Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:38:54 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: H  (Đọc 8206 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #40 vào lúc: 15 Tháng Bảy, 2019, 02:51:12 pm »


        HIỆP ƯỚC BECLIN (1940), hiệp ước hình thành trục phát xít, kí 27.9.1940 tại Beclin (Đức) giữa Đức, Ý và Nhật nhằm mở rộng CTTG-II, phân chia lại phạm vi thống trị thế giới. HƯB quy định: Đức và Ý có vai trò chủ đạo trong việc lập “trật tự mới” ở châu Âu; Nhật ở “Đại Đông Á”; ba nước cam kết hợp tác và ủng hộ nhau toàn diện cả về QS, kinh tế, chính trị khi một trong ba nước bị tấn công. HƯB có giá trị 10 năm, có hiệu lực ngay sau khi kí. 1940-41 các chính phủ: Hunggari, Rumani, Bungari, Tây Ban Nha, Croatia, Phần Lan. Thái Lan, Mãn Châu... tham gia HƯB. Do thất bại trong CTTG-II, trục phát xít đã sụp đổ hoàn toàn (9.1945), HƯB không còn giá trị.

        HIỆP ƯỚC BIÊN GIỚI, điều ước quốc tế quy định những vấn đề có tính nguyên tắc để xác định biên giới quốc gia, phương pháp cố định đường biên giới quốc gia và xây dựng quan hệ biên giới hòa bình hữu nghị giữa các nước có chung biên giới; là văn bản pháp lí cơ bản, làm cơ sở để kí kết các hiệp định, hiệp nghị, nghị định thư về phán giới, cắm mốc trên thực địa, thường có hiệu lực lâu dài, được kí kết và phê chuẩn ở cấp nhà nước cao nhất.

        HIỆP ƯỚC BỔ SƯNG HIỆP ƯỚC HOẠCH ĐỊNH BIÊN GIỚI QUỐC GIA VIỆT NAM - LÀO (24.1.1986), hiệp ước kí tại Viêng Chăn giữa đại diện toàn quyền chủ tịch nước CHXHCN VN (Nguyễn Cơ Thạch) và đại diện toàn quyền chủ tịch nước CHDC nhân dân Lào (Phun Xipaxơt) về việc bổ sung sửa đổi đường biên giới quốc gia VN-Lào trong quá trình phân giới trên thực địa so với đường biên giới quốc gia hoạch định theo hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia Việt Nam - Lào (1977) nhằm giải quyết vấn đề biên giới quốc gia giữa hai nước thể hiện trên văn bản, bản đồ và trên thực địa bang một hệ thống mốc quốc giới chính quy. Nội dung: thống nhất các nguyên tắc về đường biên giới quốc gia trên sông, suối, cầu biên giới từ bắc đến nam (cả trong trường hợp sông, suối đổi dòng), biên giới ở các bãi bồi, cù lao... và quy định về hiệu lực đối với các điều khoản không được sửa đổi.

        HIỆP ƯỚC CAMPUCHIA - XIÊM (1863), hiệp ước kí 1.12.1863 giữa vua Campuchia (Nôrôđôm I) với triều đình Xiêm (Thái Lan) trước phản ứng của Xiêm về hiệp ước Pháp -  Campuchia (11.8.1863), nhằm tạo thế cân bằng của cả Pháp và Xiêm đối với Campuchia. Nội dung chủ yếu: Xiêm hứa sẽ “che chở” cho Campuchia; vua Xiêm đồng ý làm lễ tấn phong cho Nỏrôđôm I làm vua ở Campuchia (chư hầu của Xiêm); Campuchia cắt cho Xiêm hai tỉnh: Puốc Xát và Côngpông Xoài...; HƯC-X gây nên sự phản ứng gay gắt về phía Pháp, nên khi Nôrôđôm I đi Băng Cốc nhận lễ tấn phong (3.3.1864), Pháp cho quân đánh chiếm hoàng cung Campuchia ở U Đông, buộc Nôrôđôm I phải trở về.

        HIỆP ƯỚC CẤM SỬ DỤNG MÌN SÁT THƯƠNG, hiệp ước do 121 nước kí 4.10.1997 tại Ôttaoa (Canada). Về việc: cấm sử dụng, phát triển, sản xuất, chuyển giao và tàng trữ mìn sát thương, phá hủy toàn bộ kho mìn sát thương (mìn chống bộ binh) của mỗi nước trong 4 năm (kể từ khi hiệp ước có hiệu lực) và dọn sạch các bãi mìn trong 10 năm. HƯCSDMST có giá trị không thời hạn và mở cho mọi nước tham gia; đem lại hi vọng thủ tiêu loại vũ khí sử dụng bừa bãi và vô nhân đạo nhất trong chiến tranh thông thường, xóa bỏ một nguy cơ thường xuyên đe dọa tính mạng con người sau chiến tranh.

        HIỆP ƯỚC CẤM THỬ VŨ KHÍ HẠT NHÂN, hiệp ước do Ủy ban giải trừ quân bị soạn thảo, được ba nước LX, Mĩ, Anh kí 5.8.1963 (có hiệu lực 10.10.1963) về việc cấm các nước thành viên tiến hành thử vũ khí hạt nhân trong khí quyển, vũ trụ và dưới nước. HƯCTVKHN có giá trị không thời hạn, mở cho các nước tham gia. HƯCTVKHN mở đầu cho quá trình thương lượng giải trừ vũ khí hạt nhân.

        HIỆP ƯỚC GIÁP THÂN (6.6.1884), hiệp ước kí tại Huế giữa đại diện triều đình Nguyễn, VN (Nguyễn Văn Tường, thượng thư Bộ lại; Phạm Thận Duật, thượng thư Bộ hộ; Tôn Thất Phan, quyền thượng thư Bộ công) với đại diện Pháp (Giuyn Patơnôt, đặc phái viên chính phủ Pháp bên cạnh hoàng đế Trung Hoa) về việc sửa đổi một số nội dung hiệp ước Quý Mùi (1883) nhằm nhanh chóng bình định và đặt quyền bảo hộ của Pháp ở VN. Gồm 19 khoản, với nội dung chủ yếu: triều đình Huế chấp nhận sự bảo hộ và quyền đại diện về ngoại giao của Pháp đối với VN; chấp nhận sự phân chia lại địa giới và quyền thống trị ở ba miền: Nam Kì (từ nam t. Bình Thuận trở vào) thuộc chủ quyền của Pháp, Trung Kì (từ nam t. Bình Thuận trở ra tới nam t. Ninh Bình) do Nam  triều tiếp tục cai trị dưới sự giám sát của quan tổng trú sứ Pháp, Bắc Kì (từ nam t. Ninh Bình tới biên giới VN - TQ) Pháp sẽ thực hiện quyền bảo hộ bằng hệ thống quan trú sứ ở các tỉnh để kiểm soát các quan cai trị VN; cho Pháp nắm độc quyền thuế thương chính và tự do đóng quân trên toàn lãnh thổ VN. HƯGT là hiệp ước cuối cùng giữa triều đình Huế và Pháp công nhận sự thống trị của thực dân Pháp đối với VN và xác định vị trí tay sai của nhà nước phong kiến Nguyễn. Cg hiệp ước Patơnôt.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #41 vào lúc: 15 Tháng Bảy, 2019, 02:52:07 pm »


        HIỆP ƯỚC GIÁP TÍ (15.7.1864), hiệp ước kí tại Huế giữa đại diện triều Nguyễn, VN (chánh sứ Phan Thanh Giản, phó sứ Trần Tiến Thành và phó sứ Phan Huy Vịnh) với đại diện Pháp (Ôbarê, trung tá hải quân, lãnh sự ở Huế) nhầm sửa đổi hiệp ước Nhâm Tuất (5.6.1862). Nội dung chính: Pháp trả lại ba tỉnh Biên Hoà, Gia Định, Định Tường; triều đình Huế thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp ở sáu tỉnh Nam Kì, cho Pháp chiếm đóng Sài Gòn, Mĩ Tho, Vũng Tàu và được trú ở cửa biển Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên để buôn bán; mỗi năm bồi thường cho Pháp 2 triệu phrăng (liên tục trong 40 năm). HƯGT không được Bộ hải quân và thuộc địa chấp nhận, bị dư luận ở chính quốc phản đối, nên Napôlêông III ra lệnh đình chỉ thi hành và giữ nguyên hiệp ước Nhâm Tuất (5.6.1862)

        HIỆP ƯỚC GIÁP TUẤT (15.3.1874), hiệp ước kí tại Sài Gòn giữa đại diện triểu Nguyễn, VN (chánh sứ Lê Tuấn, thượng thư Bộ hình và phó sứ Nguyễn Vân Tường, tả tham tri Bộ lễ) với đại diện Pháp (Đuyprê, thiếu tướng hải quân, phó đô đốc kiêm tổng chỉ huy QĐ viễn chinh Pháp tại Nam Kì) sau khi quân Pháp đánh chiếm ba tỉnh cuối cùng phía tây Nam Kì và Hà Nội, Hải Dương, Nam Định, Ninh Bình. Gồm 22 điều khoản, với nội dung chủ yếu: triều đình Huế thừa nhận chủ quyền của Pháp từ phía nam t. Bình Thuận trở vào; nhận sự bảo hộ về QS và một số mặt về tài chính, giáo dục; thi hành chính sách ngoại giao phù hợp với chính sách ngoại giao của Pháp; tiếp tục bồi thường chiến phí cho Tây Ban Nha; cho phép tự do truyền đạo, hành đạo; mờ thêm cửa biển Thị Nại (Bình Định), Ninh Hải (Hải Dương), Hà Nội và Sông Hồng (từ biển đến Vân Nam) để cho người nước ngoài tự do cư trú. buôn bán ở những nơi đó. HƯGT thay cho hiệp ước Nhâm Tuất (5.6.1862) và có giá trị không hạn định.

        HIỆP ƯỚC HACMÁNG X. HIỆP ƯỚC QUÝ MÙI (1883)

        HIỆP ƯỚC HÒA BÌNH VECXÂY (1919), một trong những hiệp ước cơ bản kết thúc CTTG-I, kí 28.6.1919 tại Vecxây (Pháp) giữa một bên gồm 27 nước chiến thắng (Mĩ, Anh, Pháp, Italia, Nhật, Bỉ...) và một bên là nước Đức chiến bại. Nước Nga xô viết không được mời tham gia. Các điều kiện của hiệp ước được soạn thảo trong hội nghị hòa bình Pari (1919-20) và có hiệu lực từ 10.1.1920. HƯHBV phân chia lại thế giới tư bản có lợi cho những nước lớn chiến thắng. Theo hiệp ước, Đức phải trả lại vùng tây Andat và Loren cho Pháp, hạt Manmađi và Âypen cho Bỉ; Pôdơnan, một phần vùng Pômôrie và những địa hạt khác ở Tây Phổ cho Ba Lan; thành phố Đanxic và vùng ngoại vi được tuyên bố là thành phố tự do; Mêmen được giao cho các nước lớn chiến thắng quản lí (từ 2.1923 chuyển cho Litva). Qua trưng cầu dân ý, vùng Xletvich chuyển cho Đan Mạch (1920) và thượng Xiledi cho Ba Lan (1921). Các mỏ than hạt Xarơ thuộc quyền sở hữu của Pháp. Để bảo đảm an ninh dọc biên giới phía tây của Đức, vùng Sông Ranh được phi QS hóa. Các thuộc địa của Đức được phân chia cho các nước lớn chiến thắng, trong đó Anh, Pháp giành phần lớn nhất. Ngoài ra Đức phải xuất 20 tỉ mác vàng để bồi thường thiệt hại. Về QS bãi bỏ chế độ nghĩa vụ QS và giải thể BTTM Đức; hạn chế LLVT Đức trong phạm vi lục quân 100.000 người, hải quân 15.000 người: các nước Đổng minh kiểm soát việc sản xuất vũ khí và cấm chuyên chở vào Đức vũ khí và các dụng cụ chiến tranh HƯHBV phản ánh những mâu thuẫn quyền lợi sâu sắc của các nước đế quốc sau CTTG-I, đồng thời bộc lộ ý đồ chống nước Nga xô viết, phủ định hòa ước Bret - Litôp và mọi hiệp nghị khác đã kí với chính phủ xô viết. Quốc hội Mĩ không phê chuẩn hiệp ước và là một trong những nước đã tiếp tay cho Đức vi phạm hiệp ước (trên thực tế nhiều điều khoản của HƯHBV đã không được thực hiện và bị vi phạm nghiêm trọng: vấn đề bồi thường chiến tranh, chế độ nghĩa vụ QS. vùng phi QS hóa...), dẫn đến sự ra đời chủ nghĩa phát xít Đức - nguyên nhân gây ra CTTG-II. Nhân cơ hội đại biểu các nước chiến thắng họp kí HƯHBV, Nguyễn Ái Quốc thay mặt những người VN yêu nước gửi cho đoàn đại biểu các nước đồng minh đến họp bản yêu sách tám điểm, đòi nước Pháp và các nước lớn phải thừa nhận quyền tự do và bình đẳng của dân tộc VN. Bản yêu sách này còn được gửi tới các nghị viên của quốc hội Pháp và sau được đăng trên báo “Nhân đạo” và nhiều báo khác ở Pháp.

        HIỆP ƯỚC HÒA BÌNH XAN PHRANXIXCÔ (8.9.1951), hiệp ước của 48 nước kí riêng rẽ với Nhật tại hội nghị ở Xan Phranxixcô (Mĩ), trong đó phần lớn các nước tham gia hội nghị trên thực tế không có LLVT tham gia chiến tranh chống Nhật. LX, Ba Lan, Tiệp Khắc không kí hiệp ước. TQ, Triều Tiên, Mông cổ, VN không được mời tham gia hội nghị. Ấn Độ và Mianma từ chối không tham gia. Nội dung chính của hiệp ước: không buộc Nhật phải thừa nhận chủ quyền của LX ở các đảo Curin, nam Xakhalin; chủ quyền của TQ ở Mãn Châu Lí và Đài Loan; không hạn chế sự phát triển LLVT và công nghiệp chiến tranh của Nhật; hợp thức hóa việc Mĩ chiếm đóng các đảo Riukiu, Bônhin, Rôdariô, Vôncanôcùng những đảo khác; Nhật được tham gia liên minh QS chống các nước khác... HƯHBXP đã vi phạm tuyên bố của hội nghị Pôtxđam (17.7-2.8.1945), đặt cơ sở pháp lí cho liên minh QS Mĩ - Nhật.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #42 vào lúc: 15 Tháng Bảy, 2019, 02:53:04 pm »


        HIỆP ƯỚC HOẠCH ĐỊNH BIÊN GIỚI QUỐC GIA VIỆT NAM - CAMPUCHIA (1985), hiệp ước kí 27.12.1985 tại Phnôm Pênh giữa đại diện toàn quyền HĐNN nước CHXHCN VN (Nguyễn Cơ Thạch) và đại diện toàn quyền HĐNN nước Cộng hòa nhân dân Campuchia (Hunxen) về việc xác định chính thức đường biên giới quốc gia giữa CHXHCN VN và Cộng hòa nhân dân Campuchia. Gồm 5 điều khoản với nội dung chủ yếu: mô tả toàn tuyến biên giới quốc gia trên đất liền và thống nhất thể hiện trên bản đồ Bonne tỉ lệ 1:100.000 của Sở địa dư Đông Dương trước 1954 và bản đồ UTM tỉ lệ 1:50.000; các vấn để liên quan đến sông, suối, rạch biên giới; nguyên tắc hoạch định biên giới quốc gia trên biển, thành lập ủy ban liên hợp phân giới trên thực địa và cắm mốc quốc giới. VN và Campuchia đã tiến hành lễ trao đổi thư phê chuẩn hiệp ước tại Hà Nội (22.2.1986).

        HIỆP ƯỚC HOẠCH ĐỊNH BIÊN GIỚI QUỐC GIA VIỆT NAM - LÀO (1977), hiệp ước kí 18.7.1977 tại Viêng Chăn giữa đại diện toàn quyền chủ tịch nước CHXHCN VN (Phạm Hùng) với đại diện toàn quyền chủ tịch nước CHDC nhân dân Lào (Phun Xipaxơt) về việc xác định chính thức đường biên giới quốc gia giữa hai nước VN - Lào. Gồm 6 điều khoản, với nội dung chủ yếu: hai bên tôn trọng đường biên giới quốc gia đã có vào lúc hai nước tuyên bố độc lập (VN: 2.9.1945, Lào: 12.10.1945), lấy đường biên giới quốc gia vẽ trên bản đồ do Pháp lập với tỉ lệ 1:100.000 của Sở địa dư Đông Dương xuất bản 1945 làm căn cứ chính để hoạch định đường biên giới quốc gia giữa hai nước, nơi nào hai bên thấy cần điều chỉnh thì thực hiện việc hoạch định trên cơ sở hoàn toàn nhất trí, tôn trọng lẫn nhau vì lợi ích hai bên; thỏa thuận việc hoạch định đường biên giới quốc gia theo hướng chung từ bắc đến nam; xác định cách giải quyết khi đường biên giới quốc gia đi qua cầu, bãi bổi hoặc nếu sông đổi dòng; thành lập và quy định nhiệm vụ của ủy ban liên hợp phân giới cắm mốc trên thực địa; nghị định thư phân giới trên thực địa được hai bên kí sau này sẽ là một phụ lục của hiệp ước; bản đồ đường biên giới quốc gia do hai nước lập ra sẽ là căn cứ chính thức để thực hiện và thay thế cho bản đồ có đường biên giới quốc gia do Pháp lập 1945.

        HIỆP ƯỚC INF nh HIỆP ƯỚC XÔ - MĨ VỂ LOẠI BỎ TÊN LỬA TẦM TRUNG

        HIỆP ƯỚC KHÔNG PHỔ BIẾN VŨ KHÍ HẠT NHÂN, hiệp ước do ủy ban giải trừ quân bị soạn thảo, được LX, Mĩ, Anh và gần 40 nước có và không có vũ khí hạt nhân kí kết 1.7.1968. tại Luân Đôn (Anh), Maxcơva (LX), Oasinhtơn (Mĩ), được LHQ thông qua, có hiộu lực 5.3.1970, mở cho các nước tham gia; có giá trị 25 năm (đến 1995 đa số các nước thành viên đã cam kết kéo dài vô thời hạn). 1995 đã có 178 nước kí. Nội dung chính: các nước có vũ khí hạt nhân cam kết không phổ biến vũ khí hạt nhân cho các nước khác, các nước không có vũ khí hạt nhân cam kết không tiếp nhận sự chuyển giao, sản xuất, chế tạo, tìm kiếm vũ khí hạt nhân, phương tiện điều khiển và thiết bị nổ hạt nhân (trực tiếp hoặc gián tiếp); các nước được quyền chuyển nhượng, hợp tác để phát triển, nghiên cứu, sản xuất, sử dụng năng lượng hạt nhân vào mục đích hòa bình, được kí hiệp ước khu vực không có vũ khí hạt nhân, đàm phán các biện pháp chấm dứt chạy đua vũ trang hạt nhân, giải trừ quân bị hạt nhân... và được rút khỏi hiệp ước (phải thông báo cho các nước thành viên và Hội đồng bảo an LHQ trước 3 tháng). Chính phủ các nước thành viên ủy quyền cho LX, Mĩ, Anh giữ vai trò thường trực, Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế đảm đương chức năng kiểm soát việc thi hành. HƯKPBVKHN đã góp phần kiềm chế sự mở rộng vũ khí hạt nhân, làm giảm nguy cơ chiến tranh hạt nhân. Cg hiệp ước NPT.

        HIỆP ƯỚC NGA - Mĩ VỀ CẮT GIẢM VŨ KHÍ CHIÊN LƯỢC GIAI ĐOẠN II, hiệp ước kí 4.1.1993 tại Maxcơva (Nga) giữa Nga và Mĩ về việc hai nước cam kết cắt giảm 2/3 tổng số vũ khí hạt nhân chiến lược trong 10 năm. Nội dung chính: đến 1.1.2003 Nga và Mĩ sẽ cắt giảm 15.000 trên tổng số 21.000 đầu đạn hạt nhân chiến lược của hai nước (Nga còn 3.000 Mĩ còn 3.500); loại bỏ toàn bộ tên lửa đường đạn siêu nặng bố trí trên mặt đất và mang nhiều đầu đạn hạt nhân (SS- 18 III của Nga. MX của Mĩ); mỗi nước còn từ 1.700 đến 1.750 đầu đạn hạt nhân bố trí trên tàu ngầm và từ 750 đến I.250 đầu đạn hạt nhân trên máy bay ném bom chiến lược; được cải tạo 100 máy bay ném bom hạt nhân để dùng vào nhiệm vụ phi hạt nhân (ngoài số ấn định theo hiệp ước); được cải tạo số tên lửa mang nhiều đầu đạn thành mang một đầu đạn; được cải tạo số hầm chứa tên lửa mang nhiều đầu đạn thành hầm chứa tên lửa mang một đầu đạn; hai bên có quyền thanh tra lẫn nhau... HƯN-MVCGVKCLGĐII trở thành cơ sở giữ cho tình hình quốc tế tương đối ổn định, góp phần hạn chế chạy đua vũ trang và đẩy lùi nguy cơ chiến tranh hạt nhân. Cg hiệp ước START-2.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #43 vào lúc: 15 Tháng Bảy, 2019, 04:08:28 pm »


        HIỆP ƯỚC NHÂM TUẤT (5.6.1862), hiệp ước kí tại Sài Gòn giữa đại diện triều Nguyễn, VN (chánh sứ Phan Thanh Giản và phó sứ Lâm Duy Hiệp) với đại diện Pháp (Bôna, thiếu tướng hải quân, phó đô đốc, tổng chỉ huy liên quân Pháp - Tây Ban Nha) và đại diện Tây Ban Nha (Guttierê, đại tá chỉ huy trưởng QĐ viễn chinh Tây Ban Nha tại Nam Kì) sau khi Pháp đánh chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kì; hiệp ước đầu tiên của triều Nguyễn kí với nước ngoài và mở đầu cho sự đô hộ của Pháp ở VN. Gồm 12 điều khoản với nội dung chủ yếu: ba tỉnh Gia Định, Định Tường, Biên Hoà và đảo Côn Lôn hoàn toàn thuộc chủ quyền của Pháp; Pháp, Tây Ban Nha được tự do truyền đạo ở VN và buôn bán ở các cửa biển Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên; các thương thuyền, chiến thuyền của Pháp tự do hoạt động trên sông Cửu Long tới Campuchia; triều đình Huế phải trả chiến phí (4 triệu USD) cho Pháp và Tây Ban Nha; Pháp sẽ trả lại tỉnh Vĩnh Long nếu triều đình Huế chấm dứt các cuộc khởi nghĩa chống đối Pháp ở tỉnh Gia Định và Định Tường.

        HIỆP ƯỚC NPT nh HIỆP ƯỚC KHÔNG PHỔ BIẾN VŨ KHÍ HẠT NHÂN

        HIỆP ƯỚC PATƠNÔT nh HIỆP ƯỚC GIÁP THÂN(6.6.1884)

        HIỆP ƯỚC PHÁP - CAMPUCHIA 1863. hiệp ước kí 11.8.1863 tại U Đông (kinh đô Campuchia) giữa vua Campuchia (Nôrôđôm I) với tổng chỉ huy lực lượng viễn chinh Pháp ở Nam Kì (Grăngđiê) về việc Campuchia chấp nhận sự bảo hộ của Pháp; được hoàng đế Napôlêông III phê chuẩn 4.1864. Gồm 19 điều khoản với nội dung chủ yếu: Pháp thực hiện bảo hộ Campuchia và giành đặc quyền đặt viên trú sứ thuộc quyền thống đốc Pháp ở Nam Kì (VN) bên cạnh vua Campuchia (không nước ngoài nào được làm như vậy, nếu Pháp chưa đồng ý) để giám sát việc thi hành hiệp ước và giải quyết mọi việc xảy ra giữa người Pháp và người Campuchia; kiều dân Pháp được tự do về thân thể và tài sản, tự do đi lại, cư trú lãnh thổ Campuchia; miễn thuế buôn bán của người Pháp ở Campuchia (trừ thuốc phiện); các giáo sĩ đạo Cơ Đốc được tự do truyền đạo, xây dựng nhà thờ, trường học, bệnh viện, tu viện; Pháp bảo đảm việc duy trì an ninh, trật tự và chống mọi cuộc xâm lược đối với Campuchia; giúp đỡ Campuchia phát triển kinh tế xã hội.

        HIỆP ƯỚC PHÁP - CAMPUCHIA 1884, hiệp ước kí17.5.1884 giữa vua Campuchia (Nôrôđôm I) với thống đốc Pháp ở Nam Kì (Tômxơn) về việc xác lập quyền cai trị của Pháp ở Campuchia. Gồm 11 điều, với nội dung chính: Campuchia chấp thuận mọi cải cách về chính trị, hành chính, tư pháp, tài chính, kinh tế, thương mại do Pháp đề ra; đặt bộ máy chính quyền các cấp của Campuchia dưới sự kiểm soát của Pháp (mỗi tỉnh có một viên cống sứ, bên cạnh nhà vua có một khâm sứ dưới quyền của thống đốc Nam Kì); vua, hoàng gia, hoàng thân được nhận lương của chính phủ bảo hộ Pháp; đất đai thuộc sở hữu của hoàng gia sẽ chuyển nhượng theo thỏa thuận của nhà cầm quyền Pháp và Campuchia. 1897 được bổ sung tiếp bằng hiệp ước Nôrôđôm - Pôn Đume, tước đoạt hoàn toàn quyền hạn của vua Campuchia.

        HIỆP ƯỚC PHÁP - HOA (1946), hiệp ước kí 28.2.1946 tại Trùng Khánh (TQ) giữa Pháp và Trung Hoa dân quốc về việc Trung Hoa dân quốc nhường lại cho Pháp quyền giải giáp quân Nhật ở bắc Đông Dương (đến vĩ tuyến 16). Nội dung chính: QĐ Trung Hoa dân quốc rút khỏi Đông Dương trong 3.1946. để QĐ Pháp vào thay thế tước vũ khí quân Nhật; Pháp nhượng lại đường xe lửa Hà Khẩu - cỏn Minh và trả lại các tô giới của Pháp trên đất TQ; miễn thuế hàng hóa của Trung Hoa dân quốc qua cảng Hải Phòng (VN). HƯP-H đã tạo điều kiện cho Pháp thực hiện kế hoạch chiếm lại Đông Dương và chính phủ Tưởng Giới Thạch tập trung QĐ đối phó với CM TQ.

        HIỆP ƯỚC PHÁP - NHẬT (1940), hiệp ước kí 30.8.1940 tại Tôkiô (Nhật) giữa Pháp và Nhật về việc Pháp đồng ý đê QĐ Nhật vào Đỏng Dương và sử dụng Đóng Dương trong chiến tranh chống TQ. Nội dung chính: Nhật thừa nhận chủ quyền của Pháp ở Đông Dương và cam kết tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ của Đông Dương; Pháp thừa nhận vai trò bá chủ của Nhật ở Viễn Đỏng và thỏa thuận để QĐ Nhật ở Bắc VN được hường những đặc quyền QS trong việc giải quyết cuộc xung đột ở TQ; một thỏa ước QS sẽ do hai bộ chỉ huy QĐ Pháp và Nhật ở Đông Dương kí để ấn định thể thức thi hành cụ thể. HƯP-N thể hiện sự suy yếu của Pháp ở Đông Dương trước thế và lực của Nhật sau khi Pháp đầu hàng Đức.

        HIỆP ƯỚC PHÁP - XIÊM 1867, hiệp ước kí 15.7.1867 giữa Pháp và Xiêm (Thái Lan) về việc chia sẻ quyền lợi ở Campuchia. Gồm 7 điều, với nội dung chính: Xiêm thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp đối với Campuchia; hủy bỏ hiệp ước Campuchia - Xiêm 1863: Pháp nhượng các tỉnh Battambăng và Ăng Co cho Xiêm. HƯP-X đánh dấu sự rút lui của Xiêm ở Campuchia và tạo thuận lợi cho Pháp sớm hoàn thành việc xâm lược Campuchia.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #44 vào lúc: 15 Tháng Bảy, 2019, 04:10:12 pm »


        HIỆP ƯỚC PHÁP - XIÊM 1893, hiệp ước kí 3.10.1893 tại Băng Cốc (Xiêm) giữa Pháp và Xiêm (Thái Lan) vé việc Xiêm nhượng bộ để Pháp thay thế thống trị Lào. Gồm 10 điều, với nội dung chính: Xiêm tuyên bố từ bỏ mọi quyền lực trên lãnh thổ thuộc tả ngạn sông Mê Công và các đảo trên sông (vùng đất của Lào mà Xiêm chiếm giữ); Xiêm cam kết không duy trì lực lượng QS, căn cứ QS tại Battambăng và Xiêm Riệp (vùng đất của Campuchia mà Xiêm chiếm giữ) và dải đất rộng 25km trên hữu ngạn sông Mê Công để hình thành khu đệm trung lập; hai bên tiếp tục bàn bạc để ấn định quy chế về thương mại. thuế khóa hải quan, đi lại và an ninh... ở các vùng đất đó. HƯP-X đã chính thức biến Lào từ chư hầu của Xiêm thành thuộc địa của Pháp và tạo điều kiện cho Pháp hoàn tất chủ trương thành lập Liên bang Đông Dương (gồm: VN, Campuchia, Lào) được nêu ra 1887.

        HIỆP ƯỚC QUÝ MÙI (1883), hiệp ước kí 25.8.1883 tại Huế giữa đại diện triều đình Nguyễn, VN (chánh sứ Trần Đình Túc) với đại diện chính phủ Pháp (tổng ủy viên Haơnăng), sau khi quân Pháp đánh chiếm cửa Thuận An. Gồm 27 điểu, với nội dung chính: triều đình Huế thừa nhận sự bảo hộ và quyền thay mặt về ngoại giao của Pháp đối với VN; để t. Bình Thuận sáp nhập vào xứ Nam Kì thuộc Pháp: triều đình Huế cai trị như cũ đối với các tỉnh ở Trung Kì (từ địa giới giáp Bình Thuận đến Đèo Ngang); chấp nhận quan trú sứ Pháp ở Huế (bên cạnh đức vua) và hệ thống quan trú sứ Pháp bảo hộ ở những tinh lớn thuộc Bắc Kì: giao cho Pháp đảm trách việc bảo vệ lãnh thổ, an ninh và những mặt kinh tế chủ yếu (buôn bán, thuế khóa, tiền tệ...). HƯQM thể hiện sự đầu hàng của triều đình Nguyễn đối với Pháp, bị sự chống đối mạnh mẽ ở nhiều địa phương và nội bộ triều đình. 30.11.1883 vua Hiệp Hoà bị phe chủ chiến của Tôn Thất Thuyết bức từ và đưa Kiến Phúc lên thay. 1.1.1884 Kiến Phúc làm lễ chính thức chuyển giao HƯQM với đại diện Pháp tại Huế nhưng chính phủ Pháp chưa phê chuẩn. Cg hiệp ước Haơnãng.

        HIỆP ƯỚC SALT-2 nh HIỆP ƯỚC XÔ - MĨ VỂ HẠN CHẾ VŨ KHÍ TIẾN CÔNG CHIÊN LƯỢC GIAI ĐOẠN II

        HIỆP ƯỚC START-1 nh HIỆP ƯỚC XÔ - MĨ VỂ CẮT GIẢM VŨ KHÍ CHIẾN LƯỢC GIAI ĐOẠN I

        HIỆP ƯỚC START-2 nh HIỆP ƯỚC NGA - MĨ VỂ CẮT GIẦM VŨ KHÍ CHIẾN LƯỢC GIAI ĐOẠN II

        HIỆP ƯỚC THẢN THIỆN VÀ HỢP TÁC ĐÔNG NAM Á nh HIỆP ƯỚC BALI

        HIỆP ƯỚC THIÊN TÂN (1885), hiệp ước kí 9.6.1885 tại Thiên Tân (TQ) giữa đại diện triều đình Thanh (tổng đốc Lí Hồng Chương) với đại diện Pháp (đại sứ Pháp ở TQ Giuyn Patơnôt). Gồm 10 điều, với nội dung chính: TQ thừa nhận Pháp thống trị VN. không đưa QĐ sang VN, không cản trở công cuộc bình định của Pháp ở VN, tôn trọng mọi hiệp ước, hiệp định kí giữa Pháp và VN, có trách nhiệm giải tán, trục xuất những người VN ở TQ hoạt động chống Pháp; Pháp tôn trọng biên giới Bắc Kì - TQ, không đưa QĐ qua biên giới đó; hai bên sẽ xác lập lại đường biên giới, cắm mốc biên giới, ấn định quy chế qua lại biên giới; cho phép buôn bán giữa hai bên ở những nơi quy định nhưng phải tuân thủ luật lệ của từng nước và những quy định cụ thể (ghi trong phụ ước về thương mại); khuyến khích việc làm đường bộ, đường sắt để thông thương giữa Bắc Kì và TQ; khi hiệp ước có hiệu lực. QĐ Pháp sẽ rút khỏi Cơ Long, Đài Loan, Bành Hổ, HƯTT đã được hai chính phủ phê chuẩn và chính thức trao đổi tại Bắc Kinh 20.11.1885.

        HIỆP ƯỚC XÔ - MĨ VỂ CẮT GIẢM VŨ KHÍ CHIÊN LƯỢC GIAI ĐOẠN I, hiệp ước kí 3.7.1991 tại Maxcơva giữa tổng thống LX (M. X. Goocbachôp) và tổng thống Mĩ (G. Busơ) về việc LX và MT cam kết cất giảm 30% lực lượng hạt nhân chiến lược bố trí trên mặt đất. trên tàu ngầm và trên máy bay. Nội dung chính: LX cắt giảm 35% lực lượng hạt nhân chiến lược nói trên (từ 11.000 đầu đạn còn 7.000), Mĩ 25% (từ 12.000 đầu đạn còn 9.000), việc cắt giảm tiến hành qua nhiều giai đoạn trong vòng 7 năm; quy định giới hạn 4.900 đầu đạn cho tên lửa đường đạn, 1.100 tên lửa mặt đất cơ động và 1.600 phương tiện mang vũ khí hạt nhân (tên lửa đường đạn và máy bay ném bom hạt nhân chiến lược), trừ tên lửa có cánh trên biển của Mĩ; hai bên không chuyển giao các loại vũ khí chiến lược cho nước thứ ba; áp dụng các biện pháp kiểm chứng chặt chẽ, kể cả kiểm tra chỉ được báo trước thời gian ngắn... Hiệp ước có giá trị 15 năm, có thể được gia hạn 5 năm một lần. Hiệp ước này là một bước trung gian tiến tới giải trừ hoàn toàn và triệt để vũ khí hạt nhân. Sau khi LX tan vỡ (12.1991), hiệp ước đã được các nước có vũ khí hạt nhân chiến lược (thuộc LX trước dãy); Nga, Ucraina, Bêlarut và Cadăcxtan phê chuẩn. Cuộc đấu tranh để thực hiện hiệp ước còn khó khăn. Mĩ vẫn tiếp tục sản xuất và hiện đại hóa bộ ba vũ khí chiến lược là tên lửa MX, máy bay B-2, tàu ngầm mang tên lửa Traiđơn. Cg hiệp ước START-1 (A. Strategic Arms Reduction Talks-1).
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #45 vào lúc: 15 Tháng Bảy, 2019, 04:11:19 pm »


        HIỆP ƯỚC XÔ - MĨ VỂ HẠN CHẾ HỆ THỐNG PHÒNG THỦ CHỐNG TÊN LỬA, hiệp ước kí 26.5.1972 tại Maxcơva giữa tổng bí thư ủy ban trung ương ĐCS LX Brégiơnep và tổng thống Mĩ Nichxơn về việc LX và Mĩ cam kết giới hạn khu vực và số lượng bố trí hệ thống tên lửa chống tên lửa của hai nước. Nội dung chính: quy định ở mỗi nước chi được triển khai hai khu vực phóng tên lửa chống tên lửa có tốc độ bay dưới 2 dặm/s, với bán kính 150km (một ở trung tảm thủ đô và một ở khu vực bố trí trận địa tên lửa đường đạn vượt đại châu), số bệ phóng và số tên lửa trên bệ phóng ở mỗi khu vực không quá 100 (nghị định thư 3.7.1974 hạn chế mỗi nước chi còn một khu vực); không thiết lập, thử nghiệm và triển khai các hệ thống phóng tên lửa chống tên lửa trên biển, trên không, trong vũ trụ và các căn cứ di động trên mặt đất; việc giám sát được thực hiện bằng các phương tiện kĩ thuật riêng của mỗi nước theo các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, không tiến hành kiểm tra tại chỗ... Hiệp ước có giá trị không thời hạn. cứ 5 năm một lần được xem xét lại. Nhằm giành ưu thể QS. từ 1983 Mĩ đã tìm cách nghiên cứu hệ thống chống tên lửa mới (chương trình SDI), sau đó lại vận động để sửa đổi một điểm cốt lõi của hiệp ước (chỉ hạn chế những tên lửa chống tên lửa có tốc độ bay dưới 3 dặm/s) và cuối cùng để mở đường triển khai hệ thống phòng thủ chống tên lửa NMD, ngày 13.6.2002 Mĩ chính thức đơn phương rút khỏi hiệp ước. Cg hiệp ước ABM (A. Anti - Ballistic Missile Systems).

        HIỆP ƯỚC XÔ - MĨ VỂ HẠN CHẾ VŨ KHÍ TIẾN CÔNG CHIẾN LƯỢC GIAI ĐOẠN II, hiệp ước kí 18.6.1979 tại Viên (Áo) giữa tổng bí thư ủy ban trung ương ĐCS LX, chủ tịch Xô viết tối cao LX (Brêgiơnep) và tổng thống Mĩ (Catơ) về việc LX và Mĩ cam kết giới hạn số lượng, chất lượng các vũ khí tiến công chiến lược hiện có và hạn chế chế tạo những vũ khí tiến công chiến lược mới. Nội dung chính: quy định các vũ khí tiến công chiến lược; giới hạn tổng số các bệ phóng tên lửa đường đạn vượt đại châu bố trí trên mặt đất, trên tàu ngầm, các máy bay ném bom chiến lược và tên lửa đường đạn không đối đất có tầm bắn hơn 600km của mỗi bên là 2.400 (từ 1.1981 còn 2.250); trong số đó giới hạn những bệ phóng tên lửa đường đạn mang nhiều đầu nổ có thể tách rời nhằm những mục tiêu riêng và giới hạn máy bay ném bom chiến lược trang bị tên lửa có tầm bắn hơn 600km của mỗi bên là 1.320 (trong đó bệ phóng trên mặt đất và trên tàu ngầm mang đầu nổ tách rời không quá 1.200, riêng bệ phóng trên mặt đất không quá 820); không xây dựng thêm, bố trí lại những bệ phóng cố định trên mặt đất, không phóng thử tên lửa đường đạn không đối đất hoặc tên lửa có cánh tầm bắn trên 600km từ những thiết bị bay không phải là máy bay ném bom; không chế tạo thử, không triển khai tên lửa đường đạn tầm bắn trên 600km trên những phương tiện đi lại ngầm dưới nước không phải là tàu ngầm, những bệ phóng tên lửa đường đạn hay tên lửa có cánh dưới đáy biển... Hiệp ước có hiệu lực đến 31.12.1985, nhưng không được phê chuẩn do Quốc hội Mĩ lấy cớ LX can thiệp QS vào Apganixtan (12.1979). Cg hiệp ước SALT-2 (A. Strategic Arms Limitation Talks-2).

        HIỆP ƯỚC XÔ - MĨ VỂ LOẠI BỎ TÊN LỬA TẨM TRUNG, hiệp ước kí chính thức 8.12.1987 tại Oasinhtơn giữa tổng thống Mĩ (R. Rigân) và tổng bí thư ủy ban trung ương ĐCS LX (M. X. Goocbachôp) về việc LX và Mĩ cam kết sẽ hủy bỏ hoàn toàn số tên lửa hạt nhân tầm trung xa và tầm trung ngắn bố trí trên mặt đất. Nội dung chính: LX sẽ hủy bỏ 331 tên lửa SS-20, 11 tên lửa SS-4 bố trí trên lãnh thổ LX ở châu Âu và một phần ở châu Á, từ 300 đến 350 tên lửa SS-12, SS-23 bố trí ở một số nước Đông Âu; Mĩ sẽ hủy bỏ 108 tên lửa Pơsinh II, 260 tên lửa có cánh phóng từ mặt đất bố trí ở CHLB Đức, Anh, Italia, Bỉ và 72 tên lửa Pơsinh IA bố trí ở CHLB Đức; không chuyển những tên lửa và bệ phóng trên sang những hệ thống vũ khí khác; không chuyển nhượng chúng cho nước thứ ba; không tiếp tục nghiên cứu, sản xuất và triển khai chúng trên mặt đất; thực hiện các biện pháp kiểm tra nghiêm ngặt, có hiệu quả (mỗi bên được tiến hành các cuộc thanh sát trong 13 năm và bằng các biện pháp riêng để kiểm chứng); thời gian phá hủy tên lửa tầm trung xa là 3 năm, tên lửa tầm trung ngắn là 18 tháng (sau khi hiệp ước có hiệu lực); mỗi nước có quyền rút khỏi hiệp ước trong trường hợp cần bảo vệ chủ quyền của mình. Hiệp ước này góp phần quan trọng đẩy lùi một bước nguy cơ chiến tranh hạt nhân (hủy bỏ 3% kho vũ khí hạt nhân). Thi hành hiệp ước trên, 13.4.1991 Mĩ đã rút những tên lửa Pơsinh II cuối cùng khỏi châu Âu và 12.5.1991 LX đã phá hủy những tên lửa SS-20 cuối cùng. Cg hiệp ước INF (A. Intermediate - range Nuclear Forces).
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #46 vào lúc: 15 Tháng Bảy, 2019, 04:12:40 pm »


        HIỆU LỆNH. lệnh được phát ra bàng kí hiệu, tín hiệu theo điều lệnh, điều lệ hoặc quy ước của người chỉ huy và cơ quan tham mưu cấp trên. Dùng để chỉ huy chiến đấu, huấn luyện, công tác và duy trì sinh hoạt hàng ngày của bộ đội. HL thường đơn giản, dễ nhớ, dễ nhận biết. Thể hiện bằng âm thanh (lời nói, tiếng động...), khói, ánh sáng nhìn thấy được (lửa, tín hiệu đèn. pháo hiệu...), dấu hiệu (động tác, đồ vật, dấu vết...). Có thể dùng riêng hoặc kết hợp với hình thức truyền lệnh khác.

        HIỆU LỰC CỦA ĐẠN nh UY LỰC CỦA ĐẠN

        HIỆU QUẢ BẮN, mức độ tương ứng của kết quả bắn so với nhiệm vụ hỏa lực đề ra, được đánh giá bằng các chỉ tiêu định lượng. Các chỉ tiêu HQB thường dùng là: xác suất diệt mục tiêu, kì vọng toán học số mục tiêu bị diệt, lượng đạn tiêu hao và thời gian cần thiết để hoàn thành một nhiệm vụ hỏa lực xác định... Nghiên cứu về HQB là một bộ phận rất quan trọng của lí thuyết bắn.

        HIỆU QUẢ TÁC CHIẾN, kết quả tác chiến thu được so với mục đích, nhiệm vụ và tổn thất của hai bên. Thường được đánh giá bàng: mức độ tiêu diệt (sát thương) sinh lực, phá hủy (thu) phương tiện chiến tranh của đối phương, đánh chiếm (giữ vững) khu vực quy định, thời gian hoàn thành nhiệm vụ tác chiến; mức độ tiêu hao và thiệt hại của ta. HQTC của một trận chiến đấu, chiến dịch còn được đánh giá thông qua tác động của nó đối với hoạt động tác chiến tiếp theo, đối với hoạt động tác chiến quy mô lớn hơn.

        HIỆU TRƯỞNG, chức vụ chỉ huy cao nhất nhà trường; chịu trách nhiệm trước đảng ủy và người chỉ huy cấp trên, đảng ủy nhà trường và chịu sự chỉ đạo chuyên môn của Cục nhà trường BTTM và Bộ giáo dục - đào tạo (cơ quan chuyên môn cấp trên) về công tác giáo dục - đào tạo và nghiên cứu khoa học; quản lí mọi mặt hoạt động của nhà trường, xây dựng nhà trường vững mạnh và hoàn thành các nhiệm vụ khác. Nhiêm vụ và yêu cầu đối với HT được quy định tại Điều lệ công tác nhà trường QĐND VN và tiêu chuẩn chức vụ cán bộ QĐ khối học viện, nhà trường ban hành 7.1998.

        HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH, hiệu ứng tăng nhiệt bể mặt Trái Đất và tầng thấp của khí quyển do các lớp khí điôxit cacbon (CO2), mêtan, ôxit nitơ, ôdôn... (các khí nhà kính) trong khí quyển dễ dàng cho bức xạ Mặt Trời có bước sóng ngắn xuyên qua nhưng lại cản trở bức xạ nhiệt (bức xạ hồng ngoại) có bước sóng dài từ mặt đất truyền vào khí quyển. Thuật ngữ HƯNK xuất hiện do tác dụng giữ nhiệt của khí quyển tương tự như tác dụng của nhà kính trồng rau và hoa mùa đông ở các vùng khí hậu lạnh (song với cơ chế hoàn toàn khác). Ở trạng thái cân bằng, HƯNK có tác dụng duy trì nhiệt độ khí quyển ở mức có lợi cho sự sống trên Trái Đất. Hiện nay việc sử dụng quá nhiều nhiên liệu hóa thạch (dầu mỏ, khí đốt, than đá) kết hợp với nạn phá rừng làm tăng nhanh nồng độ điôxit cacbon (khoảng 0,4% mỗi năm) và các khí nhà kính khác trong khí quyển, dẫn đến tăng HƯNK và tăng nhiệt độ khí quyển, gây ra những biến đổi bất lợi về khí hậu, thời tiết, ảnh hưởng xấu đến sản xuất và đời sống của con người.

        HIỆU ỨNG NỔ LÕM, hiệu ứng tập trung năng lượng nổ về một hướng nhất định nhờ tạo ra trong khối thuốc nổ một hốc lõm hướng về phía đối tượng cần tác động và kích nổ từ phía sau hốc lõm. Dạng hốc lõm được dùng nhiều nhất là hình nón. Hiệu quả của HƯNL tăng lên rõ rệt nếu mặt trước hốc lõm được lót một lớp kim loại (thường dùng đồng, sắt, kẽm...). Khi nổ, lớp kim loại bị nén ép rất mạnh từ đáy tới miệng hốc lõm, nhanh chóng biến thành một dòng kim loại định hướng có mật độ lớn, tốc độ chuyển động nhanh (12- 15km/s), áp suất cao (gần 106N/cm2), có thể xuyên thủng bản thép dày gấp 2-5 lần đường kính khối thuốc nổ. HƯNL được ứng dụng rộng rãi trong đạn lõm để chống các mục tiêu có lớp bảo vộ kiên cố (xe tăng, xe thiết giáp, công sự bê tòng cốt thép...), ngoài ra còn ứng dụng trong xây dựng, công nghiệp mỏ và nghiên cứu khoa học.

        HIM LAM, cứ điểm quan trọng của QĐ Pháp án ngữ hướng đông bắc tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, Pháp đặt tên là Bêatrit (P. Beatrice). Được bố trí trên năm quả dồi cao trung bình 50m, cách nhau 200-300m, gần bản Him Lam, bắc Điện Biên Phủ 2km, với hệ thống trận địa, công sự vững chắc, hàng rào thép gai và các bãi mìn. Là cứ điểm đầu tiên bị QĐND VN tiêu diệt (13.3.1954) trong chiến dịch Điện Biên Phù (13.3-7.5.1954).
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #47 vào lúc: 15 Tháng Bảy, 2019, 04:14:13 pm »


        HIMALAYA, hệ thống núi cao nhất thế giới, nằm giữa cao nguyên Tây Tạng ở phía bắc và bình nguyên Ấn - Hằng ở phía nam, thuộc lãnh thổ các nước Ấn Độ, TQ, Nêpan, Pakixtan. Dài hơn 2.400km, rộng 180-350km, dt 650.000km2, cao 8.848m (ngọn Chomolungma hay Evơret cao nhất thế giới). H là đường ranh giới khí hậu tự nhiên giữa vùng sa mạc Trung Á và vùng nhiệt đới Nam Á, có ba bậc độ cao: dãy Xivalich (Tiền H) cao 900-1.200m; Tiểu H cao 3.000- 4.000m; Đại H cao 5.500-6.500m (phần lớn cao trên 6.000m, 11 ngọn cao trên 8.000m). Rừng bao phủ tới độ cao 3.000- 3.500m. Khí hậu ở sườn phía bắc khô, khắc nghiệt (lượng mưa dưới l00mm/năm), ở sườn núi phía nam ôn hòa, ẩm, lượng mưa 2.500-5.000mm/năm. H là nơi bắt nguồn của những sông lớn: Sông Ấn, Sông Hằng, Bramaputra. H cắt ngang năm tuyến đường ô tô. Ở độ cao 5.000-6.600m có đường đèo, đi lại được từ khoảng tháng 5 - tháng 7 đến tháng 8 - tháng 10. Việc vận động theo các thung lũng và khe núi được thuận lợi. H là đường ranh giới tự nhiên khó vượt qua từ Trung Á xuống Nam Á.

        HIMLE (Đ. Heinrich Himmler; 1900-45), tội phạm chiến tranh chủ yếu trong CTTG-II, một trong những người lãnh đạo nước Đức phát xít. 1920 gia nhập Đảng quốc xã Đức. 1923 tham gia tiếm quyền ở Muynich (Muynsen). 1929 chỉ huy  lực lượng ss, đóng vai ườ quan trọng trong việc thiết lập nền chuyên chính phát xít ở Đức (1933). Năm 1936 chỉ huy cảnh sát Đức. 1939 lãnh đạo Tổng cục an ninh đế chế gồm Gextapô và SĐ (tổ chức mật vụ khủng bố). 1943 bộ trường Bộ nội vụ, kiêm tư lệnh Cụm tập đoàn quân Thượng Sông Ranh tại mặt trận phía Tây (1944). Tháng 1.1945 tư lệnh Cụm tập đoàn quân Vixla tại mặt trận Xô - Đức. H đã tổ chức hệ thống các trại tập trung, tổ chức khủng bố trong nước và sát hại hàng loạt tù binh và dân thường ở những vùng Đức chiếm đóng. 1945 bị quân Anh bắt trên đường chạy trốn và tự sát.

        HINĐENBUA (Đ. Paul Ludwing Hans Anton von Beneckendoff und von Hindenburg; 1847-1934), thống chế, tổng thống nước Cộng hòa Đức (1925 và 1934). Sinh tại Phổ trong một gia đình thuộc tầng lớp tăng lữ quý tộc. 11 tuổi vào học trường QS, trở thành sĩ quan thừa hành trong chiến tranh Áo - Phổ (1866) và chiến tranh Pháp - Phổ(1870-71). Trong CTTG-I, tổng chỉ huy QĐ Đức ở mặt trận phía Đông, 1914- 16 được phong hàm thống chế, tư lệnh Tập đoàn quân số 8, rồi tổng tham mưu trưởng (tổng tư lệnh lục quân) QĐ Đức. Hai lần được bầu tổng thống nước Cộng hòa Đức (1925 và 1934). Năm 1933 do khủng hoảng kinh tế trầm trọng, dưới sức ép của phe hữu và các tập đoàn tư bản lũng đoạn, H buộc phải bổ nhiệm Hide làm thủ tướng dẫn đến sự thành lập chế độ độc tài phát xít ở Đức.

        HÌNH PHẠT, biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của nhà nước do tòa án quyết định theo quy định của Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1999), nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội, trừng trị, cải tạo người phạm tội, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật và phòng ngừa tội phạm. Theo điều 28, HP gồm: HP chính (cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, trục xuất, tù có thời hạn, tù chung thân, tử hình); HP bổ sung (cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghê hay công việc nhất định, cấm cư trú, quản chế, tước một số quyền công dân, tịch thu tài sản, phạt tiền hoặc trục xuất khi không áp dụng ở HP chính). Người phạm tội chi chịu một HP chính và có thể bị một hoặc một số HP bổ sung. Căn cứ để quyết định HP được quy định tại các điều: 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54.

        HÌNH PHÙ HIỆU, biểu tượng gắn trên phù hiệu hoặc phù hiệu kết hợp cấp hiệu để phân biệt quân chủng, binh chủng và ngành nghề chuyên môn của quân nhân. Gồm 24 loại; được làm bằng kim loại; có 2 màu: vàng kim dùng cho sĩ quan cấp tướng, trắng bạc dùng cho quân nhân các cấp khác. Quy tắc gắn HPH trên phù hiệu hoặc cấp hiệu kết hợp phù hiệu được quy định trong Điều lệnh quân lí bộ đội.

        HÌNH THÁI ĐỊCH TA, biểu hiện sự triển khai bố trí lực lượng và trạng thái hoạt động của hai bên đối địch trên toàn bộ chiến trường, khu vực (hướng, dải) tác chiến. Có HTĐT chung cho toàn cuộc chiến tranh; cho từng chiến dịch (trận chiến đấu). Trong KCCP và KCCM, HTĐT trên chiến trường chủ yếu là hình thái xen kẽ (cài răng lược).

        HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI, phạm trù cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử, chỉ một cấu trúc xã hội ở nấc thang lịch sử nhất định, với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó, phù hợp với một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất với một kiến trúc thượng tầng tương ứng được xây dựng trên những quan hệ sản xuất ấy. Sự vận động tổng hợp của những mối liên hệ biện chứng theo quy luật giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội là động lực bên trong thúc đẩy sự phát triển và thay thế nhau của các HTKT-XH từ thấp đến cao như một quá trình phát triển lịch sử tự nhiên. Xã hội loài người đã trải qua các HTKT-XH: cộng sản nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, TBCN và đang quá độ lên HTKT-XH CSCN. Ngoài ra, mỗi HTKT- XH ở từng nước còn chịu ảnh hưởng của những điểu kiện cụ thể về địa lí, dân tộc, truyền thống, con người... làm cho quá trình lịch sử mang tính nhiều vẻ và vô cùng phong phú.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #48 vào lúc: 15 Tháng Bảy, 2019, 04:16:08 pm »


        HÌNH THỨC CHIẾN THUẬT, phương pháp thực hành trận chiến đấu có đặc trưng phù hợp với tính chất, trạng thái của đối phương; so sánh lực lượng địch, ta; môi trường chiến đấu. Có HTCT của các quân chủng, binh chủng. Trong QĐND VN, lục quân có các HTCT: phục kích, tập kích, vây lấn. công kiên, vận động tiến công, vận động tiến công kết hợp chốt...

        HÌNH THỨC CHIỂN THUẬT PHÁO BINH. phương pháp thực hành trận chiến đấu pháo binh phù hợp với đặc điểm và trạng thái đối phương, địa hình và khả năng của pháo binh ta trong chiến đấu hiệp đồng binh chủng và chiến đấu độc lập. Trong chiến đấu hiệp đồng binh chủng, pháo binh giữ vai trò là hỏa lực mặt đất chủ yếu chi viện cho bộ binh, xe tăng chiến đấu theo các phương pháp chiến đấu của binh chủng hợp thành. Trong chiến đấu độc lập HTCTPB có: tập kích bằng hỏa lực, phục kích...

        HÌNH THỨC CHIÊN THUẬT PHÁO PHÒNG KHÔNG - TÊN LỬA PHÒNG KHÔNG, phương pháp thực hành trận chiến đấu phòng không do pháo phòng không - tên lửa phòng không tiến hành, phù hợp với tính chất, trạng thái của đối phương, so sánh lực lượng địch - ta và môi trường tác chiến. Có HTCTPPK-TLPK: đánh địch trực tiếp bảo vệ mục tiêu (chốt vòng trong trực tiếp bảo vệ mục tiêu; chốt vòng trong kết hợp với cơ động vòng ngoài đánh địch trực tiếp bảo vệ mục tiêu); cơ động phục kích (cơ động phục kích từ xa, cơ động phục kích đón lõng đường bay và cơ động phục kích đánh địch ở khu nhử địch); cơ động đi cùng bảo vệ mục tiêu (vận dụng khi tác chiến trong đội hình binh chủng hợp thành).

        HÌNH THỨC CHIẾN THUẬT RAĐA PHÒNG KHÔNG, phương pháp thực hành bảo đảm tác chiến của bộ đội rađa phòng không nhằm cung cấp tình báo rađa cho quản lí vùng trời, hoạt động đánh trả của các đơn vị hỏa lực phòng không, không quân và phòng không nhân dân. Gồm: trinh sát trên không; bảo đảm tình báo cho bộ đội tên lửa phòng không, pháo phòng không; bảo đảm tình báo dẫn đường cho không quân; bảo đảm chấp hành quy chế bay.

        HÌNH THỨC CHIẾN THUẬT TĂNG THIẾT GIÁP, hình thức chiến thuật của các đơn vị bộ đội tăng, thiết giáp phù hợp với hình thức chiến thuật của bộ đội binh chủng hợp thành và những tính năng chiến - kĩ thuật xe tăng, xe thiết giáp. Trong chiến đấu hiệp đồng binh chủng, HTCTTTG gồm: tiến công trận địa, tiến công thị xã (thành phố), vận động tiến công, đánh địch đổ bộ đường không, phòng ngự trận địa, phòng ngự khu vực, tập kích, phục kích, truy kích... HTCTTTG luôn coi trọng phát huy cao nhất sức mạnh hỏa lực, khả năng cơ động, sức đột kích của xe tăng, xe thiết giáp.

        HÌNH THỨC TÁC CHIỂN, dạng tác chiến có quy mô, mục đích, đặc điểm và phương pháp tiến hành nhất định. Có các HTTC: trận chiến đấu, đòn dột kích, chiến dịch, đợt tác chiến tập trung, hoạt động tác chiến thường xuyên... HTTC hình thành, phát triển phụ thuộc vào sự phát triển của phương tiện chiến tranh, số lượng và chất lượng LLVT, quy mô đấu tranh vũ trang và nghệ thuật QS.

        HÌNH THỨC TÁC CHIÊN PHÒNG KHÔNG, hình thức tác chiến được bộ đội phòng không vận dụng. Có HTTCPK: trận chiến đấu, đợt hoạt động tác chiến tập trung, chiến dịch phòng không và hoạt động tác chiến thường xuyên. Theo tính chất, nhiệm vụ tác chiến có HTTCPK trực tiếp bảo vệ mục tiêu và cơ động (xt hình thức chiến thuật pháo phòng không - tên lửa phòng không). 

        HIRỎSIMA. thành phố cảng ở tây nam đảo Hônsu; trung tâm hành chính quận Hirôsima, Nhật Bản. Dt khoảng 675km2; ds 1,14 triệu người (2003). Trung tâm công nghiệp QS, chế tạo máy, hóa chất, dệt. 6.8.1945, Mĩ đã ném quả bom nguyên từ đầu tiên với đương lượng nổ 20kt xuống H, phá hủy phần lớn thành phố, làm chết và bị thương hơn 140 nghìn người. Tại H có nhà bảo tàng và tượng đài tưởng niệm những người đã chết trong vụ ném bom hủy diệt này.

        HITLE (Đ. Schicklgruber Adolf Hitler; 1889-1945), tội phạm chiến tranh số một trong CTTG-II, quốc trưởng Đức (1934-45) kiêm tổng tư lệnh tối cao QĐ Đức (1938-45). Sinh ở Braonao (Áo). 1914 đi lính, 1919 gia nhập một nhóm chính trị ở Muynich (Muynsen). Năm 1921 thủ lĩnh Đảng quốc xã Đức. 1923 tổ chức đảo chính ở Muynich thất bại, bị kết án tù 5 năm. 1933 đứng đầu nước Đức phát xít (thủ tướng, 1934 gộp hai chức thủ tướng và tổng thống). Thiết lập chế độ phát xít, khủng bố, tiêu diệt các đối thủ chính trị và người Do Thái, kích động trong nhân dân Đức tinh thần dân tộc siêu đẳng, tuyên bố hủy hòa ước Vecxây, tổ chức liên minh với phát xít Ý và quân phiệt Nhật, can thiệp vũ trang vào Tây Ban Nha (1936-39), gây CTTG-II với tham vọng làm bá chủ thế giới. Chỉ đạo tổ chức sát hại hàng loạt tù binh và dân thường tại các vùng Đức chiếm đóng. Tự sát khi QĐ LX tiến vào Beclin. Viết sách “Cuộc chiến đấu của tôi” nêu cương lĩnh tư tưởng chính trị của chủ nghĩa phát xít Đức.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #49 vào lúc: 15 Tháng Bảy, 2019, 04:18:00 pm »


        HOA ĐÔNG, biển ở tây Thái Bình Dương, giữa lục địa TQ và các quần đảo Riukiu, Kiusu (Nhật Bản). Thông với Hoàng Hái ở phía tây bắc, với biển Nhật Bản qua eo biển Triều Tiên, với Biển Đông qua eo biển Đài Loan. Dt 836.000km2, sâu trung bình 309m, sâu nhất 2.719m. Nhiệt độ nước tháng 2 từ 7 đến 16°C, tháng 8 từ 27 đến 28°C. Độ mặn 5-10%o ở gần các cửa sông, 34%0 ở phía tây. Thủy triều nửa ngày đêm 7,5m. Từ tháng 5 đến tháng 10 thường xuyên có bão. Những cảng và căn cứ hải quân chính: Thượng Hải, Ninh Ba. Ôn Châu, Phúc Châu, Hàng Châu (TQ), Cơ Long (Đài Loan), Naha, Cagôsima, Nagaxaki, Xaxêbô (Nhật Bàn). Qua HĐ có những đường hàng hải quan trọng từ những cảng ở Hoàng Hải và biển Nhật Bản đến các biển phía nam của Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

        HOA KÌ nh MĨ

        HOA LƯ. thành cổ thuộc xã Trường Yên, h. Hoa Lư, t. Ninh Bình (tây bắc tx Ninh Bình 10km), kinh đô của các triều đại: Đinh, Tiền Lê, Lí (968-1010). HL gồm hai tòa thành gần nhau, dựa theo địa hình tự nhiên để xây dựng. Thành ngoài và thành trong có các dãy núi cao bao bọc. Thành ngoài rộng khoảng 140ha, thuộc địa phận hai thốn Yên Thượng và Yên Thành xã Trường Yên, do 5 đoạn tường thành nối các dãy núi lại, tạo nên vòng thành khép kín. Thành trong diện tích tương đương thành ngoài, thuộc thôn Chi Phong xã Trường Yên, cũng do 5 đoạn tường thành nối liền các dãy núi tạo nên vòng thành khép kín. Cả hai thành ngoài và trong đều lợi dụng được nhánh sông Hoàng Long chảy dọc thành, vừa là hào nước tự nhiên, vừa là đường thủy, thuận tiện cho việc vận chuyển ra vào thành. Trong hai tòa thành có bố trí các khu triều đình, quan lại và quân sĩ. Việc qua lại giữa hai tòa thành rất thuận lợi. 1010 Lí Thái Tô dời đô từ HL ra Thăng Long.

        HÒA BÌNH*, trạng thái xã hội không có chiến tranh, không dùng vũ lực làm biện pháp giải quyết các tranh chấp trong quan hệ giữa các quốc gia, dân tộc, tập đoàn chính trị - xã hội. HB luôn là nguyện vọng và lợi ích chân chính của toàn nhân loại, song trong xã hội có đối kháng giai cấp, HB thường mang tính áp đặt, không bình đẳng, không dân chủ và luôn bị gián đoạn bởi các cuộc chiến tranh. Một nền HB thực sự và bền vững chỉ có thể được thực hiện khi không còn áp bức giai cấp, áp bức dân tộc. Đấu tranh cho HB là một nhiệm vụ chiến lược của CM. Ngày nay cuộc đấu tranh bảo vệ HB thế giới phải gắn với cuộc đấu tranh chống CNĐQ, chủ nghĩa bành trướng và các thế lực phản động gây chiến khác.

        HÒA BÌNH**, tỉnh ở tây bắc Bắc Bộ; bắc giáp Phú Thọ. đông và đông bắc giáp Hà Tây, đông và đông nam giáp Hà Nam, Ninh Bình, tây và tây nam giáp Sơn La, Thanh Hóa. Dt 4.662,53 km2; ds 0,792 triệu người (2003); chủ yếu là người Kinh, còn lại người các dân tộc: Mường, Thái, Dao, Tày. Mông... Thành lập 6.1886 với tên gọi t. Chợ Bờ, tách từ t. Hưng Hóa. 12.1975 hợp nhất với Hà Tây thành t. Hà Sơn Bình. 8.1991 tái lập. Tổ chức hành chính: 10 huyện, 1 thị xã; tỉnh lị: tx Hoà Bình. Tỉnh miền núi; núi cao chiếm 50% diện tích, nhiều núi cao trên 1.000m (Pù Canh 1.430m, Núi Biên 1.196m, Núi Hên 1.176m...). Vùng núi thấp có những thung lũng xen lẫn gò đồi, đồng ruộng bậc thang. Có 260.000ha rừng. Các sông chính: Sông Đà, Sông Bôi, nhiều thác, có tiềm năng thủy điện. Khí hậu nhiệt đới, nhiệt độ trung bình trong năm 23,4°C; lượng mưa 1.500-1.800mm/năm. Tỉnh nông lâm nghiệp, có trữ lượng lớn gỗ, tre, vầu... Sản lượng lương thực có hạt 2002 đạt 256,7 nghìn tấn (lúa 196,7 nghìn tấn); khai thác gỗ 66 nghìn m3 Công nghiệp: nhà máy thủy điện Hoà Bình trên Sông Đà. Giá trị sản xuất công nghiệp 2002 đạt 334,7 tỉ đồng. Các tuyến đường bộ: QL 6, 21, 12, 15. Đường thủy theo Sông Đà tàu thuyền có thể đến được tx Hoà Bình. Trong KCCP đã diễn ra chiến dịch Hoà Bình (10.12.1951- 25.2 1952). Tháng 2.2002. LLVTND Hòa Bình được phong tặng danh hiệu Ah LLVTND.


Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM