Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 10:16:10 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trong chiến hào Xta-lin-gơ-rát  (Đọc 12341 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #80 vào lúc: 28 Tháng Tám, 2019, 06:04:37 am »


        Thương binh đã yên. Chỉ thở nặng nhọc. Họ nằm ngay trên đất. Chúng tôi trải áo ca-pốt cho họ, Cái nhà hầm này bất tiện hơn cái trước rất nhiều. Chỉ có cái gì đấy làm bằng những tấm ván giống như cái bàn, bên trên trải giấy báo. Trên nền của vách ầm thấp và rời rã, cây đèn có chao màu xanh lá cây của chúng tôi trông có vẻ hoàn toàn không hợp. Chúng tôi mang nó từ nhà hầm kia đến. Thậm chí thật khó hiểu vì sao đến bây giờ nó vẫn còn nguyên.

        Các-nau-khốp lấy mầu bút chì vẽ những bông hoa gì đấy ở ngoài lề tờ báo. Anh hốc hác và dưới mắt có những quầng thâm tơ  Tru-mắc cởi áo sọc xanh lính thủy và xem các đường khâu.

        — Phải tắm mới được, — cậu mệt nhọc nói và gãi. — Bao giờ nối liền được với nhau, thì mình sẽ tổ chức tắm. Ban đêm sẽ lầy nước sông Vôn-ga về tắm cho đã đời. Toàn thân ngứa ngáy,

        — Chưa hết chiến tranh thì dù thế nào cậu chằng thoát được chúng đâu, — Các-nau-khốp nói đề yên lòng. — Người ta không luộc quần áo. Chỉ giặt ở sông Vôn-ga thế thôi. Mà giặt như thể thì ăn thua quái gì.

        Tôi theo dõi những bắp thịt của Tru-mắc cử động dưới làn da căng tròn như những quả bóng con. Lấy cậu để học giải phẫu thì tốt,

        — Chiến tranh chấm dứt, chúng mình sẽ bắt thằng Hít-le ngồi trong thùng rận và buộc chặt hai tay nó lại để không gãi được, — cậu nói mà không dừng công việc của mình.

        Chiến sĩ thông tin tóc trắng ngồi trong góc, vui vẻ cười vang. Hình như cậu ta thích kiểu hành hạ như thế. Nói thật thì kiểu ấy tôi cũng thích. Rận có lẽ là thứ làm khó chịu nhất ở ngoài mặt trận.

        Tru-mắc mặc áo sọc xanh lính thủy vào người và đứng lên.

        — Chà, giá được hút nhỉ...

        — Ừ, được thế thì tuyệt. Dù là thuốc lá «Động cơ» loại ba mươi lăm xu cũng được. Một điếu cho cả ba người.

        — «Động cơ»... «Động cơ» thì ra quái gì? Đã ước mơ, thì phải ước mơ ra trò.

        — Đồng chí trung úy, trước chiến tranh anh hút thứ gì?

        — «Bạch-hải» và «Lao động». Ở Ki-ép có những loại ấy, cũng hai rúp.

        — Cả tôi cũng hút «Bạch-hải»... Điếu to và ngon. Đặc biệt của Lê-nin-gơ-rát.

        — Nếu thế thì các anh chẳng biết quái gì về thuốc lá cả, — Tru-mắc nói.— Hừ, mơ ước «Bạch-hải»! «Ca-dơ-bếch», mới đáng gọi là thuốc lá chứ. Mình mỗi ngày hút hai bao cơ đầy. Có một thời như thế.

        Cậu đi tới, đi lui trong nhà hầm. Hai bước đi tới, hai bước đi lui. Chắp tay vào đầu, ưỡn người, vươn vai.

        — Mặc quần sác-li vào, lai quần rộng ba mươi phân, đội mũ cát-két lệch xuống lông mày, tay cặp một cô ả và đi trên đại lộ Duyên-hải.

        — Trước chiến tranh cậu làm gì?

        — Mình à? Tài xế. Lái xe «dít». Sau đó, phục vụ trên tàu «U-cơ-ren Đỏ». Đã từng dạo trên đại lộ Duyên-hải ở Xê-bát-xtô- pôn thế này: mặc quần trắng tinh và đội mũ lính thủy dải dài tận đai da. Lấy phấn chùi thật bóng chiếc khóa đồng của đai da, cần thận là cổ áo lính thủy, diện bộ đồ «lễ phục» vào, (chỉ có hạm đội Hắc-hải mới mặc quần trắng có những đường viền hình cái chèn ở lai quần) và cứ thế a-lê... lên đường vào thành phố.

        — Trước chiến tranh, ngoài gái ra, cậu còn nghĩ đên điều gì khác? Hả, Tru-mắc?

        Tru-mắc dừng lại. Thậm chí hình như suy nghĩ nữa.

        — Còn nghĩ về rượu trắng nữa. Còn nghĩ cái gì nữa. Tiền thì mình nhiều lắm. Mình chằng muốn làm nhân viên khoa học đâu... — Cậu ngừng nói một lúc. — Còn bây giờ thì...

        — Chằng lẽ về chuyện gái, cậu không còn hăng nữa?..

        Tru-mắc không trả lời ngay. Đút tay vào túi, giạng chân ra, cậu cố tìm từ đề đáp lại.

        — Không phải không còn hăng nữa... Nhưng đang chiến tranh... — Lại ngừng nói. — Cậu hiểu không, trước chiến tranh mình là chúa tể, muốn làm gì thì làm. Mình có cả một bọn lưu manh anh chị bự nữa kia. Cùng nhau đánh chén, cùng nhau sinh sự, cho những bọn như... — cậu hoi mỉm cười và một mắt láu lỉnh nháy tôi, — như loại này ăn đòn. Nhưng cái đó không quan trọng lắm.

        Cậu ngồi xuống mép bàn. Rung đùi. Cậu khó trình bày ý của mình. Ý cứ loanh quanh ở đâu đấy, nhưng không trúng đích được.

        — Dạo ở Xê-bát-xtô-pôn, có một trường hợp như thế này. Lúc mới bắt đầu bị bao vây cơ. Hồi tháng chạp thì phải, hay là cuối tháng mười một? Mình chẳng nhớ nữa. Mình có một thằng bạn. Cũng chằng phải là bạn, mà chỉ là cùng phục vụ trên tàu «U-cơ-ren Đỏ» thôi. Họ là Tê-ren-chép. Cũng dân lính thủy. Sau đó cùng nhau chiến đấu trên bờ, trong chiến hào. Cạnh nghĩa địa Pháp. Trước chiến tranh, chúng mình sổng với nhau ngùng nghinh như chó với mèo. Hẳn ta muốn đoạt một cô ả của mình. Nhưng hắn cũng là người khá. Tay mình cứ luôn luôn ngứa ngáy muốn đập gãy của hẳn cặp răng...

        Trong góc, chiến sĩ bị thương bắt đầu cựa mình. Đòi uống. Chúng tôi đưa chiếc khăn ướt cho anh mút: đấy là cái gì hiện nay chúng tôi có thể cho được. Anh kéo áo ca-pốt đậy mặt và nằm yên. Tôi cố không nhìn về phía để phích nước. Tru-mắc đặt cái khăn ướt trên phích và lại ngồi ở mép bàn.

        — Nổi chung, mình chẳng yêu gì hắn. Mà hắn cũng chẳng yêu gì mình...

        Các-nau-khốp ngồi chống tay vào cằm, nhìn Tru-mắc không rời mắt. Tru-mắc đưa chân.

        — Thế mà cuối cùng mình vẫn đập gãy của hắn cặp răng. Còn hẳn nện mình gần gãy xương sườn. Chừng hai tuần, mà cũng có thể là ba, không thể thở như bình thường được. Nhưng cái đó không quan trọng lắm... Tóm lại, đạn nổ của bọn Đức làm nát cả lưng mình. Cách chiến hào của chúng chừng mười lăm bước thôi. Mình đã tưởng đi đời nhà ma rồi. Như dân lính thủy vẫn nói: đã bắt đẩu sùi bọt rồi. Nhưng bố ai mà biết được vì sao chẳng chìm hẳn xuống đáy... Còn buổi sáng, mình tỉnh lại trong chiến hào quân ta. Thì té ra chính tay Tê-ren-chép ấy đã kẻo mình về.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #81 vào lúc: 28 Tháng Tám, 2019, 06:05:09 am »


        Chúng tôi ngồi im trong giây lát. Tru-mắc lấy móng tay cạo mép bàn. Các-nau-khốp vẫn ngồi như thể, tay chống cằm. Ngọn đèn lay động. Ngọn lửa dài và mảnh phun khói đen và đầu mút của nó liềm vào thông phong.

        — Sau đó, tay Tê-ren-chép ấy chết. Bị đứt cả hai chân. Khi mình nằm bệnh viện ở Ga-gra thì biết tin đó. Người ta trao cho mình ảnh của hắn. Trước khi chết, hẳn xin trao lại... Như thế là Tê-ren-chép chẳng còn nữa...

        Cậu nhảy xuống đất và lại bắt đầu đi lui, đi tới trong nhà hầm. Các-nau-khốp không quay đầu, đưa mắt theo dõi cậu.

        — Trước chiến tranh mình cũng có bạn bè, nhưng chằng qua cũng chỉ để khỏi ngồi uổng rượu một mình buồn thôi. Còn bây giờ... Đấy, mình có một cậu trinh sát viên. Chính cậu biết hẳn ta đấy, tiểu đoàn trưởng ạ, chính là vì hắn mà mình với cậu hình như đã cãi nhau. Cậu biết đấy, mình có thể vì hắn mà giết người được cơ. Hay cậu Ghen-man, người Do thái, Phái hắn ta đi bất kỳ đâu, thì mọi việc hắn đều làm chu tất. Hắn có gia đình ở một làng Do thái nào đấy, nhưng bọn phát-xít đã giết sạch...

        Cậu ngừng lời giữa câu; và quay phắt lại, cậu đi ra khỏi nhà hầm, Nghe rõ bậc thềm kêu ken két dưới chân cậu. Các-nau-khốp lại tiếp tục vẽ.

        — Đồng chí trung úy, thế nào, anh và Tru-mắc đã từng mâu thuẫn nhau à? — không ngẩng đầu, anh hỏi một cách tế nhị.

        — Vâng. Hình như thế, — tôi đáp.

        Các-nau-khốp mỉm cười.

        — Cách đây không lâu cậu đã kể cho tôi nghe, Vì thằng nào bị giết đấy.

        — Vâng. Chuyện xảy ra vì thằng Đức.

        — Cậu nói rằng lúc đó cậu không thích anh,

        — Làm thế nào được, chẳng thế làm vừa lòng được mọi người,

        — Còn bây giờ thì sao? Ổn rồi chứ?

        — Ổn gì?

        — Hòa thuận với nhau rồi chứ?

        — Mà lẽ nào chúng mình đã cãi nhau? Chỉ vì tính cậu ta cứng đầu cứng cổ thôi. Không thích mệnh lệnh, Mình thích những người như thế. Nghĩa là không phải những người không hoàn thành nhiệm vụ, mà là những người ngang bướng như Tru-mắc,

        — Cậu ta đúng là như thế.

        — Không phải chỉ như thể.

        — Nhưng tôi cảm thầy hình như anh chẳng thích những người như thế mới phải.

        — Không phải những người như thế thì những người nào?

        — Biết nói thế nào với anh đây... Không cùng trang, cùng lứa với nhau.

        — Mà có thể là...

        Nhưng câu chuyện đến đây chấm dứt, Tru-mắc đi vào.

        — Cái thùng không đâu rồi? Thùng đựng nước.

        — Thùng nào?

        — Ừ, cái phích. Cũng thế thôi. Trước đây, nó ở cạnh cửa  kia mà.

        — Thế sao, không có à?

        — Không.

        — Nó bièn đâu mất nhỉ?

        — Thì chính vì thế mà mình hỏi.

        — Khi tôi đi ra, thì nó còn ở cạnh cửa, — Các-nau-khốp nói, — tôi vấp phải nó cơ mà.

        — Thế mà bây giờ không có. Mình đã tìm khắp.

        — Chắc là Va-lê-ga lấy. Để mạng áo quần bị mảnh đạn đâm thùng.

        — Thè Va-lê-ga đâu rồi?

        — Cậu ta mới ở đây. Không lâu. Chùi tiểu liên. Thế cậu cần để làm gì?

        — Cũng phải nghĩ cách thế nào kiếm ra nước chứ. Khát nước lắm. Và những khẩu súng máy chết tiệt kia nữa.

        — Cậu nghĩ cách gì? —tôi không hiểu.

        — Cách nào đấy... Đấy, bố già bảo rằng hình như có nước róc rách. Bố ngồi bên trái, cạnh mương xói. Bảo là: nước róc rách. Có thể là mạch nước nào đấy chăng.

        — Mạch nước nào ở đấy. Dầu lửa chảy từ toa tàu xuống đấy. Cậu có biết ban đêm nghe rõ thế nào không? Đến đường ray chỉ chừng hai trăm thước chứ không hơn đâu.

        — Nhưng sao lại không kiềm tra xem.

        — Neu muốn thì cậu cứ kiểm tra.

        Chúng tôi đổ nước còn lại trong phích ra cà-mèn. Thậm chí không được hai cà-mèn. Vác cái phích lên vai, Tru-mắc bước ra. Chừng năm phút sau, Va-lê-ga hiện ra. Cậu ngồi trong góc, chùi tiểu liên, dường như chưa bao giờ cậu đi ra ngoài cả.

        — Cậu biến đâu mắt thế?

        — Tôi không biến mất, — cậu trả lời và lấy mảnh gỗ cạo bẩn ở khẩu tiểu liên.

        — Cậu lấy thùng? À, phích?

        — Có lấy.

        — Làm quỷ gì mà lấy nó chứ! Ở đây chúng mình đã lo sốt vó.

        Va-lê-ga nhìn tôi có ý trách móc.

        — Chính đồng chí bảo là không có nước.

        — Thì sao, nói đi?

        — Đấy, tôi đi lấy nước.

        — Lấy nước?

        — Vâng, lấy nước.

        — Ra sông Vôn-ga lấy à?

        — Không. Chưa đến sông Vôn-ga-

        — Cậu hãy nói đầu đuôi cho rõ nào. Có mang nước về được không?

        — Nước thì không- Nhưng mang rượu vang về được — Và cậu lại cắm cúi chùi tiểu liên-

        Dần dần mọi việc mới rõ ra. Ngay từ khi ban ngày, cậu đã quan sát và tìm đường đi. Có một lối mòn nào đấy ở bên phải cái cầu về phía tiểu đoàn ba.

        — Thế sao cậu không nói gì cả?

        — Nói thì đồng chí sẽ không cho đi. Thế thì nói làm gì.

        Tóm lại, cậu không lần đến tiểu đoàn ba được, nhưng gặp một bếp nào đầy của Đức.

        — Đẳng kia, cạnh nền đường sắt. Chắc là ban đêm chúng chở bếp đến. Bằng ngựa. Những con to làm sao. Loại ngựa kéo nặng- Tôi bò đến- Mà ở đấy có cái khe rãnh. Chúng vứt thức ăn thừa và rác rưởi ở đấy. Hai thằng Đức ngồi hút thuốc. Trong bóng tối, chỉ thấy lửa lập lòe. Và chúng nói thỉ thẩm bằng tiếng Đức: gâu, gâu, gâu... Sau đó, một thằng đánh bật lửa- Tôi thấy cái phích để cạnh bếp. Cũng giống như cái này. Chừng năm bước. Tôi nghĩ: chắc là nước trà hay cà-phê. Còn chúng thì cứ luôn mồm nói, nói mãi. Rồi một thằng đi ra, thẳng kia ở lại. Ngồi hút thuốc. Còn tôi thì đợi. Độ mười phút. Cả bụng bị rác rưởi thấm ướt. Tiếp đó, thằng Đức ra đi ngoài. Phía sau bếp. Lúc đó thì tôi lấy cái phích. Còn cái của chúng ta để lại đấy. Cái không — Chúng sẽ chửi đấy.

        Và Va-lê-ga hơi nhếch mép mỉm cười. Rất ít khi cậu cười như thế.

        — Rượu vang dở lắm, chua lè — Để cho súng máy thì được.

        Chúng tôi mỗi người uống nửa cốc. Hớp từng ngụm nhỏ, súc miệng, cố kéo dài sự thú vị. Rồi nằm ngủ.

        Tôi mơ thấy Hẳc-hải. Từ tảng đá, tôi nhảy xuống nước trong vắt, lấp lánh ánh mặt trời. Còn chung quanh là những con sứa to và nhỏ, giống những chiếc ô con.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #82 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2019, 06:59:48 am »


15

        Trận tấn công của quân ta không thu được kết quả. Chúng tôi đứng trong đường hào, theo dõi quân ta và quân địch bắn nhau. Bọn Đức xối xả bắn súng máy không ngớt. Các loạt súng đan nhau, chéo nhau, bay vút cao trên trời. Những viên đạn súng cối bùng nổ khi ở chỗ này, khi ở chỗ kia, ở phía bên kia mương xói. Sau đó, tất cả đều im bặt. Súng cối còn bắn thêm chừng mười phút nữa. Rồi chúng cũng im. Chỉ còn lại tiếng súng của bọn trực nhật thỉnh thoảng bắn mà thôi. Chúng tôi quay trở vào nhà hầm.

        Chúng tôi thức đến sáng. Chẳng buồn nói chuyện. Thiếu thuốc lá làm cho chúng tôi bực bội. Thương binh đòi uống luôn. Đền gần sáng một người nữa hấp hối.

        Bảy giờ, «cái khung» bay đến. Kêu rè rè, rè rè mãi, lượn vòng làm những kính cửa sáng lóa lên. Tiếp đó, bọn Đức chuyển sang tấn công, mà không bắn chuẩn bị gì cả.

        Chúng tôi dùng bốn khẩu súng máy bắn trả lại. Các xạ thủ súng máy nằm ở hai khấu, còn ở hai khẩu kia — Tru-mắc với Các-nau-khốp và tôi với Va-lê-ga. Các đội viên thông tin và bác chiến sĩ già giữ ở các sườn.

        Mặt trời chiếu từ sau lưng. Bắn rất tốt.

        Rồi bọn địch nã súng cối. Chúng tôi tháo súng máy và ngồi xồm. Mảnh đạn bay qua trên đầu, Chỉ đến bây giờ tôi mới nhận thấy mặt Va-lê-ga hốc hác hẳn đi. Má lõm xuống và phù đầy lang ben. Còn mắt thì to và nghiêm. Đầu gối của cậu gần chấm đến tai.

        Một viên đạn súng cối nổ ầm ở trong hào cách chúng tôi mấy bước.

        — Quân súc sinh! —Va-lê-ga nói.

        — Quân súc sinh! — tôi nhắc lại.

        Địch bắn như thể chừng hai mươi phút, Cái đó làm chúng tôi khổ lắm. Rồi chúng tôi đưa súng máy ra ổ đặt và đợi.

        Tru-mắc vẫy tay. Tôi chỉ thấy đầu và tay của cậu.

        — Hai người ở bên trái bị giết rồi, — cậu thét lên.

        Chúng tôi còn lại với ba khẩu súng máy.

        Chúng tôi đánh lùi một đợt tấn công nữa. Súng máy của tôi bị hóc. Đó là khẩu của Đức, và tôi biết kém về nó. Tôi gọi Tru-mắc.

        Cậu ta chạy trong hào. Khập khiểng. Mảnh đạn trúng vào mông của cậu. Mũ không có lưỡi trai bị đạn đâm thủng ở phía trên tai phải.

        — Chúng bắn chết hai cậu kia rồi, — cậu vừa nói, vừa tháo quy-lát. — Chỉ còn lại đống giẻ rách mà thôi.

        Tôi không trả lời gì cả. Tru-mắc làm cái gì đấy với quy-lát rất nhanh đến nỗi không nhận thấy được và lắp nó lại. Bẳn một loạt. Đâu vào đấy cả.

        — Đù đạn không, tiểu đoàn trưởng?

        — Tạm đủ.

        — Ở đằng kia, cạnh nhà hầm, còn một hòm đạn nữa. Hình như là hòm cuối cùng...

        — Đạn súng cỗi đã trúng vào nó rồi.

        Cậu nhìn thẳng vào mắt tôi. Tôi trông thấy bóng của mình trong con ngươi của cậu.

        — Không rút lui chứ, tiểu đoàn trưởng? — hai môi của cậu hầu nhừ không mấp máy. Môi khô và trắng bệch.

        — Không! — tôi nói.

        Cậu chìa bàn tay ra. Tôi nắm nó. Nắm hết sức chặt.

        Rồi bác chiến sĩ già, người Xi-bê-ri, bị tử trận.

        Chúng tôi lại bắn. Khẩu súng máy rung dữ dội. Tôi cảm thấy những giọt mồ hôi chảy ròng ròng khắp ngực, lưng và nách tôi...

        Ở phía trước là đất đai màu xám đáng ghét. Chỉ có một bụi cây nhỏ, cong queo như những ngón tay bị thống phong. Rồi nó cũng biến mất: súng máy cắt đứt ngang.

        Tôi không còn nhớ ra bọn Đức đã xông đến bao nhiêu lần. Một, hai, mười, hai mươi. Đẩu óc ù lên. Mà cũng có thể là máy bay trên đầu? Tru-mắc kêu cái gì đấy. Tôi không nhận ra được cái gì cả. Va-lê-ga đưa hết băng đạn này đến băng khác. Các băng chóng hết quá. Chung quanh đẩy vò đạn, chẳng còn chỗ giẫm chân.

        Đưa nữa! Nữa... Nữa... Va-lê-ga! Cậu mang hòm đạn đếm Mông đít của cậu núng na, núng nính đến buồn cười: khi bên phải, khi bên trái. Mồ hôi ấm và dính nhỏ xuống mắt.

        Đưa nữa!.. Đưa nữa!..

        Sau đó, có mặt của ai đấy hiện ra, đỏ gay, không mũ ca-lô và láng bóng.

        — Đồng chí trung úy, xin để tôi...

        — Đi đi...

        — Nhưng đồng chí bị thương rồi mà...

        — Đi đi...

        Mặt biến đi, thay vào đó là cái gì đấy trắng, hay vàng, hay đỏ. Cái này và cái khác mờ mờ chồng lên nhau. Thường trên màn ảnh có thế này: những vòng tròn nhòe dần đi, còn ở bên trên là dòng chữ. Các vòng to dần, trở nên nhợt nhạt, không màu. Chúng rung động. Rồi bỗng nhiên, mùi nước đái quỷ. Các vòng biến mất. Thay vào chúng là một cái mặt. Mớ tóc vàng phù xuống trán, cổ áo để hở không cài cúc, cặp mắt xanh lam hơi cười. Đúng là cặp mắt Si-ria-ép. Và mớ tóc Si-ria-ép. Và cây đèn có chao màu xanh lá cây. Và mùi nước đái quỳ nồng nặc đến nỗi chảy nước mắt.

        — Này kỹ sư, nhận ra chứ?

        Và giọng nói Si-ria-ép. Và người nào đầy ôm lắc tôi, và cổ áo của ai đấy rơi vào mồm tôi: cổ áo xô xảm, sần sùi.

        Tầt nhiên rồi, đây chính là nhà hầm của chúng tôi. Và Va-lê- ga. Và Khác-la-mốp. Và Si-ria-ép. Si-ria-ép thật sự, còn sống, bằng xương bằng thịt và có mớ tóc vàng.

        — Thề nào, nhận ra chứ?

        — Trời ơi! Tầt nhiên rồi!

        — Thế thì may quá!

        — May quá!

        Chúng tôi bắt tay nhau và lắc, và cười, và không biết nói cái gì nữa. Và tất cả mọi người chung quanh chẳng biết vì sao cũng cười rộ lên.

        — Đồng chí thượng úy, đồng chí cẩn thận hơn một tí, anh ấy bị thương đấy mà. Đồng chí lắc dữ quá.

        Tất nhiên, chính Va-lê-ga nói câu đó. Si-ria-ép gạt tay.

        — Bị thương quái gì thế này. Trầy da một tí thôi mà. Ngày mai sẽ liền da thôi.

        Tôi cảm thấy trong người yếu hẳn đi. Đầu óc choáng váng. Nhất là khi quay đầu.

        — Muốn uổng không?

        Tôi chưa kịp trả lời thì đã cảm thấy trong răng cái ca sắt tây chua chua và có cái gì đấy lạnh và dễ chịu chạy khắp người tôi.

        — Si-ria-ép, cậu từ đâu đến thế?

        — Từ mặt trăng rơi xuống.

        — Không. Hỏi thật đấy.

        — Sao lại «từ đâu»? Nhận được mệnh lệnh, chỉ có thể thôi. Làm tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn của cậu. Không hài lòng à?

        Si-ria-ép chằng khác gì trước cả. Thậm chí không gầy đi. Anh vẫn chắc nịch, to xương, hiên ngang và đội mũ ca-lô kéo xuống lông mày.

        — Còn cậu thì hơi... hốc hác, — anh nói và mỉm cười. Nụ cười rộng vẫn không tắt, đề lộ những răng trắng muốt. — Các cậu chẳng được nghỉ ngơi lắm.

        — Vâng, nghỉ ngơi thì hơi ít đầy... Nhưng khoan đã, khoan đã. Từ đâu các cậu đến đây, hở?

        — Từ đâu thì cũng thế thôi. Chúng mình đến và chỉ có thế thôi.

        — Còn bọn Đức?

        — Bọn Đức thì mặc xác bọn Đức. Chạy ra khỏi mương xói rồi. Thậm chí để lại hai thằng tù binh nữa.

        — Thề các cậu có đông không?

        Biết nói thế nào đây. Hai tiểu đoàn. Của cậu và tiểu đoàn ba. Chừng năm mươi người.

        — Năm mươi?

        — Năm mươi.

        — Nói dối!

        Anh lại cười. Và tất cả mọi người đứng quanh đều cười.

        — Nói dối làm gì. Theo cậu thì đông à?

        — Thè theo cậu?

        — Biết nói thế nào đây...

        — Khoan đã... Còn cái cầu? Cái cầu thì sao?

        — Có chừng năm người ở đầy rồi, — Khác-la-mốp nói chêm, — nhưng chắc không ở lâu được.

        — Ồ, tuyệt thật. Đúng là tuyệt thật, Còn Tru-mắc, Các- nau-khốp đâu?

        — Sống cả.

        — Thế thì may quá. Cho mình tí nước nữa.

        Tôi uống thêm một ca rưỡi nữa. Si-ria-ép đứng lên.

        — Cứ nghĩ đi cho tỉnh một tí, còn mình đi xem tình hình thế nào. Tối, chúng mình sẽ nói chuyện: sẽ nhớ lại Ô-xcôn, Pê- trô-páp-lốp-ca. Cậu nhớ không, mình với cậu ngồi trên bờ thế nào? — Anh chia tay. — À, còn nhớ Phi-la-tốp không? Xạ thủ súng máy. Tay đã đứng tuổi ấy mà, chúa càu nhàu.

        — Nhớ.

        — Bị xe tăng Đức cán nát. Anh ta không rời súng máy. Thế là bị cán cùng với súng.

        — Tội nghiệp bố già thật.

        —Tội nghiệp. Bố già tuyệt vời lắm,

        — Tuyệt vòi.

        Chúng tôi lặng thinh trong giây lát.

        — Thôi, mình đi nhé,

        — Đi đi. Tối gặp lại.

        Và anh đi ra, kéo chụp mũ ca-lô xuống lông mày trái.

        Va-lê-ga móc túi lấy gói thuốc lá và chìa cho tôi.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #83 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2019, 07:00:31 am »


*

        Buổi tối, tôi cùng Si-ria-ép ngồi ở sở chỉ huy tiểu đoàn: tại cống dưới nền đường sắt.

        Tôi chỉ bị thương xoàng thôi: bị rách da trán, và đầu bị xước một đường dài trong tóc, Nhưng tôi còn uống rượu được. Thực ra, không nhiều. Và chúng tôi uống thứ rượu gì đấy hôi kinh khùng, chẳng phải cồn, mà cũng chẳng phải rượu ngang. Chúng tôi nhắm với cá mòi muối. Đó chính là cá mòi mà tôi đã vứt trên đồi, Tất nhiên, Va-lê-ga không thể không nhặt đem về.

        — Lẽ nào có thể vứt được chứ. Lần trước uổng rượu, chính đồng chí đã bảo: «Va-lê-ga, giá có cá mòi muối nhỉ,..» — và cậu xếp từng lát cá nhỏ đã cắt cần thận, không có xương, lên một tờ báo lấy cắp ở lưu trữ của Khác-la-mốp. Chính vì thế mà giữa hai người thường xảy ra cãi nhau.

        Chúng tôi ngồi uống, nhớ lại tháng sáu, tháng bảy, những ngày rút lui đầu tiên, những nhà lều nhỏ mà chúng tôi đã chia tay nhau ở đấy. Sau đó, Si-ria-ép bị mất gần hết tiểu đoàn. Bọn Đức bao vây tiểu đoàn của anh gần Căn-tê-mi-rốp-ca. Bản thân anh xuýt nữa bị bắt làm tù binh. Tiếp đó, cùng với bốn chiến sĩ còn lại, anh đi đến Vi-ô-sen-xcai-a. Ở đấy, xuýt nữa lại rơi vào tay bọn Đức. Nhưng thoát được. Cả năm người vượt qua sông Đông. Qua sông Đông, anh lại được vào một sư đoàn nào đầy tập hợp quân của các đơn vị đã bị đánh tan. Anh chiến đầu ở gần Ca-lát. Bị thương nhẹ. Rồi được đến Xta-lin-gơ-rát: hậu bị quân của mặt trận. Ở đấy, gần một tháng ngồi không, và bây giờ đây anh được chỉ định làm tiểu đoàn trưởng trong trung đoàn chúng tôi.

        Nằm trên giường gỗ đóng bằng ván, tôi nhìn Si-ria-ép. Tôi cố tìm dù chỉ một sự đổi thay nào đấy trong người anh. Nhưng không, vẫn con người ấy: thậm chí hình tam giác màu xanh lam của áo mai-ô vẫn thòi ra dưới cổ áo không cài cúc.

        — Có nghe gì về Mác-xi-mốp không? — tôi hỏi.

        — Không. Có người nào đấy, mình chẳng còn nhớ là ai nữa, nói với mình hình như có thầy anh ta ở đâu đấy phía bên này sông Đông. Nhưng không chắc lắm. Mình đã đi khắp phía bên này, nhưng chẳng lần nào gặp cả.

        — Trong số quân ta cũ, cậu đã gặp ai?

        — Trong số quân ta cũ? — Si-ria-ép cau mặt. — Trong số quân ta cũ... đã gặp mấy anh đại đội trưởng nào đấy. Cả trưởng ban trinh sát nữa: Gô-gơ-lít-dê ấy mà. Cậu ta ngồi trên xe ô-tô đi qua. Vẫy tay. Còn gặp ai nữa nhỉ? Các cô ở tiểu đoàn quân y. Bí thư chi bộ Bức-tơ-rít-xki... À! — Anh vỗ tay xuống bàn. — Tất nhiên! Bạn của cậu nữa, tay hóa chất, tên gì nhỉ?

        — I-go? Ở đâu? — Tôi hơi nhổm dậy.

        — Ở phía bên này sông. Chừng năm ngày trước.

        — Nói dối.

        — Lại nói dối. Cậu ta ở nhà máy «Tháng Mười Đỏ». Ở sư đoàn ba mươi chín.

        — Ba mươi chín à?

        — Và chẳng rõ vì sao không làm hóa chất nữa, mà cũng làm kỹ sư như cậu. Những bãi mìn gì đấy, bộc phá và những loại quỳ quái khác.

        — Thế cậu làm gì ở ba mươi chín?

        — Chẳng làm gì cả. Tình cờ thế thôi. Mình tìm sở chỉ huy quân đoàn. Có thằng cóc nào đấy bảo với mình bộ chỉ huy ở khe hẻm Ban-nhi. Mình đến đấy. Mà ở đấy tình hình thế nào, cậu biết không? Quá ba bước là chằng thấy gì cả. Khói, bụi và quý quái gì đấy... Vừa vặn lúc đó «ca sĩ» bay đến. Mình chui vào chiến hào. Cũng chẳng phải là chiến hào, mà là cái gì đấy. Rồi mình thấy cánh cửa gỗ. Thôi cứ vào đây cái đã, dù sao cũng tránh được mảnh bom. Mình chui vào bên trong. Sau đó, khi chúng bay đi rồi, mình muốn đi ra, thì có ai đấy tóm tay mình. Nhìn, thì té ra I-go của cậu. Thậm chí lúc đầu mình chằng nhận ra. Ria cạo nhẵn. Rám nắng, đen thui. Chỉ nhờ trông ở mắt mà nhận ra được thôi.

        — Thè nào, I-go còn sống và mạnh khỏe chứ?

        — Còn sống và mạnh khỏe. Tất nhiên, I-go hỏi cậu. Mà mình có thể trả lời cái gì được chứ? Mình không biết — thế là hết. Chúng mình tiếc, tiếc lắm, còn sau đó I-go bảo là cậu hình như ở sư đoàn một trăm tám mươi tư. I-go chỉ sợ nhầm con số. Nhưng dù sao mình cũng cứ ghi. Mình định tìm đến cùng đơn vị với cậu. Bây giờ ở sư đoàn còn thiếu nhiều cán bộ lắm. Ở sở chỉ huy quân đoàn, mình xin đèn một trăm tám mươi tư. Họ thì sẵn sàng dang rộng tay ra mà đón thôi. Còn đến sư đoàn thì mình biết cậu ở trung đoàn nào.

        — Cậu cừ thật!

        — Đấy, sự thế như thế...

        — Còn Xê-đức, cậu có gặp không?

        — Không, không gặp. Mà cũng quên hỏi. Chúng mình nói chuyện với nhau cả thảy chừng mươi phút thôi.

        — Hộp thuốc lá của cậu ta đến bây giờ mình còn giữ. Khi chia tay, tặng cho mình.

        Tôi móc túi lấy hộp thuốc lá bằng nhựa xen-lu-lô-ít.

        — Hộp tốt đấy, — Si-ria-ép nói.

        — Tốt. Chúng mình tự làm lấy. Khi nằm ở nhà máy Máy kéo. Ở đấy, xen-lu-lô-ít cậu biết nhiều thế nào không?

        — Làm tuyệt thật. Lẽ nào tự làm lấy?

        — Tự làm lấy.

        — Thè ai khắc ở nắp thế?

        — Mình. Đó là chữ kết đấy. Khắc bằng dao thôi.

        — Tuyệt. Cậu chỉ có một hộp thôi à?

        — Một. Hộp của mình đã tặng rồi. Đấy là của Xê-đức kỷ niệm đấy. Cậu bé tuyệt lắm.

        — Tuyệt lắm.

        — Chỉ có điều cậu ta không thể nào tin được là trái đất quay quanh mặt trời, chứ không phải ngược lại.

        Si-ria-ép còn rót nữa.

        — Thôi, đừng rót thêm cho mình nữa, — tôi nói, — đầu mình hơi choáng váng rồi.

        Rồi A-brô-xi-mốp, tham mưu trưởng trung đoàn đến. Mặt tái nhợt. Vẻ không hài lòng. Kề rằng xuýt nữa thì sư đoàn trưởng cách chức anh ta, vì trong đêm trước, chứ không phải đêm vừa qua, đã làm hỏng trận tấn công. Nhưng anh làm sao được, vì trung đoàn lại sắp di chuyến. Sau đó bỏ lệnh di chuyển.

        Si-ria-ép cùng với tham mưu trưởng đi ra tiền duyên, còn tôi và Khác-la-mổp chuẩn bị tài liệu đề bàn giao tiểu đoàn.

        Chừng mười hai giờ, Si-ria-ép trở về. Tôi bàn giao tiểu đoàn. Và khi trăng lên, tôi cùng Va-lê-ga đi đến bờ sông. Các-nau- khốp và Tru-mắc vẫn ở ngoài tiền duyên, và thế là tôi không chia tay với họ được.

        Khác-la-mốp chìa tay.

        — Nếu ở trên bờ buồn, thì anh hãy ghẻ lại chỗ chúng tôi, — và đưa cặp mắt hiền lành nhìn tôi.

        Tôi hơi buồn. Tôi đã quen với tiểu đoàn rồi. Anh chiến sĩ đứng ở lối ra vào (họ của anh ta dài lắm và rất phức tạp đến nỗi tôi không tài nào nhớ được) thậm chí đổi súng từ tay phải sang tay trái và đưa tay chào.

        — Đồng chí tiểu đoán trưởng, đi xa chúng tôi đấy à?

        — Vâng, tôi đi đây.

        Anh đằng hắng và lại chào, nhưng lần này là chào tiễn biệt.
— Đồng chí hãy ghé lại, đừng quên chúng tôi nhé.

        — Nhất định, nhất định rồi, — tôi nói và dựa vào vai Va-lê- ga, đi ra khỏi đường hào. Anh chiến sĩ có họ phức tạp kia trân trọng đẩy vào mông tôi.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #84 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2019, 07:02:49 am »


16

        Ba ngày tôi ngồi không. Ăn, ngủ và đọc. Ngoài ra chẳng làm gì nữa. Nhà hầm mới của Li-xa-go quả là tráng lệ: kỳ quang của nghệ thuật xây dựng dưới đất. Đường ngầm dài bảy thước, đào ngay ở sườn dốc. Ở cuối, về bên phải là một căn phòng. Đúng là một căn phòng. Chỉ không có cửa sổ mà thôi. Toàn bộ đều cần thận lát ván mỏng, sít sao đến nỗi lưỡi dao không đút vào được. Sàn, trần, hai cái giường và chiếc bàn con ở giữa. Trên bàn con là một cái gương soi hình bầu dục, kiểu đế chính có tượng thần Ái tình hai má phình. Trong góc một bếp dầu lửa và lò sưởi tròn, cao. Nệm, gối, chăn đủ cả. Thế này thì còn cần cái gì nữa chứ? Đối diện, qua một hành lang nhỏ, những chiến sĩ công binh vẫn còn đào. Nhưng bây giờ làm cho mình ở.

        — Chúng mình bắt đầu sống như ông hoàng, — Li-xa-go nói. — Sẽ làm phản hai tầng, một giá đề súng trường và dụng cụ, một bàn, một ghè dài và bếp nấu ăn. Ở hành lang là kho ngòi nổ. Cậu có biết trên đầu chúng ta bao nhiêu đất không? Mười bốn thước! Và toàn bộ bằng đất sét. Cứng như đá hoa cương. Nói chung, làm thật sự và lâu dài.

        Tất cả những cái đó tôi đều thích. Ngoài mặt trận, chỗ ở tốt, an toàn, nếu không phải là một nửa, thì cũng là một phần tư của thắng lợi. Và ba ngày nay, tôi thưởng thức cái «một phần tư» đó.

        Buổi sáng, Va-lê-ga cho tôi ăn canh mì ống béo ngậy và đặc sệt đến nỗi thìa không múc được, sau đó cho uổng trà nấu ở ấm xa-mô-va riêng. Nó reo một cách ấm cúng trong góc. Lót cái gối dưới lưng, tôi nằm giải đáp trò chơi lắp chữ tréo trong những số báo Hồng quân cũ và thưởng thức những tờ báo ở Mát-xcơ-va.

        Trên thê giới yên tĩnh.

        Ở Tân Tây-lan, công bố lệnh nhập ngũ mới. Trên mặt trận Ai-cập, các đội tuần tiễu của Anh hoạt động tích cực. Chúng ta khôi phục quan hệ ngoại giao với Cu-ba và Lục-xăm-bảo. Không quân của Đồng minh đã tấn công không lớn ở La-e, Xa-la-mau-a, Boa ở Tân Ghi-nê và đảo Ti-mơ Các trận đánh nhau với quân Nhật ở vùng Ô-oen-xten-li trở nên quyết liệt hơn.

        Quân Mỹ đã đến Môn-rô-vi-a, thủ đô của Li-bê-ri-a.

        Ở đảo Ma-đa-gát-xca, quân Anh cũng tiến đến đâu đấy, chiếm cái gì đấy, đánh với ai đấy — thật khó hiểu đánh với ai, — và thậm chí bắt được cả tù binh nữa.

        Ở Nhà hát Lớn diễn ca kịch Đu-brốp-xki1. Ở Nhà hát Bé — vở Mặt trận của Cóc-nây-trúc. Ở Nhà hát của Nê-mi-rô-vích- Đan-tren-cô — vở Nàng Hê-len tuyệt đẹp...

        Còn ở đây, mười bốn thước dưới độ sâu, một cây số rưỡi cách tiền duyên mà bây giờ toàn thế giới đang nói đến, tôi cảm thấy thật ấm cúng, yên tĩnh, theo lối sống hậu phương. Lẽ nào còn có những nơi khác yên tĩnh hơn nữa? Những đường phố sáng trưng, tàu điện, xe tơ-rô-lây-buýt, vòi rô-bi-nê mà hễ vặn là nước chảy? Lạ lùng thay...

        Và tôi nằm dán mắt lên trần và suy nghĩ về những vấn đề cao siêu, về điều nói rằng trên thế giới tất cả đều tương đối, rằng bây giờ đối với tôi là lý tưởng: nhà hầm này và cà-mèn canh mì ống, chỉ mong nó nóng thôi, còn trước chiến tranh thì tôi cần những bộ com-lê nào đấy và những cà-vạt có sọc, và trong hiệu bánh mì tôi đã cãi khi người ta bán cho tôi ổ bánh mì giá hai rúp bảy, nhưng nướng chưa chín tới. Và lẽ nào cả sau chiến tranh, sau tất cả những trận ném bom kia, chúng ta lại... vẫn như trước hay sao.

        Rồi tôi chán nhìn trần và nghĩ về tương lai. Tôi đi ra ngoài. vVẫn như trước, những chiếc máy bay quần trên nhà máy «Tháng Mười Đỏ»; vẫn như trước, đạn súng cối nổ trên sông Vôn-ga, ở bờ bên kia, và thỉnh thoảng cả bờ bên này nữa, những chiếc thuyền xuôi ngược và bọn Đức bắn chúng. Nhưng ít người chú ý đến việc đó. Thậm chí khi hai chiếc «méc-xe» ngẫu nhiên bắn xuống bờ sông và những chiếc «gioong-ke», đề cho có vẻ khác thường, đã ném bom không phải xuộng nhà máy «Tháng Mười Đỏ», mà xuống chúng tôi, thì cũng chằng có ai lo sợ gì cả. Ngươi ta chui vào đâu đấy dưới các súc gỗ hay trong chiến hào, và từ đấy nhìn ra. Sau đó, bò ra và nếu có ai chết thì chôn ngay trên bờ sông, trong các hố bom. Những người bị thương thì đưa đến trạm quân y. Và họ làm tất cả những việc đó một cách bình tĩnh, thỉnh thoảng nghỉ tay hút thuốc hoặc đùa tếu.

--------------------
        1. Theo tác phẩm của Pu-skin. — ND.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #85 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2019, 07:03:42 am »


        Tôi ngồi trên một cái ống to nào đấy chạy dài dọc bờ sông chằng biết đề làm gì và đưa chân. Tôi hút một điều thuốc lá trộn rất nặng đến nghẹn họng, khoái trá hưởng những tia mặt trời ấm áp cuối cùng, bầu trời xanh lơ, ngôi nhà thờ bờ bên kia, và suy nghĩ... Không, có lẽ tôi chằng suy nghĩ gì cả. Chỉ hút thuốc và đưa chân.

        Gác-cút-sa, trung đội phó có ria, đi đến. Tôi đưa cho anh cái đồng hồ thỉnh thoảng bị đứng lại. Anh nhìn đồng hồ, lắc, nói là cái trục xấu quá, và ngồi ngay đấy cạnh chân tôi; sau khi đặt lên đầu gối tấm ván nhỏ, anh bắt đầu chữa. Những động tác của anh chính xác lạ lùng, mặc dù cảm thấy hình như chỉ một sự đụng chạm nhẹ của những bàn tay hộ pháp chai sần kia, thì chiếc đồng hồ sẽ bị méo mó và bẹp nát ngay.

        Trước chiến tranh, anh ta làm nghề gì, tôi cũng không thể hiểu được. Anh hai mươi sáu tuồi, mà anh đã kịp làm cả thợ chữa đồng hồ, cả thợ xây lò, cả thợ lặn ở Đoàn chuyên trách vớt tàu thủy bị chìm, thậm chí cũng đã từng làm cả diễn viên nhào lộn trong đoàn xiếc, và đã ba lần cưới vợ, và hiện vẫn viết thư đều đặn với cả ba bà, dù hai người đã có chồng mới rồi.

        Anh dè dặt khi nói chuyện, nhưng sẵn sàng trả lời các câu hỏi. Vì chẳng có việc gì làm nên tôi hỏi nhiều. Anh trả lời tỉ mỉ, dường như khai lý lịch. Nhưng không hề rời khỏi chiếc đống hổ. Chỉ một lần anh vào đường ngầm để kiểm tra các chiến sĩ công binh.

        Sau đó, A-xta-phiếp đi đến, anh ta là phó tham mưu trưởng phụ trách đơn vị tác chiến, — PTMT-I, theo cách nói của quân ta. A-xta-phiếp còn trẻ, duyên dáng, có hai hàng tóc mai kiểu ơ-nê-ghin và cái nhìn lạnh lủng. Anh nói hơi chả chớt theo điệu bộ Pháp. Chắc anh nghĩ rằng cái đó hợp với mình. Tôi chỉ mới quen anh hai ngày thôi, nhưng anh đã coi tôi là bạn của anh và gọi tôi là Gioóc-giơ. Tên anh ta là Ip-pô-lít. Theo tôi, cái tên rất
đạt. Có cái gì đấy không rõ trong anh ấy làm nhớ đến Ip-pô-lít Cu-ra-ghin1 của Lép Tôn-xtôi. Cũng thiển cận và quá tự tin như thế. Anh là phó giáo sư sử học ở trường đại học tổng hợp thành phố Xvéc-lốp. Khi cầm thuốc hút, anh chĩa ngón tay út lên và chụm môi lại tròn vo để phun khói.

        Theo thói quen nghề nghiệp, anh đã thu thập tài liệu đế sau này viết sử.

        — Này, Gioóc-giơ, anh có hiểu được việc đó thích thú thế nào không? — sau khi thổi bụi ở ống và ngồi lên ống một cách duyên dáng, anh nói. — Bây giờ, chính là lúc các sự kiện sôi nổi nhất, không thể quên điều đó được. Chính chúng ta, những người tham gia vào các sự kiện này, những người có văn hóa và có học thức, phải nhớ lấy điều đó. Năm tháng sẽ trôi qua, và một mẩu báo cáo bộ binh nào đấy đã bị cháy dở của trung đội trưởng của anh sẽ đáng giá hàng nghìn rúp và được nghiên cứu dưới kính lúp. Có phải thế không?

        Anh cầm cúc áo của tôi và lấy ngón tay cái và ngón tay trỏ hoi mân mê nó.

        — Gioóc-giơ, và chính anh sẽ giúp tôi. Có phải không? Trông cậy vào A-brô-xi-mốp hoặc những người khác cùng loại như anh ta thì không được, tự anh cũng hiểu đấy. Ngoài việc thi hành mệnh lệnh hoặc chiềm ngọn đồi nào đấy, đối với họ chẳng có gì đáng quan tâm cả.

        Và anh hơi mỉm cười với dáng điệu của một con người không nghi ngờ chút nào có thể có người không đồng ý với anh ta.

        Cũng có thể là anh nói đúng. Nhưng điều đó giờ đây chẳng làm tôi quan tâm đến. Nói chung, anh ta làm tôi bực mình. Cả những hàng tóc mai kia, cả cái tên «Gioóc-giơ», cả những móng tay hồng mà anh luôn luôn lấy dao nhíp cạo sạch.

        Trên dốc đứng, một dãy máy bay «gioong-ke» cánh vàng hiện ra. Đưa mắt liếc nhìn chúng, A-xta-phiềp giơ cánh tay làm điệu một cách rất trang trọng.

        — Thôi nhé, tôi đi đây... Những cái báo cáo làm khổ tôi quá chừng. Mỗi ngày hằng hai mươi bản. Ở sở chỉ huy sư đoàn, người ta loạn óc mất rồi. Gioóc-giơ, anh ghé lại chỗ tôi nhé, — và đi khuất vào trong hầm.

        Những chiếc «gioong-ke» xếp thành hàng và lần lượt đâm nhào xuống nhà máy «Tháng Mười Đỏ».

        Thè đầu lưỡi, Gác-cút-sa cố dùng cái nhíp đút một bánh xe con vào chiếc đồng hồ của tôi.

        Ở bếp cán bộ chỉ huy, vang lên tiếng dao thớt. Có lẽ bữa ăn trưa sẽ có món thịt băm viên.

------------------
        1. Trong tiểu thuyết Chiên tranh và hòa hình. — ND.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #86 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2019, 07:06:13 am »


17

        Đến cuối ngày thứ ba, tôi được gọi đến sở chỉ huy. Các tài sản công binh đã được chở đến. Tôi nhận một nghìn quả mìn. Năm trăm quả thuộc loại chống tăng IM-5 — đựng trong những hòm bằng ván không bào, to tướng, nặng sáu ki-lô, và cũng chừng ấy thuộc loại chống bộ binh PMD-7 với bảy mươi lăm gam thuốc nổ. Bốn mươi cuộn dây thép Mỹ, xẻng — hai trăm cái, cuốc chim — ba mươi cái. Cả hai thứ đều xấu cả. Nhất là xẻng. Bằng sắt, làm thì cong lên và cán lại không bào nhẵn.

        Toàn bộ món tài sản ấy chúng tôi để trên bờ sông, đối diện lối ra vào đường ngầm của chúng tôi. Các chiến sĩ công binh luân phiên trực nhật, vì thật khó tin cậy vào lòng trung thực của các đơn vị bạn.

        Buổi sáng, chúng tôi mất biến hai mươi cái xèng và mười cái cuốc chim. Tu-ghi-ép, người gác, một chiến sĩ mặt tròn, to lớn, ngạc nhiên chớp mắt. Anh đứng nghiêm hai tay buông xuôi, những ngón tay hơi run vì bị căng thằng.

        — Báo cáo đồng chí trung úy, tôi chỉ vừa mới bước ra đề đi ngoài thôi... Thật đầy... Chứ chằng đi đâu cả...

        — Đi ngoài hay không đi ngoài, cái đó chẳng liên quan gì đến chúng tôi cả, — Li-xa-go nói, cả giọng nói lẫn mắt nhìn đều rất dữ tợn đến nỗi những ngón tây của Tu-ghi-ép càng run nhiều hơn. — Phải làm sao đến tối có đầy đủ...

        Đến tối, khi kiềm tra lại, thì có hai trăm mười cái xẻng, ba mươi lăm cuốc chim. Tu-ghi-ép mặt mày tươi rói lên.

        — Đấy, phải giáo dục như thế! — Li-xa-go vui vẻ nói, và sau khi tập hợp các chiến sĩ trên bờ sông, anh nói hàng tràng những lời quở trách dài dòng, rằng xẻng cũng là súng trường, và nếu bỗng dưng người nào đấy đánh mất xẻng, cuốc hay thậm chí cái kéo cắt dây thép gai, thì sẽ bị đưa ra tòa án ngay. Các chiến sĩ chăm chú lắng nghe và khắc họ của mình vào cán xẻng, cán cuốc. Khi nằm ngủ, họ đặt xẻng dưới đầu.

        Lúc đó tôi làm sơ đồ. Tôi vẽ một tấm bản đồ to về hệ thống phòng ngự của quân ta trên giấy bóng, dùng bút chì màu tô và đi đến chỗ kỹ sư công binh sư đoàn.

        Ông ở cách chúng tôi chừng ba bốn trăm thước, cũng ở trên bờ sông, trong tiểu đoàn công binh. Họ của ông ta là Út-xti-nốp. Đại úy. Đứng tuổi: chừng năm mươi. Đeo kính. Lịch sự. Rõ ràng là lần đầu tiên đến mặt trận. Khi nói chuyện, ông mân mê cây bút chì vàng vót nhọn rất đẹp trong tay. Mỗi một ý kiến diễn đạt đểu được ông ghi lại trên tờ giấy, bằng nét chữ tròn trặn và nhỏ xíu: thứ nhất, thứ hai, thứ ba.

        Trên bàn, ở trong nhà hầm, đặt một chồng sách: Khoa học xây dựng công sự của U-sa-cốp, Củng cố địa điểm của Ghéc-ba- nốp-xki, những tài liệu chỉ dẫn, những sách chỉ nam, những điều lệnh, những tập sách của Viện công binh đóng bìa màu và thậm chí cả cuốn Hủtte1 dày cộm.

        Kế hoạch cùng cố tiền duyên của Út-xti-nốp thật là đặc biệt về quy mô, về tính đa dạng của những phương tiện được sử dụng và về cách thảo ra rất chi tiết của toàn bộ những phương tiện đa dạng đó.

        Ông lấy tấm bản đồ ra. Bản đồ đầy những dấu ngoặc, những đường cung, những chữ thập, những hình thoi, những đường chữ chì đủ màu sắc khác nhau, rải rác khắp nơi. Đó không phải là bản đồ nữa, mà là một tấm thảm nào đấy. Ông cần thận trải nó ra trên bàn.

        — Tôi sẽ không giải thích cho anh rõ tất cả những cái ấy quan trọng đến mức nào. Vì tôi nghĩ rằng tự anh cũng đã hiểu. Qua lịch sử chiến tranh, tôi với anh đều biết rõ rằng trong điều kiện của chiến tranh trận địa, mà chính là chúng ta đang hướng tới loại chiến tranh như thế, — thì số lượng, chất lượng và sự tính toái! có căn cứ xác đáng của các công trình công binh đóng một vai trò rất quan trọng, thậm chí tôi có thể nói, tối ư quan trọng.

        Ông nuốt nước bọt, đưa đôi mắt nhỏ có lớp da xệ xuống trên mi và nhìn tôi qua cặp kính.

        — Chính nhờ thế mà tám mươi bảy năm trước đây, Xê-bát- xtô-pôn đã đứng vững, do các đồng nghiệp của chúng ta, những người công binh, và cả Tốt-lê-ben21 ấy nữa đã biết thiết lập một vành đai các công trình công binh và chướng ngại vật hầu như bất khả xâm phạm. Người Pháp và người Anh và cả người Xác-đe- nhơ nữa cũng quan tâm đặc biệt đến vấn đề này. Chúng ta biết, chằng hạn, trước đồi Ma-la-khốp...

        Ông kề về những công sự ở Xê-bát-xtô-pôn một cách rất chi tiết với hàng đống con số, rồi chuyển sang chiến tranh Nga-Nhật, sang trận Véc-đon, sang hàng rào dây thép gai nổi tiếng ở ngoại vi Các-khốp-ca.

        — Anh thấy đấy, — ông thận trọng cất bản sơ đồ bố trí các thành quách và hào lũy vào trong cặp có dòng chữ đề «Những tấm gương lịch sử», — công việc của chúng ta ngập lút đầu. Và chúng ta càng sớm thực hiện được điều đó chừng nào, thì càng tốt chừng ấy.

        Ông viết lên tờ giấy con số «1» và vòng nó lại.

        — Đó là thứ nhất. Thứ hai. Xin anh hàng ngày, đến bảy giờ đúng, gửi cho tôi báo cáo về công việc đã làm trong đêm: A, do công binh của anh làm; B, do công binh của sư đoàn làm; c, do công binh của quân đoàn làm, nếu có; mà tôi hy vọng là sẽ có; D, do các đơn vị bộ binh làm. Ngoài ra...

        Tờ giấy lại rải rác những con số: La-mã, A-rập, trong các vòng tròn, các đường cung, các ô vuông hay không có những thứ ấy.

        Khi tạm biệt, ông chìa bàn tay có những khớp phình ra như tay người đau bệnh thống phong.

        — Đặc biệt tôi yêu cầu anh đừng quên đến ngày mười bốn và ngày hai mươi chín gửi báo cáo: I, 1-b, 13 và 14. Và đến ngày ba mươi gửi báo cáo hàng tháng. Nếu đến ngày hai mươi chín gửi thì càng tốt. Và hàng tuần làm bản kê liên tục các công việc đã làm. Điều đó hết sức quan trọng...

        Ban đêm, Li-xa-go ngồi ăn hộp cá, vui vẻ cười vang.

        — Này, trung úy, cậu sẽ chết thôi. Phải mở cả một văn phòng làm đồ án mới được. Những cái mà ông ta viết, ba ngày cậu cũng chả đọc xong đâu. Mà với những cái xẻng này và mười sáu công binh này, thì ba năm cậu cũng không làm nổi. Sao cậu không hòi xem ông ấy có phải ở thành phố Phơ-run-dê không? Có phải từ Viện công binh đến hay không?

-----------------
        1. Sách về kỹ thuật của Đức. — ND.

        2. E. I. Tôt-lê-ben (1818—1884) — kỹ sư công binh Nga đã lãnh đạo công việc công binh trong thời kỳ phòng ngự Xê-bát-xtô-pôn 1854—1855. — ND.

Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #87 vào lúc: 30 Tháng Tám, 2019, 05:31:03 pm »


18

        Những ngày trôi qua.

        Quân ta bắn đại bác. Loại nhỏ, nòng ngắn, của trung đoàn, bắn trực diện từ tiền duyên. Loại to hơn, của sư đoàn, giấu mình ở đâu đấy giữa lò sưởi và cái giường hòng, bắn từ vách đứng trên bờ sông. Và loại rất lớn, có những nòng dài chĩa lên dưới lưới ngụy trang, bắn từ phía bên kia sông Vôn-ga. Cả loại nặng, hai trăm linh ba ly cũng lên tiếng. Quân ta dùng máy kéo chở chúng đến, nòng pháo riêng, mâm pháo riêng. Trưởng ban tài chính dễ thương, sinh động, hiếu kỳ (mà mọi người trong trung đoàn đểu gọi là La-da) đi từ phía bên kia đến trả tiền lương, nói rằng ở bờ bên kia đại bác nhiều không biết cơ man nào mà kể.

        Bọn Đức vẫn thích dùng súng cối như trước. Chúng bắn «con lừa» vào chỗ bến phà qua sông, và sau đó những con cá bị chết tức, nồi phình bụng sáng bạc lên, lấp lánh hồi lâu trên mặt sông Vôn-vga.

        Máy bay rú ầm ầm, ban ngày thì những chiếc của bọn Đức, ban đêm thì loại «bẳp ngô» của quân ta. Thực ra, của bọn Đức cũng có loại «đi ăn đêm», và bây giờ đêm đêm chằng làm thế nào phân biệt được đâu là của ta, đâu của địch. Chúng tôi đào đất, đặt mìn và viết những bản báo cáo trường giang đại hải. «Trong đêm vừa qua đã làm được bao nhiêu chiến hào bộ binh, bao nhiêu đường hào, bao nhiêu chỗ đặt súng cối, nhà hầm và bãi mìn, thiệt hại bao nhiêu, trong thời gian đó những cái gì đã bị phá hùy, và v.v...»

        Ở trên bờ sông, chúng tôi đã khai trương những xưởng thợ. Hai chiến sĩ công binh, trong số những bệnh binh, làm những thùng gỗ hình trụ, sản xuất dây xoắn ốc Bru-nô bằng dây thép gai. Những dây này hao hao giống cây đàn phong cầm Nga và khúc giò luộc. Sau đó, các chiến sĩ công binh của sư đoàn dăng chúng ra trên tiền duyên, phía trước chiến hào. Chiểu chiều, một trung đội của đại đội hai thuộc tiểu đoàn công binh lại đến. Các chiến sĩ của tôi đặt mìn và hướng dẫn làm tuyến thứ hai. Việc này do những người gọi là «trốn việc» làm, tức là những người thợ may, thợ cắt tóc, giữ chiến lợi phẩm và những xạ thủ súng phun lửa còn chưa nhận được vũ khí. Tất nhiên, phụ trách việc đặt mìn là Gác-cút- sa và tiểu đội trưởng tiểu đội hai A-gơ-nhíp-xép — một người cương nghị, cố gắng, nhưng không được các chiến sĩ yêu mến vì cái thói lỗ mãng.

        Li-xa-go vẫn hoạt động và quát tháo như trước. Anh ta bao giờ cũng có nhiệm vụ khẩn cấp của trung đoàn trưởng giao cho cả: khi thì phải tổ chức kho lưu động cung cấp vật dụng, khi thì phải xây dựng xưởng quân khí, khi thì phải làm cái gì đấy nữa. Mùi rượu trắng sặc sụa bốc ra từ mồm, nhưng nói chung anh xử sự đúng mực.

        Ban ngày, chúng tôi nghỉ ngơi, sửa sang trang bị nhà hầm, trét các khe hở ở thuyền. Buổi tối, khi sao vừa mọc, chúng tôi lấy xẻng cuốc và đi ra tiền duyên. Các đám cháy còn ít. Pháo sáng soi đường.

        Sau khi làm việc xong, tôi ngồi hút thuốc lá rời với Si-ria-ép và Các-nau-khốp, — tôi thường đến tiểu đoàn hai nhiều hơn cả —  trong nhà hầm chật chội và sưởi nóng, chúng tôi nguyền rủa đời lính và tị nạnh với những người ở hậu phương. Thỉnh thoảng chúng tôi đánh cờ, và Các-nau-khốp luôn luôn thắng tôi. Tôi là một tay cờ thấp.

        Buổi sáng, khi trời mới mờ mờ sáng, chúng tôi trở về nhà. Buổi sáng đã lạnh rồi. Trước mười giờ, sương muối vẫn chưa tan. Trong nhà hầm, đã có sẵn ấm trà, đồ hộp còn lại từ hôm qua, và bếp lò sưởi nổ lép bép một cách ấm cúng trong góc.

        Theo ngôn ngữ dùng trong các bản thông cáo thì tất cả những cái đó gọi là: «Các đơn vị của ta tiến hành cuộc chiến đấu bằng hỏa lực với quân thù và cùng cổ vị trí của mình». Những chữ «khốc liệt» và «nghiêm trọng», chừng mươi ngày nay, không thấy trong các bản thông cáo nữa, dù rằng bọn Đức vẫn như trước, ném bom từ sáng đèn tối, và bắn phá, và tấn công khi thì nơi này, khi thì chỗ kia. Nhưng bây giờ, chúng không còn hăng hái và tự tin như trước nữa, và càng ngày chúng càng ít ném xuống đầu chúng tôi hàng đám truyền đơn kêu gọi đầu hàng và đừng hy vọng vào Giu-cốp đang tiến từ miền bắc đến.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #88 vào lúc: 30 Tháng Tám, 2019, 05:31:20 pm »


        Tháng mười một bắt đầu với những cơn giá lạnh buổi sáng ngày càng tăng và với quân phục mùa đông mà bây giờ chúng tôi đã được phát. Mũ lông, áo bông, quần bông, xà cạp bằng dạ, bao tay bằng da lông thỏ bờm xờm. Nghe nói nay mai sẽ có ủng dạ và áo gi-lê bằng lông. Chúng tôi lấy ngôi sao từ mũ ca-lô gắn vào mũ lông màu xám và chuyển sang nội quy mùa đông: không ra sông Vôn-ga tắm và bắt đầu tính xem còn bao nhiêu ngày nữa thì đến mùa xuân.

        Út-xti-nốp thì làm tình làm tội tôi bằng hàng đống giấy tờ. Những tờ giấy nho nhỏ, xếp cần thận, niêm phong hẳn hoi và ở trên góc phải nhất thiết có mấy chữ «Tối mật» và «Chỉ Kéc-gien- xép bóc». Bằng những cách diễn đạt khác nhau, những tờ giấy ấy nằng nặc đòi tôi khi thì bản báo cáo hàng ngày chưa gửi, khi thì báo cáo hàng tháng chậm trễ, khi thì báo trước sự cần thiết phải chuẩn bị bãi mìn trong điều kiện mùa đông: bôi dầu các ngòi nổ và sơn trắng những quả mìn ngụy trang kém.

        Một chiến sĩ công binh vui vẻ, mặt rỗ và mũi hếch đến lạ lùng, liên lạc viên của Út-xti-nốp, thường mang những giấy tờ ấy đến. Từ ngoài cửa, giọng nói trẻ trung và lanh lãnh của cậu đã vang lên:

        — Đồng chí trung úy, mở cửa cho với! Bưu điện buổi sáng đây.

        Cậu này và Va-lê-ga thân nhau. Và hai cậu ngồi xổm ở lối ra vào, nhất định phải hút một điếu thuốc và bàn tán về thủ trưởng của mình hay của người khác.

        — Thù trưởng của tớ thì khi nào cũng viết luôn tay, — giọng cậu liên lạc viên vang lên qua cửa ra vào — Vừa mới dậy là đã cầm ngay bút chì. Theo tớ, thậm chí ông cũng không đi vào nhà xí nữa cơ. Ông sợ đạn súng cối quá chừng. Ra lệnh làm ụ chắn bằng gỗ súc trước cửa ra vào và đậy ở trên nhà xí bằng thanh đường ray.

        — Còn thủ trưởng của tớ thì khác, chẳng thích viết đâu, — Va-lê-ga nói giọng trầm trầm. — Cứ kêu thủ trưởng của cậu luôn đấy, bảo rằng gửi quá nhiều giấy tờ. Thế nhưng thù trưởng của tớ thích đọc sách lắm. Cái gì cũng đọc hết. Tay múc canh ăn, nhưng một mắt cứ nhìn vào sáeh hoặc báo. Thủ trưởng của tớ học cao lắm.

        — Hừ, chằng cao hơn thủ trưởng của tớ, — cậu liên lạc viên bực mình. — Cậu có thấy không, trên bàn chỗ chúng mình để bao nhiêu là sách? Chính mắt tớ nhìn vào một cuốn đến năm trăm trang cơ. Và chữ thì nhỏ lăn tăn, li ti, không có kính thì chằng tài nào đọc được đâu.

        — Thế thủ trưởng của cậu có thường đến tiền duyên không? — bỗng Va-lê-ga hỏi.

        — Đi sao được. Ông già rồi. Vả lại ban đêm chẳng thấy gì cả.

        Va-lê-ga lặng thinh một cách đắc thắng. Sau khi nhận những bản báo cáo của tôi cậu liên lạc viên ra đi.

        Thỉnh thoảng Tru-mắc đến chỗ chúng tôi, cậu sống bên cạnh, cách chừng mươi bước, và đem cỗ bài đến. Và thế là chúng tôi đánh «tú-lơ-khơ» với nhau. Thỉnh thoảng tôi cùng với Li-xa-go đến chỗ cậu ta đề nghe máy hát.

        Đôi khi La-da, trưởng ban tài chính, từ bờ bên kia đến. Anh ở chỗ chúng tôi. Va-lê-ga trải áo ca-pốt giữa hai cái giường cho anh nằm, còn mình thì thu xếp cạnh lò sưởi. La-da kể những tin tức ở bờ trái, nói rằng hình như người ta sẽ đưa chúng tôi đi phiên chế lại. Có thế là ở Lê-nin-xcơ, mà cũng có thể ở cả Xi-bê-ri nữa. Chúng tôi cũng biết đó chỉ là điều nhảm nhí thôi, người ta chẳng đưa chúng tôi đi đâu cả, nhưng chúng tôi giả vờ tin, vì tin thì dễ chịu nhiều hơn là không tin, và chúng tôi cùng nhau bàn những dự định trong cuộc sống hòa bình ở U-phim-xcơ Đỏ hay ở Tôm- xcơ.

        Có một bận, chiếc «méc-xe-smít» rơi ngay trên vị trí của trung đoàn chúng tôi. Ai bắn rơi thì chằng rõ, nhưng trong các bản báo cáo buổi tối của cả ba tiểu đoàn đều viết: «Bằng loạt đạn trung liên chính xác, các đơn vị của tiểu đoàn chúng tôi đã hạ một chiếc máy bay của địch». Nó rơi xuồng cách nhà máy thịt không xa. Và mặc dù súng địch bắn đến và các cán bộ chỉ huy gào thét, nhưng người ta vẫn chạy đến chiếc máy bay rất đông. Sau khi máy bay rơi chừng nửa giờ, Tru-mắc đem đến một chiếc đồng hồ xinh đẹp có những kim phát quang và một miếng thủy tinh plê-xi. Một tuần sau, tất cả chúng tôi đều diện bót thuốc lá to và trong suốt, do Gát-cút-sa sản xuất. Anh ta có vô số khách đặt hàng. Thậm chí thiếu tá đã có ba tấu thuốc lá và không bao giờ hút thuốc lá điếu, cũng đặt làm cho mình một cái bót đặc biệt có vành kim loại.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #89 vào lúc: 30 Tháng Tám, 2019, 05:31:59 pm »


19

        Tối mồng sáu, Các-nau-khốp gọi điện thoại cho tôi:

        — Bọn Đức chẳng tấn công. Đang buồn đây. Mà hôm nay tôi lại có thịt băm viên. Và mai là ngày lễ rồi. Đên đây chơi nhé!

        Tất nhiên, tôi đi ngay. Chúng tôi đến. Tôi, Si-ria-ép, và sau. đó là Pha-rơ-be.

        — Cậu nhớ không, — Si-ria-ép nói, — dạo mình với cậu uống rượu ở ngoại vi Cu-pian-xcơ không? Đêm cuối cùng... Ở hầm nhà chỗ mình. Và nhẳm bằng khoai tây rán. Phi-líp của mình là chúa rán khoai tây. Nhớ Phi-líp không? Mình mất cậu ta. Ở gần Căn-tê-mi-rốp-ca. Cậu ta tốt thật... — Anh mân mê cái ca trong tay.

        — Lúc bấy giờ cậu nghĩ gì? Hả? I-u-rơ-ca? Khi chúng mình ở lại trên bờ sông? Trung đoàn đi, còn chúng mình ở lại và nhìn pháo sáng. Lúc ấy thì cậu nghĩ gì?

        — Chẳng biết nói thế nào với cậu đây...

        — Cậu có thể không nói. Mình biết. Lúc đó, bực mình thật. Bực mình vô cùng. Có phải không? Còn sau đó, ở trong làng nào đấy, cậu nhớ không, cụ già cho chúng mình uổng nước? Ông cụ bảo là các anh không muốn chiến đấu à? Khỏe như vâm, mà không muốn. Và chúng mình chẳng biết trả lời thế nào cả. Giá bây giờ đưa bố già đến đây nhỉ, bố già chì còn độc một cái răng.

        Bỗng nhiên, anh dừng lại, và đôi mắt anh trở nên hẹp và sắc. Đã một lần tôi thấy mắt anh như thế, khi anh biết có hai chiến sĩ bỏ trốn.

        — Này, kỹ sư, cậu nói đi, trong thời gian rút lui, cậu có cảm giác thế này không? Hình như là hết rồi... Tan rã cả rồi,.. Chẳng còn gì nữa. Có không? Mình thì một lần có như thế đấy. Khi chuyển quân qua sông Đông, Cậu biêt không, tình hình lúc đó thế nào? Cứ đạp lên đầu nhau mà đi, Mình cùng với một đại úy, cũng là kỹ sư công binh, — tiểu đoàn của tay ấy xây dựng cầu qua sông ở đấy, — chúng mình cố thu xếp trật tự. Cầu phao ọp ẹp, sau trận ném bom thì phải đút nút và trét khe hở khắp nơi. Xe ô-tô thì đi hàng một, nước chấm đến bụng xe, Chúng mình thu xếp tàm tạm. Tổ chức xếp hàng. Và lúc đó, bổng nhiên, có một thiếu tá nào đấy đội mũ lái xe tăng, ngồi trên chiếc «vi-lít». Hắn ta đi xe đến tận cầu, và ở đầy thì đứng thẳng người trên xe và quát mình: «Cái quỷ gì mà mày không cho đi! Xe tăng của Đức thì chỉ cách có ba cây số thôi! Mà ở đây mày lại thu xếp trật tự!» Cậu biết không, lúc đó mình thất kinh, Mà hắn ta thì lăm lăm khấu súng lục trong tay, mặt thớt đỏ ngầu, mắt lồi ra. Chà, mình nghĩ, các thiếu tá mà ăn nói thế, thì chắc là tình hình xấu tệ lắm rồi. Còn xe ô-tô thì cái nọ đã chen vào cái kia rồi. Mình thấy tay đại úy của mình bị hất ngã lộn tùng phèo, Và bỗng nhiên, mình điên tiết lên. Nhảy lên chiếc «vi-lít» và bịch! — một, hai, ba cú ngay vào mõm đồ chó đẻ ấy, Giật lấy súng lục, mình cho hắn ăn tất cả tám viên đạn... Còn xe tăng thì té ra hoàn toàn chẳng có cóc xơ gì cả, Và thằng tài xế trốn biệt đâu mất, Có lẽ là bọn khiêu khích? Hả?

        — Có lẽ, — tôi đáp.

        Si-ria-ép lặng thinh, nhìn chằm chằm vào một chỗ trước mặt. Nghe rõ trong máy điện thoại tiếng ai chửi rủa,

        — Các-nau-khốp, chơi một bài gì đi! — Si-ria-ép ngồi dậy và nói,

        Các-nau-khốp lấy cây đàn ghi-ta trên vách xuống, Hôm qua, các chiến sĩ trinh sát đã tìm thấy cây đàn ấy ở trong một ngôi nhà sụp đổ nào đấy,

        — Chơi bài gì... cho thật xúc động ấy...

        Si-ria-ép duỗi đôi chân bó sát bởi những ống ủng da bốt-can và nằm cho tiện hơn trên giường,

        — Li-ô-sca, tình hình trên tiền duyên thế nào? Yên tĩnh chứ?

        — Báo cáo đồng chí thượng úy, yên tĩnh ạ, — Li-ô-sca cố trả lời tình táo để ngươi ta không cho rằng cậu ngủ, — Người ta đã mang thức ăn bữa tối đến đại đội năm, Anh em kêu là lỏng quá.

        — Được, mình sẽ cho lão chuẩn úy biết tay. Nếu đêm chuẩn úy đến thì đánh thức mình đậy nhé. Nào, Các-nau-khồp, đánh đàn đi.

        Các-nau-khốp lên dây đàn, lấy hòa âm. Té ra, anh có giọng có rất dịu dàng, ở giữa ba-ri-tông và tê-no, và có khiếu nghe nhạc tuyệt vời. Anh hát không to, nhưng say sưa, thậm chí đôi lúc nhắm mắt lại. Tất cả những bài hát đều của Nga cả, buồn buồn làm cho người ta đăm chiêu nghĩ ngợi. Nhiều bài tôi nghe lần đầu. Hát hay thật. Và mặt anh dễ thương, sáng sủa, thanh cao. Lông mày rậm. Mắt xanh lam, thông minh và bình tĩnh. Và bao giờ cũng thế. Đôi mắt có vẻ sâu sắc lạ lùng và khi nào cũng hơi cười. Thậm chí ngay ở trên kia, trên đồi, đôi mắt ấy vẫn cười.

        Pha-rơ-be ngồi, lấy lòng bàn tay che mắt. Những sợi tóc quăn, hung hung đò lòi ra qua các ngón tay. Bây giờ anh ta đang nghĩ, gì đây nhỉ? Thậm chí tôi không thể đoán được, Nghĩ đến vợ, đến con, đến tích phân, đến những trị số vô cùng nhỏ ư? Hay nói chung, trên đời này, chằng có gì làm anh quan tâm đến cả. Có khi tôi cảm thấy hình như cả cái chết cũng chẳng làm anh sợ: khi máy bay địch ném bom anh vẫn hút thuốc với một vẻ thờ ơ, buồn chán lạ lùng,

        Các-nau-khốp đã mệt hay chỉ vì anh hát chán rồi. Anh treo cây đàn lên đinh. Chúng tôi ngồi lặng thinh một lúc. Si-ria-ép chống một khuỷu tay, hơi nhổm dậy,

        — Pha-rơ-be... Trước chiến tranh cậu cũng như thế à?

        Pha-rơ-be ngẩng đầu,

        — Như thế nghĩa là như thế nào?

        — Đấy, như thế, như cậu bây giờ ấy mà.

        — Thế tôi bây giờ thế nào?

        — Bố ai mà biết được... Mình không hiểu được cậu, uống rượu cậu chẳng thích, chửi nhau cậu chằng thích, chơi gái cậu chẳng thích... Đấy, cậu hãy xem kỹ sư của chúng ta kìa. Cũng là dân đại học cả đấy chứ.

        Pha-rơ-be hơi mỉm cười.

        — Tôi không hiểu giữa rượu, gái và bậc đại học có quan hệ gì với nhau.

        — Vấn đề khống phải là quan hệ. — Si-ria-ép ngồi dậy trên giường, giạng chân ra. — Các-nau-khốp thì điểm đạm, khiêm tốn... Này, Các-nau-khốp, cậu đừng nghe đấy! Còn khi chửi nhau thì cậu ta chửi rất cừ.

        — Vâng, trên lĩnh vực đó thì tôi không giỏi thật, — Pha-rơ-be trả lời.

        Si-ria-ép cười.

        — Cậu đừng nghĩ là mình muốn làm hồng cậu đâu. Hay là dạy cậu chửi. Hoàn toàn không phải như thế. Chỉ vì mình không hiểu tại sao lại như thế... Thế cậu biết bơi chứ?

        — Bơi à? Không, tôi chẳng biết bơi.

        — Thế đi xe đạp?

        — Cả đi xe đạp cũng không biết.

        — Hừ, thế thì đã nện vào mõm thằng nào chưa?

        — Chà, sao cậu cứ bám mãi lấy Pha-rơ-be làm gì thế, —  Các-nau-khốp nói. — về chuyện đó thì cậu cứ nói với Tru-mắc ấy. Cậu ta sẽ kể cho mà nghe nhiều ối ra đấy.

        — Đã nện vào mõm rồi, — Pha-rơ-be bình tĩnh nói và đứng lên.

        — Nện? Nện ai?

        — Tôi đi đây... — không trả lời câu hỏi, Pha-rơ-be cài cúc áo ca-pốt.

        — Không, cậu nện ai?

        — Không hay... Xin phép đi.

        Và đi ra.

        — Cậu ấy lạ lùng thật, — Si-ria-ép nói và đứng lên.

        Các-nau-khốp mỉm cười. Anh ta có hai má núng đồng tiền, như trẻ con.

        — Hôm qua tôi ghé lại chỗ cậu ta. Từ bờ sông đến. Cậu đang ngồi viết. Chắc là thư. Viết xong trang giầy thứ tư xé ra ở vở, nét chữ nhỏ lăn tăn, li ti. Chà, tôi muốn được xem quá.

        Si-ria-ép kín đáo nháy mắt cho tôi.

        — Mà có thể đó không phải là thư?

        — Thế là cái gì?

        — Có thế là thơ.

        Các-nau-khốp đỏ mặt.

        — Sao cậu đỏ mặt, hở ?

        — Không, đỏ mặt đâu, — và mặt càng đỏ hơn,

        Si-ria-ép nhịn cười, lặng thinh và nhìn Các-nau-khốp không rời mắt,

        — Nào, của cậu ra sao?

        — Cái gì của tôi?

        — Tất nhiên, thơ ấy mà,

        — Thơ nào?

        — Cậu tưởng là chúng mình không biết hay sao? Thơ trong vở ấy mà. Vở bìa vải sơn. Thế nào, Kéc-gien-xép, trong vở viết thế nào, cậu nhớ không?

        Các-nau-khốp hết dường thoát,

        — Chà, viết thế thôi... Chẳng qua chỉ vì không có việc gì làm,

        — Chằng qua chỉ vì không có việc gi làm... Tất cả các anh đều nói thế cả: chằng qua chỉ vì không có việc gì làm. Chắc là Pu-skin cũng thế, chẳng qua chỉ vì không có việc gì làm...

        Nửa giờ sau, tôi và Các-nau-khốp đi ra. Đến cột tín hiệu xe lửa thì chúng tôi chia tay nhau: anh đi về phía phải, tôi rẽ sang phía trái,

        — Còn thơ thì thế nào cậu cũng sẽ đọc cho nghe nhé, — khi chia tay, tôi nói,

        — Khi nào đấy... — anh trả lời mập mờ và đi khuất vào bóng tối,
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM