Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Tư, 2024, 11:30:24 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đ  (Đọc 8754 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #100 vào lúc: 13 Tháng Bảy, 2019, 10:46:54 am »


        ĐỒNG PHƯỚC HUYẾN (1944-66), Ah LLVTND (truy tặng 1967). Quê xã Quế Phú, h. Quế Sơn, t. Quảng Nam; tham gia du kích 1961, nhập ngũ 1965; đv ĐCS VN (1966); khi hi sinh là tiểu đội trưởng thuộc Đại đội 1, Tiểu đoàn 72, bộ đội địa phương tỉnh Quảng Nam. Trong KCCM, chiến sĩ bộ đội địa phương Quảng Nam - Đà Nẵng, chiến đấu 53 trận, diệt 70, bắt sống 15 địch, đánh hỏng 3 xe bọc thép, thu 25 súng. ĐPH đảm nhiệm vị trí mũi nhọn trong hầu hết các trận thời chốt. Trận chống càn 26.6.1966, bị thương gãy hai chân, vẫn bình tĩnh chiến đấu, diệt 2 xe bọc thép và hi sinh. Huân chương: Quân công hạng ba, Chiến công hạng nhất.



        ĐỒNG SĨ NGUYÊN (Nguyễn Văn Đồng; s. 1923), thứ trưởng BQP nước CHXHCN VN (9.1976-1.1977). Quê xã Quảng Trung, h. Quảng Trạch, t. Quảng Bình; tham gia CM 1938, nhập ngũ 1945, trung tướng (1974); dv ĐCS VN (1939). Tháng 3- 6.1945 tham gia thành lập Ban cán sự đảng, rồi tỉnh ủy viên lâm thời tinh Quảng Bình. Trong KCCP, 1945-48 ủy viên thường vụ tỉnh ủy, chủ nhiệm Việt Minh, chính trị viên kiêm tỉnh đội trưởng Quảng Bình. 1950-53 cán bộ TCCT, phó ban tổ chức đảng các chiến dịch: Hoàng Hoa Thám. Trần Hưng Đạo; cục phó Cục tổ chức; phái viên Bộ tổng tư lệnh tham gia ban chỉ huy mặt trận Trung Lào; trưởng đoàn kiểm tra phục vụ chiến dịch Điện Biên Phù (1954), phụ trách công tác trao trả tù binh và đón tiếp bộ đội từ miền Nam tập kết ra miền Bắc (1954-55). Trong KCCM, 1956-61 cục phó rồi cục trướng Cục động viên dân quân. 1964-65 phó tổng tham mưu trưởng QĐND VN. 1967-75 chính ủy Quân khu 4, kiêm tư lệnh Đoàn 565; tư lệnh Đoàn 559, kiêm chính ủy Đoàn 968 (5.1970). Tháng 5.1976 chủ nhiệm Tổng cục xây dựng kinh tế; thứ trưởng BQP; 1977-79 thứ trưởng, rồi bộ trường Bộ xây dựng. 3.1979 tư lệnh kiêm chính ủy Quân khu Thủ Đô; bộ trưởng Bộ xây dựng. 1982-91 phó chủ tịch HĐBT, ủy viên BCHTƯĐCS VN khóa IV-VI, ủy viên BCT khóa VI (dự khuyết khóa V). Đại biểu Quốc hội các khóa I, VI-VIII. Huân chương: Hồ Chí Minh. Chiến thắng hạng nhất, Chiến công hạng nhất...



        ĐỒNG THÁP, tỉnh ở Tây Nam Bộ; đơn vị Ah LLVTND (10.2000). Bắc giáp Campuchia (biên giới 52,5km), đông bắc giáp Long An, đông và đông nam giáp Tiền Giang, Vĩnh Long, nam giáp Cần Thơ, tây giáp An Giang*. Dt 3.238,05 km2; ds 1,62 triệu người (2003); phần lớn là người Kinh, còn lại là người Khơme, Chàm, Hoa, Thái. Tôn giáo: đạo Phật, đạo Thiên Chúa. Cao Đài, Hoà Hảo. Thành lập 2.1976 do sáp nhập hai tỉnh Sa Đéc, Kiến Phong và một số xã của tỉnh Mĩ Tho, Cần Thơ, Long Xuyên. Tổ chức hành chính: 9 huyện, 2 thị xã; tỉnh lị: tx Cao Lãnh. Địa hình chủ yếu là đồng bằng; giáp biên giới Campuchia là vùng gò đồi. Khí hậu nhiệt đới, nhiệt độ trung bình trong năm 26,6°C, lượng mưa 1.450mm/năm. Hệ thống sông ngòi dày đặc. Các sông lớn: Sông Tiền, Sông Hậu. Nhiều kênh rạch (Sở Thượng, Sờ Hạ, Cái Cơ, Cái Sao Thượng...) thuận lợi cho giao thông và tưới tiêu. Tỉnh nông nghiệp. Sản lượng lương thực có hạt 2002 đạt 2.196 nghìn tấn (lúa 2.178 nghìn tấn); thủy sản 64,7 nghìn tấn, khai thác gỗ 90,1 nghìn m3, Công nghiệp: xay xát lúa gạo xuất khẩu. Giá trị sản xuất công nghiệp 2002 đạt 1.284,5 tỉ đồng. Giao thông: đường 30; 80, 841, 843, 844,.. đường thủy theo sông, kênh rạch thuận lợi. Địa danh lịch sử: căn cứ Xẻo Quýt...



        ĐỒNG THÁP MƯỜI, vùng đồng bằng giữa ba tỉnh Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang. Dt 7.000km2, chiếm 16% tổng diện tích đồng bằng sông Cửu Long. Căn cứ địa CM trong KCCP và KCCM ở Nam Bộ. Là vùng đồng lầy, bùn sâu, đất phèn mặn. mùa khô thiếu nước, mùa mưa ngập nước (2,5 đến 4m). Trước đây chỉ cấy lúa được ở một số vùng, mỗi năm một vụ vào mùa mưa, năng suất thấp. Phần còn lại là rừng lầy mọc dầy lau sậy, tràm ô môi, tràm bầu... Từ 1977 đến 1987, nhờ hệ thống kênh thủy lợi tưới tiêu, diện tích trổng lúa mở rộng thêm l00.000ha, chuyển một vụ lúa thành hai vụ.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #101 vào lúc: 13 Tháng Bảy, 2019, 10:48:52 am »


        ĐỒNG VĂN CỐNG (s. 1918), phó tư lệnh QGPMN VN (1969-72 và 1974-75). Quê xã Tân Hào, h. Giồng Trôm, t. Bến Tre; nhập ngũ 1946, trung tướng (1980); đv ĐCS VN (1944). Trong KCCP và KCCM, hoạt động và chiến đấu tại chiến trường Nam Bộ. 1946-54 trung đoàn trưởng, tỉnh đội trưởng Bến Tre. 1954-59 ủy viên Ban liên hiệp đình chiến trung ương; sư đoàn trưởng Sư đoàn 330. Năm 1962 phó tư lệnh Quân khu Hữu Ngạn. 1963-69 tư lệnh Quân khu 9. Năm 1969-72 phó tư lệnh QGP MN VN, kiêm tư lệnh bộ đội VN tại khu đông bắc Campuchia (C40). Năm 1973-74 tư lệnh Quân khu 8. 1974-75 phó tư lệnh QGPMN VN. Sau 1975 phó tư lệnh Quân khu 7. Tháng 10.1982 phó tổng thanh tra QĐ. Đại biểu Quốc hội khóa VI. Huân chương: Hồ Chí Minh, Quân công (2 hạng nhất, 1 hạng ba)...



        ĐỒNG VỊ, các dạng khác nhau của một nguyên tố hóa học mà hạt nhân có cùng một số prôton z (cùng điện tích hạt nhân), nhưng có số nơtrôn N khác nhau hay số khối nguyên tử (A= Z+N) khác nhau, được xếp cùng một vị trí (cùng ô) trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Menđêlêép. Vd: hiđrô có ba ĐV: hiđrô thường (1/1H) có z=l, N=0, A=l; hiđrô nặng hay đêtơri (2/1H) có z=l, N=l, A=2; hidrô siêu nặng hay triti (3/1H) có z=l, N=2, A=3; ba nguyên tử này đều ở ô số 1 trong bảng tuần hoàn các nguyên tố. Các ĐV có tính chất hóa học giống nhau. Có hai loại: ĐV bền vững (không phân rã phóng xạ) và ĐV phóng xạ (phân rã phóng xạ). Trong tự nhiên có khoảng 300 ĐV bển vững, đa số các ĐV phóng xạ là ĐV nhân tạo. Các ĐV được sử dụng rộng rãi làm chất chỉ thị ĐV, ĐV phóng xạ là nguồn bức xạ hạt nhân. Một số ĐV của uran (U235), plutôni (Pu239)... làm nhiên liệu hạt nhân. Thuật ngữ ĐV do nhà hóa học Anh F. Xôdi (1877- 1956) đề xuất 1910.

        ĐỒNG XOÀI, thị trấn huyện lị h. Đồng Xoài, t. Phước Long (từ 1975 thuộc t. Sông Bé); từ 1977 huyện lị h. Đổng Phú (h. Đồng Xoài sáp nhập với một phần h. Phú Giáo), từ 1.1997 kiêm tỉnh lị t. Bình Phước\ từ 1.9.1999 là thị xã, tỉnh lị t. Bình Phước. Nằm trên QL 14, cách tp Hồ Chí Minh 122km theo QL 13 và QL 14. Trong KCCM, chi khu QS của QĐ Sài Gòn ở đây nhiều lần bị QGPMN VN tiến công tiêu diệt, tiêu biểu là trận then chốt trong đợt 2 chiến dịch Đồng Xoài (10.5-22.7.1965) và trận Đổng Xoài (26.12.1974).

        ĐỒNG DẬU (Thắng; 1927-70), Ah LLVTND (truy tặng 1978). Dân tộc Chăm, quê xã Phước Thái, h. Ninh Phước, t. Ninh Thuận; nhập ngũ 1950; đv ĐCS VN (1950); khi hi sinh là trung úy, chính trị viên huyện đội Ninh Phước t. Ninh Thuận. Trong KCCP, là lính bảo vệ hương thôn của địch, được giác ngộ trở thành cơ sở bí mật của CM, bảo vệ cán bộ vào hoạt động trong vùng địch tạm chiếm, nhiều lần tham gia rải truyền đơn, treo cờ CM trong đồn dịch. 1.1950 làm nội ứng đưa LLVT vào đánh úp bốt Hậu Sanh, thu 4 súng, 8 lựu đạn, 800 viên đạn. 2.1950-53 xây dựng nhiều cơ sở CM trong đồng bào Chăm. 1954-59 tập kết ra miền Bắc. Trong KCCM, 1960- 69 trở lại Ninh Thuận, kiên trì bám dân xây dựng 53 cơ sở bí mật trong 7 ấp chiến lược của địch, tham gia chiến đấu 25 trận, cùng đơn vị diệt hàng trăm địch. 7.1970 chỉ huy đơn vị luồn sâu vào ấp Đá Tráng làm công tác tuyên truyền. Khi về bị địch phục kích, ĐD chỉ huy đơn vị chiến đấu phá vòng vây địch, thấy còn thiếu một chiến sĩ, ĐD quay lại tìm, bị địch phục kích, bắn bị thương nặng vẫn tiếp tục chiến đấu và hi sinh. Huân chương: Chiến công hạng nhất.



        ĐỘNG CƠ, thiết bị biến đổi dạng năng lượng khác thành cơ năng. Theo cấp biến đổi năng lượng, có: ĐC sơ cấp (biến đổi trực tiếp năng lượng dự trữ trong tự nhiên như hóa năng của nhiên liệu (ĐC nhiệt), năng lượng dòng chảy, gió, thủy triều, nội năng của hạt nhân... thành cơ năng); ĐC thứ cấp (biến đổi năng lượng nhận được từ ĐC sơ cấp qua thiết bị trung gian thành cơ năng, vd: ĐC diện, ĐC thủy khí...). Theo dạng năng lượng được sử dụng để biến đổi thành cơ nâng, có: ĐC nhiệt, ĐC điện, ĐC thủy lực... Những người có công phát minh ra các loại động cơ là Giêm Oat (ĐC hơi nước), Ôttô (ĐC xăng), Điêzen (ĐC điêzen), Êđixơn (ĐC điện), Giucôpxki (ĐC phản lực)... Trong QS, động cơ đốt trong (động cơ xăng, động cơ diêzen, động cơ phân lực) và ĐC điện được dùng nhiều nhất để làm nguồn động lực cho cho các phương tiện kĩ thuật quân sự.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #102 vào lúc: 13 Tháng Bảy, 2019, 10:50:59 am »


        ĐỘNG CƠ CACBURATƠ X. ĐỘNG CƠ XĂNG

        ĐỘNG CƠ CHẾ HOÀ KHÍ X. ĐỘNG CƠ XĂNG

        ĐỘNG CƠ ĐA NHIÊN LIỆU, động cơ đốt trong kiểu pittông có thể chạy bằng nhiều loại nhiên liệu khác nhau (dầu diezen, xăng, dầu hỏa). Thực chất là động cơ diêzen và sử dụng nhiên liệu điêzen là chủ yếu, nhưng dược trang bị cơ cấu chuyên dụng để chuyển sang chế độ chạy bằng các loại nhiên liệu thay thế khác. ĐCĐNL có tính kinh tế nhiên liệu cao hơn động cơ xăng, nhưng không bằng động cơ điêzen thuần túy. Nhược điểm của ĐCĐNL là kết cấu phức tạp và phải thường xuyên kiểm tra hoạt động của hệ thống cung cấp nhiên liệu. Xuất hiện đầu tiên ở Đức vào những năm 30 của tk 20, hiện được dùng rộng rãi ở nhiều nước, đặc biệt ở CHLB Đức. Trong QS. được sử dụng cả trên các xe chiến đấu và phương tiện vận tải.

        ĐỘNG CƠ ĐIÊZEN, động cơ đốt trong kiểu pittông, trong đó nhiên liệu (dầu điêzen) được phun vào xilanh dưới dạng sương mù khi không khí trong xilanh đã được nén tới áp suất cao, tạo thành hỗn hợp nhiên liệu - không khí và tự bốc cháy nhờ nhiệt độ không khí tăng cao trong quá trình nén. Là động cơ có tính kinh tế cao nhất trong các loại động cơ đốt trong, hiệu suất nhiệt đạt 30- 45%, quá trình cháy ít nguy hiểm hơn động cơ xăng. Do R. Điêzen người Đức sáng chế 1897. Trong QS. được sử dụng rộng rãi trên các xe chiến đấu chạy xích và xe vận tải hạng nặng. Trên cơ sở ĐCĐ, đã chế tạo loại động cơ đa nhiên liệu có thể sử dụng các loại nhiên liệu khác thay cho nhiên liệu điêzen.


1. thân máy; 2. pittông; 3. thanh truyền; 4. trục khuỷu; 5. cacte;
6. bơm cao áp; 7. van nạp; 8. van xả; 9. vòi phun.

        ĐỘNG CƠ ĐỔT TRONG, động cơ nhiệt mà toàn bộ quá trình đốt cháy nhiên liệu và biến đổi nhiệt năng thành cơ năng được thực hiện ngay bên trong động cơ. Theo phương pháp biến đổi năng lượng, có ĐCĐT pittông, động cơ tuabin khí và động cơ phản lực. Hiện nay thuật ngữ ĐCĐT chủ yếu dùng cho động cơ pittông, gồm kiểu pittông chuyển động tịnh tiến và kiểu pittông quay. Theo nguồn nhiên liệu và phương pháp tạo hỗn hợp công tác, động cơ pittông chuyển động tịnh tiến được chia thành động cơ xăng, động cơđiézen, động cơ khí ga, động cơ đa nhiên liệu..., theo chu trình hoạt động, có động cơ bốn kì và động cơ hai kì; theo tốc độ chuyển động tịnh tiến của pittông, có động cơ chạy chậm (<6,5m/s), trung bình (6,5- 8,5m/s) và cao tốc (>8,5m/s). Động cơ pittông quay (động cơ pittông rôto hay động cơ Vanken, do kĩ sư Vanken người Đức phát minh 1957) có kết cấu tạo nhiều buồng đốt làm việc liên tiếp trong một xilanh, rôto quay truyền trực tiếp chuyển động quay ra ngoài qua trục của nó. Trong QS, các loại động cơ xăng và động cơ điêzen bốn kì được dùng phổ biến nhất, chủ yếu làm nguồn động lực cho các phương tiện kĩ thuật quân sự.

        ĐỘNG CƠ PHẢN LỰC, động cơ tác dụng trực tiếp, trong đó một dạng năng lượng khác (nhiệt, hóa, hạt nhân...) được biến đổi thành động năng của dòng chất công tác để tạo ra phản lực đẩy tác dụng trực tiếp lên vật thể mang động cơ. Gồm hai loại: động cơ phản lực không khí (dùng ôxi trong không khí để đốt cháy nhiên liệu) và động cơ tên lửa. Các bộ phận chính: buồng tạo chất công tác và loa (ống) phụt để tăng tốc dòng chất công tác. Những đặc tính quan trọng của ĐCPL: lực đẩy, lực đẩy riêng và suất tiêu hao nhiên liệu. ĐCPL dược dùng rộng rãi cho khí cụ hàng không, khí cụ vũ trụ, đạn phân lực. tên lửa... Các nhà khoa học đặt nền móng cho ĐCPL: Xiôncôpxki, Macculổp (LX), Đenghe (Mĩ)...


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #103 vào lúc: 13 Tháng Bảy, 2019, 10:53:04 am »


        ĐỘNG CƠ PHẢN LỰC KHÔNG KHÍ, động cơ phản lực dùng ôxi trong khí quyển để đốt cháy nhiên liệu. Theo phương pháp nén sơ bộ không khí vào buồng đốt, có: ĐCPLKK tăng áp (không khí được nén bằng máy nén). ĐCPLKK không tăng áp (không khí được nén bằng áp suất động của dòng không khí dồn vào). Theo phương pháp tạo dòng, có: ĐCPLKK dòng thẳng, ĐCPLKK dòng xung và động cơ tuabin phản lực. ĐCPLKK dòng thẳng thuộc loại không tăng áp, kết cấu đơn giản, hoạt động kinh tế nhất ở tốc độ vượt âm (M 2-3,5). Được dùng cho tên lửa có cánh, máy bay siêu vượt âm. ĐCPLKK dòng xung nạp không khí theo chu kì và cũng thuộc loại không tăng áp. Có khả năng tạo lực đẩy chỉ ở tốc độ bay thấp nên được dùng trong khí cụ bay dưới âm. Động cơ tuabin phản lục có tuabin khí dẫn động máy nén khí, tạo lực đẩy bởi phản lực của dòng khí nén qua ống phụt. Có các kiểu: động cơ tuabin phản lực cánh quạt, động cơ tuabin phản lực nén khí, động cơ tuabin phản lực hai mạch và động cơ tuabin phản lực có buồng đốt phụ (có tác dụng tăng nhanh lực đẩy tối đa). Dùng chủ yếu trong hàng không, tên lửa có cánh dưới âm.

        ĐÔNG CƠ TÊN LỪA, động cơ phản lực làm việc không cần không khí từ môi trường xung quanh để sinh công: chủ yếu  dùng cho tên lửa. Theo nhiên liệu, có: ĐCTL hóa học, ĐCTL hạt nhân; theo chức năng hoạt động, có: ĐCTL hành trình, ĐCTL phóng, ĐCTL hãm, ĐCTL lái...; theo phương pháp tăng tốc chất sinh công, có: ĐCTL điện nhiệt, ĐCTL điện từ, ĐCTL tĩnh điện. Hiện nay được dùng phổ biến là ĐCTL hóa học (nhiên liệu lỏng, nhiên liệu rắn và nhiên liệu hỗn hợp) có lực đẩy từ vài mili Niutơn (mN) đến Mega Niutơn (MN). Phần chính của ĐCTL hóa học là khoang động cơ gồm buồng đốt và ống phụt. Dùng cho đạn phản lực, tên lửa, tên lửa vũ trụ. ĐCTL năng lượng điện (thí nghiệm đầu tiên vào 1929-33) có lực đẩy riêng cao, tốc độ chất sinh công lớn nhưng lực đẩy tuyệt đối thấp. Các loại ĐCTL: hạt nhân (dùng năng lượng của phản ứng phân chia hạt nhân), nhiệt hạch (dùng năng lượng của phản ứng tổng hợp hạt nhân), phôtôn (dùng năng lượng của các luồng phôtôn bức xạ), hổ quang (dùng năng lượng của hồ quang đốt nóng chất công tác)... đều còn ở giai đoạn nghiên cứu.

        ĐỘNG CƠ TÊN LỬA NHIÊN LIỆU HỖN HỢP (rắn, lỏng), động cơ tên lửa trong đó chất cháy ở thể rắn được để sẵn trong buồng đốt, chất ôxi hóa ở thể lỏng là được đưa vào buồng đốt bằng bơm hút hoặc đẩy.

        ĐỘNG CƠ TÊN LỬA NHIÊN LIỆU LỎNG, động cơ tên lửa trong đó cả hai thành phần nhiên liệu (chất cháy và chất ôxi hóa) đều được sử dụng ở thể lỏng. Thành phần chính: buồng đốt có ống phụt, hệ thống dẫn các thành phần nhiên liệu, bộ phận điều chỉnh đốt nhiên liệu và các thiết bị phụ trợ (trao đổi nhiệt, trộn nhiên liệu...). Hệ thống dẫn nhiên liệu là máy nén khí hoặc máy bơm hút tuabin. Máy bơm hút tuabin gồm hai loại: cháy hết và không cháy hết chất khí sinh ra. ĐCTLNLL có lực đẩy riêng cao, điều chỉnh được lực đẩy, làm mát ngay bằng các thành phần nhiên liệu, nhưng kết cấu phức tạp vì phải đưa nhiên liệu từ ngoài vào buồng đốt qua hệ thống hút hoặc nén. Hệ thống làm mát kiểu tái sinh, thời gian hoạt động dài, hiệu suất cao; nhưng kết cấu và giữ gìn bảo quản phức tạp, dễ bị nhiễm độc.

        ĐỘNG CƠ TÊN LỬA NHIÊN LIỆU RẮN, động cơ tên lửa trong đó cả hai thành phần nhiên liệu đều được sử dụng ở thể rắn. Thành phần chính:   buồng đốt (chứa toàn bộ nhiên liệu), ống phụt phản lực, bộ phận phát hỏa, cơ cấu  điều chỉnh lực    đẩy. ĐCTLNLR có thể tạo ra lực đẩy 10-15MN. Do nhiên liệu đặt sẵn trong buồng đốt, có kết cấu đơn giản hơn, ĐCTLNLR dễ bảo quản trong thời gian dài, vận chuyển thuận tiện, thời gian chuẩn bị nhanh, được sử dụng rộng rãi làm động cơ xuất phát cho đạn phản lực, tên lửa vũ trụ và tên lửa chiến đấu... Nhược điểm của ĐCTLNLR là lực đẩy riêng thấp, không điều chỉnh  được và phải có hệ thống làm mát riêng.


1- loa Phụt 2- thuốc Phóng; 3- thân động cơ; 4- bộ phận mồi cháy.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #104 vào lúc: 13 Tháng Bảy, 2019, 10:54:50 am »


        ĐỘNG CƠ TUABIN KHÍ, động cơ đốt trong trong đó công cơ học trên trục tuabin (trục động cơ) được tạo ra từ năng lượng của dòng khí thổi qua tuabin sau khi được nén và đốt nóng. Cấu tạo gồm: máy nén khí, buồng cháy và tuabin. Quá trình công tác được thực hiện khi nhiên liệu được đốt cháy liên tục dưới áp suất không đổi hoặc không liên tục trong thể tích không đổi. Hiệu suất của ĐCTK hiện đại đạt đến 35%. Được dùng làm động cơ chính và phụ trong thiết bị động lực của máy bay, ô tô, xe tăng, tàu chiến. Có thể sử dụng nhiên liệu ở dạng khí, rắn hoặc lỏng.



        ĐỎNG CƠ XĂNG, động cơ đốt trong pittông, trong đó nhiên liệu (xăng) được trộn với không khí theo một tỉ lệ nhất định tạo thành hỗn hợp cháy, sau đó được nạp vào xilanh và đốt cháy cưỡng bức bằng tia lửa điện ở cuối kì nén. Trong ĐCX cổ điển, việc tạo hỗn hợp cháy được thực hiện nhờ một thiết bị đặc biệt là bộ chế hoà khí hay cacburatơ (do đó cg động cơ chế hoà khí, động cơ cacburatơ). Từ những năm 60 của tk 20, bộ chế hoà khí được thay bằng bơm phun nhiên liệu vào cổ góp. Tiếp đó là việc ứng dụng các thiết bị điện từ tiên tiến để tự động điều khiển quá trình tạo hỗn hợp cháy và đánh lửa phù hợp với các chế độ làm việc của động cơ. So với động cơ diézen, ĐCX có hiệu suất nhiệt thấp hơn (0,25-0,30), song công suất lít lớn hơn do có kích thước nhỏ gọn, phụ tải cơ học nhỏ hơn. Được sử dụng rộng rãi trên ô tô (kể cả một số xe thiết giáp), mô tô, xe gắn máy, máy bay, tàu thuyền, các thiết bị động lực xách tay (máy phát điện, máy bơm nước, máy cưa...).



        ĐỘNG TÁC CHIẾN ĐẤU, động tác kĩ thuật, chiến thuật của cá nhân và phân đội vận dụng trong chiến đấu. Gồm: các tư thế, động tác khi vận động trong chiến đấu; lợi dụng địa hình hoặc đào công sự dưới sự uy hiếp của hỏa lực địch; luân phiên yểm hộ và thay nhau tiến lên phía trước, thay đổi đội hình trong vận động tiếp cận địch; nhìn, nghe, phát hiện dịch và chỉ mục tiêu; thao tác vũ khí, khí tài tự cứu và cấp cứu lẫn nhau trong chiến đấu...

        ĐỘNG VIÊN, tổng thể các biện pháp chuyến LLVT, nền kinh tế quốc dân, thể chế nhà nước, sinh hoạt xã hội sang thời chiến và để tăng cường cho lực lượng thường trực của QĐ. ĐV do ủy ban thường vụ quốc hội quyết định; chủ tịch nước công bố lệnh. Theo quy mô ĐV, có: tổng động viên và động viên cục bộ, theo hình thức ĐV, có: công khai và bí mật. ĐV dược thực hiện theo một kế hoạch chuẩn bị từ thời bình. Thông báo lệnh ĐV tiến hành đồng thời theo hệ thống hành chính từ trung ương tới cơ sở, từ BQP đến các đơn vị QĐ và cơ quan QS địa phương.

        ĐỘNG VIÊN BÍ MẬT, hình thức động viên mà các biện pháp thông báo lệnh động viên để chuyển LLVT, nền kinh tế quốc dân, thể chế nhà nước, sinh hoạt xã hội sang thời chiến được tiến hành bí mật. Thương áp dụng trong động viên cục bộ hoặc động viên nhằm tăng cường cho lực lượng thường trực của QĐ khi có nhu cầu chiến đấu bảo vệ địa phương, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ nhưng chưa đến mức phải động viên cục bộ. Cách thức thông báo động viên thường bằng hệ thống thông tin bí mật hoặc tín hiệu đặc biệt theo quy định của nhà nước. Khi nhận được lệnh động viên, theo chức năng, nhiệm vụ và kế hoạch động viên đã định, các địa phương, cơ quan nhà nước, đơn vị LLVT... tiến hành các biện pháp động viên.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #105 vào lúc: 13 Tháng Bảy, 2019, 10:56:09 am »


        ĐỘNG VIÊN CÔNG KHAI, hình thức động viên mà các biện pháp thõng báo lệnh động viên để chuyển LLVT, nền kinh tế quốc dân, thể chế nhà nước, sinh hoạt xã hội sang thời chiến dược tiến hành công khai. Thường áp dụng trong tổng động viên. Cách thức thông báo công khai thường bằng tất cả các phương tiện thông tin đại chúng. Khi nhận được lệnh động viên, các địa phương, cơ quan nhà nước, đơn vị LLVT... theo chức năng, nhiệm vụ và kế hoạch động viên đã định tiến hành các biện pháp động viên.

        ĐỘNG VIÊN CÔNG NGHIỆP, tổng thể các hoạt động và biện pháp chuyển nền công nghiệp đất nước và cơ chế quản lí tương ứng sang trạng thái thời chiến nhằm sản xuất và sửa chữa  các sản phẩm phục vụ nhu cầu chiến tranh; bộ phận của động viên. Khi ĐVCN nhà nước sử dụng tối đa công suất của công nghiệp quốc phòng và huy động một phần hoặc toàn bộ công suất của cổng nghiệp dân dụng.

        ĐỘNG VIÊN CỤC BỘ, động viên được tiến hành trên một phần lãnh thổ quốc gia và một số đơn vị QĐ theo kế hoạch động viên. ĐVCB thường diễn ra khi một phần lãnh thổ có nguy cơ bị xâm lược và được thông báo bí mật. Khi đó QĐ được bổ sung một khối lượng quân nhân dự bị và phương tiện kĩ thuật của nền kinh tế quốc dân nhất định để kiện toàn tổ chức biên chế thời chiến cho một số đơn vị QĐ; hoạt động của nền kinh tế quốc dân và của xã hội trên phần lãnh thổ động viên phải tập trung bảo đảm cho nhu cầu của quốc phòng đồng thời phải bảo đảm nhu cầu tối thiểu, cần thiết cho nhân dân và sẵn sàng để thực hiện tổng động viên.

        ĐỘNG VIÊN KĨ THUẬT, tổng thể các hoạt động và biện pháp nhằm huy động nhân lực, phương tiện, cơ sở kĩ thuật của nền kinh tế quốc dân phục, vụ cho công tác kĩ thuật trong chiến tranh bảo vệ tổ quốc; bộ phận của động viên quốc phòng. Nội dung chủ yếu gồm: động viên lực lượng, phương tiện kĩ thuật cho các đơn vị dự bị động viên và động viên công nghiệp cho công tác bảo đảm kĩ thuật trong thời chiến. Ngoài ra. còn có các loại hình ĐVKT khác như động viên lực lượng và phương tiện kĩ thuật cho hoạt động khoa học và công nghệ QS, cho hoạt động đào tạo cán bộ, nhân viên kĩ thuật cho QĐ trong thời chiến... Tùy thuộc vào tình huống chiến tranh, ĐVKT có thể được tiến hành ở quy mô động viên cục bộ hay tổng động viên.

        ĐỘNG VIÊN KINH TẾ, tổng thể các hoạt động và biện pháp chuyển các ngành kinh tế, khoa học công nghệ và các thể chế nhà nước tương ứng sang trạng thái thời chiến để sản xuất và sửa chữa các phương tiện vật chất nhằm bảo đảm nhu cầu của LLVT. hoạt động của nhà nước và nhu cầu của nhân dân ; bộ phận của động viên. ĐVKT gồm; sản xuất các sản phẩm QS. điểu chỉnh cơ cấu kinh tế và cơ chế quản lí kinh tế, hoạt động khoa học công nghệ và tổ chức lại hoạt động của các cơ quan nhà nước theo yêu cầu chiến tranh. Tùy thuộc vào quy mô chiến tranh, có ĐVKT: từng phần hay toàn bộ.

        ĐỘT KÍCH, công kích bằng xung lực, hóa lực nhanh, bất ngờ, mãnh liệt vào mục tiêu nhằm tiêu diệt lực lượng quan trọng, phá hủy, chiếm giữ phương tiện KTQS chu yếu của địch, giành quyền chủ động trong tác chiến. Theo quy mô, có ĐK: chiến lược, chiến dịch; theo hướng, có ĐK: chính diện, bên sườn; theo lực lượng, có ĐK: lục quân, không quân, hải quân và lực lượng các quân chúng hiệp đồng tác chiến; theo phương thức, có: ĐK bằng xung lực (bộ binh, bộ binh cơ giới, xe tăng, bộ đội đổ bộ đường không, hải quân đánh bộ), ĐK bằng hỏa lực (pháo binh, tên lửa, bom, vũ khí hạt nhân, hóa học...). Khi ĐK thường vận dụng các biện pháp tác chiến: bất ngờ sử dụng loại vũ khí mới, áp dụng phương pháp tác chiến mới... ĐK chiến lược là ĐK nhằm giành quyển chủ động chiến lược và giành thắng lợi quan trọng thời kì đầu chiến tranh; tiêu diệt tập đoàn lực lượng quan trọng của địch, giành thắng lợi trong một giai đoạn của chiến tranh, tạo điều kiện có lợi kết thúc chiến tranh. ĐK chiến dịch là ĐK được tiến hành trong chiến dịch bằng tập trung binh lực, hỏa lực đánh đòn phủ đầu mãnh liệt vào đối phương vào chính diện, bên sườn làm tê liệt hệ thống phòng ngự của chúng trong một thời gian, tạo điều kiện để chiến dịch phát triển và giành thắng lợi. ĐK chính diện là ĐK vào chính diện bố trí chiến lược (chiến dịch) của đối phương; thường tiến hành khi không có điều kiện ĐK bên sườn. ĐK chính diện cần phải tập trung binh lực, hòa lực ưu thế, chọn đánh vào chỗ yếu (nơi tiếp giáp, khoảng cách, chỗ có sơ hở...) liên quan đến nơi hiểm yếu. ĐK bên sườn là ĐK vào bên sườn bố trí chiến lược (chiến dịch) của đối phương; thường tiến hành khi bên sườn bố trí chiến lược (chiến dịch) sơ hở, có giãn cách và địa hình cho phép triển khai lực lượng ĐK.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #106 vào lúc: 13 Tháng Bảy, 2019, 10:57:57 am »


        ĐỘT KÍCH BẰNG HỎA LỰC, đột kích dược thực hiện bằng cách dùng pháo binh, tên lửa, không quân bắn phá các mục tiêu của địch, nhằm gây tổn thất lớn sinh lực, phá hủy các công trình và các phương tiện kĩ thuật của địch ở mức độ dự định trong thời gian quy định. ĐKBHL có thể tiến hành đồng thời hoặc lần lượt. Trong tiến công, ĐKBHL thường phải: chuẩn bị hỏa lực trước và chuẩn bị hỏa lực trực tiếp; chi viện hỏa lực và hộ tống hỏa lực. Trong phòng ngự, ĐKBHL thường để phản chuẩn bị, phản kích, phản đột kích.

        ĐỘT KÍCH TRÊN BIỂN, hình thức tác chiến trên biển, bằng cách tập trung phương tiện sát thương tiến công mạnh vào mục tiêu đã chọn trong thời gian ngắn, nhằm tiêu diệt hoặc sát thương theo mức độ đã định. Theo phương tiện sát thương, có đợt kích: tên lửa, ngư lôi, pháo hoặc đột kích kết hợp (tên lửa - ngư lôi, pháo - ngư lôi...); theo thành phần lực lượng tham gia và số lượng phương tiện, có đột kích: ồ ạt. theo nhóm và đơn lẻ; theo tính chất, có đột kích: tổng hợp. tập trung đồng loạt và liên tiếp; theo hướng, có đột kích: bên sườn, trực diện; theo nhiệm vụ, có đột kích: chủ yếu, thứ yếu và hỗ trợ.

        ĐỘT NHẬP, thủ đoạn tác chiến tiến sâu vào trận địa phòng ngự của đối phương hoặc chiếm lĩnh vị trí có lợi trong khu vực mục tiêu; được tiến hành bằng cách dùng sức mạnh đánh chiếm hoặc bí mật vận dụng thủ đoạn chiến thuật, kĩ thuật để chiếm lĩnh vị trí trinh sát (vị trí đánh bộc phá của đặc công). Có ĐN của bộ binh, xe tăng và đặc công.

        ĐỘT PHÁ, thủ đoạn tác chiến dùng sức mạnh phá vỡ một đoạn (một số đoạn) trong hệ thống phòng ngự hoặc vòng vây của đối phương, phát triển tiến công vào chiều sâu và hai bên sườn hoặc thoát khỏi vòng vây của đối phương; một thủ đoạn tác chiến. Thường vận dụng khi tiến công quân địch phòng ngự không có hở sườn và lực lượng tiến công không có khả năng tiến hành vu hồi hoặc khi phá vây. Có ĐP chiến dịch, ĐP chiến thuật. ĐP chiến dịch, ĐP của lực lượng liên binh đoàn chiến dịch nhằm phá vỡ hệ thống phòng ngự chiến dịch của địch, phát triển tiến công vào chiều sâu và hai bên, tạo điều kiện nhanh chóng đánh chiếm mục tiêu chủ yếu. ĐP chiến thuật, ĐP của các phân đội, binh đội, binh đoàn bộ binh, bộ binh cơ giới, xe tăng, xe bọc thép vào trận địa (khu vực) phòng ngự hoặc vòng vây của địch tạo điều kiện đánh chiếm mục tiêu chủ yếu và phát triển tiến công hoàn thành nhiệm vụ trận chiến đấu. Để ĐP thắng lợi phải tập trung lực lượng, tạo ưu thế trên đoạn ĐP, xây dựng trận địa tiến công chu đáo, thực hành ĐP từ nhiều hướng (có hướng trọng điểm), kết hợp chặt chẽ giữa lực lượng ĐP từ bên ngoài vào với lực lượng từ bên trong (lực lượng đặc công nếu có), với hỏa lực pháo binh, không quân; tích cực sử dụng pháo bắn thẳng cùng bộ binh, xe tăng tiêu diệt hỏa điểm, xe tăng, xe bọc thép và sát thương tối đa quân địch trên đoạn ĐP và hai bên; công kích mãnh liệt, nhanh chóng đánh chiếm mục tiêu hoàn thành nhiệm vụ.

        ĐỘT PHÁ KHẨU nh CỬA ĐỘT PHÁ

        ĐỘT PHÁ PHÒNG NGỰ, thủ đoạn tác chiến dùng sức mạnh chiến đấu phá vỡ một đoạn (khu vực) trong trận địa phòng ngự vững chắc của địch, để phát triển tiến công vào chiều sâu và hai bên sườn; ĐPPN là một nhiệm vụ quan trọng nhất của bộ đội tiến công quân địch phòng ngự trận địa, khi phòng ngự của chúng không có khoảng trống (hở sườn) và khi bộ đội tiến công không có khả năng tiến hành vu hồi. Có đột phá chiến dịch và đột phá chiến thuật. Để đạt được thắng lợi trong ĐPPN, cần tạo ưu thế lực lượng trên đoạn (khu vực) đột phá, sát thương tối đa quân địch trên hướng đã chọn, công kích mãnh liệt.

        ĐỜ CÁT nh ĐỜ CATXTƠRI

        ĐỜ CAXTƠRI (P. Christian Marie Ferdinand de La Croix de Castries; 1902-91), tổng chỉ huy tập đoàn cứ điểm của Pháp ở Điện Biên Phủ, thiếu tướng (1954). Xuất thân từ dòng dõi quý tộc Pháp, 1922 gia nhập QĐ, tham gia CTTG-II, bị Đức bắt (1940), trốn thoát (1941) và tham gia lực lượng kháng chiến Pháp ở Bắc Phi, Ba lần tham gia chiến tranh xâm lược của Pháp ở Đông Dương (1946, 1951 và 1953-54). Bị QĐND VN đánh bại và bắt sống cùng với bộ chỉ huy Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phù (7.5.1954). về ngạch dự bị (1959).

        ĐỜ GÔN (P. Charles de Gaulle; 1890-1970), tổng thống nước Cộng hòa Pháp (1958-69). Sinh tại Lin, tốt nghiệp Trường võ bị Xanh Xia (1912), thiếu tướng (1938). Trong CTTG-II, khi chính phủ Pêtanh đầu hàng phát xít Đức (1940), ĐG sang Luân Đôn (Anh). 1943 sang Angiêri lập ủy ban giải phóng nước Pháp, giữ chức chủ tịch. 1944 thành lập Chính phủ lâm thời nước Cộng hòa Pháp, chủ tịch chính phủ (1944-46). Trong những năm 1943-45 nhiều lần tuyên bố về Đông Dương và thực thi các chính sách thực dân lỗi thời (x. Khối liên hiệp Pháp). Sau CTTG- II, đưa QĐ Pháp trở lại xâm lược VN và Đông Dương lần thứ hai. 1955 ĐG làm thủ tướng. 1958 tổng thống Cộng hòa Pháp. 1969 từ chức.

        ĐỜ LAT nh TATXINHI
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #107 vào lúc: 13 Tháng Bảy, 2019, 10:59:12 am »


        ĐỚI KHÍ HẬU (đới nhiệt), vùng có cùng đặc trưng khí hậu trên bề mặt Trái Đất, được phân dải theo hướng vĩ tuyến và quy luật tăng dần mức hấp thụ năng lượng bức xạ Mặt Trời và nhiệt độ không khí từ hai cực về xích đạo. Bề mặt Trái Đất trên mỗi bán cầu (bắc và nam) được chia thành ba đới: nhiệt đới - giữa xích đạo và các chí tuyến (vĩ tuyến 23°27’), ôn đới -  giữa các chí tuyến và vòng cực (vĩ tuyến 66°33’), và hàn đới -  phần chỏm cầu giới hạn bởi các vòng cực. Tuy nhiên sự thay đổi khí hậu giữa các đới không có ranh giới rõ rệt, mà có sự chuyển tiếp dần dần (từ nhiệt đới sang ôn đới có á nhiệt đới...). Khái niệm ĐKH cũng được dùng để phân chia các vùng khí hậu theo vành đai độ cao.

        ĐỚI TỰ NHIÊN, bộ phận lục địa trong một đới khí hậu, có những đặc điểm tương đối đồng nhất về tự nhiên, chủ yếu là khí hậu và thành phần thổ nhưỡng, sinh vật, hình thành do điều kiện cân bằng bức xạ Mặt Trời và tương quan nhiệt ẩm, thay đổi theo quy luật từ xích đạo đến hai cực và từ đại dương vào sâu trong lục địa. Tên gọi các ĐTN chủ yếu gọi theo thành phần thổ nhưỡng - sinh vật (đặc điểm quan trọng nhất của cảnh quan), như rừng nhiệt đới ẩm, rừng lá rộng, rừng lá kim ôn đối (Taiga), hoang mạc nhiệt đới, thảo nguyên, đài nguyên... Các ĐTN thường tạo thành các dải rộng, kéo dài theo hướng vĩ tuyến và thường chỉ biểu hiện rõ ở các vùng rộng và bằng phảng như ở phần lớn lục địa châu Phi, vùng đồng bằng Đông Âu, Tây Xibêri...

        ĐƠN TUYẾN, phương thức hoạt động độc lập của một người hay một tổ chức, chỉ chịu trách nhiệm trước cấp trên trực tiếp, theo hệ thống dọc, để thực hiện những nhiệm vụ đặc biệt được bí mật, an toàn. ĐT được sử dụng phổ biến trong hoạt động tình báo và những hoạt động du kích bí mật khác...

        ĐƠN VỊ BIÊN CHẾ THIẾU, đơn vị dự bị động viên có một bộ phận biên chế đủ quân số và trang bị làm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đầu, bộ phận còn lại chỉ có biên chế khung thường trực làm nhiệm vụ xây dựng đơn vị dự bị động viên theo chỉ tiêu được giao. ĐVBCT được dự trữ vũ khí, trang bị theo phân cấp; khi có lệnh động viên, tiếp nhận quân nhân dự bị, phương tiện kĩ thuật theo kế hoạch, kiện toàn tổ chức theo biểu biên chế thời chiến.

        ĐƠN VỊ CÔNG BINH CẦU ĐUỜNG, gọi chung các phân đội, binh đội, binh đoàn công binh chuyên làm và sửa chữa đường, cầu (cầu chân cứng, cầu cáp) để bảo đảm cơ động bộ đội và binh khí kĩ thuật. Thường gồm một số phân đội cầu cơ giới, phân đội làm đường... Có trong lực lượng thuộc BTL công binh và trong biên chế binh đội (phân đội) công binh công trình thuộc quân khu, quân đoàn, binh đoàn, liên binh đoàn bộ đội binh chủng hợp thành. Xuất hiện trong KCCP (chưa được tổ chức thành ĐVCBCĐ riêng) thường sử dụng dụng cụ cầm tay (cuốc, xẻng, cưa tay, rìu, đục...) và phương tiện ứng dụng, vật liệu tại chỗ (be, gỗ, đá...). Trong KCCM, các ĐVCBCĐ được trang bị phương tiện kĩ thuật công binh hiện đại, bảo đảm giao thông ở miền Bắc; làm mới, sửa chữa và khôi phục hàng chục nghìn kilômét đường trên tuyến vận tải QS chiến lược (xt Đường mòn Hồ Chí Minh, Đoàn 559), bảo đảm cầu đường cho tác chiến ở miền Nam và các chiến trường khác.

        ĐƠN VỊ CÔNG BINH CẦU PHÀ nh ĐƠN VỊ CÔNG BINH VƯỢT SÔNG

        ĐƠN VỊ CÔNG BINH CÔNG TRÌNH, gọi chung các phân đội, binh đội, binh đoàn công binh hỗn hợp làm nhiệm vụ bảo đảm công binh, gồm một số phân đội có chức năng nhiệm vụ và trang bị khác nhau (phân đội vật cản, phân đội cầu đường, phân đội vượt sông, phân đội SCH và trận địa...). Có ĐVCBCT thuộc BTL công binh, quân khu, quân chủng, binh chủng, trong biên chế các binh đội, binh đoàn, liên binh đoàn bộ đội binh chủng hợp thành và một số đơn vị binh chủng khác. Có trong QĐND VN từ những năm đầu KCCP (x. binh chủng công binh).

        ĐƠN VỊ CÔNG BINH VƯỢT SÔNG, gọi chung các phân đội, binh đội, binh đoàn công binh chuyên trách làm nhiệm vụ bảo đảm cho bộ đội, phương tiện KTQS vượt sông và các chướng ngại nước khác bằng các phương tiện vượt sông chế thức (cầu phao, phà, xe vận tải lội nước) và các phương tiện ứng dụng. ĐVCBVS được tổ chức từ trung đội đến lữ đoàn độc lập hoặc biên chế trong các phân đội, binh đội, binh đoàn công binh thuộc quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng công binh và binh đoàn binh chủng hợp thành. Tùy theo quy mô tổ chức và trang bị đặc thù, ĐVCBVS có thể có các phân đội: bến, vượt sông tự hành, cẩu phà... Trong KCCP chưa được tổ chức thành các ĐVCBVS riêng, thường sử dụng các phương tiện ứng dụng như thuyền, bè be nứa, gỗ... Trong KCCM, ĐVCBVS được trang bị phương tiện vượt sông hiện đại, đã bảo đảm vượt sông cho lực lượng chiến đấu bảo vệ miền Bắc, tham gia giải phóng miền Nam và làm nhiệm vụ quốc tế. Cg đơn vị công binh cầu phà.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #108 vào lúc: 13 Tháng Bảy, 2019, 11:00:15 am »


        ĐƠN VỊ CÔNG BINH XÂY DỰNG, gọi chung các phân đội, binh đội, binh đoàn công binh chuyên xây dựng các công trình QS (sân bay, cảng QS, SCH...) và công trình khác có yêu cầu kĩ thuật cao. Thường nằm trong lực lượng thuộc BTL công binh; gồm một số phân đội có chuyên môn và phương tiện kĩ thuật, thiết bị, dụng cụ... khác nhau (phân đội công binh xây dựng, phân đội sản xuất vật liệu xây dựng, phân đội bảo đảm kĩ thuật xây dựng...). Có trong QĐND VN từ 1961.

        ĐƠN VỊ CƠ ĐỘNG BIÊN PHÒNG, gọi chung các phân đội chiến đấu của bộ đội biên phòng sẵn sàng chi viện, tăng cường cho các đồn biên phòng hoặc cho các hướng và các địa bàn trọng điểm. ĐVCĐBP được tổ chức thành đại đội, đơn vị đặc nhiệm, hải đội thuộc quyền chỉ huy trưởng bộ đội biên phòng tỉnh hoặc tiểu đoàn, trung đoàn, hải đoàn. ĐVCĐBP có thể được tăng cường, phối thuộc cho các đơn vị độc lập chiến đấu hoặc đóng đồn biên phòng lâm thời. Khi thực hiện nhiệm vụ phải duy trì phối hợp chặt chẽ với các đơn vị biên phòng và các LLVT khác trong khu vực.

        ĐƠN VỊ DỰ BỊ ĐỘNG VIÊN, gọi chung các phân đội, binh đội, binh đoàn gồm phần lớn quân nhân dự bị và một số phương tiện kĩ thuật của nền kinh tế quốc dân trong kế hoạch bổ sung cho lực lượng thường trực của QĐ; có tổ chức, biên chế chưa hoàn chỉnh hoặc chưa tổ chức trong thời bình, nhưng có kế hoạch động viên, bổ sung trong thời chiến khi có lệnh động viên. Loại hình ĐVDBĐV có: đơn vị biên chế thiếu, đơn vị biên chế khung thường trực, đơn vị khống biên chế khung thường trực thuộc bộ đội địa phương hoặc bộ đội chủ lực.

        ĐƠN VỊ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH (đơn vị sử dụng ngân sách), cơ quan, đơn vị trực tiếp nhận, phân phối và sử dụng các khoản tiền được cấp phát từ quỹ, ngân sách nhà nước. Có nhiệm vụ và quyền hạn trong việc lập dự toán ngân sách thuộc phạm vi trách nhiệm; phân bổ dự toán ngân sách cho đơn vị dự toán cấp dưới và tổ chức thực hiện dự toán ngân sách được giao; tổ chức thực hiện công tác kế toán, quyết toán ngân sách của cấp mình và công tác kế toán, quyết toán ngân sách của các đơn vị cấp dưới; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện thu, chi ngân sách và xét duyệt báo cáo quyết toán ngân sách của các đơn vị dự toán cấp dưới trực thuộc. Các ĐVDTNS trong QĐNDVN được chia thành bốn cấp: cấp 1 (BQP); cấp 2 (quân khu, quân đoàn, quân binh chủng, tổng cục và đơn vị tương đương); cấp 3 (sư đoàn và đơn vị tương đương); cấp 4 (trung đoàn và đơn vị tương dương). Các đơn vị cấp phân đội không có ngân sách độc lập, là cấp dự toán chi tiêu cơ sở, thực hiện kế toán việc nhận kinh phí do cấp trên cấp để chi và thanh toán, quyết toán kinh phí với cấp trên.

        ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG, đại lượng vật lí có giá trị số được thừa nhận bằng 1 dùng để đo độ lớn của đại lượng cùng loại. Thuật ngữ ĐVĐL cũng dùng để chỉ đơn vị biểu diễn một đại lượng vật lí qua một thừa số. Những đơn vị khác nhau của cùng một đại lượng vật lí phân biệt nhau về độ lớn. Có: đơn vị cơ bản, đơn vị dẫn xuất và đơn vị bổ trợ. Tập hợp đơn vị do (cơ bản, dẫn xuất, bổ trợ) các đại lượng vật lí, xây dựng theo những nguyên tắc nhất định gọi là hệ đơn vị. Đơn vị cơ bản, đơn vị của một đại lượng vật lí cơ bản được chọn trước một cách tùy ý khi xây dựng hệ đơn vị. Vd: trong hệ đơn vị quốc tế SI, các đơn vị cơ bản là mét (m), kilôgam (kg), giây (s), ampe (A), kenvin (K°), mol (mol), cađêla (Cd). Đơn vị dẫn xuất, đơn vị của đại lượng vật lí suy ra từ đơn vị cơ bản của hệ đã cho, căn cứ vào phương trình xác định đại lượng đó. Vd: trong hệ đơn vị quốc tế SI, có đơn vị dẫn xuất là m2 (đơn vị diện tích), m3 (đơn vị thể tích), m/s (đơn vị vận tốc)... Đơn vị bổ trợ, đơn vị trong hệ, vừa không phải là đơn vị cơ bản, vừa không phải là đơn vị dẫn xuất. Trong hệ đơn vị quốc tế SI. đơn vị bổ trợ là đơn vị góc phẳng - radian và đơn vị góc khối - sterađian.

        ĐƠN VỊ ĐƯỜNG ỐNG, gọi chung các phân đội, binh đội bộ đội chuyên môn làm nhiệm vụ triển khai và sử dụng đường ống để bảo đảm xăng dầu cho hoạt động của bộ đội trên hướng hoặc khu vực nhất định. Được trang bị đường ống dã chiến và phương tiện kĩ thuật, vật tư chuyên dùng (đường ống tháo lắp nhanh, bơm đẩy, bơm hút, phương tiện thi công cơ giới, xe ô tô xitéc...). Trong QĐND VN, được tổ chức tới cấp tiểu đoàn (1968), trung đoàn (1972). Trên tuyến vận tải QS Bắc Nam (x. Đoàn 559), các ĐVĐÔ cùng lực lượng khác đã lắp đặt được gần 1.400km đường ống từ miền Bắc tới Bù Gia Mập (t. Phước Long, thuộc địa phận t. Bình Phước ngày nay), góp phần quan trọng bảo đảm xăng dầu trong KCCM.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #109 vào lúc: 13 Tháng Bảy, 2019, 11:01:31 am »


        ĐƠN VỊ KHÔNG CÓ KHUNG THƯỜNG TRỰC, đơn vị dự bị động viên có phiên hiệu trong kế hoạch tổ chức QĐ nhưng không có biên chế khung thường trực trong thời bình, chỉ có một số cán bộ và nhân viên chuyên môn kĩ thuật chủ chốt tại các cơ quan, đơn vị, nhà trường trong QĐ, vừa thường xuyên hoạt động theo chức trách ở đơn vị mình vừa làm nhiệm vụ xây dựng đơn vị dự bị động viên theo chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao. ĐVKCKTT được cấp trên dự trữ vũ khí, trang bị; khi có lệnh động viên, tiếp nhận quân nhân dự bị, phương tiện kĩ thuật, kiện toàn tổ chức theo biểu biên chế.

        ĐƠN VỊ KHUNG THƯỜNG TRỰC, đơn vị dự bị động viên, thời bình chỉ được biên chế một số cán bộ và nhân viên chuyên môn kĩ thuật chủ chốt và vũ khí, trang bị, chủ yếu để làm khung xây dựng đơn vị dự bị động viên theo chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao. ĐVKTT được dự trữ vũ khí, trang bị theo phân cấp; khi có lệnh động viên tiếp nhận quân nhân dự bị, phương tiện kĩ thuật và kiện toàn tổ chức theo biểu biên chế, huấn luyện và nhận nhiệm vụ chiến đấu.

        ĐƠN VỊ KINH TẾ - QUỐC PHÒNG, đơn vị QĐ được tổ chức theo mô hình kết hợp kinh tế với quốc phòng, do BQP quản lí, làm nòng cốt xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội gắn với củng cố quốc phòng và an ninh trên các địa bàn chiến lược (vùng sâu, vùng xa, biên giới, ven biển...), xây dựng các khu kinh tế - quốc phòng, về biên chế: đội ngũ cán bộ quản lí thuộc biên chế của BQP; các lực lượng lao động khác tuyển dụng theo yêu cầu sản xuất kinh doanh. ĐVKT-QP có chức năng: tham gia lao động sản xuất và làm kinh tế thời bình; xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân nơi đóng quân; đồng thời sẵn sàng chuyển sang nhiệm vụ quốc phòng khi có yêu cầu. Các ĐVKT-QP tiêu biểu như: Binh đoàn 12. Binh đoàn 16 (BQP), binh đoàn 15 (Quân khu 5), Đoàn 327 (Quân khu 3), Đoàn 338 (Quân khu 1)...

        ĐƠN VỊ LỰC LƯỢNG VŨ TRANG, 1) gọi chung các tổ chức (chỉ huy, quản lí, chiến đấu, bảo đảm, phục vụ chiến đấu, đào tạo, nghiên cứu, sản xuất, sửa chữa...) trong LLVT- ND (QĐ, công an nhân dân, dân quân tự vệ); 2) gọi chung các tổ chức cấp dưới (trong quan hệ với tổ chức cấp trên): các đơn vị trong toàn quân, các đơn vị trong quân khu, quân đoàn...; 3) gọi chung các phân đội, binh đội, binh đoàn... trong LLVTND VN (để phân biệt với cơ quan, nhà trường...).

        ĐƠN VỊ THƯỜNG XUYÊN SẴN SÀNG CHIẾN ĐẤU, gọi chung các phân đội, binh đội, binh đoàn được biên chế đủ quân số và trang bị theo biểu biên chế để thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, xây dựng và sẵn sàng chiến đấu.

        ĐƠN VỊ XÂY DỰNG MỚI, gọi chung các phân đội, binh đội, binh đoàn, liên binh đoàn được tổ chức theo yêu cầu nhiệm vụ chiến lược trong thời bình hoặc thời chiến. Việc tổ chức ĐVXDM được tiến hành khi có quyết định của cấp có thẩm quyền: điều động cán bộ, chiến sĩ, trang bị vũ khí... từ các đơn vị thường trực và từ nguồn động viên (quân nhân dự bị và phương tiện kĩ thuật).

        ĐỢT BAO VÂY ĐỒN CÁ HE, CÁ HÔ (19-23.11.1973), đợt chiến đấu của du kích và nhân dân xã Bình Thạnh (h. Cao Lãnh, t. Đồng Tháp) bao vây, tiến công các đồn Cá He, Cá Hô của QĐ Sài Gòn (mỗi đồn có 1 trung đội dân vệ) tại các ấp Bình Mĩ A và Bình Mĩ B. Sáng 19.11 ta chặn đánh lực lượng tuần tra, lùng sục của địch, sau đó vây hãm đồn, kết hợp dùng loa tuyên truyền, vận động binh lính địch trở về với CM. Trong các ngày 20 và 21.11 địch ở các đồn Cồn Trọi, Khai Luông, Cồn Linh, Khóm Sâu đến ứng cứu, bị du kích và lực lượng chính trị quần chúng phối hợp đấu tranh, ngăn chặn. 11 giờ 22.11 địch ở đồn Cá He đầu hàng, đêm 23.11 địch ở đồn Cá Hô rút chạy. Kết quả ta diệt, bắt và làm bị thương 44 địch, bắn chìm 6 xuồng máy, thu hơn 20 súng, giải phóng ấp Bình Mĩ A. Thắng lợi của ĐBVĐCH.CH thể hiện sức mạnh tổng hợp của ba mũi giáp công và thế trận chiến tranh nhân dân, góp phần bảo vệ và mở rộng vùng giải phóng, thúc đẩy phong trào tiến công địch trên phạm vi toàn xã.

        ĐỢT CHỐNG CÀN AN ĐIỂN (8-13.10.1965), đợt chiến đấu của du kích và nhân dân xã An Điền (h. Bến Cát, t. Bình Dương) đánh 2 tiểu đoàn bộ binh Mĩ phối hợp với QĐ Sài Gòn càn quét vào căn cứ của cơ quan lãnh đạo huyện Bến Cát và Khu ủy Sài Gòn - Gia Định tại vùng nam Bến Cát, trọng điểm là xã An Điền. Sáng 8.10 địch tập trung lực lượng lớn máy bay (có B-52), pháo binh chi viện cho bộ binh triển khai bao vây, tiến công. Dựa vào hệ thống công sự, địa đạo, các ụ chiến đấu và các bãi chông, mìn đã chuẩn bị trước, du kích xã An Điển (1 trung đội và 4 tiểu đội, trang bị chủ yếu vũ khí thô sơ, tự tạo) phối hợp chặt chẽ với du kích các xã An Tây, Phú An, Thới Hoà, Mĩ Phước, tích cực bám đánh, ngăn chặn, dùng cách đánh nhỏ, cơ động, kết hợp bắn tỉa và tận dụng thời cơ tập kích tiêu hao sinh lực địch. Sau 5 ngày đêm chiến đấu liên tục, ta diệt và làm bị thương hơn 200 địch, bắn rơi 1 máy bay trực thăng, bảo vệ an toàn căn cứ và lực lượng ta. đánh bại kế hoạch càn quét, tìm diệt của địch trên địa bàn.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM