Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 03:34:46 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: C  (Đọc 15041 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #230 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2019, 10:36:04 am »


        CỤC QUÂN Y, cơ quan đầu ngành quân y trực thuộc TCHC, có chức năng chỉ đạo nghiệp vụ, quản lí tổ chức và hoạt động về y - dược trong QĐ; làm tham mưu giúp BQP và TCHC quản lí nhà nước về mặt y tế trong QĐ. Thành lập 16.4.1946 với tên gọi Quân V cục, sau đổi là CQY. Tổ chức biên chế hiện nay gồm các phòng: chính trị, kế hoạch, khoa học-huấn luyện, điều trị dự phòng, yệ sinh phòng dịch, y học dân tộc, tài chính; các ban: quân lực, hành chính, điều tra hình sự, tạp chí “Y học quân sự”, Văn phòng dân số - kế hoạch hóa gia đình và một số cơ sở trực thuộc. Huân chương: Hồ Chí Minh, Quân công hạng nhất. Ngày truyền thống 16.4.1946. Cục trưởng đầu tiên: Vũ Văn Cẩn.

        CỤC TÁC CHIẾN, cơ quan tham mưu đầu ngành về tác chiến của QĐ, trực thuộc BTTM; đơn VỊ Ah LLVTND (2000). Có chức năng tham mưu cho bộ trưởng BQP và tổng tham mưu trường về quốc phòng toàn dân và chỉ huy LLVT; trung tâm phối hợp các hoạt động tác chiến của QĐ, đảm bảo chỉ huy, hiệp đồng từ Bộ tới các cơ quan, đơn vị toàn quân. Nhiệm vụ: thường xuyên nắm vững tình hình địch, ta và những vấn đề có liên quan; dự thảo các kế hoạch (chiến lược, chiến dịch - chiến lược...), chỉ thị, mệnh lệnh... và truyền đạt tới các đơn vị; theo dõi, kiểm tra đôn đốc đơn vị thực hiện; tổ chức chỉ đạo huấn luyện, diễn tập chiến dịch; làm quy hoạch xây dựng công trình chiến đấu, căn cứ, kế hoạch xây dựng hậu phương chiến lược và xây dựng kinh tế kết hợp quốc phòng, an ninh; tổ chức quản lí SCH của Bộ, chỉ đạo hoạt động hệ thống SCH các cấp và các nhiệm vụ khác. Tiền thân là bộ phận tác chiến thuộc BTTM, thành lập 7.9.1945, sau phát triển thành Phòng tác chiến - bản đồ; đến 13.7.1950 thành lập CTC. Ngày truyền thống 7.9.1945. Huân chương Hổ Chí Minh. Cục trưởng đầu tiên: Đào Xuân Trường.

        CỤC TÀI CHÍNH, cơ quan đầu ngành tài chính của QĐND VN, trực thuộc BQP; có chức năng bảo đảm và quản lí tài chính QĐ. Tiền thân là Ti quản lí đặt dưới quyền chủ nhiệm quốc phòng (theo sắc lệnh số 34/SL ngày 25.3.1946 của chủ tịch nước); Phòng tài chính thuộc Đổng lí quân vụ (5.1949); một bộ phận của Cục quân nhu (trực thuộc Tổng cục cung cíp), gồm Phòng thẩm kế và Phòng hội kế sau nhập thành Phòng tài chính (1950). Tháng 3.1952 sáp nhập với Phòng quân lương thành Phòng tài lương; 7.1955 Cục tài vụ trực thuộc TCHC; 6.1970 Cục tài vụ trực thuộc BQP; 10.1989 đổi tên thành CTC BQP. Tổ chức hiện nay gồm các phòng: kế hoạch ngân sách, kế toán - ngân hàng, chế độ quản lí - huấn luyện, quản lí ngân sách xây dựng cơ bản, chi cục tài chính doanh nghiệp, vật giá, quản lí ngân sách sử dụng, chế độ -  chính sách, quản lí ngân sách bảo đảm, kiểm toán, hành chính - hậu cần; Ban thanh tra tài chính; Trung tâm tính toán và một số trợ lí trực thuộc chỉ huy Cục. Ngày truyền thống 25.3.1946. Cục trưởng đầu tiên: Nguyễn Đường.

        CỤC TÌNH BÁO TRƯNG ƯƠNG MĨ nh CIA

        CỤC TỔ CHỨC, cơ quan đầu ngành công tác tổ chức xây dựng Đảng, trực thuộc TCCT; có chức năng tham mưu cho TCCT vé công tác xây dựng Đảng, CTĐ,CTCT trong toàn quân; xây dựng tổ chức biên chế, chức danh, chức trách và quy chế hoạt động của cơ quan chính trị, cán bộ chính trị các cíp và trực tiếp hướng dẫn, kiểm tra, tổ chức thực hiện. Tiền thân là Ban đảng vụ thuộc Cục chính trị QS ủy viên hội. Thành lập 6.5.1946 theo sắc lệnh số 60/SL; 11.7.1950 thành lập CTC thuộc TCCT theo sắc lệnh số 121/SL. Tổ chức hiện nay gồm các phòng: công tác đảng, tổ chức quy chế, công tác chính trị, quản lí đảng viên; các ban: thống kê, hành chính và một số trợ lí trực thuộc. Huân chương: 2 Quân công hạng nhất, Chiến công hạng nhì. Ngày truyền thống 6.5.1946. Cục trưởng đầu tiên: Nguyễn Trọng Vĩnh.

        CỤC TRƯỞNG, chức vụ đứng đầu cơ quan cấp cục, chịu trách nhiệm trước thủ trưởng và đảng ủy cấp trên, cấp ủy cấp mình, cơ quan ngành cấp trên về công tác chuyên môn; xây dựng, quản lí, điều hành cơ - quan cục; chỉ đạo cơ quan ngành cấp dưới; phối hợp, hiệp đồng với các cơ quan, ngành chức năng có liên quan để tiến hành công tác của ngành mình trong QĐ. Người đứng đầu các cục nghiệp vụ chuyên môn (chính trị, hậu cần, kĩ thuật) gọi là chủ nhiệm. Chức trách của CT được quy định tại tiêu chuẩn chức vụ cán bộ của QĐ theo từng ngành nghiệp vụ.

        CỤC TƯ TƯỞNG - VĂN HÓA, cơ quan đầu ngành về công tác tư tưởng - văn hóa trong Quân đội nhân dân Việt Nam, trực thuộc TCCT, có chức năng tham mưu cho Đảng ủy QS trung ương, BQP và TCCT về công tác tư tưởng - văn hóa trong QĐ; quản lí, chỉ đạo công tác báo chí, xuất bản, in, phát hành văn hóa phẩm và kiểm tra việc thực hiện trong toàn quân. Tiền thân là Phòng huấn luyện, Phòng tuyên truyền của Cục chính trị, QĐ quốc gia VN, thành lập 11.5.1946. Tổ chức hiện nay gồm các phòng: tuyên truyền cổ động, nhà trường, văn hóa văn nghệ, thông tấn báo chí, báo cáo viên, quản lí xuất bản (in, phát hành), thi đua khen thường, phát thanh QĐND, truyền hình QĐND, phát hành phim - băng hình QĐ và ban hành chính, trợ lí kế hoạch và trợ lí chính tri. Huân chương: Quân công (hạng nhất, hạng ba), 2 Chiến công hạng nhì. Ngày truyền thống 11.5.1946. Cục trưởng đầu tiên: Lê Quang Đạo (1950-54).
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #231 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2019, 10:37:41 am »


        CỤM CHIẾN ĐẤU LIÊN HOÀN, tổ chức chiến đấu gồm một số làng (ấp, bản), xã (hoặc công trường, lâm trường...) trong một huyện được thiết bị công trình QS trên một khu vực địa hình nhất định, phù hợp ý định tác chiến của khu vực phòng thủ địa phương nhằm ngăn chặn, đánh bại tiến công của địch trên từng hướng, trụ bám địa bàn trong mọi tình huống. CCĐLH được chỉ huy, chỉ đạo thống nhất, cấu trúc hợp lí, gắn bó chặt chẽ với các cụm chiến đấu lân cận, các thành phần lực lượng liên quan.

        CỤM ĐIỂM TỰA, trận địa phòng ngự của tiểu đoàn bộ binh (bộ binh cơ giới) được tổ chức trên cơ sở các điểm tựa đại đội, điểm tựa trung đội độc lập liên kết bằng chiến hào, giao thông hào, đường hầm, kết hợp với làng xã chiến đấu, vật cản, hỏa lực, hình thành thế trận hoàn chỉnh; thành phần cơ bản của khu vực phòng ngự trung đoàn; có trường hợp là CĐT độc lập. CĐT thường xây dựng ở địa hình khống chế, trục đường, đầu mối giao thông, tuyến đê, gò đống, làng mạc, khu kiến trúc kiên cố... Trong CĐT có các trận địa: pháo, cối, xe tăng, vũ khí chống tăng, vũ khí phòng không; các trận địa lâm thời, trận địa dự bị, trận địa giả, các đài quan sát... đói khi còn có các tuyến triển khai cho lực lượng dự bị của cấp trên. Chính diện và chiều sâu CĐT do cấp trên quy định căn cứ vào nhiệm vụ giao cho đơn vị, tình hình địch, địa hình.

        CỤM HẬU CẨN, tổ chức hậu cần lâm thời ở cấp chiến dịch, chiến lược của QĐND VN, gồm: cơ quan, phân đội hậu cần có nhiệm vụ bảo đảm hậu cần cho các đơn vị tác chiến trên địa bàn chiến dịch hay một hướng chiến dịch, chiến lược. Vd: CHC phía bắc, CHC phía nam... ,

        CỤM KHÔNG QUÂN, tổ chức lâm thời gồm một số phân đội, binh đội, binh đoàn không quân, đặt dưới sự chỉ huy thống nhất, để thực hiện những nhiệm vụ tác chiến nhất định. Có CKQ chiến dịch và CKQ chiến thuật.

        CỤM LỰC LƯỢNG, tổ chức làm thời gồm các liên binh đoàn, binh đoàn, binh đội thuộc các quân chủng, binh chủng, bộ đội chuyên môn và hậu cần kĩ thuật nằm trong một tổ chức nhất định và được bố trí (triển khai) thích hợp trên chiến trường (hướng chiến lược, chiến dịch hoặc trên những khu vực nào đó) để thực hiện nhiệm vụ tác chiến nhất định. Theo quy mô, có CLL: chiến lược, chiến dịch và chiến thuật. Trong thời chiến. CLL được tổ chức để tiến hành nhiệm vụ tác chiến hoặc thực hiện những nhiệm vụ đặc biệt. CLL có thể được tổ chức trên lãnh thổ đối phương để thực hiện chế độ chiếm đóng hoặc trên lãnh thổ quốc gia khác để thực hiện nhiệm vụ liên minh.

        CỤM MÌN, bãi mìn nhỏ, số lượng ít (thường 3-10 quả), bố trí ở nơi địch sẽ đi qua (đột nhập) hoặc ở những mục tiêu đơn lẻ nhằm tiêu hao sinh lực và cản trở hoạt động của địch.

        CỤM PHÁO BINH, tổ chức lâm thời trong tác chiến, gồm một số phân đội (binh đội) pháo binh trong biên chế hoặc được phối thuộc đặt dưới sự chỉ huy và bảo đảm thống nhất để thực hiện các nhiệm vụ tác chiến. Tuỳ theo yêu cầu nhiệm vụ, điều kiện cụ thể (địch, ta, địa hình và khả năng pháo đạn) của từng chiến dịch (trận chiến đấu), CPB có thể có 1 hoặc một số loại pháo. Có CPB: mặt trận, quân khu, quân đoàn, chiến dịch, sư đoàn, có trường hợp tổ chức CPB trung đoàn, CPB phản lực, CPB bắn ngắm trực tiếp, cụm súng cối.

        CỤM PHÁO BINH CHIẾN DỊCH, cụm pháo binh được tổ chức để thực hiện các nhiệm vụ hỏa lực trong chiến dịch; một thành phần của bố trí chiến dịch do tư lệnh chiến dịch nắm và sử dụng. Tổ chức CPBCD trên cơ sở các trung đoàn, lữ đoàn pháo binh trong biên chế của quân khu (quân đoàn) hoặc pháo binh cấp trên tăng cường; thường gồm các loại pháo có tầm bắn xa, uy lực lớn, trong một số trường hợp có thể bao gồm cả pháo chiến thuật. CPBCD chủ yếu làm nhiệm vụ chi viện chung hoặc chi viện trực tiếp cho các sư đoàn bộ binh trên hướng chủ yếu và thực hiện các nhiệm vụ: sát thương sinh lực, hỏa khí, kiềm chế (chế áp) pháo binh địch chi viện cho các trận đánh thời chốt; đánh địch đổ bộ đường không chiến dịch (chiến thuật), sẵn sàng tập kích hỏa lực khi có thời cơ...

        CỤM PHÁO PHÒNG KHÔNG, cụm phòng không gồm các trung đoàn (tiểu đoàn) pháo phòng không để bảo vệ trực tiếp mục tiêu hoặc cơ động, phục kích đón lõng đánh địch ở những hướng khu vực và đường bay dự kiến. CPPK được sử dụng trong chiến đấu chống chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mĩ ở Bắc VN (1965-72).

        CỤM PHÒNG KHÔNG, tổ chức lâm thời của lực lượng phòng không, gồm một số phân đội, binh đội, binh đoàn phòng không đặt dưới sự chỉ huy thống nhất và được bố trí thích hợp để hoàn thành những nhiệm vụ được giao trong chiến dịch (trận chiến đấu). CPK có thể là cụm của một loại vũ khí, khí tài (nh cụm pháo phòng không, cụm tên lửa phòng không, cụm rađa phòng không, cụm tác chiến điện tử phòng không) hoặc cụm hỗn hợp một số loại vũ khí. ở VN, CPK được hình thành và phát triển trong chiến đấu chống chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mĩ ở Bắc VN (1965-72).
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #232 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2019, 10:39:36 am »


        CỤM RAĐA PHÒNG KHÔNG, cụm phòng không gồm các trung đoàn (tiểu đoàn) rađa phòng không được bố trí trong mạng rađa phòng không cả nước và trong đội hình chiến đấu của sư đoàn phòng không để làm nhiệm vụ trinh sát. thông báo và bảo đảm rađa cho hoạt động chiến đấu của các phương tiện hỏa lực trong sư đoàn phòng không và các đơn vị hiệp đồng và bảo đảm thông báo cho phòng không nhân dân.

        CỤM TÁC CHIẾN ĐIỆN TỦ PHÒNG KHÔNG, cụm phòng không gồm các phân đội trinh sát và gây nhiễu điện tử được sử dụng để phát hiện các khí tài, phương tiện điện từ của địch đang hoạt động, thực hiện gây nhiễu phá rối sự chỉ huy của dịch, giảm hiệu quả trinh sát và độ chính xác hoạt động của các khí tài, phương tiện điện tử của địch.

        CỤM TÊN LỬA PHÒNG KHÔNG, cụm phòng không gồm các trung đoàn (lữ đoàn) tên lửa phòng không bảo vệ một khu vực, trên hướng được giao. CTLPK là cơ sở của tổ chức phòng không khu vực của sư đoàn phòng không. Đã được vận dụng để bảo vệ Hà Nội - Hải Phòng chống chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mĩ ở Bắc VN.

        CỤM VÔ TUYẾN ĐIỆN, thành phần của tổng trạm thông tin, gồm một số đài (trạm) vô tuyến điện triển khai trên một khu vực và làm việc dưới sự chỉ huy, điều hành thống nhất từ tổng trạm và thường được tiếp hợp với trạm tạo kênh, trạm điện thoại, trạm điện báo, thiết bị truyền số liệu... Theo tần số công tác và phương thức truyền sóng, có: CVTĐ sóng ngắn, CVTĐ sóng cực ngắn, CVTĐ đối lưu, CVTĐ tiếp sức... Tổ chức và bố trí CVTĐ phải đảm bảo các yêu cầu kĩ thuật, chiến thuật: cơ động, linh hoạt, có khoảng cách thích hợp không gây nhiễu lẫn nhau; thay thế được cho nhau khi cần thiết; giảm ảnh hưởng của địa hình đến cự li liên lạc; phòng chống có hiệu quả sự phá hoại của hỏa lực và tác chiến điện tử của địch,...

        CUNG, vũ khí lạnh thời cổ, gồm một cánh có tính đàn hồi (bằng tre, gỗ, kim khí...), dài 0,8-2m, hai đầu cánh gò lại với nhau bằng một sợi dây bền dẻo, dùng để bắn tên đi. Khi bắn người sử dụng tựa đuôi mũi tên vào dây, thân mũi tên vào cánh C, dùng sức tay căng dây về phía sau, rồi thả tay căng ra. Lực đàn hồi khi giương C tới 60kg (C kị binh) hoặc tới 180kg (C cứng bộ binh), có thể bắn tên xa trên 100m, diệt sinh lực ở cự li 60-75m. Tên có thể tẩm thuốc độc để tăng khả năng sát thương. Khi đánh VN, quân Nguyên-Mông còn dùng C bắn tên xuống lòng sông để tìm chỗ nông (tên không nổi lên) cho ngựa lội qua. Thời xưa người VN dùng C không phổ biến bằng nỏ. Hiện nay trên thế giới C chỉ dùng trong thể thao (cánh bằng kim loại) hoặc sân bắn (ở một số bộ lạc).



        CUNG ĐIỆN MÙA ĐÔNG, lâu đài ở tp Xanh Pêtecbua, bên bờ sông Nêva, hoàng cung của các hoàng đế Nga (1762- 1917). Bắt dầu xây dựng 1711 theo lệnh của Piôt I, mang phong cách Đức. Kiến trúc hiện tại theo phong cách Italia được xây dựng từ 1754-62, tuy nhiên việc hoàn chỉnh vẫn tiếp tục đến tkl9. Từ 7.1917 là trụ sở Chính phủ lâm thời. 21giờ 40 phút ngày 7.11.1917 (25.10 theo lịch Nga), chiến hạm Rạng Đông bắn phát pháo lệnh đầu tiên vào CĐMĐ, mở đầu CM tháng Mười Nga. Từ 1918 đến 1922, CĐMĐ chuyển thành Bảo tàng Hơmitagiơ.

        CUNG VẬN CHUYỂN, chàng đường quy định cho một đơn vị vận tải thực hiện một chuyến đi và về, trong một thời gian xác định. Tuỳ theo tình hình cầu đường, tình hình địch và khả năng vận tải chia ra: cung ngắn (một ngày có thể quay vòng phương tiện nhiều lần); cung dài (vận chuyển cự li trên một ngày đêm hoặc hơn). Trong vận tải đường sắt, đường thủy, CVC thường phụ thuộc vào cự li từ ga, cảng tói các điểm nhận, trả hàng. Tuyến vận tải chiến lược chia thành nhiều CVC, mỗi cung do một binh trạm hoặc trung đoàn vận tải khu vực đảm nhiệm.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #233 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2019, 10:41:09 am »


        “CÙNG NHAU ĐI HỔNG BINH”, hành khúc do Đinh Nhu sáng tác 1930 (khi đang bị giam trong nhà tù đế quốc), hưởng ứng chủ trương của ĐCS VN thành lập các đội Tự vệ đó, làm nhiệm vụ bảo vệ quần chúng trong các cuộc đấu tranh CM. Lời ca hùng tráng, giai điệu quân hành, có sức động viên cổ vũ quần chúng công nông gia nhập LLVT CM, chiến đấu chống áp bức bất công, dựng xây xã hội mới. Được phổ biến rộng rãi trong và sau Xô viết Nghệ Tĩnh (9.1930) và thời kì tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945, trở thành một trong những bài hát truyền thống của LLVTND VN.



        CÙNG TỒN TẠI HÒA BÌNH, chính sách quan trọng trong quan hệ giữa các nước trong thời đại ngày nay. Nội dung cơ bản: không dùng chiến tranh làm phương tiện thực hiện chính sách dối ngoại và giải quyết tranh chấp, bất đồng; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau... Nguyên tắc CTTHB được Lénin xác định ngay từ những ngày đầu của nhà nước Xô viết, coi đó là sự lựa chọn hợp lí duy nhất phù hợp với tất yếu lịch sử để tránh khỏi chiến tranh giữa những nước có chế độ xã hội khác nhau. Sau CTTG-II, các nước XHCN đều lấy CTTHB làm cơ sở cho chính sách đối ngoại của mình. 6.1954 TQ và Ấn Độ để ra năm nguyên tắc hợp tác hòa bình giữa các nước (x. năm nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình). 4.1955 hội nghị 29 nước Á - Phi họp tại Băngđung (Inđônêxia) đã phát triển thành mười nguyên tắc hòa bình và hợp tác toàn thế giới, khẳng định trong hoàn cảnh mới CTTHB là cần thiết đối với mọi quốc gia, dân tộc, không chỉ đối với những nước có chế độ xã hội khác nhau (x. mười nguyên tắc Bãngđung). Ngày nay, trước nguy cơ to lớn của chiến tranh hủy diệt và việc sử dụng sức mạnh QS để giải quyết các tranh chấp vẫn đang tiếp tục diễn ra trên thế giới, CTTHB càng có ý nghĩa tích cực, tiến bộ, càng được dông đảo nhân dân thể giới và các lực lượng yêu chuộng hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, tiến bộ xã hội ủng hộ và đấu tranh để thực hiện.

        CỦNG CỐ TRẬN ĐỊA, thực hiện các biện pháp làm tăng tính vững chắc (sức sống) cho trận địa. Bao gồm: gia cố, bổ sung vật liệu, lắp đặt thiết bị, ngụy trang... nhằm tăng cường khả năng chiến đấu của bộ đội và hoạt động của trận địa. Được tiến hành thường xuyên trong quá trình chuẩn bị và thực hành tác chiến.

        “CUỘC ĐẤU TRANH MỚI GIÀNH GIẬT BIÊN CUƠNG MỂM” (H. Tranh đoạt “nhuyễn biên cương” đích tân giác trục), sách của Ban tuyên truyền Tỉnh ủy Tứ Xuyên ĐCS TQ, BTL Quân khu Thành Đô, do Thôi Vực Thần đứng tên tác giả, xuất bản (6.1991). Nội dung: để xuất tư duy chiến lược quốc phòng mới của TQ đương đại. Gồm bốn phần: “Sự quyến rũ của biên cương mềm”, “Chiến tranh bên ngoài chiến tranh”, “Đòn đánh mềm trong chiến tranh cứng” và “Thời cơ của chúng ta”. Sau khi luận giải các khái niệm “biên cương mềm” (biên cương vô hình giữa các dân tộc, quốc gia trong các lĩnh vực kinh tế, khoa học kĩ thuật, chính trị, văn hóa, ngoại giao, tin học...), “biên cương cứng” (biên cương địa lí), “biên cương sinh tồn” (giới hạn địa lí sinh sống, tồn tại của một dân tộc, quốc gia), “biên cương sức mạnh” (biên cương chiến lược - sức mạnh quốc phòng vươn tới trên thực tế), các tác giả cho rằng: mọi quốc gia đều có tham vọng mở rộng “biên cương sinh tồn”. Trước đây việc mở rộng biên cương thường phải dùng biện pháp chiến tranh, ngày nay dựa vào sự phát triển của khoa học - công nghệ như một vũ khí, để đạt mục đích đó, người ta có thể tiến hành những cuộc “chiến tranh không có khói lửa” (“chiến tranh mềm”), trong đó có tiến công, có phòng thủ trên các lĩnh vực khoa học kĩ thuật, kinh tế, chính trị, văn hóa, ngoại giao, mõi trường sinh thái, hàng hóa... có những “đòn tiến công mềm”, “xâm nhập mềm” vào “biên cương mềm”, làm cho “biên cương sức mạnh” lớn hơn “biên cương địa lí”. Đến tk 21, “CĐTMGGBCM” sẽ tất quyết liệt. Các tác giả trình bày quan điểm đối với cuộc “chiến tranh mềm”: “biên cương sinh tổn” của TQ đang bị thu hẹp, môi trường sinh tổn xấu đi; mối đe dọa đến mất còn của một dân tộc trong tương lai chủ yếu không phải là QS, mà là từ “cuộc chiến tranh biên cương mềm”, cách giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh đó là “sự áp đảo” buộc đối phương phải dựa vào mình, phải thay đổi hành động và chính sách theo mình; “chiến tranh mềm” đe dọa trên nhiều mặt, kẻ chiến bại sẽ bị người ta chiếm đoạt mất “biên cương sinh tồn” của mình; “chiến tranh mềm” tăng được sức mạnh là phải nhờ vào việc tăng tỉ trọng chất xám; TQ phấn đấu mở rộng “biên cương sinh tổn”, nhanh chóng chiếm lĩnh các đỉnh cao khoa học kĩ thuật, văn hóa... và phải dưa “biên cương sức mạnh” của mình vượt ra ngoài biên cương địa lí.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #234 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2019, 10:43:33 am »


        CURIN. quần đảo núi lửa ở tây bắc Thái Bình Dương, giữa bán đảo Camchatca (Nga) và đảo Hôccaiđô (Nhật Bản), ngăn cách biển Ôkhôt với Thái Bình Dương. Dài 1,200km, tống dt 15.600km2. Gồm hai dãy đảo nằm song song: Đại C và Tiểu C. Đại C chia thành ba nhóm: nhóm nam có các đảo Cưnasi, Yturup, Urup...; nhóm giữa: Ximsia, Kêtôi, Usisia...; nhóm bắc: Siascôtan, Ônêcôtan, Paramusia... Bờ biển cao, dốc, rất ít vịnh thuận tiện cho tàu đậu. Địa hình phần lớn là núi. dinh cao nhất 2.339m. 38 núi lửa, thường xuyên có động đất và sóng thần. Khí hậu lạnh, gió mùa, lượng mưa 600- 1.000mm/năm. Người Nga thiết lập chủ quyền tại C từ tk 18. Theo hiệp ước Nga - Nhật 1875, chính phủ Nga hoàng nhượng cho Nhật 18 đảo. 8.1945 QĐ LX giành lại C.

        CUTUDÔP (1745- 1813), danh tướng Nga nổi tiếng thế giới. Nguyên soái (1812). C từng học tập và chiến đấu dưới quyền hai danh tướng Nga (Rumianxep và Xuyôrôp). 1759 tốt nghiệp trường pháo binh, tham gia 3 cuộc chiến tranh Nga - Thổ (1768-74; 1787-91; 1806-12), tổng chỉ huy QĐ Nga ở Áo (1805). Trong chiến tranh Nga - Thổ (1806-12), C chỉ huy Tập đoàn quân Môndayi thắng lớn ở Rusuc và Slôbôtdây (1811-12), buộc Thổ Nhĩ Kì kí hòa ước Bucaret có lợi cho Nga. 8.1812 quân Nga phải rút lui trước sức ép của quân Napôlêông và trước sự đòi hỏi của quần chúng, C được cử làm tổng chỉ huy QĐ và chỉ huy trận Bỏrôđinô (1812), tiêu hao địch, làm nhụt ý chí xâm lược của Napôlêông. Chủ trương chỉ đạo chiến tranh đúng đắn của C (bỏ Maxcơva vườn không nhà trống, phát động chiến tranh du kích trong vùng địch chiếm, kết hợp với những trận đánh tiêu diệt của quân chính quy), làm cho quản Napôlêông ngày càng gặp nhiều khó khăn và tổn thất lớn, tạo điều kiện cho cuộc phản công đánh đuổi quân Pháp ra khỏi nước Nga. Trong chiến tranh giữ nước (1941-45), LX có huân chương C.

        CỨ ĐIỂM, vị trí đóng quân được xây dựng kiên cố (tương đối kiên cố) đồng thời là căn cứ QS (trận địa chiến đấu) của QĐ Pháp trong chiến tranh xâm lược VN (1945-54). QĐ Mĩ và QĐ Sài Gòn ở Nam VN (1954-75). Mỗi CĐ có lực lượng bố trí, có hệ thống các thiết bị QS như lô cốt, ụ súng (pháo), hào chiến đấu, hầm trú ẩn; hệ thống nhà ở, kho tàng và các công trình khác; lực lượng cỡ trung đội, đại đội và tiểu đoàn, bố trí phòng ngự vòng tròn. CĐ được dùng để phòng ngự, chặn các cuộc tiến công của LLVTND VN, để đàn áp, kìm kẹp quần chúng trong vùng tạm chiếm và ngăn chặn sự thâm nhập của lực lượng CM từ vùng giải phóng vào; bảo vệ hành lang, bảo vệ các trục giao thông, làm bàn đạp cho các cuộc hành quân càn quét vùng tạm bị chiếm hoặc tiến công lấn chiếm vùng giải phóng. Bố trí lực lượng theo hệ thống các CĐ là biện pháp chiến lược quan trọng trong các cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp và Mĩ ở VN.

        CỨ ĐIỂM CHIẾN LƯỢC, khu vực địa hình trọng yếu được lựa chọn để xây dựng các cứ điểm làm chỗ dựa tiến hành các hoạt động tác chiến chiến lược. Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là một CĐCL với ý định ban đầu chốt chặn đường sang Thượng Lào, sau đó xây dựng thành cứ điểm mạnh nhầm thu hút và tiêu diệt các đại đoàn bộ đội chủ lực của ta, thực hiện đòn quyết chiến chiến lược. CĐCL Điện Biên Phú bị tiêu diệt, kế hoạch Nava bị phá sản, cuộc KCCP kết thúc thắng lợi.

        CỰ LI BẮN, khoảng cách từ điểm bắn (phóng) (điểm rời miệng nòng hay thiết bị phóng) tới điểm nổ (điểm rơi) của đạn. Khi bắn mục tiêu trên không, phân biệt: CLB tà và độ cao bắn. Khi bắn mục tiêu mật đất, phân biệt; CLB ngang toàn phần. CLB ngang, CLB nghiêng, CLB trắc địa, CLB thứ. CLB tính toán... CLB phụ thuộc vào đặc tính của vũ khí và điều kiện bắn (góc bắn, sơ tốc đạn...) và được ghi trong bảng bắn. Việc thay đổi CLB khi bắn được thực hiện bàng cách thay đổi góc bắn và liều phóng. CLB lớn nhất được gọi là tầm bắn.

        CỰ LI BẮN LÀ nh TẦM BẮN THẲNG

        CỰ LI CẤT CÁNH, quãng đường máy bay chuyển động trên mặt đất (mặt nước) và trên không từ khi máy bay chạy lấy dà cho đến khi lên độ cao quy định và đạt được tốc độ cơ động nhỏ nhất bảo đảm bay lên an toàn.

        CỰ LI CHẾ ÁP ĐIỆN TỬ, khoảng cách giữa phương tiện chế áp điện tử với phương tiện bị chế áp đảm bảo loại trừ, gây khó khăn hoặc giảm hiệu quả hoạt động của phương tiện điện tử bị chế áp. Có CLCAĐT: tối thiểu, tối đa và thực tế. CLCAĐT phụ thuộc vào tính năng kĩ - chiến thuật của các phương tiện chế áp điện tử và phương tiện điện tử bị chế áp (công suất phát, hệ số khuếch đại anten thu, phát, độ nhạy, dải thông máy thu...); mới trường truyền sóng; địa hình, thời tiết; dạng nhiễu sử dụng; phương pháp gây nhiều...

        CỰ LI HẠ CÁNH, quãng đường máy bay chuyển động trên không và mặt đất (mặt nước) từ độ cao quy định (cho từng loại máy bay) đến khi máy bay dừng lại hoàn toàn sau khi tiếp đất (nước).
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #235 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2019, 10:45:34 am »


        CỰ LI TRINH SÁT ĐIỆN TỬ, khoảng cách mà phương tiện trinh sát điện tử có thể phát hiện được mục tiêu hoặc thu được tín hiệu sóng điện từ để phân tích, xác định các tham số cần thiết. Có CLTSĐT: tối thiểu, tối đa, thực tế. CLTSĐT phụ thuộc vào tính năng chiến - kĩ thuật của phương tiện trinh sát điện tử và phương tiện điện tử cần trinh sát; đặc tính mục tiêu (cường độ bức xạ, diện tích phản xạ hiệu dụng... độ tương phản so với địa hình, độ ổn định tần số, tính cơ động, độ cao...); môi trường truyền sóng, địa hình thời tiết; trình độ thao tác sử dụng phương tiện trinh sát điện tử.

        CỰ MÃ, vật cản không nổ, gồm khung hình khối bằng gỗ, tre, sắt thép, bê tông cốt thép... và dây thép gai căng trên khung, có thể di chuyển được theo ý định, dùng để ghép thành hàng rào bịt cửa mở, bịt chiến hào, dựng vật cản trên sông, trên bộ để ngăn chặn đối phương. Khối lượng và kích thước CM phụ thuộc khả năng mang vác của người và sức chở của phương tiện vận chuyển. CM có thể dùng kết hợp VỚI các vật cản khác.

        CỰ THẠCH PHÁO nh MÁY BẮN ĐÁ

        CỬA ĐỘT PHÁ, đoạn tiền duyên khu vực phòng ngự của dịch bị phá vỡ để lực lượng tác chiến, xung phong, phát triển vào chiều sâu đánh chiếm mục tiêu. CĐP dược tính từ mép ngoài dải vật cản đầu tiên (bãi mìn hoặc hàng rào) đến hết các lô cốt (hỏa điếm) đầu cầu và chiến hào thứ nhất trong cứ điếm (điểm tựa) của địch. Yêu cầu của CĐP dọn sạch vật cản, đúng hướng, đủ chiều rộng, tránh (hạn chế) được sự chế áp của địch, tiện lợi cho việc đánh chiếm mục tiêu quan trọng. Để tạo được CĐP phải tập trung lực lượng ưu thế (nhất là các loại hỏa lực chống tăng); tổ chức lực lượng thành nhiều bộ phận, đủ sức mờ cửa và đánh chiếm đầu cầu, có lực lượng đánh mục tiêu bên ngoài, có lực lượng khắc phục vật cản, có lực lượng dự bị đánh địch ra bịt cửa mở, mở cửa xong phải giữ cửa mở, vừa đánh địch vừa tiếp tục tổ chức chấn chỉnh lực lượng để phát triển tiến công vào chiều sâu phòng ngự của địch. Trong KCCP đánh công kiên gọi là đột phá khẩu.

        CỬA KHẨU, địa điểm thuộc lãnh thổ quốc gia ở khu vực biên giới hoặc sâu trong nội địa (trên các tuyến đường giao thông quốc tế) diễn ra các hoạt động nhập cảnh, xuất cảnh, nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh và mượn đường đối với người, phương tiện, hàng hóa và các tài sản khác; do cơ quan có thẩm quyền của quốc gia thiết lập. Có; cửa khẩu đường bộ, của khấu đường không, cửa khẩu đường sắt, cửa khẩu đường thủy (sông, biển), cửa khẩu địa phương, cửa khẩu quốc gia, cửa khẩu quốc tế. Việc mở CK trên biên giới quốc gia giữa các nước có chung đường biên giới được quy định bằng các điều ước quốc tế hai bên hoặc nhiều bên. Các quốc gia quản lí CK theo hiệp định quốc tế và theo quy chế riêng để bảo vệ chủ quyển quốc gia, và an ninh, trật tự CK. Khi đi qua CK, người, phương tiện, hàng hóa phải tuân thủ pháp luật của quốc gia có CK. Việc kiểm tra, kiểm soát, bảo vệ an ninh ở CK do nhiều lực lượng phối hợp thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ được pháp luật quy định trong đó hải quan và Bộ đội biên phòng giữ vai trò nòng cốt.


Cửa khẩu Móng Cái

        CỬA KHẨU CẢNG X. CỬA KHẨU ĐƯỜNG THỦY

        CỬA KHẨU ĐỊA PHƯƠNG, cửa khẩu được thiết lập ở những nơi xa cửa khẩu quốc gia hoặc cửa khẩu quốc tế, theo thỏa thuận giữa chính quyền cấp tỉnh của hai nước có chung đường biên giới và được chính phủ mỗi nước phê duyệt, nhằm tạo thuận tiện cho dân cư biên giới hai nước qua lại. Việc kiểm soát, đảm bảo an ninh ở CKĐP được tiến hành theo các nguyên tắc và biện pháp quản lí thống nhất theo quy định của pháp luật và quy định cụ thế của địa phương.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #236 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2019, 10:47:35 am »


        CỬA KHẨU ĐƯỜNG BỘ, cửa khẩu được thiết lập tại điểm cuối của đường giao thông trong nước thông ra nước ngoài cho người, phương tiện, hàng hóa xuất cánh, nhập cành, quá cảnh qua biên giới quốc gia bằng đường bộ, theo hiệp định giữa các nước có chung biên giới. Việc kiểm soát, bảo vệ an ninh, làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh ở CKĐB được thực hiện theo quy định pháp luật của nước sở tại, hiệp định với nước có chung biên giới và phù hợp luật pháp quốc tế. Ở VN, thực thi các thủ tục tại CKĐB do bộ đội biên phòng kết hợp với lực lượng hải quan, kiểm dịch... thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ của từng lực lượng theo pháp luật VN.

        CỬA KHẨU ĐƯỜNG KHÔNG, cửa khẩu được thiết lập ở các sân bay trong nước, cho phép người, phương tiện và hàng hóa xuất cảnh, nhập cánh, quá cảnh qua biên giới quốc gia bằng đường không, theo hiệp định giữa các nước. Việc kiểm soát, bảo vệ an ninh, làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh ở CKĐK được tiến hành trước khi máy bay cất cánh (xuất) và sau khi máy bay hạ cánh (nhập) theo dúng quy định của pháp luật nước sở tại, hiệp định với các nước và phù hợp với luật pháp quốc tế. Ở VN, thực thi các thủ tục tại CKĐK sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội), Tân Sơn Nhất (Tp Hồ Chí Minh)... do lực lượng an ninh của Bộ công an kết hợp cùng các lực lượng hải quan, kiểm dịch... đảm nhiệm theo chức năng, nhiệm vụ được pháp luật VN quy định.

        CỬA KHẨU ĐƯỜNG SẮT, cửa khẩu được thiết lập trên tuyến đường sắt qua biên giới quốc gia, cho phép người, phương tiện, hàng hóa xuất cảnh, nhập cánh, quá cánh bằng đường sắt, theo hiệp định với nước có chung biên giới. Việc kiểm soát, bảo vệ an ninh, làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh tại CKĐS có thể tiến hành từ ga đầu tiên trong nội địa đến ga cuối cùng trong khu vực biên giới và ngược lại theo quy định pháp luật của nước sở tại, hiệp định với nước có chung biên giới và phù hợp pháp luật quốc tế. Ở VN, thực thi các thủ tục tại CKĐS do Bộ đội biên phòng kết hợp với lực lượng hải quan, kiểm dịch... thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ của từng lực lượng theo pháp luật VN quy định.

        CỬA KHẨU ĐƯỜNG THỦY, cửa khẩu được thiết lập tại các cảng biển, cảng sông cho người, phương tiện, hàng hóa lưu thông bằng đường thủy nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh hoặc nghiên cứu khoa học, khai thác biển, sửa chữa, trục vớt, cứu hộ... CKĐT có: cửa khẩu đường biển và cửa khẩu đường sông. Khi hoạt động, ra vào CKĐT, người, tàu, thuyền và phương tiện khác phải tôn trọng chủ quyền quốc gia, bảo đảm an ninh, trật tự, tuân thủ các quy định pháp luật của quốc gia có CKĐT và các điều ước quốc tế liên quan. Để quản lí CKĐT các quốc gia có quy chế riêng phù hợp với luật pháp quốc tế. Ở VN, thực thi các thủ tục tại CKĐT do Bộ đội biên phòng cùng với lực lượng hải quan, an ninh, kiểm dịch... thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ của từng lực lượng được pháp luật VN quy định. Cg cửa khâu cảng.

        CỬA KHẨU QUỐC GIA, cửa khẩu được thiết lập theo quy định trong các hiệp định về quy chế biên giới, biên giới quốc gia giữa hai nước có chung đường biên giới, cho phép người, phương tiện vận tải, hàng hóa của hai nước xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, phù hợp với pháp luật mỗi nước.

        CỬA KHẨU QUỐC TẾ, cửa khẩu được thiết lập theo quy định trong các hiệp định biên giới hoặc quyết định của chính phủ cho phép người, phương tiện vận tải, hàng hóa... của các nước (trừ những nước bị cấm vận) được xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phù hợp với pháp luật của nước sở tại và công pháp quốc tế. CKQT có thể là cửa khẩu đường bộ, cửa khẩu đường sắt, cửa khẩu đường không, cửa khẩu đường thủy.

        CỬA MỞ, đoạn vật cản trước tiền duyên phòng ngự của địch đã bị tháo gỡ hoặc làm mất tác dụng để lực lượng tiến công tiến vào công kích mục tiêu. Có CM: bộ binh, đặc công, xe tăng, xe thiết giáp... Vị trí, số lượng CM do người chỉ huy xác định khi hạ quyết tâm tác chiến. Chiều rộng CM phụ thuộc vào yêu cầu tác chiến. Yêu cầu CM phải bảo đảm cho lực lượng vượt qua nhanh, an toàn, hạn chế được hỏa lực lướt sườn của địch.

        CỬA MỞ cho xe tăng, cửa mở bảo đảm an toàn cho xe tăng vượt qua. Kích thước CM có chiều dài bằng chiều dày các lớp vật cản định vượt qua, chiều rộng từ 4-5m hoặc 7-8m. Tiểu đoàn tăng thường cần 3-4 CM, đại đội tăng 2-3 CM. Việc mở cửa cho tiểu đoàn (đại đội) tăng do công binh cấp trên đảm nhiệm hoặc có thể kết hợp dùng xe tăng được trang bị khí tài mở cửa tiến hành. CM có thể trùng với cửa mở cho bộ binh.

        CỬA MỞ ĐẶC CÔNG, cửa mở do bộ đội đặc công tạo ra. CMĐC thường có chiều cao 40-50cm và chiều ngang đủ cho 1-2 người vượt qua. Có CM để vận động vào và CM để vận động ra trong trận đánh bằng phương pháp phá hủy bí mật của đặc công.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #237 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2019, 10:48:54 am »


        CỬA VIỆT, cừa sông Thạch Hãn (t. Quảng Trị), đông nam Cửa Tùng 20km, đóng bắc tx Đông Hà 14km. Cảng Đông Hà tại CV có mớn nước (tại bến) 3m. Trong KCCM, nơi diễn ra nhiều trận đánh của các LLVT QGPMN VN, điển hình là trận Cửa Việt (31.1.1973), trận phản đột kích của một số đơn vị thuộc các sư đoàn 304, 320 và 325 tại khu vực nam CV, diệt Lữ đoàn đặc nhiệm QĐ Sài Gòn đột nhập lấn chiếm vùng giải phóng, vi phạm hiệp định Pari (1973) về VN.

        CỰC ĐỊA LÍ của Trái Đát (địa cực), các điểm đứng yên trên bể mặt Trái Đất trong chuyển động tự quay của nó; giao điểm của bề mặt Trái Đất với trục quay, điểm đồng quy của tất cả các kinh tuyến địa lí. Điểm ở Bắc Bán Cầu là cực Bắc, nằm ở vùng trung tâm Bắc Băng Dương. Điểm ở Nam Bán Cầu là cực Nam, nằm trên cao nguyên Nam Cực thuộc châu Nam Cực, ở độ cao 2.800m. Tại CĐL, thiên cực trùng với thiên đỉnh của thiên cẩu địa phương, xích đạo thiên cầu trùng với đường chân trời, Mặt Trời chỉ mọc và lặn một lần mỗi năm. Tại cực Bắc mọi phía đều là hướng nam, ngược lại tại cực Nam mọi phía đều là hướng bắc. CĐL không cố định trên bề mặt Trái Đất mà dịch chuyển theo một đường cong phức tạp trong giới hạn một đường tròn đường kính khoảng 25m, do cấu tạo không đồng nhất của Trái Đất và sự biến đổi của nó theo thời gian cũng như sự thay đổi trạng thái khí quyển và thủy quyển theo mùa, Trái Đất dao động quanh trục của nó với biên độ khoảng 0,3" (tổng hợp của hai dao động thành phần chính có chu kì 12 tháng và 14 tháng, biên độ tương ứng khoảng 0,1” và 0,1 -0,3” và các dao động nhỏ khác). Những người đầu tiên đến được cực Bắc là các nhà nghiên cứu người Mĩ Ph. Cúc (1908) và p. Piri (1909); đến cực Nam là nhóm các nhà thám hiểm do P. Amunxen người Na Uy dẫn đầu (14.12.1911).

        CỰC TỪ của Trái Đất, điểm hội tụ các kinh tuyến từ của Trái Đất, tại đó đương sức từ vuông góc với bề mặt Trái Đất. Tại CTctđ, kim nam châm hướng theo phương vuông góc với mặt đất, vì vậy không thể dùng địa bàn để xác định phương hướng. Vị trí CT thay đổi theo thời gian: tọa độ địa lí của CT bắc la 77053’ vĩ bắc, 100°22’ kinh tây (1975), 77°36’ vĩ bắc, 102°48’ kinh tây (1985); CT nam là 66°06’ vĩ nam, 139°36’ kinh đông (1975), 65°06’ vĩ nam, 139°00’ kinh đông (1985).

        CƯỜNG ĐỘ BAY, số lần cất cánh, tổng thời gian bay, thời gian bảo đảm bay liên tục đối với từng phi công, kíp bay, phân đội, binh đội trong một đơn vị thời gian (ngày, đêm, cả ngày đêm) hoặc trong một ban bay huấn luyện. Đối với thành phần bay, CĐB được tính theo số lần cất cánh (số lần chuyến) và tổng thời gian bay trong một ngày đêm hoặc trong một ban bay huấn luyện, CĐB còn được tính theo tổng số giờ bảo đảm bay liên tục ngoài sân bay cho từng thành phần công tác khác nhau. CĐB do người chỉ huy quy định, căn cứ vào: yêu cầu nhiệm vụ phải hoàn thành; khả năng, trình độ của bộ đội; điều kiện khí tượng; khả năng huy động lực lượng và phương tiện bảo đảm; điều kiện đóng quân (tập trung hay phân tán).

        CƯỜNG ĐỘ ĐÁNH PHÁ, số lần chiếc máy bay đánh phá mục tiêu trong một đơn vị thời gian. CĐĐP phụ thuộc vào định mức (yêu cầu) đánh phá mục tiêu, khả năng mang vũ khí và nhiên liệu của máy bay, chất lượng công nghệ và vũ khí đua vào đánh phá, điều kiện khí tượng, khả năng huy động lực lượng tham gia, khả năng vượt qua hỏa lực phòng không, khả năng ngăn chặn máy bay tiêm kích của đối phương tiến công...

        CƯỜNG ĐỘ HOẠT ĐỘNG CHIẾN ĐẤU CỦA KHÔNG QUÂN, số lần bay của máy bay (phân đội, binh đội, binh đoàn) để hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu trong một thời hạn nhất định. Do người chỉ huy quyết định, dựa vào: tính chất nhiệm vụ chiến đấu, thời gian cần thiết cho phi công (tổ bay) chuẩn bị bay, điều kiện đóng quân, điều kiện khí tượng, mùa, ngày, đêm, bảo đảm vật chất - kĩ thuật, công trình và sức khỏe của phi công (tổ bay). Tuỳ theo binh chủng và kiểu máy bay, CĐHĐCĐCKQ có thể từ 1 đến 4 lần bay một ngày đêm.

        CƯỜNG ĐỘ NHIỄU ĐIỆN TỬ, mức độ ảnh hưởng của nhiễu đến hoạt động của phương tiện điện tử. CĐNĐT chia ra ba mức: yếu, vừa, mạnh (1, 2, 3). Nhiễu cường độ yếu ít ảnh hưởng đến hoạt động của nhiễu điện tử; nhiễu cường độ vừa, phương tiện điện tử làm việc khó khăn; nhiễu cường độ mạnh, phương tiện điện tử không làm việc được đúng chức năng.

        CƯỜNG ĐỘ NHIỄU RAĐA, mức độ ảnh hường của nhiễu đến việc phát hiện và bám sát mục tiêu của rađa. CĐNR chia ra ba mức: yếu, vừa, mạnh (1,2, 3). Nhiễu cường độ yếu ít ảnh hưởng đến việc phát hiện và bám sát mục tiêu của rađa; nhiều cường độ vừa của rađa, phát hiện và bám sát mục tiêu khó khăn; nhiễu cường độ mạnh của rađa. không thể phát hiện được mục tiêu. Đối với cường độ nhiễu vừa và mạnh cần phải áp dụng các biện pháp chống nhiễu của rađa để phát hiện và bám mục tiêu liên tục.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #238 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2019, 10:50:59 am »


        CƯỜNG TẬP X. TẬP KÍCH

        CƯỠNG HÀNH, hành động tiến công trực tiếp vào mục tiêu do tình thế bắt buộc của bộ đội đặc công. Thường xảy ra khi tiếp cận mục tiêu trong tập kích bí mật bị đối phương phát hiện. Chỉ huy CH phải quyết đoán chuẩn xác, kịp thời và dũng cảm, tổ chức hỏa lực tiêu diệt mục tiêu uy hiếp trực tiếp, nhanh chóng cho nổ phá vật cản, chỉ huy phân đội, xông thẳng vào tiêu diệt mục tiêu được phân công. Tổ, đội đặc công biệt động thường vận dụng CH trong tập kích hóa trang khi đến gần mục tiêu nhưng bị đối phương phát hiện.

        CƯỚP BIỂN, hành động dùng bạo lực bắt giữ, chiếm đoạt, phá hủy tài sản, phương tiện hay đánh đám một cách trái phép các tàu buôn, tàu dân sự, phương tiện bay do các tàu thuyền, phương tiện bay của tư nhân hay quốc gia gây ra trên biển. Trong thời gian chiến tranh, nếu các chiến hạm, tàu ngầm hay máy bay QS tấn công vào tàu thuyền dân sự của nước trung lập cũng bị coi là CB. CB xuất hiện gắn liền với ngành hàng hải và phát triển mạnh nhất ở châu Âu tk 17 và 18. Ngày nay, CB vẫn tồn tại trên mọi vùng biển. Các điều ước quốc tế về đấu tranh chống CB được quy định trong công ước Giơnevơ 1958 về biển quốc tế và công ước Liên hợp quốc về luật biển (1982). Cg hải tặc.

        CƯRƠGƯXTAN (Cộng hòa Cưrơgưxtan;, A. Kyrgyzstan, Kyrgyz Republic), quốc gia ở Trung Á; bắc giáp Cadăcxtan, đông và đông bắc giáp TQ, nam giáp Tatgikixtan, tây giáp Udơbêkixtan. Dt 198,500km2; ds 4,89 triệu người (2003); 56% người Kirghit, 17% người Nga, 13% người Udơbêch, 3% người Ucraina. Ngôn ngữ chính thức: tiếng Kirghit. Tôn giáo; đạo Hồi. Thủ đô Biskêc. Chính thể cộng hòa, đứng đầu nhà nước là tổng thống. Cơ quan hành pháp: chính phủ do thủ tướng đứng đầu. Lãnh thổ nằm giữa các dãy núi Pamia, Antai ở tây nam và Thiên Sơn ở đông bắc, đỉnh cao nhất 7.439m. Khí hậu lục địa. Nước nông công nghiệp, sản xuất thép, than đá và nông sản. GDP 1,525 tỉ USD (2000), bình quân đầu người 310 USD. Thành viên LHQ (2.3.1992), Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG). Lập quan hệ ngoại giao với VN 4.6.1992. LLVT: lực lượng thường trực 10.900 người (lục quân 8.500, không quân 2.400). lực lượng bán vũ trang 5.000, lực lượng dự bị 57.000. Tuyển quân theo luật nghĩa vụ QS, thời gian phục vụ 18 tháng. Trang bị: 233 xe tăng, 387 xe chiến đấu bộ binh. 90 xe thiết giáp chở quân, 247 pháo mặt đất xe kéo, 21 pháo tự hành. 48 pháo phòng không. 52 máy bay chiến đấu, 9 máy bay trực thăng vũ trang, tên lửa phòng không SA-2, SA-3, SA-4. Ngân sách quốc phòng 23,5 triệu USD (2002).


        CỬU CHÂN, quận do chính quyền đô hộ TQ phân chia để cai trị sau khi chiếm được nước Âu Lạc từ 178tcn (ngày nay là vùng Bắc Trung Bộ). Từ llltcn là 1 trong 9 quận thuộc bộ Giao Chỉ. Quận CC chia làm 7 huyện: Tư Phố. Cư Phong, Đô Lung. Dư Phát, Vô Công, Vô Biên (Thanh Hóa). Hàm Hoan (Nghệ An và Hà Tĩnh).

        CỬU LONG* nh MÊ CÔNG

        CỬU LONG**, tỉnh cũ ở đồng bằng sông Cửu Long. Tỉnh lị: tx Vĩnh Long. Thành lập 1976 do sáp nhập hai tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh. 12.1991 chia lại thành hai tỉnh.

        CỨU CHỮA BƯỚC ĐẦU, thể loại cứu chưa nhằm khắc phục những triệu chứng đe dọa tính mạng thương binh, bệnh binh, dự phòng những biến chứng nguy hiểm và chuẩn bị cho vận chuyển thương binh, bệnh binh về tuyến sau. Thực hiện tại trạm quân y trung đoàn trong vòng 4-6 giờ sau khi bị thương và chia làm hai loại theo thứ tự ưu tiên cứu chữa. Loại 1 gồm những biện pháp kĩ thuật nếu không làm ngay tính mạng thương binh, bệnh binh sẽ bị đe dọa như chống ngạt thở (mở khí quản, khâu kín vết thương ngực hở, chọc vết thương ngực van...); cầm máu ngoài triệt để; phòng chống sốc; thông, chọc bàng quang; cho thuốc kháng sinh, giải độc, chống co giật, chống nôn, xử lí vệ sinh bộ phận khi địch sử dụng vũ khí hủy diệt lớn. Loại 2 gồm những biện pháp kĩ thuật có thể trì hoãn như: bổ sung cố định gãy xương, phóng bế, điều trị bệnh phóng xạ nhẹ...
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #239 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2019, 10:52:36 am »

     
        CỨU CHỮA CHUYÊN KHOA, thể loại cứu chữa cao nhất do cán bộ chuyên khoa tiến hành ở những cơ sở điều trị được quy định và có trang bị kĩ thuật chuyên khoa cần thiết nhằm khắc phục triệt để nguyên nhân và biến chứng đe dọa tính mạng thương binh, bệnh binh; dự phòng điều trị di chúng: phục hồi, tái tạo giải phẫu và chức năng bộ phận thương tổn; phục hồi sức khỏe, khả năng lao động, sinh hoạt và thấm mĩ của thương binh. Được chia làm hai loại: loại 1, CCCK kì đầu, khắc phục triệt để nguyên nhân và biến chúng đe dọa tính mạng thương binh, bệnh hình, tạo điều kiện cho bước điều trị phục hồi, tái tạo; được tiến hành trong vòng 3-7 ngày sau khi bị thương tại các bệnh viện chuyên khoa (hoặc bệnh viện dã chiến được tăng cường đội chuyên khoa) ở khu vực hậu phương chiến dịch. Loại 2, CCCK kì sau, giải quyết triệt để các biến chúng, phòng và điểu trị di chúng; phục hồi, tái tạo bộ phận thương tổn...; thường được tiến hành tại các bệnh viện hậu phương.

        CỨU CHỮA CƠ BẢN, thể loại cứu chữa thương binh, bệnh binh nhằm khắc phục cơ hàn nguyên nhân và biến chúng vết thương đe dọa tính mạng thương binh, bệnh binh. Do trạm quân y sư đoàn, đội điều trị, bệnh viện dã chiến thực hiện trong vòng 12-18 giờ (vết thương thấu bụng 6-8 giờ) sau khi bị thương và chia làm hai loại theo thứ tự ưu tiên cứu chữa. Loại 1 gồm những biện pháp kĩ thuật nếu không làm ngay tính mạng thương binh, bệnh binh sẽ bị đe dọa nhu: chống ngạt thở triệt để, mổ các vết thương thấu bụng, vết thương sọ não có chèn ép, vết thương ngực hở, vết thương phần mềm lớn, vết thương hoại thư sinh hơi, uốn ván; dẫn lưu bàng quang; xử lí vệ sinh toàn bộ và cứu chữa nội khoa khi địch sử dụng vũ khí hủy diệt lớn. Loại 2 gồm những biện pháp cứu chữa nếu không được xử trí ngay cũng chưa gây biến chứng nguy hiểm hoặc có thể trì hoãn thời gian xử trí như phẫu thuật kì đầu vết thương phần mềm, bỏng, điều trị bệnh phóng xạ nhẹ...

        CỨU CHỬA, VẬN CHUYỂN THƯƠNG BINH, BỆNH BINH THEO HƯỚNG, hình thức tổ chức cứu chữa, vận chuyển thương binh, bệnh binh với đặc điểm bố trí các tuyến quân y có chiều sâu trên từng hướng chiến dịch một cách hoàn chỉnh, có tính độc lập tương đối, tạo ra một hệ thông tổ chức cứu chữa liên hoàn từ hỏa tuyến về tới tuyến bệnh viện (hoặc cụm bệnh viện) cứu chữa chuyên khoa. Thường được tổ chức trong bảo đảm quân y cho các binh đoàn chủ lực, tác chiến hiệp đồng binh chủng quy mô lớn, có số lượng thương binh cao.

        CỨƯ CHỮA, VẬN CHUYỂN THƯƠNG BINH, BỆNH BINH THEO KHU VỰC, hình thức tổ chức cứu chữa thương binh, bệnh binh trong đó các tuyến điều trị được bố trí khép kín trong một khu vực (địa bàn) nhất định, lấy một bệnh viện hoặc bệnh xá làm tuyến cứu chữa trung tâm cuối cùng. Tổ chức cứu chữa theo khu vục có nhược điểm là chất lượng cứu chữa bị hạn chế, nhưng là hình thức tổ chức bắt buộc do tính phức tạp của địa hình (núi cao hiểm trở, sông lớn), thiếu đường giao thông và sự uy hiếp của địch cản trở việc chuyển thương. CCVCTBBBTKV mang tính đặc thù của chiến tranh nhân dân VN. Trong KCCM, ở chiến trường Khu 5 thường lấy các bệnh xá quân y hoặc dân y tỉnh, huyện làm nhiệm vụ bệnh viện khu vực. Ở chiến trường miền Đông Nam Bộ, khu vực cứu chữa thương binh, bệnh binh là một bộ phận của khu vực bảo đảm hậu cần, do bệnh viện quân y thuộc các đoàn hậu cán đảm nhiệm. Trong chiến tranh nhân dân bào vệ Tổ quốc, khu vực cứu chữa thương binh, binh bệnh binh gần liền với khu vực phòng thủ địa phương và được xây dựng trên cơ sở kết hợp quân y với dân y, bảo đảm chủ yếu cho tác chiến của các LLVT địa phương.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM