Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 09:25:01 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đ  (Đọc 8641 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #60 vào lúc: 11 Tháng Bảy, 2019, 07:58:50 pm »


        ĐINH VĂN TUY (Lê Cảnh; 1922-90), tư lệnh Bộ đội biên phòng (1981-90). Quê xã Chí Hoà, h. Hưng Hà. t. Thái Bình: tham gia CM 1945, nhập ngũ 1946, trung tướng (1984): đv ĐCS VN (1947). Tháng 8.1945-46 trung đội phó tự vệ thành Hà Nội; trung đội phó Vệ quốc đoàn. 7.1947-54 giữ các chức vụ từ cán sự huyện đội đến tỉnh đội trưởng t. Hà Đông; trung đoàn trưởng Trung đoàn 254 Sư đoàn 350. Tháng 7.1955 phụ trách bộ phận cố vấn VN ở Phongxalì (Lào). 6.1960 chỉ huy trưởng công an nhân dân vũ trang Khu Tây Bắc. 1963 cán bộ Cục tham mưu BTL công an nhân dân vũ trang. 1966 chỉ huy trường công an nhân dân vũ trang, rồi trưởng ti, kiêm chính ủy công an nhân dân vũ trang tỉnh Nghệ An. 10.1971-74 cục phó Cục tham mưu; phó chính ủy, chính ủy BTL công an nhân dân vũ trang. 1981-90 tư lệnh Bộ đội biên phòng. Huân chương: Quân công (hạng nhất, hạng nhì). Chiến công (hạng nhất, hạng nhì), Chiến thắng hạng nhì, Kháng chiến hạng nhất...



        ĐÌNH CHIẾN, ngừng tạm thời hoặc ngừng hẳn mọi hoạt động QS theo thỏa thuận giữa các bên tham chiến. Có ĐC toàn bộ và cục bộ. ĐC toàn bộ được thực hiện trên khắp các mặt trận, do các bén tham chiến hoặc thông qua hội nghị quốc tế kí kết hiệp định đình chiến. ĐC cục bộ được thi hành ở từng khu vực, theo một thời hạn nhất định, do các bên thỏa thuận, thường là những cuộc ngừng bắn (ngừng ném bom) để tạo thuận lợi cho các giải pháp hòa bình hoặc những hoạt động có tính chất nhân đạo.

        ĐỊNH HẢI, căn cứ hải quân TQ trên bờ tây nam đảo Định Hải (đảo lớn nhất trong quần đảo Châu Sơn), t. Chiết Giang. Vị trí: 30° vĩ bắc, 122°05’ kinh đông, đông tp Hàng Châu 190km, nam tp Thượng Hải 140km. Diện tích mặt nước trên llkm2, chiều dài chính diện trên 2km, độ sâu cầu tàu 7m, cho phép các tàu khu trục cập bến. ĐH là căn cứ của 2 lữ tàu tuần tiễu thuộc Hạm đội Đông Hải; có xưởng sửa chữa các loại tàu tuần tiễu.

        ĐỊNH HƯỚNG BẢN ĐỒ, đặt bản đồ trên thực địa sao cho hướng của bản đồ trùng với hướng thực địa. Dùng để đối chiếu các địa vật trên bản đồ với thực địa, xác định vị trí các mục tiêu. Có ba phương pháp ĐHBĐ: bằng địa bàn. dựa vào địa vật hình tuyến, dựa vào đường phương hướng giữa hai địa vật.

        ĐỊNH HƯỚNG ĐIỆN TỬ, xác định hướng tới các phương tiện điện tử đang làm việc của đối phương bằng máy định hướng vô tuyến điện hoặc các phương tiện chuyên dụng khác. ĐHĐT có thể tiến hành từ mặt đất, trên biển, trên không và trên vũ trụ. Căn cứ vào kết quả định hướng của hai, ba máy định hướng, có thể xác định vị trí của các phương tiện điện tử của đối phương theo phương pháp giao hội.

        ĐỊNH HƯỚNG TRÊN THỰC ĐỊA, xác định vị trí đứng, các địa vật và yếu tố địa hình theo đúng phương hướng trên thực địa, từ đó nhận đúng các mục tiêu và hướng vận động cần thiết. ĐHTTĐ có thể căn cứ vào bản đồ, ảnh hàng không, địa bàn, Mặt Trời, sao, địa vật.

        ĐỊNH MỨC KHAI THÁC trang bị kĩ thuật, gọi chung những chỉ tiêu giới hạn được quy định chính thức cho các chế độ khai thác trang bị kĩ thuật. Được quy định cụ thể cho từng kiểu, loại, nhóm trang bị kĩ thuật trên cơ sở lí thuyết độ tin cậy, tính năng chiến - kĩ thuật và kinh nghiệm khai thác nhằm đàm bào yêu cầu chiến đấu. sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện, sinh hoạt, kế hoạch khai thác... Chủ yếu gồm: chế độ sử dụng, chế độ bảo dưỡng, chế độ cất giữ và chế độ vận chuyển. Chế độ sử dụng: lượng sử dụng (số giờ làm việc của máy móc điện tử và cơ điện, động cơ các loại; số lần bắn phóng của hỏa khí; số kilômét chạy của các loại xe chiến đấu, vận tải...; số lần đóng mờ hay chu kì công tác của thiết bị chuyên dùng...), lượng dự trữ kĩ thuật tối thiểu theo đơn vị tương ứng. Chế độ bảo dưỡng sửa chữa: chu kì bảo dưỡng, sửa chữa; định mức vật tư kĩ thuật, nhân lực, thời gian,... trong bảo dưỡng, sửa chữa (x. bảo dưỡng kĩ thuật, sửa chữa trang bị kĩ thuật quân sự). Chế độ cất giữ: thời hạn cất giữ (X. cất giữ trang bị kĩ thuật quân sự). Chế độ vận chuyển: cự li, tốc độ vận chuyển cho phép... ĐMKTtbkt được nêu trong chỉ lệnh, điều lệ, hướng dẫn nghiệp vụ và tài liệu kĩ thuật. ĐMKTtbkt phải được chấp hành nghiêm ngặt.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #61 vào lúc: 11 Tháng Bảy, 2019, 08:00:24 pm »


        ĐỊNH MỨC SẴN SÀNG ĐỘNG VIÊN, mức quy định làm cơ sở để kiểm tra, đánh giá kết quả chuẩn bị động viên và xếp loại trình độ sẵn sàng động viên của đơn vị và địa phương. Có ĐMSSĐV cho từng công việc: soạn thảo kế hoạch động viên; bảo đảm chuyên nghiệp QS, quân số, trang bị vũ khí, phương tiện kĩ thuật; kiểm tra thực hành động viên; trình độ của người chỉ huy và cơ quan về nắm kế hoạch động viên và huấn luyện động viên; chuẩn bị SCH động viên, trạm tập trung nguồn động viên, trạm tiếp nhận nguồn động viên. ĐMSSĐV do BTTM ban hành.

        ĐỊNH MỨC TIÊU THỤ XĂNG DẦU, lượng xăng dầu quy định cho một xe, máy, tàu... được phép tiêu thụ trên một cự li hoặc trong một thời gian nhất định. ĐMTTXD phải căn cứ vào tính năng kĩ thuật và thực trạng kĩ thuật, điều kiện sử dụng động cơ ô tô, máy nổ, xe... (tình trạng và loại đường, vận tốc, trọng tải, thời gian...). Cách định mức phụ thuộc loại phương tiện. Vd: đối với xe ô tô, mô tô lượng nhiên liệu được tính bằng lít/100km, xe tăng, xe thiết giáp được tính bằng lít/kilômét xe chạy, hoặc lít/giờ máy nổ, tàu thủy được tính bằng lít/giờ máy nổ. Lượng dầu mỡ tiêu thụ được tính bằng một số phần trăm lượng nhiên liệu quy định. Ngoài ĐMTTXD cơ bản, còn có ĐMTTXD bổ sung tính theo phần trăm ĐMTTXD cơ bản tùy theo điều kiện sử dụng thực tế. Lượng nhiên liệu được tính bằng lít, lượng dầu mỡ được tính bằng kilôgam.

        ĐỊNH THÙY, xã thuộc h. Mỏ Cày, t. Bến Tre; đơn vị Ah LLVTND (1994). Nằm bên bờ sông Hàm Luông, đông bắc thị trấn Mỏ Cày 3km, nam tx Bến Tre 10km. Nơi mở đầu phong trào đồng khởi ở t. Bến Tre (17.1.1960). Trong KCCM, LLVTND xã độc lập chiến đấu 20 trận, diệt 300 quân, đánh chìm 11 tàu chiến địch.

        ĐỊNH TUỜNG, tình cũ ở miền Đông Nam Bộ. Thành lập năm Minh Mệnh thứ 13 (1832). Theo Hiệp ước Nhâm Tuất (5.6.1862), ĐT bị cắt nhượng cho Pháp cùng với Biên Hoà và Gia Định. 12.1889 chia thành 3 tỉnh Mĩ Tho, Gò Công và Sa Đéc. 2.1976 Mĩ Tho sáp nhập với Gò Công thành t. Tiền Giang, Sa Đéc sáp nhập với t. Kiến Phong (nguyên là t. Phong Thạnh, do chính quyền Sài Gòn thành lập 2.1956 từ một số vùng thuộc các tỉnh Sa Đéc, Mĩ Tho, Long Xuyên, Châu Đốc cũ) thành t. Đồng Tháp.

        ĐỊNH ƯỚC, văn kiện pháp lí được thông qua tại một hội nghị quốc tế nhằm ghi nhận những kết quả của hội nghị, nêu ra những quy tắc, giải pháp hoặc tuyên bố về sự bảo đảm quốc tế cho việc giải quyết Xung đột, chiến tranh, duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. ĐƯ có giá trị pháp lí quốc tế (xt định ước Henxinki).

        ĐỊNH ƯỚC HENXINKI, định ước của hội nghị an ninh và hợp tác châu Âu (CSCE) tại Henxinki (Phần Lan) trong phiên họp cuối cùng (10.8.1975) về việc xác định các quy tắc làm cơ sở bảo đảm an ninh, tăng cường sự tin cậy lẫn nhau và mở rộng quan hệ hợp tác giữa 33 nước châu Âu, Canada và Mĩ. Nội dung gồm: công nhận trên pháp lí nguyên trạng châu Âu sau CTTG-II: không nước nào được đe dọa hay trục tiếp dùng vũ lực chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ hay nền độc lập chính trị của nước khác; không dùng lãnh thổ nước khác làm nơi chiếm đóng QS; các dân tộc đều có quyền quyết định chế độ chính trị, quan hệ đối ngoại của mình không có sự can thiệp của nước ngoài; các nước có quyền tham gia hay không tham gia các hiệp ước, kể cả hiệp ước liên minh hoặc trung lập... và một số vấn đề về hợp tác giữa các nước châu Âu trong lĩnh vực kinh tế, khoa học, kĩ thuật, môi trường, văn hóa, nhân quyền... ĐƯH có giá trị như những điểu luật về sự cùng tồn tại hòa bình giữa các nước có chế độ xã hội khác nhau, mờ đầu giai đoạn hòa dịu quốc tế, phát triển sự hợp tác mỗi bên cùng có lợi ở châu Âu.

        ĐỊNH ƯỚC NGA - NATO (5.1997), định ước được kí (5.1997) giữa Liên bang Nga và NATO nhằm phối hợp xây dựng nền hòa bình bền vững và toàn diện ở châu Âu - Đại Tây Dương. Nội dung chính: xác định mục tiêu và trách nhiệm của các bên trong việc hợp tác xây dựng châu Âu hòa bình, ổn định, thống nhất, tự do vì lợi ích của các dân tộc; những nguyên tắc cơ bản để thực hiện mục tiêu trên cơ sở luật pháp, các thỏa thuận quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc; cơ chế và nội dung hiệp thương và hợp tác, trong đó quy định hội đồng thường trực chung là cơ cấu cơ bản với chức chủ tịch được thực hiện luân phiên giữa đại diện của Nga, tổng thư kí NATO và đại diện của một trong các thành viên NATO; các lĩnh vực hiệp thương, hợp tác như an ninh và ổn định khu vực, ngăn ngừa và giải quyết xung đột, kiến tạo hòa bình, chiến lược QS, chính sách và học thuyết QS, kiểm soát vũ khí, vũ khí hạt nhân, LLVT thông thường, công nghiệp quốc phòng, chống khủng bố và ma túy... ĐƯN- NATO tạo cơ sở cho việc xây dựng các mối quan hệ mới giữa Liên bang Nga và NATO.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #62 vào lúc: 11 Tháng Bảy, 2019, 08:02:29 pm »


        ĐỊNH VỊ NHIỄU, xác định vị trí nguồn nhiễu bằng thiết bị thu vô tuyến điện, nhằm phân tích, phán đoán tình hình, làm cơ sở đề ra các biện pháp chống nhiễu. Các phương pháp chủ yếu : định vị trực tiếp, giao hội phương vị nhiễu (được ứng dụng rộng rãi), định vị theo độ chênh thời gian. Xác định vị trí nguồn nhiễu chính là xác định vị trí máy bay (gây nhiễu) và bằng phương pháp giao hội có thể bắn tên lửa phòng không theo phương pháp ba điểm và có thể bổ sung tình báo rađa.

        ĐỊNH VỊ VỆ TINH GPS X. HỆ THỐNG ĐỊNH VỊ TOÀN CẨU

        ĐỊNH VỊ VÔ TUYẾN, gọi chung quá trình quan sát, phát hiện, nhận biết, xác định vị trí (tọa độ) và các tham số chuyển động... của mục tiêu bằng rađa. Để ĐVVT thường sử dụng các sóng vô tuyến (có bước sóng từ 0,1 mm đến hàng trăm mét) phản xạ hay phát xạ từ mục tiêu (cả bức xạ xung và liên tục). ĐVVT có các loại: chủ động, bán chủ động, thụ động. ĐVVT chủ động có loại trả lời thụ động (tín hiệu thu về là tín hiệu thăm dò phản xạ lại từ mục tiêu) và trả lời chủ động (tín hiệu thu về là tín hiệu phát đáp của máy phát đáp đặt trên mục tiêu khi nhận được tín hiệu thâm dò). Dùng trong đo xa, trinh sát, dẫn đường... ĐVVT bán chủ động thực hiện khi máy phát và máy thu tín hiệu phản xạ đặt trên các đối tượng khác nhau (vd: máy phát đạt trên mặt đất, máy thu đặt trên tên lửa) và được dùng chủ yếu trong tên lửa tự dẫn, bom có điều khiển... ĐVVT thụ động có tín hiệu thu về là bức xạ nhiệt, điện từ của các thiết bị đặt trên mục tiêu hoặc của thân vỏ mục tiêu khi chuyển động. Dùng trong việc xác định tọa độ của đối tượng phát xạ (vd: máy bay mang máy phát nhiễu), trong tự dẫn tên lửa, trong trinh sát, dẫn đường và định hướng vô tuyến. ĐVVT thụ động có ưu việt là giữ dược bí mật khi làm việc. ĐVVT được sử dụng rộng rãi trong QS, thiên văn, khí tượng, trong dẫn đường trên biển, trên không, trong vũ trụ...

        ĐIÔXIN (2, 3, 7, 8 tetraclorodibenzo-para-dioxin), chất độc có độc tính cao nhất trong số các chất độc tổng hợp được biết từ trước đến nay, sản phẩm phụ hình thành trong quá trình điều chế chất độc da cam, công thức cấu tạo:



        Dạng tinh thể, không màu, nhiệt độ nóng chảy 305°C, hầu như không tan trong nước, tan tốt trong một số dung môi hữu cơ. Bị phân hủy ở nhiệt độ trên 800°C hay dưới ánh sáng Mặt Trời hoặc tác động của vi sinh vật (chu kì bán rã của Đ từ 2,9- 10 năm hoặc lâu hơn). Đ xâm nhập cơ thể qua đường hô hấp và tiêu hóa, tích tụ ở gan và mô mỡ (thải ra rất chậm, chủ yếu theo mật và thận). Với một lượng nhỏ Đ có thể gây nên các bệnh ngoài da hoặc phá vỡ cơ chế hoạt động của quá trình tạo máu, hệ miễn dịch và thần kinh, thậm chí gây quái thai, ung thư hoặc những biến động xấu về di truyền. Sản phẩm dùng trcng dân sự oó hàm lượng Đ được quy định là 0,lg/t. Trong chiến tranh xâm lược VN, Mĩ đã dùng chất độc da cam có hàm lượng Đ cao hơn nhiều (có khi tới 27g/t).

        ĐIPHÔTGEN (DP), chất độc ngạt thở, công thức cấu tạo:



        Chất lỏng không màu, sánh như dầu, nhiệt độ sôi 128°C, nhiệt độ đông đặc 57°C. Không tan trong nước, tan trong các dung môi hữu cơ. Được trộn vào các chất tạo khói thể lỏng để nạp vào đạn pháo. Trạng thái chiến đấu chủ yếu: thể khí. gây tôn thương phổi. Triệu chứng trúng độc: đường hô hấp và mắi bị kích thích, đắng miệng, chóng mặt, suy nhược cơ thể. Thời kì ủ bệnh kéo dài 4-5h. Sau đó là thời kì bộc phát: thở gấp, thở nông, ho có đờm kèm theo máu tươi; da mặt, đầu các ngón tay thâm tím vì thiếu máu do chất độc làm tổn thương các mô phổi, huyết tương choán đầy phê nang. Nồng độ từ vong 5mg/l (lph). Khí tài để phòng: mặt nạ phòng độc. Không có thuốc giải độc. Quán Đức đã sử dụng DP trong CTTG-I (1915).
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #63 vào lúc: 11 Tháng Bảy, 2019, 08:04:58 pm »


        ĐKB, pháo phản lực mang vác một ống phóng, cỡ 122mm đạt trên giá ba chàn kiểu Grat-P do LX thiết kế, chế tạo theo yêu cầu của VN. Tên ĐKB do VN đặt. Gồm: thiết bị phóng 9P-132 nặng 55kg, dài 2.500mm; dùng đạn phản lực 9M- 22M kiểu mảnh - phá cỡ 122mm. nặng 46kg, có bán kính sát thương 170m; tốc độ bắn 1 phát/ph, tốc độ lớn nhất của đạn 560m/s; cự li bắn gần nhất 2.000m, tầm bắn 7.000m (có vòng cản) và 11.000m (không vòng cản). Được đưa vào VN và dùng rộng rãi trong KCCM để pháo kích các sân bay, căn cứ, kho tàng, cụm lực lượng đối phương. Từ mẫu này LX đã cải tiến thành DKZ-C và đã được dùng ở VN. ĐKB được quân giới VN cải tiến thành các kiểu ĐB-1, ĐB-2, ĐB-30, B20... có uy lực lớn và đã sử dụng có hiệu quả trong KCCM. Cg DKZ-66, DKZ-B.



        ĐKZ X. PHÁO KHÔNG GIẬT

        ĐKZ-C (ĐKC, pháo phản lực mang vác do LX cải tiến từ mẫu ĐKB theo yêu cầu của VN. Gồm thiết bị phóng 9P-132M (năng 51kg, dài 1.250mm), dùng đạn 9M-22M1 kiểu phá mảnh (có vòng đen để phân biệt với đạn ĐKB) nặng 47,8kg. Tầm bắn 9.000m (có vòng cản) và 15.000m (không vòng cản). Pháo DKZ-C và DKZ-B có thể bắn lẫn đạn của nhau (theo chỉ dẫn riêng của bảng bắn). Được đưa vào trang bị và sử dụng ở VN trong KCCM.



        ĐNHEP (N. Jlttenp, Ucraina: fltienpo), sông lớn ở châu Âu (dài thứ ba sau Vônga và Đanuyp). Dài 2.290km, bắt nguồn từ cao nguyên Vanđai (Nga), chảy qua các nước: Nga, Bêlarut, Ucraina, đổ ra Biển Đen. Diện tích lưu vực 504.000 km2. Ở trung lưu sông rộng 300-500m, sâu 3-5m, tốc độ nước chảy 0,5-l,5m/s. Tháng 12 nước bắt đầu đóng băng, tháng 5 băng tan. Mực nước sông được điều chỉnh bằng các đập nước của các nhà máy thủy điện. Các nhánh sông chính: Bêrêdina, Pripiati, Rôxi, Ingulet, Đexna. Tàu có thể đi lại được cách cửa
sông 1.677km. Các thành phố chính trên Đ: Xmôlenxcơ, Môghilep, Kiep, Đnheprôdecginxcơ, Dapôrôgie. Đnheprôpê- trôpxcơ, Nicôpôn, Khecxôn.

        ĐO ẢNH, bộ môn khoa học nghiên cứu các phương pháp xác định vị trí, hình dạng, kích thước địa vật theo hình ảnh nhận được trong ảnh hoặc phim chụp. Cơ sở lí thuyết của các phương pháp sử dụng trong ĐA là quan hệ phụ thuộc giữa tọa độ các điểm trên thực địa và tọa độ của chúng trên ảnh. Theo phương pháp chụp ảnh, có: ĐA vệ tinh, đo ảnh hàng không, ĐA mặt đất và ĐA số. Các phương pháp của ĐA được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như thiên văn, nghiên cứu vũ trụ. trắc địa, xây dựng, y học... Trong QS, ĐA được sử dụng trong thành lập bản đồ địa hình và bản đồ chuyên dụng, trinh sát địa hình bằng ảnh hàng không, nghiên cứu thuật phóng...

        ĐO ẢNH HÀNG KHÔNG, chuyên ngành đo ảnh nghiên cứu các phương pháp xác định vị trí, hình dáng và kích thước địa vật theo ảnh hàng không. Bao gồm: đo ảnh đơn và đo ảnh lập thể. Để đo ảnh đơn phải nắn ảnh về ảnh phẳng bằng các máy nắn hoặc đo trực tiếp, sau đó dùng phương pháp giải tích để tính về tọa độ phẳng. Đo lập thể là dùng các máy đo chuyên dùng khôi phục lại hình ảnh tương ứng với thực địa để đo tọa độ, hình dáng, kích thước địa vật.

        ĐO CAO HÌNH HỌC nh ĐO THỦY CHUAN

        ĐO CAO KHÍ ÁP, phương pháp xác định độ chênh cao giữa hai điểm thòng qua việc đo trị số áp suất và nhiệt độ không khí tại các điểm đó. Độ chênh cao được xác định theo hệ thức: H2-H1=k0(l+attb)(lgB1-lgB2), (trong đó k0= 18470; a=273.10-1 - hệ số giãn nở không khí; ttb - giá trị trung bình của nhiệt độ không khí tại hai điểm; B1 và B2 - áp suất không khí tại hai điểm). ĐCKA có ưu điểm là thực hiện đơn giản, song có độ chính xác thấp; thường dùng khi không cần độ chính xác cao như đo bản đồ có tỉ lệ nhỏ, thăm dò địa chất... hoặc ở khu vực địa hình rừng núi, khi việc sử dụng các phương pháp khác gặp khó khăn.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #64 vào lúc: 12 Tháng Bảy, 2019, 10:36:48 pm »


        ĐO CAO LƯỢNG GIÁC, phương pháp xác định độ chênh cao giữa hai điểm A, B thông qua việc đo góc nghiêng (góc tà) Y, khoảng cách L theo phương nghiêng hoặc D theo phương nằm ngang giữa hai điểm và tính toán theo các hàm số lượng giác. Dụng cụ đo là máy kinh vĩ (hoặc máy kinh vĩ diện tử) đặt tại diểm A. Tại B đặt sào tiêu, mia hoặc gương phân chiếu (khi đo bằng máy kinh vĩ điện từ). Độ chênh cao h dược tính theo công thức: h = Lsin Y + i - 1 = D.tgY + i - 1; trong đó i là độ cao máy kinh vĩ tại A; 1 là độ cao điểm ngắm tại B. Trường hợp không thể đặt mia hoặc gương trực tiếp tại điểm cần xác định độ cao (đỉnh cột, tháp...), phái thực hiện ĐCLG bằng phương pháp tam giác cạnh đáy.



        ĐO ĐẠC CÔNG TRÌNH QUÂN SỰ. bộ phận trắc địa quân sự phục vụ việc thiết kế, xây dựng, quản lí và khai thác các công trình QS: sân bay, bến cảng, cầu cống, đường sá, hẩm ngầm, doanh trại... Bao gồm các nội dung: đo mạng khống chế, đo vẽ bản đồ địa hình, đo vẽ phục vụ thi công và lắp đặt thiết bị, đo kiểm tra chất lượng (kiểm tra độ lún, độ biến dạng công trình...), đo bảo dưỡng...

        ĐO ĐẠC PHÁO BINH, chuyên ngành đo đạc quân sự có chức năng tổ chức đo đạc, tính toán và cung cấp các số liệu (tọa độ, góc phương vị...), tư liệu (bản đồ, ánh hàng không...) cho các phân đội pháo binh, tên lửa thực hiện nhiệm vụ bắn. Nội dung: lập lưới tọa độ, tăng dày mạng mốc khống chế; xác định tọa độ các vật chuẩn đo đạc trong khu vực triển khai hoặc dự kiến triển khai pháo binh, tên lửa, vị trí các trận địa, đài chỉ huy, trạm trinh sát pháo binh bằng khí tài; giao hội các vật chuẩn có giá trị trong khu vực của đối phương; lấy hướng chuẩn và kiểm tra hướng chuẩn cho pháo và khí tài, lập các văn kiện chiến đấu khác. Yêu cầu của ĐĐPB: tích cực, chủ động, kịp thời, chính xác, tin cậy, bí mật. Thường dùng hai loại đo đạc chủ yếu: đo đạc căn cứ vào mốc khống chế và đo đạc căn cứ vào bản đồ địa hình hoặc ảnh hàng không (ảnh bằng hoặc ảnh nắn) và một số loại đo đạc khác như đo đạc căn cứ vào tia sáng thẳng đứng, đồng hồ giây, đường đáy trên không... Phương pháp sử dụng: lưới tam giác, đa giác, đi dần. Phương tiện sử dụng: máy kinh vĩ, xe đo nối địa hình, la bàn con quay, máy định vị toàn cầu GPS và các khí tài trang bị cho các phân đội trinh sát như phương hướng bàn, máy đo xa (quang học, lade), pháo đội kính...

        ĐO ĐẠC THIÊN VĂN, bộ môn thiên văn học trong đó xây dựng hệ thống tọa độ cơ bản để đo thiên văn, xác định chính xác vị trí và sự chuyển động của các thiên thể bằng quan sát. Một trong những nhiệm vụ cơ bản của ĐĐTV là nghiên cứu sự xoay của Trái Đất, trong đó có nghiên cứu sự chuyển động các cực của nó. Phương pháp ĐĐTV là đo các thị sai và đường kính các thiên thể, kích thước và vị trí các chi tiết trên bề mặt các thiên thể đó.

        ĐO ĐẠC THỦY VĂN, chuyên ngành thủy văn học chuyên về khảo sát, đo dạc và nghiên cứu chế độ thủy văn. Trong ĐĐTV tiến hành đo lượng mưa, độ sâu, nhiệt độ nước, tốc độ và lưu lượng dòng chảy, lượng cát bùn, chất hòa tan trong môi trường nước.

        ĐO ĐỘ CAO, xác định độ chênh cao các điểm trên bề mặt Trái Đất so với mặt thủy chuẩn gốc tại điểm thủy chuẩn gốc. Các phương pháp ĐĐC chủ yếu hiện nay: đo thủy chuẩn, đo cao lượng giác, đo cao khí áp...
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #65 vào lúc: 12 Tháng Bảy, 2019, 10:38:22 pm »


        ĐO LIỀN ĐỘI HÌNH CHIẾN ĐẤU, đo đạc chuẩn bị phần tử bắn ở các đơn vị pháo binh, tên lửa để xác định tọa độ trận địa bắn (phóng), đài quan sát, các trạm trinh sát bằng khí tài, góc phương vị hướng chuẩn từ các điểm mốc khống chế có cùng hệ thống. Được tiến hành căn cứ vào các mốc khống chế, bản đồ hay ảnh hàng không. Gốm: lập lưới tam giác, đường truyền tọa độ (đi dần), giao hội để xác định tọa độ, định hướng bằng đường hướng mạng khống chế pháo binh, đo thiên văn, sử dụng la bàn con quay hoặc la bàn từ (có sửa độ lệch hướng). Ở các đơn vị tên lửa. ĐLĐHCĐ còn gồm việc tính chuyển đổi tọa độ múi chiếu bản đồ khi vị trí bệ phóng và mục tiêu ở hai múi chiếu khác nhau. Khi tổ chức ĐLĐHCĐ phải lập sơ đồ đo đạc, chọn các điểm mốc cần sử dụng cho việc đo, tính; kết thúc phải kiểm tra đối chiếu kết quả đo đạc với thực địa.

        ĐO NỘI ĐỊA HÌNH, bộ phận công tác báo đảm địa hình, bao gồm việc xác định tọa độ mặt bằng và độ cao của các vị trí cần đo (SCH, trận địa, đài quan sát...) khi sử dụng các khí tài điểu khiến như pháo binh tên lửa phải xác định góc phương vị định hướng, trường hợp cần thiết phải xác định trọng trường và góc lệnh dây dọi. Việc xác định X, y có thể bằng cách đo nối với điểm trắc địa gần nhất, độ cao thường xác định trên bản đồ địa hình.

        ĐO TAM GIÁC, phương pháp thiết lập lưới khống chế trắc địa từ hệ thống các điểm tạo thành đỉnh các tam giác liên tục theo dạng lưới hoặc dạng chuỗi. Theo phương pháp đo, có: đo ba góc, đo giá trị tất cả các góc và một số cạnh trong mạng; đo ba cạnh, đo tất cả các cạnh và một số góc. Trong thực tiễn, thường tiến hành kết hợp hai phương pháp. Tọa độ các điểm trong mạng được xác định thông qua việc tính toán độ lớn các cạnh hoặc góc của các tam giác theo quan hệ toán học giữa chúng, xuất phát từ việc xác định chính xác độ dài và phương vị của cạnh mở đầu. Trong ngành trắc địa, ĐTG là phương pháp chủ yếu để thiết lập lưới khống chế mặt bằng; trong QS ĐTG là phương pháp thường được dùng để đo đạc công trình quân sự và lập mạng khống chế pháo binh.

        ĐO THIÊN VĂN, phương pháp xác định tọa độ (kinh độ, vĩ độ), giờ thiên văn tại các điểm trên mặt đất và góc phương vị thiên văn đến các điểm khác thông qua việc quan trắc các thiên thể và sử dụng các số liệu của lịch thiên văn. Kết quả đo cung cấp số liệu để tính toán và hiệu chỉnh kết quả tính toán điểm trắc địa, thủy chuẩn..., khắc phục sai số trong đo tam giác và đo đi dần, tính toán độ lệch phương trọng lực (phương dây dọi)... Trong QS, ĐTV được sử dụng cho ngành đo đạc bản đồ, đo đội hình chiến đấu, cung cấp phương vị chuẩn cho định hướng cho tên lửa, pháo và khí tài, kiểm định các thiết bị con quay...

        ĐO THỦY CHUẨN (đo cao hình học), phương pháp xác định độ chênh cao giữa hai điểm trên thực địa bằng máy thủy chuẩn và mia. Máy thủy chuẩn được đặt giữa hai điểm cần đo. Độ chênh cao giữa hai điểm là hiệu các số đo đọc được qua ông ngắm của máy từ các mía dựng chính xác theo phương thẳng đứng tại hai điểm đó. Trường hợp khoảng cách giữa hai điểm cần đo vượt quá phạm vi đo của máy, cần sử dụng các điểm trung gian. Độ chênh cao giữa hai điểm đầu và cuối được tính bằng trị số tích lũy độ chênh cao giữa các điểm liên tiếp. ĐTC được dùng để thiết lập mạng khống chế cao trình quốc gia và khu vực, trong đo vẽ địa hình, đo đạc công trình quân sự...


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #66 vào lúc: 12 Tháng Bảy, 2019, 10:39:20 pm »


        ĐO TRỌNG LỰC, phương pháp xác định hình dáng và cấu trúc vỏ Trái Đất thông qua việc đo trị số gia tốc của trọng trường tại các điểm trên mặt đất bằng các máy đo trọng lực chuyên dùng. Theo phương pháp xác định trị số, có: ĐTL tương đối và ĐTL tuyệt đối; theo mục đích tiến hành, có: ĐTL trắc địa và ĐTL thăm dò; theo độ chính xác, có: ĐTL độ chính xác cao và ĐTL thông thường. Kết quả ĐTL dược ứng dụng rộng rãi trong quốc phòng và xây dựng kinh tế. Trong điều khiển tên lửa tầm xa, có thể dùng để xác định ảnh hưởng của trọng trường đối với quỹ đạo, tính toán tham số chuẩn bị phóng và bảo đảm độ chính xác bắn trúng mục tiêu; trong kĩ thuật vũ trụ, có thể dùng để tính toán quỹ đạo vệ tinh, nàng cao độ chính xác của việc định vị và dẫn đường bằng vệ tinh; trong kĩ thuật đo mặt đất, có thể dùng để tính toán biến dạng êlipxôit và độ sai lệch độ cao, cung cấp số liệu cho nghiên cứu hình thái bề mặt Trái Đất và tọa độ không gian ba chiều của các điểm xác định; trong thăm dò địa chất có thể dùng để nghiên cứu cấu tạo tầng sâu của vỏ Trái Đất và cấu tạo địa chất các khu vực.

        ĐO VẼ ĐỊA HÌNH, tập hợp các công việc nhằm xác định tọa độ các điểm chi tiết đặc trưng cho địa hình, địa vật trên bề mặt Trái Đất và biểu diễn chúng lên bản đồ địa hình theo các quy tắc và quy ước nhất định. Gồm hai giai đoạn chủ yếu: phát triển lưới đo vẽ (lập mạng lưới cơ sở từ các điểm lưới khống chế quốc gia, tăng dày điểm khống chế mặt bằng và độ cao) và đo vẽ chi tiết địa hình. Có hai phương pháp ĐVĐH cơ bản: đo vẽ trực tiếp trên thực địa bằng các dụng cụ đo vẽ (thước vuông góc, máy kinh vĩ hay bàn đạc) và đo vẽ gián tiếp thông qua ảnh chụp bề mặt Trái Đất. Phương pháp ĐVĐH trực tiếp có ưu điểm là lập được các bản đồ địa hình tỉ lệ lớn trên diện tích không hạn chế với đầy đủ các điểm chi tiết, nhưng khối lượng công tác ngoại nghiệp lớn, giá thành cao, khi đo vẽ diện tích lớn cần nhiều thời gian. Phương pháp ĐVĐH gián tiếp (gồm ĐVĐH bằng ảnh mặt đất, đo vẽ địa hình bằng ảnh hàng không và ĐVĐH tổng hợp) có khối lượng công tác ngoại nghiệp nhỏ, thời gian đo vẽ ít (đặc biệt khi đo vẽ trên diện tích lớn, tỉ lệ đo vẽ nhỏ), giá thành hạ, nhưng nhiều chi tiết bị che khuất, tỉ lệ đo vẽ bị giới hạn, không thể thực hiện cho các bản đồ tỉ lệ quá lớn, diện tích đo vẽ nhỏ. Việc chọn phương pháp ĐVĐH thích hợp phụ thuộc chủ yếu vào tỉ lệ bản đồ cần lập và đặc điểm địa hình, song với sự phát triển của kĩ thuật chụp ảnh, các phương pháp ĐVĐH gián tiếp ngày càng tỏ ra ưu việt và được sử dụng rộng rãi.

        ĐO VẼ ĐỊA HÌNH BẰNG ẢNH HÀNG KHÔNG, phương pháp đo vẽ địa hình tiến hành trên cơ sở sử dụng ảnh hàng không. Có hai phương pháp chính: phương pháp tổng hợp, dùng ảnh hàng không để làm bình đồ ảnh, trên đó thể hiện các yếu tố địa vật như mạng đường giao thông, thủy hệ, sau đó sử dụng các máy trắc địa (như máy kinh vĩ, máy toàn đạc...) để đo vẽ dáng đất tại thực địa; thường dùng để đo vẽ bản đồ tỉ lệ lớn ở vùng che khuất hoặc ở vùng bàng phẳng có khoảng cao đều nhỏ hơn lm. Phương pháp đo lập thể, dùng các máy chuyên dụng khôi phục lại hình ảnh của mặt đất tương ứng với thực địa thông qua các điểm khống chế có tọa độ, độ cao mặt đất để đo vẽ dáng đất cũng như địa vật; là phương pháp chủ yếu để thành lập bản đồ ở vùng núi trên một diện tích lớn. ĐVĐHBAHK tiết kiệm thời gian sản xuất, độ chính xác cao so với các phương pháp cổ điển. Hiện được sử dụng chủ yếu để thành lập bản đồ địa hình.

        ĐOÀN, 1) loại hình tổ chức QS không cố định về quy mô, có thể tương đương cấp phân đội, binh đội, binh đoàn hoặc liên binh đoàn trong biên chế quân khu, quân chủng, binh chủng hoặc trực thuộc BQP. Có Đ chiến đấu (đặc công, pháo binh, hải quân đánh bộ...), Đ bảo đảm phục vụ (công binh, vận tải, an dưỡng...), Đ chuyên gia giúp bạn... Đ được tổ chức từ 1950; trong KCCM đã phát triển nhiều Đ với quy mô khác nhau, rất đa dạng. Hiện nay còn tổ chức một số Đ thuộc quân khu, quân chủng, binh chủng (đặc công, an dưỡng, kinh tế - quốc phòng...); 2) mật danh của một số tổ chức trong QĐND VN.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #67 vào lúc: 12 Tháng Bảy, 2019, 10:40:17 pm »


        ĐOÀN 125, đoàn vận tải QS đường biển làm nhiệm vụ vận chuyển hàng QS từ miền Bắc vào miền Nam VN trong KCCM; đơn vị hai lần Ah LLVTND (1967 và 1976). Trực thuộc Quân chủng hải quân (từ 8.1963). Tổ chức tiền thân là Đoàn 759, thành lập 23.10.1961 theo quyết định 97/QP của BQP. Tới 24.1.1964, đổi thành Trung đoàn 125 (Đ125). Đã thực hiện hàng trăm chuyến đi biển trong điều kiện gian khổ, ác liệt; vận chuyển và bàn giao hàng nghìn tấn vũ khí, khí tài, đạn dược... cho các chiến trường (Nam Bộ, cực Nam Trung Bộ, Liên khu 5). Đặc biệt 29.11.1964 đã chuyển vũ khí vào Bà Rịa để trang bị cho một trung đoàn bộ binh kịp tham gia chiến dịch Bình Giã (2.12.1964-3.1.1965). Từ 2.1972, Đ125 hoàn thành các nhiệm vụ mới được giao: rà phá thuỷ lôi ở vùng biển Hải Phòng - Đông Bắc (1973), vận chuyển bộ đội, xe tăng và các loại vũ khí, khí tài từ miền Bắc vào chiến trường trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975; tham gia giải phóng các đảo Song Tử Tây, Sơn Ca, Nam Yết. Sinh Tồn, Trường Sa thuộc quần đảo Trường Sa (4.1975), Cù Lao Thu thuộc t. Ninh Thuận (4.1975) và đón các chiến sĩ CM từ Côn Đảo trở về đất liền (5.1975). Có 3 tập thể (tàu 42, tàu 41, tàu 154) và 5 cá nhân (Bông Vãn Dĩa, Nguyễn Phan Vinh (liệt sĩ), Nguyễn Văn Hiệu (liệt sĩ), Hồ Đức Thắng, Đặng Văn Thanh) được tuyên dương Ah LLVTND. Đoàn trưởng và chính ủy đầu tiên: Đoàn Hồng Phước, Võ Huy Phúc. Cg Đoàn tàu không số.

        ĐOÀN 126, đoàn đặc công thuộc BTL hải quân; đơn vị hai lẩn Ah LLVTND (1969 và 1971). Thành lập 13.4.1966 theo quyết định số 28/QĐ-QP của BQP, với tên gọi Đoàn huấn luyện trinh sát đặc công. Lực lượng nòng cốt gồm 40 người đã qua huấn luyện đặc công ở Đoàn 8 và 74 người ở Đại đội đặc công đánh biên thuộc Cục nghiên cứu BTTM. 5.1966 BTL hải quân điều bổ sung 700 cán bộ, chiến sĩ từ các đơn vị về, tổ chức thành 12 đội chiến đấu. Trong KCCM, Đ126 đánh chìm và phá hủy trên 300 tàu chiến, tàu vận tải các loại, diệt trên 4.000 địch, bắn rơi 1 máy bay. 5.9.1975 đổi tên thành Lữ đoàn hải quân đánh bộ 126 trực thuộc BTL hải quân (quyết định số 113/QĐ-QP). Đoàn trưởng, chính ủy đầu tiên: Hoàng Đắc Cót và Phạm Điệng.

        ĐOÀN 232, đơn vị tương đương cấp quân đoàn của QĐND VN. Thành lập 2.1975 tại Nam Bộ; gồm 2 sư đoàn bộ binh (3 và 5). Lữ đoàn pháo binh 232, Trung đoàn công binh 25 và một số đơn vị trực thuộc khác. Được tăng cường Sư đoàn 9 (Quân đoàn 4) khi tham gia chiến dịch Hổ Chí Minh (26- 30.4.1975), đánh chiếm BTL biệt khu Thủ Đô, BTL cảnh sát quốc gia, BTL hải quân và một số mục tiêu khác ở Sài Gòn (30.4.1975). Tư lệnh: Nguyễn Minh Châu, chính ủy: Trần Văn Phác.

        ĐOÀN 367, đoàn đặc công trực thuộc Bộ chỉ huy miền Đông Nam Bộ trong KCCM; đơn vị Ah LLVTND (1973). Thành lập 9.1970 tại căn cứ Sông Chiêm. Tổ chức ban đầu gồm: ba đội biệt động, ba đội đặc công bộ, một đội đặc công nước và một tiểu đoàn pháo. 1970-72 làm nhiệm vụ quốc tế giúp Campuchia; liên tục tiến công hậu cứ, sân bay, kho tàng và cơ quan đầu não của địch đạt hiệu suất cao (như tập kích sân bay Pôchentông, nhà máy lọc dầu ở cảng Côngpông Xom đầu 1971...; phá hủy hàng trăm máy bay, hàng triệu lít xăng dầu, diệt hàng trăm phi công...). Từ 3.1973, trực thuộc Đoàn 27, đặc công Miền Đông, đổi tên thành Đoàn 116 (sau này là Trung đoàn 116). Trong chiến dịch Hồ Chí Minh, có một tổ cùng với Quân đoàn 2 cắm cờ trên dinh Độc Lập. Đoàn trưởng và chính ủy đầu tiên: Trương Phụ Cơ và Nguyễn Văn Được.

        ĐOÀN 559, đoàn vận tải QS chiến lược phụ trách vận tải trên tuyến Đường mòn Hổ Chí Minh, trực thuộc Bộ tổng tư lệnh QĐND VN, thành lập 19 5.1959; đơn vị Ah LLVTND (1979). Lúc đầu chỉ có Tiểu đoàn 301 (440 người) làm nhiệm vụ soi, mở tuyến đường, gùi thồ một số hàng, đón đưa một số cán bộ, chiến sĩ từ miền Bắc vào miền Nam; từng bước phát triển nhiều đơn vị: bộ binh, phòng không, công binh, vận tải ô tô, vận tải đường sông (suối), đường ống xăng dầu... đủ sức bảo đảm hành quân, cơ động các lực lượng tăng cường cho các chiến trường, tác chiến (độc lập và phối hợp với lực lượng bạn) đánh bại các cuộc tiến công của địch, bảo vệ vững chắc tuyến vận tải chiến lược và tham gia làm nhiệm vụ quốc tế. Từ 1970, Đ559 được tổ chức thành liên binh đoàn gồm 5 BTL khu vực (tương đương sư đoàn): 470, 471, 472, 473 và 571, với gần 30 binh trạm, Mặt trận 968 (sau chuyển thành Sư đoàn bộ binh 968) và hàng chục trung đoàn, tiểu đoàn binh chủng, bộ đội chuyên môn. Quân số (đến 4.1975) lên tới hơn 90.000 người. Trong KCCM, Đ559 đã mở hàng chục nghìn kilômét đường chiến lược Tây Trường Sơn và Đông Trường Sơn, tiến hành hàng chục nghìn trận chiến đấu phòng không, hàng nghìn trận chiến đấu chống biệt kích, càn quét của địch, bắn rơi nhiều máy bay, diệt hàng chục nghìn quân Mĩ, quân Sài Gòn; vận chuyển hơn 1 triệu tấn hàng (có hơn 500.000t giao cho chiến trường B), bảo đảm cho hàng triệu lượt người và binh khí kĩ thuật hành quân. Sau 1975, Đ559 được tổ chức thành Binh đoàn 12. có nhiệm vụ xây dựng lại Đường mòn Hồ Chí Minh thành tuyến đường phục vụ kinh tế, quốc phòng. Đoàn trướng đầu tiên: Võ Bẩm. Cg Binh đoàn Trường Sơn.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #68 vào lúc: 12 Tháng Bảy, 2019, 10:42:29 pm »


        ĐOÀN 759 X. ĐOÀN 125

        ĐOÀN 766, cơ quan đại diện của Quân khu Tây Bắc bên cạnh đoàn chuyên gia QS VN tại Lào (Đoàn 959). Thành lập 30.8.1966; có nhiệm vụ: chỉ huy, chỉ đạo các lực lượng tình nguyện VN tại t. Sầm Nưa và Xiêng Khoảng (Lào). Tổ chức ban đầu gồm: 2 tiểu đoàn bộ binh, 1 tiểu đoàn pháo phòng không, 3 đội công tác và đơn vị bảo đảm phục vụ. 11.1966 được bổ sung Tiểu đoàn bộ binh 927. Từ 8.1970 trực thuộc Đoàn 959, đến cuối 1974 giải thể. Đoàn có 8 năm liên tục chiến đấu ở Lào, đã đánh nhiều trận, đặc biệt các trận: Pha Thí, Tòng Khọ, Sẩm Pha Kha, Phu Lơi... tiêu diệt nhiều địch, thu và phá hủy nhiều vũ khí, phương tiện chiến tranh; giải phóng đất đai, bảo vệ an toàn cơ quan Trung ương CM Lào; góp phần vào công cuộc giải phóng hoàn toàn nước Lào 1975; được Nhà nước Lào tặng thưởng nhiều huân chương cao quý. Đoàn trưởng, chính ủy đầu tiên: Phạm Nghiêm.

        ĐOÀN 866, trung đoàn bộ binh chủ lực thuộc Quân khu Tây Bắc: đơn vị hai lần Ah LLVTND (1978 và 1979). Thành lập 30.8.1966; trực thuộc Đoàn 766. Nhiệm vụ: chỉ huy, chỉ đạo các lực lượng tình nguyện VN ở tỉnh Xiêng Khoảng (Lào). Tổ chức ban đầu gồm: 2 tiểu đoàn bộ binh, 1 tiểu đoàn pháo phòng không, 2 đội công tác và các đơn vị bảo đảm phục vụ. 8.1970 trực thuộc Đoàn 959, đến 1974 thuộc biên chế Sư đoàn 31, Quân khu 4 và từ 1978 thuộc Quân đoàn 3. Liên tục (1966-76) chiến đấu ở Lào, đặc biệt trong chiến dịch 139, chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum và tham gia tiêu diệt cứ điểm cuối cùng của lực lượng phỉ Vàng Pao (1975), diệt gọn nhiều đại đội, đánh thiệt hại nặng nhiều trung đoàn, tiểu đoàn; loại khỏi chiến đấu hàng vạn địch, bắn rơi, phá hủy hàng chục máy bay... 1978-79 chiến đấu ở biên giới Tây Nam và làm nhiệm vụ quốc tế giúp Campuchia, đã diệt và gọi hàng hàng ngàn quân địch, thu và phá hủy nhiều vũ khí, trang bị... nổi bật là trận đánh vào căn cứ Tà Sanh, cơ quan đầu não của Pôn Pốt. 11.1985-7.1986, chiến đấu ở biên giới phía bắc (Vị Xuyên, t. Hà Tuyên). Đoàn trưởng, chính ủy đầu tiên: Nguyễn Hữu Thơi, Vũ Thái.

        ĐOÀN AN DƯỠNG QUÂN ĐỘI, cơ sở an dưỡng phục vụ việc nghỉ ngơi, bồi dưỡng sức khỏe của cán bộ QĐ và viên chức quốc phòng cùng các thành viên gia đình. Thường tổ chức ở các khu du lịch vùng ven biển, vùng núi có phong cảnh đẹp, khí hậu ôn hòa, nguồn thực phẩm dồi dào; do các quân khu, quân chủng, tổng cục... quản lí. Hiện có các đoàn an dưỡng: 296 (TCHC), 295 (Quân khu 3), 40A, 40B (Quân khu 4), 18 và 20 (Quân chủng phòng không - không quân)...

        ĐOÀN BA BỂ nh TRUNG ĐOÀN 291

        ĐOÀN BÒNG LAU nh SƯ ĐOÀN 316

        ĐOÀN CA MÚA QUÂN ĐỘI, đơn vị nghệ thuật ca múa chuyên nghiệp của QĐND VN do TCCT chỉ đạo và quản lí; đơn vị Ah LLVTND (2000). Sáng tác và biểu diễn tổng hợp ca múa nhạc nhẹ và ca múa nhạc dân tộc về đề tài trung tâm là hình tượng người chiến sĩ trong chiến đấu, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, phục vụ bộ đội, nhân dân và khách quốc tế, góp phần giáo dục phẩm chất chính trị, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, sức mạnh chiến đấu của QĐ, giới thiệu nền văn hóa nghệ thuật VN với thế giới. Thành lập 5.3.1951, thuộc Tổng đội văn công. 1954 được tổ chức thành Đoàn ca múa TCCT; 1976 đổi tên thành ĐCMQĐ. Nhiều chương trình, tác phẩm
nghệ thuật, nhiều nghệ sĩ giành giải cao trong các cuộc thi ca múa nhạc trong nước và quốc tế; các nghệ sĩ Tường Vi, Lê Đóa, Minh Tiến... được Nhà nước tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân. Huân chương: Chiến công hạng nhất. Trường đoàn đầu tiên: Chính Hữu (tổng đội trưởng kiêm chính ủy).

        ĐOÀN CÔNG BINH SÔNG ĐÀ nh LỮ ĐOÀN 229

        ĐOÀN CÔNG BINH SÔNG LÔ nh LỮ ĐOÀN 249

        ĐOÀN CỜ ĐỎ nh TRUNG ĐOÀN 257

        ĐOÀN ĐẶC CÔNG, đơn vị tổ chức lớn nhất của bộ đội đặc công, thường gồm một số liên đội đặc công, đơn vị hỏa lực, bảo đảm và phục vụ. Tuỳ theo yêu cầu nhiệm vụ và điểu kiện của địa bàn hoạt động, ĐĐC có thể có từ một đến ba loại đặc công: đặc công bộ, đặc công nước, đặc công biệt động. ĐĐC có khả năng tác chiến độc lập với quy mô từ tổ, mũi, đội đặc công trên các môi trường (bộ, nước), trong thành phố, hoặc tác chiến hiệp đồng trong đội hình binh chủng hợp thành.

        ĐOÀN HẠ LONG nh TRUNG ĐOÀN 238
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #69 vào lúc: 12 Tháng Bảy, 2019, 10:44:17 pm »


        ĐOÀN HÒA BÌNH, tổ chức gồm những nam nữ thanh niên Mĩ đã tốt nghiệp đại học, hoạt động dưới danh nghĩa “tình nguyện giúp đỡ” các nước chậm phát triển (Á, Phi, Mĩ Latinh) về kĩ thuật và nhân đạo như: dạy học, chữa bệnh, hướng dẫn kĩ thuật mới... nhưng thực chất là một công cụ hỗ trợ sự xâm nhập của Mĩ về chính trị, tư tưởng, kinh tế... vào những nước đó trong thập kỉ 60-70 (tk 20). Do tổng thống Kennơđi thành lập ở Mĩ (3.1961), đặt trụ sở trước quảng trường Laphayet gần Nhà Trắng. ĐHB được tổ chức thành các đội công tác có tính chất nửa QS, dưới sự chỉ đạo của Đại sứ quán Mĩ tại nước đến “giúp”, có quan hệ chật chẽ với CIA; về mặt hành chính, thuộc một cơ quan chính phủ chuyên nghiên cứu vấn đề “giúp đỡ tự nguyện” ở trong và ngoài nước với tên gọi “Acsơn” (A. Action - hành động). Trong thời gian tồn tại, đã có khoảng 85.000 lượt người “tình nguyện” làm việc cho ĐHB ở 88 nước, lúc cao nhất có tới 15.000 nhân viên, hoạt động ở hơn 60 nước (1966). Thông qua ĐHB, CIA can thiệp vào công việc nội bộ nhiều nước, nhiều nhân viên của ĐHB đã bị các nước trục xuất. ĐHB bị tẩy chay và tàn lụi dần vào nửa cuối những năm 70.

        ĐOÀN HỒNG LĨNH nh TRUNG ĐOÀN 280

        ĐOÀN HỒNG PHƯỚC (1914-67), đoàn trưởng Đoàn tàu không số (Đoàn 125 hải quân) chi viện miền Nam (1962-67). Quê xã Mĩ Lệ, h. Cần Đước, t. Long An; nhập ngũ 1945, thượng tá (1966); đv ĐCS VN (1946). Trong KCCP, trưởng thành từ chiến sĩ đến tỉnh đội trưởng tỉnh Gò Công (1949); tỉnh đội phó tỉnh Mĩ Tho (1951). Tháng 8.1954-55 cán bộ trong Ban liên hiệp đình chiến Nam Bộ; cán bộ phòng tham mưu Sư đoàn 330. Năm 1957-58 tham mưu trường, trung đoàn phó. 1961 tham mưu trưởng Lữ đoàn 330. Năm 1962-67 đoàn trưởng Đoàn hải quân 125 vận tải biển, bí mật chờ vũ khí vào chi viện cho chiến trường miền Nam. Huân chương: Chiến thắng hạng nhì...
 


        ĐOÀN HUYÊN (1925-2002), tư lệnh đầu tiên Binh chủng tên lửa phòng không. Quê xã Đại Hoà, h. Đại Lộc, t. Quảng Nam; nhập ngũ 1945, thiếu tướng (1983), giáo sư (1986); đv ĐCS VN (1947). Tháng 8.1945 trung đội trưởng, đại đội trưởng Giải phóng quân tham gia Bộ đội Nam tiến. 1946- 48 đại đội trưởng, rồi tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Cao Thắng chiến đấu ở mặt trận Phú Yên, Khánh Hoà. 1948-49 trung đoàn phó, liên trung đoàn phó Trung đoàn 80 và Trung đoàn 83 (Liên khu 5). Tháng 6.1949-10.1954 phụ trách khu phó Khu Hạ Lào, phái viên QS ủy ban kháng chiến Nam Trung Bộ tại Hạ Lào. 1954-60 trưởng ban tác huấn, rồi trưởng phòng huấn luyện BTL pháo binh. 1964-66 phó chủ nhiệm Hệ QS kiêm chủ nhiệm Khoa pháo binh Học viện quân chính. 1967-68 phó tư lệnh Quân chủng phòng không -  không quân, kiêm tư lệnh Binh chủng tên lửa phòng không. 1968-70 chuyên viên QS tại hội nghị Pari 1973 về Việt Nam. 1971-77 phó tư lệnh Quân chủng phòng không - không quân. 1980-81 phân viện trưởng Phân viện chiến lược Học viện quân sự cấp cao. 1981-89 cục trưởng Cục khoa học QS BTTM. 1989-93 tổng biên tập đầu tiên Ban biên tập bách khoa QS. Huân chương: Quân công (hạng nhất, hạng ba), Chiến công hạng nhất, Chiến thắng hạng nhất, Kháng chiến hạng nhất, Itxala hạng nhất (nhà nước Lào tặng).


Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM