Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 12:39:32 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trong chiến hào Xta-lin-gơ-rát  (Đọc 12344 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #60 vào lúc: 24 Tháng Tám, 2019, 09:10:59 am »


        Ngày hôm sau, anh đuổi bọn Đức ra khỏi khu vực đường hào mà chúng tôi đã mất ngày hôm trước; trong trận đó chỉ thiệt một người. Đền tối, khi tôi cố lần được đến chỗ anh trong nhà hầm, thì thấy nhà hầm không giống như ở mặt trận, mà rất sạch sẽ, tươm tất, với chiếc gương soi mặt, bộ đồ cạo râu và bàn chải đánh răng trên giá, còn anh đang ngồi viết cái gì đầy trong một cuốn vở đặt trên đẩu gối.

        — Thư gửi về nhà chứ gì?

        — Không. Thế thôi... Đồ nhảm nhí... — anh bối rối, cúi đầu và cố đứng lên. Anh vội vã đút cuốn vở vào túi.

        «Chắc là làm thơ», — tôi nghĩ bụng và không hỏi gì thêm nữa.

        Ngay trong đêm đó, đại đội của anh đã cướp được một khẩu súng máy và sáu hòm đạn của bọn Đức. Các chiến sĩ nói rằng chính anh cũng đi lấy súng máy. Nhưng khi tôi hỏi thì anh chỉ cười, và không nhìn vào mắt tôi, nói rằng điểu đó chỉ là bịa đặt thôi, rằng không bao giờ anh dám làm như thế, rằng đại đội trưởng nói chung không được đi lấy súng máy như thể.

        Bây giờ anh đứng trước mặt tôi, hơi gù lưng và râu không cạo. Tôi biết là anh, cũng như tôi, buồn ngủ lắm. Nhưng anh sẽ còn ngồi, hơi thè đầu lười ra và vẽ sơ đồ phòng thù của mình hoặc chạy đi kiểm tra xem chuẩn úy đã đưa bữa ăn tối đến chưa.

        Pha-rơ-be, đại đội trưởng đại đội năm, ngồi ở trên góc hòm đựng đạn. Anh mệt mỏi và như mọi khi lơ đễnh và lãnh đạm. Anh nhìn vào một điểm, và những kính đeo mắt dày lấp lánh lên. Đôi mắt sưng húp vì mất ngủ. Má trước đây đã gầy rồi, bây giờ còn gầy hơn và tóp lại.

        Đến bây giờ tôi vẫn không hiểu được anh. Tôi có cảm tưởng hình như trên đời này không có gì làm anh quan tâm đến cả. Anh cao lêu nghêu, lưng hơi gù, vai bên phải cao hơn vai bên trái, nước da tái nhợt một cách bệnh hoạn, như tất cả những người có mái tóc hung hung khác, và mắt cận thị rất nặng. Hầu như anh không hề nói chuyện với ai cả. Trước chiến tranh, anh là nghiên cứu sinh của khoa toán trường đại học tổng hợp Mát-xcơ-va. Tôi biết điểu đó qua bản khai lý lịch, còn tự anh thì không bao giờ nói cả.

        Một đôi lẩn, tôi muốn gợi chuyện với anh về quá khứ, về hiện tại, về tương lai, cố làm cho anh hoạt động hơn lên, và khêu lại những hồi ức nào đấy. Anh lơ đễnh nghe, thỉnh thoảng trả lời nhát gừng, nhưng rồi chẳng nói gi thêm nữa. Tất cả mọi cái hình như đi qua trước mặt anh, đi quanh người anh, nhưng không có cái gì bám được vào lòng anh. Tôi chưa hề thấy anh cười một lần nào cả, thậm chí tôi không biết răng anh như thế nào nữa cơ.

        Cảm giác tò mò, cũng như cảm giác sợ hãi ở anh ta đã bị teo lại rồi. Có một bận, hồi còn ở nhà máy «Vật phẩm kim loại» tôi gặp anh ở trong một đường hào. Anh mặc áo ca-pốt của lính ngắn cũn cỡn cao quá đầu gối, đứng dựa vào ụ đất ngoài chiến hào, quay lưng về phía bọn địch và lơ đễnh lấy mũi giày khảy đất ở thành hào. Hai hay ba viên đạn xoẹt đến ở đâu đấy không xa. Rồi một viên đạn súng cối nổ ầm. Anh vẫn tiếp tục khảy đất.

        — Pha-rơ-be, anh làm gì ở đây, hở?

        Anh chậm rãi, như là miễn cưỡng, ngoái lại và đôi mắt anh với những hàng lông mi trăng trắng và những mi mắt nặng nể hơi húp lên, đưa về phía tôi như có ý hỏi.

        — Thế thôi... Chẳng làm gì cả...

        — Ở đây thì bọn Đức sẽ giết anh trong nháy mắt.

        — Có thể thế... — anh đồng ý và bình tĩnh ngồi xổm.

        Thật khó mà bảo rằng anh không cẩn thận, bao giờ anh cũng cạo râu và cổ áo giả bao giờ cũng mới giặt, nhưng chắc cái đó chỉ là thói quen hay là sự giáo dục, vì anh không bao giờ quan tâm đến vẻ ngoài của mình cả. Áo ca-pốt bé hơn đến hai cỡ số, đai sau lưng áo nằm cao gần đến xương bả vai, chân quấn xà cạp, mũ ca-lô xòe rộng ra bên trên, áo không có khuyết đề đeo quân hiệu.

        Có một lần tôi nói với anh:

        — Pha-rơ-be, anh nên đính các khối con.

        Cũng như mọi khi, anh trố mắt ngạc nhiên nhìn tôi.

        — Để tăng thêm uy tín có phải không?

        — Chỉ là vì trong quân đội đã quy định phải đeo quân hiệu.

        Anh lặng thinh đứng dậy và đi. Ngày hôm sau, tôi thấy trên cổ áo ca-pốt của anh có hai khối con bằng vải đính xiên xẹo bằng chỉ trắng.

        — Pha-rơ-be, liên lạc viên của anh hạng bét. Rõ ràng là không đính được các khối con cho ra hồn.

        — Tôi không có liên lạc viên. Tự tôi đính đấy.

        — Vì sao không có liên lạc viên?

        — Trong đại đội chỉ có mười tám người, chứ không phải một trăm năm mươi.

        — Như thế thì cứ để một người làm kiêm nhiệm vụ liên lạc viên cho anh.

        — Xa xỉ thừa mà thôi.

        — Không xa xỉ, mà cũng không thừa. Anh là đại đội trưởng cơ mà.

        Anh không phản đối; nói chung, anh không bao giờ phản đối và tức giận cả, nhưng theo tôi, cho đến bây giờ anh vẫn không có liên lạc viên.

        Một con người lạ lùng. Gần anh, tôi cảm thấy gượng gạo, vì thế không bao giờ tôi lưu anh lại lâu ở chỗ tôi. Sau khi anh nhận mệnh lệnh xong thì «thôi, vế và thực hiện đi». Anh lặng thinh, lơ  đễnh nhìn ở đâu đấy, lắng nghe, gật đầu hay là nói «tôi sẽ cố gắng», rồi ra đi.

        Bây giờ anh đang ngồi, thờ ơ, hơi gù, những cánh tay tái nhợt, xương xẩu thòi ra dưới tay áo ngắn. Anh lấy những ngón tay gõ nhè nhẹ trên mặt bàn.

        — Pha-rơ-be, anh nhớ lấy, — tôi nói với anh, — khu vực của anh chẳng tốt đâu. Đừng có trông cậy vào pháo binh lắm. Mọi sự chỉ nhờ có súng máy thôi. Đừng ham bắn trực diện. Chỉ có tiếng ổn thôi, chứ chẳng lợi gì đâu.

        Anh lặng thinh gật đầu. Những ngón tay dài vẫn không ngừng gõ trên mặt bàn đều đều, đơn điệu.

        Qua khe hở, trông rõ bên ngoài đã sáng hằn. Tôi cho các đại đội trưởng về. Tôi gọi điện cho sở chỉ huy, báo rằng việc thay đồi vị trí đã làm xong và giấy tờ bàn giao tôi sẽ gửi theo liên lạc viên.

        Cuối cùng, các chiến sĩ pháo binh chịu đế chúng tôi ở đấy. Họ đang gào trong máy điện thoại về những tọa độ gì đấy của họ. Có lẽ chằng bao lâu nữa các đại bác của ta sẽ lên tiếng.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #61 vào lúc: 24 Tháng Tám, 2019, 09:17:33 am »

        
5

        Buổi sáng, tất cả chúng tôi chờ đợi trận tấn công của địch, bọn Đức không thể không nhận thấy sự chuyển động của chúng tôi trong đêm qua. Nhưng thật hoàn toàn bất ngờ, ngày yên tĩnh lắm đến nỗi chúng tôi có thể đem thức ăn trưa từ bờ sông đến được.

        Sau những ngày đêm bận rộn tứ tung, sau những lần tấn công, những trận ném bom và những đợt bắn pháo binh không ngớt của địch, thì thật khó mà tin được sự yên tĩnh này. Luôn luôn chờ đợi một cú chơi khăm. Nhưng bây giờ còn đang yên. Việc bắn nhau thường lệ khá uể oải và thưa thớt. Đúng bảy giờ, như mọi khi, «cái khung» bay. Những dãy «ca sĩ» lượn trên nhà máy «Tháng Mười Đỏ»...

        Va-lê-ga xách từ sông Vôn-ga về hai thùng nước, đem đun trên bếp dầu; sau đó cậu kỳ lưng cho tôi bằng một nắm vỏ cây gia. Nước từ thân tôi chảy xuống đen như mực. Còn tôi thì đỏ gay và toàn thân ngứa ngáy. Va-lê-ga cười.

        — Bây giờ tôi sẽ đưa cho đồng chí áo quần lót của bọn Đức. Bằng lụa. Rận không thể nào sống được. Trơn trượt và không bám được.

        Tôi mặc áo quần lót mỏng, màu xanh da trời, cạo râu và đi đến chỗ Các-nau-khốp. Ngồi xổm và liếc mắt nhìn trong mảnh gương bé tí gắn vào bức tường bị phá một nửa, anh ta đang cạo râu.

        — Thề nào, sống ra sao?

        Các-nau-khốp mỉm cười qua đám bọt xà-phòng trắng xóa và đứng dậy.

        — Cứ thế này thì có thể sống được đến khi hết chiến tranh... Thẳng Đức hôm nay đình công thì phải.

        Tôi ngồi xuống bên cạnh.

        Chung quanh chỉ thấy rặt những ống khói. Không có nhà cửa gì cả. Đây đó, những xà nhà đen ngòm còn bốc khói, và những ống khói, lại những ống khói, những ống khói đen ngòm như báo điểm dữ, đứng trên nền trời trong vắt, gần như trời Cri-mê. Chẳng hiếu vì sao những ống khói bao giờ cũng còn lại. Dường như có người nào đấy cố tình để lại, để nhắc nhờ rằng ở đây đã từng có nhà, khu xóm lao động, thành phố, mà bây giờ chỉ còn lại như thế kia.

        Tôi ngồi trên cái cột. Có lẽ, trước đây, đó là cổng. Còn cả cây đèn và số nhà. Đèn tam giác xanh và dòng chữ: «Ngõ Lệch 2, No 24. Nhà của A-gác-cô-va I.N.». Trên một mẩu tường, chẳng rõ vì sao còn lại, có một tấm biển đề: «Thợ may áo quần đàn ông và đàn bà A-véc-búc. Nhận đặt hàng». Một gã má hồng mặc quần là, đội mũ phớt chăm chú và lãnh đạm từ trên cao nhìn tôi, giống như thôi miên. Mấy anh chàng đẹp trai ấy mà người ta treo để quảng cáo, bao giờ cũng có một lối nhìn đặc biệt: dù ta có đi đâu thì chúng vẫn luôn luôn nhìn theo ta.

        — Chỗ của anh đây yên tĩnh thật, — tôi nói.

        — Chỉ bây giờ thôi. Còn nói chung, chẳng yên lắm đâu. Tôi vừa mới ra đây để cạo râu, chứ trong hang chật lắm không quay người được, cạo bị vẹt mặt cả.

        Và nhăn mặt một cách đau khổ, Các-nau-khốp cạo nốt môi trên. Tôi cạo giúp anh sau gáy. Rồi cầm bộ đồ cạo râu, chúng tôi chui vào hang. Trong hang có lò sưởi, cái bàn cắt ngắn chân và hai cái ghế. Trong góc, người đội viên thông tin ngồi, cái ống nghe buộc trên đầu. Còn có hai chiến sĩ nữa. Cây đèn làm bằng vỏ đạn pháo binh, bốc khói nghi ngút. Trên vách: một cuốn lịch có những ngày bị gạch xóa, một bảng mật hiệu, tấm ảnh của Xta-lin cắt từ báo ra và của ai đấy nữa: trẻ, tóc quăn, mặt mày cởi mở, dễ thương.

        — Ai đấy?

        Các-nau-khốp bắt chợt cái nhìn của tôi và thẹn thùng.

        — Giắc Lơn-đơn1.

        — Giắc Lơn-đơn?

        Các-nau-khốp ngồi ngược chiểu ánh sáng, nên tôi không nom rõ mặt anh, nhưng theo hai tai mờ mờ sáng, tôi thấy anh đang đỏ mặt.

        — Sao lại Giắc Lơn-đơn?

        — Thế thôi... Tôi kính trọng ông ta... Vì thế... Anh muốn uống sữa không?

        — Sữa? Ở đây? Lấy đâu ra?

        — Sữa hộp đặc... Của Mỹ. Các cậu lấy được.

        Tôi khoái trá liếm thìa sữa đặc, rất ngọt, giống như mật ong.

        — Nhưng anh kiếm đâu ra cái ảnh này.

        — Đâu ra à? — Các-nau-khốp bật cười. — Tất nhiên là từ bệnh viện. Ở đấy tôi đọc hết cả sách của thư viện. Thế nhưng Mác-tin I-đơn2 thì không kịp đọc. Thế là... tôi lấy tạm.

        — Anh có thích Giắc Lơn-đơn không?

        — Có. Tôi đã đọc đi đọc lại mấy lần của ông ta.

        — Tôi cũng thích.

        — Ai cũng thích ông ta cả? Không thể không thích ông được.

        — Vì sao?

        — Ông là một con người chân chính thế nào ấy... Ngay cả Lê-nin cũng thích ông. Cơ-rúp-xcai-a đã đọc cho chồng nghe.

        — Đọc xong, anh cho tôi mượn xem chứ?

        — Được.

        — Thế trong số các nhà văn anh còn thích ai nữa?

        Anh lại bối rối.

        — Tôi đọc ít. Bà giáo của chúng tôi chỉ có Lơn-đơn, tôi không biết bà lấy ở đâu, chắc anh cũng biết tờ phụ trương đóng bìa màu nâu. Và còn đồ nhảm nhí gì đấy: Men-nhi-cốp - Pê-tréc- xki3. và ai đấy nữa, nước ngoài, tôi không nhớ.

--------------------
       1. Giắc Lơn-đơn (1876-T-1916) — nhà văn Mỹ nổi tiếng. — ND.

        2. Tiểu thuyết viết năm 1906, nói về số phận một nhà văn có tài, xuất thân từ nhân dân, trong xã hội tư bản. — ND.

        3. p.I.Men-nhi-cốp - Pê-tréc-xki (1819-—1883)-—nhà văn Nga. — ND.

Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #62 vào lúc: 25 Tháng Tám, 2019, 06:47:08 am »


        — Nhưng đó là ở trường trung học. Còn sau đó?

        — Sau đó? Sau đó, chẳng có thì giờ. Tôi làm việc ở hầm mỏ. Ở Xu-tran. Anh biết chứ? Gần Vơ-la-đi-vốc-xtốc.
— Biết

        — Khi tôi còn bé, xuýt nữa thì chạy sang Mỹ để đi tìm vàng ở Cơ-lôn-đai. Lấy khấu súng hai nòng của bố và bánh mì khô. Thậm chí đã vào thuyền Na-uy rồi. Lúc đó, gia đình chúng tôi ở Vơ-la-đi-vốc-xtốc. Ông bố làm khuân vác ở hải cảng.

        — Rồi sao nữa?

        Các-nau-khốp mỉm cười và nhìn móng tay.

        — Sao thì anh cũng thấy đấy. Bị tóm cổ áo, kéo lê về nhà. Như con chó con. Sau đó, chừng năm ngày nằm liệt giường. Anh còn lạ gì nữa, tay của bố nặng lắm.

        Và anh lại cười.

        Rồi anh đưa ra một cái máy hát cũ rích, cọc cạch, chẳng biết lấy đâu ra. Và chúng tôi phải đoán nhiều hơn là thưởng thức các bài hát của Cô-dơ-lốp-xki, Đa-vư-đô-va và khúc đối xướng trong vở ca kịch Ngươi Da-pô-rô-gi-e ở bên kia sông Đa-nuýp. Chỉ có một cái kim thôi, và chúng tôi lần lượt mài nó vào cái đĩa vỡ.

        — Đấy, thế là hết, tất cả những cái gì mà tôi có, — Các-nau- khốp ngẩng đầu lên nói. — Có lẽ là đưa anh đi xem tiền duyên nữa... Chỉ có điều là không thể đi đến tận chiến hào được. Đành phải xem từ đây, sau những đống đổ nát.

        Chúng tôi ẩn minh cạnh một bức tường bằng đá thấp. Chắc trước đây là căn nhà ở. Chiếc giường sắt bị lửa cháy cong queo, một máy khâu và một máy nghiền thịt.

        Ở đằng trước là mương xói. Nó bắt đầu từ bên trái của quân ta và kéo dài đến tận đỉnh đồi, ở phía trên nó hơi cong lại. Trước mặt chúng tôi, một khẩu đại bác bị phá hùy. Nòng súng vỡ tung, và mép của nó bị chẻ ra, uốn quăn lại giống như một bông hoa kỳ quái. Cái đó làm cho khẩu đại bác có vẻ cực kỳ lạ thường. Bên cạnh, một chiếc xe kéo pháo bị vỡ tan tành.

        Ở phía đổi diện của mương xói là những chiến hào của bọn Đức. Gần lắm, hầu như với tay tới được.

        — Còn của chúng ta thì không thấy, — Các-nau-khốp thì thầm, — sườn đồi che khuất. Cách bọn địch chừng bảy mươi thước theo đường thẳng. Anh thấy không, bọn chó đẻ đào cả ban ngày đấy.

        Quả thật, ở một chỗ trông rõ có cái gì đấy màu hung hung từ đất nhô lên và thỉnh thoảng lưỡi xẻng ánh lên.

        — Chà, không có đạn đại bác. Có thì tôi cho chúng biết tay vì đào trước mũi chúng ta. Còn tôi, buổi sáng định đào, thì ngay lập tức chúng nã súng cối. Mà bọn chúng lấy đâu ra lắm đạn thế?

        Chúng tôi nằm hồi lâu, theo dõi bọn Đức. Cố phát hiện những hòa điểm của chúng. Những hỏa điểm được ngụy trang tốt, và chúng tôi không tìm ra ngay được. Hai hay ba khẩu súng máy đứng lù lù ở đâu đấy trên đỉnh đồi giống như cục bước lạc đà, ngay trước mặt chúng tôi. Và một khẩu nữa đặt cao hơn trong mương xói và bắn dọc mương xói. Còn một khẩu nữa chúng tôi không thể tìm ra, dù đạn của nó bắn ra bên cạnh, gần chúng tôi.

        Ừ nhỉ!.. Trước chiến tranh, tôi hình dung tiền duyên không như thể này. Những hàng rào dây thép gai ba bổn lớp chạy theo hình chữ chi, những mạng đường hào dày đặc, những lưới được ngụy trang, những lỗ châu mai. Còn ở đây? Ngay trước mũi mình, chúng đào cái gì đấy không rõ, một khẩu đại bác bị phá hủy và có cái gì đấy như là cái thùng phuy đựng xăng bị đạn bắn thủng lỗ chỗ.

        Trước đây tôi có cuốn sách Những anh hùng của đồi Ma-la- khốp. Tất nhiên, có tranh vẽ. Pháo đài thứ tư, ở đó có những đồn lẻ gì đấy, những kính viễn vọng, những thành lũy. Từng đống bao cát, những tháp canh đan giống như những cái giỏ, những cỗ đại bác buồn cười có ngòi dài, đặt trên bục gỗ màu xanh, những quả tạc đạn tròn, bóng loáng với những tia khói mỏng manh bốc lên.

        Gần chín mươi năm đã qua. Trong thời gian ấy, người ta đã sáng chế ra xe tăng và máy bay. Còn bây giờ đây, chúng tôi vẫn ngồi trong những cái hố gì đấy và cái đó gọi là hệ thống phòng ngự.

        Ngay đêm nay, chúng tôi sẽ đặt mìn. Trong những đợt đầu, chúng tôi sẽ gài chừng ba trăm quả. Ở đây không cần loại chổng tăng, vì tăng sẽ không bò qua, mà ở đằng kia kìa, sau nền đường sắt, chỗ của Pha-rơ-be...

        Các-nau-khổp nằm, cau cặp lông mày đen rậm, dường như chúng vô tình bám vào bộ mặt hiền lành trên đôi mắt màu xám của anh.

        — Mà dù sao thì chúng cũng có một hệ thống hỏa lực tốt lắm, mẹ kiềp! Đấy, anh xem kìa. Từ trên cục bướu lạc đà kia, chúng bắn được suốt qua toàn bộ tiểu đoàn ba. Từ dưới cầu —bắn vào lưng chúng ta. Còn từ phía trên mương xói—bắn được dọc qua toàn bộ tiền duyên...

        Và như đề minh họa lời của anh, cả ba khẩu súng máy đồng loạt bắn như đã hẹn trước với nhau.

        — Ôi, giá chiếm được cục bướu kia thì chúng ta sẽ nện chúng tơi bời. Nhưng làm sao được, chỉ với mười tám người thôi.

        Các-nau-khốp nói đúng. Nếu cao điểm kia ở trong tay chúng tôi, thì chúng tôi sẽ đỡ gánh nhẹ cho tiểu đoàn ba biết bao nhiêu và sẽ làm tê liệt cái cầu, và tiểu đoàn một cũng sẽ có những hỏa điểm ở bên sườn.

        Nhưng làm cái đó như thế nào?
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #63 vào lúc: 25 Tháng Tám, 2019, 06:55:47 am »


6

        Buổi tối, tôi phái tất cả những người không bận việc ở tiền duyên đi lấy mìn. Cũng may là tôi có cỗ xe tải. Trong đêm tối dù sao cũng có thể chở ra đèn tận nền đường sắt. Tất nhiên, nguy hiềm, nhưng vẫn làm được. Còn từ đấy khuân bằng tay thì không khó lắm.

        Khoảng gần mười giờ, tôi đã có gần ba trăm quả. Để cạnh cống. Cũng đến lúc đó, công binh đi đến: bốn chiến sĩ và một trung sĩ, chính là người có ria, Gác-cút-sa.

        Họ ngồi trong góc, ăn hạt quỳ và thỉnh thoảng trao đổi với nhau vài lời, vẻ mệt nhọc lắm.

        — Suốt ngày đào bới trong đường ngầm, còn sáng sớm chúng tôi đến, thì lại bắt tay vào cuốc xẻng. Lưng, tay tê dại, rã rượi chẳng còn cảm thấy gì nữa.

        Gác-cút-sa chìa bàn tay xô xám, chai sần, giống như phủ kín bằng một lớp sừng.

        Các chiến sĩ lặng thinh cắn hạt quỳ, đăm chiêu và nghiêm trang nhìn về một phía không chớp mắt.

        Khi đại đội bốn báo tin đã chuyển đến được chừng một trăm quả rồi, thì Gác-cút-sa đứng lên. Anh phủi các vỏ hạt quỳ trên đẩu gối.

        — Thế nào đây? Ta đi chứ, khi trăng còn chưa lên. Ai sẽ chỉ cho chúng tôi?

        Tay bíu vào các bụi cây, các cỏ gai khô, chúng tôi đi đến tận tiền duyên. Chiến hào rời ra thành từng đoạn một, dài hai ba thước, vừa vặn nẳm ở giữa lưng chừng sườn đồi.

        Chẳng biết thằng ngốc nào lại làm như thể? Sao lại không bố trí nó cao hơn và lùi lại sau chừng hai mươi thước. Bắn tốt hơn, mà giao thông cũng tốt hơn, vả lại bọn Đức khó lòng xông lên đến đấy được. Còn các chiến sĩ thì cứ đào. Trong bóng tối không nom rõ, nhưng nghe tiếng xẻng kêu lẻng kẻng.

        — Các-nau-khốp, anh đào cái quỳ gì ở đây, hở? Ở đây, có khác nào trong lòng bàn tay đâu...

        Tôi bấ giác bực mình. Cái đó thường xảy ra khi ta cảm thầy không chỉ những người khác, mà chính bản thân có lỗi. Thậm chí tôi quên bẵng rằng ở đây chỉ có thế nói thầm mà thôi.

        Các-nau-khốp không trả lời gì cả. Sau đó mới biết việc đào hào là do sáng kiến của trung đội trưởng Xen-đê-xki — «Các chiến sĩ lạnh, nên tôi cho đào để ấm hơn».

        Tôi ra lệnh ngay lập tức chuyển người lên cao hơn. Cứ để người ta đào ở trên ấy. Cũng thế thôi, những chiến hào ấy chẳng có giá trị gì. Còn ở đây để lại hai ba chiến sĩ làm cảnh giới.

        Các chiến sĩ vừa kêu ca, vừa chửi tục khe khẽ và bò lên cao, kéo theo sau xẻng, ba-lô và áo ca-pốt.

        — Chà, đồ hủ trưởng...

        Câu đó là để nói về tôi. Nhưng tôi làm như không nghe. Cũng may là không có trăng. Nếu có thì với cái lối đào như thế, một nửa quân số đã đi đời rồi...

        Chúng tôi đi xuống thấp hơn. Sườn dốc và cứng, đất sét đã bắt đầu đóng băng trên mặt và luôn luôn rời ra dưới chân. Các chiến sĩ công binh vác trên vai mỗi người chừng hai mươi quả mìn trong bao tải. Thỉnh thoảng khẩu súng máy thường trực của Đức — chính là khẩu đặt ở phía trên mương xói — bắn vang lên tặc tặc. Nhưng đạn bay cao, vút lên bên trên đầu. Loại đạn nổ.

        Chúng tôi lội trong bùn. Có lẽ là con suối — đã lâu không có mưa. Dưới chân kêu óc ách. Một chiếc pháo sáng bay lên.

        Chúng tôi nằm sấp; mặt, tay, bụng nhúng vào nước bùn sền sệt và giá lạnh. Từ dưới khuỷu tay, mắt tôi liếc nhìn và theo dõi ngôi sao chói lòa ấy đang rung động và từ từ bay trong bầu trời đen nghịt.

        — Thế nào, sẽ làm ở đâu?

        Ngả vai đè nặng lên người tôi, trung sĩ thở ngay vào tai tôi. Sau ánh sáng chói lòa ấy, không còn thấy gì nữa. Thậm chí mặt cũng không thấy. Chỉ có hơi thở ấm áp và thơm phức mùi hạt quỳ rang.

        — Hễ pháo sáng bùng lên, thì cậu hãy nhìn bên trái... — Giọng tôi hơi run run vì bị căng thẳng quá. — Cậu sẽ thấy cái thùng sắt. Hãy bắt đẩu từ đó... Và về bên phải chừng năm mươi thước... Làm ba hàng... Xen kẽ nhau... Như đã bàn rồi.

        Những lời ấy được buông ra rất khó khăn, và hình như mỗi lời phải rán sức mà nói.

        Gác-cút-sa không đáp gì cả. Anh bò đi chỗ khác. Tôi không thấy, mà chỉ nghe anh bò thôi. Mệt phút sau, tôi lại cảm thấy trên mặt mình hơi thở của anh.

        — Đổng chí trung úy,..

        — Cái gì?

        — Tôi sẽ đặt cao hơn một tí. Không thì nước sẽ đông lại, thì...

        Lại pháo sáng. Gác-cút-sa lại ngả người đè lên tôi. Tôi áp mặt xuống đất. Cố không thở. Mồm, mũi, tai đều đầy nước và bùn. Pháo sáng phụt tắt. Tôi ngẩng đầu nói:

        — Được.

        Tôi đã yên tâm về việc làm bãi mìn.

        Tôi lấy tay áo lau mặt.

        Việc công binh dù sao cũng chó má thật. Tối, bùn, ở cách bọn Đức ba mươi thước, còn quân ta thì ở đâu đấy đằng kia, ở phía trên... Và mỗi quả mìn thì phải đào hố, đặt ngòi nổ vào — một loại ống có lò-xo, kim hỏa nhọn như đinh và hạt nổ — kiểm tra, đặt vào hố, lấp đất lại và ngụy trang. Và luôn luôn phải lắng tai nghe xem bọn Đức có bò đến không, và phải lội trong bùn, và phải nằm yên không nhúc nhích mỗi khi có pháo sáng.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #64 vào lúc: 25 Tháng Tám, 2019, 06:56:20 am »


        Nghe rõ tiếng các chiến sĩ thận trọng đổ mìn từ bao tải ra. Theo tôi, trong một giờ họ có thể làm xong được. Còn tôi, bây giờ trí nhớ đang tốt, thì phải bắt tay vào việc làm báo cáo và các phiếu kê về bãi mìn. Đêm nào tôi cũng sẽ phải làm những giấy tờ quỷ quái đó cả. Làm ba bản, và còn phải vẽ sơ đồ có các góc phương vị và các tọa độ, mà hơn nữa, chằng có bản mẫu in sẵn: mọi việc đều phải tự tay viết lấy.

        Tôi đi lên đồi. Hai ba lần xuýt ngã. Tối như hũ đút. Bụi cây gai nhọn gì đấy quào rách cả hai tay.

        Các chiến sĩ lặng thinh đào. Chỉ nghe tiếng xẻng nện vào đất. Ai đấy, ở sát ngay cạnh tôi — trong bóng tối không thầy gì cả — đang nguyền rủa đất rắn như đá, với giọng khản đặc, thì thầm, giống như chửi con ngựa trở chứng.

        — Đáng lẽ người ta cho cả tiểu đoàn một đôi cuốc chim thì mới được chứ. Còn xẻng thế này thì nước mẹ gì! Chỉ có thể xắn bo. được mà thôi.

        Cuốc chim... Cuốc chim... Nhưng mà lấy đâu ra được! Dù có phải đổi với bất cứ giá nào, tôi cũng sẵn sàng đổi, miễn là có được khoảng hai mươi cái cuốc chim! Hình như trong đời, tôi chưa bao giờ khao khát cái gì mãnh liệt như hiện đang ước ao những cuốc chim. Mà ở ga Mô-rô-dốp-xcai-a, thì nằm ối ra đấy. Từng đống cao. Và chẳng ai buồn nhìn chúng nữa. Ai cũng chỉ tìm rượu trắng và bơ.

        Thế này thì suốt tháng cũng không đào xong được.

        Hơn mười hai giờ khuya, trăng lên. Trăng chênh chếch, màu da cam, hiện lên từ đâu đấy phía sông Vôn-ga. Trăng nhìn trong mương xói. Nửa giờ nữa thì ở đấy không làm được rồi. Mà cả thảy có bốn chiến sĩ và một trăm quả mìn...

        Còn trăng cứ bò, bò mãi, trở nên vàng, rồi trắng. Nó thì mặc kệ tất cả! Theo tôi, hình như hôm nay thậm chí nó lên nhanh hơn mọi ngày, như là vội vã đi đâu đầy, hoặc cố đi nhanh đề bù lại khi lên muộn. Và thật như trêu tức chúng tôi, phía quân Đức nằm trong bóng tối, còn của ta thì mỗi lúc một sáng hơn, sáng hơn nữa. Những vệt bóng tối cuối cùng còn lại chậm rãi, miễn cưỡng rút lui, bò xuống thấp, lần lượt xa rời từng bụi cây và bám sát dưới đáy mương xói.

        Có người nào đấy tìm tôi. Một giọng rất trẻ, hầu như trẻ con, và ngắt quãng. Hình như là liên lạc viên của Các-nau-khốp.

        — Các anh có thấy trung úy, tiểu đoàn trưởng không?

        — Ai nhỉ? Có phải là người đeo ống nhòm không? — một giọng của ai đấy từ dưới thấp, chắc là từ chiến hào, đáp lại.

        — Không. Không đeo ống nhòm. Tiểu đoàn trưởng cơ. Chỉ huy trưởng tiểu đoàn cơ. Đội mũ ca-lô xanh ấy mà.

        — À-à. Đội mũ ca-lô xanh... Thế thì phải nói rõ từ đầu là đội mũ ca-lô. Cứ nói tiểu đoàn trưởng... Làm sao mà có thể nhớ được tất cả những thù trưởng trong một ngày được...

        — Thế thì tiểu đoàn trưởng đâu?

        — Tớ không thấy, — vẫn giọng nói ấy hiền lành đáp. — Không có ở đây, thật đấy, tớ không thấy.

        — Chà, đồ ngốc.

        — Có lẽ là Phê-xen-cô thấy... Phê-xen-cô, này Phê-xen-cô...

        Tôi đi về phía những giọng nói. Phê-xen-cô từ chiến hào khác cũng trả lời hiền lành và chậm rãi: «... có một thù trưởng nào đã ở đây, đã quát đại đội trưởng nữa kia, rằng chúng ta đào không đúng cách, nhưng đã đi đâu rồi, đi đâu thì trời mà biết được...»

        — Ai tìm tôi đấy?

        — Đồng chí trung úy, đồng chí đấy à? — một hình thù bé nhỏ và mảnh khảnh đứng nghiêm trước mặt tôi.

        — Tôi đây... Và cậu hãy nằm xuống, đừng đứng thế.

        Cậu ngồi xổm.

        — Việc gì thế?

        — Từ sở chỉ huy gọi điện cho đồng chí, bảo rằng đồng chí phải đến đầy ngay lập tức.

        — Tôi? Ngay lập tức? Ai gọi điện thế?

        — Tôi không biết... Đại tá nào đấy thi phải.

        Đại tá nào, ở đâu mà đến đây? Tôi chẳng hiểu cái gì cả.

        — Và nổi rằng phải đến ngay lập tức, sau ba phút.

        Tôi chưa đi đến hầm nhà của Các-nau-khốp thi đã gặp Va- lê-ga. Chạy hộc tốc. Thở hồng hộc.

        — Đại tá chờ đổng chí. Sư đoàn trưởng thì phải... Đeo huân chương... Và có những người nào đấy đi theo. Khác-la-mốp, thiếu úy, nhầm cái gì ở đấy. Và đại tá quát cho.

        Trời ơi, suốt đời lại vẫn cái anh chàng Khác-la-mốp đáng nguyền rùa ấy! Như là của nợ bám trên lưng tôi. Thế mà cũng gọi là sĩ quan tùy tùng, tham mưu trưởng cơ đấy... Anh ta thì chỉ làm ở nhà bếp được thôi, chứ không phải ở sở chỉ huy.

        Bọn Đức bỗng nhiên bắn ầm ĩ, và chúng tôi phải nằm xuống, gục mặt vào đất có đến mười lăm phút.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #65 vào lúc: 25 Tháng Tám, 2019, 06:57:13 am »


7

        Đại tá, tầm thước không cao, gầy như một cậu bé, má lõm như là cố ý thóp vào, có những vết nhăn thẳng đứng giữa hai lông mày, đang ngồi chống tay ở cằm. Áo ca-pổt có cúc vàng chói không cài. Bên cạnh là thiểu tá của chúng tôi. Giữa hai đầu gối đặt một cái ba-toong. Và còn thêm hai ngươi nào đấy nữa.

        Khác-la-mồp đứng nghiêm, ưỡn thẳng người và tất cả các cúc đểu cài hết. Lẩn đầu tiên tôi thầy anh ta như thế. Anh nháy mắt.

        Tôi đưa tay lên chào. Báo cáo — tiểu đoàn đang đào chiến hào cố thủ và chúng tôi đang đặt mìn. Từ bộ mặt gầy hai con mắt to và đen nhìn tôi không chớp. Những ngón tay khô và mảnh gõ gõ nhè nhẹ trên mặt bàn.

        Mọi người lặng thinh.

        Tôi bỏ tay xuống.

        Chỗ đừng lời hơi kéo dài. Tôi nghe tiếng Va-lê-ga đang hổi hả thở sau lưng tôi.

        Hai con mắt đen bỗng díu lại, trờ thành nhỏ và đôi môi tái nhợt, rất mòng, hình như mỉm cười.

        — Cái gì lạ thế? Đánh lộn với ai? Hả?

        Tôi lặng thinh.

        — Đưa cho cậu ta cái gương soi. Để cậu ngắm.

        Có người nào đầy đưa cho tôi một mảnh gương dày đã bị tróc thủy ngân. Tôi hầu như không nhận ra tôi được nữa. Trừ mắt và răng, còn thì không thể hiểu cái gì nữa. Tay, áo bông, ủng: tất cả đểu bê bết, lằm lem bùn.

        — Thôi được, — đại tá cười, và tiếng cười của ông thật vui vẻ và trẻ trung. — Mọi việc đều có thể xảy ra cả... Có một bận, tôi mặc quần đùi đứng báo cáo với tư lệnh quân khu, may cũng chằng sao, thoát nạn. Trên đầu không mũ mà chào, bị phạt mười ngày đêm cơ đấy.

        Nụ cười biến mất, dường như có ai chùi nó khỏi mặt. Cặp mắt đen và to lại chằm chằm nhìn tôi. Cặp mắt thông minh, hơi mệt, với quầng mắt bên dưới hình tam giác.

        — Thế nào, tiểu đoàn trưởng, hãy kề đi, đã làm gì trong ngày đêm qua? Nếu trên tiền duyên tình hình cũng lung tung beng như trong bản báo cáo thì cậu liệu đấy.

        — Báo cáo đồng chí đại tá, làm được ít lắm.

        — Ít ? Vì sao? — mắt không nhấp nháy.

        — Người hơi ít, mà dụng cụ thì khan hiếm quá.

        — Cậu có bao nhiêu người?

        — Ba mươi sáu đội viên chiến đấu.

        — Còn những liên lạc viên, những kẻ ăn không ngồi rồi, và vân vân?

        — Tất cả gần bảy mươi.

        — Thề cậu có biết ở trung đoàn bốn mươi ba có bao nhiêu không? Mỗi đơn vị mười lăm, hai mươi người, và chẳng sao, cứ chiến đấu như thường.

        — Báo cáo đồng chí đại tá, tôi cũng chiến đấu.

        — Đồng chí đại tá, cậu ấy đã giữ được nhà máy «Vật phẩm kim loại» đấy, — thiếu tá nói chêm vào. — Đêm trước, chúng tôi chuyển cậu sang bên phải.

        — Bô-rô-đin, còn cậu đừng bênh vực. Bây giờ, cậu ta chẳng ở nhà máy «Vật phẩm kim loại», và bọn Đức không phải sẽ đuổi cậu ta từ nhà máy ấy đâu... — và quay lại tôi: — Chiến hào có chứ?

        — Báo cáo đống chí đại tá, đang đào.

        — Thế thì chỉ cho xem.

        Tôi không kịp trả lời. Ông đã đứng ở cửa, và bằng động tác nhanh chóng, mạnh mẽ, ông cài cúc áo.

        Tôi cố nói là ở ngoài ấy chúng bắn rát lắm và có lẽ ông không nên đến đấy.

        — Còn cậu đừng dạy tôi. Tự tôi biết rồi.

        Bô-rô-đin nặng nhọc chống gậy và cũng đứng lên.

        — Còn cậu không cần đi với chúng tôi. Cậu sẽ mất cái chân cuối cùng đầy. Thì tôi sẽ làm thế nào. Thôi ta đi, tiểu đoàn trưởng.

        Chúng tôi — tôi, Va-lê-ga và sĩ quan tùy tùng của sư đoàn trưởng (anh này còn trẻ và có bộ mặt tẹt, tròn vành vạnh) — vất vả lắm mới đi theo kịp ông. Chân bước ngắn, thoăn thoắt, hoàn toàn không phải cách đi của nhà binh, người hoi lắc lư, sư đoàn trưởng đi nhanh chóng, vững vàng, dường như đã đi ở đây nhiều lần rồi.

        Cạnh hầm nhà của Các-nau-khốp tôi dừng lại.

        — Sao đứng lại?

        — Sở chỉ huy đại đội đóng ở đây.

        — Thì cứ mặc nó ở đấy... Chiến hào đâu?

        — Còn đi nữa. Kia kia, sau những cái ống kia.

        — Dẫn đi.

        Bây giờ thấy rõ các chiến hào: cả của quân ta, cả của quân Đức. Trăng rất sáng.

        — Nằm xuống.

        Chúng tôi nằm xuống. Đại tá nằm bên cạnh. Tôi nói: trước đây chúng tôi đã ở đâu và giờ đây đang đào chiến hào ở đâu. Ông không nói gì cả. Hỏi súng máy ở đâu. Tôi chỉ. Súng cối ở đâu. Tôi chỉ. Ông lặng thinh, thỉnh thoảng cố nhịn, chỉ ho khe khẽ.

        — Thế cậu đặt mìn ở đâu?

        — Kia kìa, đằng ấy, bên trái, trong mương xói.

        — Hãy ngừng ngay. Cho người lui.

        Tôi không hiểu gì cả.

        — Cậu có nghe tôi nói gì không, hở? Cho người quay trở lại...

        Tôi phái Va-lê-ga đi xuống. Cứ để người ta đánh dấu sườn phải bằng cọc và quay trở lại. Va-lê-ga bò sát bụng xuống phía dưới thấp, cậu bò nhẹ nhàng không một tiếng động.

        Chúng tôi lặng thinh. Nghe rõ tiếng thở của các chiến sĩ đang đào đất. Ở đâu đấy phía sau đồi, khẩu «con lừa» — súng cối sáu nòng — kêu rống lên một cách khó chịu. Sáu viên đạn súng cối đỏ ngầu, có đuôi giống như sao chồi, chậm rãi lướt trên đầu chúng tôi và nổ ẩm ẩm đến đinh tai váng óc ở đâu đấy phía sau, trong khu vực nhà máy thịt. Thậm chí sóng nổ đến tận chỗ chúng tôi. Đại tá không ngóc đầu lên. Húng hắng ho.

        — Cậu có thầy những súng máy của nó không? Trên đồi.

        — Có thấy.

        — Cậu có thích chúng không?

        — Không.

        — Tôi cũng thế.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #66 vào lúc: 25 Tháng Tám, 2019, 06:57:58 am »


        Lại dừng. Tôi không hiểu ông muốn hướng câu chuyện đến đâu.

        — Tiểu đoàn trưởng này, tôi rất không thích chúng. Hoàn toàn không thích.

        Tôi không trả lời gì. Tôi cũng không thích chúng. Nhưng tôi không có pháo binh. Thế thì lấy gì đề trị chúng được?

        — Thế đấy... Ngày mai cậu phải ở trên ấy.

        — Trên ấy là ở đâu?

        — Trên ấy, chỗ những súng máy kia. Rõ chứ?

        — Rõ, — tôi đáp, nhưng chính bản thân tôi hoàn toàn không rõ làm sao tôi có thể đến ở trên ấy được.

        Đại tá chống tay dưới đất, đứng dậy nhanh nhẹn và nhẹ nhàng như trẻ con.

        — Tá đi thôi.

        Cũng nhẹ nhàng, nhanh nhẹn như thế, ông trở về, qua những đống đồ nát mà không bám vào cái gì hết và không vấp ngã. Ở sở chỉ huy, ông hút một điếu thuốc thơm to. Theo tôi đó là thuốc «Nhãn hiệu chúng ta». Ông giở những trang sách của cuốn Mác- tin I-đơn nằm trên bàn. Nhìn cuối sách. Không hài lòng cau mày.

        — Đồ ngốc. Thật đấy, đồ ngốc.

        Và ngẩng nhìn tôi:

        — Của cậu?

        — Của đại đội trưởng đại đội bổn.

        — Cậu đọc rồi à?

        — Thưa đồng chí đại tả, không có thì giờ.

        — Cậu đọc xong, đưa tôi mượn. Trước đây đã đọc, bây giờ quên rồi. Chỉ nhờ là anh chàng ấy ngoan cường lắm. Chỉ có đoạn cuối là không thích thôi. Đoạn cuối dở. Thế nào, Bô-rô-đin?

        Bô-rô-đin bối rối cười, những môi dày và nặng nhếch lên.

        — Tôi không nhớ... Đồng chí đại tá, tôi đọc đã lâu rồi.

        — Nói dối. Cậu chẳng đọc. Tôi đọc xong, cậu sẽ mượn. Có lẽ đến Tết tôi sẽ đọc xong. Còn sau đó, tôi sẽ tổ chức thi đấy. Đúng theo điều lệnh. Chúng ta phải học nhiều điều ở cậu Mác- tin ấy. Ngoan cường, bền gan, quyết chí.

        Và đóng ập cuốn sách lại, ông đưa mắt nhìn tôi. Suy nghĩ điều gì, ông cau mặt làm những vết nhăn ở trên gốc mũi nổi lên.

        — Sẽ không có pháo binh bắn chuẩn bị đâu. Trời vừa nhá nhem tối, thì cậu phái trinh sát đi. Hình như các cậu chỗ anh cũng khá, — ông hơi quay đầu về phía thiếu tá.

        — Đồng chí đại tá, các cậu có tinh thần lắm.

        — Thế thì thế này. Phái trinh sát đi, khi trời vừa tối. Sau đó... Bao giờ trăng lên?

        — Hơn mười hai giờ.

        — Được, Khoảng mười giờ rưỡi chúng tôi cho mấy «bắp ngô» bay. Sui-cốp đã hứa với tôi, nếu cần. Đền mười một giờ, cậu sẽ bắt đầu tấn công. Rõ chứ.

        — Rõ. — Giọng nói của tôi không tin tưởng lắm.

        — Không được hô «u-ra». Không có một tiếng động nào.  Tất cả bò sát bụng. Như loài bò sát ấy mà. Chị có xuất kỳ bất ý thì cậu mới có thể chiếm được. Cậu có hiểu tôi không, hở? Có còn lính thủy không

        — Còn. Chừng mười người.

        — À, thế thì cậu sẽ chiếm được.

        Và đôi môi mỏng, tái nhợt của ông lại hình như mỉm cười.

        Tôi hoàn toàn không thể hiểu, với ba mươi sáu người, không, thậm chí không phải với ba mươi sáu, mà nhiều nhất là với hai mươi người thôi, tôi làm thế nào có thể tấn công lên cao điểm bảo vệ bởi ba khẩu súng máy chủ yếu, đó là chưa kể những khẩu phụ, và chắc là cao điểm đã cài mìn rồi. Và giả dụ là chiếm được rồi đi nữa, thì đó cũng chỉ mới làm được nửa việc mà thôi, còn phải giữ nữa chứ.

        Nhưng tôi không nói gì cả. Tôi đứng, hai tay buông thẳng và lặng thinh. Thà chết còn hơn...

        — Bô-rô-đin, cậu hãy lấy từ bờ sông cho thêm cậu ta mươi người nữa: ở đấy nào là thợ may, thợ giày và đủ loại trốn việc khác. Cứ đề cho họ quen. Còn sau đó, cậu sẽ lấy lại.

        Thiếu tá lặng thinh gật đầu và luôn mồm hút tẩu thuốc kêu xèo xèo. Đại tá ngửa bàn tay gõ nhẹ các đốt ngón tay trên mặt bàn. Ông nhìn chiếc đồng quá to trên tay mảnh khảnh và xương xấu. Hai giờ mười lăm... Ông đột ngột, mạnh mẽ đứng lên.

        — Nào, tiểu đoàn trưởng... — và chìa tay. — Hình như họ cậu là Kéc-gien-xép thì phải?

        — Kéc-gien-xép.

        Tay của ông ấm và khô.

        Và khi ra đến cửa, ông quay lại,

        — Còn cậu ấy mà... tên gì nhỉ.., cậu mà cuối cùng tự tử dưới nước... à, Mác-tin I-đơn... thì đừng cho ai mượn cả. Nếu cậu không tự mang đến, thì tôi cũng sẽ đến chỗ cậu trên đồi để lấy sách đấy.

        Thiếu tá đi ra sau ông. Nhè nhẹ vỗ vai tôi.

        — Sư đoàn trưởng của chúng ta rất khắc nghiệt. Nhưng tay đó thì thông minh lắm... — và tự mỉm cười vì cách nói không đạt lắm của mình. — Sáng mai cậu đến chỗ minh, ta sẽ nghĩ thêm.

*
     

        Các chiến sĩ công binh quay trở lại. Họ kéo vào một cái gì đấy cồng kềnh và nặng. Gác-cút-sa láu trán và thở mệt nhọc.

        — Bôi-át-giép bị thương, — anh nặng nề ngồi xuống giường. — Mằt quai hàm.

        Các chiến sĩ không nói không rằng, thở mệt nhọc và đặt thương binh ngồi vào giường đối diện. Anh ta nằm phịch trên giường, bủn rủn, hai tay rũ rượi rơi trên đầu gổi và đầu thì gục xuống. Đầu quấn bằng một cái gì đấy đỏ. Áo va-rơi đẫm máu.

        — Quay trở lui... Tôi thấy... Chúng nã súng cối. Côn-xốp bị giết— Thậm chí chúng tôi không tìm thấy dấu vết gì nữa. Còn cậu ta thì bị vào hàm.

        Anh thương binh rên ư ử. Trằn đầu. Ở cạnh chân anh, một vũng máu nhỏ và tròn. Ma-ru-xi-a cởi băng. Qua hai tay thấp thoáng của cô, trông rõ cái mũi, đôi mắt, hai má và cái trán có một mớ tóc đen rủ xuống. Còn bên dưới không thấy gì, chỉ có màu đen và màu đỏ. Hai tay anh yếu ớt bám vào đầu gối, vào váy. Và rên, rên mãi, rên hoài.

        — Trước đây là chiến sĩ cừ nhất đầy, — Gác-cút-sa mệt nhọc nói. Mũ ca-lô của anh rơi xuống, và cứ thế nằm trên sàn anh chẳng buồn nhặt. — Hôm nay, cậu đã đặt năm mươi quả đấy. Và không nói một lời nào.

        Và sau khi lặng thinh một tí, anh nói thêm:

        — Thế là đặt chỉ uổng công toi, hả?

        Tôi không trả lời gì.

        Người ta đưa thương binh đi.

        Các chiến sĩ công binh sau khi hút xong điếu thuốc cũng ra đi.

        Tôi thao thức mãi, không ngủ được.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #67 vào lúc: 26 Tháng Tám, 2019, 11:19:54 am »


8

        Từ sáng, tất cả mọi cái, chằng hiểu vì sao, đều làm tôi bực mình. Tôi cảm thấy trong người không vui, bực bội. Một con bọ chó chui vào xà cạp và không thể nào đuổi nó ra được. Khác- la-mốp lại đánh mất bản báo cáo: anh đứng thừ người trước mặt tôi, chớp chớp cặp mắt đen láy và vung tay lên: «Tôi đã đề nó trong hòm rồi, thế mà bây giờ không có...» Và canh kê thổi chán ngấy, cứ một ngày ba bận: sáng, trưa, tối. Và thuốc lá ẩm, không hút được. Và không có báo từ Mát-xcơ-va đã ba ngày rồi. Và người nhận được từ bờ sông tất cả chỉ có tám, mà không khỏe mạnh.

        Tất cả đều làm tôi tức giận.

        Ở chỗ Pha-rơ-be có hai chiến sĩ bị chết vì đạn rơi ngay vào trong nhà hầm. Tôi đã nói với anh rồi: phải đậy nhà hầm lại bằng thanh đường ray, ở nhà máy «Vật phẩm kim loại» có hàng chồng thanh đường ray, thế mà anh ta cứ lần chần mãi, cho đến khi bị thiệt hại. Thậm chí tôi đã quát anh, và khi anh lặng thinh, quay lại và bước đi, thì tôi bắt quay lui và nhắc lại mệnh lệnh.

        Tôi phái Khác-la-mổp đi đến bờ sông để lấy các mẫu giấy in sẵn mà thực ra tôi chẳng cần để làm gì cả. Chỉ cốt đề anh ta không láng cháng trước mắt mà thôi.

        Tôi ngả người trên giường. Chang biết vì sao thấy nhức đầu. Chiến sĩ thông tin đọc cuốn sách dày cộm và nhàu nát ở trong góc.

        — Nào, đưa đèn đâyl Bây giờ không phải là lúc đọc sách. Tôi lấy cuốn sách của cậu ta. Thừ thách nặng nề ở Xê-bát- xtô-pôn1, tập III. Không đầu, không cuối. Chắc là đã xé để hút thuốc. Tôi giở hú họa.

        «...Thiệt hại trong các trung đoàn rất lớn, mà bổ sung, nếu có, thì không đáng kể, vì thế chính những tên gọi: trung đoàn, tiểu đoàn, đại đội, đã mất ý nghĩa quen thuộc của chúng. Ví dụ, trong một trung đoàn chiến đấu, như Vô-lưn-nhơ, đáng lẽ có bốn nghìn người thì chỉ còn lại không hơn một nghìn; trong tất cả các trung đoàn của sư đoàn mười một: Cam-trát- ca, Ô-khốt-xcơ, Xê-lin-ghin, Ia-cút-xcơ, cũng như trong các trung đoàn của sư đoàn mười sáu — Vla-đi-mia, Xu-dơ-đan, U-gơ-lít, Ca-dan — mỗi trung đoàn không nhiều hơn một nghìn rưởi...»

        Một nghìn rưởi. Một nghìn. Còn chúng tôi thì sao? Nếu trong tiểu đoàn của tôi chỉ có tám mươi người, mà trung đoàn có ba tiểu đoàn thì có hai trăm bốn mươi. Cộng với các chiến sĩ pháo binh, hóa chất, thông tin, trinh sát, chừng một trăm người nữa. Tất cả là ba trăm năm mươi. Thôi được, bốn trăm. Nhiều nhất là năm trăm. Mà sư đoàn trưởng nói là ở các trung đoàn khác còn ít hơn. Mà trong số đó có bao nhiêu người chiến đấu? Không hơn một phần ba. Nếu bọn Đức đã chán nện vào nhà máy «Tháng Mười Đỏ» thì sao? Nếu chúng lại xông vào chúng tôi? Cho xe tăng đánh vào Pha-rơ-be? Quả là ở đầy nền đường sắt có cản trở chúng thật. Nhưng chúng có thể dễ dàng đi qua dưới cầu, ở đẳng ấy, chỗ khẩu súng máy và đại bác của Pha-rơ-be. Lúc đó thì tôi sẽ làm gì? Mười sáu người ngồi trong các hố. Chẳng có mìn gì cả. Bô-rô-đin nói: ba ngày nữa sẽ có, người ta bốc dỡ chúng ở đâu đấy... Cử cho rằng đúng như thế đi nữa. Thì cũng còn phải mất hai hoặc thậm chí ba đêm nữa để đặt. Và trong năm ngày ấy thì cứ chờ đợi và cầu trời khấn phật để bọn Đức chịu ngoan ngoãn ngồi yên.

        Tôi giở tiếp.

        «Công việc của các hiệu cao lâu tấp nập, rộn ràng hơn cả, Những chủ hiệu xây một dãy quán khá rộng. Bây giờ khách của những quán đó là các sĩ quan, sau trận tấn công từ pháo đài đi vào thành phố đề vui chơi chút ít. Trong những quán mến khách, có căng-tin với nhiều loại rượu nho, rượu trắng, thức nhắm và một tá bàn con cho khách, và thậm chí cả cái bếp ẩn sau căng-tin, người ta đánh chén, ăn uống, nói đùa và vui vẻ cười vang...»

        Cái bếp ẩn sau căng-tin, Một tá bàn con cho khách,,.

        Tôi đặt cuốn sách xuống bên cạnh, Kéo áo ca-pốt trùm tai và cố thiếp đi,

        Chiến sĩ thông tin đang lúi húi, ỳ ạch trong góc, Chiếc đồng hồ nhỏ, màu xanh, với hai kim tự làm bằng ống bo. cắt ra, tích tắc kêu không đều, Va-lê-ga đã kiếm được nó ở đâu đấy,

        Giá bây giờ tôi được ăn thịt lợn rán tầm bột với khoai tây cắt lát mỏng giòn tan nhỉ! Lần cuối cùng hình như tôi ăn thịt lợn... tôi không nhớ bao giờ nữa, Ở Ki-ép thì phải? Hay ở đâu đấy, lúc tôi đã nhập ngũ rồi, Hay không phải, không phải thịt lợn, mà chỉ là thịt bò rán thôi,

        Tôi trằn trọc nằm trở mình, Ngọn đèn phun khói làm đau mắt,

        Mười giờ rưỡi, chiếc «bắp ngô» sẽ bay đến, Mười một giờ, tôi phải bắt đầu tấn công, Hơn mười hai giờ, trăng lên, Thế nghĩa là tôi sẽ có một giờ mười lăm phút nữa. Trong một giờ mười lăm phút ấy, tôi phải bò xuống mương xói, leo lên sườn đối diện, đánh đuổi bọn Đức ra khỏi đường hào và cố giữ. Mà nếu chiếc «bẳp ngô» đến muộn? Hay không phải một, mà hai hay ba chiếc? Tôi còn nhớ rõ là sư đoàn trưởng nói mấy «bắp ngô» chứ không phải một chiếc. Tôi thật là ngốc, không hỏi kỹ bao nhiêu chiếc. Chiếc đầu tiên ném bom xong, tôi cho xông vào, và lúc đó chiếc thứ hai bay đến. Còn tấn công thì phải bắt đầu ngay, khi chiếc đầu vừa ném xong và bọn Đức chưa kịp hoàn hồn. Phải gọi điện cho thiếu tá để ông ta hỏi rõ sư đoàn trưởng.

-----------------
        1. Tiểu thuyết của X.N.Xéc-gây-ép — Xen-xki (1875—1958), nhà văn xô-viết nổi tiếng. — ND.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #68 vào lúc: 26 Tháng Tám, 2019, 11:21:18 am »


        Chà, đôi mắt của sư đoàn trưởng đen láy và sắc sảo làm sao! Đôi mắt ấy nhìn như xoáy vào người ta và thật khó nhìn chúng lâu.

        Nghe nói mùa hè, ở đâu đấy gần Cát-xtơ-nai-a, ông đã cầm súng trường xông lên hàng đầu, đưa cả sư đoàn thoát khỏi vòng vây,

        Ông lão dũng cảm thật!

        Còn khi đi ra tiền duyên thì rất bạo... Cả đạn, cả mìn đối với ông ta chằng có gì đáng sợ cả, Cái đó là gì — cố làm ra vẻ thế thôi để giáo dục thanh niên à? Nghe nói Na-pô-lê-ông cũng không sợ gì cả, Cầu Ác-côn1, quân y viện dịch hạch... Khi an táng ông ta, người ta tìm thấy trên mình mảy ông những vết sẹo mà trước đây không hề ai biết cả, Điều ấy, hình như, tôi đã đọc của Tac-le.

        Và nói chung, lòng dũng cảm là cái gì? Tôi không tin những người nói rằng họ không sợ các trận ném bom, Họ sợ, chỉ có điều họ biết giấu mà thôi. Còn những người khác thì không biết. Tôi nhớ lại Mác-xi-mốp21 một bận đã nói: «Không có người nào không biết sợ gì cả. Mọi người đều sợ, Chỉ có khác nhau ở chỗ một số thì mất trí vì khiếp sợ, còn một số khác, ngược lại, trong phút như thế đã động viên tất cả lực lượng trong mình và đầu óc hoạt động đặc biệt nhạy bén và chính xác. Đó chính là những người dũng cảm».

        Đấy, bản thân Mác-xi-mốp chính đã là người như thế. Đã... Bây giờ, chắc là anh không còn sống nữa rồi, Được gần anh trong phút khiếp sợ nhất cũng không thấy khiếp sợ, Anh chỉ hơi tái mặt, bặm môi và nói chậm rãi, như tuồng cân nhắc từng chữ một.

        Thậm chí trong khi bị ném bom, (ở ngoại vi Khác-cốp, khi trận tấn công hối tháng năm của chúng tôi bị thất bại, lần đầu tiên chúng tôi mới biết lời nói của anh có giá trị gì,) anh đã biết duy trì một bầu không khí bình tĩnh, thậm chí có phần nào hơi khôi hài nữa trong sở chỉ huy của mình. Anh nói đùa, cười, làm thơ, kể chuyện vui, Trước đây, anh là một con người rất tốt.

        Thế mà bây giờ anh không còn nữa. Và nhiều người khác cũng không còn nữa.

        I-go đâu rồi? Si-ria-ép đâu? Xê-đức đâu? Có lẽ là cũng không còn sống nữa...

        Họ đã từng sống, từng học, từng ước mơ về cái gì đấy, thì bỗng mọi cái đều bay mất: nhà cửa, gia đình, học viện, độ bền vật liệu, lịch sử kiến trúc, những đền Pác-tê-nôn31!

        Đền Pác-tê-nôn... tôi còn nhớ rất rõ, được xây dựng từ năm 454 đến năm 438 trước công nguyên. Một hàng cột khép kín: pê-ríp-te, 8 cột ở mặt tiền, 17 cột ở hai bên. Còn ở đến Tê-dê- ôn thì 6 và 13... Kiểu Đô-rích, I-ô-ních, Cô-rin-tơ. Tôi thích kiểu Đô-rích hơn cả. Nó nghiêm túc và gọn gàng hơn.

        Một thức kiến trúc gồm có bệ, cột và đầu tường. Cột gồm có thân cột, đường mu-luya và đầu cột. Không, tôi chưa quên. Còn đầu tường thì gồm có đế đầu tường, trụ ngạch và hiên bụng rắn. Hay là ngược lại, hiên bụng rắn và trụ ngạch. Còn những cái ở ngoài rìa gọi là gì nhỉ? Lộ... Lộ... quỷ thật, thế mà quên mất rồi. À... Lộ bàn.

        Còn ai xây dựng nhà thờ thánh Pi-e ở La-mã nhỉ? Người đầu tiên là Bơ-ra-măn-te. Tiếp theo, hình như là Xăn-ga-lô hay là Ra-pha-en. Sau đó, còn người nào đầy nữa, người nào đấy nữa, rồi đến Mi-ken-lăn-giơ. Ông này làm nóc tròn. Còn hàng cột? Béc-ni-ni làm thì phải.

        Sao những thứ vớ vẩn ấy cử ám ảnh mãi trong óc. Những cái đó thì cần cho ai. Tôi cần phải chiếm cho được cái đồi kia, mà sao cứ nghĩ về nóc tròn. Một quả bom rơi xuống, và đi đời nóc tròn...

        Phải làm gì với Pha-rơ-be, nếu cuối cùng tôi chiếm được đồi? Đơn vị tôi sẽ tách rời nhau. Đại đội bốn ở phía trước, còn đại đội năm ở phía sau. Chắc là người ta sẽ ra lệnh chiếm cầu. Mà cũng có thể là ra lệnh cho tiểu đoàn ba? Họ sẽ chiếm cầu và nối liền với chúng tôi ở trên đồi. Chà, thế thì tuyệt quá?

        Mà lạ thật... Cách đây không lâu, tôi ngồi với Li-u-xi-a trên đồi này và nhìn dòng sông Vôn-ga, nhìn chiếc tàu lửa chở hàng chạy bên dưới. Và chúng tôi nói chuyện cả về súng máy, Có lẽ vừa vặn đúng từ chỗ ấy mà bây giờ khấu súng máy đang bắn vào chúng tôi,

        Lúc đó, Li-u-xi-a hỏi tôi có thích Blốc không, Cô gái buồn cười thật, Đáng lẽ phải hỏi: trước đây tôi có thích Blốc không. Vâng, trước đây tôi thích Blốc. Còn bây giờ thì tôi thích yên tĩnh. Tôi thích yên tĩnh hơn cả. Tôi mong sao khi tôi ngủ, không ai gọi tôi dậy, không ai ra lệnh cho tôi,,.

        Có người nào đấy kéo áo ca-pốt tôi,

        — Đồng chí trung úy... Đồng chí trung úy... Có người ở ban chính trị đến, hỏi đồng chí.

        Từ dưới vạt áo, tôi nhìn ra, Có hai người mặc áo bông đeo túi dết đầy căng giấy tờ. Chắc là cán bộ kiểm tra hay là phái viên của sở chỉ huy đến xem xét cuộc tấn công ban đêm.

        Phải dậy.

        Kim đồng hồ chỉ hai giờ. Còn chín giờ nữa.

-----------------------
        1. Ở Ý, nơi Na-pô-lê-ông dẫn đầu đoàn quân đánh quân Áo năm 1796, — ND,

        2. E,V,Tác-le (1875—1955) — nhà sử học xô-viết, viện sĩ đã được Giải thưởng Quốc gia, Tác giả nhiều sách về lịch sừ Pháp, lịch sử quan hệ quốc tế, về chính sách đối ngoại của Nga, V, v... — ND.

        3. Công trình kiến trúc nổi tiếng ở A-ten, Hy-lạp. — ND.

Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #69 vào lúc: 26 Tháng Tám, 2019, 11:22:21 am »


9

        Các chiến sĩ trinh sát đến khi trời còn sáng, Áo sọc xanh, áo bờ-lu-dông lính thủy, mũ không lưỡi trai — đủ tất cả những thứ cần thiết, Trên lưng, những khẩu tiểu liên của Đức và những băng đạn dựng lên.

        Tru-mắc chào: chúng tôi đến và thuộc quyền sử dụng của đồng chí. Đôi mắt sáng lên từ dưới mái tóc phù trên trán. Từ dạo va chạm nhau, chúng tôi chưa. gặp lại nhau, vì cậu được điều về bờ sông,

        Cậu chuyện của chúng tôi hoàn toàn có tính chất công việc: nhiệm vụ, thời hạn, điểm đi đến. Tất cả những điều đó, dù không có tôi, cậu cũng biết rối, nhưng chúng tôi vẫn nói, chỉ vì cần phải nói về những điều đó. Và nói chung, tôi chẳng có điều gì khác để nói với cậu. Cậu chẳng mảy may giấu giếm điều ấy. Giọng nói lạnh lùng, khô khan và lãnh đạm. Mắt cậu khi gặp mắt tôi thì có vẻ chán ngán và hơi chế nhạo. Trinh sát viên của cậu có ba người cũng như cậu, mái tóc lòa xòa phù xuống trán, áo chằng cài cúc, tay bỏ túi. Họ đứng bên cạnh, nhìn chúng tôi, mồm ngậm mẩu tàn thuốc.

        — Anh có lấy áo ngụy trang không?

        — Không.

        — Vì sao? Chúng tôi vừa vặn có bốn cái.

        — Chẳng cần.

        — Cần rượu trắng không?

        — Chúng tôi uổng của chúng tôi. Không thích của người khác.

        — Ừ, thì tùy các anh.

        — Anh có thể uống chúc sức khỏe của chúng tôi.

        — Cảm ơn.

        — Không đám.

        Rồi họ đi đến chỗ Các-nau-khốp. Khi tôi đến đấy, thì không còn họ ở đấy nữa rồi.

        Dưới hầm nhà chật chội lắm. Hai người được ban chính trị cử đến. Một người từ sở chỉ huy sư đoàn đến. Trưởng ban thông tin của trung đoàn. Đấy là những người quan sát. Tôi hiểu rằng sự có mặt của họ là cần thiết, nhưng họ làm tôi bực mình. Mọi người đều hút thuốc liên miên, hầu như không ngừng. Trước nhiệm vụ quan trọng bao giờ cũng thế cả. Đại úy, phái viên sở chỉ huy sư đoàn đang thấm nước bọt vào bút chì và ghi chép cái gì đầy trong sổ tay.

        — Anh đã suy nghĩ kỹ về quá trình diễn biến trận đánh rồi chứ? — đại úy ngẩng đầu đưa mắt nhìn tôi và hỏi. Răng cửa của anh ở hàm trên dài và vầu lòi ra trên môi dưới.

        — Vâng, nghĩ kỹ rồi.

        — Bộ chỉ huy cho rằng trận đánh hôm nay có tầm quan trọng lớn đấy. Anh có biết điều đó không?

        — Biết.

        — Thế tình hình các sườn của anh thế nào?

        — Sườn nào?

        — Khi anh tiến lên phía trước, thì anh lấy gì che chờ cho các sườn?

        — Chẳng lấy gì che chở cả. Các tiểu đoàn bạn đóng cạnh sẽ yểm hộ cho tôi. Tôi không có đủ người. Chúng tôi làm liều.

        — Thế là không tốt.

        — Tất nhiên, không tốt.

        Anh lại ghi cái gì đấy trong sổ tay.

        — Thế anh có bao nhiêu người dự trữ?

        — Tôi chằng có dự trữ, mà chỉ một nhúm người nhỏ. Sẽ có mười bốn người.

        — Mười bốn?

        — Vâng. Mười bốn. Còn mười bốn ở tại chỗ. Tất cả hai mươi tám người.

        — Giá ở địa vị anh thì tôi sẽ không làm thế...

        Đại úy nhìn vào cuốn sổ tay của mình.

        Tôi không rời mắt khỏi những cái răng vẩu của anh. Chằng biết những cái răng ấy có bao giờ được ẩn kín dưới môi không, hay là suốt đời cử lòi ra như thế mãi.

        Tôi chậm rãi lấy hộp thuốc lá từ trong túi ra.

        — Đấy, khi nào anh ở địa vị tôi, anh sẽ hành động theo ý anh; còn bây giờ thì xin anh cứ để tôi hành động theo sự suy xét của tôi.

        Anh ta bặm môi lại, trong mức độ mà những cái răng cửa cho phép anh làm việc đó. Những người ở ban chính trị cúi đầu, cặm cụi viết cái gì đấy vào trong sổ. Họ tốt, hiểu rằng bây giờ không phải lúc đặt ra những câu hồi, và họ lặng thinh làm việc của mình.

        Không ai nói gì thêm nữa.

        Thời gian trôi qua chậm chạp đến khó chịu. Sở chỉ huy luôn luôn gọi điện hỏi trinh sát viên đã về chưa. Đại úy lại chuyển sang Các-nau-khốp. Anh này thì bình tĩnh, thỉnh thoảng mỉm cười, đưa mắt nhìn tôi và trả lời tỉ mỉ tất cả câu hỏi: các chiến sĩ được vũ trang những gì, họ có bao nhiêu lựu đạn và mỗi người có bao nhiêu viên đạn. Anh ta có một tính kiên nhẫn đến lạ lùng. Còn đại úy thì ghi chép tất cả.

        Có lẽ tôi sắp yêu cầu tất cả những người ấy đi ra khỏi chỗ này. Họ có thể ngồi ở sở chỉ huy tiểu đoàn cũng được. Ở đây, họ hoàn toàn chẳng có việc gì cả. Họ đã biết được cái gì cần biết rồi, đã kiểm tra rồi, còn về quá trình diễn biến trận đánh thì họ có thể từ đấy theo dõi cũng được.

        Kim đồng hồ chỉ chỉn giờ mười lăm. Tôi bắt đầu phát cáu. Trinh sát viên đáng lẽ đã về rồi, nhưng giờ vẫn chưa thấy. Một chiến sĩ từ tiền duyên đến, nói rằng họ đã bò đi từ lâu rồi và bây giờ vẫn không nghe gì cả. Bọn Đức bắn pháo sáng và bắn súng như thường lệ. Không có gì chứng tò là chúng đã thấy hoặc bắt được trinh sát viên.

        Tôi đi ra bên ngoài.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM