Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 11:21:01 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đ  (Đọc 8769 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #50 vào lúc: 11 Tháng Bảy, 2019, 07:13:20 pm »


        ĐỊA TRUNG HẢI, biển thuộc Đại Tây Dương, nằm giữa lục địa Á - Âu và Phi, thông với Đại Tây Dương qua eo biển Gibranta, với Biển Đen qua eo biển Đacđanen, biển Macmara và eo biển Bôxpho, với Biển Đỏ qua kênh Xuyê. Dt 2.505.000km2, dài 3.900km, rộng 1.800km, sâu trung bình 1.440m, sâu nhất 5.121m. Nhiệt độ trung bình của nước vào tháng 2: 8°C ở phía bắc đến 17°C ở phía nam, vào tháng 8: 19°- 24,5°C đến 26°- 30°C. Độ mặn từ 22,5-26%0 ở biển Macmara đến 38,5%0 ở biển Iôniô. Hải lưu tạo thành vòng khép kín ngược chiều kim đồng hồ, tốc độ 0,4 -l,8km/h. Dọc theo bờ ĐTH dân cư dông đúc, phần phía bắc kinh tế phát triển mạnh hơn. Các nước vùng ĐTH khai thác dầu lửa và khí đốt với khối lượng lớn. Qua ĐTH có nhiều đường hàng hải quốc tế quan trọng. Những cảng và căn cứ QS chính: Bacxêlỏna (Tây Ban Nha), Macxây (Pháp), Giơnôva, Napôli, Vênêxia, Triextê (Italia), Ripiêca (Croatia), Pâyraiuxơ, Texalôniki (Hi Lạp), Bâyrut (Libăng), Alêchxanđria, Poxait (Ai Cập), Tripoli (Libi). Do vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, Bộ chỉ huy QS khối NATO đã tách ĐTH thành chiến trường riêng. Hạm đội 6 của Mĩ thường xuyên có mặt ở ĐTH. Từ 1970 tại đây thành lập lực lượng hải quân thường trực hỗn hợp của NATO.

        ĐỊA TỪ TRƯỜNG, từ trường của Trái Đất và không gian vũ trụ gần Trái Đất. 99% ĐTT được tạo thành do tác động của các nguồn cơ bản tồn tại thường xuyên trong lòng Trái Đất; 1% phụ thuộc tác động của các yếu tố thay đổi bên ngoài (các hiện tượng phóng điện tự nhiên, các dòng điện nhân tạo, bức xạ vũ trụ...) diễn ra trong từ quyển và tầng ion của khí quyển Trái Đất. Cấu trúc của ĐTT tương dối phức tạp và không ổn định. Trong tính toán gần đúng, có thể coi Trái Đất như một quả cầu nhiễm từ đồng nhất, có trục từ tạo với trục quay một góc khoảng 11,5°. Sự tồn tại của ĐTT được sử dụng trong hàng hài, hàng không, pháo binh, trắc địa, điều khiển các khí cụ vũ trụ, định hướng trên thực địa...

        ĐỊA VẬT, vật thể tự nhiên hay nhân tạo trên mặt đất, gồm: rừng, núi, đồi, sông, ao hồ, vùng dân cư, đường sá, công trình dân dụng, công nghiệp, nông nghiệp... Trong QS, ĐV dùng để nghiên cứu địa hình, định hướng, chỉ mục tiêu và chỉ huy bộ đội. ĐV được biểu thị trên bản đồ bằng các kí hiệu.

        ĐỊA VẬT LÍ, môn khoa học tổng hợp nghiên cứu tính chất vặt lí của Trái Đất và các quá trình xảy ra trong các lớp vỏ rắn (thạch quyển), vỏ lỏng (thủy quyển) và vỏ khí (khí quyển) của nó. ĐVL bao gồm: địa từ học, khí tượng học, hải dương học, thủy văn học, địa chấn học, trọng lực học... Trong QS, ĐVL được ứng dụng trong việc phóng tên lửa, bắn pháo, bảo đảm các chuyến bay của các khí cụ bay, bảo đảm khí tượng, thủy văn cho hoạt động tác chiến của bộ đội, trong nghiên cứu các phương tiện phát hiện và diệt mục tiêu QS di động trên không và dưới nước... Một số nước còn tiến hành nghiên cứu phương pháp và phương tiện tác động vào các quá trình ĐVL khác nhau với mục đích QS.

        ĐỊCH, kẻ thù; quân đối phương, hoặc nước (liên minh các nước) thù địch trong chiến tranh và trong tác chiến. Cg quân địch, kẻ địch, đối phương hoặc đối tượng tác chiến.

        ĐIÊGÔ GACXIA, đảo san hô trong quần đảo Chagôt (thuộc Anh) ở trung tâm Ấn Độ Dương, dt 29km2. Trên đảo có căn cứ hải quân của Mĩ, mắt xích liên hệ giữa các căn cứ ở Tây Âu và Trung Đông với các căn cứ ở châu Á và Thái Bình Dương. Bến cảng rộng 200m, dài 5.600m, tiếp nhận được tàu chiến các loại. Đường băng sân bay dài 3.600m tiếp nhận được máy bay các loại. Trung tâm thông tin của hải quân bảo đảm chỉ huy tàu ngầm nguyên tử ở khu vực Ấn Độ Dương. Là căn cứ thường xuyên cho máy bay vận tải và máy bay tuần tra.

        ĐIỂM BẮN THỬ, điểm được chọn cho pháo bắn thử nhằm xác định các lượng sửa bắn để từ đó chuyển sang bắn vào mục tiêu. ĐBT có thể thật hoặc giả. ĐBT thật là điểm địa hình địa vật hoặc mục tiêu đã biết tọa độ. ĐBT giả là tâm của một cụm (từ 4-6) điểm nổ do một khẩu pháo bắn với cùng một phần tử, mà tọa độ của nó có thể xác định được với độ chính xác cần thiết. ĐBT giả có thể ở trên mặt đất, mặt nước hoặc trên không. Để xác định tọa độ ĐBT giả thường sử dụng các đài quan sát giao hội hay các phương tiện kĩ thuật khác như rađa, phương tiện trinh sát âm thanh... Việc bắn vào ĐBT được thực hiện khi không thể bắn thử vào mục tiêu hoặc khi muốn giữ bí mật để tạo bất ngờ khi bắn vào mục tiêu.

        ĐIẾM CAO. chỗ đất (núi, đồi, gò...) nhô cao hơn các khu vực kế cận một cách rõ rệt. Trong QS, ĐC có giá trị đặc biệt, chiếm được ĐC sẽ có điều kiện quan sát tốt hơn đối phương và có lợi thế cho tác chiến.

        ĐIỂM CAO KHỐNG CHẾ, điểm cao hoặc các địa vật có độ cao (nhà tầng, két nước...), từ đó có thể nhìn bao quát được địa hình xung quanh, quan sát được sự bố trí, hoạt động của bộ đội và đối phương. ĐCKC được xác định trực tiếp tại thực địa hoặc trên bản đồ, căn cứ vào yêu cầu và nhiệm vụ chiến đấu.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #51 vào lúc: 11 Tháng Bảy, 2019, 07:34:59 pm »


        ĐIỂM CẬN ĐỊA, điểm gần tâm Trái Đất nhất trên quỹ đạo chuyển động của Mặt Trăng hay vệ tinh nhân tạo của Trái Đất. Do tác động lực hút của Mặt Trời và các hành tinh, ĐCĐ của Mặt Trăng dịch chuyển theo quỹ đạo của nó được một vòng trong 8,85 năm. Hướng và độ dịch chuyển ĐCĐ trên quỹ đạo các vệ tinh nhân tạo phụ thuộc vào độ không tròn đều của Trái Đất, ảnh hưởng của khí quyển và độ nghiêng mặt phẳng quỹ đạo so với mặt phẳng xích đạo.

        ĐIỂM CẬN NHẬT, điểm gần Mặt Trời nhất trên quỹ đạo chuyển động của các hành tinh thuộc hệ Mạt Trời. Cũng như trong các quỹ đạo elip khác, ĐCN nằm tại một đầu mút của trục lớn. Khoảng cách từ ĐCN của quỹ đạo Trái Đất đến tâm Mặt Trời là 147 triệu kilômét. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời qua điểm này vào tháng 1 hàng năm.

        ĐIỂM CHỐT, trận địa phòng ngự có tác dụng khống chế hoặc giữ vững một khu vực tác chiến nào đó trong một thời gian xác định. ĐC thường dược xây dựng theo kiểu điểm tựa.

        ĐIỂM DANH, chế độ quy định đối với cấp trung đội, đại đội và tương đương trong QĐND VN, do người chỉ huy trực tiếp tiến hành (thường trước giờ ngủ) bằng cách đọc tên và kiểm tra từng quân nhân theo danh sách, nhằm quản lí chặt chẽ quân số và bảo đảm sẵn sàng chiến đấu. ĐD được quy định trong điều lệnh quản lí bộ đội.

        ĐIỂM ĐỔ BỘ, phần bờ biển cùng với vùng nước tiếp giáp được lựa chọn làm nơi đổ bộ của một phân đội quân đổ bộ. ĐĐB có thể là một bộ phận của đoạn đổ bộ. Khoảng cách giữa các ĐĐB phải bảo đảm hiệp đồng chiến đấu giữa các phân đội đổ quân ở cạnh nhau. ĐĐB có các loại: chính, bổ trợ, nghi binh.

        ĐIỂM NÓNG, khu vực đang trong tình trạng căng thảng, có nguy cơ hoặc đã bùng nổ xung đột xã hội, xung đột vũ trang do tập trung những mâu thuẫn xã hội (nội bộ nhân dân, giai cấp, dân tộc, chủng tộc, tôn giáo...) gay gắt. Nếu không được kịp thời giải quyết, ĐN có thể dẫn đến sự mất ổn định hoặc rối loạn ở phạm vi lớn hơn. Những năm cuối tk 20 đầu tk 21, thế giới vẫn tồn tại những ĐN như: Côxôvô (Bancăng), Casơmia (Tây Nam Á), bán đảo Triều Tiên (Đông Bắc Á), khu vực Trung Đông...
ĐIỂM PHÁT KHÓI, nơi bố trí các phương tiện, khí tài phát khói để tạo ra màn khói. Có ĐPK cố định và ĐPK di động. Nhiều ĐPK tạo thành cụm khói; nhiều cụm khói tạo thành tuyến khói. Trong KCCM, quân và dân ở miền Bắc VN đã bố trí những ĐPK cố định trên sân thượng nhà cao tầng, cầu cống, nhà máy... kết hợp với ĐPK di động trên đường phố Hà Nội... để tạo thành màn khói ngụy trang nhiều mục tiêu quan trọng.

        ĐIỂM TAM GIÁC, điểm trắc địa có tọa độ được xác định theo phương pháp đo tam giác. Ngoài tọa độ, ĐTG còn được xác định độ cao và đánh dấu bằng các cột mốc cố định kiên cố trên mặt đất. Theo cấp chính xác, các ĐTG được chia thành bốn hạng: 1, 2, 3 và 4. Trên các ĐTG còn thường dựng các chòi giá bằng kim loại hay gỗ, để bảo đảm thông hướng khi tiến hành đo góc trong mạng tam giác.

        ĐIỂM THIÊN VĂN, điểm khống chế mặt đất có tọa độ và phương vị đến một ĐTV khác được xác định bằng phương pháp đo thiển văn. Thường bố trí ở hai đầu cạnh đáy và cạnh giữa của lưới tam giác.

        ĐIỂM THIÊN VĂN TRẮC ĐỊA. điểm trên mật đất có tọa độ được xác định bằng phương pháp trắc địa và quan sát thiên văn, đồng thời xác định góc phương vị từ một ĐTVTĐ đến một điểm khác.

        ĐIỂM THỦY CHUẨN, điểm khống chế độ cao có độ cao tuyệt đối được xác định bằng phương pháp đo thủy chuẩn. Được đánh dấu bằng mốc thủy chuẩn cố định chôn dưới đất, gắn vào các yếu tố địa hình bền vững hoặc các công trình kiến trúc kiên cố. Điểm gốc tính độ cao tuyệt đối (mực nước chuẩn “0”) được chọn theo quy định của từng quốc gia. Tại VN điểm gốc độ cao quốc gia lấy mực nước trung bình tại điểm nghiệm triều Hòn Dấu (Đồ Sơn, Hải Phòng). Theo độ chính xác, các ĐTC được chia thành bốn hạng: 1, 2, 3 và 4. Các điểm hạng 1 và 2, ngoài việc dùng làm mốc đo cao cho các điểm hạng thấp hơn, còn phục vụ cho việc nghiên cứu hình dạng mặt thủy chuẩn trắc địa, sự chuyển động của vỏ Trái Đất, sự thay đổi mực nước biển trung bình. Các điểm hạng 3 và 4 phục vụ cho đo vẽ địa hình, khảo sát các công trình xây dựng.

        ĐIỂM TRẮC ĐỊA, điểm trên mặt đất, có tọa độ X, Y và độ cao H được xác định bằng các phương pháp đo đạc. Mỗi ĐTĐ thường được chôn mốc xi măng, có dấu tâm mốc (bằng sứ, sắt, đồng...). Tùy theo độ chính xác, ĐTĐ chia ra nhiều hạng, cấp. Ở những khu vực tầm nhìn hạn chế, trên các ĐTĐ thường xây dựng cột tiêu bằng gỗ hoặc bằng sắt. ĐTĐ là cơ sở để thành lập các loại bản đồ địa hình hoặc đo nối cho các công trình kinh tế, quốc phòng.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #52 vào lúc: 11 Tháng Bảy, 2019, 07:37:07 pm »


        ĐIỂM TRỌNG LỰC, điểm trên mặt đất có tọa độ địa lí, độ cao tuyệt đối và giá trị gia tốc trọng trường xác định. Hệ thống ĐTL trên toàn lãnh thổ quốc gia gồm điểm gốc trọng lực, các ĐTL hạng I và II. Tập hợp các ĐTL cùng với các đường liên kết giữa chúng hợp thảnh lưới trọng lực, được thể hiện trong các bảng kê hoặc trên bản đồ ĐTL.

        ĐIỂM TRÚ ĐẬU CƠ ĐỘNG, đoạn bờ biển (đảo) cùng với vùng nước tiếp giáp, có thể được thiết bị (đầy đủ hay chỉ một phần) hoặc không được thiết bị, để các tàu (nhóm tàu) hải quân dừng lại trong thời gian ngắn bổ sung các lượng dự trữ chủ yếu hoặc phân tán lực lượng, tạo thế có lợi cho các hoạt động chiến đấu sắp tới. Việc bổ sung các lượng dự trữ cho tàu được thực hiện bằng các tàu tiếp tế, các phương tiện nổi và cả các phương tiện cơ động trên bờ.

        ĐIỂM TRÚ ĐẬU TÀU HẢI QUÂN, đoạn bờ biển (đảo, sông) cùng vùng nước kế cận có thiết bị để phục vụ cho việc trú đậu và bảo đảm mọi mặt cho tàu hải quân. Có điểm trú đậu thường xuyên và điểm trú đậu tạm thời. Điểm trú đậu thường xuyên thường là một bộ phận của căn cứ hải quân, ở đó có cảng, cầu cảng, các thiết bị kĩ thuật, đài điều khiển, quan sát và thông tin, các kho tàng, xưởng trạm, nhà ở... Điểm trú đậu tạm thời thường được bố trí trong các thương cảng và các vũng, vịnh có điều kiện tự nhiên thuận lợi để che chắn cho tàu.

        ĐIỂM TỰA, trận địa phòng ngự vững chắc hoặc tương đối vững chắc của trung đội, đại đội bộ binh (bộ binh cơ giới) được xây dựng theo hình tròn, bảo đảm chiến đấu được các hướng. Có ĐT trung đội và ĐT đại đội. ĐT trung đội bộ binh (bộ binh cơ giới) gồm các trận địa phòng ngự của tiểu đội, của phương tiện hỏa lực; ĐT của trung đội xe tăng (xe thiết giáp) gồm trận địa của các xe tăng (xe thiết giáp) và phương tiện chiến đấu khác. ĐT phòng ngự của đại đội bộ binh (bộ binh cơ giới) gồm các ĐT trung đội, các trận địa hỏa lực; ĐT phòng ngự của đại đội là thành phần cơ bản của cụm ĐT tiểu đoàn; có trường hợp là ĐT độc lập.

        ĐIỂM VIỄN ĐỊA, điểm cách xa Trái Đất nhất trên quỹ đạo Mặt Trăng hay vệ tinh nhân tạo của Trái Đất. Cũng như trong các quỹ đạo elip khác, ĐVĐ nằm tại một đầu mút của trục lớn. Mặt khác, ĐVĐ của Mặt Trăng và các vệ tinh nhân tạo cũng dịch chuyển trên quỹ đạo của chúng theo quy luật như đối với điểm cận địa.

        ĐIỂM VIỄN NHẬT, điểm xa Mặt Trời nhất trên quỹ đạo chuyển động của các hành tinh xung quanh Mặt Trời. ĐVN của quỹ đạo Trái Đất cách tâm Mặt Trời khoảng 152 triệu kilômét. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời đi qua điểm này vào đầu tháng 7 hàng năm. Do quỹ đạo Trái Đất có dạng gần tròn, nên ĐVN chỉ xa Mặt Trời hơn điểm cận nhật khoảng 5,9 triệu kilômét, trong khi ĐVN của Sao Diêm Vương (Plutôn) cách xa Mặt Trời hơn điểm cận nhật của nó 2,96 tỉ kilômét.

        ĐIỆN ẢNH QUẢN ĐỘI NHÂN DÂN, đơn vị sản xuất phim của QĐND VN do TCCT quản lí, chỉ đạo; đơn vị Ah LLVTND (1990). Có nhiệm vụ sản xuất và lưu giữ các thể loại phim: thời sự, tài liệu, tư liệu, truyền thống, khoa học, giáo khoa, phim truyện... về đề tài chiến tranh cách mạng, LLVTND và quốc phòng toàn dân, phục vụ chủ yếu cán bộ, chiến sĩ toàn quân, đồng thời phục vụ đông đảo nhân dân cả nước và khán giả quốc tế. Thành lập 17.8.1960, đã qua các tên gọi: Đoàn điện ảnh QĐ. Xưởng phim QĐ, Xí nghiệp phim QĐ; Điện ảnh QĐ (từ 1993). Huân chương: 2 Quân công hạng nhì, Chiến công (hạng nhất, hạng nhì). Trụ sở: 17 Lí Nam Đế, Hà Nội. Giám đốc đầu tiên: Dương Minh Đẩu.

        ĐIỆN BIÊN, tinh miền núi tây bác Bắc Bộ; bác giáp TQ, Lai Châu, đông giáp Sơn La, tây và tây nam giáp Lào. Dt 9.554,09km2, ds 440 nghìn người (1.2004); các dân tộc: Kinh, Thái, Dao, Khơmú, La Hú, Giáy, Tày, Nùng, Mường, Ló Lô, Kháng... Thành lập 1.2004, tách từ t. Lai Châu*. Tổ chức hành chính: 6 huyện, 1 thành phố, 1 thị xã; tỉnh lị: tp Điện Biên Phủ. Địa hình: núi cao chiếm phần lớn diện tích tự nhiên, xen kẽ là các thung lũng Sông Đà, Nậm Na, Nậm Mức, Điện Biên, Nậm Mã, Bình Lư. Các dãy núi chạy theo hướng tây bắc - đông nam. Phía tây là dãy núi dài 80-100km chạy dọc biên giới Việt - Lào, đính Pu Đen 1.888m; dãy Pu Samsao dài 50-60km, cao 1,904m. Các cao nguyên: Sìn Chải (Tủa Chùa), Nậm Dìn (Tuần Giáo). Sông suối hẹp, dốc, nhiều thác ghềnh, có tiềm năng thủy điện lớn. Sông Đà chạy dọc một đoạn ranh giới với t. Lai Châu. Khí hậu nhiệt đới núi cao, lượng mưa 1.600mm/năm. Tỉnh nông - lâm nghiệp. Rừng chiếm 70% diện tích tự nhiên, nhiều gỗ và lâm sản quý. Giao thông đường bộ: các QL 6, 12, 279 và các tuyến đường liên tỉnh; đường thủy: Sông Đà; sân bay: Điện Biên, Nà Sản. Nơi diễn ra chiến dịch Tây Bắc (1952), chiến dịch Lai Cháu (1953), chiến dịch Điện Biên Phủ (13.3-7.5.1954), di tích lịch sử: SCH Mườtĩg Phăng, SCH Đờ Caxtơri, đồi A1, đồi Cl, đồi Độc Lập...


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #53 vào lúc: 11 Tháng Bảy, 2019, 07:39:35 pm »


        ĐIỆN BIÊN PHỦ, thị trấn châu lị châu Điện Biên, t. Lai Châu*, nay là thành phố tỉnh lị t. Điện Biên; nơi diễn ra chiến dịch Điện Biên Phủ (13.3-7.5.1954) lịch sử. Nằm trong thung lũng Mường Thanh, bên bờ sông Nậm Rốm, trên các trục đường đi tx Sơn La, Lai Châu và sang Lào. Thung lũng dài 18km, rộng 6-8km; cánh đồng Mường Thanh rộng l0.000ha, một vựa lúa lớn ở vùng tây bắc VN. 12.1888 Pháp chiếm Lai Châu, 1891 đặt làm Đạo quan binh thứ tư, đặt ĐBP thành đại lí trực thuộc. Năm 1939 xây dựng sân bay Mường Thanh. Sau khi Nhật đảo chính Pháp (9.3.1945), ĐBP là nơi tập trung lực lượng lớn quân Pháp ở Bắc Bộ. 20.11.1953. thực hiện kế hoạch Nava, quân Pháp nhảy dù xuống ĐBP, xây dựng thành tập đoàn cứ điểm vững chắc. 7.5.1954, sau 55 ngày đêm chiến đấu ác liệt, các đơn vị QĐND VN đã tiêu diệt tập đoàn cứ điểm, bắt sống tướng Đờ Caxtơri cùng 16.200 quân Pháp, góp phần quyết định buộc Pháp kí hiệp định Giơnevơ 1954 về Việt Nam.

        ĐIỆN HẢI, thành nhỏ trên bờ tây (tả ngạn) Sông Hàn, nay thuộc địa phận phường Thạnh Thang, q. Hải Châu, tp Đà Nắng. Nguyên là đài ĐH xây dựng từ 1813. Năm 1823 dời sâu vào đất liền, cách vị trí cũ khoảng 600m về phía nam, xây kiên cố cao 12m, bố trí 7 đại bác và có kì đài. 1853 đổi gọi là thành. 1847 xây lại bằng gạch theo kiểu vôbăng, hình vuông có 4 góc lồi, chu vi 460m, cao 5m, phía ngoài có hào sâu 3m, mở ba cửa, bố trí 30 đại bác. Một trong hai vị trí đầu tiên bị liên quân Pháp - Tây Ban Nha đánh chiếm khi đổ bộ lên Đà Nẵng 1.9.1858 mở đầu cuộc xâm lược VN. Hiện còn di tích ở Đà Nẵng.

        ĐIỆN MẬT. điện báo ghi những nội dung mật về lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy được mã hóa (bằng kĩ thuật mật mã, mật ngữ chỉ huy) để truyền đạt bằng các phương tiện thông tin (vô tuyến điện, hữu tuyến điện...). ĐM được lưu trữ và bảo quản chặt chẽ theo chế độ bí mật thông tin liên lạc. Có ĐM: đi, đến, chung, riêng. ĐM do sĩ quan được ủy quyền soạn thảo, thủ trưởng đơn vị phê duyệt.

        ĐIỆP BÁO, loại tình báo quân sự được tiến hành bằng các nhân viên được tuyển chọn và huấn luyện đặc biệt do người chỉ huy và cơ quan tham mưu cấp chiến lược, chiến dịch tổ chức và chỉ đạo thực hiện trong thời bình và thời chiến. Nhiệm vụ chủ yếu của ĐB: thu thập, khai thác, nghiên cứu tin tức về tình hình chính trị - xã hội, kinh tế - QS, khả năng động viên của đối phương để phục vụ cho việc chuẩn bị và tiến hành chiến tranh. ĐB được tiến hành trong thời bình và thường được tăng cường trong thời kì có biểu hiện sẽ xảy ra chiến tranh và trong quá trình chiến tranh. ĐB xuất hiện trước công nguyên. Trong CTTG-I, CTTG-II, được các bên tham chiến sử dụng rộng rãi. Ở nhiều nước ĐB được phát triển nhanh chóng dựa trên cơ sở sử dụng những thành tựu mới nhất của khoa học kĩ thuật hiện đại. Ở VN, trong nhiều cuộc chiến tranh, nhất là KCCP và KCCM, ĐB giữ vai trò đặc biệt quan trọng.

        ĐIÊU DIÊU (cổ), thành của quân Minh, hiện còn dấu vết ở xã Gia Thụy, h. Gia Lâm, Hà Nội. Nơi diễn ra các trận đánh giữa nghĩa quân Lam Sơn và quân Minh. 13.1.1427 nghĩa quân chiếm thành, chỉ huy thành Trương Lân, Trần Vân ra hàng.

        ĐIỀU CHỈNH HÀNH QUÂN, tổng thể biện pháp bảo đảm cho bộ đội hành quân đúng hướng (đường), đúng tốc độ quy định, đến đích đúng thời gian, sử dụng hợp lí và khai thác tối đa khả năng của đường sá. Những biện pháp chủ yếu gồm: quy định tuyến xuất phát và tuyến điều chỉnh; tổ chức các trạm, đội điều chỉnh; làm bảng chỉ dẫn trên đường hành quân.

        ĐIỀU DƯỠNG PHỤC HỔI CHỨC NĂNG, phương pháp điều trị bằng nuôi dưỡng, tập luyện để khôi phục hoạt động chức năng của các hệ thống, bộ phận cơ thể người bệnh. Được áp dụng sau giai đoạn điều trị bệnh cấp tính hoặc cho những người bị bệnh mạn tính, bệnh nghề nghiệp chưa cần vảo điều trị tại bệnh viện. Trong QĐ, ĐDPHCN được thực hiện kết hợp với nghỉ ngơi và tiến hành các biện pháp điều trị khác tại các bệnh viện, đoàn an dưỡng...

        ĐIỀU ĐỘNG, biện pháp của người chỉ huy chuyển lực lượng sang địa bàn khác hoặc sang đơn vị khác, theo quyền hạn để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Có ĐĐ: tổ chức, quân số, trang bị - vật chất... Khi ĐĐ phải căn cứ vào yêu cầu tác chiến, xây dựng và các điều kiện tình hình thực tế để quyết định.

        ĐIỂU KHIỂN HỌC QUÂN SỰ, khoa học về các quy luật điều khiển được ứng dụng trong QS, nghiên cứu các quy luật về chỉ huy QĐ và điều khiển các phương tiện chiến đấu. Đối tượng nghiên cứu ĐKHQS: các hệ thống tự động hóa chỉ huy bộ đội và điều khiển vũ khí. Cơ sở lí thuyết ĐKHQS: lí luận nghệ thuật QS, lí thuyết vận trù học, lí thuyết tự động hóa chỉ huy, thuật toán về các bài toán QS và lí thuyết thông tin. Mục đích ĐKHQS: xây dụng một cơ cấu tổng hợp và ứng dụng các hệ thống tự động hóa nhằm nâng cao tối đa hiệu quả các hành động QS trong xây dựng tổ chức LLVT, bố trí phòng thủ, tiến hành chiến tranh, xây dựng tiềm lực kinh tế - quốc phòng, phát triển KTQS, mô phỏng chiến tranh, chiến dịch và trận đánh.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #54 vào lúc: 11 Tháng Bảy, 2019, 07:42:37 pm »


        ĐIỀU KHIỂN XA MÁY (CỤM, TRẠM) VÔ TUYẾN ĐIỆN, sử dụng các đường truyền vô tuyến điện sóng cực ngắn, tiếp sức, hữu tuyến điện để điều khiển các máy (cụm, trạm) vô tuyến điện ở ngoài khu vực SCH, nhằm bảo đảm an toàn cho người và bí mật SCH. Để bảo đảm tính vững chắc khi thực hiện ĐKXM(C,T)VTĐ sóng ngắn thường sử dụng kết hợp đường truyền tiếp sức và cáp.

        ĐIỀU KIỆN BẢNG BẮN nh ĐIỂU KIỆN BẮN CHUẨN

        ĐIỀU KIỆN BẮN CHUẨN, tập hợp những điều kiện chuẩn cho trước dùng khi tính toán lập bảng bắn. ĐKBC tương ứng với các giá trị trung bình thống kê của tất cả các tham số, đặc tính của súng pháo, đạn dược và điều kiện có ảnh hưởng tới đường đạn. Gồm có: điều kiện khí tượng chuẩn pháo binh, điều kiện đo đạc chuẩn, điều kiện đường đạn chuẩn... Khi thực hành bắn, nếu điều kiện bắn thực tế khác với ĐKBC thì phải tính lượng sửa bắn. Cg điều kiện bảng bắn.

        ĐIỀU KIỆN KHÍ TƯỢNG CHUẨN PHÁO BINH, thành phần của điều kiện bắn chuẩn tập hợp những giá trị trung bình (theo thống kê) của các yếu tố khí tượng có ảnh hưởng tới đường đạn dùng khi thành lập bảng bắn. Gồm: tốc độ gió ở mọi độ cao bằng 0; áp suất khí quyển trên mặt phẳng ngang của miệng nòng (đặt trên mặt đất ở độ cao tuyệt đối nhỏ hơn 250m) là 750mm cột thủy ngân, nhiệt độ không khí 15°C; độ ẩm tương đối của không khí 50%; mật độ không khí l,205kg/m3; nhiệt độ ẩn (ảo) của không khí (nhiệt độ mà không khí khô cần có sao cho mật độ của nó bằng mật độ của không khí ẩm ở cùng một áp suất) 15,9°c và phân bố trong khí quyển của nó theo độ cao tuân theo quy luật chuẩn của pháo binh.

        ĐIỀU KIỆN KHỞI NGHĨA, những nhân tố cần thiết để tiến hành khởi nghĩa thắng lợi. Theo Lênin, có ba điều kiện: có giai cấp tiên phong lãnh đạo; có cao trào CM của nhân dân; có được bước ngoặt trong lịch sử của cuộc CM đang lên (khí thế cùa quần chúng lên cao, đối phương và lực lượng trung gian hoang mang dao động). Vận dụng vào thực tiễn VN, chú tịch Hồ Chí Minh nêu cụ thể ba điều kiện đó lả: lực lượng đế quốc thống trị lung lay bối rối; có cao trào CM trong quảng đại quần chúng; có chính đảng CM với đường lối khởi nghĩa đúng.

        ĐIỀU KIỆN QUAN SÁT, toàn bộ các yếu tố ảnh hường tới việc quan sát của một vị trí quan sát (đài quan sát, vọng quan sát, đài rađa...). ĐKQS có thể bị hạn chế bởi địa hình, địa vật và thời tiết, thời gian (ngày, đêm). Mức độ ảnh hưởng của ĐKQS phụ thuộc vào tính năng của các phương tiện quan sát (trinh sát) được sử dụng (bằng mắt thường, khí tài quang học, khí tài điện tử) và phương pháp quan sát (trinh sát)... Đối với đài rađa, ảnh hưởng của địa hình, địa vật được vẽ trên sơ đồ góc che khuất.

        ĐIỀU LỆ, văn bản quy định nguyên tắc tổ chức và hoạt động của một đoàn thể, một ngành chuyên môn nghiệp vụ của QĐ, nhà nước. Đối với văn bản quản lí hành chính nhà nước, ĐL được ban hành kèm theo nghị định, quyết định của cấp có thẩm quyền. Trong QĐND VN. ĐL ban hành kèm theo quyết định của bộ trưởng BQP. nhằm quy định và hướng dẫn những vấn đề về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, phương pháp hoạt động của người chi huy, cơ quan, ngành chuyên môn nghiệp vụ trong một số mặt công tác để xây dựng QĐ chính quy. Có ĐL: công tác tham mưu, công tác chính trị, công tác hậu cần, công tác kĩ thuật, công tác nhà trường...

        “ĐIỀU LỆ CÔNG TÁC ĐẢNG, CÔNG TÁC CHÍNH TRỊ TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM”, điều lệ do Đảng ủy QS trung ương ban hành, nhằm giữ vững nguyên tắc lãnh đạo của Đảng đối với quân đội, tăng cường bản chất giai cấp công nhân, phát huy truyền thống cách mạng của QĐ. thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN, hoàn thành chức năng: đội quân chiến đấu, dội quân công tác, đội quân lao dộng sản xuất, xây dựng QĐ chính quy, thiện chiến, tùng bước hiện đại. Được ban hành theo quyết định số 284/QĐ-ĐUQSTƯ ngày 24.12.2003, có 7 chương và 42 điều. Nội dung gồm: những vấn đề cơ bản của CTĐ.CTCT; tổ chức sự lãnh đạo của Đảng trong QĐND VN; cơ quan chính trị; cán bộ chính trị; các tổ chức quần chúng và tổ chức hội đồng quân nhân; bảo đảm ngân sách và trang bị, vật tư CTĐ.CTCT.

        “ĐIỀU LỆ CÔNG TÁC HẬU CẨN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM”, điều lệ do BQP ban hành, nhằm đưa công tác hậu cần QĐ vào nề nếp thống nhất, chính quy. đạt hiệu quả cao, đáp ứng yêu cầu huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu. Ban hành theo quyết định số 172/QĐ-BQP ngày 9.2.1999 của bộ trưởng BQP, có 11 chương và 93 điểu. Nội dung gồm: quy định chung về nhiệm vụ và nguyên tắc hoạt động của công tác hậu cần QĐ; hệ thống tổ chức ngành hậu cần, nhiệm vụ và mối quan hệ công tác của cơ quan hậu cần: tổ chức bảo đảm hậu cấn; quản lí hậu cần: xây dựng ngành hậu cần; các trạng thái sẵn sàng chiến đấu và động viên lực lượng dự bị hậu cần bảo đảm cho tác chiến: nhiệm vụ. nguyên tắc, tổ chức, chỉ huy và bảo đảm hậu cần trong tác chiến; khen thưởng và xử lí vi phạm kì luật trong công tác hậu cần.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #55 vào lúc: 11 Tháng Bảy, 2019, 07:44:11 pm »


        “ĐIỀU LỆ CÔNG TÁC KĨ THUẬT QUÂN ĐỘI NHÂN HÂN VIỆT NAM”, điểu lệ do BQP ban hành, nhằm đưa công tác kĩ thuật QĐ vào nề nếp thống nhất, chính quy, đáp ứng yêu cầu huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu. Ban hành theo quyết định số 213/QĐ-BQP ngày 1.3.1996 của bộ trường BQP. có 11 chương và 155 điều. Nội dung gồm: những quy định chung về nhiệm vụ và nguyên tắc hoạt động của công tác kĩ thuật QĐ; hệ thống tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và quyển hạn; bảo đảm trang bị; bảo đảm kĩ thuật; huấn luyện kĩ thuật; hoạt động khoa học, công nghệ, môi trường và thông tin khoa học kĩ thuật QS: quản lí kĩ thuật: vật tư và ngân sách kĩ thuật; công tác an toàn lao động và thanh tra công tác kĩ thuật; động viên kĩ thuật; công tác kĩ thuật bảo đảm chiến dấu.

        “ĐIỀU LỆ CÔNG TÁC THAM MƯU TÁC CHIẾN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM”, điểu lệ do BQP ban hành, nhằm hướng dẫn người chỉ huy, cơ quan trong việc tổ chức, điểu hành mọi hoạt động tác chiến và xây dựng QĐ chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại. Được ban hành theo quyết định số 2272/QĐ-BQP ngày 17.10.2002 của bộ trưởng BQP, có 4 chương. 220 điều. Nội dung chính gồm những quy định về: vị trí nhiệm vụ, mối quan hệ của cơ quan tham mưu binh chủng hợp thành, các cơ quan quân chủng, binh chủng, ngành trong tác chiến; nội dung, phương pháp công tác tham mưu tác chiến; công tác tham mưu tác chiến khu vực phòng thủ địa phương; văn kiện tác chiến.

        “ĐIỀU LỆ CÔNG TÁC TÀI CHÍNH QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM”, điều lệ do BQP ban hành, nhằm tăng cường công tác quản lí tài chính, quản lí và sử dụng kinh phí, tiền vốn, tài sản của nhà nước và QĐ. Được ban hành theo quyết định số 363/QĐ-QP ngày 21.3.1997 của bộ trưởng BQP, gồm những quy định về: nhiệm vụ chủ yếu và nguyên tắc hoạt động của công tác tài chính QĐ; nhiệm vụ và quyền hạn của người chỉ huy, chủ nhiệm các cơ quan nghiệp vụ, thủ trưởng và nhân viên cơ quan tài chính các cấp, quân nhân, công nhân, viên chức quốc phòng về công tác tài chính; lập, chấp hành và quyết toán ngân sách; quản lí tài chính tại các đơn vị; kế toán - thống kê và thanh toán tài chính; thanh tra, kiểm tra và kiểm toán tài chính: xây dựng ngành tài chính: khen thường và xử lí vi phạm ki luật trong công tác tài chính.

        ĐIỀU LỆNH. văn kiện quân sự có tính pháp quy do BQP ban hành, quy định nhũng điều cụ thể bắt buộc mọi quân nhân phải chấp hành, nhằm đưa mọi hoạt động của ỌĐ vào nền nếp chính quy: thuộc văn kiện điều lệnh, điều lệ. Có ĐL chiến đấu và ĐL chung. ĐL chiến đấu quy định những vấn đề cơ bản trong tác chiến ở quy mô trận chiến đấu và chiến dịch của các phân đội, binh đội, binh đoàn, liên binh đoàn (các nguyên tắc tác chiến, chi huy; thứ tự và nội dung công việc của các cấp trong các giai đoạn: chuẩn bị chiến đấu. thực hành chiến đấu. sau chiến đấu...); gồm: ĐL chiến đấu của bộ đội binh chủng hợp thành. ĐL chiến đấu của các binh chủng trong lục quân. ĐL chiến đấu của các quân chủng phòng không, không quân, hải quân... ĐL chung quy định nhũng vấn đề cơ bản trong quan hệ nội bộ QĐ (chức trách quân nhân, quan hệ giữa các quân nhân, nền nếp sinh hoạt và quản lí bộ đội, khen thưởng, xử phạt...), các nghi thức QS, việc tổ chức, thực hành đóng quân, trú quân, hành quân...; gồm: ĐL quản lí bộ đội, ĐL đội ngũ, ĐL đóng quân và canh phòng...

        ĐIỀU LỆNH QUẢN LÍ BỘ ĐỘI. điều lệnh được ban hành để tổ chức và điều hành hoạt động của QĐ theo những mục tiêu yêu cầu nhất định; bảo đảm sự thống nhất trong toàn quân. ĐLQLBĐ quy định nhũng vấn đề chung nhất có tính nguyên tắc trong lĩnh vực xây dựng và hoạt động của QĐ chính quy như: chức trách và các mối quan hệ, lễ tiết tác phong quân nhân, chế độ học tập, sinh hoạt, công tác; các vấn đề về đóng quân, quản lí quân nhân, trang bị, vật tư, tài sản, tài chính, khen thưởng, xử phạt, khiếu nại. tố cáo...
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #56 vào lúc: 11 Tháng Bảy, 2019, 07:45:45 pm »


        ĐIỀU TRA, thu thập tình hình, tin tức, tài liệu, số liệu phản ánh sự thật về một tổ chức, con người, sự việc, hiện tượng, địa bàn để phục vụ cho công tác nắm tình hình về an ninh biên giới, trật tự an toàn xã hội. ĐT được tiến hành dưới các hình thức công khai hoặc bí mật, bằng biện pháp trực tiếp hoặc gián tiếp... ĐT bí mật được tiến hành nhằm làm rõ bản chất, tìm ra sự thật đối tượng cần ĐT một cách khách quan để có quyết định xử lí phù hợp phục vụ đấu tranh chuyên án; thu thập tin tức, tài liệu, chứng cứ về các hoạt động của bọn tình báo, gián điệp, phản động xàm phạm an ninh quốc gia và hoạt động của bọn tội phạm khác xàm phạm trật tự an toàn xã hội; chủ động có kế hoạch phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn hoạt động của chúng; đấu tranh còng khai trực diện với đối tượng và phục vụ cho công tác điều tra tố tụng, khởi tố trước pháp luật. ĐT bí mật của trinh sát biên phòng gồm: sử dụng mạng lưới mật của công tác phản gián và tình báo biên phòng; sử dụng các thủ đoạn nghiệp vụ khác: bí mật bắt, ghi âm chụp ảnh đối tượng, trinh sát liên hoàn, trinh sát ngoại tuyến, các thủ đoạn nghiệp vụ. ĐT công khai được tiến hành theo quy định của bộ luật tố tụng hình sự, nhằm làm rõ bản chất, tìm ra sự thật đối tượng ĐT bằng các biện pháp và hình thức công khai một cách khách quan, toàn diện để quyết định đối sách xử lí và giải quyết đúng pháp luật. Các biện pháp và hình thức ĐT công khai: khám nghiệm hiện trường, xét hỏi, lấy lời khai người làm chúng, giám định pháp y, giám định kĩ thuật, phát động quần chúng tố giác, kiểm soát hành chính...

        ĐIỀU TRA HÌNH SỰ trong Quân đội nhân dân Việt Nam. hệ thống tổ chức và hoạt động điểu tra hình sự trong QĐ theo quy định của pháp luật. Lực lượng gồm: cơ quan điều tra hình sự, cơ quan an ninh QĐ. cơ quan điều tra của Viện kiểm sát QS và một số cơ quan, đơn vị khác được giao nhiệm vụ điều tra theo luật định. Theo phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn các lực lượng điều tra có sự phàn công, phân cấp phối hợp chặt chẽ với nhau và chịu sự giám sát của Viện kiểm sát QS. Được áp dụng mọi biện pháp do pháp luật quy định để xác định tội phạm và người đã thực hiện hành vi phạm tội; lập hồ sơ, đề nghị truy tố. tìm ra nguyên nhân và điều kiện phạm tội, yêu cầu các tổ chức hữu quan khắc phục, ngăn ngừa.

        ĐIỀU TRA NGUỔN LỰC DOANH TRẠI, nội dung công tác bảo đảm doanh trại nhằm đánh giá số lượng và chất lượng doanh trại hiện có, xác định nguồn cung cấp bảo đảm (nhà nước, tự sản xuất của QĐ, khai thác từ nước ngoài và chiến lợi phẩm) để tạo thế chủ động trong việc khai thác và bảo đảm doanh trại.

        ĐIỀU TRỊ DỰ PHÒNG, mặt công tác nghiệp vụ của ngành quân y, thể hiện tính thống nhất điều trị và dự phòng để sớm phát hiện bệnh, điều trị kịp thời phục hồi chức năng, đảm bảo sức khỏe cho bộ đội chiến đấu, lao động và công tác. ĐTDP gồm các nội dung cơ bản: công tác khám nhận tân binh (khám tuyển sinh QS); công tác quản lí sức khỏe quân nhân, phòng ngừa tai nạn; công tác cấp cứu điều trị tại đơn vị (đại đội, tiểu đoàn), tại bệnh xá (trung đoàn, sư đoàn) và bệnh viện; công tác giám định y khoa: thương tật, bệnh tật, bệnh nghề nghiệp; công tác điều dưỡng phục hồi chức năng cho thương binh, bệnh binh giai đoạn sau bệnh viện.

        ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ, gọi chung các văn kiện pháp lí quốc tế do các chủ thể của công pháp quốc tế kí nhằm quy định, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ quốc tế; nguồn cơ bản của luật quốc tế. Hình thức của ĐƯQT: hiệp ước, hiệp định, công ước, hiến chương, tạm ước... Căn cứ vào chủ thể tham gia, ĐƯQT có các loại: hai bên và nhiều bên; chung và khu vực; mở (các nước có thể tham gia khi thấy cần thiết) và đóng (chỉ có của các nước tham gia soạn thảo và kí ban đầu); hợp pháp và không hợp pháp (căn cứ Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế). Công ước Viên 1969 về luật ĐƯQT là cơ sở pháp lí quốc tế để tiến hành những vấn để liên quan đến ĐƯQT. Ở VN, 17.10.1989 HĐNN nước CHXHCN VN đã ban hành pháp lệnh về kí và thực hiện ĐƯQT. Hiến pháp nước CHXHCN VN 1992 xác định Quốc hội có quyền chấp thuận hoặc bãi bỏ các ĐƯQT đã kí hoặc tham gia theo đề nghị của chủ tịch nước; chủ tịch nước có quyền quyết định phê chuẩn hoặc tham gia ĐƯQT (trừ trường hợp cần trình quốc hội quyết định).
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #57 vào lúc: 11 Tháng Bảy, 2019, 07:48:18 pm »

     
        ĐIỂU VĂN CẢI (1949-69), Ah LLVTND (truy tặng 1978). Dân tộc Chơ Ro, quê xã Túc Trưng, h. Định Quán, t. Đồng Nai; tham gia CM 1965; đv ĐCS VN; khi hi sinh là xã đội trưởng xã Túc Trưng. Trong KCCM, diệt 84 địch (có 69 Mĩ), phá hủy 2 xe bọc thép, bắn rơi 2 máy bay trực thăng. 1968 chỉ huy du kích xã đánh lui một tiểu đoàn Mĩ càn vào căn cứ, diệt 31 địch; ba lần cải trang lọt vào ấp chiến lược giữa ban ngày, diệt 24 địch, hỗ trợ cho phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng. Huân chương: Chiến công (1 hạng nhất, 1 hạng nhì, 2 hạng ba).



        ĐINH BANH (s. 1942), Ah LLVTND (1973). Dân tộc Giẻ Triêng, quê xã Sơn Thành, h. Sơn Hà, t. Quảng Ngãi; nhập ngũ 1959, thiếu tá (1985); đv ĐCS VN (1963); khi tuyên dương Ah là đại đội trưởng Đại đội 5, Tiểu đoàn 20 bộ đội địa phương Quảng Ngãi. Trong KCCM, 1959-73 chiến đấu và chỉ huy chiến đấu 200 trận, cùng đơn vị diệt nhiều địch, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh, riêng ĐB diệt 54 địch, phá hủy 1 xe QS, thu 28 súng. Trận Hòn Một (Sơn Tịnh, Quảng Ngãi (31.12.1965), khi đơn vị không vào được cửa mở, ĐB cùng 1 chiến sĩ đạp rào xông lên đánh sập lô cốt đầu cầu, tạo điểu kiện cho đơn vị diệt cứ điểm dịch. Trận đánh địch lấn chiếm đồi Tà Bua (Sơn Hà, Quảng Ngãi, 2.1973), ĐB chỉ huy 18 chiến sĩ vận động đánh dịch, diệt 53, thu 7 súng (ĐB diệt 7 địch). Bị thương 13 lần (có 2 lần bị thương nặng) vẫn xin ở lại đơn vị chiến đấu. Huân chương: 5 Chiến công.



        ĐINH BỘ LĨNH (Đinh Tiên Hoàng; 924-79), người dẹp loạn 12 sứ quân, lập nên nhà Đinh. Quê Hoa Lư, châu Đại Hoàng (nay thuộc h. Hoa Lư, t. Ninh Bình). Người mưu lược, có chí lớn, trước cảnh đất nước có loạn cát cứ, ĐBL tụ nghĩa ở động Hoa Lư và chỉ trong 2 năm (966-67) đánh bại và thu phục các sứ quân, thống nhất đất nước (x. nội chiến mười hai sứ quân, 965- 67), chấm dứt nạn cát cứ kéo dài 24 năm (944-68). Được tôn là “Vạn Thắng Vương”. 968 lên ngôi, xưng là Đinh Tiên Hoàng, đóng đô ở Hoa Lư, đặt tên nước là Đại Cồ Việt. ĐBL xây dựng QĐ theo hệ thống tổ chức chặt chẽ gồm các đạo, quần, lữ, tốt, ngũ (xt quân đội Đinh). 970 đặt niên hiệu Thái Bình, đúc tiền riêng “Thái Bình hưng bảo”, chấm dứt hoàn toàn thời kì lệ thuộc phong kiến phương Bắc. 979 ĐBL bị gian thần Đỗ Thích sát hại. Hiện còn đền thờ ở Hoa Lư.

        ĐINH CÔNG CHẤN (s. 1947), Ah LLVTND (1972). Quê xã Quảng Nham, h. Quảng Xương, t. Thanh Hóa; nhập ngũ 1965, thiếu tá (1988); đv ĐCS VN (1970); khi tuyên dương Ah là trung đội trưởng vận tải Đại đội 2, Tiểu đoàn 49, Đoàn 559. Năm 1968 chiến sĩ, rồi trung đội trưởng vận tải hàng bằng xe đạp thổ, đưa năng suất từ 280kg/chuyến lên 350kg/chuyến, dần dần đưa năng suất thổ trung bình của trung đội lên 415kg/người chuyến (ĐCC nhiều lần đạt 550kg/chuyến). Chiến đấu dũng cảm, diệt 10 địch, bảo vệ hàng an toàn, sẵn sàng giúp đỡ đồng đội. Huân chương: Chiến công (hạng nhì, hạng ba).



        ĐINH CÔNG TRÁNG (1842-87), người tham gia lãnh đạo chủ chốt cuộc khởi nghĩa Ba Đình (1886-87). Quê Trình Xá. (nay thuộc xã Thanh Tân), h. Thanh Liêm, t. Hà Nam. 1885 khi vua Hàm Nghi xuống “Chiếu Cần Vương”, ĐCT chiêu mộ nghĩa binh chống Pháp ở vùng Nam Định, Ninh Bình, sau chuyển vào Thanh Hóa. 1886 cùng với dốc học Phạm Bành và tiến sĩ Tống Duy Tân xây dựng chiến lũy Ba Đình (gồm 3 làng Mĩ Khê, Thượng Thọ, Mậu Thịnh thuộc Nga Sơn, Thanh Hóa). 12.1886 ĐCT chỉ huy, 300 nghĩa quân chiến đấu 32 ngày đêm, bẻ gãy nhiều đợt tiến công của quân Pháp vào chiến lũy Ba Đình, diệt hàng trăm địch (x. trận Ba Đình, 18.12.1886-20.1.1887). Bị quân Pháp dùng rào tre và dày thép gai vây chặt Ba Đình, cắt nguồn tiếp tế nên nghĩa quân dần dần núng thế. 1.1887 được sự hỗ trợ của nghĩa quân từ bên ngoài do Trần Xuân Soạn chỉ huy, ĐCT phá vây tiếp tục kháng Pháp. 6.10.1887 hi sinh trong chiến đấu tại làng Tang Yên (Đô Lương, Nghệ An).
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #58 vào lúc: 11 Tháng Bảy, 2019, 07:51:06 pm »


        ĐINH ĐỨC THIỆN (Phan Đình Dinh; 1913-87), thứ trường BQP nước CHXHCN VN (1982-87). Quê xã Nam Vân, tp Nam Định, t. Nam Định; tham gia CM 1930, nhập ngũ 1950, thượng tướng (1986); đv ĐCS VN (1939). Hai lần bị địch bắt giam (1930 và 1940). Năm 1941 được trả tự do, tiếp tục hoạt động CM. 1944-45 tham gia Ban cán sự tỉnh, rồi bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Yên; bí thư tỉnh ủy kiêm chủ tịch tỉnh Bắc Giang; ủy viên thường vụ khu ủy Khu 1; ủy viên khu ủy Khu Việt Bắc. 1950 chuyển vào QĐ, cục trưởng Cục vận tải QS. 1955 phó chủ nhiệm TCHC. 1957 chuyển ngành, thứ trường Bộ công nghiệp kiêm giám đốc, bí thư đảng ủy Khu gang thép Thái Nguyên (1959). Năm 1965 trở lại QĐ, ủy viên Quân ủy trung ương, chủ nhiệm TCHC kiêm thứ trưởng Bộ công nghiệp nặng. 1969 chủ nhiệm TCHC kiêm bộ trưởng Bộ cơ khí luyện kim. 1972 quyền bộ trưởng Bộ giao thông vận tải. 1974 chủ nhiệm TCHC kiêm chủ nhiệm TCKT. 3.1975 thành viên cơ quan BQP trong chiến dịch Tây Nguyên; phó tư lệnh chiến dịch Hổ Chí Minh. 1977 bộ trưởng phụ trách dầu khí, rồi bộ trưởng Bộ giao thông vận tải. 1982-87 thứ trưởng BQP. ủy viên BCHTƯ ĐCS VN khóa IV (dự khuyết khóa III). Huân chương: Hổ Chí Minh. Quân công hạng nhất...



        ĐINH LỄ (Lê Lề; 7-1427), danh tướng khởi nghĩa Lam Sơn, cháu gọi Lê Lợi bằng cậu. Quê Lam Sơn (nay thuộc xã Xuân Lam, h. Thọ Xuân, t. Thanh Hóa). Tham gia khởi nghĩa từ những ngày đầu, lập nhiều công, được phong tư không và mang họ vua. 1424 cùng Lè Lợi và các danh tướng đánh bại quân Minh trong trận mai phục ở Bồ Ái (nay thuộc xã Đức Sơn, h. Anh Sơn, t. Nghệ An), bắt sống đô ti Chu Kiệt, chém tướng tiên phong đô ti Hoàng Thành. 1425 chỉ huy phục binh đánh chiếm 300 thuyền lương do đô ti Trương Hùng chỉ huy ở Diễn Châu (Nghệ An). Sau đó cùng một số danh tướng khác đánh úp thành Tây Đô (Vĩnh Long, h. Vĩnh Lộc, t. Thanh Hóa) diệt hơn 500 địch. 1426 tham gia chỉ huy đánh thắng trận Tốt Động - Chúc Động (5-7.11.1426) (h. Chương Mĩ, t. Hà Tây) và tiến quân bao vây thành Đông Quan (Hà Nội). 1427 bị quân Minh bắt trong trận Mi Động (Hoàng Mai, Hà Nội) và bị giết.

        ĐINH LIỆT (Lê Liệt; 7-1471), danh tướng khởi nghĩa Lam Sơn, đại thần dưới bốn đời vua nhà Hậu Lê. Quê Lam Sơn (nay thuộc xã Xuân Lam, h. Thọ Xuân, t. Thanh Hóa). Tham gia khởi nghĩa Lam Sơn từ những ngày đầu. 1424 khi Lê Lợi tiến quân vào Nghệ An, ĐL được cử dẫn quân đi trước, đánh vùng Đỏ Gia và thành Lục Niên. 1427 tham gia chỉ huy trận Chi Lăng (x. trận Chi Lăng - Xương Giang, 1427). Năm 1434 chỉ huy các đạo quân ở Nghệ An, Tân Bình và Thuận Hóa, dẹp nguy cơ xâm lấn của Chiêm Thành, ổn định miền biên ải. 1444-48 do có kẻ gièm pha, ĐL bị bắt giam. 1460 cùng Nguyễn Xí chủ xướng phế Nghi Dân. người giết Lê Nhân Tông tiếm ngôi vua, tôn Bình Nguyên Vương Tư Thành lên ngôi (Lê Thánh Tông), được phong nhập nội thái phó, tước Lân Quận Công. 1470, cùng Lê Niệm theo Lê Thánh Tông đánh Chiêm Thành bắt vua Chiêm là Trà Toàn. Được ban quốc tính (mang họ vua), từng giữ chức thái sư phụ chính (tể tướng) nhiều năm dưới đời Lê Thánh Tông.

        ĐINH NGỌC LIÊN (1911-91), nhạc trưởng, người chỉ huy đầu tiên Đoàn quân nhạc VN (8.1945), Nghệ sĩ nhân dân đầu tiên của QĐND VN (1988). Quê xã Xuân Phương, h. Xuân Trường, t. Nam Định; nhập ngũ 1945, trung tá (1974); đv ĐCS VN (1960). Trước CM tháng Tám (1945) quản kèn lính khố xanh. Sau CM tháng Tám, 1945-54 chỉ huy Ban âm nhạc Giải phóng quân, Ban âm nhạc Vệ quốc quân, Đoàn nhạc binh trung ương. 1955 đoàn trưởng Đoàn quân nhạc thuộc Tổng cục quân huấn (sau thuộc BTL Quân khu Thủ Đô). Gần 40 năm là nhạc trường, chỉ huy dàn nhạc của QĐ, ĐNL đã hoà âm, phối khí hàng trăm ca khúc, tiêu biểu là; “Tiến quân ca” (quốc ca), “Chiến sĩ ca”, “Du kích ca”, “Diệt phát xít”, “Cùng nhau đi hồng binh”... Soạn các tác phẩm: “Hành khúc tang lễ” (bản trống vĩnh biệt chủ tịch Hồ Chí Minh, 1969), “Xuân chiến tháng”, “Hành khúc chiến thắng”... và chỉ huy dàn quân nhạc trong những ngày lễ trọng đại của dân tộc như: ngày tuyên ngôn độc lập (2.9.1945), ngày giải phóng thủ đô (10.10), quốc tang chủ tịch Hồ Chí Minh... ĐNL là một trong những hội viên đầu tiên của Hội nhạc sĩ VN. Huân chương: Quán công hạng ba. 2 Kháng chiến hạng nhất, Chiến công hạng nhất, Lao động hạng nhất...


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #59 vào lúc: 11 Tháng Bảy, 2019, 07:56:58 pm »


        ĐINH NÚP (1914-99), Ah LLVTND (1955). Dân tộc Bana, quê xã Tơ Tung, h. K’Bang, t. Gia Lai; đv ĐCS VN; khi tuyên dương Ah là thôn đội trường. 1935 quân Pháp về lùng bắt phu, dân làng trốn vào rừng, ĐN ở lại dùng nỏ bắn chết một quân Pháp. 1945 tham gia khởi nghĩa cướp chính quyền ở địa phương. Trong KCCP, 1947-49 vận động nhân dân 5 lần thay đổi chỗ ở, phát triển sản xuất phục vụ kháng chiến; tổ chức du kích, xây làng chiến đấu, làm tên nỏ, chông mìn cạm bẫy, diệt 80 địch, bảo vệ buôn làng. 10.1952 chi huy trung đội du kích, 7 ngày đêm liên tục luồn rừng chiến đấu chống lại cuộc càn cùa một trung đoàn, diệt nhiều địch. Chủ tịch Mặt trận tổ quốc tỉnh Gia Lai - Kon Tum (1976). Đại biểu Quốc hội, ủy viên HĐNN khóa VI. Huân chương: Quân công hạng ba, Chiến công (hạng nhất, hạng nhì).



        ĐINH RUỐI (1941-67), Ah LLVTND (truy tặng 1978). Dân tộc Giẻ Triêng, quê xã An Quang, h. An Lão, t. Bình Định; khi hi sinh là trung đội phó du kích xã An Quang. Trong KCCM, 1961-67 chỉ huy du kích xã xây làng chiến đấu, chống càn, diệt hơn 100 địch, ĐR diệt 55 (có 48 Mĩ). 23.9.1967 chỉ huy một tổ du kích chổng cuộc càn của một tiểu đoàn Mĩ và một đại đội biệt kích QĐ Sài Gòn vào xã An Mĩ, diệt 40 địch (ĐR diệt 18). Huân chương: Chiến công hạng nhất.



        ĐINH THỊ VÂN (1916-95), Ah LLVTND (1970). Quê xã Xuân Thành, h. Xuân Trường, t. Nam Định; nhập ngũ 1954, đại tá (1990); đv ĐCS VN (1946); khi tuyên dương Ah là thiếu tá tình báo. Trong KCCP, hội trưởng phụ nữ huyện và tỉnh, cán bộ có năng lực vận động, tổ chức quần chúng giỏi. 1954 được điều sang ngành tình báo và được cử đi hoạt động xa trong vùng địch tạm chiếm. Trước khi đi làm nhiệm vụ khó khăn, nguy hiểm, ĐTV đã tìm cách thuyết phục gia đình và cưới vợ cho chồng. 1954-70 hoạt động tình báo tại Sài Gòn, có công xây dựng nhiều cơ sở mật trong thành phố và trong hàng ngũ QĐ Sài Gòn, thu thập nhiều tin tức có giá trị về hoạt động QS của địch. Bị địch bắt nhiều lần, tra tấn dã man, vẫn kiên trung bất khuất, khôn khéo đấu tranh buộc địch phái trả tự do và tiếp tục hoạt động. Mạng lưới tình báo do ĐTV tổ chức và chỉ huy hoạt động liên tục, nhiều người lập công xuất sắc. Huân chương: Độc lập hạng nhì, Chiến công (hạng nhất, hạng nhì, hạng ba), Kháng chiến hạng nhất...



        ĐINH TÍA (s. 1943), Ah LLVTND (1969). Dân tộc Hrê, quê xã Sơn Thành, h. Sơn Hà, t. Quảng Ngãi; nhập ngũ 1959, đại úy (1982); đv ĐCS VN (1964); khi tuyên dương Ah là trung đội phó thông tin liên lạc, Đại đội 14, bộ đội địa phương tỉnh Quảng Ngãi. 1959 tham gia chống càn ở Sơn Bao, hướng dẫn đồng đội làm chông, bẫy, dùng cung tên đánh địch. 1960 hoạt động tại vùng Hà Thành; sau khi đánh vào ấp chiến lược, trên đường nít bị địch phục kích và bị thương cụt 1 tay. 1962-69 phụ trách giao thông liên lạc 6 huyện miền núi thuộc t. Quảng Ngãi, tự tìm 150 đường vòng tránh qua ấp chiến lược, đồn bốt, nơi địch phục kích và rừng núi hiểm trở... chuyển 3.780 bì công văn tài liệu đến nơi quy định, đầy đủ kịp thời... Huân chương: Chiến công hạng ba.



        ĐINH TIÊN HOÀNG nh ĐINH BỘ LĨNH

        ĐINH VĂN HÒE (1950-72), Ah LLVTND (truy tặng 1973). Quê xã Xuân Hải, h. Nghi Xuân, t. Hà Tĩnh: nhập ngũ 1968; đv ĐCS VN (1972); khi hi sinh là trung sĩ, trung đội phó thuộc Đại đội bộ binh cơ giới 2, Tiểu đoàn 66, Trung đoàn 202, BTL tăng thiết giáp. 1969-71 chiến sĩ súng máy 12,7mm thuộc Sư đoàn 304, chiến đấu ở Quảng Trị, diệt 75 địch, bắn rơi 2 máy bay. 10.1971 chuyển sang đơn vị bộ binh cơ giới, chỉ huy khẩu đội súng máy trên xe bọc thép. 28.4.1972 ĐVH bắn rơi 2 máy bay trực thăng. 24.5.1972 khi tiến công địch ở Hải Lăng, xe bọc thép bị sa lẩy, ĐVH linh hoạt dùng súng B-41 bắn cháy 1 xe tăng, dùng súng 14,5mm bắn rơi 1 máy bay trực thăng, dùng lựu đạn khói ngụy trang để tổ chức cứu kéo xe. 26.5.1972 chỉ huy xe xông vào đội hình địch, dùng lựu đạn, tiểu liên diệt nhiều địch và hi sinh. Huân chương: Chiến công hạng nhất.


Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM