Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 11:50:48 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Xta-lin-grát trận đánh của thế kỷ  (Đọc 13560 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #130 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2019, 06:57:27 am »


6

        Trong các trận chiến đấu giữ thành phố, tập đoàn quân có 8 đến 10 trung đoàn pháo của sư đoàn, 5 trung đoàn pháo chống tăng, 2 đến 3 trung đoàn pháo và 2 đến 3 trung đoàn hỏa tiễn ca-chiu-sa của đội Cận vệ. Đại bộ phận pháo nòng dài, trong các cuộc chiến đấu bảo vệ thành phố, đều bố trí bên tả ngạn sông Vôn-ga. Sức mạnh của hỏa lực pháo binh thay đổi luôn do bị tổn thất. Trong khu vực thành phố, hỏa lực trung bình là 15 khẩu pháo và súng cối 82 ly trên mỗi ki-lô-mét chinh diện. Chúng tôi cố gắng tập trung hướng bắn của pháo binh, và trong vấn đề này chủ nhiệm pháo binh của tập đoàn quân, thiếu tướng Pô-giác-xki và cơ quan tham mưu của đồng chí đứng đầu là đại tá Khi-giơ-nhi-a-cốp, đã làm việc rất tốt.

        Ni-cô-lai Mi-tơ-rô-pha-nô-vích Pô-giác-xki tỏ ra là một người thật sự có sáng tạo trong việc dùng hỏa lực pháo bắn tập trung để bảo vệ thành phố và bắn phản pháo. Đồng chí lập ra những cụm súng cối mạnh và tổ chức việc chỉ huy hỏa lực pháo binh, để khi cần giáng một đòn mãnh liệt vào khu vực nguy hiểm nhất của mặt trận. Theo kinh nghiệm, đồng chí hiểu rõ tầm quan trọng việc sử dụng pháo binh yểm trợ cho hoạt động của các toán xung kích và mạnh dạn trang bị những khẩu pháo cỡ lớn.

        Chủ nhiệm pháo binh tập đoàn quân có khả năng tập trung hỏa lực pháo của tất cả các sư đoàn bộ binh, các trung đoàn pháo chống tăng, các trung đoàn pháo yểm trợ và các đơn vị súng cối của đội Cận vệ. Chẳng hạn như cuối tháng chín, các cuộc tập kích bàng pháo binh của chúng tôi đã làm thất bại cuộc tiến công của địch vào điểm cao 102,0 và khe Ban-ni. Hơn 250 khẩu pháo cỡ lớn đã được tập trung bắn vào một trận tuyến dài có hai, ba ki-lô-mét. Trong các cuộc giao tranh tháng mười một ở khu vực nhà máy Chiến Lũy, pháo của tám sư đoàn bộ binh cùng hai trung đoàn pháo chống tăng, ba trung đoàn pháo yểm trợ, và thêm hai sư đoàn của cụm pháo phương diện quân đã tham gia vào cuộc pháo kích lớn bất ngờ.

        Việc chỉ huy pháo binh phải tổ chức sao cho các cụm. pháo và các trung đoàn pháo khi cần thiết sẽ tập trung thuộc quyền chỉ huy của chủ nhiệm pháo binh tập đoàn quân. Để thực hiện được việc đó, tất cả các đơn vị pháo tăng cường phải có quan hệ chặt chẽ với các chỉ huy các sư đoàn pháo, đồng thời phải trực tiếp quan hệ với chủ nhiệm pháo binh tập đoàn quân. Ngoài ra, các trung đoàn pháo tầm xa của tập đoàn quân và của phương diện quân phải sát nhập vào các cụm pháo tầm xa của tập đoàn quân, như vậy, bất cứ lúc nào cũng có thể yểm trợ cho mọi sư đoàn trên mọi hướng tiến công.

        Song song với việc tổ chức hỏa lực pháo tập trung mạnh của tập đoàn quân, cũng căn phải có phương án sử dụng phân tán pháo để tiêu diệt các cụm hoặc thậm chí các mục tiêu độc lập. Ví dụ, sư đoàn bộ binh Cận vệ 39 trong các trận chiến đấu đánh chiếm lại nhà máy Tháng Mười Đỏ đã dùng cả các khẩu pháo 203 ly để bắn trực tiếp vào mục tiêu chỉ cách xa 200 — 300 mét. Và ở Pô- dơ-nan và Béc-lin, chiến thuật đó lại tiếp diễn.

        Các điều kiện chiến đấu trên đường phố đòi hỏi toàn bộ hệ thống đài quan sát pháo binh ở các đại đội và các trung đội phải kiên quyết tiến theo sát với các toán xung kích.

        Những khẩu pháo cỡ nhỏ và pháo trung đoàn dùng để chống tăng, cũng đã bắn thẳng rất có kết quả vào tòa nhà, các cửa ra vào, cửa sổ, nóc nhà và mái nhà. Đạn phá rất nguy hiểm đối với người, và đạn xuyên, đạn cháy 45 ly phá hủy được các công sự tạm thời và đơn giản của địch trong các tòa nhà.

        Một phần lớn pháo binh đặt trên hữu ngạn sông Vôn- ga, và ở ngay trong thành phố, đã bị phả hủy vì các trận bắn phá liên tiếp của máy bay, đại bác và súng cối địch. Và tuy pháo binh lúc nào và ở đâu cũng đều cần thiết, nhưng chúng tôi chỉ để dự trữ cho tập đoàn quân ở Xta- lin-grát một trung đoàn pháo phản lực (hỏa tiễn 82 ly đặt trên xe bánh xích). Chúng tôi trực tiếp nắm trung đoàn hỏa tiễn này. Nhiều lần nó đã cứu nguy cho tập đoàn quân những lúc gay cấn nhất và chặn được các cuộc tiến công của bọn Đức.

        Theo, quyết định của bộ tư lệnh tập đoàn quân, pháo tầm xa của sư đoàn đều để bên tả ngạn, thuận lợi cho việc cơ đồng và sử dụng hỏa lực hơn, đồng thời còn dễ tiếp tế đạn, vì đạn không phải đưa qua sông Vôn-ga.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #131 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2019, 06:58:18 am »


7

        Có rất nhiều đơn vị xe tăng ở Xta-lin-grát, nhưng xe tăng thì có rất ít, vì các điều kiện chiến đấu trên đường phố không cho phép sử dụng tập trung xe tăng, vả lại chúng tôi cũng không có khả năng đưa được nhiều xe tăng qua sông. Nhưng những xe tăng nào đã qua sông đều được sử dụng hết hiệu suất. Những chiếc nào bị hư hại thì dùng làm hỏa điểm cố định, những chiếc nào còn nguyên vẹn thì dùng làm lực lượng xung kích trong các trận phản kích. Trên các trục đường xe tăng đi được, xe tăng sẽ trỏ thành trung tâm đề kháng chống lại xe tăng địch. Chúng tôi bố trí xe tăng cách 200 — 300 mét sau tiền duyên, ngụy trang rất kỹ đặt âm dưới đất đến tận tháp xe, có bộ binh cùng nấp dưới hào hoặc trong các tòa nhà để bảo vệ. Hỏa lực của xe tăng bắn chéo góc từ chỗ ẩn nấp, bất thần tập trung vào các xe tăng địch xuất hiện trên các đường phố và quảng trường là có hiệu quả nhất. Chính vì vậy, mà ngày 14 và 15 tháng chín, chúng tôi đã chặn đứng được những lực lượng đông đảo xe tăng Đức đang cố tràn bừa vào thành phố. Vấp phải hỏa lực phục kích đáng sợ ấy, chúng bị thiệt hại nặng, phải rút lui. Trong những ngày này, địch tung ra tới hơn 400 xe tăng các loại đánh vào khu vực phòng thủ của các lữ đoàn xe tăng của đại tá Grích-man và trung tá U-đô-vít-chen-cô chỉ có tất cả ba chục chiếc , xe tăng T-34. và hai trung đoàn pháo chổng tăng. Mặc dầu có ưu thế về số lượng, các xe tăng Đức cũng không chọc thủng nổi phòng tuyến của chúng tôi và không ra được sông Vôn-ga. Đó là lý do tại sao cuối tháng chín, chúng phải từ bỏ các cuộc tiến công bằng xe tăng tập trung lớn và chỉ tung xe tăng vào chiến đấu khi có những toán bộ binh nhỏ đi theo và khi có không quân và pháo binh yểm trợ. Mặc dù vậy, các chiến sĩ bảo vệ Xta-lin- grát đã chống cự lại rất có kết quả. Chẳng hạn như ngày 19 tháng chín, để cố chiếm điểm cao 102,0 (đồi Ma-mai- ép), các xe tăng Đức tiến công từ ba mặt: bắc, tây và nam, từng tốp 12 đến 15 chiếc. Hơn bốn chục xe tăng địch đã tham gia tiến công. Ở khu vực này, chúng tôi chỉ có tất cả năm chiếc T-34 và ba chiếc T-60. Chiếc xe tăng thứ nhất tham gia chiến đấu ở sườn tây-nam đồi do chuẩn úy Xmê-khốt-vô-rốp chỉ huy. Anh mới bắn được một quả đạn thì quân địch đã xả các loại súng vào xe anh. Một quả đạn địch nổ cách xe có ba mét, nhưng tổ lải vẫn bình tĩnh. Bằng quả đạn thứ hai, anh bắn trúng chiếc xe tăng Đức đang leo dốc tiến công. Lại một quả đạn nữa, và một xe tăng Đức thứ hai bị bốc cháy. Bọn lính xe tăng Đức nhảy ra khỏi cửa ngang, làm mồi ngon cho các xạ thủ súng máy của chúng tôi. Sau đó, các xe tăng Đức tháo lui, và bộ binh của chúng không có xe tăng mở đường cũng không dám tiến nữa.

        Một ví dụ khác về cuộc chiến đấu của xe tăng trong thành phố. Một bộ phận nhỏ của lữ đoàn U-đô-vít-chen- cô gồm ba xe tăng và một trung đội bộ binh (18 người), nhận được lệnh phải thanh toán đám lính tiểu liên Đức lọt được vào mấy ngôi nhà à các phố Cộng-hòa và Ni-ép. Chỉ huy trung đội xe tăng là trung úy Mô-rô-đốp chỉ huy trận đánh. Anh cho các xe tăng của mình bí mật xuống dốc sườn phía đông của đồi Ma-mai-ép, rồi cho bộ binh trèo lên ngồi trên xe và phóng hết tốc lực về phía các ngôi nhà đó, tới cách 800 mét mới nổ súng. Khi xe tăng chạy tới ngang các ngôi nhà, các chiến sĩ bộ binh nhảy xuống và chạy ào chiếm nhà, tiêu diệt hết các lính tiểu liên Đức ở trong đó. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, Mô-rô-đốp nhận được lệnh đưa xe đến vành phía tây của thị trấn Tháng Mười Đỏ, nơi dự kiến sẽ có cuộc tiến công mới của địch. Các xe tăng của chúng ta cứ cơ động như thế nhiều lần trong ngày, từ vành này sang vành khác ở ngoại vi của nhà máy.

         Ngày 27 tháng chín, quân địch tung vào cuộc tiến công nhà máy xi-li-cát tới hai tiểu đoàn bộ binh có 16 xe tăng yểm trợ. Nhà máy do các chiến sĩ xe tăng Cận vệ của đại tá Crích-man chống giữ. Trước khi tiến công, quân Đức cho máy bay oanh tạc mở đầu. Các chiến sĩ xe tăng của ta bèn đốt pháo sáng gần các xe tăng của mình. Bọn Đức bị mắc lừa, tưởng là xe tăng của ta bốc cháy bèn lao lên tiến công. Để cho chúng đến gần, các chiến sĩ xe tăng và pháo binh của ta mới xả đạn thẳng vào chúng và bắn cháy mười một xe tăng địch.

        Các xe tăng của ta bị hư hỏng trong chiến đấu đã được nhanh chóng sửa chữa và trở lại chiến đấu. Các công nhân của nhà máy Máy Kéo và đặc biệt là các công nhan của phân xưởng 5 đã giúp đỡ tôi rất đắc lực. Va-in-rúp phó tư lệnh của tập đoàn quân phụ trách các lực lượng xe tăng được phần công theo đõi việc sửa chữa các xe tăng hỏng, kể lại;

        Xe tăng số 214 được kéo về một xưởng máy của thị trấn Tháng Mười Đỏ, vỏ thép bị một viên đạn xuyên thủng và động cơ bị hư hại. Kíp thợ của Ma-ca-rốp tiến hành sửa chữa. Họ vừa tháo được tấm vỏ thép phía sau ra thì máy bay Đức ập đến ném bom, bán phá ác liệt vào xưởng... mọi người đều phải nấp dưới xe tăng để tránh đạn và mảnh bom. Nhưng các cuộc ném bom cứ tiếp tục hết đợt này đến đợt khác. Tổ sửa chữa bèn tổ chức việc cảnh giới trên không rồi tiếp tục sửa chữa, và chỉ khi nào xưởng có nguy cơ trực tiếp bị ném bom, các công nhân mới phải tạm ngừng công việc để đi ẩn nấp.

        Đại đã số các xe tăng đều được sửa chữa lại, có chiếc sửa đi sửa lại nhiều lần, ví như chiếc xe tăng số 214 đã phải bốn lần đưa vào xưởng, và khi kéo nó đến xưởng lần thứ năm thì Ma-ca-rốp ngạc nhiên hỏi: « Còn chiếc tăng số 214 à ? ».

        Chỉ huy tổ lái xin lỗi và trả lời: « Nó chỉ «bị thương » thôi. Nhờ các đồng chí giúp để mai cho nó trở lại chiến đấu. Nhưng nó bị thương bao nhiêu lần thì ngược lại nó cũng phá hủy được bấy nhiêu xe tăng địch ».
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #132 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2019, 06:58:35 am »


        Tuy nhiên, chúng tôi không thể bù vào các tổn thất về xe tăng chỉ bằng con đường sửa chữa lại. Ngày 5 tháng mười, lữ đoàn xe tăng cửa đại tá Bê-lốp tới tả ngạn sông Vôn-ga để tăng viện cho chúng tôi. Sáng hôm sau, 15 xe tăng của đồng chí được chuyển sang thành phố. Và ngay trong sáng ngày hôm đó, các xe tăng đã chiếm lĩnh vị trí chiến đấu dọc đường xe lửa và phố Văn Hóa, chưa kịp làm công sự ẩn nấp đã tham gia chiến đấu ngay. Trận đánh thu được kết quả rực rỡ. Sau tiếng đầu, 9 xe tăng Đức đã bị phá hủy và một số lớn lính địch bị giết.

        Giữa ngày 6 tháng mười, các trận ném bom và bắn phá của địch trên sông giảm đi một ít và các xe tăng của đại tá Bê-lóp còn nằm bên kia sông lại bắt đầu xuống phà. Nhưng chiếc phà thứ nhất chở một xe tăng T-34 mới đến giữa sông thì máy bay ném bom Đức bay tới lượn vòng trên phà. Chúng thả những trái bom cỡ nhỏ làm phà bị hỏng bánh lái và động cơ máy.

        Chiếc phà chờ tăng trôi xuôi theo dòng nước. Chỉ huy xe tăng, chuẩn úy Pi-ốt Di-lin kể lại về cuộc phiêu lưu đó như sau: « Lúc đầu tổ chúng tôi còn núp dưới găm xe để tránh mảnh bom và đạn súng máy, rồi chúng tôi nằm dài cả xuống sàn phả, hồi hộp chờ tai họa. May sao, gió đồi chiều thổi từ phía đông-bắc và phà được gió đẩy sang phía tả ngạn. Chúng tôi lên bờ và lập tức chạy về bến để qua sông».

        Sau khi qua sông, các xe tăng của đại tá Bê-Iốp bố trí phòng ngự ở vành đông-bắc của nhà máy và thị trấn Chiến Lũy.

        Ngày 17 tháng mười, các sư đoàn Giô-lu-dép, Gô-rích- nưi và Guốc-chi-ẻp cũng như các xe tăng của Bê-lốp phải chống trả với hai sư đoàn bộ binh và 150 xe tăng địch tiến công vào sườn phía tây của nhà máy Chiến Lũy. Tất cả các cuộc tiến công đều bị đánh lui. Quân địch bỏ lại trên trận địa 16 xe tăng bị đốt cháy và 90 xác chết. Chúng tôi mất ba xe tăng với các tổ lái.

        Ngày 14 đến ngày 17 tháng mười, là thời gian chiến đấu dữ dội nhất. Bọn Đức tung vào các cuộc tiến công các nhà máy Máy Kéo và Chiến Lũy hàng trăm xe tăng. Các chiến sĩ xe tăng của ta đánh phục kích như tôi đã thuật ở trên, từ các chỗ mai phục bắn ra. Lữ đoàn Bê- lốp chỉ còn 20 xe tăng, nhưng họ vẫn chống cự được cuộc tiến công của các lực lượng địch trội hơn, bắn hư và bắn cháy nhiều, xe tăng Đức. Điều quan trọng là ngăn không cho lực lượng xung kích địch, gồm 5 sư đoàn, triển khai và tiến công xuống phía nam dọc theo sông Vôn-ga, vào sườn của tập đoàn quân.

        Ngày 14 tháng mười, bọn phát xít lao vào tiến công nhà máy Máy Kéo. Từ khi đó, các xe tăng hỏng phải sửa chữa ở bờ sông Vôn-ga và trong các khe, bằng các phương tiện, dụng cụ thô sơ, chắp vá. Các xe chữa xong đều lập tức đưa ngay đến các vị trí cần thiết, để làm hỏa điểm cơ động yểm trợ cho các đơn vị bộ binh chiến đấu. Tuy có ưu thế về số lượng, các xe tăng Đức vẫn bất lực đối với xe tăng của chúng ta, do chỗ chúng ta trinh sát tốt, có biện pháp xử lý hay (các xe hỏng đều được các xe còn tốt kéo đi) và ngụy trang giỏi.

        Trong các cuộc phản kích, xe tăng của chúng ta luôn hiệp đồng chặt chẽ với bộ binh và công binh. Hỏa lực bắn thẳng của xe tăng đã chọc thủng được các bức tường dày, cô lập các mục tiêu trong hệ thống phòng ngự chung của địch và sau khi hoàn thành nhiệm vụ, lại trở về các nơi trú ẩn có mái và ngụy trang tốt.

        Trong những ngày tiến công thành phố, chúng tôi sử dụng từng tốp nhỏ xe tăng, mỗi tốp năm chiếc là nhiều, phần vì chúng tôi không có nhiều xe tăng, còn phần vì trong điỉu kiện chiến đấu trên đường phố và nhất là trong một thành phố bị phá hủy, không rên sử dụng tập trung xe tăng.

        Tiến công trong thành phố phải chú ý đặc biệt tới vấn đề hiệp đồng giữa bộ binh với xe tăng. Trong các cuộc tiến công ở dã ngoại, các đơn vị hiệp đồng là tiểu đoàn bộ binh, cụm pháo binh và đại đội xe tăng. Còn tiến công trong thành phố, các đơn vị đó lại thường là các trung đội bộ binh, trung đội xe tăng và trung đội pháo binh.

        Trong cuộc chiến đấu trong thành phố, mỗi phố, mỗi quảng trường là một trận địa hẹp, đòi hỏi người chỉ huy phải hết sức chú ý tổ chức việc hiệp đồng. Nếu chỉ dựa vào sức mạnh đơn thuần sẽ không giải quyết được mọi việc. Tháng chín, khi tiến đến gần thành phố, quân Đức có ưu thế hơn hẳn chúng tôi về mọi binh chủng. Chúng tin chắc rằng chỉ đánh một đòn, là chúng sẽ hất chúng tôi xuống sông Vôn-ga. Tôi cũng thừa nhận rằng, nếu ở dã ngoại thì với tương quan lực lượng chênh lệch như vậy, chúng có thể thực hiện được kế hoạch của chúng và nhanh chóng chọc thủng được tuyến phòng ngự của tập đoàn quân 62, nhất là khi chiều sâu phòng ngự của tập đoàn quân lại mỏng chỉ chừng ba đến năm ki-lô-mét. Ở đã ngoại, việc chống trả cuộc tiến công của quân địch có lực lượng đồng hơn mình gấp mười lần trong dải phòng ngự thưa thớt như dải phòng ngự của tập đoàn quan 62 lúc bấy giờ, là điều không thể làm được. Nhưng chủng tôi đã cầm cự được ba tháng chống lại các đòn đánh liên tục của các lực lượng địch trội hơn. Tại sao như vậy?
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #133 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2019, 06:58:51 am »


        Các chiến sĩ của tập đoàn quân 62 hiểu nhanh hơn đối phương về cách đánh trên đường phố. Họ học được nhanh và tốt hơn đối phương cách lợi dụng trong chiến đấu đường phố các tòa nhà, hầm ngầm, cầu thang, ống khói nhà máy, mái nhà. Và khi đã làm chủ được nghệ thuật đánh đường phổ, tất cả các cơ cấu của tập đoàn quân như cơ quan tham mưu, chính trị, hậu cần, đều ra sức học tập và hoàn thiện kiến thức và kinh nghiệm của mình. Nghệ thuật chiến đấu đường phố không giậm chân tại chỗ. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện nó. Mõi chiến sĩ đều tìm tòi, sáng tạo và thường là tìm ra được cách đánh bảo đảm thu được thắng lợi.

        Các chiến sĩ công binh, những chiến sĩ vô danh trong chiến tranh, giữ một vai trò đặc biệt trong các trận chiến đấu trên đường phố ở Xta-lin-grát. Họ là bộ phận mật thiết của các đơn vị bộ đội của chúng tôi và không những họ tổ chức việc qua sông mà còn chiến đấu ở các tuyến đâu của tập đoàn quân. Bộc phá và mìn là vũ khí đáng gờm trong tay những người công binh dũng cảm. Khi quân địch tưởng như không ai dám động tới, thì các chiến sĩ công binh đã đến và làm chúng nổ tung. Khi không thể tiếp cận địch bằng các con đường trên mặt đất, các chiến sĩ công binh chui xuống dưới đất và tiếp cận bằng các đường ngầm, vào khu vực phòng thủ mạnh của địch và đánh thuốc nổ cho chúng nổ tung.

        Ngày nay, những thuật ngữ như « đường ngầm gài mìn » hay « hào ngầm » có về cổ xưa lắm. Nhưng trong cuộc chiến đầu chống quân thù, các chiến sĩ công binh của tập đoàn quân 62 đã không ngần ngại gì mà không sử dụng kinh nghiệm của các chiến sĩ gài mìn Nga đã bảo vệ Xê-vát-xtô-pôn giữa thế kỷ trước.

        Biết bao nhiêu chục xe tăng Đức đã nổ tung khi đụng phải mìn của các chiến sĩ công binh, vì họ cũng là một bộ phận của các toán xung kích. Dưới đây là một số dẫn chứng.

        Khi quân địch tiến công vào phần bắc thành phố, đội công binh của thiếu tá G.Va-ni-a-kin đã đặt hai bãi mìn trong khu vực khe Mét-chét-ca ẩm ướt và 8 xe tăng địch đã bị nổ tung trên các bãi mìn đó.

        Trong một khu vực của sư đoàn Cận vệ 13, ban đêm quân địch định chọc thủng tuyến phòng ngự của ta. Cần phải giữ vững khu vực này. Một tiểu đội công binh dưới quyền chỉ huy của trung úy Lê-vát-nưi, dưới làn đạn địch, đã rải 400 quả mìn, và quân địch bị thiệt hại nặng do vướng phải mìn và do hỏa Iực bắn chặn của ta đã buộc phải chuyển hướng tiến công sang các phía khác.

        Quân địch chiếm được một trạm biến thế điện trong khu phòng thủ, đã lại dụng nó để quan sát và bắn vào các vị trí cửa ta. Một toán công binh của tiểu đoàn Cận vệ 8, ban đêm đã bất ngờ tiến đến gần trạm biến thế điện đó và làm cho nổ nổ tung cùng với các tên lính Đức đóng bên trong.

        Trên địa bàn khu nhà của công đoàn dầu hỏa có bức tường đất bao quanh, quân-địch đã tạo thành một điểm tựa mạnh. Từ đó, hỏa lực của chúng khống chế khe Ban-ni và bờ sông Vôn-ga. Bức tường đất gây khó khăn cho việc hiệu chỉnh hỏa lực của quân ta. Trinh sát của ta phát hiện thấy một bề dầu trong khu vực của nhà công đoàn chưa bị chiếm. Một toán công binh của tiểu đoàn Cận vệ 8 đã đào một đường hầm từ khe Đôn-ghi đến > dưới bề đầu đó và dùng thuốc nổ khoét một lỗ thủng dưới đáy bể, rồi cấu trúc trong bể hai hỏa điểm và một đài quan sát. Các chiến sĩ cổng binh hoạt động được hỏa lục pháo và súng cối của ta yểm trợ. Do ta chiếm được bể dầu, điểm tựa của địch bị tê liệt.

        Để chuẩn bị tiến công vào phân xưởng đúc của nhá máy Tháng Mười Đỏ, các chiến sĩ công binh trong khu vực của sư đoàn Cận vệ 39 đã dùng thuốc nổ đào các hào giao thông cho chiến sĩ ta đến cách địch chỉ còn một tầm lựu đạn ném tay, và đã tiến công chúng thắng lợi, chiếm được một điểm tựa kiên cố của địch.

        Trong khu vực của sư đoàn 45 ở tây-bắc nhà máy Tháng Mười Đỏ, dưới chân điểm cao 102,0 có một hỏa điểm của địch bắn vào các vị trí của quân ta. Các chiến sĩ công binh đã nhồi thuốc nổ vào một vỏ thùng rượu, gài dây cháy chậm đã đốt sẵn và từ trên dốc cao lăn cả

        thùng xuống hỏa điểm địch. Một tiếng nổ vang trời. Hỏa điểm của địch cùng bọn lính Đức ở đó bị tiêu diệt.

        Quân địch đóng trong hầm ngầm của một tòa nhà thước thợ, cố ngăn không cho xung kích ta chiếm tòa nhà. Các chiến sĩ công binh của toán xung kích dưới quyền chỉ huy của thiếu úy P. I-va-nít-xki, đã dùng 260 ki—lô— gam thuốc làm nổ tung hầm ngầm đó. Theo lời khai của tù binh, trên 150 tên lính Hít-le đẫ bị chết.

        Dĩ nhiên là các chiến sĩ công binh hoạt động trong hàng ngũ của tất cả các đơn vị thành một khối duy nhất và chiến công là chiến công của cả tập đoàn quân. Nhưng không thể không lưu ý là các chiếu sĩ công binh đều tỏ ra có đầu óc sáng tạo, tháo vát rất lớn. Hình như không một tình huống nào mà các chiến sĩ công binh của ta không giải quyết được. Các chiến sĩ công binh bảo đảm các bến vượt, xung phong đánh chiếm các tòa nhà do địch chiếm giữ, củng cố các vị trí phòng thủ của bộ đội ta, xây dựng các hầm trú ẩn, các lô-cốt.

        Mùa đông đến gần. Mặc dù tình hình chiến sự có nguy ngập đến thế nào, người chiến sĩ vẫn cần phải được sưởi ấm và tâm rửa. Trong thành phố đang chiến đấu đã xuất hiện những nhà tắm do các chiến sĩ công binh tạo nên, và các chiến sĩ bảo vệ thành phố không ngớt lời cảm ơn những người bạn cùng chiến đấu và thân thiết của mình, những người lính công binh.

        Sấm sét của trận đánh lớn trên sông Vôn-ga đã ngừng, một phần quân địch bị bao vây đã bị tiêu diệt, và một phần bị bắt làm tù binh, Tập đoàn quân đã ra khỏi thành phố để chuẩn bị tham gia các trận đánh mới, nhưng các tiếng nổ vẫn còn am vang trong thành phố. Các chiến sĩ công binh ta đang phá mìn, phá những đạn đại bác và bom địch chưa nổ.

        Việc xây dựng lại thành phố hoang tàn và nền công nghiệp của thành phố bắt đầu ngay sau khi các trận chiến đấu chấm dứt. Các chiến sĩ công binh lại là những người đầu tiên tham gia vào công việc vĩ đại ấy. Họ đã thu dọn trong thành phố hàng ngàn quả mìn và đạn trái phá nguy hiểm, tạo ra các điều kiện cần thiết cho việc tiến hành ngay các công tác xây dựng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #134 vào lúc: 30 Tháng Tám, 2019, 05:27:44 pm »


9

        Hơn ba chục năm đã trôi qua, kể từ ngày chiến thẳng vĩ đại trôn sông Vôn-ga. Và trong suốt thời gian đó, tôi tự coi hình như còn mắc nợ với những người anh hùng của thủy đội sông Vôn-ga và không đoàn, trong những ngày giờ gian khổ nhất đã đem đến cho tập đoàn quân 62 tất cả những gì mà thiếu nó, tập đoàn quân không thể đứng vững và chiến đấu. Các chiến sĩ của thủy đội Vôp-ga và chiên sĩ lái máy bay PO-2 đã sử dụng pháo, súng và những trái bom của họ, giúp cho tập đoàn quân nện kẻ địch nhiều đòn khiến chúng phải chảy máu đến kiệt sức. Trong những điều kiện gian khó nhất, họ đã tiếp tế cho tập đoàn quân đạn dược và lương thực. Các chiến sĩ thủy đội chở về phía sau các thương binh và các cơ quan tham mưu của các đơn vị phải tổ chức lại. Tôi đã nói đến những hoàn cảnh khó khăn của tập đoàn quân khi trên sông Vôn-ga bắt đầu có những tảng băng trôi. Bọn Đức theo dõi kỹ việc đóng băng trên sông. Khi chúng thấy có những tảng băng trôi có thể dừng lại và bị giá rét đóng thành khối lớn, lập tức chúng bắn vào các tảng băng đó bằng các súng cối 6 nòng, đập tan băng, nhằm cô lập chúng tôi với các căn cứ tiếp tế. Tình hình tưởng như không có cơ cứu vãn. Nhưng không phải như vậy. Khi trên sông chỉ mới có những cục băng nhỏ, các tàu Ap-kha-rét, Pu-ga-chi-ốp, Xpác-tác, Păng-phi-ỉốp và cà các thuyền bọc sắt số 11, 12, 13, 61 và 63 từ khu vực Ac-khơ-tu-ba và bến phà Tu-mắc đã vượt qua gian nguy đến với những người bảo vệ Xta-lin-grát. Khi băng dày hơn, tàu không đi được nữa thì các thuyền máy bảo đảm phần lớn công việc.

        Chúng ta có bị thiệt hại không ? Dĩ nhiên là có, mà thiệt hại nặng nữa kia. Nhưng thiệt hại không làm các chiến sĩ thủy đội anh hùng chùn bước. Tôi còn nhớ mãi hình ảnh Mi-khai-in E-phi-mô-vích Xô-rô-kin, người cựu chỉ huy sư đoàn thuyền bọc sắt, được thưởng huân chương Cờ Đỏ, huân chương Sao Đỏ, các huân chương Dũng Cảm bảo vệ Xta-lin-grát, vì đã tham dự tích cực vào trận đánh trên sông Vôn-ga.

        Mùa đông giá rét ghê gớm năm 1942. Tai họa uy hiếp các chiến sĩ thủy đội dũng cảm từ mọi phía. Pháo binh địch bắn khá chính xác vào các con tàu nhỏ mỏng manh, không có vũ trang. Những con diều hâu phát xít bổ nhào xuống đầu, các thủy lôi Đức gây nỗi nguy hiểm chết người xung quanh họ. M. Xô-rô-kin chỉ huy một đội thuyền bọc sắt trong những điều kiện khó khăn do dòng sông đóng băng gây ra, dưới tầm hỏa lực địch, trong hạ tuần tháng mười một 1942, đã bốn lần luồn lách được sang bên hữu ngạn sông Vôn-ga, đến tận Xta-lin-grát, mang đến đạn dược, quân tiếp viện và chở về phía sau các thương binh. Xô-rô-kin còn nhớ trong đêm 15 tháng chín, đồng chí đã đưa được sư đoàn Cận vệ 13 của Rô- dim-xép qua sông sang Xta-lin-grát như thế nào: «Mỗi đêm các thuyền bọc sắt chở được hàng trăm thương binh, hàng trăm tấn dụng cụ tiếp tế. Đôi khi chúng tôi phải tổ chức đánh trả lại pháo binh của địch. Trên thuyền sổ 13 có đặt một phương tiện phản lực, loại phương tiện mà các chiến sĩ ta gọi bẵng cái tên trìu mến « ca-chiu-sa». Chiếc thuyền này bí mật đến đậu ở một điểm quy định gần bờ sông và từ đó nện cho bọn phát xít một chầu ra trò ». 

        Tháng mười, khi quân địch đã chiếm được nhà máy Mảy Kéo và thọc được ra sông Vôn-ga, ba lữ đoàn bộ binh 115, 124 và 143 và một bộ phận lực lượng của lữ đoàn 112 bị cắt rời khỏi đại bộ phận tập đoàn quân. Chúng ta phải chi viện khẩn cấp cho họ, đem đến đạn dược và sơ tán thương binh của họ đi. Nhiệm vụ này được giao cho sư đoàn thuyền bọc sắt.

        Xô-rô-kin viết: « Mặc dầu sông Vôn-ga đóng băng, các thuyền bọc sắt đã thọc qua băng ở khu vực Rư-nốc và Xpác-ta-nổp-ca, là nơi có bộ đội của các lữ đoàn bị cắt khỏi tập đoàn quân và mang đến cho họ đạn dược. Việc thọc qua băng rất khó khăn và quân Đức bắn rất dữ dội vào các thuyền bọc sắt bẵng đủ các loại hỏa khí. Khi đã chở được thương binh lên thuyền, các thuyền lập tức quay trở về, nhưng lúc đó các xe tăng địch phục kích lại nã đạn vào các thuyền. Chúng tôi đánh lui được một chiếc xe tăng Đức, nhưng lúc đó một quả đạn rơi trúng khoang lái thuyền, trong đó có trúng úy Gi-tô-miếc-xki. Đồng chí bị thương nặng vì bị một mảnh đạn cắm vào chân, còn thượng sĩ nhất, thuyền phó E-mê-lin đang cầm lái hy sinh. Thuyền mất lái đi chuệnh choạng không theo hướng. Bô-rít Gi-tô-miếc-xki đứng dậy, người đẫm máu, nhưng nghiến rằng chịu đau nắm lấy tay lái đưa con thuyền về tới bến.

        Trong chuyến đi sang hữu ngạn ở khu nhà máy Máy Kéo, tôi ngồi trên chiếc thuyền dưới quyền chỉ huy của Vác-si-li Cô-rô-ten-cô. Một đêm tối trời, có mưa và tuyết. Đại bác và súng cối đều sẵn sàng nhả đạn. Thuyền đi từ từ và là chiếc đầu tiên trong đoàn tiến tới gần bờ. Hai thủy thủ vũ trang tiểu liên và lựu đạn nhảy lên bờ để trinh sát địa hình và xem thuyền cập bến có đúng vị trí của quân ta không. Sau vài phút, nghe có tiếng gọi: «Tốt cả! Thả thang xuống!». Tôi trông thấy các thủy thủ và mấy chiến sĩ bộ binh đang khiêng ai đó. Thoạt đầu tôi tưởng họ khiêng người bị thương, Thủy thủ I-va-nốp là người chạy đến chỗ thang trước tiên và báo cáo với tôi: « Đồng chí chỉ huy! xin đồng chí nhận lấy tặng phẩm này, chúng tôi mang đến cho đồng chí một tên Đức». Tôi ra lệnh để nó vào khoang lái và cử hai chiến sĩ canh gác.

        Trong lúc đó, các thủy thủ và các chiến sĩ bộ binh khẩn trương tháo dỡ các hòm đạn và đưa thương binh lên thuyền. Xong, chúng tôi mở hết tốc lực qua sông. Lần này không bị quân địch bắn. Tôi vào khoang lái và anh em kể lại cho tôi là họ đã tóm được một «cái lưỡi», một tên hạ sĩ quan Đức như thế nào.

        Bên chúng tôi cũng như bên phía quân Đức, thường phát thức ăn nóng vào ban đêm. Quân Đức không được tiếp tế lương thực tốt lắm, nhưng để giữ vững tinh thần binh sĩ, bọn chỉ huy lại phát cho chúng khá nhiều rượu mạnh. Sau khi quá chén, tên hạ sĩ quan Đức này có lẽ bị mùi thơm hấp dẫn đã di tới gần nhà bếp của chúng tôi, Đêm tối quá, hắn không biết được là đang đi đến đâu. Tới gần đồng chí nấu ăn, hắn nói mấy tiếng Đức và chìa ga-men ra. Đồng chí nấu ăn bình tĩnh khi thấy tên Đức xuất hiện, đã đồng cái muôi múc cháo đang cầm ở tay như một vũ khí thô sơ giáng ngay một cứ vào đầu tên Đức.

        Tên này đúng là đang mất tinh thần. Hắn đã xuống nhà bếp kiếm súp ăn và bây giờ đây, thế là bị bắt làm tù binh. Trông thấy các mũ có dải của các thủy thủ ta, hắn run như cầy sấy. Hắn hiểu là hắn đã rơi vào tay những người «chính ủy đen» hay «thần chết đen» như các cơ quan tuyên truyền của Gơ-ben1 vẫn gọi các thủy thủ của ta.

        Chúng ta có thể viết nhiều và viết dài về các chiến công của các chiến sĩ thủy đội Vôn-ga. Thủy đội dưới quyền của những người chỉ huy như phó đô đốc D. Rô-ga-chi-ốp, X. Vô-rô-bi-ốp, các sĩ quan như M.Xô-rô-kin, đã làm được những việc tưởng như không ai làm nổi.

        Không biết bao nhiêu lần các tàu của thủy đội đã dùng hỏa lực bịt được các cửa mở của địch trên chính diện của chúng tôi. Qua các cửa mở đó, quân địch có thể thọc ra tới sông Vôn-ga, qua các trận địa phòng ngự thưa thớt của chúng tôi. Pháo đặt trên các chiến thuyền Út-xi-kin, Xa-pai-ép, Troóc-xơ, Ki-rốp, Rút-ni-ép, đã nhả hàng ngàn quả đạn lên đâu quân xâm lăng.

---------------------
        1. Gơ-ben : Bệ 'trưởng Bộ tuyên truyền của Hít-le. N.D.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #135 vào lúc: 30 Tháng Tám, 2019, 05:28:25 pm »


10

        Đối với các phi công, mặt trận bắt đầu ngay từ căn cứ của họ. Quân địch luôn luôn bắn phá các sân bay của ta và cố đánh chặn các máy bay ta ngay khi cất cánh đi làm nhiệm vụ. Các trận không chiến đã diễn ra trên các sân bay của ta, trên các đường bay tới Xta-ỉin-grát, và ngay trên bầu trời Xta-lin-grát. Các phi công của ta phải chiến đấu suốt ngày, suốt đêm. Ban ngày họ đánh lui các cuộc tiến công của máy bay địch vào căn cứ của mình. Ban đêm họ di chuyển thương binh và đi ném bom vào các vị trí của địch.

        Sau chiến tranh tôi nhận được nhiều thư của các phi công đã phối hợp chiến đấu với tập đoàn quận 62. Tỏi xin ghi lại dây một bức.

        « Tháng mười hai năm 1942. Các trận chiến đấu liên tục, dữ dội chưa từng có làm rung chuyển cả đất, trời. Không những ban ngày mà mỗi đêm, từ lúc mặt trời lặn cho đến rạng sáng, các máy bay của ta bay liên tục và thả bom xuống những nơi có quân Đức và cơ quan của chúng. Bộ binh đang cận chiến với địch. Chỉ cần người lái lầm lẫn một chút là bom ta lại giội vào bộ đội ta. Trên mặt đất thật là địa ngục! Tiếng nổ không bao giờ dứt, cả ngày lẫn đêm. Bầu trời Xta-lin-grát ban đêm đầy máy bay, cả máy bay ta lẫn máy bay địch. Pháo sáng cháy chậm chạp trên không, soi sáng tất cả xung quanh. Các loại máy bay qua lại theo nhiều hướng khác nhau, với các tốc độ khác nhau. Biết bao lần các phi công phái ngoặt gấp để tránh các luồng lửa rung rinh phụt ra từ ống xả của các máy bay khác không nhìn thấy trong đêm tối. Nhiều vụ đụng nhau đã xảy ra.

        Các bề dầu khổng lồ trên bờ sông Vôn-ga bị máy bay địch đổt cháy bốc lên trời những cột lửa và khói cao tới hơn ngàn mét. Thở cũng khó khăn. Máy bay bị các luồng gió thốc của đám cháy hất bổng lên không.

        Một đêm tối trời tháng mười một, các máy bay U-2 của ta ở khu vực trung lưu sông Ắc-khơ-tu-ba chuyển đến một sân bay dã chiến mới thành lập vội vã. Sau khi hạ cánh, chúng tôi càn thận lăn bánh đến các ngọn đèn đang nhấp nháy phát tín hiệu gọi chúng tôi. Một hiện tượng bất thường đập vào mắt các phi công. Các xe tải thành cao, phủ bạt kín chạy đến gần các máy bay. Các đồng chí rỡ xuống không phải bom mà !à những bao dài và công kềnh. Các kỹ thuật viên khỏ khăn lắm mới mắc được các bao đó vào các giá đeo bom.

        Cuối cùng, chúng tôi mới hiểu ra: Những túi dài hai mét, đường kính một mét chứa đựng nào mìn, nào đạn đại bác, đạn súng máy, súng trường, lương thực, v.v. Các túi đó treo ở giá đeo bom và phải thả xuống cho các đơn vị chiến đẩu ở Xta-lin-grát. Không còn cách nào khác để tiếp tế cho họ được. Như vậy là các máy bay U-2 biến thành những xe vận tải trên không.

        Hai túi, mỗi túi nặng độ 100 ki-lô-gam. Trọng lượng túi không lớn, nhưng kích thước, hình thù của tủi làm cho phi công không yên tâm lắm. Nếu lúc cất cánh mà túi đó bị bung ra trên không, thì máy bay sẽ rơi xuống như một tảng đá, vì các tính năng khí động học của máy bay như lực nâng, lực kéo đều mất cả,

        Mắc các túi xong, các phi công được tập trung ở chỉ huy, trong một cái hầm ngầm khá rộng, hai bến có giường nằm. Trên giường trải các bản đồ. Hoa tiêu của trung đoàn là thiếu tá Mô-cốp-kin tính toán các số liệu. Bản đồ của thành phố có những mảnh đất hẹp. Ba vị trí quân sự tách ra khỏi thành phố được khoanh đánh dấu bằng bút chì màu mềm. Trung đoàn trường xác định nhiệm vụ: phải thả các túi lương thực trên mảnh nhỏ nhất. Phải bay một đường cắt ngang qua đảo Dai-xép-xki; và thả túi ở độ cao 600 mét. Các đống lửa sẽ đốt ở chỗ lõm của bờ sông mấp mô, đánh dấu mục tiêu thả túi. Chủng tôi kiểm tra lại một lần nữa việc treo các túi và thấy mọi thứ đều tốt. Chúng tôi có thể cất cánh. Rời khỏi mặt đất cũng dễ dàng giữ được hướng bay. Thẳng trước mắt chúng tôi là thành phố Xta-lin-grát. Ban đêm dễ nhận ra nhờ ánh lửa đã cam của các đám cháy. Đến gần sông Vôn-ga, chúng tôi bay tới độ cao 600 mét và trông thấy mặt sông lấp lánh như gương. Chúng tôi tập trung chú ý vào bờ cao của bên kia sông. Trên giải trắng hẹp giữa nước và bờ sông dốc đứng, và đúng vào chỗ bờ sông lồi lõm có ba ngọn lửa mà chỉ ở phía sông và phía tả ngạn mới nhìn thấy được.. Kẻ địch không thể nhìn thấy những đống lửa đó. Chúng tôi bay qua đảo Dai-xép-xki, lượn một vòng để đưa máy bay đến nơi thả túi. Tay tôi mò trong buồng lái kéo chốt bi an toàn để mở các cặp của giá đeo bom...
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #136 vào lúc: 30 Tháng Tám, 2019, 05:28:42 pm »


        Máy bay bay qua bờ sông, bờ sông Vôn-ga lại phía sau. Các ngọn lửa ở một nơi nào đó dưới máy bay nhưng không trông thấy chứng. Điểm phải thả túi đã tới gần. Chỉ đến lúc bấy giờ, ở độ cao 600 mét mới có thể đánh giá được các dải đốt dọc sông Vôn-ga ấy nó bé, hẹp đến thế nào. Và đúng là xa hơn một chút, chứng tôi trông thấy các chớp, các ánh lửa. Đấy là các tuyến phòng ngự thứ nhất. Thế còn các túi ? Chủng sẽ rơi xuống đâu ? Người hoa tiêu chỉ quen thả bom. Lúc này, nếu là những quả bom treo dưới cánh thì dễ dàng biết mẩy! Anh ta chắc chắn sẽ thả trúng đích. Nhưng hiện nay treo dưới cảnh máy bay là những cái túi méo mó, không có tính năng khí động và đường rơi của nó phụ thuộc phần lớn vào hướng và tốc độ gió. Nhiều đám cháy quá tạo nên nhiều luồng khí thăng giáng khác nhau. Sự chuyển động lộn xộn của các luồng khí thăng giáng này, tất nhiên sẽ không hợp đúng với hướng gió mà hoa tiêu phải dựa vào để tính toán thời cơ thả tứỉ.

        — Sa-sa, đừng thả vội, hãy đợi đã! Tôi bảo người hoa tiêu. Tôi lượn sang trại và lấy tay chỉ về phía trước mặt. Ở đó, cùng một độ cao với máy bay của tôi, rất gần, trên một điểm vô hình nào đó, có những vệt sáng đan chéo nhau. Đến lúc đó cả người hoa tiêu và tôi đều thấy rõ trên nền sáng của các đám cháy hình dáng quen thuộc của một chiếc Ư-2. Sau đó hai chấm đen tách rời khỏi máy bay: hai chiếc tủi mở ra haỉ cái ô trắng,

        — Nhìn xem Ida... dù đấy! Tôi hét vào tai người hoa tiêu.

        Tôi lượn vòng hẹp trên vị trí, trên hai cái chẩm trắng đang từ từ rơi xuống. Và rồi hai chấm trắng vượt qua mội lũy đất. Chúng bay bập bềnh và ra xa bờ, sau đó đổi hướng và rơi xuống sông Vôn-ga. Các túi không rơi vào các vị trí quân ta mà cũng không rơi vào các vị trí quân địch. Thế là toi một chuyến bay!

        — Vòng lại, lượn về phía các ngọn lửa! người hoa tiêu hét lên. Nhanh, nhanh lên! xuống đến độ cao 200 mét chúng ta mới thả và chắc chắn sẽ thả đúng vào nơi có quân ta.

        Phía dưới chúng tôi, trên bờ sông cao có một lũy đất. Chúng tôi không còn ở độ cao 200 mét nữa và đã xuống tới 150 mét. Vài chấm sáng nhỏ như chạy xô về phía máy bay. Một mảnh đất màu săm bị đạn đại bác cầy sới. Thời cơ đã đến. Người hoa tiêu giật cần bi an toàn. Máy bay được giải phóng khỏi hai túi nặng cồng kềnh nhảy chồm lên cao một chút. Tôi lại cho máy bay xuống thấp, chúng tôi đã ở trên trận tuyển của quân ta. Máy bay bay càng thấp thì quân địch càng khó bắn trúng. Chúng tôi bay ra sông Vôn-ga. Người hoa tiêu như quên tất cả mọi sự việc khác, không rời mắt khỏi hai cái ô trắng của dù lúc này trông thấy rất rõ trên nền các đám cháy. Chiếc nọ sau chiếc kia, chúng lần lượt rơi xuổng mặt đất lỗ chỗ của bờ sông cao, không xa lũy đất nhiều lắm. « Thế là ổn! Thả trúng tủ rồi. Người hoa tiêu thốt lên

       — Phải thả như thế mới được! Ở độ cao 100 mét thôi!».

        Máy bay đã bay trên bờ sông lồi lõm. Tôi muốn buông cần lái cho máy bay từ trên cao lao xuống thấp gần mặt sông, để rồi tiếp tục theo đà bay là là trở về. Bỗng nhiên tôi thấy từng bó đạn lửa từ bờ bắn lên, từ chỗ cuối sườn của vị trí quân ta. Bọn Đức bắn thẳng tới sông Vôn-ga. Thế là thế nào? Chúng bắn đi đâu và bắn để làm gì? Từ mặt sông tối sẫm, một chiếc máy bay xuất hiện bay thẳng đến chỗ có ba đốm lửa, bay rất thấp sát mặt sông, qua dải băng trắng rồi biến mất trong đêm tối. Cùng lúc đó hai ô trắng của dù mở ra rồi cùng biến mất ngay, nằm lăn dưới đất giữa các đống lửa.

        — Thằng cha bợm thậtf Hắn bay sát mặt đầt để thả túi! Ai vậy nhỉ? Tôi hỏi đồng chí hoa tiêu với vẻ thán phục.

        Trên đây là bức thư của phi công Vô-rô-bi-ốp và người hoa tiêu Xa-phô-nốp của anh.

        Nhưng trên sông Vôn-ga nước vẫn tiếp tục đóng băng mãi và mỗi đêm hai ba lần, các tổ lái U-2 phải bay qua sông Vôn-ga để thả dù tiếp tế cho bộ đội. Đạn được, thuốc men, lương thực đều được thả đúng chỗ, gần các đám lửa của chúng tôi.

        Máy bay trở về sân bay lỗ chỗ vết đạn. Máy bay được sửa chữa lại ngay và lại tiếp tục các nhiệm vụ bay thả dù đêm. Các phi công đã rèn luyện được cặp mắt tinh tường của những nhà thiện xạ trong việc thả dù.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #137 vào lúc: 30 Tháng Tám, 2019, 05:29:15 pm »


11

        Trong cuộc tiến công mùa hè 1942, bọn Đức chiếm được ưu thế trên không. Vào ngày 15 tháng tám chứng đã tập trung về hướng Xta-iin-giát 1.200 máy bay chiến đấu , một lực lượng khổng lồ. Để đẩy lui được các cuộc tiến công của chúng, bộ đội phòng không đã giữ một vai trò đặc biệt quan trọng.

        Từ tháng bảy đến tháng mười một 1942, không quân địch đã thực hiện 133 ngàn chuyến bay qua giới tuyến chiến đầu của hệ thống phòng không xô-viết, trên suốt cả chiều dài mặt trận Xô — Đức. Trong tổng số chuyến bay nảy có 66 ngàn chuyến bay vào lưới lửa phòng không của quân đoàn phòng không Xta-lin-grát, tức là gan một nửa số chuyến đã bay vào lưới lửa phòng không quốc gia.

        Những con số thật là hùng hồn! Theo số liệu ngày càng tăng của các lần xuất kích của không quân địch, chúng ta có thể đo được mức độ ngày càng lớn của các trận chiến đẩu ở trước Xta-lin-grát và ngay trong thành phố. Trong tháng bảy có 2.425 lần máy bay xuất kích về hướng Xta-Iin-grát. Tháng tám 14.018 lần, tháng mười 25.229 lân, tháng mười một 7.575 lần.

        Đảm nhiệm việc phòng không ở Xta-ỉin-grát là các đơn vị của quân đoàn phòng không Xta-ỉin-grát, các đon vị và phương tiện phòng không của các phương diện quân và các tập đoàn quân. Lực lượng của khu vực này gồm sư đoàn tiêm kích 102 có chừng 60 máy bay tiêm kích, 566 khẩu cao xạ, 470 súng máy cao xạ, 165 đèn chiếu, 81 khinh khí cầu rào cản.

        Trong thành phố, pháo phòng không đã tổ chức phòng thủ xung quanh các mục tiêu quan trọng nhất; các nhà máy Máy Kéo, Chiến Lũy, Tháng Mười Đỏ, nhà máy điện trung tâm, các bể dầu, các khu vực Bê-kê-tốp-ca và Cra-xnô-ác-mây-xca.

        Không quân Đức thực hiện trận tập kích bằng đường không đầu tiên ngày 23 tháng tám. Đó là đòn mở đầu cho cuộc tiến công thành phố, nhăm đè bẹp pháo phòng không của ta, và phá hủy triệt để thành phố! Các máy bay oanh tạc Đức bay trên Xta-lin-grát không lúc nào ngớt trong lúc các đơn vị của Vôn Pao-luýt lao qua Véc- ti-át-chi ở phía bắc thành phố, còn các đơn vị của Hốt mở đường tiến vào ngoại vi phía nam thành phố. Địch dùng từng tốp 10 đến 15 máy bay, ném bom không ngừng xuống nhà máy Máy Kéo. Riêng buổi chiều ngày hôm đó, 400 máy bay oanh tạc được các máy bay tiêm kích yểm hộ đã giội xuống khu trung tâm và khu nam thành phố hàng ngàn trái bom.

        Những cột bụi, khói và lửa bốc lên trên thành phố. Xưởng máy, nhà ở, trường học, bệnh viện, nhà bảo tàng, nhà hát bị đổ sập. Các bến phà, bể dầu, các nhà gỗ bốc cháy ngùn ngụt. Hàng trăm người dân thường bị chết trong khói lửa, dưới các đống gạch ngói, nhà đổ. Quân địch muốn xóa sổ Xta-lin-grát trên mặt đất. Ban đêm cả bầu trời rực sáng.

        Ngày hôm đó, ở khu vực Xta-lin-grát, 120 máy bay địch đã bị bắn rơi. Mặc dầu không quân địch đông hơn rất nhiều, các máy bay tiêm kích của ta đã thực hiện trên 25 trận không chiến. Ngày hôm sau tình hình cũng không dịu đi chút nào, và các ngày sau nữa cũng không có lúc nào dịu, cho mãi đến ngày 19 tháng mười một, là ngày các đơn vị của phương diện quân Tây-Nam và phương diện quân sông Đông kiên quyết chuyển sang phản công. Chúng ta có thể xác minh được việc đó qua các số lần xuất kích ngày càng tăng của máy bay địch.

        Tháng chín, tình hình lại còn gay go phức tạp hơn. Bộ đội phòng không lúc này phải bảo vệ các bến qua sông Vôn-ga và chuyển một số khẩu đội sang bờ đông.

        Các cuộc giao tranh càng trở nên dữ dội, điên cuồng ở trong thành phố. Các trận địa của các khẩu đội phòng không cũng trở thành các trận địa phòng ngự thành phố.

        Ngày 23 tháng tám, khi quân đoàn xe tăng 14 địch thọc ra sông Vôn-ga ở khu vực Lô-ta-chin-ca, chính hộ đội phòng không đã đẩy lui cuộc tiến công của các xe tăng địch. Các khẩu đội của trung đoàn phòng không 1.077 dưới quyền chỉ huy của trung tá V. Ghéc-man, trong các trận chiến đấu ngày 23 và 24 tháng tám, đã phá hủy chừng 80 xe tăng địch đang cố nống ra sông Vôn-ga, cùng 15 xe vận tải bộ binh và bắn rơi 14 máy bay Đức.

        Các cuộc giao tranh đã bắt đầu trong thành phố Xta- lin-grát. Nhiệm vụ của bộ đội phòng không trở nên phức tạp. Khu vực cảnh giới máy bay địch bằng các trạm quan sát phòng không ở cửa ngõ vào thành phố ở phía tây, phía nam, và sau này cả ở phía bắc nữa, rút lại chỉ còn mấy ki-lô-mét. Chiều sâu đội hình chiến đấu của các khẩu đội cao xạ không quá 5 đến 10 ki-lô-mét, trái lại chính diện lại kéo dài đến 60 — 70 ki-ỉô-mét. Việc chỉ huy một hệ thống phòng không như vậy, từ một trung tâm chỉ huy  duy nhất, trở thành một việc không thể thực hiện được. Máy bay địch chỉ bị phát hiện khi chúng đã bay tới sát các đơn vị. Và khi máy bay địch xuất hiện, bộ đội phòng không cũng lại không được thông báo trước.

        Tháng chín, quân địch chú ý đặc biệt đến các bến qua sông Vôn-ga. Chúng ta phải tổ chức một cụm phòng không riêng để chuyên đánh trả các cuộc tiến công của không quân địch vào các bến phà, các tàu thủy, tàu kéo, các phà. Đồng thời, quân địch cũng ra sức chế áp các khẩu pháo phòng không của ta. Có tới một phần ba số bom ném xuống Xta-lin-grát là nhằm vào pháo phòng không. Những khi máy bay địch bổ nhào xuống đầu, xả súng máy và giội bom, mà tinh thần vẫn giữ được tỉnh táo, bình tĩnh, không phải là chuyện dễ. Phương pháp duy nhất đánh bại chúng là lấy lửa trị lửa, kịp thời bắn trả mãnh liệt. Các chiến sĩ phòng không của ta đã tỏ ra là những chiến sĩ dũng cảm và can trường.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #138 vào lúc: 30 Tháng Tám, 2019, 05:30:04 pm »


12

        Việc bảo vộ Xta-lin-grát có lẽ sẽ không thực hiện nổi nếu không giữ được liên lạc thưởng xuyên với tả ngạn để nhận tiếp tế đạn dược, lương thực, và các phương tiện khác cần thiết cho việc chỉ huy tác chiến. Hữu ngạn sông Vôn-ga liên lạc với tả ngạn qua ba bến vượt, vào các thời điểm khác nhau:

        1. Bến chính có phà chạy máy là bến to nhất, nối liền bến của thành phố với làng Xlô-bô-đa Đỏ theo đường ngắn nhất. Tiếc thay, từ ngày 14 tháng chín quân địch đã bắt đầu khống chế bến này bằng tất cả các loại hỏa lực phi pháo của chúng và đến hạ tuần tháng chín thì không dùng được bến đó nữa.

        2. Bến Xcu-đra phục vụ cho khu vực bắc của thành phố. Ở đây phà, thuyền bọc sắt và tàu có thể sử dụng vào mọi lúc để chở hàng sang khu vực Rư-nốc và Xpác- ta-nốp-ca, cũng như đến các bến của các nhà máy Máy Kéo, Chiến Lũy và Tháng Mười Đỏ,

        3. Bến 62 là bến chủ yếu của tập đoàn quân chúng tôi. Trên hữu ngạn có các bến của các nhà máy Tháng Mười Đỏ và Chiến Lũy. Ở bến này có thể nhận được hàng lên từ các bến Xcu-đra, Tu-mắc, Trung và Thượng Ac-khơ- tu-ba. Khi quân địch tiến đến gần sông Vôn-ga, tới khu vực các nhà máy, thì các bến này không thể dùng để tiếp nhận hàng tiếp tế và chuyển thương binh nữa, nếu có chăng thì cũng chỉ sử dụng ban đêm, còn ban ngày, phi pháo địch bắn rất dữ. Để nhận quân tiếp viện và đồ tiếp tế cũng như để sơ tán phần lớn thương binh, chúng tôi sử dụng bốn bến ở phía nam khe Ban-ni.

        Các cuộc bắn phá liên tục của pháo và sủng cối địch và các trận ném bom của không quân chúng, đã loại khỏi vòng chiến số nhân viên các tổ đặc biệt phụ trách việc bốc rỡ hàng và phân phối đi các đơn vị, phá hủy các bến lên xuống và các phương tiện chuyên chở. Từ ngày 7 đến ngày 28 tháng mười, tiểu đoàn đặc biệt về cầu phao 44 phục vụ ở các bến phà đã mất 33 người; 9 tàu, 7 phà và 35 thuyền một người lái đã bị cháy hoặc đánh chìm. Phần đông các thuyền đều bị loại không phải trong lúc qua sông mà trong lúc bốc dỡ hoặc khi neo tại bến.

        Ngày 28 tháng mười, căn cứ của thủy đội và là bến xếp hàng chính phải di chuyển lên Ác-khơ-tu-ba Trung, vì bị mất nhiều phương tiện chuyên chở neo ở bến. Các tàu thuyền đang chạy bị trúng đạn địch, loại khỏi vòng chiến, đều được khẩn trương sửa chữa và lại tiếp tục đi làm nhiệm vụ.

        Ngày 11 tháng mười một, nước sông đóng băng đã buộc chímg tôi phải chuyển bến chân hàng và căn cứ của thủy đội đến làng Tu-mắc, trên nhánh sông Cu-rô-pát-ca là một nhánh ở tả ngạn sông Vôn-ga. Như thế là bến chủ yếu của tập đoàn quân đã phải ba lần chuyển địa điểm trên tả ngạn sông Vôn-ga và tất nhiên có ảnh hưởng không tốt đến hiệu suất của các phương tiện qua sông.

        Ngoài bến chủ yếu của tập đoàn quân, trạm thuyền gỗ phối thuộc của cơ quan tham mưu bộ đội công binh của tập đoàn quân cũng hoạt động. Trạm này thuộc các tổ của tiểu đoàn cơ giới 119 của công binh tập đoàn quân ở hữu ngạn sông Vôn-ga và của tiểu đoàn công binh 327 của tập đoàn quân trên tả ngạn. Các người chở đò đều giữ ở các bến chính để chở quân tiếp viện, đạn dược và lương thực, sơ tán thương binh và làm các việc chuyên chở gấp khác, nhất là khi các phương tiện có máy không hoạt động được. Các nhóm người chờ đò tổ chức thành 5 đội. Mỗi đội có nhiệm vụ chuyên chở riêng, được đặt trực tiếp dưới quyền chỉ huy của tập đoàn quân, dưới sự kiểm tra của ủy viên Hội đồng quân sự của tập đoàn quân Gu-rốp. Đồng chí được quyền sử dụng các phương tiện trong các trường hợp đặc biệt, khi phải dùng tới các thuyền gỗ và xuồng cao su. Đồng thời, một bến thuyền hoạt động thường trực ngày đêm để di tản các thương binh nặng cũng được xây dựng ngay.

        Các sư đoàn, lữ đoàn cũng lập ra những trạm thuyền, nhưng có ít phương tiện hơn và hoạt động dưới quyền kiểm soát của các chỉ huy sư đoàn, lữ đoàn.

        Chập tối, các thương binh tập trung ở các bến đò trước khi thuyền đến và được ưu tiên đưa xuống bến để lên thuyền. Các người chờ đò đã giúp rất nhiều trong việc chuyên chở thương binh. Chẳng hạn, ngày 8 tháng mười một 1942 đã chở được về phía sau 1.068 thương binh, trong đó có 360 chuyển bằng thuyền.

        Ngoài các bến sẵn có, những ngày đầu tháng mười, trong khu vực các nhà máy Máy Kéo và Chiến Lũy đã làm ba chiếc cầu gỗ cho người đi bộ, mỗi chiếc dài 270 mét nối hữu ngạn sông Vôn-ga từ Xta-lin-grát qua sông nhánh Đơ-ne-giơ-nai-a Vô-lôi-giơ-ca đến đảo Đai- xép-xki.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #139 vào lúc: 31 Tháng Tám, 2019, 02:24:22 pm »


        Cầu nổi ở mỏm nam đảo Dai-xép-xki làm bằng bè gỗ và thùng rỗng nối ghép với nhau bằng các thanh sắt và dây cáp thép. Cái cầu đó không vững chắc lắm, mới có sóng nhỏ đã đung dưa, nhưng đã tồn tại được hơn một tháng. Trong thời gian đó, hàng ngàn người đã qua lại trên cầu. Các cuộc tiến công liên miên của các máy bay ném bom và các cuộc pháo kích không ngừng của Đức, chỉ gây cho cầu những hư hại nhỏ không đáng kể và dễ sửa chữa.

        Cầu nổi thứ hai dành cho người đi bộ, ở phía bắc chiếc cầu trên, tồn tại tất cả được ba ngày. Một mảnh bom đã cắt đứt dây cáp và cầu bị nước cuốn đi. Chiếc cầu thứ ba bắc trên sông con Đơ-nhe-giơ-nai-a Vô-lôi-giơ-ca, trong khu vực nhà mấy Máy Kéo, làm bằng các thùng phuy sắt rỗng có dây neo, được dùng như những chiếc phao.

        Làm việc liên tục ở các bến đò dưới bom đạn địch, thật cực nhọc và nguy hiểm. Ví như, riêng ngày 26 tháng mười, quân địch đã ném 1.000 quả bom, 130 trái thủy lôi và bắn 29 quả đạn pháo vào bến phà ở khe Ban-ni.

        Khi nói về các bến vượt sông Vôn-ga, về bộ đội công binh của thành phố, tôi không thể không nhắc đến vai trò của người chỉ huy các đơn vị công binh của tập đoàn quân 62, hiện nay là trung tướng Vla-đi-mia Mát-vê-ê- vích Cát-chen-cô, anh hùng Liên Xô. Cát-chen-cô đến với chúng tôi vảo giữa tháng mười, giai đoạn gay go nhất của việc phòng thủ Xta-lin-grát. Là một người khiêm tốn, dồng chí không thích nói về những thành tích của mình. Có lúc, đồng chí được giao những nhiệm vụ vượt quá sức và khả năng thực hiện, nhưng đồng chí vẫn tìm ra cách giải quyết đúng đắn, huy động được tất cả những gì có trong tay. Đồng chí thường hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ của mình trong thời hạn quy định.

        Trong việc chỉ huy tổ chức qua sông, Cát-chen-cô đã vấp phải không ít khó khăn. Nhiệm vụ của đồng chí đặc biệt khó khăn trong tháng mười, khi quân địch đã cắt được chính diện của tập đoàn quân và tiến ra được bờ sông ở một vài khu vực. Để đảm bảo việc qua sông, lúc đó tập đoàn quân chi còn các cầu phao, không đến mười thuyền bọc sắt đã cũ, vài chục tàu đánh cá chèo tay và khoảng một chục giang thuyền của thủy đội dân dụng, giữ vai trò chính trong lực lượng vận tải. Trong những điều kiện đó, các chiến sĩ công binh, chiến sĩ cầu phao đã thể hiện các nỗ lực anh hùng trong việc tiếp tế cho các chiến sĩ bảo vệ Xta-lin-grát, chuyên chở các thương binh, không bao giờ bị gián đoạn lâu. Cũng cần đặc biệt ghi nhớ đến chiếc thuyền thần thoại 61 của thủy đội sông Vôn-ga đã bảo đảm qua sông trong bất cứ hoàn cảnh nào. Những người làm những nghề hòa bình nhất, hình như cũng tỏ ra rất dũng cảm, tháo vát. Tôi thuật lại câu chuyện của người gác phao Ni-cô-Iai Lu-ni-ốp.

        — Phao của tôi mang số hiệu 443, Lu-ni-ốp kể. Một lần, giữa trưa tôi thấy một chiếc máy bay trong trận không chiến đang lao xuống. Một làn khói dài phụt ra khỏi động cơ máy bay. Chiếc máy bay đó chạm một cánh xuống nước và quay một vòng, dừng lại gần chiếc phao đó trên thượng lưu. Tôi bơi thuyền lại phía máy bay: phải cứu những người đang bơi gần chiếc máy bay đang chìm. Họ gồm ba người.

        Chèo tới gần họ, tôi nghe thấy họ nói tiếng nước ngoài: Làm thế nào bây giờ ? Tôi không có vũ khí trong tay. Nhưng trông thấy họ sắp chết đuối, tôi quyết định cứ đến gần họ. Tôi tháo một bơi chèo ra và giơ lên, sẵn sàng để tự bảo vệ mình nếu cần. Khi hai đứa đã lên được thuyền, chúng giúp tên thứ ba leo lên. Tên này bị bỏng nặng. Cảm thấy được an toàn, thoát chết đuối, cả ba ra hiệu cho tôi bơi vào bờ... Hiểu rằng chúng muốn lên bờ và lẩn trốn vào rừng, tôi giả vờ như không biết chèo lái. Tôi làm cho thuyền quay tới, quay lui, không phải là tiến vào bờ mà trôi theo dòng nước đến chỗ các tàu của thủy đội Vôn-ga đậu. Khi có một chiếc thuyền xuất hiện, các tù binh của tôi trao đổi với nhau điều gi đó. Tôi ra hiệu hỏi chúng xem có phải băng cho người bị thương không, nhưng vẫn cầm sẵn chiếc bơi chèo đã tháo trong tay, sẵn sàng hành động. Biết rằng tôi dang chờ chiếc thuyền lướt tới, chúng to tiếng với tôi và một tên có hai huân chương Chữ thập sắt đưa tay vào bao súng. Ngay lúc đó, chiếc thuyền chạy sát tới nơi, các chiến sĩ thủy quân ngồi trên đổ chĩa tiểu liên vào các «vị khách» và tôi ra hiệu cho mẩy tên Đức phải bỏ súng xuống và giơ tay lên. Như vậy, chúng tôi đã tước khí giới và bắt làm tù binh được ba tên phi công phát xít, mà sau này được biết chúng thuộc một phị đội trinh sát đặc biệt của bọn Đức.

        Để kết thúc chuyện kể của tôi về các bến qua sông Vôn-ga, tôi muốn nói lên vài số liệu. Chỉ riêng trong hạ tuần tháng mười cho đến khi sông đóng băng, trên 28 ngàn người và trên 3 ngàn tấn đạn dược và đồ tiếp tế khác đã được chuyển qua sông. Đến khi kết thúc chiến dịch Xta- lin-grát, đã đưa qua sông được trên 18 ngàn xe có động cơ, 263 xe có bánh xích (xe kéo và xe tăng), 325 khẩu pháo và trên 17 ngàn xe thô sơ.   
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM