Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 06:17:18 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đ  (Đọc 8636 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #70 vào lúc: 12 Tháng Bảy, 2019, 10:45:52 pm »


        ĐOÀN KHẮC LUẬN (s. 1948), Ah LLVTND (1972). Quê xã Thọ Tiến, h. Triệu Sơn, t. Thanh Hóa; nhập ngũ 1965, đv ĐCS VN (1967); khi tuyên dương Ah là thượng sĩ, đại đội trường Đại đội 23 (súng máy cao xạ 12,7mm) thuộc Tiểu đoàn 75, Trung đoàn 84, BTL Mặt trận B5. Từ 1966 đến 1972, chiến đấu ở Quảng Trị, ĐKL đã cùng đơn vị bắn rơi trên 100 máy bay, diệt hàng trăm địch. 21.1.1968 đánh địch ở Lâm Xuân Động, ĐKL là pháo thủ số 1 cùng khẩu đội và trung đội bắn rơi 4 máy bay, bắn cháy 2 xe M113, diệt 50 địch. 6-8.1969 chỉ huy khẩu đội phục kích ở vùng điểm cao 333, bắn rơi 4 máy bay Mĩ. 3.4.1970 trong trận đánh điếm cao 182. trực tiếp chỉ huy trung đội bắn rơi 3 máy bay, diệt 40 quân Mĩ; khi bị thương vẫn giữ vị trí chiến đấu, chỉ huy đơn vị cùng lực lượng bộ binh đánh thiệt hại nạng 1 tiểu đoàn Mĩ. 5-23.6.1971 chi viện cho bộ binh chiến đấu ở điểm cao 402 và 544, đã chỉ huy đại đội bắn rơi 13 máy bay Mĩ. Huân chương: Chiến công (1 hạng nhất, 4 hạng nhì).



        ĐOÀN KHUÊ (1923-98), bộ trưởng BQP nước CHXHCN VN (1991-97). Quê xã Triệu Lăng, h. Triệu Phong, t. Quảng Trị; tham gia CM 1939, nhập ngũ 8.1945, đại tướng (1990); dv ĐCS VN (1945). Năm 1940 bị thực dân Pháp bắt giam, đày đi Buôn Ma Thuột. 6.1945 tham gia thành lập tỉnh ủy lâm thời, chủ nhiệm Việt Minh, ủy viên QS tỉnh Quảng Bình. Trong KCCP, 1946-47 chính trị viên Trường lục quân trung học Quảng Ngãi. 1947-54 chính ủy trung đoàn, phó chính ủy Sư đoàn 305. Trong KCCM, 1954-60 phó chính ủy Sư đoàn 675, phụ trách chính ủy Sư đoàn 351; chính ủy Lữ đoàn 270. Năm 1960-64 phó chính ủy Quân khu 4. Năm 1964-75 phó chính ủy Quân khu 5, tham gia chi huy nhiều chiến dịch trên địa bàn quân khu. 1977-83 chính ủy kiêm tư lệnh Quân khu 5. Tháng 5.1983-87 phó tư lệnh kiêm tham mưu trưởng, rồi tư lệnh Quân tình nguyện VN tại Campuchia. 1987-91 thứ trưởng BQP kiêm tổng tham mưu trưởng QĐND VN. 8.1991-97 bộ trưởng BQP, phó bí thư Đảng ủy QS trung ương, ủy viên BCHTƯĐCS VN khóa IV-VIII, ủy viên BCT khoa VI-VIII (1997). Đại biểu Quốc hội khóa VII-IX. Huân chương: Hồ Chí Minh, 2 Quân công hạng nhất, 2 Chiến còng hạng nhất, Chiến thắng hạng nhất, Kháng chiến hạng nhất...



        ĐOÀN KỊCH NÓI QUÂN ĐỘI, đơn vị nghệ thuật kịch nói chuyên nghiệp của QĐND VN do TCCT chỉ đạo và quản lí; đơn vị Ah LLVTND (2000). Sáng tác và biểu diễn kịch nói về đề tài LLVTND và chiến tranh CM (thể hiện hình tượng “Bộ đội Cụ Hồ” trên sân khấu kịch nói) phục vụ bộ đội và nhân dân, góp phần nâng cao đời sống văn hoá tinh thần và sức mạnh chiến đấu của QĐ. Thành lập 10.1.1955. Tiền thân là Đội kịch Chiến Thắng của các nghệ sĩ tham gia kháng chiến (1948), sáp nhập vào Tổng đội văn công (1951), tách khỏi Tổng đội văn công thành Đoàn kịch nói TCCT (1955), đổi tên thành ĐKNQĐ (1990). Đã dàn dựng hơn 130 vở kịch, giành 7 huy chương vàng, 14 huy chương bạc trong các hội diễn nghệ thuật chuyên nghiệp toàn quốc. Nhà viết kịch Đào Hồng Cẩm được giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Huân chương: Quân công hạng nhì. Trường đoàn đẩu tiên: Hoàng Cầm.

        ĐOÀN NGHỆ THUẬT QUÂN ĐỘI X. ĐOÀN VĂN CÔNG QUÂN ĐỘI

        ĐOÀN NHÂN DÂN TỰ VỆ CHIẾN ĐẤU. phân đội chiến đấu ở khóm, ấp, cơ sở của chế độ Sài Gòn. Ra đời 1968 theo luật số 003/68 (ban hành 19.6.1968). ĐNDTVCĐ gồm 3 liên toán, quân số từ 107 đến 134 (có cả nữ đoàn viên); trang bị một số vũ khí thông thường. Đặt dưới sự chỉ huy, sử dụng, yểm trợ và huấn luyện của ban chỉ huy phân chi khu. Đoàn trưởng do đoàn viên nhân dân tự vệ bầu.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #71 vào lúc: 12 Tháng Bảy, 2019, 10:47:19 pm »


        ĐOÀN PHÁO BINH, 1) đơn vị pháo binh tương đương với sư đoàn (lữ đoàn), gồm một số trung đoàn, tiểu đoàn pháo binh, các phán đội bảo đảm và phục vụ, các cơ quan tham mưu, chính trị, hậu cẩn, kĩ thuật. ĐPB được tổ chức, biên chế tùy thuộc vào nhiệm vụ, khả năng vũ khí trang bị. điều kiện tác chiến, tính chất chiến trường trong từng thời kì nhất định. Trong KCCM có ĐPB Biên Hoà - đơn vị pháo binh chủ lực Miền, nguyên là ĐPB 563 (1964), ĐPB 69 (1965), ĐPB 75 (1969); 2) tên mật cùa một binh đội, binh đoàn pháo binh. Vd: ĐPB Anh Dũng (Lữ đoàn pháo binh 675), ĐPB Tất Thắng (Lữ đoàn pháo binh 45), ĐPB Bến Hải (Trung đoàn pháo binh 164)...

        ĐOÀN PHÁO BINH ANH DŨNG, trung đoàn pháo binh đầu tiên của QĐND VN; đơn vị hai lần Ah LLVTND (1975 và 2001). Được tổ chức 9.1950 tại Trùng Khánh (t. Cao Bằng) với tên gọi Trung đoàn 95, gồm 3 tiểu đoàn sơn pháo 75mm (40, 178 và 253). Ngày 20.11.1950 tại bản Nà Tấu (h. Quảng Uyên, nay là h. Quảng Hoà, t. Cao Bằng) chính thức làm lễ thành lập với tèn gọi Trung đoàn 675, gồm 6 liên đội sơn pháo 75mm (751. 752, 753, 754, 755 và 756). Trở thành Đại đoàn 675 (9.1954), rồi Trung đoàn 82 (1958) và trở lại phiên hiệu Trung đoàn 675 (1965). Từ 11.1975 là Lữ đoàn pháo binh 675 thuộc BTL pháo binh. Tham gia các chiến dịch: Biên Giới (1950), Hoàng Hoa Thám, Quang Trung (1951), Hoà Bình. Tây Bắc (1952), Thượng Lào (1953). Điện Biên Phủ (1954) trong KCCP và các chiến dịch: Khe Sanh (1968), Đường 9 -  Nam Lào (1971), Tây Nguyên và chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) trong KCCM. Được chủ tịch Hồ Chí Minh tặng danh hiệu "Trung đoàn pháo binh Anh Dũng” (25.2.1952). Ngày truyền thống: 20.11.1950. Quyền trung đoàn trưởng, chính ủy đầu tiên: Nguyễn Thước, Hoàng Phương.

        ĐOÀN PHÁO BINH BIÊN HOÀ, đơn vị pháo binh chủ lực Miền (B2). Thành lập 10.1963 với phiên hiệu U80, sau đổi thành Đoàn 563 (1964), Đoàn 69 (1965), Đoàn 75 (1969). Tổ chức biên chế lúc đầu tương đương trung đoàn, phát triển tương đương sư đoàn (từ 1965). Tham gia tổng tiến công chiến lược 1968, 1972, chiến dịch phản công giải phóng các tỉnh đông bắc Campuchia (1971), chiến dịch Đường 14 -  Phước Long (1.1975) và chiến dịch Hồ Chí Minh (4.1975). Các đơn vị trong Đoàn đã 5 lần bắn phá căn cứ không quân Biên Hoà (31.10.1964, 23.8.1965, 12.5.1967, 31.1.1968 và 14-26.4.1975), phá hủy nhiều máy bay, đạn dược và phương tiện chiến tranh, diệt hàng trăm quân Mĩ và QĐ Sài Gòn. Đặc biệt, đợt bắn phá 14-26.4.1975 đã làm tê liệt hoạt động của sân bay Biên Hoà (từ 26.4). Tên gọi truyền thống ĐPBBH do Bộ chỉ huy Miền đặt (1969). Có 1 trung đoàn, 2 tiểu đoàn, 3 đại đội là đơn vị Ah LLVTND. Đoàn trưởng kiêm chính ủy đầu tiên: Hoàng Minh Khanh (tức Đào Sơn Tây).

        ĐOÀN PHÁO BINH TẤT THẮNG, lữ đoàn pháo binh cơ giới thuộc BTL pháo binh; đơn vị Ah LLVTND (1973). Tiền thân là Trung đoàn 19, trung đoàn nổi tiếng của Liên khu 3, thành lập 22.8.1945 tại Nam Định (trung đoàn trưởng kiêm chính trị ủy viên: Hà Ké Tấn), sau đổi thành Trung đoàn 33 (cg Trung đoàn 15). Lập nhiều chiến công trong đợt bao vây, tiến công quân Pháp, tiêu biểu là trận đánh thắng khoảng 1 trung đoàn Pháp đến giải vây cho Trung đoàn bộ binh thuộc địa số 6 tại tp Nam Định đầu 1947, được chủ tịch Hồ Chí Minh tặng danh hiệu Trung đoàn Tất Thắng. 5.1947 đổi thành Trung đoàn 34. Từ 3.1951 được xây dựng thành trung đoàn pháo binh cơ giới đầu tiên của QĐND VN và đổi thành Trung đoàn 45 (trung đoàn trưởng: Nguyễn Hữu Mĩ, chính ủy: Hùng Thanh), thuộc biên chế Đại đoàn 351. Tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ (13.3-7.5.1954), đơn vị bắn loạt đạn pháo đầu tiên vào cứ điểm Him Lam mờ màn chiến dịch, được tặng cờ “Quyết chiến quyết thăng”. 1958 chuyển thành Lữ đoàn 364 thuộc BTL pháo binh. 1965 lấy lại phiên hiệu Trung đoàn 45. Từ 1973 đổi thành Lữ đoàn pháo binh 45 thuộc Quân đoàn 1, từ 1986 thuộc BTL pháo binh. Trong KCCM, tham gia các chiến dịch: Khe Sanh (1968). Đường 9 - Nam Lào (1971), Quảng Trị (1972) và chiến dịch Hồ Chí Minh (26-30.4.1975). Ngày truyền thống: 22.8.1945 (ngày thành lập Trung đoàn 19).

        ĐOÀN PHỤNG (Ngô Kha; 1920-94), chính ủy BTL Thủ Đô (1969-78). Quê xã Bình Hà, h. Thanh Hà, t. Hải Dương; nhập ngũ 7.1945, đại tá (1958); đv ĐCS VN (1945). Năm 1945 vào du kích ở Đông Triều, tham gia khởi nghĩa giành chính quyền ở Hải Phòng và Hòn Gai. Trong KCCP. 1946-54 giữ các chức vụ từ trung đội trưởng đến chính ủy Trung đoàn phòng không 367. tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. 11.1954 chính ủy, bí thư  đảng ủy đầu tiên của Đại đoàn 367. Năm 1958-60 phó chính ủy, chính ủy BTL phòng không. 1964 chính ủy Quân khu Đông Bắc. 1967 chính ủy BTL hải quân kiêm Quân khu Đông Bắc (sau khi hợp nhất). 1969 chính ủy, bí thư đảng ủy BTL Thủ Đô. Huân chương: Độc lập hạng nhất, Quân công hạng nhất...


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #72 vào lúc: 12 Tháng Bảy, 2019, 10:49:05 pm »


        ĐOÀN QUÂN NHẠC, đơn vị nghệ thuật nhạc kèn của QĐND VN. thuộc Đoàn nghi lễ 781, Quân khu Thủ Đô; gồm ba dàn nhạc kèn. Nhiệm vụ: phục vụ nghi lễ trang trọng của Đảng, Nhà nước và QĐ; làm công tác huấn luyện, đào tạo; tham gia hoạt động văn hóa nghệ thuật và biểu diễn phục vụ công chúng. Thành lập 20.8.1945, mang tên: Ban âm nhạc giải phóng quân. 2.9.1945 đã cử quốc thiều (Tiến quân cà) trong buổi lễ tuyên bố độc lập của nước VN DCCH. Đổi tên thành Ban âm nhạc vệ quốc quàn (1946), Đội nhạc binh trung ương thuộc Cục quân huấn BTTM (22.5.1946), Tiểu đoàn quân nhạc (7.1954). Tháng 3.1979 sáp nhập vào Đoàn nghi lễ 781, Quân khu Thủ Đô. Huân chương: Quân công hạng nhì. Chỉ huy đầu tiên: Đinh Ngọc Liên.

        ĐOÀN QUÂN THỨ HÀNH CHÍNH, tổ chức bán QS có nhiệm vụ thiết lập bộ máy hành chính ở cơ sở, duy trì trật tự, an ninh vùng QĐ mới hành binh chiếm đóng; do Pháp thành lập từ cuối 1951 tại Bắc Bộ và Trung Bộ trong chiến tranh xâm lược VN. Mỗi ĐQTHC gồm khoảng 60 người và chia ra: ban hành chính, ban QS, ban y tế - xã hội và ban thông tin tuyên truyền. Tại vùng mới chiếm đóng, ĐQTHC xúc tiến việc lập tề, đăng kí và cấp thẻ kiểm soát, giấy thông hành cho dân, xây dựng đồn bốt, cùng cố công sự, lập vành đai trắng, tổ chức vây bắt cán bộ, đảng viên ĐCS... Do tổ chức muộn, số lượng ít (Bắc Bộ có 4 đoàn) nên tác dụng của các ĐQTHC rất hạn chế và đã tan rã sau thất bại của Pháp ở Đông Dương (1954).

        ĐOÀN QUYẾT THẮNG nh SƯ ĐOÀN 367

        ĐOÀN SINH HƯỞNG (s. 1949), Ah LLVTND (1975). Quê xã Bình Ngọc, tx Móng Cái, t. Quảng Ninh; nhập ngũ 1966, thiếu tướng (1999), phó tư lệnh, tham mưu trưởng Quân khu 4 (từ 2004): đv ĐCS VN (1968): khi tuyên dương Ah là thiếu úy. đại đội trưởng Đại đội xe tăng 9, Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 273, Quân đoàn 3. Năm 1968-75 tham gia chiến đấu ở Quảng Trị, Tây Nguyên, Nam Bộ. Trong chiến dịch Tây Nguyên (3.1975), chỉ huy Đại đội 9, phối hợp với Đại đội bộ binh 1 đánh lui nhiều đợt phản kích của địch, chiếm lại khu kho Mai Hắc Đế (Buôn Ma Thuột, 10.3.1975): tham gia đánh chiếm SCH Sư đoàn 23 QĐ Sài Gòn, giải phóng Buôn Ma Thuật (11.3.1975). Trận đánh chiếm tx Tuy Hoà (Phú Yên, 1.4.1975), ĐSH chỉ huy xe tăng M41 thu được của địch bắn 9 quả đạn diệt 1 trận địa pháo 105mm. bắn chìm 1 tàu chiến, 1 xuồng chiến đấu; chỉ huy đại đội cùng bộ binh tiến đánh Tuy An, Sông Cẩu, giải phóng t. Phú Yên. 29.4.1975 chỉ huy đại đội phối hợp với bộ binh và đặc công chốt tại Cầu Bông, diệt và bắt toàn bộ đoàn xe M113 (22 chiếc) của địch rút từ Hậu Nghĩa về Sài Gòn. 30.4.1975 chỉ huy phân đội cùng các đơn vị bạn đánh chiếm sân bay Tân Sơn Nhất và BTTM QĐ Sài Gòn. Huân chương: Chiến công (2 hạng nhì. 2 hạng ba).



        ĐOÀN SÓNG ĐIỆN nh TRUNG ĐOÀN 26

        ĐOÀN SÔNG ĐÀ nh TRUNG ĐOÀN 236

        ĐOÀN TÀU KHÔNG số nh ĐOÀN 125

        ĐOÀN TÀU VẬN TẢI CÓ HỘ TỐNG, tổ chức lâm thời của hải quân, bao gồm các tàu vận tải và lực lượng bảo vệ đi cùng để bảo đảm an toàn cho các tàu vận tải hành quân trên biển, chống địch tập kích từ mặt biển, trên không và ngầm dưới biển. Thành phần lực lượng bảo vệ có thể có các tàu chiến mặt nước bảo vệ tầm gần và tầm xa, nhóm tàu và máy bay (máy bay trực thăng) chống ngầm, máy bay tiêm kích yểm hộ trên không... Khi đi qua vùng có uy hiếp về mìn (thủy lôi) còn có các tàu quét mìn dẫn đường. Các lực lượng bảo vệ có thể tổ chức đội hình vòng tròn (xung quanh các tàu vận tải) hoặc tập trung bảo vệ ở hướng bị uy hiếp nhất.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #73 vào lúc: 12 Tháng Bảy, 2019, 10:51:02 pm »


        ĐOÀN TÊN LỬA THÀNH LOA nh TRUNG ĐOÀN 261

        ĐOÀN THÀNH LOA nh TRUNG ĐOÀN 261

        ĐOÀN THỊ ÁNH TUYẾT (Chín Đại; s. 1951), Ah LLVT- ND (1978). Quê xã Đức Thắng, h. Mộ Đức, t. Quảng Ngãi; nhập ngũ 1968, trung tá (1992); đv ĐCS VN (1969); khi tuyên dương Ah là trung đội trưởng, Đội biệt động N13, tp Sài Gòn. Trước 1968 nhiều lần rải truyền đơn, treo cờ MTDT- GPMN VN tại khu vực cầu Chữ Y, Văn Lang. 1968-70 chiến sĩ biệt động Sài Gòn, tham gia xây dựng nhiều cơ sở CM, trinh sát mục tiêu, nắm tình hình, chuyển tài liệu, vận chuyển, cất giấu vũ khí... Trực tiếp đánh các trận: Toà hành chính q. 3 (1.1970), Trung tâm báo chí quốc gia (2.1970), Toà hành chính Gia Định (8.1970)... diệt 60 địch (phần lớn là sĩ quan và ác ôn), phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh và tài liệu quan trọng. Hai lần bị địch bắt và tra tấn dã man (6.1969 và 9.1970), ĐTAT giữ vững ý chí CM, kiên trung bất khuất. Huân chương: Chiến công (hạng nhì, hạng ba).



        ĐOÀN THỐNG NHẤT nh TRUNG ĐOÀN 230

        ĐOÀN TRẦN NGHIỆP (Kí Con; 1908-30). người tham gia lãnh đạo chủ chốt VN quốc dân đảng. Quê làng Khúc Thủy, h. Thanh Oai, t. Hà Tây. Vốn là nhân viên của hãng Gôda tại Hà Nội. 1928 gia nhập VN quốc dân đảng, được giao việc in báo “Hồn cách mạng”, làm thư kí coi kho cho “Việt Nam khách sạn” một cơ sở kinh doanh của VN quốc dân đảng ở Hà Nội. Sau vụ ám sát Ba Danh (9.2.1929), khách sạn phải đóng cửa, ĐTN bị bắt nhưng được tha vì thiếu chứng cớ. Từ đó hoạt động bên cạnh Nguyễn Thái Học, tham gia soạn thảo chương trình, điều lệ VN quốc dân đảng, tổ chức chế tạo bom, phụ trách Ban ám sát diệt trừ nội phản. 2.1930 khi VN quốc dân đảng phát động khởi nghĩa. ĐTN đảm nhiệm việc thông tin liên lạc và tổ chức lực lượng cảm tử đánh bom một số vị trí quân Pháp ở Hà Nội đêm 10.2.1930. Khởi nghĩa thất bại. ĐTN phải lánh xuống Hải Phòng, rồi bị bắt ở Nam Định (5.1930), cuối 1930 bị xử chém tại Hỏa Lò (Hà Nội).

        ĐOÀN VĂN CHIA (1918-92), AhLLVTND (1967). Quê xã Hoà Mĩ, h. Phụng Hiệp, t. Cần Thơ; nhập ngũ 1946; đv ĐCS VN (1947); khi tuyên dương Ah là đại đội phó quân giới bộ đội địa phương tỉnh Cần Thơ. Trong KCCP và KCCM, chiến đấu tại chiến trường miền Nam, sáng tạo được nhiều loại hầm chông, mìn, lựu đạn, lấy 350kg thuốc nổ từ bom đạn của địch để sản xuất vũ khí; trực tiếp huấn luyện 650 du kích trong tỉnh biết chế tạo và sử dụng các loại vũ khí thô sơ để đánh địch. ĐVC tháo gỡ 40 quả bom bi, cải tiến thành bốn loại mìn gài, diệt 136 địch, nghiên cứu gỡ bom bướm và phổ biến cho du kích cách tháo gỡ có kết quả. Nuôi và huấn luyện hơn 100 tổ ong vò vẽ thành ong chiến và sử dụng kết hợp với lựu đạn gài và hầm chông, diệt địch, chống càn có hiệu quả. Huân chương: Quân công hạng ba.



        ĐOÀN VĂN CÔNG QUÂN ĐỘI, đơn vị hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp của QĐND VN, chuyên biểu diễn và sáng tác ca, múa, nhạc, kịch về đề tài chiến tranh CM, LLVT và quốc phòng; do TCCT chỉ đạo và quản lí. Đối tượng phục vụ chính là cán bộ, chiến sĩ trong toàn quân. Thành lập 15.3.1951, với các tên gọi: Đoàn văn công QĐ (Đoàn văn công TCCT), Tổng đoàn văn công QĐ (1954), Đoàn ca múa TCCT (1957). Từ 1987 tách thành 2 đoàn: Đoàn ca múa quân đội và Đoàn kịch nói quân đội. Nhiều diễn viên của Đoàn đã được tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú. Có nhiều sáng tác và tiết mục biểu diễn được giải thưởng cao trong và ngoài nước. Cg Đoàn nghệ thuật quân đội. Đoàn trưởng kiêm chính ủy đầu tiên: Chính Hữu (1951-54).
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #74 vào lúc: 12 Tháng Bảy, 2019, 10:52:43 pm »


        “ĐOÀN VỆ QUỐC QUÂN”, hành khúc của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu sáng tác sau CM tháng Tám (1945), được phổ biến rộng rãi thời kì đầu KCCP. Lời và giai điệu của “ĐVQQ” có tác dụng khích lệ các chiến sĩ Vệ quốc đoàn tiếp bước truyền thống vẻ vang của dân tộc, chiến đấu hi sinh bảo vệ nền độc lập non trẻ của tổ quốc và hạnh phúc của nhân dân; trở thành một trong những bài hát truyền thống của QĐND VN.



        ĐOÀN VINH QUANG nh SƯ ĐOÀN 304

        ĐOẠN ĐỔ BỘ, phần bờ biển cùng với vùng nước tiếp giáp được lựa chọn làm nơi đổ bộ của một bộ phận quân đổ bộ (tương đương tiểu đoàn) và hoạt động tác chiến của các tàu bảo đảm đổ bộ. ĐĐB gồm một sô điểm đổ bộ và có thể là một bộ phận của khu vực đổ bộ. Thường lựa chọn ở bờ biển không thiết bị; khi điều kiện cho phép có thể chọn nơi có thiết bị bến, cảng.

        ĐOẠN ĐỘT PHÁ, đoạn (khu vực) phòng ngự của địch ở trên hướng tiến công mà binh đội, binh đoàn, liên binh đoàn phải tập trung nỗ lực phá vỡ để tạo điều kiện phát triển tiến công vào bên trong và mục tiêu chủ yếu. ĐĐP do người chỉ huy (tư lệnh) hoặc cấp trên xác định khi hạ quyết tâm tác chiến, căn cứ vào tính chất phòng ngự của địch, khả năng tiến công của ta, điều kiện địa hình và các yếu tố khác. Trên ĐĐP phải tập trung lực lượng ưu thế đủ khả năng phá hủy công sự, tiêu diệt địch, chiếm lĩnh trận địa. ĐĐP thường được chọn nơi địch phòng ngự mỏng yếu, sơ hở, liên quan đến chỗ hiểm yếu; nơi địa hình cho phép triển khai được lực lượng. ĐĐP xuất hiện từ CTTG-II.

        ĐOẠN VƯỢT SÔNG, đoạn sông và địa hình hai bên bờ được chọn để tổ chức cho một binh đội vượt qua trong quá trình hành quân hoặc chiến đấu. Chọn ĐVS phái căn cứ vào nhiệm vụ và ý định chiến đấu, đặc điểm của sông và địa hình hai bên bờ, tình hình địch, phương tiện và phương pháp vượt sông. Tốt nhất là chọn nơi sông hẹp, không sâu (lội được càng tốt); đáy rắn, không hoặc ít bùn; nước chảy chậm; hai bờ tương đối thoải, địa hình kế cận hai bờ thuận lợi cho việc cơ động, triển khai. Khi vượt sông bằng sức mạnh chọn nơi đối phương phòng ngự yếu. Mỗi ĐVS gồm các bến vượt; số lượng, loại và vị trí các bến được xác định tùy theo điều kiện cụ thể.

        ĐÒN CHIẾN LƯỢC, hoạt động tác chiến tạo bước ngoặt chiến lược hoặc thay đổi cục diện chiến tranh. ĐCL có thế là một chiến cục, chiến dịch, cuộc tổng tiến còng (tổng phản công) hoặc đợt tập kích (đột kích) đường không, đường biển... vào những mục tiêu hoặc lực lượng chiến lược hiếm yếu của đối phương. ĐCL có thể được tiến hành ở chiến trường, hậu phương hoặc trên mặt trận ngoại giao. Chiến dịch Điện Biên Phủ (13.3-7.5.1954) trong KCCP; cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968), các chiến dịch: Tây Nguyên, Huế - Đà Nẵng và Hồ Chí Minh trong KCCM của nhân dân VN, là những ĐCL.

        ĐÒN ĐỘT KÍCH, đòn đánh phá mãnh liệt trong thời gian ngắn vào quân địch bằng hỏa lực hoặc xung lực; một hình thức tác chiến. Có thể tiến hành độc lập hoặc là một bộ phận của trận chiến đấu, chiến dịch hay của các hình thức tác chiến khác. Theo quy mô, có: ĐĐK chiến thuật, ĐĐK chiến dịch và ĐĐK chiến lược; theo lực lượng sử dụng, có; ĐĐK hạt nhân, ĐĐK hỏa lực (không quân, pháo binh, tên lửa...) và ĐĐK bằng xung lực. Đối với bộ binh (bộ binh cơ giới), bộ đội xe tăng, ĐĐK được tiến hành bằng binh lực và hỏa lực tập trung cao, tiến công nhanh và mạnh vào quân địch.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #75 vào lúc: 12 Tháng Bảy, 2019, 10:54:32 pm »


        ĐÒN ĐỘT KÍCH ĐẶC CÔNG, đòn đột kích do phân đội đặc công thực hiện bằng cách trực tiếp dùng mìn, lượng nổ để tiêu diệt sinh lực và phá hủy phương tiện vật chất quan trọng của đối phương; một hình thức tác chiến của đặc công. Có ĐĐKĐC đơn lẻ và ĐĐKĐC tập trung. Tùy theo từng loại đặc công, mục đích, nhiệm vụ tác chiến, tính chất mục tiêu để vận dụng phương pháp đột kích cho phù hợp.

        ĐÒN ĐỘT KÍCH HẠT NHÂN (ngoại), đòn đột kích bằng vũ khí hạt nhân nhằm tiêu diệt (sát thương) các mục tiêu. ĐĐKHN có thể do lực lượng của một quân chủng hoặc nhiều quân chủng tiến hành theo một kế hoạch thống nhất. Theo tính chất nhiệm vụ và quy mô, có ĐĐKHN: chiến lược, chiến dịch và chiến thuật. ĐĐKHN chiến lược chủ yếu do lực lượng hạt nhân chiến lược tiến hành nhằm tiêu diệt những mục tiêu chiến lược trong toàn bộ chiều sâu đất nước của đối phương. ĐĐKHN chiến dịch và chiến thuật do lực lượng hạt nhân cấp chiến dịch, chiến thuật tiến hành nhằm tiêu diệt những mục tiêu QS trọng yếu trên địa bàn chiến dịch, chiến thuật của đối phương. Theo thứ tự tiến hành, có; ĐĐKHN đầu tiên và ĐĐKHN tiếp sau. ĐĐKHN đầu tiên được tiến hành theo kế hoạch đã có sẵn, có ý nghĩa quyết định đến tiến trình và kết cục của chiến tranh hạt nhân. ĐĐKHN tiếp sau được tổ chức trên cơ sở xem xét kết quả của ĐĐKHN đầu tiên. Theo số lượng mục tiêu sát thương và số lượng đầu đạn hạt nhân dùng để sát thương các mục tiêu, có: ĐĐKHN đơn lẻ, ĐĐKHN cụm và ĐĐKHN mật tập. ĐĐKHN đơn lẻ là đánh vào một mục tiêu hoặc một cụm mục tiêu bằng một đầu đạn hạt nhân (một quả bom, một quả tên lửa...). ĐĐKHN cụm là đồng thời đánh vào một hoặc một số mục tiêu của quân địch bằng một số đầu đạn hạt nhân. ĐĐKHN mật tập được tiến hành đồng thời hoặc trong một thời gian rất ngắn với số lượng lớn đầu đạn hạt nhân nhằm tiêu diệt (sát thương) một tập đoàn lực lượng lớn hoặc một số tập đoàn lực lượng và những mục tiêu trọng yếu khác của địch. ĐĐKHN là cơ sở của tiến công hạt nhân và có thể được tiến hành trên toàn bộ chiến trường tác chiến hoặc chiến trường chiến tranh.

        ĐÒN HỎA LỰC PHÁO BINH, sử dụng hỏa lực tập trung của một số lớn các phân đội (binh đội) pháo binh theo sự chỉ huy  (chi dạo) chung, nhằm sát thương lớn sinh lực, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh của đối phương, làm thay đổi tương quan lực lượng có ý nghĩa chiến lược (chiến dịch); phương pháp thực hiện nhiệm vụ hỏa lực pháo binh. Tiến hành ĐHLPB bằng kết hợp các dạng hỏa lực: tập trung, tập trung dày đặc (mật tập) và đơn lẻ. Trong KCCM, chiến dịch Trị Thiên (30.3-27.6.1972) đã tiến hành 3 ĐHLPB: “Bão Táp 1” sử dụng trên 6 trung đoàn pháo binh (150 pháo rãnh xoắn, hơn 200 súng cối các loại, 15.000 viên đạn) tập kích hỏa lực đồng loạt vào 19 cứ điểm, phá hủy nặng hệ thống căn cứ hỏa lực của Sư đoàn bộ binh 3 địch; “Bão Táp 2” lực lượng tương tự như “Bão Táp 1” bắn 29.984 viên đạn, tiêu diệt phần lớn xe tăng, xe thiết giáp, đánh bại chiến thuật co cụm của đối phương; “Bão Táp 3” sử dụng 6 tiểu đoàn pháo rãnh xoắn và 1 tiểu đoàn pháo phản lực (BM-14), bắn 3.591 viên đạn vảo căn cứ La Vang (đánh địch chuẩn bị rút chạy khỏi Quảng Trị) diệt phần lớn sinh lực, buộc địch phải bỏ lại toàn bộ xe pháo. Cg đòn tập kích hỏa lực pháo binh.

        ĐÒN TẬP KÍCH HỎA LỰC PHÁO BINH nh ĐÒN HỎA LỰC PHÁO BINH

        ĐÓN LÕNG, thủ đoạn tác chiến dùng một bộ phận lực lượng bí mật bố trí sẵn ở khu vực (hướng, đường) dự kiến quân địch sẽ qua để tiêu diệt chúng. ĐL được thực hiện: trong tiến công để đánh địch rút chạy, tăng viện...; trong phòng ngự để đánh địch luồn sâu, vu hồi... ĐL thường phải kết hợp chặt chẽ với nghi binh, lừa địch theo một ý định và kế hoạch thống nhất.

        ĐÓNG QUÂN, bố trí và tổ chức cho bộ đội ăn, ở, sinh hoạt, công tác, huấn luyện, lao động sản xuất và sẵn sàng chiến đấu , trong thời gian tương đối dài ở doanh trại hoặc ở nhà dân, theo đúng điều lệnh, điều lệ QĐ. Khi ĐQ phải bảo đảm sẵn sàng chiến đấu, có kế hoạch đối phó với các tình huống có thể xảy ra. Nếu ĐQ trong khu vực dân cư hoặc gần dân, bộ đội phải làm công tác dân vận, giữ tốt quan hệ quân dân.

        ĐÔ (cổ), đơn vị tổ chức của QĐ triều đại phong kiến TQ và Lí, Trần ở VN. Thời Lí, Đ là đơn vị tổ chức cao nhất trong quân ngự tiền, do đô đầu chỉ huy. Thời Trần, trong quân cấm vệ và quân các lộ, Đ gồm 80 người (10 ngũ, mỗi ngũ 8 người), 10 Đ hợp thành 1 quân: trong quân tứ sương. Đ gồm 50 người (10 ngũ, mỗi ngũ 5 người). Đ thường có tên hiệu riêng. Vd: thời Trần, quân cấm vệ có các Đ: Chân Thượng, Thủy Dạ Xoa, Chân Kim, Toàn Kim Cương, Phù Liễn. Ở TQ Đ có từ năm 885, cứ 100 người thành 1 Đ, đến thời Nam Tống thì bỏ tổ chức này.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #76 vào lúc: 12 Tháng Bảy, 2019, 10:55:52 pm »


        ĐÔ CHỈ HUY SỨ (cổ), chức quan võ chỉ huy một lực lượng quan trọng (nhu quân diện tiến) hoặc một đơn vị lớn (như vệ đầu thời Hậu Lê) trong QĐ một số triều đại phong kiến VN. Được đặt ra năm 971 (thời Đinh); thời Tiền Lê, Lí cũng có chức vụ này nhưng đến thời Trần thì bỏ. Đầu thời Hậu Lê lại đặt ĐCHS (hàm chánh tam phẩm) và đến đời vua Lê Thánh Tông, năm Hồng Đức thứ 2 (1471) đặt thêm các chức vụ tương đương như: đô chỉ huy đồng tri (tòng tam phẩm), đô chỉ huy thiêm sự (chánh tứ phẩm).

        ĐÔ DƯƠNG (?-43), danh tướng thời Hai Bà Trưng chống chính quyền đô hộ Đông Hán (TQ). Quê h. Chu Diên (vùng Hà Tây - Hà Nam ngày nay). Vốn là tùy tướng của gia đình lạc tướng Thi Sách, năm 40 tham gia khởi nghĩa Hai Bà Trưng (3.40), lập nhiều công lớn và được coi là đệ nhất công thần thời Trưng Vương. Năm 42-43 tướng Đông Hán là Mã Viện đem đại binh sang đàn áp, đánh bại Hai Bà Trưng, ĐD chỉ huy một đạo quân rút vào Cửu Chân (vùng Thanh Hóa ngày nay) cùng các thú lĩnh và nhân dân địa phương tiếp tục chiến đấu. Cuối 43 sau nhiều trận chiến ác liệt tại Võ Công (nay thuộc nam Ninh Bình), Dư Phát, Cư Phong (nay thuộc Thanh Hóa)... lực lượng nghĩa quân suy yếu dần và bị Mã Viện đánh bại.

        ĐÔ ĐỐC* (cổ), chức quan võ cấp cao trong QĐ một số triều đại phong kiến VN. Xuất hiện dưới triều Trần Thuận Tông năm Quang Thái thứ 10 (1397), coi việc quân một lộ (cả nước có 12 lộ). Thời Hậu Lê, dưới triều Lê Thái Tông (1434-42) và Lê Nhân Tông (1443-59) ĐĐ được phong cho quan võ đại thần có công lớn; từ đời Lê Thánh Tông, năm Quang Thuận thứ 7 (1466), ĐĐ thống lĩnh lực lượng QĐ thuộc một phủ quân (gồm 2-3 đạo thừa tuyên); có tả ĐĐ. hữu ĐĐ (phẩm trật đều là tòng nhất phẩm), ĐĐ đồng tri (chánh nhị phẩm), ĐĐ thiêm sự (tòng nhị phẩm). Thời Tây Sơn (1788-1802), ĐĐ chỉ huy một đạo quân cơ động.

        ĐÔ ĐÔC**, bậc quân hàm sĩ quan cao cấp của hải quân nhiều nước. Trong QĐND VN, ĐĐ là bậc quân hàm cao nhất của hải quân, tương đương thượng tướng, được quy định lần đầu tại Luật về sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam (1981). Quân nhân của QĐND VN được phong hàm ĐĐ đầu tiên: Giáp Văn Cương (1988).

        ĐÔ ĐỐC BẢO (?-?), danh tướng thời Tây Sơn. Trong cuộc đại phá quân Thanh đầu Xuân Kỉ Dậu (1789). ĐĐB chỉ huy một trong năm đạo quân, gồm kị binh và tượng binh bố trí ở làng Đại Áng (tây nam dồn Ngọc Hồi) để phối hợp với đạo chính binh tiến công đồn Ngọc Hồi. Khi quân Thanh trên đường tháo chạy về Thăng Long, quân của ĐĐB bất ngờ tiến công tiêu diệt hàng vạn địch tại Đầm Mực (x. trận Ngọc Hồi - Đầm Mực, 30.1.1789). Cùng Nguyễn Huệ tiến quân vào Thăng Long.

        ĐÔ ĐỐC HẠM ĐỘI, bậc quân hàm sĩ quan cao cấp của hải quân nhiều nước. Trong QĐ và hải quân LX, ĐĐHĐ được đặt ra 7.5.1940, bãi bỏ 3.3.1955 và khôi phục từ 28.4.1962. tương đương với quân hàm đại tướng lục quân và nguyên soái binh chủng. Người được trao quân hàm ĐĐHĐ có bằng chứng nhận của Đoàn chủ tịch Xô viết tối cao LX và phủ hiệu “Sao nguyên soái” (phù hiệu cấp cho nguyên soái binh chủng). Cg thủy sư đô đốc.

        ĐÔ ĐỐC LỘC (?-?), danh tướng thời Tây Sơn. Quê Kì Sơn, Phước Vân, phủ Quy Nhơn (nay thuộc h. Tây Sơn, t. Bình Định). Trong trận đại phá quân Thanh đầu Xuân Kỉ Dậu (1789), chỉ huy một trong năm dạo quân, khoảng 2 vạn quân thủy bộ làm nhiệm vụ chặn đường rút lui của quân Thanh. 30.1.1789 (mồng 5 Tết Kỉ Dậu), chỉ huy đánh tàn quân Thanh rút chạy theo tổng binh Tôn Sĩ Nghị tại Phượng Nhãn (Bắc Giang), khiến Tôn Sĩ Nghị bỏ cả ấn tín, cờ hiệu để thoát thân, đến biên giới chỉ còn vài chục kị binh (xt kháng chiến chống Thanh, 1788-89).

        ĐÔ ĐỐC TUYẾT (?-?), danh tướng thời Tây Sơn. Quê h. Tuy Viễn, phủ Quy Nhơn (nay thuộc h. Tây Sơn, t. Bình Định). Cháu gọi Nguyễn Huệ bằng cậu. Tham gia khởi nghĩa Tây Sơn từ đầu, lập nhiều công, được phong đô đốc. 12.1788 khi quân Thanh xâm lược, ĐĐT đã phi ngựa hỏa tốc 4 ngày đêm từ Thăng Long về Phú Xuân cấp báo cho Nguyễn Huệ. Mùa Xuân 1789, trong cuộc đại phá quân Thanh, ĐĐT chỉ huy một trong năm đạo quân của Tây Sơn vượt biển ra Bắc, tiêu diệt bộ phận địch đóng ở Hải Dương và chặn đánh số quân tháo chạy khỏi Thăng Long ở vùng Bắc Ninh - Hải Dương. Sau khi Nguyễn Huệ chết, ĐĐT chỉ huy hàng trăm thuyền lớn đánh quân Nguyễn Ánh ở Hải Dương (1803), tiếp tục sự nghiệp của Quang Trung đến cùng. Hiện còn đền thờ ĐĐT tại đường Hoàng Diệu, q. Phú Nhuận, tp Hồ Chí Minh.

        ĐÔ KIỂM ĐIỂM (cổ), chức quan võ chỉ huy quân cấm vệ đầu thời Hậu Lê (1428-1527), dưới tổng quản. Những năm dưới niên hiệu Hồng Đức (1470-97) đời vua Lê Thánh Tông, phẩm trật của ĐKĐ là chánh nhị phẩm; các chức đặt thêm như tả kiểm điểm, hữu kiểm điểm đều có phẩm trật tòng nhị phẩm. Thời Trung Hưng (1533-1788), để tránh tên húy của Thái Vương Trinh Kiểm nên ĐKĐ đổi thành đô hiệu điểm; tả (hữu) kiểm điểm đổi thành tả (hữu) hiệu điểm, nhưng chức phẩm vẫn như cũ.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #77 vào lúc: 12 Tháng Bảy, 2019, 10:57:03 pm »


        ĐÔ LƯƠNG, huyện phía nam t. Nghệ An. Địa hình phần lớn là đồng bằng trải dọc theo QL 15 A và vắt ngang QL 7 Diễn Châu - Salaphukhun. Đồi núi thấp, tập trung chủ yếu ở phía tây bắc và đông nam. Sông Lam (Sông Cả) chảy qua phía tây huyện. Huyện lị (thị trấn Đô Lương) trên km 33 QL 7, km 300 QL 15A, tây bắc tp Vinh 40km theo đường 49 và QL 15 A. Tại ĐL nổ ra cuộc binh biến Đô Lương (13.1.1941) của binh lính người Việt trong QĐ Pháp do Đội Cung lãnh dạo.

        ĐỒ GIẢI, phương pháp giải các bài toán bằng hình vẽ, đồ thị, biểu đồ,... mà không thực hiện các phép tính. Trị số tìm được là trị số gần đúng. Trong QS dùng phương pháp ĐG để tính lượng sửa bắn của pháo...

        ĐỔ BỘ, hoạt động QS được thực hiện bằng sử dụng phương tiện vận chuyển đường biển hoặc đường không để cơ động lực lượng đến khu vực nhất định và thực hành đổ quân lên mặt đất nhằm thực hiện những nhiệm vụ được giao (đánh chiếm mục tiêu, tăng viện, cứu hộ, cứu nạn...). Theo phương thức vận chuyển, có ĐB: đường không, đường biển. Theo quy mô, có ĐB: chiến lược, chiến dịch, chiến thuật. Gồm các giai đoạn: chuẩn bị ĐB, thực hành ĐB, thực hiện nhiệm vụ trên mặt đất. ĐB thường do người chỉ huy binh chủng hợp thành hoặc người chỉ huy hải quân (không quân) đảm nhiệm.

        ĐỔ BỘ BỜ - BỜ. phương pháp đổ bộ dùng các tàu đổ bộ chuyên dùng loại vừa và nhỏ vận chuyển quân đổ bộ và các phương tiện chiến đấu từ bờ biển của mình, vượt biển, đổ bộ trực tiếp lên bờ biển đối phương, không qua chuyển tải (đổi tàu). ĐBB-B vận dụng khi thời gian vượt biển ngắn, sóng (gió) nhỏ và có đủ số lượng tàu và phương tiện đổ bộ chuyên dùng cần thiết. Trường hợp quân đổ bộ xuống tàu và lên bờ ở những nơi có thiết bị bến cảng cũng có thể dùng tàu đổ bộ lớn, tàu vận tải để đổ bộ theo phương pháp này.

        ĐỔ BỘ CHIẾN DỊCH - CHIẾN LƯỢC, đổ bộ tiến hành trong các chiến dịch hoặc chiến dịch - chiến lược nhằm thực hiện nhiệm vụ chiến dịch (bao vây các trung tâm hành chính, chính trị lớn, các khu vực công nghiệp, các đảo lớn, đánh chiếm các eo biển, cửa ngõ ra vào lãnh thổ của đối phương; phối hợp với lực lượng lục quân tiêu diệt các cụm quân lớn của đối phương hoặc mở mặt trận lớn cho các hoạt động QS). Lực lượng thường gồm các liên binh đoàn, binh đoàn tàu. không quân, các phân đội, binh đội binh chủng hợp thành. ĐBCD- CL có thể bằng đường biển, đường không hoặc kết hợp.

        ĐỔ BỘ ĐƯỜNG BIỂN, đổ bộ bằng sử dụng tàu, thuyền cơ động lực lượng vượt biển và đổ bộ quân lên bờ để đánh chiếm khu vực bờ biển hoặc hải đảo do đối phương chiếm giữ, nhằm thực hiện những nhiệm vụ tác chiến nhất định. ĐBĐB có các quy mô: chiến lược, chiến dịch, chiến thuật. ĐBĐB thường gồm các giai đoạn: tổ chức chuẩn bị tập kết lực lượng và đưa quân xuống tàu, hành quân vượt biển, tiến hành trận chiến đấu đổ bộ đường biển, thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu trên bờ (quân đổ bộ đánh chiếm các mục tiêu, củng cố lực lượng, trận địa...) và yểm hộ cho quân đổ bộ ở trên bờ. Chi huy ĐBĐB thường do người chỉ huy binh chủng hợp thảnh hoặc do người chỉ huy hải quân đảm nhiệm.

        ĐỔ BỘ ĐƯỜNG KHÔNG, đổ bộ bằng sử dụng máy bay, cơ động lực lượng theo đường không, đổ (thả) xuống vị trí đã chọn và thực hiện nhiệm vụ chiến đấu. ĐBĐK được tiến hành bàng nhảy (thả) dù, hạ cánh hoặc kết hợp cả hai. Căn cứ vào tính chất nhiệm vụ tác chiến, lực lượng sử dụng và chiều sâu đổ bộ, chia ra ĐBĐK: chiến lược, chiến dịch, chiến thuật và đặc chủng. ĐBĐK gồm có: chuẩn bị đổ bộ, thực hành đổ bộ và chiến đấu ở mặt đất. Chuẩn bị đổ bộ bắt đầu từ khi nhận nhiệm vụ đến khi hoàn thành đưa lực lượng và phương tiện lên các phương tiện vận tải đường không; thực hành đổ bộ bắt đầu từ khi rời khỏi khu vực xuất phát đổ bộ đến khi đổ bộ xuống đất; chiến đấu ở mặt đất bắt đầu từ sau khi đổ bộ xuống đất đến khi hoàn thành nhiệm vụ được giao. Khoảng cách từ khu vực xuất phát đổ bộ đến khu vực đổ bộ gọi là tầm đổ bộ, còn khoảng cách từ tuyến tiếp xúc của lực lượng hai bên đối địch trên mặt đất đến khu vực đổ bộ gọi là chiều sâu đổ bộ.

        ĐỔ BỘ ĐƯỜNG KHÔNG CHIẾN DỊCH, đổ bộ đường không do liên binh đoàn chiến dịch tổ chức và tiến hành để phối hợp tác chiến với các lực lượng khác thực hiện mục đích chiến dịch nhất định. Lực lượng ĐBĐKCD khoảng 1-2 sư đoàn. Nhiệm vụ chủ yếu: đánh chiếm khu vực và mục tiêu trong chiều sâu chiến dịch mà đối phương dang chiếm giữ, chia cắt thế bố trí chiến dịch, cản trở đối phương rút lui, triển khai đội dự bị hoặc chiếm khu vực đổ bộ, bảo đảm cho vượt sông hoặc cho lực lượng đổ bộ đường biển thực hành đổ bộ.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #78 vào lúc: 12 Tháng Bảy, 2019, 11:00:04 pm »


        ĐỔ BỘ ĐƯỜNG KHÔNG CHIẾN THUẬT, đổ bộ đường không nhằm phối hợp tác chiến với các lực lượng thực hiện mục đích trận chiến đấu. Lực lượng ĐBĐKCT có thể từ đại đội đến trung đoàn tăng cường; có nhiệm vụ phối hợp tác chiến với lực lượng tiến công chính diện; đánh chiếm mục tiêu hoặc khu vực địa hình quan trọng trong chiều sâu đội hình địch; chia cắt đội hình, cản trở đối phương triển khai lực lượng dự bị hoặc rút lui; tập kích SCH, căn cứ hậu cần kĩ thuật... hoặc chiếm bãi đổ bộ bảo đảm cho vượt sông.

        ĐỔ BỘ TÀU - BỜ, phương pháp đổ bộ dùng các tàu đổ bộ lớn và tàu vận tải chở quân đổ bộ vượt biển, đến cách bờ biển đối phương một cự li nhất định, chuyển quân và phương tiện chiến đấu sang các phương tiện đổ bộ (đổi tàu) để đổ bộ lèn bờ biển đối phương. ĐBT-B vận dụng khi thời gian vượt biển dài, sóng gió lớn và không có đủ số lượng tàu đổ bộ chuyên dùng để có thể trực tiếp đổ quân và phương tiện chiến đấu.

        ĐỖ BÍ (Lê Bí; ?-?), danh tướng khởi nghĩa Lam Sơn. Quê thôn Cung Hoàng (nay là Cung Điền, h. Nông Cống. t. Thanh Hóa). 1418 khi Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa, ĐB là 1 trong số 50 tướng đầu tiên của nghĩa quân luôn bảo vệ Lê Lợi trong thời gian bị quân Minh bao vây ở núi Chí Linh (Thanh Hóa). 1424 tham gia chỉ huy đánh thắng trận Khả Lưu (Nghệ An). 1426 cùng các tướng Phạm Văn Xảo, Trịnh Khả, Lí Triện chỉ huy cánh quân thứ nhất của nghĩa quân Lam Sơn tiến ra Bắc uy hiếp thành Đông Quan (nay là Hà Nội) ở hướng tây nam, chỉ huy trận Ninh Kiều, Nhân Mục (13.9 và 20.10.1426) diệt các đạo quân Minh do Trần Trí, Viên Lượng chỉ huy ra giải tỏa thành Đông Quan. 4.3.1427 bị tướng Minh là Phương Chính đánh úp tại Cảo Động (nay là Nhật Tảo, Từ Liêm, Hà Nội) và bị bắt; 1.1428 được trao trả. Kháng chiến chống Minh thắng lợi, ĐB được ban tước Huyện Hầu và quốc tính (mang họ vua).

        ĐỖ DUY PHÚ (Nguyễn Danh Phú; 1958-79), Ah LLVTND (truy tặng 1979). Quê xã Minh Quân, h. Trấn Yên, t. Yên Bái; nhập ngũ 1978, binh nhất (1979); khi hi sinh là chiến sĩ trinh sát Đại đội 20, Trung đoàn 124, Sư đoàn 345, Quân khu 2. Trong chiến đấu chống quân TQ xâm lược 17-28.2.1979, ĐDP dũng cảm bám sát địch, báo cáo kịp thời, chính xác cho cấp trên. 28.2.1979 cùng tổ trinh sát làm nhiệm vụ quan sát địch từ các điểm cao 498 và 433 (Bảo Thắng, Lào Cai). Khi quân TQ ồ ạt tiến cồng nhiều đợt lên đài quan sát, ĐDP cùng đồng đội vừa báo cho pháo binh kịp thời bắn vào đội hình địch, vừa trực tiếp dùng súng AK, lựu đạn đánh địch quyết liệt. ĐDP hai lần bị thương vẫn không rời vị trí chiến đấu, diệt hơn 100 địch và hi sinh. Huân chương: Quân công hạng ba.



        ĐỖ HOÀI NAM (Đặng Văn Nhị; 1931-90), Ah LLVTND (1973). Quê xã Hội Cư, h. Cái Bè, t. Tiền Giang; nhập ngũ 1950, thiếu tướng (1990), Thầy thuốc nhân dân; đv ĐCS VN (1950), khi tuyên dương Ah là bác sĩ viện trưởng Viện quân y A72 (nay là Viện quân y 175). Trong KCCM, hoạt động cứu chữa thương binh, bệnh binh ở chiến trương Nam Bộ, khắc phục khó khăn gian khổ, ác liệt, trực tiếp mổ gần 1.200 trường hợp an toàn (có nhiều trường hợp hiểm nghèo), cứu sống hàng trăm thương binh, khắc phục nhiều trường hợp khỏi bị tàn tật. Viết nhiều tài liệu phổ biến kinh nghiệm cho các đơn vị vận dụng cứu chữa thương binh, bệnh binh kịp thời, có hiệu quả, tham gia giảng dạy đào tạo nhiều bác sĩ cho QĐ. Huân chương: 3 Chiến công hạng ba.



        ĐỖ MƯỜI (Ngạn; s. 1917), tổng bí thư BCHTƯ ĐCS VN (1991-97). Quẽ xã Đông Mĩ, h. Thanh Trì, tp Hà Nội; tham gia CM 1936; đv ĐCS VN (1939). Năm 1936-41 hoạt động trong phong trào bình dân, bị địch bắt, kết án 10 năm tù, giam ở Hỏa Lò (Hà Nội). 3.1945 vượt ngục tham gia lãnh đạo giành chính quyền tại tỉnh Hà Đông. Sau CM tháng Tám (1945), bí thư Tỉnh ủy Hà Đông; 1946 bí thư Tỉnh ủy Hà Nam, bí thư thành ủy kiêm chủ tịch ủy ban bảo vệ tỉnh Nam Định. 1948 khu ủy viên Liên khu 3, bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình. 1950 phó bí thư liên khu úy kiêm phó chủ tịch ủy ban kháng chiến hành chính, chính ủy BTL Liên khu 3. Năm 1952-54 bí thư khu ủy kiêm chủ tịch ủy ban kháng chiến hành chính Khu tả ngạn Sông Hồng; chính ủy BTL Khu Tả Ngạn. 1955 chỉ đạo tiếp quản khu 300 ngày, bí thư thành ủy kiêm chủ tịch ủy ban quân chính thành phố Hải Phòng. 1956-88 thứ trường Bộ thương nghiệp; bộ trưởng Bộ nội thương; chủ nhiệm Ủy ban vật giá Nhà nước; trường phái đoàn thanh tra chính phủ, phó thủ tướng kiêm chủ nhiệm ủy ban kiến thiết cơ bản nhà nước; chủ tịch Hội đồng chi viện tiền tuyến Trung ương; phó thủ tướng kiêm bộ trưởng Bộ xây dựng. 1988-91 chủ tịch HĐBT nước CHXHCN VN. 1991-97 tổng bí thư BCHTƯ ĐCS VN, bí thư Đảng ủy QS trung ương. ủy viên BCHTƯ ĐCS VN khóa III VIII (dự khuyết 3.1955); ủy viên BCT khóa V-VIII (dự khuyết khóa IV); thường trực Ban bí thư khóa VI. Cố vấn BCHTƯ Đảng (12.1997- 4.2001). Đại biểu Quốc hội khóa II. IV-IX. Huân chương: Sao vàng...


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #79 vào lúc: 12 Tháng Bảy, 2019, 11:01:52 pm »


        ĐỖ NHUẬN (1922-91), nhạc sĩ, tổng thư kí Hội nhạc sĩ VN (1956-83). Quê xã Thái Học, h. Bình Giang, t. Hải Dương: tham gia CM (1943), nhập ngũ 1945, thiếu tá (1959); đv ĐCS VN. Tham gia hoạt động trong phong trào thanh niên cứu quốc, bị thực dân Pháp bắt, đày đi nhà tù Sơn La (1943). Thuộc thế hệ nhạc sĩ CM hàng đầu. Hem 40 năm, ĐN có nhiều đóng góp và phát triển nền âm nhạc của dân tộc. Từ những ngày ở tù (1943), viết những bài hát “Chiều tà”, “Hận Sơn La”, “Tiếng gọi tù nhân”, “Côn Đảo”, “Du kích ca”. Sau CM tháng Tám (1945), ĐN sáng tác các bài hát: “Nhớ chiến khu”, “Tiếng súng Nam Bộ”, “Tiếng hát tòng quân”, “Áo mùa đông”, hợp xướng “Du kích Sông Thao” (hợp xướng đầu tiên trong âm nhạc VN). Tiếp đó là hàng loạt ca khúc trong KCCP và KCCM như: “Hành quân xa”, “Trên đổi Him Lam”, “Chiến thắng Điện Biên”, “Việt Nam quê hương tôi”, “Thanh niên vui mở đường”, “Trống hội tòng quân”, “Trai anh hùng gái đảm đang”, “Trông cây lại nhớ đến Người”. ĐN còn góp công xây dựng nền kịch hát VN, viết nhạc kịch đầu tiên theo thể loại Ôpêra như: “Cô Sao” (1965), “Người tạc tượng” (1971) và viết nhiều ca cảnh, khí nhạc. Giải thưởng Hồ Chí Minh (1996). Huân chương: Độc lập...



        ĐỖ THỊ PHÚC (Mẹ Gấm; 1906-91), Ah LLVTND (1978). Quê Nghĩa Hưng, t. Nam Định; khi tuyên dương Ah là dân quân xã Nam Thái Sơn, h. Hòn Đất, t. Kiên Giang. Trong KCCP, tham gia Hội mẹ chiến sĩ. Trong KCCM, kiên quyết đấu tranh không chịu vào ấp chiến lược của địch; hoạt động ở vùng giáp ranh, nuôi giấu cán bộ, bộ đội; có lần không quản nguy hiểm, lấy thân mình che miệng hầm bí mật để bảo vệ cán bộ kháng chiến. ĐTP đã dẫn đầu 40 cuộc đấu tranh chính trị ở địa phương; có lần cầm cờ lên tx Rạch Giá đòi nhà cầm quyền Sài Gòn phải bồi thường thiệt hại về người và của do chúng gây ra; ngồi trước xe tăng, ngăn không cho địch ủi phá xóm làng. ĐTP có 2 con là liệt sĩ. 1994 được phong Bà mẹ VN Ah. Huân chương: Chiến công hạng nhất.



        ĐỖ TRÌNH (Phạm Văn Tri; s. 1922), giám đốc, bí thư đảng ủy Học viện QS cấp cao (1990), giáo sư, tiến sĩ QS. Quê xã Quảng Thái, h. Quảng Điển, t. Thừa Thiên - Huế; nhập ngũ 1945, trung tướng (1982); đv ĐCS VN (1945). Tháng 3.1945 tham gia phong trào thanh niên cứu quốc ở Hà Nội. 5.1946 chủ tịch ủy ban bảo vệ, sau là ủy ban kháng chiến, bí thư đảng ủy Liên khu 3 (Hà Nội). 1948-49 chính trị viên, bí thư đảng ủy trung đoàn. 1949-54 chủ nhiệm chính trị, rồi trưởng phòng huấn luyện Trường sĩ quan lục quân. 1955-64 cục phó Cục quân huấn, rồi cục trưởng Cục nghiên cứu khoa học QS BTTM. 5.1965 phó giám đốc Học viện QS. 1-9.1968 phó tư lệnh, kiêm tham mưu trưởng Mặt trận Đường 9 - Khe Sanh; cục trưởng Cục quân huấn BTTM. 5.1969 chánh văn phòng Quân ủy trung ương và BQP. 1974 viện phó Viện khoa học QS. 12.1979 phó tư lệnh tham mưu trưởng, rồi quyền tư lệnh Quân khu 2 (1982). Tháng 11.1984-90 phó giám đốc, rồi giám đốc, bí thư đảng ủy Học viện QS cấp cao. 9.1991 phó viện trưởng Viện chiến lược BQP. 9.2001 ủy viên Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước, 4.2003 chủ tịch Hội đồng chức danh giáo sư ngành khoa học QS. Huân chương: Quân công (hạng nhất, hạng ba), Chiến công hạng nhì, Kháng chiến hạng nhất. Chiến thắng hạng nhất.


Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM