Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 04:28:15 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trong chiến hào Xta-lin-gơ-rát  (Đọc 12336 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #10 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2019, 03:03:55 pm »


        Đôi chân rã rời. Gót chân trái hơi trầy da. Nói chung, ủng của tôi rất xấu, hoàn toàn bị hồng. Thế là tôi chằng nhận được đôi ủng bằng vải bạt. Đành phải lấy dây thép quấn lại hay sao. Đáng lẽ phải nghe Va-lê-ga và đi giày cao cổ một ngày, thì đã chữa được đôi ủng rồi. Còn bây giờ ai biết được bao giờ sẽ gặp kho vật dụng. Trung đoàn chắc đã đi xa rồi, khoảng bảy, tám mươi cây số. Nếu hai ngày qua họ đi thì chẳng ít hơn được. Có thể là họ dừng lại phòng ngự ở đâu đấy hay là đang chọc thủng qua trận tuyến của bọn Đức. Dân địa phương nói rằng: «Sáng chủ nhật bộ đội đi qua. Còn tối thì pháo binh đi». Chắc là quân của sư đoàn chúng tôi. «Họ chỉ dừng lại một giờ và đi tiếp. Anh em bộ đội mệt lử và không vui».

        Thề thì mặt trận ở đâu? Ở trước mặt, ở sau lưng, ở bên phải hay ở bên trái? Mặt trận có tồn tại hay không? Trên bản đồ thường người ta vẽ mặt trận bằng một đường đỏ đậm; còn quân địch thì vẽ màu xanh. Hôm qua, đường xanh ấy còn ở phía bên kia sông Ô-xcôn. Còn bây giờ thì sao?

        Có lẽ trước sáng bọn Đức chẳng bắt đầu làm gì. Chắc là không sớm hơn hai giờ, sau khi nhận thấy chúng tôi im lặng, chúng mới phái trinh sát đi điều tra. Chừng ba bốn giờ sau mới bắt đầu cho bộ binh qua sông. Thậm chí còn chậm hơn nữa, vì phải tập hợp, ra lệnh và vân vân, cho nên đến năm giờ mới bắt đầu được. Bây giờ tám giờ, tám giờ kém năm. Tất nhiên, bọn trinh sát đi mô-tô đã có thể đuổi kịp chúng tôi. Nhưng chắc là chúng không có loại trinh sát đó. Còn bộ binh thì chẳng đuổi kịp được. Xe tăng và ô-tô thì không thể sớm hơn buổi tối, mà cũng có khi đến sáng mai chưa thể qua bờ này được. Tất cả đều phụ thuộc vào điều này: chúng có những đơn vị cầu phao hay không.

        Bọn Đức đã tiến đến gần Vô-rô-nét. Có thể là chúng đã chiếm thành phố đó rồi. Sao không nghe súng bắn? Hôm kia còn nghe súng đại bác bắn từ phía bắc. Sau đó bắn ít hơn và chuyển về phía đông bắc. Còn bây giờ thì không nghe gì cả. Hoàn toàn yên lặng.

        Các chiến sĩ nhốn nháo xúm quanh nồi cháo kê. Như mọi khi, họ càu nhàu là người ta múc cháo cho họ ít. Họ rung các cây táo. Tôi đứng dậy và đi đến gần Si-ria-ép. Anh ngồi lau súng lục. Xà cạp phơi bên cạnh.

        — Nào, chúng ta đi chứ?

        Nheo mắt, Si-ria-ép nhìn qua nòng súng lục ra ngoài sáng.

        — Để các cậu ấy ăn xong thì lên đường. Chừng hai mươi phút nữa, chứ không hơn đâu.

        — Đến Bê-len-cai-a Mới còn bao nhiêu cây số nữa?

        — Chừng sáu, bảy mươi cây số. Bản đồ kia kìa.

        Tôi đo trên bản đồ. Thì ra sáu mươi lăm cây số.

        — Còn hai chặng đường nữa.

        — Nều cố gắng thì trưa ngày mai sẽ đến.

        — Đến thì đến, nhưng có gặp ai ở đấy không chứ. Tôi sợ là sẽ gặp không phải người cần gặp. Tôi chẳng thích sự yên lặng này...

        Trung úy Xa-vra-xốp, sĩ quan tùy tùng đi đến; cả mặt anh ta đỏ gay vì những chấm tàn hương. Anh có vẻ lo âu. Anh ngồi xuống và hút thuốc.

        — Thế là thiếu mất hai người rồi.

        Si-ria-ép đặt súng lục xuống miếng vải xà cạp và quay về phía Xa-vra-xốp.

        — Sao lại thiếu?

        — Ma nào biết được vì sao... Xi-đô-ren-cô ở đại đội một và Cơ-vát ở đại đội hai. Buổi tối thì còn...

        — Họ biến đi đâu mất?

        Xa-vra-xốp nhún vai.

        — Có lẽ là chân bị trầy? Hả?

        — Chắc là không.

        — Nào, gọi hai đại đội trưởng đến đây.

        Si-ria-ép nhanh chóng lắp súng và quấn xà cạp. Các đại đội trưởng đi đến.

        Té ra Xi-đô-ren-cô và Cơ-vát là người đồng hương. Ở đâu đấy gần vùng Hai sông. Khi chúng tôi đóng quân phòng ngự thì vợ của một trong hai người đã đến thăm chổng. Bao giờ hai người ấy cũng cố gần nhau, dù ở hai đại đội khác nhau. Trước đây không thấy họ làm điều gì xấu cả.

        Si-ria-ép bặm môi, im lặng nghe. Anh nhìn một bên, ở chỗ nào đầy. Không đứng dậy, không nhìn các đại đội trưởng, anh nói chậm chạp và gần như lạnh lùng:

        — Nều còn để mất dù chỉ một người, thì tôi sẽ dùng khẩu súng lục này để bắn đấy. — Anh vỗ vào bao súng của mình. —  Hiểu chứ?

        Hai đại đội trưởng không trả lời gì, đứng nhìn xuống đất. Mi mắt của một người giật giật.

        — Hai thằng cha ấy thì chẳng tìm được nữa rồi. Bây giờ về bảo vệ xó bếp... Đổi với chúng thì không còn chiến tranh nữa rồi... — Anh mắng và đứng dậy. — Hãy tập hợp quân để lên đường.
     
        Đôi mắt của anh hẹp và sắc, như đâm nhói vào người ta. Tôi chưa bao giờ thấy anh như thế. Anh chữa lại áo va-rơi, sửa lại các nếp áo nhăn ở bụng, — anh làm những việc đó bằng những động tác ngắn gọn và mạnh mẽ, — bấm chốt an toàn và đút súng vào bao.

        Các chiến sĩ đi ra đường, vừa đi, vừa quấn xà cạp, còn ở tay thì cầm cà-mèn sữa. Những người đàn bà đứng cạnh cồng, lặng thinh, những cánh tay thô kệch nặng nề buông thõng xuống theo thân mình. Ở mỗi nhà đều cổ người đứng nhìn chúng tôi đi qua. Cả trẻ con cũng nhìn. Không ai chạy theo chúng tôi. Mọi người đểu đứng nhìn.

        Chỉ có một bà cụ ở tận cuối làng lúc thúc chạy đến. Mặt cụ nhăn nheo như một quả táo khô. Trong tay cụ cầm một bình sữa chua. Có một chiến sĩ nào đằy chìa cà-mèn ra. «Cảm ơn cụ». Cụ nhanh chóng làm đấu thánh cho anh ta và cũng nhanh chóng lạch bạch đi lui không ngoái cồ lại.

        Chúng tôi đi tiếp.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #11 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2019, 11:29:35 am »


5

        Chúng tôi gặp I-go thật là hoàn toàn bất ngờ. Anh ta cùng với La-da-ren-cô, liên lạc viên của ban chỉ huy, cả hai người cưỡi ngựa, nhô lên trước mặt chúng tôi, như từ dưới đất hiện ra. Những con ngựa mệt lử, toàn thân mồ hôi nhễ nhại, thở phì phì. I-go không đội mũ ca-lô, người đen đùi, đầy bụi và ở má một vềt sây sát.

        — Nước!

        Anh uống ở bình-toong. Ngửa đầu, anh ừng ực uống hồi lâu và cục hầu ở cổ cử động. Nước chảy xuống sau cổ áo, để lại những đường trắng trên cổ và cằm. Chúng tôi không hỏi gì cả.

        — Băng cho con ngựa đi, La-da-ren-cô...

        La-da-ren-cô dắt con ngựa đi. Con ngựa tía to lớn — theo tôi là của chính ủy — đi khập khiễng. Chân sau ở bên trái của nó bị đạn. Máu đông lại và ruồi bâu vào.

        I-go lấy bàn tay lau môi và ngồi xuống bên lề đường.

        — Tình hình xấu tệ, — anh nói ngắn, — trung đoàn bị đánh tơi bời...

        Chúng tôi im lặng.

        — Thiếu tá bị giết... chính ủy cũng thế...

        I-go cắn môi dưới. Môi của anh rất đen vì bụi bám đầy, khô quánh và bị nứt nẻ.

        — Tiểu đoàn hai không biết bây giờ ở đâu... Còn tiểu đoàn ba bị diệt gần hết. Không có pháo binh. Còn một khẩu bốn lăm ly, nhưng cũng bị gãy bánh xe... Cho hút với nào... Hộp thuốc lá bị mất.

        Cả ba chúng tôi hút thuốc. Báo không có, nên chúng tôi xé từ giấy ở cuốn sổ tay để vấn thuốc.

        — Bây giờ Mác-xi-mốp quyền trung đoàn trưởng... Cũng bị thương. Ớ tay trái... trúng thịt. Sai chúng tôi tìm các cậu và bảo quay lại.

        — Đi đâu?

        — Đi đâu... bây giờ thì ai mà biết được. Có bản đồ không? Tôi chẳng còn cái gì cả. Không có bản đồ, không có xắc-cốt, mà chẳng có liên lạc viên. Đành phải lấy La-da-ren-cô đi theo vậy.

        — Thế A-phôn-ca bị giết à?

        — Bị thương... Có thể đã chết rồi... Bị vào bụng... Đưa đến tiểu đoàn quân y, nhưng cả tiểu đoàn quân y cũng tan tành...

        — Cả tiểu đoàn quân y?

        — Cả tiểu đoàn quân y. Cả đại đội thông tin của sư đoàn, và tất cả hậu cần... Cho thêm nước nữa...

        Anh uống thêm vài ngụm và súc miệng. Bây giờ tôi mới nhận thấy rằng trong hai ngày qua I-go đã gầy đi biết bao. Má thóp lại. Đôi mắt đen sáng lên, tóc quăn lòa xòa trên trán.

        — Tóm lại, ở trung đoàn giờ đây chỉ còn chừng một trăm người thôi, không hơn đâu. Nói đúng hơn là khi tôi đi có một trăm. Đó là kể tất cả, cả thủ kho, cả anh nuôi nữa. Công binh của cậu đến nay còn nguyên vẹn. Hình như chỉ có một người bị thương thôi... Thuốc cậu cháy chứ?

        Anh châm thuốc, lấy mấy ngón tay giữ điếu thuốc của tôi. Anh hút vào thật sâu và thả ra một luồng khói to và mạnh.

        — Tóm lại, Mác-xi-mốp bảo đi tìm các cậu, rồi đến gặp anh ta.

        Si-ria-ép lấy bản đồ ra.

        — Gặp anh ta? Ở đâu?

        — Đã mất liên lạc với sư đoàn bộ rồi. — I-go lấy bót thuốc lá gãi đầu suy nghĩ. — Chính Mác-xi-mốp tự mình quyết định. Có lẽ sư đoàn bộ đứt liên lạc với chúng ta. Lần cuối cùng sư đoàn bộ đóng cách Bê-len-cai-a Mới chừng hai chục cây số. Nhưng chúng mình không đi tới Bê-len-cai-a Mới được.

        — Thế bây giờ bọn Đức ở đâu?

        — Bọn Đức? Chúng đang đánh chén cách đây chừng mươi, mười hai cây số. Và uống rượu vang...

        — Chúng có nhiều không?

        — Đầy đủ lắm! Tính ra chừng bốn chục xe ô-tô. Toàn là loại năm tấn và sáu bánh. Cứ tính mỗi xe mười sáu thằng, vị chi sáu trăm năm mươi thằng.

        — Chúng tiến đi đâu?

        — Chúng chằng báo cáo cho tớ. Từ đấy có hai đường. Một đi đến đây, còn đường kia — hình như là đường đá loại tốt — đi về phía nam...

        — Mác-xi-mốp ra lệnh đi đâu?

        — Mác-xi-mốp à? — I~go lấy ngón tay chỉ trên bản đồ. —  Đền Căn-tê-mi-rốp-ca. Nói đúng hơn, đến làng Ấp Nhỏ. Nếu đến đấy mà không gặp thì cứ đi đúng hướng nam đến Ban-xcơ Cũ.

        Chúng tôi tập hợp các chiến sĩ.

        Từ đường lớn chúng tôi rẽ ngoặt và đi trên đường làng. Khắp nơi chung quanh, là những khóm lúa mì cao cong xuống vì những hạt trĩu nặng. Các chiến sĩ bứt bông lúa, lấy bàn tay vò và nhai những hạt lúa chín vàng. Chim sơn ca bay cao vút trên trời và hót vang. Chúng tôi đi chỉ mặc áo mai-ô, vì mặc va-rơi nóng quá.

        Té ra mọi việc đã xảy ra rất đột ngột. Quân ta đi đến một làng nào đấy và bố trí ở lại đấy. I-go ở với tiểu đoàn ba. Tiều đoàn hai ở đâu đấy phía trước, chừng năm cây số. Quân ta bắt đầu nấu ăn. Những chiến sĩ bị thương đi qua, nói rằng bọn Đức ở xa chừng bốn mươi cây số, hình như bị quân ta chặn lại.

        Và bỗng nhiên từ đó, từ làng mà tiểu đoàn hai đóng, các xe tăng xuất hiện. Mươi, mười hai chiếc. Không ai hiểu gì cả. Bắn nhau, chạy tứ tung. Chẳng biết bọn xạ thù tiểu liên Đức từ đâu hiện ra. Trong khi bắn nhau, thiếu úy và chính ủy bị hy sinh. Quân ta phá hùy ba xe tăng. Bọn xạ thù tiểu liên bị đuổi ra khỏi làng. Quân ta thiết lập tuyến phòng ngự vòng tròn. Ngay lúc đó, Mác-xi-mốp phái I-go đi tìm chúng tôi. Khi anh vừa ra khỏi làng thì bọn Đức xông vào tấn công: khoảng hai mươi xe tăng và bọn bộ binh đi xe mô-tô, chừng năm mươi chiếc. Chúng bắn I-go trên đường và làm bị thương con ngựa. Còn vì sao có vết sây sát ở má, thì chính anh cũng không biết, lúc đó anh không cảm thấy gì cả?

        Chúng tôi đi qua hào chống tăng. Hào chạy suốt cánh đồng theo hình chữ chi lớn, chạy khuất ở đâu đấy mãi tận chân trời. Đất còn tươi màu, rõ là người ta mới làm. Các hào đều sạch sẽ, cấn thận, vạch theo đúng quy cách và chu đáo ngụy trang bằng cỏ. Cỏ còn xanh chưa kịp khô.

        Tất cả những cái đó còn lại đằng sau — đồ sộ, không cần thiết và chằng ai đùng làm gì cả.

        Chúng tôi cứ đi như thế suốt ngày. Thỉnh thoảng ngồi nghỉ ở đâu đấy dưới bóng cây sồi. Sau đó lại đứng dậy và bước đi trên con đường khô, màu xám. Không khí rung rung vì nóng quá. Bụi nhiều lắm. Hễ lấy tay sờ lên trán là bàn tay đen ngòm. Thân mình ngứa ngáy vì mồ hôi. Áo va-rơi của các chiến sĩ ướt sũng, xà cạp cũng thế. Thậm chí thuốc cũng chẳng muốn hút nữa. Những con châu chấu rè rè kêu inh ỏi.

        Ớ trong một làng nào đấy, các bà bảo rằng một giờ trước, bọn Đức đã đi qua. Chừng hai mươi xe ô-tô. Còn chiều tối thì bọn đi xe mô-tô nhiều vô kề. Và tất cả đều đi về phía sau rừng. Tình hình trở nên phức tạp. Đành phải đề các xe tải lại. Chúng tôi tháo súng máy ra khỏi xe, còn đạn thì chia tay cho các chiến sĩ. Một phần lương thực cũng phải đề lại, chẳng làm thế nào khác được.

        Ban đêm trời mưa. Mưa nhò, khó chịu.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #12 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2019, 11:31:14 am »

     
6

        Sáng tinh mơ, chúng tôi gặp túp nhà kho bị phá hoại dở dang; túp nhà bằng đá xây, không có mái, chỉ còn chơ vơ những kèo nhà. Có lẽ trước đây, chỗ này là trại chăn nuôi gà vịt: chung quanh đầy dẫy phân gà. Buổi sáng, trời u ám và ẩm ướt. Chúng tôi bị lạnh, môi thâm tím, còn trong ủng thì nước óc ách. Nhưng không thể nhóm lửa được, vì từ xa đã có thể trông thấy túp nhà này.

        Tôi chưa kịp ngủ dưới chiếc áo mưa vải bạt mà Va-lê-ga đã căng ra cho tôi, thì có người nào đó lầy mũi ủng thúc vào chân tôi.

        — Này, kỹ sư, dậy mà phòng ngự đi... Bọn Đức.

        Từ dưới chiếc áo mưa chỉ trông rõ đôi ủng của Si-ria-ép có những đường nhăn xếp lại và hung hung đồ vì bùn lấm. Mưa phùn lâm thâm rơi. Qua những chiếc kèo nhà trông rõ bầu trời xám xịt, thê lương.

        — Bọn Đức nào?

        — Nhìn xem thì thầy.

        Si-ria-ép chìa ống nhòm. Cách xa chừng một cây số rưỡi, một đoàn người nào đấy chuyển động song song với túp nhà của chúng tôi. Chúng không đông, chỉ chừng hai mươi tên. Không có súng máy. Chắc là bọn trinh sát.

        Si-ria-ép quấn mình trong chiếc áo mưa vải bạt.

        — Chúng đi đến đây làm quái gì thế này? Đường của chúng thiếu hay sao, hở? Nhất định là chúng sẽ xông đến đây, đến túp nhà kho...

        I-go đi đến.

        — Chúng ta sẽ phòng ngự đến cùng, hả? Đồng chí tiểu đoàn trưởng?

        Có lẽ là anh ta cũng đã ngủ một bên má đỏ ửng và có những vết lằn. Si-ria-ép không ngoái lại, vẫn nhìn trong ống nhòm.

        — Rồi... Đã lo liệu rồi, khi cậu đang say giấc nồng cơ. Người đã bố trí xong, súng máy đã đặt xong. Chính thế... Chúng dừng lại.

        Tôi lấy ống nhòm và nhìn. Bọn Đức đang hội ý bàn cái gì đấy, mặt kính ống nhòm bị mưa ướt nên nom không rõ. Phải lau luôn. Chúng đi rẽ về phía chúng tôi. Từng thằng một lần lượt theo nhau đi xuống khe hẻm nhỏ. Có thể là chúng định đi theo khe hẻm. Trong chốc lát không thấy mống nào cả, nhưng rồi các hình thù lại hiện ra. Bây giờ gần hơn. Từ mương xói chúng đi ra và đi ngay ở trên cánh đồng.

        — Khi tôi chưa nói thì chớ khai hỏa vội, — Si-ria-ép nói khẽ. — Hai khẩu súng máy tôi đặt ở túp nhà bên cạnh, từ đó bắn cũng tốt...

        Các chiến sĩ nằm dọc theo tường túp nhà kho cạnh các cửa và cửa sổ. Có một người nào đấy không có va-rơi, chỉ mặc áo mai-ô và choàng chiếc áo mưa, lù lù lòi lên trên kèo nhà.

        Dãy lính địch đi thẳng về phía chúng tôi. Không cần ống nhòm đã có thề phân biệt từng thằng một được rồi. Cả bọn đều khoác súng tiểu liên trên vai: bọn Đức hoàn toàn không nghi ngờ gì cả. Đẳng trước là một tên gầy, cao lêu nghêu và đeo kính, chắc là tên chỉ huy. Nó không mang tiểu liên, mà đeo súng lục ở bên hông trái; bọn Đức bao giờ cũng đeo súng lục bên hông trái cả. Tên chỉ huy đi hơi khập khiễng, rõ ràng là nó mệt. Bên cạnh là một tên nhỏ bé đeo cái ba-lô to sạu lưng. Đút tay vào quai ba-lô, nó hút trong tẩu thuốc ngắn và theo nhịp đi nó gật gà gật gù cái đầu, giống như chim mổ. Có hai tên đi chậm lại phía sau. Chúng cúi xuống, nhìn cái gì đấy.

        I-go huých vào sườn tôi.

        — Xem kìa... thấy không?

        Ở. chỗ toán lính Đức đầu tiên đã hiện ra, có cái gì đấy đang di động. Bây giờ khó phân biệt là cái gì, vì mưa làm trở ngại.

        Và bỗng nghe tiếng hô cạnh tai:

        — Bắn!

        Tên đeo kính đi trước ngã phịch xuống đất. Tên đi theo cũng thế. Và thêm một vài tên nữa. Bọn còn lại chạy, ngã, vấp, lại lồm cồm bò dậy, xô lấn lẫn nhau.

        — Thôi!

        Si-ria-ép đặt súng máy xuống; những quy-lát kêu răng rắc. Một tên Đức cố bò đi. Quân ta đã diệt nó. Nó đang bò chống cả hai chân hai tay, bỗng cứng đờ ra trong tư thế đó, rồi từ từ ngã xuống và nằm nghiêng. Không còn nghe và thầy gì nữa. Vài phút kéo dài như thế.

        Si-ria-ép chữa lại chiếc mũ ca-lô bị lệch ra sau gáy.

        — Có thuốc cho hút với nào.

        I-go tìm thuốc lá trong túi.

        — Bây giờ chúng lại bò đến.

        Anh rút cái hộp tròn màu hung hung đựng thuốc lá. Bọn Đức thường đựng bơ và mứt trong những cái hộp như thè. — Chằng sao, còn kịp hút. Có điếu thuốc thì dù sao cũng xôm trò hơn. — Si-ria-ép vấn một điếu thuốc to bằng ngón tay. — Chằng biết chúng có súng cối không nhỉ? Nểu có thì...

        Một viên đạn súng cối nổ ầm cách túp nhà hai bước, ngắt lời của anh ta. Một viên thứ hai nổ ở đâu đầy sau bức tường, viên thứ ba nồ ngay trong túp nhà.

        Bắn như thế chừng năm phút. Si-ria-ép ngồi xổm, tựa lưng vào vách. Tôi không thấy I-go. Đạn súng cối cứ từng loạt năm, sáu viên bay tới. Rồi ngừng trong vài giây, và lại năm, sáu viên khác. Có người nào đấy ở bên cạnh rên lên giọng cao, hầu như giọng đàn bà. Rồi bỗng yên lặng ngay.

        Tôi chống tay, hơi nhổm dậy và nhìn qua cửa sổ. Bọn Đức chạy trên cánh đồng thằng đến chỗ chúng tôi.

        — Hẵy nghe lệnh tôi!..

        Si-ria-ép đứng lên và chỉ một phóc đã đến bên súng máy.

        Ba loạt súng ngắn vang lên. Rồi một loạt dài hơn.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #13 vào lúc: 06 Tháng Bảy, 2019, 11:58:44 pm »


        Bọn Đức biến mất trong mương xói. Chúng tôi đưa các chiến sĩ ra khỏi túp nhà kho, họ đào hầm cố thù ở phía sau bức tường. Trong túp nhà, chúng tôi chỉ để lại hai khẩu súng máy: bây giờ chừng đó cũng đù rồi. Chúng tôi đã có bốn người bị thương và sáu bị hy sinh.

        Chúng lại bắn. Dưới sự yểm hộ của súng cối, bọn Đức bò ra khỏi mương xói. Chúng kịp chạy được chừng hai mươi thước, chứ không hơn. Địa điểm ở đây phẳng lỳ, nên chằng nấp vào đâu được. Chúng chạy từng thằng một vào mương xói. Còn phẩn lớn cứ ở tại chỗ. Những thân hình bọn lính lù lù như những mô màu xanh trên mặt đất sét mọc đầy cò dại.

        Sau lần thứ ba thì bọn Đức ngừng tấn công. Si-ria-ép lấy tay áo lau trán ướt đẵm nước mưa và mồ hôi.

        — Bây giờ chúng sẽ bao vây đấy... Bọn chúng thì tôi biết rồi. Xa-vra-xốp trèo qua cửa sổ. Mặt anh ta tái nhợt. Thậm chí tôi cảm thấy hình như đầu gối anh run.

        — Ờ túp nhà kia bị chết gần hết... — anh khó nhọc thở dốc lấy hơi, — Mảnh đạn làm hỏng súng máy rồi... Theo tôi... — anh bối rối đưa mắt nhìn từ tiểu đoàn trưởng đển tôi và lại nhìn tiểu đoàn trưởng.

        — «Theo tôi» thì sao? — Si-ria-ép hỏi một cách gay gắt

        — Phải... giải quyèt... như thế nào cơ...

        — Giải quyết! Giải quyết! Không có cậu tôi cũng biết giải quyết cái gì rồi... Có bao nhiêu người bị loại ra khỏi vòng chiến?

        — Tôi còn.., chưa... chưa tính.

        — Chưa tính...

        Si-ria-ép, đi đến bức tường phía sau của túp nhà kho. Qua cửa sổ bị phá hủy trông rõ cánh đồng bằng phẳng, đơn điệu, không một bụi cây con.

        — Sao? Sẽ chuyển quân chứ? Ớ đây chúng chẳng cho sống đâu...

        Anh quay lại. Mặt anh hơi tái đi so với mọi khi.

        — Mấy giờ rồi? Đồng hồ của tôi chết rồi.

        I-go xem đồng hồ.

        — Mười một giờ hai mươi.

        — Nều thế thì... — Si-ria-ép cắn môi. — Đành phải hy sinh một mình súng máy thôi vậy. Phải yểm hộ cho chúng tôi.

        Té ra, trong số xạ thù súng máy chỉ còn lại một mình Phi-la- tổp. Cru-gơ-li-cốp bị giết, Xê-vát-chia-nốp bị thương. Si-ria-ép đưa mắt nhìn túp nhà.

        — Còn Xê-đức. Xê-đức đâu?

        — Kìa, cậu ấy ngồi trên kèo nhà.

        — Nào, đến đây!

        Cậu thanh niên mặc mai-ô, khéo léo đu người và nhẹ nhàng phóc xuống đất.

        — Cậu có biết dùng súng máy không, hở?

        — Biết, — cậu ta đáp khẽ, hầu như chỉ mấp máy đôi môi.

        Cậu nhìn thằng vào mặt Si-ria-ép không chớp mắt.

        Mặt cậu còn non nớt, toàn một màu hồng, có những sợi lông măng vàng trên đôi má. Và mắt thì hoàn toàn trẻ con: màu xanh lam, vui vẻ, hơi xếch và có những hàng lông mi dài như của con gái. Với bộ mặt đó thì còn đuổi theo chim bồ câu và đánh lộn với trẻ con láng giềng. Và hoàn toàn không hợp với bộ mặt đó — như nhầm lẫn của ai — là cái cổ vững chắc, đôi vai rộng, những bắp thịt căng, rung rung vì mỗi cử động. Cậu không mặc áo va-rơi. Áo mai-ô cũ rích, bạc màu sột soạt dưới sức ép của những thớ thịt trẻ trung.

        — Áo va-rơi đâu? — Si-ria-ẻp nhịn cười, nhưng cố hỏi một cách nghiêm khắc theo giọng tiểu đoàn trưởng.

        — Báo cáo đồng chí tiểu đoàn trưởng, tôi đang giết rận... Và lúc đó thì... bọn Đức kia... Kìa áo va-rơi, sau khẩu súng máy...

        — Và cậu bối rối mân mê cục chai trên bàn tay thô vằ rộng.

        — Thôi được, thế của Đức có biết không?

        — Cái gì? Súng máy à?

        — Tất nhiên, súng máy. Bây giờ chúng ta đang nói về súng máy.

        — Của Đức thì biết kém hơn... nhưng tôi nghĩ là bằng cách nào đấy... — và cậu dừng lại.

        — Không sao, tôi biết, — I-go nói. — Dù sao cũng phải có người nào đấy trong cán bộ chỉ huy ở lại.

        Anh đứng xỏ tay vào túi và hơi lắc lư bên này sang bên kia.

        — Còn tôi định để Xa-vra-xốp lại. Nhưng cũng được thôi...

        — Si-ria-ép không nói hết và quay về phía Xê-đức: — Rõ chứ, ông mãnh? Cậu ở lại đây với thượng úy. La-da-ren-cô cũng ở lại, các cậu đều là những chiến sĩ cừ khôi, có thề tin cậy được. Cậu thầy đấy, chỉ còn một mình Phi-la-tốp thôi. Các cậu sẽ yểm hộ. Hiểu chứ?

        — Hiểu ạ, — Xê-đức đáp khẽ.

        — Hiểu gì?

        — Tôi ỏ1 lại với thượng úy để yểm hộ.

        — Thế thì về chỗ. — Si-ria-ép cài cồ áo va-rơi: trời trở lạnh.

        — Cậu ngồi ở khấu đó, nhưng chuyển nó đi. Đây, ở chỗ khẩu đại liên «mác-xim», tốt hơn. Xa-vra-xốp, chuẩn bị người đi.

        Xa-vra-xốp bước đi. Tôi không thể rời mắt khỏi đầu gối của anh luôn luôn run run nhè nhẹ, nhìn thấy khó chịu.

        — Đừng ở lâu, — Si-ria-ép nói với I-go. — Một giờ, chứ không hơn. Và đi tìm chúng tôi. Đúng phía đông. Đến Căn-tê- mi-rốp-ca.

        I-go yên lặng gật đầu và đứng lắc lư người.

        — Súng máy thì vứt đi. Quy-lát thì quẳng thôi. Băng đạn nếu còn thì mang theo.

        Năm phút sau túp nhà kho trở nên trống trải. Tôi với Va-lê-ga cũng ở lại. Si-ria-ép cùng với mười bốn người nữa rút đi. Trong số đó, có bốn người bị thương, một bị thương nặng. Các chiến sĩ khiêng anh ta trong chiếc áo mưa vải bạt.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #14 vào lúc: 06 Tháng Bảy, 2019, 11:59:02 pm »


        Mưa tạnh. Bọn Đức lặng yên. Phân gà bị thấm nước, hôi nồng nặc. Chúng tôi nằm với I-go gần khấu súng máy bên trái. Va-lê-ga phì phèo hút tẩu thuốc lá. Xê-đức đặt súng máy xong và nhìn qua cửa sổ. Sau đó, Va-lê-ga đưa bánh mì khô và bình- toong rượu đến. Chúng tôi lần lượt uống ở ca nhôm. Mưa lại bắt đầu rơi.

        — Đổng chí trung úy, có thật là thằng Hít-le chột không, hả? — Xê-đức hỏi và đưa cặp mắt trẻ con sáng sùa nhìn tôi.

        — Mình không biết, Xê-đức ạ, theo mình nó có đủ hai mắt..

        — Thế mà xạ thủ súng máy Phi-la-tốp bảo là nó không có một mắt. Và thậm chí nó không thể có con được...

        Tôi mỉm cười. Rõ là Xê-đức rất muốn sự thực đúng như vậy. La-da-ren-cô nháy một mắt có vẻ đàn anh.

        — Trong chiến tranh trước, hơi độc làm hỏng mắt nó. Thực ra nó không phải người Đức, mà là người Áo. Và họ của nó không phải là Hít-le, mà rất gãy gọn, bắt đầu bằng chữ «s». Có phải không, đồng chí trung úy?

        — Đúng, Si-clơ-gơ-ru-be là họ của nó. Nó người ở Ti-rôn...

        — Người ở Ti-rôn... — Xê-đức trầm ngâm nhắc lại và mặc áo Nva-rơi, — Thế người Đức có yêu nó không?

        Tôi kể chuyện Hít-le lên cầm quyền như thế nào và vì sao. Xê-đức chăm chú nghe, mồm hơi há ra và mắt không nhấp nháy. La-da-ren-cô nghe với vẻ mặt một người từ lâu đã biết rõ mọi điều rồi. Còn Va-lê-ga thì hút thuốc.

        — Có thật là Hít-le chỉ là cai không, hả? Chính trị viên nói với chúng tôi thế.

        — Thật.

        — Sao lại thế được?.. Người có địa vị cao nhất, mà chỉ là cai thôi.

        Cậu lúng túng và mân mê cục chai. Tôi thích khi nào cậu lúng túng như thế.

        — Này Xê-đức, cậu chiến đấu đã lâu chưa?

        — Lâu ạ... Từ năm bốn mốt cơ... từ tháng chín.

        — Thế cậu bao nhiêu tuổi?

        Cậu cau mặt suy nghĩ.

        — Tôi? Mười chín thì phải. Tôi sinh năm hăm ba.

        Thì ra cậu đã bị thương ở bả vai vì mảnh đạn, khi còn ở gần Xmô-len-xcơ. Ba tháng nằm bệnh viện, rồi được phái đi mặt trận Tây-Nam. Ở đây, ở trung đoàn chúng tôi, cậu đã được quân hàm trung sĩ.

        — Thề nào, chiến đầu có thích không, hơ?

        Cậu bối rối mỉm cười và nhún vai:

        — Đến bây giờ thì chẳng sao... Chỉ có chạy dài là không thích thôi.

        Cả Va-lê-ga cũng cười.

        — Thế về nhà có muốn không? Có nhớ nhà không?

        — Sao? Muốn... Nhưng không phải bây giờ.

        — Thế thì khi nào?

        — Về như thế này thì làm gì? Phải có khối con trên quân hiệu như của đồng chí, về mới thích chứ.

        Va-lê-ga bỗng hơi nhổm dậy và nhìn qua cửa sồ.

        — Cái gì thế kia?

        — Theo tôi, bọn Đức... Kia kia, sau mộ đất.

        Phía trái của chúng tôi, bọn Đức đang, di động, đi vòng. Từng tên một chạy từng đoạn. I-go cúi xuống khấu súng máy. Một loạt đạn ngắn vang lên. Lưng và khuỳu tay của anh rung lên. Bọn Đức ẩn nấp.

        — Bây giờ chúng sẽ nã súng cối đây, — La-da-ren-cô nói khẽ và bò đến khấu súng máy của mình.

        Chừng hai phút sau, chúng bắt đầu bắn. Đạn súng cối rơi quanh túp nhà kho, nhưng không trúng trong nhà. Bọn Đức lại cố chạy lên. Trông rõ chúng đứng lên, chạy mấy bước và nằm xuống, rồi lại chạy lui. Súng máy chỉ bốc lên một dải bụi nhỏ, và bọn Đức không đi quá dải bụi đó. Cứ như thế lặp đi lặp lại ba bốn lần.

        Băng đạn sắp hết. Chúng tôi bắn những viên đạn cuối cùng và lần lượt bò qua cửa sồ sau: Xê-đức, I-go, Va-lê-ga, rồi đến tôi, và sau tôi là La-da-ren-cô.

        Khi tôi bò khỏi cửa sổ thì một viên đạn súng cối bùng nổ bên cạnh. Tôi áp người sát đất. Có cái gì đấy nặng nề ở phía sau ngã phịch trên người tôi và chậm chạp bò ra một bên. La-da-ren-cô bị thương ở bụng. Tôi thấy mặt anh bỗng nhiên tái nhợt như gà cắt tiết và răng nghiến chặt.

        — Hình như, đi đời rồi... — Anh cố nhoẻn miệng cười. Từ dưới áo cánh có cái gì đấy đỏ rực trào ra. Anh lấy tay đè chặt vào đấy. Trên trán lấm tấm những giọt mồ hôi to.

—   Tôi... đồng chí trung... — Anh không nói được nữa, mà phều phào. Một chân co lại, và anh không thể duỗi thằng ra. Ngửa đầu, anh thở gấp gấp. Đôi tay vẫn giữ chặt bụng. Môi trên hơi run. Anh muốn nói cái gì đấy nữa, nhưng không thể hiểu gì được cả. Anh ưỡn mình ra, muốn nhổm dậy và lập tức mềm nhũn. Môi ngừng run.

        Chúng tôi móc túi của anh lấy ra con dao nhíp, tờ báo xếp lại để làm giầy vấn thuốc, cái ví đã mòn quấn một sợi cao su đỏ. Trong áo va-rơi có thẻ đoàn viên thanh niên cộng sản và một bức thư hình tam giác với những chữ ngoằn ngoèo.

        Chúng tôi đặt La-da-ren-cô vào chiến hào, phù lên trên một chiếc áo mưa vải bạt và lấy tay lấp đất. Anh nằm, đầu gối co lại, dường như đang ngủ. Các chiến sĩ bao giờ cũng ngủ như thế trong chiến hào.

        Sau đó, từng người một chúng tôi chạy đến mô đất nhỏ. Từ mô đó chạy đến mô khác to hơn một chút. Bọn Đức vẫn tiếp tục bắn túp nhà kho. Những kèo nhà còn trông rõ một lúc, rồi khuất hẳn.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #15 vào lúc: 07 Tháng Bảy, 2019, 10:30:22 pm »


7

        Đến đêm chúng tôi gặp được người của chúng tôi. Chung quanh tối đen như mực. Mưa. Bùn. Có những chiếc xe ô-tô và những xe tải gì đấy. Giọng nói khản đặc, rè rè nồi bật lên trong tiếng ồn ào chung đủ giọng.

        — N-nô, đồ dịch hạch! N-nô, n-nô... Đồ quỷ sứ! Nô... Đồ dịch hạch,..

        Và những tiềng «đồ dịch hạch», «đồ quỷ sứ» đó, đơn điệu, tẻ nhạt, cách quãng đề lấy hơi vào ngực, giờ đây hay hơn bất cứ thứ âm nhạc nào. Của quân ta!

        Đến một cái cầu. Một chiếc xe ngựa tải to che vải bạt bị tụt một bánh qua lớp gỗ cầu. Hai con ngựa đáng thương, xương bọc da, hông đẫm máu, cổ vươn dài ra, trượt móng trên ván ướt. Đằng sau là xe ô-tô. Trong ánh đèn pha bật sáng, trông rõ những thân hình ướt đẫm. Một người to lớn như ông hộ pháp, mặc áo bông, quất ngựa vào mắt, vào môi.

        — Đồ dịch hạch, đổ quỷ sứ... N-nô. Quỷ tha ma bắt mày đi!

        Có người nào đấy lúi húi cạnh bánh xe, vừa quát tháo, vừa rán sức ư ử.

        — Cậu đừng cầm ở cái ấy... Cầm ở đây này... thế này...

        — Thế này, quái gì được... Cậu không thấy nó mục rồi à.

        — Thế cậu cầm ở trục.

        — Ở trục... Xem kìa, bao nhiêu hòm chất đấy!.. Mà bảo là cầm ở trục...

        Có người nào đấy đội mũ trùm đẩu, vịn vào vai tôi.

        — Vứt mẹ nó đi thôi!

        — Vứt à? Liệu hồn đấy, — người to lớn quay lại và nói.

        — Thì tớ sẽ vứt đấy... Chẳng lẽ vì mày mà xe ô-tô phải đứng lại, hả?

        — Đứng cũng không sao.

        — Xê-ri-ô-ga, quay máy ô-tô đi. — Người đội mũ trùm vẫy tay.

        Người to lớn khỏe mạnh kia tóm vào vai anh ta. Tử trong chiếc xe ngựa chui ra thêm ba người nữa. Thế là những tiếng chửi rùa nặng nề, đơn điệu vang lên. Chẳng còn phân biệt được cái gì nữa. Những người tài xế đi đến, và thêm vài người khác nữa. Thấp thoáng trong ánh đèn pha, những cái lưng ướt đẫm, những bộ mặt bẩn thỉu, mệt mồi, những chiếc mũ ca-lô trật ra sau gáy. Tôi nhận ra người đội mũ trùm là Cô-pưa-cô, trưởng ban quân khí của chúng tôi. Mũ trùm luôn luôn tụt xuống mắt và rất làm phiền. Cô-pưa-cô không nhận ra tôi.

        — Anh cần gì thế, hở?

        — Không nhận ra à? Kéc-gien-xép, kỹ sư, đây.

        — Thè cơ à! Ở đâu đèn?.. Một mình thôi à?

        Và không đợi trả lời, anh lại chửi mắng người to lớn kia. Mọi người nhảy xô vào cỗ xe ngựa, và vừa hò hét, vừa quát mắng, họ kéo cái bánh xe tụt lên. Va-lê-ga và Xê-đức cũng tích cực tham gia.

        — Ngồi lên xe đi, — Cô-pưa-cô đi đển và nói, — tôi sẽ chở cho.

        — Thế cậu đi đâu đấy?

        — Sao lại đi đâu?

        — Chở đi đâu? Mình cần đi Căn-tê-mi-rốp-ca. Ở đấy có những ấp gi đấy.

        — Chẳng lẽ lại đi xem bọn Đức à? — Cô-pưa-cô mệt mỏi mỉm cười. — Tớ vất vả lắm mới đưa xe từ đấy ra được.

        — Thề bây giờ đi đâu?

        — Cũng như mọi người. về miền nam. Min-lê-rô-vô, thì phải... Nào, lên xe thôi!

        — Mình không phải một mình. Chúng mình có bốn người cơ.

        Anh do dự một tí, rồi vẫy tay.

        — Thôi được. Ngồi lên đi. Cũng thế thôi, xăng không đủ. Ai đi với cậu đấy?

        — Xvi-đéc-xki và hai chiến sĩ liên lạc nữa.

        Các cậu leo vào hòm xe đi. Kìa, chiếc xe «pho» kia. Còn tớ với cậu ngồi ở ca-bin. Mẹ kiếp, chằng biết cái cầu kia có chịu nổi hay không...

        Nhưng cái cầu chịu nồi. Cầu kêu răng rắc, nhưng chịu nổi. Chiếc xe ô-tô rú ga, nặng nề đi qua.

        — Có gặp Si-ria-ép đến không? — tôi hỏi.

        — Không. Thế anh ta ở đâu?

        — Trước đây cùng với mình, còn bây giờ chẳng biết đâu.

        — Có nghe nói thiếu tá và chính ủy bị chết chưa?

        — Nghe nói rồi. Còn, Mác-xi-mốp thế nào?

        — Tớ không biết, tớ ở hậu cần.

        Cô-pưa-cô đột ngột hãm máy. Phía trước bị ùn lại.

        — Cứ như thế mãi... Đi ba bước, đứng một giờ... Và lại mưa nữa chứ.

        Tôi hỏi có ai ở trung đoàn nữa không.

        — Chẳng có ai cả. Chẳng biết cóc gì cả. Ở đây thì cả quân đoàn của ta, cả quân đoàn bạn. Sư đoàn bộ đi đâu đấy lên phía bắc, mà ở đấy thì bọn Đức. Chẳng có bản đồ, chằng có địa bàn...

        — Thế bọn Đức ở đâu?

        — Bố ai mà biết được chúng ở đâu... Hai giờ trước, chúng ở Căn-tê-mi-rốp-ca... Xăng sắp hết rồi. Mà lại bị cảm lạnh nữa. Có nghe giọng nói thế nào không, — anh ta đưa tay dụi mắt. — Hai đêm thức trắng... Tài xế và thợ quân khí lạc đâu mất, khi bị ném bom... Hai thùng dầu xăng bị đánh cắp. Tóm lại, chính cậu cũng hiểu đầy...

        Phía trước, chiếc xe ô-tô đứng lại đã chuyển bánh. Chúng tôi đi tiếp. Trong ca-bin ấm, ra-đi-a-tơ sưởi, tôi buồn ngủ và ngủ gật ngủ gà, chẳng ra thức, chằng ra ngủ. Qua các ổ gà tôi thức giấc. Rồi lại ngủ. Mơ thầy toàn những chuyện vớ vẩn.

        Đèn sáng thì xăng hết. Khó khăn lắm mới bò được đến làng.

        Chúng tôi vào một ngôi nhà nào đấy và nằm phịch xuống sàn, trên những vỏ hạt kêu lạo sạo.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #16 vào lúc: 07 Tháng Bảy, 2019, 10:30:42 pm »


        Đến tối đường khô ráo hơn. Từng đám mây đen bay về phía đông. Thỉnh thoảng mặt trời ló ra một cách vội vã và uể oải. Đường chật ních xe cộ, nào là «pho», nào là «com-măng-ca», nào là «xtu-đê-béc-ke» đồ sộ có mui Thực ra, những xe này không nhiều lắm. Nhưng xe ngựa tải thì nhiều vô kề. Pháo binh của sư đoàn đang từ từ tiến. Trên các nòng súng dài đu đưa từng chùm ngỗng. Một con lợn con ở đâu đấy eng éc kêu dữ dội. Có những chiếc xe kéo, những chiếc xe tải tự đóng, những chiếc xe kéo pháo trống không. Nhiều người cưỡi ngựa. Có hai người cưỡi bò. Họ quần xà cạp trên sừng bò và cứ thế tiến lên.

        Và cùng với tiếng hò hét, kêu la, cùng với tiếng roi kêu đen đét, tất cả đều chuyển động lên phía trước, về phía đông nam, về phía xa kia, sau chân trời, đi qua cánh rừng, đi qua cối xay gió, đi qua cột tháp địa trắc ba chân trên cánh đổng. Chẳng khác nào một con sâu róm đồ sộ, sặc sỡ đang bò, lượn mình, dừng lại, rung lên và lại bò...

        Chúng tôi ngồi trên khúc gỗ cong queo bên đường và hút điếu thuốc cuối cùng. Va-lê-ga có một bao thuốc lá rời trong túi, thuốc lá chỉ có thế thôi, nhưng chúng tôi có những bốn người. Cô-pưa-cô thì cùng chiếc xe ô-tô biến đâu mất; chắc là anh đã kiếm được xăng ở đâu đấy và ra đi, không đợi chúng tôi. Thôi, mặc anh... Anh chở chúng tôi dù chỉ một đêm cũng đấ tốt rồi.

        Các cỗ xe tải rẽ đến gần giếng. Ớ đây, thôi thì mặc sức chen lấn, quát tháo ầm ĩ! Trong giếng hầu như không còn nước. Những con ngựa không thèm uổng thứ nước sền sệt, đục ngầu và xanh xanh. Nhưng mọi người vẫn cứ vung thùng, lao đến giếng và gào thét.

        — Hừ... — I-go nói và nhìn về một bên ở đâu đấy.

        — «Hừ» cái gì?

        — Làm gì tiếp đây?

        — Đi, chứ còn gì nữa.   

        — Đi đâu?

        Chính tôi cũng chẳng biết đi đâu, nhưng vẫn cứ đáp:

        — Tìm người của chúng ta.

        — Tìm ai, Si-ria-ép và Mác-xi-mốp à?

        — Tìm Si-ria-ép, Mác-xi-mốp, trung đoàn, sư đoàn, quân đoàn...

        I-go không đáp gì, chỉ huýt gió. Anh gầy đi tợn trong mấy ngày qua: mũi bị tróc da, những chòm ria trước đây rất đỏm đang — thằng như thước kẻ — bây giò. quặp lại như của người Tác-ta. Bây giờ chẳng có gì giống với chàng trai duyên dáng trên tấm ảnh mà có một bận anh đã cho tôi xem. Áo sơ-mi lụa, cà- vát sọc thắt nút to, quần sác-li... Anh đã tốt nghiệp trường đại học mỹ thuật. Ngồi ở mép bàn, tay cầm tấm pa-lét, mồm ngậm điếu thuốc. Còn ở sau lưng có bức tranh lớn với những thân hình hoạt động đang phóng đi đâu đấy...

        Còn trên tấm ảnh khác, một cô gái dễ thương có cặp mắt hơi xếch, mặc áo len trắng. Phía sau tấm ảnh có ghi những dòng chữ cảm động bằng nét chữ còn non nớt.

        Không có gì hết cả... Cả trung đoàn cũng không, cả trung đội, cả Si-ria-ép, cả Mác-xi-mốp cũng không. Mà chỉ có gót chân bị trầy da, chiếc áo va-rơi có những vết trắng loang lồ bị ướt đẫm mồ hôi, khẩu súng lục «TT» ở bên hông và bọn Đức ở tận lòng sâu của đất nước Nga, đang ào ào xông đến sông Đông, và những chuỗi xe ô-tô dài dằng dặc và những ý nghĩ quay cuồng nặng nề.

        Cạnh giếng là một đám đông dày đặc và những tièng kêu la om sòm. Người ta điên cuồng lên vì khát. Những thùng tung lên không. Có tièng kêu và mọi người đổ xô đến. Đám đông mỗi lúc một tăng lên, tăng lên mãi, tràn ra đến đường.

        ...Giá I-go làm họa sĩ thi cũng không tồi. Tay anh vững vàng, đường nét mạnh bạo, anh vẽ đẹp. Có một bận anh vẽ tôi và Mác- xi-mốp trên cuốn sổ tay. Những bức vẽ đó tôi còn giữ trong xắc-cốt.

        Chúng tôi làm quen nhau bắt đầu từ việc mắng nhau. Ở Xê- ra-phi-mô-vích, khi còn đang ở thời kỳ tổ chức các đơn vị, tôi lấy vài chiến sĩ của anh ở trong hầm chống hơi độc và bắt đi đào chiến hào. Anh vội vã chạy đến, áo không cài cúc, mũ đội lệch và mặt đầy căm giận chính đáng. Anh chỉ vừa mới được thủ trưởng bộ phận hóa chất phái đến trung đoàn, nơi tôi đã làm kỹ sư hai tuần rồi. Vì thế lấy quyền «ma cũ» tôi chỉnh anh ta. Sau việc đó chừng mươi ngày, chúng tôi không hề nói chuyện với nhau.

        Sau đó, hình như khi ở ngoại vi Khác-cốp, hoàn toàn ngẫu nhiên tôi thấy cuốn an-bom có các bức vẽ trong xắc-cốt của anh. Và tình bạn bắt đầu từ đó.

        Một đoàn xe ô-tô dài dằng dặc chạy qua. Các xe đều kéo theo những cỗ đại bác nhỏ chống tăng nhún nhảy mỗi khi qua các ồ gà. Các xe đều có vẻ rất đàng hoàng và ở cánh cửa có kẻ những chữ số to và cần thận: D-3-54-27, D-3-54-26. Đó không phải là của đơn vị chúng tôi. Đơn vị chúng tôi là D-I. Các chiến sĩ bỏ thõng chân ra ngoài hòm xe và thò mặt rám nắng, râu ria xồm xoàm, nhìn ra bên ngoài.

        — Các cậu ơi, quân đoàn nào đấy?

        — Thế các cậu cần quân đoàn nào?

        — Ba mươi tám.

        — Ở đây không phải đâu. Đến phòng chỉ dẫn mà hỏi, — và họ cười.

        Còn xe ô-tô thì cứ đi, cái nọ nối đuôi cái kia, chiếc này nổi đuôi chiếc khác, vàng, xanh, nâu, sặc sỡ. Đối với chúng, không tận cùng, không bờ bền.

        — Thế nào, đi chứ?

        I-go đứng dậy và lấy gót giày dí mẩu thuốc lá xuống đất.

        — Thì đi.

        Và chúng tôi hòa mình vào dòng chung.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #17 vào lúc: 08 Tháng Bảy, 2019, 09:11:36 pm »


8

        — Ê, các cậu, các ông mãnh!

        Từ trên chiếc xe ngựa tải đi qua, có người nào đấy vẫy tay. Hình như là Ca-lút-xki, phụ trách hậu cần của trung đoàn. Cậu ta ngồi trên xe và vẫy tay.

        — Nào, đến đây! Nào!

        Chúng tôi đến gần. Đúng là Ca-lút-xki. Mùi rượu trắng nồng nặc bốc ra ở người cậu, áo va-rơi không cài cúc, mặt mày nhẵn nhụi, láng bóng và cặp lông mày xén gọn.

        — Các tướng hãy vào đoàn của tớ. Tớ chở cho về nhà. Chẳng chờ được tàu điện đâu. — Cậu ta chìa tay cho chúng tôi để giúp leo vào. — Có muốn một tí tửu không? Tớ có thể đãi đấy.

        Chúng tôi từ chối, chẳng hiểu vì sao không muốn.

        — Không nên từ chối. Rượu trắng ngon đấy. Thức nhắm lại sịn. Khẩu phần bổ sung thêm chúng tớ chưa kịp phát. Bơ, bánh bích quy, cá hộp. — Cậu vui vẻ nháy mắt và thân mật vỗ vai. — Còn người của các cậu thì cho lên ngồi xe kia. Tớ đi cùng đoàn năm xe chở cả kho vật dụng đấy.

        — Thế các cậu đi đâu thê? — tôi hỏi.

        — Ngây thơ thế! Bây giờ ai mà hồi như thế? Chúng tớ cứ đi, và chỉ thế thôi. Còn cậu cần đi đâu?

        — Mình hỏi thật đấy.

        — Mà tớ cũng trả lời thật đấy. Bằng cách nào đấy chúng ta sẽ đến Xta-lin-gơ-rát thôi.

        — Đến Xta-lin-gơ-rát à?

        — Thì sao, cái đó không hợp ý cậu à? Muốn đi Ta-sken, hả? Hay là An-ma A-ta?

        Và cậu hô hố cười vang, làm lóe sáng những chiếc răng vàng, Cái cười của cậu giòn giã và đễ lôi cuốn, Toàn thân của cậu chắc nịch, béo quay,,,

        — Có gặp quân ta không? — I-go hỏi,

        — Không, Chỉ gặp chiến sĩ thôi, mà cũng ít, Nghe nói thiếu tá và chính ủy tử trận, Còn Mác-xi-mốp hình như bị vây, Tiếc thật, cậu ta thông minh lắm, Kỹ sư đấy chứ,,,

        — Thế các khối con ở quân hiệu của cậu đâu? — I-go ngẳt lời và đưa mắt chỉ trên cổ áo của cậu ta,

        — Rơi rồi, Có biết bây giờ người ta làm chúng thế nào không? — Ca-lút-xki nheo mắt, — Đeo vào và chỉ ba ngày sau là đi tong rồi, Làm ăn giả dối thế...

        — Và hình như đai da của cậu trước đây cũng có sao cơ mà,

        — Có, Đai tốt, có cả dây đeo kiếm nữa. Đành phải cho, Tay nhiếp ảnh của sư đoàn cứ nằng nặc xin cho kỳ được, Các cậu biết tay ấy chứ: khập khiễng, đi đâu cũng phải có ba-toong, Từ chối thì không tiện, Cử nằng nặc xin mãi, tớ phải cho, Hay là cứ rót mỗi người trăm gam nhỉ?

        Chúng tôi từ chối,

        — Tiếc thật, Rượu ngon, rượu Mát-xcơ-va đấy, — Và cậu ta uống ở bình-toong, nhắm bơ chẳng có bánh mì,

        — Thức nhắm tuyệt trần, Chằng bao giờ say, Nó phủ kín khắp thành dạ dày, Bác sĩ của chúng ta nói với tớ thế, Tay đó cũng thông minh lắm, Tốt nghiệp hai khoa. Ở Khác-cốp, Tớ thấy cả bằng tốt nghiệp cơ đấy,

        — Thế cậu có biết bác sĩ ở đâu không?

        — Không biết, Chắc là đi khỏi đây rồi, Chẳng phải là thằng ngốc, thì nơi nào không đáng chớ có thò cổ vào, — Ca-lút-xki lại nháy mắt,

        Và cậu còn nói lâu, thỉnh thoảng lại nốc rượu ở bình-toong và liếm những ngón tay ngắn dính bơ, Đôi lúc cậu ngừng kể và chửi nhau vóì những chiếc xe tải đi bên cạnh, với những chiếc ô-tô đứng lù lù cản đường đi, với những người cưỡi ngựa đánh rơi mất roi hoặc đi qua giếng mà quên dừng lại. Tất cả những việc đó chỉ là phụ, mặc dù cậu ta khá hăng và có tài trong việc chửi nhau.

        Còn nói chung quan điểm của cậu như thế này. Sự nghiệp có lẽ là đã gần hết rồi. Toàn bộ mặt trận rút lui, — cái đó thì cậu biết rất chính xác. Cậu đã nói chuyện với một thiếu tá, và thiếu tá này đã nghe một đại tá nói như thế. Bọn Đức muốn rằng đến tháng chín thì diệt xong quân ta. Điều đó thì buồn thật, nhưng điều đó hầu như đã là một sự thật rồi. Nếu ở ngoại vi Mát-xcơ- va quân ta chặn được bọn Đức, thì bây giờ chúng đã chuấn bị «tuyệt trần đời»... Chúng có không quân, mà ngày nay không quân là tất cả... Phải tỉnh táo nhìn thằng vào các sự kiện. Điểu chủ yếu là vượt qua sông Đông. Vi-ô-sen-xcai-a nghe nói bị chiếm rồi, — hôm qua có một trung úy từ đấy trở về. Chỉ còn lại Xim-li-an-xcai-a. Nghe nói chúng ném bom kinh khủng lắm. Cùng lắm thì có thể vứt các xe tải và vượt qua sông ở chỗ nào đầy, phía trên hay là phía dưới. Tiện thể nói thêm là, — nhưng cái này rất bí mật đấy — hôm qua cậu đã đổi được ba bộ áo quần thường dân ở trong làng, những áo cánh, quần dài và giày cao cồ. Hai bộ thì cậu có thề nhường cho chúng tôi — tôi và I-go. Ở đời này, biết đâu đấy, việc gì sẽ xảy ra. Mà phải bảo vệ mình chứ — chúng ta có thể còn có ích cho Tồ quốc cơ mà. Ngoài ra cậu còn có một dự định nữa...

        Nhưng cậu không kề được dự định của mình cho chúng tôi. I-go ngồi cạnh tôi, lặng thinh lấy dao nghi ngoáy gì ở đế giày, bỗng ngẩng đầu lên. Bộ mặt gầy nhom, đầy râu ria không cạo của anh trở nên đỏ gay dưới lớp da rám nắng và bám bụi. Mũ ca-lô trật ra sau gáy.

        — Ca-lút-xki, có biết bây giờ tao muốn cái gì nhất không nào?

        — Mì vằn thẳn với cơ-rem sữa chứ gì? — Ca-lút-xki cười nói.

        — Không, không phải mì vằn thắn... Mà muốn cho vào mõm mày một quả đấm cơ. Vung tay thế này này và nện một cú vào cái mặt thớt của mày. Bây giờ mày hiểu chứ?

        Trong giây lát Ca-lút-xki không biết phản ứng lại thế nào — nổi giận lên hay là chuyển thành một câu nói đùa; nhưng rồi cậu tự chủ được ngay, vỗ vào đầu gối I-go và hô hố cười như mọi khi.

        — Tất cả do thần kinh, do thần kinh cả thôi... Đấy, hậu quả các trận ném bom đấy...

        — Cút mẹ mày đi, với những trận ném bom và thần kinh của mày! — I-go gập con dao xếp lại kêu rắc và đút vào túi. — Thế mà cũng là cán bộ chỉ huy cơ đấy... Tất cả tình hình ấy làm cho tao xúc động, lo lẳng. Còn mày thì «chúng ta có thể còn có ích cho Tồ quốc cơ mà». Đồ cứt như mày thì cần cho Tổ quốc lắm đấy! Nói những điều như thế mà không biết xấu hổ với người đánh xe!

        Người đánh xe làm bộ không nghe. Ca-lút-xki nhảy xuống xe và chạy đến quát mắng với anh tài xế. May cho cậu, chiếc xe «đốt-giơ» to lớn ngăn đường chúng tôi.

        Tôi và I-go chuyển sang chiếc xe tải khác.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #18 vào lúc: 08 Tháng Bảy, 2019, 09:13:04 pm »


9

        Dòng xe thưa hơn. Một phần vẫn rẽ về phía Vi-ô-sen-xcai-a, một phần về phía Ca-lát đi qua Mô-rô-dốp-xcai-a, số còn lại — và là phần lớn — chạy về Xim-li-an-xcai-a.

        Thảo nguyên trơ trụi, phẳng lỳ, với những gò đồi. Những mương xói khô cằn. Những tiếng châu chấu kêu rè rè đơn điệu như tiếng reo của những sợi dây điện. Những con thỏ rừng nhảy ra ngay dưới chân. Người ta dùng tiểu liên, súng lục bắn chúng, nhưng khi nào cũng trượt cả. Mùi ngải cứu, bụi, phân và nước đái ngựa bốc lên.

        Chúng tôi đi. Ngày và đêm chúng tôi đi xe, chỉ dừng lại để cho ngựa ăn uống hoặc nấu ăn. Không thấy bọn Đức. Chỉ có vài lần «cái khung1». bay qua, vứt truyền đơn. Một lần xe của chúng tôi gãy bánh và phải chữa nó mất nửa ngày. Chúng tôi đổi con ngựa cái mù màu xám, lấy con ngựa tía đực. Nó làm tình làm tội chúng tôi lắm, nó đá, hí lên và không muốn chở.. Và chúng tôi phải đồi nó lấy một con ngựa già có môi ướt xệ xuống, nhưng hiền lành và cố gắng.

        Tâm trạng nặng nề. Giá kiếm được ở đâu đấy bản thông cáo và biết được tình hình các mặt trận khác dù sao vẫn tốt hơn ở chỗ chúng tôi. Giá bọn Đức xuất hiện ở đâu đấy. Chứ đằng này thì chẳng có bọn Đức, chẳng có chiến tranh, mà chỉ có một thứ buồn tẻ chán ngắt.

        Có một thiếu tá thông tin nào đấy (chúng tôi kéo giúp chiếc xe «vi-lít» của ông ta ra khỏi rãnh) nói rằng bây giờ đang đánh nhau ở đâu đấy giữa thành phố Vô-rô-si-lốp-gơ-rát và Min-lê- rô-vô và chữ «đánh nhau» ấy đã an ủi chúng tôi được trong chốc lát: như thế là quân ta đang chiến đấu.

        — Và nói chung, các anh nên đến Xta-lin-gơ-rát, nếu không tìm được quân đoàn của mình. Ở đấy, đang thành lập những đơn vị mới. Thế thì các anh sẽ chóng ra trận hơn... — Và đóng ập cửa, ông biến mất trong đám bụi dày đặc.

        Chúng tôi vừa quát mắng, vừa leo lên các cỗ xe tải của mình, hình như những cỗ xe đáng ghét vô cùng!

        Lại thảo nguyên, bụi bặm và bầu trời nóng bỏng, không màu sắc.

        Các bà hỏi bọn Đức ở đâu và chúng tôi đi đâu. Chúng tôi lặng thinh uống sữa lạnh để dưới hầm nhà và khoa tay về phía đông.

        Đằng kia... Quá sông Đông...

        Tôi không thể nhìn những bộ mặt ấy, những con mắt bổi rối muốn hòi ấy. Tôi sẽ trả lời cho họ cái gì được? Trên cổ áo của tôi có hai khối con, bên hông đeo súng lục. Thế thì tại sao tôi không có mặt ở đằng kia, tại sao tôi ở đây, tại sao tôi ngồi lắc lư trên chiếc xe tải kêu ken két này và để đáp lại mọi câu hỏi tôi chỉ khoa tay mà thôi? Trung đội của tôi đâu? Trung đoàn của tôi đâu? Sư đoàn của tôi đâu? Mà chính tôi là cán bộ chỉ huy...

        Tôi sẽ trả lời về điều đó thế nào? Rằng chiến tranh là chiến tranh, rằng chiến tranh chỉ dựa vào sự bất ngờ và mưu trí, rằng hiện nay bọn Đức có nhiều tàu bay và xe tăng hơn chúng ta, rằng chúng vội vã cố chấm dứt chiến tranh trước mùa đông và vì thế ào ạt xông tới như bầy quỷ sứ. Còn chúng tôi dù phải rút lui, nhưng rút lui — chưa phải là thất bại, — hồi năm bốn mươi mốt chúng tôi cũng đã rút lui và sau đó đã đuổi bọn Đức khỏi Mát-xcơ-va ... Vâng, vâng, tất cả những cái đó đểu có thể hiểu được, nhưng giờ đây, giờ đây thì dù sao chúng tôi cũng đang đi về phía đông, không phải về phía tây, mà về phía đông... Và tôi không trả lời gì được, mà chỉ khoa tay về phía đông và nói: «Tạm biệt, mẹ ạ, chúng ta sẽ còn gặp nhau, thật đấy, sẽ gặp nhau...» Và tôi tin điều đó. Bây giờ điều duy nhất chúng tôi có, chính là lòng tin.

----------------
        1. Các chiến sĩ gọi chiếc may bay trinh sát «phốc-ke-vun-phơ» của Đức là «cái khung». — ND.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #19 vào lúc: 09 Tháng Bảy, 2019, 09:04:03 pm »

         
***

        Chúng tôi đi qua thị trấn Mô-rô-dốp-xcai-a đầy bụi, chật ních những đoàn xe, với những đống đồ nát còn bốc khói của nhà ga và những đoàn toa tàu đứng dài dằng dặc.

        Rồi đến sông Đông. Dòng sông bẻ nhỏ, màu vàng, khuất giữa những bánh xe, những ra-đi-a-tơ, những hòm xe, những thân hình trần truồng, trần một nửa và mặc áo quần, giữa bụi bặm, giữa những tiếng còi và tiếng ầm ầm liên hổi, không một lúc nào ngừng, của những chiếc xe ô-tô rú máy và những giọng người. Một đám mây bụi dày đặc. Những hố bom. Những xác ngựa trương phình lên với những bộ dò chồng lên trời, những thân cây bị chẻ ra và những chiếc xe ô-tô bị lật ngửa.

        Mặt mày mọi người đểu đỏ gay, nhễ nhại mồ hôi, dữ tợn; còn giọng nói thì khản đặc. Một trung úy tóc hơi trắng, đeo quân hiệu có những chiếc rìu công binh ở khuyết áo, giọng khàn khàn, mặc áo không cài cúc, đầu trần, đang cố tổ chức cái gì đấy. Không ai nghe anh ta cả và xô đẩy hất anh ngã lộn nhào...

        Chúng tôi lao qua cầu khi tạm yên giữa hai đợt ném bom. Chúng tôi lạc mất Ca-lút-xki và hai chiếc xe tải. Xê-đức bị mảnh bom làm xước bắp chân. Thừa cơ đó có người nào đấy đánh cắp cái ba-lô của Va-lê-ga. Cậu ta chửi toáng lên, gãi đầu gãi tai và đi lang thang giữa các hố bom và những chiếc xe bị phá hùy. Hừ, trong ba-lô có cả bộ đồ cạo râu rất sang chứ phải thường đâu...

        Qua sông Đông, lại đến thảo nguyên; thảo nguyên chán ngắt, buồn tênh. Hôm nay cũng như hôm qua, ngày mai cũng như hôm nay. Nắng và bụi, chứ không còn có gì khác nữa. Nắng nung nấu óc tùy, làm mụ người đi.

        Những đơn vị đẩu tiên ra mặt trận đi qua. Họ ăn mặc đầy đủ, đội mũ sắt, đeo tiểu liên. Cán bộ chỉ huy thắt đai vàng kêu cọt kẹt và ở bên hông chiếc xắc-cốt mới toanh vỗ vào người theo mỗi bước đi. Họ nhìn chúng tôi hơi mỉa mai. Dân Xi-bê-ri.

        Ở một làng nào đấy người ta chặn chúng tôi lại. Một trường đi ra trận. Vũ khí không đủ, nên họ tước của những người bắt gặp. Hai trung úy người Giê-oóc-gi đội mũ lưỡi trai bộ binh mới nguyên, muốn tước tiểu liên và súng lục của chúng tôi. Lúc đầu chúng tôi chửi mắng nhau, sau đó cùng nhau hút thuốc lá nhẹ vấn cả ngọn.

        — Đi ra trận đấy à?

        — Ra trận đây. Hôm qua còn học, mà hôm nay đã chiến đấu rồi. — Và cả hai mỉm cười.

        — Nhưng có phải hôm nay đâu. Còn phải đi đến chỗ bọn Đức chứ.

        — Thế bọn Đức ở đâu? — hai trung úy hỏi một cách thận trọng để chúng tôi không nghĩ rằng họ sợ.

        — Thì chúng tớ cũng muốn hỏi các cậu đấy. Có đọc báo đến không?

        — Mà báo thì... Đánh nhau ở cung sông Đông. Chỉ thế thôi. Đánh nhau ác liệt lắm. Quân ta phải bỏ Vô-rô-si-lốp-gơ-rát rồi.

        — Còn Rốt-xtốp?

        — Rốt-xtốp thì không. Chưa thấy viết gì.

        — Chưa viết?

        — Ừ, chưa viết.

        Hai trung úy lúng túng. Một người hỏi một cách hững hờ, làm như thể nhân tiện mà hỏi thôi:

        — Thế nào, ở ngoài kia, ở ngoài mặt trận... chạy dài tợn lắm, hả?

        — Ai chạy dài? — I-go làm ra vẻ ngạc nhiên.

        — Hừ, quân ta...

        — Không ai chạy dài cả. Các trận chiến đấu đang diễn ra. Chiến đấu phòng ngự.

        Hai trung úy không tin, nhìn chúng tôi rách rưới, bụi bặm, nhìn những cỗ xe tải bánh lung lay, ọp ẹp,

        — Thế các cậu thì sao?

        — Chúng tớ cái gì?

        — Không chạy dài à?

        — Để làm gì? Chúng tớ đi đến chỗ thành lập các đơn vị.

        Hai trung úy bật cười, như tuồng họ đã được nghe một câu khôi hài khá đạt và đổ thuốc lá vàng vùng Cô-ca-dơ vào bao thuốc của chúng tôi.

        — Các cậu ơi, cho chúng tớ đi theo các cậu được chứ? — bỗng I-go nói và vỗ vào bao súng. — Chúng tớ có súng lục đây, còn cần gì nữa...

        Hai trung úy nhìn nhau.

        — Thật đấy, các cậu ạ... Lang thang mãi chán ngấy rồi.

        — Nhưng chúng tớ thì... — hai trung úy lúng túng nói, — chúng tớ chỉ là tép riu thôi. Các cậu hãy đến trưởng ban tham mưu. Có thể là ông ta nhận đấy. Mà cũng có thể là... Nhưng cứ đi đến đấy. Thiếu tá Xa-dăn-xki. Kìa, túp nhà kia kìa, chỗ chiếc xe bánh xanh đỗ ấy mà.

        Chúng tôi cài tất cả các cúc áo, thắt lại đai da, súng lục thì để lại, đề phòng ông ta sẽ tước mất và bước đi.

        — Các cậu đi đến phải làm đúng quân phong, quân kỷ đấy nhé, — hai sĩ quan kêu với theo, — mọi điều lệnh ông ta đều thuộc làu làu cả. Phải rập giày mạnh, đừng có tiếc gót đấy nhé!

        Thiếu tá ngồi trong túp nhà nhỏ xíu, đang ăn canh cù cải đỏ với cơ-rem sữa ngay trong cà-mèn. Bên cạnh, cái kính đề trên bàn.

        — Các anh cần gì, nói đi? — ông hỏi, không ngẩng đầu lên và đang cố nhai miếng thịt cứng.

        Chúng tôi đứng nghiêm, kề lại đẩu đuôi, thế nọ, thế kia. Ông nhai xong miếng thịt, đặt thìa xuống bàn và đeo kính vào. Vừa lấy mảnh bao diêm xỉa răng, vừa nhìn chúng tôi hồi lâu.

        — Này các ông bạn ơi, tôi sẽ nói gì với các anh đây? — ông nói giọng trầm thấp, hơi ồ ổ. — Tôi chẳng nói được điều gì tốt đâu. Các anh tưởng các anh là người đầu tiên đến với tôi ư? Không phải thế. Khoảng mươi người, chằng phải mươi người, mà chừng hai chục người như các anh đã đến đây. Thế thì tôi đưa tất cả các anh vào đâu? Làm lính thì các anh không chịu, mà cán bộ chỉ huy thì ở đây cứ mỗi trung đội tôi đã có đến hai người rồi. Và chừng mươi người ở hậu bị nữa. Bây giờ thì hiểu chứ?

        Chúng tôi lặng thinh.

        — Thè thì các anh cũng thấy đấy... Muốn giúp cũng chẳng được... —Ông lại cầm thìa.

        — Báo cáo đồng chí thiếu tá, nhưng dù sao...

        — Dù sao thế nào? — ông lên giọng hỏi. — Dù sao nghĩa là gì? Các anh ở trong quân đội hay không? Tôi đã bảo với các anh không được và thế là hết. Chúng tôi ở đây là trung đoàn, chứ không phải sở tìm việc cho người thất nghiệp. Hiểu chứ? Đẳng sau, quay! Bước đều, bước! — Và ông nói thêm giọng dịu hơn: — Các anh hãy đến Xta-lin-gơ-rát. Nghe nói ở Xta- lin-gơ-rát hiện giờ các thủ trưởng đều đang tập trung ở đấy. Các anh ở quân đoàn nào?

        — Báo cáo đổng chí thiếu tá, ba mươi tám ạ.

        — Ba mươi tám... Ba mươi tám... — ông lấy ngón tay út gãi ở gốc mũi. — Có người nào đấy với tôi, tôi không nhớ là ai, nhưng thật đấy có người nói. Tóm lại, các anh cứ cố đến thử ở Cô-ten-ni-cô-vô xem sao. Đấy cũng tiện đường. Quân đoàn của các anh hình như ở đấy. Cứ xem, cứ xem sao...

        Chúng tôi chào và đi ra.

        Ở Cô-ten-ni-cô-vô, người ta nói với chúng tôi là sở chỉ huy ở Áp-ga-nê-rô-vô. Nhưng hóa ra ở Áp-ga-nê-rô-vô, sở chỉ huy không còn nữa. Người ta khuyên đi Các-pốp-ca. Ở đấy cũng không có. Có một đại úy nào đấy nói rằng anh ta nghe thấy hình như quân đoàn của chúng tôi ở Cốt-lu-ban. Chúng tôi đi Cốt- lu-ban. Chẳng thầy tăm hơi gì. Ở chỗ chỉ huy trưởng địa phương, người ta nói rằng có một thiếu tá nào đấy thuộc quân đoàn ba mươi tám đã ở đây và đi Đu-bốp-ca. Ớ ga Lốt, chúng tôi gặp ba trung úy từ Đu-bốp-ca đến. Quân đoàn ba mươi tám ở đầy không có. Họ đang đi đến Cơ-léc-xcơ Pốt-tổp-xcai-a.

        Những xe ô-tô chạy đến Ca-lát. Nghe nói ở đấy đang đánh nhau dữ dội. Việc ăn uống chẳng ra cái quái gì cả. Có đơn vị nào đấy đi qua, chẳng hiểu vì sao cho chúng tôi bánh mì và thức ăn khô. Va-lê-ga và Xê-đức kiếm đâu ra được một bao yến mạch.

        Và tóm lại... Chúng tôi đi Xta-lin-gơ-rát...
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM