Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 09:33:58 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Xta-lin-grát trận đánh của thế kỷ  (Đọc 13385 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #150 vào lúc: 02 Tháng Chín, 2019, 08:50:32 am »


        Di trong thảo nguyên trơ trọi, lừng lững như một cái cột dưới hỏa lực pháo binh nặng của địch là công việc chẳng thích thú lắm, nhưng Xô-lô-gúp vẫn đi trước tôi và không lúc nào rảo bước.

        Một nhân viên ban tham mưu sư đoàn đi theo đồng chí ấy bị thương vì mảnh đạn nổ ngay bên cạnh. Xô-lô- gúp bình tĩnh đến gần người bị thương, lấy tay xốc lên và vác thương binh đi xuống dốc. Tôi theo kịp đồng chí đến một cái khe, ở dãy đồng chí chỉ huy sư đoàn tự tay băng bó cho cấp dưới của mình.

        Tôi lại gặp sư đoàn 112 ngày 12 tháng chín, trên bờ sông Vôn-ga. Chỉ huy sư đoàn lúc đó là đại tá Éc-môn- kin. Sư đoàn chiến đấu trong thành phố: từ đồi Ma-mai-ép đến kho Vích-nhi-ô-vai-a, đến nhà máy Máy Kéo và các địa điểm khác, nơi quân địch tiến công chúng tôi. Sư đoàn đã tham gia hàng trăm cuộc giao chiến trong đó không dưới mười trận trên các hướng tiến công chính của quân Đức.

        Sư đoàn nắm vững nghệ thuật tác chiến, và thành tích đó tất nhiên là nhờ có người chỉ huy và cơ quan tham mưu. Sư đoàn bao giờ cũng di đến nơi kịp thời, trong những nhiệm vụ nóng bỏng nhất, để đẩy lui đòn đánh của một quân địch có số lượng đông hơn.

        Tôi đã từng nói đến sư đoàn 193 của Xmê-khốt-vô-rốp Sư đoàn đến với tập đoàn quân dự bị thứ nhất hồi tháng năm 1942, khi tập đoàn quân này còn đang tổ chức. Từ đó, tôi biết đến thiếu tướng Phê-đo Ni-can-đrô-vích- Xmê-khốt-vô-rốp. Trong các cuộc diễn tập chiến thuật, Xmê-khốt-vô-rốp đã tỏ ra biết được cách chiến đấu hiện đại và tính rất nhạy bén, nhanh trí.

        Sau khi đến Xta-lin-grát, sư đoàn 193 được giao phụ trách phòng thủ thị trấn Tháng Mười Đỏ. Sư đoàn cơ động ít nhưng đã đẩy được hàng chục cuộc tiến công của quân địch đông hơn mình rất nhiều.

        Chiến sĩ của sư đoàn có sĩ quan và cán bộ chính trị dẫn đầu, không bao giờ ngoái nhìn lại phía sau. Nếu quân Đức có thể chiếm được trong một tuần hai hay ba phố, thì chúng cũng phải trả giá bằng những tổn thất nặng nề. Ngay trong những ngày nặng nề nhất, không bao giờ chúng ta thấy chỉ huy sư đoàn có dấu hiệu tỏ ra hoang mang. Giọng nói đều đều và binh tĩnh của đồng chí hay còn vang trong tai tôi. Trong những ngày hàng trăm máy bay ném bom của địch bay trên các vị trí của sư đoàn, không gian bị rung chuyển mạnh vì tiếng nổ của bom đạn, trong ống nghe điện thoại chúng ta nghe thấy cả tiếng rít của máy bay Đức bổ nhào, Xmê-khốt-vô-rốp như lại càng bình tĩnh hơn. Đồng chí chỉ huy các trung đoàn và tiểu đoàn của mình chiến đấu từ sở chỉ huy chỉ cách hỏa tuyến có vài trăm mét.

        Sư đoàn do Xmê-khốt-vô-rổp chỉ huy đã chiến đấu chống giữ đến cùng, đánh tan tác nhiều trung đoàn và sư đoàn của Hít-le. Sư đoàn không lùi một bước và chỉ rời thành, phố khi quân địch đã bị bao vây, không tiến công  được nữa mà phải chuyển sang phòng ngự.   .

        Trong những ngày này, tôi cũng từ biệt thiếu tướng Vích-to Gri-gô-ri-ô-vích Giô-lu-dép. Quân Đức chiếm được xưởng Máy Kéo bẳng cách thọc qua sư đoàn của Giô-lu-dép, nhưng chúng đã phải trả giá đắt về người và phương tiện đến nỗi chủng không thể tiếp tục tiến công được nữa. Không phải chỉ có một hoặc thậm chí hai sư đoàn Đức đột phá vào các trung đoàn của sư đoàn 37 đến xưởng Máy Kéo mà phải đến năm sư đoàn, trong đó có hai sư đoàn xe tăng.

        Ngày 24 tháng mười hai, các đơn vị của sư đoàn Cận vệ 39 của Gu-ri-ép tác chiến trên địa bàn nhà máy Tháng Mười Đỏ, bắt đầu tiến công vào các phân xưởng máy, nơi có bọn phát xít cố thủ. Đến cuối ngày, các toán xung kích của chúng ta đã quét sạch bọn phát xít ra khỏi các phân xướng kiềm cỡ, phân loại và công cụ, rồi tiến ra địa giới phía tây của nhà máy. Họ hoàn tất việc bao vây quân địch. Quân địch không chịu rời bỏ nhà máy rút về phía tây, đã chống cự rất quyết liệt trong các nhà đổ nát, mất mái.

        Đêm 25 tháng mười hai, các chiến sĩ Cận vệ, sau một lúc nghỉ ngơi ngắn, lại tiếp tục xung phong. Các cuộc giao chiến giáp lá cà, đánh gần bằng lựu đạn, đã tiếp tục cho đến sáng. Trong đánh gần, bọn phát xít không thể chống được với sụ mưu trí, khéo léo và can đảm của các chiến sĩ xung kích ta và đến sáng thì quân ta làm chủ hoàn toàn nhà máy. Bọn lính Hít-le chỉ còn giữ được ngôi nhà chính của ban quản trị mà chúng đã biến thành một ổ đề kháng mạnh. Nhưng sau vài ngày, chúng bị bao vây và bị đánh tan bởi các toán xung kích của sư đoàn 45 của Xô-cô-lốp. Trung tá Xô-cô-lốp chỉ huy sư đoàn. Sư đoàn phó về chính trị, chính ủy trung đoàn Cla-ma- dơ-đã, chỉ đạo tồt công tác chính trị, công tác đảng của sư đoàn trong chiến đấu. Sau khi đã qua sông Vôn-ga; các trung đoàn và tiểu đoàn của sư đoàn đã tham gia hoạt động ngay, không một phút chậm trễ, vì tình hình không cho phép chậm trễ, vả lại không có thì giờ để chờ tập trung cả sư đoàn và trinh sát nghiên cứu trận địa. Những sự kiện sau đây chứng minh thành tích của sư đoàn, của các chiến sĩ và các sĩ quan chỉ huy. Vát-xi-li Páp-lô-vích Xô-cô-lốp đến Xta-ỉin-grát cuối tháng mười với cấp quân hàm trung tá, và đồng chí rời Xta-lin-grát tháng ba với quân hàm thiếu tướng. Nhiều sĩ quan khác cũng được thăng cấp.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #151 vào lúc: 02 Tháng Chín, 2019, 08:51:36 am »


5

        Sau khi thực hiện được việc liên lạc với sư đoàn Li- út-ni-cốp, chiếm lại được nhà máy Tháng Mười Đỏ, để lại sau lưng sông Vôn-ga đóng băng yên tĩnh, tập đoàn quân có thể hành binh chủ động hơn và chuẩn bị giáng cho địch những đòn mạnh mẽ hơn.

        Thay cho các đơn vị đưa về làm lực lượng dự bị cho Đại bản doanh, một số đơn vị mới trang bị hỏa lực mạnh đã được điều đến chỗ chúng tôi, để xây dựng thành một khu vực được tăng cường có thể chỉ đạo tác chiến trên một hướng của chiến dịch. Khu vực này không thích hợp lắm với những hoạt động tiến công, nhưng rất tốt cho việc phòng ngự. Các đơn vị lúc đầu chiếm giữ các đảo trên sông Vôn-ga : Xpoóc-nưi, Dai-xép-xkL Ga-lốt-nưi, sau đến thay phiên cho các đơn vị của Li-út-ni-cốp và Rô-đim-xép. Các chiến sĩ của khu vực tăng cường có nhiệm vụ chặn không cho địch đến gần sông Vôn-ga nếu chủng định chọc thủng vòng vây chạy qua sông về phía đông.

        Lúc này, Hội đồng quân sự tập đoàn quân đã quyết định chiếm lấy đồi Ma-mai-ép và giữ chắc lấy ngọn đồi này, rồi dùng đại bộ phận lực lượng chiếm lấy điểm cao 107,5, để cắt rờ) những đơn vị địch ở trong thành phố với các đơn vị của chúng cố thủ ở các khu công nhân, và cuối cùng tiêu diệt chúng từng cụm nhỏ một.

        Tập đoàn quân có thể sử dụng sư đoàn của Ba-chi-úc để chiếm đồi Ma-mai-ép và các sư đoàn của Xô-cô-Iốp, Gu-ri-ép, cùng lữ đoàn lính thủy đánh bộ của Chi-gôn để tiến công điểm cao 107,5.

         Sư đoàn Gô-rích-nưi tiến vào thị trấn nhà máy Chiến Lũy để bảo vệ phía bắc cho cuộc hành binh.

        Sư đoàn Rô-đim-xép có nhiệm vụ bảo đảm sườn trái của tập đoàn quân bẵng các hoạt động tích cực trong khu trung tâm thành phố.

        Sư đoàn của Li-út-ni-cốp ỉàm nhiệm vụ thê đội hai, vì sư đoàn cần phải củng cổ, tổ chức lại.

        Chúng tôi biết rằng cụm quân Đức bị vây có không dưới 20 sư đoàn. Đúng ra có 22 sư đoàn, quân số lên tới hơn 300 ngàn binh lính, sĩ quan và tướng tá. Cụm quân mạnh này bị bao vây và nằm trong gọng kìm của 7 tập đoàn quân Liên Xô trong đó có tập đoàn quân 62,

        Trong số 22 sư đoàn bị vây có sáu sư đoàn (79; 94. 100, 295, 305 và 389 bộ binh) đóng đối diện với tập đoàn quân 62. Sáu sư đoàn này lại còn được tăng cường năm tiểu đoàn công binh độc lập (50, 162, 294, 366 và 672, do Hỉt-ỉe điều đến để chiếm Xta-Iỉn-grát hồi tháng mười).

        Tại sao Vôn Pao-luýt bố trí chống lại tập đoàn quân 62 mệt mỏi và kiệt sức qua năm tháng chiến đẩu liên tục, tới khoảng một phần ba lực lượng của hẳn ? Thật khó giải thích, nhưng sự việc là sự việc. Một khi đã nằm trong vòng vây, hắn không quên tập đoàn quân 62 là thế nào nên vẫn giữ những lực lượng lớn như vậy để chống chọi với tập đoàn quân 62. Vì thế nên các cuộc tiến công của chúng tôi vào đồi Ma-mai-ép và qua nhà máy Tháng Mười Đỏ vào điểm cao 107,5, không phải chỉ vấp phải sự kháng cự quyết liệt của quân Đức mà còn cả những cuộc phản kích mạnh mẽ nữa.

        Ngoài ra, rút được kinh nghiệm cay đắng là chiến đấu trong thành phố, không thể tiến công cũng như không thể phòng ngự trên một chính diện liên tục, trong các hầm hào theo các nguyên tắc chiến thuật chiến đấu ở dã ngoại được, đối phương đã nhiều lúc lợi dụng các tòa nhà chắc chắn nhất và các hầm dưới nhà để tạo thành các điểm tựa mà chúng tôi cũng phải vất vả lắm mới chiếm được.

        Để phá hủy điểm tựa của địch trong tòa nhà quản trị của nhà máy Tháng Mười Đỏ, các chiến sĩ trong một toán xung kích của sư đoàn Xô-cô-Iốp phải chọc thủng một bức tường xây rất kiên cố. Để làm được việc đó, họ đã tháo một khẩu pháo bắn thẳng 122 mi-ỉi-mét đưa đến ngôi nhà mà họ chiếm giữ. Sau mẩy phát đạn bắn trực tiếp, một lỗ hổng đã được mở ra trên bức tường kiên cố, và thế là đi đời bọn phát xít cố thủ trong nhà.

        Các đường phố và các quảng trường vẫn vắng vẻ như trước. Cả đối phương lẫn chúng tôi đều không thể hoạt động được ở chỗ trống trải. Ai vô ý ló đầu ra hoặc chạy qua đường đều ăn ngay đạn của một xạ thủ ưu tú hoặc bị quật nga bởi một tràng tiểu liên.

        Trong khi tập đoàn quân 62 bị dồn ép đến tận sông Vôn-ga đang cải thiện tinh hình và lập lại liên lạc với sư đoàn Li-út-ni-cốp bị cắt rời khỏi tập đoàn quân, thì các cuộc giao tranh ác liệt đã xảy ra ở phía ngoài Xta-lin- grát với các đơn vị địch đang cố gắng mở đường từ phía nam và phía tây-nam tới liên lạc với các đon vị Đức bị vây ở phía tây Xta-lin-grát. Một mặt trận bao vây ngoài, trên các hướng địch có thể tiến công giải vây cho tập đoàn quân 6 và tập đoàn quân xe tăng 4, đã hình thành bởi các đơn vị của phương diện quân Tây - Nam kéo dài trên 165 ki-lô-mét, và các đơn vị của phương diện quân Xta-ỉin-grát trên 1 ki-lô-mét. Khoảng cách giữa vòng vây ngoài và vòng vây trong xê xích trong khoảng từ 100 ki-lô-mét ở phương diện quân Tây-Nam và từ 20 đến 80 ki-lô-mét ở phương diện quân Xta- lin-grát.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #152 vào lúc: 02 Tháng Chín, 2019, 08:51:55 am »


        Căn phải thanh toán cụm quân bị bao vây càng sớm càng hay. Muốn vậy, phải có thời gian tập trung lực lượng bổ sung, trong khi vẫn giữ chặt vòng vây ngoài. Tổng tham mưu trưởng Vát-xi-lép-xki trong bản báo cáo gửi ngày 23 tháng mười một lên Tổng tư lệnh tối cao đã đánh giá đúng tình hình : “Trong một thời gian ngắn nhất, bọn Hít-le sẽ dùng tất cả những biện pháp cần thiết để chi viện tối đa và cứu nguy ch0 các đơn vị của chúng bị vây trong thành phố Xta-ỉin-grát»... «Các đơn vị của ba phương diện quân bố trí ở vòng vây trong, từ sáng ngày 24 tháng mười một, sẽ tiếp tục các cuộc hành binh kiên quyết để thanh toán quân địch bị vây mà không cần có sự điều động đáng kể nào, cũng không có sự chuẩn bị thêm nào ».

        Từ ngày 24 đến ngày 30 tháng mười một, các đơn vị của các phương diện quân tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ của mình, nhưng không chia cắt được các đơn vị địch bị bao vậy và tiêu diệt chúng.

        Sự bất đồng ý kiến trong các giới lãnh đạo cao cấp của quân đội quốc xã là phải rút các lực lượng bị bao vây của Vôn Pao-luýt về phía Tây - Nam hay cứ để chúng tại chỗ, đã được Hít-le giải quyết: «tập đoàn quân 6 cứ ở lại tại chỗ hiện nay; Đó là đội quân của một thành phố, mà bồn phận quân giữ thành phố là phải chống cuộc vây hãm!

        Để giải vây cho các đơn vị của Vôn Pao-luýt bị hãm trước Xta-lin-grát, một cụm tập đoàn quân lấy tên là cụm tập đoàn qùân “Sông Đông» đã được thành lập giữa cụm quân «A» và cụm quân «B », gồm có cụm quân hỗn hợp Đức — Ru-ma-ni «Hon-lít», các tàn quân của tập đoàn quân Ru-ma-ni 3 và các binh đoàn Đức, các đội quân hỗn hợp khác mà nòng cốt là cụm quân của Hốt, thành phần chủ yếu là các binh đoàn của tập đoàn quân xe tăng 4 đã thoát khỏi vòng vây và các tàn quân của tập đoàn quân Ru-ma-ni 4. Trong cụm quân « Sông Đông » còn sát nhập cả tập đoàn quân 6 của Vôn Pao-ỉuýt và được không đoàn 4 có chừng 500 máy bay yểm trợ. Đứng đầu cụm tập đoàn quân “Sông Đông» là thống chế Man- xtanh, chịu trách nhiệm điều khiển các cuộc hành binh để giải vây cho các đơn vị của Vôn Pao-Iuýt.

        Trong những ngày đầu tháng mười hai, cụm tập đoàn quân «Sông Đông » (không tính các đơn vị bị vây của Vôn Paơ-luýt) có tới 30 sư đoàn trong đó có sáu sư đoàn xe tăng và một sư đoàn cơ giới. Cụm quân của Hốt là cụm mạnh nhất trong cuộc hành binh chống lại phương diện quân Xta-ỉin-grát ở phía nam, giữa sông Vôn-ga và sông Đông. Đạị bộ phận cụm tập đoàn quân này tập trung ở khu vực Cô-ten-ni-cô-vô.

        Gơ-rinh đã đảm bảo với Hít-le rằng không quân sẽ tiếp tế cho tập đoàn quân của Vôn Pao-luýt tất cả những gì cần đến.

        Để giải vây cho cụm quân bị bao vây, tư lệnh cụm tập đoàn quân « Sông Đông » quyết định giao nhiệm vụ tiến công ở hướng chủ yếu cho cụm xung kích của Hốt, trong đó có các đơn vị của tập đoàn quân xe tăng 4, cùng với các sư đoàn gọi từ Bắc Cáp-ca-dơ, Vô-rô-ne-giơ, Ô-ri- ôn về, cộng với số quân tăng viện từ Đức sang, trong đó có các xe tăng «Cọp» vỏ thép dày tới 100 nii-li-mét và vũ trang bằng pháo 88 mi-li-mét. Bắt đầu cuộc phản công, cụm quân của Hốt có 4 sư đoàn xe tăng, 1 sư đoàn bộ binh, 3 sư đoàn không quân dã chiến và các đội quân dự bị của bộ chỉ huy tối cao. Cụm quân của Hốt có nhiệm vụ tiến công vào phía đông sông Đông dọc theo đường xe lửa Cô-ten-ni-cô-vô — Xta-lin-grát để mở đường liên lạc với tập đoàn quân 6. Ngày bắt đầu tiến công ấn định là ngày 12 tháng mười hai.

        Trong thời gian này, để phát huy chiến quả đã đạt được, Bộ Tổng tư lệnh tối cao Liên Xô giao cho các phương diện quân nhiệm vụ mở rộng vòng vây ngoài từ 150 đến 200 ki-lô-mét về phía tây. Các đơn vị của phương diện quân Tây-Nam và canh trái của phương diện quân Vô-rô-ne-giơ phải chuẩn bị thực hiện các cuộc tiến công hợp vây trên hướng Rốt-xtốp và Li-khai-a. Trong cuộc hành binh này, dự định phải đánh tan tập đoàn quân 8 của Ý cũng như các đơn vị quân Đức đã rút về sông Tria-rơ và sông Đông. Kế hoạch hành binh này lấy mật danh là «Thổ tinh ». Cuộc hành binh dự kiến mở vào giữa tháng mười hai.

        Các phương diện quân Đông và Xta-lin-grát, về phần mình, nhận được chỉ thị phải chia cắt cụm quân địch bị vây trong khu vực Xta-lin-grát và tiêu diệt chúng. Nhung việc này không thể làm ào đi được. Các đơn vị cửa chúng ta bị yếu sức vì các cuộc giao tranh trước, và chúng ta cũng chưa xác định được ngay số lực lượng lớn địch bị vây trong cái túi Xta-lin-grát. Vôn Pao-luýt chui xuống đất nấp và đã củng cố các vị trí phòng thủ của hắn. Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh liền chuyển cấp tốc cho phương diện quân Xta-lin-grát tập đoàn quân Cận vệ 2 dưới quyền chỉ huy của tướng Ma-li-nốp-xki rút trong lực lượng dự bị của Bộ Tổng tư lệnh tối cao.

        Tuy nhiên, tình hình đã xảy ra khác đi và phải hoãn lại việc chia cắt cụm quân của Vôn Pao-luýt.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #153 vào lúc: 02 Tháng Chín, 2019, 08:52:21 am »


        Cụm tập đoàn quân «Sông Đông» của địch chuẩn bị đánh vào Xta-lin-grát theo hai hướng: hướng Cô-ten-ni- cô-vô và hướng Toóc-mốt-xin.

        Cũng phải thừa nhận tính tích cực chiến đấu của đối phương. Từ ngày 12 tháng mười hai, địch đã đánh một đòn mạnh từ khu vực Cô-ten-ni-cô-vô. Lợi dụng ưu thế hơn các lực lượng đã suy yếu của tập đoàn quân 51, cụm xung kích địch bắt đầu tiến về hướng Xta-Iin-grát. Quân Đức như mọi khi vẫn dùng xe tăng và không quân, nhưng chúng không chọc thủng được mặt trận. Các sư đoàn của tập đoàn quân 51 phải lùi, nhưng đã chống kịch liệt và gây cho địch thiệt hại lớn lao.

        Ở Xta-lin-grát, chúng tôi cảm thấy bọn quân Hít-le bị vây hãm đã lấy lại được tinh thần. Bọn tù binh kể lại là bộ tư lệnh tập đoàn quân 6 chờ đợi từng giờ một thời CO' phản công và liên lạc được với quân đến giải vây. Sau khi đã trả giá bằng những tổn thất lớn, rải trên chiến địa đầy xác lính chết và phương tiện bị phá hủy, bọn quân Hít- le tiến công từ khu vực Cô-ten-ni-cô-vô, sau bốn ngày đã vượt quá nửa đường đi tới Xta-ỉin-gvát, qua đuợc sông Ắc-xai và tiến đến sông nhánh Mích-cô-va. Chúng tôi chờ đợi một cuộc tiến cống mới từ phía Toóc-mốt-xin có thể xây ra từng giờ một. Bộ Tổng tư lệnh đã kịp thời có những biện pháp cần thiết. Bộ cho chuyển hướng tiến công của các lực lượng phương diện quân Tậy-Nam và cánh trái của phương diện quân Vô-rô-ne-giơ, khiến cho cuộc tiến công không tiến thẳng về phía nam tới Rôt-xtốp, mà về phía đông - nam, bao vây các cụm quân địch ở Mô-rô- đốp-xcai-a và ở Toóc-mốt-xin. Cuộc tiến công của chúng ta xảy ra trước cuộc tiến công của quân Đức ở Toóc-mốt- xin và diễn ra ngày 16 tháng mười hai trên hai phương diện quân Tây-Nam và Vô-rô-ne-giơ, đã đi vào lịch sử nghệ thuật quân sự với cái mật danh cuộc hành quân « Sao Thổ nhỏ ».

        Đè bẹp sự kháng cự của địch trên sông Tria-rơ và sông Đông, các đơn vị của phương diện quân Tây-Nam và phương diện quân Vô-rô-ne-giơ xung trận mãnh liệt đã đánh tan tập đoàn quân 8 của Ý và cụm quân « Hôn-lít» bảo vệ sườn trái của cụm tập đoàn « Sông Đông». Sáng ngày thứ chín, các đơn vị tới được Tát-xin-xki và Mô-rô- đốp-xcai-a, vây bọc được sườn trái của địch ở phía tây và tỉến vào sau lưng cụm tập đoàn quân « Sông Đông». Để cứu vãn tình hỉnh và tránh một cuộc thất trận hoàn toàn, Man-xtanh tung cụm quân ở Toóc-mốt-xin từ sườn trái vào trận và rút ở tuyến phòng thủ sông Mích-cô-va sư đoàn xe tăng 6 của cụm Cô-ten-ni-cô-vô, như vậy làm giảm sức ép vào chính diện của tập đoàn quân 51.

        Ngày 24 tháng mười hai, hắn ổn định được tình hình trong khu vực Mô-rô-đốp-xcai-a một thời gian ngân. Nhưng lúc đó, cuộc tiến công vào sông Mích-cô-va lại giáng vào hắn.

        Bộ tổng tư lệnh Liên Xô hoãn việc tiêu diệt các lực lượng địch bị vây ở khu vực Xta-lin-grát, đã chuyên cấp tốc tập đoản quân Cận vệ 2 lên tuyến sông Mích-cô-va, để đẩy lui mọi cố gắng của cụm tập đoàn quân của Hốt định phá vây. Tập đoàn quân Cận vệ 2 bước ngay vào hoạt động. Cùng với các sư đoàn của tập đoàn quân 51, tập đoàn quân Cận vệ 2 đã chặn đứng cuộc tiến công của quân Đức ở sông Mích-cô-va, tạo cho Bộ Tổng tư lệnh Liên XÔ khả năng tung các lực lượng mới vào khu vực này của mặt trận. Ngày 24 tháng mười hai, đúng vào lúc Man-xtanh chặn được cuộc tiến công của Hồng quân ở sông Mô-rô-dốp-xcai-a, thì các lực lượng của quân đoàn xung kích 5 của tập đoàn quân cơ giới Cận vệ 2, của quân đoàn xe tăng 7 và của quân đoàn cơ giới 6 đã mở cuộc .tiến công vào Cô-ten-ni-cô-vô. Ngày 29 tháng muời hai cụm quân địch ở Cô-ten-ni-cô-vô không còn nữa. Đường đi Rốt-xtốp đã mở rộng. Man-xtanh phải vừa đánh vừa lùi để tránh bị hợp vây mới. Các cố gắng của bộ chỉ huy Đức để giải vây cho quân của họ khỏi vòng vây ở Xta- lin-grát không đi đến kết quả. Phòng tuyến ngoài của mặt trận, sau các trận giao tranh tháng mười hai đã được đẩy lùi tới sát Xta-lin-grát 200 — 250 ki-lô-mét. Cụm tập đoàn quân hành binh ở Cáp-ca-dơ có nguy cơ phải chịu thảm họa. Hồng quân tiến về phía Rôt-xtôp có thể cắt đứt đường rút lui của quân Đức ở Cáp-ca-dơ. Cuộc rút lui đã bắt đầu, vội vã theo lệnh của Hít-le. Thời cơ thanh toán đạo quân bị bao vây của Vôn Pao-iuýt đã đến.

        Thời gian đâu, quân lính Hít-le bị bao vây chống cự rất ngoan cố. Có lẽ các sĩ quan và tướng lĩnh Đức đã giấu kỹ là gọng kìm của Hồng quân Liên Xô đã khép lại ở Ca-lát-chơ. Nhưng đến khi các binh lính biết được tình hình, thì chúng lại trấn an họ là cụm quân mạnh của các lực lượng xe tăng của Hốt và của Man-xtanh đang tiến đến cứu viện cho họ. Như vậy là họ vẫn nuôi hy vọng đến tận cuối tháng mười hai và chống cự một cách tuyệt vọng.

        Chỉ tới sau khi cụm quân của Man-xtanh bị thất bại và khi Hồng quân đánh đuổi quân xâm lược về Khác-cốp, Lu-gan-xcơ và Rốt-xtốp trên sông Đông thì tinh thần của đám quân bị bao vây mới bắt đầu suy sụp một cách trông thấy. Không những binh lính, sĩ quan mà cả đến tướng lĩnh cũng không còn tin tưởng vào việc chọc thủng vòng vây và phá vây nữa.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #154 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2019, 06:31:22 am »


        Các cơ quan chính trị của chúng tôi trong các buổi phát thanh dành cho binh sĩ Đức, nói lại cho họ biết điều gì chờ đợi họ trong thời gian rất gần đây. Binh sĩ Đức biết được là việc tiếp tế lương thực cho đạo quân bị bao vây có đến 300 ngàn người chỉ còn có thể thực hiện được bằng đường không. Nhưng để bảo vệ cho các máy bay chuyên chở lương thực, đạn dược và nhiên liệu, cũng như bảo đảm đi tản thương binh, cần phải có rất nhiều máy bay tiêm kích, nhưng hiện nay máy bay tiêm kích lại rất cần cho Hít-le trên các khu vực khác của mặt trận. « Vì thế cho nên, các binh sĩ và sĩ quan Đức, khẩu phần hàng ngày của các bạn sẽ giảm xuống chỉ còn 100 gam bánh mì và 10 gam xúc xích thôi».   

        Những người cộng sản Đức và ủy ban «Nước Đức tự do» giúp đỡ chúng tôi. Đồng chí Oan-te Un-brích đích thân nói ở Xta-!in-grát cho binh sĩ và sĩ quan bị bao vây biết sự thật trên mặt trận và ở nước Đức.

        Trong những ngày đâu tháng giêng, tư lệnh phương diện quân sông Đông, Công-xtăng-tanh Rô-cốt-xốp-xki, ủy viên Hội đồng quân sự phương diện quân, thiếu tướng Tê-lê-ghin, và chủ nhiệm pháo binh, thiếu tướng Ca-đã- rốp, đã đến sở chỉ huy của chúng tôi. Các đồng chí đi xe trên băng qua sông Vôn-ga. Xuống xe ở gần hầm của cơ quan tham mưu tập đoàn quân, Rô-côt-xốp-xki hỏi chuyện rất lâu, xem chúng tôi ở đâu và sống thể nào trong thời kỳ chiến đấu và khói lửa, khi quân Đức tiến công và giội vào thảnh phố hàng ngàn trái bom đạn.

        Vào trong hầm, ngồi trên chiếc ghế đặt trước một cái bàn cũng bằng đất, tư lệnh phương diện quân trình bày vắn tắt cho chúng tôi biết kế hoạch tiêu diệt đạo quân địch bị vây và giao nhiệm vụ cho tập đoàn quân. Để thực hiện việc chia cẳt đạo quân này, hướng tiến công chủ yếu vào phía tây do các tập đoàn quân của tướng Ba-tốp và Chit-ti-a-cốp đảm nhiệm. Dồng thời các tập đoàn quân của các tướng Gia-đốp và Ga-la-nin sẽ tiến công từ phía bắc, và các tập đoàn quân của các tướng Xu-mi-lốp và Tôn-bu-khin cũng tiến công từ phía nam. Tập đoàn quân 62 nhận được nhiệm vụ tiến hành những hoạt động tích cực ở phía đông để thu hút đại bộ phận lực lượng địch và không cho chúng đến được sông Vôn- ga, nếu chúng muốn phá vây chạy qua sông V/ôn-ga đang đóng băng.   

        Nhiệm vụ thật rõ ràng. Tôi hứa chắc với tư lệnh phương diện quân là tập đoàn quân sẽ hoàn thành nhiệm vụ, và cho đến lúc bắt đầu cuộc phản công sẽ không có một sư đoàn nào của Vôn Pao-luýt rút thoát khỏi thành phố. Rồi các sĩ quan bộ tham mưu phương diện quân hỏi đi hỏi lại nhiều lần: «Liệu tập đoàn quân 62 có chịu nổi sức mạnh của đối phương, khi bị các tập đoàn quân của ta tiến công từ phía tây, chúng sẽ dồn hết lực lượng lao vào phía đông không ? ». Ni-cô-laỉ Crư-lốp trả lời:

        — Nếu trong mùa hè và mùa thu, Vôn Pao-Iuýt, với tất cả lực lượng của hắn, không hất nổi chúng tôi xuống sông Vôn-ga, thì bọn quân Hít-le vừa đói, vừa gần chết cóng này sẽ không thể tiến nổi nửa bước sang phía đông.

        Tướng Ma-li-nin, tham mưu trường phương diện quân cũng đặt với tôi câu hỏi như vậy. Tôi trả lời rằng quân Đức năm 1943 không phải là quân Đức mùa hè 1942, rằng tập đoàn quân của Vôn Paơ-luýt không còn là một tập đoàn quân nữa, mà là một trại tù binh có vũ trang.

        Cho đến lúc bắt đầu cuộc tiến công của tất cả các lực lượng của mặt trận, tức là cho đến ngày 10 tháng giêng, các đơn vị của tập đoàn quân 62, thực hiện nhiệm vụ của tư lệnh phương diện quân giao cho, đã tiến công quân địch bằng các cụm quân xung kích. Các trận địa của chủng tôi được cải thiện từng ngày, mỗi ngày lại có hàng chục điểm tựa và công sự dã chiến của địch bị phá hủy và rơi vào tay chúng tôi. Do đó, sáu sư đoàn trong số 22 sư đoàn địch và 5 tiểu đoàn công binh bị tập đoàn quân 62 cầm chân tại chỗ.

        Các đội xung kích của sư đoàn Ba-chi-úc đã tỏ ra rất hoạt động trong các ngày này. Trong các trận chiến đấu trên đồi Ma-mai-ép, họ đã kìm chân nhiều trung đoàn địch và chiếm được các đồn quan sát tiền tiêu của địch, làm cho các tướng Đức mất khả năng theo dõi việc tập trung bộ đội ta trong, thành phố.

        Từ trung tuần tháng chín đến 19 tháng giêng, một trận giao tranh sống mái diễn ra chung quanh các tháp nước. Đỉnh đồi Ma-mai-ép thay đổi chủ bao nhiêu lần, không ai nói lên được chính xác. Để chiếm đồi Ma-mai-ép, có các chiến sĩ của sư đoàn Rô-đim-xép, sư đoàn Gô-rích-nưi, sư đoàn 112 của Éc-môn-kin và thêm nữa, của cả sư đoàn Cận vệ vinh quang của Ba-chi-úc bốn lần được tuyên dương. Tới tả ngạn ngày 21 tháng chín, sư đoàn đã bước vào hoạt động ngay trong ngày 22 tháng chín trên tuyến phòng thủ khe Đôn-ghi. Sau đó, có thể nói sư đoàn đã cắm rễ ở đồi Ma-mai-ép, ở những chỗ mấp mô của khe và chiến đấu đến cùng, đến lúc liên lạc được với các sư đoàn của tướng Chít-ti-a-cốp ngày 26 tháng giêng 1943.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #155 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2019, 06:31:53 am »


        Tôi xin nói mấy lời về người chỉ huy sư đoàn, Mi-cô- lai Ba-chi-úc. Đến thành phố với cấp bậc trung tá, đồng chí rời thành phố ra đi, sau khi Vôn Pao-luýt thất trận, với cấp bậc thiếu tướng. Đồng chí có những đức tính đáng quý: sự kiên quyết của người chỉ huy, lòng dũng cảm và tính thẳng thắn. Động chí biết tỏ ra nghiêm khắc và công bằng, biết làm cho các chiến sĩ kính nể, nhưng cũng biết làm cho họ mến phục. Binh sĩ luôn luôn thấy mặt đồng chí. Đồng chí đi lại rất khó khăn vì chân bị thấp khớp. Nhưng không chịu ngồi yên trong hầm, đồng chí ra tuyến một, tới các đài quan sát, tay chống gậy hoặc được cõng trên lưng người cần vụ, nhưng chỉ vào ban đêm thôi để mọi người khỏi thấy là đồng chí yếu đau Ba-clii-úc cố hết sức giấu kín bệnh của mình. Và tôi chỉ biết là đồng chí có bệnh khớp vảo tháng giêng, khi không thể  đi lại được nữa nếu không có ngưởi dìu. Đồng chí không ngần ngại nói thẳng với bất cứ cấp chỉ huy và người dưới quyền nào về sự thật, dù sự thật cay đắng đến thế nào. Xem các báo cáo của đồng chí, không bao giờ phải hỏi thêm chi tiết bổ sung, hoặc phải kiểm tra lại, vì báo cáo bao giờ cũng trung thực.

        Trước khi về với tập đoàn quân 62, sư đoàn của Ba- chi-úc đã nổi tiếng ở Cát-xtoóc-nai-a, khi đánh lui cuộc tiến công lớn của xe tăng Đức. Sư đoàn đã dào tạo ra những chiến sĩ nổi tiếng không những đối với những người chiến đấu ở Xta-lin-grát mà đối với cả nước nữa.

        Đội ngũ sĩ quán và cán bộ chính trị của sư đoàn đã trải qua con đường Cát-xtoóc-nai-a — Xta-lin-grát.

        Tướng Ba-chi-úc không tới Béc-Iin cùng với chúng tôi được. Đồng chí hy sinh gần Xla-vi-an-xcơ, trên đất U-cra-i-na. Ghúng tôi đặt đồng chí yên nghỉ ở chân đài kỷ niệm Ảc-ten ở vành đai bắc Đô-nét, sau lại chuyển thi hài đồng chí về Xta-lin-grát, an táng trên đồi Ma- mai-ép, vì đồng chí là lính hồn của cuộc chiến đấu giữ đồi Ma-mai-ép, giữ thành phố trên sông Vốn-ga.

        Ngày 10 tháng giêng 1943, tất cả các tập đoàn quân của phương diện quân sông Đông đồng loại tiến công để chia cắt cụm quân Hít-le bị bao vây. Tập đoàn quân 62 cũng bước vào hoạt động, chuyển dịch từ đồng sang tây để gặp các tập đoàn quân đang tiến công. Những cuộc giao chiến đặc biệt dữ dội đã diễn ra ở khu vực đồi Ma- mai-ép. Điều này chứng tỏ quân địch đã đánh giá đúng đắn tầm quan trọng chiến thuật của điểm cao này. Cuộc tiến công của sư đoàn Ba-chi-úc qua đồi Ma-mai-ép cho đến tận ngày 25 tháng giêng, luôn luôn vấp phải các cuộc phản kích của địch! Chúng vơ vét, tập họp những lực lượng cuối cùng của chúng để cố giữ các vị trí.

        Trong các khu vực của các sư đoàn khác, quân địch không chịu lui, nhưng không phản kích lại như ở đồi Ma-mai-ép. Nấp trong các công sự vững chắc, chúng ngoan cố chống cự, nhiều khi tới viên đạn cuối cùng.

        Ngày 23 tháng giêng, chỉ huy sư đoàn Xô-cô-lốp báo cáo với tôi một tình huống đặc biệt: Các đơn vị của đồng chí tiến đến vành đai tây của thị trấn nhà máy Tháng Mười Đỏ, đã bao vây một điểm tựa mạnh của quân Đức. Để tránh đổ máu vô ích, bộ đội ta đề nghị quân Đức chốt ở đây đầu hàng. Quân Đức sau những trao đồi dằng dai, yêu cầu bộ đội ta cho chúng bánh ăn. Bộ đội ta thương hại chúng bị đói, cho chúng mấy ổ bánh. Nhận được bánh và ăn ngấu ăn nghiến, bọn lính Hít-le lại tiếp tục bắn.

        Sau những cuộc «thương lượng ngoại giao» như vậy, quân ta lập tức liên lạc với pháo binh. Mấy khẩu pháo được kéo đến và bắt đầu bắn trực tiếp vào điểm tựa đó. Khi chiếm được điểm tựa, chúng ta thấy đội quân cố thủ gồm toàn bọn kẻ cướp đủ các cỡ. Bọn chúng đeo trên ngực nhiều huân chương cua Hit-Ie.

        Ngày 25 tháng giêng, tập đoàn quân 62 tiến ra địa giới phía tây của các thị trấn, và chúng tôi cảm thấy các đơn vị ta từ phía tây đang tiến đến gần.

        Các sư đoàn của Gô-rích-nưi, Xô-cô-lốp, Li-út-ni-cốp Gu-ri-ép và Rờ-đim-xép tiến đến hợp điểm ở phía bắc để tiêu diệt cụm quân «bắc» của quân Đức trong các khu vực nhà máy và các khu công nhân. Sư đoàn của Ba-chi- úc tiến công xuống phía nam để tiêu diệt cụm quân «nam». Ngày 26 tháng giêng, tập đoàn quân 62 đã thực hiện được việc liên lạc mong đợi từ lâu với các tập đoàn quân của Ba-tốp và Chít-ti-a-cốp tiến công từ phía tây.

        Cuộc gặp gỡ đã diễn ra như sau :

        Rạng sáng, một đài quan sát thông báo: Bọn lính Hít- le tháo chạy tán loạn. Chúng ta nghe thấy tiếng gầm rít của động cơ và những người mặc binh phục của Hồng quán xuất hiện... Rồi lại trông thấy các xetăng hạng nặng trên sườn bọc thép ghi « Nông trang Chê-li-a-bin-xcơ », « Xưởng đúc U-ran».

        Các chiến sĩ Cận vệ của các sư đoàn Rô-đim-xẻp, Gu- ri-ép, Ba-chi-úc và của các sư đoàn khác nữa chạy lên phía trước vởi lá cờ đỏ trong tay. Cuộc gặp gỡ sung sướng và cảm động này xảy ra lúc 9 giờ 20 phút sáng, trong khu vực thị trấn nhà máy Tháng Mười Đở. Đại úy Gút-chin trao cho các đại diện bộ đội của tập đoàn quân Ba-tốp lá cờ đó trên ghi dòng chữ «Kỷ niệm cuộc gặp gỡ ngày 26 tháng giêng 1943».
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #156 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2019, 06:32:15 am »


        Những giọt nước mắt sung sướng chảy trên các khuổn mặt gầy sạm của các chiến sĩ đã trải qua biết bao nhiêu thử thách.

        Đại úy Cận vệ Ut-xen-cô báo cáo với thiếu tướng Rô- đim-xép việc anh tiếp nhận lá cờ từ tay các chiến sĩ Cận vệ vinh quang.

        — Hãy báo cáo lại với chì huy của đồng chí — tướng -Rô-đim-xép nói — rằng hôm nay đối với chúng tôi là ngày sung sướng nhất: Sau năm tháng chiến đấu ác liệt, chúng ta đã liên lạc được với nhau.

        Các xe tăng hạng nặng, những pháo đài thép đi qua. Các chiến sĩ xe tăng nhô đầu ra khỏi nắp xe giơ tay vẫy chào. Các xe tăng hùng mạnh tiếp tục tiến về phía các nhà máy.

        Đại diện các đơn vị khác của tập đoàn quân 62 cũng chẳng bao lâu gặp các đơn vị của tập đoàn quân Ba- tốp, Chít-ti-a-cốp và Xu-mi-lốp Những con người dũng cảm còn sống sau biết bao nhiêu trận giao tranh, trải qua cái lò tôi luyện thử thách, đã khóc lên sung sướng, không cần giấu nước mắt.

        Quân địch còn tiếp tục chổng cự, nhưng càng ngày binh lính và sĩ quan của chúng càng đầu hàng nhiều hơn. Có những trường hợp vài chiến sĩ Hồng quân đã bắt sống được hàng trăm tù binh phát xít.

        Ngày 31 tháng giêng, các chiến sĩ của tập đoàn quân 64 đã bắt thống chế Pao-Iuýt, tư lệnh tập đoàn quân 6 và toàn bộ ban tham mưu của hắn làm tù binh. Ngày hôm đó cụm « Nam » của quan Đức ngừng kháng cự.

        Các trận chiến đấu ở khu trung tâm thành phố đã kết thúc. Buổi chiều hôm đó, các chiến sĩ tập đoàn quân 62 bắt được ban tham mưu sư đoàn bộ binh 295 vả một số sĩ quan tham mưu cao cấp ở cùng chỗ. Những tên tướng Đức này bị bắt làm tù binh bởi ba chiến sĩ của tập đoàn quân 62, đứng đầu là bí thư chi đoàn thanh niên Côm-xô-môn của một trung đoàn thông tin, Mi-kha-in Poóc-te mới 18 tuổi, trước khi điều đến bờ sông Vôn-ga đã chiến đấu ở Ô-đét-xa, Xê-vát-xtô-pôn và Kéc-chi.

        Chiều ngày 31 tháng giêng, Gu-rốp, Crư-lốp và tôi hỏi cung các tên tướng Đức trong hầm của tôi. Thấy tinh thần họ căng thẳng, lo lắng không biết số phận ra sao và bị đói, tôi ra lệnh chuẩn bị trà, bánh và cho họ ăn nhẹ. Họ đều mặc quần áo chinh quy và đeo huân chương. Tên thiếu tướng Ốt-tô Coóc-phe tay cầm cốc nước trà và một miếng bánh mì kẹp thịt, hỏi : «Thế này là thế nào ? Tuyên truyền à ? ». Tôi trả lời:

        — Nếu ông thiếu tướng thấy nước trà và bữa ăn nhẹ này là tuyên truyền thì chúng tôi sẽ không đặc biệt nài ép ông phải dùng thứ thức ăn tuyên truyền này.

        Câu đối đáp này làm cho nhũng tên tù binh cảm thấy phân chấn lên một chút. Và cuộc hỏi cung kéo dài đến một tiếng. Tên thiếu tướng Coóc-phe nói nhiều hơn cả. Các tên tướng Phép-phe và Xây-lít giữ im lặng, tuyên bổ rằng chúng không thạo về các vấn đề chính trị. Goóc- phe cho là nước Đức thời bây giờ có nhiều điểm giống nước Đức thời Phê-đê-rích Đại đế và thời thủ tướng Bít-mác. Nghĩ rằng Hít-le không thua kém gì Bit-mác về trí thông minh và sự nghiệp, Coóc-phe chắc muốn nói tuy Phê-đê-rích và Bít-mác cũng bị thất bại nhưng họ cũng vẫn là những vĩ nhân, và trận thất bại của Hít-le trên sông Vôn-ga không có nghĩa là chủ nghĩa Hít-le bị phá sản. Nước Đức dưới sự lãnh đạo của Hít-le sẽ vượt qua được thất bại và cuối cùng sẽ chiến tháng. Gác tướng Phép-phe và Xây-lít giữ im lặng, thỉnh thoảng mới chêm một tiếng «phải» và «không» qua những giọt nước mắt.

        Cuối cùng, tên trung tướng Xây-lít hỏi:   

        — Sau đây số phận chúng tôi ra sao ?

        Tôi báo cho hắn biết các điều kiện giam giữ các tù binh và nói thêm là nếu họ muốn, họ có thể giữ nguyên quân hàm và huân chương trừ vũ khí.

        — Vũ khí nào ? — Phép-phe hỏi, như tuồng hắn không hiểu, vừa nhìn Xây-lít.

        — Các viên tướng bị bắt làm tù binh, — tôi nhắc lại, không được giữ bất cứ thứ vũ khí nào trên người.

        Xây-lít liền rút trong túi ra một cọn dao đưa cho tôi. Tôi trả lại hắn và nói chủng tôi. không coi loại này như là một vũ khí.

        Tên Phép-phe hỏi: «ông và ban tham mưu của ông, của tập đoàn quân 62, ở đâu trong khi các trận giao tranh diễn ra trong thành phố cho đến ngày 19 tháng mười ? ». Tôi trả lời là sở chỉ huy và cơ quan tham mưu ở ngay nơi hiện nay chúng ta đang đứng nói chuyện. Tên tướng Phép-phe bèn phát biểu: «Rất tiếc là chúng tôi đã không tin vào quân báo của chúng tôi. Lẽ ra chúng tôi có thể xóa sổ các ông trên trái đất này, ông và cả cơ quan tham mưu của ông nữa».

        Sau khi hỏi cung các tên tướng Đức bị bắt làm tù binh, chúng tôi cho giải họ lên bộ tham mưu phương diện quân và chúc họ hãy nghiên cứu để hiểu rõ thực thể Xô- viết càng sớm càng hay, để thoát khỏi những sự lầm lạc và thoát khỏi ảnh hướng của sự điên rồ Hít-le.

        Nói trước một chút, tôi sẽ nói lả tôi đã gặp lại tướng Ốt-to Coóc-phe năin 1949 ở Béc-lin. Lúc đó ông ta là ủy viên của hội hữu nghị Đức — Xô. Chúng tôi gặp nhau như những người bạn cũ. Lúc đó, tôi là chủ tịch ủy ban kiểm soát của Liên Xô và tôi giúp những người bạn Đức khôi phục lại nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá. Cựu thiếu tướng Ot-to Coóc-phe đã làm nhiều việc để củng cố tình hữu nghị giữa nhân dân Đức và nhân dân Liên Xô. Ốt- to Coóc-phe cũng không phải là người duy nhất. Nhiều vị tướng, sĩ quan và binh sĩ Đức, hiểu rõ sự thật, đã tham gia đầu tranh cho hòa bình, hữu nghị.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #157 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2019, 06:33:00 am »


6

        Sau khi cụm quân «Nam» của quân phát xít đã bị tiêu diệt, cụm quân «Bắc» vẫn tiếp tục kháng cự, tuy đã rõ ràng là việc thất trận hoàn toàn chỉ còn là vấn đề mấy tiếng đồng hồ nữa thôi.

        Sáng ngày 2 tháng hai 1943, tôi cùng Gu-rốp tới đài quan sát đặt trong đống hoang tàn của nhà quản trị của nhà máy Tháng Mười Đỏ. Cách chúng tôi không xa là dài quan sát của các chỉ huy sư đoàn Li-út-ni-cốp, Xô-cô- lốp và Gô-rích-nưi. Đòn cuối cùng của tập đoàn quân 62 đánh vào các nhà máy Máy Kéo, Chiến Lũy và các khu công nhân. Tham gia vào cuộc tiến công có các sư đoàn của Gô-rích-nưi, Xô-cô-lốp, Li-út-ni-cốp, Gu-ri-ép, Rô- đim-xép và lữ đoàn của Chi-gôn. Các đơn vị của tập đoàn quân bạn tiến công đồng thời cả từ phía tây và tây- bắc vào cụm «Bắc » của địch. Cuộc tiến công bắt đầu lúc 12 giờ. Đợt pháo bắn chuẩn bị ngắn thôi. Hỏa lực ta bắn trực tiếp vào các mục tiêu trông thấy được. Chúng tôi trông thấy rõ bọn phát xít chạy rối loạn giữa các đống gạch đổ. Sau đó, các đơn vị bộ binh và xe tăng ta tiến công ngay. Bọn lính Đức còn sống sót không chống cự nổi đợt xung phong cuối. Chúng giơ tay lên trời, giơ súng có miếng vải trắng cắm ở đầu lưỡi lê. Hàng trăm, hàng ngàn tên tù binh được giắt đi qua trước chúng tôi. Chúng đi về phía sông Vôn-ga và qua sông Vôn-ga, về phía còn sống mà chúng đã mất sáu tháng để mở đường tới. Trong bọn họ có người Ý, người Hung, người Ru- ma-ni. Tất cả binh sĩ và hạ sĩ quan đều kiệt sức, quân áo dầy chấy rận. Họ an mặc rách rưới trông đến phát sợ. Một số binh lính đi chân không dưới trời rét tới âm 30 độ. Bọn sĩ quan trông còn khá hơn. Nhiều tên túi đầy xúc xích và các thực phẩm khác, chắc là lấy từ đợt phân phát đồ tiếp tế cuối cùng.

        Ở đài quan sát, trong các đống hoang tàn của ngôi nhà quản trị của nhà máy Tháng Mười Đỏ, có mặt toàn bộ Hội đồng quân sự, chỉ huy các sư đoàn và một số trung đoàn. Họ vui vẻ chức mừng nhau chiến thắng và tưởng nhớ đến những người không còn sống đến cái ngày vui mừng này.

        Tháng mười hai 1942, Hít-le còn hứa hẹn sẽ giải vây cho quân hắn bị vây ở Xta-lin-grát, nay hắn đã bắt buộc phải chính thức tuyên bố sự thất trận và ra lệnh để tang ba ngày. Tập đoàn quân 6 và tập đoàn quan xe tăng 4 bị vây và bị đánh tan tác trên sông Vôn-ga là các tập đoàn quân xung lực mạnh. Hai tập đoàn quân này gồm 22 sư đoàn và nhiều phương tiện tăng cường khác, tương đương với một phương diện quân. Hít-le kiêu hãnh vì sức mạnh cơ động và xung kích của tập đoàn quân 6, về quân số — binh sĩ và sĩ quan —của hắn. Các sư đoàn của tập đoàn quân 6 này bao gồm toàn những tên gốc Đức chính cống. Ví dụ như, sư đoàn bộ binh 79 thành lập tháng tám 1942 gồm toàn những tên trẻ từ 20 đến 27 tuổi. Các tù binh còn thú nhận là ở sư đoàn này, cứ năm người thì có một đảng viên quốc xâ.

        Tư lệnh của tập đoàn quân 6, Phri-ê-drích Vôn Pao- luýt và tư lệnh tập đoàn quân xe tăng 4, thượng tướng Hốt, là những đại biểu mẫu của giới tướng lĩnh Đức. Trong thời gian tiến công vào pháo đài sông Vôn-ga, Vôn Pao-luýt mới 52 tuổi nhưng đã ở trong hàng ngũ quân đội Đức được 33 năm. Trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất hắn là sĩ quan một đơn vị và sau trở thành sĩ quan bộ tổng tham mưu. Sau khi quân Đức thất trận năm 1918, Vôn Pao-luýt không về hưu mà còn làm việc ở bộ quốc phòng, rồi với cương vị tổng tham mưu trưởng binh chủng thiết giáp, hắn đã tham gia tích ,cực vào việc chuẩn bị Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Khi Hít-le lên cầm quyền, Vôn Pao-luýt được thăng chức tham mưu trưởng tập đoàn quân dưới quyền chỉ huy của thống chế Vôn Rét-xơ-nao. Với tập đoàn quân này, năm 1939 Vôn Pao-Iuýt đã qua khắp nước Ba Lan, và năm 1940 tham gia các trận đánh chiếm nước Pháp. Tháng chín 1940, Vôn Pao-luýt được cử làm tổng thám mưu phó quân đội quốc xã. Tháng giêng 1941, hắn được để bạt làm đại tướng chỉ huy bộ đội xe tăng, và lúc tiến công vào Liên Xô hẳn giữ một vai trò quan trọng trong bọn tướng lĩnh Đức. Những ngày cuối cùng của tập đoàn quân 6 bị vây trên sông Vôn-ga, Hít-Ie tặng cho Vôn Pao-luýt huân chương Chữ thập sắt có nhành lá và nâng hắn lên hàng ngũ thống chế.

        Tập đoàn quân 6 thường được giao những nhiệm vụ quan trọng, tin cậy. Ngày 10 tháng năm 1940, chính tập đoàn quân này, theo lệnh Hít-le, đã là đội quân đầu tiên xâm lăng nước Bỉ. Đè bẹp được sức kháng cự của quân đội Bi trên sông đào An-be, tập đoàn quân này ào ạt tràn qua khắp nước Bỉ, đem lại sự nô địch cho một dân tộc tự do. Các sư đoàn của tập đoàn quân đã để lại các dấu tích đẫm máu ở nhiều nước châu Âu. Sau khi chiếm Bruých-xen và Pa-ri, chúng đã tham gia tiếp theo vào các trận đánh ở Nam Tư và xâm chiếm Hy Lạp.

        Năm 1941, Hít-le tung tập đoàn quân 6 về phía đông để đánh Liên Xô. Tập đoàn quân này đã tham gia vào các trận đánh ở khu vực Khác-cốp, chiếm nhiều thành phố  của nước Cộng hòa U-cra-i-na. Từ đó, chúng tiến xuống sông Vôn-ga. Nhiệm vụ chủ yếu giao cho chúng trong chiến dịch 1942 ở phía nam là: chiếm lấy pháo đài sông Vôn-ga.

        Hít-le cố gắng che giấu thất bại của các kế hoạch chiến lược của hân bằng cách tạo ra một vòng hào quang giả tạo xung quanh tập đoàn quân 6 đã bị tiêu diệt. Ngày 30 tháng giêng 1943, tổng hành dinh của Hít-le tung ra một bản thông cáo đặc biệt trong đó nói: « Quân

        Nga đề nghị các chiến sĩ tập đoàn quân 6 đầu hàng. Nhưng tất cả, không trừ một ai, tiếp tục chiến đấu tại chỗ ». Ngày hổm sau, tổng hành dinh thông báo: « Một số nhỏ lính Đức và đồng minh đã đầu hàng quân đội Xô-viết». Trong cái «số nhỏ» ấy có 91 ngàn người, còn về số phận của 2.500 sĩ quan, 24 tướng và thống ché Vôn Pao-luýt lúc đó đã bị bắt làm tù binh, Hít-le lờ đi không nói đến một lời nào.

        Trong eo đất nằm giữa sông Vôn-ga và sông Đông, Hồng quân Liên Xô đã tiêu diệt một trong những đạo quân mạnh nhất của chủ nghĩa phát xít — cụm tập đoàn quân « B », rồi cụm tập đoàn quân « Sông Đông ».

        Sau khi tiêu diệt cụm quân này, riêng trong thành phố Xta-lin-grát và ngoại ô của thành phố, đã phải nhặt và chôn 150 ngàn xác quân Đức. Cuộc tiến công Xta-lin-grát đã làm cho bộ tư lệnh Đức đã phải trả giá không dưới nửa triệu người bị chết, bị thương và bị bắt làm tù binh.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #158 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2019, 06:35:11 am »

         
7

        Ngày 4 tháng hai, một buổi sáng nắng đẹp, trên «Quảng trường các Anh hùng hy sinh », một cuộc mít tinh đã được triệu tập. Bộ đội và nhân dân đi trên các đường phố phủ tuyết, bị bom đạn cày xới của thành phố anh hùng. Tôi thấy lại như ở trước mắt ngày hôm nay, các toa xe cháy trên đường sắt, các tàu điện chi chít vết đạn, mảnh pháo và mảnh mìn, các tòa nhà lớn đổ nát hoang tàn, các phố xá đầy ngập phương tiện chiến tranh của địch. Ở trung tâm thành phố, các xác máy bay ném bom của địch bị hạ, những bức tường cháy đen của cửa hàng bách hóa tổng hợp, các nhà đổ vỡ của bưu điện và hiệu sách.

        Trên Quảng trường, những hố bom đạn còn mới. Ba ngày trước đây, ở chỗ này còn diễn ra các trận đánh tiêu diệt tàn quân phát xít. Bây giờ nơi đây có mặt đông đủ các nhà lãnh đạo Xô-viết và của thành ủy, khu ủy, các chiến sĩ, sĩ quan và cán bộ chính trị nhân dân, những người đã tham gia các trận chiến đấu anh hùng. Tham gia Đoàn chủ tịch cuộc mít tỉnh có ủy viên Hội đồng quân sự phương diện quân Khơ-rút-xốp, các vị tướng lĩnh của các tập đoàn quân 62 và 64, Gu-rốp, Rô- đim-xép, Xu-mi-lốp và tôi, các đồng chí trong thành ủy, khu ủy: Chi-a-nốp, Pích-xin, Pi-ga-lép, Vô-đô-la-ghin và các đồng chí khác nữa.

        Chiến sĩ, sĩ quan và nhân dân thành phố tập họp trên Quảng trường, hoan nghênh chiến thắng và chúc mừng lẫn nhau.

        Đồng chí Pi-ga-lép, chủ tịch Xô-viết thành phố khai mạc cuộc mít tinh. Thay mặt những người lao động của thành phố, đồng chí nhiệt liệt cảm ơn những người anh hùng đã tham gia bảo vệ thành phố.

        — Những ngày chiến đấu gian khổ và đầy thử thách gay go đã qua đồng chí nói —Vinh quang vĩnh viễn thuộc về những người anh hùng Xta-lin-grát đã đổ máu để giành chiến thắng. Vinh quang thay các chiến sĩ và sĩ quan dũng cảm của chúng ta! Vinh quang thay Đảng Cộng sản !

        Sau đó đến lượt tôi phát biểu. Tôi phải thú thật là khó khăn lắm tôi mới nói được nên lời. Trông thấy hàng ngũ tề chỉnh của các chiến sĩ đã chung sống với tôi 180 ngày đêm khói lửa, tôi rất xúc động. Tôi bắt đầu bài phát biểu của mình với những câu sau : « Chúng tôi đã thề là giữ tới chết chứ không chịu giao Xta-lin-grát cho địch, và chúng tôi đã giữ vững lời thề với Tổ quốc...».

        Những câu tiếp sau, tôi không nhớ được nữa. Tôi chỉ còn nhớ được rằng trong tư tưởng, trong khi phát biểu với những người tham dự mít tinh, tôi không quên nhác nhở là đối với bọn phát xít Hít-le, chiến thắng Xta-lin- grát mới chỉ là bước đầu và việc thanh toán cuối cùng bọn xâm lược Hít-le sẽ còn phải tiếp tục.

        Thiếu tướng cận vệ Rô-đim-xép phát biểu ở cuộc mít tinh những lời đầy nhiệt tình: « Các chiến sĩ Cận vệ đã chịu đựng đòn đột kích của một quân địch đông hơn. Tính ngoan cường của họ không bị bom đạn và các cuộc tiến công điên cuồng khuất phục. Tên tuổi của các chiến sĩ Cận vệ, những người bảo vệ kiên cường của pháo đài sông Vôn-ga sẽ mãi mãi ghi trong lịch sử của trận đánh lớn Xta-lin-grát. Hôm nay sư đoàn Cận vệ 13 được tặng huân chương Lê-nin, kỷ niệm ngày thứ 140 sự có mặt của mình trên hữu ngạn sông Vôn-ga. Thật là đau xót khi nhìn lại cái thành phố nạn nhân này, nơi mỗi tấc đất, mỗi mảng tường còn mang dấu vết tàn ác của chiến tranh. Và chúng tôi thề với Tổ quốc sẽ tiếp tục chiến đấu theo truyền thống của đội Cận vệ, theo truyền thống Xta- lin-grát».

        Tướng Xu-mi-lóp phát biểu tiếp theo. Bộ đội của tập đoàn quân 64 đã chiến đấu chống quân Đức ở Vành đai nam và ở phía nam của thành phố, và đã không để cho địch đến được sông Vôn-ga.

        — Ngày 2 tháng hai — Xu-mi-lốp nói— chúng ta đã nghe thấy tiếng súng cuối cùng ở Xta-lin-grát. Với sự đầu hàng của cụm quân  «Bắc» của địch, đã kết thúc một trận đánh lớn chưa từng thấy trong lịch sử, thực hiện theo kế hoạch của Bộ chỉ huy tối cao. Binh sĩ của chúng ta đã chặn được quân địch, không cho chúng tiến tới sông Vôn-ga, và Xta-lin-grát đã trở thành cái mồ chôn quân xâm lược phát xít.

        Sau đồng chí bí thư Khu ủy Chi-a-nốp, đến lượt đồng chí Khơ-rút-xốp, ủy viên Hội đồng quân sự phương diện quân phát biểu.

        Cuộc mít tinh kết thúc và các chiến sĩ trở về vị trí của mình để chuẩn bị các cuộc chiến đấu mới.

        Chúng tôi ở chừng một tháng trong các làng dọc sông Ác-khơ-tu-ba. Thời gian đó, các sư đoàn của tập đoàn quân 62 nghi ngơi hoàn toàn, bổ sung đội ngũ, tiếp nhận vũ khí mới và chuẩn bị lên tàu đi về phía tây để tới mặt trận đã tiến xa về phía trước.

        Tổ quốc khen thưởng rộng rãi các đơn vị và sư đoàn đã bảo vệ Xta-lin-grát. Hầu hết các sư đoàn và trung đoàn đều được mang danh hiệu là các đơn vị Cận vệ. Tập đoàn quân 62 đổi tên và gọi là tập đoàn quân Cận vệ thứ 8. Trên ngực các chiến sĩ và sĩ quan của tập đoàn quân từ nay gắn thêm huy hiệu « Cận vệ ».

        Việc lên tàu theo thứ tự các tuyến và ngày khởi hành về phía tây, ra mặt trận bắt đầu. Tập đoàn quân 62 được chuyển về khu vực Cu-pri-an-xcơ, ở vùng bắc Đô-nét, Cơ quan tham mưu của tập đoàn quân lên tàu ga Vô- rô-pô-nô-vô. Sau một ngày đi kiểm tra tất cả các ga lên tàu của các sư đoàn, buổi tối tôi đến Vô-rô-pô-nô-vô.

        Còi tàu rúc vang, một tiếng động rùng toa tiếp theo, rồi đến tiếng đập nhịp nhàng của các bánh toa xe. Mỗi người chúng tôi tự nhủ:

        — Từ giã sông Vôn-ga! Từ giã thành phố nạn nhân đau khổ đến cùng cực! Bao giờ và trong tình hình nào chúng tôi sẽ trở lại? Từ giã các bạn chiến đấu nắm lại ở mảnh đất thấm máu nhân dân này! Chúng tôi đi về phía nam. Nhiệm vụ chúng tôi là tiếp tục đánh quân thù đáng nguyền rủa, giải phóng đất đai Xô-viết thiêng liêng khỏi ách quân xâm lược.


MỤC LỤC

        Ở các cửa ngõ ngoài xa
        Cụm quân Nam
        Trận đánh giữa sông Vôn-ga và sông Đông
        Dồi Ma-mai-ép
        Bên kia sông Vôn-ga không có chỗ cho chúng ta.
        Sự dũng cảm của quân Cận vệ
        Những ngày nặng nề nhất
        Mưu toan cuối cùng của Vôn Pao-ỉuýt.
        Cội nguồn của chiến thắng.
        Trận Can ở thế kỷ XX

HẾT
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM