Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 09:24:33 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đ  (Đọc 8640 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #90 vào lúc: 13 Tháng Bảy, 2019, 10:31:18 am »


        ĐỘI QUÂN LÊ DƯƠNG PHÁP, đội quân đánh thuê của Pháp, thành lập 1831 tại Xiđi Ben Abet (Angiêri), gồm những đơn vị người nước ngoài (không phải nước thuộc địa của Pháp), chủ yếu tiến hành chiến tranh xâm chiếm thuộc địa, đàn áp phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và can thiệp vũ trang ở nước ngoài. Nổi tiếng hung hãn và tàn bạo. Tổ chức cao nhất tới cấp trung đoàn bộ binh, thiết giáp, nhảy dù, được trang bị mạnh. ĐQLDP đã tham chiến ở Angiêri (1831-1962), Tây Ban Nha (1835-39), Nga (1854-56, 1918), Mêhicô (1863-67), Pháp (đàn áp công xã Pari 1871 và trong CTTG-II), Na Uy (1943), nhiều nước Bắc Phi và Đông Dương. Đơn vị ĐQLDP đầu tiên tới VN 1883; năm 1946-54, ở VN có 4 trung đoàn bố binh. 1 trung đoàn thiết giáp, 2 tiểu đoàn dù, nhiều đại đội độc lập... và bị tổn thất nặng (trên 10.000 quân chết ở Đông Dương, chủ yếu là ở VN). Rút khỏi VN về Angiêri (1955) và rời khỏi Angiêri về đảo Cooc (1962) (xt lêgiông, nghĩa 3).

        ĐỘI QUÂN THỨ NĂM, gọi chung các lực lượng do một bên đối địch tổ chức để hoạt động ngầm trong vùng đối phương kiểm soát, nhằm phá hoại từ bên trong và làm nội ứng phối hợp hành động khi tiến công QS, tiến hành chiến tranh xâm lược hoặc bạo loạn lật đổ. Thuật ngữ ĐQTN xuất hiện trong nội chiến Tây Ban Nha (1936-39). Mùa thu 1936, khi chỉ huy QĐ Phrăngcô bao vây Madrit bằng 4 cánh quân từ bên ngoài, tướng Mola đã tuyên bố còn có một ĐQTN là lực lượng hoạt động ngầm trong thành phố. Trong CTTG-II, Đức quốc xã đã tổ chức ĐQTN ở các nước. Các thế lực đế quốc, phản động thường sử dụng ĐQTN phục vụ âm mưu xâm lược hoặc lật đổ.

        ĐỘI QUÂN TÌNH NGUYỆN, gọi chung các đơn vị lực lượng vũ trang của một hay nhiều nước tự nguyện đến giúp chính phủ hoặc phong trào chính trị ở một nước khác theo yêu cầu của chính phủ hoặc phong trào đó. Trong lịch sử chiến tranh ở tk 20 đã xuất hiện nhiều ĐQTN chân chính: ĐQTN quốc tế trong nội chiến Tây Ban Nha (1936-39); Quân tình nguyện Việt Nam trong KCCP và KCCM ở Lào (1945- 54, 1960-75) và Campuchia (1979-89); quân tình nguyện Cuba ở Ănggôla (1975-90)...

        ĐỘI QUÂN TÓC DÀI, bộ phận xung kích của đội quân chính trị, lực lượng đấu tranh tại chỗ quan trọng trong KCCM ở miền nam VN; gồm phụ nữ ở mọi lứa tuổi, tiến hành đấu tranh trực diện bằng lí lẽ và tình cảm để ngăn chặn quân Mĩ và QĐ Sài Gòn khủng bố, càn quét, bình định; thực hiện công tác địch vận làm tan rã hàng ngũ địch. ĐQTD xuất hiện trong phong trào đồng khởi ở miền Nam VN với những hình thức đấu tranh linh hoạt, sáng tạo, đặc biệt là phối hợp với LLVT giải phóng miền Nam VN trong thực hiện ba mũi giáp công.

        ĐỘI QUÂN VIỄN CHINH, bộ phận QĐ hoặc đội quân đánh thuê của một nước hay liên minh các nước được phái đi chinh phục các vùng lãnh thổ hoặc quốc gia khác. Các nhà nước nô lệ, phong kiến, tư bản thường sử dụng ĐQVC để bành trướng lãnh thổ, mở rộng chư hầu, chiếm thêm thuộc địa. Trong lịch sử, nhân dân VN đã từng đánh bại nhiều ĐQVC lớn như: Tống (1075-77), Nguyên - Mông (1258-88), Minh (1418-27). Thanh (1788-89), Pháp (1945-54) và Mĩ (1965-75).

        ĐỘI TÀU CHI VIỆN HÓA LỰC, tổ chức chiến đấu lâm thời của hải quân gồm một số tàu có trang bị hỏa lực manh (pháo, tên lửa...) để chi viện hỏa lực cho tác chiến đổ bố đường biển hoặc chi viện hỏa lực cho tác chiến của lục quân trên hướng ven biển. Khi tác chiến đổ bộ đường biển, là thành phần của lực lượng đổ bộ quân.

        ĐỘI TÀU HẢI QUÂN, tổ chức lâm thời gồm một số tàu cùng loại hoặc khác loại dùng để thực hiện những nhiệm vụ chiến đấu, chiến dịch hoặc nhiệm vụ chuyên môn. Biên chế tổ chức và tên gọi của ĐTHQ được xác định tuỳ theo tình hình và nhiệm vụ được giao. Trong tác chiến trên biển có thể thành lập những đội tàu: đổ bộ, chi viện hỏa lực, yểm hộ, cảnh giới, bảo đảm...

        ĐỘI THIẾU NIÊN DU KÍCH ĐÌNH BẢNG, đội du kích thiếu niên hoạt động bí mật cùng cha anh đánh địch ở vùng Đình Bảng, Từ Sơn, t. Bắc Ninh trong KCCP. Thành lập 7.11.1949 tại lãng Lí Thái Tổ, gồm 15 đội viên, lấy tên “Đội quân báo tí hon”, Nguyên Tiến Do làm đội trưởng. 1953 đổi thành ĐTNDKĐB, có 47 đội viên, đặt dưới sự lãnh đạo và phụ trách của chi bộ, ủy ban hành chính kháng chiến, xã đội và Đoàn thanh niên cứu quốc xã. Nhiệm vụ: luồn sâu vào bốt địch thu thập tin tức, phá hủy và lấy vũ khí trang bị cho du kích; vận động binh lính địch bỏ ngũ về với CM, giải thoát, đưa đường cho cán bộ; cắt phá đường dây thông tin... 1949-54, ĐTNDKĐB đã lập nhiều chiến công xuất sắc; được Chính phủ tặng thưởng huân chương, Trung ương Đoàn thanh niên cứu quốc tặng cờ thêu dòng chữ “Thiếu niên anh dũng”, Liên đoàn thanh niên dân chủ thế giới tặng cờ thêu dòng chữ “Tuổi trẻ vì hòa bình”... 1.6.1955, ĐTNDKĐB được báo cáo với Bác Hồ về thành tích chiến đấu và hoạt động của đội.

        ĐỘI THU DUNC ĐIỂU TRỊ THƯƠNG BINH, BỆNH BINH NHẸ, bộ phận chuyên môn được tổ chức ở các trạm quân y trung đoàn, sư đoàn để điều trị thương binh, bệnh binh nhẹ, có thể khỏi trong vòng 5 ngày (ở trung đoàn), 10 ngày (ở sư đoàn) để bổ sung quân số cho đơn vị.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #91 vào lúc: 13 Tháng Bảy, 2019, 10:32:49 am »


        ĐỘI (TỔ) PHÒNG HÓA NHÂN DÂN, tổ chức được lập ra trong hệ thống phòng hóa nhân dân, làm nhiệm vụ nòng cốt trong địa phương và cơ quan (đơn vị) dân sự để xử lí tình huống hóa học, hạt nhân, góp phần bảo vệ tài sản, tính mạng của nhân dân trong chiến tranh, tham gia khắc phục sự cố hóa chất độc, sự cố phóng xạ trong thời bình. Đ(T)PHND được tổ chức trong các đội dân quân tự vệ của địa phương, các ngành và các xí nghiệp, công, nông, lâm trường...

        ĐỘI TRINH SÁT. tổ chức lâm thời do liên binh đoàn, binh đoàn phái ra để làm nhiệm vụ trinh sát. Theo nhiệm vụ, có: ĐTS tuần tiễu, ĐTS hoạt động phía trước, ĐTS địch hậu. ĐTS thường gồm lực lượng trinh sát chuyên nghiệp hoặc lực lượng bộ binh (bộ binh cơ giới) từ một đại đội đến một tiểu đoàn. Khi cần, ĐTS có thể cử ra toán trinh sát. ĐTS thường được chỉ thị dải hoặc hướng (khu vực), mục tiêu trinh sát. ĐTS thường dùng các phương pháp: quan sát, sục sạo, phục kích, tập kích, bắt tù binh, trinh sát bằng hành động chiến đấu, trinh sát bằng trận chiến đấu... ĐTS thường được trang bị các phương tiện trinh sát, thông tin liên lạc và vũ khí chiến đấu.

        ĐỘI TRINH SÁT BIÊN PHÒNG, bộ phận của đồn biên phòng trực tiếp thực hiện các biện pháp nghiệp vụ; nhằm phát hiện kịp thời các hoạt động của địch, đối tượng hoạt động bất hợp pháp ở khu vực biên giới. ĐTSBP có nhiệm vụ: điều tra cơ bản, quản lí nghiệp vụ, xây dựng và sử dụng mạng lưới bí mật; thực hiện công tác điều tra hình sự theo quy định của pháp luật. Tổ chức biên chế do tư lệnh Bộ đội biên phòng quy định, căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ và tính chất đặc điểm của từng đồn biên phòng.

        ĐỘI TRINH SÁT TUẦN TIÊU, đội trinh sát được phái ra từ các binh đoàn (liên binh đoàn), binh chủng hợp thành trên hướng quan trọng, để thu thập tình hình về địch và địa hình trong tác chiến. ĐTSTT thường gồm một đại đội hoặc một tiểu đoàn bộ binh (bộ binh cơ giới); có thể được tăng cường pháo binh, xe tăng và các trinh sát viên công binh, hóa học...; phái các toán trinh sát tuần tiều ra phía trước và bên sườn, khoảng cách từ toán đến bộ phận chủ yếu của đội tùy thuộc tình hình thực tế và khả năng thông tin liên lạc. ĐTSTT thường vận dụng các thủ đoạn trinh sát: quan sát, sục sạo, tập kích, bắt tù binh; trinh sát bằng hành động chiến đấu, trận chiến đấu... ĐTSTT được chỉ thị một hướng hoặc một khu vực trinh sát. Khoảng cách từ ĐTSTT đến các phân đội phía trước của binh chủng hợp thành phụ thuộc vào lực lượng và nhiệm vụ được giao, tình hình địch, địa hình, đường sá...

        ĐỘI TRINH SÁT VŨ TRANG, đội trinh sát được phái ra từ các binh đoàn (liên binh đoàn), binh chủng hợp thành. Thường gồm đại đội hoặc tiểu đoàn bộ binh (bộ binh cơ giới) và một số thành viên khác; cổ thể được tăng cường trinh sát viên công binh, hóa học..., các loại vũ khí trang bị chiến đấu và các phương tiện trinh sát, thông tin. ĐTSVT thường vận dụng tổng hợp các thủ đoạn trinh sát: quan sát, sục sạo, trinh sát băng trận chiến đấu, trinh sát bằng hành động chiến đấu...

        ĐỘI TUẦN TRA BIÊN PHÒNG, tổ chức lâm thời của đồn biên phòng làm nhiệm vụ tuần tra bảo vệ cột mốc, dấu hiệu đường biên giới quốc gia hoặc các khu vực trong phạm vi hoạt động của đồn biên phòng; phát hiện, ngăn chặn, xử lí các vụ vi phạm quy chế biên giới, vượt biên giới trái phép. ĐTTBP thường gồm 5-7 người từ đội vũ trang biên phòng. Trang bị: vũ khí cá nhân, bản đồ, địa bàn, ống nhòm, đèn pin, dây leo, tăng võng, lương thực thực phẩm, thuốc men, bông bâng và có thể có chó nghiệp vụ, phương tiện giao thông, thông tin liên lạc. ĐTTBP có thể hoạt động thường xuyên, đột xuất, công khai hoặc bí mật.

        ĐỘI VĂN (Vương Văn Vang; 7-1889), người tham gia khởi nghĩa Bãi Sậy (1883-92). Quê xã Trạm Lộ, h. Thuận Thành, t. Bắc Ninh. 1887 chiêu mộ hàng nghìn nghĩa quân chống Pháp ở các tổng, huyện thuộc Bắc Ninh, giáp với t. Hưng Yên, Hải Dương, được Nguyễn Thiện Thuật phong chức đề đốc. 7.1888 chỉ huy nghĩa quân chiến đấu, chia cắt đường Bắc Ninh - Hải Dương. Cuối 1888 địch liên tiếp cho 3 binh đoàn càn quét, nghĩa quân vẫn bảo toàn được lực lượng. 3.1889 dẫn 256 nghĩa quân trá hàng để được địch huấn luyện và trang bị. 9.1889 hướng dẫn hàng trăm binh lính bỏ hàng ngũ địch đem theo vũ khí lên Yên Thế phối hợp với nghĩa quân Đề Thám chống Pháp. Sau một tháng chống càn, ĐV ốm nặng, bị địch bắt và bị xử chém (7.11.1889) tại vườn hoa Pôn Be (nay là vườn hoa Inđira Ganđi, Hà Nội).

        ĐỘI VẬN ĐỘNG QUẦN CHÚNG của Bộ đội biên phòng, bộ phận của dồn biên phòng, có nhiệm vụ: tuyên truyền vận động quần chúng thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; xây dựng cơ sở chính trị và vũ trang ở địa bàn do đồn quản lí; phát động quần chúng giữ vững độc lập chủ quyền an ninh biên giới quốc gia và trật tự an toàn ở khu vực biên giới, vùng biển, đảo; giữ vững đoàn kết dân tộc, quân dân, đoàn kết quốc tế. ĐVĐQC luôn bám xã, bám dân để quản lí địa bàn, xây dựng tuyến an ninh nhân dân và tiến hành các biện pháp quản lí, bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới, vùng biển, đảo. PVĐQC có biên chế 6-8 người.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #92 vào lúc: 13 Tháng Bảy, 2019, 10:33:58 am »


        ĐỘI VỆ SINH PHÒNG DỊCH, phân đội quân y, có nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục, kiểm tra, hướng dẫn và trực tiếp thực hiện các biện pháp vộ sinh và phòng chống dịch bệnh cho bộ đội. Được tổ chức ở quân khu, quân đoàn, quân chủng và Cục quân y (thuộc TCHC).

        ĐỘI VŨ TRANG BIÊN PHÒNG, bộ phận của đồn biên phòng thực hiện các hoạt động quân .sự nhằm bảo vệ biên giới và giữ gìn an ninh trên địa bàn. Nhiệm vụ: tuần tra bảo vệ cột mốc, dấu hiệu đường biên giới, địa bàn; tổ chức quan sát, canh gác, tác chiến bảo vệ đồn; làm nòng cốt thường trực sẵn sàng chiến đấu bảo vệ đồn (trạm) biên phòng; cơ động chiến đấu bảo vệ biên giới, tập kích, phục kích, truy lùng địch và các tội phạm hoặc sử dụng hoạt động vũ trang làm áp lực hỗ trợ cho các biện pháp nghiệp vụ khác. ĐVTBP gồm: đội trưởng, đội phó và tiểu đội hỏa lực được trang bị một số loại vũ khí cần thiết. Đồn trên tuyến trọng điểm có thể tổ chức trung đội vũ trang với trang bị hỏa lực mạnh.

        ĐỘI VŨ TRANG CAO BẰNG, đội vũ trang tập trung đầu tiên của t. Cao Bằng, làm nhiệm vụ bảo vệ cơ quan lãnh đạo của Đảng, giữ vững giao thông liên lạc, vũ trang tuyên truyền trong quần chúng, huấn luyện tự vệ và tự vệ chiến đấu trong tỉnh. Thành lập 10.1941 tại Pắc Bó. Gồm 12 người, 7 súng (3 súng lục, 4 súng trường). Cuối 1942 phân tán lực lượng về các địa phương huấn luyện các đội tự vệ chiến đấu. 22.12.1944 một số cán bộ, đội viên ĐVTCB được lựa chọn vào Đội VN tuyên truyền giải phóng quân. Đội trưởng, chính trị viên đầu tiên: Lê Quàng Ba, Lê Thiết Hùng.

        ĐỘI VŨ TRANG CÔNG TÁC, tổ chức vũ trang lâm thời thuộc LLVT địa phương của Quân khu Trị - Thiên (1974-75). Được thành lập theo quyết định của khu ủy và quân khu ủy, hoạt động trên các hướng của chiến dịch và bố trí ở địa phương. Mỗi ĐVTCT khoảng 20 người, được trang bị một sô vũ khí thông thường. Nhiệm vụ: phối hợp với bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, du kích và các lực lượng khác làm nhiệm vụ diệt ác, trừ gian, tuyên truyền vận động quần chúng, xây dựng cơ sở, chuẩn bị mọi mặt để tiến công, nổi dậy giành chính quyền. Đầu 1975 trên chiến trường Trị Thiên có hàng trăm ĐVTCT, góp phần quan trọng vào thắng lợi giải phóng Trị - Thiên - Huế.

        ĐÔMINICA (Cộng đồng Đôminica; A. Commonwealth of Dominica), quốc gia ở đảo Đôminica trong quần đảo Ăngti Nhỏ, vùng biển Caribê. Dt 751km2; ds 70 nghìn người (2003); phần lớn người gốc Phi. Ngôn ngữ chính thức; tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Crèôn được sử dụng rộng rãi. Tôn giáo: đạo Thiên Chúa. Thủ đô: Rôdô. Chính thể dân chủ nghị viện, đứng đầu nhà nước là tổng thống. Cơ quan lập pháp: quốc hội. Cơ quan hành pháp: chính phú do thủ tướng đứng đầu. Địa hình núi. đinh cao nhất 1.447m. Khí hậu nhiệt đới, gió mùa. Rừng nhiệt đới. Kinh tế bị tư bản Mĩ, Canada kiểm soát. Nông nghiệp và du lịch là cơ sở của nền kinh tế. GDP 263 triệu USD (2002), bình quân đầu người 3.660 USD. Thành viên LHQ (18.12.1978), Tổ chức các nước châu Mĩ, Cộng đồng Caribê. LLVT: đang tổ chức.


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #93 vào lúc: 13 Tháng Bảy, 2019, 10:35:04 am »


        ĐỔMINICANA (Cộng hòa Đôminicana; República Dominicana, A. Dominican Republic), quốc gia ở phần đỏng đảo Haiti và một số đảo nhỏ trong quần đảo Ăngti Lón, ở vùng biển Caribê. Dt 48.400km2; ds 8,72 triệu người (2003); trên 70% người lai. Ngôn ngữ chính thức: tiếng Tây Ban Nha. Tôn giáo: đạo Thiên Chúa. Thủ đô: Xantô Đômingô. Chính thể cộng hòa, đứng đầu nhà nước và cơ quan hành pháp (chính phủ) là tổng thống. Cơ quan lập pháp: quốc hội hai viện. Núi chiếm 1/2 diện tích. Xen giữa các dãy núi và bờ biển là đồng bằng. Bờ biển bị chia cắt, ven biển có đá ngầm. Khí hậu nhiệt đới ẩm; rừng chiếm 45% diện tích lãnh thổ. Nước nông nghiệp, kinh tế do tư bản Mĩ kiểm soát. Công nghiệp khai thác quặng sắt, niken. bôxít... GDP 21,21 tỉ USD (2002), bình quân đầu người 2.490 USD. Thành viên LHQ (24.10.1945), Tổ chức các nước châu Mĩ... LLVT: lực lượng thường trực 24.500 người (lục quân 15.000 không quân 5.500, hải quân 4.000), lực lượng bán vũ trang 15.000. Tuyển quân theo chế độ tình nguyện. Trang bị: 24 xe tăng, 8 xe thiết giáp trinh sát, 20 xe thiết giáp chở quân, 22 pháo mặt đất, 16 máy bay chiến đấu, 15 tàu tuần tiễu, 4 tàu hộ tống... Ngân sách quốc phòng 145 triệu USD (2002).



        ĐÔN QUÂN, biện pháp xây dựng, phát triển tổ chức QĐ bằng cách chuyển đơn vị (hoặc quân số của đơn vị) từ bộ phận LLVT có tổ chức, khả năng chiến đấu và địa bản hoạt động hạn chế lên bộ phận có tổ chức, khả năng chiến đấu cao hơn và địa bàn hoạt động rộng hơn. Được áp dụng trong KCCP và KCCM để xây dựng QĐND VN; thường chuyển từ dân quân (du kích) tự vệ lên bộ đội địa phương, hoặc từ bộ đội địa phương lên bộ đội chủ lực. ĐQ cũng được sử dụng để xây dựng, củng cố QĐ người VN theo Pháp thời Pháp thuộc và QĐ Sài Gòn (trước 1975).

        ĐỒN BIÊN PHÒNG, đơn vị cơ sở của Bộ đội biên phòng trực thuộc bộ chỉ huy biên phòng tỉnh, có nhiệm vụ quản lí, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và an ninh trật tự biên giới, vùng biển, đảo trong khu vực đảm nhiệm. Tổ chức của ĐBP gôm: đội vũ trang biên phòng, đội trinh sát biên phòng, đội vận động quẩn chúng, đội kiểm soát hành chính. ĐBP có cửa khẩu, cứa sông, cửa lạch hoặc đường qua lại biên giới được tổ chức trạm kiểm soát cửa khấu. Tổ chức biên chế của ĐBP cứa khẩu tùy thuộc vào chức năng, nhiệm vụ từng loại đồn. ĐBP là điểm tựa trong khu vực phòng thủ (tỉnh, huyện biên giới).

        ĐỒN BIÊN PHÒNG CÙ BAI, đồn biên phòng đóng tại xă Hướng Lập, h. Hướng Hóa, t. Quảng Trị, trực thuộc Bộ chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Trị; đơn vị hai lần Ah LLVTND (1.1967 và 9.1973). Thành lập 12.1955. Có nhiệm vụ: bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia trên tuyến biên giới Việt - Lào thuộc t. Quảng Trị; xây dựng cơ sở chính trị, giữ vững an ninh biên giới; đấu tranh chống gián điệp, biệt kích xàm nhập, chống vượt biên, buôn lậu, vận chuyển ma túy và các loại tội phạm khác; làm tham mưu cho cấp ủy và chính quyền địa phương về công tác biên phòng, vận động nhân dân định canh định cư xây dựng làng, bản. Trong KCCM, đã phối hợp với đơn vị bạn bắn rơi 8 máy bay Mĩ, diệt 28 biệt kích, bắt 12 thám báo, thu nhiều vũ khí và điện đài; xây dựng xã Hướng Lập và xã Pa Bâng (Lào) điển hình về mọi mặt của địa phương; sau 1975 phối hợp với các ban ngành ở địa phương tổ chức chữa bệnh, mở các lớp học xoá nạn mù chữ và phổ cập giáo dục cho nhân dân. Huân chương: Lao động hạng ba. Quân công hạng nhì và hạng ba, 5 Chiến công các loại. Đồn trưởng đầu tiên: Hồ Sĩ Thí.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #94 vào lúc: 13 Tháng Bảy, 2019, 10:36:37 am »


        ĐỐN BIÊN PHÒNG HỮU NGHỊ (Đồn 193), đồn biên phòng đóng trên trục QL 1, thuộc thị trấn Đồng Đăng, h. Văn Lãng, t. Lạng Sơn, trực thuộc Bộ chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh Lạng Sơn; đơn vị hai lần Ah LLVTND (11.1978 và 12.1979). Thành lập 10.3.1959. Có nhiệm vụ: bảo vệ và kiểm soát cửa khẩu trọng yếu ở tuyến biên giới Việt - Trung; tuần tra và quản lí đường biên, mốc quốc giới; đấu tranh chống các loại tội phạm hình sự trong khu vực biên giới; thực hiện các công tác khác theo sự phân công của cấp trên. Trong KCCM, tuyến bờ biển bị phong tỏa, khu vực đồn trở thành một đầu mối lớn tiếp nhận hàng viện trợ. Đơn vị đã cùng địa phương giải quyết 136 vụ gây rối, 226 vụ vượt biên buôn lậu, phát hiện 526 trường hợp qua cửa khẩu không hợp lệ. Huân chương: Chiến công hạng ba, 2 Quân công hạng ba. Đồn trưởng đầu tiên: Vi Văn Thăng.

        ĐỒN BIÊN PHÒNG TRÀNG CÁT (Đồn 38), đồn biên phòng đóng tại xã Tràng Cát, h. An Hải, tp Hải Phòng, trực thuộc Bộ chỉ huy bộ đội biên phòng Hải Phòng; đơn vị Ah LLVTND (1973). Thành lập 7.1959. Có nhiệm vụ: quân lí, bảo vệ chủ quyền an ninh tuyến biển từ giáp cảng Hải Phòng đến Đồ Sơn và kiểm soát 5 cửa sông, 10 bến thuyền thuộc địa bàn đồn phụ trách. Riêng 1972 khám phá 13 vụ án (có 1 vụ chính trị), phát hiện 47 trường hợp thuyền đi biển không hợp lệ, 5 vụ buôn lậu... Trong KCCM, đã tổ chức phát hiện, tháo gỡ và phá hủy nhiều thủy lôi (trong đó có kiểu MK52 dầu tiên) ở vùng biển Hải Phòng, bắn rơi 3 máy bay Mĩ bằng súng bộ binh. Huân chương: Quận công hạng ba, 3 Chiến công các loại. Đồn trưởng đầu tiên: Trần Quý Hai.

        ĐỐN THỦY, khu vực dọc Sông Hồng từ Nhà Hát Lớn đến Bệnh viện Hữu Nghị, thuộc q. Hai Bà Trưng, Hà Nội. Tên gọi có nguồn gốc từ một đồn thủy quân thời Lê. 3.4.1882 Pháp đưa 4 pháo hạm: La Phăngpha (La Fanfare), La Matxuyơ (La Massue), La Xuyapridơ (La Surprise) và La Carabin (La Carabine) cùng một đại đội đổ bộ và một đại đội (thiếu) thủy quân lục chiến đến ĐT, chuẩn bị đánh chiếm Hà Nội lần hai.

        ĐỘN THỔ, hình thức chiến thuật du kích thể hiện bằng cách bí mật đào hầm, hố giấu lực lượng dưới mặt đất, chờ quân địch đến. bất ngờ vùng dậy tiêu diệt. Trong KCCP và KCCM, lực lượng dân quân du kích và bộ đội địa phương thường sử dụng ĐT đánh địch đạt hiệu suất chiến đấu cao nhất là trong chiến đấu phục kích.

        ĐỘN THỦY, hình thức chiến thuật du kích thể hiện bằng cách bí mật giấu người dưới nước để bất ngờ đánh địch. Trong KCCP và KCCM, ĐT được lực lượng dân quân du kích và bộ đội địa phương, bộ đội đặc công sử dụng rộng rãi, có hiệu quả và đạt hiệu suất chiến đấu cao.

        ĐÔNG Á, bộ phận lãnh thổ châu Á giáp Thái Bình Dương, ở vùng ôn đới, cận nhiệt đới và nhiệt đới, từ 20° đến 60° vĩ độ bắc. Gồm phần phía đông Liên bang Nga, đông TQ, Ma Cao, Nhật Bàn, Triều Tiên. Địa hình núi xen lẫn các đồng bằng rộng. Thảm thực vật: ở phía bắc là rừng lá rộng và hỗn hợp, phía nam là rừng nhiệt đới và cận nhiệt đới.

        ĐÔNG BỘ ĐẨU (cổ), bên Sông Nhị (Sông Hổng) ở phía đông thành Thăng Long (khoảng từ dốc Hàng Than đến dốc phố Hoè Nhãi, q. Ba Đình, Hà Nội ngày nay), nơi diễn ra trận phản công chiến lược trong cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông lần I (1258). Ngày 21.1.1258 quân Trần rút khỏi Thăng Long về Thiên Mạc. Quân Nguyên - Mông chiếm được thành. 29.1 yua Trần Thái Tông đưa quân ngược Sông Nhị tiến đánh ĐBĐ. Quân Nguyên - Mông bị thua rút chạy về Vân Nam.

        ĐÔNG CHINH CỦA ALÊCHXANĐƠ ĐẠI ĐẾ (334- 324tcn), các cuộc chiến tranh của Alêchxanđơ Makêđônia cầm đầu liên minh Hi Lạp - Makêđônia chinh phục các xứ ở phía đông. 10 năm chinh chiến, với nhiều chiến thắng vang đội (x. trận Granich, 334tcn; trận Ixơt, 333tcn; trận Gôgamen. 331 tcn)... đã tạo nên một đế quốc rộng lớn nhất thế giới thời cổ đại trải dài suốt vùng Tiểu Á và Trung Á, đến tận Sông Ấn ở phía tây Ấn Độ. Cuộc đông chinh đánh dấu thời kì phát triển cao nhất của nghệ thuật QS Hi Lạp cổ đại: mật độ và sức đột kích của phalăng tăng lên, nguyên tắc bố trí lực lượng không đều ở chính diện được phát triển, kị binh trớ thành lực lượng đột kích và cơ động quyết định, hình thành các nguyên tắc cơ sở  của chiến thuật kị binh và về hiệp đồng chiến đấu.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #95 vào lúc: 13 Tháng Bảy, 2019, 10:37:48 am »


        ĐÔNG DƯƠNG (P. Indochine, A. Indochina), khu vực phía đông bán đáo Trung Ấn, gồm các nước Việt Nam, Lào, và Campuchia; bắc giáp TQ, tây giáp Thái Lan, các mặt đông, đông nam và tây nam bao bọc bởi Biển Đông. Địa hình phía bắc và phần giữa chủ yếu là núi và cao nguyên (trừ đồng bằng Bắc Bộ và một số đồng bằng nhỏ ven biển phía đông VN); dãy Trường Sơn chạy dọc biên giới Việt - Lào ngăn cách hai vùng với những đặc điểm khí hậu khác nhau. Phía nam là vùng đồng bằng châu thổ các sông Mê Công, Tônglêsáp, khí hậu tương đối ôn hòa. Các dân tộc ở ĐD vốn có quan hệ lịch sử lâu đời. Từ tk 16 ĐD cùng với cả khu vực Đông Nam Á là đối tượng nhòm ngó của chủ nghĩa thực dân phương Tây. Nửa cuối tk 19. thực dân Pháp lần lượt chiếm VN, Campuchia và Lào làm thuộc địa; 1887 lập ra Liên hiệp ĐD gồm VN và Campuchia (1899 thêm Lào), thường gọi là ĐD thuộc Pháp hay Đông Pháp: 1940 đổi thành Liên bang ĐD. 1941-45 bị Nhật chiếm đóng. 8.1945 nhân dân VN tiến hành cuộc CM tháng Tám. giành chính quyền từ tay Nhật, thành lập nước VN DCCH. Lào và Campuchia cũng lần lượt giành được độc lập, nhưng sau đó Pháp trở lại xâm lược ĐD. Nhân dân ĐD tiến hành kháng chiến trường kì, buộc Pháp phải kí các hiệp định Giơnevơ công nhận chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của VN, Lào, Campuchia và rút quân khỏi ĐD. Ngay sau đó, Mĩ đã can thiệp, tiến tới trực tiếp đưa quân vào xâm lược ba nước ĐD, song cũng thất bại trước cuộc KCCM của nhân dân ba nước.

        ĐÔNG ĐÔ. tên gọi kinh thành Thăng Long cuối tk 14 đầu tk 15. Năm 1397, Hồ Quỷ Li cho xây dựng kinh thành mới ở An Tôn (Thanh Hóa) mang tên Tây Đô. kinh đó cũ Thăng Long được gọi là ĐĐ. Nhà Minh diệt nhà Hồ đổi ĐĐ thành Đông Quan (1407). Năm 1430 nhà Lê đổi thành Đông Kinh.

        ĐÔNG HÀ, thị xã, tỉnh lị t. Quáng Trị (từ 6.1989). Dt 76,26 km2; ds 67,3 nghìn người (2001). Đầu môi giao thông quan trọng ỡ ngã ba QL 1 (km 752) và QL 9. bên bờ sông Hiếu Giang, nam Hà Nội 580km (theo QL 1), có đường sắt Bắc - Nam chạy qua. Địa hình bằng phẳng, giao thông thủy bộ thuận tiện. Trong KCCM, ĐH diễn ra nhiều chiến sự ác liệt, điển hình là trận Đông Hà (27-28.4.1972) trong chiến dịch Trị Thiên (30.3-27.6.1972). Sau Hiệp định Pari 1973 về VN, ĐH là nơi đặt trụ sở Chính phú CM lâm thời cộng hòa miền Nam VN.

        ĐÔNG KHÊ, thị trấn, huyện lị h. Thạch An. t. Cao Bằng. Nằm trên ngã ba quốc Iô 4A (km 74) Đổng Đăng - Cao Bằng và đường 208 đi Tà Lùng (Phục Hoà), đông nam tx Cao Bằng 45km (theo QL 4A), táy bắc Lạng Sơn 88km. Bị Pháp chiếm trong cuộc hành binh tiến công Việt Bắc (Thu Đông 1947) và xây dựng thành cứ điểm quan trọng, cùng với Cao Bằng. Lạng Sơn, Thất Khê tạo thành tuyến phòng thủ dọc QL 4A nhằm bao vây có lập căn cứ địa Việt Bắc: bị bộ đội chủ lực QĐND VN tiến công tiêu diệt trong trận Đông Khê 25- 26.5.1950, cứ điểm ĐK được Pháp củng cố và tăng cường lực lượng, nhưng lại bị tiêu diệt trong trận Đông Khê 16- 18.9.1950 mở đầu chiến dịch Biên Giới (16.9-14.10.1950).

        ĐÔNG KINH, kinh đô Đại Việt thời Lê (tkl5 - giữa tkl8). Nguyên là kinh thành T hăng Long thời Lí, Trần. Cuối tk 14 Hồ Quỷ Li cho xây dựng Tây Đô ở Thanh Hóa, đổi Thăng Long thành Đông Đô. Thời thuộc Minh, Đông Đô bị đặt làm trị sở Đông Quan. Tên ĐK do Lê Lợi đặt 1430 sau khi giành thắng lợi trong khởi nghĩa Lam Sơn và chiến tranh giải phóng chống Minh (1418-27). Người châu Âu phiên âm thành Tônkin và dùng tên gọi này để chi chung cả đất Đàng Ngoài thời Lê Trịnh cũng như xứ Bắc Kì và Bắc Bộ sau này. Thành ĐK được xây dựng dựa trên cơ sở thành Thăng Long cũ, gồm ba lớp. Ngoài cùng là La Thành đươc tu bố lại. Giữa là Hoàng Thành, bốn mặt xây bằng đá, riêng đoạn từ cửa Đông tới góc đông bắc bằng gạch. Cả bốn phía tường thành đều xây tường bắn. trên có ụ bắn. Hoàng Thành mở ba cửa: cứa Đông, cửa Nam và cửa Bảo Khánh. Trong cùng là Cung Thành, hình chữ nhật, xây bằng gạch, mở hai cửa: cửa Tiền (Đoan Môn), cửa Hậu (Cửa Tây). Bên trong Cung Thành là những kiến trúc chủ yếu của triều đình: tòa Thi Triều, điện Chí Kính, điện Vạn Thọ... Hiện còn di tích thềm điện Kính Thiên, Đoan Môn và Hậu Lâu, cùng với các di tích khảo cổ đang được khai quật và thành Hà Nội thời Nguyễn tạo thành quấn thể di tích thành cổ Hà Nội.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #96 vào lúc: 13 Tháng Bảy, 2019, 10:38:57 am »


        ĐÔNG KINH NGHĨA THỤC (1907), tổ chức trường học chống thực dân phong kiến thông qua hình thức văn hóa của một số sĩ phu VN yêu nước đầu tk 20. Trường do Lương Văn Can, Đào Nguyên Phổ, Nguyễn Quyền đứng ra mở (3.1907) lấy tên là ĐKNT (trường dạy học vì nghĩa ở Đông Kinh, nay là Hà Nội); được đông đảo nhân dân ủng hộ, thu hút hàng nghìn người theo học. Trường dạy miễn phí, tổ chức thành bốn ban (trước tác, giáo dục, cổ động, tài chính) và có báo riêng là “Đăng cổ tùng báo”. Hoạt động của trường gồm biên soạn tài liệu, dạy học và thực hành các buổi diễn thuyết lưu động ở nhiều nơi nhằm tuyên truyền, cổ động cho những cải cách văn hóa - giáo dục, bài trừ hủ tục lạc hậu, chống tham quan ô lại, chống sưu cao thuế nặng, hô hào thực nghiệp chấn hưng đất nước... Nhiều tỉnh ở đồng bằng Bắc Bộ và Trung Bộ cũng mở trường lớp theo mô hình ĐKNT. Ngoài ra một số hội viên ĐKNT còn trực tiếp lập các tổ chức kinh doanh công thương nghiệp để lấy kinh phí hoạt động, như Hồng Tân Hưng, Đông Thành Xương ở Hà Nội, Triều Dương thương quân ở Nghệ An, Quảng Nam hiệp thương công ti ở Quảng Nam, Công ti Liên Thành ở Phan Thiết... ĐKNT có quan hệ mật thiết với phong trào Đông Du (1905-09) và phong trào Duy Tân (1906-08), đóng góp tích cực cho sự phát triển văn hóa dân tộc, động viên lòng yêu nước của nhân dân. 12.1907 Pháp ra lệnh giải tán, bắt những người cầm đầu, tịch thu và cấm lưu hành các tài liệu của ĐKNT. Những tư tưởng của ĐKNT đã ảnh hưởng sâu rộng trong lịch sử cận đại VN.

        ĐÔNG NAM Á, khu vực ở đông nam châu Á, gồm các nước: VN, Lào, Campuchia, Mianma, Thái Lan, Malaixia, Xingapo, Inđônêxia, Philippin, Brunây, Đông Timo. Tổng dt 4.500.000km2; ds khoảng 480 triệu người. Hơn 50% lãnh thổ ĐNA là núi. Những đồng bằng lớn ở bán đảo Đông Dương và đảo Xumatra. Khí hậu xích đạo, cận xích đạo và nhiệt đới gió mùa. Lượng mưa trung bình 2.500-3.000mm/năm. Các sông lớn: Mê Công, Xaluin, Iraoađi, Sông Hồng. Rừng nhiệt đới quanh năm xanh tốt. Nông nghiệp nhiệt đới, phần lớn ruộng đất được tưới nước. Tài nguyên phong phú: thiếc, vônfram, crôm, cao su tự nhiên (80%), niken, đồng, chì, kẽm, sắt, bôxít, vàng, bạc và dầu mỏ. Có các đường hàng hải quốc tế từ châu Âu, châu Phi đi Viễn Đông và Mĩ. 8.8.1967, tổ chức khu vực các quốc gia ở ĐNA gọi tắt là ASEAN được thành lập, với mục đích được chính thức tuyên bố: hợp tác kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa. Các nước thành viên hiện nay: VN, Lào, Campuchia, Thái Lan, Mianma, Indonesia, Malaixia, Xingapo, Brunây, Philippin. VN tham gia với tư cách quan sát viên từ 1992, là thành viên chính thức từ 7.1995.



        ĐÔNG PHONG, tên lửa đường đạn, tầm phóng 280- 13.000km, có 1-3 tầng, dùng nhiên liệu rắn, mang đầu đạn thường hoặc hạt nhân tới 4Mt; do TQ nghiên cứu, chế tạo từ đầu thập kỉ 70 tk 20. Có: ĐP tầm xa là các loại tên lửa xuyên lục địa, có 2 hoặc 3 tầng, nhiên liệu rắn, đặt trong hầm phóng (DF-5) hoặc trên bệ phóng cơ động (DF-31, DF-41), mang dầu đạn hạt nhân (tới 4Mt), có tầm phóng 8.000km (DF-31) tới 13.000km (DF-5A). ĐP tầm trung là các loại tên lửa có 1 hoặc 2 tầng, nhiên liệu rắn, đặt trên bệ phóng cố định hoặc cơ động, mang đầu đạn thông thường hoặc hạt nhân (tới lMt), có tầm phóng tới 3.000km (vd: DF-3, DF-4, DF-15 và DF- 21). ĐP tầm gần là tên lửa cơ động, dùng nhiên liệu rắn với tầm phóng 280km (vd: DF-11). Các loại ĐP chủ yếu được trang bị cho lực lượng tên lửa chiến lược của TQ.

        ĐÔNG QUAN, huyện, trị sở Giao Chỉ kiêm trị sở phủ Giao Châu, do nhà Minh đặt cho đất Đông Đô sau khi diệt nhà Hồ và xâm chiếm Đại Việt (1407-27). Thành ĐQ được xây dựng kiên cố tại vị trí thành Thăng Long cũ, có hệ thống đồn lũy bảo vệ ngoại vi. Từ 22.11.1426 nghĩa quân Lam Sơn liên tục tiến công vây hãm thành, buộc Vương Thông chấp nhận thất bại, tuyên thệ đầu hàng tại hội thề Đông Quan (16.12.1427) và rút quân về nước (3.1.1428).
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #97 vào lúc: 13 Tháng Bảy, 2019, 10:40:17 am »


        ĐÔNG TIMO (Cộng hòa dân chủ Đông Timo; Republika Demokratika Timor Lorosa’e, BĐN. República Democratica de Timor-Leste, A. East Timor, Republic Democratic of Timor- Leste), quốc gia ở đồng bắc đảo Timo và một số đảo nhỏ phụ cận thuộc quần đảo Mã Lai. Dt 14.874km2; ds 997,8 nghìn người (2003); gồm người Tetum. Mambai, Macacxai, TQ... Ngôn ngữ chính: tiếng Tetum, tiếng Bồ Đào Nha. Tôn giáo: Thiên chúa giáo La Mã (trên 90%), đạo Hồi, đạo Hindu và tín ngưỡng huyền thống địa phương. Thủ đô: Đili. Từ 1586 là thuộc địa của Bồ Đào Nha. 6.1974 giành được độc lập, 28.11.1975 tuyên bố thành lập nước CHDC ĐT. Inđônêxia đưa QĐ vào can thiệp, 17.7.1976 sáp nhập vào Inđônêxia. Trong cuộc trưng cầu ý dân 1998, đa số cử tri ĐT ủng hộ việc ĐT trở thành nhà nước độc lập. Sau khi Inđônêxia rút quân, ĐT được đặt dưới sự quân lí của Cơ quan quyền lực lâm thời LHQ. 20.5.2002 chính thức tuyên bố độc lập, theo chính thể cộng hòa dân chủ, đứng đầu nhà nước là tổng thống. Cơ quan lập pháp: quốc hội một viện. Cơ quan hành pháp: chính phủ do thủ tướng đứng dầu. Địa hình đồi núi, có đỉnh cao tới 2.950m. Kinh tế chủ yếu là nông nghiệp. Trồng lúa, ngô, dừa, cà phê, cao su, bông, mía đường. GDP 389 triệu USD (2002), bình quân đầu người 520 USD. Thành viên LHQ (27.9.2002). Lập quan hệ ngoại giao với VN cấp đại sứ 28.7.2002. LLVT: 640 người.



        ĐỒNG BẰNG, phần bề mật lục địa tương đối rộng và bằng phẳng, có độ dốc nhỏ (dưới 3-5°) và độ cao không lớn so với mực nước biển (thông thường dưới 200m). Hình thành do sự biến đổi dần dần và tác động tương hỗ giữa lớp vỏ Trái Đất với các yếu tố bên ngoài. Theo nguồn gốc, ĐB được chia thành 3 loại: ĐB kiến tạo, hình thành do sự vận động nâng lên của lớp vỏ Trái Đất hoặc sự hạ thấp mực nước biển làm bộc lộ phần bề mật vốn ngập chìm trong nước; phần lớn phân bố tại khu vực ven biển, thường có địa hình dốc thoải, dễ tiến hành các hoạt động đổ bộ đường biển. ĐB xâm thực (bóc mòn), hình thành do tác dụng ngoại lực của các hiện tượng tự nhiên (băng hà) lên bề mặt lồi lõm của Trái Đất làm cho nó trở nên bằng phẳng, trừ một số điểm cao nhỏ còn lại; thường có nền đất cứng, thuận tiện cho việc cơ động bằng các phương tiện cơ giới nhưng khó cấu trúc công sự. ĐB bồi tích (dạng phổ biến nhất), hình thành do sự vận chuyển phù sa của các sông, biển bồi tích lại; phần lớn thấp dưới l00m, phân bố tại các lòng chảo thấp, ven các biển, hồ, vùng hạ lưu của các hệ thống sông, tạo thành các vùng châu thổ (tam giác châu), thường có nền đất yếu, nhiều hồ ao, sông ngòi, mùa mưa dễ bị ngập lụt. Phẩn lớn ĐB ở VN là ĐB châu thổ và ĐB bổi tích ven biển, lớn nhất là các ĐB Bắc Bộ và ĐB sông Mê Công, có độ cao không quá 25m, với hệ thống sông ngòi dày đặc. Địa thế bằng phẳng, mạng lưới giao thông phát triển, ĐB là địa bàn thuận lợi cho hoạt động tiến công của các binh đoàn lớn, tác chiến hiệp đồng binh chủng trên chính diện rộng, chiều sâu lớn,... nhưng tinh chất bảo vệ kém, khó thực hiện việc ngụy trang, nghi binh, tổ chức tác chiến phòng ngự.

        ĐỒNG BỘ TRANG BỊ, 1) biên chế, tổ chức, ráp nối các thiết bị, phương tiện, trang bị... riêng lẻ thành bộ (hoặc hệ thống) để phối hợp hoạt động, thống nhất hoàn thành nhiệm vụ. Vd: đồng bộ xe kéo-pháo, đồng bộ rađa - trạm nguồn...; 2) bảo đảm đủ, đúng số lượng, chất lượng chi tiết, cụm chi tiết, bộ phận của một trang bị, thiết bị hoặc phương tiện để chúng hoạt động tốt. ĐBTB trong QS là một chỉ tiêu đánh giá khả năng tác chiến và hoàn thành các nhiệm vụ khác của trang bị cũng như của đơn vị. Có các mức: không đồng bộ, đồng bộ thấp, đồng bộ trung bình, đồng bộ cao.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #98 vào lúc: 13 Tháng Bảy, 2019, 10:42:23 am »


        ĐỒNG DÙ, địa điểm thuộc h. Củ Chi, trên đường 22 đi Tây Ninh, tây bắc tp Hồ Chí Minh 30km. ĐD là căn cứ của Sư đoàn Tia chớp nhiệt đới của Mĩ. 26.1.1969 hai tiểu đoàn đặc công 3 và 28 cùng một tiểu đoàn pháo binh QGP tập kích, đánh thiệt hại nặng SCH sư đoàn và Lữ đoàn 2, diệt và làm bị thương 1.270 quân, phá hủy nhiều máy bay, 176 xe QS, 12 khẩu pháo, 4 kho bom đạn, xăng dầu và nhiều phương tiện chiến tranh. Sau khi quân Mĩ rút khỏi miền Nam VN, ĐD là căn cứ của Sư đoàn bộ binh 25 QĐ Sài Gòn. 29.4.1975 Sư đoàn 320 tiến công căn cứ này (x. trận Đồng Dù 29.4.1975). Sau 6 giờ chiến đấu sư đoàn chiếm hoàn toàn căn cứ, mở thông hướng tây bắc cho Quân đoàn 3 vào giải phóng Sài Gòn trong chiến dịch Hồ Chí Minh (26-30.4.1975).

        ĐỒNG HỒ CHÂN TRÒI, đồng hổ hoạt động theo nguyên lí con quay để xác định và chỉ thị góc nghiêng, góc lên, xuống của trục dọc, trục ngang khí cụ bay so với đường chân trời hoặc đường thẳng đứng với mặt đất. Được lắp trên bảng đồng hổ trong buồng lái của khí cụ bay. Trên khí cụ bay hiện đại, thường sử dụng ĐHCT có con quay đa chức năng, điều khiển bằng điện. Các tín hiệu được lấy từ con quay, biểu thị gián tiếp trên màn hình, rồi được đưa đến các hệ thống khác như: dẫn đường, tự động lái...

        ĐỒNG HỒ PHƯƠNG VỊ CON QUAY, thiết bị chỉ hướng tự động, hoạt động theo nguyên lí con quay hồi chuyển, dùng để duy trì một hướng xác định trong mặt phẳng nằm ngang và đo góc giữa hướng chuyển động thực so với hướng được duy trì. Được sử dụng rộng rãi trong hệ thống tự động ổn định hướng của tàu thủy, tên lửa, ngư lôi, trong các hệ thống dẫn đường mặt đất và hệ thống điều khiển vũ khí trên tàu.

        ĐỔNG KHỞI, nổi dậy cùng một lúc của nhân dân ở nhiều địa phương miền Nam VN trong KCCM nhằm phá ách kìm kẹp của chính quyền Sài Gòn, giành quyền làm chủ ở cơ sở với những mức độ khác nhau (làm rệu rã bộ máy cai trị của đối phương, giải phóng hoàn toàn một hoặc nhiều xã và thành lập MTDTGP làm chức năng chính quyền CM...); một hình thái khởi nghĩa. ĐK xuất hiện ở Nam Trung Bộ và Nam Bộ sau khi có nghị quyết hội nghị Trung ương XV (1.1959), đánh dấu bước chuyển quan trọng của CM miền Nam từ thế bị kìm kẹp sang tiến công, tạo cơ sở vững chắc đánh thắng chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mĩ (x. khởi nghĩa Trà Bồng, 28.8.1959; đồng khởi Bến Tre, 17.1-20.4.1960).

        ĐỒNG KHỞI BẾN TRE (17.1-20.4.1960). nổi dậy đồng loạt của nhân dân tinh Bến Tre đập tan bộ máy kìm kẹp của chính quyền Sài Gòn ở thôn, ấp, giành quyền làm chủ. Lực lượng địch ở Bến Tre có 9 đại đội bảo an, 24 tổng đoàn dân vệ, 1.380 dân vệ và hơn 300 đồn bốt, tháp canh. Thực hiện nghị quyết hội nghị Trung ương XV (1.1959), Xứ ủy Nam Bộ họp (11.1959), chủ trương phát động phong trào đồng khởi, chọn ba xã Định Thủy, Phước Hiệp, Bình Khánh (h. Mỏ Cày, t. Bến Tre) làm điểm do thường vụ tỉnh ủy trực tiếp chỉ đạo. Đêm 16 rạng 17.1 nhân dân xã Định Thủy có các tổ, đội hành động làm lực lượng xung kích, kết hợp với cơ sở nội tuyến, nổi dậy diệt tổng đoàn dân vệ, vây các đồn, bốt, bức địch ra hàng, giành quyền làm chủ. Tiếp đó nhân dân các xã Phước Hiệp (đêm 17.1), Bình Khánh (20.1) cùng nổi dậy diệt lực lượng bảo an và ác ôn, giải tán chính quyền cơ sở của địch. Thắng lợi ở ba xã cổ vũ nhân dân các huyện Mỏ Cày, Giồng Trôm, Châu Thành, Thạnh Phú, Ba Tri, Bình Đại đồng loạt nổi dậy. Kết quả hơn 300 tề, điệp, ác ôn bị trừng trị, 47 đồn bốt, tháp canh bị diệt và bức rút, 22 xã được giải phóng hoàn toàn. 22.3 chính quyền Sài Gòn huy động gần 10.000 quân càn quét vào ba xã điểm. Lực lượng du kích đánh địch, kết hợp với hàng vạn quần chúng đấu tranh bảo vệ thành quả CM. 1.4 hàng ngàn phụ nữ, người già, trẻ em dùng ghe, xuồng tản cư lên thị trấn Mỏ Cày, tố cáo tội ác giết hại nhân dân của QĐ Sài Gòn. Cuộc đấu tranh kéo dài 12 ngày, được hàng ngàn phụ nữ ở các nơi khác đến tiếp sức, buộc chính quyền Sài Gòn phải chấm dứt cuộc càn quét (20.4). ĐKBT là cuộc đồng khởi điển hình, rộng lớn, diễn ra trong cả tỉnh; thể nghiệm thành công phương châm tiến công địch bằng ba mũi giáp công của CM miền Nam. Đội quân tóc dài ra đời từ đây.

        ĐỒNG MINH CHỐNG PHÁT XÍT, liên minh chiến đấu giữa các nước, các dân tộc chống trục phát xít trong CTTG-II (1939-45), trong đó trụ cột là LX, Mĩ, Anh. Được hình thành khi chính phủ Anh, Mĩ tuyên bố ủng hộ LX chống lại cuộc tiến công xâm lược của phát xít Đức (6.1941) và chính thức thành lập 1.1.1942 khi đại biểu 26 nước họp ở Oasinhtơn (MI) ra “Tuyên ngôn liên hợp của các dân tộc”. ĐMCPX cam kết: mọi thành viên sẽ huy động mọi nguồn lực cho cuộc chiến tranh nhằm chống lại trục phát xít và cùng nhau hợp tác chặt chẽ. không đàm phán hoặc kí hòa ước riêng rẽ với các nước trong trục phát xít... Cuối CTTG-II có hơn 50 nước tham gia. ĐMCPX trở thảnh một nhân tố quan trọng góp phần đánh bại trục phát xít. Do sự khác biệt về chế độ chính trị, mâu thuẫn về quan điểm và lợi ích cơ bản, sau CTTG-II, ĐMCPX bị chia rẽ, đến 1947 chấm dứt sự tồn tại.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #99 vào lúc: 13 Tháng Bảy, 2019, 10:44:18 am »


        ĐỒNG MINH QUÂN SỰ, tổ chức hành động hoặc cùng phối hợp hoạt động về QS của một số nước (tập đoàn chính trị) để chống lại một hoặc nhiều nước (tập đoàn chính trị) đối lập. ĐMQS thường được hình thành trên cơ sở các hiệp ước, hiệp định hoặc có khi chỉ bằng những bản tuyên bố chung của các bên hữu quan. Tham gia ĐMQS không chỉ có những nước cùng chế độ chính trị - xã hội mà còn cả những nước có chế độ chính trị - xã hội khác nhau nhưng có chung kẻ thù trước mắt cần đánh bại. Tính chất của một ĐMQS tùy thuộc vào mục tiêu chính trị mà nó theo đuổi (x. Đồng minh chống phát xít).

        ĐỒNG NAI*, sông ở miền Đông Nam Bộ, bắt nguồn từ Lâm Đồng đổ ra Biển Đông ở cửa Soi Rạp. Dài 540km, có các sông nhánh: Sông Bé, sông Sài Gòn bên phái và sông La Ngà bên trái. Tàu thuyền đi lại thuận lợi qua Biên Hoà đến ngã ba hợp lưu với Sông Bé. Có trữ năng thủy điện lớn (Nhà máy thúy điện Trị An). Thượng lưu cổ tên Đa Nhím, Đa Dung.

        ĐỔNG NAI**, tỉnh ở Đông Nam Bộ: tây bắc giáp Bình Phước, đông bắc giáp Lâm Đổng, đông giáp Bình Thuận, nam giáp t. Bà Rịa - Vũng Tàu, tây và tây nam giáp Bình Dương, tp Hồ Chí Minh. Dt 5.894.74 km2; ds 2,14 triệu  người (2003); 92,8% là người Kinh, còn lại là người Khơme, Khơmú, Châuro, Tày, Nùng, Dao. Mạ... Thành lập 2.1976 do sáp nhập các tinh Biên Hoà, Bà Rịa và Long Khánh. 8.1991 tách phần Bà Rịa cũ thành lập t. Bà Rịa - Vũng Tàu. Tổ chức hành chính: 9 huyện, 1 thành phố, 1 thị xã; tỉnh lị: tp Biên Hoà. Địa hình: phía bắc là vùng rừng núi tiếp giáp với cao nguyên, giữa là vùng đồi thoải, phía nam là đồng bằng. Các sông lớn: Đổng Nai, La Ngà, Sài Gòn, Vàm cỏ, Sông Bé. Hồ lớn: Trị An. Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, nhiệt độ trung bình trong năm 27°C, lượng mưa 2.000mm/năm, ít bị ảnh hưởng của gió bão. Tỉnh công - nông nghiệp. Đất đai màu mỡ thuận lợi cho việc trồng cây công nghiệp: đậu tương (chiếm 1/3 sản lượng cả nước), cao su, cà phê, hồ tiêu. Rừng có nhiều gỗ quý (cẩm lai, trắc, cam xe). Các khu công nghiệp lớn: tp Biên Hoà với trên 100 nhà máy, xí nghiệp; Nhà máy thủy điện Trị An trên sông Đồng Nai. Giá trị sản xuất công nghiệp 2002 đạt 19.106,7 tỉ đồng; sản lượng lương thực có hạt 2002 đạt 530,4 nghìn tấn (lúa 284,3 nghìn tấn); khai thác gỗ 25 nghìn m3. Giao thông: QL 1, QL 20, QL 51, đường sắt Bắc - Nam. Địa danh lịch sử QS: Biên Hoà là căn cứ địa của nghĩa quân Trương Công Định; Chiến khu D, với các chiến thắng: La Ngà, Bình Giã, sân bay Biên Hoà, Xuân Lộc. 10.2000, LLVTND Đồng Nai được phong tặng danh hiệu đơn vị Ah LLVTND.



        ĐỒNG NAI THƯỢNG, tỉnh cũ ở Nam Trung Bộ. Thành lập 11.1899, tỉnh lị: Di Linh. 1901 sáp nhập vào t. Bình Thuận, 1920 tái lập. Trong KCCM sáp nhập với t. Lâm Viên thành t. Lâm Đồng. (5.1958 chính quyền Sài Gòn đổi ĐNT thành t. Lâm Đồng sau khi tách một phần sáp nhập với tp Đà Lạt để lập t. Tuyên Đức). 2.1976 sáp nhập với t. Tuyên Đức thành t. Lâm Đồng mới.

        ĐỒNG PHẠM, hai hay nhiều người cố ý cùng thực hiện tội phạm. Theo hành vi thực hiện tội phạm, những người ĐP có vai trò khác nhau: người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức. Tội phạm được thực hiện do ĐP thường gây nguy hiểm cao cho xã hội. Khi xét xử ĐP phải căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm do người đó gây ra cho xã hội để có quyết định phù hợp. Phạm tội có tổ chức là hình thức ĐP.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM