Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 17 Tháng Tư, 2024, 03:50:49 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Xta-lin-grát trận đánh của thế kỷ  (Đọc 13537 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #50 vào lúc: 14 Tháng Bảy, 2019, 05:49:07 pm »


        Lúc ấy có tin báo, trung đoàn xung kích đang tiến hành phản kích đã bị mất nhiều sĩ quan và không có chỉ huy. Chúng tôi không còn lực lượng dự bị nào nữa. Lực lượng cuối cùng là đội cảnh vệ của sở chỉ huy và các sĩ quan, nhân viên tham mưu cũng đã tham gia chiến đấu. Tiếng động cơ máy bay Đức và tiếng bom đạn nổ dội vào trong hầm.

        Cố gắng xem có được lực lượng dự bị nào nữa không, tôi gọi đại tá sư đoàn trưởng Xa-ra-ép đến. Đồng chí là chỉ huy thành đội và sư đoàn của đồng chí chiếm giữ các trung tâm phòng thủ và các điểm tựa đã chuẩn bị sẵn trong thành phố. Theo đồng chí Crư-lốp, thi đại tá Xa- ra-ép coi mình là đơn vị độc lập và chấp hành mệnh lệnh của tập đoàn quân không sốt sắng lắm.

        Đồng chí báo cáo cho tôi khá chi tiết về tình hình sư đoàn, các khu vực phòng thù của các đơn vị đồng chí, tình hình trong thành phố và trong các khu nhà ở của công nhân.

        Tôi biết các vị trí phòng thủ cơ bản là các lô cốt nhỏ, chỉ được trang bị tới 25 — 30 phần trăm, nên không có sức kháng cự đáng kể. Tôi đã nhìn thấy một số công sự, đặc biệt là các chiến lũy, không thể làm điểm tựa để chiến đấu với quân thù.

        Tôi hỏi đại tá Xa-ra-ép về việc sư đoàn của đồng chí đã phối thuộc với tập đoàn quân và đồng chí phải phục tùng không điều kiện mọi yêu cầu của Hội đồng quân sự có gì chưa được rõ ràng? Đồng chí Xa-ra-ép trả đồng chí là chiến sĩ của tập đoàn quân 62.

        Nhưng cũng không thể lấy nổi một đơn vị nào của đồng chí để làm lực lượng dự bị ngăn chặn địch, vì không thể  rút các đơn vị ấy khỏi điểm tựa. Một số đơn vị tự vệ vũ trang bảo vệ các nhà máy và các khu phố, cùng với các chỉ huy của họ, đều thuộc sự điều động của đồng chí Xa-ra-ép. Các đơn vị đó gồm công an nhân dân, lính cứu hỏa và công nhân, quân số tới 1500 người. Họ chỉ thiếu súng đạn thôi. Tôi ra lệnh chọn các tòa nhà vững chắc trong trung tâm thành phố làm điểm phòng thủ, bố trí ở mỗi tòa nhà 50 đến 100 người dưới quyền chỉ huy của các cán bộ đảng viên, đào công sự chiến đấu và giữ các điểm tựa đó cho đến cùng. Sau khi nhắc lại, sư đoàn và các đơn vị vũ trang của đồng chí sẽ được tiếp tế vũ khí và đạn dược, tôi yêu cầu đồng chí Xa-ra-ép giữ liên lạc thường xuyên với sở chỉ huy của tôi.

        Sau đó, đồng chí chỉ cho tôi trên bản để thành phố các mục tiêu quan trọng nhất phải phòng giữ, và tôi tán thành các đề nghị của đồng chí.

        Đồng chí Xa-ra-ép, với cương vị sư đoàn trưởng, và nhất là cương vị cán bộ chỉ huy thành đội, biết rất rõ thành phố và đường liên lạc với các mục tiêu công nghiệp của thành phố, nên đã giúp đỡ tôi rất nhiều việc tổ chức các đơn vị vũ trang tự vệ trong các nhà máy và ở tòa nhà kiên cố. Nhân dân thành phố chiến đấu sát cánh với các chiến sĩ tập đoàn quân 62 chống quân xâm lược cho đến lực lượng cuối cùng. Tổ quốc, Xta-lin-grát sẽ không bao giờ quên họ.

        Đồng chí Crư-lốp thấy tôi nói chuyện với Xa-ra-ép xong, liền kéo Xa-ra-ép về chỗ mình để tổ chức đường liên lạc vững chắc cho việc thông báo và chỉ huy.

        Thông tin liên lạc với các đơn vị bị đứt luôn, nên đồng chí Gu-rốp và tôi phải nhiều lần rời khỏi hầm, ra phố Pu-xkin để theo tiếng súng nổ mà phán đoán xem cuộc giao chiến chỉ cách chúng tôi 400 — 500 mét, đang diễn ra ở hướng nào.

        Các nhà sử học đã lưu ý thấy, trong một số trận đánh lớn, những người chỉ huy lỗi lạc chỉ cần có thêm một tiểu đoàn thôi là đã có thể chiến thắng. Tôi nghĩ rằng trong những ngày này, Vôn Pao-luýt có thừa số tiểu đoàn cần thiết để cắt đôi tập đoàn quân 62 và tiến ra sông Vôn-ga. Nhưng sự dũng cảm của bộ đội ta đã làm thất bại mọi cố gắng của chúng.

        Trước lúc trời tối, đồng chí Khốp-cô, chỉ huy !ữ đoàn xe tăng đến chỗ tôi báo cáo là chiếc xe tăng cuối cùng của đồng chí đang bị pan ở gần ga, chỗ đường xe lửa tránh nhau.

        — Làm thế nào đây ? Đồng chí hỏi.

        Chúng tôi nghiên cứu tình hình. Chiếc xe tăng tuy bị hư nhưng vẫn có thể bắn được. Ngoài ra trong lữ đoàn còn khoảng một trăm người có tiểu liên và súng ngắn.

        — Đồng chí hãy quay lại, tôi ra lệnh. Hãy tập họp mọi người lại và giữ lẩy ngã tư cho đến khi sư đoàn Cận vệ 13 tới. Nếu không...

        Đồng chí hiểu ý tôi, quay trở lại, thực hiện mệnh lệnh, và sau đó ít lâu, như mọi người đã biết, đồng chí Khốp-cô đã hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất săc.

        Đến tối, cuộc chiến đấu bắt đầu lắng dịu. Các máy bay Đức hoạt động trên trời ít hơn. Tôi mất nhiều thời gian ngồi bên máy điện thoại để hỏi xem các đơn vị của sư đoàn Cận vệ 13 ở đâu và đang làm gì, việc chuẩn bị qua sông thế nào? Và cùng với các sĩ quan tham mưu sơ kết trận chiến đấu trong ngày.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #51 vào lúc: 14 Tháng Bảy, 2019, 05:49:28 pm »


        Tình hình hơi bi đát. Quân địch đã tới được chân đồi Ma-mai-ép, tới đường sắt chạy vào ga chính, nhưng chúng tôi vẫn giữ được ga. Ở trung tâm thành phố, có một số lính tiểu liên Đức lọt qua hệ thống phòng thủ thưa thớt của chúng tôi, đã chiếm được một số căn nhà.

        Các đơn vị chống giữ ở khu giữa tập đoàn quân, gần như bị tiêu diệt hết. Đài quan sát của tập đoàn quân trên đỉnh đồi Ma-mai-ép đã bị bom địch phá hủy.

        Ở cánh trái của tập đoàn quân, các cuộc tiến công của địch đã bị đẩy lùi, nhưng địch đang tập hợp lực lượng, tiến hành trinh sát và đang chuẩn bị một cuộc tiến công mới.

        Xét tình hình chung của bộ đội, tôi thấy không thể đòi hỏi Hội đồng quân sự cấp trên giúp đỡ gì thêm, vì biết rằng Hội đồng quân sự cấp trên đã làm hết sức mình để cho tình hình bớt căng rồi. Trong đêm 15 tháng chín, tất cả các bến qua sông Vôn-ga đã chuẩn bị sẵn sàng. Sư đoàn Cận vệ 13 tiến hành vượt sông.

        CÁC SĨ quan và nhân viên cơ quan tham mưu tập đoàn quân suốt đêm đó không ai chợp mắt : người lên tuyến một lo củng cố các đơn vị sẵn sàng chiến đấu, người chỉ huy  chiến đấu ở quanh khu nhà các chuyên viên và nhà ga để bảo đảm cho các đơn vị của sư đoàn Cận vệ 13 qua sông, người ra khu vục cảng chính đón các tiểu đoàn vượt sông và dẫn họ đi qua các đường phố đầy gạch ngói đồ nát lên tuyến một.

        Trong đêm, chỉ qua sông được hai trung đoàn 34 và 42. Trời sáng và máy bay địch xuất hiện làm cản trở việc tiếp tục vượt sông. Các trung đoàn lập tức đến chiếm lĩnh khu vực giữa thành phố, từ khe « Dốc đứng » đến nhà ga. Tiểu đoàn 1 của trụng đoàn 42 được điều đến giữ nhà ga. Đồi Ma-mai-ép do một tiểu đoàn của sư đoàn đồng chí Xa-ra-ép, và các đơn vị nhỏ lẻ của sư đoàn bộ binh 112 của đồng chí Éc-môn-kin cùng giữ. Bên trái nhà ga, phía tây-nam, các bộ phận còn lại của lữ đoàn xe tăng, trung đoàn xung kích và của lữ đoàn bộ binh 42 của đồng chí Ba-tơ-ra-cốp giữ. Các khu vực khác không có gì thay đổi.

        Sáng ngày 15 tháng chín, quân địch tiến công theo hai hướng: các đơn vị của các sư đoàn bộ binh 295, 76 và 71 có xe tăng yểm trợ tiến vào khu giữa của tập đoàn quân, nhà ga và đồi Ma-mai-ép; các sư đoàn xe tăng 24, 14 và sư đoàn bộ binh 94 tiến vào ngoại ô Mi-nin trên sườn trái. Bên sườn phải tương đối yên tĩnh. Mở màn cuộc tiến công là một cuộc oanh tạc mãnh liệt của không quân, rồi sau đó, trên các vị trí của chúng tôi không lúc nào ngớt máy bay địch bay lượn, bắn phá.

        Cuộc giao tranh ngay lúc đó bất lợi cho chúng tôi. Các đơn vị mới của sư đoàn Rô-dim-xép vừa đến lúc đêm, chưa có thời gian để định hướng và làm công sự thì đã bị ngay quân địch đông hơn tiến công. Không quân Đức giội bom như giã gạo xuống tất cả nhưng gì có trong phố. Các trận chiến đấu ác liệt diễn ra ở nhà ga và ngoại ô Mi-nin. Trong ngày, nhà ga đổi ,chủ tới bốn lần, nhưng đến đêm thì lại ở trong tay bộ đội ta. Các ngôi nhà của các chuyên viên, mặc dù trung đoàn 34 của sư đoàn Rô- đim-xép cùng xe tăng của lữ đoàn xe tăng hạng nặng phản kích, nhưng vẫn ở trong tay quân Đức. Lữ đoàn bộ binh của đại tá Ba-tơ-ra-cốp và các phân đội của sư đoàn Xa-ra-ép bị thiệt hại nặng, bị đẩy tới Lét-xơ-pa- xa-đốt-chơ-nai-a. Sư đoàn bộ binh Cận vệ của V. Đu-bi- an-xki và một số phân đội của các đơn vị khác cũng bị thiệt hại nặng, phải rút về ranh giới phía tây thành phố, ở nam sông Xa-rít-xa.

        Cho đến tới ngày 15 tháng chín, khó mà nói đúng được đồi Ma-mai-ép ở trong tay ai, vì tin tức nhận được trái ngược nhau. Một số lính tiểu liên của địch đã theo dọc sông Xa-rít-xa tiến đến tận cầu xe lửa và bắn vào sở chỉ huy của chúng tôi. Đội cảnh vệ của sở chỉ huy tập đoàn quân đã buộc phải nghênh chiến. Ngoài ra, để tránh bom và đạn pháo địch bắn không lúc nào ngớt, một số người đã ùn vào đường hầm ban đêm, mặc dù ở các lối ra vào đã có cảnh vệ kiểm soát chặt chẽ. Người của các cơ quan thông tin tập đoàn quân, của tiểu đoàn cảnh vệ, sĩ quan liên lạc các đơn vị, cả những lái xe nữa, bước qua cửa hầm, nói là có việc khẩn cấp, thế rồi ở lại không ra nữa. Hầm không có thông gió nên rất ngột ngạt khó thở, nhất là về đêm, đã có người bị ngất đi. Chúng tôi phải lần lượt thay nhau ra ngoài để dễ thở một chút. Phía nam sông Xa-rit-xa, các khu phố bốc cháy. Đạn tiểu liên Đức réo trên đầu và sát chân chúng tôi. Nhưng không tài nào ở mãi trong cái hầm ngột ngạt ấy được.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #52 vào lúc: 15 Tháng Bảy, 2019, 05:34:34 pm »


        Đêm đó, tất cả chúng tôi đều lo lẳng về số phận đồi Ma-mai-ép. Nếu địch chiếm được đồi, chúng sẽ khống chế được toàn thành phố và sông Vôn-ga. Tôi ra lệnh bằng mọi cách phải đưa được trung đoàn 39 của đồng chí I-e-lin qua sông Vôn-ga, để tảng sáng trung đoàn có thể  chiếm lĩnh được vị trí ở đồi Ma-mai-ép và bằng bất cứ gía nào cũng phải giữ vững được đỉnh đồi.

        Chỉ huy tập đoàn quân từ mội căn hầm kín và lại nằm trong một cái khe, nên tôi lệnh cho tướng Pô-giác-xki đưa một bộ phận thông tin và cơ quan tham mưu pháo binh, tổ chức một sở chỉ huy phụ trên bờ sông Vôn-ga, ở gần cảng đối diện với bờ nam của đảo Cai-xép-xki. Sở chỉ huy này làm nhiệm vụ chuyển tiếp giữa cơ quan tham mưu tập đoàn quân và các đơn vị giữ sườn phải.

        Trong các trận chiến đấu ngày 15 tháng chín, địch chết hơn hai ngàn tên. Sổ bị thương cao hơn gấp ba, bốn lần. Trong các ngày 14 và 15 tháng chín, quân Đức mất tổng cộng khoảng 8 đến 10 ngàn người và 54 xe tăng bị bắn cháy. Các đơn vị của ta cũng bị thiệt hại nặng về người, phương tiện và phải lùi. Khi tôi nói bị thiệt hại nặng phải lùi, thì không có nghĩa là bộ đội rút lui theo lệnh một cách có tổ chức từ vị trí này về vị trí khác, mà có nghĩa là các chiến sĩ ta lẻ tẻ, chứ cũng không thành đơn vị nhỏ nữa, bò thoát dưới các xe tăng để tới các vị trí gần đó với các thương tích, rồi được tổ chức lại thành các tiểu đội, trung đội, được tiếp tế đạn được và tiếp tục trở lại chiến đấu.

        Bọn Đức hiểu rằng chúng không thể chiếm ngay được thành phố một cách dễ dàng, nên về sau chúng hành động thận trọng hơn. Chúng chuẩn bị các cuộc tiến công rất kỹ càng và tiến vào cuộc giao tranh không chủ quan đàn hát nữa.

        Các trận chiến đấu trong các ngày 13, 14, 15 tháng chín ở ngay trong thành phố, chứng tỏ rằng việc tiêu diệt quân xâm lược trong các đống đồ nát hoang tàn của thành phố lại có hiệu quả hơn là trên các đồng cỏ trơ trụi giữa sông Vôn-ga và sông Đông. Mặc dầu lực lượng mạnh hơn nhiều, quân địch đã bị những tổn thất lớn khi tiến công trong các phố hẹp, vào các nhà đổ nát, không biết đối phương từ đâu bắn tới, và cái chết chờ mình ở đâu.

        Các chiến sĩ bảo vệ thành phố nói với nhau: « Đất ở bờ sông Vôn-ga, trong các phố, các công viên, thấm máu nhầy nhụa và bọn lính Hít-le bị trượt trên đó như trượt xuống dốc dẫn chúng đến thảm bại»

        Các chiến sĩ và sĩ quan ta đều biết không thể lùi về chỗ nào được nữa, và nhất là hiểu được rằng có thể đánh bại quân xâm lược. Tinh thần dũng cảm được nhân lên với kinh nghiệm chiến đấu, đã đem lại những kết quả. Các chiến sĩ săn xe tăng bình tĩnh để cho xe địch tới gần 50 — 100 mét mới diệt chúng cho chắc ăn.

        Ngày 16 và 17 tháng chín, trung đoàn của E-lin cùng với các phân đội còn lại của sư đoàn bộ binh 112 chiếm được đồi Ma-mai-ẻp nhưng không tiến xa hơn được nữa. Thế là bắt đầu các trận tập kích và phản kích, đúng hơn là các trận đánh giáp lá cà, các trận hỗn chiến ác liệt kéo dài trên đồi Ma-mai-ép cho đến tận cuối tháng giêng 1943.

        Quân địch cũng hiểu rõ, nếu làm chủ được đồi Ma-mai- ép chúng sẽ khống chế được thành phố, các khu công nhân và sông Vôn-ga. Để đạt mục đích đó, chúng không tiếc người, tiếc của. Về phía chúng ta, chúng ta kiên quyết giữ vững đồi Ma-mai-ép bằng mọi giá. Nhiều trung đoàn, sư đoàn xe tăng và bộ binh địch đã bị tiêu diệt, và nhiều sư đoàn của chúng ta cũng đánh những trận ác liệt, những trận đánh đến người cuối cùng, chưa từng thấy trong lịch sử bởi sự quy mô, gay go, khốc liệt của chúng.

        Bom nặng hàng tấn, đạn pháo cỡ 203 ly cày xới lật đất lên, nhưng những trận đánh giáp lá cà bằng lưỡi lê và lựu đạn trong các điều kiện này lại là phương pháp chiến đấu cơ bản, thực tế và có hiệu quả nhất.

        Đúng vào giữa mùa tuyết rơi, nhưng đồi Ma-mai-ép đen ngòm. Đạn pháo làm cho tuyết tan nhanh và nhào lẫn đất.

        Các trận đánh chiếm các nhà chuyên viên vẫn tiếp tục lúc lắng dịu, lúc lại bùng dữ dội thêm. Khi các cuộc tiến công hay hỏa lực pháo binh của chúng ta giảm đi là địch lại bắt đầu nã pháo vào bến phà chính ở sông Vôn-ga, nên chúng ta phải tiến công liên tục buộc chúng phải bất động trong các nhà chuyên viên.

        Độc giả sẽ nhìn thấy ảnh của một ngôi nhà đã trở thành pháo đài. Ngôi nhà đó gọi là nhà «Páp-lốp». Cố nhiên đồng chí Páp-lốp không phải là chủ ngôi nhà, nhưng đồng chí đã biết cùng các chiến sĩ của mình biến nó thành pháo đài, làm cho quân xâm lược Đức phải mất hàng trăm binh sĩ và sĩ quan mà cũng không thể chiếm nổi, dù đã xung phong nhiều lần hay bao vây dài ngày. Cuộc chiến đấu giành giật ngôi nhà kéo dài hơn 50 ngày. Phía đông ngôi nhà còn có một tòa nhà ba tầng với ống khói bị đạn pháo phạt mất một nửa. Đấy là mộf cái cối xay cũ, cùng với « nhà Páp-lốp » tạo thành một chiến lũy trong hệ thống phòng thủ chung, ngăn cản không cho địch tiến ra sông Vôn-ga. Theo yêu cầu của các cựu chiến binh tham dự trận đánh Xta-lin-grát, cái cối xay đó đã được giữ nguyên hình dạng của nó như trong những ngày bảo vệ thành phố. Mang đầy lỗ đạn súng máy, đại bác và lựu đạn, ngôi nhà là nhân chứng của các trận chiến đấu anh hùng năm 1942. Gần ngôi nhà đó hiện nay đã xây dựng một bảo tàng về trận bảo vệ Xa-rít-xin và trận đánh Xta-ỉin-grát.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #53 vào lúc: 16 Tháng Bảy, 2019, 05:32:24 pm »


        Trong khu vực ga, cuộc giao chiến vẫn tiếp diễn, kết quả luôn thay đổi. Nhà ga và các tòa nhà kế cận thay đổi chủ bốn năm lần trong ngày. Mỗi đợt xung phong lại làm cho mỗi bên thiệt hại hàng chục, hàng trăm mạng người. Ở cả hai bên lực lượng giảm dần, hàng ngũ thưa dần. Cả hai bên đều buộc phải tung ra các lực lượng dự bị mới.

        Sự chống trả kiên quyết của các chiến sĩ ta ở trung tâm thành phố, đặc biệt là của các chiến sĩ sư đoàn Cận vệ 13 đã làm thất bại các kế hoạch và mưu tính của Vôn Pao-luýt. Cuối cùng, hắn phải tung vào trận tất cả các lực lượng của đội quân xung kích đóng ở khu vực Vô-rô- pô-nô-vô, Pét-chan-ca, Xa-dô-vai-a.

        Hai sư đoàn xe tăng, một sư đoàn cơ giới và một sư đoàn bộ binh địch được bổ sung người và vũ khí, mở cuộc tiến công quyết liệt vào cánh trái của chúng ta. Đối với chúng tôi sự việc trên không có gì bất ngờ, nhưng chúng tôi không đủ lực lượng để đẩy lùi các cuộc tiến công ấy. Và tuy mạnh hơn chúng ta ít nhất gấp mười lăm hai mươi lần, địch cũng đã phải trả giá rất đắt cho mỗi bước tiến của chúng.

        Trong lịch sử quân sự, người ta coi tuyệt đỉnh của sự gay go ác liệt, là khi mục tiêu tiến công, thành phố hay làng mạc, bị thay đổi chủ nhiều lần. Ở phía nam thành phố đến nay vẫn còn ngôi nhà lớn của kho thóc. Các trận chiến đấu diễn ra ở đó từ ngày 17 đến ngày 20 tháng chín. Các tầng nhà, các nhà kho đã thay đổi chủ nhân nhiều lần. Chỉ huy sư đoàn bộ binh Cận vệ là đại tá Đu-bi-an- xki báo cáo với tôi bằng điện thoại: « Tình hình đã thay đổi. Trước đây, chúng tôi ở tầng trên kho thóc, còn bọn Đức ở dưới. Bây giờ chúng tôi đánh bật chúng ra khỏi tầng dưới, nhưng chúng lại lên được tầng trên, và cuộc chiến đầu lại đang tiếp diễn ở tầng trên kho thóc ».

        Các mục tiêu được giữ vững một cách kiên cường như vậy ở trong thành phố phải kể tới hàng chục, hàng trăm. Cuộc chiến đấu tiếp diễn kéo dài hàng tuần, giành giật từng gian nhà, từng góc tường, từng bậc thang gác và kết quả luôn thay đổi.

        Sáng ngày 16 tháng chín, tôi báo cáo với Hội đồng quân sự là chúng tôi không còn lực lượng dự bị nữa, trong khi quân địch vẫn ném vào trận chiến các đơn vị mới, và chỉ sau mấy ngày chiến đấu đẫm máu như thế nữa thì tập đoàn quân sẽ bị kiệt sức. Tôi yêu cầu chi viện cho chúng tôi hai hay ba sư đoàn mới.

        Tư lệnh phương diện quân hẳn đã biết rõ tình hình trong thành phố và đánh giá đúng tầm quan trọng của các cuộc chiến đấu trên các đường phố. Các trận giao chiến từ ngày 12 đến ngày 16 tháng chín, chứng tỏ bộ đội chống giữ thành phó có thể gây cho quân tiến công thiệt hại nhiều hơn các cuộc phản kích của các tập đoàn quân đánh ở thảo nguyên trơ trụi. Các đơn vị của phương diện quân Xta-lin-gráf, rồi đến các đơn vị của phương diện quân sông Đông, không thể chọc thủng được khu vực phòng thủ của địch rộng từ 8 đến l0 ki-lô-mét để liên lạc với tập đoàn quân 62. Lực lượng địch, gồm tập đoàn quân 6 của Vôn Pao-luýt và tập đoàn quân xe tăng 4 của Hốt, trong nhiều tháng không vượt qua nổi dải đất rộng từ 5 đến 10 ki-lô-mét để ra tới sông Vôn-ga và cũng không thể hất nổi các đơn vị thưa thớt của tệp đoàn quân 62 xuống sông.

        Cuộc chiến đấu kiên cưởng bảo vệ thành phố đã làm cho tập đoàn quân kiệt sức. Tư lệnh phương diện quân điều cho tập đoàn quân một lữ đoàn lính thủy đánh bộ và một lữ đoàn xe tăng. Lữ đoàn lính thủy đánh bộ 92 đủ quân số, các chiến sĩ hải quân của hạm đội biển Bắc đặc biệt tinh nhuệ. Lữ đoàn có nhiệm vụ giữ khu vực phòng thủ dọc đường sắt kée dài từ sông Xa- rít-xa ở phía bắc đến khu tam giác, hợp điểm của ba đường xe lửa giao nhau ở phía nam.

        Lữ đoàn xe tăng chỉ có hai xe tăng nhẹ trang bị đại bác 45 ly, phải giữ một tuyến phòng ngự vòng cung ở khúc cong của đường sắt, cách phía tây đồi Ma-mai-ép nửa ki-lô-mét và không để cho địch tới được sông Vôn-ga.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #54 vào lúc: 17 Tháng Bảy, 2019, 05:25:52 pm »


        Các cuộc chiến đấu ở địa giới phía nam thành phố, trong khu vực kho thóc, đặc biệt đáng chú ý vì sự kiên cường của các chiến sĩ ta. Tôi chép lại đây vài dòng của một người đã tham gia chiến đấu bảo vệ kho thóc là đồng chí Ang-đrây Khô-di-ai-nốp, trung đội trưởng trung đội súng máy của lữ đoàn lính thủy đánh bộ 92, hiện nay đang sống ở O-ri-ôn:

        «... Tôi nhớ là đêm 18 tháng chín, sau một trận đánh gay go, tôi được gọi đến sở chỉ huy và được lệnh đưa trung đội súng máy tiến kho thóc, cùng với phân đội phụ trách bảo vệ giữ cho được nhà kho bằng mọi giá. Ngay đêm đó, chúng tôi tiến được địa điểm quy định và trình diện với đồng chí chỉ huy. Nhà kho lúc này được một tiểu đoàn Cận vệ bảo vệ, nhưng chỉ còn 30 đến 35 người chiến đấu được và một số thương binh vừa nặng vừa nhẹ chưa kịp sơ tán về hậu cứ. Các chiến sĩ Cận vệ rất sung sướng thấy chúng tôi đến và không kìm được sự khoái trá, nhảy múa, đùa vui với chúng tôi.  Trung đội của tôi có 18 người được vũ trang tốt. Chúng tôi có 2 trọng liên, 2 súng chống tăng, 3 súng máy và một máy vô tuyến điện. Mờ sáng ngày 18 từ phía nam nhà kho xuất hiện một xe tăng Đức cầm cờ trắng. « Có chuyện gì thế này? » chúng tôi tự hỏi nhau. Hai người từ trong xe tăng nhảy ra: một sĩ quan Đức và một phiên địch. Qua phiên địch, tên sĩ quan yêu cầu chúng tôi đầu hàng quân đội Đức dũng cảm vì mọi cuộc kháng cự chi là vô ích và chỉ làm cho chúng tôi phải nằm ở lại đây lâu thêm. «Các anh hãy rút khỏi kho thóc ngay đi, tên sĩ quan Đức dụ dỗ chúng tôi. Nếu từ chối thì không thoát chết được. Một tiếng đồng hồ nữa chúng tôi sẽ giội bom và sẽ đè bẹp các anh ». Chúng tôi bảo nhau « Kìa, nhìn xem cái thằng hợm này ! }) và chúng tôi trả lời ngay tên sĩ quan ngắn gọn: « Hãy truyền bằng vô tuyến điện cho tất cả bọn phát xít để chúng xéo ngay đi với ma quỷ. Còn những người đến điều đình có thể quay trở lại, nhưng chỉ được đi bộ ».

        Chiếc xe tăng mở máy định quay lui nhưng bị hai súng chống tăng của chúng tôi bắn hỏng ngay.

        Ít phứt sau, xe tăng và bộ binh địch, đông hơn chúng tôi gấp mười lần, từ phía nam và phía tây nam tiến công vào nhà kho. Đợt tiến công này bị đẩy lui, đợt khác lại tiếp theo ngay và một máy bay trinh sát hai tầng cánh bay lượn trên kho thóc để hiệu chỉnh tâm bắn và báo cáo tình hình trong khu vực của chúng tôi. Ngày 18 tháng chín, chúng tôi dẩy lui tất cả chín đợt tiên công.

        Chúng tôi hết sức dè sẻn đạn vì tiếp tế từ xa rất khó khăn.

        Lúa mì cháy trong kho, nước làm mát súng máy bốc hơi, thương binh đòi uống, nhưng quanh đó chả có một giọt nước nào. Chúng tôi chống cự như thế suốt ba ngày liền. Nóng hầm hập, khói ngột ngạt, khát khô cổ. Ban ngày nhiều người trèo lên nóc nhà kho để ngắm bắn quân địch, ban đêm lại trèo xuồng để bảo vệ xung quanh kho. Máy vô tuyến điện bị hỏng ngay từ đầu. Chúng tôi không liên lạc được với các đơn vị.

        Và đến ngày 20 tháng chín, giữa trưa, mười hai xe tăng địch từ phía tây và phía nam tiến đến. Súng chống tăng của chúng tôi hết đạn, lựu đạn cũng không còn quả nào. Các xe tăng địch tiến đến gần hai bên nhà kho và dừng lại bắn thẳng vào chúng tôi, nhưng không một ai chùn cả. Chúng tôi dùng súng máy và tiểu liên bắn xả vào bộ binh địch, không cho chúng lọt vào trong kho. Nhưng một quả đạn rơi trúng khẩu súng máy mắc-xim cùng xạ thủ, và ở một trung đội khác, một mảnh đạn phạt vỡ ống thông giỏ của khẩu mắc-xim thứ hai, nòng súng bị hỏng. Thế là chi còn một khẩu trung liên.

        Đạn đại bác nổ làm các mảnh bê tông bay lên, lúa mì bốc cháy. Trong khói mù mịt, chúng tôi không trồng thấy nhau nhưng vẫn động viên nhau bằng tiếng thét: «Hua-ra! Ở dưới coi chừng đấy! * Ngay lức đó, từ phía sau các xe tăng, lính tiểu liên Đức xông ra, khoảng trăm rưởi hoặc hai trăm tên. Chúng xung phong rất thận trọng, vừa tiến vừa ném lựu đạn về phía trước. Chúng tôi bắt lựu đạn và ném trả lại. Mỗi khi quân Đức đến gần, chúng tôi đồng loạt thét lên « Hua-ra ! Vì Tổ quốc tiến lên ! ».

        Phía tây nhà kho, bọn phát xít cũng lọt được vào bên trong, nhưng các căn phòng chúng chiếm được lập tức bị hỏa lực của chúng tôi bịt lại.

        Trong nhà kho cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt. Chúng tôi cảm thấy và nghe thấy bước chân cùng hơi thở của bọn lính địch, nhưng không trông thấy rõ chúng vì khói quá, nên cứ dựa vào tai nghe mà xả súng. Buổi chiều, sau một lúc yên tĩnh ngắn ngủi, chúng tôi kiểm lại đạn dược. Không còn lại được bao nhiêu: đạn trung liên còn một băng rưỡi, đạn tiểu liên còn được 25 đến 30 viên, mỗi khẩu chừng 8 viên.

        Còn ít đạn như vậy thì không thể nào chiến đấu phòng thủ được. Chúng tôi đã bị bao vây. Chúng tôi quyết định mở một đường về khu vực nam, phía Bê-kê-tốp-ca, vì xe tăng địch đi đi, lại lại ở mặt đông và mặt bắc của nhà kho.

        Trong đêm 21 tháng chín, dưới sự yểm trợ của khẩu trung liên độc nhất, chúng tôi lên đường. Lúc đầu mọi sự đầu êm thấm, bọn phát xít không phục ở phía, này. Sau khi đã vượt qua cái khe và đường xe lửa, chứng tôi húc ngay vào một khẩu đội cối của địch đang lợi dụng đêm tối đưa súng vào vị trí bắn. Tôi còn nhớ là chúng tôi đã lật nhào ba khẩu cối và một toa xe goòng chở đầy mìn. Bọn Đức chạy tản loạn, bỏ lại trên trận địa bảy xác chét, vứt cả vũ khí, cả bánh mì vả nước võng, còn chủng tôi thì đang sấp chết khát. « Uống ! Uống! » Đó là ý nghĩ duy nhất của chúng tôi lúc đó. Trong đêm tối chúng tôi uống thỏa thuê. Rồi chúng tôi ăn bánh lấy được của bọn Đức và tiếp tục đi. Nhung không biết số phận của các bạn tôi ra sao, vì ngày 25 hay 26 tháng chín tôi mới tỉnh lại, thì thấy mình nằm ở trong một cái hầm tối và ẩm, hình như đẫm dầu ma-díit. Không còn áo va-rơi và chân phải không có ủng. Tay chân không theo ý muốn của mình, đầu nhức, măt hoa...»
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #55 vào lúc: 23 Tháng Bảy, 2019, 08:23:05 pm »


        Ngày 17 tháng chín, tôi được tin phương diện quân Xta- lin-grát, bố trí ở giữa sông Đông và sông Vôn-ga, đã phản công ở khu vực A-ca-tốp-ca, Cu-dơ-mít-chi, hướng xuống phía nam. Phương diện quân phải tiêu diệt tập đoàn quân của địch và tiến vào phía tây-nam thành phố để liên lạc với các đơn vị của các tập đoàn quân 62 và 64 bảo vệ Xta-lin-grát. Tin này làm cho chúng tôi hết sức vui mừng: vậy là toàn mặt trận đã chuyển sang tiến công. Hội đồng quân sự tập đoàn quân lập tức nghĩ ngay tới cách giúp đỡ cho các lực lượng tiến công. Đối với tập đoàn quân 62 đang bị địch dồn ra sông Vôn-ga, nhất thiết phải liên lạc với các đơn vị đóng sát cạnh hai bên sườn, nên chúng tôi quyết định dù khó khăn thế nào cũng phải tiếp tục phòng ngự tích cực ở khu vực giữa của tập đoàn quân và tiến công quân địch ở sườn phải bằng hai lữ đoàn bộ binh và một trung đoàn của sư đoàn Xa-ra-ép để sớm liên lạc với các đơn vị bộ binh đánh ở phía bắc thành phố.

        Chiều hôm đó, thượng tướng E-rê-men-cô báo cho tôi biết là cuộc tiến công sắp sửa bắt dầu. Chúng tôi vừa phải hỗ trợ các đơn vị bạn bằng các lực lượng của sườn phải, vừa phải tiến công địch ở phía tây-nam từ khu vực nhà máy Tháng Mười Đỏ, đồi Ma-mai-ép để chia cắt và tiêu diệt quân địch trong phần phía tây thành phố. Trên điều cho chúng tôi sư đoàn bộ binh 95 của đại tả V.Gô- rích-nưi, tập trung chiều ngày 18 tháng chín ở bến sông Vôn-ga, để tăng cường cho sườn phải của tập đoàn quân. Sở chỉ huy của chúng tôi bị pháo địch bắn không ngớt, nên chúng tôi được phép rời ra một khu cách phía bắc cảng nhà máy Tháng Mười Đỏ một ki-lô-mét.

        Chiều ngày 17 tháng chín, trận địa phòng ngự thứ nhất , của chúng tôi trên sườn phải, kéo dài từ Rư-nốc đến đồi Ma-mai-ép, không có gì thay đổi (các trận đánh lẻ tẻ của địch ở khu vực này trong năm ngày liền, đều bị đẩy lui). Ở khu vực giữa, chính diện chạy theo đường gấp khúc: Đồi Ma-mai-ép và nhà ga chính ở trong tay chúng tôi, nhà các chuyên viên vẫn còn bị địch chiếm và từ đó chúng bắn xuống bến phà chính. Chính diện sườn phải kéo dài từ sông Xa-rít-xa, dọc theo đường xe lửa và dựa vào sông Vôn-ga, ở gần tháp nước. Khi lực lượng tăng cường tới thì những người còn lại của trung đoàn xung kích được sát nhập vào lữ đoàn bộ binh của đồng chí Ba-tơ- ra-cốp, tất cả các đơn vị ở sườn phía nạm bị thiệt hại nặng thì nhập vào với sư đoàn Cận vệ của đồng chí Đu- bi-an-xki; còn các cơ quan tham mưu được chuyển sang tả ngạn sông Vôn-ga để tổ chức lại.

        Ở sườn trái của tập đoàn quân như vậy còn lại hai lữ đoàn bộ binh 42 và 92 và một sư đoàn. Việc chỉ huy bộ đội trở nên dễ dàng hơn.

        Trong đêm 18 tháng chín, sở chỉ huy tập đoàn quân chuyển đến vị trí mới. Các phương tiện thông tin liên lạc, các nhân viên trực ban và một số sĩ quan tham mưu đã bắt đầu di chuyển từ chiều. Hội đồng quân sự, tham mưu trưởng và các sĩ quan tác chiến chuyển sang cùng. Việc di chuyển có mang theo tài liệu và phải đi băng qua các phố còn có các đơn vị và cả xe tăng Đức đang hoạt động, thật là một việc mạo hiểm. Chúng tôi có thể chạm trán với địch, nên quyết định bộ phận chủ yếu gồm các sĩ quan tham mưu và Hội đồng quân sự qua sông bằng thuyên. Do đó phải hành quân theo hành trình phức tạp, từ ngã ba sông Xa-rít-xa sang tả ngạn sông Vôn-ga ở Krốt- xnai-a Xlô-bô-đâ, rồi từ đó đi chếch về phía bắc đến bến « 62 » đối diện với đảo Dai-xép-xki thì đi thuyền bọc sắt trở lại hữu ngạn, đúng vào chỗ vị trí của sở chỉ huy  mới.

        Nửa đêm, đoàn người mang nặng tài liệu và tư trang ra khỏi hầm ngầm, lần mò đường đi trong đêm tối và tập trung đủ ở bến đò an toàn. Thỉnh thoảng đạn pháo lại bay qua đầu. Sang được bờ bên kia sông Vôn-ga, chúng tôi mất đến một giờ lang thang ở các thị trấn Bô-can-đi và Krát-xnai-a Xlô-bô-đã để tìm xe. Cuối cùng thấy được xe, thì vừa lúc đó đồng chí Gu-rốp đến gặp tôi và đề nghị  chúng tôi rẽ vào vườn ươm cây quốc gia cách Krát- xnai-a Xlô-bô-đa 5 ki-lô-mét, nơi đó có đơn vị hậu cần, để ăn chút gì và tắm rửa, sau đó sẽ trở về sở chỉ huy. Chúng tôi để nghị đồng chí Crư-lốp dẫn toán quân của cơ quan tham mưu đến sở chỉ huy mới trước và hứa sẽ mang về cho các đồng chí chút gì ăn sau.

        Đồng chí Gu-rốp, các trợ lý và tỏi đi về vườn ươm cây. Chúng tôi được tiếp đãi như những người vừa từ cõi chết trở về. Sau khi tắm hơi, chúng tôi được nhận quần áo lót mới giặt, được ăn no, mặc thêm áo xăng đay ấm của chiến sĩ. Ăn xong, rồi uống trà, thời gian trôi rất nhanh, Các cửa sổ đều che kín nên chúng tôi không thấy trời đang rạng đồng, khi nhận ra, chúng tôi hoảng quá: bởi bến phà chỉ hoạt động ban đêm, có thể chúng tôi không đến bến kịp. Các sĩ quan tham mưu và đồng chí Crư-lốp sẽ nghĩ gì về chúng tôi đây, nếu ngày hôm nay chúng tôi không có mặt ở sở chỉ huy mới.

        Chúng tôi nhảy vội lên xe và phóng hét tốc lực đến bến «62». Tôi không biết đường nên phải đi theo xe của đồng chí Gu-rốp hướng dẫn. Nhưng đồng chí ấy lầm chỗ rẽ thành ra chúng tôi lại lộn về Krát-xnai-a Xlô-bô-đâ. Chúng tôi lập tức quay lại. Đến bến « 62 ». lúc này chỉ còn có một chiếc thuyền bọc sắt, đang chuẩn bị đưa đi dấu. Họa vô đơn chí! Đủng lúc đó, xe chúng tôi dở chứng, lún vào cát và không nhích lên được., Một ý nghĩ thoắt hiện trong đầu tôi: chiếc thuyền sẽ rời bến và chúng tôi sẽ phải ở lại suốt cả ngày bên tả ngạn. Chuyện gì sẽ xảy ra cho bộ đội và thành phố trong ngày hôm đó? Tóc tôi dựng đứng lên. Tôi chạy lại cầu phà. Chiếc thuyền rời bến. Thu hết sức lực tôi lấy đà nhảy được xuống thuyền. Trong lúc đó thì đồng chí Gu-rốp đang chạy tới bến.

        Tôi hét người lái: «Quay lại!».

        Người lái chậm chạp quay đầu lại và hỏi: «Này cậu kia, cậu là cái thá gì vậy ? ».

        — Tư lệnh tập đoàn quân 62.

        Người lái cho thuyền quay lại bến, đồng chí Gu-rốp và các trợ lý nhảy xuống và thuyền máy mở hết tốc lực chạy sang bờ hữu ngạn.

        Người lái thuyền máy xin lỗi vì không nhận ra tôi. Nhưng mươi phút sau, khi đặt chân lên hữu ngạn, tôi bắt chặt tay đồng chí và cảm ơn đồng chí rất chân thành.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #56 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2019, 05:07:37 pm »


2

        Ở sở chỉ huy mới của tập đoàn quan không có hầm, và cũng không có một chỗ nào che kín có thể giúp chúng tôi tránh được đạn và mảnh nhỏ đạn pháo. Trên cao, trên bờ sông dốc đứng có các bồn dầu hỏa và một bè chứa dầu ma-dút bằng bê tông xây nổi. Ngoài bãi cát chất đống các máy công cụ, các động cơ điện và thiết bị công xưởng khác chắc là chuẩn bi để sớ tán nhưng chưa kịp đưa đi. Sát bờ sông có mấy chiếc thuyền nhỏ bị vỡ nát chỉ còn một nửa, và nhiều cây gỗ để làm bè.

        Các nhân viên tham mưu làm việc trong các thuyền nhỏ hoặc ở ngoài trời. Hội đồng quân sự và tham mưu trưởng làm việc ngay bờ sông, trong những hào đào vội vã, không có mái che. Công binh bắt tay ngay vào việc cấu tạo các hầm có mái che. Có người cho biết các bồn dầu hỏa ở trên cao đều rỗng, nên chúng tôi yên trí. Nhưng sau này, chúng tôi đã phải trả giá đắt cho sự cả tin đó.

        Các đơn vị sườn phải của tập đoàn quân chuẩn bị phản kích vào tây-nam đồi Ma-mai-ép, để phổi hợp với ba tập đoàn quân tiến công từ phía bắc xuống, nhằm chia cắt và đánh bại quân địch đang tiến vào Xta-lin-grát.

        Ngày 18 tháng chín mở đầu như thường lệ: từ lúc mặt trời lên, không quân địch đã xuất hiện và ném bom, bắn phá các vị trí của quân ta. Nỗ lực chủ yếu của chúng nhằm vào nhà ga và đồi Ma-mai-ép. Sau không quân, đến lượt pháo và súng cối của địch hoạt động. Pháo binh của ta bắn trả lại. Trận đánh ngày càng ác liệt, dữ dội.. Bỗng đến 8 giờ sáng, bầu trời thành phố vắng hẳn máy bay ném bom của địch. Chúng tôi hiểu ngay là bộ đội của phương diện quân Xta-lin-grát hoạt động ở phía bắc thành phố đã bước vào tiến công mãnh liệt. Ở phía đó, đã bắt đầu những trận đánh thăm dò. Đến 14 giờ, rõ ràng các trận đánh đã chấm dứt và hàng trăm, máy bay Gioong-ke lại xuất hiện trên đầu chúng tôi. Chúng lại. tiếp tục cuộc oanh tạc nhưng với sức mạnh gấp đôi vào các vị trí của tập đoàn quân 62. Như vậy có nghĩa là trận đánh ở phía bắc đã phải dừng lại, nếu không cũng là phải tạm thời gián đoạn.

        Không quân địch phản ứng lại mọi hoạt động của bộ đội ta, đặc biệt là ở phía bắc. Qua mức độ hoạt động của không quân địch, chúng tôi phán đoán được tình hình trên các khu vực khác của mặt trận. Chúng tôi phải cảm ơn các đơn vị bạn đã tạo cho chúng tôi được sáu tiếng đồng hồ yên tĩnh để củng cố lại các vị trí.

        Ở sườn phải, các đơn vị của chúng tôi phản kích từ sáng thu được thắng lợi nhỏ: lữ đoàn bộ binh của đại tá Gô-rô-khốp chiếm được điểm cao 305. Một trung đoàn của sư đoàn Xa-ra-ép chiếm được điểm cao 135,4. Trong khu vực của quân đoàn xe tăng, lữ đoàn cơ giới 38 chiếm được hoàn toàn vườn quả ở tây - nam thị trấn Tháng Mưởi Đỏ.

        Các phân đội của sư đoàn I. Éc-môn-kin và trung đoàn Cận vệ 39 của đồng chí E-lin chiến đấu ngoan cường trên đồi Ma-mai-ép. Trong một ngày, họ tiến được l00 đến 150 mét và giữ vững đỉnh đồi. Ở trung tâm thành phố và trên sườn trái của tập đoàn quân, giao tranh vẫn tiếp diễn ác liệt. Quân địch tuy đông và mạnh hơn cũng không thu được kết quả nào. Bộ đội ta giữ vững các vị trí, trừ nhà ga, sau khi thay đổi chủ 15 lần trong năm ngày chiến đấu đẫm máu, đã rơi vào tay địch cuối ngày 18 tháng chín.

        Chúng tôi không còn khả năng để phản kích nhà ga. Sư đoàn 13 của tướng Rô-dim-xép đã kiệt sức. Sau khi vượt sông Vôn-ga, sư đoàn đã tham gia chiến đấu chống lại quân địch đang mưu toan chiếm ngay thành phố bằng sức mạnh. Các chiến sĩ Cận vệ đã gây cho quân địch bị tổn thất nặng. Đứng là họ đã phải nhường cho địch vài phố ở Xta-lin-grát, nhưng đó không phải là rút lui hoặc bị đẩy lui. Không ai nghĩ đến việc lùi bưởc cả. Các chiến sĩ Cận vệ đã chiến đấu tới giọt máu cuối cùng, chỉ có những người bị thương nặng mới phải lẻ tẻ rút về phía sau. Theo lời thương binh kể lại, bọn phát xít chiếm nhà ga đã bị thiệt hại lớn. Các chiến sĩ Cận vệ, bị cắt rời khỏi chủ lực của sư đoàn, đã lẻ tẻ từng người, hoặc từng tổ hai, ba người, ẩn nấp trong các chòi gác ghi, các hầm dưới của các ngôi nhà gần nhà ga, sau các tường dọc đường sắt, dưới gầm các toa tàu, và từ các chỗ ẩn nấp đó, họ độc lập tiếp tục nhiệm vụ của mình: họ bắn vào sau lưng, vào sườn quân địch và ngày đêm làm cho chúng bị tiêu hao. Họ buộc địch phải đối phó với chiến thuật đánh trong phố, làm cho bọn sĩ quan Hít-le phải đặt các tiểu đoàn và đại đội của chứng trong tình trạng báo động suốt ngày đêm, và phải tung ra mọi phía các lực lượng mới để đối phó với các chiến sĩ Xô viết chiến đấu đến hơi thở cuối cùng. Lúc đó, trong óc tôi nổi lên rõ nét cái ý nghĩ thoáng có từ những ngày đầu sống ở mặt trận: phải đối phó với chiến thuật cố hữu đã thành bài bản của đối phương như thế nào đây ?

        Trước hết tôi nghĩ ngay đến người chiến sĩ. Chính anh ta là người giữ vai trò chính trong chiến tranh. Chính anh ta là người phải mặt đối mặt với quân thù. Đôi khi anh ta còn hiểu tâm lý địch rành hơn các vị tướng ở trên đài quan sát theo dõi các vị trí bố trí của đối phương. Người chiến sĩ nghiên cứu tâm tính địch. Tôi nhấn mạnh nghiên cứu bởi vi thiên tính đã phú cho anh ta sự thông minh, lòng quả cảm và khả năng suy nghĩ, và không những hiểu được ỷ định của cấp chỉ huy mà còn phân tích, đánh giá được tình hình và âm mưu của đối phương. Tất nhiên, anh ta không hiểu biết các đơn vị địch bằng các sĩ quan tham mưu. Anh ta không có cái nhìn bao quát được chiến trường như chúng tôi, nhưng qua hành động của lính địch trên trận địa, qua những sự đụng chạm trong tiến công hay phản kích, anh ta hiểu sâu và sinh động hơn về tinh thần lính địch. Nói cho cùng, hiểu được cái đó, không phải một cách chung chung, mà ngay trong thực tế trên chiến địa. Đó là yếu tố quyết định của bất cứ trận đánh nào.

        Ngay trong trận đánh dữ dội nhất, người chiến sĩ được chuẩn bị tốt, có tinh thần cao hơn địch sẽ không sợ địch đông hơn. Bởi thế nên người chiến sĩ Xô-viết dẫu bị thương vẫn không rời trận địa, vẫn cố gắng để giáng cho địch đòn ác hiểm nhất.

        Đảng cộng sản đã giáo đục cho các chiến sĩ Xô-viết tinh thần yêu nước nồng nhiệt, tinh thần hy sinh vì nhân dân. Các tổ chức chính trị của quân đội, các tổ chức Đảng, Đoàn thi hành những huấn thị của Ban Chấp hành trung ương Đảng và khắc sâu vào tâm trí mỗi người chiến sĩ lòng tin tưởng vào chính nghĩa của chúng ta. Bằng những ví dụ cụ thể về đời sống ở mặt trận và những chiến công của các anh hùng, họ đã phát triển ý thức trách nhiệm của người chiến sĩ đối với Tổ quốc, và đã nâng cao tinh thần của họ. Tất cả những điều ấy tổng hợp lại, đã cho phép tôi tin tưởng vào sự kiên cường của người chiến sĩ và trên cơ sở đó, tính đến việc xét lại chiến thuật của các phân đội nhỏ trong các điều kiện chiến đấu trên các đường phố.

        Phải làm thế nào cho trong mỗi ngôi nhà có ít nhất một người chiến sĩ và trở thành một chướng ngại lớn trên đường tiến quân của địch. Không có gì đáng lo ngại nếu người chiến sĩ đứng ở hầm dưới, đầu cầu thang hoặc trên cầu thang, hiểu rõ nhiệm vụ chung của bộ đội, chiến đấu một mình và hành động độc lập. Trong trận đánh đường phố, đôi khi người lính lại chính là người chỉ huy của mình.

        Từ những ngày đầu của các trận chiến đấu giành nhà ga, đồng chí ủy viên Hội đồng quan sự Gu-rốp và tôi, cũng như đồng chí tham mưu trưởng Crư-lốp, chúng tôi đã quyết định thay đổi chiến thuật: thành lập các tổ chiến thuật mới bên cạnh các trung đội, tiểu đội, những đội xung kích nhỏ trong các đại đội và tiểu đoàn.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #57 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2019, 02:45:40 pm »


3

        Ngày 18 tháng chín, chúng tôi nhận được chỉ thị của phương diện quân Tây — Nam mà hồi đó tập đoàn quân 62 thuộc quyền. Trong chỉ thị viết:

        « Bị đòn của các đơn vị phương diện quân Xta- lin-grát tiến công mạnh mẽ xuống phía nam, quân địch đã bị thiệt hại nặng nề trên tuyến Cu-dơ-mít- chi, Xu-khai-a, Mét-chét-ca, A-ca-tốp-ca. Nhằm đối phó với cuộc tiến công của cánh quân bắc của ta, đối phương đã rút một số đơn vị ở khu vực Xta-lin- grát, Vô-rô-pô-nô-vô chuyển lên phía bắc qua Gum- rắc. Phối hợp với phương diện quân Xta-lin-grát, để tiêu diệt cụm quân địch ở Xta-lin-grảt, tôi ra lệnh :

        1.Tư lệnh tập đoàn quân 62 phải thành lập ngay một cụm xung kích ở khu vực đồi Ma-mai-ép, gồm ít nhất ba sư đoàn bộ binh và một lữ đoàn xe tăng và tiến công vào đường ranh giới tây - bắc của Xta-lin-grát nhăm tiêu diệt quân địch trong khu vực này. Nhiệm vụ trong ngày : tiêu diệt quân địch trong thành phố và giữ chắc trận tuyên Rư-nốc — Oóc-lốp-cơt các điểm cao 128,0, 98, 9, rìa tây-bắc và tây của Xta-lin-grát.

        2. Chỉ huy pháo binh phương diện quân phải bắn mạnh mẽ vào khu vực kéo dài từ bên phải đển tận Gô-rô-đit-chê, Gum-rắc, và bên trái dọc theo sông Xa-rít-xa, để yểm trợ cho cuộc tiên công của tập đoàn quân 62.

        3. Sư đoàn Gô-rích-nưi sát nhập vào tập đoàn 62 kể từ 19 giờ ngày 18 tháng chín 1942. Tư lệnh tập đoàn quân 62 phải chuyển đại bộ phận sư đoàn này qua các bến phà phía bắc ở khu vực nhà máy Tháng Mười Đỏ vào thành phố trước 5 giờ ngày 19 tháng chín 1942, để tiến công từ điểm cao 102,0 vào ngoại ô đông-bắc thành phố

        Bộ binh bắt đầu tiến công 12 giờ ngày 19 tháng chín ».

        Các mục tiêu giao cho tập đoàn quân rất phức tạp. Như sau này chúng ta đã biết, phần nhận định tình hình về địch không đúng. Trừ không quân, còn không có một đơn vị nào của địch phải rút đi đối phó với cuộc tiến công của phương diện quân Xta-lin-grát cả.

        Quân báo của tập đoàn quân trong những ngày này đã chú ý đặc biệt hỏi cung các tù binh và nghiên cứu kỹ các tài liệu tham mưu của địch bắt được trong các trận chiến đấu. Không thu được một chứng cớ nào ở tù binh xác minh tin của Bộ tham mưu phương diện. quân về sự di chuyển của quân Đức từ Xta-lin-grát lên phía bắc cả.

        Trong chỉ thị của phương diện quân còn nói sư đoàn của Gô-rích-nưi phải qua sông Vôn-ga chiếm lĩnh các vị trí xuất phát tiến công trong khoảng từ 12 đến 18 giờ. Các bến qua sông lúc đó hoạt động rất khó khăn. Thời hạn quy định rõ ràng không đủ. Nhưng việc qua sông của sư đoàn Gô-rích-nưi chỉ là một mặt của vấn đề. Chỉ thị của phương diện quân có nói tập đoàn quân 62 phải tập trung ít nhất ba sư đoàn để phản kích. Nhưng lấy đâu ra ba sư đoàn đó? Ở tuyến hai cũng như trong lực lượng dự bị của tập đoàn quân không còn một sư đoàn nào cả. Người nào còn cầm súng được đều đang chiến đấu ở tuyến một, tham gia các cuộc chiến đấu trên đường phố, Nhưng dẫu sao vẫn phải chấp hành bằng được mệnh lệnh của phương diện quân. Tất cả các mắt xích của cơ quan tham mưu tập đoàn quân và các đơn vị đều tỏ ra có tinh thần tổ chức cao và sáng tạo trong việc chuẩn bị cho cuộc phản công đó.

        Bổ sung thêm vào chỉ thị của phương diện quân, 23 giờ 50 ngày 18 tháng chín, tôi ký thêm một mệnh lệnh cho tập đoàn quân, trong đó sau các từ ngữ chiến đấu phòng ngự ngoan cường, rút lùi từ từ, xuất hiện từ ngữ mới «tiến công». Từ này được các đơn vị mệt mỏi, kiệt sức, đón nhận với một niềm hân hoan lớn. Lòng tin vào sức mạnh của lực lượng mình được củng cố. Nếu nói đến phản công, tức là ta có lực lượng, và như vậy, sẽ chấm dứt việc phòng ngự.

        Cuộc tiến công được quy định bắt đầu vào 12 giờ ngày 19 tháng chín.

        Từ sáng sớm, chúng tôi chú ý theo dõi hoạt động của địch, chờ xem có dấu hiệu dao động trong khu đóng quân hoặc có sự di chuyển của chúng khỏi khu vực chính diện của chúng tôi không. Nhưng chỉ thấy không quân địch giảm hoạt động mà thôi. Sáng hôm đó, không thấy máy bay ném bom địch xuất hiện trên bầu trời Xta-ỉin-grát.. Như vậy là ở phía bắc, bộ đội ta vẫn tiếp tục hoạt động.

        Đến 12 giờ, các đơn vị của chúng tôi mở cuộc tiến công, có pháo binh phương diện quân và không quân yểm trợ. Việc máy bay địch vắng bóng làm cho nhiệm vụ chúng tôi dễ dàng hơn. Thật ra thì không quân lúc đó cũng không còn giữ vai trò quyết định trong các trận giao tranh trên đường phố nữa.

        Đến 17 giờ, máy bay Đức lại xuất hiện trên trời Xta- lin-grát. Điều này làm chúng tôi kết luận là các cuộc tiến công vào sườn - phía băc quân địch không kết quả.

        Cuộc tiến công của cụm xung kích tập đoàn quân 62 chuyển thành một trận đánh chính diện ở khu vực giữa cũng như ở sườn trái. Quân địch chỉ tương đối bị động bên sườn trái.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #58 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2019, 09:08:29 pm »

 
        Trong suốt ngày 19 tháng chín, các cuộc giao tranh dữ dội  diễn ra ở khu vực đồi Ma-mai-ép, kết quả luôn luôn thay đổi. Lữ đoàn bộ binh cơ giới của ta chiếm được điểm cao 126,3. Một trung đoàn thuộc sư đoàn 112 của đồng chỉ Éc-môn-kin tiến được tới một vị trí ở phía bắc khe Đôn-ghi, liên lạc ngay với lữ đoàn cơ giới. Hai trung đoàn của sư đoàn Gô-rích-nưi qua sông trong đêm 19 tháng chín, phải lao vào trận đánh ngay. Sau khi vượt qua đinh đồi Ma-mai-ép, các đơn vị không có thời gian chuẩn bị mà đã phải trực diện đương đầu với bộ binh và xe tăng địch  đang tiến công. Các đơn vị lẻ của sư đoàn bộ binh 112 của tướng Éc-môn-kin đẩy lùi được các cuộc tiến công mạnh mẽ của địch suốt từ sáng, và cuối ngày vẫn giữ được trận tuyến dọc đường xe lửa, từ đồi Ma-mai-ép đến phố Pô-lổt-ni-an-nưi, trong khu tam giác giữa khe Đôn-ghi và cầu xe lửa qua khe Kru-tô-i đến tận phố Ac- ti-ô-mốp-xkai-a.

        Tôi còn giữ được lá thư của trung tá dự bị V.Gút-sép, đảng viên từ năm 1939. Từ ngày 14 tháng chín 1942, Gút- sép chiến đấu trong hàng ngũ sư đoàn bộ binh 112. Đồng chí được cơ quan chính trị phương diện quân điều về sư đoàn theo yêu cầu của đồng chí là xin về bất cứ đơn vị nào chiến đấu ở khu Tháng Mười Đỏ. Đồng chí viết « Cha tôi đã làm thợ cán thép 35 năm trong nhà máy ấy. Tôi sinh ra ở gần đồi Ma-mai-ép, đã sống tuổi thơ ấu và thời thanh niên ở đó. Cha tôi đã chiến đấu bảo vệ Xa-rit- xin. Tôi cũng không thể làm khác, khi thành phố quê hương của tôi bốc cháy.

        « Tôi sang tới hữu ngạn qua bến « 62 ». Đại bác gào thét và bờ sông Vôn-ga dựng đứng làm tôi có cảm tưởng đó là sườn của một chiến hạm khổng lồ. Trong khu vực nhà máy Tháng Mười Đỏ, tôi tìm thấy sở chỉ huy cửa sư đoàn bộ binh 112 và tôi đến trình diện sư đoàn trường Éc-môn- kin và chính ủy Líp-kin. Đồng chí Éc-môn-kin hỏi tôi trước đây phục vụ ở đâu. Tôi kể lại cho đồng chí nghe là tới dự trận đầu tiên ở Pê-rê-mứt ngày 22 tháng sáu 1941, trong hàng ngũ sư đoàn cơ giới 7. Khi tôi nói đến sư đoàn này, đồng chí Éc-môn-kin nhìn tôi, hỏi: « Gút-sép này! Cậu có nhận ra mình không?». Và lúc đó tôi mới nhận ra đồng chí trung đoàn trưởng trung đoàn cơ giới 15 của sư đoàn. Chúng tôi cùng bị vây ở Ki-ép. Sau khi phân tán thành từng tốp nhỏ, chúng tối mở đường máu rút được về với đồng đội ở gần Khác-cốp...

        Sư đoàn trưởng Éc-môn-kin là một người trung thành vô hạn với trách nhiệm của mình, tuy đôi khi nóng nảy. Đồng chí đã dành hết tâm trí mình để hoàn thành các nhiệm vụ được giao, và đã phát huy truyền thống của các chiến sĩ Xi-bê-ri và cựu sư đoàn trưởng Xô-lô-gúp.

        «Sư đoàn lúc đó có khoảng 800 tay súng chiến đấu được và giữ một khu vực phòng ngự trên chính diện ở phía đông từ Gô-rô-dít-chê đến đồi Ma-mai-ép. Tôi được điều ngay về trung đoàn bộ binh 416 đang cùng với đội chống tăng độc lập 156 của sư đoàn bộ binh 112, chuẩn bị xung phong lên đồi Ma-mai-ép đã bị địch chiếm. Chi huy trung đoàn 416 là đại úy Át-xê-ép, một con người rất dễ gần. Đồng chí đã vượt qua được quãng đường thử thách rất gay go làm cho con người ta không còn biết sợ chết là gì nữa. Đồng chí đang chuẩn bị cho trung đoàn xung phong lên đồi Ma-mai-ép một lần nữa, và dẫn tôi đến đội chống tăng 146, gặp chính trị viên của đội là đồng chí Phi-li-mô-nốp.

        Đồng chí Phi-li-mô-nốp cử ngay một liên lạc viên đi tìm đồng chí chỉ huy đội. Đó là đồng chí Ốt-chơ-kin khâu đội trưởng pháo 45 ly. Bốn người chúng tôi, dưới sự hướng dẫn của đại úy Át-xê-ép, phải giải quyết vấn đề làm thể nào chiếm được đồi Ma-mai-ép mà ít bị thiệt hại nhất.

        «Sáng sớm ngày 19, bắt đầu cuộc xung phong lên đồi Ma-mai-ép. Cùng lúc đó, phương diện quân Xta-lin-grát mở cuộc phản công từ phía bắc xuống. Cuộc xung phong kéo dài hai ngày. Bộ đội của chúng tôi, dưới hỏa lực dày đặc và những trận bom ồ ạt của quân địch đã tiến qua hàng đống xác chết. Đại úy Ảt-xê-ép đi đầu. Trung úy Ốt-chơ-kin bị thương vào đầu, mặt và áo va-rơi đẫm máu nhưng lúc này không có thì giờ để kịp băng bó. Đồng chí cùng các chiến sĩ kéo pháo lên phía trước, quật ngã bọn Đức bàng tiểu liên, ném lựu đạn vào các hỏa điểm. Cứ như vậy, trung đoàn 416 và đội chống tăng vượt qua sườn đồi thấm đẫm những vệt máu và đầy xác chết, đã chiếm được đỉnh đồi Ma-mai-ép và cùng với các đơn vị của sư đoàn 95 hất địch sang bên kia khe Đôn-ghi».

        Sư đoàn Cận vệ 13 của Rô-dim-xép, quân số bị giảm nhiều trong các trận chiến đấu trước, phải đương đầu với những trận đánh dữ dội ở trung tâm thành phố. Quân địch muốn bằng mọi giá đè bẹp sư đoàn này để tiến ra sông Vôn-ga, tới cảng chính và cắt đôi tập đoàn quân ra.

        Hai lữ đoàn bộ binh cùng với số quân còn lại của sư đoàn Cận vệ 35 và lữ đoàn cơ giới của Búp-nốp chiến đấu trên đường phố từ sông Xa-rít-xa đến phố Van-đai- xcai-a và xa hơn về phía tây-nam đến tận bờ sông Vôn-ga.

        Trong khu vực đồi Ma-mai-ép, lực lượng ta xấp xi ngang với địch, còn ở khu vực của sư đoàn Cận vệ 13 và xa hơn về phía nam, địch đông hơn ta gấp nhiều lần. Các cuộc giao tranh ngày 19 tháng chín chứng tỏ quân xâm lược không chủ trương rút quân ở thành phố để đưa lên phía bắc, mà chúng ngoan cố tiếp tục tiến công để tiêu diệt tập đoàn quân 62.

        Chúng tôi bị dồn từ mọi phía ra sông Vôn-ga. Các bến sông nằm dưới làn đạn của pháo binh và súng cối địch. Hội đồng quân sự sau khi nghiên cứu tình hình, đã có hàng loạt biện pháp quan trọng. Chúng tôi cần phải chú trọng trước hết, tổ chức việc qua sông Vôn-ga để liên lạc không bị gián đoạn và giữ được tiếp tế cho bộ đội từ tả ngạn sang.

        Đó là một nhiệm vụ khó khăn vì ban ngày sông Vôn- ga phơi trần dưới tầm quan sát và làn đạn địch. Do đó, ngoài hai bến có cầu áp mạn của tập đoàn quân, chúng tôi quyết định tổ chức bến cho từng sư đoàn. Các bến này không chuyên chở được nhiều, nhưng dẫu sao cũng giúp cho các sư đoàn sơ tán được thương binh và chuyên chở đạn dược. Tất cả mọi phương tiện qua sông được đăng ký và việc khôi phục các phương tiện đó để dưa ra sử dụng đều được kiểm tra tỉ mỉ.

        Một hệ thống riêng về liên lạc điện thoại và điện báo với các đơn vị, đã được chủ nhiệm thông tin tập đoàn quân, đại tá I-u-rin (sâu này là thiếu tướng) lập ra. Đồng chí luôn có các kênh và dây đặt ngầm dưới sông Vôn- ga. Khi hệ thống này không chạy, chúng tôi sử dụng ngay hệ thống khác. Ngoài ra, một trạm trung chuyển đã được tổ chức trên tả ngạn. Qua trạm này, chúng tôi có thể  liên lạc được với các sư đoàn bên hữu ngạn. Do các cuộc ném bom và bắn pháo dữ dội của địch, việc liên lạc với các đơn vị bên tả ngạn thường bị gián đoạn.
« Sửa lần cuối: 31 Tháng Bảy, 2019, 02:49:00 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #59 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2019, 02:49:34 pm »


4

        Trong những ngày gay go này, các tướng lĩnh Đức dùng mọi biện pháp để ngăn chặn việc đưa các lực lượng mới của chúng tôi vào thành phố. Từ sáng sớm đến tối mịt, máy bay ném bom địch bay lượn và bắn phá trên sông Vôn-ga, còn ban đêm thì pháo binh địch trút đạn xuống sông. Các cầu áp mạn và xung quanh cầu, suốt ngày đêm nằm dưới hỏa lực của pháo và súng cối sáu nòng. Việc đưa người và vật liệu tăng viện cho tập đoàn quân 62 trở nên rất khó khăn.

        Ban đêm, các đơn vị qua được sông sang hữu ngạn phải triển khai tại các vị trí chiến đấu ngay. Các dụng cụ tiếp tế cũng phân phối ngay ban đêm cho các đơn vị, nếu không sẽ bị bom đạn địch phá hủy. Trên hữu ngạn sông Vôn-ga, chúng tôi không có ngựa và xe tải: chỗ nào cũng phải ngụy trang đồ tránh bom đạn địch. Do đó, mọi thứ đưa qua sông Vôn-ga đều phải chuyển đến các vị trí chiến đấu trên vai các chiến sĩ, những người ban ngày phải chống đỡ, đẩy lùi các cuộc tiến công điên cuồng của địch, ban đêm lại còn phải thồ trên lưng mình đạn dược, lương thực, dựng cụ công binh. Tình trạng đó làm cho các chiến sĩ bảo vệ thành phố mệt mỏi, kiệt sức, nhưng không làm giảm sức chiến đấu của các đơn vị. Và tình trạng đó kéo dài không phải một ngày, một tuần, mà suốt trong thời gian các cuộc chiến đấu kéo dài.

        Từ đầu đến cuối trận chiến đấu trong thành phố, trung tá Xô-cô-lốp phụ trách trung tâm phân phối đạn pháo ở bến sông, trung tá Xpát-xốp và thiếu tá Đi-nô- vi-ép phụ trách phân phối lương thực. Các đồng chí thường xuyên ở bên các đống đạn pháo và đạn cối có thể nổ tung bất cứ lúc nào.

        Ngày 19 tháng chín, sư đoàn bộ binh của đồng chí Ba-chi-úc, được điều tăng cường cho tập đoàn 62 tới bờ đông sông Vôn-ga. Chúng tôi đang sốt ruột chờ sư đoàn này, vì ngày hôm đó, tình hình ở trung tâm thành phố và đồi Ma-mai-ép rất nguy kịch, nơi các trung đoàn của sư đoàn Rô-đim-xẻp và các sư đoàn bộ binh 95 và 112 đang chống giữ. Những bến chính của sông Vôn-ga bị tê liệt hoàn toàn, không một đơn vị nào có thể qua sông được tại đây.

        Buổi tối hôm đổ, chúng tôi được biết là ngày 20 tháng chín, phương diện quân Xta-lin-grát lại sẽ tiến công địch từ phía bắc. Do đó, tôi quyết định tiếp tục các cuộc phản kích từ đồi Ma-mai-ép xuống hướng tây-nam. Chúng tôi nghĩ rằng sau cuộc phản công đâu tiên của bộ đội phương diện quân Xta-lia-grát thất bại, những cuộc tiến công mới này sẽ thu được thắng lợi.

        Trong đêm, có lệnh cho các đơn vị của tập đoàn quân 62 phải tiếp tục tiến công ngày 20 tháng chín với tất cả các lực lượng hiện có. Trong mệnh lệnh này, Hội đồng quân sự phương diện quân đòi hỏi các đơn vị phải hoàn thành các nhiệm vụ đã không thực hiện được ngày hôm trước.

        Tỉnh hình khu vực của sư đoàn Rô-đim-xép đặc biệt nguy kịch, nhưng chúng tôi không thể chi viện được gì hơn cho đồng chí ấy, ngay một tiểu đoàn thôi cũng không có. Việc duy nhất mà chúng tôi có thể làm được là trả lại cho đồng chí ấy trung đoàn 39 trước đây tách ra khỏi sư đoàn và đã chiến đấu tới ngày 19 tháng chín ở đồi Ma-mai-ép dưới quyền chỉ huy của đồng chí E-lin.

        Số quân còn lại của sư đoàn Cận vệ 35 dưới quyền chỉ huy của đồng chí Đu-bi-an-xki, sau một tuần lễ chiến đấu liên tục với một kẻ địch mạnh hơn gấp bội đã yếu đi và kiệt sức đến nỗi chúng tôi phải quyết định bổ sung họ vào các lữ đoàn bộ binh 42, 92 và chuyển các cơ quan tham mưu sang bên kia sông Vôn-ga để lập một sư đoàn mới.

        Trong những ngày này, chúng tôi đã phải tranh cãi gay go với thiếu tướng Mát-vê-ép, chỉ huy pháo binh phương diện quân. Đồng chí ấy đòi hỏi các đơn vị pháo của các sư đoàn tăng cường cho tập đoàn quân phải qua sông sang hữu ngạn để bố trí ở trong thành phố, còn Hộỉ đồng quân sự tập đoàn quân thì kiên quyết phản đối. Chúng tôi để các trung đoàn pháo của các sư đoàn bộ binh ở bên kia sông Vôn-ga mà chỉ đưa các đài quan sát sang bên hữu ngạn để hiệu chỉnh tầm bắn của các khẩu đội pháo trên một chính diện rộng, và chi đưa các đơn vị súng cối và súng chống tăng qua sông thôi.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM