Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 09:03:11 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đ  (Đọc 8649 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #120 vào lúc: 13 Tháng Bảy, 2019, 11:15:51 am »


        ĐƯỜNG ĐẠN, đường chuyển động của khối tâm đạn, tên lửa không điều khiển từ điểm bắn (phóng) đến điểm gặp mục tiêu (điểm nổ). ĐĐ được xác định bằng tính toán lí thuyết theo các công thức của thuật phóng ngoài hoặc bằng thực nghiệm nhờ đo đạc quỹ đạo. Đối với hỏa khí mặt đất tùy theo góc bắn chia thành: ĐĐ căng (góc bắn <20°), ĐĐ cong (góc bắn 20-45°), ĐĐ cầu vồng (góc bắn > 45°). ĐĐ của pháo mặt đất gồm hai nhánh: nhánh lên từ điểm phóng tới đỉnh ĐĐ, nhánh xuống từ đỉnh ĐĐ tới điểm rơi. ĐĐ của pháo phòng không chỉ có nhánh lên. ĐĐ của đạn phản lực (tên lửa không điều khiển) gồm hai đoạn: đoạn tích cực hay chủ động (động cơ còn hoạt động) và đoạn thụ động (bay tự do theo quân tính). Các loại đạn có điểu khiển không bay theo quy luật ĐĐ. Cg quỹ đạo đạn.

        ĐƯỜNG ĐÁY TRẮC ĐỊA, khoảng cách giữa hai điểm trắc địa được đo với độ chính xác cao, dùng làm độ dài chuẩn để tính khoảng cách các cạnh khác trong mạng lưới khống chế trắc địa.

        ĐƯỜNG ĐẲNG NHIỆT, đường cong trên bán đồ địa lí, bản đồ khí tượng... nối các điểm có cùng nhiệt độ trung bình của một đối tượng nghiên cứu (không khí, nước, đất) trong cùng một thời kì nhất định. Để loại trừ ảnh hưởng của độ cao (trung bình cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm đi 0,6°C), giá trị nhiệt độ được quy về cho mực nước biển trung bình.

        ĐƯỜNG ĐẲNG SAI, đường nối các điểm trên bản đồ có cùng trị số biến dạng (về chiều dài, diện tích, góc) do phép chiếu bản đồ gây ra. Các loại sai số biến dạng của hình chiếu vào bản đồ được phản ánh bằng ĐĐS tỉ lệ chiều dài, ĐĐS tỉ lệ diện tích và ĐĐS góc. Hình dáng ĐĐS phụ thuộc phương pháp chiếu hình bản đồ. Trên bản đổ chiếu hình hình nón, các ĐĐS có dạng các cung tròn đồng tâm; trên bản đồ chiếu hình hình trụ là các đường thẳng song song.

        ĐƯỜNG ĐẲNG SÂU, đường vẽ trên hải đồ nối các điểm có cùng độ sâu tương ứng với số “0” hải đồ. Mực nước số “0” ở biển không có thủy triều được tính theo mực nước biển trung bình, ở biển có thủy triều theo mực nước thấp nhất của nước ròng, ở hổ và sông theo mực “0” quy ước. Tương tự như đường bình độ (đường đẳng cao) trên bản đồ địa hình, ĐĐS thể hiện hình dạng chung của đáy. Khoảng cách giữa các ĐĐS được tô màu xanh đậm dần theo độ sâu.

        ĐƯỜNG ĐỘC ĐẠO, đường duy nhất đi qua khu vực địa hình, thường là nơi có địa hình phức tạp như khe núi, thung lũng, đầm lầy... ĐĐĐ ở nơi trống trải có thể là cầu, đập nước, bến lội, đường qua đầm lầy...; ĐĐĐ ở nơi kín đáo có thể là đường qua hẻm núi, đèo, rừng rậm... Khi cơ động trên ĐĐĐ thường phải thu hẹp đội hình, gặp khó khăn khi triển khai lực lượng, tốc độ hành quân chậm, dễ ùn tắc và bị đối phương phục kích, đánh phá, ngăn chặn.

        ĐƯỜNG ĐỔI NGÀY, đường quy ước trên bề mặt Trái Đất phân chia một múi giờ thành hai vùng có thời gian lịch tại mọi thời điểm chênh nhau một ngày. Theo quy ước quốc tế thống nhất, ĐĐN được lấy theo kinh tuyến 180°, có điều chỉnh qua eo biển Bêrinh và một số quần đảo trên Thái Bình Dương (Phigi, Niu Dilân) để tránh việc lãnh thổ của một số quốc gia tại một thời điểm có hai ngày khác nhau. Các điểm gãy khúc của ĐĐN (từ bắc xuống nam) lần lượt có tọa độ 75° bắc, 180°; 68° bắc, 169° tây; 65° bác, 169° tây; 52°3 bắc, 170° đông; 48° bắc, 180°; 5° nam, 180°;15°3 nam, 172°3 tây; 45°3 nam, 172°3 tây; 1°3 nam, 180°. Các phương tiện giao thông (máy bay, tàu thủy) khi vượt qua ĐĐN từ tây sang đông phải điều chỉnh  lịch lùi lại một ngày, ngược lại, từ đông sang tây phải tăng thêm một ngày. Do quy ước này, một sự kiện có thể bắt đầu vào một thời điểm thuộc ngày hôm sau và kết thúc vào một thời điểm muộn hơn nhưng thuộc ngày hôm trước.

        ĐƯỜNG GIAO LIÊN, đường bộ, đường thủy dùng vào mục đích đưa đón cán bộ, các đơn vị bộ đội đi chiến trường hoặc hoạt động trong vùng địch, gần địch và vận chuyển công văn tài liệu; hình thành từ đầu KCCP. ĐGL len lỏi qua nhiều vùng dân cư và địa hình địch khó kiểm soát, bí mật cao. ĐGL phát triển manh trong KCCM ở miền Nam, từ các cơ sở và căn cứ CM ở đồng bằng, trung du, miền núi nối vào tuyến giao liên chiến lược Bắc - Nam, đi dọc theo dãy Trường Sơn ra tới miền Bắc, hình thành hệ thống ĐGL toàn quốc, chia thành nhiều cung, trạm. Mỗi cung, trạm có lực lượng bảo đảm phục vụ, được tổ chức chặt chẽ.

        ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG, đường bay thường xuyên của các loại máy bay (có giới hạn về độ cao và chiều rộng) nối liền hai hay nhiều khu vực có các sân bay, các phương tiện thông tin liên lạc, kĩ thuật vô tuyến điện (các đài dẫn bay) và thông báo khí tượng,... đảm bảo an toàn cho các chuyến bay. Có ĐHK quốc tế, ĐHK nội địa (gồm ĐHK trung ương và ĐHK địa phương). Trong thời bình, các máy bay QS phải bay theo ĐHK đúng quy định. Cg hành lang bay.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #121 vào lúc: 13 Tháng Bảy, 2019, 11:17:08 am »

       
        ĐƯỜNG HÀNH QUÂN, đường cơ động để di chuyển bộ đội đến địa điểm khác để thực hiện nhiệm vụ được giao. Được vạch ra trên bản đồ, có đánh dấu các địa điểm phải qua. ĐHQ phải bảo đảm bí mật, tốc độ hành quân. Chọn ĐHQ nên tránh các điểm dân cư lớn, các đầu mối giao thông, bến cảng, sân bay.

        ĐƯỜNG HẨM QUÂN SỰ, công sự đào moi trong lòng đồi núi, đất, lợi dụng lớp đất đá tự nhiên trên nóc có chiều dày tương đối lớn để làm lớp bảo vệ chống đỡ bom đạn. ĐHQS thường có hai bộ phận chính là thân hầm và cửa hầm. Hình thức kết cấu có hình vòm vách thẳng, vòm chữ U và hình tròn. Khẩu độ và độ dài được xác định tùy theo yêu cầu. Theo công dụng, có: đường hầm SCH, đường hầm bộ binh, đường hầm pháo binh, đường hầm máy bay...; theo tính chất công trình, có: đường hầm dã chiến (chống bằng khung gỗ), đường hầm lâu bền (đổ bê tông nguyên khối, bê tông cốt thép lắp ghép...). Trong đường hầm thường có các ngách làm nơi để đạn dược, lương thực, nghỉ ngơi... Đường hầm chiến đấu thường kết hợp làm công sự bắn, quan sát hoặc thông sang các trận địa khác, có ngách lên đài quan sát. Những đường hầm phòng độc tập thể có lối đi phòng độc, có lắp cửa nặng để chống sóng xung kích, cửa nhẹ (kín) và có thiết bị thông gió, lọc độc. Thi công ĐHQS đòi hỏi kĩ thuật cao, thời gian dài, tốn kém, vì vậy thường được xây dựng trong thời bình.

        ĐƯỜNG HẺM, đường hẹp, hai bên đường là chướng ngại tụ nhiên hoặc nhân tạo. Thường là đường độc đạo, có thể ở thành phố (hẻm, ngõ), miền núi và đồng bằng (cầu, đập nước, bến lội). ĐH có một ý nghĩa đặc biệt, nhất là trong chiến tranh du kích, đánh phục kích. Trong phòng ngự, có thể giữ vững ĐH bằng lực lượng nhỏ, dựa vào các công trình trên đường, xây dựng vật cản, bố trí phục kích. Trong tiến công, bộ đội buộc phải khắc phục sửa chữa lại hoặc phải thu hẹp đội hình để vượt qua ĐH.

        ĐƯỜNG HỔ CHÍ MINH TRÊN BIỂN, tuyến vận tải biển chiến lược từ miền Bắc vào một số tỉnh miền Nam trong KCCM. Được mở chính thức theo quyết định của BCT BCHTƯ Đảng 26.10.1961, với lực lượng vận tải nòng cốt là Đoàn 759 (sau đổi thành Đoàn 125 thuộc BTL hải quân). Trước đó (cuối 1959), một chuyến thử nghiệm được tổ chức nhưng không thành công. Theo chỉ thị của BCT (7.1961), lần lượt một số tỉnh miền Nam cử các đội thuyền ra Bắc nhận vũ khí và trở về an toàn (Bến Tre 11.6.1961, Cà Mau 7.8.1961, Bà Rịa 18.8.1961...). Ngày 14.9.1962 tàu Phương Đông 1 của Đoàn 759 thực hiện thành công chuyến vận chuyển đầu tiên từ cảng Đồ Sơn đến bến Vàm Lũng (t. Cà Mau). Đến 1963 trên 1.300t vũ khí đã được vận chuyển cho các tỉnh Nam Bộ. Đến 2.1965 toàn tuyến đã thực hiện thành công 88 chuyến với trên 5.000t được vận chuyển. 15.2.1965 sau sự kiện Vũng Rô, Mĩ và QĐ Sài Gòn mở chiến dịch “Phiên chợ” để ngăn chặn. Tuyến đường được mở rộng ra hải phận quốc tế, đến gần vùng biển Philippin, Malaixia, Inđônêxia. 1973 ĐHCMTB tạm ngừng hoạt động, sau khi tổ chức được 1.879 lượt tàu thuyền, vận chuyển 152.876t vũ khí trang bị kĩ thuật, thuốc chữa bệnh, 80.026 cán bộ chiến sĩ từ miền Bắc vào miền Nam, chiến đấu hàng trăm trận với máy bay tàu chiến của Mĩ và QĐ Sài Gòn.

        “ĐƯỜNG KÁCH MỆNH”, tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc, gồm những bài giảng tại các lớp huấn luyện của Hội VN CM thanh niên ở Quảng Châụ,(TQ), do Bộ tuyên truyền Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông xuất bản 1927. “ĐKM”, văn kiện có tính chất cương lĩnh đầu tiên của các lực lượng yêu nước và CM VN cuối thập ki 20 của tk 20, giải quyết nhiều vấn đề cơ bản đặt ra cho lực lượng CM lúc đó. về lí luận CM: CM VN là một bộ phận của CM thế giới, muốn thành công, trước hết phải có Đảng CM theo chủ nghĩa Lênin và Đệ tam quốc tế. về con đường CM: đi theo con đường CM tháng Mười Nga, con đường đúng đắn duy nhất của CM VN. Về lực lượng CM: công, nông, tiểu tư sản là lực lượng của CM VN, trong đó công, nông là lực lượng cơ bản. Phương pháp tiến hành CM: đồng tâm hiệp lực, quyết chí đứng lên thay thế xã hội cũ bằng xã hội mới. Đó cũng là những vấn đề cơ bản định hướng cho đường lối CM của ĐCS VN.

        ĐƯỜNG LÂM (Kẻ Mía), làng thuộc q. Đường Lâm (vùng tx Sơn Tây, các huyện Phúc Thọ, Ba Vì, t. Hà Tây); nay là xã Đường Lâm, tx Sơn Tây, t. Hà Tây. Nằm ở hữu ngạn Sông Hồng, trên QL 32 (km 47), cách trung tâm tx Sơn Tây 6km, tây bắc Hà Nội 52km. Quê hương các Ah dân tộc Phùng Hưng và Ngô Quyền. Điểm du lịch bảo tồn văn hóa làng cổ vùng trung du Bắc Bộ.

        “ĐƯỜNG LÍ VẤN ĐỐI”, binh thư nổi tiếng thời cổ TQ, một trong “Vũ kinh thất thu’', do Nguyễn Dật thời Bắc Tống viết dưới hình thức vấn đáp giữa vua Đường Thái Tông và Lí Tịnh. Tác phẩm đi sâu giải thích “Binh pháp Tôn Tử” có nhiều điểm vượt hơn người trước và thông qua trình bày các chiến lệ nhằm làm rõ nguyên tắc chiến thuật như quan hệ biến hóa giữa kì và chính, giữa hư và thực, nhấn mạnh điểm thời chốt là “điều động địch mà không để địch điều động mình”, cung cấp nhiều kiến thức về binh chế và trận pháp cổ... Tuy còn một số điểm phiến diện và sai lầm, song vẫn là một tác phẩm có giá trị.

        ĐƯỜNG LIÊN LẠC nh ĐƯỜNG TRUYỂN TIN

        ĐƯỜNG LỐI, tổng thể những nội dung về phương hướng, nhiệm vụ, nguyên tắc, lực lượng, phương châm chỉ đạo và chủ hương chiến lược của chính đảng, nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội nhằm thực hiện mục tiêu xác định trong một thời kì nhất định; làm căn cứ để xây dựng chính sách, biện pháp thực hiện mục tiêu. Có: ĐL chung (tổng quát, chỉ đạo chung); ĐL riêng (từng lĩnh vực cụ thể) như: ĐL QS, ĐL kinh tế, ĐL đối ngoại... Hoạch định ĐL là công việc hệ trọng hàng đầu của một chính đảng, một nhà nước; phải xuất phát từ thực tiễn, có căn cứ khoa học và phù hợp điều kiện lịch sử cụ thể. ĐL chi phối trực tiếp quá trình thực hiện mục tiêu; ĐL đúng là nhân tố có ý nghĩa quyết định thực hiện thắng lợi mục tiêu. (Xt đường lối quân sự của Đảng cộng sấn Việt Nam)
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #122 vào lúc: 13 Tháng Bảy, 2019, 11:18:06 am »


        ĐƯỜNG LỐI QUÂN SỰ CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM, phương hướng chính trị và hệ thống các quan điểm, tư tưởng , nguyên tắc, phương châm chỉ đạo và chủ trương lớn của ĐCS VN trong khởi nghĩa vũ trang, chiến tranh CM, xây dựng và củng cố quốc phòng nhằm giải phóng dân tộc và bảo vệ tổ quốc VN XHCN. Nội dung bao gồm toàn bộ các vấn đề về xác định mục đích chính trị, tính chất, đặc điểm của khởi nghĩa vũ trang, chiến tranh CM và củng cố quốc phòng; về đối tượng tác chiến chiến lược, nhiệm vụ QS của nhà nước và của LLVT; về xây dựng LLVT, xây dựng căn cứ hậu phương, xây dựng nền quốc phòng; về phương thức tiến hành chiến tranh và nghệ thuật QS... được thể hiện trong các nghị quyết, chỉ thị của ĐCS VN từ 1930 đến nay; một bộ phận quan trọng của đường lối chính trị (đường lối CM) và phục tùng đường lối chính trị (đường lối CM) của ĐCS VN, nhằm thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ chính trị của Đảng trong từng thời kì CM. ĐLQSCĐCSVN được đề ra trên cơ sở đường lối chính trị (đường lối CM) của ĐCS VN, lí luận QS của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng CM và tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, kế thừa và phát triển lên một trình độ mới chất lượng mới những truyền thống QS lâu đời của dân tộc, đồng thời tiếp thu có chọn lọc những thành tựu của khoa học, nghệ thuật QS và kinh nghiệm QS tiên tiến của thế giới và luôn được bổ sung, làm phong phú thêm bằng những kinh nghiệm đúc kết từ thực tiễn khởi nghĩa vũ trang, chiến tranh CM và củng cố quốc phòng của nhân dân VN dưới sự lãnh đạo của ĐCS VN. ĐLQSCĐCS VN đã hình thành và phát triển từng bước qua các thời kì CM. Thời kì đấu tranh đánh đổ chế độ thống trị thực dân và phong kiến giành độc lập dân tộc, chính quyền nhân dân, thực hiện dân chủ theo đường lối CM DTDC nhân dân (1930-45), thời kì hình thành và phát triển đường lối chỉ đạo khởi nghĩa vũ trang ừong điểu kiện của một nước thuộc địa nứa phong kiến (đặc biệt là những năm trực tiếp chuẩn bị tổng khởi nghĩa 1939-45). Đó là đường lối khởi nghĩa toàn dân với nội dung cơ bản là đẩy mạnh đấu tranh chính trị rộng khắp kết hợp với đấu tranh vũ trang từ thấp lên cao, thực hành khởi nghĩa từng phần và chiến tranh du kích cục bộ, giành chính quyền ở từng địa phương, tiến lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước khi có thời cơ thuận lợi; động viên toàn dân, xây dựng lực lượng chính trị rộng khắp trên cơ sở đó xây dựng LLVTND với nhiều hình thức tổ chức từ thấp lên cao; từ cơ sở chính trị và cơ sở vũ trang bí mật, khu du kích tiến lên xây dựng các căn cứ du kích, dần dần mở rộng và nối liền thành khu giải phóng, làm cho căn cứ địa CM ngày càng lớn mạnh. Thời kì KCCP (1945-54), ĐLQSCĐCSVN là đường lối chỉ dạo một cuộc chiến tranh nhân dân lâu dài để bảo vệ nền độc lập mới giành được, thực hiện triệt để mục tiêu CM DTDC nhân dân, chống chiến tranh xâm lược thực dân kiểu cũ của đế quốc Pháp trong điều kiện chính quyền CM còn rất non trẻ. Đó là đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính, lấy LLVT gồm ba thứ quân làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc: lấy đấu tranh vũ trang làm hình thức chủ yếu, kết hợp với đấu tranh chính trị ở vùng sau lưng địch, coi trọng đấu tranh với địch trên mặt trận kinh tế, văn hóa, ngoại giao; phát triển lực lượng chính trị và LLVT quần chúng, xây dựng QĐND lớn mạnh bao gồm bộ đội chủ lực với những binh đoàn bộ binh tinh nhuệ và một số binh chủng quan trọng, bộ đội địa phương; xác định bản chất giai cấp, nhiệm vụ, chức năng của QĐND (LLVT); củng cố và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và công tác chính trị trong LLVT; xây dựng và phát triển căn cứ  địa CM ở cả rừng núi và đồng bằng, xây dựng và củng cố vùng tự do thành hậu phương vững chắc của cuộc kháng chiến, đồng thời phát triển căn cứ địa ở vùng sau lưng địch; kết hợp tiến công địch cả QS, chính trị, ngoại giao, đấu tranh vũ trang, đấu tranh chính trị và binh vận, phát triển chiến tranh du kích tiến lên kết hợp chiến tranh du kích với chiến tranh chính quy... Thời kì cả nước đồng thời làm hai nhiệm vụ chiến lược CM, KCCM (1952-75), ĐLQSCĐCSVN là đường lối quốc phòng toàn dân bảo vệ miền Bắc XHCN, làm hậu thuẫn cho công cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà; xây dựng LLVTND với ba thứ quân, có lực lượng thường trực và lực lượng dự bị mạnh, xây dựng QĐND từng bước chính quy, có các quân chúng, binh chủng hiện đại. Đó còn là đường lối khởi nghĩa toàn dân và chiến tranh nhân dân giải phóng dân tộc, chống chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của đế quốc Mĩ ở miền Nam kết hợp với chiến tranh nhân dân bảo vệ CNXH chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ ở miền Bắc. Ở miền Bác, thực hiện toàn dân đánh máy bay, tàu chiến, làm giao thông vận tải, phòng không nhân dân; vừa chiến đấu vừa sản xuất, chuyển hướng kinh tế phục vụ quốc phòng và xây dựng CNXH, làm tròn nhiệm vụ hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn miền Nam, căn cứ địa CM của cả nước và nhiệm vụ quốc tế; phát triển nghệ thuật QS, sáng tạo các phương thức tác chiến để đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ. Ở miền Nam thực hiện toàn dân đánh giặc, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, tiến công và nổi dậy; xây dựng lực lượng chính trị hùng hậu với những đội quân chính trị làm nòng cốt, xây dựng LLVT mạnh với bộ đội chủ lực thiện chiến và ngày càng hiện đại, bộ đội địa phương và dân quân tự vệ, du kích rộng khắp; xây dựng cơ sở chính trị và căn cứ địa kháng chiến trên cả ba vùng chiến lược, mở ra nhiều vùng giải phóng làm hậu phương tại chỗ ở miền Nam cùng với phát huy vai trò của hậu phương lớn miền Bắc; kết hợp tác chiến du kích với tác chiến tập trung, kết hợp đánh nhỏ, đánh vừa, đánh lớn, đánh bằng bộ đội tinh nhuệ, kết hợp tiêu diệt địch với giành và giữ quyền làm chủ của nhân dân, kết hợp đánh địch bằng ba mũi giáp công trên cả ba vùng chiến lược... Thời kì xây dựng và bảo vệ tổ quốc VN thông nhất (từ 1976), ĐLQSCĐCSVN là đường lối xây dựng nền quốc phòng toàn dân, đường lối chiến tranh nhân dân bảo vệ tổ quốc, nhằm thực hiện mục tiêu của CM XHCN và xây dựng CNXH trên phạm vi cả nước. Đó là kết hợp xây dựng nền quốc phòng toàn dân với xây dựng thế trận an ninh nhân dân ; xây dựng kinh tế với củng cố quốc phòng, củng cố quốc phòng với xây dựng kinh tế, tăng cường sức mạnh quốc phòng bằng sức mạnh tổng hợp của cả kinh tế, chính trị, tinh thần, khoa học kĩ thuật, đối ngoại, an ninh và QS; xây dựng tinh, thành phố thành những khu vực phòng thủ vững chắc, bố trí chiến lược hợp lí tạo thành thế trận quốc phòng toàn dân vững mạnh; nâng cao chất lượng và sức mạnh chiến đáu của các LLVT... Trong thực tiễn lịch sử đấu tranh CM lâu dài của nhân dân VN, ĐLQSCĐCSVN đã trở thành một trong những nhân tố quyết định thắng lợi của khởi nghĩa vũ trang, chiến tranh CM giải phóng dân tộc và sự nghiệp bảo vệ tổ quốc VN trong thời đại mới.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #123 vào lúc: 13 Tháng Bảy, 2019, 11:20:00 am »


        ĐƯỜNG MÉP NƯỚC, đường biểu thị ranh giới tiếp giáp giữa mặt đất và mặt nước. Ở những nơi có thuỷ triều, ĐMN ứng với độ cao bằng không.

        ĐƯỜNG MÒN HỒ CHÍ MINH (đường Trường Sơn), tuyến đường vận tải QS chiến lược từ miền Bắc đến các chiến trường miền Nam, Lào và Campuchia trong KCCM. Được xây dựng trên cơ sở đường giao liên Thống Nhất (đường đưa đón cán bộ) hình thành sau 1954; do Đoàn 559 phụ trách. Gồm hệ thống đường bộ (đường ô tô, giao liên bộ, gùi thổ), đường thủy và đường ống xăng dầu chạy dọc theo dãy Trường Sơn. Khởi công xây dựng 6.1959 từ Khe Hó (Vĩnh Linh, t. Quảng Trị), liên tục được phát triển trong suốt cuộc kháng chiến. Tổng chiều dài đường vận tải bộ và hành quân cơ giới gần 17.000km, gồm nhiều trục dọc, trục ngang ở cả đông và tây Trường Sơn, qua các trọng điểm nổi tiếng: cua Chữ A, ngầm Ta Lê, đèo Phu La Nhích, Lùm Bùm, Văng Mu, Tha Mé. Xiêng Phan... Đường giao liên bộ dài trên 3.000km, xuất phát từ Bãi Hà (t. Quảng Trị) đến Đông Nam Bộ. Đường gùi thồ chủ yếu dựa vào đường giao liên bộ, có cải tạo để phù hợp với phương tiện gùi thồ. Đường ống dẫn xăng dầu dài gần 1.400km, được xây dựng 6.1968 từ Khe Hó đến Lộc Ninh, gồm 46 kho với sức chứa 17.050t, 113 trạm bơm đẩy và cấp phát. Đường thủy lợi dụng các đoạn sông Xê Băng Hiêng, Xê Công, Mê Công... để thả gạo, xăng theo dòng chảy hoặc vận chuyển hai chiều bằng ca nô, thuyền gắn máy. Dọc tuyến đường còn có hệ thống bảo đảm kĩ thuật, hệ thống kho tàng, bệnh viện quân y, hệ thống thông tin liên lạc với gần 1,350km đường thông tin tải ba, 14.000km đường thông tin hữu tuyến dây bọc. Trong quá trình xây dựng ĐMHơn, Đoàn 559 đã đào đắp khoảng 21 triệu m3 đất đá để làm đường, lấp hố bom bằng cả sức người và phương tiện cơ giới, làm 13.418m cầu, trên 10.000 cống với 9,520 triệu ngày công. Trong 16 năm liên tục, lực lượng vận tải toàn tuyến đã vận chuyển trên 1 triệu tấn vũ khí và phương tiện vật chất, vận chuyển cơ động 10 lượt sư đoàn, 3 quân đoàn, hộ tống 90 đoàn binh khí kĩ thuật, bảo đảm hành quân cho hơn 2 triệu lượt người qua lại. Mĩ đã tiến hành trên 150.000 trận đánh phá bằng không quân, trong đó sử dụng hàng vạn lần chiếc máy bay B-52, ném xuống tuyến đường hơn 4 triệu tấn bom đạn trong tổng số trên 7 triệu tấn sử dụng trên toàn chiến trường VN, rải chất độc làm trụi lá cây, gây mưa nhân tạo, lập hàng rào điện tử, tiến hành trên 120 cuộc hành quân đánh phá, 1.235 vụ biệt kích. Trong chiến đấu bảo vệ giao thông, bộ đội Trường Sơn đã bắn rơi 2.455 máy bay, diệt 1 trung đoàn, 4 tiểu đoàn, đánh thiệt hại nặng 5 trung đoàn bộ binh, diệt 16.900, bắt 1.190 địch, thu và phá hủy hơn 100 xe QS. Hơn 2 vạn cán bộ, chiến sĩ Trường Sơn anh dũng hy sinh, 3 vạn người bị thương; 14.500 xe máy các loại, 400 khẩu pháo, 9 vạn tấn hàng bị phá hỏng và phá hủy . ĐMHCM ghi vào lịch sử dân tộc ta như một con đường huyền thoại, một kì tích của cuộc KCCM (xt minh họa giữa trang 512 và 513).


Một đoạn đường mòn Hồ Chi Minh
(ảnh chụp từ trên không)
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #124 vào lúc: 13 Tháng Bảy, 2019, 11:21:41 am »

          


BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH VIỆT NAM


       
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #125 vào lúc: 13 Tháng Bảy, 2019, 11:24:43 am »


        ĐƯỜNG NGANG, đường nối các đường dọc với nhau hoặc nối từ đường dọc tới các căn cứ hậu cần, dùng để cơ động lực lượng, vận chuyển phương tiện vật chất tới các khu vực trong địa bàn tác chiến, các chiến trường; bố trí, triển khai lực lượng của các đơn vị. Có ĐN: cấp chiến thuật, cấp chiến dịch và cấp chiến lược. ĐN cấp chiến thuật (ĐN của cấp binh đội, binh đoàn trong chiến đấu phòng ngự) đi qua các khu vực phòng ngự chủ yếu, các trận địa pháo binh và căn cứ hậu cần - kĩ thuật. ĐN chiến dịch (ĐN của cấp liên binh đoàn) có thể có 1, 2 hay nhiều đường, thường đi qua các khu vực phòng ngự, các cụm pháo binh chiến dịch và các căn cứ hậu cần chiến dịch. ĐN chiến lược là các trục đường cơ động, vận chuyển nối các trục đường dọc chiến lược trong thế bố trí chung, thường nối từ trục đường dọc chiến lược về một số hướng tác chiến (chiến trường). Trong nhiều trường hợp, ĐN chiến lược có thể trở thành đường dọc chiến lược (như ĐN B70, B71 trong mạng đường chiến lược Trường Sơn trong KCCM).

        ĐƯỜNG NHÁNH, đường quân sự thuộc phạm vi khu vực chiến đấu của cấp phân đội, binh đội để triển khai lực lượng vào vị trí chiến đấu. Trong tiến công, làm ĐN để triển khai đội hình chiến đấu tiểu đoàn, đại đội và trung đội. ĐN thường là đường quân sự làm gấp, chủ yếu do các đơn vị tự làm. Cg đường triển khai.

        ĐƯỜNG PHÁT QUANG BIÊN GIỚI, công trình kĩ thuật bào vệ biên giới để tạo thuận lợi cho việc quan sát bảo vệ biên giới quốc gia. nhận biết đường biên giới quốc gia trên thực địa, phát hiện những vi phạm quy chế biên giới, những thay đổi của đường biên giới. ĐPQBG chạy dọc theo biên giới quốc gia, được quy định và lập ra theo các hiệp định biên giới giữa các nước có chung biên giới; chiều rộng tối đa 5m; thường được xây dựng ở những nơi rừng núi rậm rạp hoặc những nơi đặc biệt; luôn được duy trì trong chế độ trật tự hoàn toàn và phát quang các cây, cành lá, bụi cây làm cản trở việc quan sát biên giới. Các bên thỏa thuận việc trồng trọt, khai hoang, xây dựng các công trình bảo vệ biên giới và các công trình khác trên ĐPQBG; thỏa thuận việc kiểm tra, bảo dưỡng duy trì ĐPQBG.

        ĐƯỜNG PHÂN THỦY, đường phân chia dòng nước chảy trên mặt đất theo hai sườn dốc khác chiều nhau. ĐPT thường trùng với đường sống núi.

        ĐƯỜNG QUÂN SỰ, đường bộ dùng vào mục đích QS như cơ động, triển khai lực lượng; vận chuyển hàng QS; chở thương binh, bệnh binh ra khỏi khu vực tác chiến... ĐQS có thể là đường sẵn có (đường quốc gia, đường liên tỉnh, tỉnh, huyện...) hoặc làm mới theo nhu cầu chiến tranh (tác chiến). ĐQS được phân loại theo hướng (đường dọc, đường ngang), theo cấp quản lí sử dụng (đường chiến lược, đường chiến dịch, đường chiến thuật, hay đường quân đoàn, sư đoàn, trung đoàn...), theo tác dụng (đường chính, đường phụ), theo tính chất cơ động (đương cho xe bánh lốp, đường cho xe xích, đường hỗn hợp chung cho cả hai loại), theo chất lượng kĩ thuật (ĐQS tiêu chuẩn, ĐQS làm gấp). ĐQS do bộ đội công binh chuẩn bị và bảo dưỡng, khi cần có thể huy động thêm bộ binh hoặc các lực lượng của ngành giao thông cầu đường, dân quân tự vệ... tham gia.

        ĐƯỜNG QUÂN SỰ LÀM GẤP, đường quân sự thi công gấp, thời gian sử dụng ngắn phục vụ tạm thời theo yêu cầu tác chiến như cơ động lực lượng, vận chuyển, ra vào trận địa, kho tàng... khi số lượng đường có sẵn chưa đủ, có thể tận dụng đường lâm nghiệp, đường địa phương sửa chữa cải tạo thêm (như mở rộng mặt đường, hạ độ dốc, mở rộng đường vòng, làm cầu tạm hoặc ngầm qua sông suối... rải vệt, tăng cường mặt đường ở những nơi đất lầy lội, làm cống rãnh thoát nước...); trên địa hình trung bình có thể chỉ là hướng đi được đánh dấu. ĐQSLG thường do bộ đội công binh làm.

        ĐƯỜNG SẮT BẮC - NAM, tuyến đường sắt lớn nhất VN, chạy dài từ Hữu Nghị Quan (t. Lạng Sơn) đến Thành phố Hồ Chí Minh. Dài 1.896km (Hà Nội - Hữu Nghị Quan 167km, Hà Nội - tp Hồ Chí Minh 1.729km, chạy qua 24 tỉnh, thành phố, 187 ga, 1.515 cầu (nhiều cầu lớn như Long Biên, Hàm Rồng...) và 35 đường hầm. Đoạn đầu tiên khởi công xây dựng 1881 trên địa bàn Nam Kì. 5.1890 xây dựng tuyến phủ Lạng Thương (t. Bắc Giang) - Lạng Sơn khổ đường 0,6m (nâng lên lm khi khai thông toàn tuyến). Từ 1902 tiếp tục xây dựng (giai đoạn 1914-22 bị dinh trệ do ảnh hưởng của CTTG-I), lần lượt đưa vào khai thác các đoạn còn lại và một số tuyến đường nhánh. 10.1936 thông xe toàn tuyến sau khi hoàn thành đoạn cuối cùng Đà Nẵng - Nha Trang. Trong CTTG-II và KCCP, chỉ hoạt động trên từng đoạn riêng rẽ. 2.1955 khởi công khôi phục đoạn Hữu Nghị Quan - Hà Nội, 5.1964 đoạn Hà Nội - Vinh (319km). 1965-68 nâng cấp đoạn Hà Nội - Hữu Nghị Quan lên khổ 1,435m. Trong KCCM, đặc biệt là phần thuộc miền Bắc, bị phá hỏng nặng. Từ 11.1975 tiến hành khôi phục, 12.1976 thông xe toàn tuyến.

        ĐƯỜNG SẮT HÀ NỘI - HẢI PHÒNG, tuyến đường sắt nối thủ đô Hà Nội với thành phố cảng Hải Phòng, qua các tỉnh Hưng Yên. Hải Dương. Dài 102km, phần lớn chạy song song với quốc lộ 5, qua 16 ga và 10 cầu, trong đó có 3 cầu lớn (Long Biên, Phú Lương, Lai Vu). Khởi công xây dựng 12.1898, hoàn thành và đưa vào sử dụng 6.1902 như một phần của tuyến đường sắt Hải Phòng - Côn Minh do Pháp và TQ liên kết xây dụng. Trong KCCM, là một trong những tuyến vận tải chiến lược, bị không quân Mĩ thường xuyên đánh phá ác liệt.

        ĐƯỜNG SẮT HÀ NÔI - LÀO CAI, tuyến đường sắt nối thủ đô Hà Nội với tx Lào Cai (t. Lào Cai), qua các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái. Dài 295km, khổ rộng l,0m, qua 36 ga, 2 cầu lớn (Long Biên, Việt Trì). Khởi công xây dựng 12.1898, bắt đầu khai thác đoạn Hà Nội - Việt Trì 3.1903, đoạn Việt Trì - Yên Bái 7.1904, hoàn thành và đưa vào sử dụng toàn tuyến 2.1906 như một phần của tuyến đường sắt Hải Phòng - Vân Nam do Pháp và TQ liên kết xây dựng. Trong KCCP bị hư hại nặng và hoạt động gián đoạn, được khôi phục lại từ 4.1956. Trong KCCM là một trong những tuyến vận tải chiến lược quan trọng phục vụ cho việc chuyên chở hàng viện trợ quốc tế cho VN. Ngày nay là tuyến giao thông quan trọng đảm bảo lưu thông giữa Hà Nội với các tỉnh tây bắc và với Vân Nam (TQ).
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #126 vào lúc: 13 Tháng Bảy, 2019, 11:26:35 am »


        ĐƯỜNG SỐNG NÚI, đường nối các điểm có độ cao lớn nhất trong từng trắc diện ngang của quả núi, dãy núi; phân chia hai sườn đối nhau của quả núi, dãy núi. ĐSN có hình sắc cạnh hoặc dáng mềm mại, thay đổi theo thời gian do quá trình xâm thực (bào mòn) không đều ở hai bên sườn núi. Đôi khi ĐSN không rõ ràng, giữa hai sườn núi là mặt phảng dốc hay nằm ngang. Thông thường ĐSN trùng với đường phân thủy.

        ĐƯỜNG STINOEN, đường do quân Đồng minh xây dựng trong CTTG-II (mang tên tướng Mĩ Stinoen, tham mưu trưởng quân Đổng minh, tư lệnh quân Mĩ ở Ấn Độ, Mianma và TQ) nhằm bảo đảm tiếp tế từ Bănglađet qua Mianma đến TQ. Dài 766km, bắt đầu từ Leđo (đông bắc Ấn Độ), nối với Mianma ở bắc Lasiô (1944 do quân Tưởng Giới Thạch kiểm soát). Xây dựng từ 1944, hoàn thành 1.1945, lần đầu tiên đoàn xe của Đồng minh qua đường này đến Mianma rồi đến Côn Minh (TQ). Nổi tiếng vì phải vượt qua nhiều núi cao, rừng rậm và đầm lầy.

        ĐƯỜNG THIÊN LÍ, đường bộ từ Thăng Long đi các địa phương phía nam. Từ Thăng Long vào Tây Đô (Thanh Hóa) được đắp 1375 theo chủ trương của Hồ Quỷ Li. 1402 đắp tiếp từ Tây Đô vào Hóa Châu (Huế). Các triều đại sau tiếp tục nối dài thêm về phía nam. 1809 (đời Gia Long) cho sửa chữa và nắn thẳng, bắc cầu gỗ qua các sông, dọc đường mở quân xá và trạm dịch phục vụ việc chuyển công văn. Từ thời thuộc Pháp, đường được mở rộng, lát đá, rải nhựa, xây các cầu cống và bến phà, phát triển dần thành QL 1.

        ĐƯỜNG TƠ LỤA (cổ), tuyến đường bộ giao thương Đông - Tây xuyên châu Á nổi tiếng trong thời cổ - Trung Đại. Hình thành từ tk 2tcn, dài khoảng 6.400km, từ Hoa Trung (Lạc Dương, Trường An) qua các vùng Tân Cương, Pamia. Apganixtan, Trung Á, Iran, Lưỡng Hà, đến vùng bờ biển phía đông Địa Trung Hải, sau đó nối tiếp bằng một tuyến đường thủy dẫn đến La Mã. Các đoàn thương gia qua nhiều chặng đường chuyển tiếp, đã đem tơ lựa từ TQ sang phương Tây và đem len dạ, vàng bạc từ phương Tây sang phương Đông. ĐTL suy tàn dần vào tk 7, khi các tuyến đường biển trở nên thuận tiện hơn. Hồi sinh dưới thời đế quốc Mông cổ tk 13-14. Maccô Pôlô đã sang TQ theo tuyến đường này. ĐTL còn là cầu nối giao lưu, truyền bá văn hóa, tôn giáo Đông - Tây. Tổ chức UNESCO của LHQ đang xúc tiến một dự án quốc tế nghiên cứu, khảo sát tuyến ĐTL này.

        ĐƯỜNG TRẮC ĐỊA, đường ngắn nhất nối hai điểm trên mặt cong, như cung ngắn thuộc đường tròn lớn trên mặt cầu, đoạn ngắn của đường cong xoắn (với góc nghiêng không đổi) trên mặt trụ... Pháp tuyến chính của ĐTĐ tại một điểm bất kì trùng với pháp tuyến của mặt cong tại điểm đó. Tính chất và ý nghĩa toán học của ĐTĐ trên mặt cong tương tự tính chất và ý nghĩa đoạn thẳng trên mặt phẳng. Trên mặt êlipxôit Trái Đất, ĐTĐ thường là những đường cong xoắn, trừ các đường dọc theo các kinh tuyến và đường xích đạo có dạng đường cong phẳng. Trong ngành trắc địa, khái niệm ĐTĐ được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu lí thuyết và giải các bài toán thực tiễn để chuyển đổi tọa độ các điểm từ bề mặt Trái Đất thực sang mặt êlipxôit và ngược lại.

        ĐƯỜNG TRỤC LIÊN LẠC, đường truyền tin bảo đảm liên lạc chung cho nhiều hệ (nhánh) thông tin; thành phần của hệ thống  thông tin liên lạc. Theo phương tiện, có: ĐTLL vô tuyến điện tiếp sức (vi ba), ĐTLL đối lưu, ĐTLL hữu tuyến điện, ĐTLL vận động (quân bưu). Theo quy mô, có: ĐTLL cấp chiến lược, ĐTLL cấp chiến dịch, ĐTLL cấp chiến thuật. Theo tính chất nhiệm vụ, có: ĐTLL chính và ĐTLL phụ. Trên ĐTLL thường có: trạm đầu, trạm cuối và trạm giữa (số lượng trạm giữa phụ thuộc vào cự li ĐTLL và tính năng kĩ - chiến thuật của phương tiện TILL). ĐTLL bảo đảm liên lạc cự li xa, tiết kiệm lực lượng thông tin; nhưng bị hạn chế khi một trạm hư hỏng sẽ làm nhiều đối tượng mất liên lạc. ĐTLL thường được tổ chức trên hướng di chuyển SCH hoặc hướng có nhiều đối tượng liên lạc.

        ĐƯỜNG TRUYỂN TIN, toàn bộ các thiết bị kĩ thuật và mới trường truyền tín hiệu để tạo ra một hoặc nhiều kênh liên lạc. Phân biệt theo tín hiệu, có: đường truyền điện, âm thanh và ánh sáng. Theo phương tiện sử dụng và môi trường truyền tín hiệu, có: đường truyền vô tuyến điện, đường truyền hữu tuyến điện; đường truyền hỗn hợp và đường truyền tin vận động (quân bưu); theo hình thức tổ chức, có: đường truyền trực tiếp hoặc qua chuyển tiếp, chuyển mạch. ĐTT phải bảo đảm chất lượng cao, vững chắc và bí mật. Cg đường liên lạc.

        ĐƯỜNG TRƯỜNG SƠN nh ĐƯỜNG MÒN HỒ CHÍ MINH

        ĐƯỜNG TỤ THỦY (đường hợp thủy), đường đặc trưng của địa hình tạo bởi đường cắt giữa hai sườn dốc núi đối ngược nhau tạo thành khe núi; thường trùng với dòng chảy của sông, suối. Trên bản đồ địa hình, ĐTT chạy theo đường nối các điểm lõm nhất của các đường bình độ.

        ĐƯỜNG TUẦN TRA BIÊN GIỚI, công trình kĩ thuật bảo vệ biên giới để bộ đội biên phòng tuần tra biên giới, kiểm tra mốc quốc giới, cơ động khi tác chiến. ĐTTBG chạy dọc theo biên giới, được xây dựng thành đường mòn (1-1,5m) hoặc đường lớn (đường ô tô) cách hàng rào biên giới 3-5m. ĐTTBG được đánh dấu trên bản đồ kế hoạch bảo vệ biên giới quốc gia của đồn biên phòng. Trong điều kiện ở biên giới đối địch hoặc nơi địa hình hiểm trở, ĐTTBG còn bao gồm các đường nhánh, rẻ quạt để kiểm tra mốc biên giới và đến các đài quan sát biên giới, mạng lối đi bí mật để cơ động, mật phục... Tại các khu vực có sông, suối, khe vực và các chướng ngại vật tự nhiên khác cắt ngang ĐTTBG phải bố trí cầu vượt (bến vượt), lối vượt qua...

        ĐƯỜNG VÒNG TRÁNH, đoạn đường đi vòng để vượt qua một điểm (khu vực) trên trục đường chính có vật cản (đoạn đường bị hư hỏng, bị phá hoại hoặc có bố trí các loại mìn, có bom chưa nổ, trọng điểm bị địch khống chế, cầu bị phá,...) gây nguy hiểm khi trực tiếp vượt qua. ĐVT có thể được chuẩn bị từ thời bình. Trong tác chiến, ĐVT có thể là đường quân sự làm gấp.

        DVINA X. SA-75 ĐVINA

Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #127 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2019, 07:03:35 pm »

     
HẾT D
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM