Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 11:39:52 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: C  (Đọc 15035 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #220 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2019, 10:20:03 am »


        CƠ ĐỘNG CHUYỂN SÂN PHỤC KÍCH, hình thức chiến thuật của không quân, bí mật cơ động lực lượng nhỏ (2-4 chiếc), đến sân bay hoặc bãi cất, hạ cánh địch không ngờ tới, giấu kín lực lượng, chớp thời cơ, bất ngờ cất cánh đánh vào đội hình địch, cản phá hoạt động và tiêu diệt mục tiêu trên không hoặc bất ngờ tiến công địch trên mặt đất, mặt nước. CĐCSPK thường diễn ra giữa hai đợt đánh lớn của địch hoặc khi thực hiện những nhiệm vụ đột xuất của không quân.

        CƠ ĐỘNG của bộ đội phòng khóng. cơ động do bộ đội phòng không tiến hành nhằm thực hiện mục đích nhất định. Theo quy mô có: cơ động chiến dịch và cơ động chiến thuật. Cơ động chiến dịch tiến hành với số lớn lực lượng phòng không, sang một hướng mới của chiến dịch, nhằm tạo ưu thế ở khu vực lực lượng chủ yếu của không quân địch hoạt động; tăng cường báo vệ những mục tiêu quan trọng hoặc hỗ trợ cho đơn vị bạn. Cơ động chiến thuật thường tiến hành trong phạm vi sư đoàn, trung (lữ) đoàn phòng không, phân đội phòng không để thực hiện nhiệm vụ chiến thuật gồm: cơ động hỏa lực và cơ động phương tiện, cơ động cánh sóng của đài rađa. Cơ động hỏa lực là hình thức thay đổi hướng bắn của phòng không, tên lửa phòng không, khu vực hoạt động của không quân tiêm kích mà không phải di chuyển trận địa, hoặc sân bay. Cơ động cánh sóng đài rađa bằng cách điều chỉnh cho cánh sóng thay đổi theo phương thẳng đứng để phát hiện từ xa, liên tục mục tiêu trên không khi mục tiêu bay thấp và bay trên tầng bình lưu.

        CƠ ĐỘNG CỦA MÁY BAY. thay đổi có chủ định về tốc độ, độ cao, hướng bay, vị trí, trạng thái của máy bay trong không gian. Khả năng CĐCMB phụ thuộc vào tính năng của máy bay và trình độ điều khiển máy bay của phi công, tổ bay. Cơ động máy bay ở trên không là yếu tố quan trọng nhất đế tăng khả năng phát hiện mục tiêu, tạo thế lợi trong trận chiến đấu, chiếm vị trí có lợi khi công kích, thay đổi đội hình chiến đấu, che giấu lực lượng, đánh lừa đối phương, tránh hỏa lực phòng không, thoát khỏi sự công kích của đối phương, chuyển thế bị động thành chủ động.

        CƠ ĐỘNG LỰC LƯỢNG KHÔNG QUÂN, cơ động một bộ phận hoặc một đơn vị không quân chiếm vị trí có lợi, hoặc chuyển nỗ lực của không quân sang mục tiêu (hướng, khu vực) khác để tạo yếu tố bí mật, bất ngờ; tập trung nỗ lực ở hướng chủ yếu; tăng thêm chiều sâu đột kích, hoặc tránh đột kích của địch; thực hành nghi binh. Biện pháp CĐLLKQ: thay đổi sân bay đóng quân, tận dụng và tăng bán kính hoạt động chiến thuật; thay đổi nhiệm vụ của các binh đội, phân đội trong chuyến bay. CĐLLKQ gồm: cơ động chiến thuật, cơ động chiến dịch, cơ động chiến lược.

        CƠ ĐỘNG PHÁO BINH, cơ động nhằm tổ chức, bố trí lại lực lượng pháo binh theo yêu cầu tác chiến; đưa lực lượng ra khỏi khu vực bị uy hiếp (đòn tập kích hỏa lực, hạt nhận) của địch hoặc tập trung hỏa lực để sát thương các mục tiêu (cụm lực lượng chủ yếu) quan trọng của địch, gồm cơ động lực lượng và cơ động hỏa lực. CĐPB phải tổ chức chặt chẽ, cơ động nhanh, chính xác, bí mật, an toàn. Theo cấp tổ chức và quy mô lực lượng cơ động, có CĐPB: chiến thuật, chiến dịch, chiến lược; bằng cơ giới hoặc mang vác. CĐPB trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 có quy mô lớn nhất trong lịch sử chiến đấu của binh chùng pháo binh QĐND VN.

        CƠ ĐỘNG TÀU, hành động di chuyển tàu có chủ định kèm theo sự thay đổi các tham số chuyển động (vận tốc và hướng), nhằm những mục đích nhất định như đạt giá trị vận tốc phù hợp  với yêu cầu chiến thuật, chiếm lĩnh vị trí. hạn chế hiệu quả sát thương của vũ khí địch và bảo toàn lực lượng,... trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ tác chiến. Đối với tàu chiến, CĐT gồm: cơ động chiếm lĩnh vị trí không hạn chế thời gian: cơ động chiếm lĩnh vị trí với thời gian quy định: cơ động đến cự li quy định với thời gian ngắn nhất, tiếp cận tàu địch để công kích, tiêu diệt... Tùy theo tình hình và nhiệm vụ cụ thể, có thể áp dụng các hình thức CĐT thích hợp như cơ động thẳng, cơ động dích dắc (chữ chi, gồm cả cơ động dích dắc chiến dịch và cơ động dích dắc chiến thuật). Đối với tàu ngầm, CĐT còn bao gồm: việc thay đổi độ sâu, chuyển từ trạng thái nổi sang trạng thái ngầm và ngược lại. Khả năng thực hiện CĐT phụ thuộc số lượng và công suất động cơ, số lượng chân vịt, hình dáng của tàu và kĩ năng điều khiển của người lái.

        CƠ ĐỘNG XE TĂNG TRONG CHIẾN ĐẤU, di chuyển có tổ chức và bí mật xe tăng (phân đội), binh đội tăng theo ý định của người chỉ huy đến vị trí (khu vực) địa hình mới nhằm tạo bất ngờ, phát huy hỏa lực và sức đột kích của xe tăng , tạo thế và lực cần thiết bảo đảm cho trận chiến đấu thắng lợi. CĐXTTCĐ tiến công nhằm điều chỉnh lực lượng, thay đổi đội hình, hướng, mũi tiến công, hình thành các hướng, mũi đột phá, thọc sâu, vu hồi vào bên sườn, phía sau đối phương. CĐXTTCĐ phòng ngự nhằm kịp thời ngăn chặn các hướng (mũi) tiến công của đối phương, đánh địch đột nhập, đổ bộ đường không hoặc điều chỉnh đội hình, xây dựng trận địa (tuyến, khu vực) phòng ngự mới. CĐXTTCĐ phải được bảo đảm đường cơ động; triệt để lợi dụng địa hình, địa vật và thời cơ thích hợp nhất.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #221 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2019, 10:21:23 am »


        CƠ QUAN AN NINH QUỐC GIA MĨ nh NSA

        CƠ QUAN CHỈ ĐẠO DIỄN TẬP, tổ chức lâm thời được thành lập để chuẩn bị và điều hành diễn tập. Gồm: bộ phận tham mưu, bộ phận đạo diễn và bộ phận bảo đảm. Có nhiệm vụ: trước khi diễn tập lập kế hoạch, tổ chức chuẩn bị, kiểm tra việc chuẩn bị và chấp hành quy định của các lực lượng (thành phần) tham gia diễn tập. Trong quá trình diễn tập thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch và lịch điều hành diễn tập, thu thập tổng hợp tình hình và chuẩn bị ý kiến đề đạt cho trưởng ban chỉ đạo, kiểm tra người tập thực hiện nhiệm vụ; chuẩn bị cho tổng kết diễn tập...

        CƠ QUAN CHỈ HUY, hệ thống các cơ quan giúp việc chỉ huy của một cấp từ binh đội trở lên đê phục vụ cho người chỉ huy trong việc chỉ huy bộ đội; một thành phần trong hệ thống chỉ huy bộ đội. CQCH gồm: cơ quan tham mưu; cơ quan chính trị; cơ quan các binh chùng, ngành chuyên môn; cơ quan hậu cần, kĩ thuật; trong đó cơ quan tham mưu là trung tâm. Chức trách, nhiệm vụ của từng cơ quan được quy định trong điều lệ công tác tham mưu.

        CƠ QUAN CHÍNH TRỊ, cơ quan đảm nhiệm CTĐ,CTCT trong QĐND VN; được tổ chức từ cấp trung đoàn (và tương đương) trở lên; hoạt động dưới sự lãnh đạo trực tiếp của đảng ủy, sự chỉ đạo CQCT cấp trên; có chức năng tham mưu cho đảng ủy, chỉ huy cấp mình về CTĐ.CTCT; hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện CTĐ,CTCT trong đơn vị.

        CƠ QUAN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ trong Quân đội nhân dân Việt Nam, hệ thống cơ quan có chức năng tham mưu, quản lí, tổ chức thực hiện các hoạt động khoa học và công nghệ trong QĐ, tham gia việc ứng dụng vào thực tiễn những thành tựu khoa học và còng nghệ đã đạt được, xây dựng tiềm lực khoa học và công nghệ trong lĩnh vực QS, quốc phòng. CQKHVCN ra dời khi việc giải quyết những vấn đề khoa học và công nghệ trong lĩnh vực QS đòi hỏi sự phối hợp nghiên cứu của nhiều ngành khoa học, sự cộng tác của nhiều nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. CQKHVCN luôn được hoàn thiện và phát triển phù hợp với yêu cầu mới. CQKHVCN gồm: cơ quan quản lí và cơ quan nghiên cứu phát triển. Cơ quan quản lí có chức năng chủ yếu là tham mưu cho người chỉ huy và quản lí các hoạt động khoa học và công nghệ, vận hành toàn bộ hệ thống tổ chức khoa học và công nghệ nhằm thực hiện chiến lược khoa học và cổng nghệ đã đề ra. Cơ quan nghiên cứu phát triển có chức năng chủ yếu là trực tiếp thực hiện các công trình (chương trình, đề tài, dự án) khoa học và công nghệ. Hệ thống tổ chức CQKHVCN trong QĐNDVN: về cơ quan quản lí có các cục, phòng, ban; về cơ quan nghiên cứu có các viện (phân viện), trung tâm nghiên cứu, học viện, trường, trung tâm thực nghiệm, các trung tâm tính toán, thông tin khoa học, các cơ sở thí nghiệm... Ngoài ra còn có các hội đồng khoa học công nghệ các cấp là cơ quan tư vấn cho người chỉ huy về các vấn đề khoa học và công nghệ.

        CƠ QUAN KĨ THUẬT, cơ quan tổ chức quản lí và chỉ đạo hoạt động ngành kĩ thuật các cấp trong QĐND VN. Được tổ chức theo hệ thống từ BQP đến các đơn vi cơ sở, bao gồm: TCKT BQP; cục kĩ thuật các quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chúng; CQKT các đơn vị trực thuộc BQP: phòng kĩ thuật các sư đoàn, lữ đoàn, vùng hải quân, bộ chỉ huy QS tỉnh, thành phố và tương đương; ban kĩ thuật các trung đoàn và đơn vị tương đương. Có nhiệm vụ làm tham mưu cho đảng ủy và người chỉ huy cấp mình trong việc đề ra chủ trương, phương hướng và các biện pháp thực hiện công tác kĩ thuật, đồng thời tổ chức chỉ đạo thực hiện công tác kĩ thuật trong đơn vị, cơ quan.

        CƠ QUAN QUÂN SỰ ĐỊA PHƯƠNG, tổ chức quân sự theo đơn vị hành chính của nước CHXHCN VN, thuộc hệ thống tổ chức của BQP gồm: cấp tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương), cấp huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tình), cấp xã (phường, thị trấn); dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền cùng cấp; sự chỉ huy của cơ quan QS cấp trên; có chức năng tham mưu cho cấp ủy đảng, chính quyền quản lí nhà nước về quốc phòng ở địa phương và trực tiếp tổ chức, chỉ huy bộ đội địa phương, dân quân tự vệ thuộc quyền về huấn luyện, tác chiến và làm các nhiệm vụ khác. CQQSĐP được tổ chức từ 3.1947. Đã có các tên gọi: tỉnh đội dân quân, huyện đội dân quân, xã đội dân quân (3.1947- 3.1949); tỉnh đội, huyện đội, xã đội (4.1949-1971 và từ 2004); bộ chỉ huy quân sự tỉnh, ban chỉ huy QS huyện, ban chỉ huy QS xã (từ 10.1971-2004).
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #222 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2019, 10:22:54 am »


        CƠ QUAN TÌNH BÁO TRUNG ƯƠNG MĨ nh CIA

        CƠ SÔ, số lượng phương tiện vật chất quy định cho một đơn vị trang bị, một người, hoặc một đơn vị LLVT dùng làm đơn vị tính toán nhu cầu, cấp phát... Có CS đạn, CS xăng dầu, CS quân y, CS ngày ăn... Xác định CS phải căn cứ vào: tính năng tác dụng từng loại trang bị, kinh nghiệm chiến đấu, khả năng vận chuyển (mang vác), khả năng sử dụng... CS cho một đơn vị trang bị (một khẩu súng, pháo, cối, một xe, máy bay, tàu...) là CS sử dụng để hoàn thành một nhiệm vụ, trong một thời gian nhất định, CS cho một đơn vị LLVT (phân đội, binh đội, binh đoàn, liên binh đoàn), là CS về từng mặt trang bị, phương tiện vật chất của tất cả các lực lượng trong biên chế của đơn vị.

        CƠ SỐ ĐẠN, số lượng đạn (phát bắn) được quy định cho một đơn vị vũ khí (súng lục, súng máy, tiểu liên, cối, pháo...), xe chiến đấu (xe tăng, xe bọc thép...) hay máy bay, tàu thuyền... Được dùng làm đơn vị tính toán cấp phát, bảo đảm đạn cho một nhiệm vụ chiến đấu nhất định. Số lượng đạn trong một cơ số phụ thuộc vào cỡ và kiểu loại vũ khí, nhiệm vụ chiến đấu, khả năng cung cấp... CSĐ của phân đội, binh đội, tàu, máy bay, binh đoàn, liên binh đoàn bao gồm tổng số đạn cho tất cả các loại vũ khí có trong biên chế.

        CƠ SỐ NGÀY ĂN, lượng lương thực thực phẩm được quy định theo tiêu chuẩn cho một quân nhân hoặc một đơn vị để ăn trong một ngày đêm; đơn vị tính toán của ngành quân lương.

        CƠ SỐ QUÂN Y, khối lượng vật tư quân y được đóng gói sẵn trong bao bì thích hợp nhằm cung cấp đồng bộ tối thiểu vật tư đủ để thực hiện một nhiệm vụ kĩ thuật quân y với khối lượng phục vụ quy định (cơ số thuốc) hoặc để trang bị lần đầu cho một tổ chức quân y quy định (cơ số dụng cụ, cơ số đồng bộ). Mỗi CSQY có tên gọi và kí hiệu riêng, được dùng làm đơn vị tính toán khi làm dự trù, cấp phát, đăng kí thống kê thanh toán. Theo nội dung, CSQY chia làm ba loại: cơ số thuốc - bông băng, cơ số dụng cụ và cơ số đồng bộ (có thuốc - bông băng và dụng cụ). Cơ số thuốc - bông băng phục vụ thương binh thường gọi là “cơ số chiến thương”; theo khối lượng đóng gói, CSQY chia làm hai loại: cơ số đơn (một kiện) và cơ số kép (nhiều kiện). Ngành quân y VN bắt đầu sử dụng CSQY từ 1954 trong chiến dịch Điện Biên Phủ.

        CƠ SỐ VẬT TƯ KĨ THUẬT, số lượng vật tư kĩ thuật (chi tiết, cụm, bộ phận thay thế, nguyên liệu...) quy định cho một đơn vị trang bị dùng trong khai thác, bảo quản, bảo dưỡng và sửa chữa. Được dùng làm đơn vị tính toán nhu cầu, cấp phát vật tư kĩ thuật cho từng loại trang bị có trong biên chế của đơn vị khi thực hiện nhiệm vụ chiến đấu, diễn tập, hành quân, dã ngoại... CSVTKT được xác định căn cứ vào: tính năng chiến, kĩ thuật từng loại trang bị, kinh nghiệm chiến đấu, khả năng cung cấp, khả năng vận chuyển...

        CƠ SỐ XĂNG DẦU, lượng xăng dầu được quy định cho các phương tiện khác nhau (xe, máy, tàu...) để bảo đảm hoạt động bình thường; đơn vị dùng để tính toán các nhu cầu bảo đảm và dự trữ xăng dầu. CSXD cho máy bay, tàu thủy, xe xích, xe tăng thiết giáp... là lượng nhiên liệu chứa đầy các thùng nhiên liệu chính và phụ theo thiết kế ban đầu; cho xe bánh lốp là lượng nhiên liệu đảm bảo cho xe chạy trên một cự li nhất định, tính theo định mức tiêu thụ cơ bản; cho động cơ di động và cố định của xe, máy đặc chủng... là lượng nhiên liệu cần thiết để các động cơ làm việc trong một thời gian nhất định. Trong CSXD, dầu mỡ được tính theo phần trăm lượng nhiên liệu.

        CƠ SỞ DỮ LIỆU, tập hợp các dữ liệu (bản ghi hoặc tệp) có cấu trúc và quan hệ lôgic với nhau được lưu giữ trên máy tính nhằm đáp ứng các nhu cầu cập nhật, khai thác khác nhau thông qua các hệ quản trị dữ liệu. Một CSDL thường là cách tổ chức hệ thống thông tin của một đối tượng bằng phương tiện tin học. Tùy theo cách tổ chức lưu trữ và xử lí CSDL trên một hay nhiều máy tính mà người ta chia thành các CSDL tập trung và CSDL phân tán. Có ba cấu trúc cơ bản: phân cấp, mạng và quan hệ để tổ chức các thành phần dữ liệu trong một CSDL. Cấu trúc CSDL phân cấp gồm nhiều bản ghi được liên kết với nhau theo quan hệ cha - con. Cấu trúc CSDL mạng gồm nhiều bản ghi chia thành nhiều nhóm và một nhóm bản ghi này có quan hệ liên kết tới một nhóm bản ghi khác. Cấu trúc CSDL quan hệ là cấu trúc bảng hai chiều, có các dòng và các cột được gọi là bảng quan hệ. Mỗi dòng là một bảng ghi, các cột là các thuộc tính của bản ghi tương ứng. Đây là cấu trúc CSDL đơn giản và được dùng phổ biến hơn cả.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #223 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2019, 10:24:08 am »


        CƠ SỞ DỮ LIỆU BẢN ĐỒ, cơ sở dữ liệu chứa các nội dung thông tin bản đồ, sử dụng trong hệ thống thông tin địa lí và trong kĩ thuật bản đồ số. Được xây dựng và quản lí dưới dạng các lớp thông tin gồm các hệ tọa độ, lưới khống chế đo đạc. các yếu tố địa lí và phi địa lí với các số liệu thuộc tính và quan hệ của chúng. Nguồn tư liệu chủ yếu để xây dựng CSDLBĐ: các ảnh hàng không, ảnh viễn thám, số liệu đo đạc thực địa, kết quả xử lí số hóa các tư liệu bản đồ thông thường và các thông tin văn bản khác nhau. Cấu trúc dữ liệu được thực hiện theo kiểu vectơ hoặc kiểu ma trận. Số liệu kiểu vectơ dung lượng lưu trữ nhỏ, thiết lập quan hệ toán học giữa các số liệu từ các đặc tính của chuỗi tọa độ, nhưng việc biên tập, đổi mới và xử lí phần mềm số liệu tương đối phức tạp. Thiết kế phần mềm cho cấu trúc dữ liệu kiểu ma trận tương đối đơn giản, song yêu cầu dung lượng lưu trữ lớn. Sử dụng CSDLBĐ giúp cho việc tìm kiếm, thêm bớt, sửa chữa và cập nhật các dữ liệu bản đồ được nhanh chóng, thuận tiện; cho phép sử dụng dữ liệu độc lập với việc lưu trữ và cung cấp đồng thời cho nhiều hộ sử dụng. Thông tin trong CSDLBĐ được sử dụng cho việc thành lập, chỉnh lí và sản xuất các loại bản đồ QS bằng công nghệ máy tính, cung cấp số liệu cho hệ thống phân tích địa hình, liên kết với hệ thống tự động hóa chỉ huy, hiển thị bản đồ  lên màn hình hoặc in trên giấy theo nhu cầu sử dụng, cung cấp số liệu cho việc điều khiển vũ khí tầm xa bằng phương thức bám theo địa hình...

        CƠ SỞ HẠ TẦNG, toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của một hình thái kinh tế - xã hội nhất định; một quan hệ vật chất, tồn tại khách quan, độc lập với ý thức của con người. Trong các hình thái kinh tế - xã hội có chế độ tư hữu và đối kháng giai cấp, CSHT mang tính chất đối kháng, cùng với quan hệ sản xuất thống trị quy định tính chất và đặc trưng cho CSHT, còn có quan hệ sản xuất tàn dư của chế độ cũ và mầm mống quan hệ sản xuất của xã hội tương lai. CSHT quyết định kiến trúc thượng tầng.

        CƠ SỞ KĨ THUẬT, các đầu mối đơn vị thuộc hệ thống tổ chức của ngành kĩ thuật trực tiếp thực hiện nhiệm vụ bảo đảm kĩ thuật, đào tạo và huấn luyện, nghiên cứu và thông tin khoa học KTQS. CSKT gồm: cơ sở bảo đảm kĩ thuật (xí nghiệp liên hiệp, nhà máy sửa chữa, xưởng trạm và các phân đội sửa chữa; cơ sở đo lường kiểm nghiệm; kho vũ khí, trang bị kĩ thuật, vật tư kĩ thuật; khu kĩ thuật); cơ sở đào tạo, huấn luyện (học viện, nhà trường); cơ sở nghiên cứu khoa học kĩ thuật (viện, trung tâm nghiên cứu); cơ sở thông tin khoa học KTQS. Tổ chức biên chế CSKT do thủ trường ngành kĩ thuật phối hợp với thủ trưởng cơ quan tham mưu quyết định. 

        CƠ SỞ NGẦM, tổ chức chính trị hoặc vũ trang của một bên đối địch hoạt động bí mật trong vùng đối phương kiểm soát hay vùng tranh chấp, làm chỗ dựa bên trong để thực hiện những nhiệm vụ nhất định. CSN có thể là một người hoặc nhóm người hoạt động độc lập, đơn tuyến, hay mạng lưới; được cài cắm từ trước hoặc thám nhập, móc nối xây dựng sau. Có CSN làm nhiều nhiệm vụ kết hợp (thu thập tin tức, địa điểm liên lạc, che giấu lực lượng, tàng trữ vũ khí. địch vận, phối hợp tác chiến...), có CSN chỉ làm một nhiệm vụ chuyên biệt (thu thập tin tức, địch vận...). Ở VN, trong KCCP và KCCM (ở miền Nam), CSN của lực lượng kháng chiến có vai trò quan trọng trong tiến công QS, kết hợp đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị, kết hợp tiến công quân sự với nổi dậy của quần chúng.

        CƠ SỞ NỘI TUYẾN, cơ sở ngầm của một bên đối địch hoạt động trong bộ máy chính quyền, QS, an ninh... của đối phương; làm nhiệm vụ: thu thập và cung cấp tin tức tình báo, vận động binh sĩ QĐ đối phương phản chiến hoặc binh biến, thúc đẩy hoạt động chính trị chống đối, phá hoại, làm suy yếu đối phương từ bên trong, làm nội ứng cho tiến công QS, chính trị. CSNT có thể một người hoặc nhóm người, được tổ chức độc lập, đơn tuyến hay thành mạng lưới; thường do móc nối, vận động người trong hàng ngũ đối phương hoặc đưa người vào hàng ngũ đối phương để hoạt động. ở VN, trong KCCP và KCCM (ở miền Nam) các CSNT của lực lượng kháng chiến được xây dựng rộng rãi, vững chắc đã góp phần quan trọng vào thắng lợi chung.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #224 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2019, 10:26:24 am »


        CƠ SỞ SỬA CHỬA, cơ sở kĩ thuật có nhiệm vụ tiến hành công tác sửa chữa trang bị kĩ thuật quân sự. Theo trạng thái, có: cssc cố định (trạm, xưởng, nhà máy...) và cssc cơ động (đơn vị, trạm dã chiến, dã ngoại). Theo quy mô tổ chức, có: tổ, trung đội, đại đội, tiểu đoàn, trạm, xưởng, nhà máy sửa chữa. Trong QĐND VN thường ở cấp chiến thuật (sư đoàn, lữ đoàn, trung đoàn) có phân đội và trạm sửa chữa; cấp chiến dịch (quân đoàn, quân khu, quân chủng, binh chủng) có phân đội và xưởng sửa chữa; cấp chiến lược có nhà máy sửa chữa. Trình độ sửa chữa và thiết bị sửa chữa cũng tăng theo cấp đơn vị từ chiến thuật đến chiến lược.

        CỜ HIỆU, 1) cờ có hình dáng, kích thước, màu sắc theo quy định, thể hiện thông tin cụ thể khi dùng. Thường có tên gọi (theo mục đích sử dụng); cờ công tác (cờ kiểm soát quân sự, cờ tuần tra, cờ giao thông hỏa tốc... cắm trên phương tiện giao thông khi làm nhiệm vụ); cờ tín hiệu (để truyền lệnh, thông tin liên lạc, báo nơi nguy hiểm...); CH phân biệt (cắm, kéo trên tàu thuyền, sơn vẽ trên máy bay, xe chiến đấu...). Trong QĐ một số nước còn có CH của cá nhân có chức vụ cao (tổng tư lệnh tối cao, bộ trưởng BQP, tổng tham mưu trưởng, tư lệnh hải quân...); 2) loại kí hiệu QS, chỉ đơn vị QĐ và vị trí SCH trên bản đồ QS.

        CỜ QUYẾT CHIẾN QUYẾT THẮNG, cờ của chủ tịch Hồ Chí Minh trao cho các đại đoàn, liên khu và mặt trận Điện Biên Phủ để làm giải thưởng luân lưu cho các đơn vị thuộc quyền lập chiến công xuất sắc. Đặt ra nhân kỉ niệm 9 năm ngay thành lập QĐND VN (22.12.1953). CQCQT đã góp phần cổ vũ, động viên quân dân cả nước giành thắng lợi trên khắp các chiến trường trong chiến cục Đỏng Xuân 1953-54 mà đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ (13.3-7.5.1954). Trong chiến dịch này, đơn vị đầu tiên được nhận CQCQT là Đại đoàn 351 (18.3.1954), tiếp đến là Đại đoàn 312 (24.4.1954). Sau chiến thắng Điện Biên Phú. Đại đoàn 312 đã được nhận CQCQT vĩnh viễn (13.5.1954) (x. minh họa giữa trang 16 và 17).

        CỜ QUYẾT TÂM ĐÁNH THẮNG GIẶC MĨ XÂM LƯỢC, Cờ thưởng luân lưu của chủ tịch Hồ Chí Minh tặng quân và dân các quân khu lập chiến công bắn rơi máy bay, bắn chìm tàu chiến Mĩ trong chiến tranh phá hoại của Mĩ đối với miền Bắc VN (từ 5.8.1964). Các tỉnh và khu (trong quân khu) lập chiến công được thêu tên và thành tích lên cờ, được giữ cờ cho đến khi có đơn vị khác lập chiến công mới. 31.5.1965 Quân khu 4 và Quân khu Tả Ngạn là hai đơn vị đầu tiên được nhận cờ, mở đầu phong trào thi đua Quyết tâm đánh thắng giặc Mĩ xâm lược trong toàn quân (x. minh họa giữa trang 16 và 17).

        CỠ ĐẠN, đường kính phần trụ của đầu đạn; trị số cơ bán đặc trưng cho uy lực của đạn, được đo bằng milimét hoặc insơ (linsơ = 25,4mm). CĐ thường bằng cỡ nòng (đạn bằng cỡ), nhưng cũng có thể lớn hơn (dạn trên cỡ, vd: đạn B-40, B-41...) hoặc nhỏ hơn (đạn dưới cỡ, vd: đạn xuyên dưới cỡ...).

        CỠ NÒNG, đường kính trong của nòng súng, pháo (không kể chiều sâu rãnh xoắn ở nòng có rãnh xoắn); một trong những đại lượng cơ bản xác định uy lực của vũ khí. Thường bằng cỡ đạn và được đo bằng milimét hoặc insơ (1 insơ = 25,4mm). Trong pháo binh CN còn được dùng để làm đơn vị biểu thị chiều dài nòng, vd: chiều dài nòng pháo lựu 122mm là 23CN nghĩa là bằng 2.800mm.

        CƠ SỐ QUÂN TRANG, chỉ số quy định cho từng loại quân trang, bảo đảm cho quân nhân sử dụng phù hợp với số đo của mình; cỡ số dùng để tính toán khi sản xuất và cấp phát. CSQT được xác định căn cứ vào kết quả điều tra số đo nhân trắc (chiều cao, vòng ngực, vòng đầu, chiều dài bàn chân). Có CSQT cho quân nhân nam, quân nhân nữ.

        CƠM SẤY, lương khô được chế biến từ gạo tẻ nấu chín, sấy khô, dạng hạt, xốp, có thể ăn khô hoặc cho nước theo tỉ lệ quy định làm thành cơm. Khi chế biến CS có thể cho thêm một số chất dinh dưỡng như vitamin, chất khoáng... để tăng chất lượng.

        CPA CLƠNG (1948-75), Ah LLVTND (1967). Dân tộc Giarai, quê xã la Pia, h. Chư Prông, t. Gia Lai; nhập ngũ 1965; đv ĐCS VN; khi tuyên dương Ah là tiểu đội phó trinh sát, bộ đội địa phương tỉnh Gia Lai. Trong KCCM, ở tuổi thiếu niên CC vót chông, đào hầm, làm cạm bẫy, dùng ná diệt 8 địch. 1963-65 cùng đội du kích đánh 32 trận, CC diệt 124 địch (có 6 Mĩ), phá hủy 7 xe QS và 25 lần phá đường giao thông, ấp chiến lược. 1965-66 chiến sĩ trinh sát bộ đội địa phương huyện, chiến đấu 7 trận, diệt 18 địch, phá hủy 1 xe Mil3; có lần trên đường đi công tác gặp địch, chủ động ghép mình vào đơn vị bạn, chiến đấu diệt 4 địch (có 2 Mĩ). Huân chương: Quân công hạng ba, 2 Chiến công hạng nhất.


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #225 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2019, 10:27:46 am »

     
        CR (dibenzo-l,4-oxazepin), chất độc kích thích mạnh nhất trong số các chát độc kích thích hiện có (CN, DM, CS, CR...), công thức cáu tạo:


        Tinh thể màu vàng nhạt, nhiệt độ nóng chảy 72°C; ít tan trong nước, tan trong các dung môi hữu cơ. Trạng thái chiến đấu chủ yếu: xon khí (khói độc). Triệu chứng trúng độc: co giật mi mắt, chảy nước mắt, khó thở, nhịp tim và huyết áp giảm. Tổn thương da gấp 20 lần CS, tê buốt như bị bỏng lửa độ II. Nồng độ ngưỡng 3.10-6mg/l, trúng độc nhẹ: 3.10-5mg/l, trúng độc nặng: 5.10-4mg/l. Liều tử vong LCt = 350mg.ph/l. Khí tài đề phòng: mặt nạ phòng độc; thuốc cấp cứu: ống chống khói. Do Higginbotton và Suschitzki tìm ra 1962 ở Anh và sử dụng lần đầu tiên ở Bắc Ailen.

        CRÔATIA (Cộng hòa Crôatia; Republika Hrvatska, A. Republic of Croatia), quốc gia ở Nam Âu. Dt 56.5l0km2; ds 4,42 triệu người (2003); 76% người Crôat, 12% người Xecbi... Ngôn ngữ chính thức: tiếng Crôat. Tôn giáo: đạo Cơ Đốc. Thủ đô: Dagrep. Chính thể cộng hòa. đứng đầu nhà nước là tổng thống. Cơ quan lập pháp: quốc hội. Cơ quan hành pháp: chính phủ do thủ tướng đứng đầu. Lãnh thổ nằm trong lưu vực sông Xaya, một phần thuộc cao nguyên Đinaric. Nước công-nông nghiệp. Khai thác dầu khí, bôxít, than đá, luyện kim, chế tạo máy... Trồng ngũ cốc, hoa quả. GDP 20,26 tỉ USD (2002), bình quân đầu người 4.620 USD. Thành viên LHQ (22.5.1992). LLVT: lực lượng thường trực 51.000 người (lục quân 45.000 người, không quân 3.000, hải quân 3.000), lực lượng dự bị 140.000. Tuyển quân theo lệnh nhập ngũ, thời gian phục vụ 6 tháng. Trang bị: 280 xe tăng, 17 xe thiết giáp trinh sát, 106 xe chiến đấu bộ binh, 60 xe thiết giáp chở quân, 975 pháo mặt đất, 600 pháo phòng không, 24 máy bay chiến đấu, 22 máy bay trực thăng vũ trang, 1 tàu ngầm, 8 tàu tuần tiễu, 4 tàu hộ tống... Ngân sách quốc phòng 599 triệu USD (2002).


       
        CROMOEN (A. Oliver Cromwell; 1599-1658), nhà hoạt động chính trị, danh tướng nước Anh tk 17. Năm 1628 được bầu vào nghị viện Anh. Đấu tranh chống nền chuyên chế và phe bảo hoàng trong nghị viện, bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản. Một trong những người chủ yếu thành lập và chỉ huy QĐ tư sản đánh thắng QĐ của nhà vua trong hai cuộc nội chiến (1642-46 và 1648). Sau thắng lợi, trước sức ép của dân chúng, C cho xử tử vua, thù tiêu nền quân chủ và viện quý tộc, tuyên bố thành lập nước cộng hòa (1649). Năm 1650 được nghị viện chính thức bổ nhiệm làm tổng tư lệnh QĐ nước cộng hòa. Thời gian sau C quay lại đàn áp phong trào dân chủ Anh. phong trào giải phóng dân tộc ở Ailen (1649-50), Xcôtlen (1650-51), giải tán nghị viện, tự xưng là người bảo hộ nước Anh, Alien, Xcôtlen và trở thành độc tài (1653). về QS, C có tài sử dụng kị binh, lập đội dự bị và sử dụng vào thời điểm quyết định.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #226 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2019, 10:31:38 am »


        CS (O-Clobenziliden malonodinitril), chất độc kích thích có công thức cấu tạo:



        tinh thể màu trắng, nhiệt độ nóng chảy 95°C, nhiệt độ sôi 310-315°C, ít tan trong nước, tan tốt trong các dung môi hữu cơ. Gây nhiễm độc đường hô hấp trên (viêm mũi, họng, ho...) và mắt (viêm giác mạc, chảy nước mắt, nhức mắt...). Nồng độ ngưỡng với người 0,0005 mg/1; nồng độ mất sức chiến đấu 0,005- 0,01mg/l; liều độc từ vong 25mg.ph/l. Khi da ẩm tác dụng qua da tăng lên (ngứa, đỏ da, tấy, buốt, bỏng). Nồng độ cao trong hầm kín có thể gây tử vong, CS thường sứ dụng dưới dạng hỗn hợp khói hoặc bột, được nhồi vào dạn pháo, lựu phóng, lựu đạn... hoặc thiết bị phun. Để phòng tránh, dùng mặt nạ phòng độc. CS được hai nhà khoa học Coocxơn (Corson) và Xtaptơn (Stoughton) điều chế lần đầu tiên năm 1923 (do đó có kí hiệu CS). Mĩ sử dụng rộng rãi trong chiến tranh xâm lược VN: 1963-71 đã dùng hơn 9 nghìn tấn CS (điển hình như trong trận càn vào các xã Nhuận Đức, Đức Hiệp, Phú Mĩ Hưng thuộc h. Củ Chi 1.1966 quân Mĩ và chư hầu đã bơm hơi độc CS vào hầm trú ẩn làm hàng trăm người bị trúng độc). Xt địa đạo củ Chi.

        CÙ CHÍNH LAN (1930-51), Ah LLVTND (truy tặng 1952). Quê xã Quỳnh Đôi, h. Quỳnh Lưu, t. Nghệ An; nhập ngũ 1946; đv ĐCSVN (1951); khi hi sinh là tiểu đội trưởng thuộc Tiểu đoàn 353, Đại đoàn 304. Trận Giang Nại, Ninh Bình (29.5.1951) đơn vị đánh địch trên đường 59, CCL mượn mã tấu của dân, xông vào một tên địch tước súng và cùng đơn vị chiến đấu đến thắng lợi. Trận Giang Mỗ 13.12.1951 (chiến dịch Hòa Bình, 10.12.1951- 25.2.1952) một xe tăng Pháp phản kích gây cho bộ đội nhiều thương vong, CCL dũng cảm nhảy lên tháp xe tăng, mở nắp và thả lựu đạn vào xe. Địch trong xe nhặt lựu đạn tung ra và quay tháp pháo hất CCL xuống đường. Quyết không để xe tăng địch thoát, CCL chạy theo đường tắt đón đầu xe tăng địch và lần này mở chốt, đợi cho lựu đạn xì khói thả vào trong xe, diệt xe tăng địch. Trận đánh đồn Cô Tô (29.12.1951), CCL hai lần bị thương, nén đau, chỉ huy tiểu đội phá hai hàng rào mở đường cho đơn vị xung phong đánh chiếm cứ điểm và hi sinh. Huân chương: Quân công (hạng nhì, hạng ba), Kháng chiến hạng nhất.



        CÙ LAO CHÀM, quần đảo (xã đảo Tân Hiệp) thuộc tx Hội An, t. Quảng Nam. Gồm 7 đảo, dt 15km2. Đảo lớn nhất: Hòn Lao (Hòn Bút), đông bắc Cửa Đại 13km, dt 13,5km2. Địa hình 80% là núi; núi Hòn Biển cao 517m, Hòn Đại cao 307m. Rừng chiếm 90% diện tích. Cư dân sống tập trung tại Bãi Làng và Bãi Hương thuộc Hòn Lao, chủ yếu làm nghề đánh bắt hải sản (85%). Toàn đảo có 2 tàu đánh cá lớn, 200 tàu nhỏ.

        CÙ LAO RÉ nh LÍ SƠN

        CÙ LAO THU nh PHÚ QUÝ

        CUBA (Cộng hòa Cuba; República de Cuba, A. Republic of Cuba), quốc gia ở Trung Mĩ, trong vùng biển Caribê. Dt 114.525km2; ds 11,26 triệu người (2003). Ngôn ngữ chính thức: tiếng Tây Ban Nha. Tôn giáo: đạo Thiên Chúa. Thủ đô: La Habana. Chính thể cộng hòa theo đường lối XHCN do ĐCS lãnh đạo, đứng đầu nhà nước và cơ quan hành pháp (chính phú) là chủ tịch hội đồng nhà nước. Cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất: Hội đồng chính quyền nhân dân toàn quốc (quốc hội). Lãnh thổ gồm đảo lớn C và trên 1.600 đảo nhỏ thuộc quần đảo Ăngti Lớn. Đảo C dài l.000km, rộng khoảng 200km. Địa hình chủ yếu đồng bằng; cao nguyên và núi chiếm 1/3 diện tích lãnh thổ, đỉnh cao nhất 1.974m. Bờ biển thấp, bị chia cắt (bờ bắc là núi đá dốc đứng; bờ nam thấp, nhiều sình lầy và rừng ngập mặn). Giao thông phát triển. Cảng biển: La Habana, Xantiagô đè Cuba, Xenphuêgôt; sân bay quốc tế: Hôxê Macti, Xanti Spiritut. Khí hậu: nhiệt đới, lượng mưa trung bình hàng năm 1.000-2.000mm. Nước công nông nghiệp; công nghiệp: sản xuất và xuất khẩu đường mía (chiếm vị trí hàng đầu thế giới), khai khoáng, luyện kim. chế tạo máy... Nông nghiệp: trồng mía (chiếm 50% diện tích trồng trọt), cà phê, thuốc lá, lúa...; chăn nuôi phát triển. GDP 9,131 tỉ USD (2002), bình quân đầu người 12.000 USD. Thành viên LHQ (21.10.1945), Phong trào không liên kết, Tổ chức các nước châu Mĩ. Lập quan hệ ngoại giao với VN cấp đại sứ 1.12.1960. LLVT: lực lượng thường trực 46.000 người (lục quân 35.000, hải quân 3.000, không quân 8.000). dự bị 39.000. Tuyển quân theo luật nghĩa vụ QS. Trang bị: 900 xe tăng, 400 xe chiến đấu bộ binh, 700 xe thiết giáp chở quân, 700 pháo mặt đất, 1.000 súng cối, 400 pháo phòng không, 130 máy bay chiến đấu (MiG-21, MiG-23. MiG-29), 45 máy bay trực thăng chiến đấu, 1 tàu ngầm, 2 tàu frigat, 5 tàu tuần tiễu, 6 tàu quét mìn. Căn cứ hải quân: Cabanat, La Habana, Marien, Punta Môviđa, Nicarô. Ngân sách quốc phòng 37,7 triệu USD (2002)

Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #227 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2019, 10:32:48 am »


        CỤC BẢN ĐỒ, cơ quan đầu ngành về địa hình QS và hệ thống  tin địa lí (GIS) của QĐ, trực thuộc BTTM. Thành lập theo quyết định số 112/QĐ-QP ngày 17.5.1976 của bộ trưởng BQP trên cơ sở Phòng bản đồ BTTM. Có chức năng tham mưu cho bộ trường BQP và tổng tham mưu trưởng về địa hình QS, hệ thống tin địa lí và quản lí nhà nước về đo đạc, bản đồ trên cơ sở đảm bảo yêu cầu của sự nghiệp quốc phòng an ninh. Nhiệm vụ: nghiên cứu phương pháp và phương tiện sản xuất tư liệu địa hình (bản đồ, ảnh hàng không vũ trụ, toạ độ. số liệu thiên văn, trọng trường, từ trường, cơ sở dữ liệu hệ thống  tin địa lí), đánh giá địa hình (tính chất chiến thuật, khả năng cơ động, điều kiện quan sát, xạ kích, tính chất ngụy trang, bảo vệ...), trinh sát địa hình, định vị, định hướng, dẫn đường cho bộ đội và phương tiện, tham gia hoạch định biên giới lãnh thổ, lãnh hải quốc gia. Tổ chức tiền thân là Phòng tác chiến - bản đồ thuộc BTTM, Phòng bản đồ BTTM. Ngày truyền thống 25.9.1945. Huân chương: Quân công hạng nhất. Cục trưởng đầu tiên: Lê Quý Thức.

        CỤC BẢO VỆ AN NINH, cơ quan đầu ngành nghiệp vụ về công tác bảo vệ an ninh trong Quân đội nhân dân Việt Nam, trực thuộc TCCT; đơn vị Ah LLVT (2000). CBVAN hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy QS trung ương, sự chỉ huy của bộ trưởng BQP và chủ nhiệm TCCT; chịu sự chỉ đạo về mặt nghiệp vụ an ninh của bộ trưởng Bộ công an. Chức năng cơ bản: tiến hành công tác phòng ngừa chủ động, bịt kín mọi sơ hở, bảo đảm bí mật, an toàn cho mọi hoạt động của QĐ, đảm bảo nội bộ QĐ trong sạch về chính trị; sử dụng mọi biện pháp nghiệp vụ an ninh để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, trấn áp, đánh bại mọi âm mưu, thủ đoạn bí mật phá hoại của địch. Thành lập 20.7.1950 mang tên Cục bảo vệ quân pháp. Tổ chức hiện nay gồm các phòng: kế hoạch tổng hợp, cảnh vệ, nhân sự, tham mưu an ninh, bảo vệ an ninh kinh tế - đối ngoại, điều tra an ninh, đảm bảo; Đoàn kĩ thuật, Đoàn trinh sát, đoàn an ninh 1, 2, 3, 4, Ban hành chính, Ban chính trị và Trương nghiệp vụ. Huân chương: Chiến công hạng nhất. Cục trưởng đầu tiên: Ngô Minh Loan.

        CỤC CÁN BỘ. cơ quan đầu ngành nghiệp vụ công tác cán bộ trong Quân đội nhân dân Việt Nam, trực thuộc TCCT; có chức năng: tham mưu, nghiên cứu đề xuất với Đảng ủy QS trung ương, bộ trưởng BQP và trực tiếp là thủ trưởng TCCT về chủ trương, chính sách công tác cán bộ, chỉ đạo hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị... về công tác cán bộ và thực hiện nghiệp vụ công tác cán bộ theo phân cấp. Tiền thân là Phòng cán bộ thuộc Cục chính trị QĐ quốc gia VN (thành lập 28.2.1947) do đồng chí Trần Tử Bình làm trướng phòng; 3.1956 thành lập CCB thuộc BTTM; 4.1956 thành lập CCB thuộc TCCT. 23.4.1957 sáp nhập thành Tổng cục cán bộ trực thuộc BQP do đồng chí Nguyễn Chánh làm chủ nhiệm; 20.1.1959 thành CCB thuộc TCCT. 26.4.1980 CCB trực thuộc BQP. 15.2.1984 tách thành CCB chính trị thuộc TCCT và CCB thuộc BQP; 1.1986 nhập lại thành CCB trực thuộc BQP: từ 6.1987 CCB thuộc TCCT. Tổ chức hiện nay gồm các phòng: kế hoạch tổng hợp, quản lí nhân sự, chính sách; các ban: nghiên cứu, hồ sơ, hành chính. Huân chương: Quân công hạng nhất, 2 Chiến công hạng nhất. Ngày truyền thống 28.2.1947.

        CỤC CẢNH SÁT BIỂN, CƠ quan chuyên trách của Nhà nước về cảnh sát biến nằm trong hệ thống tổ chức của Lực lượng cảnh sát biển VN, do BQP tổ chức, BTL hải quân trực tiếp quản lí, chỉ huy điểu hành mọi hoạt động. Thành lập 28.8.1998 theo quyết định số 1069/1998-QĐ-BQP. Chức nàng, nhiệm vụ. tổ chức và hoạt động được quy định tại pháp lệnh lực lượng cảnh sát biển VN công bố 7.4.1998 và nghị định của Chính phủ số 53/1998/NĐ-CP ngày 21.7.1998. Tổ chức cơ quan CCSB hiện nay gồm: chỉ huy cục và các phòng, ban: tham mưu kế hoạch; chính trị; văn phòng; thi hành pháp luật; bảo vệ hàng hải; cứu nạn; môi trường; tài chính; hậu cần, kĩ thuật. Cục trường đầu tiên: Hồ Minh Giáp.

        CỤC CHÍNH SÁCH, cơ quan đầu ngành về công tác chính sách trong Quân đội nhân dân Việt Nam, trực thuộc TCCT; có chức năng: nghiên cứu đề xuất với Đảng, nhà nước các chủ trương, phương hướng, nội dung, biện pháp thực hiện công tác chính sách đối với QĐ và hậu phương QĐ; hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện các chính sách trong toàn quân. TỔ chức tiền thân là Phòng thương binh thuộc Cục chính trị QĐ quốc gia VN (thành lập 26.2.1947). Ngày 21.11.1967 thành lập CCS gồm 5 phòng: nghiên cứu, khen thưởng, hậu phương, thương binh. 9.2.1996 biên chế thêm Phòng bảo hiếm xã hội QĐ. 1.1997 sáp nhập 2 phòng hậu phương, thương binh thành Phòng hậu phương. Huân chương: 2 Quân công hạng ba, Chiến công hạng nhất. Ngày truyền thống 26.2.1947. Cục trưởng đầu tiên: Lê Tiến Phục.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #228 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2019, 10:33:56 am »


        CỤC CHÍNH TRỊ, 1) cơ quan đảm nhiệm công tác đảng, công tác chính trị ở cấp quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng, tổng cục (và tương đương), hoạt động dưới sự lãnh đạo, chỉ huy trực tiếp của đảng ủy, BTL hoặc thủ trưởng cấp mình và sự chỉ đạo của Tổng cục chính trị; là cơ quan chính trị cấp trên của phòng (ban) chính trị các binh đoàn (binh đội) trực thuộc. Được tổ chức từ 1957 trong các quân khu. Thường gồm các phòng (tổ chức, tuyên huấn, cán bộ, bảo vệ, chính sách, dân vận và tuyên truyền đặc biệt...), một số ban và cơ sở trực thuộc; 2) tên gọi cơ quan chính trị cao nhất của QĐND VN trong thời gian 1945-50.

        CỤC DÂN QUÂN TỰ VỆ, cơ quan tham mưu đầu ngành về công tác dân quân tự vệ. trực thuộc BTTM. Nhiệm vụ: chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện công tác tổ chức, xây dựng, huấn luyện, hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ, chỉ đạo công tác QS địa phương ở các bộ, ngành nhà nước và các nhiệm vụ khác; kết hợp với lực lượng an ninh giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương. Từng giai đoạn CM được bổ sung nhiệm vụ và tổ chức, biên chế phù hợp. Tiền thân là Phòng dân quân, thành lập 12.2.1947 tại Hoàng Xá, Hoàng Ngô, Quốc Oai, t. Hà Tây; Cục dân quân (1.1948 và 8.1965); Cục động viên và dân quân (5.1956 và 4.1975); Cục QS địa phương (3.1979); hiện nay là CDQTV (4.1980). Ngày truyền thống 12.2.1947. Cục trưởng đầu tiên: Lê Liêm.

        CỤC DÂN VẬN VÀ TUYÊN TRUYỀN ĐẶC BIỆT, cơ quan đầu ngành về công tác dân vận và tuyên truyền đặc biệt của Quân đội nhân dân Việt Nam, trực thuộc TCCT; đơn vị Ah LLVTND (2001). Tiền thân là Phòng tuyên huấn nội bộ và dân vận, Phòng địch vận (thành lập 1.5.1947): Cục địch vận (1950); Cục tuyên truyền đặc biệt (1981); Ngày 14.4.1993 đổi tên thành CDVVTTĐB. Có chức năng tham mưu, nghiên cứu, đề xuất với Đảng ủy QS trung ương, BQP, trực tiếp là thủ trưởng TCCT về phương hướng, nội dung phương thức tiến hành, hướng dẫn, theo dõi việc tổ chức thực hiện công tác dân vận và tuyên truyền đặc biệt. Tổ chức hiện nay gồm các phòng: dân vận, tuyên truyền đặc biệt, đội tuyên truyền đặc biệt, bộ phận tổng hợp tờ tin, Ban hành chính. Huân chương: Hổ Chí Minh (1996), 2 Quân công hạng nhì (1960 và 1975). Cục trưởng đầu tiên: Lưu Văn Lợi.

        CỤC ĐIỂU TRA HÌNH SỰ, cơ quan đầu ngành điều tra hình sự QĐ trực thuộc BQP, có chức năng tham mưu giúp bộ trưởng  BQP về công tác phòng chống tội phạm hình sự; trực tiếp điều tra các vụ án hình sự thuộc thẩm quyền; chỉ đạo các cơ quan điều tra hình sự toàn quân; chỉ đạo nghiệp vụ quản lí giam giữ, cải tạo phạm nhân trong các trại giam QĐ và các nhiệm vụ khác. Tổ chức hiện nay gồm các phòng: tổ chức cán bộ, kế hoạch tổng hợp. điều tra án khu vực trung ương, điều tra án kinh tế và các án khác, quản lí giam giữ, kĩ thuật hình sự; các ban: hành chính, tài chính, hồ sơ lưu trữ và đơn vị trực thuộc (trại giam T794, T771). Tiền thân là công an quân pháp thuộc Quân pháp cục BQP thành lập 19.11.1948 theo sắc lệnh số 258/SL. Ngày 20.7.1950 trực thuộc TCCT và thành lập Cục quân pháp - bảo vệ (cục trưởng: Ngô Minh Loan). 1961 thuộc hệ thống Viện kiểm sát QS. 16.12.1974 tổ chức lại cục và ngành quân pháp; 21.2.1981 mang tên CĐTHS. Huân chương: Quân công hạng ba. Ngày truyền thống 19.11.1948. Cục trưởng đầu tiên: Phạm Đình Cán.

        CỤC HẬU CẦN, cơ quan bảo đảm hậu cần ở cấp quân khu, quân đoàn, quân chủng, tổng cục (và tương đương), thuộc quyền BTL hoặc thủ trưởng cấp mình, chịu sự chỉ đạo của TCHC về nghiệp vụ, đồng thời là cơ quan nghiệp vụ cấp trên của hậu cần các đơn vị trực thuộc. Được tổ chức từ 1961 trong một số quân khu. Thường gồm các phòng (tham mưu, quân nhu, kinh tế, quân y, xây dựng và quản lí nhà đất, vận tải, xăng dầu, chính trị...), một số ban và cơ sở trực thuộc. Trước 1974 CHC còn đảm nhiệm bảo đảm kĩ thuật.

        CỤC KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG, cơ quan đầu ngành về quản lí khoa học, công nghệ và môi trường của QĐ, trực thuộc BQP; có chức năng tham mưu cho bộ trưởng BQP và tổng tham mưu trường về tổ chức và hoạt động khoa học, công nghệ và môi trường; giúp bộ trưởng BQP quản lí Nhà nước đối với các tổ chức và hoạt động khoa học công nghệ và môi trường trong QĐ. Thành lập 18.1.1993 trên cơ sở sáp nhập Cục khoa học QS, BTTM và Cục quản lí khoa học kĩ thuật, TCKT, thành Cục quản lí khoa học và công nghệ (cục trưởng: Ngô Huy Phát). 29.12.1994 đổi thành CKHCNVMT. Tổ chức tiền thân là Cục nghiên cứu điều lệnh và khoa học quân sự, thành lập 10.4.1958 (cục trường đầu tiên: Đỗ Trình). Tổ chức hiện nay gồm các phòng: kế hoạch tổng hợp, quản lí tiềm lực khoa học công nghệ, quản lí môi trường QS, khoa học nghệ thuật và xã hội nhân văn QS, khoa học kĩ thuật công nghệ và kĩ thuật hậu cần QS, phát triển và chuyển giao công nghệ, các ban phục vụ (hành chính, tài chính); Ban biên tập từ điển bách khoa QS trực thuộc CKHCNVMT về hành chính QS. Ngày truyền thống 10.4.1958. Huân chương: Quân công hạng nhì.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #229 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2019, 10:34:54 am »


        CỤC KĨ THUẬT, cơ quan bảo đảm kĩ thuật ở cấp quân khu, quân đoàn, quân chủng (và tương đương), thuộc quyền BTL cấp mình, chịu sự chỉ đạo của TCKT về nghiệp vụ, đồng thời là cơ quan nghiệp vụ cấp trên của phòng (ban) kĩ thuật các binh đoàn (binh đội) trực thuộc. Được tổ chức từ 1974 trên cơ sở tách cục hậu cần thành hai cơ quan: cục hậu cần, CKT. Thường gồm các phòng: kế hoạch, vũ khí, ô tô (máy kéo, trạm nguồn), kĩ thuật tăng thiết giáp...; ban (hoặc phòng) chính trị và một số cơ sở trực thuộc.

        CỤC NHÀ TRƯỜNG, cơ quan tham mưu đầu ngành về công tác nhà trường trong QĐ, cơ quan thường trực của Hội đồng giáo dục - đào tạo BQP, trực thuộc BTTM. Tiền thân là Ban chỉ đạo  nhà trường (tập huấn), thành lập 14.10.1955. Đến 10.4.1958 thành lập Cục quản lí nhà trường, trực thuộc Tổng cục quân huấn; 6.6.1961 sáp nhập Cục quản lí nhà trường vào Cục quân huấn; 11.5.1970 thành lập CNT thuộc BTTM; 7.5.1974 hợp nhất CNT và Cục quân huấn; 28.10.1976 thành lập CNT thuộc BTTM. Nhiệm vụ: cùng với các cơ quan có liên quan chuẩn bị các nghị quyết, chỉ thị của Đảng ủy QS trung ương; các mệnh lệnh, quyết định... của bộ trưởng BQP và tổng tham mưu truờng về công tác nhà trường từng thời kì và hàng năm; giúp BQP chỉ đạo, quản lí, điều hành hoạt động của các trường và công tác nhà trường theo quy đinh và các nhiệm vụ khác. Tổ chức hiện nay gồm các phòng: kế hoạch tổng hợp; chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo; quản lí giáo viên và khoa học công nghệ - môi trường; trang thiết bị đào tạo; một số trợ lí trực thuộc và các ban phục vụ. Ngày truyền thống 14.10.1955. Cục trưởng đầu tiên: Nguyễn Thế Bôn.

        CỤC PHÒNG KHÔNG LỤC QUÂN, cơ quan tham mưu thuộc Quân chủng phòng không - không quân, giúp tư lệnh Quân chủng phòng không - không quân và tham mưu cho BQP chỉ đạo tác chiến, huấn luyện, xây dựng lực lượng phòng không ba thứ quân và phòng không nhân dân. Thành lập 5.6.1968, tiền thân là Phòng cao xạ dã chiến; 10.7.1979 mang tên Cục phòng không dã chiến; 25.8.1988 đổi là CPKLQ. Gồm các phòng: tác chiến, huấn luyện, kế hoạch. Cục trưởng đầu tiên: Đinh Đình Sành.

        CỤC QUẢN HUẤN, cơ quan tham mưu đầu ngành về công tác huấn luyện, chiến đấu của QĐ, trực thuộc BTTM; có chức năng tham mưu cho Đảng ủy QS trung ương, bộ trưởng BQP và tổng tham mưu trưởng về công tác huấn luyện chiến đấu bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương (lực lượng thường trực và lực lượng dự bị động viên) và dân quân tự vệ. Thành lập 25.3.1946 theo sắc lệnh 34/SL của chủ tịch nước. 4.1958 phát triển thành Tổng cục quân huấn; 1959 giải thể tổ chức lại thành CQH; 1981 đổi thành Cục huấn luyện chiến đấu. 6.1.1996 đổi thành CQH. Tổ chức gồm các phòng: kế hoạch, chiến thuật, kĩ thuật, điểu lệnh, thể dục thể thao, bảo đảm vật chất; các ban: tài chính, chính trị, khoa học công nghệ và môi trường, hành chính, tập san thông tin huấn luyện; các đơn vị trực thuộc: Trung tâm thể dục thể thao QĐ, Trường bắn Miếu Môn, Trung tâm tập huấn thể dục thể thao. Huân chương: Quân công hạng nhất, Chiến công (hạng nhất, hạng nhì, hạng ba). Cục trưởng đầu tiên: Phan Phác.

        CỤC QUÂN KHÍ, cơ quan đầu ngành quân khí của QĐ trực thuộc TCKT, có nhiệm vụ: tổ chức tiếp nhận, dự trữ, quản lí, phân phối, hướng dẫn khai thác vũ khí, đạn dược; quản lí, chỉ đạo  thực hiện công tác kĩ thuật quân khí trong toàn quân và dân quân tự vệ. CQK thành lập 1.9.1951 trên cơ sở Phòng quân khí trực thuộc Tổng cục cung cấp. 4.11.1958 sáp nhập vào Cục quân giới, TCHC; 20.10.1966 tách Cục quân giới thành CQK và Cục quân giới; 21.7.1976 đổi tên thành Cục quân lí vũ khí, khí tài, đạn dược; 29.4.1981 tách thành Cục vũ khí và Cục đạn dược; 31.12.1983 hợp nhất thành Cục vũ khí đạn thuộc TCKT: 8.6.1987 đổi tên thành Cục vũ khí; 7.11,-1987 Cục vũ khí trực thuộc BQP; 12.2.1993 đổi tên thành CQK, đến 16.4.1993 trục thuộc TCKT. Ngày truyền thống 16.9.1951. Huân chương: 2 Quân công hạng ba (có ba đơn vị và một cá nhân Ah LLVT- ND). Quyền cục trưởng đầu tiên: Trần Thùy.

        CỤC QUÂN LỰC, cơ quan tham mưu đầu ngành về tổ chức lực lượng của QĐ, trực thuộc BTTM. Tiền thân là Tổ nhân sự BTTM, thành lập 8.9.1945; Phòng nhân sự BTTM 1946. Ngày 4.3.1951 hợp nhất các tổ chức nhân sự, trang bị cấp dưỡng, tuyển binh và nghiên cứu (tổ chức, biên chế và luật lệ hành chính QS) thành CQL trực thuộc BTTM. 5.3.1979 đổi thành Cục tổ chức - động viên. 5.9.1995 đổi thành CQL. Có nhiệm vụ: đề xuất phương hướng, nhiệm vụ và kế hoạch công tác xây dựng tổ chức LLVT; nắm tình hình và tổ chức thực hiện các mặt công tác tổ chức, biên chế, quân số - chính sách, trang bị, động viên QĐ, động viên công nghiệp và các nhiệm vụ khác. Tổ chức gồm các phòng: kế hoạch tổ chức, quân số, chính sách, trang bị, động viên; Ban khoa học công nghệ - môi trường và các ban phục vụ. Huân chương: Quân công hạng nhất. Ngày truyền thống 8.9.1945. Cục trưởng đầu tiên: Phan Phúc Tường.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM