Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 04:39:33 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đ  (Đọc 8771 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #20 vào lúc: 10 Tháng Bảy, 2019, 09:51:41 pm »


        ĐẠN PHÁO HẠT NHÂN, đạn pháo mang lượng nổ hạt nhân để diệt mục tiêu kiên cố, quan trọng (phương tiện hạt nhân chiến thuật, SCH, đầu mối thông tin liên lạc...) của đối phương trong chiều sâu chiến thuật. Cỡ thường từ 152- 280mm, có hình dạng và đặc tính thuật phóng tuơng tự đạn pháo thường. Các ĐPHN điển hình của Mĩ là: M454, cỡ 155mm, mang lượng nổ W48 (đương lượng nổ 0,lkt), lắp ngòi nổ trên không, bắn bằng pháo lựu kiểu M198 và M114 (tầm bắn 14,6km); đạn M422, cỡ 203mm, mang lượng nổ W33 (đương lượng nổ 5-10kt), bán bằng pháo lựu kiểu M115. Pháo nòng dài S-23 cỡ 180mm và pháo nòng dài - lựu Đ20 cỡ 152mm của LX đều có ĐPHN (đương lượng nổ khoảng 0,2kt). ĐPHN dược nghiên cứu từ 1950, Mĩ chế tạo đầu tiên (1953) cho pháo nòng dài đặc biệt cỡ 280mm và pháo không giật Dayi Crôket (đương lượng nổ 15-20kt). Từ những năm 70 tk 20, ĐPHN có thể bắn bằng pháo thường như các loại đạn khác.

        ĐẠN RẢI NHIỄU THỤ ĐỘNG, đạn công dụng đặc biệt, dùng gây nhiễu thụ động đài rađa đối phương, được bắn (phóng) từ pháo phản lực bắn loạt hoặc súng phóng bom trên tàu chiến, từ pháo mặt đất, khí cụ bay... Có : đạn pháo, đạn phản lực, tên lửa. Đầu đạn được nhồi các vật phản xạ rada kiểu ngẫu cực và lắp ngòi nổ hẹn giờ. Khi nổ, các ngẫu cực được tung ra và phân tán do gặp luồng không khí, tạo thành đám mây nhiễu thụ động. Vd: ĐRNTĐ Plexi (Mĩ) kiểu đạn phản lực, cỡ 102mm, dài 0,58m, nặng 22kg, chứa 17,3kg ngẫu cực, sau khi nổ 2,5s tạo ra đám mây ngẫu cực có diện tích phản xạ hiệu dụng 1,200m2.

        ĐẠN RIA nh ĐẠN GHÉM

        ĐẠN SÚNG, đạn lắp chặt (lắp liền) dùng cho các loại vũ khí có nòng cỡ dưới 20mm. Các bợ phận chính: đầu đạn, vỏ đạn (ống liều), thuốc phóng và hạt lửa. Đặc điểm cấu tạo chung: có đầu đạn trơn, thuốc phóng loại cháy nhanh chứa trực tiếp trong vỏ đạn, liều phóng không có liều châm lửa (do hạt lửa mồi cháy trực tiếp), mối ghép giữa ống liều với đầu đạn và hạt lửa là mối ghép căng. Theo công dụng, có: đạn chiến đấu (cg đạn công dụng chính dùng để trực tiếp tiêu diệt sinh lực hoặc phá hủy các phương tiện kĩ thuật của địch) và đạn bổ trợ (cg đạn công dụng phụ, gồm đạn huấn luyện, đạn bắn tập, đạn bắn kiểm tra...). Theo táe dụng của đầu đạn, có: đạn thường và đạn đặc biệt (đạn xuyên, đạn vạch đường, đạn cháy, hoặc kết hợp nhiều tác dụng như xuyên cháy, xuyên cháy vạch đường...). Theo hình dáng bên ngoài, có: đạn hình trụ, đạn hình chai. Trước đây, ĐS thường được chế tạo dùng riêng cho từng loại súng (súng ngắn, súng trường, tiểu liên, súng máy), song ngày càng phát triển xu hướng sử dụng thống nhất một loại đạn cho nhiều loại súng khác nhau (súng trường với tiểu liên, tiểu liên với trung liên, hoặc cả súng trường, tiểu liên và trung liên...). Các cỡ ĐS phổ biến hiện nay là 5,45; 5,56; 7,62; 9,0; 12,7 và 14,5mm. Các loại súng có trong trang bị của QĐND VN chủ yếu sử dụng các cỡ đạn từ 7,62mm trở lên.

        ĐẠN TĂNG TẦM, đạn có tầm bắn lớn hon so với loại đạn cùng cỡ hoặc cùng tác dụng khi bắn cùng liều phóng. Biện pháp tăng tầm bắn của đạn: thay đổi kết cấu, hình dạng của đầu đạn, giảm lực cản không khí, giảm hệ số tải ngang và tăng chất lượng liều phóng (đẩy). ĐTT xuất hiện sau CTTG- II, có: đạn phản lực tích cực, đạn sử dụng cơ cấu thuốc đẩy chậm, đạn có hình dạng khí động học tốt hơn... Vd; đạn phản lực tích cực cỡ 127mm (Mĩ) tầm bắn tăng từ 26km lên 35km, đạn pháo lựu 203mm (Mĩ) tăng từ 31km lên 40km, đạn cối 120mm (Pháp) tăng từ 3,6km lên 7,lkm...

        ĐẠN THÔNG MINH nh ĐẠN PHÁO CÓ ĐIỂU KHIỂN

        ĐẠN TINH KHÔN nh ĐẠN PHÁO CÓ ĐIỂU KHIỂN

        ĐẠN TRÊN CỠ, đạn có cỡ lớn hơn cỡ nòng của vũ khí. Gổm đầu đạn và phần đuôi (cán) dài để lắp vào nòng pháo (súng) từ phía miệng nòng. Thường dùng cho các loại vũ khí nhẹ như một số loại cối, pháo không giật, các vũ khí phản lực kiểu cũ, súng phóng lựu (kể cả súng phóng lựu chống tăng: B-40, B-41, M-72...), phù hợp với tác chiến ở cự li gần. Đặc điểm của ĐTC là có sơ tốc nhỏ nhưng uy lực lớn nhờ khả năng chứa lượng vật nhồi lớn, nhưng do đường kính đầu đạn lớn hơn đường kính nòng nên không thuận tiện trong sử dụng, bảo quản, vận chuyển.

        ĐẠN TRUYỂN ĐƠN, đạn công dụng đặc biệt, dùng để rải tài liệu tuyên truyền vào khu vực mục tiêu. ĐTĐ có liều thuốc đẩy đặt ở phần đầu đạn, truyền đơn cuộn thành bó và xếp ở phần đáy, dùng ngòi hẹn giờ. Độ cao nổ thích hợp nhất với ĐTĐ là 100-150m khi tốc độ gió không quá 7m/s. Truyền đơn dược tung ra sẽ bay và rơi xuống một khu vực rộng 15- 50m, dài 100-200m khi gió yếu và 500-1.000m khi gió mạnh. Được QĐ Pháp sử dụng lần đầu tiên vào cuối CTTG-I (1918) trên mặt trận Đức - Pháp.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #21 vào lúc: 10 Tháng Bảy, 2019, 09:53:00 pm »


        ĐẠN VẠCH ĐƯỜNG, đạn công dụng đặc biệt, dùng để bắn thử, chỉ thị mục tiêu và hiệu chỉnh bắn. Khi bắn liều vạch đường cháy, tạo ra ngọn lửa (màu sắc khác nhau: đỏ, vàng, xanh và trắng) hoặc khói, cho phép quan sát quỹ đạo bay và điểm chạm của đầu đạn. Bộ phận vạch đường được lắp ở đáy đầu đạn, là ống kim loại liến khối, bên trong nhồi liều vạch đường và các chi tiết khác. ĐVĐ có trong các loại đạn pháo (nổ phá cháy, xuyên thép), đạn phản lực chống tăng, bom đạn không quân, đạn con xuyên giáp, đạn bộ binh...

        ĐẠN XUYÊN X. ĐẠN XUYÊN GIÁP

        ĐẠN XUYÊN GIÁP, đạn pháo sử dụng động năng của đầu đạn đế phá hủy các mục tiêu có vỏ giáp bền vững như xe tăng, xe thiết giáp, pháo tự hành hoặc các công sự phòng thủ kiên cố. Đặc điểm chung: có sơ tốc và tầm bắn thẳng lớn, độ chính xác cao, khả năng xuyên giáp và sát thương sau vỏ giáp lớn. Chủ yếu dùng cho pháo xe tăng và pháo chống tăng, ngoài ra cũng dùng cho pháo bờ biển, pháo hạm tàu, pháo phòng không, pháo trên máy bay... Theo dặc điểm kết cấu và tính năng tác dụng, phân biệt ĐXG: bằng cỡ (ĐXG thông thường) và dưới cỡ (ĐXG siêu tốc). ĐXG bằng cỡ có các loại đầu nhọn, đầu tù và đầu nhọn có mũ đệm; đầu đạn được chế tạo bằng vật liệu có đặc tính cơ học cao và được nhiệt luyện tốt; để tăng uy lực sau vỏ giáp, thường sử dụng đầu đạn có ngòi nổ đáy và nhồi một lượng nhỏ thuốc nổ mạnh (ĐXG thuần túy không nhồi thuốc nổ). ĐXG dưới cỡ tập trung khối lượng của đầu đạn ở phần lõi cứng, còn thân đạn làm bằng thép các bon thấp hoặc hợp kim nhôm. Hiện đã có loại ĐXG siêu tốc tách vỏ, gồm hai loại: ổn định nhờ chuyển động quay và ổn định bằng cánh đuôi. Cg đạn xuyên.

        ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM, chính đảng - đội tiên phong của giai cấp công nhân VN, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp cống nhân, nhân dân lao động và của dân tộc VN; lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội; sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước VN; do chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện. Thành lập 3.2.1930, với các tên gọi: ĐCSVN (từ 3.2.1930), ĐCS Đông Dương (từ 10.1930); ĐLĐ VN (từ 2.1951); ĐCSVN (từ 12.1976). Mục tiêu của ĐCS VN: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; xây dựng thành công CNXH và CNCS ở VN. ĐCSVN kết hợp chặt chẽ chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế vô sản; lấy chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động; lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; tiến hành tự phê bình và phê bình. ĐCSVN hoạt động theo hiến pháp và pháp luật, gắn bó mật thiết với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân thông qua Mặt trận Tổ quốc VN và các tổ chức chính trị xã hội trong hệ thống chính trị. ĐCSVN được xây dựng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo CM. ĐCSVN đã lãnh đạo nhân dân VN giành được những thắng lợi vĩ đại: tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 thành công, lập nên nước VN DCCH, nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á; tiến hành kháng chiến chống Pháp (1945-54) và kháng chiến chống Mĩ (1954-75) thắng lợi, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, đất nước thống nhất, cả nước đi lên CNXH, góp phần quan trọng vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội; khởi xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng XHCN đạt được những thành tựu kinh tế - xã hội quan trọng, giữ vững ổn định chính trị, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, nâng cao uy tín và vị thế của VN trên trường quốc tế, tạo thế và lực mới để xây dựng CNXH, bảo vệ tổ quốc phù hợp với thực tiễn VN và bối cảnh quốc tế mới. ĐCSVN lãnh đạo QĐND VN tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt, tổng bí thư BCHTƯ đồng thời là bí thư Đảng ủy quân sự trung ương (từ 1978). ĐCSVN đã tiến hành 9 lần đại hội đại biểu toàn quốc: lần 1 (3.1935) tại Ma Cao (TQ); lần 2 (2.1951) tại Tuyên Quang; các lần sau (9.1960, 12.1976 và 3.1982, 12.1986, 6.1991, 7.1996 và 4.2001) tại Hà Nội. Chủ tịch BCHTƯ ĐCS VN: Hồ Chí Minh (2.1951-9.1969). Tổng bí thư (bí thu thứ nhất); Trần Phú (10.1930-4.1931), Lê Hồng Phong (3.1935-6.1936), Hà Huy Tập (7.1936 3.1938), Nguyễn Văn Cừ (3.1938 1.1940), Trường Chinh (5.1941-56 và 7-12.1986), Lê Duẩn (9.1960-7.1986), Nguyễn Văn Linh (12.1986-6.1991), Đỗ Mười (6.1991-7.1997), Lê Khả Phiêu (7.1997- 4.2001), Nông Đức Mạnh (từ 4.2001).
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #22 vào lúc: 10 Tháng Bảy, 2019, 09:54:15 pm »


        ĐẢNG ỦY QUÂN KHU, BCH đảng bộ quân khu; cơ quan lãnh đạo cao nhất của đàng bộ quân khu giữa hai kì đại hội. Số lượng từ 11 đến 15 ủy viên, gồm các đảng viên chính thức công tác trong đảng bộ quân khu do đại hội cùng cấp bầu và các bí thư tỉnh ủy, thành ủy (trực thuộc Trung ương) trên địa bàn quân khu do BCT chi định. ĐUQK có nhiệm vụ: lãnh đạo trực tiếp về mọi mặt các đơn vị thuộc quyền; chỉ đạo xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận chiến tranh nhân dân , công tác QS địa phương, xây dựng LLVTND địa phương và chấp hành chính sách hậu phương QĐ; phối hợp với cấp ủy địa phương thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc trên địa bàn quân khu.

        ĐẢNG ỦY QUÂN SỰ ĐỊA PHƯƠNG, BCH đáng bộ QS địa phương cấp tình, thành phố, huyện, quận, thị xã. Có nhiệm vụ lãnh đạo mọi mặt cơ quan quân sự địa phương và các đơn vị bộ đội địa phương thuộc quyền thực hiện mọi nhiệm vụ do cấp ủy địa phương và quân khu giao cho; đề đạt để cấp ủy địa phương ra quyết định lãnh đạo công tác QS và quốc phòng ở địa phương đồng thời giúp cấp ủy địa phương hướng dẫn và theo dõi thực hiện ở các cấp, các ngành trong địa phương. Cơ cấu ĐUQS gồm: một số đảng viên công tác trong đảng bộ QS địa phương do đại hội cùng cấp bầu, bí thư cấp ủy địa phương và một số đảng viên ngoài đảng bộ QS địa phương được chỉ định tham gia theo quy định của BCHTƯ, do bí thư cấp ủy địa phương cùng cấp làm bí thư. ĐUQS của đảng bộ QS địa phương cấp nào đạt dưới sự lãnh đạo mọi mặt của cấp ủy địa phương cùng cấp; đồng thời chấp hành nghị quyết của ĐUQS cấp trên về nhiệm vụ quốc phòng toàn dân và công tác quân sự địa phương. Cơ quan chính trị cấp trên phối hợp với cấp ủy địa phương chỉ đạo CTĐ.CTCT và công tác quần chúng trong LLVTND địa phương.

        ĐẢNG ỦY QUÂN SỰ TRUNG ƯƠNG, cơ quan của BCHTƯ ĐCS VN lập ra theo quy định của Điều lệ ĐCS VN, gồm một số ủy viên BCHTƯ công tác trong QĐ và một số ủy viên BCHTƯ công tác ngoài QĐ (do BCT chỉ định) đặt dưới sự lãnh đạo của BCHTƯ mà thường xuyên là BCT, Ban bí thư; có nhiệm vụ nghiên cứu để xuất để BCHTƯ quyết định những vấn đề về đường lối, nhiệm vụ QS và quốc phòng và lãnh đạo mọi mặt trong QĐ. ĐUQSTƯ có Ban thường vụ gồm bí thư (từ 1978 thường do tổng bí thư BCHTƯ đảm nhiệm), phó bí thư và một số ủy viên. Trong quá trình hoàn thiện sự lãnh đạo của ĐCS VN đối với Quân đội nhân dân Việt Nam, cơ cấu, nhiệm vụ của ĐUQSTƯ được bổ sung, hoàn chỉnh. ĐUQSTƯ được tổ chức từ 1946, với các tên gọi qua từng thời kì: Trung ương quân ủy (1.1946-8.1948), Tổng chính ủy (8.1948-5.1952), Tổng quân ủy (5.1952-1.1961), Quân ủy trung ương (1.1961-12.1982), Hội đồng QS (12.1982-7.1985), ĐUQSTƯ (từ 4.7.1985). Bí thư ĐUQSTƯ qua các thời kì: Võ Nguyên Giáp, Lê Duẩn, Trường Chinh. Văn Tiến Dũng, Nguyễn Văn Linh, Đổ Mười, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh.

        ĐÁNH BÁM ĐUÔI, công kích vào sau đội hình địch đang vận động. Thường vận dụng khi truy kích. ĐBĐ phải kết hợp chặt chẽ cơ động bộ đội với cơ động hỏa lực; cơ động bộ đội vượt lên trước chặn đầu kể cả sử dụng đổ bộ đường không. Cg truy kích bám sát, truy kích sát gót.

        ĐÁNH CHẮC THẮNG, phương châm tác chiến mà nội dung cơ bản là khi tiến hành trận chiến đấu, chiến dịch hay hoạt động tác chiến khác đều phải tạo được những điều kiện bảo đảm đã đánh là phải thắng, có chắc thắng mới đánh. Để thực hiện ĐCT, trước hết phải có lực lượng đủ mạnh, chuẩn bị chu đáo, bảo đảm toàn diện, tạo được bất ngờ cao, tạo được thế có lợi, cách đánh phù hợp, dự kiến các tình huống có thể xảy ra để xử trí chủ động, kịp thời.

        ĐÁNH CHẮC TIẾN CHẮC, phương châm tác chiến tiến công quân địch phòng ngự trận địa vững chắc mà nội dung cơ bản là không đánh ồ ạt, vội vã mà tiêu diệt từng bộ phận địch đánh chiếm từng khu vực. từng trận địa, củng cố từng thành quả đã đạt được, tạo thế có lợi để tiến công tiêu diệt toàn bộ quân địch. Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) là một điển hình về sự vận dụng phương châm này.

        ĐÁNH CHẶN, hoạt động tác chiến nhằm cản trở hoặc làm chậm bước tiến của quân địch. ĐC có thể diễn ra ở mặt đất, mặt nước hoặc trên không. ĐC địch tiến công mặt đất nhằm: tiêu hao lực lượng, buộc địch sớm triển khai lực lượng tiến công và không để địch tập kích bất ngờ. Để thực hiện ĐC thường phối hợp với LLVT địa phương, dựa vào trận địa đã cấu trúc sẵn hoặc lợi dụng địa hình để thực hiện ĐC.

        ĐÁNH CHẶN TRÊN KHÔNG, hoạt động tác chiến của không quân tiêm kích, sử dụng biên đội, phi đội hoặc chiếc máy bay đánh vào mục tiêu ở tuyến đánh chặn (khu vực quy định) nhằm cản phá bộ phận hoặc toàn bộ đội hình, đánh tan một hướng (một đợt) tiến cồng của địch ở tuyến đánh chặn, bảo vệ mục tiêu ở mặt trận hoặc hậu phương. Để ĐCTK phải quy định tuyến đánh chặn, căn cứ tốc độ, độ cao của máy bay ta và máy bay địch trên không, cự li phát hiện của rađa dẫn đường trên mặt đất.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #23 vào lúc: 10 Tháng Bảy, 2019, 09:56:34 pm »


        ĐÁNH CHIẾM, hoạt động tác chiến tiến công, dùng sức mạnh chiếm lấy một khu vực địa hình hoặc thành phố, thị xã, điểm cao, đảo,... nơi đối phương đang khống chế, nhằm giành lại (hoặc chiếm giữ) đất đai, giải phóng dân cư hoặc khống chế các hoạt động QS trong phạm vi nhất định.

        “ĐÁNH CHO MĨ CÚT, ĐÁNH CHO NGỤY NHÀO”, phương châm chiến lược của ĐLĐ VN (ĐCS VN) trong KCCM. Nội dung chính: để giành thắng lợi cuối cùng trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, quân và dân VN phải kiên quyết đánh bại ý chí xâm lược của đế quốc Mĩ, buộc QĐ Mĩ (chỗ dựa của QĐ Sài Gòn) phải rút hết về nước; đồng thời phải đánh cho QĐ và chính quyền Sài Gòn (tay sai của dế quốc Mĩ) hoàn toàn sụp đổ, giành toàn bộ chính quyền về tay nhân dân, giải phóng miền Nam, thống nhất tổ quốc. “ĐCMC,ĐCNN” thể hiện ý chí, quyết tâm chiến đấu và sự sáng tạo trong nghệ thuật tiến hành chiến tranh của nhân dân VN.

        ĐÁNH CUỐN CHIẾU, công kích địch ở bên sườn cửa đột phá đồng thời với công kích chính diện, nhằm mở rộng cửa đột phá, hình thành thế bao vây và bảo đảm cạnh sườn cho lực lượng chủ yếu. Có ĐCC một cạnh sườn và ĐCC hai cạnh sườn. Có thể dùng dột kích 1 (thể đội 1) hoặc đột kích 2 (thể đội 2) hoặc đội dự bị thực hiện ĐCC.

        ĐÁNH DẤU BÃI MÌN, dùng một số vật thể cố định xung quanh hoặc trên bãi mìn làm vật chuẩn đề báo vị trí bãi mìn; biện pháp cần thiết để quản lí và sử dụng bãi mìn hiệu quả và an toàn, nhất là khi cần tháo gỡ mìn; bước bắt buộc khi lập hồ sơ bãi mìn. ĐDBM phải bảo đảm bí mật và an toàn. Vị trí bãi mìn đánh dấu phải được mô tả theo tọa độ và hướng, trên sơ đồ (bản đồ) và đưa vào hồ sơ lưu trữ.

        ĐÁNH DẤU KHOANH VÙNG KHU NHIỄM, làm dấu hiệu quy ước như cắm cờ, biển báo và các vật thể ứng dụng khác bao quanh khu vực nhiễm (chất độc, phóng xạ, vi trùng) để bộ đội và nhân dân biết. Đánh dấu phải rõ ràng, dễ nhận biết cho cả ban ngày và ban đêm; trên các biển báo ĐDKVKN (và trên bản đồ tình huống chiến đấu) thường ghi phạm vi khu nhiễm, loại chất độc, vi trùng, mức độ nhiễm độc, nhiễm xạ và nhiễm trùng, thời gian phát hiện... ĐDKVKN chất độc, phóng xạ do phán đội trinh sát hóa học - phóng xạ thực hiện; ĐDKVKN vi trùng do quân y thực hiện.

        ĐÁNH DẤU VỊ TRÍ DÒ MÌN, làm dấu hiệu quy ước xác định vị trí (khu vực) phải dò, gỡ mìn để bảo đảm an toàn cho người và phương tiện khi đi qua. ĐDVTDM trên thực địa thường bằng dây, cọc chuẩn, phao neo, cờ các loại... ĐDVTDM trên bản đồ thường theo tọa độ khu vực. Lập sơ đồ khu vực sẽ dò mìn và đã dò mìn bằng sao trích bản đồ hoặc xác định theo vật chuẩn.

        ĐÁNH DU KÍCH, tác chiến bằng lực lượng nhỏ lẻ (dân quân tự vệ, bộ đội phân tán), theo nguyên tắc giữ quyền chủ động (khôn khéo điều khiển quân địch), nhanh chóng (lúc hành quân, lúc tiến công, hay lúc rút lui,...), luôn chủ động giữ thế công, có kế hoạch thích hợp và chu đáo. DDK diễn ra rộng khắp, liên tục ở mọi nơi, mọi lúc, cả ở phía trước, bên sườn, sau lưng địch, bằng mọi thứ vũ khí thô sơ và hiện đại; kết hợp đánh tiêu diệt nhỏ và vừa với đánh tiêu hao rộng rãi và phá hoại, lấy ít địch nhiều, kết hợp mưu trí và sức mạnh để giành thắng lợi trong chiến đấu. DDK rất phong phú và đa dạng: tập kích, phục kích, phục kích bắn tỉa, bắn lên, quấy rối, ngăn chặn, đánh chông mìn. cạm bẫy...

        ĐÁNH ĐÊM nh CHIẾN ĐẤU BAN ĐÊM

        ĐÁNH ĐỊA ĐẠO, hoạt động tác chiến được tiến hành dựa vào hệ thống địa đạo. ĐĐĐ được một số nước vận dụng trong chiến tranh trước đây (hệ thống đường hầm). Ở VN, ĐĐĐ đã được vận dụng có hiệu quả, tiêu biểu là ở địa dạo củ Chi (tp Hồ Chí Minh) và địa đạo Vịnh Mốc (t. Quảng Trị).

        ĐÁNH ĐỊCH ĐỐ BỘ ĐƯỜNG KHÔNG, tác chiến tiến công nhằm tiêu diệt quân dịch đổ bộ bằng máy bay, máy bay trực thăng, dù. Khi ĐĐĐBĐK cần nắm vững quy luật hoạt động của địch, phán đoán chính xác, dự kiến các phương án và có kế hoạch chiến đấu cụ thể, khéo tạo thế buộc địch phải đổ bộ xuống khu vực ta đã chuẩn bị; sẵn sàng chiến đấu, vận động và nhanh chóng triển khai; nắm vững thời cơ, kết hợp chặt chẽ lực lượng tại chỗ với lực lượng cơ động, hình thành bao vây, kiên quyết tiến công, tiêu diệt sinh lực và phương tiện đổ bộ; tổ chức hiệp đồng chặt chẽ. chỉ huy chiến đấu kiên quyết, chủ động, mưu trí, linh hoạt.

        ĐÁNH ĐỊCH TRONG CÔNG SỰ VỮNG CHẮC nh CÔNG KIÊN

        ĐÁNH ĐIỂM DIỆT VIỆN, phương pháp tác chiến dùng một bộ phận lực lượng đánh tiêu diệt (bao vây) cứ điểm, cụm cứ điểm... của quân địch, tạo điều kiện cho lực lượng chủ yếu tiêu diệt quân địch đến cứu viện. Mục tiêu đánh điểm phải có ý nghĩa quan trọng về chiến thuật, chiến dịch và về chính trị, kinh tế, có nhiều khả năng buộc quân địch phải đến cứu viện hoặc đánh chiếm lại. Chiến dịch Biên Giới (1950) là một điển hình về ĐĐDV.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #24 vào lúc: 10 Tháng Bảy, 2019, 09:57:50 pm »


        ĐÁNH ĐỒNG LOẠT, phương pháp tác chiến tiến công vào toàn bộ hoặc phần lớn các mục tiêu của đối phương trong cùng một thời điểm. Có: ĐĐL ở quy mô chiến lược, chiến dịch và chiến thuật; ĐĐL của từng binh chủng, quân chủng và binh chủng hợp thành. ĐĐL làm cho đối phương bị chia cắt, cô lập và không chi viện được cho nhau, khó phán đoán hướng tiến công của ta: phát huy được sức mạnh của ta ngay từ đầu, thường kết thúc nhanh trận chiến đấu.

        ĐÁNH GẦN, hoạt động tác chiến diễn ra ở cự li gần giữa hai bén giao chiến; một cách đánh có hiệu quả của QĐ có trang bị yếu chống lại QĐ có trang bị mạnh hơn. Nó có thể phát huy đẩy đủ tinh thần dũng cảm của bộ đội và uy lực của vũ khí. giảm bớt hoặc tránh bị sát thương bằng hỏa lực tầm xa của đối phương. Nội dung ĐG tùy thuộc vào sự ra đời và phát triển của vũ khí. Thời đại vũ khí lạnh, để ĐG chủ yếu là dùng đại đao, giáo mác, kiếm... đánh giáp lá cà. Khi hỏa khí ra đời, dùng pháo, súng trường, súng máy bắn ở cự li gần và dùng lựu đạn để ĐG. Đối với bộ đội thiết giáp, không quân, hải quân... ĐG biểu hiện bằng bí mật tiếp cận địch và dùng các loại vũ khí hiện đại, bất ngờ bắn (phóng) ở cự li có hiệu quả nhất để diệt mục tiêu. Trong chiến tranh hiện đại, binh khí kĩ thuật không ngừng được hoàn thiện nhưng ĐG vẫn là một cách đánh lợi hại. ĐG là cách đánh sở trường của LLVT và nhân dân VN trong các cuộc chiến tranh giải phóng và giữ nước. Trong KCCM, quân và dân VN đã thực hiện khẩu hiệu “nắm thắt lưng địch mà đánh”.

        ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH, nghiên cứu, phân tích tổng hợp, kết luận tất cả các yếu tố và điều kiện ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ tác chiến; một bước quan trọng của quá trình hạ quyết tâm tác chiến. ĐGTH do người chỉ huy tiến hành sau khi quán triệt nhiệm vụ, diễn ra trong khi chuẩn bị và thực hành tác chiến. ĐGTH bao gồm: nghiên cứu và phân tích tình hình đối phương; lực lượng ta và bạn; địa hình, khí tượng thủy văn, dân cư và những tình hình khác trong khu vực tác chiến. Khi ĐGTH cẩn làm rõ những yếu tố, điều kiện thuận lợi, khó khăn đổi với việc thực hiện nhiệm vụ tác chiến, xác định biện pháp hạn chế khó khăn và lợi dụng có hiệu quả các yếu tố thuận lợi.

        ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH ĐỊCH trong tác chiến, nghiên cứu và phân tích các yếu tố về địch để hình thành ý định tác chiến và xứ trí tình huống; một nội dung quan trọng của đánh giá tình hình. Có ĐGTHĐttc: tiến công (phản công), phòng ngự (phòng thủ). Nội dung đánh giá gồm: âm mưu, đối tượng tác chiến và phiên hiệu lực lượng; tổ chức bố trí lực lượng; thủ đoạn tác chiến, dự kiến hành động và biến động của địch, trạng thái chính trị - tinh thần và mạnh yếu của địch... Kết luận ĐGTHĐttc làm cơ sở dề ra chủ trương, biện pháp hạn chế chỗ mạnh, khoét sâu chỗ yếu của địch trong tác chiến.

        ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HÓA HỌC, HẠT NHẢN, phân tích, nhận định tình hình liên quan đến nhiệm vụ phòng chống vũ khí hóa học, hạt nhân để hạ quyết tâm tác chiến và xác định các biện pháp phòng chống, duy trì sức chiến đấu của bộ đội. Nội dung gồm: dự đoán sử dụng vũ khí hóa học, hạt nhân của đối phương; tình hình nhiễm độc, nhiễm xạ còn lại trong khu vực tác chiến; khả năng chiến đấu và bảo đảm của bộ đội trong điều kiện địch sử dụng vũ khí hóa học, hạt nhân; khả năng ngụy trang, che đỡ của công sự, địa hình; khí hậu thời tiết ảnh hưởng đến truyền lan của các đám mây nhiễm độc, nhiễm xạ và thực hiện các biện pháp phòng chống.

        ĐÁNH GIAO THÔNG, hoạt động tác chiến diễn ra trên các tuyến giao thông thủy, bộ, nhằm tiêu diệt sinh lực và phá hủy các phương tiện vận tải của địch, phá hủy cầu đường, cắt đứt giao thông, cản trở viộc vận chuyển của quân địch. Trong KCCP và KCCM, ĐGT là một nội dung quan trọng của chiến tranh nhân dân, được thực hiện rộng rãi từ quy mô nhỏ bằng hoạt động du kích đến các đợt hoạt động quy mô lớn có kế hoạch và chỉ đạo chặt chẽ. Khi ĐGĐ thường tiến hành: phục kích, tập kích, đánh mìn (địa lôi chiến), phá hoại... Cg giao thông chiến.

        ĐÁNH GIAO THÔNG KẾT HỢP CHỐT của công binh, hình thức chiến thuật của công binh kết hợp đánh giao thông với sử dụng một bộ phận lực lượng chốt chặn tại vị trí (khu vực) có lợi trên các tuyến giao thông thủy bộ, nhằm tăng hiệu quả tiêu diệt sinh lực, phá hoại đường, cầu cống, cắt đứt giao thông dài ngày, gây khó khăn, cản trở việc vận chuyển, cơ động lực lượng hoặc chặn viện, chia cắt địch. ĐGTKHC do công binh kết hợp với dân quân tự vệ và bộ đội địa phương tỉnh, huyện đảm nhiệm.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #25 vào lúc: 10 Tháng Bảy, 2019, 09:58:58 pm »


        ĐÁNH GIAO THÔNG TRÊN BIỂN, đánh giao thông nhằm cắt vận tải và nguồn cung cấp vật tư chiến tranh bằng đường biển, hạn chế bổ sung quân số và cơ động lực lượng bằng đường biển, phá hoại hoặc làm suy yếu tiềm lực chiến tranh của đối phương. ĐGTTB có thể do hải quân hiệp đồng với các binh chủng khác tổ chức thực hiện hoặc do hải quân độc lập tiến hành, thường diễn ra liên tục trong suốt quá trình chiến tranh. Khi ĐGTTB tiến hành vận dụng tập kích liên tục các tàu vận tải và các đội tàu hộ tống vận tải, tập kích phá hoại căn cứ, vật tư tích trữ trên cảng, thiết bị bến cảng, đánh và tiêu diệt lực lượng yểm hộ tuyến giao thông trên biển, thực hiện phong tỏa biển của đối phương.

        ĐÁNH GIÁP LÁ CÀ, đánh gần bằng cách áp sát nhau và sát thương nhau bằng vũ khí lạnh, vũ khí bộ binh cầm tay và bằng tay không; cách đánh ác liệt trong đó lòng dũng cảm. kiên quyết, mau lẹ, sử dụng thành thạo vũ khí cá nhân, trình độ võ thuật và thể lực tốt có ý nghĩa quyết định. ĐGLC thường diễn ra khi chưa xuất hiện vũ khí bộ binh tự động. Tk 18-19 vũ khí để tiến hành ĐGLC chủ yếu là lưỡi lê và báng súng, do đó ĐGLC có nghĩa là chiến đấu bằng lưỡi lê. Trong chiến tranh hiện đại, ĐGLC có thể xảy ra khi tác chiến trong khu dân cư, trong chiến hào, trong rừng, ban đêm, khi trinh sát... Trong chiến tranh ở VN, ĐGLC được LLVTND VN vận dụng rộng rãi.

        ĐÁNH HIỂM, đánh bất ngờ vào chỗ hiểm yếu hoặc chỗ sơ hở của mục tiêu; đánh trúng các mục tiêu quan trọng, làm tê liệt chỉ huy, rối loạn hiệp đồng, phá vỡ đội hình và phá hủy phương tiện chiến tranh quan trọng của địch...

        ĐÁNH LẤN, tiến công quân địch phòng ngự trong công sự vững chắc bằng cách xây dựng trận địa trực tiếp tiếp xúc, tiến công, tiêu hao, tiêu diệt từng bộ phận địch và lấn chiếm từng phần trận địa, bao vây chặt, hạn chế địch từ bên trong ra, bên ngoài đến, triệt tiếp tế, gây cho địch hoang mang dao động, tiến tới tiêu diệt toàn bộ cứ điểm hoặc khu vực phòng ngự của địch. Được vận dụng rộng rãi trong chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 và trong KCCM.

        ĐÁNH LÂU DÀI, DỰA VÀO SỨC MÌNH LÀ CHÍNH, phương châm chiến lược của ĐCS VN chỉ đạo mọi hoạt động trong KCCP và KCCM. Đánh lâu dài là quá trình liên tục tiến công, đánh lui từng bước, đánh đổ từng bộ phận, đánh bại từng âm mưu chiến lược của địch, giành thắng lợi từng bước, tiến tới đánh bại hoàn toàn quân địch. Dựa vào sức mình là chính: trước hết và chủ yếu là dựa vào đường lối của Đảng, dựa vào sự nỗ lực chủ quan của quân và dân cả nước về chính trị, tinh thần và vật chất, dựa vào nhân hòa, địa lợi, thiên thời của cuộc chiến tranh đang diễn ra trên đất nước, xây dựng và phát triển lực lượng kháng chiến về mọi mặt, ra sức mờ rộng và củng cố hậu phương, căn cứ địa, thực hiện càng đánh càng mạnh cả về thế và lực. Trên cơ sở đánh lâu dài phải biết tập trung mọi cố gắng để giành thắng lợi càng sớm càng tốt và dựa vào sức mình là chính nhưng phải hết sức tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ quốc tế. ĐLD,DVSMLC phản ánh quy luật chiến tranh giải phóng dân tộc của nhân dân VN trong điều kiện nhân dân VN có chính nghĩa, có sức mạnh chính trị - tinh thần to lớn, nhưng tiềm lực QS, kinh tế hạn chế, vũ khí trang bị kém đối phương (nhất là giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến), chống lại kẻ địch là những đế quốc đầu sỏ và hung hãn, có quân đông và trang bị hiện đại, có tiềm lực QS và kinh tế lớn gấp nhiều lần.

        ĐÁNH NGHI BINH, hoạt động tác chiến nhằm lừa địch, che giấu ý định tác chiến của ta, làm cho địch chú ý vào hướng (khu vục, mục tiêu) khác, kìm giữ hoặc điều động địch, tạo điều kiện có lợi thực hiện ý định tác chiến của ta. ĐNB phải giống như thật, uy hiếp địch thực sự, có thể thực hiện ở các quy mô với các loại và hình thức tác chiến.

        ĐÁNH NHANH THẮNG NHANH, phương châm chiến lược chỉ đạo tiến hành chiến tranh nhằm khai thác triệt để thời cơ và thuận lợi để rút ngắn thời gian chiến tranh. Việc vận dụng ĐNTN phụ thuộc vào thời cơ, so sánh lực lượng, thế và lực của các bên tham chiến. ĐNTN thực hiện khi tiến hành chiến tranh xâm lược, nhằm tận dụng ưu thế hơn hẳn về thế, lực trong thời kì đầu chiến tranh để tiến công, áp đảo đối phương, kết thúc thắng lợi cuộc chiến tranh càng nhanh càng tốt, tránh những khó khăn, bất lợi khi cuộc chiến tranh kéo dài. Các cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp (1945- 54) và đế quốc Mĩ ở VN (1954-75) đều được bắt đầu bằng ĐNTN. nhưng vấp phải sức mạnh của chiến tranh nhân dân Việt Nam nên đã phải đánh kéo dài và cuối cùng phải chịu thất bại. ở VN trong nhiều cuộc kháng chiến chống xâm lược, ĐNTN đã được vận dụng sáng tạo, linh hoạt khi có điều kiện thời cơ thuận lợi (như kháng chiến chống Thanh (1788-89), hay giai đoạn cuối của cuộc KCCM), khi thế và lực đã thay đổi có lợi cho ta, đặc biệt trong chiến dịch Hồ Chí Minh (26- 30.4.1975), ĐCS VN đã chỉ đạo ĐNTN bằng tư tưởng thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng. Cg tốc chiến tốc thắng.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #26 vào lúc: 10 Tháng Bảy, 2019, 10:00:30 pm »


        ĐÁNH NHỎ LẺ CỦA KHÔNG QUÂN, hình thức chiến thuật của không quân, dùng lực lượng nhỏ máy bay tiêm kích (1 hoặc 2-4 chiếc) đánh độc lập, bay thấp, vọt cao, công kích bất ngờ tiêu diệt những tốp nhỏ, lẻ hoặc thọc sâu vào đội hình lớn máy bay cường kích của địch có tiêm kích bảo vệ, tiêu diệt tốp (mục tiêu) có lợi, nhằm cản phá địch vào đánh mục tiêu.

        ĐÁNH NỔ HẸN GIỜ HÓA TRANG, cải trang khéo léo, công khai tiếp cận mục tiêu, bí mật đặt lượng nổ hẹn giờ rồi rời khỏi mục tiêu; phương pháp tác chiến đặc công biệt động. Thường do một người hoặc một tổ thực hiện. Đối tượng chủ yếu của ĐNHGHT thường là sinh lực cao cấp, phương tiện vật chất - kĩ thuật quan trọng của đối phương. Để bảo đảm đánh thắng, phải nắm vững thông lệ hoạt động và canh gác của mục tiêu, khéo cải trang. Một trong những trận điển hình của phương pháp tác chiến này là trận hai chiến sĩ biệt động của ta cải trang thành hai sĩ quan của QĐ Sài Gòn, dùng xe của chúng đặt lượng nổ khoảng 100kg TNT đánh cư xá Brinh 24.12.1965.

        ĐÁNH QUẦN LỘN, hoạt động tác chiến trong lòng đối phương và sau lưng đối phương, thường được bộ đội biên phòng và LLVTND tại chỗ áp dụng khi địch đã tràn qua biên giới, nhằm tiêu hao, tiêu diệt nhỏ lực lượng dịch, đánh phá hệ thống chỉ huy, thông tin liên lạc, căn cứ hậu cần của địch... trấn áp các phần từ phân động làm tay sai, dẫn đường, chỉ điểm cho địch, tạo thế xen kẽ, đánh rộng khắp. ĐQL được tiến hành bằng các hình thức, phương pháp, thủ đoạn tác chiến như: phục kích, tập kích, bắn tia, đánh cắt giao thông, căn cứ kho tàng của địch...; đánh vào cạnh sườn, phía sau buộc địch phải phân tán và bị động đối phó. ĐQL phải dựa vào căn cứ chiến đấu của khu vực phòng thủ địa phương và các làng bản chiến đấu được chuẩn bị từ thời bình, tổ chức lực lượng thành các phân đội nhỏ, cơ động tác chiến trong khu vực trên cơ sở nắm chắc tình hình.

        ĐÁNH RỘNG KHẮP, phương pháp tác chiến được tiến hành ở cả phía trước, sau lưng, bên sườn, bên trong đội hình và hậu phương địch nhằm tiêu hao, căng kéo, kìm giữ, phân tán lực lượng địch tạo điều kiện cho đánh tập trung. Ở VN, ĐRK được vận dụng trong các loại tác chiến, bằng lực lượng nhỏ lẻ của dân quân tự vệ, bộ đội địa phương, bộ đội chủ lực, với các hình thức, thủ đoạn tác chiến linh hoạt. ĐRK được thực hiện rộng rãi trong KCCP và KCCM.

        ĐÁNH TẬP TRUNG, phương pháp tác chiến sử dụng lực lượng tập trung đánh vào các mục tiêu trọng yếu ở địa điểm và thời cơ có ý nghĩa quyết định, nhằm tiêu diệt một bộ phận địch, góp phần quan trọng hoàn thành nhiệm vụ tác chiến. Ở VN, ĐTT được bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương vận dụng trong các loại tác chiến, các hình thức tác chiến, trong tác chiến độc lập và tác chiến hiệp đồng binh chủng với các quy mô nhỏ, vừa, lớn. ĐTT phải kết hợp chặt chẽ với đánh rộng khắp.

        ĐÁNH TẬP TRUNG của không quân tiêm kích, hình thức tác chiến của không quân tiêm kích, tập trung lực lượng đánh vào đội hình lớn máy bay địch (máy bay ném bom, máy bay cường kích, máy bay vận tải có sự yểm hộ của máy bay tiêm kích) vào đánh mục tiêu hoặc thực hiện một nhiệm vụ QS khác; cản phá đại bộ phận hoặc toàn bô đội hình, đánh tan một hướng (một đợt) hoạt động của dịch, nhằm hoàn thành nhiệm vụ chiến dịch (chiến đấu). ĐTTckqtk có thể phân đoạn tiến công địch trên một hướng hoặc đánh trong một khu vực có độ cao chênh lệch.

        ĐÁNH TẬP TRUNG Ồ ẠT của không quân, hình thức tác chiến của không quân sử dụng lực lượng lớn máy bay (một hoặc nhiều loại) trong một đợt hoặc nhiều đợt liên tiếp trong ngày, tập trung đánh vào các mục tiêu quan trọng nhằm gây thiệt hại lớn cho đối phương. Trong chiến tranh phá hoại miền Bắc VN, Mĩ đã áp dụng ĐTTÔAckq vào các yếu địa và mục tiêu quan trọng.

        ĐÁNH THẮNG CUỘC PHẢN CÔNG CHIẾN LƯỢC LẦN I CỦA MĨ (mùa khô 1965-66), hoạt động tác chiến chiến lược của quân và dân miền Nam VN đánh bại cuộc phản công chiến lược lần I của Mĩ. Bắt đầu từ 8.1.1966, cuộc phản công của Mĩ nhằm tiêu diệt lực lượng chủ lực QGPMN VN, giành lại quyền chủ động trên chiến trường, hỗ trợ cho chương trình bình định. Lực lượng địch: 5 sư đoàn, 7 lữ đoàn, trung đoàn bộ binh Mĩ và quân các nước đồng minh, một bộ phận QĐ Sài Gòn, hơn 1.000 khẩu pháo, 1.342 xe tăng, xe bọc thép, 2.288 máy bay các loại; mở hàng trăm cuộc hành quân lớn, nhỏ, tập trung vào hai chiến trường trọng điểm: Đông Nam Bộ và Khu 5. Dựa vào thế trận chiến tranh nhân dân với ba thứ quân, kết hợp đấu tranh QS với đấu tranh chính trị và binh vận, quân và dân miền Nam kiên quyết phản công, tiến công địch; đánh bại nhiều cuộc hành quân lớn (hành quân “Cái bẫy” ở Củ Chi, “Đá lăn” ở bắc Sài Gòn, “Thành phố bạc” đánh vào Chiến khu Đ, “Kẻ nghiền nát”, “Cánh trắng 1”, “Cánh trắng 2” ở bắc Bình Định, “Diều hâu đôi” ở nam Quảng Ngãi...); đánh nhiều trận tập kích, phục kích, vận động tiến công tiêu diệt địch ở Nhà Đỏ - Bông Trang (x. trận Nhà Đò - Bông Trang, 24.2.1966), dốc Bà Nghĩa (Thủ Dầu Một), Bàu Sắn (Tây Ninh), Thạnh Phú (nam Phú Yên), Chợ Cát, Lộc Giang (bắc Bình Định)...; mở chiến dịch Tây Sơn Tịnh (20.2-20.4.1966) kìm giữ và tiêu diệt quân Mĩ ở bắc Quảng Ngãi; bộ đội đặc công, pháo binh luồn sâu, tập kích nhiều căn cứ, sân bay địch. Không đạt được mục tiêu đề ra, lại bị tổn thất lớn (67.000 quân bị loại khỏi chiến đấu, 940 máy bay, 6.000 xe QS bị phá hủy, phá hỏng...), cuối 4.1966 Mĩ phải chấm dứt cuộc phản công (sớm hơn dự định 2 tháng). Đây là thắng lợi bước đầu rất quan trọng, tạo cơ sở và niềm tin cho nhân dân VN đánh thắng hoàn toàn chiến lược chiến tranh cục bộ của Mĩ.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #27 vào lúc: 11 Tháng Bảy, 2019, 06:21:23 pm »


        ĐÁNH THẮNG CUỘC PHẢN CÔNG CHIẾN LƯỢC LẨN II CÚA MĨ (mùa khô 1966-67), hoạt động tác chiến chiến lược của quân và dân miền Nam VN đánh bại cuộc phản công chiến lược lần II của Mĩ. Bắt đầu từ 14.9.1966, cuộc phản công của Mĩ nhằm tiêu diệt căn cứ, cơ quan đầu não kháng chiến và một bộ phận chủ lực QGPMN VN, giành thắng lợi lớn về QS, làm chuyển biến cục diện chiến trường có lợi cho Mĩ. Trong phản công lần này, Mĩ thực hiện chiến lược “hai gọng kìm” (tìm diệt và bình định); huy động 3 sư đoàn, 4 lữ đoàn Mĩ, 4 sư đoàn QĐ Sài Gòn, một số đơn vị QĐ Nam Triều Tiên, Ôxtrâylia vào nhiệm vụ “tìm diệt”, mở hàng trăm cuộc hành quân, tập trung lực lượng vào miền Đông Nam Bộ với 3 cuộc hành quân lớn: hành quân Attơnborơ (14.9-25.11.1966), hành quân Xiđa Phôn (8-26.1.1967), hành quân Gianxơn Xiti (22.2-15.4.1967); sử dụng 40 tiểu đoàn Mĩ, 53 tiểu đoàn chủ lực QĐ Sài Gòn, 552 đoàn bình định cùng lực lượng bảo an, dân vệ, cảnh sát các địa phương thực hiện chương trình bình định. Để đánh bại cuộc phản công của Mì, quân và dân ta nắm vững phương châm “đấu tranh QS kết hợp với đấu tranh vũ trang, triệt để vận dụng ba mũi giáp công”, đánh địch đều khắp trên các chiến trường; mở các chiến dịch phản công, tiến công ở Đông Nam Bộ (chiến dịch Tây Ninh, 3-25.11.1966; chiến dịch đánh bại cuộc hành quân Gianxơn Xiti, 22.2-15.4.1967), Tây Nguyên (chiến dịch Sa Thầy, 18.10-6.12.1966), Khu 5 (chiến dịch Quảng Ngãi, 8.1-28.3.1967)...; dựa vào thế trận làng, xã chiến đấu liên hoàn, thực hiện ba bám, kết hợp tác chiến của LLVT ba thứ quân với đấu tranh chính trị, binh vận làm thất bại các kế hoạch càn quét, bình định của địch. Bằng cố gắng toàn diện, quân và dân miền Nam đã đánh thắng cuộc phán công chiến lược lần II của Mĩ, loại khỏi chiến đấu 175.000 địch, bắn rơi và phá hủy 1.800 máy bay, phá hủy. phá hỏng 340 khẩu pháo, 1.783 xe QS, giải phóng 390 ấp, xã, bẻ gãy cả 2 gọng kìm “tìm diệt” và “bình định”, tạo tiền đề vững chắc để đánh bại hoàn toàn chiến lược chiến tranh cục bộ của Mĩ.

        ĐÁNH THẢNG TRẬN ĐẨU, tư tưởng chỉ đạo tác chiến mà nội dung cơ bản là tập trung mọi nỗ lực giành thắng lợi ngay từ trận đánh đầu tiên, đánh đòn phủ đầu mãnh liệt, tạo điều kiện có lợi, động viên khí thế của ta, gây hoang mang cho địch, tạo điều kiện cổ lợi cho các trận tiếp sau. ĐTTĐ còn được hiểu theo nghĩa rộng là đánh thắng một chiến dịch mở đầu cho một chiến dịch chiến lược, một chiến cục, một giai đoạn chiến tranh hoặc cả cuộc chiến tranh.

        ĐÁNH THỌC SƯỜN, thủ đoạn tác chiến tiến công vào sườn bố trí lực lượng (đội hình chiến đấu) của địch; thường là vị trí yếu, sơ hở của quân địch nên đánh dễ có hiệu quả. ĐTS có thể tiến hành vào một hoặc cả hai bên sườn. Khi đánh vào hai bên sườn, cần phải lấy một bên làm hướng chủ yếu. ĐTS cần tập trung lực lượng, tận dụng yếu tố bất ngờ, tránh mở rộng chính diện.

        ĐÁNH TIÊU DIỆT, thủ đoạn tác chiến nhằm sát thương, phá hủy phần lớn hoặc toàn bộ sinh lực, phương tiện KTQS, góp phần làm mất hẳn sức chiến đấu của một đơn vị đối phương; ĐTD diễn ra khi có ưu thế sức mạnh, vận dụng cách đánh phù hợp; có thể thực hiện ở cả quy mô nhỏ, vừa và lớn.

        ĐÁNH TIÊU HAO, hoạt động tác chiến nhằm sát thương, phá hủy một phần sinh lực, phương tiện KTQS của địch, góp phần tiêu diệt lớn lực lượng của đối phương trong từng trận chiến đấu, chiến dịch, trên toàn chiến trường. ĐTH còn nhằm phối hợp chiến trường, gây khó khăn trở ngại cho địch thực hiện âm mưu, thủ đoạn tác chiến, phá thế trận của chúng, góp phần thay đổi so sánh lực lượng. Ở VN, ĐTH được bộ đội địa phương, dân quân tự vệ và quần chúng nhân dân vũ trang thực hiện rộng rãi. Được bộ đội chủ lực tiến hành theo yêu cẩu nhiệm vụ khi cần thiết.

        ĐÁNH TRẢ, hành động chiến đấu tự vệ chống đối phương tiến công nhằm giữ vững trận địa hoặc mục tiêu, không cho đối phương thực hiện mục đích. Thủ đoạn và phương pháp ĐT: thường dùng không quân, pháo binh, xe tăng, vũ khí chống tăng, vũ khí điều khiển chính xác thực hiện đột kích hỏa lực; lợi dụng địa hình và công sự kiên cố để giữ vững trận địa; cơ động lực lượng và hỏa lực vào hướng bị uy hiếp, khi có thời cơ bịt cửa đột phá hoặc vây diệt quân đổ bộ đường không; sử dụng lực lượng dự bị thực hiện phản xung phong, phản kích, dùng vũ khí phòng không tích cực bắn máy bay, tên lửa hành trình. ĐT được tiến hành trên bộ, trên biển, trên không, ở cả chính diện và bên sườn, kết hợp với phục kích tại trận địa, đánh bại tiến còng của quân địch.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #28 vào lúc: 11 Tháng Bảy, 2019, 06:22:43 pm »


        ĐÁNH TRẬN ĐỊA, hoạt động tác chiến chủ yếu được tiến hành ở những khu vực (tuyến) có xây dựng hệ thống trận địa vững chắc hoặc dã chiến. ĐTĐ đã trải qua một quá trình biến đổi lớn, từ chỗ bên phòng ngự chủ yếu là cố thủ các thành lũy, bên tiến công chủ yếu là công phá các thành lũy, đến chỗ bên phòng ngự thường dựa vào trận địa trên các phòng tuyến với chính diện trải dài liên tục và ổn định, bố trí binh lực có chiều sâu, bên tiến công thường dựa vào các trận địa xuất phát tiến công và phải tập trung lực lượng ưu thế đê đột phá được phòng ngự. Điển hình của ĐTĐ là CTTG-I cuối 1914 ở mặt trận phía tây (nước Pháp) và từ cuối 1915 ở mặt trận phía đỏng (nước Nga). Ở VN trong KCCP và KCCM, ĐTĐ đã thể hiện rõ nét trên một số khu vực chiến trường như Điện Biên Phủ 1954, Quảng Trị 1972 và trong một số trận vây lấn, nhưng nhìn chung không phổ biến. Cg trận địa chiến.

        ĐÁNH VẬN ĐỘNG, hoạt động tác chiến chủ yếu được tiến hành ngoài hệ thống trận địa. Đặc điểm nổi bật của ĐVĐ là: biến động cao, khẩn trương, tình huống diễn biến mau lẹ. Trong các cuộc chiến tranh chống ngoại xâm của dân tộc VN, ĐVĐ là cách đánh phổ biến và phát huy tác dụng to lớn. Cg vận động chiến.

        ĐANUYP (Đunai), sông lớn ở châu Âu. Dài 2.850km (thứ hai châu Âu sau Vônga), diện tích lưu vực 817.000km2. Bắt nguồn từ dãy núi Xvatxvan (tây nam Đức) chảy qua các nước: Đức, Áo, Xlôvakia, Hunggari, Xecbia và Môntênêgrô, Bungari, Rumani, Ucraina, đổ ra Biển Đen. Ở thượng lưu (đến Viên) lòng sông rộng 20-350m. ở trung lưu (từ Viên đến khe “Cổng sắt”) rộng 300-1.000rn, tốc độ dòng nước 2,2- 4,7m/s. ở hạ lưu rộng 1.000-2.000m, tốc độ lm/s, chảy ra biển bằng ba cửa. Lưu lượng nước trung bình 6.430m2/s. Hơn 300 sông nhánh, các nhánh chính: Đraya, Ttxa, Xaya, Xứet, Prut. Tàu có thể ngược đến thượng lưu (2.400km từ cửa sông). Có các nhà máy thủy điện ở Áo và vùng biên giới Rumani - Xecbia và Môntênêgrô. Các cảng chính: Rekenbec, Viên, Bratixlaya, Budapet, Bêôgrat, Ruxê, Gala, Idơmailơ.

        ĐAO, vũ khí lạnh có lưỡi sắc to bản, đầu nhọn, dùng để sát thương bằng chém, phạt, đâm. Lưỡi bằng đá (thời kì đồ đá), đồng thau (khoảng 1000 năm tcn), thép (200 năm tcn); cán bằng gỗ (tre) có độ dài khác nhau (ngắn dùng cho bộ binh, dài có thể tới trên lm dùng cho kị binh). Có các loại: trường đao (Đ dài), đoản đao (Đ ngắn), đại đao (Đ bản lớn), thủ đao (Đ cán ngắn), yêu đao (Đ giắt lưng)... Đ được sử dụng phổ biến trong thời đại chiến tranh bằng vũ khí lạnh. Trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, quân và dân VN đã dùng Đ có hiệu quả, là một trong những loại vũ khí được sử dụng rộng rãi.



        ĐÀO DUY TỪ (1572-1634), danh thần thời chúa Nguyễn, một trong những danh sĩ nổi tiếng nhất VN thời Trung Đại. Quê Hoa Trai, h. Ngọc Sơn (nay thuộc h. Tĩnh Gia, t. Thanh Hóa). ĐDT thông minh, học rộng, nhưng không được chúa Trịnh cho đi thi (vì là con đào hát), buộc phải vào Đàng Trong để lập nghiệp. 1627 được khám lí Trần Đức Hoà tiến cứ và được chúa Nguyễn Phúc Nguyên phong làm nội tán, tước Lộc Khí Hầu, coi việc quân cơ, triều chính, trở thành người thân cận trong phủ chúa. Tận tụy giúp chúa Nguyễn tổ chức, trang bị QĐ, xây dựng mở mang bờ cõi Đàng Trong. Đề xuất và chỉ huy đắp lũy Trường Dực (1630) và lũy Nhật Lệ (1631), nhờ đó chúa Nguyễn đã đẩy lùi được các cuộc tiến công của chúa Trịnh. Tác giả bộ binh thư "Hổ trướng khu cơ”, hai khúc ngâm “Tư dung vãn” và “Ngọa long cương vãn”...
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #29 vào lúc: 11 Tháng Bảy, 2019, 06:24:41 pm »

       
        ĐÀO ĐÌNH LUYỆN (Đào Mạnh Hùng; 1929-99), thứ trưởng BQP, tổng tham mưu trưởng QĐND VN (1991-95). Quê xã Quỳnh Hội, h. Quỳnh Phụ, t. Thái Bình; tham gia CM 3.1945. nhập ngũ 1945, thượng tướng (1988); đv ĐCS VN (1945). Trong KCCP, giữ các chức vụ từ trung đội trưởng đến chính ủy trung đoàn. Tham gia các chiến dịch: Việt Bắc (1947), Sông Thao, Biên Giới, Hoà Bình và chiến dịch Điện Biên Phủ (1954). Tháng 10.1955 tham mưu trưởng Sư đoàn 312. Tháng 8.1964-65 trung đoàn trưởng Trung đoàn không quân 921 (trung đoàn không quân đầu tiên của QĐND VN). 4.1966-69 tham mưu trưởng, phó tư lệnh, tư lệnh kiêm chính ủy Binh chủng không quân thuộc Quân chủng phòng không - không quân. 3.1974 phó tư lệnh Quân chủng phòng không - không quân. 5.1977 tư lệnh kiêm chính ủy Quân chủng không quân. 3.1986 phó tổng tham mưu trưởng QĐND VN. 1989 thứ trưởng BQP kiêm chủ nhiệm TCKT, ủy viên Đảng ủy QS trung ương. 1991-95 thứ trưởng BQP, kiêm tổng tham mưu trưởng QĐND VN, ủy viên thường vụ Đảng ủy QS trung ương, ủy viên BCHTƯ ĐCS VN khóa VI, VII. Đại biểu Quốc hội khóa VII-IX. Huân chương : Độc lập hạng nhất, Quân công (hạng nhất, hạng nhì), 2 Chiến công hạng nhì...



        ĐÀO HỔNG CẨM (Cao Mạnh Tùng; 1924-90), nhà viết kịch, giám đốc Nhà hát QĐ (1980). Quê xã Hải Phú, h. Hải Hậu, t. Nam Định; nhập ngũ 1947, đại tá (1983); đv ĐCS VN (1948). ĐHC đã dành cả cuộc đời hoạt động nghệ thuật để sáng tác về đề tài chiến tranh và QĐ. Tác phẩm tiêu biểu: “Nghị hụt” (1957), “Trước giờ chiến thắng” (1960, viết cùng Sĩ Hanh), “Chị Nhàn” (1961), “Một mạng người” (1962, viết cùng Nguyễn Phiên), “Nổi gió” (1967), “Đại đội trưởng của tôi” (1974), “Một người mẹ” (1975), “Tiếng hát” (1976), “Đêm và ngày” (1980), “Có một câu chuyện” (1982)... Nhiều vở đoạt giải cao ở các kì hội diễn. 1956 đoàn trưởng Đoàn kịch nói QĐ, hội viên Hội nghệ sĩ sân khấu, Hội nhà văn VN, ủy viên BCH Hội nghệ sĩ sân khấu khóa II. Đại biểu Quốc hội khóa VII. Giải thưởng Hổ Chí Minh (1996). Huân chương: Quân công hạng nhì, Kháng chiến hạng nhất, Chiến công hạng ba...



        ĐÀO HUY VŨ (Đào Hữu Vĩ; 1924-86), tư lệnh Binh chủng thiết giáp (1974-80). Quê xã Xuân Canh. h. Đông Anh, tp Hà Nội; tham gia CM 1943, nhập ngũ 1945, thiếu tướng (1979); đv ĐCS VN (1946). Trong KCCP, giữ các chức vụ từ trung đội trưởng đến trung đoàn phó. 9.1959 trung đoàn trưởng Trung đoàn thiết giáp 202 (trung đoàn thiết giáp đầu tiên của QĐND VN), 6.1965 phó tư lệnh, 1974 tư lệnh Binh chủng thiết giáp. 8.1980 trưởng khoa thiết giáp Học viện QS cấp cao. Huân chương: Quân công hạng nhất...



        ĐÀO NGŨ, tự ý rời bỏ đơn vị nhằm trốn tránh nghĩa vụ của quân nhân tại ngũ, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện, công dân được trưng tập vào phục vụ trong QĐ, dân quân tự vệ phối thuộc chiến đấu với QĐ... Theo luật pháp của nước CHXHCN VN, ĐN là tội phạm hình sự nghiêm trọng.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM