Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 02:44:39 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trong chiến hào Xta-lin-gơ-rát  (Đọc 12355 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« vào lúc: 29 Tháng Sáu, 2019, 11:15:35 am »

      
        - Tên sách : Trong chiến hào Xta-lin-gơ-rát

        - Tác giả : Vích-to Nê-cơ-ra-xốp

        - Nhà xuất bản : Nhà xuất bản Tiến bộ Mát-xcơ-va

        - Số hóa : Giangtvx

« Sửa lần cuối: 07 Tháng Sáu, 2020, 09:17:20 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #1 vào lúc: 30 Tháng Sáu, 2019, 10:59:09 pm »

       

        Vích-to Nê-cơ-ra-xốp sinh năm 1911 ở thành phố Ki-ép, trong một gia đình bác sĩ. Sau khi tốt nghiệp khoa kiến trúc của Học viện Kiến thiết và trường diễn viên sân khấu năm 1936 ở thành phố Ki-ép, Nê-cơ-ra-xốp đã làm diễn viên và họa sĩ ở nhiều thành phố trong nước.

        Từ năm 1941, nhà văn tương lai, trung đội trường trung đội công binh, đã chiến đấu trên mặt trận chống bọn phát-xít xâm lược, trong cuộc Chiến tranh Ái quốc vĩ đại và đã bị thương nặng. Nỗ-cơ-ra-xốp được tặng thưỏrng huân chương Sao Đỏ và nhiều huy chương.

        Sau khi chiến tranh chấm dứt, Nê-cơ-ra-xốp đi vào con đường sáng tác văn nghệ. Cuốn Trong chiến hào Xta-lin-gơ-rát của ông, xuất bản năm 1946, được tặng Giải thưởng Quốc gia. Nhà văn — chiến sĩ Xê-vô-lốt Vít-snhép-xki, tác giả cuốn Bi kịch lạc quan đã viết: «Đến nay, tác phẩm đó có giá trị nhất và chỉnh xác nhất viết về những sự kiện ở Xta-lin-gơ-rát». Những năm tiếp sau, Nê-cơ-ra-xốp đã viết nhiều truyện ngắn về đề tài chiến tranh, truyện vừa Trong thành phố quê hương, Kia-ra Ghê-oổc-ghi-ép-na, truyện phim và bút ký đi đường.

        Hầu hết các tác phẩm của V. Nê-cơ-ra-xốp đều đã được dịch ra tiếng các dân tộc ở Liên Xô và tiếng nước ngoài.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #2 vào lúc: 30 Tháng Sáu, 2019, 11:04:13 pm »

       
1
     
        Lệnh rút lui đến rất đột ngột, Chỉ mới hôm qua thôi, từ sư đoàn bộ đã gửi đến một bản kế hoạch chi tiết về các công tác phòng ngự: lập tuyến thứ hai, chữa đường sá, làm cầu con. Các đồng chí bảo tôi cho ba công binh để bố trí câu lạc bộ sư đoàn. Buổi sáng sư đoàn bộ gọi điện bảo phải chuẩn bị đón đoàn văn công ca múa của mặt trận. Thật không còn gì bình tĩnh hơn nữa! Nhân dịp đó, thậm chí tôi và I-go đã cạo râu, cắt tóc và gội đầu, đồng thời giặt áo mai-ô, quần đùi nữa, Và trong lúc chờ áo quần khô, chúng tôi nằm dài trên bờ sông con đã cạn, nhìn xem các chiến sĩ công binh của tôi đang làm những chiếc bè con cho trinh sát viên,

        Chúng tôi nằm hút thuốc, đánh cho nhau những con ruồi trâu chậm chạp và béo quay bám trên lưng chúng tôi và nhìn xem anh trung đội phó của tôi đang lặn hụp trong nước, nhô cái mông trắng trẻo và những gót chân đen đùi để thử xem chiếc bè có chắc không,

        Ngay lúc đó, La-da-ren-cô, liên lạc viên của ban chỉ huy, đã hiện ra. Từ xa tôi đã nhận ra anh đang ba chân bốn cẳng phóng qua vườn rau, một tay giữ khẩu súng trường lúc la lúc lắc vỗ vào lưng, Cứ xem cách chạy đó, tôi hiểu ngay là bây giờ chẳng còn có hòa nhạc hòa nhiếc gì nữa rồi. Chắc là lại có phái viên kiểm tra nào đấy từ quân đoàn hay mặt trận đến... Lại phải đi đến tiền duyên, phải trình bày kế hoạch phòng ngự, phải nghe những lời phê bình nhận xét. Thế là mất một đêm., Và người kỹ sư công binh phải chịu trách nhiệm về tất cả.

        Nằm ở thế phòng ngự, thật chẳng có gì tệ hơn nữa. Đêm nào cũng có phái viên kiểm tra đến. Mà mỗi ông một tính. Cái đó thì nhất định là như thế rồi. Ông này thì bảo là chiến hào quá chật, khó khiêng thương binh, khó vác súng máy. Ông kia thì kêu là chiến hào quá rộng, mảnh bom sẽ rơi vào. Ông thứ ba thì nói là ụ đất phía ngoài công sự thấp: đáng lẽ phải bổn tấc thế mà các ụ của anh, có thấy không, chưa đến hai tấc. Ông thứ tư tthì ra lệnh hoàn toàn san phằng những ụ ấy đi, vì chúng chỉ làm hỏng ngụy trang. Thế thì làm thế nào để vừa lòng mọi người được. Còn kỹ sư công binh của sư đoàn thì chẳng chú ý gì đến cả. Hai tuần ông ta mới đến một lần, nhưng chỉ là cưỡi ngựa xem hoa suốt tiền duyên mà thôi và chằng nói được điều gì có ích cả. Còn tôi thì lần nào cũng phải bắt đầu làm lại và phải đứng nghiêm nghe những lời quở trách của trung đoàn trưởng: «Này, đồng chí kỹ sư kính mến ơi, đến bao giờ đồng chí mới học đào chiến hào cho ra hồn được, hở?..»

        La-da-ren:cô phóc qua hàng giậu.

        — Việc gì thế, hở cậu?

        Anh vừa lấy mũ ca-lô lau trán ướt đẫm mồ hôi, vừa há mồm răng trắng hếu đáp lại:

        — Tham mưu trưởng gọi.

        — Gọi ai? Gọi tôi à?

        — Gọi cả đồng chí lẫn trường ban hóa hất. Tham mưu trưởng bảo là sau năm phút phải có mặt.

        Không, thế nghĩa là không phải phái viên kiểm tra.

        — Thế cậu có biết gọi để làm gì không, hở.

        — Có trời mà biết được. — La-da-ren-cô nhún vai ướt đẫm mồ hôi đáp. — Làm sao mà hiểu được... Tất cả liên lạc đều phái đi hết. Đại úy vừa nằm xuống ngủ, thì ngay lúc đó sĩ quan thông tin đến.

        Thế là đành phải mặc quần đùi, áo mai ô còn ẩm và đi đến sở chỉ huy. Các trung đội trưởng đều cũng được gọi đến cả.

        Tham mưu trưởng Mác-xi-mốp không có ở đây. Anh ta đang ở chỗ trung đoàn trưởng. Ở nhà hầm sở chỉ huy có cán bộ chỉ huy các đơn vị đặc biệt và những nhân viên tham mưu. Trong số tiểu đoàn trưởng chỉ có Xéc-ghi-en-cô, chỉ huy tiểu đoàn ba. Chẳng ai hiểu rõ đầu đuôi gì cả. Trung sĩ Dơ-vê-rép, sĩ quan thông tin, cao lêu nghêu đang loay hoay với chiếc yên ngựa. Anh ta vừa thở ì ạch, vừa gắt gỏng, nhưng chẳng tài nào kéo nổi sợi dây chằng.

        — Sư đoàn bộ đang chuẩn bị rút. Chỉ có thế thôi...

        Ngoài ra, anh không còn biết gì thêm nữa.

        Xéc-ghi-en-cô nằm sấp, đang gọt mảnh gỗ gì đấy và lầu bầu như mọi khi:

        — Chỉ vừa mới thu xếp xong buồng khử trùng, thì đã phải rút. Mẹ kiếp, đời lính chó má thật! Các chiến sĩ thì quào đến bật máu đầu, mà chằng làm thể nào giết sạch chấy được...

        Xa-mu-xép, chỉ huy tổ súng chổng tăng, có mái tóc vàng và cặp mắt xanh, nhoẻn miệng cười khinh bỉ:

        — Hừ, buồng khử trùng của cậu thì quan trọng quái gì... Chỗ tớ một nửa quân số sau khi tiêm thuốc xong, lưng bị sưng lên như thế này. Người ta tiêm vào xuýt nữa thì đến một cốc thuốc quỷ quái gì đấy. Bây giờ thì mặc sức mà rên rỉ, kêu ca...

        Xéc-ghi-en-cô thở dài:

        — Mà cũng có thể là đi phiên chế lại, hở?

        — Hừm... — Gô-gơ-lít-dê, trinh sát viên, cười gằn. — Mới hôm kia, Xê-bát-xtô-pôn bị chiếm, thế mà nó lại nghĩ đến việc phiên chế... Người ta đang mỏi mắt chờ cậu ở Ta-sken để phiên chế lại đấy nhỉ!
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Bảy, 2019, 04:07:49 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #3 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2019, 10:33:23 pm »


        Không ai trả lời gì cả. Ớ phía bắc, ầm ầm nồ lên dữ dội. Từ rất xa, trên chân trời, vẫn ở phía bắc ấy, những chiếc máy bay ném bom của Đức từ từ lướt qua, tiếng kêu rầm rì đứt quãng.

        — Bọn súc sinh đang bò đến Va-lui-ki đấy, — Xa-mu-xép nổi giận khạc nhổ và nói, — mười sáu chiếc...

        — Nghe nói Va-lui-ki đã đi tong rồi, — Gô-gơ-lít-dê nói; anh ta thì bao giờ và cái gì cũng biết cả.

        — Ai «nói» thế ?

        — Hôm qua tớ nghe ở trung đoàn tám trăm năm mươi hai.

        — Hừ, chúng biết nhiều lắm đấy...

        — Nhiều hay ít, nhưng người ta nói thế...

        Xa-mu-xép thở dài và nằm trở mình.

        — Mà nói chung, cậu đào nhà hầm là uổng công toi đấy, cậu trinh sát viên ạ. Thôi, bây giờ thì cậu để lại làm kỷ niệm cho thằng Đức vậy.

        Gô-gơ-lít-dê bật cười.

        — Điềm đáng tin lắm. Đúng thế. Hễ tớ đào hầm, thì y như rằng hành quân. Đã ba lần tớ đào, mà chẳng lần nào được ngủ ở hầm cả.

        Mác-xi-mốp từ nhà hầm của thiếu tá ra, đi những bước thằng đến chỗ chúng tôi, như khi diễu binh. Cứ nhìn cách đi đó, thì từ xa một cây số đã có thề nhận ra anh ta được. Rõ ràng là trong lòng anh không vui. Té ra cổ và túi áo va-rơi của I-go không cài cúc. Còn Gô-gơ-lít-dê thì thiếu một khối1. con ở quân hiệu. Trời ơi, bao nhiêu lần đã phải nhắc về điều đó! Anh hỏi thiếu ai. vẳng mặt hai tiểu đoàn trưởng và trưởng ban thông tin, vì hôm qua cả ba người được gọi đến sư đoàn bộ.

        Anh không nói gì nữa và ngồi ở mép hào. Khô khan, tươm tất và bao giờ cúc áo cũng cài tất cả. Anh phì phèo hút tẩu thuốc có hình đầu quỷ Mê-phít-tô-phen và chằng nhìn chúng tôi.

        Khi anh đến, thì mọi người im bặt. Để tỏ rằng chẳng ai ngồi không — ý muốn tự nhiên tỏ ra bận rộn khi có mặt tham mưu trưởng, — người thì lục lọi trong xắc-cốt, người thì tìm cái gì đấy trong túi.

        Trên chân trời một tốp thứ hai máy bay ném bom của Đức từ từ lướt qua.

        Các tiều đoàn trưởng đi đến: Cáp-pen, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn hai, đứng tuổi nhưng vạm vỡ như một con trâu ngố và Si-ria-ép, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn một, hiên ngang, có mái tóc vàng phủ xuống trán và đội chiếc mũ ca-lô kéo lệch xuống lông mày trái một cách ngỗ nghịch, Ở trung đoàn người ta gọi anh ta là Cu-dơ-ma Cơ-riu-scốp2.

        Cả hai người đưa tay lên chào: Cáp-pen chào theo lối dân sự, lòng bàn tay hơi khum lại, còn Si-ria-ép thì chào theo lối đặc biệt nhà binh — đưa những ngón tay lên tận mũ ca-lô sau những lời báo cáo cuối cùng.

        Mác-xi-mốp đứng dậy. Chúng tôi cũng đứng lên,

        — Mọi người có bản đồ chứ? — Giọng anh ta gay gắt, khó chịu, Chiếc tẩu đã tắt ngấm, song anh không để ý và vẫn tiếp tục hút, — Yêu cầu lấy ra đi,

        Chúng tôi lấy bản đồ ra, Mác-xi-mốp lấy ngón tay mở tấm bản đồ tỷ lệ nhỏ đã nhàu bần và mềm nhũn, — Một đường đò đậm chạy dài từ trái sang phải suốt tấm bản đồ, từ tây sang đông,

        — Hãy ghi hành trình,

        Chúng tôi ghi, Hành trình lớn: chừng một trăm cây số. Điểm cuối cùng là Bê-len-cai-a Mới. Sau sáu mươi giờ, nghĩa là sau hai ngày đêm rưỡi, phải tập trung ở đây.

        Mác-xi-mốp lấy tầu thuốc gõ vào đế giày, lấy que khêu hết tàn và lại vê thuốc cho vào tầu.

        — Rõ chứ?

        Không ai trả lời.

        — Theo tôi thì rõ rồi. Chúng ta sẽ lên đường đúng hai mươi ba giờ, — Chặng đầu ba mươi sáu cây số. Nghỉ ngày ở Đu-van- ca Trên. Đi theo hàng ngũ hành quân. Tất nhiên, có tuần tiễu và cảnh giới, Trình tự đi thì sau mười phút Coóc-xa-cốp sẽ cho biết. Bây giờ anh ấy đang làm.

        Lời nói của Mác-xi-mốp rất rành rọt. Mỗi từ vang lên rõ rệt từng chữ, Giá anh ta mà làm phát thanh viên thì chắc là cừ lắm đấy.

        — Tiều đoàn một ở lại tại chỗ. Rõ chứ? Sẽ yểm hộ. Tôi dặn trước là phải rút hết cả. Và không một ai được chậm trễ. Chặng đường thì dài, Các đồng chí hãy xem lại giày, xà cạp...

        Anh lấy những ngón tay mảnh dẻ giữ tẩu thuốc và phun mạnh ra những luồng khói ngắn. Anh cau mày nhìn Si-ria-ép,

        — Này, cậu có những gì, tiểu đoàn trưởng?

        Si-ria-ép đứng dậy, kéo thẳng lại chiếc áo va-rơi.

        — Báo cáo, có hai mươi bảy đội viên chiến đấu. Mà tất cả có bốn mươi lăm người, kề cả người ốm và đánh xe.

        — Còn vũ khí thế nào?

        — Hai đại liên «mác-xim». Ba trung liên «đéc-chia-rép». Ba súng cối tám mươi hai.

        — Còn đạn súng cối?

        — Một trăm viên.

        — Còn loại năm mươi?

        — Chẳng có một viên nào cả. Và đạn thì không nhiều lắm. Mỗi đại liên có hai băng và trung liên thì chừng năm, sáu đĩa.

--------------------
        1. Một anh hùng trong chiến tranh đế quốc 1914—1918, nổi tiêng hiên ngang, dũng cảm và lém linh, — ND.

        2. rước năm 1943, trong Hồng quân Liên-xô, tùy theo cấp bậc người ta đeo các hình tam giác con, khối con, chữ nhật con, v.v... trên quân hiệu. — ND.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #4 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2019, 10:34:03 pm »

   
        Si-ria-ép nói bình tĩnh, không vội vàng. Rõ là anh hồi hộp, nhưng cố giấu xúc động của mình. Trông anh ta thật là thích. Đai da thắt gọn. Vai ưỡn ra. Bắp chân chắc nịch. Tay buông thẳng và bàn tay hơi nắm lại. Dưới cổ áo mở cúc, trông rõ hình tam giác màu lam của chiếc mai-ô. Lạ thật, thế mà Mác-xi-mốp không phê bình anh ta.

        — Thề đấ-ầy... — Mác-xi-mốp cất tấm bản đồ đã xếp cẩn thận vào xẳc-cốt. — Rõ... Kỹ sư Kéc-gien-xép sẽ ở lại với cậu. Hiểu chứ? Hãy cố giữ cho được trong hai ngày. Ngày mồng tám, lúc chạng vạng tối thì bắt đầu rút.

        — Cũng theo hành trình ấy chứ? — Si-ria-ép dè dặt hỏi, mắt không rời khỏi Mác-xi-mốp.

        — Theo hành trình ấy. Nếu không gặp được chúng tôi... Thế thì cậu cũng tự hiểu lấy, lúc đó thì... Hết...

        Si-ria-ép cúi đầu tỏ ý hiểu. Mọi người im lặng. Có người nào đấy, hình như Cáp-pen thì phải, thở dài đứt quãng.

        — Tôi đã nói hết! — Mác-xi-mốp quay phắt lại về phía anh ta. — Ai về chỗ ấy !

        — Phải rút người bây giờ à? — tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn ba, mắt cận thị, trông giống như một nhà bác học, hỏi khẽ.

        Mặt của Mác-xi-mốp từ tái nhợt bỗng trở nên đỏ gay.

        — Anh ở ngoài mặt trận hay ở đâu, hả? Anh muốn chúng giết hết mọi người hay sao? Nói thì cũng phải biết suy nghĩ chứ...

        Mọi người đứng dậy và phủi sạch cát, cỏ.

        — Còn các cậu, hãy ghé lại chỗ tôi. — Câu đó là nói với tôi và Si-ria-ép.

        Trong nhà hầm chật chội và ẩm ướt, phảng phất mùi đất. Những sơ đồ hệ thống phòng ngự của quân ta nằm trên bàn. Đó là công việc của tôi đấy. Tôi vội vàng làm suốt cả buổi sáng đề kịp gửi cho sư đoàn bộ. Hạn giao cho là trước hai mươi giờ.

        Mác-xi-mốp cẩn thận xếp các tờ giấy theo đúng các góc, rồi xé dọc xé ngang và đốt những mảnh nhỏ trên ngọn đèn dầu. Giấy cong queo lại, rung động và đen dần đi.

        — Bọn Đức tiến đến gần Vô-rô-nét rồi, — anh nói trầm trầm và lấy mũi ủng dí nát than đen và dòn. — Tối hôm qua.

        Chúng tôi lặng thinh.

        Mác-xi-mốp lấy ở dưới bàn ra một chiếc bình-toong bằng nhôm bọc dạ có cái cốc con vặn ở bên trên. Chúng tôi lần lượt uống trong cái cốc ấy. Rượu ngang nặng lắm: chừng sáu mươi độ. Cảm thấy cháy họng. Chúng tôi nhắm rượu với dưa chuột muối, sau đó mỗi người uống thêm một cốc nữa.

        Mác-xi-mốp lấy hai ngón tay xoa ở gốc mũi hồi lâu.

        — Này, Si-ria-ép, năm bốn mươi mốt cậu có rút lui không?

        — Có, rút lui. Ngay từ biên giới.

        — Ngay từ biên giới... Còn cậu, Kéc-gien-xép?

        — Tôi thì không. Lúc ấy tôi là quân hậu bị.

        Mác-xi-mốp lơ đễnh nhai dưa chuột.

        — Tình hình, nói chung, chẳng ra quái gì cả... Cánh mình chẳng thoát khỏi bị vây đâu. — Anh nhìn chằm chằm vào mắt Si-ria-ép. — Phải giữ gìn đạn... Khi cậu ở lại đây trong hai ngày thì đừng bắn nhiều. Chỉ bắn cầm chìa thôi. Và tránh đánh nhau với chúng. Hãy tìm chúng mình... Hãy tìm... Ở đâu đấy, nhưng vẫn có chúng mình. Nếu không ở Bê-lên-cai-a Mới thì ở gần đâu đấy. Nhưng nhớ đấy, cả cậu Kéc-gien-xép nữa, — anh nghiêm nghị nhìn tôi, — trước ngày mồng tám không được rời khỏi chỗ này. Hiếu chứ? Dù đất dưới chân các cậu sụt hằn cũng mặc. Thiếu tá bảo thế này: «Hãy để Si-ria-ép lại và cho Kéc-gien- xép giúp cậu ta». Cái đó có ý nghĩa gì đấy chứ... À! Còn các đoàn xe thì cậu định thế nào?

        Si-ria-ép mỉm cười.

        — Chà, những đoàn xe khỉ gió ấy! Thôi, các đồng chí cứ lấy đi cho! Tôi chỉ để lại ba xe để chở đạn là được rồi. Mà thế cũng đã nhiều đấy...

        — Thôi được. Chúng mình sẽ lấy.

        Trung sĩ, thư ký của ban chỉ huy, béo bệu, mặt tròn vành vạnh, nhìn vào nhà hầm. Anh hỏi nên đốt hay mang các hòm màu xanh đi theo. Đại úy bảo rằng phải đốt, vì ở đấy chẳng cần để làm gì cả.

        — Đốt quách đi! Nửa năm nay, cứ chở đồ quỷ quái ấy đi theo mãi. Đốt đi thôi!

        Anh thư ký đi ra.

        — Này, Kéc-gien-xép, anh có tin chiêm bao không? — bỗng Mác-xi-mốp hỏi, chẳng hiểu vì sao lại gọi bằng «anh», vì thường ngày cứ gọi tôi cũng như mọi người bằng «cậu». Không đợi trả lời, anh nói thêm: — Hôm nay mình nằm thấy hai răng cửa bị rụng.

        Si-ria-ép bật cười. Răng của anh dày khít và thẳng hàng. .

        — Các bà bảo thế là có người thân nào đấy chết.

        — Người thân? — Mác-xi-mốp vẽ một mớ tóc quăn lên mảnh báo. — Thế các anh có vợ không?

        — Không! — chúng tôi trả lời gần như đồng thanh.

        — Uổng thật... Mình cũng không có vợ và bây giờ thì tiếc. Cần có vợ lắm. Cũng như cần không khí ấy. Chính bây giờ...

        Mớ tóc quăn đã biến thành cái đầu đàn bà với những hàng lông mi dài và cái mồm hình tim. Trên lông mày mắt bên trái có một nốt ruồi.

        — Này, Kẻc-gien-xép, anh là người Mát-xcơ-va phải không?

        — Không, thì sao?

        — Chẳng sao cả. Mình có quen một cô là Kéc-gien-xê-va... Hồi nào trước chiến tranh cơ... Di-na-i-đa Ni-cô-la-ép-na Kéc- gien-xê-va. Chẳng phải là họ hàng bà con sao?

        — Không, tôi chẳng có họ hàng bà con nào ở Mát-xco,-va cả.

        Mác-xi-mốp đi lui đi tới trong nhà hầm. Nhà hầm thấp nên khi đi phải cúi đầu. Tôi có cảm giác như anh muốn kể cái gì đấy, nhưng hoặc là ngượng hoặc là không quyết.

        Si-ria-ép nhìn chiếc đồng hồ nhỏ đeo trên sợi dây đen và mảnh. Mác-xi-mốp nhận thấy và dừng lại.

         
— À vâng... Các anh đi đi, — anh nói gọn, — đi đi, thì giờ còn ít lắm.

        Chúng tôi đứng dậy và bước ra khỏi nhà hầm. Anh đi theo chúng tôi. Không nghe những loạt súng bắn nhau. Chỉ có tiếng ếch kêu ộp oạp.

        Chúng tôi đứng vài phút lắng nghe ếch kêu. Bóng những cây thông đã trải dài đến tận nhà hầm. Hai viên đạn súng cối, viên nọ tiếp viên kia, chậm chạp bay, rít trên đầu chúng tôi và nồ ầm ầm ở đâu đấy xa xa vể phía sau, có lẽ là súng cối tiểu đoàn. Si-ria-ép nhếch mép cười gằn.

        — Chúng cứ nện mãi ở khu rừng tròn. Mà khẩu đội không còn ở đấy đã ba ngày rồi.

        Chúng tôi lẳng nghe xem đạn súng cối còn bay nữa không. Nhưng chẳng còn viên nào bay đến nữa.

        — Thôi, đi đi, — Mác-xi-mốp nói và chìa tay ra. — Cố gắng nhé...

        Anh làm động tác, tưởng chừng như muốn ôm, nhưng không ôm mà chỉ bắt chặt tay.

        — Si-ria-ép này, giữ gìn đạn nhé, đừng phí phạm.

        — Báo cáo đồng chí đại úy, rõ!

        — Cố gắng nhé... — Và anh rắn rỏi bước đi, đến các bụi cây, ở đấy có những đội viên thông tin đang quấn lại dây điện thoại.

        Tôi cùng Si-ria-ép hẹn nhau là sau chừng một giờ rưỡi hay hai giờ, tôi sẽ đến chỗ anh ta, sau khi đã thu xếp xong mọi việc của tôi.
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Bảy, 2019, 04:05:17 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #5 vào lúc: 02 Tháng Bảy, 2019, 04:05:58 pm »


2

        Trung đoàn chúng tôi thật là không may. Chỉ mới đánh nhau chừng một tháng rưỡi gì đấy, thế mà không còn người, không còn đại bác nữa. Mỗi tiểu đoàn chỉ có hai ba khẩu súng máy... Thế mà chúng tôi chỉ mới giao chiến cách đây không lâu: ngày hai mươi tháng năm, ở Téc-nô-va, gần Khác-cốp. Vừa mới đến thì đã phải đánh nhau rồi. Chưa hề nếm mùi súng đạn, chúng tôi lần đầu tiên ra mặt trận, bị điều từ chỗ này đến chỗ khác, bị hãm vào thế phòng ngự, rút lui, chuyển quân và lại bị hãm vào thế phòng ngự. Việc ấy xảy ra vào thời kỳ tấn công mùa xuân vào Khác-cốp. Chúng tôi hoang mang, rối lên, làm rối người khác và không tài nào quen được với những trận ném bom. Chúng tôi được đưa xuống phía nam, ở vùng Bu-la-xê-lốp- ca, gần Cu-pian-xcơ. Chúng tôi đóng quân ở đấy chừng hai tuần. Đào ụ chống tăng, đặt mìn, xây dựng hỏa điểm. Nhưng rồi sau đó bọn Đức chuyển sang tấn công. Chúng đưa xe tăng, đến nhiều vô kể và ném bom chúng tôi rất ác liệt. Chúng tôi hoàn toàn bối rối, run sợ và bắt đầu rút lui. Tóm lại, chúng tôi được điều về hậu phương, thay bằng những đội cận vệ, và được phái đến Cu- pian-xcơ. Ở đấy lại làm hỏa điểm, lại đắp ụ chống tăng, cho đến lúc bọn Đức xông tới. Chúng tôi giữ thành phố không lâu — chỉ hai ngày thôi. Và có lệnh: rút quân đến bờ trái. Phá hủy cầu tàu hỏa, cầu phao và cùng cố phòng ngự trong đám lau lách.

        Chúng tôi nghĩ là lần này chắc sẽ đóng quân ở đây lâu. Mẹ kiếp, chẳng đời nào chúng tôi cho bọn Đức qua được sông Ô- xcôn đâu.

        Thế mà chúng cũng không đến. Chúng nã súng cối vào chúng tôi và chúng tôi bắn trả lại. Chiến tranh chỉ có thế. Hàng sáng «cái khung» lại xuất hiện — chiếc máy bay trinh sát hai thân «phổc- ke vun-phơ» — và bao giờ chúng tôi cũng cố chĩa trung liên, nhằm bẳn vào nó, mà chẳng ăn thua gì cả. Những đàn «gioong- ke» bình tĩnh kêu ầm ì, bay qua và đến nơi nào đấy ở hậu phương. Các chiến sĩ công binh của tôi đào hầm cho bộ chỉ huy, các cô gái nông thôn đào tuyến thứ hai dọc làng Pê-trô-páp-lốp-ca. Còn chúng tôi, những cán bộ chỉ huy của ban tham mưu, thì viết báo cáo, vẽ sơ đồ và thỉnh thoảng đi đến sư đoàn bộ đế dự lớp huấn luyện.

        Cuộc sống bình thản trôi qua. Thậm chí báo Sự thật cũng bắt đầu len lỏi đến chỗ chúng tôi được. Mà chẳng mất mát gì. Thế mà bỗng nhiên bất ngờ được lệnh...

        Trong chiến tranh chẳng bao giờ biết được cái gì cả, ngoài cái đã xảy ra sờ sờ trước mắt. Nếu bọn Đức không bắn mình, thì cứ tưởng là trên toàn thế giới mọi việc đều bằng phẳng, lặng lẽ. Nhưng nếu chúng bắt đầu ném bom — thế là đã bắt đầu tin rằng toàn bộ mặt trận từ bờ biển Ban-tích đến tận bờ Hắc-hải đã chuyển động.

        Cả bây giờ cũng thế. Đang nằm khoái trá bên bờ sông Ô-xcôn lờ đờ, mọc đầy lau lách, chẳng lo lẳng gì cả vì nghĩ rằng có lẽ đã chặn được quân thù rồi... Đánh nhau ầm ĩ ở tận phía bắc cơ —  ừ, thì cứ mặc cho nó ầm ĩ, chiến tranh nó như thế cơ mà.

        Thè mà bỗng hoàn toàn bất ngờ, hai mươi ba giờ đúng, bước đều, bước...

        Và chẳng đánh chác gì cả... Nhất là chẳng đánh chác gì cả. Cả ở Bu-la-xê-lốp-ca cũng đã phải bỏ những chiến hào quen thuộc, nhưng ở đấy bọn địch bắt chúng tôi phải làm việc đó, còn ở đây... Mới hôm qua, tôi và Si-ria-ép đi kiểm tra tuyến phòng ngự. Thật ra, tuyến phòng ngự khá lắm. Thậm chí sư đoàn trưởng còn khen về cách bố trí súng máy và phái các kỹ sư trung đoàn 852 và 854 đến học chúng tôi cách làm hỏa điểm dưới các nhà.

        Phải chăng bọn Đức thọc sâu đến thế ư? Vô-rô-nét... Nếu quả thật chúng xông đến đây, thì tình hình chúng tôi sẽ khó khăn lắm. Mà chắc là chúng đã đến Vô-rô-nét rồi, nếu không thì người ta chằng rút chúng tôi, mà không đánh đấm gì cả. Nhất là có tuyến phòng ngự rất tuyệt như sông Ô-xcôn này. Mà đến sông Đông, hình như chẳng có con sông nào trong khu vực của chúng tôi cả. Phải chăng chúng tôi lại rút đến sông Đông ư...

        — Báo cáo đồng chí trung úy, xe tải sẽ chở gì ạ?

        Trung đội trưởng mới ra lò, trẻ măng, có những sợi ria lún phún, nhìn tôi có ý hỏi.

        — Chúng ta sẽ chở mìn à? — cậu hỏi.

        — Sư đoàn bộ không cho xe ô-tô à?

        — Không cho.

        — Thế thì chôn đi. Ngoài bờ còn hay không?

        — Còn. Chừng một trăm quả.

        — Được. Mang theo khoảng hai chục đề phòng khi cần đến. Còn lại thì chôn đi.

        — Báo cáo, rõ.

        — Có đủ xẻng không?

        — Ở tiểu đoàn ba, ba mươi chiếc.

        — Đi lấy xẻng đi. Nhanh lên!

        Cậu ta nhanh nhẹn quay lại, lấy tay giữ chiếc xẳc-cốt và chạy đến xe tải. Cậu bé tuyệt thật, hết sức cần mẫn, chỉ có điều là quá sợ chuẩn úy thôi.

        À... Còn phải thay bản đồ nữa. Thế là chúng tôi đã không dùng tấm bản đồ mới toanh, còn kêu sột soạt với một cái chấm to, hình chân vịt của thành phố Khác-cốp ở góc trái, nom như một con bạch tuột...

        Lúc mười hai giờ, đại đội cuối cùng của trung đoàn chúng tôi rút lui về phía Pê-trô-páp-lốp-ca, vừa đi vừa khe khẽ khua động cà-mèn.

        Suốt đêm, tôi và Si-ria-ép lần mò khắp tiền duyên. Phải bố trí lại các khẩu súng máy hoàn toàn khác trước. Hôm qua, đơn vị đến tăng viện để cùng cố khu vực này đã rút lui và lấy hết các khẩu súng máy đi rồi. Trước đây, trong khu vực của chúng tôi có mười lăm khẩu, thì bây giờ chỉ còn năm: hai đại liên «mác- xim» và ba trung liên «đéc-chia-rép». Thế này thì chẳng đánh đấm to được nữa. Chúng tôi đặt đại liên ở hai sườn, còn trung liên ở giữa các đại liên. Cũng phải bố trí các chiến sĩ hoàn toàn khác trước. Mặt trận của tiểu đoàn tăng lên gấp ba lần. Mỗi cây số chỉ bố trí được mười, mười hai người, và người nọ cách người kia những tám mươi, một trăm thước. Thật là thưa thớt quá chứng!..

        Ngày hôm sau yên tĩnh. Bọn địch không đoán được, vẫn bắn vào đường và ở rìa phía bắc Pê-trô-páp-lốp-ca như trước, bắn thưa thớt và không hăng hái lắm. Hai hay ba viên đạn súng cối nổ ở trong sân chúng tôi: sở chỉ huy của Si-ria-ép ở dưới một hầm nhà bốn tầng bị đạn bắn thủng lỗ chỗ, nhà này có lẽ trước đây là ký túc xá gì đấy. Mảnh đạn làm bị thương con mèo vàng sống với các con con ở dưới hầm nhà của chúng tôi. Anh phụ trách vệ sinh băng cho nó. Nó kêu ngoeo ngoeo, trố đôi mắt vàng khè, sợ hãi nhìn và gọi các con vào trong thùng. Những con con thì kêu ríu rít, con nọ trèo lên lưng con kia, chui mõm vào băng và không thể nào tìm ra vú mẹ được.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #6 vào lúc: 02 Tháng Bảy, 2019, 04:07:10 pm »

         
3

        Ban đêm, chúng tối đặt mìn ở bờ sông. Va-lê-ga, liên lạc viên của tôi, đào hố. Bôi-cô, trung sĩ, đặt mìn và ngụy trang.

        Một chiến sĩ trong tiểu đoàn, người bé nhỏ, nhanh nhẹn, giống như chú sóc con, trước kia là công binh, lắp ngòi nổ vào mìn. Si-ria-ép đã cho tôi anh chiến sĩ ấy.

        Đêm tối như bưng. Thỉnh thoảng mưa lâm thâm rơi. Mưa ấm và dễ chịu, nên tôi chẳng mặc áo mưa. Pháo sáng bay lên không trung, hết chiếc nọ đến chiếc kia. Những tràng súng máy rời rạc vang lên. Tôi nằm trong đám ngưu bàng. Mùi ẩm thấp ban đêm lẫn mùi đất ướt át phảng phất dễ chịu.

        Chẳng thấy được cả Va-lê-ga lẫn Bôi-cô. Từ xa một chiến sĩ mang mìn đi qua, thận trọng chạm vào lau lách kêu sột soạt. Mìn để cạnh tôi, và anh ta lấy ngay mỗi lần bốn quả, buộc vào đai da.

        Tôi nhìn bờ đối diện, nhìn đám liễu rủ mình được ánh pháo sáng rung rung chiếu rõ.

        Tôi sực nhớ lại đường phố của chúng tôi: đại lộ hai bên trồng những cây dẻ to lớn, vươn lên cao và làm thành một cái vòm. Vào mùa xuân, dẻ phù đầy hoa trắng và hồng, giống như những ngọn nến. Đến mùa thu, những người quét đường đốt lá rụng, còn trẻ con thì nhặt hạt dẻ đầy túi. Trước đây, tôi cũng đã từng nhặt dẻ đem về nhà đèn hàng trăm hạt. Những hạt dẻ tròn trĩnh, láng bóng, nằm chật các ngăn kéo, làm phiền mọi người, và khi dọn nhà thì phải quét chúng khá lâu ở gậm tù, gậm giường. Nhất là dưới chiếc đi-văng lớn thì bao giờ cũng có rất nhiều hạt dẻ. Chiếc đi-văng đó tốt thật: mềm mại và rộng rãi. Tôi thường ngủ trên chiếc đi-văng ấy. Trong đi-văng có nhiều rệp, nhưng không sao, tôi và rệp sống hòa thuận với nhau lắm, và chúng chẳng hề đụng đến tôi. Sau bữa ăn trưa, bao giờ bà tôi cũng nghỉ trên đi- văng đó. Tôi lấy chiếc áo bành-tô cũ đắp cho bà — chiếc áo ấy chỉ dùng vào việc đó thôi — và đưa cho bà tập hồi ký của ai đấy hay cuốn An-na Ca-rê-ni-na. Sau đó tôi đi tìm kính cho bà, kính ở trong tủ đựng bát đĩa, trong ngăn kéo đựng thìa. Khi tìm được kính thì bà đã ngủ rồi. Còn con mèo già Phơ-ra-các, ria bị cháy sém, nằm kêu rừ rừ ở dưới chiếc cổ áo đã rụng lông...

        Trời ơi, tất cả những điểu đó đã lâu xiết bao! Mà cũng có thể là chưa từng có, chỉ là tưởng thế mà thôi...

        Phía bên phải có cái tủ áo to. Lúc nhỏ, khi chơi trò ú tim, tôi thường ẩn trong đó. Lúc bấy giờ, tủ ấy còn kê ở ngoài hành lang, Sau đó làm cửa ở hành lang và nó được đưa vào phòng, Trên tủ có những hộp đựng mũ bằng các-tông, Trên hộp rất nhiều bụi. Và chỉ trước ngày tết, ngày lễ Mồng một tháng năm và ngày sinh của mẹ tôi — ngày hai mươi bốn tháng mười —  thì mới quét bụi thôi.

        Sau tủ áo là chiếc tủ con có gương bầu dục và rất nhiều chai lọ, Tôi không nhớ khi nào các lọ ấy đã từng có nước hoa, nhưng chẳng hiểu vì sao không được lấy các lọ ấy. Nếu mở nút và thò mũi hít thật mạnh, thì còn có thể cảm thấy mùi nước hoa được. Tiếp theo là chiếc bàn con đầu giường... Không, tiếp theo là chiếc ghế bành màu lam có cái chân bị buộc, Không ngồi được trên ghế đó. Vì thế khách đến thì bao giờ cũng phải báo cho họ biết trước, Sau đó mới đến chiếc bàn con đầu giường. Trong bàn chất đầy những chiếc giày kẻ ô, mềm mại, còn trong ngăn kéo bàn thì xếp các hộp đựng cao đơn hoàn tán của bà. Từ lâu chẳng ai còn có thể phân biệt được chúng là cái gì nữa, Trong đó có cả một chiếc cốc con để uống thuốc an thần cũng giấu ở đầy để mèo không tìm được...

        Và bây giờ tất cả những cái đó đang ở đẳng kia... ở nhà,

        Tôi nhận được chiếc bưu thiếp cuối cùng của mẹ, ba ngày trước khi được tin Ki-ép thất thù. Bưu thiếp đó đề ngày từ tháng tám cơ. Mẹ viết rằng quân ta đã đuổi bọn Đức rồi, hầu như không còn nghe súng bắn nữa, rạp xiếc và rạp nhạc hài kịch đã khai trương, Và tóm lại vẫn là: «Dù mẹ biết con không rỗi, nhưng con hãy viết cho mẹ thường hơn, dù chỉ ba chữ cũng được...» Từ đó đến nay đã mười tháng trôi qua. Thỉnh thoảng tôi lấy chiếc bưu thiếp đó trong túi áo ra và nhìn những chữ viết mảnh dẻ và khó đọc, Những chữ đó đã nhòe vì nước mưa và mồ hôi. Ở một chỗ — ở tận cùng — chữ không còn đọc được nữa. Nhưng tôi đã thuộc làu những chữ ấy, Tôi đã thuộc làu cả bưu thiếp... Ở mặt đề địa chỉ của bưu thiếp, ở bên trái có quảng cáo của Công ty sản xuất đồ cao su: những cặp chân mang giày cao cổ. Còn bên phải là tem: ga tàu điện ngầm «Mai-a-cốp-xki». Hồi bé tôi rất mê chơi tem và xin tất cả các bạn bè quen biết dán những tem mới và đẹp ở phong bì. Và vì thế cả bây giờ nữa, mẹ đã dán con tem đẹp, như khi tôi còn bé... Ở nhà tôi, những tem cất trong chiếc hộp dài, bên trái chiếc bàn. Và chắc là mẹ đã chọn hồi lâu, trước khi dừng lại ở con tem đẹp, màu lục này. Mẹ đã đứng cúi xuống chiếc bàn và cất kính, đưa cặp mặt cận thị, nheo nheo nhìn tem...

        Lẽ nào không bao giờ tôi còn được thấy mẹ nữa. Mẹ, người nhỏ nhẳn, lanh lợi, đeo kính gọng vàng và có một mụn com nhỏ xíu ở mũi. Lúc bé tôi thích hôn mẹ ở chỗ mụn cơm đó.

        Lẽ nào không bao giờ mẹ con chúng tôi còn được ngồi cạnh chiếc ấm xa-mô-va bị móp méo ở một bên đang sôi sùng sục và uống nước trà với mứt phúc bồn tử do mẹ làm... Lẽ nào không bao giờ mẹ còn xoa đầu tôi và nói: «Này I-u-ra con, hôm nay nom người con không khỏe lắm. Có lẽ là con đi ngù sớm hơn một chút, hở?» Lẽ nào mẹ tôi hàng sáng không còn rán khoai tây cắt lát to và tròn trên bếp dầu hòa như tôi thích...
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #7 vào lúc: 03 Tháng Bảy, 2019, 02:49:55 pm »


        Lẽ nào không bao giờ tôi còn chạy ra sau góc nhà mua bánh mì, đi lang thang theo các đường phố Ki-ép ngào ngạt hương thơm của hoa gia, không còn được đi đến bãi bơi ở giữa cồn Tơ-ru-kha-nốp...

        Ki-ép thân yêu, thân yêu vô cùng!.. Ôi, tôi nhớ làm sao những đường phố rộng của Ki-ép, những cây dẻ, những ngôi nhà gạch màu vàng của Ki-ép, những cột lớn đồ sẫm của trường đại học tổng hợp! Ôi, tôi yêu làm sao những bờ dốc trên sông Đơ-nhi- ép! Mùa đông, chúng tôi thường trượt tuyết ở đấy, mùa hè thì nằm trên cỏ, đếm sao và lẳng nghe tiếng còi uể oải, rời rạc của những chiếc tàu thủy chạy đêm... Còn sau đó, chúng tôi trở về, đi theo đường phố Crê-sa-tích đã yên lặng, các quầy hàng đã tắt đèn và làm kinh hoảng các bác canh đêm đang mơ màng ngủ, thậm chí giữa mùa hè cũng quấn mình trong những chiếc áo lông cừu bù xù...

        Cho đến bây giờ thỉnh thoảng tôi cũng dạo theo đường phố Crê-sa-tích. Quấn mình trong chiếc áo mưa vải bạt, tôi nhắm mắt và mơ màng tưởng tượng mình đi từ Béc-xa-ráp-ca đến sông Đơ-nhi-ép. Tôi dừng lại cạnh Săn-xe — đó là rạp chiếu bóng tuyệt trần nhất thế giới. Hồi bé chúng tôi cảm thấy như thế. Có những bức tượng người thổi kèn dài đặt ở hai bên màn ảnh những lọ thờ có những dái lụa đỏ phấp phới bay lên giống như ngọn lửa và có mùi thơm gì đặc biệt của xi-nê làm ta phấn khởi, náo nức. Bao nhiêu giờ phút sung sướng mà tôi đã được trải qua trong rạp chiếu bóng Săn-xe này!.. Mộ phần Ấn-độ, Tên ăn trộm ở Bát-đa, Dấu hiệu Dê-rô... Trời ơi, nhớ lại thì xúc động đến nghẹn ngào!.. Còn xa hơn tí nữa, cạnh phố Prô-rê-dơ- nai-a, trong rạp «Coóc-xô» chật hẹp và có những chỗ ngồi không đánh số, đang chiếu những phim cao bồi. Nào là đuổi nhau, nào là bắn nhau, nào là những con ngựa hoang, nào là những khẩu súng côn, nào là những người đàn bà mặc quần ống chẽn, nào là những kẻ tàn ác có bộ ria mảnh dẻ và nụ cười nhan hiểm... Còn ở rạp «Tốc hành», — sau đó chẳng biết vì sao lại gọi một cách tầm thường là «Rạp chiếu bóng quốc doanh số hai», — thì chiếu những phim tình do các nữ nghệ sĩ điện ảnh Pô-la Ne-gơ- ri, A-xta Nin-xen và Ôn-ga Sê-khô-va đóng. Chúng tôi không thích những phim đó lắm, nhưng ở rạp «Tốc hành» chúng tôi có quen người soát vé và thứ sáu nào cũng đến xem ở đấy.

        Tôi đi rẽ sang đường phố Ni-cô-lai-ép-xcai-a. Đó là đường phổ sang nhất ở Ki-ép. Những cây gia được cắt tỉa cẩn thận có những lưới sắt vây quanh. Những ngọn đèn điện lớn, trắng đục, treo trên những sợi dây to nối từ nhà này đến nhà khác. Những xe ô-tô «linh-côn» bóng lộn đỗ gần khách sạn «Côn-ti-năng-tan». Còn cạnh rạp xiếc, từng đám trẻ con đứng chờ Giăng Xư-gan đi ra và đánh cuộc với nhau về cuộc gặp gỡ hôm nay giữa Đa-ni- la Pa-xun-cô và Mặt nạ chết.

        Còn xa hơn là đường phố Ôn-ghin-xcai-a, đường phố Học viện, là tòa nhà ngân hàng được xây thêm lên cao, ở các góc có nhưng tháp con chẳng ra kiểu gô-tích, chẳng ra kiểu rô-manh... Khu Líp-ki yên lặng, mơ màng như ngái ngù, mát rượi ngay cả trong những trưa tháng bảy nóng nực. Những biệt thự ấm cúng có những cửa sổ bám đầy bụi... Những cây du cổ thụ của vườn cung điện... Những ngọn lá khô sột soạt dưới chân... Và — hãy dừng lại! — đây là bờ dốc đứng. Còn xa hơn là sông Đơ-nhi-ép, và màu xanh xa xăm, và bầu trời bao la, và khu Pô-đôn bằng phẳng, lô nhô những ống khói, và hình dáng cân đối của nhà thờ Ăng-đrê-ép-xcai-a đứng cheo leo trên vực thẳm, những chiếc tàu thùy phành phạch quay bánh xe, những tiếng chuông tàu điện...

        Ki-ép thân yêu, thân yêu vô cùng...

        Tất cả những điều đó giờ đây xa biết bao! Lâu biết bao! Và có lúc nào đấy tôi đã từng ở học viện, nào những họa đồ, nào những tấm bảng, nào những đêm thức trắng và ngắn ngùi làm sao trước các kỳ thi, nào môn sức bền vật liệu, nào đủ loại lý thuyết về tổ hợp kiến trúc, nào những hai mươi môn học đủ loại mà giờ đây tôi đã quên hết rồi...

        Chúng tôi có sáu người là bạn nối khố: A-na-tô-li Xéc-ghê- ép, Ru-đen-xki, Véc-gun, Li-u-xi-a Xtơ-ri-giê-va và anh chàng Su-rơ-ca Gra-bốp-xki nhỏ nhắn và vui vẻ. Chẳng hiểu vì sao mọi người đều gọi cậu ta là «Bạch yến con». Chúng tôi cùng nhau học và bao giờ cũng cùng nhau đi ra ngoại thành, cùng nhau tham gia mọi cuộc thi. Tốt nghiệp học viện xong, chúng tôi cùng vào một xưởng. Chỉ mới vừa bắt tay vào việc, mua những thước chữ tê mới, những hộp đựng đồ vẽ mới, thì...

        Bạch yến con hy sinh ở ngoại ô Ki-ép, ở Gô-lô-xê-ép. Mẹ đã viết cho tôi biết tin đó. Cậu ta nằm ở bệnh viện mà mẹ làm việc, cả hai chân bị đứt. Còn về những bạn khác tôi chằng biết gì rõ cả. Véc-gun hình như bị sa vào vòng vây. Ru-đen-xki không bị động viên vì cận thị, và hình như cậu ta đã tản cư. Cậu tiễn tôi ra ga. A-na-tô-li hình như làm đội viên thông tin: có người nào đấy nói thế, nhưng tôi không còn nhớ là ai.

        Còn Li-u-xi-a? Có lẽ cô ta đã phải tản cư rồi ư? Chưa chắc... Cô có mẹ già ốm. Tôi viết thư cho dì cô ở Mát-xcơ-va, nhưng bà không biết gì cả. Hai năm trước, — tôi còn nhớ rất rõ — vào ngày mồng năm tháng sáu, ngày sinh của Li-u-xi-a, chúng tôi cùng cô đến bờ sông Đơ-nhi-ép. Chúng tôi thuê một chiếc thuyền nhẹ nhàng, nhanh nhẹn, có những chỗ ngồi di động và đi xa mãi đến quá sông Na-tan-ca, quá chiếc cầu chiến lược. Ở đấy, chúng tôi có một chỗ rất thích, một bãi con bé nhỏ tuyệt trần nằm lẩn giữa đám lau và liễu. Chỗ đó không ai biết cả, và ở đấy chằng bao giờ có ai cả. Nước ở đấy trong vắt như thủy tinh, còn chạy từ bờ cao rồi nhảy xuống nước thì tuyệt... Sau đó, mệt nhừ, tay phổng lên những nốt bong mới, chúng tôi ngồi trong vườn hoa cung điện lắng nghe khúc giao hưởng số Năm của Trai-cốp-xki. Chúng tôi ngồi ghé bên mép chiếc ghế dài và cạnh đó có những bông hoa gì đấy đỏ thắm, và nhạc trưởng cũng có một bông hoa cài ở khuyết áo.

        — Chúng ta sẽ đặt hàng thứ ba chứ? — có người nào đấy hồi cạnh tai tôi.

        Tôi giật mình.

        Va-lê-ga ngồi xồm đưa cặp mắt nhỏ, sáng như mắt mèo, nhìn tôi có ý hỏi.

        — Hàng thứ ba... Không, không đặt hàng thứ ba. Hãy chuyển sang khu vực thứ tư, gần bến đò.

        Chúng tôi khiêng số còn lại đến bến và bắt đầu đặt mìn. Còn chừng bốn mươi quả.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #8 vào lúc: 03 Tháng Bảy, 2019, 02:50:48 pm »


4

        Buổi sáng, chiếc «méc-xe-smít» cứ quần mãi trên vị trí của chúng tôi. Chúng tôi không bắn vì cần tiết kiệm đạn. Hai tốp «hây-nơ-ken» đông và một tốp «gioong-ke-88» bay qua rất cao về phía đông bắc.

        Vào khoảng bảy giờ tối, một trung úy rất trẻ đến sở chỉ huy của chúng tôi. Anh ta trẻ măng, đội mũ lưỡi trai mới toanh có viền mũ đỏ tươi, thuộc tiểu đoàn ba trung đoàn 852 đóng cạnh chúng tôi ở bên phải. Anh hỏi công việc của chúng tôi ra sao và định sẽ làm gì nữa. Bên tiểu đoàn của anh cũng yên tĩnh. Có chừng sáu mươi người. Khoảng năm súng máy. Nhưng không có súng cối. Chúng tôi mời anh ăn trưa và sau đó anh trở về. Lúc nhá nhem tối thì chúng tôi bắt đầu chuẩn bị. Chúng tôi xếp đồ đạc vào hai xe, còn chiếc xe thứ ba thì bỏ. Pi-li-pen-cô mắt chột, chuẩn úy của Si-ria-ép, không thể nào bỏ các vật dự trữ của mình được: những đôi giày cũ rích, những yên cương, những bao giẻ. Anh càu nhàu, chửi rủa cả bọn Đức, cả chiến tranh, cả con ngựa ô thiến Xi-ren-ca đang bình tĩnh ve vầy đuôi đuổi ruồi, và xếp các bao bị của mình khắp tứ phía chiếc xe. Si- ria-ép vứt đi. Pi-li-pen-cô lãnh đạm hút điều thuốc sâu kèn; còn khi Si-ria-ép đi rồi, thì anh ta cố nhét các bao bị ấy dưới những hòm đạn một cách rất cấn thận.

        — Những đôi giày thế này mà vứt đi! Phải biết xấu hổ chứ! Còn phải đi bao nhiêu nữa. — Và anh lấy tấm vải bố rách, che kín những bao bị thòi ra dưới các hòm.

        Khoảng mười một giờ, chúng tôi bắt đầu rút quân. Các chiến sĩ từng người một đi đến và yên lặng nằm ở sân, trên cỏ trước đây đã có lúc xanh um. Họ vừa lén lút hút thuốc, vừa thu xếp đồ đạc và quấn lại xà cạp.

        Đúng mười hai giờ chúng tôi bắn loạt cuối cùng, ngay từ đây, từ sân, và rút đi.

        Hình dáng các ngôi nhà còn thấp thoáng trăng trắng sau những cây thông một lúc nữa, rồi biến hằn.

        Tuyến phòng ngự trên sông Ô-xcôn không còn nữa. Tất cả những cái gì mới hôm qua còn sống, còn bắn, súng trường, súng máy còn chĩa lên tua tủa, những cái gì vẽ trên sơ đồ nào là vòng bán nguyệt đỏ, nào là những đường chữ chi, nào là những khu vực chéo nhau, những cái gì phải mất mười ba ngày đêm để đào, đậy ba bốn lớp gỗ, rồi cần thận ngụy trang bằng cỏ và cành cây, — tất cả những cái đó giờ đây không cần để làm gì nữa. Chỉ sau vài ngày, tất cả những cái đó sẽ phù kín phù sa, trở thành nơi trú ẩn của loài ếch nhái, sẽ lấp đầy nước đen đủi, hôi hám, sẽ sụp đổ, và đến mùa xuân sẽ phủ một lớp cỏ non xanh mơn mởn. Và chỉ có bọn trẻ con sẽ lội nước đến đầu gối, lang thang la cà qua những chỗ ấy, nơi trước đây đã có những khẩu súng máy bắn hai bên sườn, bắn trực diện, và nhặt những vỏ đạn đã hoen gỉ. Tất cả những cái đó chúng tôi bỏ lại, mà không đánh một trận nào cả, không bắn một phát nào cả...

        Chúng tôi đi trong rừng thông non, thưa thớt, có lẽ là mới trồng không lâu. Đi qua những nhà hầm sở chỉ huy. Thế là chúng tôi đã không đào xong được nhà hầm cho đơn vị trực tiếp chiến đấu. Cái hầm đào dở há hốc mồm toang hoác. Trong bóng tối lờ mờ, thấp thoáng những cây thông con mới đẽo. Chúng tôi vác chúng từ khu rừng bên cạnh để đậy nắp hầm.

        Làng Pê-trô-páp-lốp-ca dài dằng dặc và đầy bụi. Nhà thờ có lỗ thủng to ở gác chuông. Cái cầu con bị mục mà theo kế hoạch đáng lẽ hôm nay tôi phải sửa chữa.

        Yên lặng. Yên lặng như tờ. Ngay cả chó cũng không sủa.

        Không ai nghi ngờ gì cả. Mọi người đều ngù. Còn sáng mai thức dậy thì sẽ thấy bọn Đức.

        Và chúng tôi đi, chẳng nói chẳng rằng, đầu cúi xuống, mắt nhìn chân, không ngoái cổ lại, không từ biệt người nào và cái gì cả, như thừa nhận tội lỗi của minh, cứ thế đi thằng về phía đông theo góc phương vị bốn mươi lăm.

        Va-lê-ga đi bên cạnh. Cậu ta đeo ba-lô, hai bình-toong, cà- mèn, xắc-cốt, túi dết và một túi mặt nạ chống hơi độc đựng đầy bánh mì. Trước khi rút quân, tôi đã muốn vứt bớt một phần đồ đạc để mang cho nhẹ. Nhưng thậm chí cậu không cho tôi đến gần ba-lô.

        — Đồng chí trung úy ạ, đổng chí cần gì thì tôi biết rõ hơn đồng chí. Lần trước tự tay đồng chí xếp đồ đạc, thế mà đồng chí bỏ quên nào là thuốc đánh răng, nào là cốc, chổi cạo râu. Thế là phải đến xin các anh hóa chất.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #9 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2019, 03:03:38 pm »


        Tôi không có gì để phản đối lại được. Tính Va-lê-ga thật là độc đoán, và cãi với cậu ta chỉ là vô ích mà thôi. Nhưng đó là một thanh niên tuyệt vời. Cậu không bao giờ hỏi gì cả và không bao giờ ngồi không một phút nào. Dù chúng tôi đi đến đâu, thì chỉ sau năm phút lều đã dựng sẵn, ấm cúng, tiện nghi và nhất thiết có rải cỏ tươi. Cà-mèn của cậu bao giờ cũng bóng loáng như mới. Chẳng bao giờ cậu chịu rời hai chiếc bình-toong đựng sữa và rượu. Cậu kiểm những thứ đó ở đâu, tôi không biết; nhưng bao giờ bình-toong cũng đầy ắp. Cậu biết cắt tóc, cạo râu, chữa giày, nhóm lửa dưới trời mưa tầm tã. Hằng tuần tôi thay đồ lót, còn bít tất thì cậu mạng giỏi như phụ nữ. Nếu chúng tôi đóng quân ở gần sông thì hằng ngày có cá ăn, nếu đóng ở trong rừng thì có các loại quả dâu đất, việt quất và nấm. Và cậu làm tất cả những cái đó lặng yên, nhanh nhẹn, không cần tôi nhắc nhở gì hết. Trong thời gian chín tháng chung sống với nhau, chưa bao giờ tôi có điều gì tức giận cậu.

        Bây giờ cậu đang đi cạnh tôi, nhẹ nhàng, không một tiếng động, theo cách đi của người đi săn. Tôi biết khi nghỉ chân thì cậu sẽ trải chiếc áo mưa vải bạt ở chỗ khô ráo nhất, và trong tay tôi sẽ có mầu bánh mì phết bơ và trong chiếc ca tráng men sẽ có sữa. Còn cậu sẽ nằm bên cạnh, nhỏ nhắn, mặt tròn, im lặng nhìn sao và phì phèo hút thuốc trong cái tẩu bé tí và kỳ cục, làm cho cậu giống một cụ già, dù chỉ mới mười tám tuổi đầu thôi,

        Cậu chẳng nói gì về bản thân cả. Tôi chỉ biết là cậu không còn bố mẹ, Có một bà chị đã đi lấy chồng ở đâu đấy mà cậu hầu như không hay biết gì cả. Cậu đã bị tù vì sao ấy, vì sao thì cậu không nói. Nhưng đã ngồi tù và được tha trước thời hạn, Cậu tình nguyện vào bộ đội, Họ thật của cậu là Vô-lê-gốp, trọng âm đánh vào chữ «0» đầu. Nhưng mọi người đều gọi là Va-lê-ga, Đó là tất cả những điều tôi biết về cậu,

        Tôi ít khi nói chuyện với cậu, vì cậu ít nói và kín đáo. Chỉ một lần cậu hơi thổ lộ tâm tình với tôi một chút, Lúc đó vào mùa xuân, chừng ba tháng trước. Chúng tôi ướt như chuột lột và mệt quá chừng. Ngồi hơ cạnh đống lửa, tôi tắt xà cạp ướt, còn cậu nấu tinh bột kê trong một ống bơ, Đã hai tuần rồi chúng tôi chỉ độc ăn cái món tinh bột ấy và nhìn nó thì đã chán ngấy đi rồi.

        Chung quanh tối om và lạnh lẽo. Áo mưa vải bạt ướt sũng, cứ dựng xù lên, chẳng ấm tí nào cả. Lúc đó chỉ có hai chúng tôi,

        Được ánh lửa hồng chiếu sáng, cậu ngậm cái tầu ở mồm và nom giống như một thằng lùn trong chuyện thần thoại đang nấu món ăn thần diệu.   

        — Bao giờ hết chiến tranh, — cậu nói, — tôi sẽ về làng và làm một túp nhà trong rừng. Nhà bằng gỗ xếp. Tôi thích rừng lắm. Và đồng chí sẽ đến nhà tôi, sống với tôi ba tuần. Chúng ta cùng đi săn và câu cá,„

        Tôi mỉm cười,

        — Vì sao đúng là ba tuần?

        — Thế thì bao nhiêu? — Va-lê-ga ngạc nhiên, nhưng mặt cậu không mảy may thay đổi. Cậu vẫn phì phèo hút tẩu thuốc lá và hững hờ khuấy cháo, — Nhiều hơn thì đồng chí không thể ở được đâu, Đồng chí còn phải làm việc chứ. Đồng chí cứ đến ở trong ba tuần, Tôi biết những chỗ rất tốt, ở đấy có gấu, có nai, có cả cá măng nặng đến chừng sáu kí cơ đấy. Quê tôi có những chỗ rất tốt ở vùng An-tai, Không phải như những chỗ ở đây. Rồi đồng chí sẽ thấy, — Cậu lầy thìa liếm, — Tôi sẽ mời đồng chí ăn mì vằn thắm Tôi biết làm mì vằn thắn. Theo cách của chúng tôi, cách đặc biệt.

        Đến đây câu chuyện chấm đứt.

        Bây giờ tôi nhìn cậu và hỏi:

        — Thế nào, Va-lê-ga, bao giờ chúng tớ được chén món mì vằn thắn của cậu, hở?

        Cậu không cười gì cả.

        — Ở đây không có loại thịt có thể làm được. Ở đây không làm đúng cách được.

        — Thế nghĩa là chúng tớ phải đợi đến khi hết chiến tranh chứ gì?

        Cậu không trả lời gì cả và vẫn bước tiếp. Đôi giày cao cổ của cậu to quá cỡ, nên mũi giày cong vểnh lên, còn mũ ca-lô thì bé: chỉ chụp được ở trên đỉnh đầu mà thôi. Tôi biết là trong mũ găm ba cái kim có chỉ màu trắng, đen và xanh lá cây.

        Khoảng bảy giờ, chúng tôi dừng chân nghỉ khá lâu. Trên bản đồ, làng tên là Đu-van-ca Trên. Nhưng ở đây bà con gọi là Véc-si-lốp-ca. Làng này cách Pê-trô-páp-lốp-ca hai mươi hai cây số. Thế nghĩa là chúng tôi đã đi được gần ba mươi cây số. Thế cũng khá lắm rồi vì đường khó đi.

        Các chiến sĩ mệt lắm vì không quen. Sau khi cởi ba-lô, họ nằm gác chân trong bóng râm của vườn cây ăn quả. Những người lanh lợi hơn đem theo được cả sữa và sữa chua trong cà-mèn. Va-lê-ga cũng kiếm được ở đâu đấy một ổ bánh mì trắng và mật ong trong tầng.

        Tôi ăn và khen ngon dù chẳng muốn ăn. Không nên làm Va- lê-ga bực mình.
Logged

Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM