Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 01:38:20 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đ  (Đọc 8789 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


Đ
« vào lúc: 10 Tháng Bảy, 2019, 09:16:21 pm »

         
        Đ-30. pháo lựu cỡ 122mm có giá pháo ba càng, do LX thiết kế chế tạo đầu những năm 60 tk 20. Mẫu đầu tiên kí hiệu Đ-30, mẫu cải tiến Đ-30A khác ở kết cấu loa hãm lùi hai ngăn có 4 cửa thoát khí và bộ phận kích pháo dùng thủy lực. Tính nâng chính: chiều dài nòng pháo (cả loa hãm lùi) 4.785mm, khối lượng đầu đạn mảnh - phá 21,76kg, tầm bắn 15.300m. Khối lượng pháo ở thế chiến đấu 3.200kg, ở thế hành quân 3.290kg. Có góc hướng 360° (khi góc tầm từ -5 đến +18°) và góc tầm từ -7° đến +70°. Tốc độ bắn 6-8 phát/ph, thời gian chuyển thế 1.5- 2,5ph, được kéo bằng xe xích AT-P, xe bánh hơi ZiL-131, ZiL-151, ZiL-157 hoặc Kraz. Tốc độ hành quân lớn nhất trên đường tốt 60km/h. Có trong trang bị của QĐND VN.


        Đ-74, pháo nòng dài cỡ 122mm do LX thiết kế chế tạo từ 1958 (TQ chế tạo theo mẫu LX, 1960 và gọi là K-60). Tính năng chính: chiều dài nòng pháo (cả loa hãm lùi) 6.450mm; khối lượng đầu đạn 27,3kg; tầm bắn 24.000m; khối lượng pháo ở thế chiến đấu 5.500kg, ở thế hành quân 5.550kg; có góc hướng 58° và góc tầm từ -5° đến +45°; tốc độ bắn 6-7 phát/ph; thời gian chuyển thế 2-2,5ph; được kéo bằng xe xích hoặc xe bánh hơi, tốc độ hành quân 60km/h (đường tốt), 15- 30km/h (đường xấu). Đ-74 được trang bị trong QĐND VN.



        ĐA BANG, thành cổ ở làng cổ Pháp, trấn Quảng Oai, nay thuộc xã Vạn Thắng, h. Ba Vì, t. Hà Tây; do Hồ Quý Li cho xây năm 1405 để chống quân Minh. Hiện không còn di tích.

        ĐA CHẤN THƯƠNG, tình trạng bị hai hoặc nhiều chấn thương nặng gây tổn thương các tạng, các bộ phận ngoại vi của cơ thể người hoặc có nhiều loại chấn thương kết hợp như: sọ não, bụng, ngực, tứ chi... Khi khám, phân loại các thương binh bị ĐCT không được để sót các tổn thương nặng ảnh hưởng đến tính mạng. Khi cấp cứu điều trị cần ưu tiên cứu sống tính mạng và xử trí các tổn thương hệ trọng.

        ĐÀ NẴNG, thành phố cảng, trung tàm kinh tế lớn nhất miền Trung VN; đơn vị Ah LLVTND. Bắc và tây bắc giáp Thừa Thiên - Huế, nam và tây nam giáp Quảng Nam, đông giáp Biển Đông. Dt 1.256,24km2; ds 0,75 triệu người (2003). Thành lập 5.1889, thuộc t. Quảng Nam. Từ 1963, theo phân định của Chính phủ CM lâm thời Cộng hòa miền Nam VN, thuộc t. Quảng Đà. Từ 1976 là tỉnh lị t. Quảng Nam - ĐN (Quảng Nam và Quảng Đà hợp nhất). Đầu 1997 tách riêng thành đơn vị hành chính trực thuộc trung ương. Tổ chức hành chính: 5 quận, 2 huyện, trong đó có huyện đảo Hoàng Sa  (đông ĐN 230km). Địa hình: đồi và núi cao ở tây, bắc, đông, các núi cao: Bà Nà (1.467m), Núi Chúa (1.362m), Hải Vân (1.172m), Sơn Trà (693m); trung tâm ĐN và phía nam bằng phẳng. Các sông: Nam ô. Túy Loan, Sông Yên... Bờ biển: 55km, cửa Sông Hàn, vịnh ĐN. Khí hậu nhiệt đới biển, nóng và mưa nhiều, chia hai mùa rõ rệt (mùa mưa và mùa khô), thường có bão vào khoảng tháng 9, 10. Nhiệt độ trung bình hàng năm 28-29°C. Công nghiệp phát triển, tập trung nhiều xí nghiệp lớn thuộc các ngành dệt may xuất khẩu, cơ khí, vật liệu xây dựng, cao su, thủ công mĩ nghệ, chế biến nông hải sản. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2002 đạt 4.086,4 tỉ đồng: sản lượng lương thực có hạt năm 2002 đạt 53,8 nghìn tấn (lúa 49,2 nghìn tấn), thủy sản 33,98 nghìn tấn. Giao thông: đường sắt Bắc-Nam; đường bộ: QL 1, QL 14, các tỉnh lộ: 601, 602, 603, 604; cảng biển ĐN, Liên Chiểu; sân bay ĐN. Tiềm năng du lịch lớn với bãi biển dài và nhiều thắng cảnh nổi tiếng như Ngũ Hành Sơn (núi Non Nước), đèo Hải Vân, núi Bà Nà... Truyền thống lịch sử CM; phong trào VN Quang phục hội (1916), phong trào Duy Tân... Sự kiện lịch sử QS: Pháp gây hấn (1847, 1856) và đánh chiếm ĐN (1858, 1859), mở đầu cuộc xâm lược VN; Mĩ đổ bộ quân viễn chinh vào ĐN (3.1965), mở đầu sự can thiệp trực tiếp bằng QS trong chiến tranh xâm lược VN; chiến thắng đèo Hải Vân, Liên Chiểu, chiến dịch Đà Nằng (28-29.3.1975)...


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #1 vào lúc: 10 Tháng Bảy, 2019, 09:18:22 pm »


        ĐACĐANEN, eo biển ở Thổ Nhĩ Kì, nối biển Macmara với biển Êgié. Dài 120km, rộng l,3-27km, sâu 29-153m. Là cửa ngõ duy nhất của đường hàng hải quốc tế từ Biển Đen ra Địa Trung Hải. Quy chế pháp lí quốc tế về eo biển Đ được quy định trong công ước Môngtrơ (1936), xác nhận chủ quyền của Thổ Nhĩ Kì với eo biển Đ và những điều kiện qua lại hạn chế của tàu QS các nước.

        ĐACGIĂNGLIƠ (P. Georges Thierry d’Argenlieu; 1889- 1964), đô đốc hải quân, cao ủy Pháp ở Đông Dương kiêm tổng tư lệnh LLVT thuộc Pháp ở Viễn Đông (1945-47). Năm 1908 tốt nghiệp Học viện hải quân. Trong CTTG-I, chỉ huy tàu tuần tiễu; sau chiến tranh đi tu. 1940 trở lại QĐ tham gia kháng chiến chống phát xít Đức (trong CTTG-II), cao ủy của nước Pháp tự do ở Thái Bình Dương (1941), tổng chỉ huy hải quân của nước Pháp tự do (1943-45). Trong những năm làm cao ủy Pháp ở Đông Dương, Đ chủ trương dùng sức mạnh QS để chiếm lại Đông Dương, không thừa nhận nước VN DCCH, lập ra chính phủ Nam Kì tự trị, chủ trương tách Đông Dương ra thành năm xứ nhằm chia để trị và đạt mục đích cuối cùng là duy trì chế độ thực dân của Pháp tại Đông Dương; ra sức chống phá cuộc đàm phán Pháp - Việt; một trong những người trực tiếp chịu trách nhiệm làm bùng nổ cuộc chiến tranh ở VN (12.1946). Bị gọi về Pháp (1947).

        ĐÀI (BUỒNG) CHỈ HUY CỦA TÀU, vị trí được trang bị các phương tiện chỉ huy cần thiết để thuyền trưởng chỉ huy lực lượng thuộc quyền, sử dụng vũ khí và các phương tiện kĩ thuật, tiến hành các hoạt động bảo vệ sức sống của tàu, đồng thời duy trì thông tin liên lạc với cấp trên, các tàu và đơn vị hiệp đồng.

        ĐÀI CANH VÔ TUYẾN ĐIỆN, đài vô tuyến điện làm nhiệm vụ thu liên tục hoặc định giờ trên tần số quy định, để chắp nối liên lạc giữa các đài vô tuyến điện khi bị gián đoạn hoặc chưa đến phiên liên lạc của cấp mình, cấp trên và cấp dưới có liên quan.

        ĐÀI DẪN TÊN LỬA nh ĐÀI ĐIỂU KHIỂN TÊN LỨA

        ĐÀI ĐIỂU KHIỂN TÊN LỬA, tổ hợp các thiết bị dùng đề xác định liên tục tọa độ của tên lửa và mục tiêu, tạo và truyền lệnh điều khiển đến tên lửa để điều khiển tên lửa từ xa hoặc theo phương pháp hỗn hợp. Tọa độ của tên lửa và mục tiêu có thể xác định bằng thiết bị : rađa, hồng ngoại, quang học, lade truyền hình...; lệnh điều khiển được tạo nhờ các thiết bị tính toán và truyền đến tên lửa nhờ thiết bị thu phát vô tuyến. Trong KCCM, VN đã dùng ĐĐKTL SNR-75A để điều khiển tên lửa phòng không V-750V (V-750VM) gồm các thiết bị được đặt trên ba xe moóc: xe PA (P) - xe thu phát (thường gọi là xe P), xe AA (xe A - tính toán) và xe UA (xe U - xe điều khiển). Cg đài dẫn tên lửa.

        ĐÀI KIỂM SOÁT VÔ TUYẾN ĐIỆN, đài vô tuyến điện được tổ chức để theo dõi việc chấp hành các chế độ, quy tắc, quy ước liên lạc vô tuyến điện trong phạm vi phụ trách, phát hiện những vi phạm kỉ luật thông tin, kịp thời báo cáo người chỉ huy. ĐKSVTĐ thường do lực lượng chuyên trách được trang bị máy thu chuyên dùng hoặc lực lượng không chuyên trách sử dụng máy vô tuyến điện thông thường thực hiện. Thường được tổ chức từ cấp sư đoàn trở lên.

        ĐÀI LOAN, tỉnh của TQ, hiện do chính quyền Đài Loan quản lí. Nằm cách bờ đông nam lục địa TQ khoảng 150km qua eo biển Đài Loan. Dt 35.961km2; ds 22,5 triệu người (2002). Trung tâm hành chính: Đài Bắc. Gồm 86 đảo lớn nhỏ. Đảo Đài Loan dài 394km, rộng 144km, dt 35.800km2; ds 20,8 triệu người. Địa hình đồi núi chiếm 2/3 diện tích đảo. Chạy dọc theo đảo theo hướng bắc nam là dãy núi ĐL, đỉnh cao nhất 3.997m. Phía tây là đồng bằng hẹp ven biển. Các sông ngắn nhiều nước. Gần 1/2 đảo là rừng. Khí hậu cận xích đạo và nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình tháng 1: 15°- 20°C, tháng 7: 25°-30°C, lượng mưa 1.500mm/năm. vùng núi 5.000mm/năm. Thường có động đất và bão lớn. Công nghiệp: luyện kim, đóng tàu, điện tử, xi măng, hóa chất, hóa dầu, dệt... Có các mỏ dầu khí, than đá, vàng, bạc, đồng, lưu huỳnh... Nông nghiệp: trồng lúa, chè, mía, thuốc lá, chuối... Chăn nuôi và đánh cá phát triển. Người TQ di cư đến ĐL từ tk 7. Tk 16 Bồ Đào Nha chiếm. 1641 Hà Lan chiếm. Những năm 1895-1945 Nhật chiếm. 1949 sau thắng lợi của CM TQ, chính quyền Quốc dân đảng chạy ra ĐL và nắm quyền kiểm soát đến ngày nay. LLVT: lục quân 310.000 người, không quân 77.000, hải quân 38.000, lính thủy đánh bộ 39.000, trang bị có 1.400 xe tăng, 1.300 pháo, 500 máy bay, 2 tàu ngầm, 100 tàu chiến.

        ĐÀI PHÁT ĐIỆN CHUNG, đài vô tuyến điện dùng để phát điện cho nhiều đối tượng trong cùng một thời gian, trên một tần số quy định, theo hình thức liên lạc một chiều, nhằm nâng cao hiệu suất công tác và bảo đảm bí mật; tiết kiệm lực lượng thông tin. Các đài nhận được điện phải báo nhận trên tần số liên lạc tay đôi hoặc bằng phương tiện thông tin khác.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #2 vào lúc: 10 Tháng Bảy, 2019, 09:21:31 pm »


        ĐÀI QUAN SÁT, vị trí có trang thiết bị cẩn thiết đẽ quan sát. ĐQS có thể đặt trên địa hình (trong công sự, trên điểm cao...), trên phương tiện cơ động (xe hơi, xe tăng, thiết giáp, máy bay, tàu biển...). Tùy theo tính chất và nhiệm vụ, ĐQS được trang bị những phương tiện quan sát và thông tin thích hợp. Ngoài ĐQS chính còn có ĐQS bổ trợ, ĐQS phía trước, ĐQS bên sườn, ĐQS giả. Để thực hiện nhiệm vụ quan sát đặc biệt, có ĐQS hóa học, phóng xạ, khí tượng - thủy văn... Việc quan sát ở ĐQS do người chỉ huy, sĩ quan tham mưu, trinh sát viên tiến hành và ghi kết quả vào sổ nhật kí.

        ĐÀI QUAN SÁT BẢO VỆ BIÊN GIỚI (BỜ BIỂN VÀ HÁI ĐẢO), đài quan sát làm nhiệm vụ quan sát cảnh giới theo dõi tình hình diễn ra trên khu vực biên giới (vùng biển, đảo). Mỗi đồn biên phòng có thể xây dựng 1-3 ĐQSBVBG(BBVHĐ) trên các đoạn biên giới (biển, đảo) được phân công quản lí. Có ĐQSBVBG(BBVHĐ) chính và bổ trợ, được xây dựng công khai hoặc bí mật (vọng cảnh giới bí mật), bảo đảm sự giao hội để quan sát được toàn bộ khu vực bảo vệ của đồn biên phòng. ĐQSBVBG(BBVHĐ) thường đặt ở vị trí thuận lợi cho việc quan sát, được trang bị khí tài quan sát, phương tiện thông tin, báo động... ĐQSBVBG(BBVHĐ) nằm trong hệ thống thiết bị còng trình bảo vệ biên giới quốc gia. Các vùng trọng điểm phức tạp phải được tổ chức các đài quan sát.

        ĐÀI QUAN SÁT BÊN CẠNH của pháo binh X. ĐÀI QUAN SÁT PHÁO BINH

        ĐÀI QUAN SÁT CHỈ HUY PHÁO BINH, đài quan sát pháo binh dùng cho người chỉ huy pháo binh tiến hành chỉ huy hỏa lực, chỉ huy chiến đấu và trinh sát. ĐQSCHPB thường bố trí trong công sự hay trên xe cơ giới, ở vị trí bảo đảm chỉ huy được các phân đội thuộc quyền và tiện hiệp đồng với bộ binh, xe tăng trong quá trình chiến đấu. Cg đài quan sát chính.

        ĐÀI QUAN SÁT HÓA HỌC, đài quan sát có nhiệm vụ phát hiện đối phương sử dụng vũ khí hủy diệt lớn và phát tín hiệu báo động; xác định loại chất độc, mức độ nhiễm xạ và nhiễm độc ở khu vực phụ trách; xác định hướng truyền lan cửa đám mây nhiễm xạ, nhiễm độc; theo dõi tinh hình khí tượng, thủy vãn... ĐQSHH thường do tiểu đội trinh sát hóa học - phóng xạ đảm nhiệm và được trang bị khí tài trinh sát hóa học - phóng xạ, khí tài phòng độc; phương tiện thông báo, báo động; máy đo gió, địa bàn, sơ đồ, bản đồ...

        ĐÀI QUAN SÁT HÓA HỌC KIÊM NHIỆM, đài quan sát của các đơn vị binh chủng hợp thành, các quân chủng, binh chủng, ngoài nhiệm vụ quan sát chính, còn kiêm thêm nhiệm vụ quan sát, phát hiện địch sử dụng vũ khí hủy diệt lớn. ĐQSHHKN có thể được trang bị một số khí tài trinh sát hóa học - phóng xạ, khí tài phòng độc, đồng thời được huấn luyện kĩ thuật sử dụng các khí tài đó và phương pháp quan sát hóa học - phóng xạ.

        ĐÀI QUAN SÁT PHÁO BINH, 1) đài quan sát để trinh sát địch, địa hình, phục vụ bắn và theo dõi hành động của bộ đội ta; thành phần của đội hình chiến đấu pháo binh. Thường tổ chức ở cấp đại đội, tiểu đoàn trở lên, gồm các nhân viên của phân đội chỉ huy với phương tiện, khí tài quan sát, thông tin cần thiết. Có đài chính và đài bổ trợ. Đài quan sát chính: thường có người chỉ huy pháo binh ở đó để trinh sát, chỉ huy hỏa lực và chỉ huy các hành động chiến đấu Khác. Cg đài chỉ huy - quan sát. Đài quan sát bổ trợ: làm nhiệm vụ trinh sát phụ thêm cho đài quan sát chính; tùy theo nhiệm vụ cụ thế, có đài phía trước và đài bên cạnh. Đài quan sát phía trước: đài quan sát bổ trợ, bố trí gần địch hơn để quan sát, sửa bắn những mục tiêu không quan sát thấy từ đài quan sát chính, để liên lạc hiệp đồng với các phân đội bộ binh cấp dưới. Cg đài quan sát tiền tiến (cũ). Đài quan sát bên cạnh: đài quan sát bổ trợ, bố trí ở một bên của đài chính để trinh sát, sửa bắn nơi tiếp giáp, cạnh sườn hay cùng đài quan sát chính lập thành cặp đài giao hội; 2) vật thể để bố trí nhân viên, khí tài của đài quan sát. Có thể là công sự, vật kiến trúc cao, xe tăng, xe bọc thép, xe chiến đấu, máy bay...

        ĐÀI QUAN SÁT PHÍA TRƯỚC của pháo binh X. ĐÀI QUAN SÁT PHÁO BINH

        ĐÀI RADA X. RAĐA

        ĐÀI THÔNG BÁO BÁO ĐỘNG, đài vô tuyến điện dược tổ chức để phát các tín hiệu thông báo, báo động cho các đơn vị thuộc quyền và các đơn vị có liên quan về: chuyên trạng thái sẵn sàng chiến đấu, địch tập kích đường không, tập kích vũ khí hủy diệt lớn; tình hình hoạt động của máy bay ta, máy bay địch; tình hình khí tượng thủy văn... Tín hiệu thông báo. báo động được quy định trước, ngắn, gọn dễ nhận, dễ nhớ. Báo nhận được thực hiện chủ yếu trên mạng canh vô tuyến điện hoặc qua các tổ chức liên lạc và phương tiện thông tin khác. ĐTBBĐ được tổ chức ở cấp sư đoàn trở lên. Tuỳ tình hình, ĐTBBĐ có thể làm việc 24/24 giờ hoặc định giờ trong ngày.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #3 vào lúc: 10 Tháng Bảy, 2019, 09:23:38 pm »


        ĐÀI (TRẠM) QUAN SÁT BIỂN, đài quan sát để theo dõi các hoạt động của đối phương, của lực lượng ta và tình hình vùng biển. Đ(T)QSB có thể đặt trên bờ, trên đảo, trên tàu hoặc trên máy bay, máy bay trực thăng. Theo nhiệm vụ, có các loại Đ(T)QSB: đối không, đối hải, phòng chống thủy lôi, chống ngầm, hóa học, phóng xạ; theo phương tiện quan sát, có: rađa, hồng ngoại, thủy âm, truyền hình và đài (trạm) quan sát mắt.

        ĐÀI TRUỞNG MẠNG, đài vô tuyến điện làm nhiệm vụ điều khiển và duy trì kỉ luật để bảo đảm liên lạc trong mạng vô tuyến điện. ĐTM thường là đài của người (cơ quan) chỉ huy  cấp trên; trong mạng vô tuyến điện hiệp đồng, ĐTM do cơ quan tham mưu quy định. Các đài trong mạng phải tuyệt đối chấp hành sự điều khiển của ĐTM và có thể liên lạc với nhau khi ĐTM cho phép. ĐTM do các chiến sĩ báo vụ có trình độ nghiệp vụ giỏi và nhiều kinh nghiệm đảm nhiệm.

        ĐÀI TUỞNG NIỆM CHIẾN TRANH VIỆT NAM, công trình kiến trúc hình chữ V bằng đá tại thủ đô Oasinhtơn (Mĩ), trên đó khắc tên của hơn 58 nghìn người Mĩ chết và mất tích trong chiến tranh xâm lược của Mĩ ở VN (1954-75). Được khởi công xây dựng 1979, hoàn thành 13.11.1982. ĐTNCTVN dài hơn 150m, cao hơn 3m, xây dựng theo sáng kiến của Scơrắc (cưu chiến binh Mĩ tham gia chiến tranh xâm lược VN), do Lin (nữ sinh viên kiến trúc người Mĩ gốc Hoa) thiết kế, với sự ủng hộ và góp tiền của nhiều người Mĩ. Mỗi năm có hàng chục nghìn lượt người Mĩ đến ĐTNCTVN.

        ĐẠI BÁC (cũ), gọi chung các loại pháo xe kéo, thường bắn đạn có chứa thuốc nổ trong đầu đạn.

        ĐẠI BẢN DOANH (ngoại), cơ quan chỉ huy QS cao nhất của Nga và LX trong thời chiến. Thành phần gồm: tổng tư lệnh, phó tổng tư lệnh tối cao và một số thành viên khác. Trong CTTG-I nước Nga có ĐBD tổng tư lệnh tối cao để chỉ huy QĐ Nga. Trong chiến tranh vệ quốc vĩ đại của LX, thời kì CTTG-II có ĐBD Bộ tổng chỉ huy tối cao (23.6.1941), sau đổi thành ĐBD Bộ tổng tư lệnh tối cao (8.8.1941).

        ĐẠI BỤC, địa điểm ở h. Trấn Yên, t. Yên Bái, nơi quân Pháp lập cứ điểm thuộc phòng tuyến Sông Thao. Cứ điểm được xây dựng kiên cố, gồm lô cốt và các lớp hàng rào thép gai, do 120 lính Âu - Phi và lính người Thái chốt giữ. 19.5.1949 Tiểu đoàn 54 bộ đội chủ lực QĐND VN tiến công cứ điểm ĐB, diệt và bắt toàn bộ quân địch, mở đầu chiến dịch Sông Thao (19.5 187.1949).

        ĐẠI CÔ, hệ thống pháo đài phòng thủ bờ biển của TQ thời Minh - Thanh trên cửa sông Hải Hà đổ ra vịnh Bột Hải. Vị trí: 38°58’ bắc, 117°40' đông; đông nam tp Thiên Tân 50km. Có vị trí hiểm yếu, án ngữ cứa ngõ vào tp Thiên Tân. Từ 1404 các đồn binh được bố trí ở đáy cùng với việc xây dựng các bệ pháo bảo vệ bờ biển. 1840 nhà Thanh xây dựng thành pháo đài. 1858 xây dựng hệ thống 5 pháo đài gồm 64 đại bác. Từ 1871 hai lần xây dựng thêm các pháo đài, tạo thành hệ thống dồn ải phòng ngự ĐC. 1840-1937, QĐ Anh, Pháp, Nhật 5 lần đổ bộ chiếm ĐC. Trong chiến tranh nha phiến lần II (1856- 60), liên quân Anh - Pháp ba lần tiến công, trong đó hai lần chiếm được ĐC. Theo hiệp ước Tân Sửu (1901), toàn bộ hệ thống pháo đài ở ĐC bị phá hủy. Hiện nay khu vực đông bắc cửa ĐC được xây dựng thành cảng Thiên Tân mới.

        ĐẠI CỒ VIỆT, quốc hiệu nước VN dưới các triều Đinh, Tiền Lê và đầu triều Lí. Năm 968 sau khi dẹp xong loạn 12 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế (Đinh Tiên Hoàng) và đặt tên nước là ĐCV. 1054 Lí Thánh Tông đổi thành Đại Việt.

        ĐẠI DƯƠNG, lớp nước mặn bao phủ bề mặt Trái Đất, bao quanh các lục địa. Tổng dt 361,06 triệu km2 (khoảng 75% diện tích bề mặt Trái Đất), bị các lục địa phân chia thành 4 phần: Thái Bình Dương (chiếm 50% tổng diện tích ĐD), Đại Tây Dương (25%), Ấn Độ Dương (21%) và Bắc Băng Dương (4%). Độ sâu trung bình 3.800m. Hàm lượng muối trung bình 35%0 (35g muối trong 1 lít nước). Nhìn từ góc độ chiến lược QS, mỗi ĐD là một chiến trường chiến lược.

        ĐẠI ĐIỂN (cổ), lễ đăng kí hộ tịch để duyệt dân tuyển quân, tiến hành sáu năm một lần dưới thời Lê Sơ nhà Hậu Lê. Được đặt ra dưới triều vua Lê Thánh Tông, năm Hồng Đức thứ 1 (1470). Nam giới từ 18 tuổi trở lên chia thành sáu hạng: tráng hạng (người mạnh khỏe để sung vào quân ngũ), quân hạng (người ở nhà làm ruộng, khi thiếu quân mới lấy theo thứ tự đế bổ sung), dân hạng (người không phải sung quân, nhưng phải nộp thêm thuế thân); lão hạng (người từ 60 tuổi trở lên); cố hạng (người tàn tật); cùng hạng (người lang bạt, nghèo túng). Hộ có ba đàn ông thì một người xếp vào hạng tráng, một người xếp vào hạng quân, một người xếp vào hạng dân. Hộ có bốn đàn ỏng thì hai người được xếp vào hạng dân. Hộ có năm, sáu đàn ông trở lên thì xếp hai người vào hạng tráng, một người vào hạng quân. Những người thuộc lão hạng, cô hạng được chép vào sổ riêng; những người thuộc cùng hạng thì không vào sổ. Việc đăng kí xét duyệt và phân hạng do các quan (triều đình cử xuống) tiến hành ở tuyển trường. Chi phí cung đốn cho các quan làm ĐĐ do các xã trong khu vực tuyển trường đóng góp bằng gạo và tiền.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #4 vào lúc: 10 Tháng Bảy, 2019, 09:25:24 pm »


        ĐẠI ĐOÀN, binh đoàn chiến dịch của Quân đội nhân dân Việt Nam trong KCCP, gồm 3 trung đoàn và một số đơn vị trực thuộc. Được Chính phủ VN DCCH quy định lần đầu về tổ chức theo sắc lệnh 33-SL ngày 22.3.1946 và quy định về biên chế chi tiết theo sắc lệnh 71-SL ngày 22.5.1946. Có ĐĐ bộ binh và ĐĐ công binh - pháo binh. Các ĐĐ bộ binh 1, 2 (ở Bắc Bộ). 23, 27, 31 (ở Trung Bộ) thành lập từ đầu 1946, giải thể 11.1946, ĐĐ Độc Lập thành lập 8.1947, giải thể cuối 1947 do trình độ tổ chức, chỉ huy còn yếu, trang bị kém, khả năng tác chiến tập trung hạn chế. Đến 1949 ĐĐ bộ binh chủ lực đầu tiên được thành lập (ĐĐ 308), các ĐĐ thành lập 1950-51 gồm; 304, 312, 316, 320, 325 (bộ binh) và 351 (công binh - pháo binh), đáp ứng yêu cẩu phát triển của cuộc KCCP. Từ 1955 được tăng cường biên chế, đổi thành sư đoàn.

        ĐẠI ĐOÀN 351, đại đoàn công binh - pháo binh, một trong những đại đoàn chủ lực đầu tiên của QĐND VN, thành lặp 27.3.1951. Gồm Trung đoàn sơn pháo 675, Trung đoàn 34 (xây dựng thành Trung đoàn lựu pháo 45) và Trung đoàn công binh 151. Tham gia các chiến dịch: Đường 18 (1951), Hà - Nam - Ninh (1951), Hoà Bình (1951-52), Tây Bắc (1952), Thượng Lào (1953), Điện Biên Phủ (1954). Sau KCCP hai trung đoàn (675 và 151) làm nòng cốt xây dựng và phát triển lực lượng binh chủng pháo binh, công binh; ĐĐ351 được tổ chức thành Sư đoàn pháo binh 351. Năm 1958 giải thể để tổ chức thành một số đơn vị mới. Đơn vị đầu tiên được tặng cờ luân lưu "Quyết chiến quyết thắng” của chủ tịch Hổ Chí Minh (1954). Đại đoàn trường, chính ủy đầu tiên: Vũ Hiến, Phạm Ngọc Mậu.

        ĐẠI ĐOÀN CHIẾN THẮNG nh SƯ ĐOÀN 312

        ĐẠI ĐOÀN ĐỒNG BẰNG nh SƯ ĐOÀN 320

        ĐẠI ĐOÀN QUÂN TIÊN PHONG nh SƯ ĐOÀN 308

        ĐẠI ĐỘI, phân đội liền trên trung đội (thường gồm 3 trung đội) thuộc biên chế tiểu đoàn hoặc được tổ chức độc lập trong các quân chủng, binh chủng, bộ đội chuyên môn và dân quân tự vệ để tác chiến và thực hiện nhiệm vụ khác. Tuỳ theo chức năng, nhiệm vụ, biên chế, có: ĐĐ bộ binh (bộ binh cơ giới), ĐĐ trợ chiến (cũ), ĐĐ xe tăng (xe thiết giáp), ĐĐ pháo (mặt đất, phòng không); ĐĐ thông tin (hữu tuyến điện, vô tuyến điện...), ĐĐ công binh (công trình, cầu phà...), ĐĐ trinh sát (trinh sát kĩ thuật...), ĐĐ đặc công (bộ, nước), ĐĐ phòng hóa (tiêu độc, khói, lửa...), ĐĐ quân y, ĐĐ vận tải (bộ, ô tò...)... Trong LLVTND VN. ĐĐ được quy định tổng quát về nguyên tác tổ chức, biên chế từ 1941 (cho đội tự vệ), hình thành trên thực tế từ 1943 (trong Việt Nam giải phóng quân), được ấn định cụ thể về tổ chức, biên chế 22.5.1946 theo sắc lệnh 71- SL của chủ tịch nước VN DCCH (cho lục quân) và các văn bản tiếp sau của BQP, BTTM (cho các quân chúng khác).

        ĐẠI ĐỘI 2 (Tiểu đoàn 7, Trung đoàn 66, Sư đoàn 304), đại đội bộ binh; đơn vị hai lần Ah LLVTND (1969 và 1972). Thành lập 1947 với phiên hiệu Đại đội 134, thuộc Tiểu đoàn Lê Lợi, Trung đoàn 66, Liên khu 3; sau thuộc Sư đoàn 304. năm 1954 đổi tên thành ĐĐ2. thuộc Tiểu đoàn 7. Trong KCCP tham gia các chiến dịch: Quang Trung, Hoà Bình... và làm nhiệm vụ quốc tế ở Lào. Trong KCCM, 1964 làm nhiệm vụ quốc tế ở Lào, tham gia các chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh. Nam Lào. Trị Thiên, Nông Sơn - Thượng Đức, giải phóng Quảng Nam - Đà Nẵng và chiến dịch Hồ Chí Minh, bảo vệ dinh Độc Lập. 1978 chiến đấu ở biên giới Tây Nam và đầu 1979 tham gia chiến đấu ở biên giới phía bắc... Trong chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh đã diệt hàng trăm địch (chủ yếu là Mĩ), bắn rơi một máy bay trực thăng; chiến dịch Trị Thiên, Đường 9 - Nam Lào, Quảng Trị, đã diệt hàng trăm địch, thu nhiều vũ khí trang bị.

        ĐẠI ĐỘI 4 (Trung đoàn không quân 923), đại đội không quân tiêm kích; đơn vị ba lần Ah LLVTND (1969, 1975 và 1979). Thành lập 12.1965 tiền thân là Đại đội 2 (8.1965), mang tên ĐĐ4 (từ 12.1975). được trang bị máy bay tiêm kích MÍG-17B. Từ 6.1966 đến 9.1969, xuất kích 140 lần chiếc, đánh 29 trận, bắn rơi 36 máy bay Mĩ (có 14 F-4, 12 F-105, 14F-8 và 3 AD-4). Từ 10.1969 đến 1.1973 bắn rơi 9 máy bay Mĩ. 16 giờ 5ph ngày 19.4.1972, biên đội 2 chiếc MiG-17 cơ động chiến đấu, cất cánh từ sân bay dã chiến Khe Gát đánh cháy 2 tàu khu trục của hải quân Mĩ gần bờ biển t. Quảng Bình. 28.4.1975 sử dụng máy bay A-37 ném bom sân bay Tân Sơn Nhất, phá hủy 24 máy bay của không quân QĐ Sài Gòn. 5.1975-4.1979, chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam, xuất kích 241 lần chiếc, đánh 92 trận, diệt 12 SCH địch (2 SCH mặt trận. 4 SCH sư đoàn và 6 SCH trung đoàn), đánh chìm 12 tàu thuyền, đánh tan 11 trận địa pháo, 1 phà và 15 xe QS, diệt hàng trăm địch. Huân chương: 4 Quân công, 68 Chiến công, 45 huy hiệu Bác Hồ. Đại đội trưởng đầu tiên: Lê Quang Trung.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #5 vào lúc: 10 Tháng Bảy, 2019, 09:26:37 pm »


        ĐẠI ĐÔI 5 (Đoàn 10 Rừng Sác), đại đội đặc công nước, đơn vị hai lần Ah LLVTND (1972 và 1975). Thành lập đầu 1967 tại Hải Phòng. 6.1967 được bổ sung vào Đoàn 10 Rừng Sác miền Đông Nam Bộ. 1967-72 bám trụ địa bàn, bám sát mục tiêu, đánh chìm, đánh hỏng hơn 50 tàu xuồng, sà lan, phá hủy hàng trăm triệu lít xăng dầu của dịch; 12.1973 đánh kho xăng dầu tại cảng Nhà Bè phá hủy hơn 140 triệu lít xăng dầu, 1 tàu chở dầu 12.000t cùng toàn bộ thiết bị chuyên dùng. 1975 tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh, cùng Đoàn 10 khống chế đối phương trên sông Lòng Tàu, chiếm giữ cảng Nhà Bè, thu giữ 120 tàu. Huân chương: 2 Quân công, 5 Chiến công và 6 cá nhân Ah LLVTND.

        ĐẠI ĐỘI 5 (thuộc Trung đoàn pháo phòng không 230), đại đội pháo phòng không, đơn vị Ah LLVTND (1970). Thành lập 26.6.1958. Trong KCCM, chiến đấu ở nhiều tỉnh, thành phố miền Bắc, bắn rơi 29 máy bay Mĩ, có nhiều chiếc rơi tại chỗ (6.11.1965 tại Đồng Giao, Thanh Hóa, 1 AD-5; ngày 12.8.1967 tại Hà Nội 1 F-105). Trong chiến dịch Đường 9 -  Nam Lào (1971), bảo vệ giao thông và trận địa pháo binh, nhiều lần địch đánh trận địa, dũng cảm đánh địch bảo vệ an toàn mục tiêu. Chiến dịch Trị Thiên (1972), đánh 276 trận, có 75 trận đánh đêm, bắn rơi 9 máy bay (23.4.1972 đánh thắng địch dùng bom điều khiển bằng lade, bắn rơi 1 F-4; ngày 28- 30.6.1972 ở bắc Sông Nhùng vừa đánh địch trên không vừa đánh bộ binh địch, bắn rơi 1 F-8), diệt nhiều địch. Huân chương: Quân công, Chiến công và một cá nhân Ah LLVT- ND. Đại đội trưởng, chính trị viên đầu tiên: Nguyễn Sơn Đoàn, Nguyễn Văn Mới.

        ĐAI ĐÔI 10, đại đội thông tin quân bưu thuộc Trung đoàn thông tin quân bưu 130, BTL Binh chúng thông tin liên lạc; đơn vị Ah LLVTND (1971). Thành lập 9.1970, tiền thân là Trung đội 10, Đại đội 3, Tiểu đoàn quân bưu 78, BTL Binh chúng thông tin liên lạc. Trong KCCM có nhiệm vụ vận chuyển công văn, tài liệu, đưa, đón cán bộ từ BQP (BTTM) và SCH tiền phương BQP đến các đơn vị an toàn. ĐĐ10 có truyền thống: đoàn kết, ki luật nghiêm, tiến bộ vững chắc, toàn diện. Đại đội trưởng, chính trị viên đầu tiên: Tạ Điển, Tạ Văn Ung.

        ĐẠI ĐỘI 32 (Đơn vị bảo vệ đảo Cồn cỏ), đại đội hỗn hợp gồm các phân đội: bộ binh, cao xạ, công binh, thông tin, hóa học... thuộc Trung đoàn 270, Quân khu 4, làm nhiệm vụ bảo vệ đảo Cồn Cỏ; đơn vị hai lần Ah LLVTND (1967 và 1970). Ngày 8.8.1959 nhận lệnh cắm cờ trên đảo Cồn cỏ, khẳng định chủ quyền của nước VN DCCH. Đã liên tục chiến đấu, bảo vệ vững chắc đảo Cồn cỏ. Từ 8.1964 đảo đã bị máy bay, tàu chiến Mĩ đánh phá ác liệt 841 lần, có lần kéo dài 24 ngày đêm liên tục. Cán bộ chiến sĩ đã nêu cao cảnh giác, chiến đấu dũng cảm giữ vững trận địa, bắn rơi 31 máy bay Mĩ, phối hợp với bộ đội hải quân bắn chìm 2 tàu, bắn bị thương 4 tàu chiến Mĩ. Có nhiều gương tiêu biểu như: khẩu đội Nguyễn Văn Mật, Nguyễn Văn Nhâm bị bom vùi vẫn bình tĩnh dũng cảm, tiếp tục chiến đấu bắn rơi máy bay; Thái Văn A bị thương vẫn đứng trên chòi cao quan sát địch: Vũ Đức Duệ, Bùi Thanh Phong, Nguyễn Văn Khánh bị sốt' rét, bị thương nặng vẫn không rời vị trí chiến đấu... Ba lần Bác Hồ, Bác Tôn gửi thư khen; Quốc hội tặng cờ “Pháo hạm nổi bất khả xâm phạm”. Huân chương: Độc lập hạng nhì, 4 Quân công, 2 Chiến công và 49 cá nhân được thưởng huân chương Chiến công; 6 cá nhân được tặng danh hiệu Ah LLVTND. Ngày truyền thống 8.8.1959. Chỉ huy đầu tiên: Dương Đức Thiện.

        ĐẠI ĐỘI BỘ BINH CƠ GIỚI, đại đội chiến đấu được trang bị xe chiến đấu bộ binh (xe thiết giáp), gồm 3 trung đội bộ binh cơ giới, xe chiến đấu bộ binh của đại đội trưởng và một số nhân viên phục vụ. thuộc biên chế của tiểu đoàn bộ binh cơ giới. Theo loại xe, có: ĐĐBBCG xe xích (BMP-1, BMP-2, MI 13), xe bánh lốp (BTR152, BTR50PK BTR60PB). ĐĐBBCG chiến đấu độc lập hoặc trong đội hình tiểu đoàn bộ binh cơ giới, tiểu đoàn tăng, tiểu đoàn bộ binh. ĐĐBBCG được sử dụng để tiêu diệt, sát thương các phương tiện hỏa lực, sinh lực, trang bị kĩ thuật của địch, làm phân đội phái đi trước, cảnh giới, thọc sâu, vu hồi...

        ĐẠI ĐỘI CÔNG BINH, đại đội chuyên trách thực hiện bảo đảm công binh trong tác chiến, xây dựng và trực tiếp chiến đấu bằng vũ khí công binh, thuộc biên chế tiểu đoàn công binh các cấp hoặc độc lập trong binh đội, binh đoàn binh chủng hợp thành của bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương. Theo chức năng, nhiệm vụ và trang bị đặc thù, có ĐĐCB: công trình, vượt sông tự hành, vật cản, cầu phà... (các quân chủng, binh chủng có ĐĐCB: không quân, thiết giáp, hải quân đánh bộ...).
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #6 vào lúc: 10 Tháng Bảy, 2019, 09:28:26 pm »


        ĐẠI ĐỘI CÔNG BINH 1. đơn vị công binh bộ đội địa phương tỉnh Quảng Đà; đơn vị hai lần Ah LLVTND (1969 và 1972). Tiền thân là Đại đội công binh Bùi Chát, Trung đội công binh B15 (3.1963), phát triển thành Đại đội công binh Hải Vân (2.8.1967). Năm 1967-68 chiến đấu ở bắc Hoà Vang, đánh giao thông trên đoạn QL 1 đi qua đèo Hải Vân (dài 24km); đã đánh 263 trận, diệt 2.495 địch, phá hủy và phá hỏng 250 xe QS (có 34 xe phá mìn), 2 pháo 105mm, 2 súng cối, 36 đại liên, 3 máy dò mìn, bắn rơi 3 máy bay, 59 lần đánh sập cầu cống, phá hủy 1.080m đường, làm tắc giao thông dịch 77 ngày. 1969-71 tự tạo nhiều vũ khí, sử dụng mọi loại vũ khí được trang bị đánh địch có hiệu quả, đánh nhiều trận, diệt 207 xe QS, đánh lật 32 đoàn tàu (186 toa), diệt trên 1 ngàn địch. Đại đội trưởng và chính trị viên đầu tiên: Nguyên Xuân Chư, Hoàng Kim Đính.

        ĐẠI ĐỘI ĐẶC CÔNG 1, đại đội đặc công thuộc Đoàn 126 BTL hải quân; đơn vị ba lẩn Ah LLVTND (1969, 1972 và 1975). Thành lập 23.10.1963 làm nhiệm vụ huấn luyện cán bộ, chiến sĩ; xây dựng phát triển lực lượng đặc công nước, sẵn sàng nhận nhiệm vụ chiến đấu trên các chiến trường khi có lệnh. 4.1964 sáp nhập vào Đoàn hải quân 8; Tháng 4.1966 thuộc biên chế Đoàn 126. Từ 10.1966 đến 4.1973, tham gia chiến đấu ở chiến trường Trị Thiên (khu vực Cừa Việt - Đông Hà). Trong chiến dịch Hồ Chí Minh. ĐĐĐC1 đổ bộ bằng đường biển, tiến công giải phóng các đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Trong KCCM đánh chìm và phá hủy trên 70 tàu các loại, trong đó có 1 tàu vận tải lớn 15.000t của dịch. Đại đội trưởng đầu tiên: Mai Năng.

        ĐẠI ĐỘI ĐẶC CÔNG NƯỚC BẾN TRE, thành lập 1964 tại Bến Tre; đơn vị Ah LLVTND (1970). Từ 1964 đến 1974 đánh trên 500 trận lớn nhỏ, đánh chìm, bắn cháy hàng trăm tàu xuồng, phá hỏng, phá hủy 55 cầu, 8 phà, 78 xe QS, 40 pháo các loại, diệt hàng trăm địch. Được Bộ chỉ huy QGPMN tặng danh hiệu “cưỡi sóng Hàm Luông, nhấn chìm tàu Mĩ”.

        ĐẠI ĐỘI KÍ CON, đại đội nổi tiếng của Liên khu 3, mang bí danh của Đoàn Trần Nghiệp, một trong những đơn vị vũ trang tập trung đầu tiên của Chiến khu Trần Hưng Đạo. Tổ chức tiền thân: Tiểu đội Kí Con, thành lập 1.7.1945, rồi Trung đội Kí Con (đơn vị nòng cốt đánh chiếm tỉnh lị t. Quảng Yên 20.7.1945 và tham gia giành chính quyền ở Hải Phòng 23.8.1945), cuối 8.1945 phát triển thành đại đội, được gọi là ĐĐKC với nhiệm vụ bảo vệ chính quyền CM ở Hải Phòng và khu mỏ Hòn Gai (1945-46). Đại đội đánh chìm 2 tàu chiến Pháp Crayxắc (7.9.1945) và Ôđaxiơ (11.9.1945), đánh dẹp quân Việt - Cách (9.1945) tại Hòn Gai, cùng các đơn vị khác đánh lui hàng chục đợt tiến công của quân Pháp tại Hái Phòng (11.1946). Sau đó phát triển thành tiểu đoàn, rồi Trung đoàn Kí Con (Trung đoàn 66). Đại đội trưởng (trước đó là tiểu đội trưởng, trung đội trưởng) đầu tiên: Lê Phú.

        ĐẠI ĐỘI NỮ PHÁO BINH NGƯ THỦY, đại đội pháo binh dân quân xã Ngư Thủy (h. Lệ Thủy, t. Quảng Bình); đơn vị Ah LLVTND (1970). Thành lập 20.11.1967 gồm 37 chiến sĩ gái tuổi 16-20, trang bị 4 pháo nòng dài 85mm. ĐĐNPBNT bốn lần bắn cháy tàu chiến Mĩ trên vùng biển t. Quảng Bình, trong đó trận đầu tiên (7.2.1968), bắn 48 viên đạn, có 8 viên trúng mục tiêu, bắn chìm tàu chiến số 013 của Mĩ. Đơn vị tiêu biểu cho ý chí quyết tâm và khả năng đánh Mĩ của dàn quân trong chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân Mĩ ở Bắc VN. Được chủ tịch Hồ Chí Minh tặng huy hiệu cho từng cán bộ, chiến sĩ. Huân chương: Quân công hạng ba, Chiến công hạng nhất. Đại đội trưởng, chính trị viên đầu tiên: Ngô Thị The, Trần Thị Thản.

        ĐẠI ĐỘI PHÁO BINH, đại đội chiến đấu (đơn vị hỏa lực cơ bản của pháo binh) gồm 2 hoặc 3 trung đội pháo, trung đội chỉ huy và một số nhân viên phục vụ, thuộc biên chế của tiểu đoàn pháo binh, tiểu đoàn bộ binh hoặc trong biên chế trung đoàn bộ binh. Tùy theo tính chất, nhiệm vụ... ĐĐPB được trang bị số lượng, loại vũ khí pháo binh khác nhau. ĐĐPB chiến đấu trong đội hình tiểu đoàn hoặc độc lập. Làm nhiệm vụ chi viện trực tiếp hoặc chi viện chung cho bộ đội binh chủng hợp thành hay độc lập tập kích hỏa lực theo ý định tác chiến. ĐĐPB có khả năng thực hiện một số nhiệm vụ hỏa lực bằng bắn ngắm gián tiếp hoặc bắn ngắm trực tiếp. Trong KCCP, cg liên đội pháo binh.

        ĐẠI ĐỘI PHÁO BINH QUẢNG ĐÀ, Đại đội pháo binh 3, thuộc Trung đoàn pháo binh 68 (1967 đổi thành Trung đoàn 577) trong KCCM; đơn vị Ah LLVTND (1975). Được giao bám trụ trên địa bàn 6 xã vùng Gò Nổi - Điện Bàn (nay thuộc t. Quảng Nam) và Hoà Vang (nay thuộc tp Đà Nẵng), đã đánh trên trăm trận vào kho tàng, sân bay, bến cảng của Mĩ và QĐ Sài Gòn, diệt hàng trăm địch, phá hủy, phá hỏng hàng trăm máy bay, hàng chục kho đạn, kho xăng dầu, bán cháy nổ dây chuyên thiêu hủy đoàn tàu 15 chiếc của địch... ĐĐPBQĐ nổi tiếng về phá hủy phương tiện chiến tranh của địch trên chiến trường B1.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #7 vào lúc: 10 Tháng Bảy, 2019, 09:29:43 pm »


        ĐẠI ĐỘI PHÁO PHÒNG KHÔNG, đại đội chiến đấu được trang bị pháo phòng không, thường có 2 hoặc 3 trung đội pháo, trung đội (hoặc tiểu đội) chỉ huy,... và một số nhân viên phục vụ; có nhiệm vụ tiêu diệt các phương tiện tiến công đường không ở độ cao thấp và trung bình, bảo vệ mục tiêu của ta hoặc bắn mục tiêu mặt đất, mặt nước, thuộc biên chê tiểu đoàn, trung (lữ) đoàn pháo phòng không hoặc trong binh đội binh chủng hợp thành, bộ đội địa phương, dân quân tự vệ, phân đội hoả lực cơ bản của bộ đội pháo phòng không. Có ĐĐPPK: cỡ nhỏ, cỡ trung, cỡ lớn, tự hành, có khí tài. ĐĐPPK có khí tài gồm: chỉ huy đại đội, trung đội khí tài, trung đội chỉ huy, các trung đội pháo phòng không, tiểu đội phục vụ. ĐĐPPK đầu tiên của QĐND VN mang tên Đại đội 612 thành lập 5.1951, trang bị pháo phòng không 37mm và súng máy phòng không 12,7mm. Đại đội trướng, chính trị viên đầu tiên: Nguyễn Văn Mưu, Bùi Văn Sô.

        ĐAI ĐỘI PHÁO PHÒNG KHÔNG TỰ HÀNH, đại đội được trang bị pháo phòng không cỡ nhỏ lắp trên xe xích, xe bánh lốp chuyên dụng hỏa lực mạnh, khả năng cơ động cao, để tiêu diệt các phương tiện tiến công và đổ bộ đường không của địch ở độ cao thấp, bảo vệ đội hình hành quân, di chuyển và chiến đấu, thuộc biên chế của tiểu đoàn (trung đoàn, lữ đoàn) pháo phòng không. ĐĐPPKTH gồm: các trung đội hỏa lực, xe chỉ huy, tiểu đội phục vụ; thực hiện nhiệm vụ trong đội hình cấp trên hoặc độc lập.

        ĐẠI ĐỘI QUÂN Y, phân đội chuyên môn quân y, thường tổ chức độc lập trong biên chế binh đội. ĐĐQY thường có các tổ: dược, pha chế - hộ tống, chống choáng, phòng mổ, tổ điều trị - vệ sinh phòng dịch... Nhiệm vụ: thời bình triển khai bệnh xá để điều trị thương binh, bệnh binh theo chức năng của tuyến bệnh xá loại 2; trong chiến đấu, triển khai trạm quân y để cứu chữa bước đầu cho thương binh, bệnh binh được quy định trên bậc thang điều trị thời chiến; tiến hành điều trị dự phòng, công tác vệ sinh phòng dịch, huấn luyện, bổi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên quân y; tham gia chí đạo kĩ thuật và tăng cường lực lượng cho quân y tuyến trước, tiếp tế vật tư quân y, pha chế một số thuốc theo phán cấp; thống kê báo cáo tình hình thương binh, bệnh binh và các mặt hoạt động của đại đội.

        ĐẠI ĐỘI SÚNG MÁY PHÒNG KHÔNG, đại đội được trang bị một hoặc nhiều loại súng máy phòng không, để tiêu diệt các mục tiêu trên không ở độ cao thấp, rất thấp và diệt mục tiêu mặt đất, mặt nước, thuộc biên chế của tiểu đoàn súng máy phòng không, trung (lữ) đoàn pháo phòng không và binh đội binh chùng hợp thành. ĐĐSMPK gồm: các trung đội súng máy phòng không, tiểu đội chỉ huy, tiểu đội phục vụ. Thực hiện nhiệm vụ trong đội hình cấp trên hoặc độc lập.

        ĐẠI ĐỘI TĂNG, đại đội chiến đấu (đơn vị chiến thuật cơ bản) của lực lượng tăng thiết giáp, được trang bị xe tăng, gồm 2 hoặc 3 trung đội tăng, xe tăng của đại đội trưởng và một số nhân viên phục vụ, thuộc biên chế của tiểu đoàn tăng (tiểu đoàn bộ binh cơ giới). Theo loại xe tăng, có ĐĐT: hạng nhẹ, hạng trung và ĐĐT bơi nước... ĐĐT chiến đấu độc lập hoặc trong đội hình tiểu đoàn tăng, tiểu đoàn bộ binh cơ giới, tiểu đoàn bộ binh... ĐĐT được sử dụng để tiêu diệt xe tăng, xe bọc thép, pháo, các phương tiện hỏa lực khác và sinh lực địch, làm phân đội thọc sâu, vu hồi...

        ĐẠI ĐỘI TĂNG 7, đại đội tăng thuộc Tiểu đoàn tăng 3, Trung đoàn tăng 203, Quân đoàn 2; đơn vị hai lần Ah LLVT- ND (1972 và 1979). Thành lập 22.6.1965, quân số 32 người, trang bị 7 xe tăngT-34, sau được thay bằng T-54 (28.1.1978). Trong chiến dịch Huế - Đà Nẵng (21-29.3.1975), đã sử dụng xe tăng T-34 phối hợp với Tiểu đoàn 3 bộ đội địa phương tỉnh Quảng Trị đánh tan Tiểu đoàn lính thủy đánh bộ 8 QĐ Sài Gòn, giải phóng quận lị Mai Lĩnh (23.3.1975), sau đó tiến công  giải phóng quận lị Hướng Điền, đuổi đánh địch đến bắc cửa biển Thuận An, t. Quảng Trị (25.3.1975); trên mặt trận biên giới Tây Nam và làm nghĩa vụ quốc tế ở Campuchia, dần đầu đội hình tiến công giải phóng tx Cam Pốt, Campuchia (7.1.1979), tiêu diệt nhiều địch, bắn cháy và phá hủy nhiều vũ khí và xe QS của địch, giải phóng hàng vạn dân ở Cốtxala (Campuchia). Huân chương: Quân công giải phóng hạng ba. 2 Chiến công giải phóng hạng nhất. Có 6 xe được thưởng huân chương Chiến công giải phóng (1 hạng nhất, 3 hạng nhì, 2 hạng ba).
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #8 vào lúc: 10 Tháng Bảy, 2019, 09:31:12 pm »


        ĐẠI ĐỘI TĂNG 9, đại đội tăng thuộc Tiểu đoàn tăng 3, Trung đoàn tăng 203, một trong hai đại đội tăng đầu tiên của QĐND VN được sử dụng chiến đấu trên chiến trường VN và đã đánh thắng trận đầu; đơn vị Ah LLVTND (1971). Thành lập 7.1961, thuộc Tiểu đoàn 4, Trung đoàn tăng 202, quân số 76 người, trang bị 11 xe tăng bơi PT 76; thuộc Tiểu đoàn tăng 3, Trung đoàn tăng 203 (22.6.1965); Tiểu đoàn tăng 198 Đoàn 559 (8.1967); Trung đoàn bộ binh cơ giới 202 (18.11.1971). ĐĐT9 đánh nhiều trận trong các chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh (1-7.1968), Đường 9 - Nam Lào (1-3.1971), tiêu biểu trận tiến công cứ điểm Làng Vây (h. Hướng Hóa, t. Quảng Trị, 6-7.2.1968), sau khi hành quân bằng xích 1,350km, được giao nhiệm vụ tiến công trên hướng chủ yếu, đã khắc phục khó khăn cơ động nhanh và bí mật xuôi dòng sông Sê Pôn, hành động bất ngờ, đột phá mạnh, hiệp đồng với phân đội tăng bạn, bộ đội binh chủng hợp thành bao vây, chia cắt, tiêu diệt toàn bộ cứ điểm, bắt nhiều tù binh, thu nhiều vũ khí. Huân chương: Quân công hạng ba, 2 Chiến công hạng nhất. Tiểu đoàn trưởng, chính trị viên đầu tiên: Hà Tiến Tuân, Võ Đình Tấn.

        ĐẠI ĐỘI TÊN LỬA PHÒNG KHÔNG TẦM THẤP, đại đội được trang bị tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp (A72, A87...), để tiêu diệt các mục tiêu trên không ở độ cao thấp, rất thấp, thuộc biên chế trung (lữ) đoàn pháo phòng không. ĐĐTLPKTT gồm: 3 trung đội hỏa lực, tiểu đội chỉ huy, tiểu đội vận tải. Thực hiện nhiệm vụ trong đội hình cấp trên hoặc độc lập. Hai đại đội A72 của Tiểu đoàn 172 là hai ĐĐTLPKTT đầu tiên của QĐND VN, thành lập 1.12.1971.

        ĐẠI ĐỘI THIẾT GIÁP, đại đội chiến đấu (đơn vị chiến thuật cơ bản) của lực lượng tăng thiết giáp, được trang bị xe thiết giáp, biên chế 2 hoặc 3 trung đội thiết giáp, xe của đại đội trưởng và một số nhân viên phục vụ; thuộc biên chế của tiểu đoàn thiết giáp (hoặc bộ binh cơ giới). Theo loại xe, có: ĐĐTG xe bánh lốp, xe xích. ĐĐTG chiến đấu độc lập hoặc trong đội hình tiểu đoàn thiết giáp (tiểu đoàn bộ binh cơ giới, tiểu đoàn bộ binh) để tiêu diệt, sát thương các phương tiện hoả lực, sinh lực, trang bị kĩ thuật của địch; làm phân đội phái đi trước, cảnh giới, thọc sâu, vu hồi...

        ĐẠI ĐỘI THÔNG TIN, đại đội bảo đảm thông tin liên lạc trong tác chiến và thực hiện các nhiệm vụ khác, thuộc biên chế tiểu đoàn thông tin hoặc được tổ chức độc lập trong các binh chủng, bộ chỉ huy QS tỉnh, trung đoàn, lữ đoàn bộ binh Theo chức năng và nhiệm vụ, có ĐĐTT: hỗn hợp, chuyên ngành (vô tuyến điện, hữu tuyến điện, tiếp sức, đối lưu, vệ tinh, quân bưu).

        ĐẠI ĐỘI TÔ VĨNH DIỆN, đại đội pháo phòng không thuộc Trung đoàn 224, Sư đoàn phòng không 375, được mang tên Ah Tô Vĩnh Diện. Thành lập 1.4.1953, tiền thân là Đại đội 827. Tiểu đoàn 394, Trung đoàn pháo phòng không 367. Trong KCCP, tham gia chiến dịch Điện Biên Phú, bắn rơi 4 máy bay Pháp. Trong KCCM, ĐĐTVD đánh hàng trăm trận bào vệ yếu địa, bảo vệ giao thông vận chuyển, bắn rơi 12 máy bay Mĩ các loại (2 chiếc rơi tại chỗ). Nhiều trận đánh xuất sắc: đêm 4.9.1966 ở Đông Anh, Hà Nội dùng pháo 100mm bắn rơi F-105; ngày 2.10.1968 ở Yên Thành, Nghệ An bằng 12 viên đạn bắn rơi tại chỗ A-4; đêm 28.7.1970 ở ngầm Ta Lê đường 20 bắn rơi tại chỗ A-6; ngày 9.4.1971 ở km 82 đường 20 bắn rơi F-4 (chiếc thứ 100 bị Trung đoàn bắn rơi). Đại đội trưởng, chính trị viên đầu tiên: Dương Bá Sanh, Nguyễn Văn Chức.

        ĐẠI ĐỒN CHÍ HOÀ, đồn binh lớn do Nguyễn Tri Phương xây dựng 1860 ở phía tây thành Gia Định (nay thuộc q. 10, tp Hồ Chí Minh) để chống quân Pháp. Là một hệ thống công trình phòng thủ quy mô, dài 3km, rộng l km, tường thành bằng đá ong hoặc đất sét, cao 3,5m, dày 2m, ngoài có hào sâu, chông bẫy. Với 12.000 quân, 150 đại bác, chia thành 5 khu, phía sau có các đồn yểm trợ, hai bên có hai chiến lũy dài là Đồn Tả và Đồn Hữu. Từ đêm 23.2.1861, liên quân Pháp - Tây Ban Nha mở đợt tiến công lớn suốt 2 ngày 2 đêm nhưng bị tổn thất lớn; nhiều đợt tiến công bị đẩy lùi. 28.2.1861, trước hỏa lực áp đảo của đối phương và cách đánh thọc sườn kết hợp nghi binh chính diện, ĐĐCH thất thủ, Nguyễn Tri Phương bị trọng thương phải rút về Biên Hoà. Chiếm được ĐĐCH, quân Pháp nhanh chóng tạo đà chiếm ba tỉnh Đông Nam Bộ. Cg Đại đồn Kì Hoà, gọi tắt là Đại Đồn.

        ĐẠI HOÀNG NAM X HOÀNG NAM
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #9 vào lúc: 10 Tháng Bảy, 2019, 09:32:04 pm »


        ĐẠI HỘI ĐẢNG II (11-19.2.1951), đại hội đại biểu toàn quốc công khai đầu tiên, “đại hội kháng chiến” của ĐCS Đông Dương; họp tại xã Vinh Quang, h. Chiêm Hóa, t. Tuyên Quang; gồm 158 đại biểu chính thức, 53 đại biểu dự khuyết, thay mặt 766.349 đảng viên. Trong đại hội, chủ tịch Hồ Chí Minh đọc báo cáo chính trị tổng kết quá trình lãnh đạo CM của Đảng, xác định nhiệm vụ cấp bách của Đảng là “đưa kháng chiến đến thắng lợi. Các nhiệm vụ khác đều phải phụ thuộc vào đó”; đại hội ra nghị quyết khẳng định “đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì” là đúng đắn, chủ trương xây dựng ở mỗi nước VN, Lào, Campuchia một đảng CM phù hợp với hoàn cảnh cụ thể; ở VN Đảng ra hoạt động công khai, lấy tên là ĐLĐ VN. Đại hội thảo luận và nhất trí thông qua báo cáo chính trị, chính cương, điều lệ mới của Đảng và báo cáo “Bàn về cách mạng Việt Nam” do tổng bí thư Trường Chinh trình bày. Đại hội bầu BCHTƯ mới gồm 29 ủy viên, bầu lãnh tụ Hồ Chí Minh làm chủ tịch Đảng, Trường Chinh được bầu lại làm tổng bí thư. ĐHĐII đánh dấu bước quan trọng trong quá trình lãnh đạo và trưởng thành của Đáng, động viên toàn quân, toàn dân đẩy mạnh KCCP đến thắng lợi.

        ĐẠI HỘI ĐẢNG III (5-10.9.1960), đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 3 của ĐLĐ VN nhằm quyết định đường lối xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước, họp tại thủ đó Hà Nội; gồm 525 đại biểu chính thức, 51 đại biểu dự khuyết và gần 20 đoàn đại biếu các ĐCS và công nhân quốc tế. Đại hội đánh giá tình hình đất nước sau hiệp định Giơnevơ 1954 về Việt Nam, xác định CM VN có hai nhiệm vụ chiến lược: tiến hành CM XHCN ở miền Bắc; giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mĩ và tay sai, thực hiện thống nhất nước nhà. CM XHCN ở miền Bắc có tác dụng quyết định nhất đối với sự phát triển của toàn bộ CM cả nước, CM miền Nam có tác dụng quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam. Hai nhiệm vụ đó có quan hệ mật thiết và tác động thúc đẩy lẫn nhau, nhằm thực hiện mục tiêu chung của CM VN là hoàn thành độc lập dân tộc và dân chủ trong cả nước. Đại hội đề ra nhiệm vụ QS là bảo vệ miền Bắc, đẩy mạnh cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam và làm nghĩa vụ quốc tế. Đại hội bầu BCHTƯ mới gồm 47 ủy viên chính thức, 31 ủy viên dự khuyết. BCHTƯ bầu BCT gồm 11 ủy viên chính thức, 2 ủy viên dự khuyết; Hồ Chí Minh được bầu lại làm chủ tịch Đảng, Lê Duẩn được bầu làm bí thư thứ nhất BCHTƯ Đảng. ĐHĐIII là sự kiện lịch sử trọng đại, đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của CM VN.

        ĐẠI HỘI ĐẢNG IV (14-20.12.1976), đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 4 của ĐLĐ VN, họp tại thủ đô Hà Nội. Dự đại hội có 1.008 đại biểu thay mặt hơn 1,55 triệu đảng viên trong cả nước; có 29 đoàn đại biểu quốc tế. Đại hội đánh giá việc thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược do đại hội Đáng III (5-10.9. I960) đề ra; xác định đường lối thống nhất tổ quốc và đường lối CM XHCN của cả nước trong thời kì phát triển mới. Đại hội đề ra đường lối chung; phương hướng nhiệm vụ kế hoạch 5 năm (1976-80); mục tiêu, nhiệm vụ CM tư tưởng và văn hóa; tăng cường nhà nước XHCN; đường lối, chính sách đối ngoại; mục tiêu, nhiệm vụ nâng cao vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, về nhiệm vụ quốc phòng, đại hội xác định đi đôi với việc xây dựng đất nước về mọi mặt, phải xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, xây dựng LLVTND, xây dựng công nghiệp quốc phòng, bảo đảm cho đất nước sẵn sàng đánh bại mọi kẻ thù xâm lược. Đại hội quyết định đổi tên ĐLĐ VN thành ĐCS VN và thông qua điều lệ Đảng (sửa đổi); bầu BCHTƯ gồm 101 ủy viên chính thức, 32 ủy viên dự khuyết. BCHTƯ bầu BCT gồm 14 ủy viên chính thức, 3 ủy viên dự khuyết; bầu Ban bí thư gồm 9 ủy viên; bầu Lê Duẩn làm tổng bí thư. Là đại hội đánh dấu sự toàn thắng của công cuộc giải phóng dân tộc và thống nhất tổ quốc, đưa cả nước tiến lên CNXH.

        ĐẠI HỘI ĐẢNG VI (15-18.12.1986), đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 6 của ĐCS VN họp tại thủ đô Hà Nội. Dự đại hội có 1.129 đại biêu thay mặt gần 1,9 triệu đảng viên trong cả nước; có 35 đoàn đại biểu quốc tế. Đại hội đánh giá việc thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ do đại hội Đảng lần thứ 5 dề ra, rút ra bài học kinh nghiệm trong lãnh đạo của Đảng, tiếp tục khẳng định hai nhiệm vụ chiến lược của CM và đề ra nhiệm vụ bao trùm, mục tiêu tổng quát xây dựng CNXH trong những năm còn lại trên chặng đường dầu tiên của thời kì quá độ lên CNXH ở VN. về nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc, đại hội xác định toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đề cao cảnh giác, tăng cường khả năng quốc phòng và an ninh của đất nước, bảo đảm chủ động trong mọi tình huống đánh thắng cuộc chiến hanh phá hoại nhiều mặt của địch, về xây dựng Đảng, đại hội khẳng định Đảng phải đổi mới về nhiều mặt: đổi mới tư duy (trước hết là tu duy kinh tế); đổi mới tổ chức; đổi mới đội ngũ cán bộ; đổi mới phong cách lãnh đạo và công tác. Đại hội bầu BCHTƯ gồm 124 ủy viên chính thức, 49 ủy viên dự khuyết. BCHTU bầu BCT gồm 13 ủy viên chính thức, 1 ủy viên dự khuyết; bầu Ban bí thư gồm 13 ủy viên; bầu Nguyễn Văn Linh làm tổng bí thư. Tại đại hội, lần đầu tiên trách nhiệm cố văn BCHTƯ được giao cho Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ. Là đại hội kế thừa và quyết tâm đổi mới của Đảng, đánh dấu bước ngoặt trên con đường tiến lên CHXN của VN.
Logged

Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM