Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 10:36:35 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trong chiến hào Xta-lin-gơ-rát  (Đọc 12463 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #100 vào lúc: 01 Tháng Chín, 2019, 05:22:53 am »


        Chiến sĩ bị thương vẫn rên. Anh nằm cách hồ của tôi chừng vài bước. Nằm sấp, đầu về phía tôi. Cái mũ lông bên cạnh. Tóc đen, quăn, quen lắm. Hai tay co lại, ôm chặt lấy thân. Anh bò. Bò rất chậm và không ngóc đầu dậy. Chỉ dựa vào hai khuỷu tay để bò. Hai chân yếu đuối kéo lê đằng sau. Và luôn mồm rên. Nhưng bây giờ rất khẽ.

        Tôi nhìn anh không rời mắt. Tôi không biết làm thế nào để giúp anh được. Thậm chí tôi không có cả gói băng bông cá nhân nữa.

        Anh đã bò đến rất gần. Tay có thể với tới được.

        — Nào, bò đến đây, — tôi thì thầm và đưa tay ra.

        Đầu hơi ngóc lên. Đôi mắt đen láy và to, đã đờ dại như sắp chết. Khác-la-mốp... Tham mưu trưởng của tôi trước đây... Anh nhìn, mà không nhận ra tôi. Trên mặt không có vẻ gì đau đớn. Nhưng ngây dại thế nào ấy. Trán, má, răng dính đầt. Mồm hé mở. Môi trắng nhợt.

        — Nào, bò đến đây...

        Chống khuỷu tay xuống đất, anh bò đến mép hố. Gục mặt xuống đất. Tôi luồn tay vào nách anh và kéo anh vào hố. Toàn thân anh mềm nhũn, như không xương. Anh ngã chúi đầu về phía trước. Hai chân hoàn toàn tê liệt.

        Khó khăn lắm tôi mới đặt anh nằm được. Hai người trong một hố thì chật. Đành phải để chân anh gác lên chân tôi. Anh nằm, ngửa mặt, nhìn trời. Anh thở nặng nhọc và đứt quãng. Áo va-rơi và phần trên của quần đằm máu. Tôi cởi thắt lưng cho anh và vén áo sơ-mi. Hai lỗ nhỏ ở bên phải của bụng. Tôi biết là anh sẽ chết.

        Anh quay đầu về phía tôi. Đôi môi mấp máy nói cái gì đấy. Tôi chì nghe được: «Đồng chí trung úy... đồng chí trung úy...» Tôi cảm thấy hình như anh ta đã nhận ra tôi. Rồi anh ngửa đầu ra sau và không ngóc dậy nữa. Anh chết rất bình tĩnh. Chỉ ngừng thở thôi.

        Tôi vuốt mắt cho anh. Và đậy mũ lên mặt nghiêm nghị và dài ra ngay.

        Tuyềt bắt đầu rơi. Lúc đầu rất mịn, vừa là tuyết, vừa là tuyết hạt, sau đó là những bông tuyết to và xốp. Chung quanh mọi vật bỗng trắng xóa: cả đất, cả người nằm, cả ụ đất ngoài chiến hào. Chân tay tôi bắt đầu lạnh cóng. Tai cũng thế. Tôi dựng cổ áo lên.

        Bọn Đức bắn. Quân ta trả lời. Đạn luôn luôn rít trên đầu.

        Chúng tôi nằm như thế, — tôi và Khác-la-mốp lạnh cứng, thằng đờ ra, và những bông tuyểt rơi trên tay anh ta không tan ra. Đồng hồ chết. Tôi không thể xác đinh xem đã nằm bao lâu rồi. Cả chân lẫn tay đều tê đi. Lại bị chuột rút. Ôi, nằm như thế mãi đến bao giờ? Có lẽ là cứ nhảy ra và chạy ào đi. Ba mươi thước thì chỉ mất năm giây thôi, đó là nhiều nhất, trong khi thằng xạ thủ súng máy chưa kịp nhắm bắn. Sáng nay, mười ba người chằng đã chạy là gì.

        Ở hố bên cạnh, có người nào đấy cựa mình. Trên nền trắng của tuyết bắt đầu tan, trông rõ cái mũ lông màu xám có vành che tai đang nhúc nhích. Cái đầu thò ra trong giây lát. Rồi khuất. Lại thò ra. Rồi bất thình lình một người nhảy lên ngay khòi hố và ù té chạy. Chạy rất nhanh, lưng cúi khom, tay áp sát sườn và chân đưa caơ

        Anh ta chạy được ba phần tư đường. Cách chiến hào chỉ còn khoảng tám, mười thước. Nhưng khẩu súng máy Đức đã sát hại anh. Anh chạy thêm vài bước và ngã đầu chúi về trước. Và cứ nằm thế chỉ cách chiến hào quân ta ba bước. Áo ca-pốt của anh vẫn còn nổi rõ màu đen trên tuyết trong một lúc, nhưng sau đó cả nó cũng trở thành trắng xóa. Tuyết vẫn rơi, rơi mãi...

         Tiếp đó, ba người nữa chạy. Gần như cả ba cùng một lúc. Một người mặc áo len đài tay. Chắc là đã cởi áo ca-pốt để chạy nhẹ hon. Chúng giết anh này gần như ngay trên ụ đất trước chiến hào. Người thứ hai bị sát hại cách anh ta vài bước. Người thứ ba nhảy được vào chiến hào. Từ phía quân Đức, khẩu súng máy vẫn bắn hồi lâu, khạc đạn đúng vào chỗ anh chiến sĩ nhảy xuống.

        Tôi lấy gót giày đào một chỗ sâu trong hố. Bây giờ thì có thể duỗi chân được rồi. Tôi làm thêm một chỗ sâu nữa để đặt chân của Khác-la-mốp. Hai chân của anh ta đã cứng đờ và không co lại ở đầu gối được. Khó khăn lắm tôi mới đầy chân anh vào đấy. Bây giờ chúng tôi nằm bên nhau, toàn thân thằng đờ ra. Tôi nằm nghiêng, anh nằm ngửa. Giống như anh đang ngủ, mặt đậy cái mũ lông cho khỏi tuyết.

        Công việc làm cho người tôi ấm lên. Tôi nằm nghiêng bên sườn trái để không thấy Khác-la-mốp. Tôi đào thêm một chỗ sâu ở dưới đùi, như thế nằm tiện hơn. Bây giờ thì tốt. Chỉ mong sao đại bác tầm xa của quân ta đừng nã vào tiền duyên quân Đức. Và giá được hút thuốc nhỉ... Dù chỉ ba hơi cũng được. Thuốc lá thì tôi bỏ quên ở nhà hầm của Si-ria-ép. Chỉ có bao diêm kêu lách cách trong túi.

        Tôi buồn ngủ. Tuyết tan dưới người tôi. Bụi xám xịt trở thành bùn bẩn. Hai đầu gối ướt sũng. Và đầu lạnh cóng. Tôi lầy mũ trên mặt Khác-la-mốp và lấy khăn mùi-xoa đậy mặt cho anh. Tôi chùi khẩu súng lục đề khỏi ngủ. Trong súng, té ra chỉ còn bốn viên đạn. Băng đạn dự trữ cũng không có.

        Bây giờ là mấy giờ nhỉ? Chắc là hơn mười hai giờ. Mà sáu giờ thì trời mới bắt đầu tối. Còn phải nằm sáu giờ nữa cơ. Sáu giờ là cả một chuỗi dài vô tận.

        Tôi bỏ vành mũ che tai xuống và nhắm mắt. Một liều ba bảy cũng liều!
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #101 vào lúc: 01 Tháng Chín, 2019, 05:23:20 am »


        Nhưng không ngủ được. Tôi luôn luôn cảm thấy hình như Khác-la-mốp nhúc nhích ở sau lưng tôi. Tôi sực nhớ phải lấy các tài liệu của anh. Việc đó không dễ đâu, vì chúng nằm ở túi sau quần. Tôi nhớ là trước đây anh đã lấy thẻ đảng viên dự bị ở túi sau để đóng nguyệt phí. Tôi loay hoay hồi lâu. Khác-la-mốp trở nên nặng, như đã dính vào đất. Nhưng dù sao tôi cũng lấy được. Tấm thẻ đảng viên dự bị, hai bức thư, một giấy chứng chỉ gì đấy đã mùn rồi và nhòe mực và mấy cái ảnh, gói cẩn thận trong một miếng vải sơn nhỏ và cài kim băng. Ảnh gói riêng. Trước đây, tôi không hể nghĩ rằng Khác-la-mốp lại là người cấn thận như thế. Hồi ở sở chỉ huy của tôi, anh luôn luôn đánh mất hay bồ quên các đồ vật.

        Tôi xem ảnh. Trên một tấm có hình Khác-la-mốp với một thiếu phụ nào đấy. Tóc chị ta dài, quăn và hai mắt rộng. Chắc là vợ. Trên tay một đứa con, mắt cũng đen láy như mắt bố. Trên tấm khác, cũng thiếu phụ ấy, chỉ có khác là một mình và đội mũ bê-rê. Trên tấm thứ ba, một nhóm người trên bờ sông. Họ cười. Một cậu ôm đàn ghi-ta. Khác-la-mốp mặc quần đùi, nằm sấp. Ở đằng xa là cánh đồng và những đổng cỏ khô. Ở mặt sau đề: «Tréc-ki-dô-vô, tháng sáu năm 1939. Cô thứ hai từ bên trái là Mu-ra».

        Tôi gói lại tất cả vào miếng vải sơn, cài kim băng và đút vào túi.

        Một hòn đất sét nhỏ trúng vào tai tôi. Tôi giật mình. Hòn thứ hai rơi bên cạnh, gấn đầu gối. Có ai đấy ném vào tôi. Tôi hơi ngóc đẩu lên. Từ hố bên cạnh, một cái mặt không cạo râu, có gò má rộng, nhô ra.

        — Anh ơi... Có diêm không?

        — Có.

        — Làm ơn, ném chơ..

        — Đề cho mình một mầu nhỏ chứ?

        — Được.

        Tôi ném hộp diêm. Nó bay không tới nơi, còn cách chừng hai bước. Chà, đố quỷ! Người ngồi trong hố thò tay ra. Không, không với tới được. Cả hai chúng tôi đều không rời mắt khỏi hộp diêm. Nó nhỏ bé, hai bên màu đen, nằm trên tuyết và như chề nhạo chúng tồi. Rồi khẩu súng trường hiện ra. Nó thò chậm chạp, thận trọng ra khỏi hồ, di động trên tuyết và đụng vào hộp. Toàn bộ công việc đó kéo dài rất lâu. Cái hộp trượt đi xa hơn, không chịu mắc vào đầu ruồi. Anh chiến sĩ cầm súng thậm chí há hốc mồm vì căng thằng quá. Nhưng cuối cùng anh móc được hộp diêm. Cái đầu và khẩu súng biến mất. Trên hố một làn khói nhẹ bay lên.

        — Cấn thận một chút... — tôi thì thào, nhưng theo tôi, anh ta không nghe tôi nói.

        Anh hút lâu có đèn nửa giờ, chắc là không ít hơn. Thậm chí đầu tôi choáng váng vì thèm muốn và ghen tị. Sau đó, hộp diêm bay về với tôi, bên trong có một mầu tàn thuốc nhỏ xíu, thầm ướt nước bọt. Tôi mút nó, cố hết sức mút. Môi bị bỏng cả.

        — Cậu ơi! Có đồng hồ không? — tôi thì thầm hỏi.

        — Mười hai giờ kém mười lăm,— câu trả lời vang lên từ hố.

        Tôi không tin tai tôi. Tôi đã tưởng là hai hay ba giờ rồi, mà bây giờ chưa đến mười hai giờ. Và hơn nữa lại sắp bắt đầu bắn đây. Hoặc là quân ta hoặc là bọn Đức bắn, có trời mà biết. Những viên đạn đại bác nổ ngay bên cạnh. Chừng mươi, mười lăm phút. Rồi lại ngừng bắn. Rồi lại bắn.

        Phải chạy. Chờ thêm sáu giờ nữa! Tôi không chịu được. Chúng giết thì giết, đằng nào cũng không thoát chết được.

        Từ hố lại khàn khàn vang lên:

        — Này, cậu ơi,.. cậu...

        — Gì thế?

        — Nào, ta chạy ào đi.

        Anh ta cũng không chịu được.

        — Ừ, chạy nào, — tôi đáp lại.

        Chúng tôi dùng mưu mẹo nhở Ba người trước bị giết gần như ở sát ụ đất ngoài chiến hào. Vì thế phải nằm xuống, khi chưa chạy đến tận chiến hào của ta. Khi tràng súng sắp bắn ra, thì chúng tôi sẽ nằm xuống. Sau đó, bất thinh lình chạy lên, nhảy vào chiến hào. May ra có thể thoát được. Tôi quay người về phía chiến hào quân ta. Mong sao đừng bị chuột rút. Địa điểm ở trước mặt phẳng lỳ, chỉ có một cái hố nhỏ và một người chết ở cạnh đấy.

        — The nào, sẵn sàng chứ?

        — Sẵn sàng.

        Tôi dựa vào chân trái, co đầu gối chân phải. Lần cuối cùng tôi nhìn Khác-la-mốp. Anh nằm yên, chân hơi co lại ở đầu gối. Tay để trên bụng. Anh ta chẳng cần gì nữa rồi.

        — Chạy nào!

        — Chạy.

        Tuyệt... Hố đạn đại bác... Người chết... Lại tuyết... Tôi ngã phịch xuống đất. Và gần như ngay lập tức — tặc-tặc-tặc-tặc... Tôi không thở. Tặc-tặc-tặc-tặc... Tôi nằm. Tặc-tặc-tặc-tặc...

        — Sống chứ?

        — Sống.

        Tôi nằm úp mặt xuống tuyết. Tay dang ra. Chân trái dưới bụng. Như thế sẽ dễ nhảy lên hơn. Đến chiến hào chỉ năm, sáu bước nữa thôi. Mắt tôi hau háu liếc nhìn mảnh đất ấy.

        Phải chờ hai hay ba phút để thằng xạ thù súng máy yên trí là chúng tôi đã chết. Bây giờ nó không bắn trúng chúng tôi được, vì chúng tôi nằm quá thấp.

        Nghe rõ tiếng người nào đấy đi trong chiến hào và nói chuyện. Nhưng không nghe được lời.

        — Nào, chạy được rồi.

        — Chuẩn bị, — tôi nói trong tuyết, không ngóc đầu.

        — Rõ, — bên trái đáp lại.

        Toàn thân tôi căng thẳng. Mạch máu ở thái dương đập mạnh,

        — Nào, chạy!

        Tôi đạp chân. Nhảy ba phóc và vào chiến hào.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #102 vào lúc: 02 Tháng Chín, 2019, 08:54:32 am »

    
        Sau đó, chúng tôi còn ngồi hồi lâu ngay trong bùn, dưới đáy chiến hào và cười, Có ai đấy đưa cho mẩu thuốc lá.

        Té ra đã năm giờ rồi. Đồng hồ của anh chiến sĩ kia cũng chết. Chúng tôi đã nằm trong hố từ bảy cho đến năm giờ: chín giờ ròng rã. Chỉ đến bây giờ tôi mới thấy cồn cào đói ghê gớm, đói đến hoa cả mắt.

        Buổi sáng, chúng tôi chôn cất các đồng chí: Khác-la-mốp, Xen-đê-xki và trung đội trưởng có mái tóc bạc. Các chiến sĩ cứu thương đưa xác họ từ chiến trường về lúc ban đêm. Các-nau- khốp thế là không tìm được. Nghe nói có người thấy anh cùng bốn chiến sĩ nữa xông vào chiến hào quân Đức. Chắc là anh đã hy sinh ở đấy.

        Si-ria-ép tự mình bò về, máu me đằm đìa và một cánh tay lùng lẳng. Bò đến và ngã giúi qua ụ đất ngoài chiến hào, anh bất tỉnh ngay tức thì. Người ta đưa anh đến trạm quân y. Tôi ghé lại đầy. Nửa giờ trước, anh đã được chuyển đến tiểu đoàn quần y ở phía bên kia rồi.

        Toàn tiểu đoàn bị thiệt hại hai mươi sáu người, gần một nửa, đó là chưa kể số người bị thương.

        Pha-rơ-be được giao nhiệm vụ chỉ huy tiểu đoàn. Anh là cán bộ chỉ huy duy nhất không tham gia trận tấn công. A-brô-xi-mốp giữ anh lại cạnh mình.

        Chúng tôi chôn cất các đồng chí ngay bên bờ sông Vôn-ga.

        Những quan tài giản dị, bằng ván gỗ thông không bào. Những đám mây đen xám xịt, nặng nề, bay qua trên đầu. Gió thổi những vạt áo ca-pốt phần phật. Tuyết ướt át, khó chịu, chui vào cổ áo.  Băng trôi trên dòng sông Vôn-ga — lớp băng non mùa thu.

        Ba cái huyệt đen thẫm.

        Sự chết chóc ở đây, ở ngoài mặt trận, thật quá ư dễ dàng. Hôm qua còn đấy, hôm nay mất rồi. Mà ngày mai, có thể cả mình cũng không còn nữa. Và đất cũng sẽ rơi thình thịch như thế trên nắp quan tài của mình. Mà cũng có thể cả quan tài sẽ không có, mà chỉ có tuyết phủ lên người thôi, và mình sẽ nằm gục mặt xuống đất cho đến khi hết chiến tranh.

        Ba nấm mồ nhỏ, đỏ choạch, mọc lên bên bờ sông Vôn-ga. Ba cái mũ lông. Ba cái cọc. Loạt súng chào vĩnh biệt: loạt súng tiểu liên trầm trầm và ngắn gọn. Giống như tiếng vang của đại bác tầm xa ở bên kia sông Vôn-ga. Một phút im lặng. Các chiến sĩ công binh thu nhặt xẻng, sửa sang lại nấm mồ.

        Và thế là hết. Chúng tôi bước đi.

        Không một người nào trong số đó trên hai mươi bốn tuồi. Các-nau-khốp hai mươi lăm tuổi. Nhưng không chôn cất anh được: xác anh nằm ở bên kia, bên phía bọn Đức.

        Và thế là anh không đọc cho tôi nghe những bài thơ của mình được. Những bài thơ ấy bây giờ ở trong túi tôi, cùng với bức thư của mẹ tôi và tấm ảnh của Li-u-xi-a. Những bài thơ giản dị, sáng sủa, trong trắng vô cùng, như chính con người của anh trước đây.
        
...Từ hầm này tời chỗ em
        Xa vời chẳng khác đến bên kia trời,
        Nhưng anh vẫn thấy gần thôi,
        Tưởng chừng tay với được người thân yêu.
        Thấy cành lay động bỏng chiều,
        Và rừng dương nhỏ đang reo xạc xào
        Thấy cơn giỏ nhẹ lao xao
        Vấn vương buộc chặt anh vào tóc em.

        Tôi treo chân dung của Lơn-đơn dưới cái gương phía trên bàn. Cả hai người — Lơn-đơn và Các-nau-khốp — hao hao giống nhau.

        Lần cuối cùng, tôi nói chuyện với Các-nau-khồp ba phút trước khi bắt đầu trận tấn công. Anh ngồi xổm trong góc đường hào và vặn ngòi nổ vào lựu đạn. Tôi hỏi anh cái gì đấy, bây giờ tôi không còn nhớ nữa. Anh ngẩng đầu lên, và lần đầu tiên tôi không thấy trong mắt anh nụ cười sâu thẳm, ở đâu đấy dưới đáy mắt, nụ cười trầm lặng mà tôi rất thích. Anh trả lời gì đấy, và tôi đi. Sau đó, tôi không gặp lại anh lần nào nữa.

        Tôi nằm thao thức hồi lâu, úp mặt vào gối.

        Li-xa-go đi đến. Ngồi bó gối trên giường. Thở phì phì. Không chửi rủa. Kê cằm trên đầu gối, lặng thinh hút thuốc.

        — Nghe nói sẽ xử án A-brô-xi-mốp đầy, — anh buồn rầu nói.

        — Ai nói thế?

        — Cậu thư ký La-đư-ghin nghe thế.

        — Đồ nói dối...

        — Đồ nói dối, nhưng không phải bao giờ cũng thế. Dù sao thì hắn cũng quanh quẩn gần thù trưởng.

        — Thế nào, cậu đã đến sở chỉ huy đấy à?

        — Đến sở chỉ huy.

        — Tình hình ở đấy ra sao.

        — Chẳng sao cả. Như mọi khi thôi. A-xta-phiếp vẽ đồ án. Hỏi chúng ta có bao nhiêu người. Mình nói dối là mười hai. Đối với tay đó cũng phải cần thận ra trò. Quan liêu lắm.

        — Cậu có thấy thiếu tá không?

        — Ông ta ghé lại một tí. vẻ mặt rầu rĩ. Lấy bảng kê thiệt hại ở La-đư-ghin.

        — Chà... giá có rượu mà uống cho đã... Uống đến điên thì thôi... Buổi tối, ở nhà ăn của cán bộ chỉ huy, thiếu tá gặp tôi.

        — Này, kỹ sư, cậu hãy chuẩn bị đến ngày mai.

        Tôi không hiểu.

        — Để làm gì ạ?

        Thiếu tá phì phèo hút tẩu thuốc và không nghe tôi hỏi. - Ông hốc hác và mặt tái nhợt.

        — Để làm gì ạ? — tôi nhắc lại.

        Ông chậm chạp ngẩng đầu lên.

        — Cậu sẽ kể lại... tất cả cái gì đã xảy ra... ở đấy, ở trên đồi, —  và chống gậy đi ra. Đến bây giờ ông đi vẫn còn hơi khập khiễng.

        Tôi không hỏi thêm gì nữa. Rõ cả rồi.

        La-đư-ghin, thư ký của sở chỉ huy, người mách lẻo số một trong trung đoàn, kề lại rằng thiếu tá và A-brô-xi-mốp bị triệu tập đến sở chỉ huy sư đoàn và họ ngồi ở đấy ba giờ. Sau đó, A-brô- xi-mốp đóng cửa ngồi lỳ trong nhà hầm, cho đến bây giờ vẫn chưa đi ra ngoài. Trả lại bữa ăn trưa và ăn tối.

        — Cậu liên lạc của ông ta đứng làm gì ở kho thực phẩm. Rồi phóng vào nhà hầm của ông ta, vừa chạy, tay vừa giữ túi. Sáng nay vừa vặn người ta lĩnh rượu trắng.

        Và cậu láo xược nháy con mắt xanh.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #103 vào lúc: 02 Tháng Chín, 2019, 08:56:35 am »


25

        Tôi đến muộn ở tòa án. Khi vào thì thiếu tá đã bắt đầu nói rồi. Tại cống của tiểu đoàn hai, — trong khu vực chúng tôi, chỗ đó rộng nhất, — người ta hút thuốc nhiều đến nỗi hầu như không thấy được mặt người. A-brô-xi-mốp ngồi gần vách. Môi bặm lại, trắng nhợt và khô khan. Mắt nhìn vách.

        A-xta-phiếp, thư ký, sột soạt giở các tờ giấy, xếp đi đặt lại, thử mực ở góc trang giấy. Cạnh anh ta, còn có hai người nữa: trưởng ban trinh sát và đại đội trưởng đại đội chống tăng. Thiếu tá đứng cạnh bàn. Trong những ngày đêm qua, ông già đi chừng mười tuổi. Thỉnh thoảng đưa cốc nước trà lên môi và uống ừng ực từng hớp nhỏ. Ông nói khẽ. Khẽ đến nổi ở cuối cống không nghe được. Tôi chen lên phía trước.

        — Trong chiến tranh không thể không có lòng tin, — ông nói, — chỉ có đũng cảm không đủ. Chỉ có tri thức cũng không đủ. Cần phải có lòng tin nữa. Lòng tin ở người mà mình cùng chiến đấu. Thiếu cái đó thì không thể nào được...

        Ông cởi cổ áo. Trong cồng nóng bức. Tôi cảm thấy hình như những ngổn tay của ông hoi run khi tháo những móc con ở cổ áo.

        — Tôi đã cùng với A-brô-xi-mốp trải qua một chặng đường lớn.. Chặng đường chiến đầu lớn. Ô-ri-ôn, Cat-xto-nai-a, Vô-rô- nét... Và ở đây nữa, chúng ta đã ở bao lâu rồi. Và tôi tin cậu ta. Tôi biết là cậu còn trẻ, thiếu kinh nghiệm, có lẽ là trong chiến tranh cậu mới học được; tôi biết là cậu có thể phạm sai lầm, — trong chúng ta ai mà không có sai lầm, — nhưng tôi tin, tôi tin cậu ta. Không thể nào không tin tham mưu trưởng của mình được.

        Quay đầu lại, ông chăm chú nhìn A-brô-xi-mốp hồi lâu.

        — Tôi biết là chính tôi có lỗi. Tôi chịu trách nhiệm về người, chứ không phải tham mưu trưởng. Và về trận đánh này tôi chịu trách nhiệm. Và hôm nay, khi sư đoàn trưởng quát mắng A-brô- xi-mốp, thì tôi biết là ông quát mắng cả tôi nữa. Và ông đã nói đúng. —Thiếu tá đưa tay lên vuốt tóc và đưa cặp mắt mệt mỏi nhìn tất cả chúng tôi. — Không có chiến tranh nào mà không có tồn thương. Vì chiến tranh nó như thế. Nhưng việc đã xảy ra hôm qua, ở tiểu đoàn hai, thì cái đó không phải là chiến tranh. Mà đó là sự tiêu diệt. A-brô-xi-mốp lộng quyển. Cậu ta đã thay đổi mệnh lệnh của tôi. Và thay đổi đến hai lần. Buổi sáng, khi gọi điện thoại, và sau đó, tự mình lùa người vào trận tấn công.

        — Đã có lệnh tấn công tháp nước... — A-brô-xi-mốp không rời mắt khỏi vách và nói giọng khô khan, cục cằn ngắt lời thiếu tá. — Mà người ta không chịu xông vào tấn công.

        — Nói dối! — Thiếu tá đấm tay xuống bàn làm cho cái thìa trong cốc kêu lên loảng xoảng. Nhưng ngay lúc đó ông kìm mình lại. Uống nước trà trong cốc. — Người ta xông vào tấn công. Nhưng không phải như cách của cậu muốn. Người ta xông vào tấn công một cách thông minh, sau khi đã suy nghĩ chín chắn. Mà cậu thì làm cái gì? Cậu thấy không, đợt tấn công đầu tiên đưa lại kết quả gì? Nhưng ở đấy, không thể làm khác. Chúng ta trông cậy vào pháo binh bắn chuẩn bị. Đáng lẽ phải xung phong nện quân địch ngay, không cho chúng hoàn hồn. Nhưng đã không làm được... Quân địch thực ra mạnh hơn và láu hơn chúng ta tưởng. Chúng ta không thể đè bẹp các hỏa điểm của chúng. Tôi phái kỹ sư đến tiểu đoàn hai. Ở đấy, đã có Si-ria-ép, cậu ta cũng là người thông minh. Ngay từ đêm, Si-ria-ép đã chuẩn bị tất cả để chiếm lĩnh công sự quân Đức. Và chuẩn bị một cách thông minh. Còn cậu... Còn A-brô-xi-mốp đã làm gì?

        Môi của A-brô-xi-mốp bắt đầu giật giật.

        Mặt của Bô-rô-đin thường ngày đôn hậu, mểm mại, bây giờ trở nên đồ gay và hai má rung lên.

        — Tôi biết, cậu quát tháo ở đấy như thế nào. Vung súng lục lên như thế nào.

        Ông uống một hớp nước trà nữa.

        — Trong chiến tranh, mệnh lệnh là thiêng liêng. Không thực hiện mệnh lệnh là phạm tội. Và bao giờ cũng phải thực hiện mệnh lệnh cuối cùng. Và những người đã thực hiện mệnh lệnh bây giờ đang nằm trước chiến hào của quân ta. Còn A-brô-xi- mốp thì đang ngồi ở đây. A-brô-xi-mốp đã lừa đối trung đoàn trưởng của mình. Cậu ta đã lộng quyền. Mà người thì chết. Hết. Theo tôi, thế là đủ.

        Thiếu tá nặng nề ngồi xuống ghè đấu.

        A-brô-xi-mốp trước ngồi như thế nào, bây giờ vẫn ngồi như thế: hai tay đặt lên đầu gối, mắt nhìn ở vách. A-xta-phiếp cúi đầu, cố gắng viết lia lịa cái gì đấy.

        Thêm vài người nói nữa. Rồi đến tôi. Sau tôi là A-brô-xi-mốp. Anh ta nói ngắn. Cho rằng tháp nước chỉ có thể lấy được bằng cách tập trung quân tấn công mà thôi. Và chỉ có thế thôi. Và anh ta đòi hỏi phải thực hiện trận tấn công đó. Các tiểu đoàn trưởng chỉ lo bảo vệ người, nên không thích tấn công. Tháp nước chỉ có thể  chiếm được bằng tấn công mà thôi. Và anh ta không có lỗi, nếu người ta không có thái độ toàn tâm, toàn ý với trận tấn công, nếu người ta hèn nhát.

        — Hèn nhát ư? — một giọng nói vang lên từ trong cổng.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #104 vào lúc: 02 Tháng Chín, 2019, 08:56:55 am »

 
        Mọi người quay lại nhìn. Pha-rơ-be, người không gọn gàng, mặc áo ca-pốt ngắn cũn cỡn, trông đến buồn cười, cao hơn mọi người một cái đầu, đang cố chen lại gần bàn.

        — Anh bảo là họ hèn nhát ư? Si-ria-ép hèn nhát ư? Các- nau-khốp hèn nhát ư? Đó là anh nói về họ như thế đấy à?

        Pha-rơ-be thở hồn hển, nhấp nháy đôi mắt cận thị — hôm qua anh bị vỡ kính — và cau mặt.

        — Tôi đã trông thấy tất cả... Chính mắt tôi trông thấy... Si- ria-ép xông lên thế nào. Cả Các-nau-khốp lẫn... mọi người xông lên thế nào. Tôi không biết nói... Tôi biết các anh ấy không lâu... Biết Các-nau-khốp và những người khác... Lương tâm của anh ở đâu, mà anh nói điêu đến thế. Lòng can đảm không phải ở người đưa ngực không mà xông vào họng súng máy. A-brô-xi- mốp... đại úy A-brô-xi-mốp nói là đã có lệnh tấn công tháp nước. Không phải tấn công, mà là chiếm lĩnh cho được. Việc mở các đường hào mà Si-ria-ép đã suy nghĩ ra, không phải là sự hèn nhát. Đó là mưu mẹo. Mưu mẹo đúng đắn. Nếu áp dụng thì nó sẽ bảo vệ được người của ta. Bảo vệ để họ có thể chiến đấu. Nhưng bây giờ họ không còn nữa. Và tôi cho rằng... — Giọng nói của anh bị nghẹn, anh tìm cốc nước, nhưng không tìm thấy và khoa tay. — Tôi cho rằng những người như thế, không thể để họ chỉ huy được ..

        Pha-rơ-be không tìm ra được từ, lúng ta lúng túng, đỏ mặt tía tai, lại tìm cốc nước và bỗng nhiên, anh buột mồm nói lia lịa:

        — Chính anh mới là hèn nhát! Anh không xông vào tấn công! Và còn giữ tôi lại để đi theo anh. Tôi thấy tất cả... — Và huých vai, anh chen trở lui, móc áo ca-pốt của anh mắc vào áo của người bên cạnh.

        Tôi đi theo anh ra bên ngoài. Anh đứng dựa vào cống.

        — Pha-rơ-be, anh nói hay đấy.

        Anh giật mình.

        — Hay cái gì đâu. Trong óc cứ lẫn lộn lung tung cả. Anh có biết không, nhìn mặt hắn ta thì tôi... Mà hắn cứ ngồi điểm nhiên và còn cãi lại nữa. Không... Không. Tất cả đều không ồn.

        Anh thồ. mệt nhọc.

        — Hai chiến sĩ già cuối cùng của tôi bị giết rồi. Éc-mẳc và Pê-rê-véc-dép. Anh có nhớ họ không? Một người là lính thủy, người kia hình như là thợ lái máy gặt đập. Những bạn chí thân. Ăn, ngủ, uống đểu cùng nhau, Anh biết họ, Một người làm trò ảo thuật đấy,

        — Còn tay trung đội trưởng trẻ, tôi quên mất họ anh ta rồi, có mái tóc bạc, có phải là người của anh không?

        — Ca-la-bin à? Đại đội trương đại đội súng máy, Còn nhỏ tuổi lắm, Ở chỗ chúng tôi chưa được một tuần, Từ bệnh viện đến, cứ kể mãi chuyện ở bệnh viện người ta cho ăn cháo bột trân châu,

        — Cán bộ chỉ huy mới chưa được phái đến à?

        — Đã phái các đại đội trưởng từ tiểu đoàn một và ba đến, Còn ở1 các trung đội thì tạm thời đặt các trung sĩ. Sĩ quan tùy tùng hiện chưa có,

        — Không có sĩ quan tùy tùng thì hoi khó đấy, — tôi đồng ý. Chằng hiểu vì sao bây giờ tôi hoàn toàn yên tâm về Pha-rơ-be,

        Trong cách nói của anh, trong giọng nói đã có những âm thanh mới mẻ và rắn rỏi thế nào ấy, Những âm thanh đó trước đây không có,

        — Si-ria-ép bị thế nào? Thế là chẳng biết rõ gì cả à?

        — Hình như không nặng lắm, Sọ thì còn nguyên, còn tay thì tôi chằng biết bị ở đâu, Máu ra ít, nhưng tay đu đưa lùng lẳng,

        — Tay phải à?

        — Không, tay trái...

        — Thế cũng may,,.

        — Anh không muốn đi bệnh viện, Quát mắng ầm lên. Nói rằng: thế nào tôi cũng quay trở lại, Các anh có muốn hay không, tôi cũng cứ quay trở lại, Còn với A-brô-xi-mốp, dù hắn có đi đến cùng trời cuối đất, thì tôi cũng gặp.

        — Không may cho A-brô-xi-mốp thật, quả đấm của Si-ria- ép nặng như chùy...

        Chúng tôi còn nói chuyện với nhau một lúc nữa, rồi Pha-rơ-be trở vào cống, Tôi đi về nhà hầm của mình, Tôi không muốn có mặt ở tòa án nữa.

        Va-lê-ga rán bánh mì trên chảo. Trong góc, ấm xa-mô-va đang reo. Tôi tháo ủng, cởi áo va-rơi và nằm dài trên giường.

        — Đồng chí sẽ dùng trà hay cà-phê?.. — Va-lê-ga hỏi.

        — Thế cà-phê với gì?

        — Với sữa đặc.

        — Thế thì cà-phê.

        Va-lê-ga đi giả hạt cà-phê. Bơ trong chảo nổ lép bép. Tôi lấy thơ của Các-nau-khốp và đọc lại. Một lúc sau, Li-xa-go đến. Đóng ập cửa. Nhìn vào chảo. Và dừng lại cạnh tôi.

        — Sao?

        — Hạ xuống làm lính thường và đưa vào đơn vị những người có tội.

        Chúng tôi không nói gì thêm về A-brô-xi-mốp nữa. Ngày hôm sau, anh ta đeo ba-lô sau lưng, ra đi, chẳng chào hỏi ai cả.

        Tôi không bao giờ gặp và không bao giờ nghe nói về anh ta nữa.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #105 vào lúc: 02 Tháng Chín, 2019, 09:00:49 am »


26

        Ban đêm, xe tăng đến. Sáu chiếc «ba mươi tư» cũ rích, vá chằng, vá chịt. Nố máy xinh xịch, xích sắt kêu loảng xoảng trên bờ, chúng đang hóa trang. Bỗng nhiên, trở nên vui hơn thể nào ấy.

        Chúng tôi đợi xe tăng đã lâu rồi. Khoảng mười ngày có những tin đồn được truyền đi. Nói rằng cả một sư đoàn xe tăng từ hậu phương, ngay từ nhà máy, tiến đến đây. Sau đó, người ta rút dần xuống trung đoàn, rồi tiểu đoàn. Nhưng cuối cùng tất cả chỉ vẻn vẹn có sáu chiếc cũ kỹ, già cỗi đến, và không phải từ hậu hương, mà từ nhà máy «Tháng Mười Đỏ», nơi chúng đã chiến đấu gần như từ ngày đầu phòng ngự. Nhưng điều đó chẳng quan trọng gì. Dù sao vẫn là xe tăng, vẫn là kỹ thuật quân sự... Và vẻ ngoài của chúng trông cũng khá dữ tợn.

        Chúng phải có mặt ở tiền duyên khi trời chưa sáng. Thiếu tá ra lệnh cho tôi xem xét và chuẩn bị đường cho chúng chạy. Phải dùng thuốc nổ phá hai toa tàu không mui đứng lù lù ngáng lối đi ở gần cái cần chắn đường. Tôi phái Li-xa-go và A-gơ-nhíp- xép đến đấy.

        Ba chiến sĩ lái xe tăng — hai trung úy và một trung sĩ, — ghé lại chỗ tôi để sưởi. Họ đen điu, bẩn thỉu, từ đẩu đến chân lấm dầu.

        — Có cái gì ăn không? — người lớn tuồi hơn cả hỏi. Mặt anh ta lấm tấm đầy sẹo, chẳc là bị cháy sém. — Từ sáng đến giờ chẳng có cái gì trong miệng cả...

        Va-lê-ga đưa món thịt thỏ sinh nhật còn lại trên bàn. Hai trung úy ăn ngấu nghiến ngon lành.

        — Thế nào? Chiến đấu thế nào? — họ hỏi.

        — Chiền đấu cũng tàm tạm thế thôi, — tôi đáp.

        — Tháp nước đến bây giờ vẫn chưa chiếm được à?

        — Chưa chiếm được. Tay không thì làm sao được...

        Các chiến sĩ lái xe tăng nhìn nhau cười.

        — Thế là hy vọng vào chúng mình à?

        — Thì còn hy vọng vào ai nữa? Không có kỹ thuật quân sự dù sao cũng...

        Trung úy có bộ râu rậm, không cạo, mọc đến tận gần mắt, cười xòa.

        — Cậu có biết cái kỹ thuật quân sự ấy đã chiến đấu khắp nơi rồi không?

        — Trông xe tăng thì biết ngay là chúng đã chiến đấu nhiều. Các cậu đã ở Mặt trận Tây-Nam chứ?

        — Cậu cứ hỏi nơi nào chúng mình không có mặt.

        — Đã ở ngoại vi Khác-cốp chứ?

        — Ngoại vi Khác-cốp? Thế cậu đã ở đấy à?

        — Đã ở đấy.

        — Cậu có biết Nê-pô-crư-tai-a, Téc-nô-vai-a không?

        — Biết quá đi chứ lị. Chúng mình tấn công ở đấy.

        — Thế mà cũng gọi là tấn công... Vì các cậu, bộ binh, mà mất Khác-cốp đấy. Chúng mình đã ở nhà máy Máy kéo. Thỏ còn nữa không?

        — Hết rồi. Chỉ còn bì thỏ thôi.

        — Tiếc thật. Mà chúng mình có rượu cồn đấy...

        — Thế thì chúng mình sẽ tìm cái gì khác.

        Tôi phái Va-lê-ga đến chỗ Tru-mắc.

        — Nói cậu ấy đến đây. Và mang theo thức nhắm. Các cậu có bao nhiêu rượu cồn...

        — Đù dùng. Đừng lo.

        Va-lê-ga đi ra. Trung sĩ cũng thế.

        — Cảc cậu sống sướng như tiên, — trung ủy có nhiều sẹo nói và đưa mắt chỉ lên thần Ái tình trên chiếc gương soi. — Như ông hoàng...

        — Vâng, về chỗ ở thì chúng mình chẳng có gì để than phiền thật.

        — Và còn đọc sách nữa chứ.

        — Thỉnh thoảng.

        Anh ta giở cuốn Mác-tin I-đơn.

        — Mình không còn nhớ đã đọc khi nào. Ở Pê-rê-mư-slơ  thì phải? Vào ngày thứ bảy trước chiến tranh. Bây giờ có lẽ quên cả mặt chữ, không đọc được rồi, — và cười. — Sau chiến tranh, đành phải học lại vậy.

        Một lúc sau, Tru-mắc đi đến. Mắt còn ngái ngủ, tóc dính lông tơ ở gối, cậu gãi.

        — Thế mà cũng là kỹ sư cơ đấy... Nửa đêm uống rượu trắng...

        Sao chằng biết nghĩ gì cả! Này, cầm lấy...

        Cậu lấy dưới áo bờ-lu-dông lính thủy ra hai vòng giò chả và một ồ bánh mì.

        — Va-lê-ga của cậu đến tìm chuẩn úy của mình. Sẽ đem đến hai hộp thịt ninh.

        Cậu nhìn các chiến sĩ lái xe tăng.

        — Mấy cái hộp của các cậu ở trên bờ à?

        — Thế còn của ai nữa?

        — Mình mà ngồi trong những cái hộp ấy thì xấu hổ bỏ mẹ.

        Chúng chằng bò đến tiền duyên được đâu, sẽ rời rã ra cả thôi.

        Trung úy có râu bực mình.

        — Cái đó là việc của chúng tớ.

        — Tất nhiên rồi, chẳng phải việc của mình. Việc của mình là uống rượu và chửi bọn lái xe tăng chiến đấu tồi.

        — Thề cậu là ai?

        — Tở? Thì cứ hồi kỹ sư. Sẽ nói cho cậu biết.

        — Chắc là trinh sát viên. Trong mõm đủ rõ.

        — Mõm nào? — Tru-mắc nắm tay lại.

        — Cần thận tí, cậu ạ. Cậu sẽ uống rượu cồn của ai?

        — Thế nào? Của các cậu à?

        — Của chúng mình.

        — Nếu thế thì thôi. Mình im. Và rút lui cầ ý kiền về các xe tăng nữa. Ngày mai, các cậu sẽ chiếm tháp nước thôi. Với những chiếc xe tăng kia làm sao mà không chiếm được...

        Các chiến sĩ lái xe tăng cười. Tru-mắc vươn vai, bẻ ngón tay. Trung úy có râu nhìn đồng hồ.

        — Tay Pri-hốt-cơ đi đâu rồi nhỉ?

        — Chắc là tháo dây ở thùng. Hay tìm đồ đựng. Này, kỹ sư, cậu có nước không? Không thì rượu cồn nặng lắm, những chín mươi sáu độ cơ đấy...

        — Nước thì chẳng lo. Sông Vôn-ga sát sườn đấy mà.

        — Thế nào, các cậu ngày mai tấn công chứ? — Tru-mắc hỏi.

        — Bố ai mà biết được. Được lệnh đứng ở khởi điểm, còn sau đó thế nào sẽ rõ.

        — Chắc không phải ngày mai. Người ta chưa nói gì với chúng mình cả?

        — Sẽ nói thôi.

        — Nếu không phải ngày mai, — Tru-mắc trầm ngâm lấy dao nghi ngoáy trên bàn và nói, — thì bọn Đức sẽ bắn trực diện vào các cậu và trong một ngày thì tan hết...

        — Nghe nói ở đấy sườn dốc, hình như không thấy được.

        — Nghe nói, nghe nói... Thê «mét-xe» của chúng đề làm gì?

        — Thế trọng pháo chống tăng của chúng có nhiều không? — Trung úy có râu cảnh giác hỏi.

        — Đù để diệt các cậu.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #106 vào lúc: 02 Tháng Chín, 2019, 09:01:20 am »


        Ở ngoài hành lang có cái gì đấy rơi ầm một tiếng. Người nào đấy. chửi rùa. Tiếp đó, trung sĩ chạy vào mang theo nhiều chiếc bình-toong.

        — Có thằng ngốc nào chỗ các cậu vứt xẻng lung tung ở ngoài kia. Xuýt nữa thì vỡ mẹ hết cả bình‘toong.

        Anh ta đặt những bình-toong lên giường. Và quay lại, mặt tươi rói, vui vẻ.

        — Mình nói cái tin này thì sẽ được gì nào?

        — Tin mới gì thế?

        — Tuyệt vô cùng. Các cậu cứ nói đi, sẽ được gì, thì mình sẽ nói.

        Cho thêm một trăm gam, — Tru-mắc thế lưỡi thử rượu cồn và cau mặt. — Nặng lắm, đồ quỷ...

        — Ít.

        — Thế thì cứ giữ lấy đừng nói ra. Cũng thế thôi, uống xong cốc đầu tiên thì cậu sẽ ba hoa, nói toạc móng heo ra hết. Này, kỹ sư, đưa mấy cái ca.

        Tôi đưa ca. Chỉ có hai cái thôi. Đành phải lần lượt uống. Tru-mắc rót rượu. Và rót nước ở ấm ra.

        — Nào, tin mới gì thế? — trung úy có sẹo hỏi.

        — Mình đã bảo là tuyệt vời. Vừa nghe phát thanh ở xe mười sáu.

        — Hít-le ngoẻo chứ gì?

        — Tin này còn hay hơn nữa...

        — Chiến tranh chấm dứt?

        — Trái lại. Chỉ mới bắt đầu thôi... — và dừng lại một tí, anh nói tiếp: — Quân ta chiếm Ca-lát. Rồi đến thành phổ gì đấy, tên gì nhỉ, gm. Cong...

        — Mu-dơ-ga Cong?

        — Đúng... Mu-dơ-ga. Và còn thành phố gì nữa có chữ G...

        — Áp-ga-nê-rốp à?

        — Đúng, đúng... Áp-ga-nê-rốp...

        — Cậu không nói dối chứ?

        — Nói dối làm gì? Một vạn ba tù binh... Một vạn tư thằng bị giềt!

        — Eo ôi!,

        ~ Xảy ra bao giờ thế?

        — Trong ba ngày vừa qua đấy thôi. Ca-lát, Áp-ga-nê-rốp và còn gì gì nữa đây. Cả một đống tên.

        — Thè là rõ. Bọn phát xít ngoẻo đến nơi rồi!

        Tru-mắc nện bàn tay vào lưng tôi, giữa hai xương bả vai, đến nỗi tôi xuýt nữa tụt lưỡi.

        — Các cậu ơi, hãy uống chúc mừng sự ngoẻo!

        Và chúng tôi lập tức cùng uống ở ca, ở bình-toong, và uống thêm nước ngay ở vòi ấm.

        — Thế đấy! Chúng đang nốc rượu...

        Li-xa-go ở cửa. Há hốc mồm vì ngạc nhiên.

        — Mình thì phả toa tàu ở đằng kia, mà chúng thì nốc rượu,

        Tôi chìa ca cho Li-xa-gơ. Anh ta nốc một hơi cạn ca, Mắt nhắm lại, Xít xoa, Đưa tay sờ, tìm vỏ bánh mì, Và ngửi vỏ bánh mì,

        — Các cậu sa đọa ở đây, mà năm giờ thì tấn công rồi, Có biết không? Người ta đã đem bữa ăn sáng cho các tiểu đoàn rồi đấy.

        — Nói dối.,.

        — Thì cứ xem ở ngoài bờ sông kìa.

        Các chiến sĩ lái xe tăng chạy đi, không ăn hết giò chả.

        — Si-ria-ép quát mắng bảo rằng lối đi qua bãi mìn làm chậm quá.

        — Si-ria-ép nào?

        — Sao hỏi thế? Tham mưu trưởng. Thượng úy.

        — Trời ơi... Cậu ta ở đâu đến thế?

        — Cứ lơ tơ mơ thế thì suốt chiến tranh các cậu lỡ hết dịp... -— Li-xa-go cười. — Từ chỗ tiểu đoàn quân y Si-ria-ép chạy về. Đang quát tháo inh ỏi ở trên bờ sông ngoài kia.

        Tôi xỏ ủng, Tìm súng lục. Nhìn đồng hồ, Ba giờ kém mười lăm.

        — Lối đi qua làm rồi chứ?

        — Làm rồi.

        — Suốt bề rộng chứ?

        — Suốt. Bây giờ thì xe chạy qua tốt lắm.

        Các chiến sĩ lải xe tăng đã mở máy. Họ bận túi bụi, chạy ngược chạy xuôi. Cả bờ sông trắng xóa. Tuyết lại rơi. Từ đâu đấy bên trái vang lên giọng nói của Si-ria-ép. Đang thét mắng ai đấy:

        — Sau năm phút phải đến báo cáo đấy... Rõ chứ? Nhanh lên...

        Tru-mắc chạy đến, vừa chạy vừa cài cúc áo bờ-lu-dông lính thủy.

        — Tham mưu trưởng mới đang ra oai. Kỹ sư, cậu cần thận đấy...

        Si-ria-ép đứng ở cửa ra vào của nhà hầm sở chỉ huy. Tay băng và treo trên một chéo vải. Băng trắng lộ ra dưới cái mũ lông có vành che tai, Thấy tôi, anh đưa cánh tay không bị thương lên vẫy.

        — I-u-rơ-ca! Cậu phóng nhanh ra tiền duyên đi. Giúp cho các chiến sĩ lái xe tăng— Không ai biết các lối đi qua của các cậu ở đâu cả.

        — Tay thế nào? — tôi hỏi.

        — Để sau, để sau — Chạy nhanh lên — Còn hai giờ thôi.

        — Báo cáo đồng chí thượng úy, rõ. Đồng chí cho đi chứ?

        — Chạy nhanh lên... Còn Li-xa-go thì bảo đến chỗ mình... Tôi đưa tay lên chào, quay người về phía trái, giập mạnh gót giày và bàn tay rời khỏi lưỡi trai ngay từ bước đầu tiên.

        — Ngừng lại! Hai giờ tập luyện các động tác quân sự —

        Một hòn tuyết lạnh và chắc ném trúng vào gáy tôi. Nó rã ra

        và lọt vào trong cổ áơ

        Tôi nhảy vào chiếc xe tăng đứng trước. Va-lê-ga đã ở đấy rồi, đang buộc bình-toong vào đai da.

        Những chiếc xe tăng nối đuôi nhau chạy trên bờ sông. Chúng chạy qua cần chắn đường và những toa tàu không mui đã bị phá hủy. Đi trên đường lát đá tảng. Bây giờ bọn Đức sẽ bắn, vì những chiếc xe tăng kêu loảng xoảng dữ dội.

        Những bông tuyết rơi, chậm chạp bay lất phất trong không trung.

        Đồi Ma-ma-ép ở phía trước — một khối đồ sộ, nặng nề, trắng xóa.

        Còn một giờ bốn mươi phút nữa thì tấn công.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #107 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2019, 06:38:26 am »


27

        Trận tấn công định vào đúng năm giờ. Lúc năm giờ kém hai mươi, Gác-cút-sa hồng hộc chạy đến.

        — Báo cáo đồng chí trung úy.

        — Cái gì thế nữa?

        Anh ta nặng nhọc thở, lầy tay vuốt trán ướt.

        — Trinh sát viên quay trở về.

        — Thì sao?

        — Họ gặp phải mìn.

        — Mìn nào?

        — Của bọn Đức. Vừa đúng ngay đối diện lối đi qua bên trái. Chừng năm mươi thước. Loại mìn gì lạ.
 
        — Chà, đồ quý! Thè hôm qua người ta đã xem rối cơ mà?

        — Họ bảo là hôm qua không có.

        — Không có... Cậu gì... à, Búc-vô-xtốp đâu rồi?

        — Đang ngồi ở nhà hầm tố súng chống tăng.

        — Si-ria-ẻp, gọi điện cho sở chỉ huy đề hoãn hiệu lệnh lại một ít. Mình đi ngay.

        Búc-vô-xtốp, mặt rỗ chằng rỗ chịt, gầy gò, trung đội trường trinh sát của tiểu đoàn công binh, khoa cả hai tay lên mà nói.

        — Chắc là chúng mới đặt đêm nay. Thật đấy, đêm nay. Hôm qua, chính tay tôi mò khắp rồi: không có gì cả. Thật đấy...

        — Thật đấy, thật đấy! Thế sao không báo cáo sớm hơn? Bao giờ cũng để đến phút cuối cùng mới báo cáo. Đằng kia mìn có nhiều không? .

        — Chừng mươi quả. Và loại gì lạ, lần đầu tiên tôi thấy. Đại loại như pôm-dơ. của ta, nhưng không hoàn toàn giống. Ngòi nổ ở đâu bên cạnh.

        — Gác-cút-sa, đem áo choàng ngụy trang đến đây. Còn cậu... dẫn đi.

        May cho chúng tôi, trời không trăng. Chúng tôi bò qua lối đi làm cho xe tăng có đánh dấu bằng những cọc. Trung sĩ mặt rỗ, Gác-cút-sa và tôi. Trước mũi tôi, thấp thoáng gót giày của Gác- cút-sa có đóng cá. Chúng tôi bò quá bãi mìn của quân ta. Chung quanh trắng xóa. Đường chiến hào của bọn Đức ở phía trước mờ mờ sẫm. Trung sĩ dừng lại. Anh lặng thinh, đưa găng tay chỉ vào cái gi đen đen ở dưới tuyết. Pôm-da1! Pôm-da chính cống: một khối kim loại có khía, ngòi nổ và sợi dây. Còn ở bên cạnh thì thêm cái cọc đề cắm cho chắc. Anh ta đã nhầm nó là ngòi nổ. Trinh sát viên đâu mà nghếch đến thế!

        Gác-cút-sa nằm sấp, khéo léo tháo hết ngòi nổ này, đến ngòi nổ khác. Tay tôi bị cóng, và khó khăn lắm tôi mới vặn ra được hai cái. Trung sĩ thì ì ạch.

        Xì-xì-xì-xì... Pháo sáng...

        Chúng tôi nằm im bất động. Trong mồm bỗng thấy khô ngay. Trồng ngực đánh thình thịch. Quân súc sinh sẽ thấy mất.

        Xì-xì-xì-xì... Chiêc pháo sáng thứ hai.., Tôi liếc mắt thẫy trung sĩ đã bò cách tôi chừng mươi thước rồi. Người gì mà tệ đến thế! Bây giờ bọn Đức sẽ thấy đây.

        Một tràng súng máy ngắn.

        Chúng đã thấy rồi.

        Một tràng nữa.

        Có cái gì đấy nện vào tay tôi rất mạnh, rồi vào chân. Tôi chúi đầu xuống tuyết. Tuyết lạnh, dễ chịu, chui vào mồm, mũi, tai. Dễ chịu quá chừng... Tuyềt lạo sạo trong răng... Như kem... Thế mà anh ta bảo là không phải mìn pôm-da... Đúng là pôm-da chính cống... Chỉ có điều cái cọc nằm bên cạnh... Tay trung sĩ gì mà ngốc thật... Hết cả... Không còn gi nữa... Chỉ cổ tuyết trong răng...

----------------
        1. Loại mìn chống bộ binh. — ND.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #108 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2019, 06:41:05 am »

        
28

        «I-u-rơ-ca thân, cậu tệ quá chừng. Sau bức thư ngắn từ tiểu đoàn quân y gửi về, thế là bặt vô âm tín, tuyệt nhiên không một chữ nào nữa. Quá quắt lắm! Nếu cả tay phải bị thương, thì mới có lý do, chứ cậu chỉ bị tay trái mà thôi. Không tốt, thật đấy, không tốt tí nào cả. Ở đây, ngày nào người ta cũng hỏi thăm cậu, mà mình thì trả lòi thế này: có lẽ cậu ta được ăn uống tẩm bổ ở bệnh viện đã béo quay rồi, lại thêm bắt nhân tình, nhân ngãi với các cô y tá rồi, nên chẳng còn nhớ gì các bạn chiến đấu nữa. Mà cậu ạ, họ thì chẳng quên cậu đâu. Tru-mắc đã đề dành riêng cho cậu một chai rượu cô-nhắc gì tuyệt lắm (những sáu sao cơ!), chẳng cho ai thử hết. Mình cố xin hắn, nằn nì xin mãi, nhưng chẳng được xơ múi gì.

        Còn nói chung thì chán ngấy. Ngồi mãi chán ngấy. Chán mớ đời! Những người khác thì tấn công, tiến lên về phía tây, còn chúng mình vẫn ở mãi trong những chiến hào cũ ấy, những nhà hầm cũ ấy. Kẻ thù, thật ra, không như trước đây. Nhưng tháng trước dù sao cũng hơi khó đấy. Người bị loại ra khỏi vòng chiến đã gần hết, mà trông cậy vào quân bổ sung thì chính cậu cũng biết thôi... Sau khi cậu bị thương, quân ta phối hợp với xe tăng lại tấn công một lần nữa, nhưng tháp nước vẫn không chiếm được, còn xe tăng sau đó được điều sang khu vực khác. Một chiếc bị bọn Đức bắn hỏng, và quân ta phải chiến đấu suốt tháng trời vì nó. Sư đoàn trưởng ra lệnh làm hỏa điểm ở dưới chiếc xe tăng, và chắc là sư đoàn trưởng Đức cũng định như thế, và thế là hai bên choảng nhau chí tử vì chiếc xe tăng đó. Đánh trực diện thi không ăn thua gì, vì mỗi tiểu đoàn chỉ có năm, bảy đội viên chiến đấu thôi. Thế là đành phải đào hào đến. Mà tầng đất thì rắn như đá, và thuốc nổ không có. Sông Vôn-ga đã hai tuần rối mà không đóng băng được. Máy bay «bắp ngô» ném lương khô xuống.

        Cuối cùng, quân ta đã chiếm được chiếc xe tăng ấy. Đào đường ngầm dài hai mươi hai thước, đặt thuốc nổ chừng một trăm ki-lô và ầm. Bò qua hố phễu, xông vào tấn công. Đấy, chúng mình như thể đấy! Mình, Tu-ghi-ép, A-gơ-nhíp-xép (bây giờ cậu ta ở tiểu đoàn quân y vì bị thương) và Va-lê-ga của cậu được đề nghị tặng thưởng huân chương «Sao đỏ». Các cậu cừ thật! Còn những người khác được đề nghị huy chương «Vì lòng dũng cảm». Bây giờ dưới chiếc xe tăng ấy, đặt khấu súng máy của Pha-rơ-be, nó nã bọn Đức hết sức ác liệt. Tháp nước hiện nay vẫn còn trong tay của chúng. Quân ta đào trong đất, như chuột chũi, nhưng chẳng bò từ phía nào đến được cả. Chiến sĩ thiếu, vấn đề chính là ở đấy. Nói chung, chúng mình chiến đấu bằng trọng pháo. Toàn bộ kéo đến bờ phải, trừ loại nặng. Một khẩu đội pháo binh sư đoàn đặt gần nhà hẩm của chúng ta và chẳng cho ai ngủ cả. Người ta điều Rô-đim-xép và sư đoàn 92 ở bên phải chúng ta đến khu vực đường phố Tàu điện. Còn sư đoàn 39 thì rất cừ. Hầu như đã quét sạch quân địch khỏi nhà máy «Tháng Mười Đỏ» rồi. 'Trung đội của chúng ta bây giờ có ba người: mình, Gác-cút- sa và Va-lê-ga. Tu-ghi-ép thay Cu-lê-sốp ở bên bờ trái trông ngựa. Cu-lê-sốp đánh cắp lúa kiểu mạch và bị đưa vào đơn vị những người có tội. Chúng mình mất Trê-pua-nưi, Ti-mốt-sca và cậu gì bẻ nhỏ, luôn mồm nhai, mình quên mất họ của cậu ta rồi, ở trên đồi Ma-ma-ép. Chúng mình cố thủ ở đấy khoảng hai tuần cùng với các chiến sĩ hóa chất và trinh sát. Chôn cất hai người. Còn Ti-mốt-sca thì chỉ tìm thấy cái mũ lông thôi. Thương cậu bé thật! Và cây đàn phong cầm của cậu ta vẫn đề đấy chằng ai chơi cả. U-ra-dốp bị mìn, đứt mất bàn chân. Và ba cậu nữa, trong số mới, phải đưa đến tiểu đoàn quân y, cậu không biết họ đâu. Trong số cán bộ tham mưu thì trưởng ban hóa chất Tu- rin và anh phiên dịch chết rồi. Còn «người yêu» của cậu có hai hàng tóc mai dài, A-xta-phiềp, thi bọn Đức cắm mảnh đạn cho vào đít (làm sao mảnh đạn rơi trúng vào đấy thì mình chịu không biết được, vì anh chàng không bò ra khỏi nhà hầm), bây giờ phải nằm sấp và lục hồ sơ lưu trữ.

        Còn chúng mình bây giờ xây dựng các đài quan sát. Mỗi ngày một đài mới. Đã làm được dăm cái rồi. Cả năm cái thiếu tá đều không thích. Chắc cậu biết rõ ông ta rồi. Một đài làm ở ống khói nhà máy — cạnh nhà máy hóa chất, chỗ có rất nhiều lơ bột ấy mà, một đài khác đặt trên mái, như chuồng bồ câu. Trông rõ, nhưng thiếu tá bảo là lạnh, gió lùa, và bắt làm ở dưới nhà trong khu công nhân, ở gần chỗ trũng nơi đầu máy tàu «FD» đứng. Còn các chiến sĩ pháo binh của trung đoàn 270 kéo đại bác tới đầy và hút hòa lực của địch đến. Đạn đại bác nổ ầm ầm bên cạnh. Bây giờ chẳng đưa thiếu tá đến đấy được nữa.

        Tóm lại, cậu hãy về chóng lên, cùng nhau ta sẽ đi tìm một chỗ tốt. Và cậu sẽ giúp chúng mình đào nữa (ha-ha-ha!), không thì tay mình bị bong cả, chẳng cầm được xẻng nữa rồi. Út-xti- nốp của cậu, kỹ sư sư đoàn, bám vào mình như đĩa đói, cứ nằng nặc đòi hết sơ đồ này đến sơ đồ khác, mà chính cậu cũng biết đầy, cái đó đối với mình quả là... chết. Si-ria-ép gửi cậu lời chào, tay của cậu ta đã khỏi hẳn rồi.

        À ... Ở tiểu đoàn hai có cô quân y sĩ mới. Thay cho Bua-li-úc đi học. Về thì cậu sẽ thấy. Tru-mắc suốt ngày cứ láng cháng ở đấy, ngày nào cũng lầy phấn chùi cái khóa thắt lưng láng bóng. Tóm lại, cậu cứ trở về chóng lên. Chúng mình đợi.


Bạn cậu, A.Li-xa-go        

        T.B. Cuối cùng đã tìm được ngòi nổ «LZZ» mà cậu mong ước mãi. Không có cậu thì minh không tháo ra đâu. Bây giờ bộ sưu tập chiến lợi phẩm của chúng ta tốt lắm: mìn «s» và «TMI-43», có loại mới nguyên, năm loại ngòi nổ đựng trong những hộp tuyệt trần (sẽ dùng đựng thuốc lá) và ống đánh lửa của Đức rất tốt có ngòi nổ ma sát.

A.L.»        

        Ở trang sau, có những đòng chữ to, ngoằn ngoèo, chạy lệch xuống dưới:

        «Đồng chí trung ý, xin kính chào đồng chí. Báo tin đồng chí biết là hiện nay tôi còn sống và khỏe mạnh, mà đó cũng là những điều tôi muốn chúc đồng chí. Đồng chí trung ý, sách của đổng chí đều được giữ gìn cần thận, tôi đã bỏ vào ba-li rồi. Đồng chí trung đội trưởng đã kiếm được hai bình ẳc-quy, và bây giờ ở nhà hầm chúng ta có điện. Thượng ý Si-ria-ép muốn lấy cho sở chỉ huy dùng. Đồng chí trung ý, hãy trở về chóng lên nhé. Mọi người kính gửi đồng chí lời chào, cả tôi cũng thế.

Cần vụ của đồng chí, A.Vô-lê-gốp».       

        Tôi đút bức thư vào túi dết, mặc áo choàng vào và đi đến quân y trưởng. Anh ta là người tốt bụng và dễ dãi. Và đến trưởng kho để lĩnh áo va-rơi mới. Cái của tôi bị đứt cả tay áo rồi.

        Sáng hôm sau, mang đôi ủng kêu cọt kẹt, mặc áo ca-pốt mới của lính, với một đống thư gửi đến Xta-lin-gơ-rát trong túi, tôi tạm biệt các bạn.

        Họ tiễn tôi đến tận cổng.

        — Gửi lời chào Pau-luýt1 nhé!

        — Nhất định rồi.

        — Việc mình nhờ, đừng quên nhé, nghe chứ?

        — Nghe, nghe.

        — Gần đấy thôi mà. Mương xói thư hai cách cái của các cậu. Chỗ khẩu «ca-chi-u-sa» bị phá hủy nằm đấy.

        — Nếu có gặp cô Ma-ru-xi-a, thì nói hộ, khi nào gặp, mình sẽ kể chuyện hay đấy. Trong thư không viết được.

        — Được... Đi nhé... Các cậu trả giúp tạp chí Tìm hiểu thiên nhiên cho buồng sáu nhé. Và gửi lời chào cô huấn luyện viên thể dục.

        — Được, sẽ gửi lời chào.

        — Thôi, các cậu ở lại khỏe nhé.

        — Nhớ viết thư... Đừng quên đầy...

        Anh tài xề đã vẫy tay.

        — Này, trung úy ơi, thôi, đừng dềnh dàng mãi nữa.

        Tôi nắm tay các bạn và chạy ra xe ô-tô.

--------------------
       1. Tướng phát-xít Đức chỉ huy ở Xta-lin-gơ-rát, cuối cùng đã đầu hàng Hồng quân. — ND.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #109 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2019, 06:44:39 am »


29

        Chúng tôỉ đến ấp Bua-cốp-xki lúc gần tối. Ở đấy có các cơ  quan hậu cần của sư đoàn và La-da, trưởng ban tài chính. Tôi ngủ lại chỗ anh ta, trong một túp nhà xiêu vẹo, trong nhà có cả bà già, trẻ con và những người thư ký nào đấy.

        — Thè nào, ở hậu phương ra sao? — họ hỏi.

        — Thường thôi...

        — Cậu nằm ở Lê-nin-xcơ à?

        — Vâng. Bệnh viện thì tồi. Chẳng so được với nhà hầm của tôi trên bờ sông được.

        La-da cười.

        — Bây giờ thì cậu chả nhận ra được nhà hầm của cậu đâu: điện này, máy hát này, chừng năm chục đĩa hát này, và tường thì treo chăn chiến lợi phẩm. Tuyệt đẹp!

        — Thế cậu từ đấy về đã lâu chưa?

        — Mới về hôm qua thôi. Mình đi phát lương.

        — Bọn Đức vẫn còn đóng à?

        — Không đâu! Chúng đã cút khỏi đồi Ma-ma-ép rối và đào hào cố thủ ở mương xói Dài. Đang hấp hối giãy chết. Chẳng có cái gì xực, đạn dược không có, trong nhà hầm thì ngổn ngang xương ngựa đã gọt hết thịt rồi. Nói chung là ngoẻo thôi...

        Ban đêm, tôi nằm trằn trọc mãi, không ngủ được.

        Sáng sớm, ngồi trên xe «com-măng-ca» của sở chỉ huy, tôi đi tiếp.

        Chúng tôi đến sông Vôn-ga, đi thằng đến tận bờ sông, mà chẳng ngụy trang gì cả. Dòng sông rộng mênh mông, trắng xóa và chói lọi. Ở bờ bên kia, có cái gì đấy đen đen. Có lẽ là sở chỉ huy trung đoàn. Một ngọn cờ đỏ trên nền trắng... Chà, quỷ thật, thời gian chạy nhanh làm sao! Cách đây không lâu, dường như

        mới hôm qua thôi, sông Vôn-ga kia vừa đen, vừa đỏ vi khói lửa, rồi tung lên vi những phát súng nổ trong nước và lốm đốm những tấm ván và những mảnh vụn trôi trên mặt nước. Còn bây giờ thì con đường băng được đánh dấu bằng những mốc chạy thẳng qua bờ đồi diện. Các xe ô-tô rối rít chạy qua chạy lại, nào là xe vận tải, nào là xe «vi-lít», nào là xe «em-mơ-ca» nhiều màu, được hóa trang cẩn thận. Đây đó, có những vết đạn súng cối thưa thớt, cách nhau hàng trăm thước, vềt cũ. Người điều khiển giao thông có bộ ria hung hung, cầm cây cờ con màu vàng, nói rằng chừng hai tuần nay chúng không bắn ở chỗ qua sông nữa: kiệt sức rồi.

         Chúng tôi đi qua sờ chỉ huy trung đoàn.

        — Đồng chí cho xem giấy.

        — Mà nếu không có thì sao?

        — Không được, đống chí trung úy ạ. Cần theo chế độ.

        Thế mới tuyệt chứ! Chung quanh sở chỉ huy của Sui-cốp có một hàng rào dây thép gai, cạnh cửa con một người gác đứng nghiêm, đường thì rải cát, và trên mỗi nhà hầm có biển số đàng hoàng, đóng bằng ván, sơn đen.

        Một bảng chỉ đường đóng trên một cột có sọc: «Đơn vị Bô-rô-đin— 300 thước», và viết bằng bút chì đỏ: «Ngõ đầu tiên, về phía trái». Thè là họ đã đổi chỗ rồi nhỉ. Ngõ về phía trái có lẽ là mương xói, chỗ sở chỉ huy sư đoàn đóng trước đây.

        Tôi hồi hộp xúc động. Thật đấy, tôi hồi hộp xúc động. Thường thì hay như thế, khi ta trở về nhà. Hoặc là đi nghỉ phép về, hoặc là từ đâu đấy về, và càng gần đến nhà, chân bước lại càng mau. Và trên đường đi, ta để ý tất cả, mỗi một chi tiết nhỏ nhặt, mỗi một cái gì mới mẻ. Lề đường rải nhựa, quán bán thuốc lá mới ở trong góc, bến tàu điện đã chuyển đến gần cửa hiệu dược phẩm, nhà số 26 đã xây thêm một tầng bên trên nữa. Ta nhìn thấy tất cả, đề ý tất cả, không bỏ sót một cái gì.

        Kìa, chính ở đây chúng tôi đã đổ bộ lên trong buổi sáng tháng chín đáng ghi nhớ. Kìa, con đường mà quân ta đã khiêng đại bác. Kia, cái tháp nước trắng toát. Một quả bom đã rơi trúng tháp và giết chết ba mươi chiến sĩ bị thương nằm trong đó. Người ta đã xây dựng lại, sửa chữa lại và giờ đây trong đó đặt một lò rèn. Còn ở đây, trước kia là chiến hào, có một bận tôi và Va-lê-ga đã vào tránh bom ở trong đó. Người ta đã lấp rồi hay sao, mà chẳng thấy dấu vết gì nữa. Còn ở đây, người nào đấy đã làm thêm bậc thang, bây giờ không phải leo theo sườn dốc nữa. Thật là văn minh, cho đến tay vịn cũng đẽo gọt cần thận.

        Trên đầu, một phi đội «pét-lia-cốp» của quân ta bay qua một cách bình tĩnh, tin tưởng. Hồi nào, những chiếc «hây-nơ-ken» của Đức cũng đã bay như thể. Những chiếc máy bay của ta, chiếc này đến chiếc kia, lần lượt lao xuống...

        — Ôi! Thế mới tuyệt chứ!

        Trong mương xói trống trải. Một đồng mìn của Đức trong tuyết. Những cuộn dây thép, một cái thùng gỗ hình trụ xiêu vẹo đề làm dây xoắn ốc Bru-nô. Tôi nhận ra cái thùng ấy của chúng tôi mà Gác-cút-sa đã làm. Cạnh nhà xí có khoảng hai mươi tên Đức, bẩn thỉu, râu ria không cạo, quấn giẻ hay là khăn mặt. Thấy tôi, chúng đứng dậy.

        — Đồng chí trung úy, đồng chí tìm ai thế?— một giọng nói vang lên từ đâu đấy ở bên trên.

        Có một cái gì đầy giống một cơn lốc, bọc quanh một đám tuyết, rơi xuống người tôi và xuýt nữa làm tôi ngã lộn nhàơ

        — Đồng chí trung úy còn sống và mạnh khỏe chứ?

        Bộ mặt vui tươi, hai má ửng hồng. Đôi mắt cười, hoàn toàn như trẻ con.

        Xê-đức!.. Tôi thế đấy!.. Đúng là Xê-đức!..

        — Trời ơi, thằng quỷ... ở đâu đến thế?!

        Cậu không trả lời gì cả. Mặt tươi rói lên. Toàn thân tươi rói, từ đầu đèn chân. Cả tôi cũng tươi rói lên. Và chúng tôi đứng mặt đối mặt, cầm tay nhau lắc mãi. Tôi cảm thấy hình như tôi hơi say.

        — Ở đây, mọi cái đều xáo lộn cả rồi, đồng chí trung úy ạ. Chúng ta đuổi bọn Đức vác cẳng lên cổ mà chạy. Sở chỉ huy chúng tôi ở ngay mương xói này. Mọi người đang ở tiền duyên. Còn tôi bị thương xoàng phải ở lại đây. Canh tù binh.

        — Thế I-go?

        — Còn sống, mạnh khỏe.

        — May quá!

        — Hôm nay đồng chí ghé lại chỗ chúng tôi nhé. Chà, mọi người sẽ mừng lắm!.. Thế đồng chí ở bệnh viện ra à? Phải không? Các cậu nói chuyện với tôi.

        — Ở bệnh viện ra. Nào, cậu đứng yên để mình nhìn cậu cho rõ nào.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM