Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Tư, 2024, 06:26:25 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: G  (Đọc 3655 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


G
« vào lúc: 14 Tháng Bảy, 2019, 03:28:18 pm »

         
        GABÔNG (Cộng hòa Gabông; p. Gabon, République Gabonaise, A. Gabonaise Republic), quốc gia ở Tây Phi. Dt 267.668km2; ds 1,32 triệu người (2003); gồm người Phông, Esira, Aduna, Ôcanđê... Ngôn ngữ chính thức: tiếng Pháp. Tôn giáo: đạo Cơ Đốc, Bái vật giáo, đạo Hồi. Thủ đô: Librơvin. Chính thể cộng hòa, đứng đầu nhà nước là tổng thống. Cơ quan lập pháp: quốc hội. Cơ quan hành pháp: chính phủ. Cao nguyên Nam Ghinê chiếm phần lớn lãnh thổ, cao 500-1.500m; dọc bờ biển là dải đồng bằng, rộng 20-30km. Khí hậu xích đạo. Rừng nhiệt đới chiếm 82% diện tích tự nhiên. Hệ thống sông ngòi dày đặc, các sông chính: Ôgôp, Ivinđô, Nguniê, Nianga, tàu thuyền có thể đi lại ở đoạn hạ lưu. Nước giàu tài nguyên: dầu mỏ, khí đốt, mănggan...; sản lượng khai thác mănggan đứng thứ 3 thế giới. Kinh tế bị các công ti độc quyền Pháp, Mĩ kiểm soát. GDP 4,334 tỉ USD (2002), bình quân đầu người 3.440 USD. Thành viên LHQ (20.9.1960), Phong trào không liên kết, Liên minh châu Phi. Lập quan hệ ngoại giao với VN cấp đại sứ 9.1.1975. LLVT: lực lượng thường trực 4.700 người (lục quân 3.200, không quân 1.000, hải quân 500), lực lượng bán vũ trang 2.000. Tuyển quân theo chế độ tình nguyện. Trang bị: 68 xe thiết giáp trinh sát, 12 xe chiến đấu bộ binh, 21 xe thiết giáp chở quân, 40 súng máy và pháo phòng không, 10 máy bay chiến đấu, 2 máy bay trực thăng vũ trang, 2 tàu tuần tiễu, 1 tàu đổ bộ... Ngân sách quốc phòng 125 triệu USD (2002).



        GACNIÊ (P. Francis Gamier; 1839-73), đại úy hải quân Pháp chỉ huy đánh chiếm thành Hà Nội và Bắc Kì lần thứ nhất (1873). Tháng 6.1866 tham gia đoàn khảo sát Sông Hồng. 3.1868 trưởng đoàn khảo sát sông Cửu Long. 2.6.1868 gặp Giăng Đuypuy tại Vân Nam (TQ) bàn việc mở đường thủy từ biển theo Sông Hồng tới Vân Nam và kế hoạch đánh chiếm Bắc Kì. 11.10.1873 theo lệnh thống đốc Nam Kì, G đưa quân từ Sài Gòn tiến ra Bắc Kì với danh nghĩa “giải quyết vụ Giăng Đuypuy”, thực chất nhằm đánh chiếm Bắc Kì. 20.11.1873 được tăng cường viện binh từ Sài Gòn và Hương Cảng đến, G chỉ huy 212 quân, 11 đại bác, 2 tàu chiến, 1 tàu đổ bộ với sự trợ giúp của Giăng Đuypuy đã đánh chiếm thành Hà Nội; tiếp đó đưa quân đánh chiếm Hưng Yên, Hà Nam, Hải Dương, Ninh Bình, Nam Định. 21.12.1873 bị quân Cờ Đen phục kích và giết tại Cầu Giấy (xt trận Cầu Giấy 21.12.1873).

        GADA X. DẢI GADA

        GAGARIN (1934-68), phi công vũ trụ LX, người đầu tiên trên thế giới bay vào vũ trụ (12.4.1961). Ah LX (1961), Ah lao động VN, Bungari, Tiệp Khắc. Nhập ngũ 1955, đại tá (1963); đv ĐCS LX (1960) Ngày 12.4.1961 đã thực hiện chuyến bay đầu tiên lgiờ 48ph vào vũ trụ trên tàu Phương Đông-1, theo quỹ đạo quanh Trái Đất (điểm cao nhất 302km, điểm thấp nhất 175km cách mặt đất). Sau chuyến bay, G tiếp tục nghiên cứu kĩ thuật vũ trụ. tham gia chuẩn bị và chỉ huy các chuyến bay của tàu vũ trụ. Hi sinh trong một tai nạn máy bay. Tên của G được đặt cho một thung lũng phía sau Mặt Trăng, một học viện không quân, một thành phố, trung tâm đào tạo phi công vũ trụ, một tàu nghiên cứu khoa học, một huy chương vàng của Hiệp hội hàng không quốc tế.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #1 vào lúc: 14 Tháng Bảy, 2019, 03:29:38 pm »


        GAMO X. ĐOÀN QUÂN THỨ HÀNH CHỈNH

        GANA (Cộng hòa Gana; A. Republic of Ghana), quốc gia ở Tây Phi. Dt 238.533km2; ds 20,47 triệu người (2003); gồm người các bộ tộc Asanti, Phanti, Êve, Môxi, Ga... Ngôn ngữ chính thức: tiếng Anh. Tôn giáo: Bái vật giáo, đạo Cơ Đốc, đạo Hồi. Thủ đô: Acra. Chính thể cộng hòa trong Khối liên hiệp Anh, đứng đầu nhà nước và cơ quan hành pháp (chính phủ) là tổng thống, tổng tư lệnh các LLVT. Cơ quan lập pháp: quốc hội một viện. Phần lớn lãnh thổ là đồng bằng, độ cao 150-300m; trung tâm là cao nguyên Asanchi và Cvakhu, độ cao 788m. Khí hậu xích đạo ở phía nam, cận xích đạo ở phía bắc. Hệ thống sông ngòi dày đặc; bờ biển thấp, chia cắt nhẹ. Nước giàu tài nguyên (quặng bôxít, vàng, kim cương, mănggan...). Nước nông nghiệp, có ngành công nghiệp khai khoáng phát triển, xuất khẩu ca cao đứng đầu thế giới. Cảng biển: Tacôrađi, Acra. Sân bay quốc tế Acra. GDP 5,3 tỉ USD (2002), bình quân đầu người 270 USD. Thành viên LHQ (8.3.1957), Phong trào không liên kết. Lập quan hệ ngoại giao với VN cấp đại sứ 25.3.1965. LLVT: lực lượng thường trực 7.000 người (lục quân 5.000, không quân 1.000, hải quân 1.000). Tuyển quân theo chế độ tình nguyện. Trang bị: 53 xe thiết giáp, 78 súng cối, 8 súng máy phòng không, tên lửa phòng không, 19 máy bay chiến đấu, 10 máy bay trực thăng, 6 tàu tuần tiễu... Ngân sách quốc phòng 42 triệu USD (2002).



        GANĐI (A. Mohandas Karamchand Gandhi, Mahatma Gandhi; 1869-1948), lãnh tụ Đảng quốc đại và phong trào giành độc lập của Ấn Độ. Sinh tại bang Pobanda (tây bắc Ấn Độ), thuộc tầng lớp trí thức giàu có. 1888-91 học luật tại Trường đại học Luân Đôn (Anh). 1893-1914 cố vấn pháp luật cho một hãng buôn Ấn Độ ở Nam Phi, lãnh đạo phong trào những người Ấn chống phân biệt chủng tộc và bóc lột của tư bản Anh. 1914 về nước trở thành lãnh tụ của Đảng quốc đại và phong trào giải phóng dân tộc ở Ấn Độ. Đề xướng học thuyết “phản kháng tiêu cực” (bất hợp tác, bất bạo động), tư tưởng  chính của Đảng quốc đại. Nhiều lần bị thực dân Anh bắt giam (1922-24, 1930-31 và 1942-44) và đấu tranh tuyệt thực trong nhà tù. 1947 thực dân Anh trao trả độc lập cho Ấn Độ. 1948 G bị tổ chức phản động Hindu Mahasabha sát hại. Được nhân dân Ấn Độ suy tôn là “Mahatma” (Tâm hồn vĩ đại).

        GARIBANĐI (Giuseppe Garibaldi; 1807-82), Ah dân tộc Italia, nhà cầm quân xuất sắc, chiến sĩ đấu tranh kiên cường vì độc lập dân tộc và thống nhất nước Italia tk 19. Năm 1833 tham gia đấu tranh giải phóng dân tộc. 1834 bị kết án tử hình vắng mặt do khởi nghĩa không thành công ở Giênôva. Lánh nạn sang Nam Mĩ, chiến đấu trên 10 năm cho nền độc lập của Urugoay và Riô Grăngđê. Về nước vào thời kì đầu của CM (1848-49) ở Italia, đứng đầu đội quân tình nguyện tham gia ba cuộc chiến tranh giải phóng chống nước Áo xâm lược (1848-1859 và 1866). Ngay 9.2.1849 lãnh đạo cuộc lật đổ chính quyền của giáo hoàng, thành lập nước Cộng hòa Rôma, chỉ huy phòng thủ Rôma chống Pháp. Trong chiến tranh Áo - Italia - Pháp (1859), G chỉ huy quân đoàn sơn cước tình nguyện vùng Anpơ, đánh bại quân Áo ở Lômbacđi. 1860 đưa quân đến giúp cuộc khởi nghĩa giải phóng đảo Xixin (5.1860), sau đó giải phóng miền Nam Italia. G ủng hộ Quốc tế I, Công xã Pari (1871); được Ăngghen đánh giá “không những là một lãnh tụ dũng cảm, nhà chiến lược thiên tài mà còn là nhà cầm quân thao lược”. Trong chiến tranh CM ở Tây Ban Nha (1936-39), có lữ đoàn chiến sĩ tình nguyện Italia mang tên G và trong chiến tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Italia (1943-45), các đội du kích cũng mang tên G.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #2 vào lúc: 14 Tháng Bảy, 2019, 04:20:00 pm »


        GAZ mác sản phẩm của Nhà máy ô tô Goocki, một trong những xí nghiệp lớn nhất của ngành công nghiệp ô tô LX (Nga). Trước 1941, có 18 loại xe tải và xe du lịch mang mác hiệu GAZ đã được sản xuất, trong đó có GAZ-A, GAZ-AA, GAZ-AAA, GAZ-61, GAZ-1. Trong CTTG-II, các xe GAZ dược sản xuất theo đơn đặt hàng của mặt trận. Nhiều kiểu xe GAZ được dùng làm cơ sở để chế tạo các xe thiết giáp. Sau chiến tranh sản xuất xe tải GAZ-51 và GAZ-63, xe du lịch “Pôbêđa” (Chiến Thắng), GAZ-12 và GAZ-69. Năm 1956 bắt đầu sản xuất xe du lịch GAZ-24 (Vônga), 1959: GAZ-14 Traica (Hải Âu). Từ 1966: GAZ-53, GAZ-66 và các biến thể của chúng. Các thế hệ xe mới tiếp theo là: GAZ-33 (7t), GAZ-33V (6t), GAZ-34 và các loại xe khác. Xe GAZ được sử dụng rộng rãi ở VN, cả trong và ngoài QĐ, phổ biến nhất là các xe vận tải GAZ-51, GAZ-63, GAZ-53, GAZ-66, xe con GAZ-69 và GAZ-69A, xe chở khách GAZ-14 Hải Âu...

        GAMBIA (Cộng hòa Gambia; A. Republic of The Gambia), quốc gia ở Tây Phi. Dt 11.295km2; ds 1,5 triệu người (2003); gồm người các bộ tộc Manđingô, Phunbe, Uôlôp. Ngôn ngữ chính thức: tiếng Anh, Manđingô, Uôlôp. Tôn giáo: đạo Hồi (trên 80%), đạo Cơ Đốc. Thủ đô: Bangiun. Chính thể cộng hòa, đứng đầu nhà nước và cơ quan hành pháp (chính phủ) là tổng thống. Cơ quan lập pháp: viện đại diện (quốc hội). Địa hình đồng bằng thấp, dọc theo thung lũng sông Gambia. Khí hậu xích đạo, gió mùa. Lãnh thổ chủ yếu là đồng cỏ, rừng nhiệt đới dọc theo sông Gambia. Sân bay quốc tế: Yunđum. Nước nông nghiệp chậm phát triển. 80% lao động nông nghiệp. GDP 390 triệu USD (2002), bình quân đầu người 290 USD. Thành viên LHQ (21.9.1965), Phong trào không liên kết, Liên minh châu Phi. Lập quan hệ ngoại giao với VN cấp đại sứ 30.10.1973. LLVT: lực lượng thường trực 800 người; gồm hai tiểu đoàn bộ binh, một đại đội công binh. Tuyển quân theo chế độ tình nguyện. Ngân sách quốc phòng 2,4 triệu USD (2002).



        GÂY CĂNG THẲNG Ở BIÊN GIỚI, hành động QS (chính trị hay ngoại giao) có tổ chức của một nước đối với nước khác có chung biên giới nhằm đe dọa, khiêu khích, gây mâu thuẫn ở khu vực biên giới, tạo cớ thực hiện ý đồ QS, chính trị, kinh tế trước mắt hoặc lâu dài; hành vi vi phạm điều ước quốc tế về biên giới lãnh thổ. GCTƠBG diễn ra dưới hình thức QS và phi QS, bằng các hoạt động: diễn tập QS đe dọa; dùng LLVT khiêu khích, tiến công, tập kích vào khu vực biên giới nước láng giềng; dùng phương tiện phát thanh, truyền thanh, truyền hình thường xuyên tuyên truyền kích động qua biên giới...

        GÂY CHÁY QUA BIÊN GIỚI, tạo ra vụ cháy để lan qua biên giới sang lãnh thổ nước láng giềng, gây nguy hiểm, tác hại đến đời sống, sản xuất, môi sinh, môi trường của nước đó; một hành vi vi phạm hiệp định về quy chế biên giới, xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của nước láng giềng. GCQBG có thể do cá nhân hay tổ chức vô ý, thiếu thận trọng, không có biện pháp phòng ngừa cần thiết để lửa cháy lan sang lãnh thổ nước láng giềng hoặc do các phần tử xấu cố ý gây cháy làm thiệt hại vật chất, gây chia rẽ với nước láng giềng, tạo tình hình biên giới căng thẳng.

        GÂY NỔ TRÊN BIÊN GIỚI, tạo ra vụ nổ bằng thuốc nổ, bom, mìn, lựu đạn... trong khu vực biên giới quốc gia, gây nguy hiểm hoặc đe dọa an ninh đối với nước láng giềng có chung biên giới; hành vi vi phạm hiệp định về quy chế biên giới. GNTBG có thể do vô ý trong trường hợp có báo trước và đã sử dụng các biện pháp bảo đảm an toàn (nổ phục vụ công nghiệp, xây dựng đường bộ, đường sắt, hầm mỏ, luyện tập QS, rà phá mìn...) hoặc cố ý gây nguy hiểm và tác hại đối với nước láng giềng. Trường hợp cần thiết GNTBG phải có các biện pháp bảo đảm an toàn tuyệt đối và thông báo trước cho nước láng giềng, không được để ảnh hưởng sang bên kia biên giới.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #3 vào lúc: 14 Tháng Bảy, 2019, 04:22:07 pm »


        GÂY RỐI, hành động quá khích của một số người làm mất ổn định trật tự, an toàn xã hội ở một khu vực (thường là hẹp), trong một thời gian nhất định (thường là ngắn). GR thường diễn ra tự phát hoặc do các phần tử chống đối trong xã hội kích động, đôi khi lôi kéo được một bộ phận quần chúng tham gia. GR có thể bị địch lợi dụng như cuộc tập dượt hoặc bước mờ màn cho bạo loạn.

        GẬY TẨM VÔNG, vũ khí thô sơ dược làm từ cây tầm vông già vót nhọn hai đầu, sát thương đối phương bằng đâm, đánh. Dài 1,5-2m, đường kính thân trên 4cm. GTV xuất hiện trong CM tháng Tám, được du kích và nhân dân Nam Bộ sử dụng vào những ngày đầu KCCP.

        GẬY TRƯỜNG SƠN, vật kỉ niệm của Hội phụ lão xã Hoà Xá, h. Úng Hoà, t. Hà Tây (địa phương điển hình về phong trào dân quân và tòng quân) trao tặng thanh niên của xã khi nhập ngũ trong KCCM. Sáng kiến trao tặng GTS trong ngày hội giao quân ở Hoà Xá đã được nhiều địa phương trong cả nước hưởng ứng. GTS đã đi vào lịch sử KCCM cùng ca khúc “Chiếc gậy Trường Sơn” của nhạc sĩ Phạm Tuyên, có sức cổ vũ thanh niên cả nước hăng hái tòng quân đánh Mĩ cứu nước.

        GBU-17, bom xuyên tự dẫn bằng lade bán chủ động, có đầu nổ kép kiểu lõm - phá dùng để tiêu diệt mục tiêu bọc thép (xe tăng, xe thiết giáp, tàu chiến...) và những công trình kiên cố (hầm sâu, địa dạo. công trình bê tông cốt thép); vũ khí công nghệ cao. Bom được chế tạo theo nguyên tắc môđun bằng cách lắp thiết bị điều khiển và đầu dẫn lade vào bom thông thường. Có độ chính xác gấp hàng trăm lần bom thường. Bom có chiều dài 5,630m, đường kính thán 0,368m. Khi trúng mục tiêu, lượng nổ lõm nổ tạo ra lỗ sâu để bom chui vào, sau đó ngòi nổ chậm hoạt động kích nổ bom. Được QĐ Mĩ sử dụng trong chiến tranh Vùng Vịnh (1990-91), Nam Tư (1999).

        GEXTAPÔ (Đ. GESTAPO, vt từ Geheime Staatspolizei), tổ chức mật thám quốc gia, công cụ khủng bố của nhà nước Đức phát xít (1933-45). G tham gia phá vỡ các tổ chức công nhân dân chủ, giết hại hàng trăm nghìn người chống phát xít trong nước, tàn sát hàng loạt tù binh và thường dân ở những nước bị Đức chiếm đóng trong thời gian CTTG-II. Phiên tòa Nurembe (1946) kết án G là một tổ chức tội ác và đặt nó ra ngoài vòng pháp luật.

        GHECNICA (TBN: Guemica), thành phố thuộc t. Vixcaia. bắc Tây Ban Nha, ds 15.300 người (2001), là trung tâm văn hóa Baxcơ, không có mục tiêu QS. Trong nội chiến Tây Ban Nha (1936-39) bị không quân Đức bắn phá dữ đội, tàn sát dân lành 26.4.1937. Sự kiện G đi vào lịch sử, chúng minh hành động tàn bạo và bản chất dã man của phát xít Đức. Được minh họa trong bức tranh nổi tiếng của họa sĩ Tây Ban Nha Picatxô.

        GHI SỔ KẾ TOÁN, hoạt động nghiệp vụ có tính pháp quy của các đơn vị kế toán nhằm phản ánh số liệu tài chính bằng tiền của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào các loại sổ sách kế toán (sổ nhật kí, sổ cái, sổ chi tiết) theo đúng chế độ, thể lệ quy định. GSKT là công việc của kế toán viên, căn cứ vào chứng từ kế toán hợp pháp, hợp lệ về hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị. Có hai cách GSKT: ghi sổ đơn và ghi sổ kép. Ghi sổ đơn là kế toán viên chỉ ghi một lần số tiền của nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ chính cũng như sổ phụ, không quan tâm tới bên đối ứng (việc ghi sổ một lần như vậy đơn giản, nhưng không rõ ràng, không tiện lợi đối với việc kiểm tra); ghi sổ kép là kế toán viên ghi đồng thời cùng một số tiền vào bên nợ của một tài khoản và bên có của một tài khoản khác có liên quan, theo quan hệ đối ứng của các tài khoản kế toán.

        GHINÊ (Cộng hòa Ghinê; p. République de Guinée, A. Republic of Guinea), quốc gia ở Tây Phi. Dt 245.857km2; ds 9,03 triệu người (2003); chủ yếu là người: Phulani, Malinkê, Xuxu... Ngôn ngữ chính thức: tiếng Pháp. Tôn giáo: đạo Hồi dòng Sunni (80%), Cơ đốc giáo và Bái vật giáo (15%). Thủ đô: Cônacri. Chính thể cộng hòa, đứng đầu nhà nước là tổng thống. Cơ quan lập pháp: quốc hội. Cơ quan hành pháp: chính phủ do thủ tướng đứng đầu. Phần lớn lãnh thổ là núi và cao nguyên, núi Nimba cao nhất 1.752m. Ven biển là vùng đất thấp bằng phẳng, có các rừng nhiệt đới và đẫm lầy. Khí hậu: xích đạo gió mùa, lượng mưa trung bình hàng năm 1.200 - 4.000mm. Hệ thống sông ngòi dày đặc, sông lớn: sông Nigiê (Dôliba). Nước nông nghiệp (75% lao động nông nghiệp), kinh tế chậm phát triển, sản xuất: dầu cọ, chuối, hoa quả, chanh, cam để xuất khẩu. Khoáng sản: quặng bôxít (chiếm 2/3 trữ lượng thế giới), sắt, vàng, kim cương... GDP 2,99 tỉ USD (2002), bình quân đầu người 390 USD. Thành viên LHQ (12.12.1958), Phong trào không liên kết, Liên minh châu Phi. Lập quan hệ ngoại giao với VN cấp đại sứ 9.10.1958. LLVT: lực lượng thường trực 9.700 người (lục quân 8.500, hải quân 400, không quân 800). Tuyển quân theo chế độ động viên. Trang bị: 53 xe tăng, 27 xe thiết giáp trinh sát, 40 xe thiết giáp chở quân, 26 pháo mặt đất, 20 súng cối, 24 pháo phòng không, tên lửa phòng không, 2 tàu tuần tiễu, 8 máy bay chiến đấu.... Ngân sách quốc phòng 43 triệu USD (2002).


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #4 vào lúc: 14 Tháng Bảy, 2019, 04:24:43 pm »


        GHINÊ BITXAO (Cộng hòa Ghinê Bitxao; BĐN. República da Guiné-Bissau, A. Republic of Guinea Bissau), quốc gia ở Tây Phi. Dt 36.125km2; ds 1,36 triệu người (2003); gồm các dân tộc Balantê, Phunbe, Mangiăc... Ngôn ngữ chính thức: tiếng Bồ Đào Nha. Tôn giáo: đạo Hồi, Bái vật giáo, đạo Cơ Đốc. Thủ đô: Bitxao. Chính thể cộng hòa, đứng đầu nhà nước và cơ quan hành pháp (chính phủ) là tổng thống. Cơ quan lập pháp cao nhất: hội đồng nhân dân. Địa hình bằng phẳng, nhiều đầm lầy, bị chia cắt bởi các sông ngắn nhiều nước. Khí hậu xích đạo, gió mùa. Cảng biển và sân bay quốc tế: Bitxao. Nước nông nghiệp, giàu khoáng sản (vàng, quặng bôxít, dầu lửa). GDP 199 triệu USD (2002), bình quân dầu người 160 USD.  Thành viên LHQ (17.9.1974), Phong trào không liên kết, Liên minh châu Phi. Lập quan hệ ngoại giao với VN cấp đại sứ 30.9.1973. LLVT: lực lượng thường trực 7.250 người (lục quân 6.800, không quân 100, hải quân 350), lực lượng bán vũ trang 2.000 người. Tuyển quân theo chế độ động viên. Trang bị: 25 xe tăng, 10 xe thiết giáp trinh sát, 55 xe thiết giáp chở quân, 24 pháo mặt đất, 34 pháo phòng không, 3 máy bay MiG-17, 3 tàu tuần tiễu... Ngân sách quốc phòng 3 triệu USD (2001).



        GHINÊ XÍCH ĐẠO (Cộng hòa Ghinê Xích Đạo; República de Guinea Ecuatorial, A. Republic of Equatorial Guinea), quốc gia ở châu Phi, gồm phần lục địa và các đảo nằm ở vịnh Ghinê. Dt 28.051km2; ds 510 nghìn người (2003); 75% người Bantu. Ngôn ngữ chính thức: tiếng Tây Ban Nha. Tôn giáo: đạo Thiên Chúa. Thủ đô: Malabo. Chính thể cộng hòa, đứng đầu nhà nước và cơ quan hành pháp (chính phủ) là tổng thống. Cơ quan lập pháp cao nhất: quốc hội. Phần lục địa là cao nguyên, độ cao 600-900m; ven biển là dải đồng bằng, rộng 10-20km. Các đảo là núi, đỉnh cao nhất 3.008m. Khí hậu xích đạo, ẩm ướt. Mạng sông ngòi dày đặc. Sông chính: Mbini. Rừng chiếm 60% lãnh thổ. Nước nông nghiệp. GDP 1,846 tỉ USD (2002), bình quân đầu người 3.930 USD. Thành viên LHQ (12.11.1968), Phong trào không liên kết, Liên minh châu Phi. Lập quan hệ ngoại giao với VN cấp đại sứ 1.9.1972. LLVT: lực lượng thường trực 1.320 người (lục quân 1.100, không quân 100, hải quân 120). Tuyển quân theo chế độ tình nguyện. Trang bị: 16 xe thiết giáp, 6 máy bay, 2 tàu tuần tiễu. Ngân sách quốc phòng 16 triệu USD (2001).



        GI ỚN (Chrđel; 1897-1986), Ah LLVTND (1978). Dân tộc Cơ Tu, quê xã Chà Vàn, h. Nam Giang, t. Quảng Nam; tham gia CM 1945; dv ĐCS VN; khi tuyên dương Ah là nữ du kích xã Chà Vàn.1945-54 tham gia hội phụ nữ xã. Trong KCCM, 1954-75 nuôi giấu nhiều cán bộ kháng chiến, tổ chức nhân dân đấu tranh chống địch càn quét, đốt phá làng xóm. 1958 và 1960 dẫn bộ đội vào đồn Đắc Lon đánh địch; vận động nhân dân đóng góp hàng chục tấn lương thực, thực phẩm ủng hộ kháng chiến (riêng Gơ đóng góp 5t thóc, 5 tạ muối, 2 con bò, 15 con lợn...); tham gia dân công, góp 2.000 công phục vụ tiền tuyến. 1972 Gơ đã 75 tuổi, vẫn xung phong đi dân công, gùi 4 quả đạn cối 82mm trên chặng đường dài hơn 10km đèo dốc. Huân chương: Chiến công hạng nhất.


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #5 vào lúc: 14 Tháng Bảy, 2019, 04:26:43 pm »


        GIA CÁT LƯỢNG (Khổng Minh: 181-234). nhà chiến lược kiệt xuất của TQ thời Tam Quốc (220-280), quân sư số 1 của Lưu Bị. Người h. Làm Nghi, t. Sơn Đông (TQ). Trong cuộc chiến tranh giành quyền bá chủ ở TQ thời Tam Quốc, GCL đã giúp Lưu Bị có chỗ đứng chân (Kinh Châu), có đất nước (Tây Thục 214) và được phong thừa tướng. GCL có tài phân tích và đánh giá đúng tình hình, bày mưu sâu kế hiểm, dùng binh thận trọng, chỉ huy nghiêm minh, mềm mỏng về sách lược (đông hòa Tôn Quyền, bắc cự Tào Tháo), nhiều lần trực tiếp cầm quân thắng lợi, giữ vững vùng đất của nhà Thục. Trên cương vị thừa tướng, GCL đã thể hiện tài năng xuất chúng trong các lĩnh vực: QS, chính trị, tổ chức bộ máy chính quyền; được ca ngợi trong tiểu thuyết cổ điển của TQ “Tam quốc chí”. Chết khi đem quân đánh Ngụy.

        GIA ĐỊNH, tỉnh cũ ở Nam Bộ. Thành lập năm Minh Mệnh thứ 13 (1832) với tên gọi là t. Phiên An. Sau cuộc khởi nghĩa của Lê Văn Khôi, thành Phiên An bị triệt hạ. Năm Minh Mệnh thứ 17 (1836) xây thành mới và đổi tên Phiên An thành GĐ. Theo hiệp ước Nhâm Tuất (1862), GĐ cùng với Biên Hoà và Định Tường bị cắt nhượng cho Pháp. 12.1889 Pháp chia GĐ làm 4 tỉnh mới: GĐ, Chợ Lớn, Tân An và Tây Ninh. Chính quyền Sài Gòn tách tp Sài Gòn thành một đơn vị hành chính độc lập với GĐ. Trong KCCM, chính quyền CM hợp nhất Sài Gòn, GĐ thành tp Sài Gòn - Gia Định; 2.1976 sáp nhập thêm một phần các tỉnh Biên Hòa, Bình Dương, Hậu Nghĩa, 7.1976 được chính thức đặt tên là Thành phố Hồ Chí Minh.

        GIA LAI, tỉnh ở Tây Nguyên; tây giáp Campuchia (đường biên giới dài 90km), bắc giáp Kon Tum, Quảng Ngãi, đông giáp Bình Định và Phú Yên, nam giáp Đắk Lắk. Dt 15.495,71km2; ds 1,07 triệu người (2003); các dân tộc: Kinh (chiếm đa số), Giarai, Bana, Xơđăng, Nhắng, Cơ Ho, Hrê...  Nguyên là t. Plei Ku, thành lập 5.1932 tách từ các tỉnh Kon Tum, Bình Định. 4.1950-9.1954 và 2.1976-10.1991 sáp nhập với Kon Tum thành t. Gia Lai - Kon Tum. Tổ chức hành chính: 13 huyện, 1 thành phố, 1 thị xã; tinh lị: tp Plei Ku. Địa hình thấp dần từ bắc xuống nam, độ cao trung bình 1 .000rn, núi Con Boc Miên (1.55lm), Chư Pan (1.504m), núi Chư Diu (1.229m), Chư Dôp (1.230m). Sông lớn: Sông Ba, sông Sê San. Biển Hổ rộng 230ha. Đất đai mầu mỡ thuận lợi cho việc trồng các cây công nghiệp (cà phê, hồ tiêu, cao su, mía...). Nhiều khoáng sản quý: sắt, crôm, thiếc, vàng, đồng, bôxít... Khí hậu mát mẻ, nhiệt độ trung bình 24°C, thường có sương mù; lượng mưa 1.800-2.000mm/năm. Tỉnh nông - lâm nghiệp. Sản lượng lương thực có hạt 2002 đạt 301,5 nghìn tấn (lúa 196,8 nghìn tấn); khai thác gỗ 142 nghìn m3. Công nghiệp: chế biến nông sản, khai thác chế biến gỗ, vật liệu xây dụng. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2002 đạt 467,7 tỉ đồng. Giao thông: QL 14, QL 19, QL 25. Sân bay: Plei Ku. Quê hương của Ah Đinh Núp: nơi khởi nguồn phong trào Tây Sơn. 6.11.1978. LLVTND Gia Lai được phong tặng danh hiệu Ah LLVTND.



        GIA LAI - KON TUM, tỉnh cũ ở Tây Nguyên. Tỉnh lị: tx Plei Ku. Thành lập hai lần do sáp nhập hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum: lần thứ nhất 4.1950, tồn tại đến 9.1954; lần thứ hai 2.1976, tổn tại đến 10.1991.

        GIA LONG nh NGUYỄN ÁNH

        GIA NINH, huyện thời Bắc thuộc. Địa bàn thuộc vùng lưu vực Sông Hồng ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ, huyện thành ở khu vực Bạch Hạc, t. Vĩnh Phúc ngày nay. Năm 545, Lí Nam Đế từ kinh thành ở cửa sông Tô Lịch lui về giữ thành GN, tiếp tục chống quân xâm lược nhà Lương. Ngày nay thành GN không còn dấu vết.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #6 vào lúc: 14 Tháng Bảy, 2019, 04:30:17 pm »


        GIAI CẤP, những tập đoàn người đông đảo giống nhau về địa vị, quyền sở hữu đối với tư liệu sản xuất chủ yếu, về vai trò trong tổ chức lao động xã hội và cách thức hưởng thụ sản phẩm trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử. GC xuất hiện khi phân công lao động xã hội phát triển và chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất nảy sinh. Trong các hình thái kinh tế - xã hội có chế độ tư hữu thì thực chất của quan hệ GC là quan hệ giữa lao động và bóc lột, các GC cơ bản trong xã hội đối kháng nhau về lợi ích và tất yếu diễn ra đấu tranh giai cấp: nô lệ và chủ nô (xã hội chiếm hữu nô lệ); địa chủ và nông dân (xã hội phong kiến); tư sản và vô sản (xã hội TBCN). Xã hội XHCN xây dụng trên chế độ công hữu. các GC cơ bản trong xã hội: công nhân, nông dân, tầng lớp trí thức không đối kháng nhau về lợi ích. GC sẽ bị thủ tiêu dưới xã hội CSCN, khi lực lượng sản xuất phát triển rất cao và chế độ tư hữu không tồn tại.

        GIAI ĐOẠN CHIẾN LƯỢC, khoảng thời gian được phân chia trong quá trình chiến tranh phù hợp với đặc điểm của cục diện chiến lược. Chỉ thị "Toàn dân kháng chiến ” 22.12.1946 của Ban thường vụ trung ương ĐCS Đông Dương xác định cuộc KCCP có ba GĐCL: phòng ngự, cầm cự và phản công. KCCM có năm giai đoạn: đấu tranh thi hành hiệp định Giơnevơ (7.1954-60), chống chiến lược chiến tranh đặc biệt (1960-64), chống chiến lược chiến tranh cục bộ (1965-68), chống chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh (1969-1.1973), đánh bại hoàn toàn VN hóa chiến tranh (2.1973-30.4.1975).

        GIAI ĐOẠN CHIẾN TRANH, khoảng thời gian xác định trong quá trình của một cuộc chiến tranh với những nhiệm vụ, kế hoạch chiến lược, chiến dịch và những hoạt động chiến đấu nhằm thực hiện các mục tiêu nhất định tiến tới thực hiện mục đích cuối cùng của chiến tranh. Một cuộc chiến tranh thường có nhiều giai đoạn kế tiếp nhau, mỗi giai đoạn đánh dấu một bước chuyển về chất của tiến trình chiến tranh, có quan hệ nhân quả với các giai đoạn trước và sau nó và với kết cục của chiến tranh. Phân chia đúng GĐCT có ý nghĩa hết sức quan trọng trong chỉ đạo chiến tranh (cả trong xây dựng dự án chiến lược và chỉ đạo thực tiễn) cũng như trong nghiên cứu, tổng kết những cuộc chiến tranh đã xảy ra. Để xác định đúng từng GĐCT, phải xuất phát từ mục đích, tính chất của cuộc chiến tranh, so sánh lực lượng của hai bên tham chiến, điều kiện và hoàn cảnh lịch sử cụ thể trong nước và quốc tế có liên quan, những sự kiện và diễn biến thực tế trong chiến tranh.

        GIAI ĐOẠN ĐỔ BỘ, giai đoạn tác chiến của quân đổ bộ đường biển đột phá phòng ngự chống đổ bộ nhằm tiêu diệt quân phòng ngự, đánh chiếm bàn đạp trên bờ (tính từ khi các lực lượng đổ bộ triển khai chiến thuật ở khu vực đổ bộ đến khi quân đổ bộ hoàn thành việc đánh chiếm bàn đạp dự định). Bao gồm các hoạt động chiến đấu: chuẩn bị hỏa lực trực tiếp; rà quét thủy lôi, mở đường qua vật cản dưới nước, trên bờ; đổi tàu, triển khai đội hình đổ bộ, tiếp cận bờ biển đối phương; quân đổ bộ xung phong lên bờ, đánh chiếm bãi đổ bộ quy định. GĐĐB có thể được thực hiện bằng thủ đoạn bí mật: quân đổ bộ lợi dụng sơ hở của đối phương và áp dụng các biên pháp bí mật để lên bờ, đánh chiếm mục tiêu; lực lượng yểm trợ hỏa lực sẵn sàng nổ súng khi có yêu cầu.

        GIAI ĐOẠN HỎA LỰC PHÁO BINH, phần thời gian dược phân chia (xác định) trong toàn bộ quá trình thực hành các nhiệm vụ hỏa lực pháo binh của một trận chiến đấu (chiến dịch) để hoàn thành nhiệm vụ tác chiến được giao. GĐHLPB được phân chia và xác định theo các giai đoạn chiến đấu của bộ đội binh chủng hợp thành. Vd: tiến công địch phòng ngự trong công sự vững chắc thường có GĐHLPB chuẩn bị tiến công và GĐHLPB chi viện tiến công.

        GIAI ĐOẠN TÁC CHIẾN, phần thời gian được phân chia theo tính chất hoạt động của lực lượng trong quá trình chiến dịch (trận chiến đấu). Có giai đoạn chuẩn bị và giai đoạn thực hành. Giai đoạn chuẩn bị thường gồm tổ chức tác chiến, chuẩn bị lực lượng, chuẩn bị chiến trường (trận địa tiến công, phòng ngự), các hoạt động tạo thế. Giai đoạn thực hành bắt đầu từ sau giai đoạn chuẩn bị cho đến khi kết thúc chiến dịch (trận chiến đấu). Tùy điều kiện cụ thể có thể có một số đợt (bước) tác chiến được phân chia theo nhiệm vụ hoặc mục tiêu tác chiến, các GĐTC và đợt (bước) tác chiến có quan hệ chặt chẽ với nhau.

        GIẢI ĐOÁN ẢNH HÀNG KHÔNG, nhận biết và xác định các yếu tố địa hình, địa vật, các mục tiêu QS theo các dấu hiệu trực tiếp hoặc gián tiếp trên ảnh hàng không, rồi biểu thị kết quả bằng các kí hiệu hoặc thuyết minh.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #7 vào lúc: 14 Tháng Bảy, 2019, 04:31:30 pm »


        GIẢI GIÁP QUÂN NHẬT (9.1945-6.1946), việc QĐ các nước Đổng minh tiếp nhận sự đầu hàng và tước vũ khí quân Nhật ở Đông Dương sau CTTG-II. Hội nghị Pôtxđam (17.7- 2.8.1945) quyết định chia Đông Dương làm hai vùng để thực hiện GGQN: bắc vĩ tuyến 16 do QĐ Trung Hoa dân quốc (quân Tưởng), nam vĩ tuyến 16 do QĐ Anh. Cuối tháng 8 đầu tháng 9.1945 quân Tưởng (4 quân đoàn, gồm 200.000 quân) do tướng Lư Hán làm tổng chỉ huy, đóng tại các thành phố, thị xã từ biên giới Việt - Trung đến vĩ tuyến 16, kéo theo một số phần tử phản động thuộc VN Quốc dân đảng (Việt Quốc) và VN CM đồng minh hội (Việt Cách), với âm mưu lật đổ chính quyền CM, lập chính phủ thân Tưởng. Ở nam vĩ tuyến 16, ngày 6.9 phái bộ Anh đến Sài Gòn, dùng quân Nhật làm nhiệm vụ cảnh sát trong thành phố, đòi các LLVT CM nộp vũ khí; tiếp đó thả và trang bị vũ khí cho tù binh Pháp (bị Nhật giam giữ), giúp Pháp chiếm lại Sài Gòn và mở rộng đánh chiếm các tỉnh miền Nam. Được Mĩ, Anh đồng ý, Pháp và Trung Hoa dân quốc kí hiệp ước Pháp - Hoa (28.2.1946) cho quân Pháp thay quân Tưởng GGQN ở miền Bắc. 1.1946 quân Anh rút khỏi miền Nam VN; 6.1946 quân Tường bắt đầu rút khỏi Đông Dương. Việc quân Anh và quân Tưởng dưới danh nghĩa quân Đồng minh vào GGQN thực chất là nhằm thực hiện âm mưu xóa bỏ chính phủ VN DCCH và tạo điều kiện cho Pháp chiếm lại Đông Dương.

        GIẢI MÃ TRUYỀN TIN, thực hiện phép biến đổi theo quy ước để bức diện đã mã hóa (thu được bằng phương tiện trinh sát vô tuyến điện) trở lại thành bức điện ở dạng ngôn ngữ rõ. GMTT có thể tiến hành bằng thủ công hoặc bằng phương tiện chuyên dụng. Cg dịch mã.

        GIẢI NGẠCH DỰ BỊ, cho thôi phục vụ trong ngạch dự bị đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ khi họ hết hạn tuổi hoặc không còn đủ sức khỏe và các điều kiện khác theo quy định của pháp luật. Thẩm quyền và thủ tục đăng kí GNDB thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước, căn cứ Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam và Luật nghĩa vụ quân sự.

        GIẢI NGŨ, rời khỏi QĐ về với cuộc sống dân thường (nói về quân nhân), theo quyết định của cấp có thẩm quyền. Thường dùng trong QĐ Sài Gòn trước 1975.

        GIẢI PHÓNG (CA-10), ô tô vận tải do Nhà máy ô tô số 1 Trường Xuân (TQ), sản xuất từ 7.1956 theo mẫu xe ZiL-150 (LX). So với ZiL-150, GP có hiệu suất động cơ thấp hơn và khả năng leo dốc thấp hơn (20°). Tính nâng chiến - kĩ thuật chủ yếu: dài 6,72m, rộng 2,47m, cao 2,18m; thùng xe dài 3,54m, rộng 2,25m; khoảng sáng gầm xe 265mm; khối lượng không tải 3,800kg, khối lượng đủ tải 8.025kg; tốc độ lớn nhất 65km/h, hành trình dự trữ 500km. Động cơ xăng 4 kì, 6 xilanh thẳng hàng, công suất lớn nhất 69,8kW (95cv), nhiên liệu A-66, A-72. Các biến thể chính: CA-10B, CA-10BX, CA-10C, CA-10CJ, CA-10CT, CA-15, QH-140... Được xuất khẩu sang một số nước, trong đó có VN.

        GIẢI PHÓNG ATTAPƯ - SARAVAN (29.4-9.6.1970), các trận tiến công của quân tình nguyện VN phối hợp với QGP nhân dân Lào nhằm phá âm mưu của Mĩ chiếm vùng chiến lược ở Nam Lào, mở rộng chiến tranh trên cả ba nước Đông Dương (1969-70). Đêm 28 rạng 29.4 liên quân Việt -  Lào (có 3 tiểu đoàn VN) tiến công căn cứ biệt kích của QĐ Viêng Chăn (có 2 tiểu đoàn bộ binh, đại đội công chức vũ trang, đại đội cảnh sát) loại khỏi chiến đấu hơn 500 địch, giải phóng tx Attapư và vùng phụ cận. 9.6.1970 ba tiểu đoàn VN, 1 tiểu đoàn QGP nhân dân Lào tiếp tục tiến công tx Saravan, diệt 120 địch (có đại tá chỉ huy trưởng khu vực), phá trạm rađa ở Phu Cát, giải phóng tx Saravan với 15.000 dân. GPA- S góp phần mở rộng vùng giải phóng ở địa bàn chiến lược Nam Lào, cùng với khu trung tâm Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng tạo thành thế liên hoàn từ Thượng Lào đến Trung Lào và Hạ Lào.

        GIẢI PHÓNG BÔLÔVEN (17.3-29.5.1971), các trận chiến đấu của quân tình nguyện VN phối hợp với QGP nhân dân Lào đánh quân Viêng Chăn và quân Thái Lan, giải phóng cao nguyên Bôlôven (Nam Lào). Sau khi đánh bại cuộc hành quân Lam Sơn 719 (30.1-23.3.1971), liên quân Việt - Lào phản công quân Viêng Chăn - Thái Lan lấn chiếm cao nguyên Bôlôven - Saravan. Trên hướng chủ yếu, Trung đoàn 1 (Sư đoàn 2), Trung đoàn 9 và 1 tiểu đoàn bộ binh, 1 đại đội xe tăng (quân tình nguyện VN), 5 tiểu đoàn bộ binh (QGP nhân dân Lào) đánh bại cuộc tiến công của 18 tiểu đoàn bộ binh Viêng Chăn và 4 tiểu đoàn bộ binh Thái Lan, giải phóng Bôlôven (17.5), Saravan (22.5), đuổi địch về tây Pắc Xoòng (22.5). Trên hướng Đồng Hến ở Trung Lào (hướng phối hợp), Trung đoàn 141 (Sư đoàn 2) và Trung đoàn 48 (Sư đoàn 320) quân tình nguyện VN tập kích giải phóng Đồng Hến. Kết quả liên quân Việt - Lào loại khỏi chiến đấu 1.460 địch, bắn rơi và phá hủy 36 máy bay; giải phóng địa bàn chiến lược quan trọng, góp phần mở rộng hậu phương chiến tranh của nhân dân ba nước VN, Lào, Campuchia.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #8 vào lúc: 14 Tháng Bảy, 2019, 04:32:41 pm »


        GIẢI PHÓNG CÁC ĐẢO Ở TRƯỜNG SA (14- 29.4.1975), đợt tác chiến của Trung đoàn 125 và Đội đặc công 1 (Trung đoàn 126) thuộc Quân chủng hải quân, phối hợp với Tiểu đoàn bộ binh 4 (Trung đoàn 38, Sư đoàn 2) và lực lượng đặc công Quân khu 5, giải phóng các đảo ở quần đảo Trường Sa thuộc lãnh thổ VN trên Biển Đông, do QĐ Sài Gòn chiếm giữ, trong tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975. Sáng 11.4 ta sử dụng 3 tàu hải quân (673, 674 và 675) chở bộ binh, đặc công, xuất phát từ Đà Nẵng, vượt 800km ra khu vực quần đảo Trường Sa, đêm 13 rạng 14.4 bí mật đổ bộ lên đảo Song Tử Tây, bất ngờ nổ súng đánh chiếm đảo (x. trận Song Tử Tây, 14.4.1975). Đêm 24.4 ta đưa thêm tàu hải quân 641 đến phối hợp chiến đấu, phát huy yếu tố bí mật, bất ngờ, tiếp tục giải phóng các đảo Sơn Ca (25.4), Nam Yết (27.4), Sinh Tồn (28.4), Trường Sa (29.4). Là thắng lợi có ý nghĩa chiến lược, góp phần giữ vững chủ quyền quốc gia ở quần đảo Trường Sa, hoàn thành thắng lợi cuộc KCCM.

        GIẢI PHÓNG CÁNH ĐỔNG CHUM (1.1.1961), các trận tiến công của LLVT Pathét Lào phối hợp với lực lượng trung lập yêu nước Lào, giải phóng Cánh Đồng Chum (Xiêng Khoảng). Sau đảo chính Coong Le (9.8.1960), tháng 9.1960 Mĩ sử dụng quân phái hữu có pháo binh Thái Lan chi viện tiến công đánh chiếm Viêng Chăn. Sau khi đánh trả nhiều đợt tiến công của địch, lực lượng đảo chính và LLVT Pathét Lào rút khỏi Viêng Chăn về hướng Cánh Đổng Chum - Xièng Khoảng; 2 tiểu đoàn (1 và 2) Pathét Lào và một bộ phận lực lượng trung lập yêu nước lần lượt đánh chiếm ngã ba Phiêng Luông, Bản Ban, Khang Khay, Cánh Đồng Chum. Địch cho 2 tiểu đoàn dù và 1 tiểu đoàn bộ binh đổ bộ ứng cứu quân ở Cánh Đồng Chum rút chạy, nhưng cũng bị đánh tan. Bộ đội Pathét Lào và lực lượng trung lập yêu nước truy kích địch, giải phóng tx Xiêng Khoảng (1.1). Cùng thời gian đó, một bộ phận quân tình nguyện VN phối hợp với quân Pathét Lào đánh chiếm Noọng Hét (Xiêng Khoảng), Mường Ngòi (t. Luôngphabãng). Với việc GPCĐC, CM Lào đã giành được một địa bàn chiến lược quan trọng nối liền với căn cứ địa kháng chiến Sầm Nưa; củng cố và mở rộng liên minh các lực lượng yêu nước, chống Mĩ; buộc Mĩ và phái hữu phải chấp nhận ngừng bắn và họp hội nghị Giơnevơ về Lào (5.1961).

        GIẢI PHÓNG CRACHIÊ (5.1970). đợt tiến công của Trung đoàn bộ binh 5 (Sư đoàn 5, QGP miền Đông Nam Bộ) và lực lượng CM Campuchia đánh quân Lon Non, giải phóng t. Crachiê (Campuchia). Đêm 5 rạng 6.5, trung đoàn tiến công tx Crachiê, sau 1 ngày chiến đấu, diệt và làm tan rã 2 tiểu đoàn địch, làm chủ thị xã; tiếp đó giải phóng 3 huyện phía bắc thị xã (8.5). Phối hợp với bộ đội VN, lực lượng CM Campuchia phát triển tiến công giải phóng toàn tỉnh trong 5.1970. GPC tạo điều kiện thuận lợi cho ta tiếp tục giải phóng Xtung Treng và toàn bộ 5 tỉnh đông bắc Campuchia.

        “GIẢI PHÓNG MIỂN NAM”, hành khúc do nhạc sĩ Huỳnh Minh Siêng (Lưu Hữu Phước) sáng tác cuối 1960; được phổ biến rộng rãi trong KCCM, trở thành bài hát chính thức của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (1960-75). “GPMN” đã cổ vũ ý chí, quyết tâm, tinh thần hi sinh chiến đấu vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất tổ quốc của đồng bào và chiến sĩ cả nước.


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #9 vào lúc: 14 Tháng Bảy, 2019, 04:34:02 pm »


        GIẢI PHÓNG MÔNĐUNKIRI (5.1970), đợt tiến công của Trung đoàn bộ binh 3 (Sư đoàn 5, QGP miền Đông Nam Bộ) và lực lượng CM Campuchia đánh quân Lon Non, giải phóng t. Mônđunkiri (Campuchia). Sáng 6.5 trung đoàn và các đơn vị tăng cường tiến công tx Mônđunkiri, sau 2 ngày chiến đấu diệt và làm tan rã 2 tiểu đoàn địch, thu 200t vũ khí, trang bị, 30 xe QS, làm chủ thị xã; sau đó cùng lực lượng CM Campuchia tiếp tục tiến công giải phóng toàn tỉnh. Cùng với việc giải phóng Crachiê (5.1970), GPM tạo thế cho toàn mặt trận phát triển tiến công giải phóng hoàn toàn 5 tỉnh đông bắc Campuchia.

        GIẢI PHÓNG SÊ CÔNG (5.1970), đợt tiến công của Trung đoàn bộ binh 95 và 2 tiểu đoàn bộ binh (394 và 631) thuộc Mặt trận Tây Nguyên đánh quân Lon Non, giải phóng tx Sê Công (t. Rattanakiri, Campuchia). 19.5.1970 Tiểu đoàn 394 theo đường 19 tiến đánh Sê Công, sau nhiều ngày chiến đấu do địch ngoan cố chống cự chỉ chiếm được sân bay và một số mục tiêu ven thị xã; sau đó được Trung đoàn 95 và Tiểu đoàn 631 đến phối hợp tiến công giải phóng thị xã (31.5). Địch ở khu vực lân cận tan rã, rút chạy, ta phối hợp với lực lượng CM Campuchia giải phóng toàn t. Rattanakiri, góp phần hình thành vùng căn cứ kháng chiến ở đông bắc Campuchia nối liền với vùng giải phóng Hạ Lào và Tây Nguyên.

        GIẢI PHÓNG XTUNG TRENG (5.1970), đợt tiến công của Trung đoàn bộ binh 5 (Sư đoàn 5 QGP miền Đông Nam Bộ), Trung đoàn bộ binh 24 (Mặt trận Tây Nguyên) và lực lượng CM Campuchia đánh quân Lon Non, giải phóng t. Xtung Treng (Campuchia). Sau khi giải phóng tx Crachiê (6.5.1970), ta đưa Trung đoàn 5 phát triển lên phía bắc, 13.5 tiến công các vị trí địch ở phía nam tx Xtung Treng; 16.5 sử dụng Trung đoàn 24 đánh chiếm 2 vị trí trong cụm phòng thủ phía bắc thị xã. Đêm 17.5 ta tiếp tục tiến công, đến 7 giờ 18.5 làm chủ thị xã, loại khỏi chiến đấu 2 tiểu đoàn (bắt và gọi hàng 270 địch). Phối hợp với bộ đội VN, lực lượng CM Campuchia tiếp tục tiến công giải phóng toàn tỉnh trong 5.1970. GPXT góp phần quan trọng vào cuộc tiến công giải phóng 5 tỉnh đông bắc Campuchia, tạo điều kiện cho CM Campuchia có bước phát triển mới, đánh bại kế hoạch của Mĩ mở rộng chiến tranh sang Campuchia.

        GIẢI TỎA, hoạt động tác chiến kết hợp với các hoạt động khác nhằm phá vỡ phong tỏa của đối phương đối với một mục tiêu và khôi phục lại các mạt quan hệ của nó với bên ngoài. Mục tiêu GT có thể là một nước, một bộ phận lãnh thổ, một trung tâm chính trị, kinh tế, một căn cứ QS, thành phố, hải cảng hay cụm LLVT có ý nghĩa chiến dịch hoặc chiến lược. Tùy khả năng và tình hình cụ thể, có thể GT từng phần mục tiêu.

        GIẢI TRỪ QUÂN BỊ, giảm bớt, hạn chế hoặc loại bỏ vũ khí, phương tiện QS và LLVT nhằm ngăn chặn nguy cơ xảy ra chiến tranh, nhất là chiến tranh thế giới. Từ sau CTTG-I, GTQB đã trở thành một vấn đề quốc tế, là nguyện vọng của đông đảo nhân dân các nước và các lực lượng yêu chuông hòa bình trên thế giới. Đấu tranh đòi GTQB là cuộc đấu tranh lâu dài và chỉ thực hiện được triệt để khi thế giới không còn áp bức giai cấp, áp bức dân tộc.

        GIẢI VÂY, tác chiến của lực lượng ngoài vòng vây, nhằm phá vỡ vòng vây, giải thoát cho lực lượng (mục tiêu) bị vây. Để GV có thể tiến công trực tiếp vào quân địch đang bao vây hoặc tạo thế uy hiếp, buộc chúng rút bỏ vòng vây. GV do người chỉ huy lực lượng ngoài vòng vây tổ chức và thực hành, phối hợp với lực lượng bị bao vây.

        GIAIAVACMAN VII (7-1218), vua Campuchia (1181- 1218), người chỉ huy cuộc kháng chiến chống ách thống trị của Chămpa (1181), nguyên là tướng của vua Suriavacman H, đã tập hợp lực lượng, tổ chức vũ trang chiến đấu chống ách đô hộ của Chămpa, giành lại độc lập cho đất nước và lên ngôi vua (1181), hiệu là G VII. Trong thời gian trị vì, đã xây dựng vương quốc Campuchia thời trung cổ phát triển cực thịnh như: tổ chức bộ máy nhà nước vững mạnh, đề cao đạo Phật Đại Thừa, xây dựng kinh đô Ăngco Thom, mở rộng hệ thống đường giao thông, đặt nhiều trạm nghỉ chân, lập nhiều trạm chữa bệnh, chú trọng xây dựng QĐ (đặc biệt là thủy quân), mở rộng lãnh thổ về hướng thượng lưu sông Mê Công, lưu vực sông Mê Nam và sông Iraoađi, tiến đánh và chiếm đóng Chămpa (1190-91), có quan hệ tốt với TQ, Đại Việt, Giava.
Logged

Trang: 1 2 3 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM