Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 01:17:26 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những người sống và những người chết  (Đọc 16785 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #50 vào lúc: 08 Tháng Bảy, 2019, 08:54:57 am »

— Đồng chí lữ đoàn trưởng, dù sao cũng xin phép được chụp ảnh đồng chí, — Miska khẩn khoản.

— Vậy thì chụp cả ba, cả với trung đoàn phó chính trị và tham mưu trưởng nữa. Để lưu niệm về các bạn cùng trung đoàn, — Xerpilin nói. — Đồng chí sẽ in ảnh lấy à?

— Tôi in lấy, — Miska nói dối, vì chưa bao giờ anh làm ảnh cả. — Tôi sẽ in và gửi đến đây.

— Đừng gửi đến đây, — Xerpilin nói, và trong giọng nói của ông lại vang lên cái âm sắc đã từng làm cho Xintxốp chú ý. — Hãy gửi cho vợ chúng tôi, chúng tôi sẽ cho địa chỉ.

Ông ta gọi đồng chí cần vụ đến và bảo đi mời trung doản phó chính trị và tham mưu trưởng.

— Vợ các đồng chí ấy đâu?—Miska hói.

— Vợ hai đồng chí kia ở Riadan, còn nhà tôi thì ở Maxcơva. Anh có sổ tay không?

Miska lôi trong cặp bản đồ ra một cuốn sổ tay đã cáu bẩn, Xerpilin lật giở từng trang, rồi trên một trang giấy còn bỏ trắng, bằng nét chữ to và cứng, ông ghi : «Valentina Egôrốpna Xerpilina, Pirôgốpxkaia, 16, căn hộ số 4».

Pirôgôpxkaia... Thế là sát ngay cạnh căn hộ nhỏ hẹp của Artêmiép ở phố Uxatrépca, nơi Masa đã tiễn chân Xintxốp lên đường về Grốtnô.

«Grốtnô, Grốtnô...»—anh nghĩ vậy và đây đã là đến lần thứ một trăm trong những ngày đó anh lại vẫn tự đặt ra cho mình câu hỏi này một cách vô mục đích: «Con gái mình ra sao rồi?»

Một phút sau, trung đoàn phó chính trị và tham mưu trưởng trung đoàn đã đến.

— Kia, họ đề nghị chụp ảnh đấy, — Xerpilin hất đầu về phía Miska,—và hứa là sẽ gửi ảnh cho vợ chúng mình.

Và đây cũng là lần thứ ba Xintxốp lại cảm thấy trong giọng nói của ông ta có một cái gì không nói được ra, một lòng kiên quyết trang trọng mà u buồn.

Xerpilin đứng giữa, bên trái là trung đoàn phó chính trị, bên phái là tham mưu trưởng, một người trẻ tuổi, đẹp trai, tóc nâu, với đôi mắt đen buồn bã.

— Cậu cũng đứng vào đây đi, — Miska bảo Xintxốp,— miễn là đừng đứng sát quá, để sau tớ sẽ cắt riêng cậu ra và in ảnh vể cho vợ cậu.—Anh ta không muốn lắp phim mới, mà cuộn phim này thì đã sắp hết rồi.

Xintxốp đứng vào. Miska bấm xong rút sổ tay ra, sửa soạn ghi địa chỉ hai người kia, nhưng Xintxốp muốn rằng vợ của ba người nảy chắc chắn sẽ nhận được ảnh nên khuyên là cả ba người nên viết mỗi người một mánh giấy ngắn về nhà để đồng chí Miska chuyển cả giấy Iẫn ảnh về nhân thể.

Xintxốp hy vọng rằng dù cho có không thích in ảnh đến đâu chăng nữa, Miska cùng không sao ỉm được những lá thư từ mặt trận gửi về hậu phương.

— Ờ, thư từ làm cái gì! —Xerpilin toan từ chối, nhưng nhác thấy đôi mắt trẻ trung ủ dột của tham mưu trưởng bèn vội đồng ý:—Thôi được, chúng tôi sẽ viết ngay. Không giữ các anh lại lâu đâu, các anh còn phải lên đường.

— Tai hại thật! —Khi mọi người đã đi viết thư, Miska nói. —Phải lên đường, phải lên đường! Thế là cũng chả cho được bữa cơm chiều nữa. Bản thân mình cũng biết là mình phải lên đường rồi, nhưng cồ tranh thú lẫy độ một giờ để chén bữa cơm chiều thì sao chẳng được! Thế mà không, lão cứ đuối ồi ồi, đồ bủn xỉn.

— Ấy, cậu chả hiểu gì hết! — Xintxốp chợt hình dung ra một cách hoàn toàn rõ ràng rằng những tấm ảnh và những lá thư này có ý nghĩa như thế nào. Rồi trong lòng anh nẩy ra một quyết tâm đột ngột nhưng sắt đá, đó là sự tổng kết tất cả những điều mà anh đã nếm trải trong suốt ba tuần qua.

— Đợi tớ ở đây nhé, tớ quay ra ngay, — nói đoạn anh mở cánh cửa ăn thông vào căn hầm của Xerpilin.—Báo cáo lữ đoàn trưởng, có thể vào được không ạ?

— Cứ vào đi.

Xerpilin ngồi trước bàn và đang phóng bút viết lên một tờ giấy xé trong cuốn sổ dã chiến.

— Cái gì thế?—ông rời mắt khỏi mảnh giấy, hỏi Xintxốp và trỏ vào chiếc ghế đẩu cạnh bàn. — Đồng chí ngồi xuống đây.

Xintxốp ngồi xuống. Chắc hẳn nét mặt anh lộ ra một vẻ gì đặc biệt, khiến Xerpilin phải chú ý.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #51 vào lúc: 08 Tháng Bảy, 2019, 08:55:42 am »

— Anh có chuyện gì thế?

—  Tôi sẽ không cùng đi với anh bạn tôi nữa. Tôi xin phép đồng chí được tạm thời ở lại trung đoàn đồng chí.

— Tạm thời làm sao?—Xerpilin vội hỏi.

—  Tôi không muốn rời khỏi trung đoàn đồng chí, — Xintxốp không trả lời vào câu hỏi của Xerpilin mà chỉ nhắc lại ý mình.

— Tại sao vậy?

— Tôi thấy hình như các đồng chí không định rút lui. Tôi muốn ở lại với các đồng chí. — Và Xintxốp nhìn thẳng vào đôi mắt của Xerpilin.

—Quả thực chúng tôi không định rút lui, —Xerpilin nói,—nhưng chỗ chúng tôi đâu phải là duy nhất trên đời này, anh đã thấy tình hình ở đơn vị chúng tôi, vậy hãy đi đi và xem tình hình ở nơi khác ra sao, phóng viên thì ít mà đơn vị thì nhiều. Đi đi, — ông ta kết luận cố làm ra vẻ phấn chấn mà không được.—Tôi không cho phép ở lại, anh chẳng có việc gì làm ở đây đâu. — Rồi ông lại cúi xuống bức thư.

— Báo cáo lữ đoàn trưởng, — Xintxốp nói bằng một giọng bẳt buộc Xerpilin lại phải nhìn thẳng vào mắt anh ta,— tôi đã chán cái cảnh cứ chạy dài như con thỏ mà không biết viết cái gì. Chiến tranh đã sang tuần thứ tư mà tôi chưa viết lách được gì cả. Không biết thế nào, nhưng hẳn là tôi không được may mắn lắm hay sao ấy, nhưng hôm nay lần đầu tiên tôi đã đến được một trung đoàn mà đúng là ta đã diệt tới ba mươi chín chiếc xe tăng Đức, và cuối cùng tôi cũng đã được tận mắt trông thấy những chiếc xe tăng đó. Nếu ngày mai các đồng chí lại xuất trận, tôi cũng sẽ được tận mắt trông thấy trận đánh và sẽ viết về trận đó. Tôi là cán bộ của tờ báo mặt trận, ở chỗ các đồng chí là mặt trận, nẽu tôi không ở đây thì còn ở đâu nữa?

—Thế này nhé, đồng chí gì... tôi quên mất, hôm qua đồng chí đã xưng tên là...

—Xintxốp.

— Thế này nhé, đồng chí Xintxốp ạ ! — vẻ mặt Xerpilin trở nên nghiêm trang. — Tôi đã hiểu nguyện vọng của đồng chí xin ở lại chiến đấu rồi. Nhưng có khi vì tình hình mà chỉ có những người qui định theo biên chế mới được ở lại đơn vị, ngoài ra không cần có một người nào khác chiến đấu và hy sinh trong đơn vị cả. Giá như trước mắt chúng tôi chỉ đơn giản là chiến đấu thôi thì tôi đã để đồng chí ở lại, nhưng rõ ràng trước mắt chúng tôi không phái chỉ đơn giản là chiến đấu mà là chiến đấu trong vòng vây. Sáng nay, tôi mới giả thiết thễ thôi, còn bây giờ tôi đã tin chắc như vậy rồi. Đồng chí có nghe tiếng pháo bắn đấy chứ?

— Có nghe ạ.

— Đồng chí nghe chưa rõ đấy. Bây giờ bọn Đức đã kẹp hai bên sườn chúng tôi, đã ở sâu bên kia sông Đniép rồi. Dọc đường các đồng chí có thể gặp chuyện phức tạp đấy, dù cho các đồng chí có lên đường ngay bây giờ đi nữa. Ra ngoài đi, cho tôi viết nốt lá thư, cả tôi lẫn đồng chí đều còn ít thời gian quá rồi.

— Báo cáo lữ đoàn trưởng!—Xintxốp nói. — Báo cáo lữ đoàn trưởng! — anh khăng khăng nhắc lại, và đã lớn tiếng hơn để làm cho Xerpilin phải chú ý, vì ông ta đã lại cầm lấy bút chì.

— Sao?—Xerpilin rời khỏi lá thư với vẻ không bằng lòng.

— Tôi là đảng viên, chính trị viên có quân hàm, và tôi đề nghị đồng chí để tôi ở lại đây. Chuyện gì sẽ xảy ra với đồng chí thì sẽ xảy ra với tôi. Nếu chúng ta còn sống, tôi sẽ viết tất cả mọi chuyện xẩy ra, tôi sẽ không trở thành gánh nặng cho đồng chí đâu; còn nếu cần, tôi sẽ hy sinh không kém gì người khác.

— Xintxốp, cậu thử nghĩ lại xem, sau này đừng oán hối đấy!—Xerpilin chăm chú nhìn Xintxốp từ đầu đến chân hồi lâu, rồi chợt chuyển sang «cậu tớ» mà bảo anh như vậy.

— Tôi sẽ không hối tiếc đâu, —Xintxốp nói và trong giây phút đó anh tin chắc là quả thật mình không hối tiếc gì hết, và hiểu rằng vấn đề như vậy là đã giải quyết xong, không còn gì để nói nữa.

— Báo bạn cậu rằng một phút nữa tớ sẽ viết xong, cứ sửa soạn đi,—Xerpilin dặn với theo anh.

— Ở ngoài này người ta đã cấp lương khô cho chúng ta đi đường rồi đấy, — Miska vui vẻ nói, vừa vỗ vỗ vào chiếc túi dết đã phải dùng hết sức mới cài nổi khuy.—Lữ đoàn trưởng không nói với chúng mình, nhưng tớ cứ tự ý ra lệnh.

— Tớ không đi với cậu nữa đâu. Tở còn phải ở lại đây vài ngày.—Xintxốp nói, không đi sâu vào chi tiết.

— Ở lại là thế nào? Ở lại đến bao giờ? Tinh hình của cậu ra sao, tài liệu ít quá à?

— Ít quá.

— Ít thì lần sau lại đi, sẽ thu lượm nhiều hơn, còn tạm trong lúc này thì thế cũng đú khá rồi!

— Không, Miska ạ, tớ sẽ ở lại, — Xintxốp khăng khăng nhắc lại.

— Cậu nghe đây, thế là đểu giả nhé! — Miska đỏ mặt tía tai, phát cáu mà kêu lên. —Cậu cùng thừa biết rằng tớ không thể ở lại với cậu được, chả ai mang hộ ảnh vể tòa soạn thay cho tớ cả!

— Đúng, bởi thế cậu cứ về đi.

— Chả hóa ra tớ bỏ cậu lại đây một mình à!

— Thôi đừng có nói bậy! Cậu cứ đi đi, thế là xong!

— Thôi được, — Miska nói vì vừa nẩy ra trong óc một ý nghĩ nó giải thoát anh ngay lập tức khỏi cái tình thế khó xử này. — Tớ sẽ nhót về Maxcơva, nộp ảnh rồi quay trở lại đây với cậu. Lâu nhất là ba hôm nữa! Nhưng chỉ cốt là cậu dừng đi đâu cả. Phải đợi ở đây, tại chỗ! Cam đoan chứ?

— Cam đoan!—Xintxốp vừa nói vừa đáp lại cái bắt tay nồng nhiệt của Miska.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #52 vào lúc: 08 Tháng Bảy, 2019, 08:56:06 am »

Miska lập tức trở lại vui vẻ sau cái ý nghĩ cứu nguy đó vừa nẩy ra trong óc mình.

— Mà này,—anh sực nhớ ra,—cậu hãy viết cho tớ một trăm giòng ngay bây giờ. Để cho có bài tường thuật việc tiêu diệt những chiếc xe tăng này. Tớ bảo đảm là nó sẽ được đăng cùng với bức ảnh của tớ. Bài của cậu sẽ được đăng lên báo «Tin tức», có hại gì đâu nhí?

Xintxốp lo lắng nhớ lại lời Xerpilin nói rằng thời giờ rát quý và lưỡng lự là có nên làm cho Miska chậm trễ không.

Ngay lúc đó, Xerpilin đã bước ra khỏi hầm, tay cầm chiếc phong bì chưa dán và nói với Miska:

— Đây. Tôì đã viết xong, anh bỏ ảnh vào và dán lại cho. Sửa soạn xong rồi, bây giờ anh lên đường chứ?

— Tôi đi ngay bây giờ, chỉ còn chờ cậu ấy viết cho bài tường thuật nữa là tôi lên đường. — Miska hất hàm chỉ Xintxốp.

Xintxốp xin phép Xerpilin vào trong hầm để viết vài dòng dưới ánh nến.

— Cứ vào,—Xerpilin báo — tôi cũng đi bây giờ. Các đồng chí kia đã đưa thư cho anh chưa?

— Đưa rồi ạ.

— Lên đường bình an nhé. — Xerpilin bắt tay anh rồi đi luôn, ông không từ biệt Xinlxốp, bởi vì lẽ đã coi anh là người nhà.

Miska cùng Xintxốp bước vào hầm, vì đứng đợi một mình cũng buồn. Xintxốp ngồi xuống viết, còn Miska thì mở khuy tủi dết, lôi ra một khúc dồi khô, bắt đầu tập trung vận động đôi quai hàm.

Xintxốp viết nhanh và thậm chí viết với nỗi bực dọc, vì cần phải vội vàng. Anh viết vể những chiếc xe tăng Đức bị diệt, về những tên Đức chết lăn trong ruộng lúa mạch, về Xerpilin, Plốtnhikốp, Khôrưsép, và nhấn đi nhấn lại một điều chủ yếu nhất là : có thể đốt cháy xe tăng Đức được, miễn là đừng rút lui khi nó xông tới.

Anh viết vội vàng mà trong óc thì vẫn thấp thoáng hiện ra tất cả những hậu quả của sự quyết định mới đây của mình. Anh có cảm tưởng rằng nếu ban nãy anh không hạ quyết tâm như vậy và không kịp thời nói với Xerpilin thì bây giờ anh đã là kẻ nhát gan và đã ra đi. Anh hổ thẹn suy nghĩ về sự yếu đuối của mình, không hiểu rằng các cá tính khác nhau thường mạnh mẽ một cách khác nhau, và đôi khi sức mạnh của chúng là ở chỗ tuy khiếp sợ những hậu quả của quyết định của mình, nhưng vẫn không hề thay đổi quyết định.

Theo đúng đồng hồ thì anh viết xong toàn bộ bài tường thuật trong có hai mươi lăm phút, rồi thuận tay viết thêm luôn vào tờ cuối cùng mấy giòng cho Masa.

—Cầm lấy,—anh vừa nói vừa gấp mấy tờ giấy làm tư.— Đánh máy xong thì trao bản nháp lại cho vợ tớ. Có thể cô ấy còn ở Maxcơva, số điện thoại của cô ấy đây. Khi nằm bệnh viện, tớ đã viết cho cô ấy hai lần rồi, nhưng tớ hy vọng vào cậu hơn vào bưu điện.

—Đã hẳn là thế! — Miska thở dài nhét khúc dồi đang ăn dở vào túi dết, rồi cầm lấy mấy tờ giấy của Xintxốp.

Họ cùng nhau ra khỏi căn hầm. Miska vốn không thích nghĩ ngợi lâu về những quyết định của mình cũng như của người khác, nhưng dù sao trong tâm hồn tuy không nhạy bén nhưng hiền hậu của anh, giữa giây phút đó, vẫn nao nao một nỗi lo âu mà bản thân anh cùng chưa hiểu được tường tận. Anh không bằng lòng về việc anh đi mà Xintxốp thì ở lại. Anh không bầng lòng, rất không bàng lòng!

— Khỏe nhé,—anh vừa nói vừa bắt tay Xintxốp, — khỏe nhé. Tớ sẽ nhót tới chỗ cậu đấy. Cam đoan đấy! — Rồi bóng dáng vuông vắn của anh hòa lẫn vào bóng tối.

Ghé ngồi xuống mép công sự và ngước nhìn bầu trời đầy sao, Xintxốp suy nghĩ là ngày mai, lúc trời xẩm tối, Miska sẽ ngồi xe ô tô bon tới Maxcơva, sẽ tự mình tráng phim, in ánh rồi mang những tấm ánh còn ướt đó đến tận bản tổng biên tập. Và chỉ sau đó (Xintxốp biết trước như vậy) Miska mới gọi điện thoại cho Masa. Lúc ấy sẽ là ban đêm, nếu Masa còn ở Maxcơva, cô ta sẽ nhắc ống nghe lên và Miska sẽ bảo cô ta rằng mới cách đây có một ngày đêm, anh ta đã gặp chồng cô, anh ấy còn sống và khỏe mạnh...

Còn anh trong lúc ấy, sẽ qua một ngày đêm nữa... Anh chưa biết qua một ngày đêm nữa sẽ có chuyện gì xẩy ra với mình, và anh không muốn nghĩ tới việc đó bây giờ. Anh chỉ biết một điều: sự yên tĩnh hôm nay không phải là vô tận, nó sẽ chấm dứt vào đêm nay hay sáng mai, và lúc ấy trận chiến đấu sẽ bắt đầu. Còn cái gì sẽ xẩy ra với anh trong trận chiến đấu này thì anh không biết, cũng như tất cả những người lính khác đều không biết, những người ấy hợp thành trung đoàn Xerpilin và đang ngồi đây, ngay bên cạnh, trong công sự, và xa hơn—cách một hai cây số — trong các hầm trú ẩn và giao thông hào, rồi xa hơn nữa, trong những hố chiến đấu mà chắc hẳn anh chàng Plốtnhikốp cần cù đã cho đào xong trên cánh đồng lúa mạch, dưới gẩm xe tăng Đức.

Miska đã kịp phóng qua cầu sông Đniép và bây giờ về phía mình cũng đang nghĩ đến anh bạn Xintxốp mà mình đã bỏ lại. Cả Xintxốp lẫn Miska, cả hai người cũng đều không biết là sau đây một ngày đêm họ sẽ gặp chuyện gì. Miska băn khoăn với ý nghĩ là đã bỏ bạn ở lại hỏa tuyến, còn chính mình thì quay về Maxcơva, nhưng anh không biết được là sau đó một ngày đêm Xintxốp vẫn không bị giết, cũng không bị thương, chẳng sây sát, mả vẫn sống và khỏe mạnh, chỉ phải cái mệt tưởng chết và sẽ nằm ngủ mê man dưới đáy cái công sự này.

Còn Xintxốp tuy ghen tị rằng sau một ngày đêm nữa Miska sẽ được ởMaxcơva, trò chuyện với Masa, nhưng anh lại không biết được rằng một ngày đêm sau, Miska sẽ chẳng tới được Maxcơva, sẽ không trò chuyện được với Masa, bởi vì anh đã bị tử thương từ buổi sáng tại Tsauxư, vì một băng đạn súng máy từ chiếc xe mô tô Đức quạt tới. Băng đạn này đã xuyên thủng cái thân hình to lớn và khỏe mạnh của anh ở mấy chỗ và anh cố thu hết sức tàn, bò vào bụi cây bên đường, rồi mặc cho máu chảy, sẽ tháo cho ánh sáng vào cuộn phim có hình ảnh xe tăng Đức, có anh chàng Plốtnhikốp mệt mỏi mà Miska đã bắt đội mũ sắt, khoác tiểu liên, có anh chàng Khôrưsép đứng nghiêm một cách hiên ngang, có Xerpilin, Xintxốp và người tham mưu trưởng ủ rũ. Sau đó, phục tùng cái ý muốn cuối cùng theo bản năng, anh sẽ dùng những ngón tay mập mạp đã yếu sức để xé vụn mây lá thư mà những người kia gửi nhờ anh chuyển về cho vợ. Những mảnh thư vụn ấy thoạt tiên sẽ bay rải rác trên mặt đất bên cạnh cái thân hình mất máu đang hấp hối của Miska, sau đó rời khỏi chỗ và bị gió cuốn đi, vừa bay vừa quay tít, lướt trên con đường tắm bụi dưới bánh xe vận tải Đức, dưới vòng xích của những chiếc xe tăng Đức đang bò vể phía đông.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #53 vào lúc: 23 Tháng Bảy, 2019, 02:21:29 pm »

CHƯƠNG NĂM

Phêđô Phêđôrôvích Xerpilin, người chỉ huy cái trung đoàn mà Xintxốp ở lại đó, là một trong những con người có những trang tiểu sử bị bẻ quẹo nhưng không hề chịu khuất phục. Trong bản ghi quá trình công tác của ông đã nhiều sự đổi thay, nhưng xét về thực chất thì suốt đời ông vẫn chỉ làm có một việc là hết lòng phục vụ cách mạng, theo tác phong người lính. Ông đã phục vụ trong cuộc chiến tranh với Đức, trong cuộc nội chiến, phục vụ khi chỉ huy trung đoàn và sư đoàn, phục vụ lúc học và giảng bài trong các học viện, phục vụ ngay cả khi số phận ném ông đến Côlưma không phải vì thiện ý.

Ông xuất thân trong một gia đình y sĩ nông thôn, cha là người Nga, còn mẹ là một người Tácta ở Caximốp, đã trốn khỏi nhà và theo đạo Kitô để được lấy cha Xerpilin. Đếnn bây giờ ông cụ vẫn còn làm y sĩ ở Tuma, bên con đường goong chạy qua những khu rừng hoang rậm miền trung lưu sông Mesera. Thời thơ ấu của Xerpilin đã trôi qua ở đó, rồi ông đã nối gót cha, năm mười tám tuổi rời quê hương đến Riadan vào học trường y tế trung cấp. Trong trường này, ông đã gia nhập nhóm cách mạng, bị cảnh sát theo dõi và chắc hẳn đã bị đi đầy nếu cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất không bắt ông cạo trọc đầu, mặc áo lính.

Mùa đông năm 1917, y sĩ Xerpilin đã từng tham gia vào những vụ phản chiến đầu tiên và mùa thu ông đã choảng nhau với quân Đức đang tấn công thành phồ Pêterbua đỏ với tư cách là tiểu đoàn trưởng được bầu lên. Khi thành lập Hồng quân, ông vẫn giữ nguyên cái chức vụ chiến đấu thích họp với tâm tính mình, và khi nội chiến chấm dứt, ông chỉ huy một trung đoàn ở Pêrecốp.

Các bạn đồng đội biết rõ quãng đầu của tiểu sử ông thường đùa bỡn, gọi trộm ông là y sĩ. Việc đó đã lâu lắm rồi, đã đến lúc nên quên bẵng đi, nhưng chính bản thân ông trong lúc vui đùa cũng vẫn nhắc tới cái nghề y sĩ thời xưa cũ của mình. Như Xerpilin vẫn nhớ thì sau cuộc nội chiến hầu như lúc nào ông cũng học: học theo lớp bổ túc quân nhu rồi lại chỉ huy trung đoàn, sau đó chuẩn bị vào học viện rồi tốt nghiệp học viện, kế đó lại học sang nghề xe tăng, phục vụ,trong các đơn vị cơ giới đầu tiên, rồi lại quay trở về bộ binh và chỉ huy sư đoàn trong hai năm nhận chức giáo sư chủ nhiệm bộ môn chiến thuật ngay trong Học viện Phrunde ấy, nơi mà chính ông đã tốt nghiệp trước đó năm năm. Nhưng ở đây ông vẫn tiếp tục học tập, tất cả thời giờ nghi chì nghiền tiếng Đức, thứ tiếng của một đối thủ rõ rệt nhất.

Khi ông thình lình bị bắt năm 1937 thì, lạ thật, chính cái tiếng Đức này và những nguyên bản diều lệnh của quân đội Đức mà người ta lấy được ở nhà riêng của ông trong khi lục soát đã khiến ông bị buộc tội.

Lý do trực tiếp để bắt giam là việc ông đã nêu lên trong bài giảng của mình những ý kiến đề phòng trước về các mặt mạnh trong quan điểm chiến thuật của nước Đức do Hítle làm sống lại, mà nhưng ý kiến này lai không hợp mốt lúc bấy giờ.

Ngày hôm qua, chính ông đã suy nghĩ về những việc này sau khi đã đánh giá đúng mức chiến thuật quân Đức một cách chua chát và lạnh lùng, cười khẩy vói những hồi ức của mình mà Xintxốp không sao hiểu nổi.

Sau việc bắt giam khiến ông vô củng sửng sốt thì ngoài lời buộc tội ban đầu cho ông một cách hết sức ngu xuẩn về việc tuyên truyền ưu thế của quân đội phát xít, nói chung người ta còn ghép cho ông biết bao nhiêu tội trạng mả chỉ có ma quỷ mới hiểu nổi. Chính Êgiôp đã hai lần đích thân xem xét lời khai của ông và suốt nửa năm ròng ba viên thẩm phán đã thay phiên nhau chờ đợi một cách uổng công, mong ông ký nhận cho những điều hoàn toàn không có thực.

Cuối cùng, người ta tuyên án ông mười năm tù mà thực ra là chẳng có xét xử gì. Thế rồi nửa năm sau, trong khi đang ngồi tù, chẳng cần tranh cãi dài dòng, ông đã nện tóe máu một tên trốtkít vốn là bạn đồng đội cũ của ông hồi nội chiến,vì tên này tưởng nhầm ông là kẻ cùng hội cùng thuyền và trao đổi với ông những ý kiến bảo rằng đảng đã hoàn toàn biến chất, còn cách mạng thì đã sụp đổ rồi.

Theo nhận thức của Xerpilin thì thời gian ngồi tù trước hết là thời gian bị mất đi một cách vô ích. Bây giờ đang lúc chiến tranh, mỗi khi nhớ tới bốn năm trời uổng phí đó, ông lại nghiến răng ken két lên vì tức giận. Nhưng suốt trong bốn năm ấy, ông chưa bao giờ kết tội chính quyền ô viết về những việc đã gây ra đối với ông : ông coi đó chỉ là một sự hiểu nhầm kỳ quái, một sai lầm, một điều ngu ngốc. Còn đối với ông, chủ nghĩa cộng sản đã và vẫn là một sự nghiệp thiêng liêng và không gọn vết nhơ.

Khi ông được thả ra một cách đột ngột giống như khi bị bắt giam thì ông đã già sọp đi và đã kiệt quệ đi về thể lực nhưng tâm hồn ông vẫn không hề hằn lên nhưng nếp nhăn của tuổi già và của lòng hoài nghi. Ông quay trở lại Maxcơva vào đúng ngày đầu tiên của chiến tranh và chỉ mong có mỗi một điều là được nhanh chóng ra mặt trận.

Những người bạn cũ của ông đã từng hết lòng xoay xỏa cho ông được tha, giờ đây lại đến giúp đỡ ông: ông đã đi ngay ra mặt trận, không chờ đợi một cuộc giám định lại, thậm chí không đợi phục hồi đảng tịch, — ông chỉ đến nộp hồ sơ cho quân ủy rồi ra đi tiếp nhận trung đoàn. Ông đã sẵn sàng phụ trách dù chỉ một trung đội, miễn sao sớm được trở về với công tác cũ, công tác đó lại một lẩn nữa từ nghĩa vụ quân sự trở thành chiến trận. Ông muốn nhanh chóng chứng minh khả năng của mình. Chứng minh không chỉ cho bản thân mình: người ta đã trao trả ông vũ khí và quân hàm, người ta đã hứa khôi phục đảng tịch và đã cho ông đi đánh quân phát xít,— ông còn mong gì hơn được nữa? Nhưng ông muốn nêu gương mình để chứng minh rằng người ta đã làm một việc lố bịch đối với cả nhiều người khác đang còn ở lại cái nơi mà từ đó ông quay trở về đây. Đó đúng là một việc lố bịch không hơn không kém.

Thêm một ngày ở ngoài mặt trận thì cảm giác đó càng lớn thêm lên trong lòng ông: quân Đức mạnh thật — không thể có hai ý kiến về điều này được. Cuộc chiến tranh thật là nghiêm trọng, và sau những thất bại đầu tiên, nó lại càng trở nên nghiệt ngã.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #54 vào lúc: 23 Tháng Bảy, 2019, 02:23:00 pm »

Người ta tự hỏi rằng: ngay trước ngày nổ ra cuộc chiến tranh ấy, ai là kẻ thấy cần phải tước đoạt khỏi quân đội những người như Xerpilin? Cố nhiên là những người như họ, không phải là duy nhất trên đời này. Không có họ, quân đội vẫn chiến thắng. Nhưng tại sao lại thiếu họ? Ý nghĩa của việc này là gì?

Hôm nay trước lúc bình minh, nằm trên mớ cỏ khô do người cần vụ đưa đến, ông đang suy nghĩ về việc đó. Trận đánh thắng đầu tiên đã làm cho lòng ông tràn ngập một niềm tin, không, không phải niềm tin rằng trung đoàn mình sẽ lập nên những chiến công kỳ diệu, mặc dầu ông cũng muốn tin như vậy, mà là niềm tin rằng nói chung sự việc diễn biến không đến nỗi tồi tàn như người ta tưởng lúc ban đầu.

Tất nhiên bộ đội đã chiến đấu khá hơn, đã gây cho bọn Đức nhiều tổn thất hơn là ta tưởng tượng, khi chỉ trông thấy những người bị bao vây thất thểu đi qua trận địa của mình. Chắc hẳn là ở hàng trăm nơi, bộ đội cùng đã đánh y như trung đoàn ông đã đánh ở đây trong trận đấu, và nếu như thế mà quân Đức vẫn tiến lên được, vẫn bao vây và dồn ép chúng ta thì cố nhiên chúng đã đạt được điều đó một cách không đơn giản và với cái giá không rẻ mạt gì đâu. Quy mô đồ sộ của chiến trường, việc ném các lực lượng dự bị của chúng ta vào vòng chiến và việc tăng cường trang bị cho quân ta những trang bị mà, khỉ thật, đáng lẽ phải được đưa ra mặt trận với những sô lượng bình thường, — tất cả mọi việc đó rút cục sẽ chặn quân Đức lại ở một giới hạn nào đó. Vấn đề chỉ là giới hạn đỏ sẽ nằm ở đâu.

Tình trạng tạm lắng tiếng súng hôm qua không làm cho Xerpilin vui mừng. Ông hiểu rằng quân Đức để cho ông yên không phải tại vì chúng đã mất hy vọng nghiền nát trung đoàn ông mà tại vì, — thật đáng tiếc, — chúng biết cách điều động lực lượng của mình. Kết quả của sự điều động đó đã bắt đầu biểu lộ ra. Quân địch đã chọc thủng mặt trận cả ở bên trái lẫn bên phải Môghilép. Người ta đã nhận thấy rõ điều này căn cứ vào tiếng súng đã lan xa về phía đông. Chỉ có người điên mới không hiểu điều này. Thế mà ông đang cùng với trung đoàn ngồi bó tay ở đây và đợi đến lượt mình.

Mệnh lệnh cuối cùng mà sư đoàn nhận được trước khi đứt liên lạc với tập đoàn quân là: giữ vững trận địa. Ồ, phải, đối với những con người đang sẵn sàng đổi tính mạng của mình với một giá đắt và biết cả cách thực hiện việc ấy thế nào thì đây chẳng phải là một mệnh lệnh tồi, nhất là nếu sau đó không có thêm mệnh lệnh rút lui, khi rút lui đã là quá muộn. Nhưng người ta tự hỏi rằng điều gì đã xảy ra với các sư đoàn bạn, và những chuyện vỡ mặt trận, bị bao vây liên miên còn sẽ tiếp diễn đến bao giờ, những chuyện đã làm cho tai người ta phát nhức lên vì phải nghe kể mãi rồi?!

Khi suy nghĩ về tình hình trước mắt, Xerpilin sợ nhất là sẽ phải nhận một mệnh lệnh rút lui đã quá muộn. Vả lại, nếu trận đánh bắt đầu từ sáng thì dù ta muốn, nhưng vẫn không tránh được quân Đức. Dù thế nào cũng phải đánh thôi. Sư đoàn bảo vệ Môghilép, các ngả đường đều đổ về đây, ở đây có cầu qua sông Đniép—tất cả gộp lại thành một đầu mối không còn ở trong hậu phương của chúng, mà chúng đã không tìm cách gỡ ra được.

«Thật là ma dắt lối, quỷ đưa đường, chắc hẳn cậu này sẽ bỏ mạng ở đây mất ! — với mối thiện cảm, Xerpilin suy nghĩ về anh chàng Xintxốp đang ngủ trên vệ cỏ bên cạnh ông,— Cậu ta còn trẻ, như anh chàng tham mưu trưởng của mình vậy. Chắc là cũng có cô vợ trẻ...» Rồi Xerpilin liên tưởng tới vợ mình trước đây đã sống ở Maxcơva trong một cân hộ cũ kỹ của học viện cấp cho, do nhà nước quản lý. Khi ông bị bắt, người ta vẫn phải để lại cho bà một phòng, chắc có kẻ nào đã bị lương tâm cắn dứt rồi đó. «Ôi chao, bà nó già rồi, già rồi!—Xerpilin trìu mến suy nghĩ.—Tóc bạc hết cả rồi. Kiệt cả sức đi vì thư từ, vì chuyển quà bánh, đồ đạc, vì chạy vạy khắp các bạn đồng sự và các cấp thủ trưởng, mà hồi nào xưa kia cô ta đã từng đẹp xiết bao, và không biết bao nhiêu thằng cha nông nổi và ngu ngốc trong các đơn vị đồn trú đã phải ngạc nhiên tại sao cô ta lại đi lấy cái lão xấu xí cao lêu đêu này, và tại sao lại không phản bội lão ta».

Ở phía tây có tiếng nổ rền nghe rõ mồn một : bọn Đức bắn liền một lúc mấy phát đại bác.

«Ở chỗ Plốtnhikốp,—Xerpilin thầm nhận xét và điềm tĩnh suy nghĩ:—Chúng nó bắt đầu rồi đấy».

Xintxốp bật dậy sờ quáng sờ quàng chung quanh mình để tìm mũ calô.

— Vậy là dứt khoát ở lại hả?—Xerpilin vừa thong thả rũ những cọng cỏ khô trên người vừa bảo Xintxốp. — Bây giờ có oán hối cũng chẳng kịp nữa đâu...

Xintxốp im lặng.

—Thôi được, đi với tớ xuống các tiểu đoàn đi. Cậu muốn xem đánh nhau thì bây giờ sẽ thấy...

Trận chiến đấu lại nổ ra trên mặt trận của trung đoàn Xerpilin và tiếp diễn hầu như liên tục trong ba ngày.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #55 vào lúc: 23 Tháng Bảy, 2019, 02:23:43 pm »

Tới giữa ngày thứ nhất, quân Đức hầu như không tiến lên được ở một nơi nào cả, mặc dầu chúng phát huy hỏa lực pháo binh rất mãnh liệt, bắn không tiếc đạn và mở cả mấy cuộc tấn công bằng xe tăng phối hợp với bộ binh ngồi trên xe bọc sắt. Trước phòng tuyến trung đoàn lại có thêm hai chục chiếc xe tăng và xe bọc thép bị bắn cháy và bắn hỏng. Theo lời anh em thống nhất nói lại thì có năm trăm, còn theo lời của Xerpilin. con người vốn không ưa phóng đại, báo cáo lên sư đoàn thì đã có ba trăm xác quân Đức nằm lại trên cánh đồng lúa mạch. Sự tổn thất trong trung đoàn lại còn nhiều hơn — nào vì hỏa lực pháo binh, nào vì xe tâng, nào vì hỏa lực của bọn xạ thủ tiểu liên Đức. một đại đội chạy ra khỏi công sự đã bị bọn này quạt gục sạch không sót người nào. Có tới một nửa số đại đội đã mất đại đội trưởng hay chính trị viên, cái cậu Plốtnhikốp chưa kịp ngủ đẫy giấc ấy cùng đã hy sinh, trung đoàn phó chính trị thì bị xé tan thành từng mảnh vì một phát đạn súng cối rơi đúng vào đài quan sát.

Buổi chiều đại tá sư đoàn trưởng Daitrikốp lần mò tới chỗ Xerpilin, tới người cuối cùng trong ba người trung đoàn trưởng của mình. Từ sáng, ông ta đã ở bên kia sông Đniép và khi hiếu rằng mình đã bị bao vây thì liền xoay cái trung đoàn đang nằm ở thê đội hai đó lại cho mặt quay về phía đông và lưng quay về phía sông. Sau đó, ông vượt sông, ngồi nửa ngày ở cái trung đoàn báo vệ ngoại thành Môghilép, ở đây pháo binh Đức hoạt động ác liệt, nhưng chúng tấn công yếu hơn ở chỗ Xerpilin. Chắc là quân Đức tính không mở những trận đánh trên đường phố nội thành mà thoạt tiên nhằm tiêu diệt Xerpilin, rồi vòng qua Môghilép tiền đến cầu sông Đniép. ít ra thì sư đoàn trưởng đã nói với Xerpilin như vậy, khi ông đến gặp Xerpilin trong chí huy sở mồ hôi mồ kê nhề nhại vì nóng bức và bàn tay của ông thò vào trong áo quân phục mùa hè để nắn bóp quả tim đang đau nhói. Sau một ngày lặn lộn ở khắp các trận địa, quả tim ấy đã giở chứng. Béo phục phịch, mí mắt dưới hum húp, sư đoàn trưởng đứng cạnh Xerpilin trong công sự, hớp lấy hớp để không khí mà vẫn không sao hớp được nhiều.

— Chỗ tớ Glusencô chết mất rồi, — sư đoàn trưởng chua xót nói tới người sư đoàn phó chính trị của mình. — Chết một cách ngở ngẩn vì một viên đạn đại bác lạc ở gần cầu.

— Nào có ai chết một cách thông minh?—Xerpilin đáp.—Tôi đã báo cáo đồng chí lả trung đoàn phó chính trị của tôi cũng chết rồi, tôi cũng đang mồ côi nốt.

—Tớ biết rồi,—sư đoàn trưởng nói, — và tớ dẫn người đến thay đây.

Ông ta quay về phía một thiếu tá chính ủy đeo cặp kính dày có hai tròng, lông mày bạc, mặt đỏ, người thấp bé, đi cùng với ông. Từ trước tới nay, Xerpilin chưa hề thấy người này trong sư đoàn.

—Thuyết trình viên từ tận Cục chính trị Hồng quân công binh phái về đấy,—sư đoàn trưởng vừa tiếp tục thở hổn hển vừa nói nhát gừng.—Đồng chí ấy đến đây giảng chính trị, mà cậu thấy đấy, ở đơn vị chúng mình thì còn giảng với dạy gì...

—Tôi là Smakốp,—thiếu tá chính ủy đặt tay lên vành mũ và nói.

—Chính đồng chí Smakốp đã tỏ ý muốn đến trung đoàn cậu. Đồng chí ấy đã rõ tình hình. Đã ra thông tri trong toàn sư đoàn rồi,—sư đoàn trưởng nói,—vậy tớ chúc mừng cậu đã có chính ủy trung đoàn.

Xerpilin đưa mắt nhìn Daitrikốp có ý hỏi lại. Ông ta bèn đáp:

— Chính thế đấy! Cậu đã có chính ủy trung đoàn. Mệnh lệnh cuối cùng mà trước lúc hy sinh và trước khi đứt liên lạc, Glusencô nhận được từ phòng chính trị tập đoàn quân là đã có pháp lệnh khôi phục lại chế độ chính ủy trong quân đội. Cậu ta định thân hành mang mệnh lệnh đó xuống các trung đoàn mà không kịp. Tội nghiệp...

— Phải rồi,—Xerpilin nói sau một lát im lặng, — lại như hồi nội chiến, vừa có chỉ huy, vừa có chính ủy. Càng chứng tỏ tinh hình của chúng ta là hết sức nghiêm trọng...

— Đồng chí trung đoàn trưởng, xin nói để đồng chí biết,— Smakốp nói, — là trước đây vào hồi động viên lực lượng đánh Đênikin, tôi đã làm chính ủy sư đoàn khinh binh bốn hai được gần một năm. Nhưng quả thực sau nội chiến, tôi được điều ngay sang công tác chính trị, và mới mặc lại quân phục có một tuần nay thôi.

— Cậu này cũng mới mặc lại quân phục chưa đầy một tháng, — Daitrikốp hất đầu chỉ Xerpilin.—Trước cũng đã từng chỉ huy sư đoàn, còn tôi thì sau khi tốt nghiệp học viện đã từng đến tập sự ở sư đoàn cậu ta. Vậy thì các anh đều là hai cấp to tình cờ gặp nhau, —ông ta nói đùa nhưng đùa không xong: hình ảnh Gluscncô tử trận đã không sao rời khỏi đầu óc ông.

—Thế nào thủ trưởng, còn nhiều quân dưới trướng nữa không? —nén lòng mình, sư đoàn trưởng vẫn cố nói đùa.

Xerpilin báo cáo về số thương vong.

— Đơn vị nào cũng thương vong nhiều cả, —Daitrikốp nói.—Thương vong lớn! — ông nhắc lại và lại nghĩ đến Glusencô.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #56 vào lúc: 23 Tháng Bảy, 2019, 02:26:06 pm »

Thời gian xả hơi ngắn ngủi đã chấm dứt và bọn Đức lại xông lên tấn công trước khi Xerpilin kịp trò chuyện cặn kẽ với Smakốp. Trận tấn công vừa bắt đầu, chính ủy mới đã lấy người dẫn đường đi xuống các tiểu đoàn tìm hiểu tình hình.

— Bắt đầu từ sườn bên trái, từ tiểu đoàn ba ấy,—Xerpilin khuyên.—Tiểu đoàn đó gần hơn.—Và ông tự nói thêm với mình: «Mà cũng tĩnh hơn nữa».

Chính ủy không mò lên sở chỉ huy ngay, điều đó khiến Xerpilin vừa ý, vả lại chính ông cũng muốn tận dụng khả năng bảo vệ chính ủy được an toàn.

Trong khi đợt tấn công lần thứ sáu trong ngày ấy đang tiếp diễn thì Daitrikốp vẫn lưu lại trung đoàn, luôn luôn ở bên cạnh Xerpilin. Sự có mặt của ông ta tại trung đoàn không khiến cho Xerpilin bị gò bó, vả lại trong suốt thời gian đó sư đoàn trưởng chỉ ra có hai ba mệnh lệnh, hơn nữa lại là những mệnh lệnh mà chính Xerpilin cũng sắp sửa ra vào giây phút sau đó. Điều này chứng tỏ rằng họ nhìn sự việc diễn biến trên trận địa bằng con mắt giống nhau.

Mặc dù hai tuần trước đây khi Xerpilin tiếp nhận trung đoàn thì sư đoàn trưởng hoàn toàn không vui, vì thấy mình phải chỉ huy một người quân hàm cao hơn mình, nhưng giờ đây trong chiến đấu, chính bản thân ông cũng đã quên khuấy điều đó đi rồi. Tuy trước đây nhiều năm ông đã từng tập sự ở đơn vị Xerpilin và về thực chất hai bên chưa biết rõ nhau lắm. song trong tình hình trầm trọng hiện nay thì sự quen biết trước chiến tranh thật là quan trọng đồi với cả hai người, và nó khiến họ tỏ lòng thành thực đối với nhau.

Trận tấn công thứ sáu vừa bị đánh lui một cách dễ dàng hơn những trận trước nhiều — hình như quân Đức đã bắt đầu kiệt sức, — sư đoàn trưởng đã tất tưởi định sang trung đoàn bên cạnh.

— Xerpilin ạ, vể cậu thì tớ chẳng lo ngại gì, — lúc chia tay chỉ có hai người với nhau, ông bảo Xerpilin. —Tất nhiên tớ vui mừng là cấp trên đã giao cho cậu một trung đoàn của tớ, mặc dầu nói thật ra thì đáng lẽ cậu với tớ phải chỉ huy hai sư đoàn ở cạnh nhau, ít ra thì hai bên đều yên tâm không lo hở sườn, đằng này chúng mình cứ đánh mà không có trắc vệ. Mới sáng hôm qua ít ra còn tiếp giáp được với ông láng giềng bên trái, nhưng bây giờ thì trơ trụi rồi !

— Không sao đâu,—Xerpilin nói,—công việc là công việc chung của chúng ta. Tôi với anh, chúng mình chỉ huy bất cứ cái gì trời trao cho chúng ta. Nếu còn sống, chúng mình sẽ phục vụ trong quân đội lên đến cấp tướng, mà nếu chết ở cấp đại tá và lữ trưởng thì cứ đành chết sao chôn vậy, thế thôi.

— Mong sao đào sâu chôn chặt được nhiều quân phát xít hơn,—sư đoàn trưởng đáp,—còn bản thân ta không được ăn bánh thánh thì cũng đành thôi. Sao mà hôm nay máy bay chúng không bay nhỉ, — lúc chia tay với Xerpilin, ông ta ngẩng trông trời và nói thêm.

Nhưng ông ta đã nói gở: chưa đầy nửa giờ sau, quân Đức giáng một đòn oanh tạc nặng vào chỗ tiếp giáp giữa Xerpilin với trung đoàn láng giềng. Bốn chục chiếc máy bay ném bom nối đuôi nhau bổ nhào xuống, tựa hồ dùng lưỡi dao rạch ra cả một vạch đến bờ sông. Một màn khói dầy đặc bao phủ phần chân trời phía bắc.

Thế rồi một giờ nữa trôi qua sau khi trận ném bom đã chấm dứt, người ta đã khiêng sư đoàn trưởng trở lại bằng cảng, ông đã kiệt sức, bi thương nặng vì một mánh bom xuyên trúng bụng, và bác sĩ phẫu thuật chạy tới sở chỉ huy đã cùng với chị y tá phẫu thuật loay hoay hồi lâu mới gắp được mảnh bom ra trong tiếng rên rí nặng nhọc của ông. Ngay sau khi bị thương, sư đoàn trưởng đã cương quyết hạ lệnh không đưa mình đến trạm quân y mà đưa đến đây, đế chỉ huy sở, đến với Xerpilin.

Người bác sĩ bất đắc dĩ phải tuân theo mà trong bụng cứ rủa thẩm. Anh ta còn trẻ và nhút nhát, bởi vì trong sư đoàn này người ta sợ đại tá Daitrikốp như sợ cọp, và cái cảm giác đó vẫn ám ánh người bác sĩ ngay cả lúc này, khi mà cái ông Daitrikốp dữ tợn ấy đang nằm rũ ra không động đậy trước mặt anh.

Sau khi máy bay ném bom Đức đã xới tung khoảng đất ở chỗ tiếp giáp giữa hai trung đoàn đến tận sông Đniép thì xe tăng Đức lại đánh ngay vào chỗ đó trong khi khói bom còn chưa tan, thọc tới cầu sông Đniép, kịp thời chiếm lấy chiếc cầu còn nguyên vẹn. Bọn xạ thủ tiểu liên Đức ngồi trên xe bọc sắt, tràn sang cùng với xe tăng. Chúng không đông gì, vẻn vẹn có một đại đội, nhưng trận ném bom và tấn công bằng xe tăng thật bất ngờ, trong bóng tối hỏa lực của bọn xạ thủ tiểu liên Đức lại rền vang tưởng chừng như dầy đặc lắm khiến cho cả Xerpilin lẫn trung đoàn trưởng của cái trung đoàn bên cạnh, trong giờ phút đẩu tiên của tai biến, đều chưa dám quyết định đánh vào chuỗi xích còn mỏng manh của bọn Đức đang thọc tới sông Đniép.

Tối đến, họ cũng chưa dám liều mạng, đó vừa là do thiếu kinh nghiệm, vừa là do đánh giá quá cao quân số của địch, — nhưng để đến sáng hôm sau thì đã muộn mất rồi.

Khi Daitrikốp được đưa đến sở chỉ huy trung đoàn thì Xerpilin không có ở đó. Xerpilin không gặp sư đoàn trưởng ở dọc đường, ông đi xuống tiểu đoàn ở sườn bên phải vừa bị tấn công, để điều khiển việc chuẩn bị cho trận đánh sáng mai.

Sư đoàn trưởng hạ lệnh đưa thẳng mình tới sở chỉ huy của Xerpilin, bởi vì ông có cảm tưởng rằng đây là một vết tử thương và ông muốn kịp giao quyền chỉ huy sư đoàn cho Xerpilin. Lúc người bác sĩ rửa xong vết thương, chuẩn bị gây mê cho ông, ông liền phản đối vì sự mình ngất đi dù chỉ là một phút; ông thấy hình như thể là mình sẽ đi vào cõi chết mà chưa kịp bàn giao sư đoàn lại Xerpilin...

Khi còn ở dưới tiểu đoàn, Xerpilin đã biết tin sư đoàn trưởng bị thương nặng. Ra xong những mệnh lệnh cần thiết nhất, ông vội vàng đến trạm quân y trung đoàn, hy vọng sẽ gặp sư đoàn trưởng ở đó. Nhưng ở trạm quân y không có cả sư đoàn trưởng lẫn người bác sĩ phẫu thuật, anh ta đã được gọi tới chỉ huy sở.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #57 vào lúc: 23 Tháng Bảy, 2019, 02:29:11 pm »

— Báo cáo lữ đoàn trưởng,— người bác sĩ mặc chiếc áo choàng bê bết máu bên ngoài áo quân phục đang đứng ở cửa hầm thì thầm nói, — không phãi lỗi tại tôi, tôi muốn theo đúng điều lệnh, chạy chữa vết thương trong những điều kiện tốt nhất, nhưng sư đoàn trưởng ra lệnh...

— Ủa, cái anh này, ra lệnh cho anh là thế nào! — Xerpilin giận dữ phẩy tay. — Có những trường hợp không phải chúng tôi ra lệnh cho bác sĩ mà bác sĩ phải ra lệnh cho chúng tôi. Thế nào? Liệu có sống được không?

— Tất cả việc gì có thể làm được đều đã làm rồi, nhưng vết thương nặng lắm mà điều kiện cứu chữa thỉ...

— Than vãn thì cũng muộn rồi! Bây giờ còn làm gì được nữa không?

— Lúc này tôi không thể lảm gì hơn được nữa.

—Thế thì đi đi, ở chỗ anh, đằng trạm quân y thương binh đang nằm xếp hàng la liệt dưới đất đấy, — Xerpilin nói đoạn bước vào hầm.

Daitrikốp nằm trên chiếc giường sắt với đôi mắt mở to, đôi môi giật giật, ông cố nén cho khỏi rên.

Xerpilin kéo chiếc ghế đẩu lại để ngồi, hai đầu gối đụng phải mép giường đau điếng.

— Cậu Xerpilin ạ, thế là tớ hết đánh nhau rồi, — sư đoàn trưởng nói và một giọt lệ từ mắt ông ứa ra lăn trên gò má. Ông lau nước mắt rồi lại đặt tay xuống vải trải giường, dọc theo thân mình.—Đắp áo capốt vào cho tớ, người thấy ớn lạnh rồi.

Xerpilin lấy tấm áo capốt của mình treo trên đinh xuống đắp thêm lên cho sư đoàn trưởng bên trên tấm vải trải giường.

— Quân Đức ngoài ấy thế nào?—sư đoàn trưởng hỏi.

Che giấu sự thật đối với người bị thương thật chẳng ích gì, mà chính Xerpilin cũng cho là mình không có quyền làm như vậy. Daitrikốp tuy bị thương, nhưng vẫn còn là sư đoàn trưởng. Xerpilin báo cáo rằng quân Đức đã cắt rời ông ra khỏi trung đoàn bên cạnh, tiến đến sông Đniép và chắc chắn đã chiếm được cầu. Sư đoàn trưởng nằm im lặng mấy phút, suy ngẫm tin đó và cố tập trung tư tưởng. Nhưng khó lòng mà tập trung tư tưởng được, nó cứ tản ra tứ phía: nếu quân Đức chiếm được cầu thì có nghĩa là chỉ một đòn, chúng đã cắt rời được tất cả ba trung đoàn ra khỏi nhau. Ông nghĩ tới đại tá Iuskêvít, tham mưu trưởng của mình, giờ đây đã trở thành cấp cao nhất ở bờ sông bên kia.

—Tan tác ráo cả rồi, — ông nói to.

Theo ông thì Iuskêvít là một tham mưu trưởng giỏi, nhưng số phận của ông ta bây giờ thật là hẩm hiu. Sau khi cầu bị mất, ông đã lâm vào cái cảnh nằm giữa hai làn đạn, bị găm chặt vào giải đất chật hẹp ven sông, đằng sau lưng là quân Đức. Nếu ngay đêm nay mà Iuskêvít đoán ra được và thử đột phá về phía đông thì may ra còn có thế còn vớt vát được chút gi, còn nếu không đoán ra được thì chỉ còn một nước đi đứt !

Thiếu tá Lôskarép, người chỉ huy cái trung đoàn bám giữ ngoại thành Môghilép mà giờ đây đã bị cắt đứt, thật là một người gan dạ, gan dạ đến liều lĩnh, nhưng anh ta còn non nớt quá. Daitrikốp tin chắc là anh ta không hèn đớn đâu, nhưng khó mà nói được rằng Lôskarép gánh vác một trung đoàn ra sao, nếu anh cứ hành động theo kiểu dơ đầu chịu báng như vậy. Thậm chí Daitrikốp còn tiếc rằng sao mình lại bị thương ở đây, ở trung đoàn Xerpilin, chứ không phải ở đằng kia, ở chỗ Lôskarép, nếu ở đằng ấy ông sẽ có ích hơn ngay cả lúc này, lúc ông đã nằm liệt.

Sau đó, ông nghĩ tới vết thương của mình và tới gia đình— tới người vợ và mấy đứa con gái của mình —mà cảm thấy tủi thân. Toàn là con gái với con gái, đến nỗi lần cuối cùng vợ ông đã phát khóc lên vì không đẻ được thằng con giai.

«Năm đứa con gái thì gay go thật»,—ông nhớ tới gia đình tựa hồ như bản thân ông đã không còn sống nữa rồi.

— Này Xerpilin,—cuối cùng ông đã tập trung được tư tưởng, cậu chuẩn bị tiếp nhận lấy sư đoàn. Viết lệnh đi.

— Nếu sau này cần thì tớ sẽ xin sẵn sàng, nhưng mệnh lệnh thì hẵng khoan đã! Không ai bàn giao sư đoàn trong khi sư đoàn trưởng còn sống cả. Cậu cứ chịu khó nằm nghỉ ít hôm thì sẽ lành thôi, cậu khỏe thế kia mà. — Và Xerpilin thận trọng đưa tay đụng vào vai ông.

Daitrikốp đưa mắt liếc nhìn Xerpilin rồi lặng thinh, vả lọi biết nói gì đây? Nếu ở vào địa vị Xerpilin thì ông cũng sẽ trả lời như vậy.

— Dù sao cậu cũng cứ chuẩn bị đi, — im lặng một lát, ông nói rồi nhắm mắt lại.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #58 vào lúc: 23 Tháng Bảy, 2019, 02:32:18 pm »

Bây giờ ông đang ở chỗ Xerpilin mà không ở trạm quân y, điều đó đã an ủi ông: nếu ở trạm quân y thì ông sẽ cảm thấy mình chỉ là một người bị thương giữa những người bị thương khác, còn ở đây ông vẫn là sư đoàn trưởng. Ông nằm nhắm mắt mấy phút và khi mở mắt ra thì thấy người chính trị viên cao lênh khênh đã từ tòa báo đến gặp ông ở trong rừng cách đây không lâu, lúc này đang đứng sau lưng Xerpilin. Người chính trị viên ấy mặc chiếc áo quân phục bẩn thỉu, lấm láp, và đeo khẩu tiểu liên Đức.

Hẩu như suốt ngày Xintxốp cứ quanh quẩn bên cạnh Xerpilin, mới đầu ở tiểu đoàn này sau đó ở tiểu đoàn khác; chính mắt anh đã thấy xe tăng tràn vào khu vực bố trí của tiểu đoàn Plốtnhikốp; một chiếc chồm lên nền đường sắt, hất tung cái chòi canh của ông lão gác đường, rồi cứ đứng cách Xintxốp năm chục thước mà nã đại bác hồi lâu, đạn đại bác rít ngay trên đầu. Rồi anh thấy Plốtnhikốp xông ra khỏi công sự, ném vào gầm xe tăng một chùm lựu đạn. Chiếc xe tăng bốc cháy, nhưng một giây sau Plốtnhikốp đã bị một băng súng máy từ trên chiếc xe tăng khác quạt chết.

Sau đó, Xintxốp trông thấy một đại đội bỏ chạy. Bọn xạ thủ tiểu liên Đức bắt đầu quét đại đội này, nhưng Xerpilin đã chỉ huy các chiến sĩ ở cạnh mình dùng súng và lựu đạn đánh bật cuộc tấn công của bọn xạ thủ tiểu liên, trong đó chính anh thỉnh thoảng cũng ngắm mục tiêu và bắn bằng súng trường.

Cách chỗ Xintxốp không xa, ông già gác đường dùng súng trường bắn vào quân Đức; nhưng sau đó khi Xintxốp ngoái nhìn lại lần nữa thì thấy ông già đã nằm chết dưới đáy công sự, mặc bộ quân phục Đức khuy cởi phanh trên bộ ngực lông bạc trắng, đẫm máu.

Xintxốp cũng bắn bằng súng trường và chính mắt anh thấy rõ mình bắn trúng một tên Đức tựa hồ như vừa từ dưới đất chồm lên cách anh có mười bước.

— Ấy đấy, cậu cùng đã bắn được một thằng Đức rồi,—-khi đã đánh lui được cuộc tấn công, Xerpilin nói với Xintxốp như vậy. Y như là ông ta không bỏ sót một việc gì xẩy ra chung quanh mình. Sau đó, ông ra lệnh đưa cho Xintxốp khẩu tiểu liên tước của thằng Đức tử trận, với hai băng đạn dự trữ dài kèm theo đựng trong cái túi bằng vải gai. — Cầm lấy, của cậu đấy, đúng luật lệ đấy!

Tất cả nhưng việc đó xẩy ra đã lâu rồi, từ lúc ban ngày kia, còn đến chiều khi trời đã tối hẳn thì Xintxốp cùng Xerpilin đi tới chỗ quân Đức đã chọc thủng phòng tuyến của ta sau trận ném bom. Ở đó, anh đã để mất hút Xerpilin, phải tìm mãi, cứ sợ rằng ông ta chết mất, và khi quay về sở chỉ huy được biết là Xerpilin còn sống và lành mạnh thì anh rất mừng.

Xintxốp cứ thế tươi cười bước vào hầm, và bỗng nhiên cùng một lúc anh đã trông thấy tất cả, thấy cái lưng gầy, còng của Xerpilin đang ngồi trên ghế đẩu và thấy ông đại tá sư đoàn trưởng đang nằm trên chiếc giường sắt của Xerpilin với đôi mắt nhắm nghiền. Mặt đại tá tái xanh, đến nỗi thoạt tiên Xintxốp ngỡ là ông ta đã chết. Sau đó, ông mở mắt ra và im lặng nhìn Xintxốp hồi lâu.

Xintxốp cũng đứng im, không biết là bây giờ nên làm gì và nói gì. Xerpilin cảm thấy có ai đằng sau lưng bèn quay lại.

— Thế nào, chính trị viên, được đánh nhau thỏa thích rồi chứ? Bây giờ cậu sẽ hết kêu ca là không có gì để viết nữa chứ?

Xintxốp sực nhớ tới cuốn sổ tay nằm trong xà cột, thế mà cả ngày hôm nay anh chưa hề đụng đến nó lần nào. Anh đói rồi, nhưng anh thấy mình còn thèm ngủ hơn là thèm ăn.

— Báo cáo lữ đoàn trưởng, tôi xin phép đi ra ạ, — anh không trả lời mà nói thế, vì cảm thấy một sự mệt mỏi âm ỷ không phải ở tay cũng chẳng phải ở chân mà ở đâu tận trong phủ tạng, một thứ mệt mổi âm ỷ do tất cả những sự nguy hiểm đã lần lượt trải qua trong suốt một ngày nay chất chứa lại.

— Buồn ngủ hả?—Xerpilin nhìn anh từ đầu đến chân bằng cặp mắt thấu hiểu. — Đi đi, cậu là người được tự do.

— Tôi sẽ nằm ngay cạnh đây, gần hầm,—Xintxốp nói, tự thấỵ xấu hổ vì mình buồn ngủ, trong khi Xerpilin chắc hẳn còn mỏi mệt hơn nhiều mà vẫn ngồi đây và vẫn tỉnh táo như thường. Xerpilin không quay lại, gật đầu.

— Tại sao anh ta lại ở đây với cậu? — Daitrikốp khẽ hỏi, nhưng Xerpilin chỉ nhún vai vì thấy khó trả lời.

Xintxốp vừa ra khỏi thì Smakốp bước vào hẩm: ông ta cũng đeo một khẩu tiểu liên Đức. Vào đến nơi, ông bỏ súng xuống đặt vào góc hẩm, mệt mỏi ngó ngoáy cổ rồi bước lại gần giường. Ông đã được biết rằng Daitrikốp bị thương và nằm ở đây. Hỏi cũng chẳng để làm gì, mà cũng chẳng có gì để hỏi nữa. Ông đứng im lặng.

— Lấy được nhiều tiểu liên không?—Daitrikốp nhìn ông, hỏi.

— Hai chục.

— Tiểu liên của chúng nó bắn rất thật, — Daitrikốp nói.— Hồi còn đánh nhau ở Phần Lan đã thấy rõ ràng phải trang bị thật nhiều tiểu liên thế mà người ta vẫn gãi gáy. Thế là cứ gãi mãi cho đến tận lúc có chiến tranh. Bên ta nếu mỗi trung đoàn có được mười khẩu tiểu liên là tốt rồi, thế mà chúng nó có hàng trăm!—Giọng nói khàn khàn đã yếu nhược của ông lộ vẻ bực tức.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #59 vào lúc: 23 Tháng Bảy, 2019, 02:34:16 pm »

Smakốp bắt đầu kể lại những việc xảy ra ở tiểu đoàn sườn bên trái. Xerpilin cùng sư đoàn trưởng nghe ông kể : Xerpilin còn chăm chú nghe được, chứ Daitrikốp thì mười câu chỉ nghe được năm, cách nửa phút ông lại phải nheo mắt lại vì đau ở bụng.

— Cứ như trở dạ đẻ,—cuối cùng ông cố hết sức mím cười và nói.

— Đồng chí Smakốp, tôi sẽ chuyển sang hầm đồng chí,— Xerpilin nói,—còn ở đây sẽ đặt nhân viên quân y chăm sóc cho sư đoàn trưởng.

Lúc đầu, ông còn muốn khẩn khoản đưa sư đoàn trưởng sang trạm quân y, nhưng về sau đành phải thôi ỷ định đó. Xét cho cùng, bây giờ đang trong vòng vây, ở trung đoàn chẳng còn biết đâu là hậu tuyến, đâu là tiền tuyến. Cứ để ông ấy nằm đây vậy, dù sao cũng chẳng thuyết nổi ông ấy, còn nếu cứ gây tranh cãi mà biết là chẳng ăn thua thì Xerpilin không thích thú gì.

— Chẳng cần cắt đặt gò cho mình cả, — Daitrikốp nói.— Hỏa ra mình lại dồn cậu ra khói hầm.

— Phải đặt! — Xerpilin cương quyết nói. — Về mặt này thì đừng tranh cãi với tớ, dù sao trước kia tớ cũng đã từng là y sĩ, tớ có kinh nghiệm.

Daitrikốp bất giác mỉm cười. Ông vụt nhớ lại cái biệt hiệu «y sĩ» của Xerpilin và thời gian mình tập sự ở sư đoàn Xerpilin vào cái năm ba mươi ba xa xôi ấy.

— Daitrikốp ạ, nếu có thể thì cậu hãy cố tranh thủ chợp mắt một lát. —Xerpilin đứng dậy nói. — Tớ cùng với chính ủy đi tổng kết tình hình trong ngày, rồi sau sẽ quay lại nhận lệnh của cậu.

«Sao nhỉ, bây giờ cậu vẫn cần tới những mệnh lệnh của mình kia ư! — Daitrikốp trông theo Xerpilin và nghĩ thầm một cách thành thật, không chút ác ý. — Cậu đâu phải là Lôskarép. Nếu cuộc đời cậu chuyển biến khác đi thì bây giờ cậu đã chỉ huy sư đoàn và có khi cả quân đoàn chưa biết chừng và chính cậu sẽ ra lệnh cho tớ ấy chứ... Nếu lúc ấy, giữa tớ và cậu vẫn còn liên lạc được với nhau», — ông nhớ đến việc đứt liên lạc với tập đoàn quân và nhếch mép cười chua chát.

Trong căn hầm của Smakốp, mà bây giờ chính Smakốp đã bước vào lần đẩu tiên, hai người ngồi đối diện nhau trên hai chiếc giường—Smakốp ngồi trên giường của người chính ủy đã chết buổi sáng, còn Xerpilin thì ngồi trên giường của người tham mưu trưởng chết buổi chiều, — họ tổng kết tình hình trong ngày và nhằm vá víu những chỗ tổn thất trong trung đoàn ngày hôm nay như thể giật gấu vá vai một bộ áo quần rách như tổ đỉa, họ bàn xem nên điều động ai đi đâu để bịt cho hết mọi lỗ hổng. Nội trong đêm nay họ phải chỉ định xong một tiểu đoàn trưởng, hai đại đội trưởng và ba chính trị viên để thay thế những người đã bị loại ra ngoài vòng chiến đấu trong ngày hôm đó. Vì lúc ấy Smakốp mới tạm tìm hiếu được anh em trong một tiểu đoàn mà cũng chí thoáng qua thôi, do đó Xerpilin đã nêu tên hầu hết những người được đề cử. Khi bàn đến vấn đề chính trị viên, Xerpilin đã nhớ tới Xintxốp.

Khi thấy Smakốp nhún vai, ông nói :

— Thế việc gì mà cậu ầy cứ phải theo sau tôi như cái đuôi cho đến khi bị hy sinh? Đã có quân hàm chính trị viên thì cứ để cho làm chính trị viên đại đội, chẳng kém người khác đâu mà dù có kém người khác thì cũng chẳng còn ai nữa.

Năm phút sau, Xintxốp đã được dựng dậy, lấy tay dụi dôi mẳt ngái ngủ, đứng trước mặt Xerpilin và Smakốp, người mà anh hoàn toàn không ngờ lại gặp ở đây, và lắng nghe lời dặn dò của hai ông. Anh được phái xuống đại đội ngay bây giờ lúc trời còn tối, xuống chính chỗ cái anh chàng Khôrưsép mà hôm qua đã tháo ủng, ngồi với anh trên nền đường sắt, vừa sưởi nắng vừa nhá cá bơn.

— Chỉ phải cái tôi chưa chỉ huy bao giờ cả,—anh rụt rè trả lời, khi Xerpilin đặt cho anh một câu hói tuy đúng điều lệnh, nhưng trong hoàn cảnh đó có lẽ không có ý nghĩa gì cho lắm: «Thế nào, kham nổi chứ?»

— Cậu cứ chỉ huy đi,—Xerpilin nói với ý căn dặn, chỉ dẫn.—Cậu đeo một ngôi sao trên ống tay áo và ba khối vuông(1) trên cổ áo, nghĩa là tớ có quyền đòi hỏi cậu theo đúng quân hàm. — Ông ta nói tất cả những điều đó với vẻ khá giận dữ, không phải vì ông thật sự bực mình với Xintxốp mà là vì ông muốn cho anh thấy được sự thay đổi trong địa vị của anh. — Bây giờ điều lệnh không cho phép cử người đưa đường cho cậu nữa đâu, nếu cậu không lần mò đến nơi được là coi như đào ngũ đấy!—Và Xerpilin tủm tỉm cười để cho anh ta hiểu rằng câu cuối cùng chỉ là câu nói đùa.

Xintxốp vẫn chưa tỉnh hẳn, nắm lấy hai bàn tay của Xerpilin và Smakốp chia ra cho mình bắt để từ biệt. Từ nay đối với anh, cả hai người này đều đã khác hẳn trước. Mới hôm qua, anh còn là khách trong trung đoàn của cái ông lữ đoàn trưởng cao lênh khênh có bộ mặt ngựa hiền lành này, và cách đây không lâu, anh còn là người bạn đồng hành tình cờ trên đường ra mặt trận của cái ông chính ủy tiểu đoàn bé nhỏ tóc bạc này, thế mà bây giờ họ đã là vị chỉ huy và là chính ủy của anh, còn anh đã là chính trị viên của một đại đội dưới quyển chỉ huy của họ. Và giờ đây, người ta không còn chờ đợi xem anh viết lách chuyện người khác chiến đấu ra sao nữa, mà mong chờ chính bản thân anh chiến đấu được như những người khác. Trong đời chưa bao giờ anh gặp một sự biến đổi đột ngột và khó khăn hơn thế.


(1) Khối vuông: trong quân đội Liên Xô hồi bấy giờ, quân hàm đeo ở cổ ao không biếu hiện bằng những ngôi sao nhỏ, mà bằng những khối vuông nhỏ.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM