Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 06:27:50 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Xta-lin-grát trận đánh của thế kỷ  (Đọc 13394 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #140 vào lúc: 31 Tháng Tám, 2019, 02:27:56 pm »


13
   

        Phòng quân y cửa tập đoàn quân 62 được thành lập vào mùa xuân 1942, cùng lúc với việc thành lập tập đoàn quân. Trong các bệnh viên, trạm xá của tập đoàn quân, trong các binh đội và binh đoàn, có nhiều cán bộ quân y trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm chuyên môn và quân sự. Nhân viên y tế trung cấp và sơ cấp, đã số là từ lực lượng dự bị đến. Các trạm y tế của binh đội và binh đoàn, các bệnh viện điều trị và điều dưỡng của tập đoàn quân thiếu các trang bị cần thiết, thiếu chăn nệm, v.v.

        Quân y của tập đoàn quân hoàn toàn thiếu các phương tiện chuyên dùng để chở bằng xe cứu thương. Trong tập đoàn quân không có các đại đội quân y tăng cường. Các trạm xá và bệnh xá của tập đoàn quân chỉ có tất cả 2.300 giường đủ tiêu chuẩn.

        Quân y của tập đoàn quân dưới sự chỉ huy của trưởng ban bảo vệ sức khỏe, đại tá quân y Mi-khai-in Prô-cô- pi-ê-vích Bôi-cô. Tôi quen đồng chí ở thành phố, trên bến vượt sông Vôn-ga sau khi đồng chỉ đến tập đoàn quân. Vóc người trung bình, nhanh nhẹn, đồng chí đã gây ngay cho tôi ấn tượng tốt. Đồng chí đang điều khiển công việc chuyển thương binh sang bên kia sông Vôn-ga, ngay ở bến đò. Quan sát hoạt động của đồng chỉ, tôi hiểu ngay đồng chí là con người quả quyết, sẵn sàng bất cứ lúc nào cần thiết, tham gia phản kích bằng lựu đạn hay tiểu liên. Cảm tưởng đầu tiên của tôi về Bôi-cô là một người tổ chức giỏi, biết rất rõ chức trách của mình, một sĩ quan và đảng viên có kỷ luật. Cảm tưởng này cho đến kết thúc chiến tranh vẫn không thay đổi.

        Trong chiến tranh, nói chung, bao giờ cũng có sự thiếu thốn, có cái gì không đầy đủ. Bôi-cô hiểu rõ tình hình, hơn tất cả chỉ huy các ngành khác và không bao giờ phàn nàn về khó khăn. Một lần, khi các cuộc giao tranh đang diễn ra ác liệt, tính mệnh mỗi người chiến sĩ rất quý giá, Bôi-cô đã thuyết phục được tôi phải ra lệnh cho các chỉ huy sư đoàn, lữ đoàn phải chuẩn bị các hầm có nắp che, và các chỗ ẩn được sưởi ấm cho các trạm xá. Đó là vào tháng chín, khi trời còn ấm áp, thậm chí còn nóng nữa, và chưa người nào nghĩ đến cái rét. Chúng tôi đã cho làm các hầm có sưởi ấm và sau này đến tháng mười một và mười hai, các hầm này đã giúp chứng tôi cứu được mạng sống cho hàng ngàn chiến sĩ.

        Về công tác của ngành quân y tập đoàn quân, cục trưởng cục quân y của Bộ Quốc phòng, thượng tướng quân y E. Xmiếc-nốp đã viết trong cuốn sách của ông «Vấn đề y tế quân sự» như sau:

        « Dải sông lớn như sông Vôn-ga xen giữa các phòng tuyến của bộ đội, làm cho việc bảo đảm chữa chạy và sơ tán thương binh rất khó khăn. Đặc biệt việc qua sông Vôn-ga chỉ có thể thực hiện được ban đêm, và dưới hỏa lực dữ dội của súng cối và đại bác địch. Quân y của tập đoàn quân hoạt động không chỉ dưới hỏa lực của súng cối và pháo, mà còn dưới làn đạn của lính tiểu liên Đức nữa.

        Trông những điều ktện đó... không thể chỉ nói đến các trường hợp anh hùng, dũng cảm riêng, mà phải nói đến chủ nghĩa anh hùng tập thể, sự dũng cảm tập thể của các chiến sĩ quân y, nhất là các chiến sĩ quân y tập đoàn quân 62 ».

        Chúng tôi dành mọi cố gắng để tổ chức thật tốt việc sơ tán thương binh, bớt trường hợp cấp cứu cho các bệnh Viện dã chiến. Tất cả các thương bệnh binh, chỉ trừ những người bất động, đều được sơ tán về hậu phương để chữa chạy cho đầy đủ hơn. Những thương bệnh binh cần điều trị lâu dài, đều được chuyển theo sông Vôn-ga đến Át-xtra-khan và Xa-ra-tốp, hoặc bằng xe lửa tới Lê-nin xcơ, En-tôn.

        Các nhân viên quân y của bệnh viện đã chiến số 80 và trạm quận y số 54 đã hoàn thành một công việc rất vất vả và đầy trách nhiệm. Họ đã tiếp nhận trên thực tế toàn bộ luồng thương bệnh binh từ mặt trận gửi về đã săn sóc, chữa chạy chu đáo. Mọi công việc đó lại được tiến hành dưới những trận ném bom liên tiếp của địch đến nỗi các nhà của trạm quân y số 54 và bệnh viện chiến số 80, phần lớn đều bị phá hủy. 14 người trong nhân viên y tế của bệnh viện số 80 bị giết và nhiều người khác bị thương.

        Chú ý đến đặc điểm chiến đấu của các nhóm và các toán xung kích, quân y của tập đoàn quân đã tim ra các hình thức cấp cứu mới để có thể tới gần các đội hĩnh chiến đẩu. Việc bổ sung cán bộ y tế sơ cấp và trang bị cho các trung đội, đại đội, tiểu đoàn những phương tiện cần thiết, được chú trọng một cách đặc biệt. Những nhân viên quân y được điều cho các toán và đội xung kích, để giúp cho việc kịp thời đưa thương binh về tuyến sau, ngay sau khi đã sơ cứu tại chỗ. Do đó, các y tá, các cán bộ quân y bao giờ cũng ở cùng với các đơn vị chiến đẩu, trong các chỗ đóng quân, cùng với các đội xung kích và các điểm tựa.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #141 vào lúc: 31 Tháng Tám, 2019, 02:28:23 pm »


        Các y sĩ của các tiểu đoàn thành lập các trạm cấp cứu ở ngay sau phòng tuyến của tiểu đoàn, trong các loại hầm (lô cốt hầm ngầm, hầm dưới nhà, v.v.) để sơ cứu thương binh. Và cũng liền ngay đấy, phía sau trận địa của các tiểu đoàn, các trạm xá trung đoàn cũng được đặt trong các hầm có mái che hay dưới mặt đất. Phía sau các trận địa của trung đoàn, có các đội phẫu thuật của các tiểu đoàn quân y sư đoàn, để có thể cấp cứu các thương bệnh binh có chất lượng hơn.

        Trong các hầm đào ở trên bờ sông Vôn-ga, đã đặt ra những trạm đón tiếp và phân tuyến, các trạm phẫu thuật và thay băng, và có các nhà để cho thương bệnh binh không đi lại được. Để có chỗ làm việc cho nhóm phẫu thuật của sư đoàn bố binh 39, đã sử dụng cả các đường hào để sau này đánh mìn. Một đường cống được sửa lại dùng cho nhóm phẫu thuật của sư đoàn tướng Rô-dim-xép.

        Có lẽ phần việc khó khăn nhất của công tác quân y tập đoàn quân, là việc chở thương binh sang bên kia sông Vôn-ga, vì chúng tôi không có phương tiện qua sông riêng của mình và thường nhờ vào các chuyến quay về của các tàu thuộc thủy đội Vôn-ga, sau khỉ đã chở sang thành phố quân tiếp viện, đạn dược và nhiều hàng tiếp tế khác.

        Các tiểu đoàn quan y thành lập hồi đầu tháng chín, không thể bảo đảm hoàn toàn được việc chuyên chở liên tục các thương binh. Hầu hết nhân viên quân y của tập đoàn quân đều được điều đến các bến vượt và các tiểu đoàn quân y chỉ còn lại nhiệm vụ bảo đảm việc chở thương binh qua sông bằng các thuyền gỗ của các sư đoàn.

        Ngày 17 tháng chín 1942, theo đề nghị của đại tá Bôi- cô, Hội đồng quân sự ra lệnh cho các chỉ huy trạm quân y số 54 và bệnh viện dã chiến số 689, làm nhiệm vụ phục vụ việc đưa thương binh qua sông Vôn-ga.

        Trạm quân y đặt ở các hầm của một căn nhà ăn ở bến phà chính. Trạm đón một khối lượng lớn thương binh và số lượng cứ mỗi giờ một tăng thêm. Nhưng trong những ngày này, quân địch đã bắt đầu tiến công vào bến phà chinh, và trạm quân y rơi vào một tình thế ngày càng nguy kịch. Gần đài kỷ niệm Khôn-du-nổp, trên đường ra bến phà chính, quân Đức đã đặt súng máy và bố trí các lính tiểu liên ở trạm biến thế điện và trong nhà các kỹ sư. Vậy là, trạm bị bao vây. Trong nhiều ngày, thương binh và nhân viên quân y không ló ra được khỏi hầm nhà để có thể đi ra cầu áp mạn.

        Ngày 25 tháng chín, các thuyền bọc sắt được gửi đến chi viện cho trạm, vừa chiến đấu vừa mở được đường tới cầu áp mạn và đánh bật được quân địch ở bờ Sông, nên đã chở được các thương binh đang ẩn náu trong các hầm nhà.

        Một số chiến sĩ được lấy ở các vị trí chiến đấu ra để giúp đỡ cho nhân viên quân y khiêng các thương binh nặng lên thuyền.

        Trong những điều kiện đó, được sự chi viện của các thuyền bọc sắt của thủy đội Vôn-ga và các chiến sĩ của sư đoàn Cận vệ Rô-đim-xép, 711 người đã được sơ tán khỏi khu nhà ăn ngày 25 tháng chín, và 550 người ngày 26 tháng chín.

        Đêm 27 tháng chín, quân địch tiếp cận sát nhà ăn. Dưới hỏa lực yểm trợ của các thuyền bọc sắt, những thương binh cuối cùng và các phường tiện được sơ tán khỏi nhà ăn và đưa lên thuyền. Nhân viên của trạm quân y cũng được chở cùng chuyến đó sang bên tả ngạn. Hai tiếng sau, nhà ăn bị lính tiểu liên Đức đánh chiếm.

        Số nhân viên ít ỏi của bệnh viện đã chiến số 689 làm việc trong điều kiện cực kỳ vất vả, đã thu nhận và sơ tán mỗi ngày từ 600 đến 800 thương binh sang bên tả ngạn sông Vôn-ga. Khi bọn địch phá hủy mất trạm phẫu thuật, các bác sĩ phẫu thuật Cri-vô-nô và Pan-chen-cô đã dựng nên một trạm phẫu thuật khác trong òng chiếc thuyền to, đặt được cả bàn mổ cấp cứu thương binh.

        Tôi còn nhớ tháp nước ở ngay bờ sông Vôn-ga, phía nam cửa khe Ban-ni. Một hôm đi trên bờ, tôi trông thay một nhóm sĩ quan và chiến sĩ đứng chen chúc nhau sát một bức tường đổ. Đến gần, tôi mới biết họ là các người bị thượng nặng. Nhiều người tự lê về đến đây, một số được các y tá khiêng về. Nhưng tại sao họ lại đứng đấy, sát vào tường như vậy ? Không có chỗ cho họ ở các hầm dưới nhà hay sao ?

        Tôi mở cửa và bước xuống hầm nhà. Trong hầm bốc lên một không khí ngột ngạt, đầy mùi ê-te và vang tiếng rên của các thương binh. Ở chân cầu thang, trên khoảng nền bê tông chừng chục mét vuông, có mười hai thương binh nằm sấp thành hai hàng. Tôi đến gần một cái cửa, hay đúng hơn là haỉ cái khăn trải giường mắc giả làm cửa, phía sau có đèn sáng. Đỏ là buồng phẫu thuật. Một thương binh nằm trên bàn và ba người mặc áo choàng trắng đang cúi xuống trên người anh ta Cạnh đó, trên một thùng phuy đặt lộn ngược có một bếp dầu trên đặt một cái chậu để nấu nước. Áo choàng của các bác sĩ trước đây tất nhiên màu trắng, nay đầy các vệt nâu nhạt. Chỉ còn mũ ca-Iô trên đầu là giữ nguyên màu trắng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #142 vào lúc: 31 Tháng Tám, 2019, 02:28:39 pm »


        Trên chiếc xích-đông gắn vào tường có một quyển sách dày: quyển sổ phẫu thuật. Những con số cuối ghi trên sổ có tới ba chữ số.

        — Ai đã làm được việc này và khi nào? Tôi hỏi và chỉ vào con số có ba chữ số ghi các cuộc phẫu thuật đã làm.

        Không trả lời, người bác sĩ đưa mắt nhìn các nữ y tá đứng quanh bàn. Thế là rõ, nhất là khi tôi để ý thấy các dòng chữ viết ở toàn bộ quyền sổ đều do một bàn tay ghi. Đó là bác sĩ phẫu thuật trưởng Ai-den-béc của bệnh viện dã chiến. Với hai người phụ, đồng chí đã tổ chức trạm phẫu thuật này và đã thực hiện hai trăm cuộc giải phẫu.

        Đầu tháng mười, việc sơ tán thương binh phải thực hiện qua một chiếc cầu nồi thô sơ bắc tạm sang đảo Dai- xép-xki, nơi có trạm xá của tiểu đoàn quân y 112 và nhóm thứ hai của trạm quân y số 54. Các thương binh nặng được đặt trên cáng, chuyển ra đầu cầu cập mạn lên thuyền cách trạm hai ki-lô-mét và được đưa về hậu phương.

        Vào thời gian sông Vôn-ga đóng băng, địa điểm cập mạn cho việc sơ tán thương binh được chuyển vào nhiều khu vực khác nhau, tùy theo tình hình đóng băng. Chúng ta lập ra các bến « di động » : chỗ nào thuyền máy có thể áp mạn được thì chỗ đó là bến để nhận thương binh qua sông.

        Từ giữa tháng mười một trở đi, một trạm tiếp đón cho thưong binh ăn và sưởi ấm được tổ chức ở bến phà Tu- mắc, trên bờ đông sông Vôn-ga. Ở đây cũng tổ chức một bộ phận của bệnh viện dã chiến số 689 với một phòng mổ và thay băng, để cứu chữa các thương bệnh binh không di chuyển được.

        Các tàu phá băng đã giúp ích rất lớn trong việc chở thương binh sang bên kia sông Vôn-ga. Khi tàu phá băng bị hỏng thì các thuyền máy giắt phà thay. Lúc bấy giờ rất khó sơ tán được thương binh của sư đoàn Li-út-ni- cốp. Sư đoàn bị cắt rời khỏi đại bộ phận tập đoàn quân và đang phòng ngự trên một mảnh đất hẹp trong khu Vực nhà máy Chiến Lũy. Các thuyền bọc sắt đã phải chiến đấu mở đường tới sư đoàn. Trên mỗi thuyền bọc sắt đều có một y sĩ hoặc một nữ y tá cùng các cáng thương. Họ đưa các thương bệnh binh ở các bến lên thuyền và trong khi đi đường, băng bó, chăm sóc cho họ. Để giữ cho các thương binh được ấm, thuyền lúc nào cũng có chăn và các bếp sưởi hóa học.

        Y sĩ quân y hạng nhì Xéc-đi-úc được chỉ định đảm nhiệm việc sơ tán thương binh qua sông Vôn-ga trong thời kỳ sông đóng băng và bảo đảm việc liên lạc với quân y của các đơn vị. Lần đầu tiên tôi gặp đồng chí Xéc-đi-úc, lúc các hầm của sở chỉ huy bốc cháy và dầu bắt lửa đe dọa thiêu hết các thuyền gỗ dùng để chở thương binh. Xéc-đi-ủc tháo dây buộc thuyền ra khỏi các cầu áp mạn đang bốc cháy và đưa thuyền ra xa đám lửa. Năm người chở thuyền của đồng chí cũng dũng cảm không kém. Xéc-đi-úc nói giọng nhẹ nhàng nhưng đầy uy lực, ra các chỉ thị, mệnh lệnh. Lúc đầu, tôi tưởng đó là người chỉ huy  mới của bến và tôi lấy làm hài lòng: tay này sẽ duy tri được trật tự ở cầu áp mạn lúc lên thuyền cũng như lúc xuống thuyền đây. Tới khi trời gần tối, tôi mới trông thấy trên cổ áo của đồng chí phù hiệu quân y.

        Xéc-đi-úc trông thấy tôi, bèn tự giới thiệu:

        — Y sĩ quân y hạng nhì Xéc-đi-ức. Tôi đang giữ trật tự ở bến.

        Tôi xiết chặt tay đồng chí và nói:

           — Anh bạn tốt! Hãy luôn luôn như vậy, vừa là y sĩ, vừa là con người.

        Lúc đó, một màn đất và cát do mìn của Đức nổ tung lên ngay gần cầu áp mạn. Xéc-đi-úc vẫn tỉnh như không.

        — Thật là một con người thép! Tôi nghĩ thầm. Đồng chí đã theo bộ đội dọc sông Vôn-ga đến Xprê và cùng với bộ đội kết thúc chiến tranh ở Béc-lin.

        Khi sông Vôn-ga bị đóng băng, có thể giao phó việc sơ cứu và sơ tán cho các tiểu đoàn quân y sư đoàn. Các sư đoàn sẽ tự giải quyết sau vấn đề sơ tán thương binh về bệnh viện của tập đoàn quân.

        Các thương binh cần chữa chạy đặc biệt và lâu dài được đưa về các bệnh viện đã chiến của tập đoàn quân, hoặc các bệnh viện tuyến một đặt ở các địa điểm cách tiền duyên 15 đến 25 ki-lô-mét hoặc đến các bệnh viện tuyến hai cách từ 40 đến 60 ki-lô-mét.

        Sự tận tụy của các bác sĩ, y sĩ, nhân viên quân y công tác ở các tuyến đầu đã giúp cho tập đoàn quân 62 hoàn thành được nhiệm vụ chiến đấu của mình.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #143 vào lúc: 31 Tháng Tám, 2019, 02:34:36 pm »

       
TRẬN CAN1 Ở THẾ KỶ XX

1

        Khi các cuộc giao tranh ác liệt đang còn tiếp diễn ở Xta-lin-grát, Bộ chỉ huy tối cao Liên Xô đã tiến hành khẩn trương nhiều việc để chuẩn bị cho cuộc phản công của bộ đội ta. Kết quả của công cuộc chuẩn bị này đã được báo cáo với Tổng tư lệnh tối cao, như Nguyên soái Liên Xô Vát-xi-lép-xki đã viết: « Ngày 13 tháng mười một, chúng tôi (A. Vát-xi-lép-xki và G. Giu-cốp) trình bày trong phiên họp của Bộ Chính trị Ban Chấp hành trung ương Đảng và Đại bản doanh một kế hoạch cụ thể. Các kết luận vắn tắt của chúng tôi như sau... Lực lượng chủ yếu của tập đoàn quân 6 và tập đoàn quân xe tăng 4 của Đức, như trước đây, đã bị hút vào các cuộc giao tranh kẻo dài trong khu vực thành phố. Hai bên sườn các lực lượng này (tức là trên hướng đột kích chủ yếu của ta) chỉ còn quân Ru-ma-ni. Thời gian gần đây không phát hiện thấy địch điều lực lượng dự bị lớn nào từ hậu phương sâu của chúng ra hướng Xta-Iin-grát và cũng không thấy có cuộc tiến công quan trọng nào của quân địch trên hướng này. Nhìn chung, theo tin tức quân báo chúng tôi nắm được, lực lượng đôi bên, lúc bất đầu cuộc tiến công trên hướng Xta-lin-grát là ngang nhau. Trên hướng dự kiến sẽ đột kích của các phương diện quân chủng ta, do lấy thêm lực lượng dự bị của Đại bản doanh và rút bớt lực lượng ở các hướng thứ yếu về, chúng ta có thể tổ chức được các cụm xung kích mạnh có ưu thế hơn địch, nên cho phép ta tin tưởng chắc chắn sẽ thắng lợi.

        ... Nhiệm vụ chiến đấu đã được bộ đội quán triệt, và thực tế đã bắt đầu được thực hiện trên chiến trường... Đến cuối ngày thứ ba hoặc ngày thứ tư của chiến dịch đã ấn định, các quân đoàn xe tăng và cơ giới của các phương diện quân Tây-Nam và Xta-lin-grát sẽ gặp nhau ở khu vực Ca-lát-chơ. Chiến địch sẽ khép chặt vòng vây đạo quân chủ yếu của địch ở khu vực Xta-lin-grát. Cuộc tiến công của phương diện quân Tây-Nam và phương diện quân sông Đông có thể bắt đầu vào các ngày 19 — 20, và của phương diện quân Xta-lin-grát vào ngày 20 tháng mười một.

        Sau khi thảo luận ở Đại bản doanh một số vấn đề, kế hoạch và thời hạn chiến dịch đã được phê chuẩn dứt khoát. G. Giư-cốp sau đó được lệnh chuẩn bị một chiến dịch nghi binh trên các phương diện quân Ka-li-nin và Bri-an-xcơ. Đại bản doanh gỉao cho tôi phối hợp hành động của ba phương diện quân trên hướng Xta-lin-grát khi tiến hành phản công. Trước thời điểm bắt đầu một trong những hoạt động quân sự lớn nhất của lịch sử nhân loại, chỉ còn lại vài ngày ». Tương quan lực lượng và phương tiện của hai bên lúc khởi đầu cuộc phản công trên hướng Xta-lin-grát như sau:


        Như mọi người thấy trên bảng so sánh này, Hồng quân Liên Xô hơn quân Đức về pháo và xe tăng, đó là một ưu thế quan trọng có tính chất quyết định trong cuộc phản công.

        Bộ chỉ huy tối cao Liên Xô đã tập trung được các lực lượng dự bị cần thiết khiến quân địch bị bất ngờ.

        Ở cả hai bên, số máy bay xấp xỉ như nhau, nhưng trong các tháng chín và nhất là tháng mười vừa qua, nguồn cơ giới và nhất là nhiên liệu của địch đã cạn. Không quân Liên Xô về mặt này được tiếp tế khá hơn. Cho đến ngày 19 tháng mười một, chiều sâu đội hình chiến đấu của tập đoàn quân 62 không quá một ki-lô-mét. Phía sau là sông Vôn-ga, phía trước là địch. Ở giữa là một khu vực hẹp, nhà đổ nát của thành phố. Nơi đây, Hồng quân đang cố thủ. Trên sườn phải chủ lực của tập đoàn quân có sư đoàn của Li-út-ni-cốp, bị bao vây và bị dồn ra tận sôrrg Vôn-ga, sư đoàn chiếm lĩnh một diện tích phòng ngự không đến một ki-lô-mét vuông. Trên sườn trái, sư, đoàn bộ binh Cận vệ 13 chiếm lĩnh một dải đất hẹp dọc theo bờ sông Vôn-ga. Chiều sâu phòng ngự của sư đoàn chỉ từ 200 đến 300 mét. Cơ quan tham mưu tập đoàn quân đóng ở nơi tiếp giáp giữa sư đoàn Cận vệ 13 và sư đoàn bộ binh 284, cách tiền duyên 800 đến 1.000 mét, và đài quan sát của tôi còn ở gần hơn, trên đường xe lửa chạy vòng đồi Ma-mai-ép ở phía đông, ngay trước mũi quân địch.


---------------------
       1.  Can là một thành phố của đế quốc La Mã (nước Ý cũ). Nơi đây An-ni-ban, một danh tướng, của vương quốc Các-tá-giơ tranh chấp với đế quốc La Mã về đảo Xi-xin-lơ, đã đánh tan đạo quân lớn của đế quốc La Ms năm 216 trước Công nguyên — N .D.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #144 vào lúc: 01 Tháng Chín, 2019, 05:10:09 am »


        Suốt chiều rộng chính diện phòng ngự của tập đoàn quân (khoảng 25 ki-lô-mét), nằm dưới tầm bắn của pháo binh địch, và suốt chiều sâu của đội hình chiến đấu đều bị hỏa lực của súng máy quét tới. Cuộc sống trên trận địa hẹp nảy lại càng phức tạp thêm, vì đỉnh đồi Ma-mai- ép khống chế được thành phố, hay đúng hơn là các bể dầu, và điểm cao 107,5 lại nằm trong tay địch. Từ đó, quân địch cố thể nhìn rõ các đường từ phía đông ra sông Vôn-ga; như vậy có nghĩa là chỉ có thể đưa được đạn dược, quân cụ và lương thực vào thành phố trong đêm tối mà thôi.

        Dĩ nhiên không thể thích nghi với một tình hình như vậy và tập đoàn quân tự để ra cho mình trước hết hai nhiệm vụ: tiêu diệt quân địch đã thọc được ra sông Vôn- ga và chiếm lấy đồi Ma-mai-ép và điểm cao 107,5 để liên lạc với sư đoàn Li-út-ni-cốp và sau khi mở rộng trận địa vào sâu được bốn ki-lô-mét rưỡi, sẽ thanh toán các đài quan sát và các đường tiếp cận tới sông Vôn-ga.

        Để thực hiện được các nhiệm vụ này, phải bảo đảm cho các đơn vị quân số, đạn dược cần thiết và phải tăng cường xe tăng cho tập đoàn quân.

        Trong suốt các cuộc chiến đấu phòng ngự ác liệt trong thành phố, Đại bản doanh và bộ tư lệnh phương diện quân hầu như không từ chối một đề nghị gì của chúng tôi. Trước cuộc phân công, và như vậy cũng dễ hiểu thôi, chúng tôi không được tăng viện người và xe tăng, còn đạn pháo, súng cối và đạn súng máy, súng trường cũng chỉ nhận được với số lượng có hạn. Cần phải huy động mọi nguồn tiếp viện và đặc biệt phải lấy đến các thương binh đang an dưỡng. Những đồng chí này đều muốn trở về đơn vị, trở lại thành phố của mình. Uy tín của tập đoàn quân 62 hồi đó hấp dẫn các cựu chiến binh như nam châm hút sắt vậy. Còn đạn dược hoặc xe tăng tăng viện thì đừng nên nghĩ đến nữa. Nhiều khó khăn to lớn gây trở ngại cho việc, chuyên chở, cũng giống như trước đây, do phải tiếp tế qua sông Vôn-ga. Nước sông đóng băng từ ngày 12 đến tận ngày 19 tháng mười một. Trong nhiều ngày liền, không một chiếc thuyền hay tàu kéo nào có thể len lỏi được qua các tảng băng.

        Sáng ngày 19 tháng mười một, trời đầy sương mù. Ngày hôm đó, có lẽ là ngày gay go nhất đối với việc qua sông. Không một ai từ bờ bên kia sang được. Căn cứ vào hoạt động của không quân địch, chúng tôi cũng không thể hình đung được quân địch đang làm gì.

        Đến giờ quy định trong mệnh lệnh, tôi ra khỏi hầm với hy vọng mong manh là tiếng gầm của pháo binh sẽ vọng lại.

        Trời còn tối. Mọi vật còn chìm đắm trong sương mù dày đặc như sữa.

        7 giờ 20 phút.

        Một cuộc chờ đợi đầy hồi hộp, lo âu. Giá mà có được một dấu hiệu gì, hoặc ít ra cũng có được một sự xác minh là đã bắt đầu.

        Bình minh đến muộn. Sương mù vẫn chưa tan. Không xong rồi! Nếu ở đằng kia, trên hướng tiến công của chúng tôi cũng có sương mù, thì pháo binh sẽ khó mà bắn chuẩn bị được đúng vào các mục tiêu đã định và không quân cũng sẽ không thể hoạt động được. Tới trưa, sương mù bắt đầu bị đầy lên cao, tầm nhìn quang hơn. Trên sông Vôn-ga, băng trôi va vào bờ sông gây thành tiếng động lớn. Trời bắt dầu rét cóng.

        Và thế là, các dấu hiệu xuất hiện tỏ ra bên quân địch tình hình cũng không tốt hơn gì. Trên trời không một chiếc máy bay ném bom nào của địch. Một chiếc máy bay chỉ thị mục tiêu cho pháo bay trên các trận địa của chúng tôi một lúc, rồi như cũng bị gọi về.

        Nhưng sẽ thế nào đây ? Chúng tôi phải hoàn thành nhiệm vụ của mình. Chúng tôi bắt đầu chuẩn bị tung các lực lượng dự bị ra chi viện cho sư đoàn Li-út-ni-cốp và tăng cường các hoạt động của các đội xung kích.

        Đến chiều, tư lệnh phương diện quân Ê-rê-men-cô gọi điện thoại đến, thông báo là cuộc tiến công đã bắt đầu. Ngày, quy định cho phương diện quân Xta-lin-grát của chúng tôi vẫn như cũ: ngày 20 tháng mười một. Và thời điểm bắt đầu cuộc tiến công lớn nhanh chóng tới gần.

        Ngày 19 tháng mười một, lúc 7 giờ 20 phút, như đã quy định trước, đại bác và súng cối tập trung trên các khu vực khác nhau của hành lang đã bị chọc thủng trên một chiều dài 28 ki-lô-mét, đều được báo động chuẩn bị. Đến 7 giờ 30 phút, lệnh phát hỏa được ban ra. 3.500 khẩu đại bác và sủng cối khạc lên các vị trí địch hàng tấn sắt thép và chất nổ suốt trong một tiếng đồng hồ và bắn thêm 20 phút để vô hiệu hóa phòng ngự của địch. Lần đầu tiên trong cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại, bộ đội ta đánh một đòn mạnh đến như vậy. Hỏa lực pháo binh đã gây cho địch thiệt hại ghê gớm và làm cho chúng choáng váng. Đến 8 giờ 50 phút, các sư đoàn bộ binh của tập đoàn quân xe tăng 5 và tập đoàn quân 21, có xe tăng yểm trợ  đi cùng với bộ binh, lao vào tiến công.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #145 vào lúc: 01 Tháng Chín, 2019, 05:11:51 am »


        Cánh quân cơ động của tập đoàn quân xe tăng 5 gồm các quân đoàn xe tăng 1 và 26, đến nửa ngày đầu của cuộc tiến công đã chọc thủng được tuyến phòng ngự chiến thuật của địch. Quân đoàn kỵ binh 8 được tung ngay vào chỗ cửa mở trong nửa ngày tiếp theo. Các trận giao chiến diễn ra bên trong dải phòng ngự của địch. Hồng quân Liên Xô đè bẹp sự chống cự của địch và phát triển tiến công thắng lợi.

        Những ngày này được bộ tham mưu của Vôn Pao-luýt nhận định như thế nào ?

        Ngày 18 và 19 tháng mười một, Vôn Pao-luýt còn mở các cuộc tiến công trong thành phố Xta-lin-grát. Trong cuốn sách «Cuộc hành binh vào Xta-lin-grát» của hắn, Han-xơ Đô-e dẫn chứng : «Tập đoàn quân 6 trong ngày hôm đó (19 tháng mười một — T.G.) vẫn chưa ý thức được mối nguy trực tiếp, và do đó bộ tư lệnh của nó thấy rằng chưa cần phải dùng đến các biện pháp quyết liệt. Đến 18 giờ, bộ tư lệnh tập đoàn quân thông báo là ngày 20 tháng mười một, bộ có ý định vẫn tiếp tục trong thành phố hoạt động của các đơn vị trinh sát».

        Và chỉ đến 22 giờ cùng ngày mới có lệnh của bá tước Vôn Oét-xơ, tư lệnh cụm tập đoàn quân « B». Nội dung như sau :

        «Tình hình phát triển trên mặt trận của tập đoàn quân Ru-ma-ni 3 buộc phải có những biện pháp triệt để để rút nhanh lực lượng đưa đi bảo vệ sườn của tập đoàn quân 6 và bảo đảm an toàn cho việc tiếp tế bằng đường sắt trong khu vực Li- khai-a (nam Ca-men-xcơ Chác-tin-xki) và Tria-rơ

        Tôi ra lệnh:

        1. Phải đình chỉ ngay mọi hoạt động tiến công trong thành phõ Xta-lin-grát, trừ những hoạt động trinh sát cần thiết cho việc tổ chức phòng ngự.

        2. Tập đoàn quân 6 phải tách ngay trong lực lượng của mình hai binh đoàn cơ giới, một sư đoàn bộ binh và nếu có thể, thêm một sư đoàn cơ giới phụ để phôi thuộc cho cơ quan tham mưu quân đoàn xe tăng 14, và ngoài ra thêm được càng nhiều phương tiện chống tăng càng tốt, rồi tập trung cụm quân này thành nhiều tuyển có chiều sâu ở phía sau sườn trái của tập đoàn quân nhằm đột kích vào hương tây-bắc hoặc tây».

        Nhưng, như những người chứng kiến tận mắt xác nhận, ngay sau khi có lệnh đó, tập đoàn quân 6 vẫn chưa thấy báo động, các tướng lĩnh Đức vẫn chưa hiểu rằng giờ cáo chung của họ đã điểm.

        Đêm trôi qua. Thời cơ tiến công của phương diện quân Xta-lin-grát đã đến.

        Trên sông Vôn-ga và các đồng có ven sông vẫn phủ đầy sương mù. Sau một đêm, lúc có sương mù, lúc lại tan sương, cuối cùng đến rạng sáng thì tuyết rơi. Lại một lần nữa, không quân của chúng tôi không yểm trợ được cho cuộc tiến công.

        Phương diện quân Xta-lin-grát đã mở cuộc tiến công với lực lượng của tập đoàn quân 64 đóng cạnh tập đoàn quân chúng tôi. Tập đoàn quân 57 và ở sườn trái, tập đoàn quân 51 cũng bước vào tiến công. Quân đoàn xe tăng 13 dưới quyền chỉ huy của đại tá Ta-nát-xi-chin và quân đoàn cơ giới 4 dưới quyền chỉ huy của thiếu tướng Vôn-xki phải phát triển tiến công. Quân đoàn 4 kỵ binh của trung tướng Xáp-kin gồm toàn kỵ binh của các nước Cộng hòa Trung Á: Ca-dắc-tăng, Kiếc-ghít-xtăng, U-dơ-bếch-kít-xtăng, Tác-gi-kít-xtăng và Tuyếc-mê-ni cũng tham gia chiến đấu.

        Sương mù chỉ bắt đầu tan vào khoảng 10 giờ sáng. Tư lệnh phương diện quân Ê-rê-men-cô đã phải nhiều lần hoãn lệnh pháo bắn chuẩn bị.

        Đến 9 giờ 30 thì pháo và súng cối bắt đầu bắn. Tiếng nổ rền cách sở chỉ huy của tập đoàn quân 62 từ 60 - 70 ki-lô-mét ở khu vực hồ Xác-pa.

        Các toán xung kích của chúng tôi cũng mở các trận đánh trong thành phố.

        Ngày 19 và 20 tháng mười một, bộ tham mưu phương diện quân vẫn băn khoăn về thái độ của địch: Liệu chúng có bắt đầu rút quân không?

        Nhưng tôi phải nói ngay là nếu Vôn Paơ-luỷt có quyết định rút quân thì hắn cũng khó lòng mà thực hiện được ý định ấy. Thoát khỏi đối phương bằng một cuộc rút lui có tổ chức trước ở cánh đồng phẳng là một chuyện, còn ở trong thành phố lại là một chuyện khác. Các vị trí đóng quân trong thành phố cài răng lược với nhau, các điểm tựa, ở đề kháng của chúng tôi và của địch đan lẫn nhau như đường bàn cờ.

        Cho đến giữa trưa ngày 20 tháng mười một, nói chung chưa có gì xác định rõ thái độ của địch.

        Các tài liệu rơi vào tay chúng tôi sau chiến tranh cho thấy là bộ tham mưu của tập đoàn quân 6, tuy đã có lệnh lúc đêm của Vôn oét-xơ, nhưng cho đến tận trưa ngày 20 tháng mười một vẫn chưa nhận thức được mức ghê gớm của tai họa sắp xảy ra. Vôn Pao-luýt không có thì giờ để hủy bỏ lệnh tiến công của hắn ngày 20 tháng mười một. Hắn lại còn tỉến công nữa!
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #146 vào lúc: 01 Tháng Chín, 2019, 05:12:16 am »


        Trưa ngày 20 tháng mười một, các đơn vị của phương diện quân Xta-lin-grát chọc thủng mặt trận địch. Lúc 13 giờ, quân đoàn cơ giới 4 tiến vào cửa mở. Đến 16 giờ, trên mũi tiến của mình, quân đoàn xe tăng 13 thọc sâu vào khu vực phòng ngự của địch. Đến 22 giờ, quân đoàn kỵ binh 4 cơ động tiếp theo sau quân đoàn cơ giới 4, phát triển tiến công về phía tây.

        Trưa ngày 20 tháng mười một, trong một cuộc họp của bộ tham mưu, Vôn Pao-Iuýt lần đầu tiên nói đến mối nguy cơ thực sự nghiêm trọng. Hắn thông báo cho đồng bọn là tình hình nguy kịch có thể xảy ra. Nhưng hắn còn dè dặt. Trong sự hỗn loạn chung, bị mất liên lạc luôn, trước những hoàn cảnh không quen thuộc đối với chúng, bọn tướng tá Đức vẫn chưa nhận ra được tình cảnh của chúng.

        Mãi tới chiều tối ngày 20 tháng mười một, mới bắt đầu truyền tới Vôn Pao-luýt những tin tức về sự thất bại hoàn toàn không những của các đơn vị Ru-ma-ni, mà của cả các đơn vị dự bị Đức nữa.

        Vôn Pao-luýt thay đồi sở chỉ huy, nhưng đêm 21 rạng ngày 22 tháng mười một, hắn lại buộc phải vội vã tìm một chỗ an toàn hơn.

        Chiều tối ngày 20 tháng mười một, ở cơ quan tham mưu tập đoàn quân 62, chúng tôi vẫn chưa có tin tức cụ thể về tình hình trong các khu vực tiến công của quân ta. Bộ tư lệnh chúng tôi làm bản sơ kết, nhưng mọi thứ đang còn biến động, vả lại còn phải tính đến nguy cơ lộ các tin tức vào tay địch.

        Chúng tôi không còn việc làm nào khác hơn là giam chân địch ở trong thành phố bằng các lực lượng mỏng yếu của chúng tôi. Chúng tôi đón đợi các lực lượng tiến công từ phía bắc xuống.

        Ngày 21 tháng mười một, chưa có một sự thay đổi nào trong thành phố. Sông Vôn-ga vãn tiếp tục đóng bẵng. Các bến phà không hoạt động được. Sương mù bao phủ và tuyết rơi. Ngay cả trong những lúc hửng trời ngắn ngủi giữa các trận tuyết rơi, cũng không thấy máy bay địch xuất hiện trên các trận địa của chúng tôi. Các trận giao tranh vẫn tiếp diễn ác liệt, nhưng trinh sát của chúng tôi phát hiện địch chưa có cuộc tập trung quân nào để tăng cường cho các hoạt động của chúng. Không cần dựa vào triệu chứng đó, chúng tôi cũng có thể nhận định được là cuộc tiến công của chúng tôi đã diễn ra có kết quả.

        Nhưng cũng trong thời gian đó, Vôn Pao-luýt, tư lệnh tập đoàn quân 6 cứ phải vội vã chuyển từ sở chỉ huy này sang sở chỉ huy khác, từ Ga-lu-bin-xcôi-e ra Triết-xcai-a Hạ, rồi sâu vào khu Gum-rắc. Trong bộ tham mưu của hắn, sự hoảng sợ đã bắt đầu thay cho sự hồi hộp, lo lắng.

        Ngày nay chúng tôi biết được là đêm khuya 21 tháng mười một, trong khi bộ tham mưu của tập đoàn quân 6 vội vã thay đổi vị trí chỉ huy về Triếc-xcai-a Hạ là nơi có điện đài của bộ tham mưu Đức, thì có điện của Hít-le gửi đến, nội dung như sau: « Lệnh cho tập đoàn quân 6 phải rút vào tư thế phòng ngự vòng cung và đợi các chỉ thị sau».

        Nếu Vôn Pao-luýt đã hình dung được quy mô của sự thảm bại vì bản thân hẳn rút được kinh nghiệm qua sức mạnh của các đòn đột kích của chúng tôi, thì ở tổng hành dinh Đức xa xôi, Hít-le hãy còn ảo tưởng về sức mạnh bất khả chiến thắng của quân đội quốc xã. Vôn Pao-luýt hoảng sợ thực sự.

        Hồng quân Liên Xô chưa khép chặt vòng vây thì 18 giờ ngày 22 tháng mười một, Vôn Pao-luýt đã dùng vô tuyến diện gửi một bức điện cho bộ tham mưu của cụm tập đoàn quân « B»: «Tập đoàn quân đã bị bao vây... Dự trữ nhiên liệu sắp cạn. Xe tăng và pháo, nặng trong trường hợp này sẽ phải nằm bất động. Tình hình đạn dược nguy ngập. Lương thực chỉ còn đủ ăn sáu ngày ».

        Khi báo cáo tình hình của tập đoàn quân 6, Pao-luýt đề nghị cho hẳn được tự do quyết định về việc rời khỏi Xta-lin-grát. Hít-le phản ứng ngay với ý định này của Pao-Iuỹt. Hẳn ra lệnh: «Tập đoàn quân 6 phải bố trí phòng ngự vòng cung và chờ cuộc phản công từ ngoài đến giải vây ».

        Cuối ngày 22 tháng mười một, chúng tôi nhận được nhiều tin tức báo rằng cuộc tiến công của chúng tôi đã diễn ra có kết quả.

        16 giờ ngày 22 tháng mười một, các đơn vị của quân đoàn xe tăng 4 của phương diện quân Tây-Nam, dưới quyền chỉ huy của tướng Cráp-chen-cô, và quân đoàn cơ giới 4 của phương diện quân Xta-lin-grát dưới quyền chỉ huy của thiếu tướng Vôn-xki, đã gặp nhau ở khu vực thôn Xô-viết-xki. Cuộc hợp vây kết thúc. Trong vòng vây có tập đoàn quân 6 và một phần lực lượng của tập đoàn quân xe tăng 4 Đức, tức là 22 sư đoàn, tổng cộng 330 ngàn tên.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #147 vào lúc: 01 Tháng Chín, 2019, 05:13:01 am »

   
2

        Xung quanh các sự kiện kết thúc bằng việc bao vây tập đoàn quân của Vôn Pao-luýt và theo sự đánh giá tình hình các ngày cuổi tháng mười một 1942, có những sự tranh cãi về lý thuyết nổi lên sau chiến tranh. Và cho đến bây giờ, một số nhà sử học phương Tây và một số tướng lĩnh cũ của Hít-le còn đưa ra nhiều giả thuyết, để thử đoán xem điều gì sẽ xảy ra nếu Hít-le đã để cho Vôn Pao-luýt được tự do quyết định việc rút lui, và nếu Vôn Pao-luýt rút được quân của hắn thoát khỏi vòng vây? Có lẽ cũng chả cần mất công tranh luận, nếu đằng sau những lập luận không lộ ra ý đồ biện minh cho học thuyết chiến tranh Đức và chính bản thân mình, bẵng cách đổ tất cả trách nhiệm về cuộc thảm bại lên đầu Hít-le và tính ngoan cố bảo thủ của hắn.

        Họ cho rằng Hít-le, và chỉ mình Hít-le thôi, cổ đủ quyền hạn rộng rãi của nhà độc tài, đã lôi họ đến thảo nguyên sông Đông, rồi đẩy họ tới sông Vôn-ga, và trong lúc nguy khốn, đã không tìm ra được giải pháp đúng đắn lại còn bác bỏ tất cả những đề nghị hợp lý.

        Tôi không tin là các tướng lĩnh Đức, trong giờ phút nguy kịch ấy, đã đưa ra được những đề nghị gì hợp lý. Để nghị hợp lý nhất đối với họ có lẽ là không nên gây chiến tranh chống Liên Xô. Tất cả các giả thuyết đều vô lý và tội lỗi, không những trước toàn thế giới, mà trước cả nhân dân mình, đất nước mình.

        Phải chăng là hợp lý khi kéo dài các đường liên lạc tiếp tế của mình xa các căn cứ tiếp tế chủ yếu, cách nước Đức hàng ngàn ki-lô-mét? Phải chăng là hợp lý trong khi hành binh vào vùng Cáp-ca-dơ lại tiến công cả vào một thành phố mà chúng tôi, những người Xô-viết, đã quyết tâm bảo vệ bằng tất cả lực lượng của mình ? Phải chăng là hợp lý khi cái tập đoàn quân ấy đã mắc vào các cuộc chiến đấu trên đường phố, lại vẫn tiếp tục tung ra các đợt xung phong, hết đợt này đến đợt khác, để đến nỗi bị thiệt hại to lớn và làm yếu cả bên sườn mình ? Vôn Pao-luýt bấy giờ đã không gửi đi các bức điện báo động, về những gì đã xảy ra trong tháng mười một, do các chiến sĩ bảo vệ Xta-lin-grát chuẩn bị từ tháng tám, tháng chín và qua các trận giao tranh ác liệt và đẫm máu trên đường phổ trong tháng mười. Lúc đó đã có thể dự kiến trước được diễn biến của tình hình.

        Cuộc phản công của bộ đội chúng ta trên sông Vôn-ga đã được tất cả các tập đoàn quân ở hưởng Xta-lin-grát, được cả nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, chuẩn bị.

        Chúng ta hãy trở lại những ngày gay go tháng mười một.

        Cuộc phản công của phương diện quân Tây-Nam và phương diện quân sông Đông đã bắt đầu ngày 19 tháng mười một. Vôn Pao-ỉuýt vẫn chưa cho báo động. Hắn lại còn chuẩn bị để tiến công.

        Ngày 19 tháng mười một, các tướng lĩnh Đức chưa nghĩ đến thất bại.

        Ngày 20 tháng mười một, phương diện quân Xta-lin- grát phản công. Ỹ đồ của Bộ chỉ huy Liên Xô, kẹp trong gọng kìm toàn bộ cụm quân địch ở Xta-lin-grát đã bộc lộ rõ. Nhưng họ vẫn chưa kêu la gì về sự bị bao vây và thảm bại cả. Họ vẫn chưa tin là chúng tôi đã chuẩn bị cho những cuộc tiến công lớn, trong những địa bàn chiến thuật nhỏ hẹp.

        Vôn Pao-luýt và bộ tư lệnh cụm quân «B» tính toán là họ có thể thoát hiểm bằng chính sức họ. Lúc đó chưa có lệnh của Hít-le phải phòng ngự vòng cung và Pao- luýt tung ngay các lực lượng dự bị vào trận, tuy rằng lúc đó các xe tăng Xô-viết đang nhanh chỏng khép chặt vòng vây.

        Đến ngày 22 tháng mười một, hắn mới dùng vô tuyến điện báo cho quân hắn biết thảm họa thì đã chậm quá rồi! Ngày 23 tháng mười một vòng vây đã khép kín.

        Lúc đó làm gì đây? Rút quân khỏi Xta-lin-grát ư? Hay chọc thủng vây ?

        Có thể đặt cho họ câu hỏi: Trong các điều kiện ở Xta-lin-grát, trong các điều kiện chiến đấu trên đường phố, họ hình dung việc rút quân của họ như thế nào?

        Quân của Pao-luýt muốn rút sẽ phải bỏ lại tất cả các phương tiện cơ động, tất cả các vũ khí nặng, tất cả pháo của họ. Chúng tôi sẽ để cho họ chạy qua một lưới lửa dày đặc đến nỗi rất ít người có thể thoát khỏi thành phố đổ nát hoang tàn này.

        Nhưng tập đoàn quân của Vôn Pao-Iuýt không phải là hoàn toàn bị vây hết trong thành phố. Hắn còn nhiều đơn vị ở xung quanh. Hắn có thể tập trung các đơn vị đó vào một khu vực hẹp của mặt trận và đánh một đòn vào ngày 23 hay 24 tháng mười một để phá vây. Cứ cho là hắn chọc được vòng vây và, bỏ lại tất cả các phương tiện, bỏ lại pháo, hắn ra được tới nơi tráng địa. Nhưng chính Vôn Pao-luýt cũng đã thú nhận là nhiên liệu của hẳn sắp cạn.

        Tuyết, gió bão, đất đóng băng cứng lạnh, lại còn các đòn của Hồng quân nữa. Trong những điều kiện như vậy, cái gì sẽ xảy ra cho tập đoàn quân 6 ? Na-pô-lê-ông tháo chạy ở Mát-xcơ-va đã mất cả đạo quân vỉẽn chinh của mình trước khi tới sông Bê-rê-di-na. Vôn Pao-Iuýt sẽ mất đạo quân của mình ở trong thảo nguyên chắc chắn là sớm hơn thế.

        Thay vào quyết định đó, Hít-le đã đòi hòi các tướng lĩnh của hắn phải phòng ngự vòng cung và chống giữ đến cùng. Hít-le cho rằng khi tiến công vào các sư đoàn bị bao vây đông tới trên 30 vạn người, Liên Xô sẽ bị giam hãm năm tập đoàn quân binh chủng hợp thành của mình. Nhưng ngược lại, năm tập đoàn quân ấy trên địa bàn tác chiến lại đã tăng cường cho cuộc tiến công của chúng ta lên rất nhiều, cho chúng ta khả năng đánh một đòn vào Rô-xtốp trên sông Đông và chia cắt cả cụm quân «A» ở Cáp-ca-dơ và nhốt chúng vào một cái túi cũng sâu rộng như của tập đoàn quân của Vôn Pao-luýt. Tập đoàn quân của Vôn Pao-luýt còn cầm cự được từ ngày 23 tháng mười một cho đến ngày 2 tháng hai. Trong thảo nguyên nó sẽ bị đánh tan, bị tiêu diệt và bị bắt sống chi trong vài ngày. Không phải chỉ có Hít-le mà cả các tướng lĩnh của hẳn phải chịu trách nhiệm hoàn toàn và đầy đủ về thảm họa của binh lính Đức ở Xta-lin-grát.

        Tôi không tự đề ra cho mình nhiệm vụ tả lại bức tranh đầy đủ về cuộc phản công của Hồng quân Liên Xô trong khu vực Xta-Iin-grát. Cuộc phản công đó diễn ra như thế nào, những người đã tham gia vào trận phản công đã kể lại. Nhìn chung các sự kiện đã diễn ra như sau.

        Sau khi đã khép vòng vây cụm quân địch ở Xta-lin- grát, Hồng quân Liên Xô tiến hành ngay việc tạo ra một chính diện bao vây vòng ngoài, bằng cách phát triển cuộc tiến công đã bắt đầu.

        Cuối ngày 23 tháng mười một, các đơn vị bộ binh của tập đoàn quan Cận vệ 1 và tập đoàn quân xe tăng 5 của phương diện quân Tây-Nam thọc ra phòng tuyến giữa các sông nhánh Cri-u-cha và Tria-rơ, và thành lập ở đây một trận địa phòng thủ kiên cố.

        Các đơn vị của tập đoàn quân 51 và của quân đoàn ky binh 4 của phương diện quân Xta-lin-grát tiến về phía trước, đánh vào tuyến phòng thủ Grô-mô-xláp-ca — Ắc -xai — U-man-xê-vô, phía đông làng Xa-đô-vôi-ê. Nhờ các hoạt động này, việc bao vây quân địch được bảo đảm ở phía tây cũng như ở phía nam.

        Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh tối cao dự kiến quân địch  sẽ cố gắng phá vây, đã kịp thời có các biện pháp tăng cường lực lượng trên hướng nguy hiểm mà từ đó, cụm tập đoàn quân « Đông » của dối phương mới vội vã tổ chức ra, có thể xuất phát tiến công. Cố gắng giải vây cho Vôn Pao-Iuýt đã thất bại, cụm tập đoàn quân mới của địch bị thất trận. Vòng vây vẫn vững chắc.

        Trận Can của thế kỷ XX như vậy là một thẳng lợi có tính chất kinh điển của nghệ thuật chiến tranh.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #148 vào lúc: 01 Tháng Chín, 2019, 05:16:57 am »


3

        Nhưng chúng ta hãy trở lại với các sự kiện trên mặt trận của tập đoàn quân 62.

        Tôi đã nói ở trên là chúng tôi bị cắt với tả ngạn. Tình hình đó làm chúng tôi tê liệt, không cho chúng tôi triển khai được các hoạt động.

        Tôi ghi lại vài trích đoạn các báo cáo của tập đoàn quân 62 gửi lên bộ tham mưu phương diện quân:

        «24 tháng mười một. Tàu, thuyền không tới được đầy đủ. Kế hoạch vận chuyển đã bị trục trặc trong ba ngày. Các đồ tiếp tế dự kiến không đưa được tới bờ. Các đơn vị thiếu nghiêm trọng đạn dược và lương thực. Đoàn tàu xuất phát từ bến Tu-mắc trên tả ngạn sông Vôn-ga, chờ các phân đội của trung đoàn bộ binh 90 không kiếm ra đường len lỏi qua các tàng băng và phải quay lại. Nước sông đóng băng đã làm gián đoạn liên lạc với tả ngạn.

        27 tháng mười một. Nhánh sông Vôn-ga ở phía đông các đảo Ga-lốt-nưi và Xác-pin-xki bị tắc bởỉ các tảng băng dày đến nỗi bến đò Tu-mắc không hoạt động được và không một tàu, thuyền nào đến được. Việc tiếp tế đạn dược và chuyển thương binh phải ngừng lại.

        Ngày 10 tháng mười hai. Sông Vôn-ga bị hoàn toàn đóng băng. Thuyền đi qua các tảng băng rất khó khăn. Trong suốt 24 giờ, chỉ đưa sang hữu ngạn được có 20 tấn đạn và 27 tấn lương thực».

        Bộ tư lệnh phương diện quân tổ chức đưa qua sông đạn dược và chủ yếu là lương thực bằng các máy bay PO-2. Nhưng các máy bay này cũng không làm được gì nhiều vì phải thả đồ tiếp tế trên một bãi đất chỉ rộng có khoảng 100 mét. Chỉ cần một tính toán sai lầm nhỏ là đồ tiếp tế sẽ rơi xuõng sông Vôn-ga hoặc vào vị trí địch.

        Việc tiếp tế đạn dược, lương thực giảm sút từng ngày, mà băng vẫn tiếp tục trôi xuôi dòng Vôn-ga và hình như không có lúc nào chấm dứt.

        Cuối cùng, ngày 16 tháng mười hai, vào khoảng 4 giờ sáng, tiếng vang bất ngờ của băng vỡ đập vào bờ thu hút sự chú ý của tất cả mọi người. Các ủy viên Hội đồng quân sự lúc đó đang ăn sáng trong một cái hầm cải tạo thành nhà ăn. Nghe thấy tiếng vang động bất ngờ ấy, chúng tôi chạy cả ra bờ sông và trông thấy từ phía sau đảo Dai-xép-xki trôi ra một tảng băng khồng lồ. Phá vỡ tất cả những gì trên đường trôi, tảng băng này nghiền nát và lộn ngược những tảng nước đá lớn bé, và đè nát những cọc gỗ lạnh cứng như những cọng rơm. Cảnh tượng thật là ngoạn mục. Tảng băng, hay đúng ra là khối băng khổng lồ ấy nằm chắn suốt chiều ngang sông Vôn-ga, nên bị cản và trôi chậm lại. Chúng tôi hồi hộp chờ đợi xem tảng băng ấy có dừng lại không, chúng tôi sẽ có một cái cầu thiên nhiên hay lại phải dùng đến thuyền, hay cảnh vang trên sông tiếng la hét, tiếng kêu cứu của những người đang sắp bị chết đuối và bị băng va phải...

        Nhưng tảng băng khổng lồ đã dừng lại đối diện với cái hầm của chúng tôi trong niềm vui sướng của mọi người. Tôi gọi ngay các sĩ quan chỉ huy bộ đội công binh và ra lệnh, chuẩn bị hai hoặc ba toán chiến sĩ đem theo sào và dây chão và đưa họ sang bên kia sông, sang tả ngạn sông Vôn-ga. Nhiệm vụ rất đơn giản: đi qua đi lại trên băng để thử độ vững chắc của băng.

        Các chiến sĩ công binh đã đi rồi. Bóng tối dày đặc hơn. Tất cả chúng tôi đều nóng lòng chờ đợi, người nào cũng đi ra đi vào nhiều lượt tới bờ sông và lắng tai nghe xem có tiếng băng lại tiếp tục trôi không.

        Toán công binh thứ nhất trở về lúc 9 giờ tối, lượt đi cũng như lượt về không gặp trở ngại gì Chúng tôi thấy nhẹ cả người. Đã liên lạc được với đất liền hậu phương!

        Ngày hôm sau có bản thông cáo bổ sung : «Kể từ sáng ngày 17 tháng mười hai, việc đi lại trên sông Vôn-ga đã được bảo đảm bằng hai đường lát gỗ trên băng ».

        Tình hình phức tạp trên sông Vôn-ga như vậy làm chậm trễ việc thực hiện các nhiệm vụ của tập đoàn quân. Tuy nhiên, tranh thủ mọi thời cơ thuận tiện, mọi sơ hở của địch, chúng tôi vẫn đánh địch, chiếm lại của chúng từng thước đất đai quê hương.

        Nhưng tập đoàn quân không thể tiêu diệt quân địch đã thọc được ra sông Vôn-ga trong khu vực nhà máy Chiến Lũy chỉ đơn thuần bằng các cuộc tiến công của các trung đoàn bộ binh. Chúng tôi không có xe tăng và lực lượng dự bị.

        Làm thế nào đây ? Làm thế nào đến chi viện cho sư đoàn của Li-út-ni-cốp ? Các khẩu pháo bố trí bên tả ngạn sông Vôn-ga vẫn còn có ích cho chúng tôi. Chúng tôi quyết định tiêu diệt quân địch bàng hỏa lực pháo binh. Nhưng thực hiện phương án này cũng có khó khăn. Cần phải tập kích hỏa lực rất chính xác vào từng vị trí của địch, cần phải có những trắc thủ, xạ thủ pháo và súng cối loại ưu tú. Chúng tôi có những trẳc thủ và xạ thủ như vậy, nhưng từ bên hữu ngạn lại khó mà chỉnh được tầm bắn: liên lạc điện thoại qua sông bị băng làm đứt luôn, còn liên lạc vô tuyến điện thì xẩu.

        Chúng tôi chú ý thấy trên trận địa của địch từ bắc xuống nam, từ sông Vôn-ga đến tuyến một có những tiêu điểm rất rõ trên tả ngạn. Như vậy là quân Đức bố trí trên một hành lang rộng 600 đến 800 mét. Các pháo thủ của chúng tôi từ bên tả ngạn nhìn thấy rất rõ hành lang đó và có thể hiệu chỉnh chính xác tầm bắn vào các hỏa điểm của địch. Việc chỉnh pháo thực hiện được nhờ sự giúp đỡ của các quan sát viên phụ nằm bên hữu ngạn. Họ theo dõi, xác định các mục tiêu, độ lệch của các điểm đạn rơi. Các phần tử đó đều được thông báo cho đài quan sát pháo binh, đến lượt các đài này lại truyền xuống các khẩu đội.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #149 vào lúc: 02 Tháng Chín, 2019, 08:50:16 am »

   
4

        Các đơn vị bộ binh của Li-út-ni-cốp và Gô-rích-nưi theo đối kết quả bắn của pháo binh, tiếp cận địch cho đến tầm có thể ném lựu đạn được. Theo pháo hiệu, pháo binh ngừng bắn và bộ binh gồm chủ yếu là các toán xung kích xung phong đánh vào quân địch ẩn núp trong các lô cốt và hầm ngầm. Cứ như thế bộ đội ta bắt đầu xông lên. Cuộc chiến đấu kéo dài rất ác liệt.

        Để hình dung được các cuộc chiến đấu đó, tôi ghi lại vài trích đoạn các'thông cáo của tập đoàn quân:

        « Ngày 21 tháng mười hai: Sư đoàn Li-út-ni-cốp từ 5 giờ sáng đã tiếp tục tiến công vào hướng tây- nam. Mặc đầu quân địch chống cự rất quyết liệt, bộ đội ta đã chiếm được bốn ngôi nhà trên sườn phải của địch và tiến được từ 100 đến 120 mét. Ba cuộc phản kích của địch bị đánh lui. Ta đoạt được năm khẩu súng máy và bắt được hai tù binh thuộc trung đoàn 578 của sư đoàn bộ binh 305.

        Sư đoàn của Gô-rich-nưi tiến công từ 5 giờ sảng vào hướng tây-bắc. Đè bẹp sự kháng cự ngoan cố của địch, sư đoàn đã bao vây và tiêu diệt nhiều vị trí của chúng. Sau trận giao chiến giáp lá cà, sử dụng rất nhiều lựu đạn các đơn vị của sư đoàn đã chiếm được trạm biển thế điện mà quân địch đã biến thành điểm tựa phòng ngự. Quân ta chiếm được sáu hầm có mái và hai lô cốt dã chiến. Cuộc chiến đấu vẫn tiếp diễn. Quân địch cố găng khôi phục lại tình hình bằng cách tổ chức nhiều cuộc phản kích nhưng đều bị đánh bại.

        Ta đoạt được 3 trung liên, 6 tiểu liên, 35 súng trường, 380 lựu đạn, phá hủy 4 lô cốt dã chiến. Trong các hầm, địch bỏ lại 40 xác chết.

        Ngày 23 tháng mười hai. Sư đoàn Li-út-ni- cốp tiếp tục tiến công vào hướng tây-nam. Quân địch chống cự kịch liệt, tiến hành hai cuộc phản kích với lực lượng trên hai đại đội. Các cuộc phản kích này đều bị đánh bại và bị thiệt hại lớn. Ta đã chiếm lại được hai ngôi nhà, trong một ngôi nhà địch bỏ lại 30 xác chết. Các toán xung kích tiếp tục chiến đấu để chiếm lại một tòa nhà vuông lớn trên bờ sông Vôn-ga.

        Sư đoàn Gô-rích-nưi tiếp tục tiến công vào hướng tây-bắc. Mặc dầu quân địch chống cự mạnh, bộ đội ta vẫn tiến được từ từ. Đã liên lạc được trực tiếp với sư đoàn Li-út-ni-cốp ».

        Hôm sau, ngày 24 tháng mười hai, theo lệnh của Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh tối cao, các sư đoàn bị kiệt sức nặng trong các cuộc giao chiến liên tục — sư đoàn 112 của Éc-môn-kin, sư đoàn 193 của Xmê-khốt-vô-rốp, sư đoàn Cận vệ 37 của Giô-lu-đép và hai lữ đoàn bộ binh được chuyển sang làm lực lượng dự bị, để tổ chức củng cố lại. Theo thủ tục chung, các chỉ huy sư đoàn, lữ đoàn và cả các trung đoàn trưởng, trước khi rủt sang tả ngạn sông Vôn-ga đều đến trình diện ở sở chỉ huy tập đoàn quân để chào từ biệt. Cuộc chia tay giữa những người bạn, và hơn nữa giữa những người bạn chiến đấu thật là buồn. Khi chào từ biệt nhau, chúng tôi nhắc lại những thử thách chung, nhớ lại từng trận đánh, từng trận phản kích. Việc rời khỏi tập đoàn quân những cán bộ chỉ huy đã chung sống với chúng tôi trong nhiều ngày khố khăn gian khổ, gợi cho tôi những kỷ niệm thật buồn. Khi chia tay họ, tôi hình dung lại trong tâm trí các đơn vị của họ đã đến phòng thủ thành phố, đầy đủ, kiêu hãnh với các nhiệm vụ nguy hiểm được giao, dũng cảm và kiên quyết, vừa tới bến đò sông Vôn-ga là đã bắt tay vào hành động ngay.

        Mỗi sáng, Hội đồng quân sự lại nhận được một báo cáo về số thương binh được đưa từ bên kia sông sang, thuộc đơn vị nào, để biết được bao nhiêu chiến sĩ bộ binh, chiến sĩ súng máy, súng cối, bao nhiêu chiến sĩ xe tăng, pháo binh, liên lạc mà tập đoàn quân đã mất. Và quân sổ tập đoàn quân mỗi ngày một giảm đi do bị tổn thất, nhưng như vậy không hề có nghĩa là sức chiến đấu của tập đoàn quân giảm sút. Ngược lại, tập đoàn quân trở nên mạnh hơn: sau khi đẩy lui mọi cuộc tiến công của địch, lòng tin của bộ đội lại vững chắc hơn. Chúng tôi đã thu được nhiều kinh nghiệm trong chiến đấu.

        Tôi còn nhớ sư đoàn 112 của I. Xô-lô-gúp đã chiến đấu chống quân xâm lược Đức ngay từ bên kia sông Đông, trên sông Tria-rơ. Lúc đó, là một bộ phận của tập đoàn quân 64, sư đoàn này đã đẩy lui cuộc tiến công của quân đoàn 51 của Vôn Pao-luýt. Sư đoàn đã không chịu lùi một bước. Sau đó, sư đoàn chiến đấu vẫn dũng cảm như vậy trên bờ sông Đông, nơi chỉ huy sư đoàn, đại tá I-van Pê-tơ-rô-vích Xô-Iô-gúp đã anh dũng hy sinh.

        Tôi như còn thấy mãi trước mắt người chỉ huy cao lớn, dáng dấp hùng dũng, người con trung thành của nhân dân Liên Xô, không chịu cúi đầu trước bom đạn địch.

        Tôi nhớ lại thời gian cuối tháng bảy 1942. Đó là ngày hè nóng nực. Xô-lô-gúp và tôi ở trên điểm cao 116,6, phía bắc thị trấn Rích-cốp-xki trên hữu ngạn sông Đông. Tôi giao nhiệm vụ cho sư đoàn. Bỗng nhiên quân địch, chắc đã phát hiện thấy chúng tôi, bắn vào điểm cao bằng pháo 150mi-li-mét. Góc bắn của làn đạn cứ thu hẹp dần lại phía chúng tôi. Đã trồng thấy đạn nổ ngay trên đỉnh điểm cao. Tôi đề nghị đồng chí đại tá trở về cơ quan tham mưu của mình. Đồng chí nhìn tôi và nói:

        — Thế còn đồng chí thì sao? Sao tôi lại có thể rời khỏi điểm cao này trước đồng chí được? .

        Tôi nói cho đồng chí yên tâm rằng đây không phải là một sự tháo lui, mà là trở lại đơn vị để nắm tình hình các chiến sĩ của mình, để đưa họ tiến lên phía trước.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM