Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 03:03:29 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đ  (Đọc 8776 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #30 vào lúc: 11 Tháng Bảy, 2019, 06:26:32 pm »


        ĐÀO TRỌNG LỊCH (Đào Văn Lịch; 1939-98), thứ trường BQP. tổng tham mưu trường QĐND VN (12.1997-5.1998). Quê xã Lũng Hoà, h. Vĩnh Tường, t. Vĩnh Phúc; nhập ngũ 1957, trung tướng (1998); đv ĐCS VN (1960). Trong KCCM. 1964-72 trưởng thành từ chiến sĩ đến tham mưu phó trung đoàn thuộc Sư đoàn 316. Tham gia các chiến dịch: Thượng Lào (Cánh Đồng Chum, 1964-65); Quyết Thắng (Nậm Bạc, Bắc Lào, 1968-69); Toàn Thắng (Cánh Đồng Chum, 1969-70); Mặt trận 31 (Cánh Đồng Chum, 1970- 71) và chiến dịch 74B (Cánh Đồng Chum. 1971-72). Năm 1974 trung đoàn trưởng Trung đoàn 174, Sư đoàn 316, tham gia chiến dịch Tây Nguyên (3.1975) và chiến dịch Hồ Chí Minh (4.1975). Năm 1981-84 phó sư đoàn trưởng Sư đoàn 316, Quân đoàn 29 rồi sư đoàn trưởng Sư đoàn 316, Quân khu 2. Tháng 8.1987 chỉ huy trưởng Bộ chi huy QS tỉnh Lai Châu. 9.1991-92 phó tư lệnh tham mưu trưởng rồi tư lệnh Quân khu 2. Tháng 1.1994 ủy viên Đảng ủy QS trung ương. 4.1997 phó tổng tham mưu trưởng QĐND VN. 12.1997-5.1998 thứ trưởng BQP, tổng tham mưu trưởng QĐND VN; ủy viên thường vụ Đảng ủy QS trung ương (11.1997). ủy viên BCHTƯ ĐCS VN (từ 1.1994 và khóa VIII). Hi sinh 25.5.1998 trong tai nạn máy bay tại t. Xiêng Khoảng (Lào). Huân chương: Chiến công (3 hạng nhất, 2 hạng nhì, 1 hạng ba).



        ĐÀO VĂN QUÂN (s. 1954), Ah LLVTND (1979). Quê xã Cộng Lạc, h. Tứ Kì, t. Hải Dương; nhập ngũ 1971, trung tá (1991); đv ĐCS VN (1973); khi tuyên dương Ah là trung úy, chính trị viên Đại đội đặc công 1, Tiểu đoàn 45, Trung đoàn 113, BTL đặc công. Trong KCCM, 1972-74 chiến đấu tại chiến trường Trị Thiên. 1979 chiến đấu chống quân TQ xâm lược ở Cao Bằng. 21.2.1979 khi bị địch phục kích gần tx Cao Bằng, ĐVQ tham gia chỉ huy chiến đấu diệt hơn 100 địch, (ĐVQ diệt 10 địch, bắt sống 1, phá 1 đại liên, thu 1 súng). Trận phục kích đoàn xe chở lính và vũ khí tại km 4 đường 3 (10.3.1979), tham gia chỉ huy đại đội diệt 18 xe, phá hủy hàng chục tấn đạn, 2 giàn hỏa tiễn H-12, diệt hơn 100 địch (ĐVQ diệt 8 xe). Huân chương; Quân công hạng ba, Chiến công hạng nhất.



        ĐẢO, phần lục địa nhỏ tách biệt giữa đại dương, biển, sông, hồ, không bị ngập nước cả khi thuỷ triều lên cao nhất. Có thể nằm độc lập hay hợp với các Đ khác gần đó thành quần đảo. Theo quan hệ tự nhiên với đại lục, Đ trên biển và đại dương được chia thành đảo lục địa, đảo chuyển tiếp và đảo đại dương. Theo cơ chế kiến tạo, phân biệt đảo kiến tạo và đảo bồi tích. Theo nguồn gốc hình thành, còn phân biệt đảo núi lửa và đảo san hô. Chế độ pháp lí đối với Đ phụ thuộc vị trí của nó. Các Đ gần bờ có thể được lấy làm mốc của đường cơ sở, vùng nước giữa bờ biển và Đ là nội thuỷ. Đối với các Đ xa bờ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Đ cũng được hoạch định theo các quy định của Công ước của LHQ về luật biển (1982) áp dụng cho các lãnh thổ đất liền khác, trừ những Đ không thích hợp cho người ở hoặc cho một hoạt động kinh tế riêng thì không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

        ĐẢO CHÍNH, thủ đoạn giành quyền lực thống trị bằng sử dụng áp lực QS hoặc các áp lực khác trái với thể chế pháp luật hiện hành, lật đổ chính quyền đương nhiệm một cách bất thường và thiết lập chính quyền nhà nước khác trong khuôn khổ chế độ xã hội cũ. Các nước đế quốc thường dùng ĐC để can thiệp vào nội chính của nước khác hoặc thay đổi tay sai trong ngụy quyền (đảo chính lật đổ Ngô Đình Diệm 1.11.1963), tranh quyền cai trị thuộc địa (Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương 9.3.1945). ĐC do QĐ tiến hành gọi là ĐC QS.

        ĐẢO CHÍNH COONG LE (9.8.1960), đảo chính QS của một bộ phận QĐ Vương quốc Lào do đại úy Coong Le cẩm đầu nhằm lật đổ chính phủ thân Mĩ cực hữu Xômxanit - Phumi Nôxavẳn. Lực lượng đảo chính gồm Tiểu đoàn dù 2 cùng tiểu đoàn thiết giáp và những đơn vị không quân đóng ở Viêng Chăn, được đông đảo nhân dân Viêng Chăn và lực lượng Pathét Lào ủng hộ. Đêm 8 rạng 9.8, quân đảo chính đánh chiếm các cơ quan trọng yếu (bưu điện, sân bay. ngân hàng, đài phát thanh...) và các vị trí chiến lược quan trọng khác ở Viêng Chăn, nắm toàn quyền về hành chính, QS, tuyên bố thành lập ủy ban CM (sau đổi là ủy ban đảo chính). ĐCCL dẫn đến việc thành lập chính phủ mới do hoàng thân Xuyana Phuma làm thủ tướng, sẵn sàng nối lại hiệp thương với Pathét Lào, thực hiện hòa hợp dân tộc, thống nhất quốc gia, xây dựng nước Lào hòa bình, trung lập, độc lập. Từ 9 đến 18.12, lực lượng đảo chính phối hợp với nhân dân Viêng Chăn và LLVT Pathét Lào đánh lui nhiều đợt phản công của quân phái hữu có pháo binh Thái Lan chi viện, sau đó rút khỏi Viêng Chăn về Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng. ĐCCL phản ảnh tinh thần yêu nước của một bộ phận QĐ Vương quốc Lào, góp phần tích cực thúc đẩy phong trào yêu nước chống Mĩ của nhân dân các bộ tộc Lào.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #31 vào lúc: 11 Tháng Bảy, 2019, 06:32:57 pm »


        ĐẢO CHÍNH CỦA NHẬT Ở ĐÔNG DƯƠNG nh NHẬT ĐẢO CHÍNH PHÁP

        ĐẢO CHÍNH LẬT ĐỔ NGÔ ĐÌNH DIỆM (1.11.1963), đảo chính QS của một bộ phận QĐ Sài Gòn do Mĩ chủ mưu lật đổ Ngô Đình Diệm, đưa nhóm QS thân MI do Dương Văn Minh cầm đầu lên nắm chính quyền ở miền Nam VN. Trước nguy cơ thất bại của chính sách xâm lược của Mĩ ở miền Nam và sự bất lực của chế độ độc tài gia đình trị, mâu thuẫn nội bộ chính quyền Sài Gòn gay gắt, buộc Mĩ phải tìm cách thay thế Ngô Đình Diệm, tiếp tục thực hiện kế hoạch chiến tranh, đối phó với phong trào CM miền Nam. Lực lượng đảo chính gồm: Chiến đoàn thiết giáp 24, Sư đoàn bộ binh 5, Trung đoàn 10 và Thiết đoàn 2 của Sư đoàn bộ binh 7, Tiểu đoàn dù 6, hai tiểu đoàn thủy quân lục chiến (1 và 4) và 1 đại đội truyền tin. 13 giờ ngày 1.11.1963 lực lượng đảo chính đánh chiếm các cơ quan trọng yếu (Bộ tư lệnh cảnh sát quốc gia, Tổng nha cảnh sát đô thành, BTTM, đài phát thanh...) cùng các vị trí chiến lược quan trọng khác ở Sài Gòn, đến 6 giờ ngày 2.11.1963 chiếm dinh Gia Long, giết Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu. Chính quyền QS do Dương Văn Minh làm tổng thống được thành lập, nhưng không giải quyết được tình trạng khủng hoảng của chế độ Sài Gòn.

        ĐẢO CHÍNH LON NON - XIRICH MATẮC (18.3.1970), đảo chính QS của lực lượng phái hữu ở Campuchia được Mĩ ủng hộ, do thủ tướng Lon Non và Xirich Matăc cầm đầu nhằm lật đổ quốc trưởng Nôrôđôm Xihanuc, xóa bỏ chính sách trung lập, đẩy Campuchia phụ thuộc vào Mĩ. Từ cuối 1961 Mĩ đã xúc tiến kế hoạch đảo chính thông qua hoạt động của CIA và sứ quân Mĩ ở Campuchia. Sau khi gây sức ép đưa Lon Non - đại diện phái cực hữu trong chính phủ Campuchia lên làm thủ tướng kiêm tổng trưởng quốc phòng, tổng tư lệnh QĐ hoàng gia (8.1969), ngày 18.3.1970, tại thủ đô Phnôm Pênh, dưới áp lực của 20 tiểu đoàn quân Lon Non - Sơn Ngọc Thành, lực lượng phái hữu đã buộc quốc hội Campuchia quyết nghị bãi nhiệm quốc trưởng Xihanuc, thành lập “Chính phủ cứu nguy dân tộc” do Lon Non làm thủ tướng. Với ĐCLN-XM, Mĩ đã từng bước can thiệp và xâm lược Campuchia (xt kháng chiến chống Mĩ của Campuchia).

        ĐẢO CHÍNH Ở NHẬT (1932-36), đảo chính QS do nhóm “Sĩ quan trẻ”, đại diện cho lực lượng quân phiệt tiến hành, nhằm thiết lập chế độ độc tài phát xít ở Nhật. 15.5.1932 lực lượng đảo chính đánh chiếm dinh thủ tướng, trụ sở đảng cầm quyền và các công sở ở thủ đô Tôkiô, giết thủ tướng Inôcai, nhưng không đạt được mục đích do các thế lực tư bản độc quyền Nhật lúc đó chưa dứt khoát theo con đường phát xít hóa. Mặc dù chính phủ mới do Xaitô đứng đầu đã đưa ra những chính sách thỏa hiệp nhưng lực lượng quân phiệt không chấp nhận, vẫn tiếp tục âm mưu đảo chính để nắm chính quyền. 26.2.1936 nhóm “Sĩ quan trẻ” cùng với gần 2.000 binh sĩ của Sư đoàn 1 nổi dậy đánh chiếm các vị trí quan trọng ở Tôkiô, sát hại nhiều quan chức cao cấp và tiến hành thương lượng với Bộ chỉ huy QS tối cao về thành phần chính phủ tương lai, nhưng không được QĐ và nhân dân ủng hộ. Cuộc đảo chính bị dập tắt nhưng đã thúc đẩy sự phát triển chủ nghĩa quân phiệt và đưa Nhật Bản theo con đường phát xít hóa, thể hiện bằng việc chính phủ Hirôta kí với phát xít Đức “Hiệp ước chống quốc tế cộng sản” (25.11.1936) và thực hiện chính sách bành trướng, gây chiến tranh xâm lược với các nước khác.

        ĐẢO CHÍNH QUÂN SỰ x. ĐẢO CHÍNH

        ĐẢO NÚI LỨA, đảo hình thành do các dung nham phun ra từ núi lửa ở đáy đại dương (biển) bồi tích lại, không có liên hệ trực tiếp về cấu tạo địa chất với lục địa. Phân bố chủ yếu ở vùng trung và tây Thái Bình Dương, tây Ấn Độ Dương và đông Đại Tây Dương. Thường có diện tích không lớn, phần nhô lên khỏi mặt biển tương đối cao và tạo thành các đỉnh cao; địa thế hiểm yếu, thuận tiện cho việc xây dựng các công sự và ngụy trang; để tạo các bến cảng che giấu tốt, xây dựng thành các căn cứ hải quân. Phần lớn các quần đảo trên Thái Bình Dương (Haoai, Tonga, Xamoa, Mariana...) đều là những quần đảo có nguồn gốc núi lửa.

        ĐẢO SAN HÔ, đảo được hình thành do sản phẩm phá hủy từ các thể san hô, có dạng hình vành khuyên dày đặc hoặc phân tán, trong vành khuyên là vụng nhỏ. Nhiều ĐSH có người ở. Các ĐSH đươc phân bố ở phía tây và giữa Thái Bình Dương, trung tâm Ấn Độ Dương. Nhiều đảo ở quần đảo Trường Sa là ĐSH. Các vụng nhỏ của ĐSH đôi khi cũng thuận lợi cho tàu thả neo trú đậu.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #32 vào lúc: 11 Tháng Bảy, 2019, 06:34:18 pm »


        ĐẠO (cổ), 1) đơn vị tổ chức của quân đội Đinh và quân đội Tây Sơn. Thời Đinh. Đ gồm 10 quân, có quân số lí thuyết 100.000 người. Thời Tây Sơn, Đ liền trên cơ (gồm 5 cơ), dưới doanh, có quân số khoảng 1.500-2.500 người và có sự phân biệt: Đ độc lập (riêng từng loại quân, vd: Đ bộ binh, Đ tượng binh...), Đ hỗn hợp (gồm một số cơ, đội bộ binh, tượng binh, pháo binh, kị binh hợp thành); 2) đơn vị hành chính - QS thời Đinh và Hậu Lê. Thời Đinh, đất nước chia thành 10 Đ; mỗi Đ có 1 đạo quân. Thời Hậu Lê, từ 1428 đất nước chia làm 5 Đ, mỗi Đ do hành khiển nắm quyền điều hành chung (cả quân, dân, chính) và có một số vệ đóng giữ; vệ quân do tổng quản thống xuất). Từ 1470 (dưới đời Hồng Đức) chia lại thành 13 Đ; mỗi Đ có: ti thừa (phụ trách hành chính, tài chính, tư pháp), ti hiến (giám sát công việc trong Đ), ti đô (trồng coi việc quân); mỗi Đ thường có 1 vệ đóng giữ, do tổng binh chỉ huy.

        ĐẠO DIỄN diễn tập, người phát tình huống dẫn dắt người tập thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao phù hợp với nội dung diễn tập. Thường có: ĐDdt chung (bên cạnh người tập vai chỉ huy cao nhất và trực tiếp điều khiển toàn bộ bộ máy đạo diễn); ĐDdt chỉ huy và cơ quan các cấp, các binh chủng, quân chủng, ngành; ĐDdt khu vực; ĐDdt đáy (đóng vai đơn vị cấp dưới của cấp chỉ huy và cơ quan tập thấp nhất); người đạo diễn hỏa lực (khi diễn tập có bắn đạn thật). Nhiệm vụ chủ yếu của ĐDdt: dẫn dắt tình huống, kiểm tra hành động của người tập, đặc biệt là việc xử trí tình huống trong quá trình diễn tập, kiểm tra việc chấp hành các biện pháp bảo đảm an toàn. Để thực hiện nhiệm vụ, ĐDdt phải nắm vững đề mục, mục đích yêu cầu, ý định và nội dung diễn tập; kê hoạch diễn tập; phương pháp đạo diễn và những biện pháp cần tiến hành trong quá trình diễn tập.

        ĐẠO HÀNG nh DẪN ĐƯỜNG

        ĐẠO QUAN BINH, tổ chức QS - hành chính theo lãnh thổ của Pháp ở Bác Kì (VN), bao gồm một số khu vực được tách từ nhiều tỉnh. Hình thành 6.8.1891 theo nghị định của toàn quyền Đông Dương trên cơ sở bãi bỏ 14 quân khu (thành lập 15.4.1888). Có 4 ĐQB: ĐQB 1 - Phả Lại, ĐQB 2 - Lạng Sơn, ĐQB 3 - Yên Bái, ĐQB 4 - Sơn La. Địa bàn của từng ĐQB thay đổi nhiều lần do yêu cầu đàn áp các cuộc khởi nghĩa và nổi dậy của nhân dân VN ở vùng núi. ĐQB do một sĩ quan cấp tá người Pháp làm tư lệnh. Tư lệnh ĐQB có quyền dân sự ngang thống sứ Bắc Kì; về QS, có quyền mở các cuộc hành quân đánh chiếm trong phạm vi đạo và chỉ chịu sự chỉ đạo của tổng chỉ huy QĐ Pháp ở Đông Dương. Mỗi ĐQB chia thành nhiều tiểu quân khu do một sĩ quan có quyền ngang công sứ đứng đầu. Đến 16.4.1908 tư lệnh ĐQB chỉ còn quyền dân sự ngang công sứ; về QS, chịu sự chỉ huy của tư lệnh lực lượng chiếm đóng Bắc Kì; đồng thời bãi bỏ tiểu quân khu và thay bằng đại lí (QS) do một sĩ quan cấp úy đứng đầu. Đến 27.3.1916, thành lập thêm ĐQB 5 - Thượng Lào (bao gồm một phần lãnh thổ t. Lai Châu, VN). Việc sử dụng hình thức ĐQB để cai trị bắt nguồn từ chính sách thực dân bằng QS (không thiết lập quá sớm chế độ cai trị dân sự; phải duy trì chế độ cai trị QS - càng cứng rắn càng tốt - để kẻ bị trị không được nghĩ rằng kẻ thống trị nhu nhược, yếu đuối) mà Pháp đã từng áp dụng ở Xuđăng và Mađagaxca.

        ĐẠO QUÂN, gọi chung tập đoàn lực lượng của QĐ một số nước, được sử dụng để thực hiện các nhiệm vụ chiến dịch -  chiến lược trong chiến tranh. Tổ chức, quân số, trang bị từng ĐQ tùy thuộc ý đổ chính trị của ban lãnh đạo tối cao. Để thôn tính, khuất phục nước khác, các ĐQ xâm lược thường có số quân từ hàng vạn đến hàng chục vạn người (như các ĐQ: Tống, Nguyên, Minh, Thanh (TQ) trong các cuộc chiến tranh xâm lược VN từ tk 11 đến tk 18); có ĐQ biên chế tới gần một triệu người (Đạo quân Quan Đông của Nhật Bản trong CTTG-1I). Để bảo vệ đất nước, các ĐQ trong các cuộc kháng chiến của nhân dân VN chống xâm lược cũng có lực lượng hàng vạn người (ĐQ thời Lí, Trần. Hậu Lè, Tây Sơn). Ngày nay, khái niệm ĐQ hầu như không còn tồn tại trong tổ chức, sử dụng lực lượng QĐ ở nhiều nước.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #33 vào lúc: 11 Tháng Bảy, 2019, 06:35:56 pm »


        ĐẠO QUÂN QUAN ĐÔNG, liên binh đoàn chiến lược tinh nhuệ nhất và thiện chiến nhất của QĐ Nhật. Thành lập 1919 ở Quan Đông (khu vực nhượng địa ở mũi bán đảo Liêu Đông, TQ) để xâm lược TQ, Mông cổ và LX. Đến 1945, ĐQQĐ bao gồm: Phương diện quân 1 (đông Mãn Châu) có 2 tập đoàn quân (3, 5), gồm 10 sư đoàn và 1 lữ đoàn bộ binh; Phương diện quân 3 (tây Mãn Châu) có 2 tập đoàn quân (44, 30), gồm 8 sư đoàn và 2 lữ đoàn bộ binh, 1 lữ đoàn xe tăng; Phương diện quân 17 (lực lượng dự bị của tư lệnh ĐQQĐ, đóng ở Triều Tiên) có 2 tập đoàn quân (34, 59), gồm 9 sư đoàn bộ binh; Tập đoàn quân độc lập 4 (đông bắc Mãn Châu), gồm 3 sư đoàn và 4 lữ đoàn bộ binh; Tập đoàn quân không quân 2 (bảo vệ Mãn Châu) và Tập đoàn quân không quân 5 (bảo vệ Triều Tiên). Quân số khoảng 1 triệu người; trang bị hơn 1.000 xe tăng, hơn 5.000 khẩu pháo, 1.800 máy bay. Tư lệnh: đại tướng Ôtôdô Iamađa. ĐQQĐ đã bị các đơn vị Hồng quân LX ở Viễn Đóng (3 phương diện quân: Viễn Đông 1, Viễn Đông 2, Dabaican; Hạm đội Thái Bình Dương, Phân hạm đội Amua...) cùng một bộ phận QĐND Mông cổ đập tan (tiêu diệt gần 70.000, bắt làm tù binh gần 600.000 - có 148 tướng) trong chiến dịch Mãn Cháu (8.1945), một nguyên nhân chủ yếu buộc chính phủ Nhật phải đầu hàng vô điều kiện, chấm dứt CTTG-II.

        ĐẠO QUẤN VIỄN CHINH PHÁP Ở VIỄN ĐÔNG X. CEFEO

        ĐẮC LẮC nh ĐẮK LẮK

        ĐẮC NÔNG nh ĐẮK NÔNG

        ĐẶC CÔNG, 1) cách tiến công đặc biệt, dùng lực lượng ít, trang bị gọn nhẹ, triệt để lợi dụng yếu tố bí mật, tiếp cận mục tiêu, tạo thế có lợi, bất ngờ tiến công đối phương dồn dập, mãnh liệt, nhanh chóng kết thúc chiến đấu, đạt hiệu suất cao. Thuật ngữ ĐC xuất hiện từ 1950 dùng chỉ cách đánh “công đồn đặc biệt”; 2) lực lượng đặc biệt tinh nhuệ được tổ chức, trang bị và huấn luyện đặc biệt, có phương pháp tác chiến linh hoạt, táo bạo, bất ngờ, thường dùng để đánh các mục tiêu hiểm yếu nằm sâu trong đội hình chiến đấu, bố trí chiến dịch và hậu phương của địch (xt Binh chủng dặc công).

        ĐẶC CÔNG BIỆT ĐỘNG, đặc công hoạt động và tác chiến ở địa bàn thành thị (thành phố, thị xã) do đối phương kiểm soát, chủ yếu tiến công những mục tiêu đặc biệt quan trọng (cơ quan đầu não, cáu lạc bộ sĩ quan, trại giam, cơ sở kinh tế -  quốc phòng...) ĐCBĐ bao gồm các tổ, đội, đoàn, được tổ chức theo nguyên tắc ngăn cách bí mật, bố trí hợp pháp, trang bị vũ khí gọn, nhẹ, thường tác chiến theo phương pháp tập kích hóa trang, đánh nổ hẹn giờ hóa trang.

        ĐẶC CÔNG BỘ, đặc công được huấn luyện và trang bị vũ khí chuyên dùng để tiến công những mục tiêu hiểm yếu của địch trên đất liền; lực lượng chủ yếu của Binh chủng đặc công. ĐCB được tổ chức thành tổ, mũi, đội, tiểu đoàn, trung đoàn trong bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân tự vệ. Nhiệm vụ chủ yếu của ĐCB: tiêu diệt sinh lực quan trọng, đánh phá đầu mối giao thông, cơ sở vật chất kĩ thuật, phương tiện chiến tranh của đối phương... ĐCB có khả năng tác chiến độc lập hoặc tác chiến hiệp đồng binh chủng.

        ĐẶC CÔNG CĂN CỨ, đặc công ém sẵn ở địa bàn được xác định gần căn cứ địch, để bám đánh những mục tiêu quan trọng của đối phương (sân bay, bến cảng, kho tàng...) trên địa bàn có ý nghĩa chiến lược, chiến dịch. Trên cơ sở trinh sát nắm chắc mục tiêu (lực lượng, phương tiện, bố trí, hoạt động...) và có nhiều phương án tác chiến được chuẩn bị sẵn. ĐCCC thực hành tiến công khi có thời cơ, hoặc theo yêu cầu phối hợp chiến trường. Cg đặc công chuyên trách.

        ĐẶC CÔNG CHỦ LỰC, gọi chung các đơn vị đặc công trực thuộc Bộ, quân khu, quân chùng hải quân; làm nhiệm vụ cơ động tác chiến trên chiến trường trên bộ, các vùng biển, đào, sông lớn (đối với ĐCCL thuộc Bộ. Quân chủng hải quân); trên địa bàn quân khu hoặc trên các chiến trường khi Bộ điều động (đối với ĐCCL thuộc quân khu) nhằm đánh phá hoặc đánh chiếm các mục tiêu quan trọng, vào thời điểm quan trọng của chiến dịch phản công hoặc tiến công. Có khả năng tác chiến độc lập hoặc hiệp đồng với các quân chủng và binh chủng.

        ĐẶC CÔNG CHUYÊN TRÁCH nh ĐẶC CÔNG CĂN CỨ

        ĐẶC CÔNG ĐỊA PHƯƠNG, gọi chung các đơn vị đặc công thuộc bộ đội địa phương và dân quân tự vệ; một lực lượng tác chiến thường xuyên, rộng khắp và đánh nhỏ lẻ đạt hiệu suất cao trong chiến tranh nhân dân. ĐCĐP chủ yếu hoạt động trong địa bàn địa phương, khi cần có thể tác chiến ngoài địa phương và tác chiến hiệp đồng trong khu vực phòng thủ. Nhiệm vụ: phối hợp tác chiến với bộ đội địa phương và dân quân tự vệ tiêu diệt lực lượng địch, phá hủy những mục tiêu quan trọng, bảo vệ địa phương.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #34 vào lúc: 11 Tháng Bảy, 2019, 06:37:58 pm »


        ĐẶC CÔNG NHÁI, đặc công nước chủ yếu tác chiến trên biển xa. ĐCN được trang bị khí tài bơi lặn hiện đại, có khả năng lặn sâu và hoạt động xa bờ. Trong QĐND VN, đơn vị ĐCN đầu tiên ra đời 1967. Trận đánh tiêu biểu của ĐCN đánh chìm tàu chở dầu Nôxiubi (15 nghìn tấn) của hải quân Mĩ đêm 8.9.1969, cách Cửa Việt 4km của Đội 1, Đoàn đặc công 126.

        ĐẶC CÔNG NƯỚC, đặc công được huấn luyện và trang bị vũ khí. khí tài chuyên dùng để tiến công những mục tiêu của địch ở biến, sông, hải đảo, bờ biển, căn cứ hải quân (tàu thuyền neo đậu, cầu cống, các thiết bị bến càng, kho tàng...). ĐCN thuộc Bộ và quân chúng hải quân tổ chức đến binh đội; ở quân khu, tỉnh, huyện (có sông lớn, biển) tùy theo yêu cầu nhiệm vụ và khả năng để tổ chức các đơn vị cấp phân đội. ĐCN thường tác chiến độc lập, cũng có thể tác chiến hiệp đồng binh chủng ở quy mô nhỏ và vừa. Phương pháp tác chiến chủ yếu: phá hủy bí mật. tập kích bí mật.

        ĐẶC ĐIỂM TÁC CHIẾN, tính đặc thù phản ánh quy luật nội tại và bản chất hành động của các loại hình tác chiến. ĐĐTC phản ánh những điều kiện, thời gian, không gian, đối tượng và hình thức tác chiến. ĐĐTC không ngừng phát triển theo sự phát triển của KTQS và số lượng, chất lượng LLVT. Thông qua nghiên cứu và nhận thức ĐĐTC, thấy rõ quy luật khách quan của tác chiến, có thể thúc đẩy sự phát triển nghệ thuật QS. Người chỉ huy phải căn cứ vào ĐĐTC để tìm ra phương pháp tác chiến phù hợp mới có thể giành thắng lợi.

        ĐẶC KHU, tổ chức QS theo khu vực địa lí ở nơi có ý nghĩa đặc biệt về QS. Thường được tổ chức trong thời chiến, như: ĐK Sài Gòn - Chợ Lớn (trong KCCP, X. Khu 7), ĐK Rừng Sác (trong KCCM). Đặc khu Quảng Ninh (1979-87)...

        ĐẶC KHU QUẢNG NINH, đặc khu ở phía đông bắc Bắc VN. Thành lập theo sắc lệnh 71-LCT ngày 19.4.1979 của chủ tịch nước CHXHCN VN trên cơ sở tách t. Quảng Ninh ra khỏi Quân khu I thành đặc khu trực thuộc trung ương. Tổ chức ban đầu là Quân khu Đông Bắc. Phía bắc có đường biên giới với TQ, phía nam và tây, tây nam giáp các tỉnh Quân khu 3 và Quân khu 1, phía đông và đông nam giáp biển; có các đảo ngoài khơi Vịnh Bắc Bộ. Từ 1987 ĐKQN sáp nhập vào Quân khu 3. Tư lệnh, chính ủy đầu tiên (1979): Nguyễn Anh Đệ, Nguyễn Trọng Yên.

        ĐẶC KHU SÀI GÒN - CHỢ LỚN X. KHU 7, QUÂN KHU SÀI GÒN - GIA ĐỊNH

        ĐẶC KHU VŨNG TÀU - CÔN ĐẢO, đơn vị hành chính (trực thuộc trung ương) cũ ở Đông Nam Bộ. Thành lập 5.1979, gồm tx Vũng Tàu, xã Long Sơn thuộc h. Châu Thành, t. Đồng Nai và h. Côn Đảo thuộc t. Hậu Giang. Trung tâm hành chính: tx Vũng Tàu. 8.1991 sáp nhập với các huyện Long Đất, Châu Thành. Xuyên Mộc của tình Đồng Nai thành t. Bà Rịa - Vũng Tàu.

        ĐẮK LẮK*. tỉnh cũ ở Tây Nguyên. Thành lập 7.1923, tách từ t. Kon Tum. 1.1959 chính quyền Sài Gòn tách một phần các tinh ĐL, Lâm Đồng và Phước Long thành lập t. Quảng Đức. 2.1976 Chính phủ CM lâm thời Cộng hòa miền Nam VN sáp nhập ĐL và Quảng Đức thành t. ĐL. 10.2000, LLVTND Đắk Lắk được phong tặng danh hiệu Ah LLVTND. 1. 2004 tách thành hai tinh Đắk Lắk** và Đắk Nông.

        ĐẮK LẮK**, tỉnh ở Tây Nguyên; tây giáp Campuchia, bắc giáp Gia Lai, đông bắc giáp Phú Yên, đông giáp Khánh Hoà, nam giáp Đắk Nông, Lâm Đồng. Dt 13.062km2; ds 1,67 triệu người (2004); các dân tộc: Êđê, Mơ Nông, Giarai, Kinh. Thành lập 1.2004, tách từ t. Đấk Lắk*. Tổ chức hành chính: 12 huyện, 1 thành phố; tỉnh lị: tp Buôn Ma Thuột. Nằm trên cao nguyên, độ cao trung bình 500m so với mặt biển, nhiều núi cao, đinh Chư Yangsin 2.442m, ChưTadung 1.982m, Chư Đlaya 1,229m; trung tâm là vùng đất đỏ badan rộng lớn. Các sông chính: Đak Krông (Xẽrêpôc), Krông Hnãng, Sông Hình, Ea Hleo. Nhiều thác lớn và hồ, đầm tự nhiên: Hồ Lắc, hồ Sê Nô... Khí hậu mát mẻ, nhiệt độ trung bình hàng năm 23°C, lượng mưa 2.000mm/năm. Tỉnh nông - lâm nghiệp, có thế mạnh trồng rừng và các loại cây công nghiệp. Giao thông đường bộ: các quốc lộ 14, 26, 27. Sân bay: Buôn Ma Thuột. Sự kiện lịch sử: trận Buôn Ma Thuật (10-11.3.1975) mở đầu chiến dịch Tây Nguyên và cuộc tổng tiến công chiến lược giải phóng hoàn toàn miền Nam VN.


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #35 vào lúc: 11 Tháng Bảy, 2019, 06:40:00 pm »


       ĐẮK NÔNG, tỉnh ở Tây Nguyên; bắc và đông bắc giáp Đắk Lắk, đông và nam giáp Lâm Đồng, tây giáp Campuchia (có cửa khẩu quốc tế Buprăng) và t. Bình Phước. Dt 6.514,38km2; ds 363 nghìn người (2004); các dân tộc: Êđê, Mơ Nông, Giarai. Kinh. Thành lập 1.2004. Tổ chức hành chính: 6 huyện; tỉnh lị: thị trấn Gia Nghĩa, h. Đắk Nông. Địa hình cao nguyên, độ cao trung bình 500m so với mặt biển. Khí hậu mát mẻ, nhiệt độ trung bình hàng năm 23°C, lượng mưa 2.000mm/năm. Tỉnh nông - lâm nghiệp, có thế mạnh trồng rừng và các loại cây công nghiệp. Giao thông đường bộ: các QL 14,28. Sông chính: Đa Dâng (đoạn thượng nguồn sông Đồng Nai, ranh giới tự nhiên với t. Lâm Đồng).



        ĐĂNG KÍ NGHĨA VỤ QUÂN SỰ, kê khai, ghi tóm tắt lí lịch và những yếu tố cần thiết khác của người sẵn sàng nhập ngũ và quân nhân dự bị theo quy định để quản lí và đảm bảo cho họ làm nghĩa vụ QS. Bao gồm: ĐKNVQS lần đầu, đăng kí vào ngạch dự bị, đăng kí bổ sung, đăng kí di chuyển, đăng kí vắng mặt dài hạn, đăng kí giải ngạch dự bị và đăng kí riêng. ĐKNVQS do ban chỉ huy QS xã (phường, thị trấn) huyện (quận, thị xã. thành phố thuộc tinh) phụ trách; tiến hành theo Điều lệ ĐKNVQS (được HĐBT ban hành kèm theo nghị định 48-HĐBT ngày 16.5.1983 căn cứ vào Luật nghĩa vụ quân sự).

        ĐĂNG KÍ VÀO NGẠCH DỰ BỊ, kê khai tóm tắt các yếu tố về lí lịch và xác nhận những điểm cần thiết của quân nhân dự bị hạng 1, 2 và sĩ quan dự bị theo quy định của nhà nước để cơ quan có thẩm quyền quản lí và bảo đảm nghĩa vụ quyền lợi cho quân nhân dự bị trong quá trình phục vụ ở ngạch dự bị. Việc ĐKVNDB do cơ quan QS địa phương được phân cấp quản lí quân nhân dự bị thực hiện theo quy định hiện hành của nhà nước, căn cứ Luật nghĩa vụ QS và Luật sĩ quan QĐND VN.

        ĐẶNG DUNG (7-1414), danh tướng thời Hậu Trần. Con Đặng Tất. Theo cha tham gia khởi nghĩa Trần Ngỗi, Trần Quý Khoáng (1407-13). Năm 1409 sau khi cha bị Trần Ngỗi giết oan, ĐD cùng với Nguyễn Cảnh Dị bỏ Trần Ngỗi vào Thanh Hóa suy tôn Trần Quý Khoáng làm minh chủ tiếp tục kháng Minh, được phong đồng bình chương sự. ĐD chỉ huy nhiều trận đánh quân Minh ở Hàm Tử (Khoái Châu, Hưng Yên; 1409), Mộ Độ (Tam Điệp, Ninh Bình; 1412)... Năm 1413 đánh úp quân địch ở kênh Sái Già, nhảy lên thuyền tướng địch là Trương Phụ khiến Phụ phải bỏ thuyền trốn chạy, quân Minh tan vỡ đến một nửa, thuyền bè khí giới bị đốt phá gần hết. Cuối 1413 thất bại ở Ái Tử (Quảng Trị), bị bắt đưa sang TQ, dọc đường nhảy xuống sông tự tử.

        ĐẶNG KÍNH (Đặng Văn Rợp; s. 1921), phó tổng tham mưu trưởng QĐND VN (1978-88). Quê phường Bắc Sơn, q. Kiến An, tp Hải Phòng; tham gia CM 1941, nhập ngũ 1945, trung tướng (1982); đv ĐCS VN (1944). Tháng 8.1945 chi đội trưởng Giải phóng quân Kiến An. 1946-47 tiểu đoàn trưởng, chỉ huy trưởng Huyện đội Kiến Thụy, t. Kiến An. 1949-54 chỉ huy phó, rồi chỉ huy trưởng tỉnh đội, ủy viên thường vụ Tỉnh ủy Kiến An. 5.1954 trung đoàn trường, chỉ huy trưởng Thành đội Hải Phòng. 1.1955 tham mưu phó, rồi phó tư lệnh Quân khu Tả Ngạn, sư đoàn trưởng Sư đoàn 328. Năm 1960-65 cục phó Cục tác chiến BTTM, cục trưởng Cục liên lạc đối ngoại BQP. 4.1966 phó tư lệnh Quân khu Trị - Thiên. 4.1968 tư lệnh Quân khu Tả Ngạn. 3.1977 phó chủ nhiệm Tổng cục xây dựng kinh tế BQP. 1978-88 phó tổng tham mưu trưởng QĐND VN. Huân chương: Hồ Chí Minh, Quân công (2 hạng nhất, 1 hạng nhì)...


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #36 vào lúc: 11 Tháng Bảy, 2019, 06:42:00 pm »

     
        ĐẶNG NGỌC GIAO (Đặng Văn Giáo; 1929-99), Nhà giáo nhân dân (1997), giáo sư (1991), tiến sĩ (1981). Quê xã Lí Thường Kiệt, h. Yên Mĩ, t. Hưng Yên; nhập ngũ 1946, thiếu tướng (1989); đv ĐCS VN (1947). Từ 1946-50 quản lí đại đội, chính trị viên trung đội, cán sự địch vận tỉnh Thái Bình. 1951-58 chính trị viên đại đội quân y, chính trị viên phó tiểu đoàn, phụ trách chính trị viên Ban hậu cần Trung đoàn 64, trường ban giao tế Đoàn pháo binh 305, quản trị trưởng Trường sĩ quan pháo binh. 1958-67 giáo viên hậu cần Trường trung cao QS. 1967-81 trưởng phòng nghiên cứu biên soạn Trường sĩ quan hậu cần, trường đoàn đi thực tế ở chiến trường Trị - Thiên - Huế (1968) và chiến dịch Hồ Chí Minh (26-30.4.1975). Tháng 10.1981 phó giám đốc Học viện hậu cần. 1.1985 phó cục trường Cục hậu cần Quân khu 1. Tháng 4.1986 phó giám đốc, 7.1988-96 giám đốc, bí thư Đảng ủy Học viện hậu cần. Chủ biên 10 công trình khoa học cấp học viện và BQP như: “Lí luận hậu cần cấp chiến thuật”, “Lí luận hậu cần cấp chiến dịch”... Huân chương: Quân công hạng nhì, 2 Chiến công hạng ba, Kháng chiến (hạng nhất và hạng ba).



        ĐẶNG NHƯ MAI (7-1874), người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống Pháp của văn thân và nhân dân Nghệ An thời Nguyễn. Quê làng Nam Kim, h. Nam Đàn, t. Nghệ An. Đỗ tú tài 1848. Tháng 2.1874 phản đối việc triều đình Huế chuẩn bị kí với Pháp hiệp ước Giáp Tuất (15.3.1874), ĐNM cùng thầy dạy học là Trần Tấn nêu khẩu hiệu “bình Tây, sát tả”, kêu gọi các văn thân và nhân dân địa phương nổi dậy khởi nghĩa. Lực lượng nghĩa quân lên tói vài nghìn người kéo đi đốt phá các làng công giáo, diệt trừ những giáo dân làm tay sai cho Pháp ở nhiều nơi trên đất Nghệ An, tiếp đó liên kết với nghĩa quân tại Hà Tĩnh, Quảng Bình đánh chiếm thành Hà Tĩnh, vây phủ Diễn Châu... Triều đình đưa quân đàn áp, sau khi Trần Tấn bị bệnh mất, ĐNM phải rút lên phủ Quỳ Châu (Nghệ An) lập căn cứ. 9.1874 bị nội phản bắt nộp triều đình và bị xử tử.

        ĐẶNG QUÂN THỤY (s. 1928), tư lệnh Quân khu 2 (1987- 92). Quê xã Xuân Hồng, h. Xuân Trường, t. Nam Định; tham gia CM 1944, nhập ngũ 1945, trung tướng (1989); đv ĐCS VN (1947). Trong KCCP, trường thành từ chiến sĩ đến chính trị viên đại đội, rồi làm công tác báo chí và xuất bản trong QĐ. Trong KCCM, 1958 trưởng phòng hóa học Cục huấn luyện chiến đấu (Tổng cục quân huấn). 1964 trưởng phòng hóa học Bộ chỉ huy QGPMN. 1968 phó phòng tác chiến, phụ trách cơ quan tác chiến tiền phương của QGPMN trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968) và các chiến dịch: bắc Tây Ninh (1969), đồng bằng Khu 8 (1972). Năm 1974 cục trưởng Cục hóa học BTTM. 9.1977 tư lệnh, bí thư đảng ủy Binh chủng hóa học. 3.1986 phó tư lệnh, rồi tư lệnh Quân khu 2 (1987-92). ủy viên BCHTƯ ĐCS VN khóa VII. Đại biểu Quốc hội khóa VIII-X, phó chủ tịch Quốc hội. kiêm chủ nhiệm ủy ban quốc phòng và an ninh của Quốc hội khóa IX. Nãm 2002 chủ tịch BCHTƯ Hội cựu chiến binh Việt Nam. Huân chương: Độc lập hạng nhất, Quân công (hạng nhất, hạng ba), Chiến thắng hạng nhì...



        ĐẶNG QUỔC BẢO (s. 1927), chủ nhiệm chính trị Quân khu Tây Bắc (1966-68). Quê xã Xuân Hồng, h. Xuân Trường, t. Nam Định; tham gia CM 5.1945, nhập ngũ 1947, thiếu tướng (1974); đv ĐCS VN (1945). Tháng 2.1947 phụ trách Trường quân chính, trưởng ban chính trị Trung đoàn 140. Năm 1947-49 chính trị viên tiểu đoàn, chính ủy Trung đoàn 88. Tháng 4.1954 chủ nhiệm chính trị Đại đoàn 308. Tháng 11.1955 chánh văn phòng TCCT. 11.1957 chính ủy Sư đoàn 308. Tháng 12.1962 chính ủy Cục công binh BTTM. 1965 chính ủy Sư đoàn 330. Năm 1966 chủ nhiệm chính trị Quân khu Tây Bắc. 3.1968 chính ủy kiêm hiệu trường Trường đại học KTQS (nay là Học viện KTQS). 9.1976 chuyển ngành, thứ trưởng Bộ đại học và trung học chuyên nghiệp; bí thư thứ nhất BCH TƯ Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; phó ban rồi trưởng ban khoa giáo trung ương, ủy viên BCHTƯ ĐCS VN khóa IV. Huân chương: Độc lập hạng nhất, Quân công (hạng nhất, hạng nhì, hạng ba), Kháng chiến hạng nhất...


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #37 vào lúc: 11 Tháng Bảy, 2019, 06:43:56 pm »


        ĐẶNG TẤT (7-1409), danh tướng thời Hậu Trần, tham gia khởi nghĩa Trần Ngỗi, Trần Quý Khoáng (1407-13). Quê xã Thiên Lộc, h. Can Lộc, t. Hà Tĩnh. Dưới thời Trần và Hồ làm quan ở Hóa Châu. Khi quân Minh xâm lược (1407), là đại tri châu vùng Hóa Châu, ĐT giết quan lại nhà Minh, đem quân ra Nghệ An tham gia khởi nghĩa Trần Ngỗi, được phong quốc công. 1408 đánh bại và bắt giết Phạm Thế Cảng, tri phủ Tân Bình phản quốc tại cửa biển Nhật Lệ (Quảng Bình). Thừa thắng, tiến quân thu phục cả vùng Tân Bình, Thuận Hóa, Nghệ An, Thanh Hóa, tiến ra Bắc. Cuối 1408 cùng Nguyễn Cảnh Chân đánh bại 5 vạn quân Minh do MộcThạnh chỉ huy ở Bô Cô (Ý Yên, Nam Định), giết hàng vạn địch (xt trận Bô Cô, 30.12.1408). Năm 1409 do gian thần gièm phà, bị Trần Ngôi giết hại cùng Nguyễn Cảnh Chân. Hiện còn đền thờ ĐT tại thôn Tả Hạ, h. Can Lộc, t. Hà Tĩnh.

        ĐẶNG TIẾN ĐÔNG (1738-1803), danh tướng thời Tây Sơn. Quê Lương Xá, h. Chương Đức (nay là xã Lam Điền, h. Chương Mĩ, t. Hà Tây), xuất thân trong gia đình nhiều đời làm quan dưới triều Lê, Trịnh. 1787 trước sự ruỗng nát của chế độ vua Lê, chúa Trịnh, ĐTĐ vào Quảng Nam tìm đến nhà Tây Sơn. được Nguyễn Huệ trọng dụng, phong đô đốc đồng tri, tước Đông Lĩnh Hầu, trấn thủ xứ Thanh Hoa (nay thuộc t. Thanh Hóa và t. Ninh Bình). 1789 trong cuộc đại phá quân Thanh. ĐTĐ chỉ huy một đạo quân tiến đánh đồn Khương Thượng - Đống Đa (có sách nói là đô đốc Long), dẫn quân tiến vào giải phóng Thăng Long (x. trận Đông Đa - Thăng Long, 30.1.1789). Được ban thường cả vùng Lương Xá quê hương làm thực ấp vĩnh viễn.

        ĐẶNG TIỂU BÌNH (Deng Xiaoping, Đặng Hi Hiền; 1904- 97), tổng bí thư BCHTƯ ĐCS TQ (1956-66), người khởi xướng đường lối cải cách, mở cửa, xây dựng CNXH mang màu sắc TQ. Người h. Quảng An, t. Tứ Xuyên (TQ); đv ĐCS TQ (1924). Năm 1920 sang Pháp học, tiếp thu chủ nghĩa Mác. 1927 tham gia cuộc CM lần thứ nhất. 1929-30 lãnh đạo khới nghĩa Bách sắc, Long Châu; sáng lập Quân đoàn 7, Quân đoàn 8 Hồng quân công nông Trung Quốc. Tham gia Vạn lí trường chinh (1934-36). Trong chiến tranh chống Nhật và chiến tranh giải phóng, chính ủy sư đoàn, chính ủy dã chiến quân rồi bí thư Tổng bộ tiền phương các chiến dịch Hoài Hải, vượt Trường Giang, giải phóng Đại Tây Nam. 1949 bí thư thứ nhất Trung ương cục Tây Nam; phó chủ tịch ủy ban quân chính Tây Nam; chính ủy Quân khu Tây Nam. 1952 phó thú tướng Quốc vụ viện; bí thư trung ương ĐCS TQ; phó chủ tịch Hội đồng quốc phòng. 1966 trong “cách mạng văn hóa” bị mất mọi chức vụ. 3.1973 được phục hồi chức phó thủ tướng Quốc vụ viện; 1.1975 phó chủ tịch BCHTƯ ĐCS TQ. phó chủ tịch Quân ủy trung ương ĐCS TQ; tổng tham mưu trường QGP nhân dân TQ. 4.1976 lại bị mất mọi chức vụ. 7.1977 được phục hồi tất cả các chức vụ. Tại Đại hội ĐCS TQ lần thứ 11 được bầu: phó chủ tịch BCHTƯ, ủy viên thường vụ BCT, chủ tịch Quân ủy trung ương ĐCS TQ (đến 10.1989). Chủ tịch Quân ủy trung ương nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa khóa VI. Chủ tịch Hội đồng cố vấn trung ương ĐCS TQ khóa XII. Sau đại hội ĐCS TQ lần thứ 13, lần lượt rút khỏi các chức vụ đảng, nhà nước và QĐ. Đại hội ĐCS TQ lần thứ 15 xác định lấy chủ nghĩa Mác, tư tưởng Mao Trạch Đông, lí luận Đặng Tiểu Bình làm kim chỉ nam cho hành động. Tác phẩm chính: “Tuyển tập Đặng Tiểu Bình (1938-65) và (1975-82)”, “Xây dựng chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc”.

        ĐẶNG TÍNH (Đặng Văn Tỉ; 1920-73), chính ủy kiêm tư lệnh Quân chủng phòng không - không quân (1967-69). Quê xã Cự Khê, h. Thanh Oai, t. Hà Tây; tham gia CM 1944, nhập ngũ 1946, đại tá (1958); đv ĐCS VN (1945). Tháng 5.1945 tham gia xây dựng cơ sở CM ở Chí Linh, đội trưởng đội tuyên truyền vũ trang và tự vệ chiến đấu ở Phả Lại, chính trị viên trung đội tự vệ tập trung của Chiến khu Trần Hưng Đạo. Trong KCCP, 1945-46 bí thư huyện bộ Việt Minh, phó chủ tịch UBND CM huyện Nam Sách, tỉnh ủy viên, bí thư tỉnh ủy, ủy viên ban bảo vệ tỉnh Hải Dương. 1947-49 chính trị viên chi đội tự vệ chiến đấu, tỉnh đội trưởng t. Hải Dương, phó bí thư Tỉnh ủy Hưng Yên, bí thư Tỉnh ủy Hải Dương, khu ủy viên Liên khu 3. Nãm 1950-51 chính ủy Mặt trận Đường 5, bí thư tỉnh ủy và chủ tịch ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh Thái Bình. 4.1951-53 chính ủy Liên khu 3, tư lệnh Khu Tá Ngạn. Tháng 10.1953-54 cục phó Cục dân quân, phụ trách Cục tác chiến BTTM; đoàn viên đoàn đại biểu QS của chính phủ VN DCCH tại hội nghị Giơnevơ (1954) về Đông Dương, 8.1954-55 trưởng đoàn đại biểu QĐND VN trong Ban liên hiệp đình chiến ở Lào. 5.1955-62 cục trưởng đầu tiên Cục không quân; cục trưởng Cục hàng không dân dụng VN. 1963-67 chính ủy Quân chủng phòng không - không quân. 1967-69 chính ủy kiêm tư lệnh Quân chủng phòng không - không quân. 1970-73 chính ủy Đoàn 559. Hi sinh tại Trường Sơn. Đại biểu Quốc hội khóa III, IV. Huân chương: Quân công (hạng nhất, hạng ba), Chiến thắng hạng nhất...


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #38 vào lúc: 11 Tháng Bảy, 2019, 06:46:37 pm »


        ĐẶNG TRẦN ĐỨC (Ba Quốc; 1922-2004), Ah LLVTND (1978). Quê xã Thanh Trì, q. Hoàng Mai, tp Hà Nội; nhập ngũ 1949, thiếu tướng, cục trưởng Cục 12, Tổng cục II (1990); đv ĐCS VN; khi tuyên dương Ah là trung tá, cán bộ tình báo Đoàn 22, Quân khu 7. Cuối 1949-4.1975, ĐTĐ được giao nhiệm vụ tình báo chiến lược hoạt động nội tuyến trong hàng ngũ địch, điều kiện hoạt động khó khăn, nguy hiểm luôn bị địch giám sát, theo dõi, nhưng ĐTĐ đã mưu trí, khôn khéo lấy được nhiều tin tức, tài liệu của địch báo cáo về trung tâm kịp thời đầy đủ chính xác, giúp cấp trên chủ động chí đạo đánh địch có hiệu quả, tránh được nhiều thiệt hại, tổn thất cho nhân dân và QĐ. Huân chương; Độc lập hạng ba, Quân công hạng nhì, Chiến công (hạng nhất, 2 hạng nhì, 2 hạng ba).



        ĐẶNG VĂN LÃNH (1933-72), Ah LLVTND (truy tặng 1978). Quê phường Phú Trinh, tx Phan Thiết, t. Bình Thuận; tham gia CM 1965; đv ĐCS VN; khi hi sinh là đội trường Đội công tác đô thị, tx Phan Thiết. 1965-72 hoạt động ở tx Phan Thiết, tham gia xây dựng nhiều cơ sở kháng chiến, vận động thanh niên gia nhập QGP. Bằng cách bắn tỉa, gài mìn, ĐVL diệt 205 địch (có 40 Mĩ, 26 tề điệp ác ôn), bắt 20, phá hủy 7 xe QS; chỉ huy du kích diệt trên 300 địch, phá hủy 20 xe tăng và xe bọc thép. Huân chương: Chiến công (1 hạng nhất, 2 hạng ba); 3 lần Dũng sĩ diệt xe tăng và diệt Mĩ cấp ưu tú.



        ĐẶNG VĂN LỒI (s. 1937), Ah LLVTND (1973). Dân tộc Dao, quê xã Vinh Tiền, h. Thanh Sơn, t. Phú Thọ; nhập ngũ 1968, thượng úy (1982); đv ĐCS VN (1972); khi tuyên dương Ah là hạ sĩ, tiểu đội phó thông tin Đại đội 18, Trung đoàn 1, Sư đoàn 324, Quàn khu Trị - Thiên. 1969-72 chiến đấu  ở chiến trường Trị Thiên. Trận A Bia (tây Thừa Thiên, 5.1969), địch dùng máy bay và pháo đánh hàng trăm lần vào đoạn đường dây và 6 lần bộ binh địch nống ra cắt dây, ĐVL dẫn đầu tổ sửa chữa kịp thời, giữ vững thông tin liên lạc, có lần vượt sông A Súp bị nước cuốn vào đá ngất đi, tỉnh dậy lại tiếp tục làm nhiệm vụ. Trận đánh điểm cao 935 (Cốc Bai, 7.1970), bảo đảm thông tin suốt 23 ngày đêm, hàng trăm lần nối dây dưới bom đạn địch. Chiến dịch Trị Thiên 1972, nhiều ngày ăn ngủ trên đường rải dây, hàng trăm lần nối dây đứt do máy bay địch đánh phá, bảo đảm chỉ huy thông suốt. Huân chương: 5 Chiến công hạng ba.



        ĐẶNG VĂN THANH (Đặng Văn Bích; 1928-2002), Ah LLVTND (1967). Quê xã Phước Diêm, h. Ninh Phước, t. Ninh Thuận; nhập ngũ 1946, đại tá (1985); đv ĐCS VN (1949); khi tuyên dương Ah là thượng úy, chính trị viên tàu
thuộc Đoàn 125 BTL hải quân. 1947-60 tham gia vận chuyển vũ khí, lương thực và đưa đón cán bộ ra vào hoạt động ở các tỉnh Ninh Thuận, Quy Nhơn, Bình Định. 1960-67 chính trị viên tàu vận chuyển vũ khí từ miền Bắc vào miền Nam bằng đương biển, lãnh đạo thủy thủ khắc phục khó khăn nguy hiểm, vận chuyển 12 chuyến vũ khí, hàng hóa và hàng chục cán bộ chiến sĩ vào tăng cường cho chiến trường miền Nam. Đêm 29.9.1963 tàu mắc cạn cách đồn Phước Hải chừng 3km, trước nguy cơ bị lộ, ban phụ trách bến yêu cầu phá hủy tàu. ĐVT đã lãnh đạo đơn vị bốc dỡ vũ khí an toàn, tình nguyện ở lại cùng với thợ máy cứu tàu thoát nạn. Huân chương: Chiến công (hạng nhì, hạng ba).


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #39 vào lúc: 11 Tháng Bảy, 2019, 06:48:56 pm »


        ĐẶNG VĂN VIỆT (s. 1920), trung đoàn trưởng Trung đoàn 174 trong KCCP (1949-53). Quê xã Diễn Tân, h. Diễn Châu, t. Nghệ An; nhập ngũ 1945, trung tá (1958); đv DCS VN 1948). Năm 1945-47 trung đội trưởng, lại đội trưởng, trưởng ban nghiên cứu Phòng tác chiến BTTM. 1948-49 trung đoàn phó, rồi trung đoàn trưởng Trung loàn 28. Năm 1949-53 trung đoàn trưởng Trung đoàn 174 (trung đoàn nòng cốt của Sư đoàn 316 sau này). 1947-50 chỉ huy đánh thắng nhiều trận phục kích và công đồn nổi tiếng trên trục đường 4 (Bông Lau - Lũng Phầy, Bố Củng - Lũng Vài, Bản Nằm, Đông Khê, Bình Liêu) nên thường được gọi là “Đệ tứ quốc lộ đại vương”. 1952 chỉ huy trung đoàn tham gia chiến dịch Tây Bắc. 4.1953-57 học Trường lục quân, tiểu đoàn trưởng học viên, phó phòng huấn luyện Trường sĩ quan lục quân (1957-58). Tháng 11.1959 chuyển ngành, công tác tại Bộ kiến trúc.



        ĐẶNG VŨ HIỆP (s. 1928), thứ trưởng BQP (1977-84), phó chủ nhiệm TCCT QĐND VN (1977-96). Quê xã Việt Hưng, h. Văn Lâm, t. Hưng Yên; tham gia CM 1945, nhập ngũ 1946, thượng tướng (1988); đv ĐCS VN (1946). Trong KCCP, trưởng thành từ thư kí đại đội đến chủ nhiệm chính trị trung đoàn. Trong KCCM, 1964-70 phó chủ nhiệm, chủ nhiệm chính trị rồi phó chính ủy Mặt trận Tây Nguyên. 9.1972 chính ủy Sư đoàn 10. Tháng 6.1974 chính ủy Mặt trận Tây Nguyên. 3.1975 chính ủy, bí thư đảng ủy Quân đoàn 3, tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh. 1977-84 thứ trưởng BQP. phó chủ nhiệm TCCT (1977-96). ủy viên BCHTƯĐCS VN khóa V (dự khuyết khóa IV). Đại biểu Quốc hội khóa VII. Huân chương: Độc lập hạng nhất, 2 Quân công hạng nhất...



        ĐẶT HÀNG QUÂN SỰ, hợp đồng kinh tế đặc thù giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với các doanh nghiệp, cơ sở nghiên cứu... trong việc cung cấp các sản phẩm QS cho LLVT. Nội dung ĐHQS có thể bao gồm các sản phẩm QS hoàn chỉnh (vũ khí, trang bị, đạn dược...), các loại hàng hóa phổ thông phục vụ nhu cầu hoạt động của QĐ, đời sống quân nhân và các loại dịch vụ khác, ở hầu hết các nước trên thế giới, mọi giao dịch ĐHQS đều chịu sự kiểm soát chặt chẽ của nhà nước thông qua một hoặc một số cơ quan chuyên trách (thường là BQP và Bộ nội vụ). Cơ chế ĐHQS cũng được áp dụng cho các sản phẩm QS phục vụ xuất khẩu và nhu cầu của một số ngành khác như hải quan, kiểm lâm... Đặc điểm và định hướng của ĐHQS được xác định bởi chế độ chính trị -  kinh tế - xã hội của nhà nước. Trong cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung, ĐHQS được các tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan nghiên cứu thuộc thành phần kinh tế quốc doanh thực hiện theo chỉ lệnh, kế hoạch của BQP, kèm theo các yếu tố bảo đảm về tài chính, công nghệ, vật tư kĩ thuật... Trong cơ chế kinh tế thị trường, ĐHQS cũng được thực hiện dưới sự chi phối và kiểm soát của các biện pháp kế hoạch hóa, nhưng có kết hợp với một số biện pháp thị trường như tổ chức đấu thầu, cho phép các thành phần kinh tế tham gia, áp dụng các phương thức hạch toán kinh doanh và kiểm toán... Các cơ chế, biện pháp và hình thức ĐHQS (đặt hàng theo chỉ lệnh, kế hoạch tới những địa chỉ cụ thể hoặc áp dụng các cơ chế đấu thầu, chỉ định thầu, chọn thầu...) được điều chỉnh tùy theo tính chất, nội dung, yêu cầu, độ bảo mật, tầm quan trọng... của từng loại hàng hóa, dịch vụ. Tuy cho phép áp dụng một số biện pháp cạnh tranh, nhưng các đối tượng tham gia ĐHQS đều phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Xác định giá cả là một vấn đề mấu chốt trong ĐHQS. Hầu hết các nước đều áp dụng nguyên tắc tính đúng, tính đủ chi phí và quy định lợi nhuận định mức trong ĐHQS. Cơ chế thanh toán trong ĐHQS thường được kết hợp với nhiều phương thức ưu đãi khác nhau như tạm ứng kinh phí, bảo đảm tín dụng ưu đãi..., là những yếu tố góp phần tạo ra lợi nhuận cho các tổ hợp công nghiệp QS ở các nước phương Tây.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM