Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 09:37:23 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: G  (Đọc 3623 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #10 vào lúc: 14 Tháng Bảy, 2019, 04:35:24 pm »


        GIÁM ĐỊNH PHÁP Y, hoạt động y học - tư pháp do thầy thuốc pháp y tiến hành trên cơ thể người sống, từ thi hoặc các dấu vết sinh học khác theo yêu cầu của các cơ quan điều tra xét xử để làm rõ các vấn đề có tính y học - tư pháp nẩy sinh trong các vụ án. GĐPY phải tuân thủ các luật về tư pháp: luật hình sự và dân sự, luật tố tụng hình sự và dân sự cũng như các chế độ chuyên môn và pháp quy do các cơ quan hữu trách ban hành. GĐPY chỉ được tiến hành khi có trưng cầu của các cơ quan điều tra, viện kiểm sát và tòa án. Biên bản và kết luận GĐPY là tài liệu mang ý nghĩa pháp lí, là chứng cứ quan trọng trong việc phát hiện và xác định các yếu tố cấu thành tội phạm. Ở VN, giám định viên không được làm theo yêu cầu của cá nhân hoặc các đoàn thể và các cơ quan nhà nước khác. Theo nghị định 117/HĐBT ngày 21.7.1988 của HĐBT về giám định tư pháp, ba bộ được tổ chức cơ quan GĐPY là Bộ y tế, Bộ cộng an và BQP. Cơ quan GĐPY đầu tiên trong QĐ là Phòng pháp y thuộc Cục quân y, được thành lập theo quyết định 791/QĐ ngày 14.5.1962 của TCHC. Theo quyết định 142/QĐTM ngày 9.4.1988 của BTTM, tổ chức pháp y QĐ gồm hai cấp: Viện pháp y QĐ và các bộ phận pháp y của các quân khu 1, 2, 3, 4, 5, 7, 9 và Quân đoàn 3. 

        GIÁM ĐỊNH Y KHOA, hoạt động nghiệp vụ y học nhằm xem xét và kết luận về tình hình sức khỏe của con người và xác định tỉ lệ mất sức lao động (do thương tật hoặc bệnh tật) theo tiêu chuẩn quy định của Nhà nước. Do Hội đồng GĐYK các cấp thực hiện. Căn cứ vào kết quả GĐYK, người được giám định được hưởng các quyền lợi kinh tế, xã hội theo quy định của pháp luật.

        GIÁM SÁT DỊCH TỄ, khảo sát, theo dõi có hệ thống về quy mô và sự phân bố của bệnh, các yếu tố sinh thái học của tác nhân gây bệnh, vật chủ, vectơ truyền bệnh cũng như của cơ thể cảm thụ có ảnh hưởng tới sự phân bố và quá trình lan truyền của bệnh, làm cơ sở cho việc dự báo dịch và đề ra các biện pháp phòng chống dịch bệnh ở các đơn vị QĐ.

        GIAMAICA (Giamaica; A. Jamaica), quốc gia ở đảo Giamaica và một số đảo nhỏ phụ cận (thuộc quần đảo Ăngti Lớn ở biển Caribê). Dt 10.990km2; ds 2,7 triệu người (2003); 78% người da đen, 18% người lai. Ngôn ngữ chính thức: tiếng Anh. Tôn giáo: đạo Thiên Chúa. Thủ đô: Kinhxtơn. Chính thể dân chủ nghị viện, đứng đầu nhà nước là nữ hoàng Anh, do một toàn quyền đại diện. Cơ quan lập pháp: quốc hội (hai viện). Cơ quan hành pháp: chính phủ do thủ tướng đứng đầu. Phần lớn lãnh thổ là cao nguyên và núi, độ cao tới 2.256m. Thường xảy ra động đất. Khí hậu nhiệt đới. Thường hay có bão. Các sông uốn khúc, nhiều nước. Rừng nhiệt đới ở trung tâm đảo. Nước nông - công nghiệp, kinh tế phụ thuộc vào các công ti tư bản (MI, Anh, Canada). Cơ sở của nền kinh tế là khai thác quặng bôxít. Cảng biển chính: Kinhxtơn; sân bay quốc tế: Noomanamli (Kinhxtơn). GDP 4,248 tỉ USD (2000), bình quân đầu người 1.793 USD. Thành viên LHQ (18.9.1962), thuộc Khối liên hiệp Anh, Phong trào không liên kết, Tổ chức các nước châu Mĩ. Lập quan hệ ngoại giao với VN 5.1.1976. LLVT: lực lượng thường trực 3.320 người (lục quân 3.000, không quân 170, hải quân 150), lực lượng dự bị 950 người. Tuyển quân theo chế độ tình nguyện. Trang bị 13 xe thiết giáp, 13 máy bay và trực thăng, 5 tàu tuần tiễu. Ngân sách quốc phòng 48 triệu USD (2000).



        GIAN ĐA (P. Jeanne d’Arc; 1412-31), nữ Ah dân tộc Pháp. Sinh tại vùng tiếp giáp Loren và Baroa. 1429 lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống quân Anh. 5.1429 giải phóng Ooclêăng. 6.1429 thắng liên quân Anh - Buôcgônhơ ở Patay, giải phóng toàn bộ vùng Sông Loa và đánh bại viện binh Anh từ Pari đến. 5.1430 bị phản bội và bị bắt khi đem quân đi cứu viện, sau bị bán cho quân Anh. 1431 tòa án giáo hội xét xử và kết tội tà giáo và bị thiêu sống. 1456 được giáo hội Pháp phục hồi danh dự và phong thánh (1920). Nước Pháp lấy ngày 8.5 hàng năm làm ngày quốc lễ về GĐ.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #11 vào lúc: 14 Tháng Bảy, 2019, 04:36:51 pm »


        GIÁN ĐIỆP, người làm việc cho cơ quan tình báo nước ngoài hoặc đối phương, chuyên thu thập tin tức, tài liệu bí mật của quốc gia (tình hình quốc phòng, chính trị, kinh tế, khoa học kĩ thuật...) cung cấp cho nước ngoài, đối phương hoặc gây cơ sở để hoạt động tình báo, tham gia chống phá. lật đổ chính quyền... GĐ có thể là người nước ngoài hoặc người trong nước hoạt động bằng nhiều thủ đoạn tinh vi, che giấu. Ở VN, làm GĐ là tội xâm phạm an ninh quốc gia (quy định tại điều 80, Bộ luật hình sự nước CHXHCN VN).

        GIANG ĐOÀN, đơn vị chiến thuật của hải quân QĐ Sài Gòn (1962-75) và một số nước khác, gồm một số tàu chiến nhỏ và thuyền máy vũ trang, được dùng để tiến hành các hoạt động chiến đấu trên sông, ngòi, về tổ chức, GĐ thuộc biên chế của vùng duyên hải hoặc vùng sông ngòi.

        GIANG HỒ (H. Jianghu), tàu frigat tên lửa do TQ đóng theo mẫu tàu khu trục loại nhỏ Riga của LX! Tính năng chiến - kĩ thuật: kích thước 103,2x10,8x3,lm; thiết bị động lực: lượng giãn nước chở đầy 1.924t; 2 động cơ diezen 18E 390V, công suất 10.6MW (14.400cv), 2 trục chân vịt: tốc độ 28 hài lí/h: tầm đi xa 4.000 hải lí ở tốc độ 15 hải lí/h, 2.700 hải lí ở tốc độ 18 hải lí/h. Vũ khí trang bị: 8 tên lửa đối hải YJ-1 (Eagle Strike C-801, CSS-N-4), 2 pháo l00mm 2 nòng. 4 pháo 37mm 2 nòng, 2 súng cối RBU 1200 và 60 thủy lôi; có rađa trinh sát đối không, đối hải và sôna. Quân số 200 (3 sĩ quan). Đã có 4 thế hộ tàu GH (I, II, III, IV) được chế tạo và đưa vào sử dụng. 3 tàu GH I đầu tiên đóng 1974, đưa vào hoạt động 1976. Các tàu GH IV được đóng từ 1986. Trước 1986. GH được xếp vào lớp tàu tuần tiễu và thường biên chế vào đội hình hoạt động với các tàu khu trục tên lửa Lữ Đại. 4 tàu GH III đã được bán cho hải quân Thái Lan (1991-92).

        GIANG TRẠCH DÂN (Jiang Zemin; s. 1926), tổng bí thư BCHTƯ ĐCS TQ (1989-2002), chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (1993-2003). Người tp Dương Châu, t. Giang Tô (TQ); đv ĐCS TQ (1946). Năm 1943 tham gia phong trào chống Nhật do ĐCS lãnh đạo. 1947 tốt nghiệp kĩ sư cơ điện Trường đại học giao thông Thượng Hải, làm công tác bí mặt của đảng tại Thượng Hải. 1949 hoạt động trong lĩnh vực khoa học và kinh tế ở Thượng Hải, Vũ Hán: quản đốc phân xưởng, phó tổng công trình sư động lực, viện trưởng Viện nghiên cứu cơ giới, cục trưởng Cục đối ngoại Bộ công nghiệp cơ giới, 1980 phó chủ nhiệm kiêm bí thư Đảng ủy Hội đồng quản lí đầu tư nước ngoài và Hội đồng quản lí xuất nhập khẩu trung ương; khởi xướng xây dựng đặc khu kinh tế ở TQ. 1982 thứ trường thứ nhất rồi bộ trường, bí thư Đảng đoàn Bộ công nghiệp điện tử. 1985 thị trưởng Thượng Hải, phó bí thư rồi bí thư Thành ủy Thượng Hải, bí thư thứ nhất Đảng ủy Khu cảnh bị Thượng Hải. ủy viên BCHTƯ ĐCS TQ khoa XII-XV, 11.1987 ủy viên BCT. 6.1989 ủy viên thường vụ BCT, tổng bí thư BCHTƯ ĐCS TQ. 11.1989-9.2004 chủ tịch Quân ủy trung ương. 3.1993 chủ tịch Hội đồng QS trung ương.

        GIÀNG LAO PÀ (1919-79), Ah LLVTND (1967). Dân tộc Mông, quê xã Sán Chải, h. Bắc Hà, t. Lào Cai; tham gia dân quân 1946, đv ĐCS VN; khi tuyên dương Ah là xã đội trưởng xã Sán Chải. Trong KCCP, 1946-54 cùng đồng đội làm công tác địch vận, vận động 606 phỉ ra hàng, thu hơn 220 súng (GLP gọi hàng 350 phỉ, thu 200 súng). 1954-63 tham gia xây dựng lực lượng dân quân địa phương xã vững mạnh, có sáng kiến tổ chức hệ thống trinh sát liên hoàn trong 10 xã thuộc h. Bắc Hà, cùng dân quân xã gọi hàng và bắt 17 phỉ, 7 vụ trộm cướp, 20 vụ vượt biên và nhiều vụ buôn lậu...; vận động đồng bào các dân tộc trong xã ở rẻo cao xuống vùng thấp làm ruộng, định canh định cư. không buôn bán và hút thuốc phiện, xây dựng tình đoàn kết giữa các dân tộc. Huân chương: Chiến công hạng nhì...


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #12 vào lúc: 14 Tháng Bảy, 2019, 04:38:15 pm »


        GIÀNG TẢ CHAY (Vừ Pà Chay; 7-1922), người lãnh dạo cuộc nổi dậy của dân tộc Mông chống Pháp ở Sơn La, Lai Châu (1918-21). Quê xã Na Ư, h. Điện Biên, t. Điện Biên. Đầu 1918 bị bắt nhưng không có đủ chứng cớ, Pháp buộc phải thả, dựa vào đó GTC phao tin mình là con cháu vua. 8.1918 phát động nhân dân Tà Phin nổi dậy, do lực lượng còn non yếu nên bị đàn áp ngay. Cuối 10.1918 GTC tập hợp lực lượng nghĩa quân trên 100 người tiếp tục nổi dậy ở Điện Biên Phủ. Được nhân dân ủng hộ, nghĩa quân liên tục đánh địch ở vùng Tây Bắc VN và phát triển sang Thượng Lào (xt khởi nghĩa Lai Châu, 1918-21). Hoảng sợ trước phong trào đấu tranh của nhân dân, thực dân Pháp phải huy động 7 đại đội lính khố đỏ do đại tá Ănggiơli chỉ huy, tập trung càn quét từ 12.1920-3.1921 và bị thương vong trên 100 quân, trong đó có 7 người Âu, mới dập tắt được cuộc nổi dậy. Cuối 1922 GTC bị sát hại ở gần xã Sóc Cộp, h. Sông Mã, t. Sơn La.

        GIẢNG HÒA, thỏa thuận chấm dứt đối đầu, tranh chấp, xung đột hoặc chiến tranh, lập lại quan hệ bình thường giữa các bên đối địch. GH được thực hiện qua thương lượng trực tiếp; trao đổi thông điệp, sứ giả; qua đại diện hoặc trung gian hòa giải dưới các hình thức: kí kết các điều ước quốc tế, ra tuyên bố chung hoặc từng bên riêng rẽ. Nội dung phản ánh so sánh lực lượng, kết quả thực tế của mỗi bên trong cuộc đấu tranh và thường có lợi cho bên mạnh (xt hòa ước Bret - Litôp; hiệp ước Giáp Thân).

        GIÁNG CẤP BẬC QUÂN HÀM. hình thức xử phạt hạ cấp bậc quân hàm của quân nhân xuống bậc quân hàm thấp hơn. Đối với quân nhân trong QĐND VN, GCBQH được quy định lần đầu tại sắc lệnh 71-SL ngày 22.5.1946 của chủ tịch nước VN DCCH; quy định tiếp theo tại Luật nghĩa vụ quân sự. Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam. Theo quy định hiện hành, cấp có thẩm quyền thăng cấp bậc quân hàm nào thì được quyền giáng cấp bậc ấy; thường GCBQH mỗi lần một bậc, trong trường hợp đặc biệt mới giáng nhiều bậc.

        GIÁNG CHỨC, hình thức xử phạt người giữ chức vụ lãnh đạo, chỉ huy, quân lí vi phạm pháp luật hoặc kỉ luật QĐ. không cho giữ chức vụ đang đảm nhiệm và hạ xuống chức vụ thấp hơn. Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ trên mức phạt giam, dưới mức giáng cấp bậc quân hàm; đối với sĩ quan trên mức cảnh cáo, dưới mức cách chức. Thấm quyền GC thực hiện theo Luật sĩ quan Quân đội  nhân dân Việt Nam và Điều lệnh quản lí bộ đội.

        GIAO BAN TÁC CHIẾN, bàn giao giữa những người (kíp) trực ban tác chiến đã hết phiên với những người (kíp) trực ban tiếp theo về tình hình tác chiến và công việc có liên quan. GBTC được tiến hành ở SCH với thành phần quy định, do người chỉ huy chủ trì. Nội dung GBTC hàng ngày ở các đơn vị thường gồm: tình hình hoạt động của địch; tình hình sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu của ta và các việc xảy ra; tình hình chính trị, hậu cần, kĩ thuật; những công việc đã giải quyết và cần giải quyết tiếp; kết luận và chỉ thị của người chỉ huy.

        GIAO CHÂU, châu thời Bắc thuộc. Nguyên là bộ Giao Chí, năm Kiến An thứ tám (203) nhà Đông Hán đổi thành Giao Châu, trị sở đặt tại Quáng Tín (nay là tp Ngô Châu, t. Quảng Tây, TQ), sau chuyển đến Phiên Ngung (tp Quảng Châu ngày nay). Địa bàn gồm miền bắc VN và phân lớn các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây thuộc TQ ngày nay. Thời Tam Quốc, nhà Ngô chia GC thành hai châu: GC và Quảng Châu. Địa bàn GC gồm bắc VN, khu vực Khâm Châu t. Quảng Tây và bán đảo Lôi Châu t. Quảng Đông ngày nay; trị sở đặt tại Long Biên. Thời Nam Bắc Triều, năm 471 nhà Tống tách Hợp Phố khỏi Giao Châu và hợp với một số quận khác của Quảng Châu thành lập Việt Châu. Thời nhà Lương, địa bàn GC tiếp tục bị thu hẹp. Sau khi thống nhất TQ, nhà Tùy bỏ các châu, chia đất GC cũ thành 7 quận. Năm 622, nhà Đường bỏ các quận, thành lập GC đô hộ phủ, năm 679 đổi thành An Nam đô hộ phủ, chia thành 12 châu nhỏ, trong đó có GC là khu vực trung tâm đồng bằng Bắc Bộ ngày nay.

        GIAO CHỈ, 1) bộ thời thuộc Hán. Địa bàn gồm miền bắc VN và phần lớn các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây thuộc TQ ngày nay. Năm Kiến An thứ tám (203), nhà Đông Hán đổi thành Giao Châu, 2) quận thời Bắc thuộc. Do Triệu Đà đặt năm 178tcn sau khi chiếm nước Âu Lạc và sáp nhập vào Nam Việt. Địa bàn thuộc Bắc Bộ VN ngày nay. Thời Tây Hán quận trị đặt tại Luy Lâu, thời Đông Hán dời đến Long Biên.

        GIAO CHIẾN, 1) hành động đấu tranh vũ trang giữa các nước, các QĐ của hai bên đối địch; 2) hoạt động tác chiến giữa các đơn vị LLVT của hai bên đối địch. Theo quy mô, có: GC từ cấp phân đội đến cấp liên binh đoàn và tương đương; theo môi trường tác chiến, có: GC trên bộ, GC trên biển, GC trên không; theo thành phần lực lượng, có: GC của bộ đội binh chủng hợp thành (chủ lực, địa phương), GC của từng quân chủng, binh chủng.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #13 vào lúc: 14 Tháng Bảy, 2019, 04:40:20 pm »


        GIAO HỘI, phương pháp xác định vị trí các điểm trên thực địa (mục tiêu, vật chuẩn, điểm bắn thử, điểm nổ của đạn pháo...) bằng cách đo góc, tính từ một hướng nào đó lấy làm gốc, hay xác định góc và khoảng cách đến điểm cần xác định (điểm GH). GH được thực hiện tại các đài quan sát GH, vọng trinh sát âm thanh hay trinh sát kĩ thuật vô tuyến, đài quan sát chỉ huy. đài quan sát, trận địa rada.

        GIAO THÔNG CHIẾN nh ĐÁNH GIAO THÔNG

        GIÁO (cổ), vũ khí lạnh có cán dài (bằng gỗ hoặc kim loại), mũi nhọn (bằng thép), dùng để sát thương đối phương bằng đâm, phóng. Có từ thời cổ và bị loại bỏ dần khi xuất hiện hỏa khí.



        GIÁO ÁN, tài liệu chính của giáo viên dùng để giảng bài, được biên soạn trên cơ sở kế hoạch huấn luyện (kế hoạch đề mục), chương trình môn học, sách giáo khoa, giáo trình, năng lực, kinh nghiệm của giáo viên (người dạy); đặc điểm học viên (người học) và các mặt bảo đảm. Nội dung gồm: đề mục, đề bài, mục đích, yêu cầu, nội dung chính, thời gian, phương pháp giảng, địa điểm, vật chất, tài liệu và kế hoạch giảng bài. GA phải được người chỉ huy có thẩm quyền phê duyệt.

        GIÁO DỤC HỌC QUÂN SỰ, bộ môn khoa học giáo dục, nghiên cứu các quy luật, đề ra nguyên tắc, hình thức, phương pháp giáo dục, huấn luyện cho các quân nhân, đơn vị LLVT và toàn dân những tri thức QS, kĩ năng, kĩ xảo cần thiết cho việc thực hiện nhiệm vụ QS. Nền tảng tư tưởng, lí luận và phương pháp luận của GDHQS vô sản là chủ nghĩa Mác -  Lênin. GDHQS gắn liền và có tác động qua lại với khoa học QS, CTĐ.CTCT, tâm lí học QS (và tâm lí học nói chung) và sinh lí học.

        GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN, giáo dục y thức, tri thức và kĩ năng QS cần thiết cho toàn dân nhằm phục vụ sự nghiệp bảo vệ tổ quốc. Gồm: bồi dưỡng ý thức và tri thức QS cho học viên ở các học viện, nhà trường, các trường đảng, trường hành chính từ trung ương đến địa phương, tại các tổ chức chính trị, QS, kinh tế, văn hóa xã hội, trong hoạt động của các câu lạc bộ và mọi tầng lớp nhân dân. Do BQP phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện.

        GIÁO LỆNH, tài liệu huấn luyện dùng trong LLVT ba thứ quân, phản ánh những quan điểm chính thống về xây dựng và tác chiến của LLVT, nhằm thống nhất các vấn đề cơ bản có tính ổn định trong xây dựng, huấn luyện và tác chiến. Yêu cầu GL phải đảm bảo tính khoa học, tính chính xác của nội dung, bố cục mạch lạc, trình bày ngắn gọn, dễ hiểu.

        GIÁO TRÌNH QUÂN SỰ, tài liệu học tập, giảng dạy dùng trong các trường QĐ và môn học quốc phòng trong các trường ngoài QĐ, được trình bày một cách hệ thống, nhất quán, tương đối trọn vẹn và sâu về những tri thức cơ bản, hiện đại của một bộ môn khoa học trong lĩnh vực QS. GTQS có thể dùng cho nhiều đối tượng trong bậc giáo dục chuyên nghiệp, đại học, sau đại học; được biên soạn theo quyết định của các cấp có thẩm quyền: bộ trưởng BQP, liên bộ BQP và Bộ giáo dục - đào tạo, hiệu trưởng (giám đốc) các nhà trường (học viện) QĐ.   

        GIÁP* (cổ), đơn vị tổ chức cơ sở trong quán đội Lí (1010- 1225) và quân đội Mạc (1527-92). Thời Lí, G là đơn vị tổ chức cơ sờ của quân, gồm 15 người, do một quản giáp chỉ huy. Thời Mạc, G là đơn vị tổ chức cơ sở của phiên, gồm 10 người, do một giáp thủ chỉ huy (5 G thành một phiên; 22 phiên thành một ti; mỗi ti do một chỉ huy sứ, một chỉ huy đồng tri, một chỉ huy thiêm sự cai quản).
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #14 vào lúc: 14 Tháng Bảy, 2019, 04:41:49 pm »


        GIÁP**, 1) trang bị che đỡ phần thân, tay, chân chiến binh, đầu và thân ngựa chiến, bằng da, vải dày hoặc kim loại, để tránh sát thương do vũ khí lạnh (cung, nỏ, máu, kích, đao...). Thường được ghép với trụ (thành giáp trụ) và cùng với thuẫn tạo thành bộ phòng hộ liên hoàn. G kim loại có kết cấu linh hoạt (bằng nhiều tấm đồng hoặc sắt mỏng ghép lại, vd: ở thời Tây Hán (TQ) bộ giáp gồm 2.859 miếng ghép thành), phù hợp với thao tác chiến đấu dùng vũ khí lạnh của bộ binh và kị binh. G dần dần mất tác dụng khi hỏa khí xuất hiện, đến đầu tk 20 hầu như không còn được sử dụng. G hiện đại dạng áo với kết cấu là loại vải hóa học đặc biệt dùng để chống đạn bộ binh, mảnh lựu đạn cho vùng ngực, đã được trang bị cho bộ binh của QĐ một số nước: LX, TQ, Mĩ... (Mĩ đã dùng trong chiến tranh xâm lược VN); 2) nh vỏ giáp.



        GIÁP CHÔPHAM, vỏ giáp hỗn hợp nhiều lớp, gọi theo tên tp Chôpham (Chobham, Anh), nơi chế tạo đầu tiên (1976). Kết cấu gồm một số lớp lưới tế vi bằng ni lông hoặc gốm với một tấm giáp hợp kim titan. GC có thể làm phân tán năng lượng của luồng hơi nổ bên trong lưới tế vi, do đó làm vô hiệu hóa phần lớn uy lực của tên lửa chống tăng điều khiển bằng dày dẫn và đạn rốckét chống tăng của bộ binh. Được dùng từ những năm đầu thập kỉ 80 (tk 20) trên các xe tăng Vichcơ Velian, Chalengiơ (Anh); Lêôpat-2 (CHLB Đức). Nhược điểm của GC là giá thành rất cao nên không được sử dụng rộng rãi.

        GIÁP ĐỘNG HỌC nh GIÁP PHẢN ỨNG NỔ

        GIÁP NHIỂU LỚP, vỏ giáp có cấu tạo gồm hai hay nhiều lớp kim loại xếp chồng lên nhau, giữa các lóp là vật liệu phi kim loại (gốm, sợi thủy tinh, nhiên liệu diezen...). So với vỏ giáp thông thường, GNL làm tăng khả năng chống đạn và còn đặc biệt có hiệu quả trong việc chống các tác động của vũ khí nơtrôn. GNL hiện được sử dụng rộng rãi trên các xe tăng Abram (Mĩ), Chipthơn (Anh), Lêôpat-2 (CHLB Đức),...

        GIÁP PHẢN ÚNG NỔ (A. Explosive Reactive Armour, vt: ERA), kết cấu bảo vệ lắp trên mặt ngoài vỏ giáp xe tăng, xe thiết giáp, gồm nhiều tấm panen ghép lại, mỗi tấm có một hoặc nhiều ngăn chứa chất nổ nằm kẹp giữa hai tấm kim loại. Khi xe bị đạn bắn trúng lớp kim loại bên ngoài, khối chất nổ nằm giữa hai tấm kim loại bị kích nổ, làm giảm uy lực xuyên giáp của đạn. Ưu điểm: nâng cao khả năng bảo vệ của xe tăng, xe thiết giáp do có thể chống được cả đạn động năng và đạn lõm; dễ lắp đặt, dễ thay thế khi bị bắn hỏng. Nhược điểm: khối lượng lớn nên không thích hợp với xe thiết giáp hạng nhẹ. GPƯN đầu tiên được sử dụng trên xe tăng của Ixraen, hiện được sử dụng rộng rãi trên xe tăng, xe thiết giáp của nhiều nước. Cg giáp động học.

        GIÁP PHỨC HỢP, vỏ giáp có cấu tạo gồm nhiều lớp vật liệu khác nhau (thép, hợp kim nhẹ, chất dẻo, sợi thủy tinh, gốm...), dùng để bảo vệ xe tăng thiết giáp trước uy lực của đạn pháo thông thường và các yếu tố sát thương của vũ khí hủy diệt lớn. Mỗi loại vật liệu có tác dụng chống lại một yếu tố sát thương hoặc một phương tiện phá hủy. Loại vật liệu, chiều dày của từng lớp và vị trí tương hỗ của chúng trong GPH được lựa chọn và tính toán theo các yêu cầu cụ thể đối với từng chủng loại xe. GPH được sử dụng trên nhiều loại xe tăng, xe thiết giáp của Ixraen, Nga, các nước khối NATO...
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #15 vào lúc: 14 Tháng Bảy, 2019, 04:45:04 pm »


        GIÁP TRỤ (cổ), bộ phòng hộ toàn thân (bằng da, vải dày hay kim loại) cho chiến binh khi ra trận nhầm tránh sát thương do vũ khí lạnh của đối phuơng. GT chia làm hai phần: giáp được làm thành bộ quần áo có kết cấu (khu vực khuỷu tay, cổ tay, cổ chân, đầu gối, ngực) phù hợp thao tác chiến đấu; trụ là mũ bảo hiểm đầu và cổ, có thể được đúc liền khối. GT xuất hiện rất sớm trong các cuộc chiến tranh cổ đại.



        GIÁP VĂN CƯƠNG (1921-90), tư lệnh Quân chủng hải quân (1977-80 và 1984-90). Quê xã Bảo Đài, h. Lục Nam, t. Bắc Giang; tham gia CM 1.1945, nhập ngũ 1945, đô đốc hải quân (1988); đv ĐCS VN (1946). Tháng 8.1945 ủy viên QS tỉnh Bình    Định, phụ trách công binh xưởng Hoàng Hoa Thám. 1946-54 tiểu đoàn trưởng, trung đoàn trưởng trung đoàn chủ lực liên khu, rồi tham mưu phó Liên khu 5 (11.1954). Tháng 10.1955 sư đoàn trưởng Sư đoàn 324. Năm 1963 trở lại chiến trường Liên khu 5. Năm 1964-67 sư đoàn trưởng Sư đoàn 3, Sư đoàn 2. Năm 1968-70 phó tư lệnh kiêm tham mưu trưởng Mặt trận Quảng Đà. 10.1970 phó tư lệnh Quân khu 4. Tháng 4.1974 phó tổng tham mưu trưởng QĐND VN. 5.1976 tư lệnh Quân khu 4, 1977-80 và 1984-90 tư lệnh Quân chủng hải quân. Huân chương; Độc lập hạng nhất, 2 Quân công hạng nhất...



        GIAVA, đảo thuộc Inđônèxia trong quần đảo Mã Lai; dt 134.045km2. Hơn 100 núi lửa (30 ngọn đang hoạt động), cao nhất 3.676m, phân bố theo trục đảo. Dọc theo bờ biển là đồng bằng. Thường xuyên động đất, khí hậu á xích đạo, gió mùa; nhiệt độ trung bình dọc theo bờ đảo 26°-27°C; lượng mưa ở đồng bằng 1.000-1.400mm, ở vùng núi tới 5.000mm/năm, các sông nhiều nước, rừng nhiệt đới bao phủ gần 30% diện tích đảo. Các thành phố lớn; Giacacta, Băngđung, Xurabava... Các cảng và căn cứ hải quân chính: Giacacta, Xurabava.

        GIẶC NHÀ TRỜI nh A-l XCAIRAIĐƠ

        GIÀNG ĐUYPƯY (P. Jean Dupuis; ?-?), lái buôn vũ khí (người Pháp), trợ giúp đắc lực Gacniê đánh chiếm Bắc Kì (1873). Ngày 11.3.1861 theo đoàn khảo sát người Anh sang đóng chốt ở Hán Khẩu (TQ) để khảo sát sông Dương Tử (Trường Giang). 2.6.1868 gặp Gacniê bàn việc mở đường thủy từ biển theo Sông Hồng (ở Hà Nội) tới Vân Nam (TQ) và kế hoạch đánh chiếm Bắc Kì. 26.10.1872 đem 2 pháo thuyền, 200 lính cùng một thuyền buôn chở vũ khí rời Hồng Công đến Vịnh Bắc Bộ. 1.1873 bất chấp lệnh cấm của triều đình nhà Nguyễn, GĐ đưa thương thuyền từ cửa Sông Cấm, đến Hà Nội, rồi ngược Sông Hồng lên Vân Nam. 30.4.1873 trở về, đóng trên Sông Hồng, tạo cớ để Gacniê đưa quân ra Bắc. 20.11.1873 trợ giúp Gacniê đánh chiếm thành Hà Nội. 6.2.1874 bị trục xuất khỏi Hà Nội theo quy ước kí giữa đại diện triều đình nhà Nguyễn với Pháp về việc trao trả thành Hà Nội.

        GIBRANTA, khu vực ở nam bán đảo Pirênê, bắc eo biển Gibranta. Dt 6,5km2, gồm một núi đá cao 425m, có nhiều hang động và một eo đất cát nối liền với bán đảo Pirênê; ds 27.700 người (2002), chủ yếu là người bản địa, một phần người Anh và Tây Ban Nha. Ngôn ngữ chính thức: Anh. Có vị trí chiến lược quan trọng, kiểm soát đường hàng hải quốc tế từ Địa Trung Hải ra Đại Tây Dương. Bị Anh chiếm 1704 trong cuộc chiến tranh giành quyền kế vị ở Tây Ban Nha. Ở G có căn cứ hải quân lớn và căn cứ không quân của Anh, độ sâu bến cảng 12m, trong vịnh 46m, tàu chiến và tàu thường các loại có thể cập bến. Xưởng sửa chữa tàu và 4 đốc cạn có thể sửa chữa được tàu chiến và tàu thường cỡ lớn. Có trụ sở của Bộ chỉ huy lực lượng hải quân thống nhất NATO. Là cảng quá cảnh và nơi du lịch. 1991 G đã giành lại được chủ quyền từ Anh.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #16 vào lúc: 14 Tháng Bảy, 2019, 04:46:48 pm »


        GIBUTI (Cộng hòa Gibuti; Jumhouriyya Djibouti, p. République de Djibouti, A. Republic of Djibouti), quốc gia ở đông bắc châu Phi, trên bờ tây eo biển Baben - Manđip và vịnh Aden. Dt 23.200km2; ds 457 nghìn người (2003); chủ yếu là người Apha và người Itxa. Ngôn ngữ chính thức: tiếng Arập, tiếng Pháp. Tôn giáo: đạo Hồi. Thủ đô: Gibuti. Chính thể cộng hòa, đứng đầu nhà nước là tổng thống, tổng tư lệnh các LLVT. Cơ quan lập pháp: quốc hội. Cơ quan hành pháp: chính phủ do thủ tướng đứng đầu. Địa hình rừng núi (cao 2.022m). Khí hậu nóng, nhiệt độ trung bình hàng tháng 27-30°C, có khi lên tới 46°C; lượng mưa 100-400mm/năm. Kinh tế kém phát triển, cảng biển Gibuti có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, QS. GDP 576 triệu USD (2002), bình quân đầu người 890 USD. Thành viên LHQ (21.9.1977), Phong trào không liên kết. LLVT: lực lượng thường trực 9.600 người (lục quân 8.000 người, không quân 200, hải quân 200), lực lượng bán vũ trang 3.000 người. Nguồn động viên 101.400 người. Tuyển quân theo chế độ tình nguyện. Trang bị: 31 xe thiết giáp, 6 pháo mặt đất, 15 pháo cao xạ, 10 máy bay các loại, 8 tàu tuần tiễu loại nhỏ. Ngân sách quốc phòng 23 triệu USD (2001).



        “GIENBƠ” (Đ. Gelb - Vàng), kế hoạch tiến công chiến lược của phát xít Đức, quy định mở những mũi tiến công chớp nhoáng qua Hà Lan, Bỉ, Luyxembua vào Bắc Pháp trong CTTG-II. Kế hoạch G được xem xét nhiều lần. Phương án cuối cùng: rạng sáng 10.5.1940 bắt đầu tiến công bằng những cuộc tập kích ồ ạt của không quân vào các sân bay và bằng đổ bộ đường không; hướng đột kích chủ yếu thọc qua núi Acđen, trong dải giữa Đinan và Xêđan tới hạ lưu Sông Xom, vu hồi vào cánh trái phòng tuyến Maginô từ phía bắc. Được thực hiện trong chiến cục Pháp (10.5-24.6.1940).

        G1ÊN PHÔNĐA (A. Jane Fonda; s. 1937), người hoạt động chống chiến tranh xâm lược, nữ diễn viên điện ảnh Mĩ. 1969- 70 tham gia nhiều cuộc mít tinh, tuần hành tại Mĩ chống chiến tranh xâm lược của Mĩ ở VN. 1971 giúp đỡ tài chính cho “Cuộc điều tra mùa đông của binh sĩ” tại Đitroi nhằm vạch trần tội ác chiến tranh của Mĩ tại VN. 1972 sang VN tuyên truyền chống chiến tranh xâm lược liên Đài tiếng nói VN. Được các nhà báo đặt cho biệt danh “Giên Hà Nội”.

        GIÊNÔVA, thành phố, cảng lớn, trung tâm đóng tàu của Italia ở vịnh Giênôva (Địa Trung Hải), cùng với các thành phố vệ tinh tạo thành khu kinh tế quan trọng với công nghiệp phát triển. Gồm cảng phía trước, hai vũng và cảng trong, tàu mọi loại mớn nước có thể cập bến. Tổng chiều dài các cầu cảng 33,2km, sâu 15m. Có các nhà máy đóng tàu lớn, 5 đốc cạn bảo đảm mọi loại sửa chữa của tàu. Lượng vận chuyển hàng 52 triệu tấn/năm.

        GIÊRUXALEM, thành phố ở vùng Trung Đông, trung tâm tôn giáo của đạo Kitô, đạo Do Thái, đạo Hồi; ds 634 nghìn người (1999); đa số là người Do Thái. Công nghiệp thực phẩm, dệt, điện tử, chế biến kim loại, dược phẩm... G hình thành từ đầu thiên niên kỉ thứ 2tcn, từng thuộc nhiều quốc gia khác nhau: Vương quốc Giuđa, các đếquốc La Mã, Bidăngtin, Arập và Ottoman. 1920-47 là trung tâm hành chính khu vực người Palextin dưới sự ủy trị của Anh. Sau chiến tranh Ixraen - Arập (1948-49), G chia làm hai phần: Đông G thuộc Gioocđani, Tây G thuộc Ixraen. 1950 Ixraen tuyên bố Tây G là thủ đô của Ixraen. 6.1967 Ixraen chiếm luôn phần Đông G. 7.1980 tuyên bố là “thủ đô vĩnh viễn không thể chia cắt của Ixraen”.

        GIÓ, chuyển động tương đối của không khí so với bề mặt Trái Đất, do sự phân bố không đều áp suất của khí quyển, và hướng từ nơi áp suất cao đến nơi áp suất thấp. Đặc trưng của G là tốc độ và hướng. Tốc độ G biểu thị bằng mét/giây, kilômét/giờ, hoặc cấp gió. Hướng G biểu thị bằng độ hoặc góc rum.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #17 vào lúc: 14 Tháng Bảy, 2019, 04:48:12 pm »


        GIÓ ĐƯỜNG ĐẠN, gió giả định không thay đổi về hướng và vận tốc trên mọi độ cao trong phạm vi chiều cao đường đạn và gây ra độ lệch của đường đạn so với quỹ đạo chuẩn (quỹ đạo bảng) giống như tác động của gió thực (có hướng và vận tốc thay đổi theo độ cao) trong phạm vi đó. Được xác định bằng phương pháp tính toán theo kết quả thăm dò khí tượng và dùng trong pháo binh để xác định các lượng sửa bắn theo tầm và hướng.

        GIÓ MẬU DỊCH, gió ở tầng thấp của khí quyển, thổi thường xuyên, có hướng ổn định từ vùng cận nhiệt đới khí áp cao đến vùng xích dạo khí áp thấp. Do ảnh hưởng chuyển động quay của Trái Đất từ tây sang đông, GMD ở Bắc Bán Cầu là gió đông bắc, còn ở Nam Bán Cầu là gió đông nam. Các đội thương thuyền thời xưa lợi dụng gió này để đi biển, từ đó có tên gọi GMD. Tuy gió ổn định quanh năm, nhưng do ảnh hưởng kết hợp của gió mùa nên có ấn tượng GMD chỉ xuất hiện vào một thời kì nhất định; cg tín phong.

        GIÓ MÙA, loại gió thổi trên các vùng lục địa rộng lớn, có hướng ổn định đặc trưng rõ rệt theo mùa (chủ yếu là mùa hè và mùa đông). Nhân tố quan trọng nhất sinh ra GM là sự thay đổi cương độ bức xạ Mặt Trời tạo ra sự chênh lệch áp suất khí quyển rõ rệt giữa lục địa và đại dương, kết hợp với quy luật hoạt động của gió mậu dịch và ảnh hưởng của những dạng địa hình lớn như các khối núi và cao nguyên đồ sộ ở Trung Á, Tây Tạng,... Khu vực có GM điển hình: Ấn Độ và Đông Nam Á. Ở VN, về mùa đông có GM đông bắc, không khí nói chung lạnh và khô, về mùa hè có GM đông nam (thường gọi gió nồm), kèm theo mưa nhiều.

        GIÓ TRUNG BÌNH, gió tính toán, có hướng và tốc độ như nhau ở một tầng khí quyển nào đó từ mặt đất cho tới độ cao đã định, có ảnh hưởng đến các vật thể (phần tử) trong khí quyển như ảnh hưởng tổng cộng của gió thật ở những độ cao khác nhau của tầng đã định. Số liệu về GTB được sử dụng để đánh giá và dự đoán tình hình phóng xạ và nhiễm độc hóa học.

        GIOOCĐANI (Vương quốc Hasimit Gioocđani; Al-Urdun, AI Mamlakah al-Urduniyah al-Hashimiyah, A. Hashimite Kingdom of Jordan), quốc gia ở Tây Á, thuộc vùng Trung Đông. Dt 89.556km2; ds 5,5 triệu người (2003); 98% người Arập (50-60% Palextin). Ngôn ngữ chính thức: tiếng Arập. Tôn giáo: đạo Hồi dòng Sunni 92%, Thiên chúa giáo 8%. Thủ đô: Amman. Chính thể quân chủ lập hiến, đứng đầu nhà nước là quốc vương. Cơ quan lập pháp: quốc hội hai viện (thượng nghị viện và hạ nghị viện). Cơ quan hành pháp: chính phủ do thủ tướng đứng đầu. Phần lớn lãnh thổ là cao nguyên hoang mạc và bán hoang mạc, cao dần từ đông sang tây tới 1.500m. Dọc biên giới phía tây là bờ dốc đứng của cao nguyên giáp thung lũng Gioocđan và Biển Chết. Sông chính: Gioocđan (321km). Nghèo tài nguyên, đất trồng chiếm 5% diện tích lãnh thổ; nguồn thu chủ yếu dựa vào viện trợ nước ngoài và tiền do người Gioocđani làm việc ở nước ngoài gửi về. GDP 8,829 tỉ USD (2002), bình quân đầu người 1.760 USD. Thành viên LHQ (14.12.1955), Liên đoàn các nước Arập. Lập quan hệ ngoại giao với VN cấp đại sứ 19.8.1980. LLVT: lực lượng thường trực 100.240 người (lục quân 84.700, hải quân 540, không quân 15.000), lực lượng dự bị 35.000. Tuyển quân theo chế độ tình nguyện. Trang bị: 1.246 xe tăng, 32 xe chiến đấu bộ binh, 1.400 xe thiết giáp chở quân, 544 pháo mặt đất các loại, 450 súng cối, 416 pháo phòng không, 6 tàu tuần tiễu; 106 máy bay chiến đấu, 16 máy bay trực thăng chiến đấu. Ngân sách quốc phòng 499 triệu USD (2001).


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #18 vào lúc: 14 Tháng Bảy, 2019, 04:49:15 pm »


        GIÔN PÔN VAN (A. John Paul Vann; 1924-72), cố vấn trường người Mĩ cho Quân đoàn 2 - Quân khu 2 của chính quyền Sài Gòn (1971-72). Nhập ngũ 1943. Trong CTTG-II, sĩ quan không quân. Trong chiến tranh xâm lược Triều Tiên, sĩ quan hậu cần, đại đội trưởng biệt kích Mĩ. 1962 tham gia chiến tranh xâm lược VN, cấp bậc trung tá, cố vấn trưởng Sư đoàn 7 thuộc QĐ Sài Gòn tại Mĩ Tho. 1963 về Mĩ và xin nghỉ hưu để đi thuyết phục giới lãnh đạo Mĩ tăng cường lực lượng cho chính quyền Sài Gòn trước nguy cơ thất bại của chiến tranh đặc biệt. 1965 trở lại VN làm cố vấn bình định tỉnh Hậu Nghĩa (nay thuộc t. Long An), sau cố vấn dân sự cho tư lệnh quân Mĩ ở Vùng chiến thuật 3 (xt vùng chiến thuật). 1966 vụ trưởng kế hoạch và chương trình nông thôn, giám đốc Cơ quan dân sự vụ Vùng chiến thuật 3. Khi làm cố vấn Quân đoàn 2 - Quân khu 2 (1971), GPV được toàn quyền chỉ huy và điều dộng lực lượng QS, dân sự Mĩ và chính quyền Sài Gòn thuộc Quân khu 2 với quyền lực như một tướng hai sao. Chết vì máy bay bị bắn rơi khi đang đi quan sát trận địa (1972).

        GIÔNXƠN (A. Lyndon Baines Johnson; 1908-73), tổng thống Mĩ thứ 36 (1963-69), người chịu trách nhiệm chính trong việc ồ ạt đưa quàn Mĩ xâm lược miền Nam VN và tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc VN bằng không quân và hải quân Mĩ (1964). Sinh tại bang Têchdat; thuộc ĐDC Mĩ. 1961-63 phó tổng thống Mĩ. 1961 được Kennơđi cử sang miển Nam VN nắm tình hình, G chủ trương phải gửi quân chiến đấu Mĩ sang miền Nam VN. Khi trở thành tổng thống, G thực hiện đường lối cứng rắn đối với VN, tuyên bố tiếp tục giúp chính quyền Sài Gòn đánh thắng “lực lượng cộng sản”. G dựng lên sự kiện Vịnh Bắc Bộ (8.1964) nhằm đánh lừa dư luận và ép Quốc hội Mĩ thông qua nghị quyết Vịnh Bắc Bộ làm chỗ dựa để mở rộng chiến tranh bằng những bước leo thang mới. Thất bại trong chiến lược chiến tranh đặc biệt G buộc phải chuyển sang chiến lược chiến tranh cục bộ, ồ ạt đưa quân chiến đấu Mĩ và đồng minh vào miển Nam VN (1965) và tăng cường đánh phá miền Bắc VN. Do thất bại trong chiến tranh xâm lược VN, sau tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thán (1968) của quân và dân miền Nam VN, do phong trào chống chiến tranh ở Mĩ và trên thế giới ngày càng phát triển và mâu thuẫn nội bộ nước Mĩ, 31.3.1968 G buộc phải tuyên bố ngừng mọi hoạt động của không quân và hải quân chống VN DCCH từ vĩ tuyến 20 trở ra, đồng ý đàm phán với VN, nhưng vẫn tiếp tục ủng hộ chính quyền Sài Gòn, trì hoãn và kéo dài hội nghị Pari về VN.

        GIỜ ĐỊA PHƯƠNG, giờ thiên văn (giờ sao) hoặc giờ Mặt Trời tại một địa điểm cụ thể trên Trái Đất. Phụ thuộc vào độ kinh địa lí của điểm đó và tại mỗi thời điểm có cùng một giá trị cho tất cả các điểm trên cùng kinh tuyến. Chênh lệch GĐP giữa hai địa điểm tại bất kì thời điểm nào cũng ứng với chênh lệch độ kinh giữa hại điểm. GĐP được xác định bằng đo thiên văn. (Trên thực tế, thuật ngữ GĐP thường bị dùng lẫn cho khái niệm giờ múi hay giờ pháp lệnh của một khu vực nào đó).

        GIỜ G, giờ quy định nổ súng mở đầu chiến dịch (trận chiến đấu) tiến công; căn cứ để tính mốc thời gian trong kế hoạch tác chiến, hiệp đồng tác chiến. GG do người chỉ huy cao nhất của chiến dịch (trận chiến đấu) xác định và thông báo cho cấp dưới vào thời điểm thích hợp. Trong QĐ một số nước GG là thời điểm lực lượng đi đẩu của thê đội một đặt chân lên chiến hào đầu tiên trận địa phòng ngự thê đội một (tuyến 1) của địch hoặc chuyến đổ bộ đầu tiên của bộ binh, xe tăng đến mép nước (tác chiến đổ bộ đường biển).

        GIỜ MẶT TRỜI (thời gian Mặt Trời), hệ thống tính thời gian căn cứ vào chuyển động biểu kiến của Mặt Trời trên thiên cầu, trong đó đơn vị cơ bản - ngày Mặt Trời - được lấy là khoảng thời gian giữa hai lần Mặt Trời đạt độ cao giới hạn cùng phía (cao nhất hoặc thấp nhất) liên tiếp. Phân biệt GMT thực và GMT trung bình. Giá trị GMT thực phụ thuộc vào vị trí biểu kiến của Mặt Trời trên thiên cầu và được đo bằng góc giờ của tâm Mặt Trời tại thời điểm cần xác định. Vì chuyển động biểu kiến của Mặt Tròi trên đường hoàng đạo là không đều và do có góc nghiêng giữa mặt phẳng hoàng đạo với mặt phẳng xích đạo thiên cầu, nên thời gian tính theo GMT thực cũng thay đổi không đều và không tiện sử dụng trong thực tiễn. Để khắc phục nhược điểm trên, người ta đưa ra khái niệm GMT trung bình, xác định theo chuyển động của Mặt Trời trung bình - điểm quy ước chuyển động đều trên xích đạo thiên cầu và đi qua điểm Xuân phân đúng vào thời điểm Mặt Trời thực qua đó khi chuyển dộng không đều trên hoàng đạo. Khoảng thời gian giữa hai lần Mặt Trời trung bình đạt tới độ cao giới hạn cùng phía liên tiếp gọi là ngày Mặt Trời trung bình, được chia thành các đơn vị giờ, phút và giây Mặt Trời trung bình. Sai lệch giữa GMT thực với GMT trung bình thay đổi liên tục với chu kì một năm trong giới hạn từ -16,4 đến +14,3ph và nhận giá trị “0” tại hai thời điểm: Xuân phân và Thu phân.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #19 vào lúc: 14 Tháng Bảy, 2019, 04:51:22 pm »


        GIỜ MÚI (giờ khu vực), hệ thống tính thời gian trên cơ sở chia bề mặt Trái Đất thành 24 múi giờ theo các kinh tuyến cách nhau 15°. Được sử dụng đầu tiên ở Mĩ 1883 và được hội nghị đo lường quốc tế 1884 ở Oasinhtơn quyết định áp dụng trên phạm vi toàn thế giới, theo đó các múi giờ được đánh số từ 0 đến 23 theo chiều từ tây sang đông, bắt đầu từ múi có kinh tuyến chính giữa là kinh tuyến 0 (kinh tuyến gốc, di qua đài thiên văn Grinuych ở Luân Đôn). GM của tất cả các điểm trong một múi giờ ở một thời điểm đều như nhau và bằng giờ Mặt Trời trung bình của kinh tuyến chính giữa múi đó. GM của các múi giờ kề nhau chênh nhau một giờ. Toàn bộ phần lãnh thổ trên đất liền của VN nằm trong múi giờ thứ 7, có kinh tuyến chính giữa là 105° đông. Để thuận tiện, trong thực tế ranh giới các múi giờ, đặc biệt là ở các vùng đông dân cư, không lấy theo các kinh tuyến, mà theo các đường biên giới quốc gia, địa giới hành chính hoặc các yếu tố địa hình tự nhiên, tuyến giao thông... gần các kinh tuyến đó. Một số nước còn lấy giờ thống nhất cho một bộ phận hoặc toàn bộ lãnh thổ nằm trên nhiều múi giờ khác nhau (thường là theo giờ của múi có thủ đô) hoặc lấy lệch đi so với giờ chính thức của múi.



        GIỜ QUỐC TẾ (A. Greenwich Mean Time, vt: GMT), giờ múi của múi giờ số 0, tức giờ Mặt Trời trung bình của kinh tuyến gốc (kinh tuyến đi qua đài thiên văn Grinuych ở Luân Đôn), được hội nghị đo lường quốc tế 1884 ở Oasinhtơn quy định sử dụng thống nhất trong tính toán khoa học và thông tin quốc tế.

        GIỚI TUYẾN CHIẾN ĐẤU, tuyến quy ước trên địa hình (trên biển) phân chia phạm vi khu vực tác chiến của các đơn vị, do người chỉ huy cấp trên xác định khi giao nhiệm vụ tác chiến. GTCĐ của bộ đội binh chủng hợp thành được quy định theo địa vật từ phía sau ra phía trước hay được quy định theo phạm vi địa giới hành chính của xã, huyện, tỉnh và được vẽ trên bản đồ bằng kí hiệu QS. GTCĐ có thể được điều chỉnh trong quá trình tác chiến.

        GIỚI TUYẾN HẬU PHƯƠNG, đường ranh giới được xác định để chỉ rõ khu vực hậu phương của đơn vị.

        GIỚI TUYẾN QUÂN SỰ, tuyến (dài) được xác định (có hiệu lực pháp lí) để phân chia khu vực lãnh thổ giữa các bên tham chiến trong thời gian đình chiến. GTQS được lập ra trên đất liền, trên biển, trên không theo thỏa thuận của các bên tham chiến, theo quyết định của hội nghị quốc tế, hoặc do áp đặt của bên chiến thắng. Hiệp định Giơnevơ 20.7.1954 về đình chỉ chiến sự ở VN xác định: dải địa hình gần trùng với vĩ tuyến 17° bắc, từ cửa sông Bến Hải và dòng sông đổ (ở thượng nguồn tên là Rào Thành) đến làng Bôhusu, rồi theo vĩ tuyến 17 từ Bôhusu cho đến biên giới Việt - Lào là GTQS tạm thời giữa miền Nam và miền Bắc VN.

        GIƠNEVƠ (Geneva, p. Genève), thành phố, thủ phủ tổng Giơnevơ, Thụy Sĩ; nằm trên bờ tây nam hồ Giơnevơ (hồ Lêman). Công nghiệp chế tạo máy, đặc biệt ngành sản xuất đồng hồ phát triển. Một trong những trung tâm tài chính, ngân hàng lớn của châu Âu và thế giới. Nơi đặt trụ sở châu Âu của LHQ và nhiều tổ chức quốc tế. Trung tâm tổ chức các hội
nghị, kí kết các hiệp định, công ước quốc tế: 1925 kí công ước Giơnevơ về cấm sử dụng hơi độc, hơi ngạt, vi trùng trong chiến tranh; 1932-35 diễn ra hội nghị Giơnevơ về giải trừ quân bị, có 63 nước tham gia; 1949 kí công ước Giơnevơ về bảo vệ nạn nhân chiến tranh; 1954 diễn ra hội nghị Giơnevơ về Đông Dương, kí kết các hiệp định đình chiến ở VN, Lào, Campuchia; 1958 hội nghị Giơnevơ về luật biển, có 79 nước tham gia...
Logged

Trang: « 1 2 3 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM