Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 02:16:39 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đ  (Đọc 8646 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #80 vào lúc: 12 Tháng Bảy, 2019, 11:03:52 pm »


        ĐỖ VĂN ĐỨC (s. 1925), phó tổng tham mưu trưởng QĐND VN (1982-95). Quê xã Trịnh Xá, h. Bình Lục, t. Hà Nam; nhập ngũ 1945, trung tướng (1986); đv ĐCS VN (1948). Trước CM tháng Tám (1945) hoạt động trong phong trào thanh niên ở Nam Bộ. 1945-52 phụ trách ban huấn luyện Trung đoàn 9; Ban quân huấn Khu 4; phó ban tác huấn phòng tham mưu Liên khu 4; tiểu đoàn trưởng, tham mưu phó Trung đoàn 9, Sư đoàn 304. Tháng 9.1952 phó phòng, trường phòng tổ chức biên chế Cục quân lực. Tham gia nhiều chiến dịch trong đó có Điện Biên Phủ (1954). Tháng 1.1965- 6.1969 trưởng phòng quân lực Bộ tham mưu Miền (B2); tham mưu phó BTL Miền. Tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh (1975). Tháng 8.1976-81 cục trường Cục quân lực BTTM. 1982-95 phó tổng tham mưu trường QĐND VN. Huân chương: Quân công (hạng nhất, hạng nhì), Chiến công hạng ba, Kháng chiến hạng nhất.



        ĐỖ VĂN NINH (s. 1939), Ah LLVTND (1978). Quê phường Ninh Xá, tx Bắc Ninh, t. Bắc Ninh: nhập ngũ 1964, đại tá (1983), tư lệnh phó binh chủng đặc công (1982); đv ĐCS VN (1965); khi tuyên dương Ah là thiếu tá, trung đoàn trường Trung đoàn đặc công 113, BTL đặc công. 1967-75 chiến đấu ở chiến trường miền Đông Nam Bộ, chỉ huy đơn vị đánh hơn 50 trận, diệt hơn 3.000 địch, phá hủy nhiều  máy bay, xe QS và các phương tiện chiến tranh trận đánh căn cứ Têchnich (Tây Ninh, 15.5.1969), chỉ huy tiểu đoàn diệt 500 địch (có 1 đại tá Mĩ), phá hủy 13 khẩu pháo và nhiều hầm ngầm, lô cốt. Đêm 12 rạng 13.8.1972, trực tiếp đi trinh sát và chỉ huy đội đặc công đánh khu kho 53, Tổng kho Long Bình, phá hủy 150t bom đạn, gần một nghìn tấn xăng dầu, diệt nhiều địch (có 1 đại tá Mĩ). 9.1978 chỉ huy trung đoàn bảo vệ biên giới phía tây nam và làm nhiệm vụ quốc tế tại Campuchia. 1982 tư lệnh phó Binh chủng đặc công. Huân chương: Chiến công (2 hạng nhì, 5 hạng ba), 4 lần Dũng sĩ.



        ĐỖ XUÂN DIỄN (s. 1932), Ah lao động thời kì đổi mới (1999). Quê xã Quảng Đức, h. Quảng Xương, t. Thanh Hóa; nhập ngũ 1950; thiếu tướng, tư lệnh Binh đoàn 12 (1989); đv ĐCS VN (1958); khi tuyên dương Ah là thiếu tướng, tư lệnh Binh đoàn 12 (tổng giám đốc Tổng công ti xây dựng Trường Sơn). Trong KCCP, cán bộ trung đội thuộc Tỉnh đội Thanh Hóa. Trong KCCM, 1964-74 liên tục chiến đấu trên tuyến đường Trường Sơn, trưởng thành từ trợ lí tham mưu tiểu đoàn đến trung đoàn trưởng, đảm nhiệm một trong những cung đường ác liệt nhất gồm các trọng điểm: cua Chữ A, đèo Phu La Nhích, ngầm Ta Lê, Lùm Bùm... Chỉ huy đơn vị kiên cường bám trụ trọng điểm, “mở đường mà tiến, đánh địch mà đi”, tháo gỡ bom mìn, san lấp hố bom, thông tuyến, thông đường, hộ tống từng đoàn xe vượt qua trọng điểm đưa hàng vào chiến trường. Sau giải phóng miền Nam, phó cục trường rồi cục trưởng Cục cầu đường (Tổng cục xây dựng kinh tế), phó tư lệnh Binh chúng công binh. 1988 phó tư lệnh rồi tư lệnh Binh đoàn 12, đã cùng tập thể lãnh dạo khắc phục khó khăn, năng động sáng tạo, dám nghĩ, dám làm tham gia xây dựng nhiều công trình trọng yếu có yêu cầu kĩ thuật cao của nhà nước và QĐ như: thủy điện Hoà Bình, thủy điện Yali. đường Bắc Thăng Long - Nội Bài, đường dây 500KV Bắc - Nam, đường Láng - Hoà Lạc, QL 5... Tổng công ti xây dựng Trường Sơn trở thành một doanh nghiệp có uy tín ở trong nước và quốc tế, được chủ tịch nước tặng thường huân chương Sao vàng (1999). Huân chương: Quân công (hạng nhì, hạng ba), Chiến công (hạng nhất, hạng nhì, hạng ba).


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #81 vào lúc: 13 Tháng Bảy, 2019, 10:15:16 am »


        ĐỖ XUÂN HỢP (1906-85), Ah LLVTND (1985). Quê q. Hoàn Kiếm, tp Hà Nội; nhập ngũ 1946, thiếu tướng, giáo sư (1955), giám đốc Học viện quân y (1960-78). Năm 1929 tốt nghiệp Trường cao đẳng y dược. 1944 bác sĩ y khoa. 1932-45 giảng viên Trường y dược Đông Dương, Đại học y khoa Việt Bắc (1949-54); viện trưởng Viện quân y Khu 10; hiệu trưởng kiêm chủ nhiệm Bộ môn giải phẫu trường: quân y sĩ Việt Bắc, sĩ quan quân y (1950-60); chủ nhiệm Bộ môn giải phẫu Đại học y khoa Hà Nội (1954-85); phó chủ tịch Tổng hội y học VN (từ khi thảnh lập); tham gia thành lập và là chủ tịch Hội hình thái học VN (1965-85); sáng lập viên Hội nhân chủng học, chuyên viên đầu ngành giải phẫu học VN; đào tạo 15.000 cán bộ y tế trong và ngoài QĐ; tác giả 125 công trình về nhân trắc học và hình thái học người VN (1934-85). Đại biểu Quốc hội khóa II-vII, ủy viên thường vụ Quốc hội khóa IV, phó chủ nhiệm ủy ban y tế - xã hội của Quốc hội khóa VI, ủy viên trung ương Mặt trận tổ quốc VN khóa III, phó chủ tịch ủy ban Mặt trận tổ quốc thành phố Hà Nội khóa IV. Giải thưởng Textut của Viện hàn lâm y học Pháp (1949), giải thưởng khoa học Hồ Chí Minh (1985). Huân chương: Hồ Chí Minh, Quân công hạng nhất.



        ĐỘ ẨM KHÔNG KHÍ, đại lượng vật lí đặc trưng cho lượng hơi nước chứa trong không khí, một trong những đặc trung cơ bản của thời tiết và khí hậu. Phân biệt độ ẩm tuyệt đối tính bằng khối lượng hơi nước (g) trong lm3 không khí và độ ẩm tương dối có giá trị bằng tỉ số (tính ra phần trăm) giữa áp suất riêng phần của hơi nước và áp suất hơi nước bão hòa ở nhiệt độ đang xét, được đo bằng ẩm kế. Ở VN có khí hậu nhiệt đới, độ ẩm tương đối rất cao, có khi tới 90-100%, gây nhiều khó khăn cho các hoạt động của máy móc, khí tài và thiết bị nhất là khí tài quang học và thiết bị điện tử. ĐÂKK cao tạo điều kiện phát triển nhiều loại nấm mốc làm hỏng khí tài và vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm.

        ĐỘ BỂN VỮNG CỦA CHẤT ĐỘC, khả năng chất độc giữ được tác dụng sát thương, được xác định bằng thời gian (giờ, ngày đêm, tuần lễ, tháng...) từ khi bắt đầu tập kích hóa học đến khi chất độc không còn khả năng sát thương (đối với người không dùng khí tài phòng độc). ĐBVCCĐ phụ thuộc vào tính chất hóa - lí, trạng thái chiến đấu (giọt lỏng, hơi, sương, khói...) của chất độc, đặc điểm địa hình và điều kiện khí tượng... Những chất độc có độ nhớt và nhiệt độ sôi cao, sử dụng ở dạng bột, giọt lỏng thường có độ bền vững lớn hơn những chất độc có độ nhớt và nhiệt độ sôi thấp, sử dụng ở dạng hơi. Vd: vx với nồng độ 0,13mg/l sau 6 tháng vẫn còn tới 40% không bị thủy phân, trong khi đó sarin với nồng độ 10g/l sau 10 giờ chỉ còn 5%. ĐBVCCĐ là cơ sở để phân loại chất độc theo tác dụng chiến thuật (chất độc lâu tan - từ vài giờ trở lên, chất độc mau tan - từ vài phút tới 2 giờ), chọn lựa phương pháp và chất tiêu độc hữu hiệu nhất.

        ĐỘ CAO NỔ. khoảng cách theo phương thẳng đứng tính từ điểm đạn nổ đến mặt phẳng ngang đi qua mục tiêu. Được đo bằng khí tài đo góc của pháo binh khi bắn đạn lắp ngòi hẹn giờ (nổ trên không). Muốn có ĐCN tối ưu (là ĐCN mà đạn có hiệu quả sát thương mục tiêu lớn nhất) phải điều chỉnh vạch khắc ngòi thích hợp. Khi bắn đạn lắp ngòi nổ không tiếp xúc, ĐCN tối ưu được ngòi tự động xác định.

        ĐỘ CAO TUYỆT ĐỐI của một điểm trên mặt đất, khoảng cách thẳng đứng từ một điểm đến mặt nước biển trung bình. Ở VN, lấy mặt nước biển trung bình ở đảo Hòn Dấu (Đồ Sơn, Hải Phòng) làm mặt nước chuẩn (độ cao 0).

        ĐỘ CAO TƯƠNG ĐỐI, độ cao của một điểm nào đó so với một điểm khác trên mặt đất, bằng hiệu số độ cao tuyệt đối của hai điểm đó. Cg độ chênh cao giữa hai điểm.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #82 vào lúc: 13 Tháng Bảy, 2019, 10:16:48 am »


        ĐỘ CHÍNH XÁC BẮN, đại lượng xác suất đánh giá khả năng bắn trúng mục tiêu của đạn. Được đặc trưng bời độ bắn trúng và độ bắn chụm. Độ bắn trúng (đôi khi cg độ bắn chuẩn) là mức độ trùng hợp giữa tâm tản mát của điểm chạm (điểm nổ) của đạn đối với tâm mục tiêu (hoặc điểm chỉ định trên mục tiêu). Độ bắn trúng phụ thuộc vào sự hoàn thiện và trạng thái kĩ thuật của vũ khí, đạn dược, khí tài bắn và quan sát; trình độ của người bắn trong việc xác định chính xác vị trí mục tiêu, chuẩn bị phần tử bắn, thực hiện các thao tác ngắm và bắn. Độ bắn chụm là độ tập trung điểm nổ (chạm) của đạn trên một diện tích giới hạn nào đó khi bắn với những phần tử và điều kiện bắn giống nhau. Đặc trưng bằng độ lệch điểm nổ (chạm) so với tâm tản mát (tâm tập trung). Độ bắn chụm càng nhỏ thì đạn càng ít tản mát. Độ bắn chụm thường được biểu thị bằng độ lệch xác suất (trong pháo binh cg khoảng lệch khái nhiên) về tầm, hướng và độ cao hoặc tỉ số của chúng so với tầm bắn (Lt/x, Lh/x, Lc/x). Tỉ số này càng nhỏ độ bắn chụm càng tốt. Độ bắn chụm phụ thuộc vào các yếu tố: chất lượng vũ khí, đạn dược, điều kiện bắn... Độ bắn chụm đối với pháo được coi là tốt nếu Lt/x=l/300-l/400; Lh/x=l/l.500-1/2.000. Độ bắn chụm của pháo phản lực thường kém hơn pháo khác. Để nâng cao ĐCXB phải thực hành đầy đủ những biện pháp về chuẩn bị bắn, xác định phần tử bắn hiệu lực chính xác và sửa bắn kịp thời...

        ĐỘ DẠT, độ lệch có hệ thống của đạn về một bên so với mặt phẳng bắn (mặt phẳng thẳng đứng chứa trục lòng nòng) do đạn quay nhanh quanh trục dọc khi bay. Giá trị ĐD phụ thuộc vào tầm bắn, độ cong của đường đạn, tốc độ quay của đạn và tăng lên khi các đại lượng trên tăng. Chiều của ĐD phụ thuộc vào chiều quay của đạn: lệch phải nếu đạn quay sang phải, lệch trái nếu đạn quay sang trái. Trong,các bảng bắn của pháo thường có lượng sửa về ĐD và chúng được tính đến khi chuẩn bị phần tử bắn. Loại đạn không quay (vd: đạn cối...) không có ĐD. Đối với súng bộ binh, ở cự li nhỏ hơn 600m, ĐD có giá trị không lớn (< 0,12m) nên thực tế không được tính đến khi bắn.

        ĐỘ DỐC, góc tạo bởi hướng của sườn dốc và mặt phẳng ngang. ĐD biểu thị mức độ nghiêng của địa hình so với mặt nằm ngang: ĐD thường đo bằng đơn vị đo góc hoặc ti lệ phần trăm giữa độ chênh cao và khoảng cách ngang giữa hai điểm. Trên bản đồ địa hình, ĐD được xác định theo khoảng cách giữa các đường bình độ và thước đo ĐD.

        ĐỘ MẬT VĂN KIỆN, mức độ bí mật xác định cho từng loại văn kiện quân sự. Có: tuyệt mật, tối mật và mật. Văn kiện tuyệt mật là những văn kiện liên quan đến chủ trương, kế hoạch về quốc phòng, chiến lược QS, nếu để lộ sẽ nguy hại đến an ninh quốc gia. Văn kiện tối mật là những văn kiện liên quan đến kế hoạch xây dựng lực lượng, phương án tác chiến và kế hoạch bảo đảm, nếu để lộ sẽ tác hại đến an ninh quốc gia. Văn kiện mật là những văn kiện liên quan đến tác chiến, không thuộc loại tuyệt mật và tối mật. Danh mục văn kiện QS tương ứng với từng độ mật được quy định trong các văn bản hiện hành của Nhà nước và BQP. Người kí văn kiện phải xác định đúng ĐMVK.

        ĐỘ NHẠY CỦA CHẤT NỔ, mức độ phản ứng của chất nổ với các tác động kích thích từ bên ngoài để chuyển thành nổ, được đặc trưng bởi giá trị năng lượng nhỏ nhất của kích thích bên ngoài (va đập, ma sát, đâm, chọc, đốt nóng...) cần thiết để kích nổ. ĐNCCN phụ thuộc vào loại chất nổ, dạng kích thích ban đầu,... và được xác định bằng các phương pháp thử đã tiêu chuẩn hóa. Vd: độ nhạy va đập của thuốc nổ phá được xác định bằng tỉ lệ % số lần nổ khi thử cho búa nặng 10kg rơi thẳng từ độ cao 0,25m xuống liều thuốc nổ cần thử, có khối lượng 0,05g. Độ nhạy của thuốc nổ mồi thường cao hơn của thuốc nổ phá. Hiểu biết về ĐNCCN cho phép bảo đảm an toàn khi sản xuất, cất giữ, vận chuyển và sử dụng đạn dược.

        ĐỘ NHIỄM XẠ, đại lượng đặc trưng cho mức độ xâm nhập trực tiếp của chất phóng xạ lên bề mặt hoặc vào trong đối tượng bị nhiễm (cơ thể người, trang bị, công trình QS, địa hình, lương thực, thực phẩm, nước...). Được tính bằng tốc độ phân rã tự nhiên của chất phóng xạ trên một đơn vị diện tích hoặc trong một đơn vị khối lượng (thể tích, dung tích) của vật nhiễm; đơn vị đo theo hệ SI là: Bq/m2, Bq/nP, Bq/kg. ĐNX trong vụ nổ hạt nhân phụ thuộc vào đương lượng nổ, phương thức nổ, điều kiện khí tượng và môi trường nổ, khoảng cách từ vật bị nhiễm đến tâm nổ. Trong thực tế, ĐNX được đo trực tiếp hoặc đo qua độ chiếu xạ, đơn vị tính là R/h. Nếu ĐNX chưa gây bệnh phóng xạ cho người bị nhiễm hoặc người sử dụng các trang bị bị nhiễm (vd: đối với người trên da lộ hở, quần áo, vũ khí cá nhân, lương thực, thực phẩm là 13,9.10-6R/s, đối với xe chiến đấu, xe tăng là 111,1.10-6 R/s) thì gọi là ĐNX cho phép. Nếu đối tượng bị nhiễm xạ trên ĐNX cho phép thì phải tẩy xạ ngay.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #83 vào lúc: 13 Tháng Bảy, 2019, 10:21:13 am »


        ĐỘ PHÓNG XẠ, đại lượng vật lí đặc trưng cho tốc độ biến đổi hạt nhân tự phát của một lượng chất phóng xạ (nguồn phóng xạ) xác định, tại một thời điểm xác định. Có kí hiệu là A và được tính theo các công thức:



        (trong đó dN là số hạt nhân biến đổi tự phát trong thời gian dt), hoặc A = aN = aN0e-at (a là hằng số phân rã của hạt nhân chất phóng xạ, N0 là số hạt nhân ban đầu của nguồn phóng xạ, e là cơ số lôgarit tự nhiên). ĐPX có đơn vị đo theo hệ SI là becơren (Bq; lBq = ls-1), ngoài hệ SI (thường dùng) là curi (Ci; 1Ci = 3,7.1010Bq). ĐPX cho biết mức độ mạnh yếu của một nguồn phóng xạ.

        ĐỘ TIN CẬY của vũ khí, trang bị kĩ thuật, khả năng của một vũ khí, trang bị kĩ thuật hay các bộ phận cấu thành của chúng hoàn thành các chức năng quy định, duy trì được các chỉ tiêu sử dụng trong giới hạn xác định. Tùy thuộc vào công dụng và điều kiện khai thác ĐTCcvk.tbkt có thể bao gồm: tính không hỏng, tuổi thọ, tính dễ sửa chữa và bảo quản trong sử dụng. ĐTCcvk.tbkt được đặc trưng bởi các chỉ tiêu tổng hợp: hệ số sẵn sàng, hệ số sử dụng kĩ thuật, lượng vận hành giữa hai lần sửa chữa, xác suất làm việc không hỏng hóc... Để bảo đảm các chỉ tiêu trên, cần phải đặc biệt chú ý đến chế độ và điều kiện khai thác, sử dụng và bảo quản vũ khí, trang bị kĩ thuật.

        ĐỐC NGỮ (Nguyễn Đức Ngữ; 7-1892), thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa chống Pháp vùng hạ lưu Sông Đà (1890-92). Quê xã Xuân Phú, h. Phúc Thọ, t. Hà Tây. Xuất thân nông dân nghèo, đi lính trong QĐ triều đình Tự Đức, được thăng chức đốc binh. 1883 khi thành Sơn Tây bị Pháp chiếm, ĐN chống lệnh bãi binh đầu hàng của triều đình, kiên quyết đánh Pháp. 1883-88 chiến đấu dưới sự chỉ huy của Nguyễn Quang Bích. 1890-92 đứng đầu nghĩa quân chống Pháp ở hạ lưu Sông Đà; được đồng bào Kinh, Mường ủng hộ, lực lượng nghĩa quân phát triển đến 1.200 người, trang bị bằng súng lấy được của địch và mua từ TQ. Từ hạ lưu Sông Đà nghĩa quân ĐN phối hợp với nghĩa quân Đề Kiểu ở Hưng Hóa, Hoàng Hoa Thám ở Bắc Giang, Nguyễn Thiện Thuật ở Hưng Yên và Tống Duy Tân ở Thanh Hóa; chỉ huy đánh thắng trận tao ngộ ở Quảng Nạp (Phú Thọ); đánh bại trận càn lớn của quân Pháp tại Thạch Khoán (Phú Thọ); đánh thắng trận Bằng Y (Bất Bạt, Hà Tây) và trận công phá nhà tù Sơn Tây, giải thoát 174 tù nhân; tập kích đồn Chợ Bờ (Hoà Bình); chỉ huy đánh bại ba trận càn lớn của thực dân Pháp vào căn cứ của nghĩa quân; diệt đồn Yên Lãng (nay thuộc Phú Thọ); phối hợp với nghĩa quân Tống Duy Tân phục kích đánh lực lượng càn quét của Pháp ở Niên Kỉ (nay là Thiết Ống, Bá Thước, Thanh Hóa). ĐN bị sát hại ở căn cứ Kha Cựu (thuộc Thanh Sơn, Phú Thọ).

        ĐỐC TÍT (Mạc Đăng Tiết; 1853-1916), thủ lĩnh khởi nghĩa Đốc Tít (1882-85), một trong những thủ lĩnh xuất sắc của khởi nghĩa Bãi Sậy (1883-92). Quê Yên Lưu Thượng, h. Hiệp Sơn, phủ Kinh Môn (nay là xã Hiệp An, h. Kinh Môn, t. Hải Dương). 1882 phát động khởi nghĩa chống Pháp ở vùng Hai Sông, nay thuộc địa phận 4 huyện: Thủy Nguyên (Hải Phòng), Đông Triều, Yên Hưng (Quảng Ninh), Kinh Môn (Hải Dương); lập căn cứ chính ở Trại Sơn (vùng rừng núi, phía nam sông Kinh Thày). 1884 chỉ huy nghĩa quân đánh bại cuộc tiến công của một tiểu đoàn quân Pháp vào Trại Sơn. 1885 phối hợp chiến đấu với nghĩa quân Bãi Sậy và được vua Hàm Nghi phong chức đề đốc quân vụ Hải Dương. 11.12.1885 sau đợt chiến đấu chống cuộc tiến công lớn của địch vào Trại Sơn, ĐT cho nghĩa quân rút về cù lao Hai Sông. Từ đây chỉ huy nghĩa quân đánh đồn Đông Triều (1886), đồn Uông Bí (1888), thành Hải Dương (1889). Tháng 8.1889 sau gần 1 tháng chống cuộc tiến công lớn của địch vào căn cứ Hai Sồng, do hết đạn và bị bao vây, ĐT buộc phải giải thể nghĩa quân và ra hàng; bị Pháp đày đi Angiêri và chết tại đó.

        ĐỐC TRẤN X. TỔNG BINH sứ

        ĐỘC HỌC QUÂN SỰ, chuyên ngành của y học QS nghiên cứu độc tính, tác hại của hóa chất, chất phóng xạ đối với người và động vật, đề ra các biện pháp phát hiện, tiêu độc, tẩy xạ. dự phòng, chẩn đoán và điểu trị, khắc phục hậu quả.

        ĐỘC LẬP TÁC CHIẾN, hoạt động tác chiến không do cấp trên trực tiếp chỉ huy, nhưng tuân theo ý định và kế hoạch chung: thường nằm ngoài đội hình cấp trên và không được chi viện, bảo đảm. Có ĐLTC trong chiến đấu, chiến dịch, chiến lược. ĐLTC có thể giải quyết một nhiệm vụ, một trận chiến đấu hoặc tác chiến trên một hướng. Lực lượng ĐLTC có thể từ phân đội đến binh đoàn của từng binh chủng hoặc quân chủng, được tăng cường hoặc không. Khi ĐLTC phải dựa vào các khu vực phòng thủ và phối hợp chặt chẽ với LLVTND địa phương.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #84 vào lúc: 13 Tháng Bảy, 2019, 10:23:34 am »


        ĐỘC TỐ, chất độc do vi sinh vật, động vật, thực vật sống sinh ra, gây độc cho người và động vật nhưng không truyền nhiễm. Tùy theo ĐT ở ngoài hay trong tế bào của chủ thể, chia ra: ngoại ĐT và nội ĐT. Ngoại ĐT (như thịt, bạch hầu, uốn ván...) do vi khuẩn tiết ra khi sinh sản ở môi trường kí sinh và chi gồm các axít amin. Nội ĐT (như thương hàn...) không những có trong môi trường kí sinh mà còn có ngay trong tế bào chủ thể và có thành phần hóa học phức tạp. Điển hình là ĐT: batulinaltoxin (BTX), saxitoxin (STX), palitoxin, rixin, vi khuẩn AX (độc gấp hàng vạn lần sarin), rong biển (TZ, độc tương đương VX)... Trước đây ĐT được coi là vũ khí sinh học, nhưng không truyền nhiễm nên coi là chất độc hóa học, thực tế ĐT là dạng trung gian của vũ khí sinh học và hóa học, hiện coi là chất độc hóa sinh học. Trong CTTG-II Anh, Canada, Mĩ, Pháp nghiên cứu ĐT rixin (có nguồn gốc thực vật, thu được khi chế hóa dầu thầu dầu) có tác dụng gây ngạt thở và tê liệt thần kinh. Đầu những năm 70 tk 20. trong chiến tranh xâm lược VN, quân Mĩ đã dùng các ĐT mang mật danh enterotoxin-B (PG) và saxitoxin.

        ĐỒl A1 nh A1

        ĐỒI ĐỘC LẬP (Pú Vang), đồi cao 603m, dài 700m, rộng 150m, nằm riêng biệt ở phía bắc Điện Biên Phủ, bắc trung tâm Mường Thanh 4km, trên đường Điện Biên Phủ - Lai Châu. Trên đồi có cụm cứ điểm Gabrien (Gabrielle) thuộc Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, được Pháp xây dựng từ 1.1954, do Tiểu đoàn 5 Âu - Phi và 1 đại đội người Thái chiếm giữ. 15.3.1954 trong đợt 1 chiến dịch Điện Biên Phủ (13.3-7.5.1954), Trung đoàn 88 Đại đoàn 308 và Trung đoàn 165 Đại đoàn 312 tiến công cụm cứ điểm này, diệt và bắt 600 địch, góp phần tiêu diệt Phân khu Bắc tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ (x. trận Đồi Độc Lập, 15.3.1954).

        ĐỐI ĐẨU, hành động chống đối trực tiếp, quyết liệt, không khoan nhượng giữa các nước, các giai cấp hoặc tổ chức chính trị - xã hội có lợi ích đối kháng. Trong thời kì chiến tranh lạnh, ĐĐ giữa CNXH và CNĐQ diễn ra rất gay gắt, căng thẳng bởi những âm mưu và hành động của CNĐQ như: đe dọa dùng vũ lực; khống chế, bao vây, cấm vận; hoạt động phá hoại nhiều mặt; đẩy mạnh chạy đua vũ trang, thành lập các khối quân sự, chuẩn bị chiến tranh. ĐĐ đã làm tăng thêm tình hình căng thẳng trên thế giới và khu vực.

        ĐỐI KHÁNG ĐIỆN TỬ nh TÁC CHIỂN ĐIỆN TỬ

        ĐỐI PHƯƠNG nh ĐỊCH

        ĐỐI THOẠI, trao đổi ý kiến trực tiếp giữa hai bên hoặc nhiều bên để thống nhất giải quyết những vấn đề các bên quan tâm. Từ những năm 70 của tk 20, có một số trường hợp, ĐT được dùng để giải quyết những bất đồng hoặc tranh chấp quốc tế thay cho đối đầu. Sau chiến tranh lạnh, ĐT được sử dụng rộng rãi trên cơ sở tồn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, cùng có lợi.

        ĐỐI TƯỢNG TÁC CHIẾN, LLVT đối địch của một quốc gia hoặc liên minh các quốc gia đang hoặc sẽ có thể tham chiến. ĐTTC còn là đơn vị LLVT đối địch đang hoặc sẽ tiến hành tác chiến.

        ĐỐI TƯỢNG TÁC CHIẾN của đặc công, đối tượng tác chiến được xác định cho từng loại đặc công. ĐTTC của đặc công bộ chủ yếu ở trên đất liền: ĐTTC của đặc công nước chủ yếu là ở trên sông, biển, hải đảo; ĐTTC của đặc công biệt động chủ yếu là ở địa bàn thành phố trong vùng địch tạm chiếm.

        ĐỘI (cổ), đơn vị tổ chức cơ sở của QĐ các triều đại Hồ, Hậu Lê, Nguyễn và Tây Sơn ở VN. Thường có trong tổ chức của bộ binh. Trong quân đội Hồ, Đ liền dưới vệ (1 vệ gồm 18 Đ), quân (đại quân gồm 20 Đ, trung quân gồm 18 Đ) hoặc doanh (1 doanh gồm 15 Đ), có quân số 18 người. Trong quân đội Hậu Lê, thời Lê Sơ (1428-1527), ở vệ quân các đạo, Đ liền dưới sở, gồm 20 người; thời Lê - Trịnh (1533-1786), có 283Đ (Đ lớn nhất có 275 người; Đ nhỏ nhất có 15 người). Trong quân đội Nguyễn, thời kì 1558-1777, Đ liền dưới cơ hoặc doanh, có quân số 30-50 người; từ 1802, Đ liền trên thập, dưới cơ hoặc vệ, có 50 người. Trong quân đội Tây Sơn, Đ liền dưới cơ, có 30-50 người. Đ còn là đơn vị tổ chức của thủy binh, tượng binh, pháo binh,... của các triều đại này, có quân số tùy thuộc vào số lượng thuyền, voi chiến, số lượng và loại vũ khí được biên chế.

        ĐỘI AN NINH VŨ TRANG, tổ chức thuộc lực lượng an ninh vũ trang ở các tỉnh, chiến khu trong KCCP và phát triển ở miền Nam trong KCCM, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Gồm những người có phẩm chất đạo đức CM, ý chí chiến đấu cao, đủ trình độ và sức khỏe, được trang bị vũ khí chiến đấu. Nhiệm vụ: đấu tranh với những hoạt động chống phá về chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội; bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền và nhân dân; chống những âm mưu và hành động xâm phạm chủ quyền của tổ quốc, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ở địa phương.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #85 vào lúc: 13 Tháng Bảy, 2019, 10:24:55 am »


        ĐỘI BẢO ĐẢM VẬN ĐỘNG, tổ chức lâm thời trong tác chiến (hành quân) của bộ đội binh chủng hợp thành, luôn đi trước đội hình để bảo đảm hành quân, truy kích hoặc rút lui. Thành phần chủ yếu của ĐBĐVĐ là phân đội công binh, khi cần có thể tăng cường các phân đội bộ binh, hóa học, phòng không... Nhiệm vụ chủ yếu của ĐBĐVĐ là tiến hành trinh sát cầu, đường; sửa chữa gấp hoặc khắc phục các đoạn đường bị phá hoại hoặc hư hỏng, làm đường vòng tránh, bắc cầu tạm, rải vệt để vượt qua các chướng ngại, phá gỡ, khắc phục vật cản trên đường...

        ĐỘI BAY nh TỔ BAY

        ĐỘI CẢNH GIỚI HÀNH QUÂN BÊN SƯỜN, phân đội phái đi bên sườn (một hoặc hai bên) lực lượng chủ yếu hành quân chiến đấu để phát hiện, theo dõi tình hình liên quan đến hành quân, kịp thời ngăn chặn đối phương tiến công bất ngờ vào lực lượng chủ yếu từ bên sườn, tạo điều kiện để lực lượng này cơ động hoặc triển khai chiến đấu. Khoảng cách với lực lượng chủ yếu phải bảo đảm thời gian và không gian cần thiết để lực lượng chủ yếu kịp xử trí tình huống. Căn cứ vào quy mô, nhiệm vụ và môi trường hành quân để tổ chức ĐCGHQBS (thường là trung đội, có thể là đại đội hoặc tương đương).

        ĐỘI CẢNH GIỚI HÀNH QUÂN PHÍA SAU, phân đội phái đi sau lực lượng chủ yếu trong hành quân để phát hiện, theo dõi tình hình ở phía sau liên quan đến hành quân. Khoảng cách với lực lượng chủ yếu phải bảo đảm thời gian và không gian cần thiết để lực lượng chủ yếu kịp xử trí các tình huống. Căn cứ vào quy mô, nhiệm vụ và môi trường hành quân để tổ chức ĐCGHQPS (thương là trung đội, có thể đến đại đội hoặc tương đương).

        ĐỘI CẢNH GIỚI HÀNH QUÂN PHÍA TRƯỚC, đội phái đi trước làm nhiệm vụ phát hiện, theo dõi tình hình ở phía trước liên quan đến hành quân và kịp thời ngăn chặn đối phương từ phía trước bất ngờ tiến công vào đội hình hành quân, tạo điều kiện để lực lượng chủ yếu cơ động hoặc triển khai chiến đấu. Khoảng cách với lực lượng chủ yếu phải bảo đảm thời gian và không gian cần thiết để lực lượng chủ yếu kịp xử trí tình huống. Căn cứ vào quy mô, nhiệm vụ và môi trường hành quân để tổ chức ĐCGHQPT (thường là trung đội, đại đội hoặc tương đương).

        ĐỘI CẤN (Trịnh Văn Cấn; 7-1918), người lãnh đạo khởi nghĩa Thái Nguyên (8.1917-1.1918). Quê phủ Vĩnh Tường, t. Vĩnh Yên (nay thuộc xã Vũ Di, h. Vĩnh Tường, t. Vĩnh Phúc), xuất thân nông dân nghèo, vào linh khố xanh, được thăng đội trưởng lính cơ tập trong Lực lượng cảnh sát đặc biệt toàn Đông Dương. Ngầm liên lạc với chính trị phạm ở nhà lao Thái Nguyên, được Lương Ngọc Quyến giác ngộ. 30.8.1917 chỉ huy 131 nghĩa quân nổi dậy giết giám binh Nôen (Noel), chiếm các công sở, giải thoát Lương Ngọc Quyến cùng một số chính trị phạm... làm chủ tỉnh lị Thái Nguyên, phát hịch “Tuyên bố Thái Nguyên độc lập” tới nhân dân trong vùng. Được nhân dân ủng hộ, ĐC chỉ huy lực lượng nghĩa quân hơn 600 người chống trả quyết liệt cuộc đàn áp của hơn 2.000 quân Pháp, có pháo binh và tàu chiến yểm hộ. 10.1.1918 nghĩa quân bị bao vây ở khu căn cứ Núi Pháo, ĐC đã tự sát.

        ĐỘI CHUYỂN THƯƠNG, tổ chức quân y lâm thời, cơ động, thường dược tổ chức trong chiến đấu và chiến dịch để hậu tống và vận chuyển thương binh từ trung đoàn, sư đoàn về các cơ sở điều trị quân y mặt trận và khu vực. ĐCT có từ KCCP, trong KCCM được thành lập ở các chiến dịch và chiến trường (quân khu). Biên chế 30-40 cán bộ nhân viên và tải thương, thường kết hợp với các binh trạm vận tải chiến dịch và khu vực để tổ chức chuyển thương cơ giới và dân công. Tuỳ theo địa bàn hoạt động, đội được trang bị một số phương tiện cơ giới để vận chuyển thương binh như ô tô, ca nô... ĐCT tương đương cấp đại đội, năng lực chuyên môn tương đương quân y cấp tiểu đoàn.

        ĐỘI CƠ ĐỘNG VẬT CẢN, tổ chức lâm thời trong tác chiến của bộ đội binh chủng hợp thành, dùng để cơ động bố trí vật cản nổ (mìn), kết hợp với phá hoại giao thông nhằm ngăn chặn xe tăng, cơ giới địch, phát triển tiến công, thọc sâu, vu hồi...; ngăn chặn địch phản kích, phản đột kích; bảo vệ sườn cho lực lượng cơ động tiến công hoặc dự bị khi bước vào tác chiến. ĐCĐVC được tổ chức từ lực lượng công binh (công binh công trình hay công binh vật cản), được trang bị mìn và các phương tiện phóng, rải mìn (thô sơ hoặc cơ giới)... hành động kết hợp với đội dự bị chống tăng, hoặc độc lập. ĐCĐVC được chỉ định khu vực bố trí mìn (các tuyến rải mìn), đường cơ động (di chuyển), hướng hoạt động tiếp theo.

        ĐỘI CUNG (Nguyễn Văn Cung; 7-1941), người chỉ huy cuộc binh biến Đô Lương (Nghệ An). Quê Thanh Hóa. ĐC là đội lính khố xanh trong Lực lượng cảnh sát đặc biệt toàn Đông Dương. 8.1.1941 được giám binh Pháp điều về đồn Chợ Rạng thay đồn trưởng A. Lôngdơ. 13.1.1941 cùng với 11 lính khố xanh trong đồn làm binh biến kéo về chiếm đồn Đô Lương. Do tự phát và thiếu tố chức, cuộc binh biến nhanh chóng bị dập tắt, một số nghĩa binh bị giết và bị bắt. ĐC chạy về Thanh Hóa, sau đó bị mật thám Pháp bắt. Địch tra khảo, ĐC nhận hết trách nhiệm về mình và yêu cầu quân Pháp tha cho những người lính bị bắt. Pháp xử bắn ĐC cùng 9 người khác.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #86 vào lúc: 13 Tháng Bảy, 2019, 10:26:27 am »


        ĐỘI DANH DỰ, phân đội được tổ chức để: chào mừng theo nghi thức QĐ; đứng dưới quốc kì, quân kì, làm hàng rào danh dự, tiêu binh trong những buổi lễ long trọng; tham dự lễ tang quân nhân hoặc công dân có công đặc biệt đối với tổ quốc. Tùy theo nghi thức quy định, ĐDD thường là trung đội, đại đội. Đội trưởng là SQ, mang súng ngắn; các đội viên mang súng trường có lê hoặc tiểu liên. Khi làm nhiệm vụ, ĐDD hành động theo quy định về tổ chức nghi lễ, phục tùng người điều khiển chung buổi lễ. Có ĐDD QĐND VN và ĐDD của các đơn vị cấp binh đoàn, liên binh đoàn.

        ĐỘI DU KÍCH BA TƠ, đội vũ trang tập trung đầu tiên của t. Quảng Ngãi và Nam Trung Bộ do ĐCS Đông Dương tổ chức, lãnh đạo. Thành lập 12.3.1945, gồm 28 cán bộ, chiến sĩ, có 24 súng, biên chế thành 3 tiểu đội. Hai tháng đầu, đội hoạt động trong vùng đồng bào Thượng trên dãy Trường Sơn, phát triển thành 2 đại đội và chuyển về trung du xây dựng chiến khu. Đại đội Phan Đình Phùng xây dựng Chiến khu Bắc (ở xã Vĩnh Sơn, h. Sơn Tịnh), Đại đội Hoàng Hoa Thám xây dựng Chiến khu Nam (ở Núi Lớn, h. Mộ Đức). Đến 8.1945, ĐDKBT có gần 2.000 người, là lực lượng nòng cốt cùng nhân dân giành chính quyền CM ở Quảng Ngãi trong tổng khởi nghĩa. ĐDKBT là tiền thân của LLVT Liên khu 5. Đội trưởng, chính trị viên đầu tiên: Phạm Kiệt, Nguyễn Đôn.

        ĐỘI DỰ BỊ, thành phần của đội hình chiến đấu (bố trí chiến dịch) để giải quyết những nhiệm vụ nảy sinh trong quá trình tác chiến. Có ĐDB binh chủng hợp thành, ĐDB quân chủng, ĐDB binh chủng, ĐDB bộ đội chuyên môn, kĩ thuật...

        ĐỘI DỰ BỊ BINH CHỦNG, gọi chung các đội dự bị được tổ chức bằng lực lượng của các binh chủng hoặc bộ đội chuyên môn để sẵn sàng xử trí các tình huống nảy sinh trong tác chiến, do người chỉ huy (tư lệnh) binh chủng hợp thành tổ chức và chỉ huy. ĐDBBC có: đội dự bị chống tăng, đội cơ động vật cản, đội dự bị công binh, đội dự bị hóa học... Căn cứ quy mô nhiệm vụ tác chiến và tình hình cụ thể để tổ chức các ĐDBBC, lực lượng thường là phân đội, có thể đến binh đội. ĐDBBC thường bố trí ở tuyến sau trên hướng chủ yếu, nơi kín đáo, tiện cơ động thực hiện nhiệm vụ và phải tăng cường công sự, ngụy trang, giữ bí mật. Cg lực lượng dự bị binh chủng.

        ĐỘI DỰ BỊ BINH CHỦNG HỢP THÀNH, đội dự bị được tổ chức bằng lực lượng của bộ đội binh chủng hợp thành để sẵn sàng tăng cường cho các trận then chốt, các hướng hoặc xử trí các tình huống trong tác chiến. Căn cứ quy mô tác chiến và tình hình các mặt (địch, ta, địa hình...), lực lượng ĐDBBCHT có thể là phân đội, binh đội, binh đoàn. ĐDBBCHT thường bố trí ở tuyến sau trên hướng chủ yếu, nơi kín đáo, tiện cơ động thực hiện nhiệm vụ và phải tăng cường công sự, ngụy trang, giữ bí mật.

        ĐỘI DỰ BỊ CHỐNG TĂNG, đội dự bị gồm phân đội (binh đội) pháo chống tàng và các phương tiện chống tăng khác để cơ động đánh xe tăng địch trên hướng quan trọng nhất, do người chỉ huy (tư lệnh) bộ đội binh chủng hợp thành trực tiếp chỉ huy. ĐDBCT được sử dụng trong tiến công đánh xe tăng địch phản kích (phản đột kích) hoặc chi viện cho lực lượng cơ động hoặc đội dự bị vào tác chiến; trong phòng ngự là một thành phần của hệ thống chống tăng, cơ động tác chiến trên hướng xe tăng địch uy hiếp. ĐDBCT được bố trí ở vị trí tiện cơ động, thường chiến đấu hiệp đồng với các loại vũ khí chống tăng khác và đội cơ động vật cản.

        ĐỘI DỰ BỊ CÔNG BINH, đội dự bị gồm phân đội (binh đội) công binh để giải quyết các nhiệm vụ bảo đảm công binh nảy sinh trong quá trình tác chiến. Người chỉ huy xác định số lương thành phần, nhiệm vụ, vị trí bố trí ĐDBCB khi hạ quyết tâm chiến đấu (chiến dịch).

        ĐỘI DỰ BỊ HÓA HỌC, đội dự bị gồm phân đội hóa học đặt dưới quyền người chỉ huy bộ đội binh chủng hợp thành để sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ nảy sinh trong quá trình tác chiến: xử lí tình huống hạt nhân, hóa học, thay thế các phân đội hóa học thuộc quyền khi bị mất sức chiến đấu và các nhiệm vụ chuyên môn khác... Số lượng và thành phần ĐDBHH tùy thuộc quy mô địch sử dụng vũ khí hủy diệt lớn, lực lượng hóa học hiện có, tính chất và đặc điểm nhiệm vụ chiến đấu, chiến dịch. ĐDBHH thường được tổ chức ở cấp sư đoàn trở lên, bố trí nơi tiện cơ động, gần khu vực thực hiện nhiệm vụ dự kiến.

        ĐỘI DỰ BỊ XE TĂNG, đội dự bị gồm phân đội (binh đội) xe tăng do người chỉ huy binh chùng hợp thành hoặc người chỉ huy xe tăng trực tiếp nắm để giải quyết các nhiệm vụ nảy sinh trong quá trình tác chiến.

        ĐỘI ĐẶC CÔNG, phân đội chiến thuật cơ bản của binh chủng đặc công. Có thể chiến đấu độc lập hoặc trong đội hình tiểu đoàn đặc công. Gồm 3-4 mũi đặc công, được trang bị gọn, mạnh; thường nằm trong biên chế tiểu đoàn. Thường vận dụng các phương pháp tác chiến: tập kích bí mật, phá hủy bí mật, tập kích bằng hỏa lực.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #87 vào lúc: 13 Tháng Bảy, 2019, 10:27:27 am »


        ĐỘI ĐIỀU TRỊ, phân đội quân y thuộc tuyến quân y quân khu, quân đoàn, mặt trận hoặc trực thuộc Cục quân y, có nhiệm vụ làm phẫu thuật cơ bản, giữ lại điều trị những thương binh, bệnh binh có vết thương, bệnh tật có thể chữa khỏi trong vòng một tháng. Trong thời chiến, thường làm nhiệm vụ cơ động phục vụ chiến dịch, hay một hướng của chiến dịch hoặc thu dung, điều trị thương binh, bệnh binh ở một số khu vực cần thiết. Có trong QĐND VN từ sau chiến dịch Biên Giới (1950).

        ĐỘI ĐỔ BỘ ĐƯỜNG BIỂN, tổ chức lâm thời thuộc thành phần lực lượng đổ bộ quân, bao gồm các tàu đổ bộ, tàu vận tải chở quân, tàu phá vật cản và các tàu bảo vệ trực tiếp. Nhiệm vụ của ĐĐBĐB là vận chuyển và đổ quân đổ bộ lên bờ biển đối phương.

        ĐỘI HÌNH BAY, hình thái sắp xếp các máy bay ở trên không theo gián cách, cự li và độ chênh cao trong không gian (tạo thành tốp) để phát huy sức mạnh của nhiều chiếc máy bay cùng thực hiện một nhiệm vụ nhất định. ĐHB có các loại: hàng dọc, hàng ngang, bậc thang, quả trám, bàn tay xòe, chữ A, chữ S; hẹp (mật tập), mở rộng, kéo dài... Trong ĐHB, máy bay dẫn đầu là đội trưởng, các máy bay khác là đội viên.

        ĐỘI HÌNH BƯỚC VÀO CHIẾN ĐẤU nh ĐỘI HÌNH TRƯỚC CHIẾN ĐẤU

        ĐỘI HÌNH CHIẾN ĐẤU, hình thái bố trí lực lượng để tiến hành trận chiến đấu. Mỗi quân chủng, binh chủng trong trận chiến đấu thường có ĐHCĐ riêng. Trong tác chiến hiệp đồng quân chủng, binh chủng ĐHCĐ các binh đoàn, binh đội, phân đội của quân chủng, binh chủng là một bộ phận của ĐHCĐ thống nhất được bố trí phù hợp trong khu vực tác chiến, nhằm phát huy tốt nhất khả năng chiến đấu của mỗi lực lượng, bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu chung. ĐHCĐ phải phù hợp  với ý định chiến đấu, bảo đảm tập trung được nỗ lực vào khu vực (hướng, mục tiêu) chủ yếu, tiện cơ động và chuyển hóa thế trận trong quá trình chiến đấu, bảo đảm hiệp đồng chặt chẽ, chỉ huy vững chắc, liên tục, có khả năng phòng chống vũ khí hủy diệt lớn, vũ khí công nghệ cao, tác chiến điện tử của địch và hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu được giao. Xác định ĐHCĐ phải căn cứ vào: nhiệm vụ chiến đấu, chiến thuật vận dụng, tình hình địch, ta, địa hình, thời tiết... Có ĐHCĐ: bộ phận, thê đội. ĐHCĐ bộ phận gồm các lực lượng đảm nhiệm từng phần nhiệm vụ, như: khi đánh địch trong công sự vũng chắc có lực lượng mờ cửa, đột kích một, đột kích hai, hỏa lực, dự bị binh chủng hợp thành, dự bị binh chủng... ĐHCĐ thể đội gồm: thể đội một, thể đội hai, hỏa lực, dự bị binh chủng hợp thành, dự bị binh chủng... ĐHCĐ của lục quân là ĐHCĐ của các binh đoàn, binh đội, phân đội lục quân và các phân đội tăng cường để tiến hành trận chiến đấu. Trong chiến đấu hiệp đồng binh chủng của lục quân, cơ sở của ĐHCĐ là các phân đội, binh đội, binh đoàn bộ binh (bộ binh cơ giới). ĐHCĐ của phòng không là ĐHCĐ của các phân đội, binh đội, binh đoàn phòng không để tiến hành trận chiến đấu phòng không và thực hiện các nhiệm vụ khác. Gồm ĐHCĐ của các binh đội tên lửa, pháo và rađa phòng không, các phân đội chuyên môn kĩ thuật, hậu cần, lực lượng dự bị và SCH binh đoàn, có thể có ĐHCĐ của phân đội, binh đội không quân tiêm kích, tác chiến điện tử... ĐHCĐ của bộ đội phòng không phải bảo đảm tập trung được lực lượng trên hướng hoạt động chủ yếu của không quân đối phương và tiêu diệt chúng ở cự li xa nhất: đánh được liên tục, dài ngày, chỉ huy vững chắc. ĐHCĐ của không quân là ĐHCĐ của các biên đội, phân đội, binh đội không quân để tiến hành trận chiến đấu không quân; yêu cầu phải phát huy được mọi khả năng chiến đấu của từng máy bay. tùng phi đội, biên đội. phân đội, binh đội...; phát hiện mục tiêu thuận lợi, dễ cơ động, tiện chỉ huy, hiệp đồng, an toàn và hạn chế được thiệt hại do địch gây ra. ĐHCĐ của hải quân là ĐHCĐ của các phân đội, binh đội, binh đoàn hải quân để tiến hành trận chiến đấu trên biển. Gồm ĐHCĐ của pháo binh, tên lửa bờ, hải quân đánh bộ, của không quân hải quân và của tàu hải quân. ĐHCĐ của tàu hải quân thường gồm nhóm tàu công kích (tiến công, đợt kích), nhóm tàu bảo đảm, nhóm tàu chuyên trách... ĐHCĐ phải bảo đảm phát huy được hết tính năng các loại vũ khí và phương tiện kĩ thuật trên tàu, cơ động linh hoạt, chỉ huy vững chắc hiệp đồng chặt chẽ.

        ĐỘI HÌNH HÀNH QUÂN, bố trí lực lượng của các phân đội, binh đội, binh đoàn trong hành quân. ĐHHQ phải phù hợp  với tình hình và nhiệm vụ từng đơn vị, bảo đảm tốc độ hành quân, kịp thời triển khai thành đội hình trước chiến đấu và đội hình chiến đấu, chỉ huy bộ đội linh hoạt vững chắc. ĐHHQ có thể gồm: lực lượng cảnh giới, lực lượng chủ yếu, lực lượng bảo đảm và hậu cần, kĩ thuật. Tùy tính chất hành quân, còn có thể có tiền vệ, đội bảo đảm vận động, hậu vệ và thu dung.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #88 vào lúc: 13 Tháng Bảy, 2019, 10:28:47 am »


        ĐỘI HÌNH HÀNH QUÂN CỦA TÀU. bố trí lực lượng của các binh đoàn (nhóm, cụm) tàu mặt nước bảo đảm về cự li, giãn cách phù hợp với tình hình nhiệm vụ hành quân. Đội hình hành quân của binh đoàn tàu thường gồm lực lượng chủ yếu (các tàu được bảo vệ hoặc ưu tiên) và các nhóm tàu bảo đảm (trinh sát, tác chiến điện tử, phòng không, chống ngầm...), nhằm bảo đảm an toàn khi hành quân và nhanh chóng triển khai thực hiện nhiệm vụ chiến đấu được giao. ĐHHQCT phải: phát hiện kịp thời, phòng chống hiệu quả các lực lượng, phương tiện tập kích của đối phương; nhanh chóng triển khai thành đội hình chiến đấu, chỉ huy ổn định và vững chắc; giữ bí mật về đặc điểm thành phần lực lượng và những hoạt động của đội hình; cơ động nhanh và an toàn.

        ĐỘI HÌNH TRƯỚC CHIẾN ĐẤU, bố tri lực lượng giãn thưa theo chiều rộng và chiều sâu, khi vận động tiếp cận khu vực tác chiến, khi tiến công trong chiều sâu phòng ngự cua quân dịch, nhằm giảm bớt thiệt hại do những đòn đột kích của đối phương, bảo đảm nhanh chóng cơ động và triển khai thành đội hình chiến đấu, khi vượt qua các vùng nhiễm độc, bị phá hoại, bị cháy... ĐHTCĐ được chuyển từ đội hình hành quân hoặc từ đội hình chiến đấu và ngược lại ĐHTCĐ cũng có thể chuyển thành đội hình hành quản hoặc đội hình chiến đấu. ĐHTCĐ của binh đoàn (binh đội) gồm ĐHTCĐ của các binh đội (phân đội); ĐHTCĐ của tiểu đoàn bộ binh (cơ giới) gồm đội hình hàng dọc của các đại đội. Cg đội hình bước vào chiến đấu.

        ĐỘI HỖN HỢP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ VŨ KHÍ HÚY DIỆT LỚN, tổ chức lâm thời nhiều thành phần để giải quyết hậu quả do đối phương sử dụng vũ khí hủy diệt lớn. Gồm người của các binh chủng bộ binh (bộ binh cơ giới), công binh, hóa học. thông tin và các ngành kĩ thuật, quân y... Thường tổ chức ở cấp trung đoàn trở lên, có nhiệm vụ: cứu chữa, đưa người và các phương tiện (vũ khí) trang bị chiến đấu ra khỏi khu vực bị sát thương; dập tắt hoặc ngăn chặn đám cháy phát triển; khôi phục đường cơ động; tiến hành tiêu tẩy chuyên môn...

        ĐỘI KHÍ TƯỢNG, phân đội thuộc biên chế trung đoàn không quân, có nhiệm vụ thu thập các yếu tố về khí tượng để người chỉ huy hạ quyết tâm thực hiện nhiệm vụ bay. ĐKT nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện cấu trúc của khí quyển, các tính chất, quá trình vật lí xảy ra (mây, mưa, giông, bão...) và đặc điểm thời tiết khí hậu ở các vùng, miền trong khoảng thời gian nhất định. ĐKT giúp người chỉ huy quyết định kế hoạch bay huấn luyện, chiến đấu trong ngày, tuần, tháng, quý; nắm chắc các biểu hiện và diễn biến khí tượng trong suốt quá trình thực hiện bay để bảo đảm bay an toàn, đạt hiệu quả cao.

        ĐỘI KIỂM SOÁT HÀNH CHÍNH, bộ phận của đồn biên phòng làm nhiệm vụ kiểm soát việc tuân thủ pháp luật, việc qua lại, ra vào khu vực biên giới, vùng biển; duy trì hoạt động lưu thông biên giới, thực hiện quy chế biên giới; phát hiện và xử lí các hành vi vi phạm, góp phần giữ vững chủ quyền an ninh biển giới quốc gia. ĐKSHC gồm; đội trưởng, đội phó, các kiểm soát viên; biên chế cụ thể tuỳ thuộc vào đặc điểm từng tuyến (biên giới hay bờ biển) và số lượng các cửa khẩu, đường mòn qua lại biên giới, chợ biên giới, cửa sông, cửa lạch trong phạm vi mỗi đồn biên phòng. ĐKSHC có thể đặt trạm kiểm soát cố định thường xuyên, trạm kiểm soát bất thường hoặc thực hiện kiểm soát lưu động trong khu vực đảm nhiệm.

        ĐỘI MỞ CỬA ĐÁNH CHIÊM ĐẦU CẦU X. BỘ PHẬN (ĐỘI) MỞ CỬA ĐÁNH CHIẾM ĐẦU CẦU

        ĐỘI NỮ DU KÍCH MINH KHAI, đội nữ du kích nổi tiếng của Liên khu 3. Tiền thân là đội nữ binh, thành lập 2.1947 tại đình Trung Lăng (h. Tiên Lãng, t. Kiến An, nay là q. Kiến An, tp Hải Phòng); gồm 13 người chọn trong lớp QS của liên tỉnh Hải - Kiến, biên chế thành một tiểu đội (tiểu đội trưởng Lưu Thị Dần). 4.1947 phát triển thành trung đội. 2.1948 mang tên Minh Khai (nữ bí thư Xứ ủy Nam Kì). Liên tục tiến hành nhiều trận đánh quân Pháp trên địa bàn t. Kiến An, tp Hải Phòng: chiến đấu bảo vệ tx Kiến An (4.1947), 4 lần tập kích Phù Liễn (5-6.1947 và 3.1948), đánh bốt Phù Lưu (8.1947), Đại Dồng (10.1947), cổ Trai, Đoàn Xá (11.1947), phục kích Cầu Hạ (12.1947), tham gia đánh phá giao thông trên QL 5, tiêu biểu là trận Đại Hoàng (9.1948, lật đổ đoàn tàu, làm nổ toa vũ khí, diệt trên 80 quân Pháp)... Tiến hành vũ trang tuyên truyền xây dựng cơ sở, diệt tề trừ gian, chống càn bảo vệ dân. Đầu 1949 chia làm hai bộ phận: nửa thuộc tp Hải Phòng mang tên Đội nữ du kích Minh Hà, nửa thuộc t. Kiến An là ĐNDKMK. ĐNDKMK có ảnh hưởng rộng lớn trong KCCP và KCCM ở địa phương.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #89 vào lúc: 13 Tháng Bảy, 2019, 10:29:57 am »


        ĐỘI PHÁI ĐI TRƯỚC, thành phần của đội hình chiến đấu (bố trí chiến dịch) hoặc đội hình hành quân được phái đi trước lực lượng chủ yếu để hoàn thành những nhiệm vụ tác chiến nhất định. ĐPĐT thường là phân đội (binh đội) bộ binh, (bộ binh cơ giới, xe tăng, hải quân đánh bộ, tàu chiến). Có ĐPĐT của bộ đội binh chủng hợp thành và của hải quân. ĐPĐT của bộ đội binh chủng hợp thành được sử dụng để nhanh chóng thọc sâu vào phòng ngự, đánh chiếm các mục tiêu (tuyến) quan trọng của đối phương, truy kích quân địch, vượt chướng ngại nước trong hành tiến đánh chiếm bàn đạp trên bờ đối diện và hoàn thành những nhiệm vụ khác. ĐPĐT có thể được phái ra trong hành quân dự kiến có chiến đấu tao ngộ và khi truy kích. Khi thực hiện nhiệm vụ, ĐPĐT có thể hiệp đồng với lực lượng tại chỗ và lực lượng đổ bộ đường không. ĐPĐT của hải quân gồm: ĐPĐT của tàu chiến mặt nước và của lực lượng đổ bộ đường biển. ĐPĐT của tàu chiến mặt nước có nhiệm vụ kịp thời phát hiện tàu chiến của đối phương, thông báo cho lực lượng của ta, phát hiện chỗ yếu của địch, tiến hành đột kích vào quân địch, buộc chúng phải triển khai, tạo điều kiện cho lực lượng chủ yếu có thời gian chuẩn bị chiến đấu hoặc tránh giao chiến. ĐPĐT của lực lượng đổ bộ đường biển được sử dụng để đánh chiếm đoạn đổ bộ trên bờ biển của đối phương và bảo đảm cho lực lượng đổ bộ. Số lượng ĐPĐT của lực lượng đổ bộ đường biển được xác định tuỳ thuộc vào số lượng đoạn đổ bộ.

        ĐỘI PHÁO BINH, tổ chức lâm thời trong trận chiến đấu (chiến dịch) từ một khẩu đội đến một tiểu đoàn pháo binh dưới sự chỉ huy chung để thực hiện một nhiệm vụ tác chiến. Tùy theo tính chất nhiệm vụ, có: ĐPB cơ động diệt tăng, ĐPB dự bị chống tăng, ĐPB chuyên trách, ĐPB luồn sâu... ĐPB dự bị chống tăng làm lực lượng dự bị của người chỉ huy binh chủng  hợp thành, sẵn sàng cơ động đánh tăng; có thể gồm một trang đội, đại đội ĐKZ hay pháo nòng dài chống tăng và tên lửa chống tăng có điều khiển, tới một tiếu đoàn pháo chống tăng. ĐPB chuyên trách, chuyên bám đánh mục tiêu có ý nghĩa chiến dịch, chiến lược trong thời gian dài, hay chuyên thực hiện một nhiệm vụ chiến đấu riêng biệt trong trận chiến đấu (chiến dịch).

        ĐỘI PHÁO BINH CƠ ĐỘNG DIỆT TĂNG, đội pháo binh cơ động trong chiều sâu đội hình chiến đấu (bố trí chiến dịch) hay trong hậu phương của địch, nhằm tìm diệt xe tăng, xe cơ giới và hạn chế (ngăn chặn) sự hoạt động của chúng. ĐPBCĐDT do LLVT địa phương hoặc bộ đội chủ lực hoạt động ở khu vực tác chiến tổ chức theo một kế hoạch thống nhất. Thường lấy trung đội ĐKZ làm nòng cốt, có kết hợp với các tổ B-40, B-41, hoặc có cả B-72, B-87. ĐPBCĐDT bố trí ở nơi kín đáo, bất ngờ, tiện di chuyển đến các trận địa bắn đã được chuẩn bị trước trên khu vực phụ trách. Trong chiến dịch Đường 9 - Nam Lào (1971) các ĐPBCĐDT hoạt động rất hiệu quả, góp phần làm thất bại chiến thuật “vỏ thép cứng di động” của Mĩ và QĐ Sài Gòn.

        ĐỘI PHẪU THUẬT, tổ chức quân y lâm thời, cơ động mà thành phần chủ yếu là một kíp mổ, có nhiệm vụ tiến hành các biện pháp cứu chữa ban đầu (phẫu thuật khẩn cấp) cho thương binh. Thường được tổ chức trong tác chiến; có biên chế gọn (khoảng 12 người), tách ra từ tổ chức quân y đã có (đại đội quân y, tiểu đoàn quân y, đội điều trị, viện quân y...). DPT thường dùng để tăng cường cho đơn vị (cấp tiểu đoàn) chiến đấu trên một hướng độc lập, xa tuyến quân y cấp trên. Có trong QĐND VN từ KCCP

        ĐỘI QUÂN BÍ MẬT nh LỰC LƯỢNG ĐẶC BIỆT VÀNG PAO

        ĐỘI QUÂN CHÍNH TRỊ, bộ phận ưu tú của lực lượng chính trị được tổ chức và lãnh đạo chặt chẽ, làm nòng cốt trong các cuộc đấu tranh chính trị của nhân dân miền Nam VN trong KCCM, trong đó đội quân tóc dài có vai trò xung kích. ĐQCT được xây dựng ở khắp nơi: rừng núi, nông thôn đồng bằng, thành thị; tiến công địch trên cả ba vùng chiến lược, cả những nơi trọng yếu (các trung tâm chính trị, QS, kinh tế...); vận dụng các phương thức đấu tranh: hợp pháp, nửa hợp pháp hoặc bất hợp pháp; nội dung đấu tranh phong phú, diễn ra liên tục từ 1954-75 (đòi thi hành hiệp định Giơnevơ 1954 về Việt Nam, chống bắt lính, chống tố cộng, chống cào nhà dồn dân, chống càn quét, bắn phá... ngăn chặn các cuộc hành quân tìm diệt của địch, phối hợp hoạt động với các LLVT giải phóng trong tiến công, phản công địch). ĐQCT đã góp phần to lớn làm nên thắng lợi của KCCP và KCCM.

        ĐỘI QUÂN ĐÁNH THUÊ, đội quân gồm những binh sĩ chuyên nghiệp, thường là người nước ngoài, được thuê mướn để phục vụ trong lĩnh vực QS, chủ yếu là chiến đấu và phục vụ chiến đấu nhằm những mục đích do người hoặc tổ chức thuê mướn đặt ra. Xuất hiện từ thời cổ đại ở La Mã, Hi Lạp, Ba Tư, Cactagiơ. Tk 14-16 phát triển mạnh ở Đức, Italia. Anh, Pháp. Hiện nay, ở một số nước tư bản, ĐQĐT được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau. Các thành viên trong ĐQĐT không có mục tiêu, lí tưởng chiến đấu chân chính nên tinh thần chiến đấu không vững vàng. Trong chiến tranh xâm lược VN, Đội quân lê dương Pháp được sử dụng làm ĐQĐT nằm trong lực lượng quân viễn chinh.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM