Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 12:01:48 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đ  (Đọc 8643 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #110 vào lúc: 13 Tháng Bảy, 2019, 11:03:17 am »


        ĐỢT CHỐNG CÀN BẮC ĐƯỜNG 10 (3-8.4.1950), đợt chiến đấu của Trung đoàn 42 (2 tiểu đoàn: 142 và 505), Trung đoàn 64 (Tiểu đoàn 23 và 1 đại đội trợ chiến) phối hợp với LLVT và nhân dân địa phương đánh trả cuộc càn quét của quân Pháp tại các huyện Duyên Hà, Tiên Hưng, Quỳnh Côi, Đông Quan ở phía bắc đường 10, t. Thái Bình. Sáng 3.4 Pháp huy động 4 tiểu đoàn cơ động (thuộc các binh đoàn Commuynan và Bôphơrê), 1 tiểu đoàn Việt binh đoàn (BVN) cùng lực lượng chiếm đóng, có máy bay, pháo binh yểm trợ, tiến hành vây quét từ ba hướng. Trước thế mạnh của địch, ta chủ động phân tán lực lượng luồn càn và tổ chức phục kích đánh địch ở khắp nơi sau đó rút lui an toàn qua sông Trà Lí. Kết quả ta diệt hơn 100 địch, bảo toàn được lực lượng tiếp tục đẩy mạnh chiến tranh du kích vùng sau lưng địch.

        ĐỢT CHỐNG CÀN DƯƠNG MINH CHÂU (27.4- 11.5.1952), đợt chiến đấu của các tiểu đoàn 302 và 304 (bộ đội chủ lực Phân liên khu Miền Đông) phối hợp cùng LLVT địa phương đánh trả cuộc hành quân càn quét của khoảng 2.000 quân Pháp vào Chiến khu Dương Minh Châu (t. Tây Ninh). 27.4 quân Pháp tập trung ở Trảng Lớn, Trà Dơ, có pháo binh, không quân yểm trợ tiến vào chiến khu. nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến Nam Bộ. Tiểu đoàn 304 tổ chức đánh địch tại căn cứ và luồn lách, cơ động, dụ địch phân tán thành từng tốp nhỏ để tiêu diệt, đồng thời Tiểu đoàn 302 cùng đội vũ trang tuyên truyền Dầu Tiếng chủ động đánh quấy rối, phục kích chặn đường tiếp tế sau lưng địch buộc chúng phải rút quân sau hai tuần càn quét không kết quả. Ta diệt 200 địch, bắn cháy 8 xe QS, 2 máy bay, bẻ gẫy cuộc càn lớn nhất của quân Pháp trên chiến trường miền Đông Nam Bộ (trong 1952), bảo vệ an toàn lực lượng ta.

        ĐỢT CHỐNG CÀN HÒA HIỆP (25-27.1.1965), đợt chiến đấu của du kích và nhân dân xã Hòa Hiệp (h. Tuy Hoà, t. Phú Yên), được tăng cường 1 tiểu đội bộ đội huyện đánh 2 tiểu đoàn bộ binh và 1 chi đội xe bọc thép M113 QĐ Sài Gòn càn quét vào các thôn mới giải phóng của xã. 5 giờ 25.1 địch sử dụng máy bay, pháo binh đánh phá ác liệt, đồng thời tổ chức lực lượng thành 2 cánh tiến công, tập trung chủ yếu vào các thôn Phú Hiệp B, Thọ Lâm, Đa Ngư, Phú Lai và các điểm Núi Quéo, Núi Sinh, Núi Bàu... Ta dựa vào hệ thống công sự, trận địa. hẩm bí mật, địa đạo và các bãi chông mìn; kết hợp lực lượng tại chỗ và cơ động, đánh phía sau, bên sườn và tập kích, gây cho địch nhiều thiệt hại. Trong các ngày 26-27.1, ta điều chỉnh lực lượng, tăng cường thêm các bãi chông mìn, tiếp tục chặn đánh, đẩy lui nhiều đợt tiến công của địch, đồng thời du kích các thôn bị tạm chiếm phối hợp với nhân dân đẩy mạnh đấu tranh chính trị, binh vận, buộc địch phải rút quân. Kết quả loại khỏi chiến đấu hơn 120 địch, phá hỏng 3 xe M113, bắn cháy 1 máy bay trực thăng, giữ vững và củng cố vùng giải phóng.

        ĐỢT CHỐNG CÀN MECQUYA (23.3-4.4.1952), đợt chiến đấu của Đại đoàn 320 (2 trung đoàn: 48 và 52) phối hợp với LLVT và nhân dân địa phương đánh trả cuộc càn Mecquya (Mercure: thủy ngân) của quân Pháp tại các huyện Thụy Anh. Thái Ninh, Kiến Xương, Tiền Hải (t. Thái Bình). 23.3 địch triển khai lực lượng cản quét gồm: 5 binh đoàn cơ động (GM1, GM2. GM3, GM4, GM7), 3 tiểu đoàn dù, 1 tiểu đoàn công binh, 64 trọng pháo, 500 xe QS, 1 tàu sân bay, 39 tàu chiến và ca nô. nhằm mục đích tìm diệt hoặc đẩy lùi bộ đội chủ lực ta, củng cố hệ thống chiếm đóng, chia cắt và đánh phá vùng du kích nam đương 10. Sau khi thăm dò lực lượng, phong tỏa giao thông, từ 27.3 ba cánh quân địch khép chặt vòng vây, đánh chiếm từng làng, dùng máy bay, pháo binh ném bom, bắn phá ác liệt những nơi nghi có bộ đội chủ lực ta. Các đơn vị của Đại đoàn 320 phối hợp với LLVT và nhân dân  địa phương vừa tổ chức chặn đánh, vừa bí mật luồn càn, tìm chỗ sơ hở đánh vào sườn và sau lưng địch. Nhiều trận đánh quyết liệt diễn ra ở Thần Huống, Bích Du, Vọng Hải, Quang Lang, Dưỡng Thông, Lưu Phương... Sau 10 ngày chiến đấu với hơn 100 trận đánh, ta đã bẻ gãy cuộc càn Mecquya, loại khỏi chiến đấu hơn 1.000 địch, bảo toàn lực lượng chủ lực ta và rút được nhiều kinh nghiệm trong tác chiến chống càn ở vùng sau lưng địch.

        ĐỢT CHỐNG CÀN Ở VÀNH ĐAI DIỆT MĨ CỦ CHI (8.1-5.2.1966). đợt chiến đấu của Đại đội 306 (bộ đội địa phương) phối hợp với du kích và nhân dân huyện Củ Chi chống cuộc hành quân càn quét của các lữ đoàn 2 và 3 (Sư đoàn bộ binh 1) của Mĩ và QĐ Sài Gòn (khoảng một vạn quân). Sau gần một tháng chiến đấu. dựa vào hệ thống địa đạo và làng chiến đấu, bàng ba mũi giáp công, quân và dân Củ Chi đã đánh lui hai đợt càn lớn (8-19.1 ở phía bắc và 23.1- 5.2 ở phía nam huyện Củ Chi), gãy tổn thất nặng và phá ý đồ của địch mở rộng vành đai an toàn xung quanh Sài Gòn. ĐCCƠVĐDMCC đánh dấu bước phát triển mới của chiến tranh du kích trên chiến trường miền Nam. góp phần đánh bại cuộc phản công chiến lược mùa khô lần I (1965-66) của Mĩ. Từ đợt chiến đấu này, quân và dân Củ Chi rút ra 10 bài học quý về khả năng đánh thắng Mĩ của chiến tranh du kích VN.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #111 vào lúc: 13 Tháng Bảy, 2019, 11:04:31 am »


        ĐỢT CHỐNG CÀN PHONG CHÂU, PHÚ CHÂU, CHƯƠNG DƯƠNG (7.1950), đợt chiến đấu của 2 tiểu đội thuộc Đại đội 83 (Trung đoàn 64), 1 tiểu đội bộ đội huyện phối hợp với dân quân du kích và nhân dân địa phương chống lại cuộc càn quét của quân Pháp ở các xã: Phong Châu, Phú Châu và Chương Dương (h. Đông Hưng, t. Thái Bình). Giữa 7.1950 địch huy động khoảng 1.000 quân từ tx Thái Bình và các đồn xung quanh càn quét vào 3 xã, tiến hành cướp bóc, đốt phá và tìm diệt lực lượng ta. Bộ đội và dân quân du kích bí mật luồn ra khỏi làng, bất ngờ tập kích sau lưng buộc địch phải rút quân. Với lực lượng nhỏ nhưng biết dựa vào dân và có cách đánh thích hợp, ta đã làm thất bại cuộc càn của địch, bảo vệ lực lượng, góp phần phát triển chiến tranh du kích ở Thái Binh trong KCCP.

        ĐỢT CHỐNG CÀN PHỔ MINH (28.1-3.2.1967), đợt chiến đấu của du kích và nhân dân xã Phổ Minh (h. Đức Phổ, t. Quảng Ngãi) đánh 2 tiểu đoàn QĐ Sài Gòn càn quét tại các thôn Tân Tự, Sa Bình, Hải Môn (3 trong 5 thôn giải phóng của xã). Lực lượng ta có 2 trung đội du kích xã, 11 tiểu đội du kích thôn và 40 du kích mật, được tăng cường 1 tiểu đội bộ đội huyện; đã tiến hành xây dựng làng chiến đấu với hơn 6.000m hào, hàng trăm công sự chiến đấu, hàng nghìn hầm ẩn nấp và hầm bí mật cùng các bãi chông, mìn, vật cản... Sáng 28.1 địch có máy bay, pháo binh yểm trợ, triển khai tiến công từ hai hướng vào thôn Tân Tự, bị ta đánh trả quyết liệt. Dựa vào hỏa lực mạnh với thủ đoạn đánh phá hủy diệt, đến trưa và chiều 29.1 địch chiếm được 2 thôn Tân Tự, Sa Bình. Ta rút về Hải Môn, tiếp tục ngăn chặn địch, đồng thời tổ chức quần chúng đấu tranh chống địch khủng bố, kết hợp đánh quấy rối phía sau, tập kích diệt lực lượng bình định buộc địch phải rút lui. Sau 6 ngày chiến đấu, ta diệt và làm bị thương hơn 200 địch, thu 30 súng và hàng chục nghìn viên đạn, giữ vững vùng giải phóng, phá vỡ kế hoạch bình định của địch tại địa phương.

        ĐỢT CHỐNG CÀN PHƯỚC AN (24.4-16.6.1965), đợt chiến đấu của du kích và nhân dân xã Phước An (h. Long Thành, t. Đồng Nai) đánh 2 đại đội và 1 tiểu đoàn QĐ Sài Gòn càn quét tại ấp Bà Trường, Bào Bông (2 ấp được giải phóng từ cuối 1963). Lực lượng ta có 1 tiểu đội du kích xã, 1 tiểu đội du kích ấp và 2 tổ du kích mật, trang bị 15 súng và nhiều chông, mìn tự tạo. 24.4 địch đưa 1 đại đội đột kích vào ấp bị du kích đánh chặn, 10.6 địch dùng thủ đoạn trá hàng, nhưng đều bị ta phát hiện, ngăn chặn. Sau 2 lần thất bại, sáng 15.6 địch huy động 1 tiểu đoàn của Chiến đoàn 48 và 1 đại đội bảo an đến phối hợp, có pháo binh yểm trợ, chia hai hướng tiến công. Dựa vào hệ thống công sự, địa đạo, các bãi chông, mìn, vật cản và các ổ chiến đấu liên hoàn, ta đẩy lui nhiều đợt tiến công của địch, đẩy mạnh hoạt động quấy rối địch ở các ấp chiến lược Vũng Gấm. Quới Thạnh và tổ chức lực lượng quần chúng đấu tranh, binh vận. buộc địch phải rút quân. Kết quả loại khỏi chiến đấu hơn 130 địch, giữ vững và củng cố địa bàn giải phóng, đẩy mạnh phong trào đấu tranh giành quyền làm chủ của nhân dân ở vùng giáp ranh, chông địch càn quét, lấn chiếm.

        ĐỢT CHỐNG CÀN TIÊN LÃNG (28.8-18.9.1953), đợt chiến đấu của 2 đại đội (295 và 331) bộ đội tỉnh Kiến An, Đại đội 196 bộ đội huyện Tiên Lãng phối hợp với dân quân du kích và nhân dân địa phương chống lại cuộc hành quân Clôt (Claude: Cái chuông) của quân Pháp tại h. Tiên Lãng (t. Kiến An, nay thuộc tp Hài Phòng). 28.8 Pháp triển khai lực lượng gồm 2 binh đoàn cơ động (GM3 và GM5), một số tiểu đoàn ngụy quân cùng nhiều tàu thuyền chia 5 hướng càn quét trên phạm vi toàn huyện, trong đó tập trung đánh phá khu du kích Tiên Lãng. Bộ đội phối hợp chặt chẽ cùng dân quân du kích bám trụ ngoan cường, luồn lách thoát vây, sử dụng nhiều cách đánh linh hoạt, sáng tạo, diệt hơn 600 địch, bắn cháy 3 xe QS, 2 ca nô, 2 máy bay, buộc địch phải rút lui. ĐCCTL là thắng lợi lớn nhất của quân dân Tiên Lãng trong KCCP, góp phần bảo toàn lực lượng, đẩy mạnh hoạt động sau lưng địch trong chiến cục Đông Xuân 1953-54.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #112 vào lúc: 13 Tháng Bảy, 2019, 11:05:31 am »


        ĐỢT CHỐNG CÀN VẬT LẠI (19.1-23.2.1949). đợt chiến đấu của du kích làng Vật Lại, xã Phú Mĩ, h. Quảng Oai (nay là xã Vật Lại, h. Ba Vì, t. Hà Tây) đánh trả cuộc càn quét của quân Pháp âm mưu tìm diệt cơ quan lãnh đạo kháng chiến huyện Quảng Oai và xóa bỏ làng chiến đấu Vật Lại. Lực lượng ta gồm: 1 trung đội du kích xã, 6 tiểu đội du kích xóm, được tăng cường 2 tiểu đội bộ đội huyện, trang bị 30 súng trường, súng kíp và các loại giáo mác, chông, mìn, lựu đạn... Sáng 19.1 địch sử dụng 2 tiểu đoàn bộ binh có xe tăng, máy bay, pháo binh yểm trợ, chia ba hướng tiến công. Dựa vào hệ thống công sự, trận địa, vật cản và các bãi chông mìn đã chuẩn bị sẵn, ta tập trung lực lượng ngăn chặn, đẩy lui nhiều đợt tiến công của địch ở rìa làng, đồng thời bám đánh quyết liệt các cánh quân địch đột nhập trong các xóm. Những ngày tiếp theo, địch chuyển sang bao vây, dùng máy bay, pháo binh đánh phá ngày đêm, bí mật đưa người vào dò xét tình hình; sáng 23.2 tăng cường lực lượng thành 3 tiểu đoàn bộ binh cùng nhiều xe tăng, máy bay, pháo binh tiếp tục tiến công. Bộ đội và du kích phối hợp chiến đấu tích cực, gây cho địch nhiều thiệt hại; nhưng do lực lượng quá chênh lệch, phải rút dần về khu vực quyết chiến điểm ở Xóm Lọc. Tại đây diễn ra trận đánh cuối cùng của đội quyết tử (13 du kích) bảo vệ cho đội hình luồn vây về Vật Yên; làng chiến đấu Vật Lại bị địch chiếm và phá hủy. Trong ĐCCVL ta diệt và làm bị thương hơn 300 địch, đồng thời rút ra bài học về tổ chức làng xã chiến đấu chống địch càn quét những năm đầu KCCP.



        ĐỢT SÓNG ĐỔ BỘ, đội hình hàng ngang của từng tốp (đợt) phương tiện đổ bộ (xuồng đổ bộ, xe tăng bơi, xe lội nước, ca nô...) chở quân đổ bộ từ tuyến triển khai đổ bộ tiến vào bờ. Số lượng các ĐSĐB của một phân đội quân đổ bộ cũng như số lượng phương tiện trong một ĐSĐB phụ thuộc vào nhiệm vụ, số lượng và kiểu loại phương tiện đổ bộ được sử dụng. Cự li giữa các ĐSĐB phải bảo đảm đổ bộ với nhịp độ cao, không gây rối loạn đội hình đổ bộ khi tiến vào bờ hoặc rút ra sau khi đổ quân lên bờ. Mỗi ĐSĐB (tốp phương tiện đổ bộ) thường chở gọn một phân đội đảm nhiệm một nhiệm vụ chiến thuật cụ thể trong chiến đấu lên bờ (mở đường qua vật cản, đánh chiếm tiền duyên...).

        ĐỢT TÁC CHIẾN BÌNH LONG (8.6-9.7.1966), các trận tiến công của Sư đoàn bộ binh 9, Trung đoàn bộ binh 16 QGP miền Đông Nam Bộ vào Lữ đoàn bộ binh 3 (Sư đoàn 1) Mĩ, Trung đoàn bộ binh 9 (Sư đoàn 5), Chiến đoàn thiết giáp 3 và 2 tiểu đoàn biệt động quân, 2 tiểu đoàn pháo binh QĐ Sài Gòn ở t. Bình Long nhằm tiêu diệt sinh lực địch, hỗ trợ phong trào phá ấp chiến lược, mở rộng vùng giải phóng. Trong hơn một tháng, ta đánh 7 trận phục kích, tập kích, chống càn... với quy mô trung đoàn, tiểu đoàn; nổi bật là các trận phục kích trên đường 13 ngày 8.6 của Trung đoàn 2, ngày 30.6 của Trung đoàn 1 (Sư đoàn 9), ngày 9.7 của Trung đoàn 2 và 1 tiểu đoàn của Trung đoàn 16. Trong ĐTCBL, ta loại khỏi chiến đấu 1 tiểu đoàn và 1 đại đội Mĩ, 5 đại đội và 3 trung đội QĐ Sài Gòn, phá 8 ấp chiến lược, giải phóng 6.000 dân.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #113 vào lúc: 13 Tháng Bảy, 2019, 11:06:32 am »


        ĐỢT TÁC CHIẾN ĐÀ NẴNG (1946), đợt tác chiến của 2 trung đoàn bộ binh (93 và 96) Khu 5 cùng lực lượng tự vệ, công an xung phong và nhân dân Đà Nẵng chống lại hoạt động tái chiếm của Pháp tại tp Đà Nẵng thời kì đầu toàn quốc kháng chiến. Lợi dụng hiệp định sơ bộ Việt - Pháp (6.3.1946) cho phép quân Pháp vào thay thế quân Tưởng Giới Thạch ở Đà Nẵng, đầu 12.1946 Pháp tăng lực lượng tại đây từ 225 lên 6.745 quân cùng nhiều vũ khí, phương tiện QS (tàu chiến, xe tăng, đại bác), tiến hành khiêu khích, gây rối và chuẩn bị kế hoạch đánh chiếm lại thành phố. Trước hoạt động trắng trợn của địch, chấp hành mệnh lệnh tác chiến của Bộ tổng chỉ huy và Bộ chỉ huy Khu 5, đêm 19.12, ủy ban QS Quảng Nam -  Đà Nẵng lệnh cho các đơn vị trong địa bàn đồng loạt nổ súng lúc 2 giờ 20.12, nhưng do công tác tổ chức chỉ huy có thiếu sót, kế hoạch không thực hiện được. 8 giờ 20.12 quân Pháp dùng pháo hạm yểm trợ cho bố binh, xe tăng tiến công từ nhiều hướng. Các LLVT và nhân dân Đà Nẵng tổ chức chiến đấu ngăn chặn, vây hãm, tiêu hao địch; nhiều trận đánh quyết liệt diễn ra ở khu vực sân bay, Chợ Mới, Yên Khê... Sau gần 1 tháng chiến đấu, quân và dân Đà Nẵng đã kìm chân địch trong thành phố và gây cho chúng nhiều thiệt hại, bảo toàn lực lượng ta, góp phần làm thất bại âm mưu “đánh nhanh, thắng nhanh” của thực dân Pháp, tạo thêm điều kiện cho toàn tỉnh cùng cả nước bước vào KCCP.

        ĐỢT TÁC CHIẾN ĐỨC PHỔ (28.1-18.2.1966), đợt tác chiến của quân và dân h. Đức Phổ (t. Quảng Ngãi) chống cuộc hành quân Diều hâu đôi (28.1-18.2.1966). Với âm mưu lấn chiếm vùng giải phóng nam Quảng Ngãi, 28.1 khoảng 8.000 quân Mĩ và QĐ Sài Gòn có máy bay, xe bọc thép chi viện đánh vào Đức Phổ. Dựa vào hệ thống làng xã chiến đấu, bộ đội địa phương và du kích vừa chặn đánh vừa cơ động tập kích vào nơi địch sơ hở. Bị vây hãm trong thế trận chiến tranh nhân dân, 18.2 Mĩ phải chấm dứt cuộc hành quân với gần 1.000 quân bị thương vong. Thắng lợi Đức Phổ góp phần đánh bại cuộc phản công chiến lược mùa khô lần I (1965-66) của Mĩ ở miền Nam VN.

        ĐỢT TÁC CHIẾN ĐƯỜNG 14 (28.1-10.2.1973), đợt tác chiến của Trung đoàn bộ binh 48 (Sư đoàn 320), dược tăng cường Tiểu đoàn 12 (Mặt trận Tây Nguyên) nhằm đánh cắt giao thông chiến lược trên đường 14 (nam Plây Cu, t Gia Lai), bảo vệ vùng giải phóng, ngăn chặn hoạt động lấn chiếm của QĐ Sài Gòn trước khi hiệp định Pari 1973 về Việt Nam có hiệu lực. 27.1 ta đưa 2 tiểu đoàn (2, 12) chiếm lĩnh trận địa chốt giữ đoạn đường nam Phú Mĩ - bắc Mĩ Thạch (h. Chư Sẽ), sau đó đưa Tiểu đoàn 3 và một bộ phận Tiểu đoàn 1 vào chiến đấu. Từ 9 giờ 28.1, QĐ Sài Gòn sử dụng Thiết đoàn 21 và 4 tiểu đoàn bộ binh của Quân đoàn 2, có không quân, pháo binh yểm trợ, liên tiếp mở các cuộc hành quân giải tỏa. Trong 14 ngày chiến đấu. bộ đội ta đã vận dụng tổng hợp các hình thức chiến thuật phòng ngự và tiến công, đánh bại hàng chục đợt tiến công, loại khỏi chiến đấu 171 địch, bắn cháy 39 xe tăng và xe bọc thép, bắn rơi 3 máy bay. ĐTCĐ14 thắng lợi góp phần ngăn chặn địch lấn chiếm ở khu vực Tây Nguyên và rút được kinh nghiệm vận dụng chiến thuật vận động tiến công kết hợp chót trong đánh cắt giao thông trên địa hình ít thuận lợi.

        ĐỢT TÁC CHIẾN HÀ NỘI (19.12.1946-18.2.1947), đợt tác chiến của LLVT và nhân dân thủ đô Hà Nội nhằm tiêu hao, tiêu diệt một bộ phận sinh lực và kìm chân quân Pháp ở Hà Nội, mở đầu kháng chiến toàn quốc. Lực lượng ta có 5 tiểu đoàn Vệ quốc đoàn (10l, 77, 212, 145 và 523), 1 đại đội cảnh vệ, 4 trung đội pháo binh (bố trí ở Pháo Đài Láng, Xuân Canh, Thổ Khối, Xuân Tảo), 300 tự vệ chiến đấu. 8.500 tự vệ thành và khoảng 2 vạn dân quân du kích ở ngoại thành. Lực lượng địch khoảng 6.500 quân, gồm Trung đoàn bộ binh thuộc địa 6 (6 è RIC) thiếu 1 tiểu đoàn, 1 trung đoàn thuộc Sư đoàn thiết giáp 2 (2 è DB), 1 tiểu đoàn thuộc Trung đoàn pháo binh thuộc địa 4 (4 è RAơn), BTL Sư đoàn bộ binh thuộc địa 9 (9 è DIC), một số đơn vị biệt kích, dù, không quân, thủy quân đóng tại 54 vị trí trong thành phố; ngoài ra còn có khoảng 7.000 kiều dân Pháp (trong đó nhiều người được vũ trang và tổ chức thành tổ chiến đấu). 20 giờ 3ph ngày 19.12, pháo binh ta bắn dồn dập vào các khu vực thành Hà Nội, Trường Bưởi, sân bay Gia Lâm, làm hiệu lệnh cho các đơn vị đồng loạt tiến công 30 vị trí và 60 ổ chiến đấu độc lập của dịch. Địch thực hành phản kích, bị ta đánh trả tại phố Hàng Đậu, Bắc Bộ Phủ, Nhà Hát Lớn, Toà thị chính... Sau 3 ngày chiến đấu, ta điều chỉnh thế trận, hình thành trung tâm để kháng ở Liên khu 1 (bắc và trung tâm thành phố); lực lượng thuộc các liên khu 2 và 3 (tây và nam thành phố) giãn ra các cửa ô, tạo thế trong ngoài cùng đánh. Từ 30.12 địch tập trung lực lượng tiến công ra các cửa ô, bị ta chặn đánh từng bước trên tuyến vòng cung Yên Phụ. Ngọc Hà, Kim Mã, ô Chợ Dừa, Kim Liên, ô Cầu Dền, Vĩnh Tuy... Ta vừa đánh vừa phát triển lực lượng: Tiểu đoàn 101 phát triển thành Trung đoàn Thủ Đô, các tiểu đoàn 523, 145 và 77 được tập hợp thành Trung đoàn Thăng Long, lực lượng vệ quốc đoàn, tự vệ và dân quân du kích ở ngoại thành phát triển mạnh. Từ 6.2 địch mở cuộc tiến công lớn vào Liên khu 1, nhiều trận đánh ác liệt diễn ra tại các khu vực nhà Xôva, Trường Ke, chợ Đồng Xuân... Đêm 17.2 chấp hành quyết định của Bộ chỉ huy mặt trận, Trung đoàn Thủ Đô bí mật vượt vòng vây ra vùng tự do an toàn (xt rút lui của Trung đoàn Thủ Đô, 17- 18.2.1947). Qua 60 ngày đêm chiến đấu, quân và dân Hà Nội loại khỏi chiến đấu gần 2.000 địch, phá hủy 53 xe QS (có 22 xe tăng, thiết giáp), bắn rơi 7 máy bay, bắn chìm 2 ca nô, kìm chân địch trong thành phố, góp phần giữ gìn lực lượng, bảo vệ an toàn các cơ quan trung ương Đảng và Chính phủ, tạo thời gian chuẩn bị cho cuộc kháng chiến toàn quốc.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #114 vào lúc: 13 Tháng Bảy, 2019, 11:07:16 am »


        ĐỢT TÁC CHIẾN HẢI PHÒNG (20-26.11.1946), đợt tác chiến của Trung đoàn 41 Vệ quốc đoàn, 1 đại đội công an xung phong, 1 trung đội thủy quân cùng lực lượng tự vệ và nhân dân tp Hải Phòng chống lại hành động khiêu khích, đánh chiếm của Pháp tại Hải Phòng trước ngày toàn quốc kháng chiến. Lực lượng Pháp tại đây có khoảng 3.000 quân, gồm 2 tiểu đoàn thuộc Trung đoàn lê dương 3 (3è REỊ), 1 trung đoàn thiết giáp và một bộ phận không quân, hải quân. Sau khi cố tình xâm phạm chủ quyền ta về thuế quan, tạo cớ gây xung đột, 8 giờ ngày 20.11 quân Phấp nổ súng tiến công vào nhiều vị trí xung yếu trong thành phố (x. sự kiện Hải Phòng, 20.11.1946). Mặc dù hết sức kiềm chế, nhưng trước hành động trắng trợn của địch, ta kiên quyết đánh trả để tự vệ, tiêu biểu là các trận đánh ở Đồn cảnh sát trung ương, Nhà hát lorn... 21.11 qua đàm phán, ta và Pháp đã thỏa thuận ngừng bắn và trở lại vị trí trước 20.11, nhưng sau đó quân Pháp vẫn tiếp tục thực hiện mưu đồ đánh chiếm thành phố. Từ 23.11 ta tổ chức nhiều cuộc phản kích ở khu vực nhà ga, Ngã Sáu, Phố Khách, phố Ba Tí, Nhà hát lớn, Nhà máy đèn. Nhà máy nước; tiến công sân bay Cát Bi, đánh dịch nống ra khu vực Trại bảo an binh, Trại Cau... Kết quả loại khỏi chiến đấu hơn 160 địch, thu hơn 20 súng các loại. Để bảo toàn lực lượng chuẩn bị kháng chiến lâu dài, 26.11 ta rút phần lớn lực lượng ra ngoại ô, lập phòng tuyến bao vây địch trong thành phố. Là đợt tác chiến lớn đầu tiên đánh trả quân Pháp trở lại xâm lược miền Bắc, rút kinh nghiệm cho việc chuẩn bị chiến đấu ở Hà Nội và các đô thị khác.

        ĐỢT TÁC CHIẾN HUẾ (20.12.1946-8.2.1947), đợt tác chiến của quân và dân Thừa Thiên tiến công quân Pháp tại tp Huế thời kì đầu kháng chiến toàn quốc. Lực lượng ta có Trung đoàn vệ quốc quân 101, 2 tiểu đoàn tiếp phòng quân (Thuận Hóa, Vinh), 4 đại đội vũ trang (Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Trường quân chính Nhượng Bạn) và khoảng 1.000 tự vệ Thành Huế. Lực lượng địch có khoảng 750 quân đóng tại 20 vị trí ở bờ nam Sông Hương, gồm 1 tiểu đoàn thuộc Trung đoàn bộ binh thuộc địa 21 (21 è RIC), 1 đại đội thiết giáp thuộc Trung đoàn thiết giáp 6; ngoài ra còn có 250 kiều dân Pháp được vũ trang. 2 giờ 30 ph ngày 20.12.1946, ta nổ súng tiến công địch tại các khu vực cầu Tràng Tiền, An Cựu, khách sạn Moranh, nhà Tuycanh, Trường Dòng và trường Thiên Hưu... sau đó tiến hành bao vây, quấy rối, tập kích các vị trí địch co cụm, cố thủ. Từ 17.1.1947, Pháp huy động lực lượng từ Lào và Tây Nguyên theo hai đường thủy, bộ đến giải vây. Ta chặn đánh ở đèo Hải Vân, Nước Ngọt, Truồi, Cầu Hai... nhưng do cách đánh dàn trận địa nên không cản được bước tiến của địch, 8.2.1947 bộ đội ta rút khỏi thành phố. Kết quả loại khỏi chiến đấu gần 200 địch, bắn rơi 1 máy bay... bảo toàn lực lượng chủ lực của ta, góp phần cùng các đô thị bắc vĩ tuyến 16 mở đầu thắng lợi cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp.

        ĐỢT TÁC CHIẾN NAM ĐỊNH (20.12.1946-15.3.1947), đợt tác chiến của Trung đoàn 33 (Chiến khu 2) cùng lực lượng tự vệ chiến đấu (khoảng 900 người) và nhân dân tp Nam Định tiến công Tiểu đoàn 2 thuộc Trung đoàn bộ binh thuộc địa 6 (2/6è RIC) của quân Pháp chiếm đóng tại Nam Định thời kì đầu toàn quốc kháng chiến. 0 giờ 30ph ngày 20.12.1946, ta nổ súng tiến công các khu vực trại Carô, khu nhà sĩ quan, nhà máy sợi, nhà máy dệt,... tiêu hao một bộ phận sinh lực địch, sau đó chuyển sang bao vây và đánh địch phản kích. 6.3.1947 Pháp huy động 1.500 quân, hơn 100 xe QS và 1 đại đội thủy quân, 2 tàu chiến, 4 ca nô từ Hà Nội theo hai đường thủy, bộ xuống giải tỏa, bị ta chặn đánh, phục kích diệt hàng trăm quân, phá 4 xe QS... Sau gần 3 tháng chiến đấu, ta chủ động rút phần lớn lực lượng ra khỏi thành phố, thực hiện được mục tiêu giam chân địch dài ngày trong thành phố và tiêu hao sinh lực địch (loại khỏi chiến đấu hơn 400 địch), bảo toàn lực lượng ta, góp phần cùng các đô thị bắc vĩ tuyến 16 mở đầu thắng lợi cuộc kháng chiến toàn quốc.

        ĐỢT TÁC CHIẾN NAM SÔNG MĨ CHÁNH (20- 26.6.1972), đợt tiến công của Sư đoàn bộ binh 304 (được tăng cường 1 tiểu đoàn xe tăng) và Trung đoàn bộ binh 88 (Sư đoàn 308) vào tuyến phòng thủ của Lữ đoàn dù 2 và Lữ đoàn thủy quân lục chiến 258 QĐ Sài Gòn ở nam sông Mĩ Chánh (thuộc h. Hải Lăng, t. Quảng Trị và h. Hương Điền, t. Thừa Thiên, nay là t. Thừa Thiên - Huế) trong đợt 3 chiến dịch Trị Thiên (30.3-27.6.1972). Đêm 20.6 ta đồng loạt tiến công địch ở các điểm cao 52, 35, 102, 156, Hố Lẩy, Xuân Lộc, núi Cái Mương, Cầu Nhì, Yên Bầu... đánh thiệt hại nặng 2 tiểu đoàn dù (7 và 9) và 2 tiểu đoàn thủy quân lục chiến (1 và 4). Được không quân, hải quân Mĩ chi viện, địch tăng cường lực lượng chống trả quyết liệt, liên tục phản kích; cuộc chiến đấu lâm vào thế giằng co. 26.6 đợt tiến công kết thúc, ta loại khỏi chiến đấu gần 2.000 dịch, bắn rơi 10 máy bay, phá hủy 10 xe QS, nhung không thực hiện được kế hoạch phát triển tiến công xuống Thừa Thiên - Huế.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #115 vào lúc: 13 Tháng Bảy, 2019, 11:08:38 am »


        ĐỢT TÁC CHIẾN NHA TRANG (22.10.1945-1.2.1946), đợt tác chiến phòng ngự của các chi đội Nam tiến cùng LLVT và nhân dân tỉnh Khánh Hòa chống lại cuộc tiến công của Pháp tại Nha Trang trong thời kì đầu KCCP. 22.10.1945 quân Pháp đổ bộ lên Nha Trang, phối hợp với lực lượng tại chỗ (gồm quân Nhật chưa bị giải giáp và hàng nghìn tù binh Pháp được quân Anh thả và trang bị vũ khí) đánh chiếm thành phố. Trước quân địch có ưu thế hơn hẳn về số quân và vũ khí trang bị, các LLVT ta sau khi đánh trả quyết liệt ở nhà ga, nhà bưu điện, viện Paxtơ..., đêm 23.10 rút ra ngoại vi tổ chức trận địa trên các điểm cao phía tây thành phố, khu vực Chợ Mới, ven sông Xóm Bóng... để bao vây địch. Từ 11.1945 đến 1.1946 quân Pháp mở nhiều cuộc tiến công vào trận địa ta nhưng đều thất bại; LLVT ta còn đột nhập vào thành phố đốt kho xăng, phá nhà máy điện, tập kích SCH, phục kích quân tuần tiễu... gây cho địch nhiều thiệt hại. Cuối 1.1946 Pháp tăng cường lực lượng lớn từ Phan Rang lên, từ Tây Nguyên xuống giải vây (x. hành quân Gô, 25.1-5.2.1946). Sau các trận đánh ở bến Đò Thành và Phú Cốc, để tránh thế bị vây ép, phần lớn lực lượng ta rút về Tuy Hoà, Phú Yên, một bộ phận nhỏ ở lại tiếp tục chiến đấu. ĐTCNT đã ngăn chặn và tiêu hao địch, giữ vững mặt trận Nha Trang hơn 100 ngày, góp phần làm thất bại ý đồ nhanh chóng đánh chiếm Nam Trung Bộ của Pháp.

        ĐỢT TÁC CHIẾN PHÒNG NGỰ QUẢNG TRỊ nh CHIẾN DỊCH PHÒNG NGỰ QUẢNG TRỊ (28.6.1972-31.1.1973)

        ĐỢT TÁC CHIẾN SẢM THÔNG - LONG CHẸNG (15.3-25.4.1970), các trận tiến công của Sư đoàn bộ binh 316 (được tăng cường Trung đoàn bộ binh 866, 2 tiểu đoàn của Trung đoàn 165, một số đội đặc công của Tiểu đoàn 17 và Tiểu đoàn 20) QĐND VN phối hợp với các đơn vị QGP nhân dân Lào đánh lực lượng QĐ Viêng Chăn ở vùng Sảm Thông - Long Chẹng. Sau khi bị đánh bại ở Cánh Đồng Chum, QĐ Viêng Chăn lui về củng cố tuyến Bản Na - Phu Lũng Mạt - Phun Phaxay - điểm cao 1999 - Pha Đông... bảo vệ khu vực Sảm Thông - Long Chẹng, một căn cứ quan trọng của Lực lượng đặc biệt Vàng Pao. Từ 2.1970 liên quân Việt - Lào đánh chiếm các điểm cao ngoại vi, buộc địch phải tăng cường lực lượng. 15-18.3 ta tiếp tục tiến công một số cứ điểm quan trọng trong tuyến phòng ngự chủ yếu (trong đó có Sảm Thông), diệt gần 100 địch, phá hủy hơn l00t đạn và đánh lui nhiều đợt phản kích của địch. Trên hướng Long Chẹng, ta đánh chiếm các điểm cao 1800, 1723, 1600, phát triển vào Phu Môi. Địch tăng cường 3 tiểu đoàn phòng thủ Long Chẹng và tổ chức phản kích. Từ 25.4 ta chuyển sang đánh địch phản kích và kết thúc đợt tác chiến.

        ĐỢT TÁC CHIẾN TẬP TRUNG, hình thức tác chiến gồm một số trận chiến đấu, những đòn đột kích và hành động chiến đấu khác, liên kết với nhau, do một bộ phận chủ lực kết hợp với LLVT địa phương hoặc do LLVT địa phương tiến hành trong một không gian và thời gian nhất định, theo một ý định, kế hoạch chỉ huy thống nhất. ĐTCTT thương diễn ra khi chưa đủ điều kiện hoặc chưa cần thiết tiến hành chiến dịch.

        ĐỢT TÁC CHIẾN TẬP TRUNG của hải quản, đợt tác chiến tập trung do các binh đoản, liên binh đoàn hài quân tiến hành độc lập hoặc hiệp đồng với các quân chủng (binh chủng của quân chủng) khác và LLVT địa phương, nhằm: tiêu diệt một bộ phận lực lượng hải quân đối phương trên biển, bảo vệ và chi viện đảo, đánh phá các tuyến giao thông vận tải trên biển của đối phương, bảo vệ các tuyến giao thông vận tải trên biển, căn cứ, khu trú đậu của ta, đổ bộ và chống đổ bộ đường biển, chi viện cho lục quân trong tiến công và phòng ngự trên hướng ven biển, chống phong tỏa đường biển của địch...

        ĐỢT TÁC CHIẾN TẬP TRUNG của không quân, đợt tác chiến tập trung do các phân đội, binh đội không quân tiến hành nhằm thực hiện nhiệm vụ tác chiến; gồm các hành động chiến đấu của không quân (có thể có các lực lượng khác phối hợp), trong đó có những đòn đột kích, những trận chiến đấu trên không có liên quan với nhau. ĐTCTĐckq được tiến hành khi chưa đủ điều kiện mở chiến dịch không quân hoặc xen kẽ giữa các chiến dịch.

        ĐỢT TÁC CHIẾN TẬP TRUNG của pháo binh, đợt tác chiến tập trung do các phân đội, binh đội pháo binh tiến hành (có các lực lượng khác phối hợp) nhằm thực hiện nhiệm vụ tác chiến. ĐTCTT có thể tiến hành riêng hoặc xen kẽ giữa các đợt tác chiến, các chiến dịch của binh chủng hợp thành, nhằm giáng đòn hỏa lực mạnh vào các mục tiêu có ý nghĩa chiến dịch (chiến lược), phối hợp tác chiến chiến dịch hay phối hợp chiến trường. ĐTCTT áp dụng phương pháp tập kích hỏa lực gọi là đợt tập kích pháo binh.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #116 vào lúc: 13 Tháng Bảy, 2019, 11:09:56 am »


        ĐỢT TÁC CHIẾN TẬP TRUNG địa phương, đợt tác chiến tập trung do LLVT địa phương làm nòng cốt và nhân dân tiến hành; kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị. địch vận... theo ý định và kế hoạch thống nhất, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng địa phương, do cơ quan QS địa phương trực tiếp chỉ huy; nhằm tiêu hao rộng rãi, tiêu diệt một bộ phận, buộc địch sa lẩy; tạo điều kiện, thời cơ cùng với bộ đội chủ lực đánh bại các cuộc tiến công và phá thế kìm kẹp của địch; tạo thế xen kẽ, tạo điều kiện cho LLVT địa phương và nhân dân bám trụ, chiến đấu. phát triển chiến tranh nhân dân địa phương.

        ĐỢT TÁC CHIẾN VINH (19-20.12.1946), đợt tác chiến của 1 đại đội thuộc Trung đoàn 57 (Chiến khu 4) cùng 2 đại đội tự vệ và nhân dân tp Vinh (t. Nghệ An) tiến công các vị trí quân Pháp ở Vinh trong ngày đầu toàn quốc kháng chiến. 23 giờ 19.12 ta bao vây tiến công, kết hợp gọi hàng 1 trung đội quân Pháp đóng ở sở canh nông, đến 0 giờ 30ph ngày 20.12, buộc địch đầu hàng, thu toàn bộ vũ khí; cùng lúc, một bộ phận khác tiến công sân bay Yên Đại, bắt 1 tổ lái. Kết quá ta bắt 34 tù binh, thu 11 súng các loại và 1 máy bay Moran. Chiến công của quân và dân tp Vinh góp phần cùng các đô thị bắc vĩ tuyến 16 mở đầu thắng lợi cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp.

        ĐƠTERI (hidrô nặng, kí hiệu D), đồng vị bền vững của hiđrô, có khối lượng nguyên tử bằng 2. Đ thu được bàng cách điện phân nước kết hợp với trao đổi đồng vị giữa nước và hiđrô hoặc tinh cất nước. Trong ngành năng lượng nguyên tử, Đ được dùng như chất giữ chậm nơtrôn trong các lò phản ứng hạt nhân và nhiên liệu nhiệt hạch. Vd: phản ứng D+D —» He4 + y và giải phóng 23,8 MeV. Người ta còn dùng Đ như những hạt bắn phá trong các khảo cứu hạt nhân hoặc nguyên tử hiđrô đánh dấu trong các khảo cứu hóa học.

        ĐRAGÔN (A. Dragon - Rồng), tên lửa chỏng tăng mang vác, do Mĩ sản xuất và bắn thử lần đầu 1968. Tên lửa dược lắp sẵn trong ống phóng, đặt trên giá đỡ ba chân do 1 người sử dụng (có thể đặt trên xe). Tên lửa có động cơ nhiên liệu rắn, khối điều khiển với nguồn điện. Ông phóng đồng thời là thiết bị để vận chuyển. Thiết bị điều khiển gồm: bảng điều khiển, máy thu hồng ngoại, máy ngắm quang học và nguồn điện. Hệ thống điều khiển bán tự động có thiết bị bám sát hồng ngoại và truyền lệnh theo dây dẫn. Tên lửa Đ-l dài 744mm, đường kính thân 122mm, khối lượng 6,2kg (cả ống phóng 10,5kg), đầu đạn nổ lõm 2,44kg; tốc độ lớn nhất 110m/s, tầm bắn 30-1.000m, khả năng xuyên thép 430mm. Đưa vào trang bị 1972, được cải tiến tăng sức xuyên và tầm bắn (Đ-3 dài 852mm, nặng 15,6kg với tầm bắn 1.500m). Được QĐ Mĩ và Arập Xêut sử dụng trong chiến tranh Vùng Vịnh 1991.

        ĐSK, súng máy phòng không do LX sản xuất, được lắp trên giá chuyên dụng, chủ yếu để diệt mục tiêu trên không, trên mặt đất và mặt nước. ĐSK được trang bị cho các phân đội bộ binh cơ giới, lắp trên xe tăng, xe thiết giáp, mấy bay và tàu chiến. Tính năng chủ yếu: cỡ nòng 12,7mm. góc hướng 360° và góc tầm từ -3° đến +85°, tầm bắn hiệu quả đến 2.000m, tốc độ bắn lí thuyết 400-600 phát/ph, tốc độ bắn chiến đấu 70-125 phát/ph, khối lượng toàn bộ 156kg. khả năng cơ động vận chuyển cao. Trong KCCM, QĐ VN đã dùng ĐSK diệt nhiéu máy bay bay thấp và máy bay trực thăng của Mĩ.

        ĐỤC SƠN nh VỆ SƠN

        ĐỤNG ĐỘ QUÂN SỰ, giao chiến quy mô nhỏ, thời gian ngắn, không gian hẹp giữa các lực lượng vũ trang đối lập của một nước hoặc giữa các nước, nhằm thực hiện răn đe QS vì mục đích chính trị nhất định. ĐĐQS giữa hai nước thường nổ ra ở khu vực biên giới, vùng giáp ranh, khu vực giới tuyến quân sự, vùng tranh chấp... ĐĐQS có nguy cơ phát triển thành xung đột quân sự hoặc chiến tranh nếu các bên không giải quyết mâu thuần bằng con đường ngoại giao, không tôn trọng luật pháp và cam kết quốc tế.

        ĐƯA THÊ ĐỘI HAI VÀO CHIẾN ĐẤU (ngoại), tổ chức cho thể đội hai cơ động, triển khai và bước vào chiến đấu nhằm tăng cường lực lượng, giữ vững và phát huy thế trận có lợi. Trong tiến công, tăng cường lực lượng giữ ưu thế hơn địch trên hướng đột kích chủ yếu để phát triển thắng lợi; thay thế thê đội một đã hoàn thành nhiệm vụ hoặc bị mất sức chiến đấu, tiêu diệt thê đội hai (lực lượng dự bị) của địch phản kích, phản đột kích, ứng cứu giải tỏa; giải quyết những nhiệm vụ mới nảy sinh. Trong phòng ngự, tăng cường cho thê đội một ở hướng bị địch công kích, tiến hành phản kích, phản đột kích, đánh địch đổ bộ đường không; làm nhiệm vụ phòng ngự trong chiều sâu phòng ngự khi địch đã đột phá được. ĐTĐHVCĐ phải được cấp trên phê chuẩn và kịp thời tổ chức thể đội hai mới.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #117 vào lúc: 13 Tháng Bảy, 2019, 11:11:01 am »


        ĐỨC (CHLB Đức: Bundesrepublik Deutschland, A. Federal Republic of Germany), quốc gia ở Trung Âu. Dt 356.970km-; ds 82,4 triệu người (2003); 91% người Đức. Ngôn ngữ chính thức: tiếng Đức. Tôn giáo: đạo Tin Lành (44%). Thiên chúa giáo (43%). Thủ đô: Beclin. Chính thể cộng hòa liên bang, đứng đầu nhà nước là tổng thống. Cơ quan lập pháp: quốc hội hai viện (thượng nghị viện và hạ nghị viện). Cơ quan hành pháp: chính phủ do thủ tướng đứng đầu. Mỗi bang đều có nghị viện và chính quyền riêng. Địa hình: miền Bắc là đồng bằng (thuộc lưu vực của các sóng Enbơ, Uêsơ và Ôđe); miền Trung và Nam là vùng đồi núi thấp (độ cao: 400-800m) và cao nguyên, dãy núi Anpơ ở phía nam, đỉnh cao nhất tới 3.000m. Sông chính: Sông Ranh, Enbơ, Đanuyp. Khí hậu ôn hòa, lượng mưa trung bình hàng năm 500-800mm, ở vùng núi 1.000-2.000mm. Kinh tế phát triển, cường quốc công nghiệp đứng đầu châu Âu, đứng thứ 3 thế giới (sau Mĩ, Nhật). Công nghiệp: luyện kim, chế tạo máy, đóng tàu, hóa chất, dệt, cơ khí chính xác... Nông nghiệp: lúa mì, lúa mạch và các sản phẩm từ sữa; chân nuôi: bò, lợn, cừu... Ngành ngân hàng và tài chính thu hút nhiều ngoại tệ. GDP 1.846,07 tỉ USD (2002), bình quân đầu người 22.420 USD. Thành viên LHQ (18.9.1973, trước 3.10.1990 gồm hai thành viên CHDC Đức và CHLB Đức cũ), Liên minh châu Âu (EU), NATO (5.5.1955). Lập quan hệ ngoại giao với VN cấp đại sứ 23.9.1975. LLVT: lực lượng thường trực 296.000 người (lục quân 203.200, hải quân 25.500, không quân 63.700), lực lượng dự bị 390.000. Trang bị: 2.490 xe tăng, 523 xe thiết giáp trinh sát, 2.110 xe chiến đấu bộ binh, 3.767 xe thiết giáp chở quân, 1.735 pháo mặt đất, 384 pháo tự hành, 512 súng cối, 2.002 tên lửa chống tăng, 1.535 súng máy và pháo phòng không, 143 tên lửa phòng không, 556 máy bay trực thăng vũ trang, 14 tàu ngầm, 2 tàu khu trục, 12 tàu frigat, 25 tàu tên lửa, 23 tàu quét mìn, 2 tàu đổ bộ, 40 tàu hộ tống, 512 máy bay chiến đấu, 43 máy bay trực thăng vũ trang... Ngân sách quốc phòng 24,9 tỉ USD (2002). Lực lượng của các nước NATO trên lãnh thổ Đức: Bỉ 2.000 người, Pháp 3.000, Hà Lan 2.600, Anh 17.100 (có 1 căn cứ không quân với 39 máy bay chiến đấu), Mĩ 68.950 (có một căn cứ không quân với 72 máy bay chiến dấu).



        ĐỨC LẬP, thị trấn, quận lị q. Đức Lập, t. Quảng Đức, nay là thị trán Đắc Min, huyện lị h. Đắc Min, t. Đắc Lắc. Nằm giữa QL 14 (km 298) và QL 14C (đoạn T15, chạy dọc biên giới VN - Campuchia), tây nam Buôn Ma Thuật 35km (theo QL 14), trên vùng cao nguyên và đồi núi thấp, bị chia cắt bởi nhiều sông suối. 9-10.3.1975 trong chiến dịch Tây Nguyên (4.3-3.4.1975), cụm cứ điểm của QĐ Sài Gòn ở ĐL bị tiêu diệt, mở thông hướng tây nam cho mặt trận Tây Nguyên đánh chiếm Buôn Ma Thuột.

        ĐƯƠNG LƯỢNG TNT, độ đo uy lực nổ của đạn dược hạt nhân, được xác định bằng khối lượng trinitrôtôluen (TNT) mà khi nổ giải phóng một năng lượng tương đương với năng lượng của đạn dược hạt nhân. ĐLTNT tính bằng tôn (t), kilôtôn (kt), mêgatôn (Mt). Đạn dược hạt nhân hiện đại có ĐLTNT từ vài chục tôn tới hàng chục mêgatôn. Thuật ngữ ĐLTNT còn được dùng để dặc trưng cho uy lực nổ của những hệ thống nổ hóa học.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #118 vào lúc: 13 Tháng Bảy, 2019, 11:12:52 am »

       
        ĐƯỜNG BAY TÊN LỬA, đường chuyển động (quỹ đạo) của khối tâm tên lửa sau khi rời bệ phóng. Thường có dạng một đường cong không gian phức tạp; phụ thuộc chủ yếu vảo công dụng và loại tên lửa, kiểu hệ thống điều khiển, phương pháp dẫn tên lửa và các yếu tố khác. Phân biệt ĐBTL tính toán và ĐBTL thực tế. Mỗi loại tên lửa có dạng đường bay riêng biệt. ĐBTL đường đạn, quỹ đạo chuyển động của tên lửa khi không có lực nâng khí động học, gồm đoạn bay tích cực (đoạn động cơ còn hoạt động) và đoạn bay thụ động (đoạn sau khi động cơ ngừng hoạt động, tên lửa chuyển động tự do theo quán tính, chiếm khoảng 90% quỹ đạo); tất cả các tên lửa chiến lược, chiến dịch có hệ thống điều khiển quán tính và tên lửa chiến thuật, đạn phản lực, đạn phản lực tích cực đều có dạng đường bay này. ĐBTL theo chương trình là dạng kết hợp ĐBTL đường đạn với đoạn bay theo chương trình ở nhánh xuống nhờ sử dụng lực nâng của các mặt khí động để tăng tầm bay (như các loại tên lửa hạm đối hạm, đất đối hạm, không đối hạm). ĐBTL có cánh là đường bay gồm một hoặc nhiều đoạn với độ cao không đổi khi động cơ làm việc; tên lửa có cánh và tên lừa chống tăng có điều khiển thuộc dạng đường bay này. Hình vẽ: đường bay tên lửa


1. Đường bay tên lửa có cánh, 2. Đường bay tên lửa phòng không có điều khiển, 3. Đường bay tên lửa đường đạn:
AB- nhánh lên của đường bay, AK- đoạn tích cực, BC- nhánh xuống của đường bay : C- mục tiêu

        ĐƯỜNG BĂNG, gọi chung các đường cất cánh, hạ cánh, đường lăn chính, đường lăn phụ, đường tắt (đường lăn cao tốc, đường lăn nối) và sân chuẩn bị cất cánh, phục vụ cho việc di chuyển, cất cánh, hạ cánh của máy bay; thành phần chủ yếu của sân bay cố định. Kích thước và chất lượng ĐB phụ thuộc vào cấp sân bay và loại máy bay có thể cất, hạ cánh. Mặt ĐB thường được làm bằng bê tông xi măng hoặc bê tông átphan. mặt ĐB dã chiến bằng đất gia cố hoặc lát các tấm kim loại.

        ĐƯỜNG BIÊN GIỚI ÔĐE - NAIXƠ, đường biên giới giữa Ba Lan và Đức sau CTTG-II, do LX đề xuất tại hội nghị Crưm (4-11.2.1945) và những người đứng đầu chính phú các nước lớn chiến thắng (LX, Mĩ, Anh) thỏa thuận hoạch định tại hội nghị Pôtxđam (17.7-2.8.1945). ĐBGO-N kéo dài từ phía tây Xvinhminde trên bờ biển Bantich xuống phía nam, chạy dọc sông Ôđe và phía tây sông Naixơ đến biên giới See. Được CHDC Đức công nhận 1950, CHLB Đức cũ (Tây Đức) công nhận 1970. Chính thức dược CHLB Đức bảo đảm sau khi nước Đức thống nhất 1990.

        ĐƯỜNG BIÊN GIỚI QUỐC GIA X. BIÊN GIỚI QUỐC GIA

        ĐƯỜNG BÌNH ĐỘ, đường vẽ trên bản đồ, nối các điểm có cùng độ cao tuyệt đối trên mặt đất. Tập hợp các ĐBĐ thể hiện dáng đất. ĐBĐ được dùng để xác định độ dốc mặt đất. độ cao các điểm địa hình, lập sơ đồ mặt cắt địa hình...

        ĐƯỜNG BỘ BINH, đường dành cho các đơn vị bộ binh hành quân chiến đấu, vận chuyển vũ khí trang bị, lương thực, thực phẩm, tải thương... từ phía sau ra phía trước và ngược lại, từ vị trí tập kết tới vị trí chiến đấu, phát triển chiến đấu và rút quân. ĐBB phải bảo đảm thuận tiện cho cơ động, gùi thồ kín đáo, bí mật cho trán chiến đấu (chiến dịch) và an toàn cho bộ đội.

        ĐƯỜNG CHÂN TRỜI, 1) (ĐCT thực, ĐCT thiên văn, ĐCT toán học), vòng tròn lớn, giao tuyến của thiên cầu với mặt phẳng ngang qua điểm quan sát; 2) (ĐCT biểu kiến, ĐCT nhìn thấy), đường giới hạn phần bề mặt Trái Đất có thể quan sát được khi không bị hạn chế tầm nhìn (ở nơi quang đãng hay trên mặt biển). bán kính ĐCT nhìn thấy, hay cự li quan sát (D), phụ thuộc độ cao điểm quan sát và có thể xác định theo công thức D=3,83h0,5 (trong đó D tính bằng kilômét, h là độ cao điểm quan sát so với mặt đất tính bằng mét).

        ĐƯỜNG CHIẾN DỊCH, đường quân sự phục vụ cho cơ động, vận chuyển QS, triển khai bố trí chiến dịch. ĐCD gồm: các đường dọc, đường ngang, đường vu hồi. thọc sâu chiến dịch... ĐCD thường được chuẩn bị và làm từ thời bình hoặc trước khi mở chiến dịch và trong quá trình chiến dịch. ĐCD phải bảo đảm lưu lượng hành quân cơ động hai chiều trong các điều kiện thời tiết khác nhau cho các loại xe và binh khí kĩ thuật tham gia chiến dịch.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #119 vào lúc: 13 Tháng Bảy, 2019, 11:14:23 am »


        ĐƯỜNG CHIẾN LƯỢC, đường quân sự phục vụ cho cơ động, vận chuyển chiến lược, triển khai bố trí chiến lược và các cơ sở kinh tế (cấp chiến lược) khi chuyển sang thời chiến và trong chiến tranh. ĐCL thường được chuẩn bị và làm trong thời bình theo kế hoạch quốc phòng có kết hợp phục vụ kinh tế quốc dân, được hoàn thiện và phát triển trong thời chiến, thuộc loại đường tiêu chuẩn và dưới tiêu chuẩn (đường Hồ Chí Minh trong KCCM). ĐCL phải bảo đảm cho tất cả các loại xe QS và binh khí kĩ thuật hành quân cơ động hai chiều, mật độ cao, đạt tốc độ quy định trong mọi điều kiện thời tiết.

        ĐƯỜNG CHIẾN THUẬT, đường quân sự phục vụ cho cơ động, vận chuyển, triển khai đội hình chiến đấu. ĐCT gồm: đường dọc, đường ngang, đường mòn... được sử dụng trên địa bàn chiến thuật. ĐCT thường là loại đường quân sự làm gấp hoặc sửa chữa, nâng cấp đường có sẵn để bảo đảm cơ động trong một thời gian nhất định.

        ĐƯỜNG CÔNG VỤ, đường làm tạm, chủ yếu là phát quang cây cối, dọn mặt bằng bảo đảm độ dốc tối thiểu để tập kết lực lượng, vật tư và khí tài, xe, máy thi công, chuẩn bị cho mở đường chính thức. ĐCV có thể là một tuyến độc lập, hoặc hình thành trước trên tuyến đường chính sẽ mở. Thông thường các đường giao liên, đường lâm nghiệp, đường mòn hoặc đường cũ (không hoặc ít sử dụng) được chọn để làm ĐCV.

        ĐƯỜNG CƠ BẢN, 1) đường hoặc hệ thống đường chính và các công trình trên đó (cầu cống, bến vượt...) dùng để bảo đảm vận chuyển và cơ động trong tác chiến; 2) đường được xây dựng cơ bản từ nền, móng đến mặt đường và các công trình trên đường đáp ứng những tiêu chuẩn kĩ thuật nhất định về xây dựng đường giao thông của nhà nước. Trong KCCP và KCCM, nhiều đơn vị LLVTND VN (lực lượng công binh là nòng cốt) dã tiến hành xây dựng hàng chục nghìn kilômét đường quân sự làm gấp (đường dã chiến) và nhiều trục ĐCB ở hậu phương và từ hậu phương ra chiến trường, trong đó có tuyến đường vận tải chiến lược phía Đông Trường Sơn đi từ Bến Tắt (nam Vĩnh Linh) đến Lộc Ninh có tổng chiều dài 1.199 km.

        ĐƯỜNG CƠ ĐỘNG, đường dùng cho các đơn vị LLVT hành quân, làm nhiệm vụ chiến đấu, bảo đảm chiến đấu, hoặc thay đổi đội hình chiến đấu, vận chuyển hậu cần. Trong tác chiến, ĐCĐ thường là đường dã chiến (đường quân sự làm gấp) hoặc đường đã có sẵn được sử dụng vào mục đích QS. Ở quy mô chiến lược, ĐCĐ đồng thời là đường vận chuyển chiến lược. ĐCĐ gắn liền với các công trình trên đường (cầu, bến vượt sông). Chất lượng đường cùng với các biện pháp tổ chức bảo đảm đường trong tác chiến có ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng cơ động lực lượng.

        ĐƯỜNG CƠ SỞ, đường ranh giới phía trong của lãnh hải và phía ngoài của nội thủy, do quốc gia ven biển hay quốc gia quần đảo định ra phù hợp với công ước của Liên hợp quốc về luật biển 1982 để làm căn cứ xác định phạm vi của các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán quốc gia (lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế, thềm lục địa). ĐCS có hai loại: ĐCS thông thường (xác định theo ngấn nước thủy triều thấp nhất ở những nơi bờ biển bằng phẳng, ổn định, ít bị chia cắt) và ĐCS thẳng (xác định theo các đoạn thẳng nối liền các điểm nhô ra nhất ở những nơi mà bờ biển bị khoét sâu và lồi lõm, không ổn định hoặc có một chuỗi đảo nằm sát ngay và chạy dọc theo bờ biển...); một quốc gia có thể sử dụng cả hai loại ĐCS. 12.11.1982 chính phủ CHXHCN VN đã ra tuyên bố về ĐCS để tính chiều rộng của lãnh hải VN: “lãnh hài của nước CHXHCN VN rộng 12 hải lí, ở phía ngoài đường cơ sở nối liền các điểm nhô ra nhất của bờ biển và các điểm ngoài cùng của các đảo ven bờ của Việt Nam tính từ ngấn nước thủy triều thấp nhất trở ra”.

        ĐƯỜNG DỌC, đường đi từ hậu phương ra tiển tuyến được sử dụng để cơ động lực lượng, vận chuyển binh lực, vật chất và phát triển chiến đấu. Trong tác chiến từ cấp trung đoàn trở lên thường xác định từ 1 đến một số ĐD. Có ĐD: chiến thuật, chiến dịch, chiến lược. ĐD chiến thuật là đường từ cơ sở hậu cần, trận địa phía sau của cấp chiến thuật (từ trung đoàn đến sư đoàn) lên các trận địa phía trước. ĐD chiến dịch là đường từ căn cứ hậu cần, khu vực tập kết chiến dịch hoặc các khu căn cứ, các căn cứ hậu cần chiến lược phía trước, tới các căn cứ hậu cần cấp chiến thuật. ĐD chiến lược là đường từ hậu phương chiến lược, tới các căn cứ hậu cần chiến dịch, các căn cứ hậu cần chiến lược phía trước. Trong KCCM, quân dân ta với lực lượng bộ đội công binh là nòng cốt đã mở hệ thống đường vận chuyển chiến lược Trường Sơn gồm nhiều ĐD và nhiều đường ngang, tạo nên mạng đường liên hoàn từ hậu phương miền Bắc (nam Quân khu 4) tới các chiến trường Nam Bộ, Khu 5, Tây Nguyên, Hạ Lào và đông bắc Campuchia.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM