Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 08:13:15 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đ  (Đọc 8648 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #10 vào lúc: 10 Tháng Bảy, 2019, 09:33:35 pm »


        ĐẠI HÙNG (Bắc Đẩu), chòm sao ở gần cực Bắc của thiên cầu, gồm 7 ngôi sao (kí hiệu theo chữ cái Hi Lạp từ a đến n) xếp thành hình gần giống gầu sòng có cán hơi gẫy khúc. Hai ngôi sao a và n ở miệng hình gầu nằm thẳng hàng với sao a (Sao Bắc Cực) ở đuôi chòm Tiểu Hùng, nôn thường được dùng để gióng tìm sao này khi xác định hướng bắc.

        ĐẠI LA, thành cổ ở Tống Bình (địa phận Hà Nội ngày nay), trị sở Giao Châu thời Bắc thuộc. Nguyên là thành đất do Lí Nam Đế xây dựng ở cửa sông Tô Lịch, được chính quyền đô hộ cho đắp thêm năm 767, tiếp tục củng cố vào những năm đầu tk9. Năm 867, sau khi đánh lui quân Nam Chiếu, Cao Biền cho đắp lại với quy mô lớn. Chu vi thành khoảng 6.600m, cao 8,5m, chân thành rộng trên 8m; phía trên thành đắp một con chạch nhỏ cao l,7m, dựng 55 lầu canh. Xung quanh thành còn đắp một con đê dài khoảng 7.100m, cao gần 5m, chân rộng 6,5m. Năm 1010, Lí Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về ĐL, đổi tên là Thăng Long, lợi dụng thành cũ và địa thế tự nhiên để xây dựng thành mới. Cg La Thành.

        ĐẠI LỊCH, quốc hiệu do Nùng Trí Cao, thù lĩnh dân tộc Nùng ở châu Quảng Nguyên (t. Cao Bằng ngày nay) đặt cho nhà nước cát cứ tự lập năm 1041 sau khi từ động Lôi Hỏa trở về đánh chiếm châu Thảng Do, kế tục nước Trường Sinh của cha là Nùng Tồn Phúc trong cuộc nổi dậy chống triều đình nhà Lí. 1049 dời thủ phủ đến châu An Đức (nay thuộc h. Tĩnh Tây, t. Quảng Tây, TQ), đổi quốc hiệu là Nam Thiên. 3.1052 Nùng Trí Cao khởi binh đánh chiếm châu Ung, xưng "Nhân Huệ hoàng đế”, đổi tên nước là Đại Nam, tiếp tục tiến đánh nhiều châu huyện khác thuộc đất Quảng Đông, Quảng Tây nhà Tống. Cuối 1053 Nùng Trí Cao bị tướng Tống là Địch Thanh đánh bại chạy về Đại Lí, 1055 bị vua Đại Lí giết. Xt nổi dậy của Nùng Tồn Phúc, Nùng Trí Cao (1039-53).

        ĐẠI LIÊN*, súng máy tập thể, hỏa lực mạnh, có giá dỡ trên ba chân hoặc bánh xe, để diệt sinh lực tập trung, hoả điểm... ở cự li hiệu quả đến l.000m hoặc mục tiêu trên không tầm thấp. Khối lượng 15-20kg (khi có giá đỡ 40-65kg), cỡ nòng 6,5 - 8mm, tốc độ bắn lí thuyết 500-700 phát/ph, tầm bắn (trên thước ngắm) 3.000m. ĐL có thể tháo rời ra từng phần để mang vác. Tự động theo nguyên lí trích khí hoặc lùi nòng. Tiếp đạn bằng băng (tới 250 viên), nòng dược làm mát để tăng tốc độ bắn chiến đấu (đến 300 phát/ph) và thời gian bắn liên tục (tới 500 phát không cần thay nòng). Các mẫu ĐL thường gặp là SG-43, PKS, SGM (LX); MG-42 (Đức); Mácxim, M1919 A1 và M1919 A4 (Mĩ)...



        ĐẠI LIÊN**, thành phố cảng trên bờ nam bán đảo Liêu Đông, t. Liêu Ninh, TQ. Theo hiệp ước 1898, TQ nhượng cho Nga. 1904-45 Nhật chiếm. 8.1945 QĐ LX giải phóng ĐL. Theo hiệp định Xô - Trung 14.8.1945, ĐL được hưởng quy chế cảng tự do. Bến, kho cảng cho LX thuê 30 năm. 1950 LX đã trao trả ĐL cùng toàn bộ thiết bị cho TQ.

        ĐẠI NAM (cổ), quốc hiệu nước VN từ 1838, dưới đời Minh Mạng, triều Nguyễn. Từ khi thực dân Pháp đặt các chế độ cai trị khác nhau ở ba miền VN, quốc hiệu này chỉ còn được dùng rất hạn chế trong các công việc hành chính của triều đình nhà Nguyễn cho đến 1945, khi triều đại này sụp đổ.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #11 vào lúc: 10 Tháng Bảy, 2019, 09:35:23 pm »


        ĐẠI NGHĨA THẮNG HUNG TÀN, tư tưởng quân sự của Nguyễn Trãi trong khởi nghĩa Lam Sơn và chiến tranh giải phóng chống Minh (1418-27), được tổng kết trong "Bình Ngô đại cáo ”. Nội dung cơ bản: nghĩa quân Lam Sơn tiến hành cuộc kháng chiến chống lại một kẻ thù hung bạo, tàn ác mà “tát cạn nước Đông Hải không rửa sạch hôi tanh, chặt hết trúc Nam Sơn khó ghi đầy tội ác” thì phải “trước lo trừ bạo”, tức dùng bạo lực chính nghĩa để đánh đuổi quân xâm lược “cứu nước, cứu dần”, đoàn kết. quy tụ mọi lực lượng yêu nước dưới ngọn cờ đại nghĩa “dựng gậy làm cờ, dân chúng bốn phương tụ họp”, “binh sĩ một dạ cha con”, vừa đánh địch “như trúc chẻ, tro bay”, “sấm vang chớp giật”, vừa “mưu phạt tâm công”, mở lượng khoan hồng với kẻ chiến bại (x. hội thề Đóng Quan, 16.12.1427). Cuộc kháng chiến chống Minh của quân dân Đại Việt thắng lợi, đã khẳng định chân lí: chính nghĩa nhất định thắng phi nghĩa, đại nghĩa nhất định thắng hung tàn. ĐNTHT trở thành một truyền thống quân sự Việt Nam.

        ĐẠI NGUYÊN SOÁI, bậc quân hàm cao nhất trong LLVT một số nước. Xuất hiện ở Pháp (tk 16), Nga (tk 17). Thường phong cho tổng tư lệnh LLVT một nước (hoặc liên minh các nước), người thuộc hoàng tộc đang trị vì hoặc người hoạt động nhà nước có thành tích xuất sắc trong lãnh đạo LLVT.

        ĐẠI QUÂN KHU, tổ chức QS theo lãnh thổ (thường gồm một số tỉnh, thành phố giáp nhau, liên quan với nhau về QS) của TQ; trực thuộc BQP, có chức năng: chỉ đạo công tác quốc phòng, xây dựng tiềm lực QS trong thời bình; chỉ huy LLVT thuộc quyền tác chiến bảo vệ lãnh thổ theo kế hoạch phòng thủ quốc gia trong thời chiến. Lực lượng trực thuộc thường gồm các đơn vị bộ đội chủ lực (tập đoàn quân, sư đoàn bộ đội binh chủng hợp thành; quân đoàn, sư đoàn, trung đoàn không quân; sư đoàn, lữ đoàn pháo binh: quân đoàn hoặc sư đoàn đổ bộ đường không và các đơn vị khác), bộ đội địa phương (sư đoàn, trung đoàn bộ binh thuộc quân khu tỉnh) và dân binh. Trong chiến tranh giải phóng chống Nhật có 5 ĐQK: Đông Bắc, Tây Bắc, Hoa Bắc, Hoa Đông, Trung Nguyên (sau đổi thành Hoa Trung); sau 1949 ĐQK Hoa Trung đổi thành ĐQK Trung Nam và thành lập thêm ĐQK Tây Nam. Trước 1985, TQ có 11 ĐQK: Thấm Dương, Bắc Kinh, Tân Cương (Urumxi), Lan Châu, Vũ Hán, Tế Nam, Nam Kinh, Phúc Châu, Thành Đô, Côn Minh và Quảng Châu; Từ 1985 điều chỉnh lại tổ chức và địa giới thành 7 ĐQK: Bắc Kinh, Thẩm Dương, Lan Châu, Nam Kinh, Tế Nam, Thành Đô và Quảng Châu.

        ĐẠI QUÂN KHU QUẢNG CHÂU, đại quân khu phía đông nam TQ, gồm 5 quân khu tỉnh: Hồ Bắc, Hồ Nam, Quảng Đông, Quảng Tây và Hải Nam; phía bắc và đông bắc giáp Đại quân khu Nam Kinh, phía tây giáp Đại quân khu Thành Đô, phía nam giáp VN (đường biên giới giáp VN dài gần 700km), phía đông là Biển Đông. ĐQKQC được biên chế 12 sư đoàn bộ binh, 11 sư đoàn địa phương.

        ĐẠI QUÂN KHU THÀNH ĐÔ, đại quân khu phía tây nam TQ, gồm 4 quân khu tỉnh: Tứ Xuyên, Quý Châu, Vân Nam và Tây Tạng; phía nam và tây nam có đường biên giới dài 7.253km chung với 6 nước (VN, Lào, Mianma, Ấn Độ, Butan, Nêpan), phía bắc giáp Đại quân khu Lan Châu, phía đông giáp Đại quân khu Quảng Châu. ĐQKTĐ dược biên chế 2 quân đoàn, 4 sư đoàn bộ binh, 1 sư đoàn pháo binh và 2 lữ đoàn xe tăng.

        ĐẠI TÁ, bậc quân hàm cao nhất của sĩ quan cấp tá trong LLVT nhiều nước. Trong QĐND VN, là bậc quân hàm liền trên thượng tá, được quy định lần đầu tại sắc lệnh 33-SL ngày 22.3.1946 của chủ tịch nước VN DCCH. Theo Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam (1999), ĐT là bậc quân hàm cao nhất của quân nhân giữ chức vụ: sư đoàn trưởng, tỉnh đội trưởng và tương dương.

        ĐẠI TÂY DƯƠNG, đại dương lớn thứ 2 của Trái Đất, bắc giáp các đảo Grinlen, Aixlen, đông giáp châu Âu, châu Phi, tây giáp châu Mĩ, nam giáp châu Nam Cực. Dt 91.560.000km2 (không kể các đảo), sâu trung bình 3.600m, sâu nhất 8.742m. Hầu hết các biển thuộc ĐTD đều ở Bắc Bán Cầu (Bantich, Biển Bắc, Địa Trung Hải, Biển Đen, Caribê...). Những đảo và quần đảo chính: Britan, Alien, Niu Phaolân, Ăngti, Phooclen... Nhiệt độ mặt nước ở xích đạo 28°C, ở phía bắc đóng băng. Độ mặn 30-37%o. Khai thác dẫu ở thềm lục địa và các vịnh Mêhicô, Caribê, Biển Bắc. Các cảng quan trọng nhất: Rôttecđam, Xanh Pêtécbua, Luân Đôn, Niu Ooc, Hămbuôc, Macxây, Buênôt Airet, Kep Tao, Đaca. Trong CTTG-I và CTTG-II, ĐTD là chiến trường lớn. Thời kì sau chiến tranh giữ vị trí quan trọng trong các kế hoạch QS của Mĩ và khối NATO.

        ĐẠI TƯỚNG, bậc quân hàm cao nhất của sĩ quan cấp tướng trong LLVT nhiều nước. Trong QĐND VN, được quy định lần đầu tại sắc lệnh 33-SL ngày 22.3.1946. Theo Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam (1999), ĐT là bậc quân hàm cao nhất của quân nhân giữ chức vụ: bộ trưởng BQP, tổng tham mưu trưởng, chủ nhiệm TCCT. Các đại tướng của QĐND VN: Võ Nguyên Giáp (1948), Nguyễn ChíThanh (1959), Văn Tiến Dũng (1974), Hoàng Văn Thái (1980), Chu Huy Mân (19.82), Lê Trọng Tấn (1984), Lê Đức  Anh (1984), Đoàn Khuê (1990), Nguyễn Quyết (1990), Phạm Văn Trà (2003).
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #12 vào lúc: 10 Tháng Bảy, 2019, 09:37:12 pm »


        ĐẠI ÚY, bậc quân hàm cao nhất của sĩ quan cấp úy trong LLVT nhiều nước. Trong QĐND VN, là bậc quân hàm liền trên thượng úy, được quy định lần đầu tại sắc lệnh 33-SL ngày 22.3.1946 của chủ tịch chính phủ VN DCCH. Theo Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam (1999), ĐU là bậc quân hàm cao nhất của quân nhân giữ chức vụ đại đội trưởng và tương đương.

        ĐẠI VIỆT, quốc hiệu nước VN dưới các triều Lí, Trần, Lê, Tây Sơn. Được Lí Thánh Tông chính thức đặt từ 1054 thay cho quốc hiệu cũ là Đại cồ Việt, tồn tại đến 1804, khi Gia Long đổi thành VN (trừ khoảng thời gian ngắn (1400-07) Hồ Quý Li đổi tên nước là Đại Ngu).

        ĐALET (A. Allen Welsh Dulles; 1893-1969), giám đốc C1A (1953-61). Sinh tại Oatơtao, bang Niu Ooc, Mĩ. 1914 tốt nghiệp Trường đại học Princetơn. 1916 làm nghề ngoại giao. 1926 làm nghề luật. 1942-45 phụ trách tình báo chính tri của Mĩ ở châu Âu. 1947 làm việc trong các cơ quan của C1A. 1951-61 phó giám đốc rồi giám đốc CIA. Đã điều khiển CIA hoạt động đảo chính ở Iran và Goatêmala, cho máy bay U-2 do thám không phận LX, đổ bộ QS vào vịnh Con Lợn (Cuba, 1961), tổ chức mạng lưới tình báo gián điệp chống các nước XHCN và phong trào giải phóng dân tộc. ở VN, CIA đã ủng hộ và giúp đỡ Ngô Đình Diệm, ngăn cản tổng tuyển cử (1956), tham gia tổ chức và chỉ huy lực lượng biệt kích của QĐ Sài Gòn hoạt động chống phá miền Bắc VN và vùng giải phóng miền Nam VN. Sau thất bại ở vịnh Con Lợn, buộc phải từ chức giám đốc CIA. Tác giả: “Nghề tình báo” (1963), “Cuộc đầu hàng bí mật” (1966).

        ĐÀM PHÁN, thương lượng để cùng giải quyết các vấn đề trong quan hệ giữa các nước, các tổ chức quốc tế hoặc khu vực, hay giữa các tổ chức, lực lượng đối lập... trong một nước; biện pháp hòa bình để giải quyết những tranh chấp, xung đột. Nội dung ĐP có thể bao gồm một hoặc nhiều lĩnh vực nhu QS, chính trị, kinh tế, ngoại giao, văn hóa, xã hội... Hình thức ĐP có thể trực tiếp hoặc gián tiếp (qua một nhân vật hoặc một tổ chức trung gian); ĐP công khai hoặc bí mật; ĐP hai bên hoặc nhiều bên; ĐP chính thức hoặc không chính thức. Kết quả ĐP phản ánh thực lực và thiện chí của các bên, tạo cơ sở pháp lí cho các hoạt động tiếp theo.

        ĐÀM PHÁN MAXCOVA (4-8.1939), đàm phán giữa LX, Anh, Pháp bàn việc kí các hiệp ước tương trợ lần nhau trước nguy cơ xâm lược gia tăng của phát xít Đức ở châu Âu. Bắt đầu 17.4.1939, sau khi hiệp nghị Muyních (1938) tạo điều kiện cho Đức mang quân chiếm đóng See và Môrayi. Trong quá trình đàm phán, các chính phủ Anh, Pháp đã lảng tránh những nguyên tắc tương trợ lẫn nhau do LX đề ra (về trách nhiệm chung bảo đảm an ninh cho các nước Đông Âu, kí những hiệp định QS chi viên nhanh và có hiệu quả, những nước thành viên phải chi viện cho nhau khi bị xâm lược...). Khi chuyển sang đàm phán để kí kết các hiệp định về QS (23.7), chính phủ Anh, Pháp lại cử những nhân vật không đủ thẩm quyền đồng thời trong khi đàm phán, chính phủ Anh còn tiếp xúc riêng với Đức nhằm thỏa hiệp chống LX. Nắm được trò chơi chính trị và ngoại giao hai mạt của Anh, Pháp, chính phủ LX buộc phải kí với Đức hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau (23.8.1939). ĐPM bị phá vỡ là một khích lệ cho Đức gây CTTG-II.

        ĐÀM QUANG TRUNG (Đàm Ngọc Lưu; 1921-95), tư lệnh kiêm chính ủy Quân khu 1 (1976-80). Dân tộc Tày, quê xã Sóc Hà, h. Hà Quảng, t. Cao Bằng; tham gia CM 1937, nhập ngũ 1944, thượng tướng (1984); đv ĐCS VN (1939). Năm 1940 bị Pháp bắt giam và quản thúc tại địa phương. 9.1944 xây dựng cơ sở CM và huấn luyện du kích ở vùng biên giới phía Bắc. 12.1944 gia nhập Đội VN tuyên truyền giải phóng quân. 8.1945 đại đội trưởng Giải phóng quân, tham gia khởi nghĩa giành chính quyền ở Thái Nguyên. Trong KCCP, 1945-54 chi đội trưởng Chi đội 4 Giải phóng quân; khu trường Đặc khu Hà Nội; trung đoàn trưởng, đại đoàn trưởng Đại đoàn 31 Liên khu 5 (1945-46); chỉ huy trưởng mặt trận Quảng Nam - Đà Nẵng; phó tư lệnh, kiêm trung đoàn trưởng chủ lực Liên khu 5; đại đoàn phó Đại đoàn 312. Trong KCCM, 1955 đại đoàn trường Đại đoàn 312; tư lệnh Quân khu Đông Bắc, kiêm đại đoàn trưởng Đại đoàn 322. Năm 1958-61 phó tư lệnh Quân khu Tả Ngạn. 1961-66 tư lệnh Quân khu Việt Bắc. 8.1966-67 tư lệnh BTL tiền phương của BQP tại Mặt trận B5. Năm 1967 tư lệnh, kiêm chính ủy, bí thư Quân khu ủy Quân khu 4 (1973-75). Năm 1976-80 tư lệnh kiêm chính ủy Quân khu 1. Năm 1981-86 tư lệnh Quân khu 1. Năm 1987-92 phó chủ tịch HĐNN, kiêm chủ tịch Hội đồng dân tộc. ủy viên BCHTƯ ĐCS VN khóa IV-VI, bí thư trung ương Đàng khóa VI. Đại biểu Quốc hội khóa IV-VIII. Huân chương: Hồ Chí Minh, Quân công (2 hạng nhất, 1 hạng nhì), Chiến thắng hạng nhất...


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #13 vào lúc: 10 Tháng Bảy, 2019, 09:38:50 pm »


        ĐÀM VĂN NGỤY (s. 1928), Ah LLVTND (1956). Dân tộc Tày, quê xã Minh Khai, h. Thạch An, t. Cao Bằng; tham gia CM 1944, nhập ngũ 1945, trung tướng (1984); tư lệnh Quân khu 1; đv ĐCS VN (1947); khi tuyên dương Ah là tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 11, Trung đoàn 196, Sư đoàn 316. Trong KCCP, chiến đấu ở Bắc Bộ, là cán bộ chỉ huy dũng cảm, mưu trí, lập công xuất sắc trong các trận: Pò Mã (Thất Khê, 5.1945), Đồng Đăng (Lạng Sơn, 1946), Bố Củng (1947), Lũng Vài (1949), Nà Sản (1953). Năm 1953-54 chỉ huy đại đội diệt nhiều toán phỉ ở biên giới Việt - Lào. Trong KCCM, trung đoàn trưởng, sư đoàn trưởng, tham gia các chiến dịch ở Lào, Tây Nguyên, giải phóng Cánh Đồng Chum, Buôn Ma Thuột. Tư lệnh: Quân đoàn 26 (1979), Quân khu 1 (1987). ủy viên BCHTƯ ĐCS VN khóa VI, VII. Đại biểu Quốc hội khóa VIII, IX. Huân chương: Quân công (hạng nhất, hạng ba), Chiến công (hạng nhì, hạng ba).



        ĐẢM PHỤ QUỐC PHÒNG, hình thức huy động sự đóng góp tài chính theo nghĩa vụ công dân nhằm đáp ứng những nhu cầu cấp bách về chi tiêu củng cố quốc phòng chuẩn bị KCCP, ban hành theo sắc lệnh số 48-SL ngày 10.4.1946 của chủ tịch chính phú nước VN DCCH. Mọi công dân VN từ 18 tuổi đến 65 tuổi, không phân biệt nam nữ, đều phải nộp ĐPQP (trừ những trường hợp được miễn theo quy định). ĐPQP có: đảm phụ chính (thu 5 đồng một người) và đảm phụ tỉ lệ (thu của những người nộp thuế và những người có thu nhập cao, theo một tỉ lệ luỹ tiến). ĐPQP chỉ thu trong năm 1946. nhưng đã góp phần tăng cường tiềm lực quốc phòng, bảo đảm cho cả nước chủ động bước vào cuộc KCCP.

        ĐÁM MÂY PHÓNG XẠ, đám mây hình thành do tích tụ của dòng khí nóng bốc lên từ tâm nổ vũ khí hạt nhân (sự cố hạt nhân) cuốn theo bụi, đất đá và các chất phóng xạ. Lúc đầu thường có hình nấm; kích thước của ĐMPX phụ thuộc đương lượng TNT, phương thức nổ, điều kiện địa hình và chất đất ở khu vực nổ; có thể bốc cao tới vài chục kilômét, có bán kính và chiều dày tới vài kilômét. ĐMPX di chuyển theo các dòng không khí chuyển động, lắng dần xuống địa hình và gây nhiễm xạ cho các đối tượng, ảnh hưởng đến chiến đấu, sinh hoạt của bộ đội và nhân dân.

        ĐAN MẠCH (Vương quốc Đan Mạch; Kongeriget Danmark, A. Kingdom of Denmark), quốc gia ở Bắc Âu, gồm phần lớn bán đảo Giutlăng và các đảo thuộc quần đảo Đan Mạch: Delăng, Lôlăng, Phanxtơ, Boochôm... Dt 43.094km2 (không tính hai khu vực tự trị là đảo Grinlen, dt 2.180.000km2 và quần đảo Parôn); ds 5,38 triệu người (2003); 97% người Đan Mạch. Ngôn ngữ chính thức: tiếng Đan Mạch. Tôn giáo: đạo Luthơ 91%. Thủ đô: Côpenhaghen. Chính thể quân chủ lập hiến, đứng đầu nhà nước là quốc vương. Cơ quan lập pháp: quốc hội một viện. Cơ quan hành pháp: chính phủ do thủ tướng đứng đầu. Phần lớn lãnh thổ là đồng bằng, núi cao nhất 173m. Bờ biển thấp, phía đông có nhiều vịnh. Rừng chiếm 10% diện tích lãnh thổ. Khí hậu ôn hòa; lượng mưa hàng năm 600-800mm. Nước công - nông nghiệp phát triển cao; công nghiệp: đóng tàu, chế tạo máy, điện, điện tử, nâng lượng...; nông nghiệp: chăn nuôi gia súc lấy thịt và sữa... GDP 161,542 tỉ USD (2002), bình quân đầu người 30.140 USD. Thành viên LHQ (24.10.1945), Liên minh châu Âu (EU), NATO. Trên lãnh thổ có các căn cứ QS của NATO. Đảo Grinlen là căn cứ chiến lược của Mĩ. Lập quan hệ ngoại giao với VN cấp đại sứ 25.11.1971. LLVT: lực lượng thường trực 22.700 người (lục quân 12.800. hải quân 4.000 không quản 4.500), lực lượng dự bị 64.900. Tuyển quân theo chế độ động viên. Trang bị: 248 xe tăng, 36 xe trinh sát chiến đấu, 695 xe thiết giáp chở quân. 417 pháo mặt đất, 140 tên lửa chống tăng, tên lửa phòng không, 25 máy bay trực thăng vũ trang, 4 tàu ngẩm, 3 tàu khu trục, 4 tàu tên lửa, 3 tàu phóng lôi, 20 tàu tuần tiễu, 7 tàu quét mìn, 13 tàu hộ tống, 68 máy bay chiến đấu... Ngân sách quốc phòng 2,4 tỉ USD (2002).


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #14 vào lúc: 10 Tháng Bảy, 2019, 09:41:02 pm »


        ĐẠN, vật thể mang phần tử sát thương hoặc công dụng đặc biệt, nạp vào hỏa khí hay đặt lên thiết bị phóng để bắn (phóng) đến mục tiêu. Theo phương tiện và nguyên lí bắn phóng, phân ra đạn súng, đạn pháo, đạn cối, lựu phóng, đạn phản lực, tên lửa... Ngoài ra, Đ còn được phân loại theo công dụng, nguyên lí sát thương (hoặc thực hiện nhiệm vụ đặc biệt), phương thức nạp đạn vào phương tiện bắn (phóng)... (xt đạn dược).



         ĐẠN AT X. LỰU PHÓNG

        ĐẠN BẮN TẬP, đạn chuyên dùng để huấn luyện bắn tập và bắn diễn tập chiến đấu. ĐBT có các bộ phận, hình dáng, kích thước và trọng lượng giống như đạn chiến đấu; nhưng có cấu tạo đơn giản, chế tạo bằng những vật liệu rẻ tiền. Đầu đạn nhồi chất trơ hoặc một lượng nhỏ thuốc nổ (thuốc cháy hoặc thuốc khói) đủ để quan sát đường bay, điểm nổ của đạn, không gây sát thương. Đẩu đạn xuyên được chế tạo bằng các vật liệu không có khả năng xuyên thép, mà chỉ để quan sát đường đạn như thiết bị vạch đường.

        ĐẠN BẰNG CỠ, đạn có cỡ bằng cỡ nòng của vũ khí. Được nạp vào nòng qua cơ cấu khóa nòng (ở phần lớn súng, pháo và các loại cối cỡ lớn) hoặc qua miệng nòng (các loại cối cỡ nhỏ và trung bình). Là loại thông dụng nhất trong các loại đạn súng, đạn pháo. Có thể sử dụng nhiều loại đầu đạn: nổ phá, sát thương, nổ phá - sát thương, lõm, xuyên bê tông, xuyên giáp... Trong thực tiễn, thuật ngữ ĐBC thường chỉ áp dụng cho đạn pháo.

        ĐẠN CHÁY, đạn dùng phá hủy các kho tàng, trang bị kĩ thuật hoặc sát thương sinh lực đối phương bằng năng lượng nhiệt. Gồm thân đạn và ngòi nổ. Trong thân đạn xếp các khối
thuốc cháy, thường là hỗn hợp nhiệt nhôm, hình quạt hoặc hình trụ có vỏ bọc bằng kim loại. Khi đạn nổ, các chất cháy văng ra, gây cháy và tạo nên nhiệt độ cao (2.500°-3.000°C). Dùng ngòi nổ tiếp xúc hoặc hẹn giờ. Thường được bắn cùng với đạn nổ mảnh hoặc đạn nổ phá - mảnh, nhằm gây khó khăn cho đối phương trong việc chữa cháy.

        ĐẠN CHIẾU SÁNG, đạn công dụng đặc biệt, dùng để chiếu sáng mục tiêu, địa hình hoặc khu vực tác chiến ban đêm và làm lóa khí tài nhìn đêm của đối phương. Gồm: đạn pháo và cối, đạn súng hiệu, pháo hiệu tay. Đầu ĐCS chứa bộ phận phát sáng (có hoặc không có dù), liều thuốc đẩy (thuốc đen), ngòi hẹn giờ xung nhiệt, đuôi đạn lắp đáy xoáy. Xung nhiệt truyền từ ngòi nổ, làm cháy liều thuốc đẩy tạo nhiệt độ và áp suất làm bật đáy đạn, đẩy bộ phận phát sáng ra ngoài (ở độ cao nhất định). Bộ phận phát sáng hoạt động và hạ thấp dần với tốc độ 2-10m/s; chiếu sáng được 40-120s (đạn pháo, cối). 10-12s (đạn súng và pháo hiệu tay).

        ĐẠN CHỐNG TĂNG, đạn dùng để tiêu diệt các mục tiêu bọc thép hoặc phá hoại các công sự kiên cố của đối phương. ĐCT bao gồm các loại đạn lõm và đạn xuyên: có thể bắn từ các loại pháo nòng dài, pháo lựu, pháo lựu - nòng dài, pháo nòng dài - lựu. pháo chống tăng, sơn pháo, pháo trên tăng, pháo hạm tàu, ĐKZ, súng phóng lựu, tên lửa chống tăng...

        ĐẠN CỐI, đạn dùng cho súng cối, thường có dạng hình giọt nước hoặc trụ dài. Gồm thân đạn, liều phóng, ngòi đạn và bộ phận ổn định. Đường bay được ổn định bằng các cánh gắn chặt với ống ổn định lắp ở phần đuôi đạn hoặc bằng hiệu ứng con quay (ĐC chiếu sáng, ĐC 106,7mm). ĐC có sơ tốc nhỏ, tầm bắn gần, đường đạn cầu vồng, có thể bắn các mục tiêu bị che khuất. Khi bắn, ĐC cỡ từ 120mm trở xuống được nạp từ miệng nòng, cỡ trên 120mm nạp từ đuôi nòng.


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #15 vào lúc: 10 Tháng Bảy, 2019, 09:44:41 pm »


        ĐẠN DƯỢC, gọi chung các vật phẩm QS có chứa chất nổ, chất cháy hoặc các vật nhồi đặc biệt khác dùng để trực tiếp diệt sinh lực và phương tiện kĩ thuật, phá hủy công trình hay các công dụng khác (chiếu sáng, rải truyền đơn, tạo khói...). Bao gồm: đạn, bom, mìn, lựu dạn, thủy lôi, tên lửa, ngư lôi, lượng nổ... Theo quân chủng, binh chùng sử dụng, có: đạn dược không quân: đạn dược hải quân: ĐD lục quân (đạn pháo, đạn cối, đạn phản lực, súng, tên lửa đặt trên bộ, mìn. lựu đạn, lượng nổ, hỏa cụ...); theo chất nhồi trong ĐD. có: đạn dược thông thường, đạn dược hạt nhân, đạn dược sinh học, đạn dược hóa học, ĐD catxet (chứa nhiều khối hoặc đạn con ở bên trong), đạn dược xon khí...; theo công dụng, có: ĐD chính (dùng để chiến đấu), ĐD phụ (dùng để học tập, thử nghiệm, huấn luyện), ĐD đặc biệt (để chiếu sáng, rải truyền đơn...). ĐD được đưa tới mục tiêu bằng các phương pháp: bắn (đạn súng, pháo, cối...), phóng (tên lửa, ngư lôi...), ném thả (lựu đạn, bom...) hoặc đặt, rải (mìn, thủy lôi, lượng nổ...). ĐD xuất hiện đồng thời với hỏa khí và phát triển gắn liền với sự phát triển của hỏa khí. Ngày nay ĐD được hoàn thiện theo hướng: tăng uy lực, độ chính xác, độ tin cậy, tầm hoạt động và khả năng điểu khiến (x. đạn pháo có điều khiển, bom có điều khiển, tên lửa có điều khiển).

        ĐẠN DƯỢC CÔNG BINH, đạn dược dùng trong tác chiến công binh và bảo đảm công binh. Gồm: các loại mìn công binh, lượng nổ, liều phóng mìn và phương tiện gây nổ (kíp nổ, dây cháy chậm, nụ xùy, dây nổ, ống nổ...). Trong tác chiến công binh, ĐDCB được sử dụng để phá hủy các mục tiêu kiên cố như tàu thuyền, công trình QS...; trong bảo đảm công trình, ĐDCB được sử dụng để thực hiện các nhiệm vụ xây dựng và phá hoại công trình (công sự, trận địa, đường cơ động vận chuyển...), bố trí và khắc phục vật cản... ĐDCB còn được sử dụng để rải các đường dây thông tin liên lạc. Ở một số QĐ nước ngoài, trong thành phần ĐDCB còn có thể bao gồm cả đạn dược hạt nhân.

        ĐẠN DƯỢC HẢI QUÂN, đạn dược dùng cho vũ khí hải quân (kể cả vũ khí trên tàu và trên bờ) và tác chiến trên biển. Gồm: đạn pháo trên tàu, pháo bờ biển, tên lửa hải quân, bom chìm, thủy lôi, ngư lôi và tên lửa - ngư lôi... ĐDHQ được sử dụng để tiêu diệt mục tiêu: trên biển (mục tiêu mặt nước và mục tiêu ngầm dưới nước), trên bộ và trên không.

        ĐẠN DƯỢC HẠT NHÂN, đạn dược có tác nhân hủy diệt mục tiêu bằng năng lượng nổ hạt nhân. Uy lực của ĐDHN được đặc trưng bằng đương lượng nổ TNT. Tùy theo đương lượng nổ, ĐDHN chia thành năm nhóm: loại cực nhỏ (đến lkt); nhỏ (l-10kt); trung bình (10-100kt); lớn (100kt-lMt) và cực lớn (trên lMt). ĐDHN gồm: bom, tên lửa, ngư lôi, mìn, đạn pháo... chứa lượng nổ hạt nhân và được đưa đến mục tiêu bằng các phương tiện bắn, phóng, thả, đặt. Được trang bị cho các quân chủng, binh chủng khác nhau của LLVT nhiều nước trên thế giới.

        ĐẠN DƯỢC HÓA HỌC, đạn dược dùng để sát thương sinh lực hoặc gây ở nhiễm khu vực bằng chất độc quân sự. Cấu tạo của ĐDHH thường gồm: thân đạn, ống nổ, ngòi nổ và chất độc nhồi trong thân đạn. Khi đạn nổ, chất độc được phát tán ra khu vực mục tiêu. Các chất độc nhồi trong ĐDHH: chất độc thần kinh, chất độc hại da, chất độc hại phổi, chất độc toàn thân... Một dạng mới đã và đang được nhiều nước chế tạo là ĐDHH hai thành phần, chứa hai chất không độc hoặc ít độc, khi được trộn với nhau tạo thành một chất độc mới có độc tính cao. 22.4.1915 QĐ Đức đã sử dụng ĐDHH để chống quân Anh - Pháp. Từ sau CTTG-II, ĐDHH được nghiên cứu, hoàn thiện trên cơ sỏ các chất độc mới. Trong chiến tranh VN, Mĩ dã sử dụng ĐDHH (chất độc da cam, CS...) gây hậu quà nghiêm trọng và lâu dài. 1993 LHQ thông qua công ước cấm vũ khí hóa học (trong đó có ĐDHH).

        ĐẠN DƯỢC KHÔNG QUÂN, đạn dược được bắn, phóng, rải từ khí cụ bay. Bao gồm: bom hàng không; đạn dùng cho pháo và súng máy đặt trên máy bay; tên lửa hàng không có điều khiển và không điều khiển; ngư lôi, thủy lôi, mìn được phóng, rải từ máy bay; đạn tín hiệu, đạn chiếu sáng...

        ĐẠN DƯỢC NHIÊN LIỆU KHÔNG KHÍ nh ĐẠN DƯỢC XON KHÍ

        ĐẠN DƯỢC NỔ KHỐI nh ĐẠN DƯỢC XON KHÍ

        ĐẠN DƯỢC PHÁO BINH, đạn dược dùng trong pháo binh. Gồm các loại: đạn pháo, đạn cối, đạn ĐKZ, đạn phản lực, tên lửa mặt đất. Theo công dụng, có: đạn công dụng chính (trực tiếp sát thương mục tiêu), đạn công dụng đặc biệt (chiếu sáng, tạo khói, rải truyền đơn...) và đạn công dụng phụ (huấn luyện, thử nghiệm...). Theo vật nhồi trong đầu đạn, có: đạn thông thường, đạn hạt nhân... ĐDPB xuất hiện và phát triển đồng thời với các loại pháo (ở châu Âu tk 14, ở VN tk 15). Năm 1953 Mĩ đã chế tạo đạn hạt nhân cho pháo nòng dài 280mm, tiếp đó cho pháo 175mm, 155mm và 203mm. Từ những năm 70 tk 20, QĐ Mĩ đã trang bị đạn hạt nhân cho pháo 155mm và 203mm với đương lượng nổ từ 0,05-2kt.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #16 vào lúc: 10 Tháng Bảy, 2019, 09:46:01 pm »


        ĐẠN DƯỢC SINH HOC, đạn dược dùng để gây ô nhiễm môi trường (địa hình, lớp không khí) bằng các phương tiện chiến đấu sinh học dưới dạng xon khí hay rải những vật mang bệnh nhằm gây dịch cho đối phương. ĐDSH gồm: bom, tên lửa, ngư lôi, mìn, đạn pháo... nhồi bột, chất lỏng chứa vi sinh vật gây bệnh hoặc thùng chứa các con vật đã bị nhiễm bệnh. Được đưa tới mục tiêu bằng tên lửa, khí cụ bay, tàu mặt nước, tàu ngầm, pháo... QĐ Đức chế tạo và sử dụng ĐDSH lần đầu tiên trong CTTG-I. Sau CTTG-II các nước Mĩ, Anh, Canada, Nhật, Áo... đã chế tạo ĐDSH. 1925 đã có nghị định thư Giơnevơ cấm vũ khí sinh học và 1972 LHQ thông qua công ước về cấm vũ khí vi trùng.

        ĐẠN DƯỢC THÔNG THƯỜNG, gọi chung các loại đạn dược  được nhồi các thuốc nổ phá (TNT, AT, A-IX-1, A-IX-2, Comp B...) hoặc hỗn hợp cháy thông thường; phân biệt với đạn dược hạt nhân, đạn dược sinh học, đạn dược hóa học thuộc vũ khí hủy diệt lớn.

        ĐẠN DƯỢC XON KHÍ. đạn dược mà tác dụng của chúng dựa trên hiện tượng nổ xon khí. Gồm: vỏ mỏng bằng kim loại, bên trong chứa nhiên liệu, ngòi nổ, trạm nổ. Nhiên liệu thường là cacbuahiđrô lỏng ở áp suất thường hoặc áp suất cao, phổ biến nhất là ôxit êtylen, prôpylen, ôxit prôpylen, hỗn hợp héc- tan với 20% prôpylnitrat, hỗn hợp prôpan và mêtan... Khi nổ nhiên liệu lấy toàn bộ hoặc hầu hết ôxi cần thiết cho phản ứng nổ của nó từ không khí (vd: 100kg ôxit prôpylen khi nổ lấy 69kg ôxi từ không khí). ĐDXK sát thương chủ yếu bằng sóng xung kích (áp suất trên mạt đầu sóng khoảng 3.106N/m2, tốc độ lan truyền 1.500-3.000m/s), trong đó yếu tố sát thương chính là xung áp suất (bằng tích của áp suất trên mật đầu sóng với thời gian tồn tại nó). Tác dụng sát thương do sóng xung kích của ĐDXK có thể tương đương với đạn dược hạt nhân công suất nhỏ, thích hợp để sát thương các mục tiêu mềm như: sinh lực, phương tiện kĩ thuật được bảo vệ yếu, máy bay, tên lửa, rađa, anten, khí tài lắp trên xe chiến đấu... đặc biệt hỗn hợp nhiên liệu - không khí có thể lọt vào thể tích không kín, uốn lượn theo địa hình, gây nổ từ bén trong công sự hoặc tòa nhà. Còn dùng để phá bãi mìn hoặc dọn bãi đổ bộ cho máy bay trực thăng. ĐDXK được nghiên cứu đầu tiên ở Mĩ (1960), sau đó ở Đức, LX, Anh. TQ... ĐDXK thế hệ 1 dùng cho máy bay tốc độ dưới âm, máy bay trực thăng (bom CBU-55 được đưa vào trang bị quân Mĩ 1969 và dùng ở VN 1972-75). ĐDXK thế hệ 2 dùng cho máy bay tốc độ cao (bom BLU-95, BLU-96) hoặc để phá mìn (vd: hệ thống SLU-FAE, 30 nòng, lắp trên xe xích M548, đạn cỡ 346mm, khối lượng đạn 87kg, chứa 38kg ôxi prôpylen, tầm bắn 300-1.000m, có thể làm sạch bãi mìn rộng 20m, dài 300m). ĐDXK thế hệ 3 đang được nghiên cứu, khác các thế hệ trước là sự tạo thành đám mây nhiên liệu - không khí và việc kích nổ đám mây là một quá trình duy nhất (không cần trạm nổ để kích nổ đám mây). 1976 LHQ coi ĐDXK là vũ khí vô nhân đạo, đã đề nghị cấm sử dụng chúng trong chiến tranh. Cg đạn dược nổ khối hay đạn dược nhiên liệu - không khí.

        ĐẠN DƯỚI CỠ, đạn có cỡ nhỏ hơn cỡ nòng của vũ khí, chủ yếu là các loại đạn xuyên giáp (đạn thân thắt, đạn lưu tuyến, đạn thoát vỏ...). Do phần lõi của đầu đạn có đường kính nhỏ hơn đường kính nòng pháo và được chế tạo bằng vật liệu có đặc tính cơ lí cao, đạn xuyên giáp dưới cỡ có khả năng xuyên giáp lớn hơn hẳn so với các loại đạn xuyên giáp khác.

        ĐẠN ĐẠO HỌC nh THUẬT PHÓNG

        ĐẠN ĐUM ĐUM, đạn súng đầu có rãnh khía hoặc khoang rỗng, dễ vỡ hoặc biến dạng khi vào cơ thể người, làm vết thương nặng hơn. “Đum Đum” là tên gọi một địa điểm ở ngoại ô tp Côncata (Ấn Độ), nơi chế tạo loại đạn này theo đơn đặt hàng của Anh. Được sử dụng lần đầu trong chiến tranh giữa người Anh và người Bôơ (1899-1902). Hội nghị quốc tế lần thứ nhất họp ở La Hay (1899) đã thông qua công ước cấm sử dụng ĐĐĐ, nhưng QĐ Pháp vẫn sử dụng trong chiến tranh xâm lược VN (1945-54).

        ĐẠN GHÉM (đạn ria), đạn dùng để tiêu diệt sinh lực lộ của đối phương ở cự li gần (khoảng 300m), đặc biệt được sử dụng để bảo vệ trận địa phòng ngự khi bộ binh đối phương tấn công. Các bộ phận chủ yếu: vỏ kim loại mỏng hoặc các tông, đáy, nắp đáy, vật nhồi (các hạt hình cầu: chỉ, sắt, gang...). Khi bắn, vỏ ĐG không bền, bị phá hủy ngay khi còn ở trong nòng, vật nhồi dưới tác động của áp suất khí thuốc, bay ra khỏi miệng nòng với tốc độ lớn sát thương sinh lực. Tk 12-13 ĐG là những viên kim loại nạp trực tiếp vào nòng; tk 14-16 ĐG được nhồi các viên đá nhỏ hoặc các mảnh kim loại; tk 17-19 ĐG chứa các hạt chỉ hoặc gang nhỏ. Ngày nay đối với vũ khí của Nga, ĐG được bắn từ các loại pháo chống tăng, sơn pháo cỡ 45-76mm (các loại pháo không có loa hãm lùi). Trong chiến tranh VN, QĐ Mĩ đã sử dụng ĐG cho pháo lựu 105mm và 155mm, trong đó mỗi viên đạn nhồi 12 (pháo 105mm) và 20 (pháo 155mm) quả cầu đường kính 6cm, bên trong chứa các viên bi kim loại.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #17 vào lúc: 10 Tháng Bảy, 2019, 09:47:42 pm »


        ĐẠN HỌC TẬP, đạn công dụng phụ, có kết cấu giống như đạn chiến đấu, nhưng không chứa thuốc phóng và thuốc nổ, dùng vào mục đích huấn luyện hoặc để thí nghiệm. Có hai loại: không cắt bổ và cắt bổ. ĐHT không cắt bổ dùng để huấn luyện pháo thủ khi tiếp xúc với đạn dược, khi tập nạp và tháo đạn ra khỏi súng pháo, khi tiến hành các thao tác của một lần bắn. ĐHT cắt bổ dùng để nghiên cứu cấu tạo, nguyên lí... ĐHT thường có dấu hiệu riêng (chữ viết, màu sơn...) để phân biệt với đạn chiến đấu.

        ĐẠN KHÔNG ĐẨU, đạn chỉ gồm ống liều (vỏ đạn) chứa thuốc phóng, hạt lửa, nắp bịt kín bằng các tông, không có đầu đạn. ĐKĐ của súng bộ binh có miệng vỏ đạn được tóp vào thành múi hình sao. Khi bắn ĐKĐ, dưới tác động của khí thuốc phóng, nắp bị văng ra (miệng vỏ đạn bị dãn thẳng) kèm theo tiếng nổ và ánh lửa. Đối với súng tự động, khi dùng ĐKĐ bắn liên thanh phải có một ống chuyên dụng lắp vào đầu nòng. Khi bắn ĐKĐ của pháo phải bảo đảm trong phạm vi 150m phía trước nòng không có người và phương tiện dễ cháy. ĐKĐ được dùng trong những bài tập chiến thuật và diễn tập, để bắn chào, bắn pháo hiệu hoặc để huấn luyện tân binh chưa bắn đạn thật nhằm làm quen với tiếng nổ và sự giật của súng. Trong chiến đấu, một số đạn súng không đầu được dùng để bắn lựu phóng từ súng trường, tiểu liên.



        ĐẠN KHÔNG ỐNG LIỀU nh ĐẠN KHÔNG VỎ (nghĩa 2)

        ĐẠN KHÔNG VỎ, 1) đạn súng có vỏ đạn cháy hết cùng với thuốc phóng khi bắn. vỏ đạn có thể làm bằng thuốc phóng hạt trộn với nhựa cây hoặc hỗn hợp nitrô xenlulô với xenlulô thông thường. Đầu đạn, vỏ đạn và hạt lửa liên kết với nhau bằng chất keo cháy được. Có khối lượng và kích thước nhỏ hơn đạn thông thường, đồng thời cho phép sử dụng với các loại súng phi tiêu chuẩn. Được nghiên cứu chế tạo ở Mĩ và các nước khác từ 1966. Ở Đức, đầu những năm 90 tk 20 đã chế tạo loại súng tiểu liên Gll bắn ĐKV cỡ 4,73mm: 2) X. đạn nạp rời. Cg đạn không ống liều.

        ĐẠN LÕM, đạn hoạt động dựa trên cơ sở hiệu ứng nổ lõm, chủ yếu dùng để diệt mục tiêu bọc giáp. ĐL có các dạng: lựu đạn chống tăng, lựu phóng, đạn pháo có nòng, đạn phản lực, tên lửa chống tăng... Độ xuyên giáp của lựu đạn và lựu phóng (bắn từ súng trường) đạt 120-300mm; của lựu phóng (bắn từ súng phóng lựu): 270-400mm; của đạn pháo cỡ 105-120mm: 300-400mm; của tên lửa chống tăng: 450-600mm. Để chống lại mục tiêu được bảo vệ bằng màn chắn, có ĐL kép (nổ hai lần: lần 1 - phá thủng màn chắn, lần 2 - xuyên thủng vỏ giáp). ĐL được nghiên cứu từ trước CTTG-II; có trong trang bị QĐ LX (1941XQĐ Mĩ và Anh (1942), trong quân Đức (1943); được sử dụng rộng rãi trong CTTG-II. Loại ĐL đầu tiên được dùng ở VN là đạn badôca (3.1947). Trong KCCM, VN dùng phổ biến các loại ĐL như: B-40, B-41, AT, B72. Hiện nay ĐL dùng cả cho cối và được điều khiển giai đoạn cuối để tăng độ chính xác (x. đạn pháo có điều khiển).


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #18 vào lúc: 10 Tháng Bảy, 2019, 09:49:15 pm »


        ĐẠN MŨI TÊN, 1) đạn súng đầu có ốp rời, gồm bốn mảnh nhựa ghép lại, trong chứa mũi tên hay mũi lao nhọn, mảnh và dài, dùng sát thương sinh lực ở cự li gần (dưới 500m). Có hai loại: tên đơn và tên bó. Khối lượng nhỏ (mỗi mũi tên nặng 0,5-0,7g, cả viên đạn 6-7g), sơ tốc lớn (trên dưới 1,400m/s), hiệu quả sát thương cao, song độ chính xác kém. Đã được QĐ Mĩ sử dụng trên chiến trường VN; 2) đạn pháo trong đầu đạn chứa hàng nghìn mũi tên nhỏ bằng thép (giống như các đinh có đuôi chữ thập, khối lượng thường dưới lg), dùng sát thương sinh lực. Đầu đạn lắp ngòi hẹn giờ. Khi nổ, dưới tác dụng tổng hợp của chuyên động đầu đạn (vừa bay vừa quay) và tốc độ phóng ra khỏi lòng đạn, các mũi tên sẽ bay với tốc độ lớn trong một không gian hình chóp. Khoảng cách sát thương có hiệu quả đạt tới hàng trăm mét tính từ điểm nổ. QĐ Mĩ đã sử dụng trên chiến trường VN các loại ĐMT cho pháo lựu 105mm (đạn XM 546, chứa 8.000 mũi tên đường kính 2,5mm, dài 26-28mm, khoảng cách sát thương hiệu quả 300m), pháo nòng dài 90mm (đạn XM 580 El, chứa 4.100 mũi tên), pháo không giật cỡ 106mm (đạn XM 581) và một số loại rôcket của không quân. ĐMT đặc biệt có hiệu quả khi bắn vào sinh lực tập trung.

        ĐẠN NẠP LIỀN, đạn pháo với đủ các phần tử cần thiết được lắp liền thành viên đạn, khi thực hiện phát bắn chỉ nạp đạn một lần. Thường dùng cho các loại pháo cỡ nhỏ và vừa. Ưu điểm của ĐNL: độ kín của liều phóng được bảo đảm, nâng cao được tốc độ bắn. ĐNL chủ yếu có liều phóng cố định. Ngoài ra còn có: ĐNL liều phóng thay đổi (đầu đạn được ghép nối lỏng với ống liều để có thể tháo ra điều chính liều phóng); ĐNL không có ống liều (thuốc phóng được ép dưới dạng ống liều và gắn với đầu đạn bằng chất keo dễ cháy).

        ĐẠN NẠP RỜI, đạn pháo có đầu đạn, liều phóng và phương tiện mồi không lắp liền thành một khối, khi nạp cần nhiều động tác. Có hai loại: ĐNR có ống liều, đạn được ghép nối thành hai phần: đầu đạn có lắp ngòi, ống liều chứa liều phóng và các phương tiện mồi; khi nạp đạn cần 2 động tác: nạp đầu đạn, sau đó nạp ống liều; thường có liều thay đổi, có thể bắn được các mục tiêu khác nhau, dùng cho các loại pháo cỡ trung. ĐNR không ống liều, đạn có liều phóng đựng trong các bao vải, không dùng ống liều; khi nạp đạn phải làm nhiều động tác: nạp đầu đạn có lắp ngòi, nạp các bao liều phóng (nhiều lần), lắp bộ lửa; ĐNR không ống liều gây mòn buồng đạn rất mạnh, nên thường dùng cho các loại pháo cỡ lớn.

        ĐẠN NỔ MẢNH, đạn pháo dùng sát thương sinh lực hoặc phá hủy các phương tiện kĩ thuật chủ yếu bằng các mảnh tạo ra khi nổ. Đặc điểm của ĐNM là thành đạn dày, dùng thuốc nổ mạnh để phá vỡ thân đạn thành nhiều mảnh có động năng lớn. ĐNM của pháo mặt đất thường là cỡ nhó hoặc cỡ trung, lắp ngòi chạm nổ, nổ tức thì hoặc nổ chậm (khi bắn thìa lia) và có thể lắp ngòi hẹn giờ hay ngòi không tiếp xúc để cho nổ trên không gần mặt đất, nhằm tăng hiệu quả tác dụng mảnh. ĐNM phòng không cỡ nhỏ lắp ngòi chạm nổ, cỡ trung và cỡ lớn thường lắp ngòi hẹn giờ hoặc ngòi không tiếp xúc. ĐNM phòng không có bộ phận tự hủy, cho đạn nổ trên không nếu không chạm vào mục tiêu; tác dụng mảnh xác định bằng số và động năng mảnh tạo ra khi đạn nổ, đặc trưng bằng kích thước vùng tác dụng mảnh quy đổi. Cg đạn sát thương.

        ĐẠN NỔ PHÁ, đạn công dụng chính dùng để phá hủy các công trình bền vững và sát thương sinh lực ẩn chủ yếu bằng sự giãn nở của sản phẩm nổ và tác động của sóng xung kích. Đặc điểm của ĐNP là thân đạn mỏng nhưng bền vững, nhồi lượng thuốc nổ (thường là TNT. amaton...) nhiều hơn so với đạn nổ mảnh và đạn nổ phá - mảnh cùng cỡ. Chiều dày thân đạn thay đổi tùy thuộc vào loại pháo. ĐNP thường dùng ngòi nổ đầu, ngòi nổ đáy, khi bắn điều chỉnh ngòi ở thế nổ chậm. Dùng cho pháo cỡ trung và cỡ lớn.

        ĐẠN NỔ PHÁ - MẢNH, đạn công dụng chính, kết hợp tác dụng của đạn nổ phá và đạn nổ mảnh, sát thương sinh lực và phá hủy mục tiêu bằng mảnh đạn, sóng xung kích và động năng của đầu đạn. Tác dụng phá hay mảnh của ĐNP-M do kiểu ngòi và thế ngòi quyết định. Khi dùng ngòi nổ tiếp xúc, nếu điều chỉnh ngòi về thế nổ tức thì sẽ có tác dụng tạo mảnh sát thương sinh lực, nếu điều chỉnh ngòi về thế nổ chậm vừa sẽ có tác dụng phá hủy công trình. Để nâng cao tác dụng mảnh có thể dùng ngòi hẹn giờ và ngòi không tiếp xúc.

        ĐẠN PHÁ BÊ TÔNG, đạn pháo sử dụng kết hợp động năng va dập và năng lượng nổ để phá hủy các công trình kiên cố bằng bê tông cốt thép hoặc xây bằng gạch đá. Cũng có thể sử dụng để diệt các mục tiêu bọc giáp. Đầu đạn tù, được chế tạo bằng thép hợp kim cường độ cao và qua xử lí nhiệt thích hợp để đạt độ cứng cao nhưng giảm dần từ đỉnh đến đáy, trong nhồi thuốc nổ mạnh (TNT), dùng ngòi nổ đáy và thường điều chỉnh ở thế nổ chậm để tăng hiệu quả phá hủy mục tiêu. Khi bắn trúng mục tiêu, động năng lớn của đầu đạn phá vỡ mặt ngoài của kết cấu công trình, tạo thành một hố lõm với độ sâu nhất định; sau đó đầu đạn ngòi nổ đáy kích nổ và sử dụng năng lượng nổ để phá hủy công trình. ĐPBT thường có cỡ 122mm trở lên và sử dụng cho pháo cỡ lớn.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #19 vào lúc: 10 Tháng Bảy, 2019, 09:50:13 pm »


        ĐẠN PHẢN LỰC, đạn được đưa tới mục tiêu nhờ lực đẩy của động cơ phản lực gắn liền với đầu đạn. Gồm: đầu đạn (phần chiến đấu), động cơ phản lực. ĐPL có thể được bắn loạt hoặc từng phát từ các thiết bị phóng (giá, ống, bệ, giàn phóng...) đặt trên mặt đất, xe, khí cụ bay hoặc tàu chiến. Theo phương pháp ổn định đường bay, có: ĐPL tự quay (cg ĐPL tuabin - có các ống phụt đặt nghiêng một góc 15-20° so với đường sinh), ĐPL không quay (có cánh đuôi cố định hoặc gấp mở được); theo tác dụng của đầu đạn, có ĐPL: phá, mảnh, mảnh - phá, lõm, cháy, khói, catxet, nổ xon khí...; theo cách hoạt động khi bay, có : ĐPL và đạn phản lực tích cực. ĐPL hiện đại có cỡ 37-300mm hoặc hơn, dài từ 5-7 lần cỡ (loại tự quay) đến 20 lần cỡ (loại không quay), tốc độ rời bệ 30-70m/s, tầm bắn từ vài trăm mét đến hàng chục kilômét. ĐPL xuất hiện đầu tiên ở LX vào những năm 30 của tk 20. Sau CTTG-II xuất hiện ĐPL tích cực. Trong KCCM, VN sử dụng có hiệu quả các ĐPL: A-12, H-I2, ĐKB... thậm chí khi bắn ứng dụng không cần thiết bị phóng chuyên dụng.

        ĐẠN PHẢN LỰC CHỐNG TẢNG CÓ ĐIỂU KHIỂN X. TÊN LỬA CHỔNG TẢNG

        ĐẠN PHẢN LỰC TÍCH CỰC, đạn phản lực được bắn tới mục tiêu từ các loại vũ khí có nòng (pháo, cối, ĐKZ.„). Là loại đạn kết hợp của đạn pháo (cối) thông thường với đạn phản lực. Sơ tốc ĐPLTC được tạo bời khí thuốc sinh ra do liều phóng thông thường cháy trong buồng đạn. Trên đường bay, nhờ cơ cấu giữ chậm lắp trong thân đạn, liều phóng của động cơ phản lực cháy, tạo vận tốc bổ sung làm tăng tầm bắn lên tới 25-100% so với đạn cùng cỡ. Các loại ĐPLTC đã được chế tạo: 127mm và 203mm (Mĩ), 120mm (Pháp)... ĐPLTC có uy lực nhỏ hơn (do giám khối lượng thuốc nổ để lắp thêm động cơ phản lực) và giá thành cao hơn. Xuất hiện sau CTTG-II, việc nghiên cứu và hoàn thiện ĐPLTC được coi như một trong phương pháp có triển vọng nhất để tăng tầm bắn.

        ĐẠN PHÁO, đạn dùng cho pháo có nòng. Gồm: đầu đạn, ngòi, liều phóng, ống liều, bộ lửa, các phần từ phụ (liều hộ nòng, liều tẩy đồng, liều giảm sáng, nắp chèn, nắp chống ẩm...). ĐP được phân loại theo công dụng (chính, phụ, đặc biệt), theo phương pháp nạp đạn vào pháo (nạp liền, nạp rời có ống liều, nạp rời không ống liều), theo cỡ đạn (lớn, trung, nhỏ), theo quan hệ với cỡ nòng (đúng cỡ, trên cỡ, dưới cỡ), theo cách ổn định khi bay (bằng tự quay, bằng cánh đuôi), theo kết cấu đầu đạn (đặc, nhồi thuốc nổ, có lõi xuyên, catxet...), theo loại pháo (cao xạ, mặt đất, hàng không, trên tàu) và theo tác dụng của đầu đạn (phá, mảnh, cháy, xuyên, phá bê tông, lõm, mũi tên, hóa học, hạt nhân, chiếu sáng, truyền đơn, khói, gây nhiễu rađa... hoặc kết hợp vài tác dụng trên, vd: xuyên - phá, mảnh - phá...). ĐP xuất hiện và phát triển đồng thời với pháo (ở châu Âu tk 14, ở VN tk 15). Từ 1980 xuất hiện đạn pháo có điều khiển.

        ĐẠN PHÁO CÓ ĐIỂU KHIỂN, đạn pháo (đạn cối) có thiết bị để tìm kiếm, phát hiện, nhận biết mục tiêu và điều khiển đường bay ở khu vực gần mục tiêu nhằm diệt những mục tiêu có kích thước nhỏ, cơ động nhanh (vd: xe tăng, xe thiết giáp). Theo nguyên tắc hoạt động, có: ĐPCĐK tự dẫn đoạn cuối quỹ đạo và ĐPCĐK kiểu catxet chứa đạn con lắp ngòi nổ xenxơ. Đạn tự dẫn đoạn cuối quỹ đạo dùng đầu tự dẫn (hồng ngoại, lade bán chủ động, rađa sóng milimét...) hoạt động ở cự li 500-1.000m tới mục tiêu, để lái đạn trúng thẳng vào mục tiêu và diệt nó bằng đầu đạn lõm. Thuộc loại đạn này có: đạn cối Meclin (của Anh cỡ 81mm), Stricxơ (của Thụy Điển cỡ 120mm), Griphin (cỡ 120mm do Anh, Pháp, Italia, Thụy Sĩ hợp tác nghiên cứu), đạn pháo Côpơhit M712 (của Mĩ cỡ 155mm),... ĐPCĐK kiểu catxet là các đạn pháo chứa 2-3 đạn con có lắp ngòi nổ xenxơ, được rải ra ở phía trên mục tiêu với độ cao 400-1.000m. Mỗi đạn con đều có dù đế giảm tốc độ rơi còn lOm/s. Khi rơi ngòi nổ xenxơ (kiểu hổng ngoại, rađa sóng milimét, hoặc kết hợp) quét tìm mục tiêu trong một khu vực theo hình nón có góc ở đỉnh khoảng 30°. Khi một mục tiêu được phát hiện, ngòi sẽ kích nổ liều thuốc, một đầu đạn khi nổ được hình thành và từ độ cao 60-150m lao thẳng xuống nóc mục tiêu với tốc độ 2.000-2.500m/s, xuyên thủng vỏ giáp của mục tiêu. Thuộc loại đạn này có: Bônuxơ (của Thụy Điển cỡ 155mm chứa 2 đạn con), Smat 155 (của Đức cỡ 155mm chứa 2 đạn con), Axet (của Pháp cỡ 155mm chứa 3 đạn con),... ĐPCĐK có ưu điểm chính: độ chính xác cao, xác suất diệt mục tiêu lớn, độ chống nhiễu cao, có khả năng tự động tìm kiếm, phát hiện, nhận biết và tiêu diệt mục tiêu; nhược điểm: giá thành cao (hơn đạn pháo thường vài chục lần, nhưng rẻ hơn tên lửa chống tăng có điều khiển khoảng 10 lần). ĐPCĐK được nghiên cứu từ đầu những năm 80 của tk 20, hiện nay được phát triển rất mạnh mẽ. Cg đạn thông minh hay đạn tinh khôn.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM