Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 11:14:43 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trong chiến hào Xta-lin-gơ-rát  (Đọc 12342 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #90 vào lúc: 30 Tháng Tám, 2019, 05:33:41 pm »


20

        Đêm tối như bưng, Không thấy sao. Chỉ rải rác một đôi chỗ có những chấm đục đục và mờ nhạt. Chung quanh yên lặng. Thỉnh thoảng ở trên gò có tiếng súng bắn ít một.

        Hai chân cứ bị vướng vào các thứ đồ vật vứt bỏ. Có một lần tôi xuýt ngã, vì vướng vào một sợi dây thép nào đấy.

        Có ai ngồi cạnh chiếc cầu con bị phá hủy. Ánh lửa của điếu thuốc lập lòe.

        — Tay quỷ nào mà lại hút thuốc đấy?

        — Nhưng từ đây chằng thấy được đâu, — một giọng hơi ồ ồ trong bóng tối đáp lại,

        Giọng của Pha-rơ-be.

        — Anh làm gì ở đây?

        — Chằng làm gì cả... Tôi thở không khí,

        Tôi đến gần hơn,

        — Anh thở không khí à?

        — Vâng, thở không khí,

        Và tự nhiên tôi ngồi xuống. Pha-rơ-be không nói thêm gì nữa, Anh ngồi hút, Tôi cũng châm thuốc lá hút, Cả hai lặng thinh, Tôi không biết có thể nói chuyện với anh về cái gì được.

        — Bây giờ sắp có hòa nhạc đấy, — bỗng Pha-rơ-be nói.

        — Không đâu, — tôi trả lời, — «Con lừa» của chúng chằng rõ vì sao hai ngày nay câm họng rồi.

        — Không, tôi không nói về cái ấy, mà về hòa nhạc thật sự cơ. Phía bên kia có đặt loa phóng thanh. Đang phát tin giờ chót. Còn sau đó sẽ có hòa nhạc. Hôm qua, cũng phát vào giờ này,

        — Từ Mát-xcơ-va phải không?

        — Chắc là từ Mát-xcơ-va.

        Các chiến sĩ đi qua, Người nọ nối đuôi người kia thành một hàng dài, chửng mươi người. Họ mang đạn súng cối và các đạn dược khác. Nghe rõ tiếng đá dăm lạo sạo tụt xuống dưới chân họ, và tiếng chửi thầm khe khẽ mỗi khi vấp. Chừng hai mươi phút sau, họ quay trở lại. Và sẽ còn đi nửa giờ nữa, vừa vấp, vừa chửi trời tối, sắt vụn vứt lung tung, thằng Hít-le và chuẩn úy bắt họ vác một lúc mỗi người bốn viên đạn súng cối tiểu đoàn. Mệt đêm họ đi sáu hay tám chuyển. Ban ngày, số đạn đó sẽ được dùng hết. Và khi mặt trời chỉ vừa lặn, thì họ lại đến bờ sông, từ bờ sông ra tiền duyên, từ tiền duyên đến bờ sông,

        — Tình hình ở đại đội ra sao? — tôi hỏi,

        — Chằng hề gì, — Pha-rơ-be lãnh đạm trả lời, — Không có thay đồi gì đặc biệt,

        — Bây giờ chỗ anh có bao nhiêu ngươi?

        — Cũng bấy nhiêu người như trước thôi, Chẳng làm thế nào hơn mười tám, hai mươi người được, Trong sổ những người cũ đổ bộ dạo nọ, bây giờ hầu như chằng còn ai nữa cả,

        — Còn bổ sung?

        — Bồ sung thì ra cái gì...

        — Nhóc con phải không?

        — Dân thấy súng trường lần đầu. Hôm qua, một người bị chết. Lựu đạn nổ trong tay.

        — Ừ... — tôi nói. — Chiến tranh thật là cái trò chẳng lấy gì làm vui...

        Pha-rơ-be không trả lời gì cả. Móc túi lấy hộp thuốc lá, vấn một điếu, anh châm vào mầu tàn thuốc của mình đang cháy. Trong nháy mắt, ánh lửa soi sáng khuôn mặt gầy có hai má lõm, cái mũi xương xẩu và những nếp nhăn ở mép.

        — Anh có khi nào cảm thấy cuộc đời là một trò vô nghĩa không? — Pha-rơ-be hỏi. Anh không thể nào châm thuốc được, vì mẩu tàn thuốc nhỏ cứ tàn dần.

        — Cuộc đời hay chiến tranh? — tôi hỏi.

        — Chính là cuộc đời.

        — Vấn đề phức tạp thật. Tất nhiên, có nhiều cái vô nghĩa. Nhưng điểu ấy có liên quan gì đến câu mà anh...

        — Chẳng có liên quan gì đâu. Tôi suy nghĩ vớ vẩn thế thôi. Phần nào cũng muốn tổng kết.

        — Sớm thế ư?

        — Tất nhiên, hơi sớm, nhưng dù sao cũng có thể tồng kết cái gì đấy.

        Anh chậm rãi lấy gót giày dí mầu tàn thuốc xuống đất. Ánh lửa nhỏ còn cháy âm ỉ hồi lâu cạnh chân anh.

        — Có khi nào anh suy nghĩ đến cuộc đời quá khứ của mình không?

        — Thì sao?

        — Anh có cảm thấy, hình như trong một chừng mực nào đấy, chúng ta đã sống theo lối sống của chim đà điểu không?

        — Của chim đà điểu?

        — Nếu đem so sánh thì có lẽ đạt nhất. Chúng ta hầu như không thò đầu ra khỏi cánh.

        — Anh nói rõ hơn đi.

        — Tôi nói về chiến tranh. về chúng ta và về chiến tranh. Khi nói chúng ta, tôi muốn nói về mình, về anh, nói chung về con người không có liên quan trực tiếp đến chiến tranh trong thời bình. Nói tóm lại, thì trước đây anh có biết là sẽ có chiến tranh không?

        — Có lẽ có biết.

        — Không phải có lẽ, mà anh đã biết. Hơn nữa, anh đã biết rằng anh sẽ tham gia chiến tranh.

        Anh kéo vài hơi thuốc thật sâu và thở phì khói.

        — Trước chiến tranh, anh là cán bộ chỉ huy quân dự bị. Phải thế không? V.U.X1. - 34... Trường huấn luyện cao cấp ngoài quân ngũ hay là cái gì đấy đại loại như thế.

        — V.U.X. - 34... Trường huấn luyện cao cấp ngoài quân ngũ... Trung đội trưởng quân dự bị.

        Chưa bao giờ tôi nghe Pha-ro-be nói nhiều như thế.

        — Trước đây, mỗi tuần các anh có một ngày quân sự. Các anh cố hết sức trốn ngày đó. Còn mùa hè thì vào trại tập luyện. Bên phải... quay, bên trái... quay, đằng sau... quay, bước đều... bước. Các chỉ huy trưởng đòi phải quay cho thật đúng, hát cho thật nhộn. Còn đến giờ học về chiến thuật thì các anh nấp sau bụi cây, ngủ, hút thuốc, nhìn đồng hồ xem đến bữa ăn trưa còn bao lâu nữa. Tôi cho rằng tôi nói thế không nhẩm lắm.

        — Nói thật tinh là không nhầm lắm.

        — Đấy, cái chính là ở đây... Chúng ta trước đây cử ỷ lại vào những người khác. Chúng ta đã đứng trên hè phố xem diễu binh ngày Mồng một tháng năm, hai tay đút túi quần và nhìn những chiếc xe tăng chạy qua, nhìn máy bay, nhìn các chiến sĩ trong các hàng quân đi đều bước... Ôi, tuyệt quá chừng! Ôi, mạnh quá chừng! Đấy, trước đây chúng ta chỉ nghĩ có thế thôi. Đúng thế chứ? Còn về điều có lúc nào đấy chúng ta phải bước không phải trên đường nhựa, mà trên đường đầy bụi, túi ba-lô sau lưng, về điều đời sống dù không phải của hàng trăm đi nữa, thì cũng hàng chục người sẽ phụ thuộc vào chúng ta... Phải chăng trước đây, chúng ta đã suy nghĩ về điều ấy?

------------------
        1. Chữ viết tắt tiếng Nga, có nghĩa là «đăng ký quân sự về chuyên môn». — ND.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #91 vào lúc: 30 Tháng Tám, 2019, 05:34:18 pm »


        Pha-rơ-be nói chậm rãi, thậm chí uể oải, dừng lại nhiều lần và cuối mỗi câu thường kéo vài hơi thuốc. Bề ngoài anh có vẽ hoàn toàn binh tĩnh. Nhưng cứ thấy anh hút từng hơi dồn dập, dừng lại ở giữa câu một cách không đều, cứ thầy đôi lông mày cau lại, thì biết rõ là từ lâu anh đã muốn nói về tất cả những điều ấy, nhưng hoặc là không có người tâm sự, hoặc là không có dịp thuận lợi, hoặc là không có thì giờ, hoặc là vì sao đấy nữa mà tôi chẳng biết. Và tôi hiểu rõ là anh đang xúc động, nhưng cũng như nhiều người cùng loại anh ta, nghĩa là kín đáo, trầm lặng, sự xúc động ấy hầu như không biểu lộ ra ngoài, mà trái lại, làm cho anh càng thêm nén mình hơn nữa.

        Tôi lặng thinh. Nghe và hút thuốc. Pha-rơ-be tiếp tục:

        — Đến ngày thứ tư của chiến tranh, hai hàng quân ba mươi người đã xếp trước mặt tôi, Họ là những người thợ mộc, thợ tiện, thợ rèn, thợ lái máy kéo. Và người ta bảo tôi: anh hãy chỉ huy, hãy dạy họ. Việc ấy xảy ra ở tiểu đoàn quân dự bị.

        — Công binh phải không?

        — Công binh.

        — Thế anh là công binh à?

        — Công binh. Đúng hơn, đã từng làm công binh.

        — Thế sao bỗng nhiên anh lại trở thành bộ binh?

        — Trước đó, tôi còn làm xạ thủ súng cối nữa. Còn sau việc rút lui ở Khác-cốp thì chuyển sang bộ binh.

        — Thè mà tôi không biết đấy. Thế là đống nghiệp.

        — Đồng nghiệp, — Pha -rơ-be mỉm cười và nói tiếp: — Người ta nói: chỉ huy đi, dạy đi. Còn trong thời khóa biểu thì: công tác phá hoại bằng thuốc nổ — bốn giờ, xây dựng công sự — bốn giờ, cầu đường — bốn giờ. Mà họ cứ đứng. Đổi chân và nhìn những cái túi đồ đạc của mình xếp đống dưới gốc cây. Họ đứng chờ tôi sẽ nói gì với họ. Mà tôi có thể nói gì với họ được? Tôi chỉ biết rằng thuốc nổ loại tốt giống xà-phòng, còn đi-na-mít thì giống thịt đông; rằng chiến hào có loại toàn thân và loại bán thân, nhưng nếu người ta hòi tôi khẩu súng trường gồm có bao nhiêu bộ phận, thì tôi sẽ gãi đầu gãi tai hồi lâu và trả lời hú họa con số nào nảy ra đầu tiên trong óc tôi...

        Anh dừng lại. Tìm hộp thuốc lá trong túi. Trước đây, tôi không để ý là anh hút nhiều đến thế: hết điếu này đến điếu khác:

        — Nhưng ai có lỗi trong việc này? Ai có lỗi? Người khác ư? Như anh chuẩn úy của tôi thường nói. Không, không phải người khác... Chính bản thân tôi có lỗi. Trước chiến tranh quả là tôi không thích học khoa quân sự. Coi các trại như là chế độ lao địch, — chẳng làm thế nào tránh được, — nhưng rất khó chịu... Đúng là lao địch. Lúc bấy giờ tôi cứ cho rằng cái đó không phải là chí hướng của tôi. Cứ nghĩ là sự nghiệp của tôi là toán học, và vân vân. Khoa học...

        Pha-rơ-be lục lọi trong túi.

        — Chẳng biết lấy gì châm thuốc nữa? — anh nói. — Tôi hết diêm rồi.

        — Mẩu tàn thuốc tắt rồi à?

        — Tắt rồi.

        — Đành phải đợi các chiến sĩ đến vậy. Họ sắp đến bờ sông.

        — Đành vậy thôi.

        Và chúng tôi đợi. Sau khi lặng thinh một lúc, Pha-rcr-be lại tiếp tục cũng với giọng nói bình tĩnh và mệt mỏi kia.

        — Bốn tháng tôi dạy họ. Anh hãy tưởng tưởng việc dạy đó ra thế nào? Và tôi có thể dạy họ được cái gì? Lúc đó, cả một tiểu đoàn của chúng tôi mới có một bản điều lệnh về công tác phá hoại thôi. Và chỉ có thế. Các sách vở khác chẳng còn có gì nữa. Đêm nào cũng vậy, tôi học miệt mài. Còn buổi sáng thì nói lại cho các chiến sĩ biết máy phá hoại được xếp đặt thế nào, mà trong đời tôi chưa hề cầm nó trong tay. Tởm!... Nhớ lại cũng đã phát sợ run lên được.

        Các chiến sĩ đi qua. Chúng tôi xin châm thuốc. Ngồi xổm, một chiến sĩ đánh hòn đá lửa. Và chúng tôi lần lượt châm thuốc ở cái bùi nhùi. Rồi các chiến sĩ đi tiếp. Những hình thù thô kệch, mặc áo ca-pốt choàng lên áo bông lần lượt khuất dần trong bóng tối, hết hình nọ đến hình kia.

        Pha-ny-be quay đầu lại.

        — Kẻ than vãn? Hả? — anh nói rất khẽ.

        Trước đây, khi nói, anh không quay đầu lại, mà nhìn ở đâu đấy trong không gian trước mặt mình. Và bây giờ, trong bóng tối, tôi cảm thấy cặp mắt cận thị của anh đang nhìn tôi.

        — Ai là kẻ than vãn? — tôi hỏi.

        — Tôi. Chắc là anh nghĩ thế. Càu nhàu, kêu ca, cái gì đấy. Có phải không?

        Tôi không tìm ra câu trả lời được ngay. Kể ra anh nói có nhiều cái đúng.

        Nhưng nói chung, có cần nói đến những cái gì đã qua rồi không. Phân tích cái đã qua, đúng hơn là cái xấu đã qua, chỉ có ý nghĩa khi trên cơ sở sự phân tích ấy có thể sửa chữa cái hiện tại và chuẩn bị cho cái sau này.

        — Theo tôi, nếu cứ luôn luôn nghĩ về những sai lầm của mình đã qua và nguyền rùa mình vì những sai lầm ấy, thì sống khổ lắm. Nguyền rùa cũng chẳng giúp được đâu. Còn súng trường thì tôi cho là anh đã biết rồi, và dạy cho các chiến sĩ dùng nó thì anh cũng làm được rồi.

        Pha-rơ-be cười.

        — Có lẽ, anh nói đúng. — Anh dừng lại. — Nhưng anh có biết khòng... Giá trước chiến tranh, tôi được gặp một người như Si-ria-ép chẳng hạn, thì không bao giờ tôi tin là sau này tôi sẽ ghen tị anh ta.

        — Thè anh ghen tị à?

        — Vâng, tôi ghen tị. — Lại dừng lời. — Trong những vấn đề về toán học cao cấp, thì tôi hiểu không kém. Dù sao cũng đã học tám năm rồi. Nhưng cái vấn để sơ đằng nhất, như là việc vạch mặt tay chuẩn úy ăn cắp thực phẩm của chiến sĩ, thì đối với tôi quả là một vật chướng ngại không thể nào khắc phục được.

        — Anh thích tự phê bình thật, — tôi nói.

        — Có lẽ thế. Tôi cho rằng cả anh cũng làm tự phê bình, chỉ có điểu anh không nói ra thôi.

        — Nhưng vì sao anh lại ghen tị Si-ria-ép?

        — Vì sao à?..
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #92 vào lúc: 31 Tháng Tám, 2019, 02:36:32 pm »


        Anh đứng dậy, đi vài bước và lại ngồi xuống. Chung quanh yên lặng như tờ. Chỉ có ở đâu đấy rất xa, phía sau nhà máy «Tháng Mười Đỏ», thỉnh thoảng khẩu súng máy bắn một cách rời rạc.

        — Vì khi nhìn anh ta, tôi cảm thấy một cách sâu sắc là mình kém nhiều mặt. Anh cảm thấy cái đó buồn cười. Nhưng đúng là như thế. Anh ta là một người đơn giản, toàn vẹn; anh ta hỏi thẳng thừng tôi có biết bơi hay là biết đi xe đạp không. Anh ta không cảm thầy là những câu hỏi ấy đánh trúng vào chỗ yếu của tôi.

        Chính là tôi đã nói dối, khi bảo là tôi đã từng nện vào mặt ai đấy. Chưa bao giờ tôi đánh ai cả. Tôi không thích đánh nhau, không thích tập thế đục. Thế là bây giờ...

        Bỗng anh lặng thinh. Khịt mũi. Cái đó chắc là do thần kinh. Dần dần tôi bắt đầu hiểu anh. Hiểu tính nhẫn nhục, kín đáo và trầm lặng ấy.

        — Chẳng sao đâu, — tôi nói và cố tìm cái gì có thể an ủi được anh. Tôi nhớ lại, khi còn làm tiểu đoàn trưởng, có lần tôi đã quát anh ta. — Trong chiến tranh mọi người đều khổ.

        — Trời oi! Lẽ nào anh lại hiểu tôi như thế ư? — lời anh thậm chí run run và lạc giọng vì xúc động. — Quả là người ta đã đề nghị cho tôi một chỗ làm việc hoàn toàn tốt ở sở chỉ huy mặt trận. Tôi biết ngoại ngữ. Ở ban trinh sát, người ta đề nghị tôi ở lại làm việc với tù binh. Thế mà anh lại bảo: trong chiến tranh mọi người đều khổ.

        Tôi cảm thấy đúng là câu nói của tôi không tế nhị.

        — Anh có vợ chứ? — tôi hồi.

        — Có. Thì sao?

        — Chẳng sao cả. Tôi muốn biết thôi.

        — Có.

        — Có con không?

        — Chưa có con.

        — Anh bao nhiêu tuổi?

        — Hai mươi tám.

        — Hai mươi tám. Tôi cũng hai mươi tám. Thế trước đây anh có bạn không?

        — Trước đây có, nhưng... — Anh dừng lại.

        — Anh có thể không trả lời, nếu không muốn. Đây không phải là khai lý lịch. Chỉ là... Theo tôi, anh sổng rất cô độc thế nào ấy.

        — À, anh nói về cái đó...

        — Đúng, về cái đó. Tôi với anh biết nhau cũng đã gần một tháng rưỡi rồi. Nhưng trong suốt thời gian đó, chỉ hôm nay mới là lần đầu tiên, nói thế nào đây, anh tâm sự với tôi.

        — Vâng, hôm nay.

        — Tôi có cảm giác thế này, hình như anh xa lánh, lảng tránh mọi người.

        — Có lẽ thế... — Và lại lặng thinh một lúc. — Nói chung, tôi khó gần người khác. Hay nói đúng hơn, người khác khó gần tồi. Thực ra, đối với người khác thì tôi là một con người vô vị. Rượu trắng tôi không thích, hát tôi chẳng biết, và cán bộ chỉ huy thì thuộc vào loại xoàng.

        — Anh nghĩ thế thì không phải.

        — Anh cứ hỏi Si-ria-ép thì biết.

        — Si-ria-ép đối xử với anh hoàn toàn không xấu.

        — Vấn đề không phải là ở sự đối xử. Nhưng cuối cùng cái đó chẳng có gì thú vị.

        — Mà theo tôi thì thú vị. Tôi nói thành thực với anh là lần đầu tiên khi tôi gặp anh... Anh nhớ không ở bờ sông, vào đêm sau lúc chúng ta qua sông ấy mà?

        Pha-rơ-be đưa tay ra hiệu tôi dừng lại.

        — Khoan đã! — và lấy tay đụng nhẹ vào đầu gối tôi. — Anh có nghe không?

        Tôi lẳng tai nghe. Từ phía bên kia sông Vôn-ga, những âm thanh của vĩ cầm và ống tiêu trang trọng, khoan thai, dìu dặt bay đèn, khi xa, khi gần và thỉnh thoảng bị gió làm át đi. Chúng bay trên dòng sông, trên thành phố tan hoang, bây giờ đang lặng thinh, trên quân ta, trên bọn Đức, ra phía sau các chiến hào, phía sau tiền duyên, phía ngọn đồi Ma-ma-ép.

        — Anh có nhận ra không?

        — Bài gì quen... Quen lắm, nhưng... Có phải của Trai-cốp-xki không?

        — Trai-cốp-xki. Andante cantabile1 trích trong bản nhạc giao hưởng số Năm. Phần hai.

        Chúng tôi ngồi lặng thinh, lắng tai nghe. Ở phía sau lưng, khấu súng máy bắt đầu bắn tặc tặc một cách rầy rà, khó chịu, như tiếng máy may. Rồi ngừng bắn.

        — Ôi, chỗ này thì... — Pha-rơ-be lại lấy tay đụng nhẹ vào đầu gối tôi và nói. — Giống như tiếng thét lên. Có phải không? Đoạn cuối thì không như thế. Cũng âm điệu ấy, nhưng không như thế. Anh có thích bản số Năm không?

        — Thích,

        — Tôi cũng thế,,. Còn thích hơn bản số Sáu cơ. Mặc đủ bản số Sáu được coi là nhất... Bây giờ sẽ đến van-xơ. Nào, ta lặng thinh nhé,

        Chúng tôi lặng thinh. Và cứ im như thế cho đến cuối. Tôi lại nhớ đến Ki-ép, vườn Thượng uyển, những cây dẻ, cây gia, Li- u-xi-a, những bông hoa đỏ thắm và người nhạc trưởng có cái gì trăng trắng ở khuyết áo...

        Sau đó, một chiếc máy bay ném bom bay đến, Máy bay nặng nề, ba động cơ, bay đêm, Chẳng hiểu vì sao quân ta gọi nó là «ho lao»,

        — Lạ thật, có phải không? — Pha-rơ-be đứng lên và nói,

        — Cái gì lạ?

        — Tất cả những cái ấy... Trai-cốp-xki, áo ca-pốt này, «ho lao»,

        Chúng tôi đứng lên và đi về phía nhà hầm của Pha-rơ-be. Chiếc máy bay ném bom như giẫm chân tại chỗ, Từ sau đồi Ma- ma-ép, những vệt đèn chiếu quệt qua, quệt lại trên nền trời, giống như những vòi của con mực ma vươn dài ra.

        Tôi không đi đến bờ sông, mà ngủ lại ở chỗ của Pha-rơ-be,

------------------
        1. Chậm, thâm trầm. — ND
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #93 vào lúc: 31 Tháng Tám, 2019, 02:37:38 pm »


21

        Tối mồng bảy, chúng tôi nhận được báo có bài diễn văn của Xta-lin, Chúng tôi chờ đợi bài ấy đã lâu, Nghe máy thu thanh thì chẳng nhận ra cái gì được cả, vì bị nhiễu động nhiều, máy kêu rè rè, Chỉ có câu «hết cơn khổ tận, đến ngày cam lai» chúng tôi nghe ra mà thôi,

        Câu đó được mọi người bàn ra tán vào trong tất cả các nhà hầm và chiến hào,

        — Sắp phản công rồi, — Li-xa-go dõng dạc tuyên bố; anh ta nói cái gì cũng rất dõng dạc, — Rồi cậu sẽ thấy, Không phải ngẫu nhiên mà lần trước La-da đã nói thế, Cậu nhớ chứ? Nói rằng đêm đêm có những sư đoàn nào đấy đi, Cậu có thấy họ không? Không à, Cả tớ cũng chẳng thấy, Nên cậu phải hiểu...

        Xta-lin đã đọc diễn văn ngày mồng sáu,

        Ngày mồng bảy, quân đồng minh đồ bộ lên An-giê-ri và Ô- ran, Ngày mồng mười, vào Tu-ni-di và Ca-da-bơ-lăn-ca
 
        Ngày mười một, lúc bảy giờ sáng, chiến sự ở Bắc Phi đã chấm dứt. Hiệp định giữa Ai-xen-hao và Đác-lăng đã được ký kết. Cũng ngày ấy và cũng giờ ấy, theo mệnh lệnh của Hít-le, quân Đức đã vượt qua đường giới tuyến gần Sa-lông, trên sông Xôn và tiến đến Li-ôn. Lúc ba giờ chiểu, quân Ý vào thành phố Ni-xơ. Ngày mười hai tháng mười một, quân Đức chiếm Mác-xây và đổ bộ vào Tu-ni-di.

        Còn ngày mười ba tháng mười một, bọn Đức ném bom Xta- lin-gơ-rát lần cuối cùng. Bốn mươi hai chiếc «gioong-ke-87» bay ba vòng, ném bom xuống các vị trí trọng pháo của quân ta ở vùng Xlô-bo-đa Đỏ trên bờ trái sông Vôn-ga. Ném xong, chúng bay đi. Không trung bao trùm một sự yên tĩnh hoàn toàn lạ lùng, khó hiểu, chưa hề quen.

        Sau tám mươi hai ngày ròng rã, luôn luôn ầm vang tiếng nổ không ngớt và khói bay mù mịt, sau những trận ném bom liên miên từ bảy giờ sáng đến bảy giờ tối, giờ đây bắt đầu một cái gì đấy thật là khó hiểu. Đám mây trên nhà máy «Tháng Mười Đỏ» đã biến mất. Không còn phải luôn luôn ngẩng đẩu lên bầu trời không một gợn mây để tìm những hình tam giác đáng ghét của các phi đội Đức nữa. Chỉ có «cái khung» vẫn xuất hiện hàng sáng vào trước lúc mặt trời lặn với một sự chính xác như cũ, và những chiếc «méc-xe» thỉnh thoảng ầm ầm phóng qua rất nhanh trên đẩu và hầu như biến mất lập tức.

        Rõ ràng là bọn Đức đã kiệt sức rồi. Và trong các chiến hào, người ta bàn cãi nhau: do đâu, vì sao, và có thể coi những sự kiện xảy ra ở châu Phi là mặt trận thứ hai được không. Người ta tranh nhau mời cán bộ chính trị đến. Xê-nhẻt-sca1 Lô-dô-vôi, tuyên truyền viên của trung đoàn chúng tôi, vui vẻ, linh động, bận túi bụi, không bao giờ ngồi yên chỗ. Hầu như anh ta không hề đến bờ sông, chỉ thỉnh thoảng chạy đến sở chỉ huy trong chốc lát để nghe đài và quay trở lại ngay. Còn ở ngoài tiền duyên thì chỉ nghe thấy: «Xê-nhét-sca, đến đây!», «Xê-nhét-sca, đến chỗ chúng tôi!» Mọi người đểu gọi anh là «Xê-nhét-sca». Cả chiến sĩ lẫn cán bộ chỉ huy. Thậm chí có lần chính ủy đã chỉnh anh ta:

        — Lô-dô-vôi, sao lạ thế? Cậu là trung úy, mà ai cũng gọi cậu là «Xê-nhét-sca» cả. The không ổn đâu.

        Anh chỉ cười lúng túng.

        — Nhưng tôi làm thế nào được. Người ta quen mồm đi rồi. Bao nhiêu lần tôi đã nói rồi. Mà họ cứ quên... Cả tôi cũng quên.

        Và cứ thế, mọi người vẫn gọi anh là Xê-nhét-sca. Chính ủy cũng đành khoa tay mà nói:

        — Cậu ta làm đổ mổ hôi, sôi nước mắt... Thì giận cậu làm sao được chứ ?

        Xê-nhét-sca làm việc quả thật là đổ mồ hôi, sôi nước mắt. Sáng kiến và trí trưởng tượng của anh nhiều đến nỗi không hiểu làm sao chúng có thể chứa đựng được trong con người nhỏ nhắn và gầy còm kia. Có một dạo, anh luôn luôn dùng ống loa. Các chiến sĩ công binh của tôi làm cho anh một cái loa bằng sắt tây thật to, và suốt ngày này qua ngày khác, cùng với người phiên dịch, anh tuyên truyền cho bọn Đức. Bọn chúng nồi giận bắn vào chỗ hai người của ta, nhưng họ đã kẹp nách ống loa và chuyển sang chỗ khác. Sau đó, anh lại làm truyền đơn và vẽ tranh biếm họa Hít-le. Những cái đó anh làm khá. Vừa vặn lúc ấy người ta gửi đến một số đạn súng cối và đạn đại bác tuyên truyền. Khi số đạn này hết đi, thì anh loay hoay làm các ống bơ đựng truyền đơn và chế ra một thứ ná cao-su riêng để bắn. Nhưng ý đồ đó không ăn thua gì, các ống bơ không bay đến tận bọn Đức được. Thế là anh bắt tay làm hình nhân. Tiếp đó, ở tất cả các sư đoàn, quân ta đều bắt đầu làm hình nhân như thế. Cái đó làm các chiến sĩ rất buồn cười. Anh lấy giẻ và quân phục của Đức làm thằng Hít-le giả, có ria và mớ tóc phù xuống trán bằng bùi nhùi nhuộm màu, và treo một tấm biển con trên hình nhân ấy: «Cứ bắn vào tôi!». Cùng với các chiến sĩ trinh sát, ban đêm anh đem nó đến khu đất «không thuộc về ai cả» đặt ở giữa quân ta và quân Đức. Bọn này điên tiết lên, dùng súng máy bắn suốt ngày vào quốc trường của chúng, còn ban đêm thì bò đến lấy trộm hình nhân. Lấy trộm thì lấy trộm, nhưng vẫn phải bỏ mạng ba tên. Các chiến sĩ ta cười vỡ bụng: «Xê-nhét- sca cừ lắm!» Và họ rất yêu mến anh ta.

        Đáng tiếc, chẳng bao lâu người ta lấy anh đi. Là tuyên truyền viên giỏi nhất của sư đoàn, nên anh được phái đi học ở Mát-xcơ-va. Mọi người chờ đợi thư anh khá lâu. Và cuối cùng, khi thư đến thì suốt ngày ở sở chỉ huy tiểu đoàn một, anh thường đến đấy nhiều hơn cả, — các chiến sĩ viết thư trả lời. Thư dài không quá hai trang giấy, nhưng phần lớn là câu hỏi, («còn về phần chúng tôi vẫn như trước thôi, chiến đầu bình thường»), còn chữ ký thì chật ních cả bốn trang giấy: gần một trăm chữ ký.

        Các chiến sĩ nhớ lâu và nghĩ tốt về anh ta.

        — Bao giờ thì cậu ta học xong nhỉ ? — họ hỏi và luôn luôn mong ước Xê-nhét-sca được trở lại trung đoàn chúng tôi. Nhưng thế là anh chẳng được trờ lại, hình như anh được phái đến Mặt trận Bắc.

--------------------
        1. Cách gọi thân mật của Xê-mi-ôn. — ND
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #94 vào lúc: 31 Tháng Tám, 2019, 02:38:29 pm »


22

        Mười chín tháng mười một là ngày kỷ niệm của tôi. Sinh nhật của tôi. Khi còn bé, ngày ấy được ghi nhớ bằng bánh ngọt và quà biếu, còn khi lớn lên thì có liên hoan nhỏ, nhưng dù sao năm nào cũng kỷ niệm cả. Thậm chí năm ngoái, ở trung đoàn hậu bị, ngày ấy chúng tôi uống rượu ngang và ăn sữa chua trong một cái chậu to tráng men.

        Và lần này, Va-lê-ga và Li-xa-go cũng có ý định làm cái gì đấy. Từ tối qua, Va-lê-ga đã bắt tôi đến nhà tắm xiêu vẹo không mái trên bờ sông Vôn-ga, đưa cho tôi áo quần lót sạch sẽ, thậm chí là cẩn thận. Rối suốt ngày cậu đi đâu mất và chỉ thoáng hiện ra trong giây lát, có vẻ bận rộn, dưới nách kẹp những gói gì có vẻ bí mật và đang tìm ai đấy. Li-xa-go mỉm cười một cách bí ẩn. Tôi không can thiệp gì.

        Gần chiều, tôi đi đến gặp Út-xti-nốp. Đã ngày thứ ba, ông gọi tôi đến chỗ ông ta. Lúc đầu chỉ là «đề nghị», rồi đến «ra lệnh» và cuối cùng, «lần chót tôi ra lệnh để tránh cho anh mọi điều không hay». Tôi đã biết trước chuyện gì rồi. Tôi đã không kịp thời gửi kế hoạch các công tác công binh về củng cố hệ thống phòng ngự, bảng kê tài sản công binh hiện có kèm theo bảng ghi những đồ đạc mất mát và mới thu nhận trong tuần vừa qua, các bản sơ đồ bố trí các đài quan sát dự định làm. Tôi chờ đón những lời quở trách dài dòng và chán ngấy, đầy những thí dụ lịch sử, những Véc-đon, những Po A-tuya, những Tốt-lê-ben và những Clau-dê-vích. Ông ta sẽ tước mất của tôi chắc chắn không thể ít hơn một giờ, Điều đó thì tôi đã biết trước,

        Út-xti-nốp gặp tôi một cách vô cùng trang trọng, Ông thích hình thức và nghi lễ. Nói chung, những người trí thức ở ngoài mặt trận thường chia ra hai hạng, Một số thì bị chế độ khắc nghiệt của nhà binh hành hạ, dày vò; trên người họ áo quần lôi thôi lếch thếch, áo va-rơi phình lên, khóa thắt lưng lệch bên hông, giày cao cổ to hơn đến ba cỡ số, áo ca-pồt gù lên sù sụ và miệng lưỡi thì nói năng lúng búng, Những người khác, trái lại, toàn bộ bề ngoài của cuộc sồng nhà binh làm cho họ thích thú lắm: họ rất hài lòng, thậm chí với một sự ham muốn nào đấy, đưa tay lên chào, luôn luôn chêm vào câu nói những chữ «đồng chí trung úy», «đòng chí đại úy», phô trương sự hiểu biết các điều lệnh và các nhãn hiệu máy bay của Đức và của ta, lắng tai nghe đạn súng cối hoặc đạn đại bác bay đến và nhất thiết nói rằng «đạn loại súng trung đoàn đấy» hay là «chúng bắn súng cỡ 152 đấy», Nói về mình, bao giờ họ cũng bảo: «chúng ta là những người ở tiền tuyến, ở mặt trận chúng ta», Út-xti-nốp thuộc hạng người thứ hai, Thấy rõ là ông ta hơi tự hào về sự chính xác của mình, về sự tuân theo đúng từng ly từng tí mọi quy tắc của điều lệnh Và cái đó ở ông ta rất đạt, mặc dù tuổi tác đã cao, phải đeo kính và rất thích giấy tờ. Khi chào bất cứ ai, thế nào ông cũng đứng lên; còn khi nói chuyện với những người chức vụ cao hơn thì ông đứng nghiêm và gọi bằng quân hàm, cấp bậc,

        Bây giờ, ông gặp tôi với một vẻ trang trọng đặc biệt thế nào ấy. Toàn bộ trong con người ông đều như nén lại: vẻ mặt kín đáo, không cởi mở, lông mày cố ý cau lại, và dáng điệu nhịp nhàng uyển chuyển khi ông chỉ cho tôi chiếc ghế đẩu. Tất cả những điều đó đều nói lên rằng câu chuyện hôm nay không chỉ hạn chế trong những bản tổng kết và những kế hoạch,

        Tôi ngồi xuống ghế đầu, Ông ngồi đối diện, Chúng tôi lặng thinh một lúc, Rồi ông ngẩng mặt, đưa mắt nhìn tôi qua phía trên cặp kính,

        — Đồng chí trung úy, anh đã biết những sự kiện gần đây chứ?

        — Sự kiện gì ạ?

        — Sao? Anh không biết gì cả à? — cặp lông mày của ông rướn lên ngạc nhiên, — Trung đoàn trưởng bộ binh không nói gi với anh à? — Chữ trung đoàn trưởng bộ binh ở đây ý nói thiếu tá Bô-rô-đin,

        — Không, không nói gì cả,

        Cặp lông mày chậm rãi, dường như do dự, hạ xuống ở vị trí bình thường của chúng, Những ngón tay mân mê cây bút chì dài, cần thận gọt nhọn hoắt,

        — Hôm nay, vào lúc sáu giờ đúng, quân ta sẽ chuyển sang phản công,

        Bút chì vẽ lên giấy một vòng tròn và chấm một điểm ở giữa đề nhấn mạnh tầm quan trọng của câu nói,

        — Phản công nào ạ?

        — Phản công trên toàn bộ mặt trận, — ông nói chậm rãi, dằn từng từ một, — Và trong đó, có cuộc phản công của chúng ta nữa, Chắc anh hiểu cái đó có nghĩa là gì chứ?

        Lúc này tôi chỉ hiểu một điều: từ bây giờ đến cuộc phản công chỉ còn mười giờ thôi và đêm nay tôi đã hứa cho các chiến sĩ nghỉ ngơi, — lần đầu tiên họ được nghỉ sau hai tuần làm việc liên tục, — nhưng việc nghỉ ngơi đó hoàn toàn bị phá sản,

        — Nhiệm vụ của sư đoàn chúng ta hơi hẹp, nhưng quan trọng — ông tièp tục, — phải chiếm lĩnh các tháp nước, Anh có hiểu rằng giờ đây bao nhiêu trách nhiệm đang đặt lên vai chúng ta không? Vào lúc bốn giờ rưỡi, sẽ bắt đầu bắn pháo binh chuẩn bị, Toàn bộ pháo binh của mặt trận sẽ lên tiếng, toàn bộ bờ trái, Thời hạn của anh — bây giờ là tám giờ bảy phút — rất hạn chế, còn khoảng mười giờ, Một đại đội của tiểu đoàn công binh đã được giao cho trung đoàn của anh, Anh phải cho mỗi tiểu đoàn bộ binh một trung đội của đại đội ấy để làm trinh sát về công binh và tháo dỡ bãi mìn của quân địch, Anh hãy đặt công binh của trung đoàn trên các lối đi qua bãi min của mình,

        Tờ giấy nằm trước mặt ông dần dần đầy những dòng đểu đặn và cần thận,

        — Anh đừng bao giờ quên việc tính toán thống kê cả. Mỗi một quả mìn đã gỡ được, đều phải tính toán thống kê; mỗi một bãi mìn đã phát hiện, đều phải đánh dấu trên bản đổ, ghi rõ các điểm định hướng để nhận rõ bãi mìn nằm ở đâu, và nhất thiết điểm định hướng phải cố định. Anh hiểu ý tôi chứ? Nghĩa là không lầy những thùng, những đại bác làm điểm định hướng, mà phải lấy cái gì cố định. Báo cáo về công việc đã làm, thì cứ ba giờ một lần, anh sẽ cho liên lạc viên đặc biệt đem đến.

        Ông còn nói hồi lâu và khoan thai, không bỏ sót một chi tiết nhỏ nhặt nào, gần như là quy định từng giờ, từng phút tôi phải làm gì. Tôi lặng thinh, ghi ghi, chép chép. Các chiến sĩ công binh của sư đoàn đã chuẩn bị để đi làm nhiệm vụ. Họ chùi dụng cụ, buộc trái phá và làm các ngòi đốt.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #95 vào lúc: 31 Tháng Tám, 2019, 02:39:00 pm »


        Tôi nghe, ghi chép và nhìn đồng hồ. Đến chín giờ tôi đi ra. Tôi gặp đại đội trưởng đại đội hai, — chính là đại đội vẫn thường xuyên làm việc ở chỗ tôi — và ước hẹn với nhau họ sẽ đến chỗ tôi lúc hai giờ đêm.

        Li-xa-go giận dữ gặp tôi, đầu tóc rối bù. Cặp mắt nhỏ xíu của anh sáng lên.

        — Cậu xem cái đó tệ đến thế nào? Hả? Trung úy?

        Do xúc động nên anh nghẹn lời, không thể ngồi yên một chỗ, mà đứng lên và bắt đầu đi tới, đi lui trong nhà hầm.

        — Chúng ta đã đào chiến hào, đặt mìn nhiều vô thiên lủng, không biết cơ man nào mà kể. Mọi việc đã làm xong xuôi đâu vào đấy cả. Nhưng cái đó vẫn chưa đủ! Còn bắt phải làm các lối đi qua bãi mìn, bắt phải dọn các dây xoắn ốc Bru-nô... Toàn bộ công việc thế là vứt mẹ nó hết thôi. Giá cứ ngồi yên trong chiến hào mà bắn thì có hơn không, khi bọn Đức không xông đến. Còn cần cái quái gì nữa chứ?

        Li-xa-go bắt đầu làm tôi bực mình.

        — Nào, chúng mình hãy chấm dứt cái câu chuyện ngu ngốc này đi. Nếu không thích, thì cậu đừng chiến đấu. Đó là việc của cậu.

        Li-xa-go vẫn không chịu yên. Trong giọng nói của anh có vẻ than vãn.

        — Trời ơi! Nhưng cũng bực lắm chứ! Bực bỏ mẹ! Cậu hãy xem trên bàn kìa. Một đời một lần, định tập hợp nhau để ăn mừng sinh nhật cho ra hồn, và bây giờ thi mọi việc đi đời nhà ma!

        Trên bàn bày biện nhiều đến nỗi không nhận ra được nữa. Ở giữa, bốn chai rượu — loại nửa lít, — đã mở nút, giò chả thái từng lát mỏng hình bầu dục, một gói bánh bích-quy «Pu-skin», một tấm kẹo sô-cô-la gói trong giấy màu nâu có chữ vàng, cá mòi muối. Và cái chính trong toàn bộ bữa ăn đó là cái xanh đang bốc khói, thơm phức mùi thịt tỏa khắp cả nhà hầm.

        — Cậu hiểu chứ, Va-lê-ga đã kiếm được một con thỏ rừng, thỏ rừng thật sự. Cậu ta đi sang tận phía bên kia chỉ cốt đề làm việc ấy. Tru-mắc cũng sẽ đến. Sữa đặc cô thật ngọt, đó là món mà cậu thích... Hừ, bây giờ làm thế nào đây? Đề lại đến Tết à? Thế phải không?

        Còn nói gì nữa, được ngồi uống rượu vang và nhai thịt thỏ thì dễ chịu hơn nhiều, so với việc xông ra tiền duyên trước mảnh bom, làn đạn. Nhưng chằng làm khác được, đành phải gác việc ăn thỏ lại thôi. Chúng ta chờ đợi trận phản công ấy đã lâu quá đi rồi, gần một năm rưỡi, đã chờ đợi mười sáu tháng trời rồi... Và cuối cùng ngày ấy đã đến...

        Chúng tôi rót mỗi người nửa cốc rượu và uống, không chạm cốc. Nhắm rượu với thịt thỏ. Thịt hơi cứng, nhưng cái đó chằng quan trọng gì. Quan trọng là có thịt thò chén. Thấy phấn khởi hơn. Thậm chí Li-xa-go nháy mắt cho tôi.

        — Này, trung úy, ăn vội lên đi, cho đến khi người ta lại gọi. Đã hai lần phái người đi tìm cậu rồi đấy.

        Một phút sau, liên lạc viên của sở chỉ huy đã đến. A-brô-xi-mốp gọi.

        Thiếu tá và A-brô-xi-mop ngồi xem bản đồ. Trong nhà hầm chật như nêm: các tiểu đoàn trưởng, các cán bộ tham mưu, các cán bộ chỉ huy những đơn vị đặc công. Tru-mắc vẫn đội cái mũ không có lưỡi trai muôn thuở của mình, mặc áo bờ-lu-dông lính thủy không cài cúc đề lộ chiếc áo sọc xanh sạch sẽ.

        — Thế nào, kỹ sư, hỏng cả à?

        — Hỏng cả...

        — Thôi được. Cứ giấu vào tủ buy-phét. Khi trở về chúng tớ sẽ chén giúp, — và cậu vui vẻ cười rộ, đôi mắt sáng lên.

        Tôi chen đến gần bàn. Chằng có gì hay ho cả! Trước khi bắt đầu phản công, chúng tôi phải làm sở chỉ huy mới cho trung đoàn trưởng. Cái cũ không dùng được nữa, vì không thấy được các tháp nước. Tôi đã biết trước mà. Và tất nhiên, phải tháo gỡ mìn, phải làm các lối đi qua bãi mìĩỊ, phải đảm bảo cho hoạt động của bộ binh.

        — Này, kỹ sư, coi chừng đấy, đừng làm chúng tôi thất vọng, — Bô-rô-đin phì phèo hút tẩu thuốc, — các cậu «trồng khoai tây» ở ngoài tiền duyên, thì bây giờ ngoài các cậu ra, chẳng ai biết đâu mà dỡ. Mìn sẽ giêt chết quân ta đấy. Mà mỗi người thì rất quý, chính cậu cũng biết đầy...

        Thấy rõ ông xúc động, nhưng cố giấu. Tẩu thuốc bị tắt luôn, mà diêm thì không bật được, vì xấu quá.

        — Còn đài quan sát thì phải đậy bằng thanh đường ray. Và phải làm lò sưởi đấy. Chứng tê thấp của tôi lại làm tình làm tội. Đúng năm giờ, không sai một phút, tôi sẽ đến. Nếu cậu không làm xong thì liệu đấy. Rõ chứ? Nào, cố gắng lên!

        Tôi đi ra.

        Li-xa-go ngồi thay xà cạp.

        — Thế nào?

        — Cậu lấy một tiểu đội đi làm đài quan sát mới và trước năm giờ đúng phải cho xong.

        — Đài mới? Trước năm giờ à? Họ điên cả rồi...

        — Điên hay không điên, nhưng cậu chỉ còn bảy giờ chuẩn bị thôi đấy.

        Li-xa-go nồi giận xỏ chân vào ủng quá mạnh đến nổi các quai ủng bị rách.

        —   Nước đến chân mới nhảy! Mình đã bảo trước là từ đài quan sát ấy chẳng trông thấy rõ các tháp nước. Người ta nói là chẳng sao, những tháp ấy chằng phải của chúng ta, cấp trên sẽ giao cho trung đoàn bốn mươi lăm. Còn của chúng ta ở bên trái. Đấy, bây giờ thì có mà bên trái!

        — Thôi được. Ngày mai cậu sẽ càu nhàu, còn bây giờ đi làm ngay đi, đừng có lề mề nữa. Cậu hãy dùng đài quan sát của trinh sát. Còn trinh sát viên thì để họ ngồi ở chỗ các chiến sĩ pháo binh. Cậu cứ bảo là thiếu tá Bô-rô-đin ra lệnh. Rõ chứ?

        — Rõ cả. Có quái gì mà không rõ. Và tất nhiên, người ta bảo đậy bằng thanh đường ray phải không? Hả?

        — Cả đậy bằng thanh đường ray lẫn đặt lò sười nữa đấy. Chỉ có điều ống khói thì cho ra về phía quân ta. Lỗ châu mai thì làm hẹp bớt, còn lỗ bên trái có thể bít kín lại.

        — Thế không ra lệnh lát ván ơ chung quanh nữa à?

        — Việc của cậu. Nếu muốn, cậu có thể đặt cả đi-văng nữa. Cậu hãy lầy Nô-vô-hát-cô với tiểu đội đi theo.

        — Cậu ấy bị quáng gà.

        — Để làm đài quan sát thì được. Còn Gác-cút-sa và A-gơ- nhíp-xẻp sẽ làm lối đi qua bãi mìn.

        — Cứ để Nô-vô-hát-cô ngồi ở nhà canh xẻng.

        — Tùy cậu. Miễn là đến năm giờ, đài quan sát phải làm xong là được.

        Li-xa-go ì ạch xỏ chân vào chiếc ủng khác.

        — Chẳng biết ai bày ra cuộc chiến tranh này. Bây giờ giá được nằm bên lò sưởi và cắn hạt quỳ thì tuyệt. Mẹ kiếp! Cuộc đời Jính tráng...

        Và đút vào mồm một nửa giò chả nằm trên bàn, anh đi ra.

        Tôi ở lại đợi các chiến sĩ công binh của sư đoàn.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #96 vào lúc: 31 Tháng Tám, 2019, 02:40:23 pm »


23

        Đến gần bốn giờ, tôi đi ra tiền duyên. Đúng là bọn Đức đã linh cảm điểu gì đẫy, nên bắn súng máy không ngớt và soi sáng mép tiền duyên của chúng.

        Tôi đi qua các tiểu đoàn. A-gơ-nhíp-xép và Gác-cút-sa đã làm xong các lối đi qua bãi mìn và ngồi hút thuốc, sưởi ấm trong nhà hầm. Tôi đi đến đài quan sát. Từ xa đã nghe rõ tiếng nói thì thào của Li-xa-go. Ngồi trên nhà hầm, anh cùng với Tu-ghi-ép xếp các thanh đường ray để đậy hầm. Cả hai vừa ì ạch, vừa chửi rủa. Những viên đạn của Đức rít lên, gần như ngay trên đầu họ. Khẩu súng máy của chúng đặt cách chừng năm mươi thước, nên đạn bay qua và trúng vào đâu đấy ở phía sau xa.

        Tôi chui vào nhà hầm. Ở đấy, đã có mặt các chiến sĩ thông tin và sĩ quan tùy tùng của trung đoàn trưởng. Lỗ châu mai được che kín bằng một cái chăn, để địch không thầy ánh đèn. Một cây đèn bằng vỏ đạn đặt ngay giữa nền hầm, đang nghi ngút bốc khói. Một chiến sĩ thông tin dùng thuốc súng lầy ở đạn súng cối để nhen lò. Có lẽ anh ta lấy làm thích thú mỗi khi thấy thuốc súng bùng cháy, vì thế anh luôn tay vứt vào lò từng nhúm thuốc súng nhỏ.

        Chừng mươi phút sau, Li-xa-go huỳnh huỵch đi vào, Mặt lấm tấm mồ hôi, Tay đỏ vì gỉ sẳt và đất sét,

        — Này, kỹ sư, xem đồng hồ đi,

        — Bốn giờ hai mươi,

        — Có thấy tốc độ nhanh tuyệt không? Vừa vặn trước khi pháo binh bắn chuẩn bị, Có thuốc lá không, hở?

        Tôi đưa thuốc cho anh hút, Anh lấy tay áo quệt mặt. Mặt trở nên có sọc, vằn vện.

        — Chà, tay Tu-ghi-ép ấy thật là khỏe như-vâm. Vác nửa thanh đường ray lên vai, mà chằng sao cả. Cậu biết chúng minh vác từ đâu đến không? Gần như tận nhà máy thịt đấy. Dùng thuốc nổ phá chúng từng phần và khiêng lên vai. Này, thử sờ mà xem, mềm nhũn như cái gối rồi. Thật là chỗ an dưỡng tuyệt vời: Xô-si, Ma- xét-xta...

        — Cậu xếp mấy lớp?

        — Hai lớp đường ray, và ở đấy còn một lớp cũ bằng gỗ nữa.

        — Có đánh thành gò không?

        — Cậu có biết ở đây gò đống nhiều biết bao nhiêu không? Cứ mỗi bước là có nhà hầm, mà nhà hầm là gò rồi chứ gì nữa.

        — Có ai bị thương không?

        — Áo ca-pốt của Tu-ghi-ép. Ba lỗ con. Mà cậu đó thì tuyệt Phải báo công cho cậu ta. Đào nhà hầm, mà như đào vườn rau ở nhà mình vậy. Khoan đã!.. Hình như bắt đầu rồi thì phải?

        Chúng tôi lẳng tai nghe. Đúng. Từ bên kia sông Vôn-ga những loạt súng đại bác đầu tiên vang đến. Tôi nhìn đồng hồ. Bổn giờ ba mươi.

        — Và-ào chiên hào đi! — Li-xa-go thét lên. — Họ bắn theo biểu xích của họ, thì quân ta sẽ vỡ sọ, Này, cậu đội viên thông tin, hãy gọi giúp anh em công binh đằng kia bảo họ vào đây,

        Các chiến sĩ công binh chen chúc trong nhà hầm. Họ hút thuốc và vướng nhau bởi những súng trường và xẻng cuốc.

        — Thế Tu-ghi-ép đâu rồi?

        — Còn ở ngoài kia. Ở bên trên.

        — Thấy không, hở? Cậu đang đổ cát. Làm tốt cơ đấy. Xê-đen-nhi-cốp, nào, gọi cậu ta vào đây. Không thì đạn đại bác lấy mất đầu đấy.

        Những loạt súng đại bác mỗi lúc một tăng lên. Qua cánh cửa đóng không sít, nghe rõ tiếng đạn bay xoẹt xoẹt qua trên nhà hầm. Những tiếng nổ ầm ầm dữ dội làm át cả những tiếng súng khác. Nhà hầm rung lên. Và đất từ trần rơi xuống.

        Li-xa-go đụng vào sườn tôi.

        — Thế nào? Cho người về nhà chứ? Khi chưa muộn. Không thì A-brô-xi-mốp đến, là hết. Tay đó sẽ lùa mọi người vào tấn công đấy.

        Có lẽ phải cho người trở lui thật, khi trọng pháo đang bắn chuẩn bị và bọn Đức đang im. Và chúng tôi đã làm như thế.

        Họ chỉ vừa mới đi ra, thì lập tức thiếu tá, A-brô-xi-mổp và trưởng ban trinh sát đã đến. Thiếu tá thở mệt nhọc: chắc là tim có điều gì không ổn.

        — Thế nào, kỹ sư, không chôn sống chúng tôi ở đây chứ? — thiếu tá nheo mắt một cách hiền lành làm nồi những vết nhăn quanh mắt, hỏi và thọc tay vào túi tìm tẩu thuốc.

        — Báo cáo đồng chí thiếu tá, tôi nghĩ là không ạ.

        — Lại «tôi nghĩ là»... Tôi sẽ phạt đấy. Cứ mỗi lần «tôi nghĩ là» phải phạt năm rúp. Có đặt các thanh đường ray chứ?

        — Có đặt. Hai hàng ạ.

        A-brô-xi-mốp đi đèn. Bặm môi. Cau mắt.

        — Thế Li-xa-go của cậu đâu rồi?

        — Đi nghỉ. Cùng với các chiến sĩ.

        — Nghỉ à? Đáng lẽ phải để họ ở đây. Lúc này mà nghỉ...

        Tôi không trả lời gì cả. Cũng may là tôi đã kịp thời cho họ trở lại bờ sông.

        — Còn những người khác đâu?

        — Đưa về các tiểu đoàn.

        — Làm gì?

        — Làm các lối đi qua bãi mìn.

        — Cậu kiểm tra chưa?

        — Kiềm tra rồi.

        — Thế công binh của sư đoàn làm gì?

        — Đi trinh sát.

        — Vậy sao không trinh sát từ hôm qua?

        — Vì hôm nay mới nhận được mệnh lệnh.

        A-brô-xi-mốp cắn môi. Mẳt của anh lạnh và sắc, nhìn một cách hằn học. Ở mép trái của miệng hơi giật giật.

        — Này, kỹ sư, nếu để mìn nổ, thì liệu hồn đấy.

        Tôi không thích giọng nói đó. Tôi trả lời là các lối đi qua bãi mìn đều đánh dấu bằng cọc và đã báo cho các tiểu đoàn trưởng biết rồi. A-brô-xi-mốp không nói gì thêm nữa. Anh gọi điện thoại cho tiểu đoàn một.

        Đại bác bắn mỗi lúc một dữ dội. Các tiếng nổ và những tràng súng hòa vào nhau thành một tiếng ầm ầm liên tục, không lúc nào ngớt. Cánh cửa luôn luôn đập phành phạch. Người ta lấy dây thép buộc nó lại.

        — Bắn khá đấy, — thiếu tá nói.

        Một viên đạn đại bác nổ ở đâu đấy gần ngay bên cạnh. Đất từ trần rơi xuống. Ngọn đèn xuýt nữa phụt tắt.

        — Còn nói gì nữa, bắn hay lắm... — trưởng ban trinh sát cười gượng. — Hôm qua, xuýt nữa thì một viên một trăm hai mươi hai ly bay vào nhà hầm của Pô-giác-xki, chỉ huy trưởng pháo binh.

        Thiếu tá mỉm cười. Tôi cũng thế. Nhưng nói chung, cảm giác khó chịu. Tiền duyên của bọn Đức cách chúng tôi chừng năm mươi thước, đối với trọng pháo tầm xa thì bán kính tiêu tán khá bình thường,
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #97 vào lúc: 01 Tháng Chín, 2019, 05:20:28 am »


        Chúng tôi ngồi hút thuốc. Trong những phút như thế, thật khó lòng mà không hút.

        Sau đó, một chiến sĩ công binh - trinh sát của sư đoàn đi đến. Họ đã phát hiện và gỡ mười tám quả mìn của Đức. Đã tháo ngòi nổ. Mìn thì đề tại chỗ. Anh nói xong và đi.

        A-brô-xi-mốp không rời khỏi ống nói.

        Phải chăng bọn Đức cố thủ được sau trận pháo binh bắn chuẩn bị ác liệt thế. kia?

        Bây giờ trong nhà hầm trở nên nóng. Hai bên lò đỏ ửng màu da cam. Tôi cởi cúc áo.

        — Đừng bỏ củi vào nữa, — thiếu tá nói với chiến sĩ thông tin. — Trời bắt đầu sáng, bọn Đức sẽ theo khói mà bắn đấy.

        Chiến sĩ thông tin bò đến góc của mình.

        Đến gần sáu giờ, các loạt đại bác ngừng bắn. Từng phút chúng tôi sốt ruột nhìn đổng hồ. Kém mười lăm. Kém mười. Kém năm.

        A-brô-xi-mốp áp mồm sát vào ống nói.

        — Hãy chuẩn bị!

        Những loạt súng rời rạc cuối cùng. Rồi yên lặng. Một sự yên lặng lạ lùng và không tự nhiên. Quân ta đã bắn xong. Bọn Đức chưa bắt đầu.

        — Tiển lên! — A-brô-xi-mốp thét lên trong ống nói.

        Tôi áp mặt sát vào lỗ châu mai. Trên bầu trời xám trước lúc bình minh, nồi lên mờ mờ những tháp nước, những ống khói gì đầy, những chiến hào bọn Đức và một chiếc xe tăng bị phá hủy. Bên phải là một đoạn chiến hào của quân ta. Một con chim bay, chậm chạp vẫy cánh. Nghe nói chim không sợ chiến tranh.

        — Tiến lên đi, mẹ chúng mày! — A-brô-xi-mốp quát tháo trong máy điện thoại. Mặt anh ta tái nhợt và một mép miệng luôn luôn giật giật

        Bên trái tôi là thiếu tá. Cũng đứng cạnh lỗ châu mai. Phì phèo hút tẩu thuốc. Chẳng hiểu vì sao tôi thấy lạnh. Tay run và da gà nổi lên sau lưng. Chắc là vì xúc động. Không có công việc là đáng sợ hơn cả.

        Trên các chiến hào của quân ta, những hình thù hiện lên. Chạy... U-ra-a-a-a! Xông thẳng đến những tháp nước... A-a-a-a...

        Thậm chí tôi không nghe khấu súng máy của Đức bắt đầu bắn. Tôi chỉ thấy các hình thù ngã xuống. Những đám khói trắng của các viên đạn súng cối. Thêm một khẩu súng máy nữa. Ở bên trái.

        Các tiếng nổ mỗi lúc một nhiều hơn. Khói trắng như bông, bay là là sát mặt đất. Rồi dần dần tan ra. Trên đám đất xám xịt bị cày xới lên là những con người. Họ đông. Một sổ bờ số khác nằm. Không còn những người chạy nữa.

        Thiếu tá phì phèo hút tẩu thuốc lá. Ông húng hẳng hơ

        — Chẳng đè bẹp các hỏa điểm được quỷ gì cả...

        A-brô-xi-mốp gọi điện cho tiểu đoàn hai và tiểu đoàn ba. Cũng vẫn cảnh tượng'như thế. Quân ta nằm. Súng máy và súng cối của Đức không cho họ ngóc đầu dậy.

         Thiếu tá rời khỏi lỗ chấu mai. Mặt ông hơi sưng húp và mệt mỏi.

        — Bẳn ầm ĩ một giờ rưỡi, mà chằng chiếm được... Bọn quỷ Đức sống đai thật.

        A-brô-xi-mốp vẫn đứng như thể, ổng nghe cạnh tai, chân đặt lên hòm gỗ và những ngón tay khô cằn và nóng nảy xoắn sợi dây điện thoại.

        — Này, kỹ sư,-nhìn xem từ lỗ châu mai. Bị chết có nhiều không? Hay là họ nằm nấp ở các hố bom.

        Tôi nhìn. Chừng mười hai người nằm. Chắc là bị tử trận. Chân tay giạng ra. Những người khác không trông thấy. Súng máy bắn trúng vào ụ đất trước chiến hào, chỉ tung bụi lên mà thôi. Tình hình xấu lắm rồi.

        — Kéc-gien-xép, — thiếu tá nói rất khẽ.

        — Báo cáo, tôi nghe đây.

        — Cậu ở đây chẳng có việc gì làm đâu. Hãy đến với tiểu đoàn cũ của cậu. Đền chỗ Si-ria-ép. Hãy giúp... — và ông hút tẩu thuốc:

        — Ở đấy bọn Đức đã đào thêm hào giao thông. Si-ria-ép đã tính chuyện làm thế nào chiếm được những hào ấy. Các cậu hãy đặt súng máy và bắn vào sườn chúng.

        Tôi quay đi.

        — Sao đồng chí lại thế, sao lại phái cậu ta đến chỗ Si-ria-ép?

        — A-brô-xi-mốp hỏi, mà không rời khỏi điện thoại.

        — Cứ để cậu ta đi. Ở đây, cậu chẳng làm gì cả. Xung phong trực diện thi chằng chiếm được đâu.

        — Chúng ta sẽ chiếm được! — A-brô-xi-mốp kêu lên thất thanh một cách không tự nhiên và vứt ống nghe. Anh chiến sĩ thông tin khéo léo bắt nó và đeo vào đầu. — Cả xung phong trực diện chúng ta cũng sẽ chiếm được, nếu họ sẽ không nằm nấp ở các hố. Này, Kéc-gien-xép, cậu hãy đi đến tiểu đoàn hai, và hãy tổ chức ở đấy. Không thì họ chỉ suy nghĩ, ức đoán, mà rồi chẳng được tích sự cóc gi hết. Họ cứ cho rằng hỏa lực bọn Đức mạnh, không cho đứng lên được.

        Ngày thường thì cặp mắt của anh ta bình tĩnh và lạnh lùng, nhưng giờ đây chúng tròn xoe và có những tia máu đồ ngầu. Môi vẫn run mãi.

        — Cậu hãy bảo họ dậy, nhấc họ dậy! Họ nằm ỳ mãi rồi!

        — A-brô-xi-mốp, cậu đừng nóng .nảy thế, — thiếu tá điểm tĩnh nói và vẫy tay cho tôi, — thôi, đi đi.

        Tôi đi ra. Phóng rất nhanh đến sở chỉ huy của Si-ria-ép, chạy một quãng lại nằm khi những viên đạn súng cối nổ, rồi tiếp tục chạy lại. Bọn Đức điên tiết, bắn cố mạng không phân biệt gì hết, chỉ cốt bắn thật nhiều. Không có Si-ria-ép. Anh đang ở tiền duyên. Tôi chạy đến đấy. Chạm trán anh ta ở gần của nhà hầm. Chính ở nhà hầm ấy chúng tôi đã cố thủ khi bị bao vây.

        — Tình hình thế nào?

        Si-ria-ép khoa tay.

        — Tình hình... Một nửa tiểu đoàn không còn nữa.

        — Bị giết à?

        — Bồ ai mà biết được. Họ nằm. Vởi A-brô-xi-mốp thì đánh đấm thế quái nào được!

        — Thì sao?

        Những đường gân trên cổ Si-ria-ép nồi lên.

        — Thiếu tá một đường, còn A-brô-xi-mốp thì một nẻo.. Mình đã bàn định xong xuôi với thiếu tá rồi. Mình đã nói cho ông ta chi li cặn kẽ rồi. Nói thế này, thế kia. Giao thông hào của mình và của bọn Đức nối liền nhau.

        — Mình biết. Thì sao ?

        — Ban đêm, minh đã chuẩn bị tất cả. Đã đặt bộc phá để làm lối đi qua. Đấy, những chỗ mà trước đây cậu lấp ấy mà. Mình đã đặt công .binh. Thì... bỗng!.. A-brô-xi-mốp gọi điện bảo là chẳng làm lối đi qua gì hết, cứ xông vào tấn công đi. Mình nói rõ là ở đằng kia có súng máy... «Cóc sợ, pháo binh sẽ đè cổ chúng xuống, còn bọn Đức thì sợ đánh giáp lá cà».

        — Cậu có bao nhiêu quân?

        — Có trên sáu mươi chiến sĩ. Ba mươi vào tấn công. Để lại ba mươi. A-brô-xi-mốp sẽ chửi cho đấy. Bảo rằng: cậu hãy tập trung quân mà đánh... Chỉ để lại các xạ thủ súng máy và súng cối thôi. Công binh cũng phải lùa vào tấn công.

        — Thè thiếu tá có biết việc này không?

        — Mình không rõ.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #98 vào lúc: 01 Tháng Chín, 2019, 05:20:52 am »


        Si-ria-ép bực mình ngồi mạnh xuống chiếc ghế đẩu. Chiếc ghè kêu răng rắc và như muốn gãy.

        — Thế thì làm sao bây giờ? Một nửa bị giết, còn một nửa thì nằm lỳ cho đến tối, vì bọn địch không cho họ đứng lên. Còn tay đó thì bây giờ lại réo ở điện thoại...

        Tôi kể lại cho Si-ria-ép rõ thiếu tá nói gì với tôi. Mắt của anh ta sáng rực lên. Anh nhảy lên, chộp lầy vai tôi và lắc mạnh.

        — Tuyệt! Cậu ngồi ở đây, còn mình cùng với Các-nau-khốp và Pha-rơ-be... Chà, làm sao mà rút người ra khỏi các hố được nhỉ!

        Anh chộp lấy mũ.

        — Nếu tay ấy gọi điện thì cậu cứ ỉm! Cứ để đội viên thông tin trả lời. Li-ô-sca, cậu bảo là tớ ra tiền duyên nhé. Rõ chứ? Đó là nếu như A-brô-xi-mốp sẽ gọi.

        Li-ô-sca gật đầu tỏ ý hiểu.

        Si-ria-ép chỉ vừa mới đóng ập cửa, thì A-brô-xi-mốp gọi điện. Li-ô-sca láu lỉnh nháy mắt.

        — Báo cáo đồng chí đại úy, họ đã đi rồi ạ. Chỉ vừa mới đi thôi. Vâng, vâng, cả hai. Đến và đi rồi.

        Và lầy tay che ống nói, cậu cười.

        — Ông ta chửi... Vì sao khi đồng chí đến lại không gọi điện báo cho ông biết.

        Nửa giờ sau, Si-ria-ép đã chuẩn bị xong mọi việc. Đường hào của quân ta nối liền với của bọn Đức ở ba chỗ: hai chỗ ở trên đồi và một ở mương xói. Ở mỗi chỗ đó đều có lấp đất và đặt mìn. Ban ‘đêm, Si-ria-ép cùng với các chiến sĩ công binh được phái đến đã kéo dây nổ tới những chỗ ấy. Các đường hào từ quân ta đến chỗ bọn Đức đã được kiểm tra và tháo gỡ gần mười quả mìn.

        Mọi việc đâu vào đấy cả. Si-ria-ép vỗ đùi.

        — Ba mươi cậu đã bò lui rồi. Tốt lắm! Bây giờ cứ để cho họ nghỉ cái đã, để họ canh gác. Những người khác chúng mình sẽ cho đến lối đi qua, mỗi chỗ mười người. Thế này cũng không tồi lắm. Hả?

        Mắt của Si-ria-ép sáng ngời lên. Chiếc mũ trắng, xù lông, lệch về một tai, tóc dính vào trán.

        — Mình sẽ cho Các-nau-khốp và Pha-rơ-be đến hai chỗ trên đồi, còn mình thì đến chỗ ở mương xói.

        — Thế ai chỉ huy chung?

        — Cậu;

        — Thôi đi! Mình bây giờ không phải là tiểu đoàn trưởng, mà là kỹ sư, phái viên của sở chỉ huy.

        — Phái viên, thế thì sao? Cậu cứ chỉ huy đi.

        — Còn cậu cứ cho Xen-đê-xki đến chỗ mương xói. Cậu ấy gan lắm đấy.

        — Xen-đê-xki à? Dù sao cũng hơi trẻ. Nhưng cũng...

        Chúng tôi đứng trong đường hào cạnh cửa vào nhà hầm. Mắt của Si-ria-ép bỗng cau lại, mũi nhăn. Anh nắm tay tôi.

        — Eo ôi!.. Bò đến rồi.

        — Ai?

        A-brô-xi-mốp, tay víu vào bụi cây, đang leo lên sườn mương xói. Theo sau là một liên lạc viên.

        — Thôi, thế là hỏng hết...

        Si-ria-ép nhổ toẹt và đấy cái mũ đèn tận lông mày.

        Từ xa, A-brô-xi-mốp đã quát lên:

        — Tôi phái cậu đến đây đề làm quỷ gì? Để ba hoa đấy phải không?

        Anh ta thở hồng hộc, áo không cài cúc, ở mép mồm sùi bọt, cặp mắt tròn xoe, như chực nhảy ra ngoài.

        — Tôi gọi điện, gọi mãi... Giá có ai đến mà nghe điện. Thế nào, các cậu có nghĩ đến việc chiến đấu hay không?

        A-brô-xi-mốp thờ mệt nhọc. Thè lưỡi liếm cặp môi khô nẻ.

        — Tôi hỏi các cậu: có nghĩ đèn việc chiến đầu hay không, mẹ các cậu...

        — Chúng tôi có nghĩ, — Si-ria-ép bình tĩnh trả lời.

         — Thề thì chiến đấu đi, đồ quỷ... Cậu làm khỉ gì mà ở đây, hả? Kỹ sư cơ đấy! Còn tôi thì như thằng nhỏ chạy...

        — Xin phép được trình bày, — Si-ria-ép vẫn bình tĩnh, nhẫn nhục nói, chỉ có hai lỗ mũi run run.

        A-brô-xi-mốp đỏ mặt, tía tai.

        — Này, tao sẽ trình bày cho mày...

        Tay với lấy bao súng lục.

        — Nào, hãy xông vào tấn công!

        Tôi cảm thấy ruột gan tôi sôi lên. Si-ria-ép cúi đầu, thở mệt nhọc. Hai tay anh nắm chặt.

        — Nào, hãy xông vào tấn công! Có nghe không? Tao sẽ không nhắc lại nữa!

        Trong tay lăm lăm khẩu súng lục. Những ngón tay trắng toát. Không một giọt máu.

        — Tôi không xông vào tấn công đâu, nếu đồng chí không nghe tôi nói, — Si-ria-ép nghiến răng, nói từng lời rất chậm.

        Trong vài giây, hai người nhìn thẳng vào mặt nhau. Họ sắp bám vào nhau đây. Chưa bao giờ tôi thấy A-brô-xi-mốp như vậy cả.

        — Thiếu tá ra lệnh cho tôi chiếm lĩnh những đường hào kia kìa. Tôi đã thỏa thuận với thiếu tá rồi.

        — Trong quân đội người ta không thỏa thuận với nhau, mà thực hiện mệnh lệnh, — A-brô-xi-mốp ngắt lời. — Sáng nay, tôi ra lệnh cho anh thể nào?

        — Kéc-gien-xép chỉ vừa mới xác nhận với tôi là...

        — Sáng nay tôi ra lệnh cho anh thế nào?

        — Tấn công.

        — Thế thì anh tấn công đâu?

        — Trận tấn công hỏng, vì...

        — Tôi không hỏi vì sao.— Và bỗng điên tiết lên, A-brô-xi- mốp hoa khẩu súng lục trong không. — Nào, hãy xông vào tấn công! Tao sẽ bắn vỡ sọ, như bắn đồ hèn nhát! Không chịu thi hành mệnh lệnh!

        Tôi cảm thấy hình như ngay bây giờ A-brô-xi-mốp sẽ ngã lăn đùng ra và lên cơn động kinh.

        — Tất cả các cán bộ chỉ huy hãy tiến lên! Cả các cậu cũng tiến lên! Tao sẽ cho chúng mày biết tay tao vì chúng mày tham sống, sợ chết... Cứ bịa đặt ra những đường hào khỉ gió gì đấy, mà chẳng chịu tấn công. Từ khi có mệnh lệnh đến bây giờ đã ba giờ rồi...

        Tôi không thể nào nghe được nữa. Quay lưng, tôi bước đi.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #99 vào lúc: 01 Tháng Chín, 2019, 05:22:18 am »


24

        Hầu như ngay lập tức, các khấu súng máy của Đức bắt chúng tôi phải nằm xuống. Một chiến sĩ chạy bên cạnh tôi đột nhiên ngã sấp mặt ngay, hai tay dang ra về phía trước. Tôi đang chạy thì nhảy

        vào một cái hố mới, còn sực nức mùi thuốc súng. Có ai đấy nhảy qua người tôi. Làm đất rơi xuống. Anh ta cũng bị ngã. Bò hai chân thoăn thoắt, anh rẽ ra một bên. Đạn bay vút ngay sát đất, trúng vào cát, kêu rít lên, Những viên đạn súng cối nổ ầm ầm gần bên cạnh. Tôi nằm nghiêng, cuộn tròn người, co hai chân sát cằm. Tay phải của tôi cầm khấu súng lục. Nó bị dính đầy cát. Buổi tối, Va- lê-ga bôi dầu nhiều quá. Sáng nay tôi quên lau nó.

        Không ai còn thét «u-ra» nữa.

        Si-ria-ép ở đâu? Chúng tôi nhảy ra khỏi chiến hào hầu như cùng một lúc. Tôi bị vấp và tay trái vớ cái gì đấy bằng sắt cắm trong đất. Sau đó, tôi thấy áo ca-pốt của anh ta ở trước mặt, bên phải một tí. Trên áo có một vệt vàng to nên rất dễ nhận ra.

        Những khẩu súng máy Đức bắn không ngớt. Nghe rất rõ tên xạ thù súng máy quay súng như thế nào, từ phải sang trái và từ trái sang phải.

        Tôi cố hết sức áp người sát đất. Hố khá to, nhưng theo tôi, dù sao thì vai trái cũng lòi ra. Tôi lấy tay đào đất. Đất bị đạn nổ nên mềm và dễ đào. Nhưng đó chi là lớp trên thôi, xuống sâu hơn là đất sét. Tôi ráo riết cào đất, như con chó.

        Bùng! Đạn súng cối. Đất rơi xuống toàn thân tôi.

        Bùng! Viên thứ hai. Rồi đến viên thứ ba, thứ tư. Tôi nhắm mắt và thôi đào. Chắc là chúng nhận thấy tôi hất đất ra.

        Tôi nằm nín thở. Bên cạnh, có người nào đầy rên. À-à-à-à... Ngoài tiêng à-à-à-à... không còn nghe gì nữa. Tiếng rên đều đều, không lên bồng xuống trầm. Tôi không biết mình đã nằm như thế bao lâu. Tôi sợ nhúc nhích. Trong mồm đầy đất. Lạo sạo trong răng. Và chung quanh là đất. Ngoài đất ra, tôi chẳng thấy gì nữa. Ở bên trên, đất bột xám xịt, mịn tơi như phấn, còn bên dưới là đất sét đỏ choạch, nứt nẻ, từng cục. Không một bụi cỏ, một cành cây, không có gì hết, chỉ có bụi và đất sét. Giá có một con sâu nào đấy hiện ra nhỉ! Nếu quay đầu lại thì thấy bầu trời. Trời cũng bằng phẳng, xám xịt và ảm đạm thế nào ấy. Chắc là sắp có mưa hoặc tuyết. Có lẽ tuyết thì đúng hơn, vì những ngón chân tôi lạnh buốt.

        Khẩu súng máy bắt đầu thỉnh thoảng ngừng lại, nhưng nó vẫn bắn rất thấp, là là sát mặt đất. Tôi hoàn toàn không thể nào

        hiểu được vì sao tôi không bị thương, không bị giết. Bò trong khoảng cách năm mươi thước trước mũi súng máy, thì quả là cầm chắc cái chết trong tay. Những người phóc ra đầu tiên là Si-ria-ép, Các-nau-khốp, Xen-đê-xki và tôi. Và thêm một người nữa, trung đội trưởng trong số mới đến. Tôi chỉ nhớ là từ dưới mũ lông của anh ta một mớ tóc bạc lòi ra. Còn Pha-rơ-be thì hình như tôi không thấy.

        Chắc là tôi chỉ chạy được rất ít và nằm ngay. Tôi không thể nào nhớ được cái gì đã bắt tôi nằm xuống. Như là ở chung quanh bỗng nhiên trống trải. Trước thì có nhiều người, nhưng bất thình lình không có ai nữa. Chắc đó là bản năng. Một mình thì thấy sợ. Nhưng tôi không nhớ tôi có sợ không. Thậm chí tôi cũng không nhớ vì sao và như thế nào mà tôi đã nằm trong cái hố này.

        Do thế nằm không tiện, nên chân phải của tôi bị chuột rút. Lúc đầu bắp chân, sau đến bàn chân, rồi đến đường gân dài chạy dọc từ dưới đầu gối lên đùi trên. Tôi nằm trở mình sang sườn khác. Tôi cố duỗi chân. Nhưng không có chỗ để duỗi, tôi sợ thò chân ra khỏi hổ. Tôi lấy bàn tay xoa bóp và nhúc nhích những ngón chân. Bắp chân vẫn không khỏi, vì vướng ống ủng không xoa bóp được.

        Người bị thương vẫn rên mãi. Không lúc nào ngừng, nhưng đã khẽ hơn.

        Bọn Đức chuyển sang bắn sâu vào hệ thống phòng ngự của quân ta. Những tiếng nổ nghe đã xa rồi ở phía sau lưng. Đạn bay cao hơn nhiều. Bọn Đức đề chúng tôi yên. Tôi hơi thò cái mũ ra khỏi hố. Chúng không bắn. Thò cao hơn tí nữa. Cũng không bắn. Chống tay, tôi nhìn một mắt. Đền chỗ bọn Đức thì rất gần, dường như tay có thể với tới được. Có thể ném đá đến tận dãy cọc sắt cắm trước chiến hào của chúng. Khẩu súng máy vừa vặn ở ngay trước mặt tôi: một vệt đen của lỗ châu mai.

        Tôi đắp một ụ đất con ở phía quân Đức. Bây giờ thì tôi có thể cả nhìn quanh lẫn nhìn lui mà không bị chúng thầy.

        Từ chỗ tôi nằm đến chiến hào quân ta xa hơn đến chiến hào bọn Đức. Chừng ba mươi thước, mà cũng có thể hơn. Có người nào đấy cúi khom lưng chạy đến chiến hào của ta, chỉ trông rõ ở bên trên những vành che tai của mũ lông đưa lùng lẳng. Rồi khuất hẳn. Anh chiến sĩ trước đây chạy bên cạnh tôi, bây giờ vẫn nằm dang tay ra. Mặt anh quay về phía tôi. Mắt mở. Có cảm giác hình như anh ta áp tai sát đất và lẳng nghe cái gì đấy. Cách anh chừng vài bước là một người khác. Chỉ thấy rõ hai chân quấn xà cạp bằng dạ, dày cộm và đi giày cao cổ màu vàng.

        Tôi đếm có mười bốn xác cả thảy. Một số chắc là bị giết trong trận tấn công lúc sáng sớm. Trong số những xác đó, không thầy cả Si-ria-ép, cả Các-nau-khốp. Nếu có thi tôi nhận ra ngay. Chung quanh có rất nhiều hố bom, hố đạn, to có, nhỏ có. Trong một hố, có cái gì đen đen. Rồi nó biến mất.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM