Phương diện quân 2. Trong chiến tranh chống Nhật, hoạt động địch hậu, lập căn cứ kháng Nhật vùng tây bắc t. Sơn Tâv. 1940 tư lệnh Quân khu Tây Bắc (t. Sơn Tây); tư lệnh Quân biên phòng vùng Thiểm Cam Ninh và Sơn Tây, Tuy Viễn. Trong chiến tranh giải phóng, tư lệnh quân khu: Sơn Tây, Tuy Viễn, Tây Bắc; bí thư thứ hai Trung ương cục Tây Bắc, chỉ huy các chiến dịch tại bắc và nam Sơn Tây. 1949 chỉ huy quân chủ lực tiến vào Tứ Xuyên, hiệp đồng với Dã chiến quân 2, mở chiến dịch Thành Đô; tư lệnh Quân khu Tây Nam, bí thư thứ ba Trung ương cục Tây Nam. Từ 1954 phó chủ tịch: Hội đồng QS CM nhân dân, Hội đồng quốc phòng, phó thủ tướng Quốc vụ viện, ủy viên BCHTƯ ĐCS TQ khóa VII, VIII. ủy viên BCT khóa VIII. Bị bức hại trong “đại CM văn hóa”, mất tại Bắc Kinh 9.6.1969.

        HẠ LONG**, vịnh, thắng cảnh nổi tiếng của VN được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới, ở tây bắc Vịnh Bắc Bộ, thuộc t. Quảng Ninh; dt 1.500km2, dài 40km, sâu 40-50m. Có trên 1.000 đảo lớn nhỏ, phần lớn là núi đá vôi. Trên bờ tây bắc là tp Hạ Long, hai cảng than lớn: Hòn Gai, Cửa Ông. Tại HL, 24.3.1946 trên chiến hạm Emin, chủ tịch Hồ Chí Minh đã hội đàm với tướng Pháp Đacgiăngliơ. Trong ngày đầu chiến tranh phá hoại của Mĩ chống miền Bắc VN (5.8.1964), 3 máy bay Mĩ bị bắn rơi, phi công Mĩ đầu tiên (Anvaret) bị bắt sống.

        HẠ SĨ. bậc quân hàm khởi đầu của hạ sĩ quan, dưới trung sĩ. Trong QĐND VN, bậc HS được quy định lần đầu tại sắc lệnh 33/SL ngày 22.3.1946 của chủ tịch nước VN DCCH; thường trao cho quân nhân giữ chức vụ tiểu đội trưởng và tương đương. 

        HẠ SĨ QUAN, gọi chung quân nhân có qụân hàm hạ sĩ, trung sĩ, thượng sĩ phục vụ trong QĐND VN theo Luật nghĩa vụ quân sự.

        HẠ TẦNG QUÂN SỰ, tổng thể hệ thống các công trình quốc phòng, khu QS được sử dụng cho việc bảo đảm duy trì và tiến hành các hoạt động QS; đối tượng nghiên cứu chủ yếu của khoa học kinh tế QS. Bao gồm các doanh trại, cơ sở chỉ huy và điều khiển QS; hệ thống công sự và phương tiện phòng tránh, bảo vệ; hệ thống các thiết bị công trình, sân bay QS, quân cảng; hệ thống trận địa, bãi tập; các trung tâm và mạng thông tin liên lạc QS; hệ thống kho tàng và mạng lưới giao thông vận tải QS. Trong HTQS có nhiều yếu tố mang tính lưỡng dụng QS và dân sinh cần được xây dựng và khai thác kết hợp trong phát triển kinh tế - xã hội và củng cố quốc phòng - an ninh. HTQS của mỗi quốc gia được quy hoạch phát triển thống nhất, đồng bộ, đáp ứng ý đổ chiến lược lâu dài và phù hợp với những đặc điểm riêng (yêu cầu cụ thể của từng địa bàn chiến lược, chức năng nhiệm vụ của từng quân chủng, binh chủng và thế bố trí kết hợp QS và dân sinh). Nhiều nước mở rộng các hình thức hợp tác cùng xây dựng và khai thác các cơ sở HTQS. Chiến tranh càng hiện đại, yêu cầu đối với HTQS càng cao, HTQS ngày càng được đánh giá là những điểm nhạy cảm, dễ bị tổn thương nhất trong chiến tranh. Vì vậy, trong xây dựng và phát triển HTQS thời bình, phải trù tính các biện pháp phòng thủ, bảo vệ khi xảy ra chiến tranh. Ngược lại, trong kế hoạch tác chiến của QĐ các nước cũng luôn đặt lên hàng đầu các phương án đánh phá và làm tê liệt HTQS của đối phương.

        HAI BÀ TRƯNG X. TRƯNG TRẮC

        “HẢI CẢNG LỮ THUẬN THẤT THỦ”, bài viết của Lênin đăng trên báo “Tiến lên”, số 2, ngày 14.1.1905, bình luận về sự kiện hải cảng Lữ Thuận do QĐ Nga hoàng chiếm đóng bị thất thủ sau 8 tháng phong tỏa và tiến công của QĐ Nhật. Nội dung chính: phân tích sâu sắc sự phá sản về QS và cuộc khủng hoảng chính trị của chế độ chuyên chế Nga hoàng; chỉ ra tính tất yếu của cuộc CM đang đến gần ở Nga; coi thất bại QS của Nga trong cuộc chiến tranh Nga - Nhật (1904-05) là dấu hiệu sụp đổ của toàn bộ hệ thống chính trị Nga hoàng; khẳng định còn sự thống trị giai cấp bóc lột thì chiến tranh là không thể trừ bỏ được; cuộc chiến tranh hiện đại đòi hỏi phải có nguồn nhân lực chất lượng cao “không có lục quân và thủy quân có sáng kiến và giác ngộ thì không thể có được thắng lợi”; dự báo sự thất bại của Nga hoàng trong chiến tranh sẽ làm cho các lực lượng CM trong nước Nga có điều kiện phát triển, đẩy nhanh quá trình lật đổ chế độ chuyên chế, mở đường đi tới CM XHCN bằng một cuộc chiến tranh mới: “chiến tranh của nhân dân chống chế độ chuyên chế”, “chiến tranh của giai cấp vô sản giành tự do”. Sự tiên đoán khoa học của Lênin trong “HCLTTT” đã trở thành hiện thực với thắng lợi của cuộc CM XHCN tháng Mười Nga (1917).
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #6 vào lúc: 14 Tháng Bảy, 2019, 05:26:48 pm »


        HẢI DƯƠNG, tỉnh đồng bằng Bắc Bộ; bắc giáp Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh, nam giáp Thái Bình, đông giáp Hải Phòng, tây giáp Hưng Yên. Dt 1.648,37km2; ds 1,689 triệu người (2003); các dân tộc: Kinh, Hoa, Sán Dìu, Tày. Nguyên là trấn Hải Dương (bao gồm địa bàn t. HD, tp Hải Phòng và một phần các tỉnh Quảng Ninh, Hưng Yên ngày nay); 1831 đổi thành tỉnh. 1887-88 lần lượt cắt một số huyện, tổng để thành lập nha Hải Phòng, sau là t. Hải Phòng. Đầu tk 20 cắt một số huyện về Quảng Yên và Hưng Yên. 1968 hợp nhất với Hưng Yên thành t. Hải Hưng; 1996 tái lập. Tổ chức hành chính: 11 huyện, 1 thành phố; tỉnh lị: tp Hải Dương. Địa hình phần lớn là đồng bằng (trừ hai huyện miền núi Chí Linh và Kinh Môn). Nhiều sông ngòi thuộc hệ thống sông Thái Bình. Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình hàng năm 23°c, lượng mưa 1.500mm/năm. Tỉnh nông nghiệp. Sản lượng lương thực có hạt 2002 đạt 841 nghìn tấn (lúa 825 nghìn tấn). Công nghiệp: các nhà máy xi măng Hoàng Thạch, Duyên Linh; nhiệt điện Phả Lại; sứ Hải Dương... Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2002 đạt 3.988 tỉ đồng. Giao thông: đường sắt Hà Nội - Hải Phòng qua tp Hải Dương; đường bộ: QL 5, QL 18, đường 183...; đường thủy trên sông Thái Bình... Quê hương Mạc Đĩnh Chi, Phạm Sư Mạnh, Tuệ Tĩnh, Quận He (Nguyễn Hữu Cầu), Mạc Thị Bưởi, Nguyễn Lương Bằng... Truyền thống lịch sử CM: phong trào du kích đường 5. Địa danh lịch sử QS: khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc, bến Bình Than, căn cứ An Lạc của Lê Hoàn, khu căn cứ du kích Nhị Chiểu trong KCCP...



        HẢI DƯƠNG HỌC, khoa học nghiên cứu về các quá trình vật lí, hóa học, địa chất, sinh học của biển. Gồm các ngành vật lí biển, hóa học biển, sinh vật biển, địa chất biển, khí tượng thủy văn biển. Đối tượng nghiên cứu của HDH bao gồm bờ biển, địa mạo đáy biển, nền đất đáy biển, tính chất vật lí, hóa học của nước biển, các dòng hải lưu, thủy triều, sóng biển, các hiện tượng quang học và truyền âm trong môi trường nước biển... Các số liệu đo đạc, khảo sát, nghiên cứu được sử dụng để lập bản đồ biển, bảng tra cứu cho hoa tiêu hàng hải, phục vụ cho công tác bảo đảm hàng hải, nâng cao hiệu quả chiến đấu của các loại tàu hải quân... 

        HẢI ĐOÀN, 1) binh đoàn chiến thuật của hải quân một số nước, gồm một số hải đội tàu cùng loại hoặc khác loại, được dùng để thực hiện những nhiệm vụ nhất định trên một số khu vực của chiến trường biển (đại dương). HĐ có thể thuộc biên chế hạm đội (phân hạm đội, vùng hải quân) hoặc độc lập. Trong hài quân nhân dân VN có các HĐ tàu chiến đấu, tàu vận tải, tàu đánh cá vũ trang...; 2) binh đoàn, liên binh đoàn chiến dịch - chiến thuật trong hải quân (hải lực) của một số nước gồm một số sư đoàn, lữ đoàn và các hải đội độc lập tàu mặt nước, tàu ngầm; 3) nhóm (binh đoàn) tàu mặt nước được lâm thời tổ chức khi hoạt động trên biển xa.

        HẢI ĐOÀN BIÊN PHÒNG, đơn vị chiến đấu cấp chiến thuật của Bộ đội biên phòng làm nhiệm vụ cơ động chiến đấu, bảo vệ chu quyền biên giới trên vùng biển được giao; trực thuộc BTL bộ đội biên phòng. Có chức năng: bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội, tuần tra kiểm soát, ngăn chặn, bắt giữ, xử lí tàu thuyền nước ngoài xâm phạm vùng biển VN (hoạt động tình báo, gián điệp, đánh bắt trộm hải sản, buôn bán trái phép và các hành vi vi phạm khác); ngăn chặn, bắt giữ người, tàu thuyền trong nước chạy trốn, vượt biển đi nước ngoài và bọn tội phạm hoạt động trên biển... Phạm vi hoạt động do BQP quy định.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #7 vào lúc: 14 Tháng Bảy, 2019, 05:28:50 pm »


        HÁI ĐỒ, bản đồ các đại dương, biển, eo biển, vịnh, vũng, cảng, đảo... và vùng bờ biển có liên quan, dùng cho công tác bảo đảm hàng hải, giải quyết các nhiệm vụ kinh tế, quốc phòng, nghiên cứu khoa học... Theo tác dụng, HĐ được chia ra: HĐ hàng hải, HĐ hải dương học, HĐ chuyên dụng, HĐ tra cứu.

        HẢI ĐỘI, binh đội (phân đội) chiến thuật cơ sở của hải quân ở nhiều nước, được trang bị các tàu chiến cùng loại, thường từ tàu cấp 2 trở xuống (cấp 2, cấp 3, cấp 4) để thực hiện nhiệm vụ nhất định. HĐ có thể thuộc biên chế của hải đoàn, vùng hải quân hoặc độc lập. HĐ thường được gọi theo chức năng hoặc loại tàu: HĐ tàu khu trục, HĐ tàu tuần tiễu, HĐ tàu ngư lôi.

        HẢI ĐỘI BIÊN PHÒNG, đơn vị chiến đấu cơ sở của Bộ đội biên phòng, làm nhiệm vụ quản lí, bảo vệ chủ quyền khu vực biên phòng trên sông, vùng biển dược giao; trực thuộc Bộ chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh hoặc thuộc biên chế của hải đoàn biên phòng. HĐBP có chức năng bảo vệ an ninh, trật tự xã hội, tuần tra bảo vệ nội thuỷ, lãnh hải; bắt giữ, xử lí người và tàu thuyền vi phạm quy chế biên giới quốc gia, xâm phạm lợi ích quốc gia trên biển, truy bắt, chiến đấu chống bọn tội phạm phá hoại an ninh trên biển. Phạm vi, thời gian hoạt động của HĐBP do cấp trên quy định.

        HẢI HƯNG, tỉnh cũ ở đồng bằng Bắc Bộ. Tỉnh lị: tx Hải Dương. Thành lập 3.1968 do sáp nhập hai tỉnh Hải Dương và Hưng Yên. 11.1996 chia lại thành hai tỉnh. 6.11.1978, LLVTND Hải Hưng được phong tặng danh hiệu Ah LLVTND.

        HẢI KHẨU, thành phố cảng, thủ phủ t. Hải Nam (TQ). Nằm ở đông bắc đảo Hải Nam, vị trí trung tâm tại vĩ tuyến 20°03’ bắc, kinh tuyến 110°20’ đông. Dt 218km2; ds 410 nghìn người (1999). Xây dựng từ 1926. Hiện là thành phố lớn nhất, trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa của t. Hải Nam. 2.1939 quân Nhật đổ bộ lên HK, chiếm đảo Hải Nam. 23.4.1950 được QGP nhân dân TQ giải phóng.

        HẢI LÍ, đơn vị đo chiều dài trên biển. Có: HL quốc tế(1.852m, được đa số các nước sử dụng), HL Anh, Nhật (1.853,18m), HL Mĩ (1.853,24m), HL Italia (1.851m)... Dùng trong việc xác định khoảng cách, tính tốc độ của phương tiện đi biển, phân định thềm lục địa, phân chia vùng biển quốc gia và quốc tế...

        HẢI LƯU (dòng biển), hiện tượng chuyển động của các lớp nước biển theo chiều ngang tạo thành các dòng chảy quy mô lớn, với các vận tốc khác nhau và tương đối ổn định trên từng khu vực. Nguyên nhân chủ yếu sinh ra HL là tác động của gió và sự khác nhau về tính chất hóa lí giữa các khối nước. Các dòng HL thường chảy dọc theo bờ các lục địa và tác động mạnh đến khí hậu các vùng đó. Đồng thời theo quy luật đối lưu, hình thành những dòng HL ngầm ngược chiều với dòng HL trên bề mặt. Phần lớn các đại dương, biển đều có các dòng HL lớn. Trong QS khi tính toán hành trình của tàu, khi thả mìn trên biển đều phải tính đến tác động của dòng HL.

        HẢI NAM, đảo lớn nhất của TQ ở Biển Đông. Nằm ở đông bắc Vịnh Bắc Bộ, phía bắc ngăn cách với bán đảo Lôi Châu qua eo biển Quỳnh Châu rộng 20km. Dt 33.920km2, lớn thứ hai TQ sau đảo Đài Loan. Phía bắc là đồng bằng, giữa và nam là núi, đỉnh cao nhất Ngũ Chỉ Sơn 1.867m. Rừng nhiệt đới quanh năm xanh tốt. Cây trồng: lúa, bông, mía... Bờ biển phía bắc có cảng Hải Khẩu, phía nam có căn cứ hải quân Du Lâm.

        HẢI NINH, tỉnh cũ ở Bắc Bộ. Thành lập 12.1906 do tách các châu Hà Cối, Tiên Yên, Móng Cái từ t. Quảng Yên. 6.1963 sáp nhập với khu Hồng Quảng thành t. Quảng Ninh.

        HẢI PHÒNG, thành phố cảng phía đông đồng bằng Bắc Bộ; bắc và đông bắc giáp Quảng Ninh, tây giáp Hải Dương, nam giáp Thái Bình, đông giáp Vịnh Bắc Bộ. Dt 1.519,19km2; ds 1,754 triệu người (2003); chủ yếu là người Kinh. Nguyên là t. HP, thành lập 9.1887 trên cơ sở nha HP tách từ t. Hải Dương. 1.1898 tách thành hai đơn vị hành chính riêng là t HP và tp HP. 8.1902 t HP đổi tên thành t. Phù Liễn, 2.1906 thành t. Kiến An. 11.1946-12.1948, Kiến An hợp nhát với HP thành liên tinh Hải - Kiến. 6.1956 HP sáp nhập thêm h. Cát Hải và tx Cát Bà (nay hợp nhất thành h. Cát Hải) thuộc khu Hồng Quảng. 10.1962 HP và Kiến An lại hợp nhất thành tp HP. Tổ chức hành chính: 5 quận, 8 huyện (có 2 huyện đảo), 1 thị xã. Địa hình chủ yếu là đồng bằng (85% diện tích); có đồi núi thấp ở Cát Hải, Thủy Nguyên, Đồ Sơn, Kiến An. Hệ thống sông ngòi dày đặc, các sông lớn: Thái Bình, Kinh Thày, Bạch Đằng, Đá Bạc, Cửa Cấm, Lạch Tray, Văn úc, Sông Luộc, Sông Hóa. Bờ biển dài 125km, bị chia cắt mạnh với các cửa sông: Cửa Cấm, Lạch Tray, Văn Úc, Thái Bình. Ven biển có khoảng 400 đảo; xa nhất là đảo Bạch Long Vĩ (136km); đáy biển sâu 5-10m, nhiều đá ngầm. Thuộc vùng kinh tế trọng điểm các tỉnh phía Bắc, có thế mạnh phát triển công nghiệp và dịch vụ. Công nghiệp: đóng tàu, cơ khí, xi măng, chế biến hải sản, sản xuất hàng tiêu dùng, thủy tinh... Các khu công nghiệp: đường 5, Bắc Thủy Nguyên, Đình Vũ, Kiến An. Giá trị sản xuất công nghiệp 2002 đạt 11.172,4 tỉ đồng. Sản lượng lương thực có hạt 2002 đạt 500 nghìn tấn (lúa 498,4 nghìn tấn); thủy sản 56,1 nghìn tấn. Hệ thống đường bộ: QL 5, QL 10; đường sắt HP - Hà Nội; sân bay Cát Bi; giao thông đường thủy theo các tuyến đường sông, đường biển, cảng HP là cảng biển lớn. Sự kiện lịch sử QS: ba lần chiến thắng trên sông Bạch Đằng (938, 981 và 1288). Địa danh lịch sử QS: Đồ Sơn, căn cứ khởi nghĩa của Quận He (Nguyễn Hữu Cầu) và là điểm xuất phát của đường Hồ Chí Minh trên biển. 6.11.1978, LLVTND Hải Phòng được phong tặng danh hiệu Ah LLVTND.


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #8 vào lúc: 14 Tháng Bảy, 2019, 05:30:15 pm »


        HẢI QUÂN, bộ phận của LLVT những nước có biển, thực hiện các nhiệm vụ trên chiến trường biển và đại dương hoặc sông nước. HQ hiện đại thường được trang bị tàu mặt nước, tàu ngầm, không quân HQ, tên lửa - pháo bờ biển và HQ đánh bộ. HQ có khả năng tác chiến độc lập hoặc hiệp đồng với các lực lượng khác khi tiến công HQ đối phương trên biển (đại dương) và trong căn cứ, cắt đứt giao thông trên biển của địch, bảo vệ giao thông trên biển của mình, yểm trợ lục quân trên chiến trường lục địa, đổ bộ đường biển, vận chuyển trên biển và thực hiện những nhiệm vụ khác (xt quân chủng hải quân).

        HẢI QUÂN ĐÁNH BỘ, binh chủng của hải quân ở nhiều nước, được trang bị và huấn luyện đặc biệt để chiến đấu trong thành phần quân đổ bộ đường biển (độc lập hoặc hiệp đồng với lục quân); tham gia phòng thủ bờ biển, hải đảo, cảng, căn cứ hải quân và thực hiện những nhiệm vụ khác. HQĐB thường tổ chức các binh đoàn, binh đội, gồm một số phân đội bộ binh và các phân đội xe tăng, pháo binh, phòng không, công binh; các phương tiện lội nước,... đáp ứng yêu cầu tác chiến đổ bộ đường biển. HQĐB được thành lập đầu tiên ở Anh (1664), Nga (1705), Mĩ (1775). Trong hải quân nhân dân VN, đơn vị HQĐB đầu tiên thành lập 1975. Cg bộ binh hải quân, lính thủy đánh bộ (Mĩ), thủy quân lục chiến (QĐ Sài Gòn).

        HẢI QUÂN NHẢN DÂN TRUNG QUỐC, quân chủng của Quăn giải phóng nhân dân Trung Quốc. Thành lập 1949, ban đầu có một số đơn vị tàu nổi; phát triển thêm các binh chủng: hải quân đánh bộ, bộ đội phòng thủ bờ biển (1950), không quân hải quân (1952) và binh chủng tàu ngầm. Có 3 hạm đội: Bắc Hải (căn cứ chính: Thanh Đảo, Lữ Thuận, Đại Liên, Uy Hải), Đông Hải (căn cứ chính: Thượng Hải, Ninh Ba, Định Hải) và Nam Hải (căn cứ chính: Hoàng Phố, Sán Đầu, Trạm Giang, Du Lâm, Hải Khẩu). HQNDTQ có khoảng 220.000 người (2001); được trang bị: 69 tàu ngầm, 21 tàu khu trục, 42 tàu frigat, 368 tàu tuần tiễu, 39 tàu quét mìn, 56 tàu đổ bộ. 163 tàu phục vụ và các loại khác; 507 máy bay chiến đấu, 37 máy bay trực thăng.

        HẢI TRÌNH, lũy đất bảo vệ cửa biển Thuận An ở bờ nam Sông Hương, phía nam thôn Quy Lai, nay thuộc xã Phú Thanh, h. Phú Vang, t. Thừa Thiên - Huế. Đắp năm Tự Đức thứ 12 (Kỉ Mùi, 1859), sau khi Pháp đánh Đà Nẵng lần thú nhất (1858). Cùng với thành Trấn Hải và các đồn lũy khác tạo thành hệ thống công trình phòng thủ kinh đô Huế. Bị triệt hạ khi thi hành hiệp ước Quý Mùi (1883).

        HẢI VÂN, đèo ở ranh giới hai tỉnh Thừa Thiên - Huế và Quảng Nam - Đà Nẵng, nơi QL 1 vượt qua dãy núi Bạch Mã, dài 21km (từ km 893 đến km 914), độ cao đỉnh đèo 496m, độ dốc 12%, quanh co, vòng cua hẹp, nguy hiểm, vách taluy cao, vực sâu. Đèo HV có đường sắt Bắc - Nam đi qua bằng sáu hầm xuyên núi với tổng độ dài 3km (hầm ngắn nhất 85m, dài nhất 600m) và 18 cầu nhỏ. Từ 2004 có hầm đường bộ xuyên núi dài 6km.

        HAITI (Cộng hòa Haiti; Repiblik Dayti, p. République d’Haiti, A. Republic of Haiti), quốc gia ở vùng Caribê, gồm phần phía tây đảo Haiti và một số đảo phụ cận. Dt 27.750km2; ds 7,5 triệu người (2003); 90% người da đen. Ngôn ngữ chính thức: tiếng Pháp, tiếng Crêôn. Tôn giáo: đạo Thiên Chúa. Thủ đô: Pooctô - Pranhxơ. Đứng đầu nhà nước là tổng thống. Cơ quan lập pháp quốc hội (một viện). Cơ quan hành pháp: chính phủ. Ba mặt bắc, tây, nam giáp biển Caribê, đông giáp Đôminicana. Núi chiếm phần lớn diện tích lãnh thổ, đỉnh cao nhất: La Xêliê 2.680m. Khí hậu nhiệt đới. Nước nông nghiệp chậm phát triển; kinh tế do các công ti tư bản Mĩ kiểm soát. Cà phê là cây thương mại chính. GDP 3,737 tỉ USD (2002), bình quân đầu người 460 USD. Thành viên LHQ (24.10.1945), Tổ chức các nước châu Mĩ. Lập quan hệ ngoại giao với VN 26.9.1997 - Không có QĐ. Lực lượng cành sát quốc gia 4.000 người.


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #9 vào lúc: 14 Tháng Bảy, 2019, 05:31:11 pm »


        HAKIN (A. Paul Donal Harkins; 1904-84), tư lệnh QĐ Mĩ ở miền Nam VN (1962-64). Đại tướng; phó tham mưu trưởng tập đoàn quân trong CTTG-II, tham mưu trưởng tập đoàn quân trong chiến tranh Triều Tiên. 2.1962 sang miền Nam VN theo chi thị của tổng thổng Kennơđi, H đã chuẩn bị cơ sở cho Mĩ triển khai chiến lược chiến tranh đặc biệt ở miền Nam VN, kiên quyết ủng hộ và duy trì Ngô Đình Diệm. H thường gửi những báo cáo lạc quan cho Oasinhtơn về tình hình chính trị và QS ở miền Nam VN, kể cả báo cáo cho rằng trận Ấp Bắc (2.1.1963) là chiến thắng của QĐ Sài Gòn. Hành động đó gây sự bất bình trong các sĩ quan Mĩ dưới quyền. 6.1964 bị gọi về Mĩ và nghỉ hưu trong năm đó (xt MACV).

        HÀM NGHI (Nguyễn Phúc Ưng Lịch; 1872-1944), vua triều Nguyễn (1884-88), lãnh tụ phong trào cần vương (1885-95). Quê làng Gia Miêu, h. Tống Sơn (nay là h. Hà Trung), t. Thanh Hóa. Lên ngôi 8.1884. Tuy còn ít tuổi nhưng nhiệt thành yêu nước, cùng phái chủ chiến do Tôn Thất Thuyết đứng đầu tích cực chuẩn bị kế hoạch và lực lượng chống Pháp, sau đó tiến hành cuộc nổi dậy ở Huế(5.7.1885). Việc không thành, HN được Tôn Thất Thuyết bí mật hộ giá lên chiến khu Tân Sở (Cam Lộ, Quảng Trị), hạ “Chiếu Cần Vương" (13.7.1885), phát động phong trào Cần Vương (1885-95) trong cả nước. Hơn 3 năm, quân Pháp truy lùng, tìm cách dụ dỗ mua chuộc đều không kết quả. 1.11.1888 HN bị Trương Quang Ngọc phản bội bắt nộp cho Pháp, bị đưa đi an trí ở Angiêri và mất tại đó.

        HÀM TỬ, bến ở tả ngạn Sông Hồng, nam Hà Nội 18km, nơi Trần Nhật Duật đại thắng quân Nguyên - Mông do Toa Đô chỉ huy (x. trận Hàm Tử) trong giai đoạn phản công của kháng chiến chống Nguyên - Mông lần II (1285). Nay thuộc địa phận xã Hàm Tử, h. khoái Châu, t. Hưng Yên.

        HẠM ĐỘI, liên binh đoàn chiến dịch - chiến lược của hải quân, dùng để thực hiện các nhiệm vụ chiến dịch hoặc chiến lược trên chiến trường biển (đại dương) đã định. HĐ có thể độc lập hoặc hiệp đồng với các liên binh đoàn (binh đoàn) của hải quân và các quân chủng, binh chủng tiến hành các chiến dịch và những hoạt động tác chiến khác trên biển (đại dương). HĐ thường gồm một số binh đoàn (binh đội) tàu mặt nước, tàu ngầm, không quân hài quân, hải quân đánh bộ, tên lửa - pháo bờ biển và các phân đội (binh đội) chuyên môn (bổ trợ) khác; có thể có cả phân hạm đội. HĐ còn có hệ thống căn cứ hải quân, khu trú đậu, sân bay, các cơ sở hậu cần, xưởng sửa chữa tàu và vũ khí trang bị, hệ thống thông tin - quan sát... để bảo đảm mọi mặt cho tác chiến và hoạt động thường ngày của các lực lượng. Những nước có hải quân nhỏ thường không tổ chức HĐ. Những nước có hải quân lớn có thể tổ chức một số HĐ, như: hải quân Mĩ có HĐ 2 ở Đại Tây Dương, HĐ 6 ở Địa Trung Hải, HĐ 3 ở đông và HĐ 7 ở tây Thái Bình Dương; hải quân TQ có HĐ Bắc Hải, HĐ Đông Hải, HĐ Nam Hải, hoạt động ở các vùng biển phía bắc, phía đông, phía nam TQ. Ở một số quốc gia, thuật ngữ HĐ còn dùng để chỉ một tập hợp lớn các tàu hoặc máy bay cùng thực hiện một chức năng: HĐ tàu buôn (vận tải), HĐ đánh cá, HĐ hàng không dân dụng...; hoặc cùng loại động lực: HĐ buồm, HĐ máy hơi nước, HĐ nguyên tử...

        HẠM ĐỘI 7, hạm đội của hải quân Mĩ chuyên tiến hành các chiến dịch tiến công trên biển, chi viện cho lục quân hoạt động tác chiến, bảo vệ tuyến hàng hải viễn dương của Mĩ và đồng minh trên vùng biển tây Thái Bình Dương và đông Ấn Độ Dương (từ eo biển Bêrinh xuống Nam Cực và từ kinh tuyến 90° đông tới kinh tuyến 160° đông, khoảng 30 triệu hải lí vuông). Thành lập 15.3.1943, trực thuộc BTL Thái Bình Dương. Được tổ chức tương đối hoàn chỉnh từ 1957. HĐ7 bao gồm 9 lực lượng đặc nhiệm: 70 (hỗn hợp, có tàu chỉ huy), 71 (công kích tuyến bắc), 72 (tuần tiều hải - không), 73 (cung ứng hậu cán), 74 (bảo vệ khu vực), 75 (cảnh giới đường biển vào Nhật), 76 (vận tải đổ bộ, sau này thành lực lượng tác chiến thủy - bộ), 77 (công kích tuyến nam), 78 (quét thủy lôi). HĐ7 đã tham gia CTTG-II ở chiến trường tây Thái Bình Dương (1943-45), chiến tranh Triều Tiên (1950-53). Trong chiến tranh xâm lược VN, 1964-73 HĐ7 đã sử dụng lực lượng đặc nhiệm 77 (có 3-4 tàu sân bay), 76 (tác chiến thủy - bộ), 73 (tiếp nhiên liệu, bom, đạn...), lập cụm lực lượng 70, 78 (đánh phá ven biển) và 117 (tiến công đường sông) với gần 60 tàu các loại, trực tiếp dùng máy bay đánh phá miền Bác VN, Lào, rải mìn phong tỏa các cảng biển ở miền Bắc VN, chi viện đường không cho quân Mĩ - Sài Gòn ở miền Nam VN; chịu nhiều tổn thất về người và phương tiện, đã 8 lần thay đổi tư lệnh hạm đội. 2001 HĐ7 có 50-60 tàu, 350 máy bay, 60.000 quân. SCH đóng ở căn cứ liên hợp Yôcôxưca (Nhật).
Logged

Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM