Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 01:06:32 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trong chiến hào Xta-lin-gơ-rát  (Đọc 12352 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #50 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2019, 03:00:52 pm »


        Tru-mắc đưa mắt sắc như dao liếc nhìn tôi.

        — Thay cho Xư-gây-kin à?

        — Thay cho Xư-gây-kin.

        Ngừng một tí. Một bãi nước bọt từ mồm nhổ toẹt xuống đất.

        — Thôi được... Chúng tôi với công binh thường thì tâm đầu ý hợp lắm đấy.

        — Tôi hy vọng rằng cả về sau này cũng thế.

        — Tôi cũng hy vọng.

        — Còn bây giờ anh hãy kề vể mấy chiếc xe tăng đi. Họ của anh gì đầy, người thứ hai đã diệt tăng.

        — Coóc-phơ.

        — Binh nhì?

        — Binh nhì.

        — Đó là chiếc xe tăng đẩu tiên ư?

        — Không, chiếc thứ tư. Ba chiếc đầu ở gẩn Cát-xto-nai-a.

        — Được khen thưởng không?

        — Không.

        — Sao thế?

        — Bố ai mà biết được vi sao. Giấy báo công đã nộp rồi...

        — Một giờ sau anh sẽ nộp cho tôi giấy báo công mới. Về anh ấy. Và những người khác nữa. Rõ chứ?

        Đến đấy cuộc nói chuyện chấm đứt. Nó đã diễn ra với giọng nói cố hết sức giữ bình tĩnh.

        — Báo cáo đồng chí trung đoàn phó phụ trách đơn vị công binh, xin cho phép đi.

        Tôi không đáp gì cả và đi xuống dưới. Toàn thân ê ầm. Mẳt cay. Chắc là do khói: người ta hút thuốc đến kinh người.

        Tôi viết báo cáo. Bên cạnh, Pha-rơ-be ngủ, gối đầu lên tay. Anh chạy vào một tí để xin thuốc lá và báo cáo về thiệt hại. Và cứ thế ngủ thiếp đi trên hộp thuốc lá mở ra, trong tay vẫn cầm điều thuốc hút dở. Trong góc, có người nào đấy nói chuyện khe khẽ và phì phèo hút thuốc. Chỉ có những câu rời rạc bay đến tai tôi.

        — Còn súng của tớ đúng lúc đó bị hóc. Đành phải lấy đề giày mà nện, tháo đạn ra. Tiếp đó, tớ xin đạn của cậu Páp-len-cô. Còn cậu ta thì nằm gục mặt xuống đất, và có cái gì đấy xam xám chảy ra...

        Rồi bỗng I-go hiện ra. Anh đứng trước mặt tôi và cười. Và ria của anh không nhỏ và đen, mà như ria của anh chiến sĩ đánh xe tăng, hơi cong lên một cách hiên ngang ở mép mồm. Tôi hồi làm sao đến đây được. Anh chẳng trả lời gì cả và chỉ cười. Và ở trên ngực anh, một con đại bàng xanh quắp người đàn bà trong vuốt chân. Con chim ở ngay trên áo va-rơi. Và nó cũng cười, mắt hơi nheo lại. Phải làm sao để nó không cười nữa. Phải giật nó ra khỏi áo va-rơi. Tôi với tay, nhưng có người nào đấy giữ ở vai tôi. Giữ ở vai và lay.
   
        — Trung úy ... Này, trung úy...

        Tôi mở mắt ra.

        Một bộ mặt không cạo. Đôi mắt xám và lạnh. Mũi thẳng và xương xấu. Tóc chải ngược Jên dưới chiếc mũ ca-lô. Một bộ mặt mệt mỏi và rất bình thường. Đôi mắt hơi lạnh lùng.

        — Trung úy, thức dậy đi, cậu sẽ cháy tóc đấy.

        Chiếc đĩa với bấc đèn đang bốc khói nghi ngút ở ngay sát đầu tôi.

        — Anh cần gì?

        Người có cặp mắt xám cất mũ ca-lô và đặt bên cạnh trên bàn.

        — Họ của tôi là A-brô-xi-mốp. Tôi là tham mưu trưởng trung đoàn.

        Tôi đứng dậy.

        — Anh hãy ngồi xuống, — anh ta chuyển sang gọi tôi bằng «anh». — Anh là trung úy Kéc-gien-xép à? Kỹ sư mới thay Xư-gây-kin có phải không? Đó là tôi hiểu qua báo cáo của anh.

        — Vâng.

        Tham mưu trưởng trung đoàn lấy tay vuốt mặt, dụi mắt và trong một lúc nhìn không chớp mắt cái bấc đèn đang bốc khói. Thấy rõ là anh hết sức mệt cũng như chúng tôi.

        Tôi báo cáo tình hình. Anh chăm chú lắng nghe, không ngắt lời và lầy móng tay cạo ở tầm ván bàn.

        — Như thế là Pê-tơ-rốp tử trận rồi à?

        — Vâng. Chắc là thiện xạ. Trúng ngay vào trán.

        — Thế à... — Răng dưới của anh cắn vào môi trên.

        — Nói chung, thiệt hại khá nặng. Khoảng hai mươi lăm tử trận. Gần năm mươi bị thương. Một khẩu súng máy không dùng được nữa. Nòng súng bị mảnh đạn làm hỏng.

        — Thế đơn vị nào ở bên cạnh?

        — Bên trái là tiểu đoàn hai cũng của trung đoàn chúng ta. Còn bên phải...

        Tôi suy nghĩ. Pha-rơ-be đã nói với tôi, nhưng tôi quên khuấy đi mất.

        — Báo cáo đổng chí đại úy, bên phải là bốn mươi lăm, — Trư-mắc nói xen vào. Cậu đứng bên cạnh, hai tay đút túi. — Có người của họ đã đến đây. Tôi và họ đã bàn kỹ về khu giáp ranh của hai đơn vị rồi.

        — Bốn mươi lăm... — A-brô-xi-mốp trầm ngâm nói và đứng dậy. Anh cài cúc áo bông.

        — Thôi được, này Kéc-gien-xép, ta đi xem qua hệ thống phòng ngự, còn sau đó... sau đó, cậu đành phải nhận tiểu đoàn vậy.

        Anh nhìn tôi chằm chằm, như để đánh giá. Anh cài cúc áo. Những chiếc cúc to không thể nào chui qua khuyết được.

        — Cli-sen-xốp, tiểụ đoàn trưởng, tử trận rồi. Bị bom. Ném trúng. Đành phải tạm thời chỉ huy tiểu đoàn vậy. Chẳng làm khác được...

        Và quay lại phía Tru-mắc:

        — Anh hóa chất chân bị đứt. Đã chở sang phía bên kia rồi. Nào, ta đi thôi, kỹ sư. Hay đúng hơn, tiểu đoàn trưởng.

        Chỉ khi chúng tôi đi ra, tôi mới nhận thấy hai người đội viên thông tin có những ngôi sao con màu vàng cắt từ ống bơ  đính trên mũ ca-lô, đang cử động.

        Chúng tôi leo lên phía trên. Ở cửa ra vào, một người lính gác đứng. Tôi đã biết anh ta. Họ của anh là Ca-la-bin. Có một nốt ruổi to ở má. Một tay súng giỏi. Chính mắt tôi thấy anh diệt bốn thằng địch. Anh từ vùng Cổt-xtơ-rô-ma đến, và ở nhà vợ sắp đẻ.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #51 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2019, 03:01:46 pm »


        Ngoài sân mát mẻ. Tôi thở không khí tươi mát ban đêm đến căng lồng ngực. Bầu trời trong trẻo và đầy sao. Chòm sao Đại Hùng sáng và hơi xếch ở ngay trên đồi Ma-ma-ép. Ớ đâu đấy ngay trên đầu, chiếc «bắp ngô»1 kêu vè vè một cách đơn điệu, như tiếng xe bình bịch. Đúng là như nó giẫm chân tại chỗ. Tôi cố nhìn và nhận ra hình thù của nó. Nó bay đến đồi Ma-ma- ép. Bên phải, chắc là trên nhà máy «Tháng Mười Đỏ», những chiếc pháo sáng treo lơ lửng, gần mười chiếc, rắc xuống bên dưới một trận mưa tia lửa vàng rực. Chẳng có một phát súng nào. Yên lặng,

        Chúng tôi đi theo đường hào, Những bóng người quấn mình trong áo ca-pốt. Súng trường trên ụ đất ngoài mép chiến hào, Chiếc «bắp ngô» bỏ bom ở đâu đấy phía sau đồi Ma-ma-ép: trông rõ ánh chớp, Những ngọn đèn chiếu của Đức quét qua quét lại trên nền trời, Mấy chiếc xe tăng bị phá hủy — thế mà ba chiếc đã bị đốt trong ngày — vẫn cứ cháy, và một đám khói cay sè, khó chịu bò lan ra trên chiến hào của chúng tôi, Gió thổi về phía chúng tôi,

        Tôi tạm biệt đại úy ở ngay sườn trái của tiểu đoàn chúng tôi, cạnh lỗ thủng ở tường, Xa hơn là tiểu đoàn hai,

        — Này, tiểu đoàn trường, hãy cố gắng xứng đáng với sự tín nhiệm đấy. Ngày mai lại choảng nhau ác liệt lắm... Còn đạn thì chúng tôi sẽ gửi. Và đến gần sáng, sẽ có đại bác rồi. Dù sao có chúng cũng vui hơn.

        Và anh đi cùng với những đội viên liên lạc về phía tòa nhà bị phá dở. Ở đằng ấy, hình như là sở chỉ huy đơn vị bạn.

        Một lúc sau còn trông rõ họ nhảy qua ụ sắt. Rồi khuất hẳn.

        Dựa vào ụ đất cạnh mép chiến hào, tôi nhìn về phía bọn Đức. Ở đấy yên lặng và tối om. Chỉ ở một chỗ có cái gì đấy như ngọn lửa nhỏ. Bật lên và tắt ngấm. Chắc là một tên lính quan sát, không thận trọng. Hút thuốc. Mà cũng có thể có cái gì đấy cháy âm ỉ, thế thôi.

        Yên lặng như tờ.

        Còn ngày mai thì lại choảng nhau ác liệt lắm Những chiếc máy bay, những tiếng kêu thét, những tràng súng.

        Hôm nay, thế mà chúng tôi đã cố thủ được. Chỉ có ở một chỗ bọn Đức đánh lùi được chúng tôi. Ở chỗ của Pha-rơ-be. Ở ngay sườn bên phải. Lùi chừng bốn mươi thước. Đành phải ném vào đấy trung úy mũi quặp cùng với trung đội của anh. Họ của anh là Ra-mốp thì phải. Hình như là một thanh niên dũng cảm lắm. Hôm nay, tôi thấy thích anh ta. Còn chừng ba giờ thì sẽ phản kích lại...

         Tôi đi xuống hầm nhà.

        Cạnh nhà, một người lính khác đứng gác: nhỏ nhắn, mặc áo mưa vải bạt dài chấm đất. Tôi không biết anh này.

        Các đội viên thông tin chửi mắng nhau:

        — Cầm thạch! Tôi là hoa cương đây. Nghe rõ không? Cẩm thạch, cẩm thạch! Đồ chó, lại đi hút thuốc rồi. Cẩm thạch, Cẩm thạch, mẹ mày...

        Trong góc một lớp rơm vàng mờ mờ. Tất nhiên là Va-lê- ga đã chăm nom chu đáo. Bây giờ tôi sẽ ngả mình xuống. Sẽ ngủ hai giờ, suốt hai giờ liền. Ngủ như chẽt.

        — Va-lê-ga, đến hai giờ đánh thức dậy nhé. Hai giờ mười lăm.

        Tôi không nghe trả lời. Vừa mới nằm úp mặt vào bụng của ai đấy mềm, ấm, sặc sụa mùi mồ hôi, tôi đã ngủ rồi.

------------------
        1. Cách gọi đùa một loại máy bay Liên-xô thời bình dùng trong nông nghiệp. — ND.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #52 vào lúc: 23 Tháng Tám, 2019, 06:02:43 am »

     
PHẦN THỨ HAI

1

        Suốt đời, tôi không bao giờ thấy một mùa thu như thế. Tháng chín trôi qua, xanh lam và ấm áp như tháng năm, với những ban mai tuyệt vời và những buổi hoàng hôn tim tím, thơ mộng. Sáng sáng, cá quẫy trên sông Vôn-ga, và những vòng lớn chạy tản ra trên mặt nước phẳng lỳ như gương. Những con sếu muộn màng vừa kêu, vừa bay qua trên bầu trời cao vời vợi. Bờ trái từ màu xanh đã chuyển sang vàng, rồi đỏ nhạt và vàng chói. Lúc rạng đông, trước khi pháo binh của ta nã súng, thì bờ trái phù dài một lớp sương mù ban mai trong trẻo, nó yên tĩnh lạ lùng và rộng rãi với những vệt của cánh rừng xa xăm mờ nhạt. Bờ trái dịu dàng như một bức tranh thuốc nước.

        Sương mù chậm chạp và miễn cưỡng tan dần. Màu trắng mờ đục của nó còn vương vần một lúc ngay trên sông, rồi biến mất, hòa tan vào không khí trong trẻo ban mai.

        Và hồi lâu trước khi những tia mặt trời đầu tiên ló ra, thì loạt đại bác tầm xa đầu tiên bắt đầu nã. Tiếng vang dập dìu lan xa trên dòng sông Vôn-ga còn mơ màng ngái ngủ. Tiếp đèn loạt thứ hai, thứ ba, thứ tư, và cuối cùng tất cả hòa thành một tiếng ầm ầm dày đặc và trang trọng của các loạt súng đại bác bắn lúc ban mai.

        Ngày bắt đầu như thế. Và cùng với nó...

        Đúng bảy giờ, «cái khung» xuất hiện, bay cao vô cùng đến nỗi mắt không thể nhận ra ngay. Nó bay lâu và cố quần mãi trên đầu chúng tôi, và cứ mỗi lần nó liệng vòng thì những tấm kính ở ca-bin lấp lánh lên trong tia nắng ban mai chiều xiêng. Động cơ  của nó kêu rè rè rất khó chịu, với âm thanh đặc biệt, ngắt quãng; và giống một con cá thần kỳ có hai đuôi, nó từ từ bơi đi về phía tây.

        Đó mới chỉ là bắt đầu thôi.

        Sau đó đến những «ca sĩ». «Ca sĩ» hay là «nhạc công» — đó là nói theo cách gọi của quân ta, còn bằng tiếng Đức thì là «stu- các» — mũi đỏ, có chân, giống như những con chim sẵn sàng vớ mồi. Chúng bay thành một dãy dài hơi nghiêng về một bên, giữa nền trời thu vàng rực và giữa những loạt đạn cao xạ nổ tung ra từng đám khói trắng xóa như bông.

        Vừa mới dụi mắt tỉnh dậy, chúng tôi đã bò ra khỏi nhà hầm, ho húng hắng vì điều thuốc buổi sáng. Và nheo mắt, theo dõi mười chiếc máy bay đầu tiên. Mười chiếc ấy quyết định cả ngày. Căn cứ vào chúng, chúng tôi sẽ biết ô vuông nào, nơi mà hôm nay theo thời gian biểu của bọn Đức, đất sẽ run rầy như cầy sấy, nơi mà mặt trời sẽ bị che lấp bởi khói và bụi, ở khu vực nào suốt đêm nay sẽ chôn cất người chết, sửa chữa súng máy và đại bác bị hư hỏng, đào bới chiến hào và nhà hầm mới thay cho những cái đã biến mất, đã bị xóa sạch khỏi mặt đất.

        Khi dãy máy bay từ từ lướt qua đầu chúng tôi rồi, thì chúng tôi thở dài nhẹ nhõm, cởi áo ra và lấy cà-mèn múc nước dội cho nhau rửa tay.

        Còn nếu chiếc máy bay đầu tiên chưa bay đến chỗ chúng tôi, mà đã bắt đầu nghiêng mình bên cánh phải, thì chúng tôi chạy ùa vào trong chiến hào, chửi rủa bọn Đức, xem đồng hồ — trời ơi, đến tối còn những mười bốn giờ nữa cơ mà! — và liếc mắt đếm những quả bom rơi xuống, rít lên trên đầu. Chúng tôi đã biết rằng mỗi một «ca sĩ» mang theo dưới bụng từ mười một đến mười tám quả; rằng chúng không ném tất cả bom ngay một lúc, mà còn lượn thêm hai hay ba vòng nữa, phân bố liều lượng để đánh vào tinh thần quân ta; rằng đèn vòng lượn cuối cùng thì nó mở còi rú lên rùng rợn nhất, còn bom thì chỉ ném một quả, và thậm chí có khi không ném, mà chỉ dọa dẫm thôi.

        Và cứ thế sẽ kéo dài suốt ngày, khi mặt trời chưa khuất sau đồi Ma-ma-ép. Hoặc đánh chúng tôi, hoặc đánh đơn vị bạn. Nếu không phải đơn vị bạn, thì chúng tôi. Nếu không ném bom, thì xông vào tấn công. Nếu không tấn công, thì ném bom.

        Thỉnh thoảng những chiếc «gioong-ke» và «hây-nơ-ken» nặng nề bay đến. Cứ theo cánh và động co. để phân biệt chúng. Cánh của «hây-nơ-ken» hơi tròn đầu, còn của «gỉoong-ke», đầu cánh như bị cắt ngang và động cơ cùng với thân nằm trên một đường thằng, giống như mào gà.

        Chúng bay cao theo hình chữ V, góc nhọn đi trước, và không thèm đâm nhào xuống, chúng uể oải và rải rác đánh rơi những quả bom sáng và nặng. Vì thế chúng tôi không ưa gì chúng, những chiếc «gioong-ke» nặng nề ấy, vì đôi lúc không biết bom rơi xuống đâu. Và bao giờ chúng cũng bay từ phía mặt trời đến để chúng tôi lóa mắt không thấy rõ chúng được.

        Suốt ngày, những chiếc «mét-xe» bay rè rè trong không trung, từng cặp từng cặp, xông xáo trên bờ sông. Chúng bắn đại bác. Thỉnh thoảng chúng ném xuống một lúc bốn quả bom gọn gàng, nhỏ nhắn, từ dưới mỗi cánh rơi ra hai quả, hay là ném những cái hòm dài như điếu xì-gà, đựng những quả lựu đạn chổng bộ binh. Lựu đạn rơi rải rác, còn cái hòm thì cứ lộn nhào, quay tít trong không trung hồi lâu: và sau đó, chúng tôi cưa đôi nó ra và giặt áo quần trong đó, như trong máng giặt.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #53 vào lúc: 23 Tháng Tám, 2019, 06:04:56 am »


        Sáng sáng, khi những tia mặt trời đầu tiên vừa ló ra, thì những chiếc «i-en-lơ» của quân ta — những chiếc máy bay chiến đấu, — vừa rú lên như điên dại, vừa vút qua rất nhanh trên đầu chúng tôi; và gần như liền ngay sau đó, chúng bay trở về, toàn thân lỗ chỗ vết đạn, mất đuôi và bay là là rất thấp, gần như chạm bánh xe vào đầu chúng tôi. Chỉ trở về một nửa thôi, có khi còn ít hơn. Những chiếc «mét-xe» hồi lâu vẫn liệng vòng trên sông Vôn-ga; còn ở đâu đấy xa xa, sau A-khơ-tu-ba, trông rõ một tai nấm đen ngòm của chiếc may bay đang cháy.

        Ngửa mặt lên trời đến đau xương cổ, chúng tôi theo dõi những trận chiến đấu trên không. Tôi không thể nào biết được máy bay quân ta ở đâu, của bọn Đức ở đâu; những chiếc máy bay nhỏ xíu, đen ngòm quay cuồng như điên dại trên trời cao — đấy, cứ thử phân biệt xem! Chỉ một mình Va-lê-ga không bao giờ đoán sai mà thôi, mắt cậu rất tinh, — mắt của người đi săn, — ở bất cứ độ cao nào cậu cũng phân biệt được «mích» với «mét-xe».

        Còn ngày nào trời cũng tốt cả, xanh lam, không một gợn mây, những ngày mà máy bay hoạt động rất tốt. Giá có được một đám mây đen hiện ra hay một trận mưa lúc nào đấy thì tốt quá nhỉ! Chúng tôi ghét cay ghét đẳng những ngày nắng ráo, quang đãng này và bầu trời mãi mãi trong xanh này. Chúng tôi mơ ước bùn lầy, mây đen, mưa rào và bầu trời thu u ám. Nhưng suốt cả tháng chín và tháng mười, chúng tôi chỉ một lần thấy đám mây đen. Nhiều người nói về nó, chỉ ngón tay đã thấm nước bọt lên trời và đoán xem nó bay đi đâu. Nhưng đám mây đen chết tiệt kia bay qua, và ngày hôm sau, lại vẫn như trước: trời nắng ráo, quang đãng và những chiếc máy bay lại kêu vù vù.

        Chỉ một lần, vào đầu tháng mười, bọn Đức cho chúng tôi nghỉ ngơi hai ngày: chắc là chúng lau chùi máy móc. Ngoài những chiếc «mét-xe» ra, không có những chiếc máy bay khác. Trong hai ngày đó, chúng tôi tổ chức cho các chiến sĩ tắm trong các máng giặt và thay quần áo. Và sau đó, lại bắt đầu...

        Bọn Đức cố sức xông đến bờ sông Vôn-ga. Bọn quỷ say sưa, hung dữ, đội mũ ca-lô lệch, tay áo xắn lên cao. Nghe nói trước mặt chúng tôi là bọn ss — không rõ là «Vi-kinh»1 hay là «Cái đầu chết», hay là cái tên nào đấy khủng khiếp hơn nữa. Chúng hò hét như điên dại, xối xả bắn tiểu liên như mưa vào chúng tôi, rút lui, rồi lại xông vào.

        Hai lần xuýt nữa thì chúng đuổi chúng tôi ra khỏi nhà máy «Vật phẩm kim loại», nhưng xe tăng của chúng bị vướng trong đống sắt cũ vứt quanh nhà máy, và cái đó đã cứu chúng tôi.

        Cứ như thế kéo dài... chẳng biết bao nhiêu ngày... năm, sáu, bảy, mà cũng có thể đến tám ngày.

        Và bỗng nhiên — dừng lại. Yên lặng. Chúng ném quân sang bên phải: đánh vào nhà máy «Tháng Mười Đỏ». Đánh nhà máy cả từ trên không, cả từ dưới đất. Còn chúng tôi thì thò đầu ra khỏi chiến hào và nhìn. Nhà máy tan tành. Chỉ có những mảnh vụn bay lên. Mà mảnh vụn ở đây là những xà nhà mười tấn bằng sắt, những sườn mái nhà, những máy móc, những xe cộ và những nồi súp-de. Đã ngày thứ ba rồi, mà đám mây bụi màu vàng da cam trên nhà máy vẫn không hết. Khi gió bắc thổi, thì cả đám mây ấy tràn sang phía chúng tôi: và lúc đó, chúng tôi cho tất cả các chiến sĩ ra khỏi nhà hầm, vì tiền duyên của bọn Đức không thấy rõ, và bọn chúng, bọn chó đẻ, có thể nhân đó tấn công chúng tôi. Nhưng nói chung thì yên tĩnh, chỉ có súng cối của Đức nã và trọng pháo của ta bắn từ bờ bên kia mà thôi. Và chúng tôi ngồi trong nhà hầm, hút thuốc, chửi rủa bọn Đức, chiến tranh, không quân và những ai nghĩ ra nó. «Giá được thì tớ sẽ bắt mấy thằng sáng chế Rai-tơ2 ấy ngồi ở chiến hào bên cạnh — xem chúng kêu khóc thế nào thì thích lắm nhỉ». Rồi chúng tôi đoán xem đến bao giờ ống khói cuối cùng của nhà máy «Tháng Mười Đỏ» sẽ đổ. Ngày hôm kia còn sáu, hôm qua còn ba, hôm nay chỉ còn một, bị đạn bắn thùng lỗ chỗ và bên trên bị vỡ. Ông khói vẫn đứng và không đồ, như trêu tức mọi người...

        Tháng chín đã trôi qua như thế.

        Và bây giờ đang tháng mười.

--------------------
        1. Tên một quân nhân ở cổ Xcăng-đi-na-vo. mà bọn Đức dùng đề đặt tên cho đơn vị SS. — ND.

        2. Hai anh em Rai-tơ là những phi công Mỹ và người chế tạo máy bay. — ND.

Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #54 vào lúc: 23 Tháng Tám, 2019, 06:07:11 am »

        
2

        Từ «Cẩm thạch» người ta gọi điên thoại cho tôi đến «ba mươi mốt»: đến chỗ trung đoàn trưởng, thiếu tá Bô-rô-đin. Tôi còn chưa gặp ông ta. Ông ở trên bờ, nơi sở chỉ huy đóng. Khi đổ bộ, ông bị đại bác cán phải chân, và vì thế ông chưa đến tiền duyên. Tôi chỉ biết giọng của ông trầm, thấp và chẳng hiểu vì sao ông lại gọi bọn Đức là bọn Thổ-nhĩ-kỳ. «Hãy cố thủ, Kéc-gien-xép ạ, hãy cố thủ, — ông nói ồ ồ trong máy điện thoại, — đừng cho bọn Thổ-nhĩ-kỳ chiếm nhà máy, hãy rán hết sức, nhưng đừng cho chúng». Và tôi rán hết sức và cố thủ, cố thủ nữa, cố thủ mãi. Có khi chính bản thân tôi cũng không hiểu vì sao tôi vẫn cố thủ được, trong khi mỗi ngày người một ít hơn.

        Nhưng bây giờ điểu đó đã qua rồi. Đã ngày thứ ba chúng tôi được nghỉ ngơi. Thậm chí ban đêm, trước khi ngủ chúng tôi cởi ủng ra. Nhưng không biết có được lâu hay không?

        Vả lại chẳng nên suy nghĩ về điều đó đề làm gì! Lấy Va-lê-ga đi theo, tôi đến bờ sông.

        Thiếu tá sống trong một nhà hầm trống trải và bé tí, như cái chuồng gà. Ông đã đứng tuổi, có những sợi tóc mai bạc và vẻ mặt hiển từ như một người cha. Một chân đi ủng, còn chân kia đi giày cao-su, ông uống trà với bánh mì và tỏi. Vừa uống, vừa xuýt xoa. Những người như thế thường yêu trẻ con. Và trẻ con yêu họ. Và chúng làm phiền, quấy rầy họ, bắt phải cho ngồi trên đầu gối đề đu đưa.

        Thiếu tá chăm chú lẳng nghe tôi nói, xuýt xoa uống nước trà từng ngụm một ở trong chiếc ca to sơn màu. Ông lấy chân lành đầy cái ghế bên cạnh ra, rồi chìa bàn tay to và mềm.

        — À, cậu như thế đấy. Thế mà chẳng rõ vì sao tôi cứ tưởng là cậu vai năm tấc rộng thân mười thước cao cơ đấy. — Giọng của ông hoàn toàn không giống như giọng rung ồ ồ nặng nề trong máy điện thoại. — Muốn uống trà không, hả?

        Tôi nhận lời, đã lâu không được uống nước trà thật.

        Người cần vụ mang ấm trà đèn và một cái chén cũng to và sặc sỡ như thế. Ông lấy con dao xếp cắt một lát chanh. Thậm chí tôi thấy thèm chảy dãi. Thiếu tá nháy con mắt nhỏ, sâu và nói:

        — Có thấy không, chúng tôi sống thế nào. Chẳng như các cậu ở tiền duyên đâu. Chứng tôi tiếp khách bằng chanh cơ đấy.

        Trong một lúc, chúng tôi lặng thinh uống trà, cắn đường. Sau đó, thiếu tá lật ngược cái ca, để một mầu đường tí hon còn lại lên đáy ca, đầy ra một bên và cần thận phủi sạch những vụn bánh mì trên bàn.

        — Này tiểu đoàn trưởng, tình hình chỗ cậu thế nào, hả?

        — Báo cáo đồng chí thiếu tá, chẳng sao ạ, chúng tôi còn cố thủ  được.

        — Còn?

        — Còn ạ.

        — Và cậu nghĩ thế nào, chữ «còn» ấy có kéo dài được lâu không, hả?

        Trong giọng của ông có âm hưởng mới khang khác, không còn như giọng nói của người cha nữa.

        — Chừng nào còn người và đạn dược thì tôi nghĩ là chúng tôi sẽ còn cố thủ. .

        — Tôi nghĩ là, còn... Đó là những chữ không tốt. Không phải là những chữ quân sự. Cậu có biết con chim gì mà nó nghĩ nhiều lắm không?.

        — Con gà tây phải không ạ?

        — Đấy, chính là con gà tây1 — Ông cười bằng khóe mắt. — Có hút thuốc không? Hút đi. Thuốc lá ngon đấy. Gọi là «Cận vệ» thì phải.

        Ông lấy bao thuốc nằm ở bàn và nhìn bức vẽ. Dưới dòng chữ đỏ viết lệch, những người lính đỏ đội mũ sắt đang chạy, và sau họ là những chiếc xe tăng đỏ, còn trên đầu, những chiếc máy bay cũng màu đỏ.

        — Thè nào, các cậu xông vào tấn công có phải như thế không? Hả?

        — Báo cáo đồng chí thiếu tá, chúng tôi phản công nhiều hơn là tấn công.

        Thiếu tá mỉm cười, rồi mặt ông bỗng trở nên nghiêm nghị, còn đôi môi mềm mại và hoi xệ xuống thì cứng cỏi và đanh lại.

        — Chỗ cậu có bao nhiêu đội viên chiến đấu?

        — Ba mươi sáu.

        — Đó là số hoạt động thực sự chứ?

        — Vâng, hoạt động thực sự. Ngoài ra, còn đội viên thông tin, liên lạc viên, trung đội hậu cần ở trển bờ, khoảng sáu người ở bờ bên kia với ngựa. Tất cả có khoảng năm mươi người. Và còn những xạ thủ súng cối nữa. Tất cả chừng bảy mươi người.

        — Ba mươi sáu và bảy mươi. Thế là không tốt. Một nửa nọ, một nửa kia. Không tốt.

        — Không tốt, — tôi đồng ý. — Tôi đã muốn lấy bớt sáu người kia đến chỗ tôi, còn ngựa thì giao cho tiểu đoàn quân y, nhưng trung đoàn phó của đồng chí không cho, nói rằng họ phải đi lấy cỏ khô.

        Thiếu tá gặm đầu mút tẩu thuốc. Tẩu thuốc của ông to, cong lại và bị gặm nhấm.

        — Tốt nghiệp kỹ sư có phải không? Hả?

        — Kiến trúc sư ạ.

        — Kiến trúc sư... Tức là xây dựng lâu đài các loại, viện bảo tàng, nhà hát... Có phải thế không?

        — Đúng thế.

        — Thế thì hãy xây dựng cho tôi một lâu đài... Công binh của chúng tôi là Li-xa-go... Cậu chưa biết Li-xa-go à? Tôi sẽ giới thiệu. Đã xây dựng một lâu đài rồi đấy, nhưng tư lệnh Sui-cốp lấy mất. Thế là tôi phải ở trong cái xó này; cứ sau mỗi trận ném bom phải móc đất từ sau cổ áo ra. — Thiếu tá lại cười làm cho quanh mắt nổi lên những nếp nhăn. — Còn các loại mìn và những thử như dây xoắn ốc Bru-nô, tất nhiên là cậu biết chứ?

        — Biết ạ.

        — Hiện nay chúng ta chính sẽ làm việc đó. Các tiểu đoàn trưởng đến, chúng ta sẽ nói chuyện. Còn bây giờ thì hút đi, —  ông lấy ngón tay búng bao thuốc cho tôi. — Tôi đã xin một tiểu đoàn trưởng thay cho cậu, thế mà người ta chưa gửi, chó má thật! Mà không có kỹ sư, chẳng khác gì không có tay. Li-xa-go —  người thì cũng tốt đấy, nhưng về đồ án và bản đồ thì i tờ... Có trường hợp như thế đấy.

        Bom nổ ở đâu đấy. Không nghe tiếng nổ, chỉ thấy trong tai một cái gì đấy ép mạnh, và ngọn đèn hoảng hốt lay động.

        Một lúc sau, các tiểu đoàn trưởng và cán bộ chỉ huy khác đến.

---------------------
       1. Theo một câu tục ngữ Nga: «Con gà tây nghĩ, nghĩ mãi và cuối cùng rơi vào nồi canh», ý nói phải hành động dứt khoát, không nên chần chừ, do dự. — ND.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #55 vào lúc: 23 Tháng Tám, 2019, 06:07:59 am »


        Hội nghị không lâu, chừng hai mươi phút, chứ không hơn. Thiếu tá nói. Chúng tôi nghe và nhìn bản đồ.

        Thì ra khu vực của sư đoàn chúng tôi có bề ngang rộng nhất: chừng một cây số rưỡi. Ở bên trái của chúng tôi, trên một dải đất hẹp dọc theo bờ là sư đoàn cận vệ 13 của Rô-đim-xép. Dải đất ấy ngoằn ngoèo, mỏng manh — không rộng hơn hai trăm thước — kéo dài gần như đến tận thành phố, đến các bến sông. Ở bên phải, tại nhà máy «Tháng Mười Đỏ» là sư đoàn cận vệ 39 và sư đoàn 45. Thế là bây giờ chính họ đang bị bom. Một đường đỏ của mặt trận chạy qua đúng chỗ của nhà máy mà trên bản đồ không ghi. Bên phải còn hai ba sư đoàn nữa và hết. Chỉ có thể thôi. Chỉ có chừng ấy còn lại trên bờ sông bên này. Năm hay sáu cây số chiều dài, một cây số rưỡi chiều ngang. Và một cây số rưỡi là ở chỗ rộng nhất. Ở trung tâm thành phố: bọn Đức. Nhà máy Máy kéo không có trên bản đồ, nhưng nghe nói rằng ở đằng kia còn có một sư đoàn của ta ấn náu ở đâu đấy nữa. Hình như là của Gô-rô-khốp.

        Đêm nay lữ đoàn 92 phải qua sông. Lữ đoàn đã từng đánh nhau ở Xta-lin-gơ-rát. Bây giờ quay trở lại thành phố, sau mười ngày được tổ chức lại. Địa điểm của lữ đoàn nằm ở giữa sư đoàn của chúng tôi và của Rô-đim-xép. Chúng tôi phải thu hẹp lại chút ít ở bên phải và co lại một tí. Như thế thì tốt.

        Nhưng tôi phải đi khỏi nhà máy «Vật phẩm kim loại». Ở đây sẽ có tiểu đoàn 3. Tôi phải phụ trách khu vực giữa nhà máy «Vật phẩm kim loại» và cuối phía đông của mương xói ngoằn ngoèo như hình chữ s trên đồi Ma-ma-ép. Khu vực xấu nhất. Phằng lỳ và không có đường hào. Các đường đi đến nó thì hoàn toàn trống trải và nằm trong tầm súng của bọn Đức. Ban ngày không tài nào có thể liên lạc được với bờ sông. Ở khu vực trước của tôi, các đường đi đến cũng trống trải, nhưng ở đấy có nhiều đường hào, các kho dầu đủ loại và các công trình xây dựng khác. Cái đó dù sao cũng làm cho việc liên lạc dễ dàng hem.

        Chà, Căn-đi-đi, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn I, thế mà may: được phụ trách một khu vực đã có hầm hổ và công sự sẵn sàng. Còn tôi... Chẳng biết rồi đây sẽ đặt sở chỉ huy ở đâu nữa. Chẳng có cái gì giống như cái nhà trắng của chúng tôi cả, cái nhà trắng dễ thương ở bên dưới có hầm nhà.

        Thiếu tá nói chậm rãi, bình tĩnh, thậm chí hơi càu nhàu một tí. Mồm vẫn ngậm tẩu thuốc lá, ông lấy ngón tay to có móng tay cắt ngắn đưa trên bản đồ.

        — Nhiệm vụ đơn giản thôi: đào công sự, dăng dây thép gai, đặt mìn và cố thủ. Một, hai, ba tháng, cho đến khi có lệnh phải làm gì tiếp. Rõ chứ? Chiếm toàn bộ đồi Ma-ma-ép thì chúng ta không đủ sức. Nhưng tất cả những chỗ đã ở trong tay quân ta thì không thể trao cho chúng.

        Thiếu tá thôi nhìn bản đồ, đưa cặp mắt nhỏ và sâu chằm chằm nhìn tôi.

        — Kéc-gien-xép, chỗ cậu khó hơn cả. Gốc của chỗ lồi trong tay cậu. Phía khác là của trung đoàn bốn mươi lăm. Chính trong hai chỗ đó, bọn Đức sẽ xông đến và cắt tiểu đoàn một của ta. Và cả hai tiểu đoàn của bốn mươi lăm nữa. Hai tiểu đoàn ấy cũng ở trên đồi Ma-ma-ép. Còn người thì sẽ không có thêm đâu. Phải dựa vào cái gì có sẵn. Còn bổ sung thì chi là bù lại số thiệt hại thôi. Và bổ sung đó cũng chẳng đáng kể lắm đâu: toàn là trẻ con.

        Rút tẩu thuốc khỏi mồm, ông nhổ toẹt xuống sàn nhà.

        — Chỗ cậu còn bao nhiêu cựu binh, Kéc-gien-xép?

        — Chừng mười lăm người, chứ không hơn đâu. Trong số đó có khoảng mười lính thủy.

        — Còn tốt. Chỗ của Xi-ni-xưn và Căn-đi-đi, cựu binh còn ít hơn. Mà cựu binh là xương sống của các cậu đấy. Nhớ đấy. Đừng thí quân vô ích. Có cuốc xẻng không?

        Tình hình xẻng cuốc thì tệ lắm. Sau khi tổ chức xong, sư đoàn ra đi, mà không kịp nhận dụng cụ công binh. Mà những thứ đã lấy được trên đường đi trong các làng thì han gỉ, không dùng được, chỉ một hai ngày là hỏng. Cuốc chim thì hoàn toàn không có. Chúng tôi đợi kho dụng cụ công binh lưu động sắp đến, nhưng nó bị vướng ở đâu đấy trên bờ bên kia, và chúng tôi phải đào bằng đồ cũ đã tìm được giữa các đống đổ nát.

        — Báo cáo đồng chí thiêu tá, người ta hứa hôm nay sẽ cấp mìn đấy ạ, — một trung úy râu không cạo, mặc áo bông không cài cúc, từ trong góc đứng dậy nói. — Hôm qua tôi đã nói chuyện với trưởng kho quân nhu rồi. Sẽ cho chúng ta khoảng một nghìn quả chống bộ binh. Còn chống tăng thì sau hai tuần, chứ không thể sớm hơn được.

        Thiếu tá khoa tay về phía anh ta, ý nói tôi biết rồi, ngồi xuống đi.

        — Bây giờ cứ đào công sự là chính. Khi chưa có cuốc xẻng công binh thì đành phải dùng của bộ binh vậy, chẳng làm khác được đâu. Xi-ni-xưn, chỗ cậu có nhiều hơn các chỗ khác, tôi nhớ, và khu vực thì dễ hơn. Hãy đưa cho Kểc-gien-xép một nửa vậy. Thôi hết. À, Li-xa-go. — Trung úy mặc áo bông đứng nghiêm. — Đến tối hôm nay, kế hoạch các công tác phòng ngự phải đưa đến chỗ tôi. Còn cậu, Kéc-gien-xép, sẽ giúp. Khoảng hai ngày sau, thì cậu sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm.

        Và ông đứng lên, bằng cử chỉ đó muốn tỏ ra là chúng tôi chằng còn việc gì mà ngồi ở đây nữa, — và hơn nữa chúng tôi đã hút nhiều quá đến nỗi không thở được nữa.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #56 vào lúc: 23 Tháng Tám, 2019, 06:09:30 am »


3

        Ở trên bờ sông, Li-xa-go đi đến gần tôi.

        — Xin phép tự giới thiệu: trung úy Li-xa-go, trung đội trưởng trung đội công binh của trung đoàn bộ binh một nghìn một trăm bốn mươi bảy thuộc sư đoàn bộ binh một trăm tám mươi tư.

        Giọng âm vang, đã từng quen báo cáo. Chào theo đúng quy cách: những ngón tay ghép chặt với nhau, cẳng tay và lòng bàn tay làm thành một đường thẳng, bỏ tay xuống rất mạnh. Mặt hơi phờ phạc và râu không cạo. Đôi mắt thông minh, hơi láu lỉnh. Người vạm vỡ, chắc nịch. Trông bề ngoài, chừng ba mươi tuổi.

        — Anh có muốn tìm hiểu về công việc xây dựng của tôi không? Đúng là xây dựng đường tàu điện ngầm thật sự đấy. Cật lực đào đã ngày thứ năm rồi.

        Và nắm khuỷu tay của tôi.

        Cách nhà hầm của thiếu tá chừng hai mươi bước, người ta đang đào đường ngầm trong một vách đứng ở bờ sông Vôn-ga, đường ngầm dài chừng mười thước, chứ không thể ít hơn. Hình chữ T.

        — Bên phải cho thiếu tá, bên trái cho tham mưu trưởng,

        — Li-xa-go giải thích. — Cao ba thước, rộng bốn thước, anh có tưởng tượng như thế được không? Còn đằng kia, bên trái, còn có một cái nữa: cho các nhóm tác chiến và chính ủy. Mà tất cả chúng tôi chỉ có mười tám người thôi. Kể cả các trung sĩ. Và đến ngày kia phải làm xong. Thế có lâu không chứ?

        Các chiến sĩ dùng cuốc hì hục đào tầng đất cứng như đá. Hai người đào, hai người xách đất trong những cái thùng, hai ngườỉ làm cột chổng trần và vách gỗ, Một cây đèn dầu đặt dưới đất, Phảng phất mùi khói đèn, mồ hôi và đất ẩm,

        Li-xa-go ngồi xổm, dựa lưng vào cột chống bằng gỗ và hút thuốc,

        — Chúng tôi đã đào xong một cái như thế này rồi, Đã lát ván, trần và sàn. Vách bằng gỗ dán. Đặt lò sưởi trong góc. Đấy, tay có ria kia, trung đội phó của tôi đấy, tự tay mình làm lấy tất cả: lò sưởi và ống khói, Khéo chân khéo tay lắm. Chúng tôi đã kiếm được cây đèn to chứa đến hai lít dầu và cả chao đèn màu xanh nữa, Thiếu tá đã định đặt giường ở đâu rồi, Thế mà Sui-cốp đến, ngồi vào ghế, hỏi: trên đầu lớp đất dày bao nhiêu; mà đất thì dày chừng mười hai thước, Và thế là thiếu tá của chúng ta phải bấm bụng mà chia tay với căn nhà của mình. Còn bọn công binh chúng tôi thì lại phải bắt tay làm lại tất cả từ đầu. Đấy, chiến tranh nó như thế đấy, đồng chí trung úy ạ, Mà người thì ít quá chừng,

        — Còn mình cũng muốn xin người của cậu đấy, Chừng năm người,

        Li-xa-go cảnh giác đề phòng,

        — Để làm gì?

        — Trước đây cậu có nghe thiếu tá nói gì về mìn không?

        — Cái đó thì cứ để cho trên sư đoàn người ta làm. Họ tồn tại chính là để làm những việc như thể, Còn việc của chúng ta là: sở chỉ huy và đài quan sát, Họ có đến một trăm, mà chúng tôi chỉ có mười tám người thôi, Chưa làm mìn mà suốt ngày đêm đã không ngủ rồi, Và những mìn kia, thì cậu có biết bao giờ sẽ có ...

        — Chính cậu đã nói là người ta cho một nghìn quả cơ mà.

        — Nói thì nói chứ, Tưởng nói mà được à. Nó là trưởng kho thì nó phải nói dối chứ. Cậu không biết bọn chúng à,

        — Thôi được, Chúng ta đừng cãi nhau, Thu xếp cho mình năm người dù của cậu hay của ai cũng được để đêm mai họ làm việc. Còn những việc khác mình chẳng cần biết,

        Li-xa-go thở phì phì, lấy dao găm ngoáy đất giữa hai chân,

        — Đấy, bao giờ cũng thế: hãy thu xếp, hãy làm đi, đến sáng mai, đến tối nay... Còn ai làm và làm thế nào, thì chẳng ai hỏi đến cả. Trong một đêm tôi chả đẻ được một tiểu đoàn đâu. Cậu thấy đấy, lưng áo của người ta đã ướt đẫm như thế kia, vắt ra nước được.

        Tôi đứng lên.

        — Hừ, thế thì phải đi báo cáo thiếu tá vậy: công binh bận làm nhà hầm, chẳng có ai để cùng cố hệ thống phòng ngự.

        Li-xa-go cũng đứng lên.

        — Chà, cậu bướng quá... Thôi được, đừng đi. Mình sẽ gửi người đến. Nhưng ở đấy họ có việc gì mà làm chứ. Cậu thì còn phải đào đường hào chừng hai tuần nữa.

        — Đường hào là một việc, mà mìn lại là việc khác. Tối mai cậu cho người đến.

        — Đề làm gì? Để đặt mìn à?

        — Thế thì còn để làm gì nữa.

        Li-xa-go không trả lời gì cả. Cúi lưng, đi ra khỏi đường ngầm.

        — Khi còn yên, ta hãy ra bên ngoài đi.

        Mặt trời rạng rỡ chói mắt. Trên bờ sông giống như một ổ kiến. Người ta đào bới, kéo khiêng và xây dựng cái gì đấy. Những bếp đặt sát vào vách đứng bốc khói nghi ngút. Những áo cánh và quần lót đang phơi. Những đống đạn đồng ánh lên — đủ cỡ, bé, vừa, lớn và đầu đạn màu đỏ, xanh, vàng. Những hòm đạn. Những bao. Rồi lại những hòm. Một khẩu đại bác cong queo không nòng. Một xác ngựa trương phình, ruồi bám đầy. Hai chân sau đã bị cắt cụt.

        Bên trái, một chiếc sà-lan bị chìm còn nhô lên trên một nửa. Chỉ có sườn sà-lan còn lại. Những gỗ lót thì người ta đã dùng để đốt lửa rồi. Và bốn chiến sĩ đang giặt áo, ngồi cheo leo trên sườn sà-lan, giống như những con gà đậu trên giàn. Họ cười vui vẻ, vung nước vào người nhau và lưng lấp lánh ánh mặt trời.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #57 vào lúc: 24 Tháng Tám, 2019, 09:09:16 am »


        Còn bầu trời xanh lam, chói lòa và không một gợn mây. Và ngôi nhà thờ trắng xóa như tuyết, với mái vòm nhọn màu lục, nổi bật lên trên đám rừng liễu hoàn diệp vàng rực ở bờ bên kia. Ở đấy cũng nhiều người. Người ta di động, đi lại trên bãi sông trắng toát vì ánh nắng chói lọi. Thỉnh thoảng những viên đạn súng cối nổ làm tung lên những cột nước, giống những bó hoa trắng như tuyết đang nở rộ. Tiếng nổ một lúc sau mới vang đến tai. Người ta chạy tán loạn. Đợi vài phút sau, họ lại đi đứng, lại di động như trước.

        Một chiếc thuyền nhỏ, giống như con niềng niễng, vùng vẫy cạnh bờ. Dòng nước chảy xiết và cuốn nó về bên phải. Những mái chèo nhanh nhanh thấp thoáng.

        — Chúng sẳp bắn đấy, — Li-xa-go nói và rút từ trong túi ra một cái hộp vốn dùng đẻ đựng thuốc đánh răng. Anh vấn thuốc hút.

        Chừng hai phút sau một cột nước trắng tung lên như suối phun, cách chiếc thuyền không xa.

        — Đấy, ngốc thật! Cứ cho thuyền đi thẳng, — Li-xa-go nói và vừa cần thận liếm nước bọt vào điếu thuốc, vừa cho những thuốc rời vương vãi trên lòng bàn tay vào trong điếu thuốc. — Thế thì chỉ tổ kiệt sức và bọn Đức dễ xơi ngon thôi. Giá bơi xuôi dòng, thì đích ngắm của chúng phải luôn luôn thay đồi.

        — Bơi xuôi dòng thì nó trôi đến chỗ quân Đức mất, — có người nào đấy nói ở sau lưng tôi. Các chiến sĩ công binh chổng khuỷu tay lên cán xẻng, cũng theo dõi chiếc thuyền.

        Những cột nước tung lên mỗi lúc một nhiều. Chiếc thuyền hối hả vung những mái chèo lên.

        — Thằng bắn súng cối hạng bét, — một chiến sĩ gầy còm, ngực lép đứng cạnh, cả quyết nói. — Hôm qua, đến phát thứ ba thì chiếc thuyền đã tan tành rồi.

        — Hôm qua, chiếc thuyền to gấp năm lần, — có người nào

        đầy nói chậm rãi, giọng trầm và khản đặc, — và chở đầy ăm ắp, khó khăn lắm mới di động được.   

        Một viên đạn súng cối nổ gần sát thuyền. Chiếc thuyền nhảy lên trên sóng và trong vài giây các mái chèo ngừng bơi. Chắc là những người chèo cúi rạp mình xuống.

        — Chiếc đó không phải của đơn vị ta, hả? Không phải của Cô-rổp-cốp à? Khoảng hai giờ trước họ đã đi.

        — Có thế là của đơn vị ta, nhưng phân biệt thế nào được. Thuyền cũng đi bốn người.

        — Chiếc của Cô-rốp-cốp từ lâu đã phơi trên bờ rồi. Và ở chỗ Cô-rốp-cốp không phải là thuyền, mà là xuồng. Các cậu như thế thì làm lính thủy quái gì được?

        — Súng máy chúng sắp bắn đấy, — Li-xa-go bình tĩnh nói, rồi kéo một hơi đài và từ từ nhả những vòng khói trắng. — Chắc chắn nó sẽ bắn đấy.

        Và hầu như ngay lúc đó, quanh chiếc thuyền, hiện lên cả một loạt những vòi nước phun lên nhỏ và có khi nhập lại với nhau.

        Mọi người chung quanh lặng im. Chiếc thuyền ngừng vẫy những mái chèo.

        — Bọn súc sinh... — có ai đấy ở sau tôi thốt lên, — sẽ giết chết thôi...

        Trên bờ và chung quanh chúng tôi, hầu như mọi người đều theo dõi chiếc thuyền. Những mái chèo lại thấp thoáng. Nhưng không phải bốn, mà chỉ còn hai thôi. Có lẽ một người bị thương hay chết rồi.

        Chiếc thuyền đã đi được nửa sông. Bây giờ nó ở ngay đổi diện chúng tôi. Súng cối lại bắn.

        — Còn chừng năm mươi thước nữa, và từ đồi Ma-ma-ép sẽ không thấy thuyền được nữa.

        — Nào, cố lên đi, cố lên đi, các cậu ơi!

        Các viên đạn súng cối nổ dày đặc đến mức cao độ. Thật là khó hiểu, làm sao mà chiếc thuyền vẫn còn nguyên vẹn. Quả là nó lướt nhanh, và những cột nước lúc nào cũng ở phía sau.

        Có ai đầy trên bờ cố hết sức gân cổ gào:

        — Nào, cố lên nào, cố lên nào!..

        Và đưa tay quá đầu, vẫy mũ ca-lô.

        Và bỗng nhiên, như theo một mệnh lệnh, những cột nước biến mất. Hai hay ba viên đạn súng cối nổ ùng ục trong nước, nhưng chiếc thuyền đã đi xa rồi. Các chiến sĩ vừa tản đi, vừa hiền hậu và hài lòng chửi rủa.

        Li-xa-go vứt mẩu tàn thuốc.

        — Đấy, người ta cung cấp cho chúng ta cái ăn và đạn dược như thế đầy. Cậu thấy chứ? Thế mà các cậu ở tiền duyên thì cứ: nào, cho đạn...

        Té ra chỉ một chỗ qua sông hoạt động cho cả bờ bên phải thôi, đó là bến phà 62 có hai chiếc ca-nô và sà-lan. Trong một đêm, đi được sáu chuyến là nhiều, cố hết sức thì được bảy; mà cái đó đối với tám hay mười sư đoàn ở bên bờ này thì khác nào giọt nước trong biển cả. Đành phải tự tổ chức lấy việc cung cấp bằng phương tiện riêng của từng đơn vị.

        — Ở trung đoàn chúng ta có cả một đoàn thuyền cơ đấy, —  Li-xa-go nói, — năm thuyền, ba xuồng và một cầu phao. Trước đây, có khoảng mười lăm chiếc, nhưng bị hư hỏng không dùng được nữa. Đồ cũ. Bị rò nước. Và mảnh đạn đâm thủng cả. Cầu phao thì như cái rây bột. Ba người của tớ luôn luôn phải ngồi trét các khe hở, — anh liếc nhìn tôi. — Thế mà cậu thì cứ nói đặt mìn. Đêm nay, còn phải phái người đi đến bốn mươi lăm nữa. Hôm qua, chúng tớ bị đánh cắp mất hai chiếc thuyền. Chà! Tất cả thật là chán... Nào, đi đến chỗ tớ đi...

        Chúng tôi bò cả chân cả tay, chui vào nhà hầm của Li-xa-go, nhỏ bé như một cái ồ chó.

        — Có thấy không, chúng tớ sống thế nào. Nhà vườn ăn cau sâu! Chính mình thì đào cho người khác, còn cho mình thì ở chẳng ra sao cả.

        Tia nắng chiếu xiên như một mũi tên mỏng manh đâm vào áo ca-pốt, chiẽu sáng những cà-mèn ám khói, những lọ đồ hộp và bức ảnh một cô gái mập mạp đội mũ bê-rê đính vào tường.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #58 vào lúc: 24 Tháng Tám, 2019, 09:09:38 am »

   
        Dưới chiếc bàn con đóng vào tường, giống như bàn trên toa tàu, có một cút rượu trắng.

        — Thôi được, nhân dịp quen biết nhau, ta chạm cốc đi nào, — Li-xa-go nháy mắt.

        Chúng tôi chạm ca với chai. Li-xa-go nốc rượu từ miệng chai.

        — Còn chúng mình ở ngoài tiền duyên chỉ một lần được nhậm rượu trắng thôi, — tôi nói.

        Li-xa-go cười khẩy và lấy bàn tay xoa cằm không cạo râu.

        — Đến tiền duyên thì phải một cây số rưỡi, còn ở đây kho nằm sát nách tớ. Với lại có năm người trong số các chiến sĩ của tớ không uống. Thôi, cậu cứ giao tiểu đoàn cho ai đấy nhanh lên và bắt tay vào việc công binh. Cậu sẽ thấy chúng tớ sống khá tốt. Sống với tớ thì chẳng chết đâu. Thiếu tá của chúng ta thì tớ đi guốc trong bụng. Nói nửa lời là tớ đã hiểu rồi. Bố già tuyệt thật. Thật ra, thỉnh thoảng cũng nổi trận lôi đình lên, nhưng nửa giờ thì nguôi giận. Chỉ có cái tội là bố già thích nhà hầm tốt. Thiếu một đường bắt người ta trải thảm trong nhà hầm thôi. Nhưng nói chung, thì chịu được. Uống nữa chứ?

        Anh lại lấy thêm một cút rượu nữa.

        — Tớ làm xong hai đường ngầm này, thì sẽ bắt tay làm cho mình. Tình hình chẳng ra làm sao cả. Người thì cứ nằm ngủ ngay trên bờ sông, mà một tháng nữa là mùa đông rồi. Khi nào cậu đến thì sẽ thấy có những lâu đài như thế nào. Tuyệt trần...

        Tôi nhìn chiếc đồng hổ treo ở trên tường có móc một ổ khóa thay vào quả tạ.

        — Đồng hồ đúng chứ?

        — Đúng. Đồng chí trung úy ạ, đừng vội. Cậu còn kịp hưởng lạc thú ở tiền duyên cơ mà. —Li-xa-go vỗ vào đầu gối tôi: — Cậu không giận là tớ nói chuyện với cậu bằng «cậu, tớ» chứ? Đó là thói quen ở ngoài mặt trận. Thậm chí với A-brô-xi-mốp, tớ cũng gọi «cậu», mà tay ấy là đại úy. Nhân tiện nói thêm, — Li- xa-go hạ giọng, cúi sát và thở vào mặt tôi, — tay đó nguy hiểm đấy. Chằng thương người đâu. Bề ngoài trông có vẻ bình tĩnh, còn khi vào việc thì nóng như lửa. Hoàn toàn mất trí. Hùng hùng hổ hổ và quyết định một cách thiếu suy nghĩ. Nhưng cậu đừng làm theo. Phải biết tự chủ mình.

        Ưỡn người ra phía sau, Li-xa-go duỗi hai chân. Bẻ ngón tay. Lần lượt ngón này đến ngón khác. Tôi hỏi một vài câu có tính chất chuyên môn. Anh trả lời trôi chảy và cười xòa. Hai cái răng cửa bị sún.

        — Cậu kiểm tra? Hả? Nhưng trong việc này thì tớ biết tỏng. Dù sao cũng là cán bộ quân sự chuyên môn chứ. Khan-khin Gôn, Phần-lan1... tớ cũng đã từng. Chà, trung úy, trung úy, thế mà cậu còn chưa biết tớ. Thật đấy, cứ chuyển vào bờ nhanh lên đi. Cậu sẽ thấy sống với tớ thế nào. Có muốn ăn cam không? Tớ có cả một thùng đầy. Cả bánh bích quy cũng có... Cậu muốn gì cũng có.

        Tôi ngắt lời Li-xa-gơ

        — Thế thì trung đội của cậu có bao nhiêu người, hờ?

        — Của tớ? Mười tám, tử nữa là mười chín. Toàn là dân cừ khôi cả thôi. Thợ mộc, thợ lò. Cả thợ may và thợ cắt tóc nữa. Còn thợ giày thì đốt đuốc tìm khắp Mát-xcơ-va cũng chẳng có được một tay như thế đâu. Xem đây này, ủng của tớ, thế nào, hở? Đế, mũi, cổ giày... tuyệt trần nhé! Cả thợ đồng hồ cũng có. Đấy, tay trung sĩ có ria ấy mà. Cả thợ mộc làm gỗ quý.

        — Còn đặt mìn họ có giỏi không?

        — Tầt nhiên rồi, đặt mìn cũng cừ lắm! Nhưng nói chung, đó chẳng phải là việc của chúng tớ. Sở chỉ huy, đài quan sát — việc của chúng tớ, còn mìn thí cứ để tiểu đoàn đặt. Còn trung đội thì tuyệt vô cùng. Tớ chẳng có gì than phiền cả. Cứ đến làm việc cậu sẽ thấy. Chính tự tay tớ chọn ở chỗ thành lập các đơn vị. Trong quân đội ta chẳng tìm được trung đội nào như thế đâu. Thật đấy...

        Tôi đứng lên.

        — Như thế là ngày mai, mình chờ người của cậu đấy.

        Li-xa-go cũng đứng dậy, hơi lắc lư.

        — Này trung úy, cậu bướng thế. Sao cứ bám mãi mấy cái bãi mìn ấy. Chỉ có người của ta sẽ bị vướng mìn mà thôi. Nhưng... thôi được, tớ sẽ gửi.

        — Nêu chính cậu cũng đến thì tốt lắm.

        — Điểu đó tớ chẳng hứa, chẳng hứa đâu. Chính cậu cũng thấy đấy, bao nhiêu công việc. Đường ngầm, thuyền... Hôm nay còn phải nhận mìn nữa. Tớ sẽ phái trung đội phó của tớ, Gác- cút-sa, tay đó thì tuyệt. Nhắm mắt, hẳn cũng đặt mìn cho cậu được đấy.   

        — Mình thì chẳng cần, đây là cho các tiểu đoàn một và ba đấy, họ cchẳng có công binh....

        Vịn tay vào bàn, Li-xa-go đưa cặp mắt hơi say nhìn tôi trong giây lát.

        — Đổng chí trung úy này, có biết không, các tiểu đoàn trưởng đều có đầu cả, cứ mặc cho họ phải suy nghĩ chứ. Còn việc của tớ thì nhỏ thôi: thực hiện mệnh lệnh. Họ cũng chẳng phải là trẻ con. Nằm phòng ngự — công binh đặt mìn đi! Xông vào tấn công — công binh tháo mìn đi! Đi trinh sát— công binh đi trước, tìm mìn đi! Mặc kệ họ...

        — Tùy cậu. Cậu còn là kỹ sư. Thì tự cậu quyết định như thế nào cho tốt. Thôi, tạm biệt.

        — Tạm biệt... Cậu cầm lấy một cặp «vi-ta-min» đề đi đường mà ăn.

        Li-xa-go đút vào túi áo bông của tôi hai quả cam vàng rực, sần sùi và lạnh ngắt.

        — Thế là tớ đợi cậu ngày một ngày hai đến đây nhé.

        Và cười hi hi.

-----------------
        1. Nói về những trận đánh nhau với bọn đế quốc Nhật năm 1939 và với bọn bạch vệ Phần-lan năm 1939—1940. — ND.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #59 vào lúc: 24 Tháng Tám, 2019, 09:10:40 am »


4

        Ban đêm chúng tôi thay đồi vị trí. Tôi vội vã cố làm xong xuôi tất cả trước mười hai giờ đêm, trước khi trăng lên. Nhưng bọn Đức đốt hai túp nhà kho, nên cả khu vực của tôi sáng rõ như ban ngày. Điều đó làm việc chuyển quân kéo dài suốt đêm. Khẩu súng máy dưới cầu bắn mãi hầu như không ngớt. Tôi cảm thấy rằng khẩu súng máy đó sẽ làm tình làm tội chúng tôi dữ lắm, nó bắn qua tất cả những lối giao thông của chúng tôi. Đèn sáng, ở đấy lại hiện ra thêm một khấu đại bác. Mà chúng tôi chằng có gì để trả lời chúng cả: đạn chỉ đủ nhiều nhất cho một ngày thôi. Thế là chúng tôi cứ chuyển dần, yểm hộ bằng những súng cối đại đội. Súng cối tám mươi hai không có đạn. Tôi yêu cầu pháo binh trung đoàn yểm hộ. Nhưng đạn dược của họ cũng khó khăn: suốt đêm chỉ bắn khoảng ba lần thôi.

        Khu vực này xấu tệ. Bị nền đường sắt cao cắt ngang. Nền đó chạy ngoằn ngoèo dọc chân đồi. Các toa tàu đứng chật. Từ sườn trái hầu như không thấy được sườn phải, mà chỉ thấy phần trên cao của mương xói. Chiến hào, đường hầm — chẳng có gì cả. Các chiến sĩ tiểu đoàn một nhường địa điểm cho chúng tôi, họ nằm trong những hầm gì đấy và hố bom bên trên đậy đủ thứ sắt cũ thải đi. Dọc mương xói, về phía bên kia nền đường sắt, thực ra cũng có cái gì đấy giông giống chiến hào, nhưng hoàn toàn không có hào giao thông.

        Tất nhiên, đây chẳng được như ở nhà máy «Vật phẩm kim loại». Ở đấy, có thể đi từ đầu này đến đầu kia, mà chẳng cần cúi lưng.

        Khu vực không lớn cho một tiểu đoàn bình thường, tất cả chừng sáu trăm thước thôi; nhưng toàn đơn vị của tôi chỉ có ba mươi sáu người. Trước kia bốn trăm, nay chỉ còn lại ba mươi sáu. Và cái nền đường sắt chết tiệt này lại cắt đôi khu vực ra làm hai phần không đều nhau: sườn phải ở trên đồi đài hơn sườn trái chừng gấp đôi. Mà tôi có hai đại đội, mỗi đại đội mười tám người, thực ra là hai tiểu đội. Cộng với hai đại đội trưởng và ba trung đội trường. Không kể xạ thủ súng máy và súng cối. Đấy, thế mà phải chỉ huy tất cả mọi người trong khi không có hào giao thông. Ban ngày, mỗi chiến sĩ trở thành một hỏa điểm biệt lập, tách rời khỏi những người khác. Bọn Đức có thể bắn dọc, bắn ngang, khắp nơi trong khu vực.

        Tôi đi tìm chỗ đặt sở chỉ huy, dù chỉ là tạm thời thôi, để mắc điện thoại. Chỉ rặt toàn là những đống đồ nát, những nhà kho cháy trụi, chẳng có hầm nhà gì cả. Nhưng Va-lê-ga đã giúp tôi. Cậu tìm ra được một cái cống bằng bê-tông cốt sắt dưới nền đường sắt và ngụy trang tốt. Nhưng trong đó đã có những chiến sĩ pháo binh rồi.

        Một trung úy cao cẳng có bộ râu nhỏ và thưa mọc tua tủa ra khắp tứ phía, gặp tôi một cách hằn học.

        — Không lôi thôi gì cả, tớ không cho vào. Ở đây, chúng tớ đã có năm người rồi. Mà cậu còn kéo cả sở chỉ huy vào đây.

        Nhưng tôi không muốn nói chuyện theo lối ngoại giao. Tôi ra lệnh đặt điện thoại và bảo sĩ quan tùy tùng viết báo cáo. Các chiến sĩ pháo binh chửi mắng, không chịu dịch những hòm của mình, nói rằng sẽ kiện lên thủ trưởng pháo binh Pô-giác-xki.

        — Thì cứ kiện đi! Các cậu ơi, cứ bố trí đi, chỉ có thế thôi. Nếu tôi chưa ra lệnh thì không được rời khỏi chỗ này.

        Các chiến sĩ thông tin chằng cần gì hơn nữa. Họ lập tức kéo dây, thu xếp chỗ ngay trên nền đá và đã bắt đầu gọi những «hoa lưu ly» và «hoa uất kim hương» của mình.

        Khác-la-mốp, sĩ quan tùy tùng, mắt cận thị, tất nhiên, đã làm mất cái cặp giấy cần thiết nhất và cứ lục lọi dưới chân; làm phiền mọi người.

        — Chắc là bỏ quên ở đằng kia rồi, ở sở chỉ huy trước, — anh lầm bầm một mình và lúng túng nhìn quanh.

        Ở con người đó có một đặc tính lạ lùng: ở đâu và bao giờ cũng bỏ quên cái gì đấy, Từ khi tôi được biết anh ta, anh đã kịp bỏ quên một áo ca-pốt, ba mũ sắt và cái ví của mình, Còn bút chì và bút thì chẳng cẩn phải nói nữa,

        Khoảng gần năm giờ các đại đội trường đến,

        — Thế nào? — tôi hồi,

        Các-nau-khốp, đại đội trưởng đại đội bốn thay cho Pê-tơ- rốp tử trận, nhún đôi vai rộng,

        — Đặt tạm cái đã, Súng máy thì không sao, còn các chiến sĩ thì... Đành phải ngồi tạm bợ cho qua ngày, trời sáng rồi; còn đến đêm thì bắt tay đào vậy. Trong những chiến hào như thế này, chẳng cố thủ được lâu đâu,

        Các-nau-khốp có giọng nói thấp, hơi ồ ồ, Anh nói hơi đứt đoạn, Chắc là cố chọn chữ. Còn nói chung thì tôi thích anh ta.

        Anh đến đơn vị chúng tôi chừng mươi ngày trước đây, Người to lớn, chân hơi cong, lông mày rậm và nối liền nhau ở gốc mũi, mắt màu xám, đeo ba-lô sau lưng, cúi khom người, cố len qua cái cửa hẹp và thấp.

        Vừa đúng lúc chúng tôi đang ăn trưa, Canh khoai tây khô và bánh mì khô. Mời ăn, nhưng anh từ chối và xin nước, uống ngon lành cả một ca to, to gần bằng cái thùng, rồi quệt môi và mỉm cười,

        — Chắc là tôi nốc hết cả món nước dự trữ của các anh rồi.

        Và hỏi đại đội của anh ở đâu,

        — Anh cứ ngồi nghỉ cái đã.

        Anh lại mỉm cười, như là muốn xin lỗi và lấy bàn tay lau trán ướt có một vạch đỏ do vành mũ lưỡi trai hơi chật,

        — Cả một tháng nghỉ ở bệnh viện rồi. Thậm chí lên được ba cân nữa cơ. Người ta chẳng cho thuốc hút đi đường. Mà không có thuốc, thì chính các anh cũng biết, như là...

        Khác-la-mốp đưa thuốc cho anh. Anh vấn một điếu to lạ lùng và ngồi im hút.

        Tôi hỏi một vài câu thông thường khi mới quen nhau. Anh ngồi trong góc ngay trên ba-lô của mình và bình tĩnh trả lời ngắn gọn. Sau đó đứng lên, đưa mắt tìm xem vứt tàn thuốc ở đâu, và không tỉm thấy chỗ nào thích hợp, anh vứt nó ra ngoài cửa.

        — Thế nào? Ai đưa tôi đi?

        Đến tối, tôi nhận được một báo cáo tỉ mỉ của anh có kèm theo cả những bản kê khai từng khấu súng máy và bản sơ đồ bố trí các loại súng của địch.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM