Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:54:28 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trong chiến hào Xta-lin-gơ-rát  (Đọc 12338 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #70 vào lúc: 26 Tháng Tám, 2019, 11:22:52 am »


        Đêm tối đen như mực. Ở đâu đấy xa xa, sau nhà máy «Tháng Mười Đỏ» có cái gì cháy. Hình thù của những khung mái nhà cong queo nổi rõ lên những vết đen mỏng manh như vẽ bằng bút lông. Từ bờ bên kia, khẩu đại bác đơn độc bắn đì đùng: bắn rồi im, bắn rồi im, như để lắng nghe. Những khẩu súng máy thỉnh thoảng nã một tràng. Những pháo sáng bay vút lên cao.  Hôm nay chẳng biết vì sao chúng vàng. Chắc là bọn Đức đã hết loại trắng rồi. Phảng phất mùi gỗ cháy và dầu lửa. Bên cạnh chúng tôi là đoàn tàu chở nhiên liệu, ban ngày từ đây trông thấy nó rất rõ. Những tia dầu lửa từ các lỗ đạn bắn thùng ở toa xe cứ phun ra suốt ngày, suốt đêm. Các chiến sĩ đêm nào cũng đến đấy đề rót dầu cho đèn.

        Theo thói quen cũ mà tôi có từ bé, tôi tìm những chòm sao quen thuộc trên bầu trời. Chòm sao Cái cày có bốn ngôi sao sáng và một dải ba ngôi nữa nhỏ hơn. Và còn một ngôi nữa, rất nhỏ hầu như không thấy được. Trong số đó một ngôi tên là Bê-ten-gây- de, nhưng ngôi nào thì tôi quên rồi. Còn chòm sao An-đê-ba-ran ở chỗ nào đây, tôi không còn nhớ nữa.

        Có ai đấy đặt tay lên vai tôi. Tôi giật mình.

        — Nghĩ gì thế, đồng chí tiểu đoàn trưởng?

        Trong bóng tối khó khăn lắm tôi mới nhận ra bộ mặt to của Các-nau-khốp.

        — Đứng thế thôi... Chằng nghĩ gì cả. Nhìn sao.

        Anh không nổi gì thêm. Chúng tôi đứng nhìn những ngôi sao lấp lánh. Những ý nghĩ nằm sâu ở đâu đấy trong tiềm thức bỗng hiện ra; những ý nghĩ về sự vô tận, về vũ trụ, về những thế giới nào đấy đã tồn tại và đã diệt vong, nhưng đến bây giờ từ không gian đen ngòm, mênh mông, không bờ không bến vẫn còn lấp lánh với chúng ta. Những ngôi sao tắt đi, sáng lên. Còn chúng ta thì chẳng biết gì hết cả. Và không người nào, không bao giờ biết được rằng trong đêm tháng mười tối như bưng này có

        một ngôi sao từng sống hàng triệu năm, nay đã chết, hay là có một ngôi sao vừa mới ra đời, mà cũng hàng triệu năm sau người » ta mới biết.   

        — Ở Xi-bê-ri, bây giờ đã có tuyết rồi, — Các-nau-khốp nói.

        — Chắc thế, — tôi đáp lại.

        — Và băng giá nữa.

        — Và người ta bán sữa đông lại như nước đá. Bán từng cục. Có phải không?

        — Còn ở Vơ-la-đi-vốc-xtốc, người ta còn tắm biển.

        — Nghe nói biển ở đấy lạnh.

        — Lạnh. Nhưng vẫn tắm cơ đấy.

        Ở đâu đấy rất xa, phía sau sông Vôn-ga, nghe tiếng máy bay «bắp ngô» kêu rè rè khe khẽ, phải chú ý lắm mới nhận ra được. Chiếc dành cho chúng tôi chăng? Còn trinh sát viên mãi vẫn chưa thấy về. Chúng tôi lẳng nghe tiếng máy bay đang đến gần. Nó bay ở đâu đấy bên phải. Đến gần, rồi bay xa. Không phải của chúng tôi. Những tiếng nổ trầm trầm xa xôi trên nhà máy Máy kéo. Những ngọn đèn chiếu của Đức hốt hoảng quét qua quét lại trên bầu trời. Chúng rộng ra, hẹp lại, tắt ngấm và lại bật lên.

        Còn chúng tôi đứng nhìn những ngọn đèn chiếu, những tràng súng cao xạ Đức màu đỏ, vàng, xanh ngoằn ngoèo trong không trung và những chiếc pháo sáng từ từ tắt ở trong mương xói. Và chúng tôi đã quá quen thuộc với cảnh tượng đó đến nỗi giá bỗng nhiên nó ngừng hẳn thì chúng tôi sẽ thấy áy náy thế nào ấy, hình như thiếu cái gì.

        — The nào, chúng ta sẽ chiếm đồi chứ, đồng chí tiểu đoàn trưởng? — Các-nau-khốp hỏi rất khẽ.

        — Nhất định sẽ chiếm được, — tôi đáp.

        — Và tôi cũng cho rằng chúng ta nhất định sẽ chiếm được, —  anh nổi và lấy tay ấn nhẹ vào vai tôi.

        — Anh tên gì? — tôi hồi.

        — Ni-cô-lai.

        — Còn tôi là I-u-ri.

        — I-u-ri. Anh tôi cũng tên I-u-ri, làm thủy thủ.

        — Còn sống chứ?

        — Tôi chẳng biết. Trước đây ở Xê-bát-xtô-pôn. Ở tàu ngầm.

        — Chắc là còn sổng, — chẳng hiểu vì sao tôi nói thế.

        — Chắc thế, — Các-nau-khốp trả lời hơi chậm một tí. Và chúng tôi không nói gì thêm nữa.

        Từ trên trời cao, một ngôi sao rơi xuống. Thời xưa, người ta bảo đó là một linh hồn đã sang thế giới khác. Chúng tôi đi xuống dưới hầm. Khói thuốc lá bay nghi ngút từng đám đến nỗi khó nhận ra được mặt người. Những người ở ban chính trị ngồi xổm, ăn đổ hộp. Trưởng ban thông tin ngồi dựa vào vách, nghiêng đầu ngủ. Đại úy ngồi sát cạnh cây đèn, đọc báo. Thầy chúng tôi, anh ngầng đầu lên.

        — Mười giờ kém mười lăm.

        — Mười giờ kém mười lăm...

        — Mà trinh sát viên vẫn chưa về?

        — Chưa về.

        — Cái đó thì xấu.

        — Có thế.

        Tôi lấy kim băng khêu bấc đèn. Cây đèn hầu như không cháy được, vì thièu không khí.

        — Tôi yêu cầu mọi người không tham gia trực tiếp trận đánh, đi sang chỗ sở chỉ huy tiểu đoàn.

        Đôi mắt của đại úy bỗng trở nên tròn xoe. Anh đặt tờ báo xuống.

        — Vì sao?

        — Vì...

        — Tôi yêu cầu anh đừng quên là anh đang nói chuyện với người cấp cao hơn.

        — Tôi không quên, tôi yêu cầu anh đi ra khỏi chỗ này. Chỉ có thế thôi.

        — Tôi làm phiền anh?

        — Vâng. Làm phiền.

        — Làm phiền thế nào?

        — Vì sự có mặt của các anh. Vì thuốc lá. Đấy, anh thấy không, ở đây như thế nào rồi? Chẳng còn không khí mà thở nữa.

        Tôi cảm thầy tôi bắt đầu nói bậy.

        — Chỗ của tôi ở đài quan sát tiểu đoàn. Tôi có nhiệm vụ theo dõi công việc của anh.

        — Thế tức là anh định luôn luôn ở bên cạnh tôi à?

        — Vâng, Định thế,

        — Và anh sẽ cùng tôi tấn công lên đồi chứ?

        Đại úy chằm chằm nhìn tôi không chớp mắt trong một lúc. Rồi đứng dậy một cách cốt đề tỏ vẻ bực mình, cần thận gấp tờ báo lại, đút vào xắc-cốt. Và quay lại phía tôi, anh chậm rãi nói, dằn từng tiếng một:

        — Thôi được. Chúng ta sẽ nói chuyện với nhau ở chỗ khác,

        Và đi ra khỏi chiến hào. Trên đường đi, túi dết bị móc vào cái đinh và hồi lâu anh không gỡ ra được. Những người ở ban chính trị cười xòa. Họ ăn nốt đồ hộp, Tôi chẳng có gì phản đối việc họ ở lại đây, Nhưng tôi không thể đuổi chỉ một mình đại úy mà thôi. Họ cười một cách thông cảm và chúc thắng lợi, rồi đi ra.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #71 vào lúc: 26 Tháng Tám, 2019, 11:23:27 am »


        Dưới hầm nhà, lập tức trở nên thoải mái hơn. Có thế duỗi chân được và không phải ngồi xổm mãi nữa.

        Tôi không hiểu vì sao tôi nói với đại úy là tôi sẽ đi lên đồi. Trước đó, tôi không định tự mình tham gia cuộc tấn công. Ngay từ buổi sáng khi nói chuyện với thiếu tá, chúng tôi đã bàn đến điều đó. Õng đưa cho tôi xem bài xã luận trong báo Sao đỏ nhan đề Vị trícủa ngươi chỉ huy trương trong trận chiến đầu. Trong bài đó phê phán những cán bộ chỉ huy tự thân hành dẫn đơn vị tấn công. Người chỉ huy trưởng có nhiệm vụ phải trông thấy tẳt cả và lãnh đạo. Đi ở hàng đầu, anh ta sẽ không thấy gì hết cả. Điều đó có lẽ là đúng.

        Nhưng giờ đây, trong câu chuyện với đại úy, câu nói đó về việc tôi sẽ đi tấn công lên đồi tuột ra khỏi mồm tôi. Tuy nhiên, ai biết được ban đêm ở cách xa mà lãnh đạo trận đánh thế nào.  Thông tin, liên lạc có thể bị đứt bất cứ lúc nào. Và cứ ngồi đấy như chuột chũi ở trong hang: không mắt, không tai.

        Hai chiếc kim đồng hồ gặp nhau và đứng lại gần con số mười.

        Từ sở chỉ huy lại gọi điện hỏi trinh sát viên đã về chưa. Cô- rốp-cốp hỏi, anh ta là trung đoàn phó phụ trách hậu cần, trực nhật tác chiến. Khi nào anh trực nhật thì chẳng bao giờ được yên cả. «Anh hãy báo cáo cho biết tinh hình đi, có đủ các loại hạtkhông, có cần dưa chuột không ?» Hạt là đạn, (hạt quỳ là đạn súng trường, hạt bí là đạn tiểu liên), còn dưa chuột là đạn súng cối...

        Đầu Tru-mắc hiện ra trong chiến hào, vừa đúng lúc tôi trao lại ống nghe cho chiến sĩ thông tin. Sau Tru-mẳc là những trinh sát viên khác. Họ thở hồng hộc, lấm lem bùn bẩn và mặt mày ướt đẫm mồ hôi. Lập tức trong hầm đầy người.

        Tôi không hỏi gì cả. Tôi đợi.

        Tru-mắc lặng thinh, có vẻ nghênh ngang, đi đến gần bàn, ngồi lên hòm, ừng ực uống nước ở chiếc cà-mèn từng ngụm to.

        . Khoan thai lau môi, trán và cổ. Móc túi lấy vài bao thuốc lá Đức trong những hộp xanh. Rồi vứt lên bàn.

        — Anh hút đi.

        Cậu đút một điếu thuốc có đầu ngậm vàng chói vào cái bót thuốc lá trong suốt, bằng nhựa plê-xi.

        — Anh có thể bắt đầu được rồi đấy. Đường thông rồi, — và gật đầu với các trinh sát viên của mình, cậu nói: — Các cậu đi nghỉ đi. Đến sáng mai tớ chẳng động đến đâu.

        Tôi hỏi:

        — Có mìn không?

        — Chỉ ở một chỗ thôi. Đối diện khẩu đại bác có nòng súng cong queo. Cao hơn một tí.

        — Nhiều không?

        — Không đếm. Chúng tôi gỡ chừng năm quả. Có ria. Chắc là loại chống bộ binh, loại mìn bi.

        Trong tay cậu cầm ngòi nổ bằng đồng sáng loáng của mìn có ba sợi dây thép dựng lên ở bên trên. Các chiến sĩ công binh gọi những sợi dây đó là ria. Thân mìn chôn trong đất và chỉ có ria còn lại trên mặt đất. Giẫm phải thì kim hỏa đập vào ngòi nổ, ngòi nổ bật lửa cháy thuốc súng, thuốc súng làm cháy lượng thuốc nổ để bật min ra ngoài, mìn nhảy ra khỏi đất và bùng nổ trong không, bắn tung những hòn bi khắp tứ phía. Loại mìn chết tiệt!

        — Cứ thế các anh đừng đi về bên trái khẩu đại bác. Còn bên phải, chúng tôi đã sờ chừng hai trăm thước, chẳng có gì cả.

        — Bọn Đức có nhiều không?

        — Bố ai mà biết được... Hình như chẳng nhiều lắm... Chúng ngồi trong công sự. Quay máy hát. Bài Ca-chi-u-sa của ta...

        Tru-mẳc lục túi tìm cái gì đấy.

        — Anh có làm thơ không?

        Con mắt đen có rìa vàng, từ dưới mớ tóc phù lòa xòa, nhìn tôi có ý giễu cợt.

        — Không. Thì sao?

        — Muốn biếu cây bút máy. Bút tốt. Và mực đặc biệt, trong lọ.

        — Không. Tôi không làm thơ.

        — Tiếc thật. Thế mà tôi nghĩ là anh làm thơ cơ đấy. Anh có cái vẻ như thế, vẻ thơ mộng.

        Và mân mê trong tay cây bút máy đẹp có vân hoa màu lục khổng tước, rồi đút vào túi.

        — Chúng tôi diệt một thẳng Đức ở đấy. Nó ngồi cảnh giới.

        Tôi gọi điện cho sở chỉ huy. Báo tin các chiến sĩ trinh sát đã trở về. Va-lê-ga đề nghị tôi uống rượu trắng. Tôi không thích lắm, nhưng cũng uống chừng một trăm gam. Tru-mắc mỉm cười mỉa mai.

        — Uống để lính vui hơn, hả?

        Tôi chẳng đáp gì cả. Tìm khẩu tiểu liên. Các-nau-khốp cũng sửa soạn. Tru-mẳc gặm cái bót thuốc lá.

        — Xa không?

        — Không. Không xa lắm.

        — Nếu đi lên đồi, thì tôi không khuyên. Ở đây ấm cúng hơn. Tôi đánh thức trưởng ban thông tin. Thế là anh ta vẫn chưa đi. Đôi mắt còn ngái ngủ, chớp chớp có vẻ không hiểu.

        — Cậu hãy chỉ huy ở đây thay tôi, còn tôi đi đây.

        — Đi đâu?

        — Đến đấy.

        — Ừ...

        Theo cặp mắt của anh, tôi thấy là anh không hiểu gì hết.

        — Cùng với tham mưu trưởng của tôi, Khác-la-mốp, các anh sẽ lãnh đạo mọi việc. Nếu thấy tình hình xấu thì bắn:

        Anh đứng và vội vã lấy nắm tay dụi mắt.

        — Được... Được...

        Tôi hầu như không biết anh ta, chỉ gặp một lần ở cuộc họp chỗ trung đoàn trưởng Bô-rô-đin mà thôi. Trung đoàn trưởng bảo là tay đó thông minh. Thượng úy. Đã tốt nghiệp khóa học nào đấy thuộc Viện quân sự.

        Va-lê-ga cũng muốn đi. Nhưng có lẽ cậu ta thì không nên.

        Cậu bị sái chân và đi khập khiễng đã ba ngày rồi.

        — Sao lại thế?. — cậu đưa cặp mắt nhỏ bé, không hài lòng từ dưới cái trán dô, tròn nhìn tôi.

        Tôi lắp băng đạn vào súng tiểu liên.

        — Có lẽ đồng chí ăn cái đã, trước khi lên đường chứ? Có đồ hộp đây. Thịt ninh. Trưa nay, đồng chí ăn chẳng ra sao cả. Tôi sẽ mở.

        Không. Tôi không muốn ăn. Khi nào trở về, tôi sẽ ăn. Dù sao cậu cũng đút vào túi của tôi một mầu bánh mì và một miếng mỡ lợn muối gói trong mảnh báo. Khi tôi còn đi học ở trường, mẹ cũng đút vào túi cho tôi thức ăn bữa sáng. Chỉ có khác là trước đây, mẹ cho bánh mì trắng hay bánh mì khoanh, cắt đôi và phết bơ ở giữa.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #72 vào lúc: 27 Tháng Tám, 2019, 05:46:47 am »


10

        Chiếc «bắp ngô» đèn muộn. Chừng mười phút. Những phút đó đối với tôi hình như dài vô tận. Trong chiến hào không được hút thuốc. Thật chẳng biết làm cái gì cả. Chiến hào nhỏ, chật hẹp. Do thế ngồi không tiện nên hai chân bị tê. Chẳng làm sao ngồi cho tiện được. Cạnh tôi một chiến sĩ đứng tuổi, người Xi- bê-ri, đang gặm bánh mì khô. Hôm nay, đáng lẽ cho bánh mì thì người ta lại phát bánh mì khô. Dưới ánh pháo sáng trông rõ những đường gân cử động trên đôi má không cạo râu.

        Các-nau-khốp ở sườn phải. Ở đấy, trung đội trưởng Xen-đê- xki chỉ huy. Anh ta chẳng thông minh lắm, nhưng được cái gan dạ. Ở nhà máy «Vật phẩm kim loại», anh đã đánh trả bọn Đức cừ lắm. Thậm chí khi bị thương, thực ra thì không nặng, nhưng anh không chịu đến trạm quân y.

        Chiến sĩ ngồi cạnh tôi ngừng nhai.

        — Đồng chí có nghe không?

        — Cái gì?

        — «Bắp ngô» thì phải?

        Từ phía sông Vôn-ga có tiếng rè rè. Còn xa lắm, Chúng tôi cố nín thở, Tiếng kêu đến gần, Đúng rối, Chiếc dành cho chúng tôi, Nó bay ngay trên đầu chúng tôi. Chỉ có điều xin đừng ném xuống đây! Giữa chúng tôi và quân Đức chỉ chừng bảy mươi thước, chứ không hơn đâu, Có thế ném trúng cả vào chúng tôi, Nghe nói họ ném đạn súng cối xuống, loại đạn súng cối thông thường,

        Tiếng máy bay mỗi lúc một gần hơn, Tiếng kêu rầy rà, khó chịu, có vẻ gia đình, chứ chẳng có tính chất quân sự gì cả... «Bắp ngô», «Nga-gỗ dán»... Trên báo chí thì gọi nó là phi cơ hạng nhẹ ném bom ban đêm, Hoàn toàn giống tiếng con bọ rầy rất to bay vù vù, Có những con bọ rầy bay đêm, đơn điệu như thế: cứ kêu, kêu mãi, nhưng chẳng thấy chúng đâu cả,

        Chiếc «bắp ngô» đã ở ngay trên đầu rồi, Nó liệng vòng, chắc là đề phân biệt cho rõ vị trí quân ta và quân địch, Từ sau đồi, bọn Đức bắt đầu nổ súng, Không có đèn chiếu, Đèn chiếu không chiếu được nó, vì nó bay quá thấp,

        Nó sắp ném rồi...

        — Nào, ném đi!

        Có thể nghĩ rằng nó cố tình thử thách lòng kiên nhẫn của chúng tôi,

        Thiều tá đã gọi điện cho biết rằng chỉ có một chiếc bay thôi, Sẽ ném bom hai lần, Sau đó chừng năm, mười phút, nó sẽ liệng vòng, tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi bò vào,

        Chiếc «bắp ngô» lượn vòng thứ hai, Tôi cảm thấy hình như chiến sĩ ngồi bên cạnh nghe tiếng trống ngực của tôi đánh thình thình, Thèm hút thuốc quá chừng, Giá tôi chỉ một mình thôi, thì tôi sẽ ngồi xổm và hút đã đời,

        Chiếc «bắp ngô» ném bom, Bom nổ ùng ục như pháo, Ném hơi cao một tí, Chiến hào của Đức gần hơn, Tuy nhiên, hình như ở đấy là súng máy,

        Còn một vòng nữa... Cái còi tôi ngậm ở môi làm mỏi cả hàm và chảy nước bọt, Cũng là cái còi giống như cái của trọng tài đá bóng thổi tính bàn phá lưới,

        Chiếc «bắp ngô» lại ném, Lần này trúng ngay vào các chiến hào quân Đức, Chúng tôi cúi đầu xuống thấp, Vài mảnh bay qua chiến hào chúng tôi với tiếng rít đặc biệt. Một mảnh rít lên hồi lâu trên đầu chúng tôi, như tiếng ong đất. Nó rơi bịch xuống rất gần ở ụ đất ngoài chiến hào, ngay giữa tôi và một chiến sĩ. Nó nóng bỏng đến nỗi không thể sờ tay được. Nó nhỏ và có mép răng cưa. Chằng hiểu vì sao sau lưng tôi da gà nồi lên.

        Chiếc «bắp ngô» bắn liên thanh tặc tặc từng tràng ngắn ngùi và vội vàng, giống như khạc đạn.

        Đến lúc rồi...

        Tôi lấy tay hơi che cái còi và ra hiệu. Tôi lẳng tai. Nghe rõ những hòn đất sét rơi xuống bên phải.

        Liệu chúng tôi có chiếm được hay không? Không thể không chiếm! Tôi còn nhớ cặp mắt sư đoàn trưởng khi ông nói: «A, thế thì cậu sẽ chiếm được».

        Tôi lấy súng tiểu liên khoác ở cổ ra. Bò xuống thấp. Bãi mìn đã ở đằng sau rồi. Khẩu đại bác. Nó ở một bên, cách chừng hai mươi thước. Bên trái tôi còn ba chiến sĩ nữa. Họ biết là không được bò đến đấy. Tôi đã báo trước cho họ. Tôi không thấy họ, chỉ nghe tiếng họ bờ

        Chiếc «bắp ngô» vẫn quần mãi. Không có pháo sáng. Bọn Đức sợ làm lộ mình. Thế là tốt.

        Mà có thể là nó còn ném bom nữa? Có thể có người nào đấy nhầm lẫn? Không phải hai, mà ba lượt... Cũng có khi người ta nhầm lẫn cơ đấy. Hoặc phi công quên mất. Nghĩ là: nào, tớ sẽ ném thêm cho bọn địch vui hơn...
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #73 vào lúc: 27 Tháng Tám, 2019, 05:47:05 am »


        Tôi bò qua đáy mương xói. Tay bám vào các bụi cây. Tôi bò lên sườn đối diện. Coi chừng đừng bất ngờ gặp phải chúng... Nhưng như Tru-mắc đã nói, thì chiến hào của chúng bắt đầu tử sau các bụi cây. Bên phải cành cây răng rắc.: một bụi cây khô. Chà, các tướng thế mà không thận trọng!

        Tôi bờ Mỗi lúc một cao. Tôi cố không thở. Để làm gì — tôi chẳng biết. Dường như có ai đấy nghe tôi thở. Ngay trước mặt tôi là một ngôi sao to, sáng, không lấp lánh. Ngôi sao Vi-phơ-lê- em1. Tôi bò thẳng về phía nó.

        . Theo kinh thánh, chúa Giê-du sinh ở Vi-phơ-lê-em. Khi Giê-du sinh ra, thì trên trời xuất hiện một ngôi sao sáng dẫn đường cho những người chăn cừu đến nơi chào mừng Giê-du ra đời. Ngôi sao đó gọi là ngôi sao Vi-phơTê-em. — ND.

        Và bỗng — tặc, tặc, tặc, tặc... — ngay ở trên tai tôi. Tôi nằm áp mình xuống đất. Hình như tôi cảm thấy cả luồng gió do đạn bắn ra nữa. Khấu súng máy này ở đâu mà ra nhỉ?

        Tôi hơi ngẩng đầu lên. Chằng hiểu cái gì cả... Có cái gì đấy đen đen... Chung quanh yên lặng. Chẳng có tiếng răng rắc, cũng không có tiếng xì xào. Chièc «bắp ngô» đã ở đâu đấy phía sau lưng rồi. Bọn Đức sắp bắt đầu chiêu sáng rìa phía trước.

        Tôi muốn hắt hơi. Tôi lấy ngón tay cố hết sức bóp mũi. Và xoa ở gốc mũi. Tôi bò tiếp. Bụi cây đã ở đằng sau. Sắp đến chiến hào rồi. Chiền hào bọn Đức. Còn năm, còn mười thước nữa. Chẳng có gì cả. Tôi bò thận trọng. Vừa bò, vừa sờ soạn ở phía trước. Bọn Đức rất thích cài những quả mìn bất ngờ. Chẳng rõ từ đâu, giống như từ dưới đất vang lên những âm thanh của điệu nhạc phốc-xtrốt: kèn xẳc-xô-phôn, dương cầm và cái gì gì đấy nữa, tôi không rõ.

        Tặc, tặc, tặc, tặc...

        Lại khẩu súng máy. Nhưng đã ở phía sau rồi. Cái quỷ gì thế này? Tôi đã bò qua rồi chăng? Có tiếng kêu nghẹn họng. Súng bắn. Lại khẩu súng máy. Bắt đầu rồi.

        Tôi ném hú họa một quả lựu đạn về phía trước, vào cái gì đấy đen đen. Bầt thình lình tôi xông lên. Tôi cảm thấy mỗi một bắp thịt, mỗi một đường gân trên thân tôi. Những hình thù thấp thoáng trong bóng tối, giống như những con chim hốt hoảng bay tán loạn lên. Những tiếng thét rời rạc, những cú đấm nặng nề, những phát súng nổ vang, những tiếng chửi tục rít lên qua hàm răng. Đường hào. Đất tụt lở. Những băng đạn súng máy rối tung lên dưới chân. Có cái gì đầy mềm mềm, ấm áp và dính nhờn... Có cái gì đấy lớn lên trước mặt. Rồi biến mất...

        Trận chiến đấu ban đêm. Đó là một loại chiến đấu phức tạp nhất. Ở đây, người chiến sĩ là tất cả. Quyền lực của anh ta vô hạn. Sáng kiến, dũng cảm, bản năng, tiên đoán, nhanh trí: đấy là tất cả những cái gì quyết định kết quả. Ở đây, không có sự say mê quên mình có tính chất quần chúng của các trận tấn công ban ngày. Không có cảm giác đồng đội cùng kề vai sát cánh. Không có «u-ra», tiếng hô xung phong kích động, làm giảm nhẹ tất cả, làm quên tất cả. Không có áo ca-pốt màu xanh lục. Không có mũ sắt và mũ ca-lô với cái quân hiệu hình mục tiêu bắn bia nhỏ xíu ở trên trán. Không nhìn quanh được. Không đi lùi được. Chẳng rõ ở đâu là trước, ở đâu sau cả.

        Không thấy, không cảm thấy kết thúc trận đánh. Sau đó, khó mà nhớ ra cái gì đấy. Không thế nào tả lại hoặc kể lại trận chiến đấu ban đêm. Sáng mai sẽ thấy trên mình những vết sây sát, những vềt tím bầm và máu... Nhưng bây giờ thì không có gì cả. Có đường hào rẽ ngoặt... ai đấy... đấm... bắn... cò súng dưới ngón tay, báng súng... một bước lùi, lại nện. Rồi thì yên lặng.

        Ai đấy? Quân ta... Quân ta đâu? Tiến lên nào. Đứng lại... Quân ta, quân ta, cái gỉ mà rống lên thế...

        Phải chăng đã chiếm được đồi rồi ư? Có lẽ không chiếm được. Bọn Đức ở phía nào? Chúng biền đâu mất? Chúng tôi từ phía kia bò đến. Các-nau-khốp đâu rồi?

        — Các-nau-khốp! Các-nau-khổp!

        — Đã ở đẳng kia rồi, ở phía trước.

        — Ở đâu?

        — Ở đằng kia cạnh khẩu súng máy.

        Ở đâu đấy phía trước xa, khẩu súng máy bây giờ đã là của ta đang bắn giòn giã.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #74 vào lúc: 27 Tháng Tám, 2019, 05:47:41 am »


11

        Các-nau-khốp mất cái mũ ca-lô. Anh sờ soạn tìm dưới chân trong bóng tối.

        — Mũ tốt, bằng dạ. Suốt chiến tranh, tôi đội nó. Tiếc thật!

        — Sáng mai sẽ tìm thấy thôi mà. Chẳng ai lấy đâu.

        Anh cười.

        — Thế nào, đồng chí tiểu đoàn trưởng? Thế mà cũng chiếm được đồi đấy nhỉ?

        — Chiếm được rồi, Các-nau-khốp ạ. Chiếm được rồi. — Tôi cũng cười và muốn ôm hôn anh ta.

        Ở phía đông, một màu vàng nhạt. Một giờ sau, trời sẽ sáng hẳn.

        — Anh hãy phái ai đấy đến sở chỉ huy, bảo người ta kéo dây nói.

        — Đã phái rồi. Nửa giờ sau anh sẽ nói chuyện được với thiếu tá thôi.

        — Đã kiểm tra người chưa?

        — Rồi. Đến bây giờ có mặt mười. Còn bốn chưa thấy. Xạ thù súng máy có đủ. Các trung liên tôi đã đặt rồi. Còn đại liên thì theo tôi đặt ở đây, chằng tồi đâu. Còn khẩu thứ hai...

        — Khẩu thử hai đem đến đây, bên phải. Thấy không? — tôi nói.

        — Hay là chúng ta đi xem?

        — Đi đi.

        Chúng tôi đi dọc theo đường hào. Cúi lom khom, chúng tôi nhìn xem có các ổ súng máy không. Rõ ràng là tuyến phòng ngự của bọn Đức vòng tròn. Không thấy và không nghe bọn Đức ở đâu cả. Chúng bắn ở đâu đấy bên phải và bên trái: ở khu vực tiểu đoàn một và tiểu đoàn ba. Mắt đã quen bóng tối. Có thế nhận ra được chút ít gì rồi. Vài lần chúng tôi vấp phải những xác lính Đức. Phía sau nhà máy «Tháng Mười Đỏ» cái gì đấy vẫn cứ cháy mãi.

        — Xen-đê-xki ở đâu?

        — Tôi đây, — bất ngờ trong bóng tối có tiếng nói vang lên. Sau đó một hình người hiện ra.

        — Cậu phóng nhanh cật lực đến sở chỉ huy. Nói với Khác- la-mốp, bảo anh ta rút quân từ các chiến hào cũ và nối liền với chúng ta ở sườn phải. Dọc đường hãy xem kỹ vị trí sườn của anh ta. Theo tôi thì sau bụi cây kia là đoạn cuối rồi. Có phải thế không, Các-nau-khốp?

        — Vâng, xa hơn chẳng có ai đâu.

        — Rõ chứ, Xen-đê-xki? Nào, ba chân bốn cẳng chạy nhanh lên đi nhé.

        Xen-đê-xki biển mất. Chúng tôi tìm được chỗ đặt súng máy và quay trở lại. Trong bóng tối gặp người nào đấy.

        — Tiều đoàn trường, hở?

        — Tiểu đoàn trưởng. Gì thế?

        — Tôi tìm được một nhà hầm tuyệt vời. Nào, ta đi xem đi. Nhà hầm như thế chưa hề thây bao giờ.

        Giọng nói của Tru-mắc.

        — Cậu làm gi ở đây?

        — Cũng làm cái như anh thôi.

        — Cậu đã sửa soạn nghỉ rồi cơ mà?

        — Dễ thường sửa soạn nghỉ mà được à...

        Tru-mắc bỗng đứng đừng lại, và theo đà đang đi, tôi vấp vào cậu.

        — Thế nào. Sao đứng lại?

        — Tiểu đoàn trưởng này, anh nghe đây... Thực ra thì anh là...

        — Cái gì?

        — Tôi cứ nghĩ anh là thi sĩ, làm thơ cơ đấy... Nhưng té ra...

        — Thôi được rồi, dẫn đi.

        Cậu không trả lời gì cả. Chúng tôi đi tiếp. Một cơn gió nhẹ nổi lên. Tóc lay động thật là dễ chịu. Gió luồn qua cổ áo vào dưới va-rơi đến tận thân mình. Đầu hơi choáng váng và toàn thân nhẹ lâng lâng. Vào đầu mùa xuân, sau chuyển đi dạo đầu tiên ở ngoại thành về, thường hay cảm thấy như thế. Say say vì không khí tươi mát, chân đau vì không quen đi nhiều, toàn thân hơi mỏi mệt, thế nhưng không thể dừng lại và cứ đi, đi hoài, đi mãi, không biết đi đâu cả, áo chẳng cài cúc, đầu trần không mũ, ngực thở căng đầy không khí mùa xuân ấm áp, thơm tho đến ngất ngây.

        Thế là chúng tôi đã chiếm được đồi. Và té ra việc đó chẳng phức tạp lắm. Rõ ràng là bọn Đức không đông lắm. Chúng đã để lại cảnh giới ở đây, còn phần lớn thì tập trung tấn công nhà máy «Tháng Mười Đỏ». Nhưng tôi biết rõ chúng, chúng chẳng để như thế này đâu. Nhất định chúng sẽ bắt đầu đánh trả lại ngay, nếu không phải bây giờ thì sáng sớm. Giá kéo được khẩu bốn mươi lăm ly đến đây và làm chủ cả mương xói thì hay quá! Bây giờ chắc Khác-la-mốp lại sẽ làm thùng thỉnh, loay hoay — lề mề tìm tòi, thu xếp mãi... Ở đấy, thực ra đã có trưởng ban thông tin với anh ta. Hai người thì làm nổi thôi, việc chẳng phức tạp lắm. Xẻng của Xi-ni-xưn vẫn còn ở chỗ tôi, trước buổi sáng các chiến sĩ sẽ đào chiến hào xong, còn đêm mai sẽ bắt đầu đặt mìn.

        Ngôi sao Vi-phơ-lê-em bây giờ đã ở ngay trên đỉnh đầu rồi. Nó không lấp lánh và xanh lục như mắt mèo. Nó dẫn đến chỗ này và đừng lại. Chính ở chỗ này.

        Trăng lên và lơ lửng treo trên chân tròi. Trăng màu vàng, chưa sáng. Chung quanh yên lặng như ở trên cánh đồng. Phải chăng ở đây quả thật đã xảy ra trận chiến đấu?
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #75 vào lúc: 27 Tháng Tám, 2019, 05:48:31 am »


*

        Sau đó, chúng tôi ngồi trong nhà hầm. Hầm sâu, trần có bốn lớp gỗ lót và bên trên còn thêm nửa thước đất nữa. Vách lát ván, dán giấy giống như vải sơn. Bên trên chiếc bàn con đánh bài, mặt bọc dạ màu lục và có những chân uốn cong, là những tờ bưu thiếp xếp theo hình quạt. Trên bưu thiếp vẽ một cành thông với cây nền đang cháy nhỏ sáp, một con chó con mắt tròn làm đồ lọ mực, một thằng lùn đội mũ đồ và một thiên thần đang bay trên trời. Cao hơn một tí, là quốc trưởng mặc áo mưa bóng loáng, môi bặm, vẻ mặt dương dương tự đắc.

        Một cây đèn có chao màu xanh lá cây để trên bàn. Chừng năm chai rượu. Hộp cá trích. Đôi găng tay bằng da cừu non vứt trên giường.

        Tru-mắc tự coi mình như chủ nhân. Cậu rót rượu cô-nhắc vào ly chân thon, có khắc những chữ kết.

        — Dù sao thì quốc trưởng cũng chăm lo đến dạ dày của cánh ta. Cảm ơn hắn.

        Rượu cô-nhắc ngon, nặng, nóng ở trong cổ đến nghẹn thở.

        Các-nau-khốp uống xong thì đi ngay. Tru-mẳc tò mò nhìn những dây nho tết vào nhau trên nhãn hiệu của chai.

        — Trung úy này, tay của anh nặng đấy. Trước đây, tôi không hề nghĩ thế.

        — Tay nào?

        Đôi mắt vàng cười lên.

        — Tay này này, tay anh đang cầm điếu thuốc ấy.

        Tôi không hiểu gì cả.

        — Còn tôi thì đến bây giờ vai trái đau như dần, khống còn cảm thấy gì nữa.

        — Vai trái nào?

        — Anh không nhớ à? — Và cậu ngửa đầu, cười vang. — Không nhớ đã lấy tiểu liên nện tôi à. Nện thắng cánh. Đúng vào xương bả vai.

        — Khoan đã... Khoan đã... Nện khi nào thế?

        — Khi nào? Chừng nửa giờ trước đây. Trong chiến hào. Nhầm là Đức. Và nện như thiên lôi giáng! Đánh mạnh đến nỗi mắt tôi hoa lên chỉ thấy những vòng tròn thôi. Nổi cáu, tôi đã muốn trả đòn lại. Nhưng lúc đó một thẳng Đức thật đến. Thế là tôi nện nó...

        Tôi nhớ lại là quả thật tôi có dùng tiểu liên đánh ai đấy, nhưng trong bóng tối chẳng biết là ai cả.

        — Nện mạnh như thể, thì cho chiếc đồng hồ cũng chẳng tiếc, — Tru-mẳc nổi và lục túi. — Đồng hồ tốt. Có chân kính. Ta- van Vát.

        Hai chúng tôi cùng cười.

        Các chiến sĩ thông tin chạy ùa vào nhà hầm, mang theo nào hòm, nào cuộn dây. Họ thở hổng hộc.

        — Vầt vả lắm mới đến đây được. Xuýt nữa thì ghé lại chơi chỗ bọn phát-xít rồi.

        — Sao lại thế?

        Chiến sĩ thông tin tóc trắng, mắt trong như nước, vừa thớ vừa tháo máy qua đầu.

        — Chúng ở đằng kia, khắp mương xổi, bò lổm ngổm như dán.

        — Khắp mương xói nào?

        — Ở chính chỗ... mà tiền duyên của các đồng chí chạy qua ấy.

        Mắt của Tru-mẳc bỗng trở nên nhỏ và sắc.

        — Cậu một mình hay là đi với các cậu kia? — tôi hỏi.

        — Các cậu kia thì có việc gì ở đây. Bây giờ tôi chỉ một mình...

        Vớ khẩu tiểu liên và thậm chí quên cả mặc áo bờ-lu-dông lính thủy, cậu biến mắt sau cửa.

        Phải chăng chúng đã cắt đứt chúng ta rồi?

        Các chiến sĩ thông tin kéo dây điện thoại qua cửa.

        — Đúng là quân Đức ở trong mương xói?

        — Đúng quá đi rồi, — anh tóc trắng đáp, — mặt chạm mặt kia mà. Chừng năm thằng bò. Chúng tôi bắn chúng.

        — Có lẽ là quân ta lập tuyến phòng ngự mới ở đấy chăng?

        — Quân ta làm sao mà ở đấy được! Khi chúng tôi ra đi, quân ta còn ngồi trong chiến hào cơ. Dọc đường, chúng tôi còn gặp trung đội trưởng cổ bị băng cơ mà. Đang đi tìm tham mưu trưởng.

        — Nào, nối liên lạc với tiểu đoàn đi.

        Anh tóc trắng đeo ống nghe vào đầu.

        — Mộc tinh... Mộc tinh... A-lô... Mộc tinh...

        Cứ nhìn cặp mắt trong vẳt có lông mi trăng trắng, tôi biết không có ai trả lời.

        — Mộc tinh... Mộc tinh... Tôi đây, Hỏa tinh đây.

        Dừng lại.

        — Thôi, hết rồi. Bọn súc sinh, đã cắt đứt rồi. Li-ô-sca, cậu chạy đi kiểm tra xem...

        Li-ô-sca, mũi đỏ, tai vểnh, đội mũ ca-lô to quá cỡ, càu nhàu, nhưng rồi đi.

        — Chúng cắt đứt rồi. Đúng thế... — anh tóc trắng bình tĩnh nói và lấy điếu thuốc giắt ở tai ra, chắc là đã vấn sẵn khi chưa đến đây.

        Tôi đi ra ngoài. Những tràng súng tiểu liên và những phát súng trường từ phía mương xói vang đến.

        Sau đó, Tru-mẳc xuất hiện.

        — Đúng như thế, tiểu đoàn trưởng ạ, bị vây rồi.

        — Bị rồi à?

        — Bị rồi. Bọn Đức đã bố trí trong các chiến hào ở sườn đồi bên này.

        — Có nhiều không?

        — Làm sao mà biết được? Chúng bắn khắp nơi.

        — Còn Các-nau-khốp đâu rồi?

        — Đang đặt lại súng máy. Đến ngay bây giờ.

        Tru-mẳc rút một điếu thuốc ở bao xanh ra.

        — Anh hút đi. Chiến lợi phẩm đầy.

        Chúng tôi hút thuốc.

        — Vâng, chúng ta bị rồi. Đúng thế, chẳng còn nói gì nữa!

        — Bị rồi, — Tru-mẳc cười. — Nhưng chằng sao, tiểu đoàn trưởng ạ. Chúng ta sẽ thoát được thôi. Các cậu trinh sát viên của tôi cũng ở đây. Có súng máy. Dự trữ thì nhiều vô thiên lùng, chúng vứt lại tất cả. Thậm chí trong phích còn cả thức ăn tối đang nóng. Thế thì còn cần thêm gì nữa chứ?

        Các-nau-khốp đi đến. Anh đã bố trí tuyến phòng ngự vòng tròn. Tìm được hai khẩu súng máy của Đức. Lựu đạn cũng nhiều. Chừng mười hòm còn nguyên si. Và ngoài ra, còn nằm trong hốc ở mỗi hố cá nhân.

        — Khỉ thật, từ phía quân ta không thể bắn các công sự của chúng được. Độ dốc cao quá.

        — Anh có bao nhiêu người cả thảy?

        — Bộ binh: mười hai. Hai người thế là chẳng tìm thấy. Hai đại liên. Hai trung liên. Thêm hai khẩu của Đức nữa. Tức là sáu.

        — Còn ba cậu trinh sát viên của tôi nữa, — Tru-mẳc nói chêm, — còn ba chúng ta nữa. Và hai đội viên thông tin. Thè này thì sống được.

        — Vị chi hai mươi sáu, — tôi nói.

        Các-nau-khốp tính nhầm.

        — Không, hai mươi hai. Xạ thù trung liên không kề, họ nằm trong số mười hai người kia rồi.

        Tiếng súng bắn nhau không ngớt từ phía mương xói. Khi bùng lên, khi dịu đi. Chắc là quân ta bắn: từ phía bên kia. Còn bọn Đức bắn trả. Những viên đạn lửa bay từ bên này mương xói sang bên kia. Từ mương xói bắn chúng tôi, thì bọn Đức không tiện. Tình hình của chúng cũng chẳng lấy gì làm tốt lắm: bị ép chặt từ hai phía.

        Sau đó, bắt đầu bắn nhau ở đâu đấy bên trái. Bọn Đức tiến lên. Vây bọc chúng tôi. Chúng không bắn pháo sáng. Thật khó xác định bây giờ rìa phía trước của chúng ở đâu.

        Chúng tôi đi kiềm tra các hỏa điểm.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #76 vào lúc: 27 Tháng Tám, 2019, 05:49:20 am »


12

        Bậy thật! Đáng lẽ tôi không nên đi tấn công lên đồi. Tiểu đoàn trưởng phải lãnh đạo, chứ không phải đi tấn công. Chính là tôi đã lãnh đạo xấu như thế này đây. Trông cậy vào tiểu đoàn một. Mà chính tôi đã thỏa thuận với Xi-ni-xưn rồi: khi nào tôi bắn pháo sáng màu đỏ, thì tất cả các loại súng sẽ bắn, tổ chức một cuộc nghi binh đề tạo điều kiện cho những chiến sĩ còn lại của tôi chiếm những vị trí mới. Nhưng hình như họ đã bắn. Chỉ có điều là Khác-la-mốp và trưởng ban thông tin cứ lần chần mãi. Còn đại úy răng vẩu kia như đã cảm thấy trước, nên đã hỏi về các sườn. Chắc là bây giờ anh phát cáu lên rồi. Hay là hân hoan đắc thẳng. Theo tôi, anh ta thuộc loại người như thế. Chắc đã gọi điện khắp nơi rồi: «Đấy, tôi đã báo trước rồi đấy... mà hắn ta thậm chí chả thèm nghe. Lại đuổi đi. Đấy, bây giờ thì kết quả như thế...»

        Tất nhiên, bây giờ có thể đánh thọc qua vòng vây đề về với quân ta. Nhưng làm thế để làm gì? Mất ngọn đồi, mà chẳng được quái gì cả. Ngồi không và đánh trả lại các đợt tấn công, cũng là ngốc. Nhưng chắc quân ta ở bên kia mương xói chằng chịu nằm bó tay ở đấy. Và bây giờ, chính là lúc tiểu đoàn ba phải bắt đầu hành động, chiếm cái cầu và nối liền với chúng tôi.

        Đạn dược của chúng tôi có đủ dùng trong chừng hai ngày. Ngay cả trong trường hợp luôn luôn phải đánh trả các cuộc tấn công. Gần như suốt ngày hôm qua, các khẩu súng máy của chúng tôi đã cố ý im hơi lặng tiếng, để tiết kiệm đạn. Lựu đạn cũng có. Chỉ có người hơi ít thôi. Và mọi người tập trung ở một chỗ nhỏ. Sẽ có rất nhiều đạn súng cối của Đức bắn đèn.

        Hơn bốn giờ, bọn Đức chuyển sang tấn công. Chúng cố bí mật bò qua. Các khẩu súng máy của chúng tôi chưa kịp xác định đích ngắm, nhưng chúng tôi đánh lùi đợt tấn công đẩu tiên khá dễ dàng. Thậm chí bọn Đức chưa đến chiến hào được.

        Đường hào của chúng tôi nối liền với đường hào của bọn Đức ở hai chỗ. Hai hào giao thông dài, đào theo đúng hình chữ chi, chạy về phía các tháp nước. Sâu gần ngập đầu người. Từ phía chúng tôi, không thấy được những hào ấy. Tôi ra lệnh lấp chúng ở một vài chỗ.

        Lại một thiếu sót nữa. Chúng tôi không mang theo xẻng công binh, mà trong số chiến lợi phẩm, thật ra chỉ cổ ba chiếc bằng thép, chắc chắn, và có cán bào nhẵn.

        Chúng tôi vừa mới bắt tay đào, thì bọn Đức bắt đầu nã súng cối. Lúc đầu một, sau hai, còn đến lúc gần tối thì ba khấu đội bắn. Đạn nổ không ngớt, hết quả này đến quả khác. Chúng bắn chúng tôi một cách rất đều đặn, cần thận, đặc biệt theo lối Đức. Chúng tôi ngồi trong nhà hầm, sau khi đã đặt những người quan sát.

        Hai người bị loại ra khỏi vòng chiến đấu. Một người bị gãy chân, một người bị mù mắt. Chúng tôi dùng băng cá nhân băng lại, chúng tôi chẳng còn cái gì khác nữa.

        "Sau buổi trưa, chúng lại bắt đầu tấn công. Ba đợt liên tục. Chừng hai đại đội, chứ không ít hơn. Cái đó đối với tôi chẳng đáng sợ, khi đang còn súng máy. Với bốn khấu súng máy, chúng tôi có thể chống lại cả một trung đoàn được. Tình hình sẽ xấu hơn, nếu xe tăng của chúng xuất hiện. Địa điểm từ phía các tháp nước phẳng lỳ. Mà chúng tôi chỉ có vẻn vẹn hai khẩu súng chống tăng kiểu Xi-mô-nốp mà thôi. Có lẽ là quân ta có đủ sáng kiền để đặt ở phía bên kia mương xổi một khấu đại bác bốn mươi lăm ly.

        Chừng ba giờ, đại bác tầm xa của ta từ bờ bên kia bắt đầu hoạt động. Bẳn khoảng một giờ. Khá đích. Thậm chí chúng tôi kịp ăn trưa được. Đạn đại bác nổ không xa, cách tiền duyên của chúng tôi chừng một trăm thước. Một loạt nổ rất gần: mảnh đạn bay sang chỗ chúng tôi. Bọn Đức để chúng tôi yên khoảng hai giờ.

        Rồi đến gần tối, chúng mở thêm hai đợt tấn công và một trận pháo kích. Và hết. Tĩnh mịch. Những chiếc pháo sáng đầu tiên xuất hiện.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #77 vào lúc: 28 Tháng Tám, 2019, 06:02:03 am »


13

        Nằm dài trên chiếc giường gỗ. Tru-mẳc kề lại chuyện cô Mu-xi-a nào đấy trong bệnh viện.

        Tôi và Các-nau-khốp chùi súng lục.

        Từ dưới chao đèn màu xanh lá cây, ngọn đèn chiếu sáng một cách thanh bình lạ lùng.

        — Chè độ ở đấy thế nào có biết không? — Tru-mẳc nổi. —  Ở Quy-bư-sép. cổng đóng kín. Lính gác. Giống như ở nhà lao.  Chỉ được dạo quanh sân thôi. Mà sân thì bé bằng cái lỗ mũi. Tứ phía là tường, còn ở giữa rải nhựa, đặt ghế dài, bán kem. Đấy, cứ dạo quanh cái sân con ấy và tán chuyện về các cô y tá. Mà các cô thì tốt, dũng cảm. Chỉ có điều là sợ cấp trên lắm. Ngồi bên cạnh trên ghế dài hay là ghé ngồi trên giường thì được, nếu mình giở trò gì đấy thì nhất thiết không xong... Không được làm thế, và hết... Khi còn phải nằm, chưa đi lại được, thì cái món đó cũng chưa thiết lắm. Thậm chí lúc đầu còn sợ cơ. Nhưng sau đó, khi bắt đầu đi được, thì thấy rằng mình sổng lại rồi và nó bắt đầu quấy dữ. Nhưng quấy thì quấy, chứ chẳng được xơ múi gì. «Đồng chí bệnh binh, không được làm thế, cấm. Đồng chí cần tĩnh dưỡng. Phải bình phục...» Tĩnh dưỡng như thế thì ra cóc gì. Cứ nằm ỳ trên giường và tối tối đi xem xi-nê. Mà phim thì đều cũ rích: A-lếch-xăng Nép-xki, Pô-giác-xki, Cô gái bướng bỉnh. Và phim đứt như giẻ rách. Và hôi mùi thuốc và thạch cao. Tởm...

        Các-nau-khốp nhếch mép cười.

        — Cậu nói sát vào việc đi, về cô Mu-xi-a nào đấy mà cậu đã bắt đầu.

        — Sẽ kể về Mu-xi-a nữa. Cậu đừng ngắt lời. Nếu không thích thì đừng nghe. Đi kiểm tra súng máy của cậu đi. Tớ kể cho trung úy nghe. Trung úy chưa nằm bệnh viện bao giờ. Vì thế cần phải dạy.

        Cậu lại lấy điếu thuốc khác.

        — Nhẹ quá, đồ khỉ. Hút chẳng đã... — và quay về phía tôi, cậu tiếp tục: — Tay thì bó thạch cao. Xương trụ tay trái bị gãy. Ban đêm ngủ, nhưng chẳng nằm cách nào cho tiện được. Vướng cái móc. Cũng may là bị gãy dưới khuỷu. Còn những người bị cao hơn hoặc xương đòn thì còn tệ hơn. Qua khắp ngực là một loại giáp thạch cao và tay thì đặt trên cái giá. Trong bệnh viện, người ta gọi họ là «máy bay». Họ đi, mà tay ở phía trước nửa thước. Còn vết thương thứ hai ở sau đít. Đến bây giờ mảnh đạn vẫn còn nằm trong đó. Bây giờ tớ chẳng cảm thấy gì. Chứ lúc bấy giờ: đi ngoài là cả một vấn đề. Và mình thì e thẹn với Mu-xi-a... Mà cô ả thì tuyệt! Bím tóc mê ly. Áo choàng sát người. Chính cậu cũng tự hiểu thôi. Cô đến ngồi cạnh giường — lúc đó mình còn chưa đi được, — lầy thìa bón cho mình chén món trứng tráng, còn mình thì như ngồi trên ổ kiến lửa... Sau đó, chúng mình trèo qua cửa sổ... Từ buồng tắm nhảy xuống thì tiện lắm. Chừng hai thước chứ không hơn. Đứng trên lò sưởi thì vừa vặn cằm ngang với bệ cửa sổ. Ở đầy, có một đại úy nằm với mình. Kỹ sư, cũng như cậu. Tay đó có học thức, có văn hóa, trước chiến tranh làm chánh kỹ sư ở nhà máy. Và như thế là mình và tay đó mặc quần lót và áo ngủ có đóng dấu bệnh viện, lao xuống. Còn sau góc có nhà quen. Thay áo quần ở đấy và phóng vào thành phố. Đại úy bị thương ở bụng, nhưng đã lành. Leo ra trước, rồi cầm ở cái móc thạch cao kéo mình xuống. Chúng mình nhảy xuống như thế. Còn đến khi người ta đóng bít cửa sổ, — bà phụ trách việc cho giấy ra vào bệnh viện thấy được, — thì chúng mình tìm cách trèo từ máng nước mưa xuống và chúng mình trèo rất cừ!.. Một cậu cụt chân ở chỗ chúng mình. Hẳn ta đeo hai cái nạng vào một tay và cứ thế tụt xuống như con khỉ, chỉ có vôi trát tường rơi lả tả mà thôi. Dân bệnh viện thì tài lắm. Có chôn xuống đất, cũng chuồn ra được.

        Các-nau-khốp phì cười.

        — Còn ở chỗ chúng mình, ở Ba-cu, trong khi chiếu bóng người ta cũng chuồn ra. Chỉ nghe thấy tiếng sau cửa sổ — cốp- cốp-cốp, người này đến người kia. Buổi chiếu xong, trong phòng xem chỉ còn những người không đi được nằm trên giường mà thôi.

        — Xi-nê thì ăn thua gì... — không ngoái cổ lại, Tru-mẳc ngắt lời Các-nau-khốp. — Chúng mình ở buồng sáu làm cả một cái thang dây. Thang làm ra trò, có cả những thanh ngang. Chúng mình dùng được khoảng hai tuần. Ở đấy, có một cây to ở dưới cửa sổ, nên chẳng ai thấy cả. Nhưng sau đó người ta đợi thủ trưởng nào đấy đến, rửa cửa sổ và phá cái thang của chúng mình. Tất cả buồng bị gọi đến bà phụ trách khoa. Nhưng ăn thua quái gì. Ngày hôm sau, từ buồng bảy lại chuồn ra.

        Những con chuột đào bới sột soạt giữa những súc gỗ. Ở đâu đấy ngoài xa, ở bên trên, những phát đạn súng cối thưa thớt bắn nổ ầm ầm trong đêm.

        Thẳng lùn râu vàng ngồi trên cây nấm độc đại hồng nhung và hút tẩu thuốc lá dài dằng dặc và cong queo có nắp đậy. Thiên thần bay trên bầu trời đen như mực. Con chó con ngạc nhiên nhìn lọ mực đồ. Có người nào đấy đã vẽ thêm bộ râu và những ria lộng lẫy kiểu Guy đờ Mô-pát-xăng1 cho Hít-le, và bây giờ Hít-le giống hệt trên bản quảng cáo cắt tóc.

--------------------
        1. Guy đờ Mô-pát-xăng (1850—1893) — nhà văn Pháp nồi tiếng. — ND.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #78 vào lúc: 28 Tháng Tám, 2019, 06:02:50 am »


        Ở nhà hầm bên cạnh, những chiến sĩ bị thương nằm. Họ luôn luôn đòi uống. Mà nước thì sắp hết, hai phích của Đức đành cho hai mươi người.

        Trong một ngày, chúng tôi đánh lùi bảy đợt tấn công và thiệt mất bốn người chết, bốn người bị thương và hỏng một khẩu súng máy.

        Tôi bôi dầu súng lục và đút vào bao. Tôi nằm dài trên giường.

        — Thế nào, ngủ à, tiểu đoàn trưởng? — Tru-mắc hỏi.

        — Không, nằm thế thôi.

        — Nghe chán rồi à?

        — Không, không, cứ kể đi. Mình nghe.

        Và cậu tièp tục kể. Tôi nằm nghiêng, nghe câu chuyện trường thiên ấy về cô y tá bệnh viện bị chinh phục, nhìn hình thù mặc áo sọc xanh lính thủy uể oải nằm dài trên giường, nhìn những ngón tay to và bóng loáng dầu của Các-nau-khổp đang nghi ngoáy trong khẩu súng lục, nhìn mái tóc rơi xuống mắt anh ta. Anh khum bàn tay lại đề không bôi dầu vào mặt, và luôn luôn lấy mu bàn tay hất tóc ra sau. Và khó tin rằng cách đây một hay hai giờ, chúng tôi đã đánh lùi các đợt tấn công, đã kéo thương binh theo những đường hào chật hẹp và bất tiện, và bây giờ đang túm tụm ngồi trong một chỗ hẹp, bị cắt rơi hẳn với mọi người.

        — Nhưng dù sao thì ở bệnh viện cũng tốt chứ, Tru-mẳc? — tôi hỏi.

        — Tốt.

        — Tốt hơn ở đây?

        — Thế mà cũng hỏi. Nằm ỳ như lợn, chẳng suy nghĩ gì cả, chỉ có việc xực, ngủ và đi làm thuốc.

        — Thế có nhớ người mình không?

        — Người mình nào?

        — Nhớ trung đoàn, nhớ đổng đội.

        — Tất nhiên, nhớ chứ. Vì thế mình xin ra trước một tháng. Lỗ rò vẫn chưa khỏi, nhưng mình xin ra bệnh viện.

        — Thế mà bảo là ở bệnh viện tốt, — Các-nau-khốp cười, — xực và ngủ...

        — Cái gì mà cười hô hố thế? Làm như là cậu chưa từng nằm. Tốt là ở đâu không có mình. Ngồi đây, lại muốn nằm ở bệnh viện, nghĩ là ở đấy được ăn không ngồi rồi, khoan khoái nằm trên giường đệm trắng tinh. Còn nằm ở đấy, thì lại chẳng biết làm gì và muốn trở lại tiền duyên, cùng đồng đội.

        Các-nau-khốp lắp khẩu súng lục (khẩu «van-te» chiến lợi phẩm của anh to, có tay cầm tiện với lòng bàn tay), và đút vào bao.

        — Tru-mẳc, cậu nằm bệnh viện mấy lần rồi?

        — Ba. Còn cậu?

        — Hai.

        — Còn mình ba. Hai lần ở bệnh viện mặt trận, một lần ở bệnh viện hậu phương.

        Các-nau-khốp cười.

        — Mà khi - trở về mặt trận lại thì thấy là lạ thế nào ấy. Có phải không? Phải quen lại tất cả.

        — Ở bệnh viện mặt trận thì chẳng sao, ở đấy không nằm lâu đâu. Còn ở bệnh viện hậu phương... Mình ra bệnh viện ở Quy- bư-sép. Thậm chí trở nên vụng về lóng cóng. Nghe đạn súng cối nổ là đã ngồi xổm rồi.

        Cả Tru-mẳc lẫn Các-nau-khốp cùng cười.

        — Đồng chí trung úy, có cái điều lạ lùng này, — Các-nau- khốp chùi tay dính dầu vào quần bông và nói, — khi ngồi ở chiến hào thì cảm thấy hình như không có gì tốt hơn, yên tĩnh hơn nhà hầm của mình. Sở chỉ huy tiểu đoàn của chúng ta đã là hậu phương rồi. Còn của trung đoàn và của sư đoàn... Các chiến sĩ gọi tất cả những ai ở trên bờ sông là người hậu phương.

        — Còn cậu có thấy những thằng cha thế này không, — Tru- mắc ngắt lời, nói chung cậu ta không thể ngồi im, — ngồi cách tiền duyên một trăm cây số, mà cứ đấm ngực thùm thụp xưng là người mặt trận? Ở bệnh viện chỗ tớ có một tay...

        Cậu bỗng ngừng lơi và đôi mắt dừng lại ở cửa.

        — Cậu ở đâu đến thế?

        Các-nau-khốp cũng nhìn ra cửa.

        Va-lê-ga... Va-lê-ga chính cống: đầu to, trán dô, đi giày cao cổ to quá cỡ với mũi giày cong lên. Cậu đứng ở cửa. Mặc áo ca-pốt, hình như của tôi, dài thấu gót. Cậu ngập ngừng.

        — Va-lê-ga, cậu ở đâu đến đây?

        — Ở đằng ấy... Ở chỗ ta...

        Cậu chào vụng về. Việc đó thì chẳng bao giờ cậu làm được tốt cả. Cậu cởi ba-lô sau lưng ra...

        — Tôi đem thịt ninh đến, áo ca-pốt...

        — Cậu điên hay sao?

        — Sao lại điên? Hoàn toàn không điên. Đây này, cả thư gửi đồng chí nữa.

        — Ai gửi.

        — Tham mưu trưởng, Khác-la-mốp, giao.

        — Chính anh ta phái cậu đi à?

        — Hoàn toàn không phải anh ta. Tự tôi đi đến... Va-lê-ga lấy đồ hộp và hai ổ bánh mì to từ trong ba-lô ra. — Tôi xếp đồ đạc vào ba-lô, lúc đó anh Khác-la-mốp đang bàn với một người nào đấy ở sở chỉ huy trung đoàn, nói rằng phải liên lạc với đồng chí. Tôi bảo rằng vừa vặn tôi sắp đi đến chỗ đồng chí. Thế là lúc đó anh tìm và giao cho tôi bức thư này.

        Cậu lấy từ túi áo bên hông đầy cộm giấy tờ và thư từ — như ở mọi người lính — một mảnh giấy nhỏ xé từ sổ tay, gấp làm tư và chìa cho tôi. Nét chữ cần thận của Khác-la-mốp viết:

        «5.10.42.12.15 SCH Cuồng phong.

        Đồng chí trung úy. Nhân có mệnh lệnh của 31 vừa đến, tôi báo cáo đồng chí biết hôm nay lúc 4.00 chúng tôi sẽ tấn công nhằm nối liền với đồng chí bên sườn phải với nhiệm vụ cắt đứt binh đoàn của địch đã lọt vào mương xói và tiêu diệt chúng. Báo tin là đã nhận được 7 (bảy) người bổ sung và từ Bão táp người ta gọi điện cho biết chỉ huy trưởng của đơn vị chúng ta đã đến thay đồng chí. Chúng tôi chưa gặp. Đồng chí trung úy, tình hình ở đấy ra sao? Sáng sớm đại úy A-brô-xi-mốp và một vài người' nữa từ đơn vị lớn đến. Đồng chí trung úy, hãy cổ giữ. Chúng tôi sẽ giúp đỡ.

        T.u. Khác-la-mốp (Khác-la-mốp)».


        Chữ ký rất trang trọng, rộng rãi, hơi lệch, với chữ «K» lộng lẫy, bay bướm và cả một tràng uốn cong, ngoặc và chấm giống như những con chim bay liệng quanh nó.

        Tôi xé bức thư. Đốt từng mảnh nho. Thật là trong đầu óc chằng còn có gì cả mới có thể gửi một bức thư như thế qua tiền duyên! Chà, Khác-la-mốp, Khác-la-mốp! Thực chất anh ta là người không xấu, thậm chí còn cố gắng nữa, chỉ có điều quá...

        Va-lê-ga ì ạch mà không thể nào mở hộp thịt bằng cái chìa khóa có vòng ở đầu cuối. Cậu cũng chằng hỏi tôi có đói không. Tôi không hỏi cậu, vì cảm thầy rằng tôi sẽ không giữ được giọng nói bình tĩnh cần thiết. Các-nau-khốp và Tru-mắc hỏi cậu. Va- lê-ga trả lời miễn cưỡng.

        — Chỉ có áo ca-pốt làm phiền thôi, không hợp tầm người. Còn thì chẳng sao cả. Ở đẳng kia, bên trái một tí: chúng bị đứt đoạn. Giữa các chiến hào. Ban ngày, tôi quan sát được, còn đêm thì... Đồng chí trung úy, hay là hâm cho nóng nhé?

        — Không, không cần. Với lại chẳng có cái gì để hâm đâu.

        — Sao cậu không đủ thông minh mà mang bếp dầu lửa đi theo? — Tru-mắc cười.

        Va-lê-ga chẳng trả lời gì cả, móc túi áo ca-pốt lấy ra một cây đèn cồn bỏ túi của Đức và một nhúm viên cồn khô, trắng giống như đường. Chẳng nói chẳng rằng, cũng không cười mỉm, cậu đặt nó lên bàn.

        — Không cần, Va-lê-ga ạ. Chúng mình chén thế này cũng được.

        Và chúng tôi, cả bốn người, ngon lành ăn sạch cả hộp. Dù sao thì thịt ninh vẫn là món ăn tuyệt vời thật!
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #79 vào lúc: 28 Tháng Tám, 2019, 06:04:10 am »


14

        Kim đồng hồ chỉ ba giờ rưỡi. Bốn giờ kém mười lăm. Bốn giờ. Chúng tôi đợi. Bốn giờ rưỡi... Năm giờ... Tĩnh mịch.,. Sáu giờ, bảy giờ... Trời sáng. Chúng tôi thôi không đợi nữa.

        Thế là còn một ngày nữa.

        Bọn Đức rót súng cối nện chúng tôi suốt từ sáng đến trưa. Chúng bắn loại cối trung bình và cả loại nặng nữa. Đến ba giờ, chúng tôi từ mười sáu người còn lại mười hai. Bốn người bị thương từ ngày hôm qua và đã chết. Theo tôi, vì máu bị nhiễm trùng. Một người bị uốn ván. Đó là bệnh đáng sợ lắm. Anh ta hấp hối trước mắt chúng tôi. Người không còn trẻ, chừng bốn mươi tuồi, Đạn nổ làm anh bị thương ở tay phải, phía dưới khuỷu một tí. Luôn luôn anh sợ bị cắt cụt tay. Trước chiến tranh, anh làm thợ tiện kim loại.

        — Cắt tay thì sẽ như thế nào? — anh nói và thận trong đặt lên đẩu gối cái tay bị băng vào một tấm ván lấy ở hòm đạn. — Trong nghề của chúng tôi, mà không tay thì chằng làm ăn gì được. Thà mất chân còn hơn.

        Anh đưa mắt khi thì nhìn tôi, khi thì nhìn Các-nau-khốp có ý hỏi, dường như ý kiến của chúng tôi có giá trị gì đấy. Chúng tôi an ủi anh rằng xương chóng liền, thịt cũng chóng liền, rằng dây thần kinh còn nguyên vẹn, vì ngón tay của anh nhúc nhích được. Điều đó làm anh yên tâm. Thậm chí anh còn kề về việc anh đã cải tiến thế nào ấy chiếc máy tiện của mình hồi trước chiến tranh. Sau đó, mặt anh bắt đầu giật giật. Mồm méo xệch như một nụ cười gượng gạo kinh khủng. Toàn thân co quắp. Anh ưỡn người cong lên, chỉ có gót chân và đầu tựa vào đất. Anh gào thét. Không thế nào làm cho người anh thằng lại được.

        — Cái đó là uốn ván, — Các-nau-khốp nói, — hồi ở tiểu đoàn quân y chúng tôi cũng có một người chết vì bệnh đó.

        Sau hai giờ người thương binh chết.

        Họ anh ta là Phê-xen-cô. Tôi biết được nhờ xem trong thẻ quân nhân. Tôi đã từng nghe họ ấy ở đâu nhỉ? Sau đó tôi nhớ ra. ĐÓ là một trong hai chiến sĩ ban đêm đã đào, khi tôi từ bãi mìn quay trở về. Lúc đó họ không biết trả lời thế nào cho anh liên lạc đang tìm tiểu đoàn trưởng ở đâu.

        Một viên đạn súng cối một trăm hai mươi ly rơi trúng nhà hầm chúng tôi. Đúng về lý thuyết thì nó phải chịu được: bốn lớp gỗ lót, gỗ đường kính hai mươi lăm phân, và còn đất ở bên trên nữa. Thực tế thì nó bị hỏng, nắp hầm chịu được, nhưng đạn nổ làm hỏng gỗ lát chung quanh và làm đổ đất xuống.

        Chúng tôi chuyển sang nhà hầm bên cạnh, chỗ các thương binh nằm. Họ có bốn người. Một người đang mê sảng. Anh này bị thương ở đầu. Anh nói về những máng kẽm gì gì đấy, rồi gọi ai đấy, rồi lại nói về máng kẽm, Mặt anh vàng như sáp ong và đôi mắt nhắm nghiền. Chắc anh này cũng sẽ chết.

        Chúng tôi không chôn những người chết được. Đạn súng cối liên hồi rít lên và nổ ầm ầm ở chung quanh, không ngớt. Trong một phút, tôi đếm sáu phát nổ. Có lúc chúng ngừng bắn. Nhưng không quá năm bảy phút. Trong bảy phút đó chúng tôi chỉ kịp trấn tỉnh lại và kiểm tra xem người quan sát còn sống hay không.

        Ba chúng tôi — tôi, Các-nau-khốp và Tru-mắc — cùng hút chung một điếu thuốc cuối cùng thu thập ở tất cả các túi: một nửa thuốc lá rời, một nửa vụn bánh mì. Hết thuốc lá. Các mẩu tàn thuốc cũng đã nhặt sạch rồi.

        Nước sắp hết. Mảnh đạn trúng vào một phích. Chúng tôi nhận thấy điều đó khi nước đã chảy ra gần hết: tôi cúi xuống nhặt cây bút chì đánh rơi và tay đụng vào vũng nước. Trong phích kia chừng mười lít, chứ không hơn. Mà thương binh thì luôn luôn đòi uống. Chúng tôi không biết có thể cho họ uống được không. Một người bị thương ở bụng; đổi với anh ta thì không cho uống được. Anh luôn mồm xin: «Đồng chí trung úy, dù chỉ một giọt cũng được, một giọt thôi, mồm khô ráo.» — và nhìn với đôi mắt hết sức khấn khoản đến nỗi tôi không dám nhìn lại. Các khẩu súng máy cũng đòi uống.

        Hơn ba giờ, bọn Đức lại bắt đầu tấn công, và trận tấn công kéo dài đến tối. Cứ lần lượt: tấn công, bắn súng cối, tẩn công, lại bắn súng cối.

        Chúng tôi đánh lùi được đợt tấn công cuối cùng, khi đã hoàn toàn kiệt sức. Những khẩu súng máy réo lên như ấm nước sôi. Kiếm đâu ra được nước? Nếu không có nước, thì ngày mai các khẩu súng máy sẽ câm họng. Mà cái đó có nghĩa là...

        Buổi tối, chúng tôi tổng kết tình hình.

        Người thì có mười một. Tôi. Tru-mắc, Các-nau-khốp, Va- lê-ga, hai chiến sĩ thông tin, bốn xạ thủ súng máy — hai người một khẩu súng máy — và một chiến sĩ thường. Đấy, chính là ông già người Xi-bê-ri mà chúng tôi đã cùng ngồi trong chiến hào. Ông bị gãy ngón út tay phải, nhưng vẫn tươi tỉnh. Ngoài ra, còn ba thương binh. Người mê sảng, đến tối, thì hấp hối. Chúng tôi khiêng anh vào đường hào, Ở đấy, chúng tôi đề tất cả những chiến sĩ tử trận.

        Chúng tôi có bốn khẩu súng máy. Hai khấu đã bị hỏng. Đạn dược đủ cho mấy khấu chiến lợi phẩm, còn cho mấy khẩu sản xuất trong nước thì nhiều nhất chỉ đủ đến trưa thôi.

        Nhưng cái chính là nước. Không có nước, thì tất cả đạn dược kia cũng chẳng có giá trị gì. Lẽ nào đêm nay quân ta không tấn công và nối liền với chúng tôi? Không thế như thể. Chính họ hiểu rằng chúng tôi không đủ sức giữ mãi được. Và nếu chúng giết hết chúng tôi, thì trung đoàn cũng phải mất cao điểm.

        Thèm thuốc đến mức đầu óc choáng váng. Va-lê-ga tìm được ở đâu đấy một điếu thuốc ướt mèm và nhàu nát của một thằng Đức bị chết. Chúng tôi lần lượt hút, kéo thật dài hoi, mắt nhắm lim dim, hút đến lúc thuốc bỏng ở đẩu ngón tay. Chừng hai giờ sau, chúng tôi cũng bắt đầu nghĩ đến nước. Trong phích còn không đầy hai lít, đó là dự trữ bất khả xâm phạm của súng máy.

        Những chiến sĩ thông tin tìm được đâu đấy ở dưới sâu trong nhà hầm mười hai con cá mòi muối, ngậy mỡ, ngon lành, gói trong từ giấy dầu. Tôi bất giác nuốt nước bọt. Những con cá ánh bạc, phẳng phiu, có cái lưng mềm mại và những hạt mỡ nhỏ như hạt sương ở trên đầu. Giá được cắn một miếng thì tuyệt! Tôi đi ra đường hào và cố hết sức ném những con cá ấy thật xa về phía quân Đức. Rồi quay trở vào.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM