Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 10:14:21 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trong chiến hào Xta-lin-gơ-rát  (Đọc 12340 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #40 vào lúc: 03 Tháng Tám, 2019, 04:13:32 pm »


        Ăn cháo gạo với mứt xong, chúng tôi trở lại gặp thiếu tá. Anh ta đang đề phong bì bằng một nét chữ nhỏ nhắn của phụ nữ vói chữ «đ» uốn đuôi cong rất đẹp.

        — Trong các anh, ai là Kéc-gien-xép ?

        — Tôi.

        — Đây, anh thì riêng. Đến một trăm tám mươi tư. Tôi khuyên anh bắt gặp sư đoàn ấy ở đây. Từ khoảng tám giờ họ bắt đầu chuyển quân qua sông từ Bua-cổp-xki. Không thì ngày mai anh sẽ lùng khắp tiền duyên cũng không tìm được đâu.

        — Anh đưa cho tôi chiếc phong bi làm bằng tấm bản đồ địa hình.

        — Hãy cố gặp kỹ sư sư đoàn, rồi sau đó đến trung đoàn. Hay là tùy anh thôi.

        Những người khác cùng được phái đến sở chỉ huy các đơn vị công binh Quân đoàn 62.

        — Sở chỉ huy ở phía bên kia. Hôm qua, đóng ở mương xói Ban-nhi. Bây giờ thì hình như là chuyển đến chỗ nào đấy rồi. Ở đâu đây trong khu vực này thôi. Các anh hãy tìm lấy.

        — Thế ở một trăm tám mươi tư không cần thêm công binh nữa à? — I-go hỏi. — Đồng chí bảo là ở đấy một trung đội trường bị loại ra khỏi vòng chiến cơ mà.

        Thièu tá đưa mắt nhìn I-go qua cặp kính dày và do đó mắt anh ta hình như to và tròn như mắt chim.

        — Anh là thượng úy. Chúng tôi phái anh đi làm kỹ sư. Chúng tôi ở đây đang thiếu kỹ sư nhiều lắm, gay go thật, — và lấy cây bút chì gãi gốc mũi, anh nói thêm: — Trừ đồng chí được phái đến một trăm tám mươi tư, còn tất cả các anh nên đợi ở đây. Đêm sẽ có người ở sáu mươi hai đến lấy xẻng, thì các anh sẽ đi cùng người đó. Các anh hãy nghỉ tạm đâu đấy ở gần đây, dưới các cây liễu hoàn diệp vậy.

        Chúng tôi đi ra.

        — Cậu đi bộ à? — I-go hỏi.

        — Mình sẽ đi đến người điểu khiển giao thông, và ở đấy sẽ xem.

        — Tớ tiễn cậu.

        Tôi chia tay vóì Sa-pi-rô, Pen-gau-nít và Xa-môi-len-cô. Xê- đức lầy lòng bàn tay sần sùi nắm chặt tay tôi hồi lâu.

        — Đồng chí trung úy ạ, chúng ta sẽ còn gặp nhau.

        — Nhất định rồi, — cố tỏ ra vui, tôi đáp như mọi lần tiễn biệt. Giá được thì tôi rất vui lòng lấy cậu ta vào trung đội của mình.

        Sau vài phút, cậu đuổi kịp chúng tôi.

        — Đồng chí trung úy, đồng chí hãy lấy cái hộp đựng thuốc của tôi. Hộp của đổng chí thế là chẳng làm xong. Còn của tôi thì tốt, có hai ngăn.

        Rồi cậu đút vào tay tôi hộp đựng thuốc lá màu vàng, cỡ lớn đến nỗi tôi không tin rằng có thể bỏ nó vào túi được: trong hộp đó có thể đựng được trên nửa bảng1 thuốc lá. Lại bắt tay tôi. Sau đó bắt tay Va-lê-ga, rồi lại bắt tay tôi.

        Chúng tôi lặng thinh đi đến chỗ người điều khiển giao thông.

        — Một trăm tám mươi tư chưa đi qua. Có một tiểu đoàn công binh nào đấy mới đi, còn thì toàn là xe ô-tô thôi, — người điểu khiển giao thông nói; anh ta đứng tuổi có bộ ria thưa màu hung hung và hai tai to vểnh lên, bám đẩy bụi.

        Chúng tôi ngồi hút thuốc trong hòm một chiếc xe ô-tô bị phá hùy. Mặt trời đã lặn, nhưng còn sáng sủa về phía tây, trên thành phô Xta-lin-gơ-rát, bầu trời đỏ rực; và thật khó nói đo đâu mà nó như thế: do mặt trời lặn hay là do đám cháy. Ba cột khói đen ngòm từ từ tỏa ra trong không trung. Ở bên dưới, chúng nhỏ, đặc và đen như bồ hóng. Càng cao, chúng càng tỏa ra to hơn; còn khi ở độ rất cao thì chúng hòa lẫn với đám mây đen dày đặc và dài. Đám mây đen phẳng dẹt và không di động; mặc dù mỗi lúc lại có thêm những làn khói mới hòa vào, nhưng nó không dài ra, cũng không dày lên. Đấy, đã hai tuần rồi đám mây đen binh tĩnh và bất động ấy vẫn treo lơ lửng trên thành phố rực cháy.

        Còn chung quanh là những cây liễu hoàn diệp vàng chói trên nền đen sẫm, những cây liễu hoàn diệp mỏng manh và dễ thương làm sao! Xe ô-tô chạy qua trên đường. Người ta dừng xe, hồi đi đến chỗ qua sông số 62 hay Xóm Chài thế nào, rồi phóng xe đi tiếp. Đường rộng, bị giẫm nát vì xe chạy nhiều, khắp nơi đều có những ổ gà hình thoi, hình tam giác do các bánh xe đào xới lên. Thật khó mà biết được đâu là lề đường và nó rẽ đi đâu. Một cột chỉ đường đứng sừng sững, trước đây chắc là ở bên vệ đường. Nhưng bây giờ nó đứng ngay giữa đường và xe của ai đấy đã va vào nó làm nó xiêu vẹo, và tấm biển đề «Xta-lin-gơ-rát — 6 km» chỉ thẳng lên trời.

        — Đường lên thiên đàng đấy, — Va-lê-ga nói một cách ảm đạm. Thì ra cậu ta vẫn giữ được khiếu khôi hài hóm hỉnh. Điểu đó trước đây tôi không biết.

        Người điểu khiển giao thông đi đến gần.

        — Kia kia, đàn sếu đang bay, — và chỉ ngón tay bẩn thỉu, thô kệch lên trời. — Đối với chúng thì chằng có chiến tranh quái gì cả. Này, các đồng chí cán bộ chỉ huy, có thuốc lá không, hò'?

----------------------
        1. Một bảng Nga bằng 409,5 gam. — ND.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #41 vào lúc: 03 Tháng Tám, 2019, 09:41:01 pm »


        Chúng tôi đưa thuốc cho anh hút và theo dõi hồi lâu cái hình tam giác hạt cườm giống như thêu trên trời, đang bay về phương nam. Nghe rõ cả tiếng sếu kêu.

        — Thật là giống hệt như những chiếc «gioong-ke», — người điều khiển giao thông nói và nhổ xuống đằt, — trông mà đáng ghét.

        Sự so sánh đó đã thoáng qua óc, có lẽ là của mọi người cổ mặt ở đây, và chúng tôi bật cười.

        — Thế nào, đến đấy hay từ đấy đến? — người điểu khiển giao thông vừa cầm tay tôi để châm thuốc, vừa hòi.

        — Đến đấy.   .

        Anh lắc đầu và hút thêm vài hơi nữa.

        — Vâng... Ở đấy thì gay lắm, chứ còn nói gì nữa... — và bước đi.

        Những thương binh đi qua. Từng người một, từng đôi một.

        Họ đểu xám xịt, đẩy bụi và mặt mày mệt mỏi. Một người đèn ngồi và hỏi: có gì uống không. Va-lê-ga đưa bình-toong sữa cho anh ta. Anh uống lâu và chậm, làm vương vãi sữa. Anh bị thương ở ngực và qua chiếc áo va-rơi bị rách, trông rõ băng bẩn, bết máu trên bộ ngực xương xấu phù một lớp lông đen.

        — Thè nào, ở đấy ra sao, ở tiền duyên?

        — Xấu lắm, — anh lãnh đạm đáp và đưa tay chùi một cách khó khăn cặp môi nứt nẻ, bê bềt máu bẩn. Trong đôi mắt xám, cũng như cả người của anh, ngoài sự mệt mỏi rã rời ra, không còn gì khác nữa.

        — Nó tấn công dữ lắm à?

        — Chẳng còn ngóc đầu dậy được nữa.

        Anh muốn đứng dậy, nhưng lại ho, và trên môi có nước bọt hồng. Anh lại ngồi xuống, nặng nhọc thở. Có cái gì đấy khò khè trong họng hay là trong ngực của anh.

        — Người ít... Cái đó là xấu nhất...

        — Thế ai ở trong thành phố. Bọn chúng hay là quân ta ?   

        — Bố ai mà biết được thành phố ở đâu nữa... Chung quanh đang bốc cháy... Nó bỏ bom từ sáng mãi đến bây giờ... Nào cháu, cho hớp thêm tí nữa.

        Anh uề oải, đường như không muốn, kể môi vào miệng bình- toong và từ mép miệng một tia sữa chảy ra có màu hồng hồng vì máu. Rồi anh đứng đậy đi, dựa vào một cái gậy cong queo cổ nhánh và khó nhọc lê bước.

        Có ba chiến sĩ cưỡi ngựa đi đến gần người điểu khiển giao thông. Tôi bảo Va-lê-ga đến xem cổ phải họ là người của sư đoàn mà chúng tôi tìm đến không. Va-lê-ga đi đến gần họ, tay giữ sợi dây cương và hỏi cái gì đấy. Rồi quay trở lại.

        — Họ bảo rằng một trăm tám mươi tư đã đi thẳng đến chỗ qua sông rồi. Họ không phải thuộc sư đoàn ấy, nhưng có thấy các chiến sĩ.

        Ba chiến sĩ phi ngựa đi tiếp, tung lên một đám bụi mù mịt.

        — Thôi, thế thì tớ đi đây, — I-go nói.

        — Thôi, đi đi, — tôi đáp và chìa tay.

        Hình như, đáng lẽ phải nói thêm cái gì đấy nữa, nhưng không nói được.

        — Tớ không chào vĩnh biệt đâu, — I-go nói.

        — Mình cũng thế.

        Chúng tôi lắc tay nhau.

        — Va-lê-ga, thôi đi nhé! Nhớ chú ý cần thận đến trung úy nhé!

        — Tất nhiên rồi...

        — Thôi, tớ đi.

        — Mọi sự tốt lành, I-go nhé!

        — À... Con dao nhíp của cậu hình như tớ còn giữ.

        — Lẽ nào?

        — Hôm qua tó. mượn cắt bánh mì, — I-go sờ soạn trong túi. — Nó đây rồi, rơi sau lần vải lót.

        Anh chìa dao. Đó là chiến lợi phẩm của Va-lê-ga, con dao Đức rất đẹp, có hai lưỡi, ruột gà vặn nút chai, dùi, tuốc-nơ-vít và cả những dụng cụ gì gì nữa đầy chằng hiểu được.

        — Thôi, thế là hết. Đi mạnh khỏe nhé!

        — Thôi đi nhé!

        Và đẩy cái mũ ca-lô ra sau gáy, đút hai tay vào túi, anh ra đi. Dáng đi bình thường, tự nhiên và uể oải.

        Lẽ nào tôi và I-go không bao giờ được gặp lại nhau nữa?
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #42 vào lúc: 04 Tháng Tám, 2019, 03:00:35 pm »

       
18

        Cũng như mọi khi, ở chỗ bến phà qua sông thật khó lòng mà hiểu được cái gì đấy. Ngựa, xe tải, đại bác với xe kéo pháo, xe ô-tô đi lùi trong bóng tối. Và người. Người nhiều hơn cả: chửi mắng nhau, chen lẫn nhau, tranh giành nhau cái gì đấy. Xe chạm phải một người nào đấy. Người ta bỏ quên những cái thùng gì đấy. Tìm ai đấy tên là Xtê-xen-cô. Đợi ca-nô. Mắng chửi nó. Đáng lẽ phải có từ lâu, thế mà ca-nô vẫn không đến.

        Hai sư đoàn — 184 và một sư đoàn nào đấy nữa, hình như là 29 — lập tức cùng qua sông.

        Và trong toàn bộ tình trạng hỗn loạn tứ tung đó, mà phải tìm một kỹ sư công binh nào đấy của sư đoàn, hay sư đoàn trưởng, hay tham mưu trưởng sư đoàn đề đưa giầy tờ và đợi mệnh lệnh. Còn mệnh lệnh thì chắc chắn là sẽ chẳng có gì hết. Thế này thì đầu óc của mọi người đều đã rối tung rối mù lên rồi: phải chở cả đại bác, cả đạn dược, cả ngựa, và người thì đừng đề lạc mất, và nói chung tình hình như thế này, anh cũng thấy đấy, mà anh lại cứ làm phiền tôi nữa.

        Tôi tìm được một kỹ sư công binh, nhưng không phải ông ấy, tìm được một trung đoàn trưởng, nhưng cũng không phải ông ly.

        Có người nào đầy kéo tay áo của tôi.

        — Này ông bạn, có đèn pin không.

        — Có.

        — Hãy soi đèn giúp, ông bạn ơi. Không thì khổ quá. Người ta giao cho bản đồ, mà tối om thế này, thấy quái gì được...

        Tôi chỉ thấy một hình thù to lớn, mặc chiếc áo bông, còn ở ngực đeo lùng lẳng khẩu tiểu liên.

        — Nào, ta chui vào dưới chiếc thuyền. Chỉ hai. phút thôi... Thật đấy.
    
        Dưới chiếc thuyền chật chội và sực nức mùi gỗ mục. Tôi bấm đèn, Đèn sáng mờ mờ: pin sắp hết, Người kia có bộ mặt to và thô, hai mắt rộng và đôi môi dày, Ở cổ áo, có một hình chữ nhật con1. Anh ta khó khăn lắm mới kéo được tấm bản đồ ra khỏi xắc-cốt đầy ắp những giấy tờ.

        — Thế này thì đố ai mà hiểu được, — anh lấy móng tay bẩn chỉ vào hình tam giác đỏ không đều cạnh trên bản đồ, — Thế này mà cũng là bản đồ cơ đấy! Nhà máy trên bản đồ không ghi gì cả, Thì hiểu quái thế nào được chứ! — và anh chửi rủa một lúc lâu, — Phải đổi sư đoàn. Bảo rằng ở bến phà sẽ có phái viên, Thế mà chẳng có ma nào cả, Bây giờ thì phải tìm cái hình tam giác này trong thành phố, Sở chỉ huy sư đoàn, Chẳng có điểm định hướng, chẳng có cóc khô gì cả,

        Tôi hỏi anh ta ở sư đoàn nào. Thì té ra là tiểu đoàn trưởng của trung đoàn 1147 thuộc sư đoàn 184,

        — Hôm nay, kỹ sư bị tử trận có phải ở chỗ chúng ta không?

        — Đúng là ở chỗ chúng ta, Xư-gây-ca, Thì sao?

        — Mình được phái đến thay anh ấy,

        — Thế cơ à! — đại úy có mặt to thậm chí ngạc nhiên, —  Thế thì tốt. Đi với chúng tớ, Tớ chỉ một mình đơn thương độc mã. Chính ủy nằm ở tiểu đoàn quân y rồi, còn tham mưu trưởng thì ban đêm chẳng thấy gì cả.

        Chúng tôi từ dưới chiếc thuyền chui ra.

        — Cậu đợi tớ một tí, Tớ chi kiểm tra lại ngựa thôi. Chằng tin được mấy tay chuẩn úy đâu,

        Anh biến mất, như tan ra trong đám đông và trong tiếng ồn ào, Tôi tìm Va-lê-ga, Cậu đã nằm nghiêng cạnh những cái hòm gì đấy rồi và bình tĩnh ngủ, hai chân co lại để người ta không giẫm phải, Cậu có một cái tài lạ lùng là ngủ được trong mọi hoàn cảnh, Tôi ngồi xuống bên cạnh, Một luồng hơi mát nhè nhẹ từ sông bốc lên thật dễ chịu, Phảng phất mùi cá và dầu mỡ. Những con ngựa giẫm chân bên cạnh, làm rung động những bộ yên cương. Ở đâu đấy, đã xa lắm, vẫn nghe tiếng gọi ơi ới tìm Xtê- xen-cô.

        Thành phố rực cháy. Thậm chí không phải chỉ thành phố, mà cả bờ sông, trên một chiều dài mắt có thể nhìn thấy được, đều rực cháy. Thật khó nói đó là đám cháy hay cái gì. Đó là một cái gì lớn hơn nhiều. Chắc rừng tai-ga cũng cháy như thế: hàng tuần, hàng tháng trên hàng chục, hàng trăm cây số. Bầu trời đỏ rực, ùn ùn những đám khói. Hình thù thành phố đang cháy đen ngòm như từ một mảnh gỗ cắt ra, nổi bật trên nền trời. Chỉ có màu đen và màu đỏ thôi. Không còn màu nào khác nữa. Thành phố đen ngòm và bầu trời đỏ rực. Cả sông Vôn-ga cũng đỏ rực. «Như máu», — một ý nghĩ thoáng qua trong óc.

        Hầu như không thấy các ngọn lửa. Chỉ ở một chỗ, ở phía hạ lưu, có những ngọn lửa như những cái lưỡi ngắn run rẩy. Và trước mặt chúng tôi là những kho dầu hình trụ, bị nhầu nát, bị đồ sụp và móp méo như làm bằng giầy. Và từ đó, những ngọn lửa to lớn như những tai lửa mặt trời hùng mạnh bốc lên và ẩn khuất trong đám mây kỳ quái, nặng nề, chậm chạp ùn ùn cuộn khói màu đỏ thẫm.

--------------------
       1. Quân hàm đại úy, — ND.
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Tám, 2019, 06:15:13 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #43 vào lúc: 04 Tháng Tám, 2019, 06:16:25 pm »


        Hồi còn bé, tôi thích xem tờ tạp chí cũ của Anh trong thời kỳ chiến tranh mười bốn. Tờ tạp chí không còn đầu, không còn cuối, thế nhưng nó có những bức tranh tuyệt đẹp, to chiếm cả một trang giấy: những người lính Anh trong chiến hào, những trận tấn công, những trận thủy chiến với những làn sóng sùi bọt và những ngư lôi hạm đâm bổ vào nhau, những chiếc «bơ-lê-ri~ô», «phác-man», và «tau-be» buồn cười, giống như cái giá sách, bay liệng trong không trung. Thật khó rời khỏi những bức tranh ấy.

        Nhưng đáng sợ hơn cả là bức tranh buồn thảm, đồ sộ, chiếm cả hai trang giữa, tả cảnh thành phố Lu-vanh1 bị bốc cháy vì các trận ném bom của Đức. Trong tranh cổ cả ngọn lửa, cả những luồng khói giống như bông, cả những ngườì chạy, cả những ngôi nhà sụp đổ, cả những ngọn đèn chiếu trên bầu trời đỏ rực như báo điểm dữ. Nói tóm lại, bức tranh đó thật là đáng sợ và hấp dẫn đến nỗi không muốn lật sang trang khác. Biết bao nhiêu lần tôi đã vẽ lại bức tranh đó, tô bằng bút chì màu, bằng sơn dầu, bằng phấn màu nhỏ, và sau đó treo những bức tranh ấy trên tường nhà,

        Trước đây, tôi cảm thấy không có gì đáng sợ hơn, không có gì hùng tráng hơn cảnh tượng ấy,

        Giờ đây tôi nhớ lại bức tranh đó, Bức tranh khá đạt, Đến bây giờ, tôi còn nhớ mỗi một chi tiết trong tranh, mỗi một đường cong của đám khói cuồn cuộn bốc lên; và bỗng nhiên, tôi hoàn toàn nhận thấy rõ rằng nghệ thuật thật là bất lực, thật là yếu đuối xiết bao! Chẳng có những luồng khói cuồn cuộn nào, chẳng có những ngọn lửa thế lưỡi liếm bầu trời nào, chẳng có màu sắc phản chiếu hãi hùng nào có thể truyền đạt được cái cảm giác mà hiện nay tôi đang có, khi ngồi trên bờ sông trước mặt thành phố Xta- lin-gơ-rát bốc cháy,

        Trận đánh đang diễn ra ở bờ bên kia, Những viên đạn lửa từ những tràng súng máy và tiểu liên bắn ra, bay rà sát mặt bờ sông, Phải chăng bọn Đức đã đến tận sông rồi? Một vài loạt đạn dài bay qua sông Vôn-ga và mất hút ở phía bên này,

        Ở đâu đấy từ phía sau lưng, «ca-chi-u-sa» đang khạc đạn, Khi đi đến đây, chúng tôi đã thấy tám chiếc xe ô-tô cùng với các giàn súng «ca-chi-u-sa», Những viên đạn nóng đỏ, từ từ bay, vượt nhau trên bầu trời run rầy vì ánh hồng rực rỡ, và rơi xuống ở đâu đấy trên bờ đối diện, Không thấy đạn nổ, Chỉ thấy những ánh lửa chớp lên, Sau đó, tiếng nổ mới vang đèn tai,

        Có người nào đây cạnh tôi nhổ nước bọt và hài lòng chép miệng «chà, chà», Chỉ đến bây giờ, tôi mới nhận thầy các chiến sĩ đang nằm dài cạnh chúng tôi,

        — Mày có kịp đóng móng con ngựa đực không? — người nào đấy hỏi,

        — Kịp, Còn mày?

        — Kịp đóng con Liu-tích, còn con ngựa ô chỉ đóng được hai móng trước, Nó bị thương, nên không chịu,

        Tiều đoàn trưởng đi đến, Anh thở mệt nhọc,

        — Thật đấy, đi qua sông như thế này thì hóa điên mầt, Giảm thọ năm năm đấy, — Anh hỉ mũi kêu to, — Thiếu tướng đã đến đây. Nói rõ: bây giờ chúng ta, sau đó đèn lượt hai mươi chín. Tớ chỉ mới rời bến phà trong một phút thôi, thế mà họ đã xếp các thùng của họ xuống rổi. Pháo binh đã chuyển qua sông, mà đạn thì để lại bên này sông mới bỏ mẹ chứ, Vì sao họ không làm việc đó? Ai làm phiền họ kia chứ? Tớ thì cứ mỗi khẩu đại bác đều chở kèm theo đạn dược. Trời ơi, lại thằng quỷ này nữa.

        Tiều đoàn trưởng lại chạy khuất. Chỉ nghe thấy tiếng anh quát mẵng người nào đấy. Anh quay trở lại,

        — Thôi được, tất cả những cái đó đều không đáng kể. Bằng cách nào đấy chúng ta sẽ qua bờ bên kia được thôi, Quan trọng hơn là ở đằng kia...

        Mới hay là trung đoàn được lệnh đến hai giờ đúng phải chuyển quân qua sông xong; và đến bốn giờ đúng thay cho sư đoàn hầu như không còn tồn tại ở bờ bên kia, tại khu vực nhà máy «Vật phẩm kim loại» — đồi Ma-ma-ép, Bây giờ đã một giờ rồi, mà chưa một tiểu đoàn nào qua sông được, Ở bờ bên kia, chỉ có công binh, trinh sát viên và nhóm tác chiến của sở chỉ huy, Trung đoàn trưởng và tham mưu trưởng, hình như cũng đã ở bên kia, Điều chủ yếu là phải chuyển qua sông được toàn bộ pháo binh — cỡ bốn mươi lăm và bảy mươi sáu — đã giao cho tiểu đoàn và trước rạng đông thì đưa ra tiền duyên để chĩa súng bắn thằng vào quân thù,

        — Được, — tôi nói, — cứ đưa cho mình hai đại đội và các chiến sĩ tổ súng chống tăng, còn cậu cùng với một đại đội, phụ trách chuyển pháo binh. Của cậu một đại đội bao nhiêu người?

        — Khoảng một trăm.

        — Tuyệt, Thế là thỏa thuận với nhau nhé, Chỉ có điều cho biết chỗ đến chính xác.

        — Đây, ở cái hình tam giác chết tiệt này, Nói thật, tớ nghĩ rằng ở đấy chẳng còn ai nữa, Ở sư đoàn kia còn lại chừng một trăm người, chứ không hơn đâu, Đã choảng nhau hai tuần rồi ở bờ bên kia.

        Và anh lại chạy đi, quát mắng với ai đầy, Giọng của anh lanh lảnh, chắc là bờ bên kia cũng nghe rõ,

----------------------
        1. Một thành phố ở Bỉ. — ND.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #44 vào lúc: 05 Tháng Tám, 2019, 06:10:28 am »


        Chiếc ca-nô đến gần bờ. Ca-nô bé nhỏ, thấp lè tè, dường như nó cố ý nép mình dưới mặt nước đề không ai thấy nó, Nó kéo chiếc sà-lan cồng kềnh và chậm chạp có tay lái dài nhô lên.

        Chiếc ca-nô hồi lâu không thể cặp bến được, nó đi lùi, thở phì phi và chân vịt quay bắn tung nước lên. Cuối cùng người ta ném cầu tàu xuống. Một đoàn thương binh đài dằng dặc, thận trọng lên bờ. Họ đông. Đông lắm. Thoạt đầu là những người đi được, sau đến những người nằm trong cáng. Họ được khiêng đến ở đâu đầy trong các bụi cây. Nghe rõ tiếng còi ô-tô.

        Sau đó, người ta chất các hòm xuống ca-nô. Đầy đại bác xuống. Những con ngựa giẫm chân trên cầu tàu. Một con rơi tõm xuống sông, người ta kéo nó ra khỏi nước và lại dắt lên cầu. Thật là bất ngờ, mọi việc đều được tiến hành một cách bình tĩnh và có tổ chức. Thậm chí không nghe tiểu đoàn trưởng của tôi nói.

        Chúng tôi rời bến khi trời bắt đẩu sáng, và khối dày đặc trước đây không rõ là cái gì thì bây giờ là một dãy rừng liễu hoàn diệp ở phía sau lưng chúng tôi. Chúng tôi đứng áp sát người vào nhau. Có người nào đấy thở vào mặt tôi sặc sụa mùi tỏi. Ở đâu đấy dưới chân chúng tôi, bộ máy tàu kêu xinh xịch, trầm trầm. Có ai đấy đang ăn hạt quỳ và phun vò rất kêu. Va-lê-ga vắt cái áo ca-pốt ở thành boong tàu, chống khuỷu tay lên đấy và nhìn thành phố bốc cháy.

        — Thành phố to đấy chứ, — có người nào đầy nói sau lưng tôi, — chẳng khác gì Mảt-xcơ-va cả.

        — Không to, mà dài, — có một giọng trẻ con nào đấy chữa lại, — dài năm mươi cây số đấy. Trước chiến tranh tôi đã ở đấy.

        — Năm mươi à?

        — Đúng năm mươi, từ Xa-rép-ta đến nhà máy Máy kéo.

        — Ố!

        — «Ồ» cái gì?

        — Phải có nhiều đơn vị mới giữ được. Khoảng mươi sư đoàn. Mà cũng có thể đến mười lăm.

        — Thè cậu tưởng ở đây ít hơn à? Đêm nào cũng chuyển quân đến cả.

        Chièc ca-nô đi vòng doi đất nhọn, hầu như không nom rõ trong bóng tối. Ở đâu đấy phía sau chúng tôi, đạn súng cối bay, rít lên. Đạn rơi trong nước phía sau ca-nô.

        — Thằng Đức chẳng thích chúng ta đi, nó muốn dìm chúng ta xuống đáy Vôn-ga.

        Giọng trẻ con cười:

        — Thế thì nó muốn cái gì khác nữa. Tất nhiên là dìm chúng ta. Lính Nga ì oạp, — và lại cười.

        — Thằng Đức thì muốn nhiều cái lắm, — một người thứ ba nào đấy nói, cứ theo giọng thì có lẽ anh này đã đứng tuồi, — còn chúng ta thì không thể nào đi xa hơn nữa... Đã rút lui đến điểm cuối cùng rồi. Đến tận cùng của thế giới rồi. Chằng còn rút lui xa hơn nữa...

        Nghe rõ tiếng người nào đấy, vỗ vào áo ca-pốt của ai đầy.

        — Đúng đấy, bố già ạ. Đấy, chính là cách nói của dân lính thủy chúng tôi. Tự nguyện thì chúng tôi chẳng bò vào nước để tắm đâu. Nước lạnh lắm... Có đúng thế không, hả?

        Và mọi người cười rộ.

        Tôi cố gắng quay đầu lại. Nhưng rất khó, vì tôi bị ép tứ phía. Liếc nhìn, tôi chỉ thấy lờ mờ những chấm trăng trắng của các bộ mặt và tai của ai đấy. Ca-nô đi đến gần bờ.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #45 vào lúc: 10 Tháng Tám, 2019, 09:13:47 am »


19

        Chièc ca-nô lại không thể nào ghé sát vào bến được. Chúng tôi nhảy xuống nước đục ngầu và lạnh buốt.

        Quân ta chuyển lên bờ những cái hòm gì đấy và để ngổn ngang trên khắp bờ sông. Dưới chân thì vướng nào là dây xích, nào là thừng chão. Thương binh lặng thinh, cau có ngồi sát vào nhau trên các hòm và ngay trên đất.

        Bờ sông phẳng và toàn bằng cát. Xa hơn — bờ vách cao và gần như thẳng đứng. Và trên mọi vật là bầu trời đỏ rực đầy khói. Bắn nhau rất gần, như ở ngay sau lưng. Trời trở nên mát, và tôi mặc áo ca-pốt.

        Tiểu đoàn trưởng — họ là Cli-sen-xốp — đang quát người nào đấy quay đại bác không đúng.

        — Sao đẩy đại bác mà lại quay mâm súng ra đằng trước. Óc để ở đâu, hồ1? Đầu bờ...

        Các chiến sĩ ì oạp lội trong nước, mang theo súng máy, súng cối và đạn súng cối đu đưa trên lưng và trên ngực. Họ túm năm tụm ba từng đám trên bờ. Và tất nhiên, hút thuốc. Cli-sen-xốp chạy đến với tôi. Giọng của anh đã khản đặc.

        — Cậu hãy nhận đại đội bốn và năm, và chuyển quân đi! Còn tớ sẽ cho đại bác lên bờ, Và theo các cậu ngay... Có điều là phải phái liên lạc đến, đề khỏi phải lang thang tim vô ích, Ở chỗ tớ có cậu Xi-đo-cô đấy, Cậu ấy sẽ tìm ra tất cả, Cậu cứ hỏi Pha- rơ-be, đại đội trưởng đại đội năm, — Và cầm mép áo ca-pốt của tôi kéo về phía mình, anh thì thào vào tai: — Nghe nói sư đoàn kia bị đánh tan chẳng còn gì nữa, Cậu cố tìm cho được những trinh sát viên của chúng ta, Họ ở đâu đấy đằng ấy... Không có tớ thì cậu đừng có vướng vào chiến đấu đấy, — và anh đút chiếc bình-toong vào tay tôi, — Này, uống đi, lấy sức mà lên đường.

        Rượu trắng nóng bỏng ở cổ một cách dễ chịu và như một tia nóng chạy khắp bên trong.

        Các cán bộ chỉ huy tập hợp quân, Một người cao cẳng, hơi gù, mặc chiếc áo ca-pốt ngắn đến đầu gối và đeo kính, Họ của anh là Pha-rơ-be, Có lẽ, xuất thân từ trí thức: «anh có thấy không», «nói đúng ra là», «tôi nghĩ rằng», Người khác, Pê-tơ-rốp, mảnh khảnh, gầy gò và còn là trẻ con, Cái đó làm tôi không thích lắm,

        Chúng tôi đi đọc theo bờ sông, về phía thành phố, Chân thọc sâu vào cát, Thỉnh thoảng khi đạn súng cối rít lên, chúng tôi ngồi xuống, Các chiến sĩ đi, chẳng nói chẳng rằng, bước khó khăn, thở mệt nhọc và tay thì giữ những viên đạn súng cối đu đưa, Hôm nay, họ đã đi gần bốn mươi cây số.

        Một dãy dài thương binh đi ngược lại phía chúng tôi, họ đi hàng hai, hàng ba hay hàng một, chống vào khẩu súng trường, Họ hỏi bến phà ở đâu.

        Đạn rít lên ngay trên đầu. Rơi lõm bõm xuống nước. Những viên đạn lửa nhảy vút lên cao và tắt ngấm trong không trung.

        — Bọn Đức ở đâu, hở? — các chiến sĩ hỏi những người gặp trên đường. Những người kia khoa tay một cách mơ hồ về phía chúng tôi đang đi đến,

        — Chẳng xa... Gần hơn đi đến nhà...

        Chúng tôi đi qua một tòa nhà trắng, chắc là tháp nước; từ trong đó có những ống dài chạy ra, Rồi con đường lên cao, Trên đường, người ta khiêng đại bác đi xuống,

        — Đi đâu? — tôi hỏi,

        Chẳng có ai trả lời cả.

        — Khiêng đại bác đi đâu thế?

        — Thề mày là ai? Không thầy tình hình thế nào à? Đề lại cho bọn Đức hay saơ

        Tôi rút súng lục ra.

        — Quay trở lại...

        — Trở lại đâu?

        Có người nào đấy mặc áo ca-pốt không cài cúc, đội mũ ca- lô trật ra sau gáy, huých vào ngực tôi.

        — Anh hùng như mày thì chúng tao thấy đủ rồi!.. Ca-xua-ra, đừng thèm đề ý! Cứ khiêng đi.

        Bỗng nhiên, tôi cảm thấy không đủ không khí thở và có cái gì đấy chặn ở họng.

        Đạn đã bắn ngay vào bờ sông.

        Ở phía trên đường, — từ đây chỉ trông rõ cần chắn ngang đường đứng sừng sững, cái cột bị đồ và những cuộn dây thép vứt ở đấy, — có vài hình thù hiện ra. Nấp vào cái cột, chúng bắn, rồi chạy xuống dưới.

        Cổ người nào đầy lấy vai huých tôi và chửi.

        Tôi quay lại và thẳng cánh đánh vào cái mặt trăng trắng đang nhảy trước tôi.

        — Quay lại!.. — tôi thét vỡ họng đến nỗi trong tai nghe rung lên, và chạy lên phía trên đường.

        Bọn Đức đã ở ngay bên kia đường sắt. Đường ray chạy đèn tận mép bờ cao. Những dãy toa chứa dầu lửa đứng lù lù trên nền đỏ rực của cái gi đấy đang cháy. Khẩu súng máy của ta từ đâu đấy ở bên phải, từ dưới những bánh xe, bắn ra tặc tặc.

        Tôi bò dưới toa tàu. Áo ca-pốt vướng vào cái gì đầy và rách toạc. Vạt áo làm phiền lắm, cứ rối lung tung giữa hai chân. Tôi áp mặt vào đường ray — thấy lạnh và dễ chịu, — và cố gắng nhìn xem bọn Đức ở đâu. Thẳng góc với đường ray — một đường phố. Lát đá và thẳng tẳp. Bên trái là các kho dầu. Từ một kho, khói bốc lên. Ở vách có ba lỗ với bờ mép rách ra do đạn đại bác đâm thùng. Giống hệt những vết thương. Bên phải là những nhà chứa đồ đạc đã bị cháy sém, chung quanh rào dây thép gai.

        Có lẽ bọn Đức ngồi trong các kho dầu: những chấm đỏ, trắng, xanh từ đấy bay đèn. Đạn trúng vào các toa dựng dầu lửa kêu đôm đốp.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #46 vào lúc: 14 Tháng Tám, 2019, 10:34:50 am »


        Đầu óc hoạt động rất minh mẫn. Có lẽ chúng có hai khẩu súng máy, và theo tôi, đều là trung liên cả. Súng cối không có. Thế là tốt. Pha-rơ-be phải tấn công từ bên trái: đánh thẳng vào các kho dầu. Còn tôi — tấn công con đường, vòng các kho dầu từ bên phải. Súng máy bắn trực diện. Cần phải kịp chạy qua đường và sau đó dọc theo tường đá.

        Pha-rơ-be bò đi. Bò vụng về, hoi nghiêng người, khập khiễng phía bên phải.

        Một vài viên đạn bắn vào toa đựng dầu, ngay trên đầu. Một tia dầu lửa mòng manh, uốn cong, phun vào đường ray trước mặt tôi, và tôi cảm thấy trên mặt những tia nước li ti, như từ lọ phun nước hoa. Một chiếc pháo sáng bay vút lên không trung. Nó chiếu sáng những kho dầu, những nhà chứa đồ đạc, và bức tường đá. Những bóng đen nhảy múa điên loạn, cái co ngắn lại, cái kéo dài ra. Pháo sáng rơi xuống phía sau chúng tôi, nghe rõ tiếng nó kêu xì xì.

        Đền lúc rồi... Tôi đặt mầy ngổn tay vào mồm, — chiếc còi tôi đã đánh mất hồi còn ở gần Cu-pian-xcơ. Chằng hiểu vì sao tôi cảm thấy hình như không phải tôi, mà một người nào khác ở cạnh tôi huýt còi mồm.

        Tôi chạy đến cái kho dầu có ba lỗ thùng. Từ bên phải và bên trái, quân ta thét lên. Tiều liên nổ giòn giã. Những băng đạn tiểu liên đút vào trong túi áo ca-pốt cứ đập vào hai đầu gối. Có người nào đấy chạy trước tôi, đầu đội mũ không lưỡi trai có những dải vải bay phấp phới. Tôi không thể nào đuổi kịp được. Các kho dầu biến đâu mất, và tôi chỉ thấy những dải vải mà thôi. Những dải dài lắm, chắc là đến tận thắt lưng.

        Tôi cũng thét lên cái gì đấy. Hình như chỉ là «a-a-a-a»1. Chằng hiểu vì sao chạy nhẹ nhàng và vui vẻ. Và ở bụng thấy rung rung: do tiểu liên đang bắn. Và ngổn tay trò ấn cò đến đau ở khớp xương.

        Các kho dầu lại hiện ra, nhưng là những cái khác, nhỏ hơn một tí, có những ống ngoằn ngoèo như rắn. Ống nhiều lắm và phải nhảy qua chúng.

        Sau các kho dầu là bọn Đức. Chúng chạy về phía chúng tôi và cũng thét lên. Những dải vải đen biến mất. Thay vào đó là chiếc áo ca-pốt màu xám và cái mồm mở rộng. Cũng biền mất nốt. Ở hai bên thái dương mạch máu đập mạnh, và chẳng hiểu vì sao thấy đau ở hàm.

        Không thấy bọn Đức nữa.

        Ở phía trước là những cánh cổng trắng có mạng lưới sắt. Tôi sẽ chạy đến cổng và ngồi xuống; rồi chạy tiếp xa hơn... Nhưng tôi không thể dừng lại được, cổng đã ở phía sau rồi, còn trước mặt tôi là đường nhựa và những tòa nhà gì đấy.

        Sau đó, tôi nằm sấp và không thể nào đút băng đạn vào khẩu tiểu liên được nữa. Hai tay run. Trong rãnh có cái gì đầy vướng.

        — Tiều liên bị trúng đạn rồi... Đồng chí lấy khẩu này...

        Hình như Va-lê-ga nói câu đó, nhưng tôi không có thì giờ quay lại.

        Qua mạng lưới — tôi nằm cạnh bức tường thấp bằng đá có dăng mạng lưới mắt cáo, như ở các chuồng gà — lại trông rõ bọn Đức đang chạy. Chúng đông. Chạy qua sân nhà máy, dùng tiểu liên đen tì vào bụng bắn ra, và cảnh tượng đó giống như một cuộc đốt pháo bông vô nghĩa. Bọn Đức thậm chí ban ngày cũng bắn đạn lửa.

        Tôi bắn hết cả một băng đạn, rồi đến băng khác. Cảnh đốt pháo bông bièn mất. Bỗng nhiên, trở nên yên tĩnh ngay. Tôi uống trong bình-toong của ai đấy và không thể nào rời bình được.

        — Đồng chí trung úy, chắc đã ăn cá mòi muối có phải không? — người nào đầy có nhúm tóc trước trán, mặc áo sọc xanh và đội mũ lính thủy không có lưỡi trai, bé nhỏ, nhàu nát, đang cầm bình-toong và nói.

        Tôi uống hết nước. Hình như chưa bao giờ tôi được uống nước lạnh ngon như thế, Tôi tìm Va-lê-ga, Cậu ở ngay đó, đang lắp đạn vào băng. Những viên đạn vàng chói nằm thành một đống con bên cạnh. Gần cậu là một thanh niên mặt tròn đang vội vã hút hết hơi này đến hơi khác một mẩu tàn thuốc còn cháy. Rồi nhổ nước bọt vào nó và dí nó xuống đất.

        Ở phía trước là sân nhà máy rải nhựa và phẳng lỳ. Sau sân là chỗ thải sắt vụn, chiếc đầu máy với những toa bị phá hủy và một công trình xây dựng gì đấy màu trắng như nhà bốt của đường sắt, có một cái ban-công nhỏ. Ở phía sau cũng là sân, trồng trải và to lớn.

        Địa điểm hạng bét: chằng đào công sự được, chẳng ẩn mình được — chỉ có một hàng giậu bằng đá thấp lè tè.

        Rõ ràng là phải chiếm cái nhà và ụ sắt. Còn ở đây thì không thể  nào cố thủ được. Tôi chuyển mệnh lệnh cho Pha-rơ-be và Pê-tơ-rốp. Hai người cũng ở cạnh bức tường, ở bên phải và bên trái của tôi. Người thanh niên mặc áo sọc xanh lính thủy đút ngòi nổ vào những quả lựu đạn tròn có khía to.

        — Tốt... đúng... — cậu nháy con mắt đen hơi nheo — Tôi biết rõ cái nhà đó. Nhà tuyệt lắm. Và hầm nhà tốt vô song!

        — Cậu đã ở đây?

        — Cố thủ ở đấy suốt đêm, cho đến khi bọn Đức đuổi ra. Chúng tôi đến từ tối. Trinh sát. Tìm sở chỉ huy.

        Cậu đút một quả lựu đạn vào túi, một quả thì cài vào đai thắt lưng.

-----------------
        1. Khi xung phong, các chiến sĩ Liên-xô thường hô «U-ra!». — ND.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #47 vào lúc: 14 Tháng Tám, 2019, 10:35:24 am »


        Pha-rơ-be ra hiệu là anh đã sẵn sàng. Một lúc sau — Pê-tơ- rốp. Bọn Đức bắt đầu bắn súng máy từ đâu đấy ở bên trái. Thế là bọn súc sinh đã đào công sự để cố thù rồi. Phải tranh thù thời gian, khi các khẩu súng máy khác của chúng chưa bắn.

        Người thanh niên mặc áo lính thủy, hơi chồm người dậy, giống như ở điểm xuất phát chạy thi, — một chân duỗi thẳng, chân kia co lại, — khóe mắt căng thằng, không nhấp nháy, chăm chú nhìn tôi. Trên tay trái, dưới khuỷu một tí có xăm cái gì đầy, hình như là tên.

        Tôi ra hiệu.

        Có cái gì đấy thấp thoáng: tối và nhanh đến nỗi có gió. Vôi trát tường rơi xuống. Người thanh niên vừa xông thằng đến nhà, vừa vung khấu tiểu liên. Đèn nhà chừng sáu mươi thước, và cái sân phẳng lỳ.

        Và bỗng nhiên, cả sân đầy ắp những người chạy, kêu, màu xanh, màu đen, có sọc. Người thanh niên mặc áo lính thủy đã ở cạnh nhà. Biến mất sau cánh cửa. Bọn Đức bắn loạn xạ, rồi ngừng hẳn. Trông rõ chúng chạy ra sau nhà/Rất dễ nhận ra chúng, vì chúng mặc áo ca-pốt rộng, không thắt đai.

        Tất cả những điều đó xảy ra nhanh chóng đến nỗi tôi không kịp suy nghĩ. Chung quanh trống trải. Chỉ còn tôi và Va-lê-ga. Và mũ ca-lô của ai đó trên sân rải nhựa màu xám.

        Chúng tôi bò qua mạng lưới. Cúi gập người, chạy đến nhà. Ở giữa sân có ba hay bốn người chết. Tất cả đều nằm. gục đầu. Không thấy rõ mặt.

        Cạnh nhà là một đường hào dài dằng dặc, khuất ở đâu 'đấy dưới ụ sắt. Tôi nhảy xuống hào. Có người nào đấy đang lục túi của một thằng Đức chết.

        — Cậu làm gì thế, hở?

        Người chiến sĩ không đứng dậy, quay đầu lại. Trên khuôn mặt rám nắng và đầy mụn, hai con mắt nhỏ màu xám ngạc nhiên nhìn tôi.

        — Sao lại làm gì?.. Lấy chiến lợi phẩm...

        Cậu ta vội vã đút cái gì đấy vào túi và vướng víu sợi dây chuyển. Có lẽ là chiếc đổng hồ.

        — Bước đi khỏi chỗ này! Cút đi cho rảnh mắt!

        Có người nào đầy đụng vào vai tôi.

        — Ấy, trung úy, đó là trinh sát của tôi. Khe khẽ tí chứ.

        Tôi quay lại. Người thanh niên mặc áo lính thủy, mồm ngậm điếu thuốc. Đôi mắt hẹp và dữ sáng lên dưới mở tóc phù lòa xòa trên trán.

        — Còn cậu là ai?

        — Tôi? — mắt cậu ta lại càng nhíu hẹp lại, và những đường gân trên hai má sần sùi, rám nắng giật giật.

        — Tru-mắc, chỉ huy đội trinh sát đi bộ.

        Bằng một cử động không thấy được của đôi môi, điếu thuốc chuyển ngay sang mép khác trong mồm.

        — Hãy chấm dứt ngay hành động thồ phỉ ấy. Rõ chứ?

        Tôi nói chậm rãi và bình tĩnh một cách không tự nhiên.

        — Hãy tập hợp người của mình và bố trí gác đi. Sau mười lăm phút đến báo cáo. Rõ chứ?

        — Thế anh là ai mà ra lệnh?

        — Có nghe tôi nói không? Tôi là trung úy, còn anh là chuẩn úy. Chỉ có thế thôi. Và không được lấy bất cứ chiến lọi phẩm nào, nếu tôi không cho phép.

        Cậu ta chằng trả lời gì. Chỉ nhìn. Mặt hẹp, đôi môi mỏng bặm chặt. Mớ tóc phù xuống trên mắt. Đứng dạng chân, tay đút túi, và người hơi lắc lư phía sau ra phía trước.

        Chúng tôi cứ đứng như thế và nhìn nhau. Nếu cậu ta không quay lại và không đi ngay, thì tôi sẽ rút súng lục ra.

        Xoẹt-xoẹt... Hai viên đạn bắn vào thành chiến hào, giữa tôi và cậu ta. Tôi liền ngồi xồm. Một viên đạn xoáy tròn quay ở cạnh chân tôi. Nó đã trúng vào một vật gì cứng. Người trinh sát viên thậm chí không nhúc nhích. Đôi môi mỏng của cậu hơi run và trong, mắt bật rõ sự chế nhạơ

        — Trung úy sợ cơ à?

        Và uề oải kéo cái mũ không có lưỡi trai bé tí từ sau gáy đèn tận mắt, rồi chậm rãi, không vội vàng quay lưng và đi hơi khập khiễng. Quần bó sát và mông của cậu hơi dô ra.

        Hai chiến sĩ khiêng súng máy trong đường hào. Hào chật, nên súng máy đưa đi rất khó.

        — Các cậu làm cái cóc gì thế, chỉ có chắn đường người ta thôi! — tôi quát họ và tôi thấy bực mình, vì họ cứ lặng thinh và chỉ có mắt nhấp nháy.

        Họ đứng dậy và ép mình vao thành hào đề tôi đi qua.

        — Sao lại đứng thế? Khiêng tiếp đi chứ!

        Cả hai người lập tức tóm lấy chân súng máy và cố đẩy súng đi xa hơn. Tôi nhảy qua súng và đi trong đường hào.

        — Đồ gắt mắm tôm... — giọng nói của một trong hai người bay đến tại tôi.

        Tôi rẽ về tay phải. Các chiến sĩ đã đào công sự trong đất. Pê-tơ-rốp loay hoay, gắt gỏng các chiến sĩ, nhưng không thể đặt khẩu súng máy được — chằng hiểu vì sao nó cứ trượt xuống.

        Pê-tơ-rốp còn rất trẻ. Chắc là mới ra trường cách đây không lâu. Cái cổ mảnh khảnh. Đôi ủng rộng vung vẩy ở chân.

        — Thế nào, đồng chí trung úy, theo đổng chí thì tốt chứ? — anh nổi, sau khi đã kê dưóì súng một cái hòm gì đấy. Anh đưa đôi mắt xanh biếc nhìn tôi có ý hỏi.

        — Thôi được.

        — Còn khẩu thứ hai của tôi ở đằng kia, sau chỗ rẽ ngoặt kia. Đồng chí có muốn xem không? Từ đó trông rõ cả mô đất.

        Chúng tôi đi đến đấy. Từ đấy quả là trông rõ thật. Bọn Đức ngồi sau mô đất. Chốc chốc thấp thoáng những chiếc mũ sắt.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #48 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2019, 09:56:38 pm »

   
        Ngồi xổm, tôi viết báo cáo. Đại đội bốn và năm và trung đội trinh sát viên đi bộ đã bố trí phòng ngự rìa phía tây nhà máy «Vật phẩm kim loại». Người bao nhiêu, đạn dược bao nhiêu. Số đạn dược thì tôi giảm bớt xuống một ít, dù rằng hôm nay khó mà hy vọng có cung cấp thêm được.

        Xi-đô-cô, chính là người mà Cli-sen-xốp đã nói với tôi, nhanh nhẹn, mắt xềch giống như người Trung-quốc, chỉ vừa kịp nhét bản báo cáo vào mũ ca-lô, thì bọn Đức bắt đầu tấn công.

        Từ đâu đầy, những chiếc xe tăng xuất hiện. Sáu chiếc. Chúng bò phía bên phải. Từ sau nền đường sắt ra. Ở đấy, hình như có cẩu: từ chỗ chúng tỏi nhìn ra khống thấy được. Mà chúng tôi chỉ có bổn khẩu súng chống tăng và khoảng hai chục quả lựu đạn. Chỉ có thể thôi. Đại bác đâu rồi nhỉ? Tôi đã quên khuấy về đại bác. Lẽ nào lại chạy mất rồi... Bây giờ chỉ còn trông cậy vào ụ sắt mà thôi. Có thế là những chiếc xe tăng sẽ không bò qua được... Bên cạnh tôi, là một chiến sĩ đánh xe tăng mặt rám nắng, ria vàng và quăn lại làm cho có vẻ hiên ngang. Anh nóng. Và lần lượt cởi hết tất cả: áo bông, áo va-rơi, áo cánh. Ở trần trùng trục, bộ lưng phẳng lỳ và rất trắng của anh sáng lên.

         Trong đường hào chật và không tiện. Các chiến sĩ bò từ chỗ này qua chỗ kia, đầu gối chạm nhau và nguyền rủa.

        Những chiếc xe tăng chạy thẳng đến chúng tôi...

        Bậy thật! Không có điện thoại. Khó mà biết được tình hình ở đâu như thế nào.

        Xe tăng dừng lại trước ụ sắt và bắn. Đạn rơi ở đâu đấy phía sau. Chắc là đạn thỏi thép, nên không nghe tiếng nổ. Từ đâu đấy bên phải, giọng the thé trong họng của Tru-mẳc vang đến. Cậu ta thét gọi Va-nhi-út-sca nào đầy đem lựu đạn chống tăng đến. 
— Dưới hầm nhà, trong góc, chỗ để ấm nước ấy mà...

        Một chiếc xe tăng bò qua ụ sắt được. Những xích sắt kêu loảng xoảng. Nó nghiêng khi phía bên này, khi phía bên kia và bò thằng đến chúng tôi. Trông rõ chữ thập đen đáng ghét. Anh chiến sĩ đánh xe tăng ở trần đứng dạng chân, tì mông vào thành hào và nhắm. Mũ ca-lô rơi xuống và trên đầu cạo trọc có một vòng tròn không rám nắng, trắng như cái lưng của anh.

        Bẳn trúng hay không?

        Chữ thập càng bò đến gần hơn...

        Có người nào đấy thét vào tai tôi. Tôi chẳng nhận ra được cái gì cả.

        — Cái gì thế?

        — Bọn Đức đi vòng từ bên trái. Bộ binh của chúng từ phía trái đầu máy đi đến...

        Thế sao súng máy lại im? Ở đằng ấy có hai súng máy cơ mà.

        Tôi chạy theo đường hào. Pê-tơ-rốp và người nào đấy nữa ở cạnh súng máy. Súng bị hóc. Băng đạn không đút vào được.

        — Vì sao súng máy thứ hai cũng im?

        Cặp mắt xanh trẻ con như sắp khóc.

        — Tôi không biết, thật đấy. Năm phút trước...

        — Lựu đạn! Nào, ném lựu đạn đi!

        Những viên đạn rít lên ngay trên đầu.

        Tôi ném hết quả này đến quả khác — những quả lựu đạn Đức có cán dài. Tôi giật sợi dây và vứt qua ụ đất bên ngoài chiến hào. Bọn Đức đã ở sát chiến hào. Chúng thét lên...

        Vì sao súng máy không bắn?

        — A-a-a-a-a-a ...

        Cổ cái gì đầy rơi xuống người tôi... Tôi nhảy ra một bên và thẳng cánh nện bằng quả lựu đạn... Trong tay tôi không còn cái gì khác. Có cái gì đấy nặng nề rơi phịch xuống đáy hào. Tôi ném thêm bốn quả lựu đạn nữa. Đó là những quả cuối cùng: không còn gì nữa. Quỷ thật, tiểu liên đâu?

        Tôi muốn rút khẩu súng lục từ trong bao ra, nhưng quai da không tháo được. Không thể nào rút súng ra được... Đồ quỷ!

        Và bỗng nhiên... Yên lặng...

        Cạnh chân tôi có ai đấy mặc chiếc áo ca-pốt màu xám, nằm gục mặt trong góc hào. Trước chiến hào không có ai cả. Trống trải. Phải chăng đã đánh lùi được bọn chúng ư?

        Theo đường hào, tôi chạy lui. Các chiến sĩ lên quy-lát răng rắc. Mọi việc vẫn như trước. Pê-tơ-rốp ở cạnh khẩu súng máy.

        — Báo cáo đồng chí trung úy, đâu vào đấy cả rồi. Súng bắn được rồi.

        Cặp mắt xanh cười vui vẻ như trẻ con.

        — Đồng chí có thấy chúng tôi quật lại thế nào không? Chúng chạy ngay lập tức.

        Quay người lại sát khấu súng máy, anh bắn một tràng. Cái cổ gầy gò của anh rung lên. Cái cổ mảnh khảnh, tội nghiệp làm sao! Và một lỗ hỏm sâu ở phía sau gáy. Và cổ áo rộng thùng thình. Trong đó cái cổ như một ống sậy lắc lư. Chắc trước đây không lâu, cũng như thế, anh đấ đứng cạnh bảng đen và chớp đôi mắt xanh hiển lành, mà không biết trả lời thầy giáo như thế nào.

        — Thè sao khẩu kia không bắn được? Theo tôi, hình như nó cũng có liên quan nào đấy với anh.

        Đôi mắt xanh bối rối nhìn xuống.

        — Báo cáo đồng chí trung úy, tôi đi ngay bây giờ đến xem sao.

        Anh dựa vào nòng súng máy và đứng dậy. Hai tay cũng mảnh khảnh, như trẻ con, có những nốt tàn hương.

        — Tôi cảm thầy hình như...

        Đôi mắt của anh bỗng dừng lại, giống như đã thấy cái gì đấy rất thích, và toàn thân hơi nghiêng, từ từ ngồi phệt xuống đáy hào.

        Thậm chí chúng tôi không nghe cả phát súng bắn. Viên đạn trúng vào trán, giữa hai lông mày.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #49 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2019, 09:57:04 pm »


        Các chiến sĩ kéo anh đi. Đôi chân mảnh khảnh trong những chiếc ủng rộng vung vẩy một cách bất lực trên mặt đất. Một người khác đã ở cạnh súng máy. Và cổ của anh này thì béo và đỏ. Tôi chỉ định chính trị viên làm đại đội trưởng. Rồi đi đến cái nhà trắng.

        Bọn Đức lặng im. Có lẽ chúng chuẩn bị đợt tấn công mới. Các chiến sĩ kéo những người bị tử trận trong đường hào. Bây giờ họ làm phiền những người sống. Họ được xếp vào một chiến hào nhánh. Hai chiến sĩ cúi gặp người, khiêng ai đấy. Tôi tránh một bên nhường đường. Những cánh tay phẳng, trắng với bàn tay rám nắng, giống như đeo găng tay, kéo lê trên mặt đất. Không nom rõ mặt. Mặt đầy máu. Đầu đu đưa. Trên đỉnh đẩu một vòng tròn trắng, do đội mũ ca-lô. Chính là anh chiến sĩ đánh xe tăng. Cũng xếp vào chiến hào, đặt lên trên một người nào đầy mặc quẩn bê bết máu và từ trong xà cạp một cái thìa nhôm lòi ra.

        Tôi không kịp đi đến cái nhà trắng được. Bọn Đức lại tấn công. Chúng tôi đánh lùi chúng. Sau đó lại...

        Cứ như thế, kéo dài đến bữa ăn trưa. Hai hay ba mươi phút nghỉ: hút thuốc, lắp đạn, đút một mầu bánh mì vào mồm và lại... Lại những hình thù màu xám, những tiếng kêu, những tràng súng và tình trạng hỗn độn, loạn xạ.

        Có một lần, những chiếc «hây-nơ-ken» bay tít tận trời cao, cao đèn nỗi chúng tôi không thấy chúng, và ném bom chúng tôi. Nhưng bom roi vào bọn Đức. Các chiến sĩ cười vang.

        Xi-đô-cô vẫn không thấy về. Và hai người nữa được phái đi sau, cũng không về. Có lẽ họ bị ném bom. Trong không trung, không một phút nào ngừng tiếng động cơ rú ầm ầm. Từ trên chòi cao, nom rõ một đám mây trắng bò lan trên bờ sông.

        Sau bữa ăn trưa, từ đâu đấy pháo binh của ta bắt đầu bắn. Nã vào nền đường sắt. Một vài viên đạn lạc trúng cả vào chiến hào của chúng tôi. Bọn Đức vẫn không chịu yên. Chúng không cho xe tăng ra trận. Còn chiếc kia có chữ thập nằm gục vào ụ sắt — đã bị phá hủy. Nhưng chúng nã súng cối rất dữ. Bên ta có nhiều người tử trận và bị thương. Những người bị nhẹ, chúng tôi đưa ra bờ sông. Những người bị nặng thì khiêng đến hầm nhà dưới nhà, hầm đó rộng có nắp bê-tông cốt sắt.

        Khoảng gần chín giờ, bọn Đức đã kiệt sức. Đến mười giờ thì yên hẳn. Chỉ có thỉnh thoảng những khẩu súng máy khạc đạn.

        Trong hầm nhà người ta hút thuốc nhiều đến mức không chịu nồi. Khói bò lan ra thành từng lớp. Một ngọn bấc đang phun khói trong đĩa. Những thương binh nằm chật cả hầm nhà, xin nước uống. Mà nước thì không có. Đành phải lấy nước từ sông Vôn-ga mang về, mà dọc đường thì người ta uống gần hết.

        Va-lê-ga đưa cho tôi một mầu bánh mì và mỡ lợn muối. Tôi ăn chằng ngon miệng gì cả.

        Tru-mắc phờ phạc đi đến, mặc chiếc áo lính thủy rách. Cậu ngồi trên bàn và nhìn tôi. Rồi cởi áo qua đầu. Trên ngực vạm vỡ và rám nẳng của cậu có xăm một con chim đại bàng quắp một người đàn bà trong vuốt chân. Trên núm vú trái, một trái tim có lưỡi dao găm đâm xuyên qua; còn trên vai, chiếc đầu lâu và những xương chéo. Phía dưới khuỷu, một lỗ thùng nhỏ xuyên qua tay, hầu như không có máu. Có lẽ xương còn nguyên vẹn, nên bàn tay vẫn hoạt động được. Ma-ru-xi-a, chị cứu thương, có hai má tròn trĩnh, đỏ ửng và hai mớ tóc vàng tết đuôi sam buộc ra đằng sau, đang băng vết thương.

        Các chiến sĩ trinh sát hôm nay diệt được hai chiếc xe tăng. Một chiếc do Tru-mắc, còn chiếc kia do người trinh sát viên mặt đầy mụn, chính vì cậu ta mà giữa chúng tôi đã xảy ra va chạm.

        Tôi hỏi Tru-mắc vì sao không báo cáo gì cả.

        — Thế thì báo cáo cái gì?

        — Về ngày hôm nay, về thiệt hại. Trong quân đội có chế độ báo cáo sau trận chiến đấu.

        Tru-mắc từ từ quay lưng .lại. Tôi không thấy mặt cậu. Cái lưng đẫm mồ hôi, vởi một rãnh sâu dọc xương sống, bóng loáng.

        — Ngày thì, như chính anh thấy đấy, nắng ráo; còn thiệt hại thì có gì đáng gọi là thiệt hại? Tôi mất cái mũ không có lưỡi trai, chỉ có thế thôi. Còn hỏi gì nữa không?

        — Còn. Nhưng không phải ở đây. Chúng ta hãy đi ra ngoài một lúc.

        — Ở ngoài đó có đạn., Có thể giết chết.

        Tôi cố nuốt giận và đi đến cửa ra. Tru-mắc cũng thế.

        Dựa vai vào khung cửa, cậu ngậm điếu thuốc.

        — Này, đồng chí trung úy. Chúng ta giải quyết hòa bình với nhau đi nào. Anh đừng đụng đến trinh sát viên. Thế thì tốt hơn, thật đấy.

        — Tốt hơn hay xấu hơn, đó là vấn đề khác. Của anh có bao nhiêu người?

        — Hai mươi bốn. Trước đây thế nào, thì bây giờ vẫn như thế. Còn trinh sát viên thì tôi khuyên...

        — Ai diệt xe tăng?

        — Ai diệt cũng thế thôi, phải không?

        — Anh diệt ư?

        — Thì tôi đấy... Chứ không phải anh...

        — Anh hãy kể đã diệt nó như thế nào.

        — Buồn ngủ quá, thật đấy. Sau chiến tranh, rồi chúng ta sẽ nói chuyện về xe tăng.

        — Tôi nhắc anh nhớ rằng hiện nay tôi thay tiểu đoàn trưởng.

        — Còn tôi thì do đâu mà biết được?

        — Thề thì tôi nói cho anh biết đấy.

        — Tiểu đoàn trưởng là Cli-sen-xốp. Ngoài ra, tôi chỉ phục tùng trung đoàn trưởng và chỉ huy trưởng trinh sát mà thôi.

        — Bây giờ các đồng chí đó không có, vì thế anh phải phục tùng tôi. Tôi là trung đoàn phó phụ trách đơn vị công binh.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM