Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 02:16:07 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: D  (Đọc 4043 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #10 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2019, 11:12:33 am »


        DIỄN TẬP MẪU, diễn tập nhằm trình bày hành động chiến đấu. phương pháp tổ chức chỉ huy chính xác cho người học. Thường tổ chức trước khi tập đề bài mới hoặc quan trọng. Trước khi xem DTM học viên phải nghiên cứu lí luận, các tình huống trên bản đồ (sa bàn) hoặc được nghe giới thiệu; trong DTM có người thuyết minh nói rõ các vấn đề huấn luyện. Nội dung DTM gồm: tổ chức chỉ huy, hiệp đồng, hành động chiến đấu, sử dụng vũ khí trang bị và phương pháp diễn tập. Sau khi diễn tập phải nhận xét đánh giá.

        DIỄN TẬP MỘT BÊN, diễn tập mà lực lượng tham gia được tổ chức thành một bên, còn hành động của đối phương được thể hiện bằng phương tiện tượng trưng, tạo giả và các tình huống phù hợp với tổ chức trang bị và chiến thuật của đối phương. Đặc điểm DTMB: tổ chức đơn giản, tiêu hao vật tư ít, dễ điều hành. Quá trình diễn tập phải biểu hiện tình huống bằng tượng trưng tạo giả, chính xác, kịp thời theo ý định của đạo diễn.

        DIỄN TẬP MỘT CẤP, diễn tập chỉ huy và cơ quan ở một cấp nhất định nhằm nâng cao và hoàn thiện trình độ tổ chức, chỉ huy chuẩn bị và thực hành chiến đấu hoặc để cấp trên đánh giá kết quả huấn luyện, diễn tập của đơn vị. Do người chỉ huy đơn vị trục tiếp tổ chức và thực hiện theo kế hoạch huấn luyện hoặc kế hoạch kiểm tra của cấp trên. DTMC đơn giản, nhưng người chỉ huy và cơ quan khó thu thập và tổng hợp các số liệu tình huống, các báo cáo hoặc phổ biến nhiệm vụ, duy trì hiệp đồng...

        DIỄN TẬP NHIỂU CẤP, diễn tập từ hai cấp trở lên theo một tưởng định (kế hoạch) thống nhất. Đặc điểm: huấn luyện toàn diện, tình huống phức tạp, hiệp đồng khó khăn, đặc biệt là công tác điều hành, đạo diễn, tổ chức chuẩn bị. Mỗi cấp tham gia diễn tập vừa thực hiện nhiệm vụ diễn tập theo chức trách của mình, vừa chỉ đạo, chỉ huy cấp dưới trực tiếp tiến hành công việc theo mệnh lệnh của người chỉ huy cấp trên hoặc ban chỉ đạo diễn tập.

        DIỄN TẬP THỰC BINH, diễn tập tiến hành tại thực địa có bộ đội tham gia cùng với trang bị theo biên chế (có thể có lực lượng tăng cường) nhằm nâng cao và hoàn thiện năng lực chỉ huy, công tác tham mưu và khả năng chiến đấu cho người chỉ huy, cơ quan và bộ đội; hình thức diễn tập sát thực tế chiến đấu nhất. Nội dung diễn tập gồm: QS, chính trị, hậu cần, kĩ thuật; ở cấp phân đội, binh đội hoặc binh đoàn. Khi DTTB có bắn đạn thật phải do người chỉ huy trên hai cấp tổ chức và chỉ đạo , bảo đảm an toàn tuyệt đối.

        DIỆP KIẾM ANH (Ye Jianying, Diệp Nghi Vĩ; 1897-1986), nguyên soái nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (1955), tham gia sáng lập và lãnh đạo Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc. Người h. Mai, t. Quảng Đông (TQ); đv ĐCSTQ (1927). Năm 1917 học tại Giảng võ đường lục quân Vãn Nam; tốt nghiệp vào QĐ Tôn Trung Sơn; tham gia kế hoạch xây dựng Trường QS Hoàng Phố. Trong chiến tranh Bắc Phạt, sư đoàn trưởng Quân CM quốc dân, tham mưu trưởng quân đoàn. Tham gia khởi nghĩa Quáng Châu (12.1927). Năm 1934-36 tham gia Vạn lí trường chinh; giúp Chu Ấn Lai giải quyết hòa bình sự biến Tây An (12.12.1936). Trong chiến tranh chống Nhật. 1941 tham mưu trưởng ủy ban QS CM trung ương ĐCS TQ: thành viên phái đoàn ĐCS TQ đàm phán đình chiến với Quốc dân đảng. 1947-52 tham mưu trưởng QGP nhân dân TQ, tư lệnh kiêm chính ủy Quân khu Quảng Đông, tư lệnh Quân khu Hoa Nam; quyền tư lệnh quân khu, phó chủ tịch Hội đồng quân chính, quyền bí thư Trung ương cục Trung Nam. 1954-75 phó chủ tịch: Hội đồng quốc phòng khóa I-III, ủy ban hiệp thương chính trị nhân dân TQ khóa IV, Quân ủy trung ương ĐCS TQ (từ 1966); bí thư Ban bí thư trung ương ĐCS TQ. 1975-87 bộ trưởng BQP, chủ tịch ủy ban thường vụ Quốc hội khóa V, phó chủ tịch Quân ủy trung ương nước Cộng hòa nhân dân  Trung Hoa khóa VI, ủy viên BCHTƯ ĐCS TQ khóa VII- XII; ủy viên thường vụ BCT khóa VIII-XII; phó chủ tịch ĐCS TQ khóa X-XI. Tác phẩm chính: “Tập ngôn luận kháng chiến Diệp Kiếm Anh”, “Tuyển tập thư từ Diệp Kiếm Anh”.

        DIỆT ÁC PHÁ KÌM, hoạt động đấu tranh của quần chúng nhân dân và LLVT địa phương ở vùng địch tạm chiếm nhằm tiêu diệt và trấn áp những tên gian ác trong bộ máy chính quyền địch ở cơ sở và giành quyền làm chủ. Trong KCCP, DAPK chủ yếu là phá vỡ, làm vô hiệu hóa, hoặc hạn chế hoạt động của các hội tề do quân Pháp lập ra ở các làng xã; trong KCCM chủ yếu là phá bộ máy kìm kẹp của địch ở các khu dồn dân, ấp chiến lược và các vùng địch kiểm soát.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #11 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2019, 11:14:20 am »


        DIỆT CHỦNG, sự tàn sát hàng loạt dân cư hoặc hủy diệt nguồn sống, môi trường tự nhiên dẫn đến diệt vong một chủng tộc, một tộc người hoặc một dân tộc; thuộc tội chống loài người. Trong CTTG-II, phát xít Đức phạm tội DC, tàn sát 6 triệu người Do Thái và 500 ngàn người các dân tộc khác (chủ yếu người Xlavơ); 1975-78 với chính sách DC, chính quyền Pôn Pốt - Iêng Xari (Khơme Đỏ) đã tàn sát hàng triệu người Campuchia. Công ước quốc tế về ngăn chặn tội ác và sự trừng phạt tội DC (1948) quy định trách nhiệm hình sự quốc tế đối với tội DC. Điều 342, Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1999) quy định hình phạt cho tội DC là phạt tù từ 10 năm đến tử hình.

        DIỆT MỤC TIÊU, hành động chiến đấu dùng các phương tiện chiến đấu khác nhau để loại mục tiêu khỏi vòng chiến đấu. Mục tiêu bị tiêu diệt có thể là: một đơn vị đối phương, một phương tiện chiến đấu; SCH, trạm thông tin và các công trình QS khác... DMT là một đơn vị đối phương có thể chia ra các mức: tiêu diệt hoàn toàn và tiêu diệt đại bộ phận; với các tỉ lệ phần trăm lực lượng bị tiêu diệt do QĐ mỗi nước quy định, mức thấp nhất là 60%.

        DIỆT TRÙNG, tiêu diệt sinh vật mang vi khuẩn gây bệnh truyền cho đối tượng bị nhiễm; bộ phận của tiêu tẩy chuyên môn. Có thể DT cho đối tượng bị nhiễm bằng phương thức vật lí và hóa học. Theo phương thức vật lí, xử lí bằng nước sôi hoặc luồng hơi nóng trong buồng kín. Theo phương thức hóa học, xử lí bằng hóa chất đặc biệt được phun bằng các thiết bị, khí tài, xe chuyên dụng hoặc rải từ máy bay. Trong QĐND VN có trang bị xe tắm ĐĐA-66.

        DIỄU BINH, nghi lễ QĐ do các đơn vị đại diện lực lượng vũ trang xếp thành các khối đội ngũ chỉnh tề đi một cách trang nghiêm qua trước lễ đài và trên đường phố, để biểu dương sức mạnh QS. DB thường được tiến hành cuối lễ duyệt binh.



      DIMBABUÊ (Cộng hòa Dimbabuê; A. Republic of Zimbabwe), quốc gia ở nam châu Phi. Dt 390.757km2; ds 12,58 triệu người (2003); phần lớn là người Bantu. Ngôn ngữ chính thức: tiếng Anh. Tôn giáo: Bái vật giáo, đạo Cơ Đốc. Thủ đô: Harare. Chính thể cộng hòa, đứng dầu nhà nước và cơ quan hành pháp (chính phủ) là tổng thống, tổng tư lệnh các LLVT. Cơ quan lập pháp: quốc hội. Phần lớn lãnh thổ là cao nguyên, độ cao 800-1.500m; phía đông là dãy núi Iniangani, đỉnh cao nhất 2,596m. Khí hậu nhiệt đới ở phía nam và cận xích đạo ở phía bắc. Hệ thống sông ngòi dày đặc, sồng chính: Dămbêdi (biên giới tự nhiên với Dămbia). Rừng phân bố ở sườn đông dãy Iniangani. Nước nông - công nghiệp. Công nghiệp khai khoáng phát triển. GDP 9,057 tỉ USD (2002), bình quân đầu người 710 USD. Thành viên LHQ, Phong trào không liên kết, Liên minh châu Phi. Lập quan hệ ngoại giao với VN cấp đại sứ 24.7.1981. LLVT: lực lượng thường trực 36.000 người (lục quân 32.000, không quân 4.000), lực lượng bán vũ trang 21.800. Tuyển quân theo lệnh gọi nhập ngũ. Nguồn động viên: 2,4 triệu người. Trang bị: 40 xe tăng, 80 xe thiết giáp trinh sát, 80 xe thiết giáp chở quân, 30 pháo mặt đất xe kéo, 70 pháo phản lực, 215 pháo phòng không, 17 tên lửa phòng không SA-7, 54 máy bay chiến đấu, 32 máy bay trục thăng... Ngân sách quốc phòng 631 triệu USD (2002).



        DĨNH (cổ) X. DOANH
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #12 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2019, 11:15:55 am »


        DINH ĐỘC LẬP, dinh thự ở trung tâm tp Hồ Chí Minh. Nguyên là dinh Nôrôđôm của toàn quyền Đông Dương ở Sài Gòn, được xây dựng 1868-71 trên khu đất rộng 12ha nằm giữa bốn trục đường phố lớn, mặt chính trải dài theo đường Công Lí (nay là đường Nam Kì Khởi Nghĩa). 1954-75 là nơi ở và làm việc của tổng thống và chính phủ Sài Gòn. 27.2.1962 bị hai phi công QĐ Sài Gòn đánh bom làm hư hỏng một phần. Cuối 1962 được xây dựng lại (như hiện nay) theo thiết kế của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ và hoàn thành sau 4 năm (1963-66). Dt 2.000m2, gồm 4 tầng chính, 1 sân thượng cho máy bay trực thăng và một tầng hầm kiên cố. llgiờ 30ph ngày 30.4.1975, các LLVT giải phóng đánh chiếm và cắm cờ chiến thắng lên nóc DDL, kết thúc chiến dịch Hồ Chí Minh. 11.1976 DDL đổi tên thành dinh Thống Nhất, trở thành khu di tích lịch sử CM, nơi tổ chức các hội nghị quan trọng của thành phố và nhà nước.

        DIS (vt từ A. Defence Intelligence Staff), cơ quan tình báo quốc phòng Anh có chức năng điều phối và chỉ đạo hoạt động tình báo quốc phòng (tình báo lục quân, tình báo hải quân, tình báo không quân Hoàng gia). Thành lập 1964 trên cơ sở cải tổ JIB (vt từ A. Joint Intelligence Bureau - Cục tình báo hỗn hợp, 1946-64). Hoạt động của DIS bao trùm các lĩnh vực QS. chính trị, kinh tế và tâm lí. Gồm 4 cục: quản lí và yểm trợ, tình báo khoa học và kĩ thuật, cơ quan chỉ đạo, tình báo kinh tế. Đứng đầu DIS là tổng giám đốc tình báo, phó giám đốc do phó tổng tham mưu trưởng phụ trách tình báo kiêm nhiệm (phụ trách các vẫn đề tình báo của tổng tham mưu trưởng, ủy ban của tổng tham mưu trưởng và các cơ quan của BQP).

        DOÃN NHO (s. 1933), nhạc sĩ, tiến sĩ nghệ thuật học. Quê phường Yên Hoà, q. Cầu Giấy, tp Hà Nội; tham gia Mặt trận Việt Minh (1945), nhập ngũ 1950, đại tá (1993); đv ĐCS VN (1957). Năm 1951 sáng tác ca khúc đầu tay “Bà mẹ nuôi”, được dựng thành ca cảnh, biểu diễn phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ (1954). DN gắn bó với đề tài người lính và chiến tranh CM. Tác phẩm tiêu biểu: “Sóng cửa Tùng” (hợp xướng, 1955), “Chiếc khăn rơi” (1955). “Tiến bước dưới quân kì” (1958), “Quả bom câm” (1967, ca dao Nghiêm Đa Văn), “Người con gái Sông La” (1970, thơ Phương Thúy), “Năm anh em trên một chiếc xe tăng” (1971, thơ Hữu Thỉnh)... Tác phẩm khí nhạc: giao hưởng ba chương “Chiến thắng” (giải thưởng BQP. 1984). thơ giao hưởng số 1 “Tháng Tám lịch sử” (huy chương vàng, 1985), thơ múa “Những người con của biển” (huy chương vàng, 1985), giao hưởng “Khúc tường niệm” (giải thưởng quốc gia, 1993) và một số tiểu luận về âm nhạc. Huân chương: Độc lập hạng ba, Quân công hạng ba, Lao động hạng ba, 2 Chiến công hạng ba...



        DOÃN TUẾ (Nguyễn Trung; 1917-95), phó tổng tham mưu trưởng QĐND VN (1978-88). Quê xã Vân Tự, h. Thường Tín, t. Hà Tây; nhập ngũ 1946, trung tướng (1984); đv ĐCS VN (1949). Trong KCCP, giữ các chức vụ: trung đội trưởng, trung đoàn trưởng, rồi tham mưu trưởng Đại đoàn 351; tham gia các chiến dịch: Đông Bắc (1948), Sông Lô (1949), Biên Giới (1950). Hoàng Hoa Thám (1951) và chiến dịch Điện Biên Phủ (1954). Tháng 3.1955-64 sư đoàn phó Sư đoàn pháo binh 675; tham mưu phó, tham mưu trưởng, rồi phó tư lệnh Binh chủng pháo binh. 1967 tư lệnh pháo binh Mặt trận B5. Tháng 9.1968 tư lệnh Binh chủng pháo binh. 1971 phó tư lệnh Mặt trận Đường 9; chỉ đạo tác chiến pháo binh trong bộ chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh (1975). Năm 1978-88 phó tổng tham mưu trưởng QĐND VN. Huân chương; Độc lập hạng nhất, Quân công (2 hạng nhất, 1 hạng ba)...


        DOANH (cổ), 1) đơn vị tổ chức cao nhất của QĐ một số triều đại phong kiến VN. Trong quân đội Hậu Lê, đời Lê Trung Hưng (1533-1788), D (cùng với cơ, đội) là đơn vị tổ chức cơ bản, không có quan hệ thống thuộc và có quân số khác nhau (có D 800 người, có D 160 người). Thời Tây Sơn, D là đơn vị hỗn hợp, có các thành phần bộ binh, pháo binh, tượng binh, kị binh; gồm 5 dạo, quân số khoảng 15.000 người. Thời Nguyễn, từ đời Gia Long (từ 1802), D là tổ chức của bộ binh, thủy binh, pháo binh ở kinh đô (gồm 5 vệ, quân số 2.500 người) và của cơ binh ở các tỉnh, trấn (D gồm một số liên cơ (x. cơ), quân số không ổn định); 2) khu vực đóng quân ở một địa phương của bộ phận lực lượng quân đội Nguyễn. Thường được gọi kèm theo tên địa phương. Vd: D Quảng Nam, D Bình Thuận, D Bình Định... Cg dinh.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #13 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2019, 11:17:39 am »


        DOANH CỤ, gọi chung đồ dùng ở trong doanh trại phục vụ sinh hoạt, học tập, công tác, sẵn sàng chiến đấu của bộ đội như: bàn, ghế, giường, tủ... và các trang bị, dụng cụ dùng chung.

        DOANH NGHIỆP QUỐC PHÒNG, doanh nghiệp nhà nước do BQP trực tiếp quản lí để thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh theo pháp luật và quy định của BQP. DNQP là một pháp nhân kinh tế, bình đẳng với các doanh nghiệp nhà nước khác.

        DOANH TRẠI, 1) khu vực đóng quân thường xuyên, trong đó có đất đai, nhà ở, nhà học tập, công tác... của bộ đội. Yêu cầu quy hoạch DT của QĐ phải phù hợp với thế bố trí chiến lược, chiến dịch, chiến thuật; trong quy hoạch đất của nhà nước và QĐ; bảo đảm cơ động và sẵn sàng chiến đấu; phù hợp với đặc điểm của từng đơn vị; 2) ngành công tác hậu cần có nhiệm vụ tổ chức và thực hành bảo đảm doanh trại cho QĐ.

        DRM (vt từ p. Direction du Renseignement Militaire), Cục tình báo QS Pháp, trực thuộc tổng tham mưu trưởng liên quân, có chức năng hỗ trợ và cố vấn cho bộ trưởng BQP về lĩnh vực tình báo quân sự. Thành lập 16.6.1992 theo sắc lệnh 92-523 của tổng thống Mittơrăng, trên cơ sở sáp nhập Phòng xử lí tin, Trung tâm tình báo QS (CERM). phòng nhì của lục quân và không quân... Có nhiệm vụ: lập kế hoạch, điều phối và chỉ đạo việc khai thác, nghiên cứu, xử lí tin tình báo QS; cung cấp tin tình báo QS cho bộ trưởng BQP, tổng tham mưu trường liên quân, các cơ quan của chính phủ và QĐ; tuyển chọn, đào tạo quản lí và sử dụng các tùy viên QS, đồng thời kiểm soát hoạt động tình báo của họ; sử dụng các phương tiện thu tin tình báo của các cấp chiến lược. Cơ cấu tổ chức gồm: giám đốc, ban chỉ đạo và 5 phòng (nghiên cứu, xử lí tin, phổ biến vũ khí, kĩ thuật, nhân sự hành chính). Giám đốc đầu tiên: tướng Giên Henrich (1992-95).

        DU KÍCH, LLVT quần chúng được huấn luyện chiến thuật du kích để bảo vệ địa phương và tác chiến trong vùng dịch, ở VN, DK là lực lượng nòng cốt của dân quân, hình thành từ 1940 (DK Bắc Sơn, DK Nam Kì), phát triển nhanh trong thời kì chuẩn bị và tiến hành tổng khởi nghĩa (1945) trên phạm vi cả nước, đến 1949 một bộ phận chuyển thành bộ đội địa phương (xt dân quân tự vệ). Trong KCCM, DK phát triển mạnh ở các vùng nông thôn miền Nam VN và phối hợp đánh địch với các lực lượng khác tạo thành thế trận chiến tranh nhân dân, đánh địch ở mọi nơi, mọi lúc và rộng khắp, điển hình như dân quân du kích Iasao, dân quân du kích xã Cát Hanh...

        “DU KÍCH CA”, hành khúc của nhạc sĩ Đỗ Nhuận sáng tác trước CM tháng Tám (1945), được phổ biến rộng rãi trong các đội du kích, tự vệ và quần chúng CM thời kì CM tháng Tám (1945) và KCCP. Lời và giai điệu của “DKC” có tác dụng thôi thúc, khích lệ các chiến sĩ trong LLVTND và quần chúng CM quyết tâm chiến đấu giải phóng quê hương; trở thành một trong những bài hát truyền thống của LLVTND VN.



        DU LÂM, Cân cứ hải quân TQ ở nam đảo Hải Nam. Diện tích vùng nước 8km2, tổng chiều dài các cầu cảng 2km, độ sâu bến cảng cho phép tàu chiến cỡ lớn cặp bến. Có xưởng sửa chữa các loại tàu, từ tàu thường đến tàu khu trục.

        , thiết bị giảm tốc độ của một dối tượng đang chuyển động trong khí quyển nhờ lực cản không khí. Vd: giảm tốc- độ rơi của người, hàng, vũ khí... được thả từ khí cụ bay xuống đất (biển), khoang hạ xuống của tàu vũ trụ, hãm các máy bay có tốc độ lớn khi hạ cánh, giữ lâu pháo sáng và các thiết bị thám không trong khí quyển... D gồm: vòm (thường bằng vải mỏng, nhẹ, bền), dây, hệ thống treo, túi đựng, bộ phận kéo mở. Các loại D: D người (gồm D cứu nạn. D huấn luyện, D thể thao, D đổ bộ), D hàng và D chuyên dụng. Khi cần có lực hãm lớn có thể dùng đồng thời nhiều D cho một đối tượng (vd: khi thả dù các thùng hàng có khối lượng lớn, các phương tiện, vũ khí nặng như xe tăng, xe thiết giáp, pháo,... hãm các máy bay trên đường băng ngắn...). D được mở tự động hoặc do người mở. Lêôna đờ Vanhxi (Italia) là người đầu tiên đề xuất ý tưởng về D (1495). D cứu nạn kiểu đựng trong túi đầu tiên trên thế giới được G. E. Côchenhicôp (Nga) chế tạo (1911).
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #14 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2019, 11:19:07 am »


        “DỤ CHƯ TÌ TƯỚNG HỊCH VĂN” nh “HỊCH TƯỚNG SĨ”

        DUNG HÒA TRƯỜNG ĐIỆN TỪ. thực hiện các biện pháp kĩ thuật và tổ chức nhằm hạn chế sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa các phương tiện điện tử của ta và các loại nhiễu tự nhiên, bảo đảm khả năng hoạt động bình thường của các phương tiện điện tử. Các biện pháp DHTĐT: phân bố dải tần làm việc, thời gian phát sóng phù hợp, bố trí hợp lí các phương tiện điện tử trong cùng khu vực, quy định hướng và công suất phát phù hợp  với yêu cầu, nhiệm vụ; bảo dưỡng kĩ thuật định kì theo quy định.

        DUNG LƯỢNG CHIẾN TRƯỜNG, khả năng nhất định về không gian trong việc đáp ứng quy mô triển khai, bố trí đội hình và tiến hành tác chiến của một số đơn vị lực lượng vũ trang trên chiến trường. DLCT phụ thuộc vào điều kiện địa lí tự nhiên, giao thông dân cư và các điều kiện vật chất cần thiết cho hoạt động của các đơn vị LLVT đó.

        DUNG NHAM, vặt chất bị nung chảy trong các lò macma sâu dưới lòng đất và phun trào lên mặt đất ở thể lỏng hoặc quánh (nhiệt độ từ 700 đến 1.200°C) qua các miệng núi lửa. Thành phần chủ yếu là silicát và các hợp chất khác. Độ quánh của DN tăng tỉ lệ với độ axit của nó. DN có thành phần badơ thường khá lỏng, các DN dạng axit thường quánh rất khó chảy, tạo thành nút, gây áp suất lớn làm nổ miệng núi lửa và phun lên cao. Tùy theo bề mặt địa hình, DN phun trào tạo thành các dòng chảy hay lớp phủ có diện tích từ hàng trăm tới hàng nghìn kilômét vuông (lớp phủ badan ở Tây Nguyên được tạo bởi DN đã nguội và phân hủy thành loại đất đỏ thích hợp cho việc trồng các loại cây công nghiệp như cao su, cà phê, hồ tiêu...).

        DŨNG SĨ DIỆT MĨ, danh hiệu vinh dự của LLVT giải phóng miền Nam VN trong KCCM tặng cán bộ, chiến sĩ diệt được quân Mĩ. Đặt ra theo thông tư 7/4 ngày 2.9.1967 của Cục chính trị QGPMN VN. DSDM có bốn cấp: ưu tú, 1, 2, 3 (căn cứ vào số quân Mĩ diệt được). Việc bình chọn người đạt danh hiệu DSDM tiến hành ngay sau mỗi trận đánh, đợt hoạt động chiến đấu; do chỉ huy cấp tiểu đoàn, huyện đội trở lên kí tặng. Người đạt danh hiệu DSDM được tặng huy hiệu DSDM và giấy chứng nhận. Dựa theo danh hiệu DSDM, các chiến trường còn đặt ra các danh hiệu: Dũng sĩ diệt máy bay, Dũng sĩ diệt xe tăng, Dũng sĩ diệt tàu chiến, Dũng sĩ diệt ngụy...

        DŨNG SĨ ĐIỆN NGỌC, danh hiệu tôn vinh của nhân dân VN đối với 10 chiến sĩ du kích xã Điện Ngọc (h. Điện Bàn, t. Quảng Nam) vì những hành động dũng cảm, kiên cường đánh trả, đẩy lui nhiều đợt tiến công của 1 đại đội biệt động và 1 trung đội bảo an, dân vệ QĐ Sài Gòn, diệt và làm bị thương gần 100 địch (20.4.1962). DSĐN trở thành một điển hình về tinh thán chiến đấu anh dũng, mưu trí của du kích miền Nam VN trong KCCM.

        DŨNG SĨ GIỮ NƯỚC, danh hiệu vinh dự của BQP nước CHXHCN VN tặng cán bộ, chiến sĩ trong QĐND VN, công nhân, viên chức quốc phòng, dân quân tự vệ và công dân VN có thành tích xuất sắc trong chiến đấu, phối hợp chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Đặt ra theo quyết định 148 QĐ/QP ngày 20.2.1979 của bộ trưởng BQP. Người đạt danh hiệu DSGN do quần chúng bầu chọn sau một trận đánh, một chiến dịch, một nhiệm vụ chiến đấu; thủ trường từ cấp sư đoàn, bộ chỉ huy QS tỉnh và tương đương trở lên quyết định xét tặng; mỗi người chỉ được tặng một lần. Người được công nhận DSGN được cấp huy hiệu và giấy chứng nhận.

        DỤNG CỤ CẤP DƯỠNG, gọi chung các loại dụng cụ (quân cụ) thuộc nhà bếp, nhà ăn QĐ, phục vụ ăn, uống của bộ đội. Có loại dụng cụ nấu, dụng cụ đựng và một số dụng cụ khác trang bị cho nhà ăn, nhà bếp... DCCD thường được sản xuất theo tiêu chuẩn thống nhất, có loại là các dụng cụ dân dụng sử dụng phù hợp với yêu cầu của nhà ăn QĐ, có loại được thiết kế chế tạo riêng, đáp ứng các yêu cầu đặc thù của QĐ trong chiến đấu và huấn luyện.

        DUY TÂN (Nguyễn Phúc Vĩnh San; 1900-45), vua triều Nguyễn (1907-16) có tinh thần yêu nước, chống Pháp, con thứ 8 vua Thành Thái (Nguyễn Phúc Bửu Lân). Quê làng Gia Miêu (nay thuộc h. Hà Trung, t. Thanh Hóa). Đầu 1916 bí mật liên lạc với VN quang phục hội và ủng hộ kế hoạch khởi nghĩa (dự định tiến hành tại Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi). Đêm 3.5.1916 DT bí mật rời hoàng cung để tham gia khởi nghĩa, nhưng kế hoạch bại lộ, bị quân Pháp ngăn chặn. 6.5.1916 DT bị bắt tại cửa Nam Giao (Huế). 20.11.1916 Pháp đày DT ra đảo Rêuyniông (đông châu Phi thuộc Pháp). Trong CTTG-II (1939-45), tham gia QĐ chống phát xít. Chết trong tai nạn máy bay tại châu Phi.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #15 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2019, 11:20:29 am »

     
        DUYÊN ĐOÀN, đơn vị chiến thuật của hải quân QĐ Sài Gòn (1962-75), gồm một số tàu chiến nhỏ và thuyền máy vũ trang, dùng để tiến hành các hoạt động chiến đấu ở ven bờ biển (chủ yếu từ 2 hải lí trở vào), về tổ chức, DĐ thuộc biên chế của vùng duyên hải.

        DUYỆT BINH, nghi lễ QĐ dược tiến hành trọng thế trong các buổi lễ nhân ngày ki niệm của quốc gia, QĐ và địa phương hoặc sự kiện có ý nghĩa quốc gia (ngày chiến thắng...), nhằm biểu dương lực lượng QS và khả năng quốc phòng, thể hiện sức mạnh tổng hợp, khả năng sẵn sàng chiến đấu và truyền thống của QĐ. DB bao gồm duyệt tại chỗ và duyệt trong diễu hành, hoặc chỉ duyệt trong diễu hành. DB của QĐND VN được quy định trong sắc lệnh 71-SL ngày 22.5.1946 của chủ tịch nước VN DCCH và Điều lệnh đội ngũ QĐND VN; được tổ chức theo hai cấp BQP (lễ của quốc gia và QĐ) và quân khu (lễ của quân khu và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) và thường kết thúc bằng diễu binh.


        DUYỆT ĐỘI NGŨ. duyệt các đơn vị từ đại đội đến trung đoàn (cơ quan sư đoàn và tương đương trở lên) đế kiểm tra trình độ tổ chức, chỉ huy của cán bộ và mức độ thành thạo động tác đội ngũ, trang phục, trang bị của quân nhân, thường tổ chức sau lễ chào cờ, sau mỗi giai đoạn huấn luyện, kết thúc diễn tập, trong ngày lễ mừng công, ngày truyền thống của đơn vị... Có: DĐN tại chỗ và DĐN trong diễu hành. Nội dung DĐN được quy định trong Điều lệnh đội ngũ QĐND VN. DĐN ở cấp nào do người chỉ huy cấp đó chủ trì, điều hành.

        “DƯ ĐỊA CHÍ”, tác phẩm về địa chí nước VN đầu tk 15 của Nguyễn Trãi. Sách gồm 54 mục, viết về vị trí địa lí, hình thể núi, sông, lịch sử, thổ nhưỡng, đặc sản, nghề thủ công truyền thông, tập quân của nhân dân các đạo. Một số mục kèm theo số lượng, tên gọi các đơn vị hành chính như phủ, huyện, xã, thôn của các đạo. Sách viết bằng chữ Hán (1435). Văn bản còn lại hiện nay trong bộ “Ức trai di tập” khắc in 1868, đời Tự Đức.

        DỰ ÁN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ, kế hoạch về nghiên cứu và tiến hành các hoạt động phát triển khoa học công nghệ, ứng dụng công nghệ, áp dụng, thử nghiệm các giải pháp, phương pháp tạo ra sản phẩm có ý nghĩa thực tiễn lớn trong lĩnh vực QS và quốc phòng. Trong QĐ có DAKHCN: áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ; sản xuất thử nghiệm; chuyển giao công nghệ; đầu tư xây dựng tiềm lực khoa học công nghệ; hợp tác với nước ngoài về khoa học công nghệ. Yêu cầu đối với DAKHCN: mục tiêu phải phù hợp với phương hướng chiến lược về khoa học công nghệ của BQP và phục vụ nhiệm vụ chính trị của QĐ; có đóng góp mới và thiết thực; tính khả thi cao; có địa chỉ sử dụng hoặc có đơn vị đặt hàng; đủ hồ sơ theo quy định. Các tổ chức và cá nhân trong QĐ có đủ điều kiện năng lực và tư cách pháp nhân đều có quyền đăng kí làm cơ quan, đơn vị chủ trì thực hiện và chủ nhiệm DAKHCN.

        DỰ BÁO (quân sự), xác định trước, có luận cứ khoa học về triển vọng phát triển của LLVT, KTQS, nghệ thuật QS, tiến trình và kết cục của chiến tranh có thể xảy ra. Từ những năm 50 của tk 20 đã được sử dụng rộng rãi nhờ thành tựu mới của toán học, điều khiển học, máy tính, giúp cho việc mô hình hóa sát đúng các hiện tượng của lĩnh vực QS trong tương lai. Các lĩnh vực chủ yếu của DB là DB về chiến lược QS, nghệ thuật chiến dịch, chiến thuật, kinh tế QS, KTQS. Có DB ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

        DỰ BÁO BAY, báo trước các chuyến bay sẽ hoạt động trên vùng trời trong khoảng thời gian nhất định, do cơ quan điều hành bay quốc gia và khu vực lập ra, được thông báo cho các đơn vị có liên quan và hàng không dân dụng. Nội dung gồm: số lượng, kiểu, loại máy bay, độ cao bay, hành lang (khu vực) bay, thời gian cất, hạ cánh, sân bay cất cánh, hạ cánh, quốc tịch của máy bay. Căn cứ DBB, người chỉ huy tính toán thời gian, độ cao của từng loại, từng tốp để điều phối, chuẩn bị sân bay dự bị và điều kiện bảo đảm. Các đơn vị phòng không làm nhiệm vụ trực ban bảo đảm an toàn và kiểm tra việc chấp hành quy chế bay của các chuyên bay theo dự báo.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #16 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2019, 11:22:09 am »


        DỰ BÁO ĐỊA LÍ, báo trước sự thay đổi môi trường địa lí trong tương lai để đề ra những giải pháp sử dụng hợp lí và bảo vệ môi trường. Được chia thành: DBĐL chuyên ngành (dự báo khí tượng - thủy văn), DBĐL theo thời gian (dài hạn, ngắn hạn), DBĐL tống thể theo quy mò lãnh thổ (khu vực, toàn cầu).

        DỰ BÁO LŨ, báo trước mực nước, lưu lượng nước, thời gian xuất hiện và quá trình diễn biến của một trận lũ tại một vị trí xác định trên sông.

        DỰ BÁO TẦNG ION, báo trước về trạng thái tầng ion và ảnh hưởng của nó đến sự truyền sóng vô tuyến. Gồm: dự báo dài hạn (từng tháng, quý, năm), dự báo ngắn hạn (từng ngày, tuần). Số liệu DBTI do bộ phận nghiên cứu tầng ion cung cấp, được sử dụng để chọn tần số thích hợp nhất cho công tác tổ chức thông tin liên lạc.

        DỰ BÁO THỜI TIẾT, báo trước trạng thái khí quyển trong một thời gian nhất định cho một khu vực nhất định. Được tiến hành dựa trên cơ sở phân tích khoa học bản đồ khí tượng thời tiết, ảnh vệ tinh khí tượng. Trong DBTT có: DBTT chung và DBTT chuyên ngành (hàng hải, hàng không). Trong QS, có: DBTT cho một điểm, một tuyến, một hướng cho bộ đội (không quân, pháo binh, tên lửa, hải quân...), về thời gian, có: DBTT ngắn (từ một vài giờ đến 1-2 ngày), DBTT dài (từ 3-10 ngày. 1 tháng hoặc 1 mùa). Hiện nay ở VN, nhờ việc phân tích các ảnh chụp từ vệ tinh, ngành khí tượng có thể dự báo tương đối chính xác nhiều hiện tượng thời tiết phức tạp, như sự xuất hiện và hướng di chuyển các cơn bão ở Thái Bình Dương.

        DỰ BÁO THÚY VĂN, báo trước về diễn biến các quá trình, hiện tượng thủy văn xảy ra trong môi trường nước (sông, hổ, biển...), xác định thời hạn và các tham số của các quá trình, hiện tượng đó dựa trên các tài liệu quan trắc khí tượng thủy văn. DBTV dựa trên sự hiểu biết những quy luật phát triển của các quá trình, khí tượng thủy văn, dự báo sự xuất hiện của hiện tượng hay yếu tố cần quan tâm. Theo thời gian dự báo, chia thành: DBTV ngắn hạn (thời gian không quá 2 ngày), DBTV hạn vừa (từ 2 đến 10 ngày), DBTV mùa (vài tháng), cấp báo thủy văn (thông tin khẩn cấp về hiện tượng thủy văn gây nguy hiểm). Theo mục đích sử dụng, có: DBTV về lượng nước (thời gian và khối lượng nước theo mùa và khi đầy nước); về thủy năng (nguồn nước cho bể chứa); cho tàu chiến và tàu thường (độ mặn, dòng chảy, sóng biển...). Theo yếu tố dự báo có: dự báo lưu lượng lớn nhất, nhỏ nhất, dự báo lũ...

        DỰ ĐOÁN TÌNH HÌNH HÓA HỌC, HẠT NHÂN, biện pháp bảo đảm hóa học nhằm xác định khả nàng và hậu quả tập kích vũ khí hủy diệt lớn của địch, cung cấp những cứ liệu cần thiết để người chỉ huy đánh giá tình hình, hạ quyết tâm chiến đấu (chiến dịch) và ra chỉ lệnh phòng chống vũ khí hủy diệt lớn. Do chủ nhiệm hóa học và cơ quan tham mưu tiến hành trước khi đối phương tập kích. Nội dung dự đoán gồm: khả năng, mục tiêu, thời cơ, thủ đoạn, dương lượng nổ hoặc loại chất độc hóa học, quy mô và phương tiện địch sử dụng vũ khí hủy diệt lớn; tình hình nhiễm độc, nhiễm xạ và thiệt hại do địch tập kích vũ khí hủy diệt lớn gây nên. Để DĐTHHH.HN thường dùng các phương pháp tính toán trên cơ sở các tin tức về địch, tình hình và đặc điểm hoạt động của bộ đội, điều kiện địa hình, thời tiết... Nội dung dự đoán nhất thiết phải được xác minh bằng trinh sát hóa học, phóng xạ và báo cáo tình hình thực tế của các đơn vị bị tập kích.

        DỰ PHÒNG PHÓNG XẠ, biện pháp phòng ngừa bị nhiễm phóng xạ bằng cách uống thuốc phòng trước khi vượt qua hoặc hoạt động trong khu nhiễm xạ. Thuốc do quân y cấp và sử dụng theo lệnh của người chỉ huy phân đội.

        DỰ TOÁN NGÂN SÁCH, kế hoạch thu chi ngân sách hàng năm do các đơn vị dự toán ngân sách lập và trình lên các cơ quan có thẩm quyền phê chuẩn thực hiện theo trình tự pháp định. Đơn vị dự toán các cấp lập DTNS theo phạm vi nhiệm vụ được giao, gửi đơn vị dự toán cấp trên trực tiếp xét duyệt và tổng hợp theo trình tự từ cấp cơ sở đến BQP. Căn cứ lập DTNS là các chủ trương, phương hướng, nhiệm vụ quốc phòng năm ngân sách; số kiểm tra về DTNS và hướng dẫn của đơn vị cấp trên; tổ chức, biên chế, trang bị của đơn vị; các chế độ, chính sách, tiêu chuẩn, định mức, giá cả; khả năng huy động các nguồn lực tại chỗ và tình hình thực hiện kế hoạch ngân sách các năm trước. Cục tài chính BQP xem xét DTNS của các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ, tổng hợp và lập DTNS của BQP, báo cáo bộ trưởng để trình chính phủ, tổng hợp vào DTNS nhà nước.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #17 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2019, 11:23:26 am »


        DỰ TRỮ BẤT KHẢ XÂM PHẠM, lượng vật chất kĩ thuật dành riêng cho động viên và chỉ được sử dụng khi thực hành động viên. DTBKXP bao gồm: vũ khí, phương tiện chiến đấu, quân lương, quân trang, thuốc chữa bệnh, dụng cụ y tế, xăng dầu, vật tư kĩ thuật, vật tư sinh hoạt... được cất giữ, bảo quản, thay thế theo quy định trong các kho riêng của QĐ, các ngành và địa phương từ trong thời bình.

        DỰ TRỮ CHIẾN LƯỢC, dự trữ về nhân lực, vật chất kĩ thuật, do cơ quan chỉ huy chiến lược trực tiếp nắm và sử dụng nhằm tạo ra những nỗ lực mới trên các hướng chiến lược và giải quyết những tình huống chiến lược mới xuất hiện; bổ sung các lượng tiêu hao (tổn thất) và bảo đảm mọi mặt cho hoạt động tác chiến của các quân chủng, binh chủng. Được bố trí ở hậu phương chiến lược và trên các hướng chiến lược.

        DỰ TRỮ CÓ CHIÊU SÂU, số lượng quy định về phương tiện vật chất được phân phối tới tận tay người trực tiếp sử dụng (chiến sĩ - khẩu đội, phương tiện, trận địa...), kho và bếp ăn của các phân đội để cất giữ, quản lí và sử dụng. DTCCS bảo đảm kịp thời cho bộ đội luôn có phương tiện vật chất sứ dụng trong thời gian nhất định theo yêu cầu chiến đấu, phòng khi việc tiếp tế bổ sung bị gián đoạn. DTCCS phụ thuộc vào tính chất nhiệm vụ chiến đấu, khả năng bảo đảm của cấp trên và các yếu tố khác có liên quan. Thường áp dụng chủ yếu trong chiến đấu phòng ngự.

        DỰ TRỮ KĨ THUẬT (dự trữ vận hành), tổng các lượng vặn hành (giờ hoạt động, kilômét hành trình...) của một vũ khí, trang bị kĩ thuật (thiết bị, máy, khí tài, xe tăng...) được tính từ thời điểm bắt đầu khai thác tới trạng thái làm việc giới hạn. DTKT có thể tính bằng đơn vị năm, tháng, giờ, kilômét, tấn, số lần mở - tắt và các đơn vị khác. Phân chia ra: DTKT bảo hành, DTKT giữa hai kì sửa chữa; DTKT định trước...

        DỰ TRỮ VẬN HÀNH X. HÀNH TRÌNH DỰ TRỮ

        DỰ TRỮ VẬT CHẤT HẬU CẦN, số lượng quy định về các phương tiện vật chất hậu cần (lương thực, thực phẩm, quân trang, quân y, nhiên liệu, doanh trại...) để ở các kho trạm, căn cứ hậu cần các cấp và trực tiếp tại đơn vị nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vật chất hậu cần của bộ đội trong thời bình và thời chiến. Có DTVCHC ở cấp chiến lược, chiến dịch và chiến thuật. Lượng DTVCHC tính bằng trọng lượng, khối lượng hoặc cơ số. DTVCHC luôn được thay đổi để không bị xuống cấp và được bổ sung kịp thời.

        DỰ TRỮ VẬT TƯ CHIẾN LƯỢC, tổng thể các biện pháp và hoạt động thực tiễn do một quốc gia tiến hành (bao gồm việc xác định quan điểm chiến lược, chủ trương chính sách, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện) để tích lũy các nguồn vật tư chiến lược cho việc sẵn sàng đối phó với các tình huống chiến tranh, thiên tai, khủng hoảng... Các chủng loại vật tư chiến lược được dự trữ với số lượng nhất định, theo những tiêu chuẩn kinh tế - kĩ thuật cụ thể trong hệ thống kho tàng bố trí trên những địa bàn chiến lược trọng yếu. Lượng dự trữ được trù tính tuỳ thuộc vào chủng loại, mức độ khan hiếm, khả năng tạo nguồn tiếp tế bổ sung, quy mô của nhu cầu sử dụng trong những tình huống điển hình cần chuẩn bị đối phó. Các chủng loại vật tư chiến lược tối quan trọng cho cả kinh tế quốc dân và cho quốc phòng - an ninh được dự trữ, bảo quản lâu dài trong hệ thống kho dự trữ chiến lược cấp quốc gia và chỉ được phép sử dụng hoặc thanh lí, xử lí theo quy định của pháp luật. DTVTCL cho quốc phòng - an ninh thường được phân thành hai nhóm: “dự trữ nóng” là dự trữ các loại vũ khí, đạn dược, trang bị QS hoàn chỉnh để sẵn sàng cung cấp cho các LLVT sử dụng trong chiến tranh; “dự trữ lạnh” là dự trữ các loại tư liệu sản xuất (trang thiết bị công nghệ, nguyên liệu, nhiên liệu...) cần thiết cho sản xuất QS và động viên công nghiệp khi có chiến tranh. Vật tư chiến lược cho quốc phòng - an ninh có thể được dự trữ trong hệ thống kho dự trữ chiến lược quốc gia (thường là những chủng loại vật tư chiến lược mang tính lưỡng dụng), trong hệ thống kho chiến lược của QĐ hoặc phân bổ theo cơ cấu chuyên ngành của các quân khu, quân chủng, binh chủng (các loại vật tư chiến lược chuyên dụng).

        DỰ TRỮ XĂNG DẦU, số lượng quy định về xăng dầu. mỡ, phương tiện xăng dầu để ở các kho xăng dầu các cấp. DTXD bao gồm cả việc tạo nguồn dự trữ, bảo quản và kiểm tra lượng xăng dầu; một nội dung của bảo đảm xăng dầu. Thời bình DTXD ở các đơn vị được phân ra lượng tiêu thụ thường xuyên và lượng dự trữ sẵn sàng chiến đấu. Trong thời chiến các đơn vị chỉ có một lượng dự trữ chiến đấu (lượng xăng dầu tối thiểu luôn phài có đủ ở các đơn vị) do bộ trưởng BQP quy định.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #18 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2019, 11:25:00 am »


        DỰC LONG (cổ), gọi chung quân bảo vệ kinh thành và phục vụ trong cung triều Nguyễn. Gồm những người thân cận của vua đều là người Tống Sơn (nay thuộc h. Hà Trung, t. Thanh Hóa). Xưa là đội túc vệ (đội thân quân) lo bảo vệ kinh thành Phú Xuân và hộ vệ chúa Nguyễn, gồm 3 đơn vị: Tả Tiệp, Hữu Tiệp. Thanh Hóa. Năm 1744 chúa Phúc Khoát đổi thân quân thành dực lâm.

        DƯỢC SĨ QUÂN Y, người có trình độ trung học hoặc đại học dược khoa, phục vụ tại ngũ trong QĐ. Được phân loại thành: dược sĩ trung cấp (có trình độ trung học dược khoa) và dược sĩ cao cấp (có trình độ đại học dược khoa; được chia thành: dược sĩ cao cấp, dược sĩ chuyên khoa cấp 1, dược sĩ chuyên khoa cấp 2). DSQY được đào tạo tại các trường y dược của QĐ hoặc nhà nước.

        “DƯỚI LÁ CỜ VẺ VANG CỦA ĐẢNG, VÌ ĐỘC LẬP, VÌ TỰ DO, VÌ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI, TIẾN LÊN GIÀNH NHỮNG THĂNG LỢI MỚI”, bài viết của bí thư thứ nhất BCHTƯ ĐLĐ VN Lê Duẩn nhân kỉ niệm 40 năm ngày thành lập ĐLĐ (ĐCS) VN; được xuất bản thành sách 1970. Nội dung: khái quát những kinh nghiệm cơ bản về sự lãnh đạo và phương pháp CM của ĐLĐ VN trong CM DTDC nhân dân, qua đó khẳng định cuộc KCCM của nhân dân VN nhất định thắng lợi; đề cập những vấn đề cần nghiên cứu thực hiện trong công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc và trình bày một số yêu cầu cơ bản, cấp thiết cần giải quyết nhằm tàng cường sự lãnh đạo của ĐLĐ VN trong tình hình mới. Bài viết đã góp phần động viên toàn Đảng, toàn quân, toàn dân tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của BCHTƯ mà trực tiếp là BCT; kiên trì đẩy mạnh cuộc KCCM trong cả nước và xây dựng CNXH ở miền Bắc.

        DƯONG CÔNG SỬU (s. 1950), Ah LLVTND (1973). Dân tộc Tày, quê xã Bắc Sơn, h. Bắc Sơn, t. Lạng Sơn; nhập ngũ 1967, thiếu tướng, phó tư lệnh Quân khu 1 (từ 2002); đv ĐCS VN (1968); khi tuyên dương Ah là tiểu đoàn phó Tiểu đoàn đặc công 28, Sư đoàn 7, BTL Miền. 1968-73 chiến đấu ở chiến trường Nam Bộ, đánh 31 trận, diệt 149 địch (có 30 Mĩ), phá hủy 4 xe tăng, 12 lô cốt; chỉ huy trung đội, đại đội diệt hàng nghìn địch, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh. Trận Suông (Lộc Ninh, t. Sông Bé, 28.3.1971), chỉ huy đơn vị đánh trả 3 tiểu đoàn bộ binh địch có máy bay, pháo binh yểm hộ, diệt hơn 100 địch, phá hủy 3 xe tăng; khi đơn vị rút lui, bị máy bay địch đánh trúng đội hình, ĐCS đã thu hút hỏa lực về mình để đơn vị rút lui an toàn. Trận Lai Khê (h. Bến Cát, Sông Bé, 11.8.1972) chỉ huy đại đội luồn rừng vượt qua nhiều chặng kiểm soát của địch, bất ngờ tiến công diệt 300 địch, phá hủy 5 khẩu pháo. Huân chương: Quân công hạng ba, Chiến công (1 hạng nhất. 2 hạng nhì, 3 hạng ba), 15 lần Dũng sĩ diệt Mĩ.



        DƯƠNG CỰ TẨM (Nguyễn Cự Tẩm; s. 1921), chính ủy Quân khu 7 (1974-76). Quê xã Thượng Kiệm. h. Kim Sơn. t. Ninh Bình; nhập ngũ 1945, trung tướng (1984); đv ĐCS VN (1945). Năm 1940 tham gia Đoàn thanh niên phản đế ở Hà Nội. 1942-43 bị thực dân Pháp bắt. Trong KCCP, giữ các chức vụ: chính trị viên chi đội, chính ủy trung đoàn, chính trị viên Tỉnh đội Vĩnh Trà. 1955-61 phó chủ nhiệm chính trị Quân khu Đông Bắc, chú nhiệm chính trị Sư đoàn 338; cục phó: Cục tuyên huấn, Cục tổ chức TCCT. 1964 phó chủ nhiệm chính trị QGPMN. 1965 chính ủy Sư đoàn 5. Năm 1967-68 chủ nhiệm chính trị Quân khu 9, chính ủy Quân khu 8. Năm 1974 chính ủy, bí thư Quân khu ủy Quân khu 7. Tháng 6.1976 chính ủy Trường sĩ quan lục quân 2. Tháng 6.1978 phó chính ủy Quân khu 7. Tháng 8.1980 phó tư lệnh chính trị Quân khu 7. Huân chương: Độc lập hạng nhất, 2 Quân công hạng nhất.


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #19 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2019, 11:26:57 am »

 
        DƯƠNG ĐÌNH NGHỆ (Dương Diên Nghệ; ?-937), người lãnh đạo kháng chiến chống Nam Hán lần 1 (930-31). Quê Làng Ràng, Dương Xá, Châu Ái (nay thuộc h. Thiệu Hóa, t. Thanh Hóa). Năm 930 nhà Nam Hán sai Lí Thủ Dung và Lương Khắc Trinh đem quân xâm lược Vạn Xuân, nhưng không đặt được chính quyền đô hộ trên cả nước. DĐN một hào trưởng, tướng cũ của họ Khúc (xt Khúc Thừa Dụ), nuôi 3.000 quân ngày đêm luyện tập chuẩn bị đánh giặc. Tháng 3 năm 931 từ Châu Ái, DĐN tiến quân vây đánh thành Đại La. Vua Nam Hán cử Trình Bảo cấp tốc đem quân sang Giao Châu cứu viện. DĐN nhanh chóng hạ thành Đại La, chờ đánh quân Trình Bảo. Khi quân tiếp viện vừa tới, DĐN lập tức tiến công, giết tướng Trình Bảo tại trận. Giải phóng đất nước, DĐN tự xưng là tiết độ sứ và cử Đinh Công Trứ làm thứ sử Châu Hoan (Nghệ An), con rể là Ngô Quyền trông coi Châu Ái. 4.937 DĐN bị Kiều Công Tiễn sát hại để tiếm quyền.

        DƯƠNG ĐÔNG KÍCH TÂY, thủ đoạn tác chiến nghi binh đánh lừa địch, làm cho địch hiểu sai ý định của ta. Một cách dùng binh: tỏ ra đánh địch ở hướng này nhưng thực ra là đánh địch ở hướng khác; đẩy địch vào thế bị động, bị đánh ở hướng không ngờ tới. DĐKT phải tuyệt đối giữ bí mật ý định, có thể dùng một phần binh lực tạo tình huống giả giống như thật. Chiến dịch Tây Nguyên (4.3-3.4.1975), một điển hình của lối dùng binh DĐKT.

        DƯƠNG HỮU MIÊN (1912-54), phó tư lệnh Khu Tả Ngạn (1952-54). Quê xã Quảng Châu, tx Hưng Yên, t. Hưng Yên; nhập ngũ 1945; đv ĐCS VN (1946). Trong KCCP, 8.1945-46 đại đội trưởng, tiểu đoàn trưởng, tham mưu trường liên quân tiếp phòng ở Hải Dương, trung đoàn phó rồi trung đoàn trưởng, chỉ huy mặt trận Hải - Kiến, kiêm chủ tịch ủy ban kháng chiến Hải Phòng - Kiến An. 1947 trung đoàn trưởng Trung đoàn 42, chỉ huy mặt trận Hải Phòng - Kiến An - Thái Bình. 7.1949 chỉ huy mặt trận Đường 5 - Hải Phòng. 1950 chỉ huy 2 trung đoàn đánh địch lấn chiếm Khu Tả Ngạn. 6.1951 chỉ huy mặt trận Tả Ngạn. 1952-54 phó tư lệnh Khu Tả Ngạn. 7.1954 hi sinh khi đi nghiên cứu chiến trường sau lưng địch (khu vực đường 5). Huân chương: Độc lập hạng nhất, Quân công hạng ba, Chiến thắng hạng nhất.



        DƯƠNG MẠC THẠCH nh XÍCH THẮNG

        DƯƠNG QUỐC CHÍNH nh LÊ HIẾN MAI
Logged

Trang: « 1 2 3 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM