Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 06:58:06 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: C  (Đọc 15024 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #210 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2019, 10:06:31 am »


        CÔNG TÁC THAM MƯU QUÂN SỰ ĐỊA PHƯƠNG, công tác tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương tổ chức thực hiện công tác quân sự địa phương, công tác quốc phòng toàn dân ở địa phương: do người chỉ huy và cơ quan QS địa phương tiến hành. Nội dung chủ yếu gồm: nghiên cứu dự đoán tình hình, kiến nghị chủ trương, kế hoạch chỉ tiêu, biện pháp về các mặt công tác QS địa phương, quốc phòng toàn dân trong thời bình và thời chiến; lập kế hoạch xây dựng nền quốc phòng toàn dân và thế trận khu vực phòng thủ địa phương; xây dựng quyết tâm phòng thủ, quyết tâm bảo vệ chế độ XHCN và an ninh chính trị, kế hoạch xây dựng LLVTND địa phương, tham gia soạn thảo kế hoạch xây dựng kinh tế địa phương, kết hợp kinh tế với quốc phòng, huy động LLVT thuộc quyền thực hiện nhiệm vụ kinh tế địa phương được phân công; hiệp đồng chặt chẽ với các cơ quan, ban ngành ở địa phương để tổ chức triển khai công tác QS địa phương, quốc phòng toàn dân; tổ chức thực hiện phần được phân công về xây dựng nền quốc phòng toàn dân ở địa phương, quản lí và xây dựng LLVTND thuộc quyền cả số lượng và chất lượng. Xây dựng lực lượng dự bị động viên, thực hiện công tác tuyển quân và động viên; xây dựng kế hoạch động viên sức người sức của ở địa phương cho công cuộc xây dựng củng cố quốc phòng và chiến đấu bảo vệ tổ quốc; trực tiếp chỉ huy LLVTND địa phương trong tác chiến huấn luyện, xây dựng và công tác. CTTMQSĐP chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương.

        CÔNG TÁC THAM MƯU TÁC CHIẾN PHÁO BINH, bộ phận của công tác tham mưu, do cơ quan tham mưu pháo binh tiến hành nhằm giúp người chỉ huy xác định quyết tâm, xây dựng kế hoạch tác chiến, tổ chức và chỉ huy bộ đội thực hiện các nhiệm vụ trong tác chiến. CTTMTCPB phải căn cứ vào chỉ thị, mệnh lệnh tác chiến của cấp trên; chỉ thị và quyết tâm của người chỉ huy. Nội dung chính gồm: duy trì khả năng sẵn sàng chiến đấu của các đơn vị pháo binh; thu thập, nghiên cứu, đánh giá tình hình có liên quan đến pháo binh; lập kế hoạch, soạn thảo các văn kiện tác chiến, tổ chức truyền đạt quyết tâm, mệnh lệnh (chỉ lệnh) tác chiến cho các đơn vị và tổ chức thực hiện; kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thực hiện nhiệm vụ; theo dõi diễn biến, nắm kết quả tác chiến, sơ kết, tổng kết và phổ biến kinh nghiệm chiến đấu. CTTMTCPB phải chủ động, sáng tạo, chuẩn xác, khẩn trương, kịp thời đảm bảo cho các phân đội, binh đội, binh đoàn pháo binh hoàn thành nhiệm vụ tác chiến được giao.

        CÔNG TÁC THANH NIÊN trong Quân đội nhân dân Việt Nam, công tác vận động thanh niên trong QĐND VN nhằm tập hợp, tổ chức, giáo dục, bổi dưỡng thanh niên thành những quân nhân CM ưu tú, phát huy vai trò lực lượng xung kích CM của thanh niên trên các lĩnh vực hoạt động, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của đơn vị, của QĐ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. CTTN đặt dưới sự lãnh đạo của tổ chức đảng, sự điều hành của người chỉ huy, sự hướng dẫn của cơ quan chính trị, với nòng cốt hoạt động là Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh được tổ chức ở các đơn vị cơ sở của QĐND VN.

        CÔNG TÁC THANH TRA QUỐC PHÒNG, bộ phận của công tác thanh tra nhà nước, thực hiện quyền thanh tra theo chức năng quản lí nhà nước về quốc phòng. Nhiệm vụ: thanh tra chấp hành nhiệm vụ quốc phòng đối với cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh tế, văn hóa, xã hội, đơn vị LLVTND và công dân theo quy chế hiện hành: thanh tra việc chấp hành luật khiếu nại, tố cáo, giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc lĩnh vục quốc phòng theo luật định; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc người chỉ huy và cơ quan chức năng giải quyết, xử lí, thực hiện những kết luận, quyết định về thanh tra. Nội dung chính: đối với đơn vị LLVTND, đi sâu thanh tra tình hình sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, huấn luyện, tổ chức biên chế trang bị, kỉ luật, CTĐ,CTCT, hậu cần đời sống, xây dựng kinh tế, kết hợp kinh tế với quốc phòng; đối với cơ quan nhà nước và các tổ chức kinh tế, văn hóa, xã hội, thanh tra nhiệm vụ các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ, các địa phương về công tác quốc phòng. CTTTQP được thực hiện tốt ở mọi cấp, mọi ngành sẽ giúp các đối tượng được thanh tra phát huy mặt mạnh, phòng ngừa và khắc phục mặt yếu; giúp lãnh đạo, chỉ huy nắm được tình hình thực hiện nhiệm vụ quốc phòng của các cơ quan, đơn vị trong và ngoài LLVTND.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #211 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2019, 10:07:23 am »


        CÔNG TÁC THI ĐUA KHEN THƯỚNG trong Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam, bộ phận CTTĐKT của nhà nước; một mật hoạt động của CTĐ,CTCT; một nội dung công tác thuộc chức trách của người chỉ huy, được tiến hành dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp lảy Đảng và sự hướng dẫn của cơ quan nghiệp vụ. Có nhiệm vụ: giáo dục động cơ, xây dựng quyết tâm thi đua đúng đắn; động viên cán bộ, chiến sĩ, công nhân, viên chức quốc phòng tham gia tích cực phong trào thi đua lập công trên các lĩnh vực hoạt động; xây dựng, bồi dưỡng, nêu gương các điển hình tiên tiến; khen thường kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích trong phong trào thi đua... nhằm nâng cao chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu của LLVTND. CTTĐKT đã góp phần phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, một động lực tinh thần to lớn của QĐ và nhân dân VN.

        CÔNG TÁC TÌNH BÁO BIÊN PHÒNG, hoạt động của trinh sát biên phòng, sử dụng biện pháp nghiệp vụ tình báo nhằm phát hiện, tổng hợp đánh giá, dự báo tình hình về âm mưu, phương thức, tổ chức, thủ đoạn hoạt động của địch và các loại đối tượng ở ngoại biên đối diện có tác động ảnh hưởng đến biên giới, nội địa; phục vụ kịp thời cho chỉ huy biên phòng các cấp chỉ đạo phòng ngừa và đấu tranh. CTTBBP có mạng lưới điệp báo, điệp viên, cộng tác viên, cơ sở hữu nghị, cơ sở tin cậy, được tổ chức xây dựng và bố trí vào địa bàn, mục tiêu tình báo đã được xác định; tổ chức xây dựng và đa dạng hóa phương thức hoạt động của mạng lưới điệp báo, kết hợp với mạng lưới phản gián tạo thành thế trận liên hoàn khép kín trong, ngoài biên giới. Cg công tác trinh sát ngoại biên.

        CÔNG TÁC TỔ CHỨC XÂY DỰNG ĐẢNG trong Quân đội nhân dân Việt Nam, mặt công tác cơ bản của công tác đảng, công tác chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam; bao gồm toàn bộ hoạt động xây dựng Đảng về mặt tổ chức, xây dựng hệ thống tổ chức và cơ chế, quy chế hoạt động của công tác chính trị, nhằm góp phần nâng cao sức mạnh và hiệu lực lãnh đạo của ĐCS VN đối với QĐND VN. Nội dung chính: thiết lập, tổ chức và thường xuyên củng cố, kiện toàn hệ thống tổ chức đảng các cấp trong QĐ; xây dựng các đảng bộ, chi bộ và cấp ủy trong sạch, vững manh, có năng lực lãnh đạo toàn diện và sức chiến đấu cao, có chế độ công tác và sinh hoạt chặt chẽ, tuân thù nghiêm ngặt nguyên tắc tổ chức và nguyên tắc lãnh đạo của Đảng, có phương thức lãnh đạo phù hợp với từng loại hình tổ chức đảng trong QĐ (đơn vị, cơ quan, xí nghiệp, nhà trường...), nội bộ đoàn kết nhất trí, chấp hành nghiêm ki luật đảng; xây dựng đội ngũ đảng viên có chất lượng cao kết hợp với xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng trong QĐ; xây dựng hệ thống cơ quan chính trị có năng lực và phương thức hoạt động có hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ CTĐ-CTCT; xây dựng quy chế hoạt động hợp lí và giải quyết tốt các mối quan hệ giữa tổ chức đảng, tổ chức chính quyền và tổ chức quần chúng, nhất là quan hệ giữa người chỉ huy với cấp ủy đảng, giữa người chỉ huy với cán bộ chính trị và cơ quan chính trị; hướng dẫn và giúp đỡ các tổ chức quần chúng trong QĐ xây dựng củng cố về mặt tổ chức và hoạt động. Chỉ đạo CTTCXDĐ thuộc trách nhiệm của các cấp ủy và cơ quan chuyên trách của cấp ủy về CTTCXDĐ.

        CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỂN ĐẶC BIỆT của Quân đội nhân dân Việt Nam, bộ phận công tác vận động CM của ĐCS VN; sự kế tục và phát triển công tác địch vận của Quân đội nhân dân Việt Nam trong thời kì xây dựng và bảo vệ tổ quốc; một nội dung công tác đảng, công tác chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Có nhiệm vụ: tuyên truyền vận động và đấu tranh với các thế lực thù địch, với những lực lượng, những người bị lợi dụng trong âm mưu và hành động xâm phạm độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, phá hoại sự ổn định chính trị và chế độ XHCN của VN, làm cho họ nhận rõ sự thật và chính nghĩa, tôn trọng pháp luật VN và luật pháp quốc tế; phân hóa, cô lập và làm suy yếu lực lượng thù địch và chống đối; góp phần cùng các hình thức đấu tranh khác ngăn ngừa, làm thít bại âm mưu và hành động phá hoại của địch, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của QĐ. CTTTĐB do mọi cán bộ, chiến sĩ tiến hành, dưới sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, sự điều hành của người chỉ huy, hướng dẫn của cơ quan chính trị và phối hợp hoạt động với các lực lượng có liên quan.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #212 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2019, 10:08:40 am »


        CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG - VĂN HÓA trong Quân đội nhân dân Việt Nam, bộ phận của công tác tư tưởng - văn hóa của ĐCS VN, một mặt công tác cơ bản của CTĐ.CTCT trong QĐND VN, nhằm bồi dưỡng nâng cao trình độ lí luận chính trị, tư tưởng, văn hóa, đạo đức CM, phát triển đời sống tinh thần của LLVT phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ CM và QĐ; đấu tranh trên mặt trận chính trị, tư tưởng-văn hóa chống mọi thủ đoạn phá hoại của các thế lực thù địch. Những nội dung chính: nghiên cứu phát triển lí luận khoa học xã hội và nhân văn, giáo dục chính trị tư tưởng; tuyên truyền cổ động; chỉ đạo hoạt động văn hóa văn nghệ và các phương tiện thông tin đại chúng trong QĐ... CTTT-VH hoạt động dưới sự lãnh đạo của cấp ủy đảng; sự điều hành của người chỉ huy, sự hướng dẫn của cơ quan chính trị; kết hợp chặt chẽ với các mặt công tác khác của CTĐ.CTCT, công tác QS, hậu cần, kĩ thuật... trong QĐ và với các cơ quan chính quyền, đoàn thể, nhân dân, các phương tiện thông tin đại chúng ở trung ương và địa phương. Trong quá trình xây dựng, chiến đấu, trưởng thành của QĐND VN, CTTT-VH đã giữ vai trò quan trọng trong việc phát huy nhân tố chính trị-tinh thần, một nhân tố cơ bản hàng đầu quyết định sức mạnh chiến đấu của LLVTND VN.

        CÔNG TÁC VẬN TẢI, loại bảo đảm hậu cần, gồm tổng thể các hoạt động vận chuyển vật chất và cơ động bộ đội, vận chuyển thương binh, bệnh binh. Để thực hiện CTVT, ngành vận tải quân sự phải thường xuyên kết hợp chặt chẽ với ngành giao thông vận tải nhà nước và địa phương, nắm vững giao thông, vận dụng mọi phương thức và thời cơ vận tải.

        CÔNG TÁC XÂY DỤNG - QUẢN LÍ NHÀ ĐẤT. bộ phận của công tác hậu cần quân đội, bao gồm các hoạt động lập kế hoạch và quản lí đầu tư xây dựng trong QĐ, tổ chức bảo đảm và quản lí cơ sở vật chất doanh trại theo tiêu chuẩn, chế độ chính sách của nhà nước và QĐ ban hành. Nội dung chủ yếu: chỉ đạo công tác xây dựng cơ bản, sửa chữa doanh trại theo phân cấp; bảo đảm và quản lí tốt doanh trại về mọi mặt để phục vụ đời sống, sinh hoạt, học tập, công tác của bộ đội. Đối tượng quản lí gồm: công trình xây dựng, nhà cửa, đường sá, sân vườn, doanh cụ, điện nước và các dụng cụ sinh hoạt khác.

        CÔNG THÁI HỌC, ngành khoa học nghiên cứu tổng hợp khả năng hoạt động của con người trong những điều kiện nhất định nhằm đạt được hiệu quả tối đa thông qua việc sử dụng tối ưu công cụ, phương tiện, điều kiện hoạt động. CTH QS nghiên cứu khả năng hoạt động chiến đấu của con người trong hệ thống QS (con người - trang bị QS - môi trường) có tính đến các chỉ số nhân chủng học, cơ sinh học và y sinh học. CTH QS cho phép nâng cao hiệu quả sử dụng vũ khí và trang bị KTQS, giảm bớt thời gian khai thác các trang bị KTQS phức tạp, giảm bớt sự tiêu hao sức lực, sự cố và tai nạn trong quá trình chiến đấu và sử dụng trang bị, vũ khí.

        CÔNG TI VŨ KHÍ XƯYÊN QUỐC GIA, tổ chức kinh tế- QS của các tập đoàn công nghiệp có vốn tư bản đã được quốc tế hóa (không còn chịu sự chi phối và ràng buộc pháp lí về quyền sở hữu của quốc gia nào) thông qua các hoạt động đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực công nghiệp sản xuất, mua bán và nghiên cứu - phát triển vũ khí, trang bị QS. Nhờ những lợi thế quốc tế hóa vốn tư bản đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp QS, các CTVKXQG dễ dàng thâm nhập thị trường mua bán hàng hóa QS của nhiều nước trên thế giới, qua đó thực hiện các ý đồ kiểm soát, khống chế về chính trị, kinh tế, QS - an ninh đối với các nước liên quan. Các CTVKXQG là công cụ chi phối và thâm nhập rất hiệu quả của CNĐQ nhằm phân chia thị trường mua bán vũ khí và công nghệ QS, lôi kéo và thúc đẩy chạy đua vũ trang. Đối với nhiều nước đang phát triển, việc thiết lập các mối quan hệ với các CTVKXQG có thể tranh thủ được một số lợi thế như: hình thành các liên doanh, liên kết, các chi nhánh của nước ngoài để thu hút vốn đầu tư, công nghệ hiện đại cho việc xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng, từng bước tiến tới khả năng xuất khẩu hàng QS. Tuy nhiên, điều này thường dẫn tới sự lệ thuộc chấp nhận một số nhượng bộ về chính trị - QS, lộ bí mật về tiềm lực QS và công nghiệp quốc phòng... Nhiều CTVKXQG ở các nước tư bản phát triển được hình thành trên cơ sở các thỏa thuận sáp nhập các công ti vũ khí của nhiều quốc gia khác nhau. Điển hình nhất là xu hướng sáp nhập tại các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU). Vd: Eurocopter là một CTVKXQG được hình thành trên cơ sở sáp nhập các bộ phận chuyên sản xuất máy bay trực thăng QS của công ti Aerospatiale (Pháp) và những cơ sở công nghiệp cùng loại của công ti Deutsch Aerospace (Đức).
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #213 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2019, 10:10:02 am »


        CÔNG TRÌNH CHIẾN ĐẤU, công trình quốc phòng trực tiếp phục vụ nhiệm vụ chiến đấu hay phòng thủ, bảo vệ biên giới, vùng trời, vùng biển, hải đảo quốc gia. Được xây dựng riêng biệt hoặc cấu trúc thành các hệ thống trận địa, chốt, điểm tựa, khu vực phòng ngự, SCH các cấp, các căn cứ chiến lược. Bao gồm: các loại thành luỹ, pháo đài, lô cốt, hầm ngầm, nhà âm; các đường hầm, địa đạo, hang động, công sự, hào, vật cản, chướng ngại; các trận địa phòng không, pháo binh, các hầm ụ tên lửa, vòm, ụ sơ tán bảo vệ máy bay, giấu tàu hải quân; các sân bay dã chiến, bãi đỗ trực thăng, đường chiến đấu, bãi vượt sông, bãi đổ bộ... Theo độ bền vững CTCĐ có: lâu bền, bán lâu bền và dã chiến. CTCĐ thường được xác định, quy hoạch theo kế hoạch chiến lược và phương án tác chiến; thường được xây dựng trong thời bình hoặc trong giai đoạn chuẩn bị chiến đấu và bổ sung, hoàn chỉnh trong quá trình chiến đấu; được quản lí nghiêm ngặt theo pháp lệnh bảo vệ bí mật nhà nước và các quy định của BQP.

        CÔNG TRÌNH KĨ THUẬT BẢO VỆ BIÊN GIỚI, gọi chung các công trình bảo vệ biên giới và công trình phòng thủ, thiết bị kĩ thuật được sử dụng để phát hiện, ngăn chặn mọi hành động xâm phạm biên giới quốc gia, tạo điều kiện bắt giữ đối tượng và xử lí mọi hành vi vi phạm quy chế biên giới quốc gia. CTKTBVBG của bộ đội biên phòng gồm các hệ thống công trình: vật cản, hàng rào; quan sát, kiểm soát phát hiện dấu vết; báo hiệu chỉ dẫn đường biên giới quốc gia, khu vực biên giới; hệ thống công trình thủy nông; sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu và khí tài nghiệp vụ. CTKTBVBG được xây dựng theo quy định của cấp trên, phải đảm bảo bí mật, bất ngờ, có chiều sâu giúp bộ đội biên phòng giám sát chặt chẽ toàn bộ khu vực biên giới trong mọi điều kiện và thời gian, góp phần nâng cao hiệu quả quản lí, bảo vệ biên giới. CTKTBVBG có loại: phục vụ quản lí và phục vụ chiến đấu bảo vệ biên giới.

        CÔNG TRÌNH QUÂN SỰ, gọi chung các kiến trúc, vật thể được xây dựng, đào, đắp, cải tạo để tiến hành các hoạt động QS, do LLVT quản lí và sử dụng. CTQS chủ yếu gồm: các loại công sự, đường QS, cầu cống, sân bay, bến cảng QS, kho tàng QS...

        CÔNG TRÌNH QUỐC PHÒNG, công trình được xây dựng mới hoặc lợi dụng, cải tạo những kiến trúc, vật thể có sẵn, do cấp có thấm quyền của nhà nước xác định nhằm phục vụ cho mục đích phòng thủ đất nước! CTQP thường là công trình lâu bền, kiên cố, như các công trình phòng thủ, SCH chiến dịch, SCH chiến lược, bến cảng hải quân, sân bay QS, trận địa phòng không quốc gia. kho tàng lớn, trung tâm thông tin, công trình phòng tránh quan trọng. Tùy tính chất, mục đích sử dụng, CTQP có: CTQP có tầm cỡ chiến lược được bảo vệ theo chế độ tuyệt mật; CTQP quan trọng phòng thủ biên giới, vùng trời, vùng biển, hải đảo được bào vệ theo chế độ tối mật; CTQP phục vụ nhiệm vụ tác chiến, huấn luyện, diễn tập thường xuyên hay lâm thời của LLVT được bảo vệ theo chế độ mật; CTQP mang tính thông dụng như công trình phòng tránh, thành lũy, pháo đài, lô cốt trước đây còn lại thường xuyên được giữ gìn, tu bổ. CTQP phần nhiều xây dựng trong thời bình, nên cần phải kết hợp chặt chẽ với xây dựng kinh tế.

        CÔNG TRÌNH XA, xe có thiết bị, dụng cụ, phụ tùng, vật tu cần thiết để sửa chữa, bảo dưỡng, kiểm tra trang bị KTQS chủ yếu trong điều kiện dã ngoại. CTX gồm hai phần chính: xe cơ sở (thường là ô tô có tính năng việt dã cao), khoang (hoặc rơmoóc) chứa thiết bị, dụng cụ... đồng thời là vị trí gia công. Theo loại công việc, có: CTX bảo dưỡng, CTX sửa chữa. CT.X bảo dưỡng-sừa chữa, CTX kiểm tra-đo lường... Theo đối tượng phục vụ, có: CTX chuyên dụng (cho tăng thiết giáp, ô tô, công binh, thông tin, hóa học, vũ khí...), CTX dùng chung (cho cả tăng thiết giáp và ô tô...) và CTX bán chuyên dụng (có thiết bị công nghệ chung và thiết bị chuyên ngành). CTX sửa chữa còn được phân loại và gọi tên theo thiết bị và công nghệ (CTX sửa chữa tổng thành, CTX cơ khí-nguội, CTX hàn, CTX sửa chữa và nạp ắcquy, CTX sửa chữa thiết bị điện, CTX sửa chữa khí tài quang học...). Ngoài các thiết bị công nghệ đặc thù, các CTX đều được trang bị máy phát điện, thiết bị nâng hạ, tời kéo... CTX có thể hoạt động độc lập từng xe theo nhiệm vụ cụ thể hoặc được biên chế thành các bộ với quy mô khác nhau, vd: PARM-1M, PARM-2M (LX).

Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #214 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2019, 10:11:16 am »


        CÔNG TUM nh KON TUM

        CÔNG ƯỚC, điều ước quốc tế có tính chất chuyên ngành được kí kết giữa các nước nhằm thỏa thuận những vấn đề cụ thể (về một lĩnh vực nhất đinh: chính trị, QS, kinh tế, văn hóa, luật pháp). CƯ chứa đựng các nguyên tắc quy phạm pháp lí giải quyết các vấn đề có tính chuyên môn phù hợp luật pháp và tập quân quốc tế. Các CƯ: CƯ Giơnevơ 1949 về bảo hộ thường dân trong chiến tranh, CƯ Viên về tính chất pháp lí của các hiệp ước quốc tế, công ước Liên hợp quốc về luật biển 1982, công ước cấm vũ khi hóa học 1993,... có sự tham gia của nhiều nước, tạo cơ sở pháp lí để điều chỉnh các quan hệ quốc tế.

        CỘNG ƯỚC BẮC KINH VỂ BIÊN GIỚI TRUNG HOA - BẮC KÌ 1887 (P Convention du 26 Juki 1887 relative à la frontiere entre la Chine et le Tonkin signée à Pékin), điều ước quốc tế kí 26.6.1887 tại Bắc Kinh (TQ) giữa chính phú Pháp đại diện cho phía VN với triều đình Thanh nhằm hoạch định biên giới quốc gia giữa Trung Hoa và Bắc Kì (VN) sau khi hai bên đã cùng nhau xem xét, kiểm tra, xác định trên thực địa theo tinh thần của điều 3 hiệp ước Thiên Tân (1885). Nội dung chủ yếu: công nhận và quyết định kết quà hoạch định đường biên giới quốc gia giữa VN với các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam (Trung Hoa) ghi trong các biên bản và trên bản đồ, do các ủy viên trong phái đoàn hoạch định biên giới thỏa thuận và nhất trí; quy định việc tổ chức cắm mốc để đánh dấu biên giới quốc gia giữa hai nước. 20.6.1895 hai bên đã kí công ước bổ sung CƯBKVBGTH-BK1887, trong đó sửa đổi và bổ sung về biên giới quốc gia giữa Bắc Kì (VN) với t. Vân Nam. Những văn kiện này là cơ sở pháp lí chủ yếu về đường biên giới quốc gia giữa VN-TQ kể từ khi kí đến nay.

        CÔNG ƯỚC CẤM VŨ KHÍ HÓA HỌC 1993, điều ước quốc tế về cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ. sử dụng vũ khí hóa học và việc phá hủy chúng, do 127 nước dự hội nghị quốc tế về vũ khí hóa học kí kết 15.1.1993 tại Pari (Pháp); công ước giải trừ quân bị toàn cầu nhằm triệt bỏ hoàn toàn vũ khi húy diệt lớn. Có hiệu lực khi được 65 nước gửi văn kiện phê chuẩn và mở cho các nước tham gia. Nội dung chính: cấm trên phạm vi toàn thế giới việc phát triển, sản xuất, tàng trữ. chuyển giao và sử dụng vũ khí hóa học; các nước thành viên phải phá hủy toàn bộ vũ khí hóa học và phương tiện sản xuất vũ khí này sau 2 năm công ước có hiệu lực và kết thúc sau 10 năm; chấp nhận nguyên tắc kiểm tra kĩ lưỡng, tại chỗ và bắt buộc của chuyên gia quốc tế ở mọi nơi, mọi lúc để xác định những nghi ngờ về việc sản xuất, cất giữ vũ khí hóa học; thành lập một tổ chức quyền lực quốc tế đặt trụ sở ở Papua Niu Ghinê, để giám sát việc thi hành; được sử dụng hóa học trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, y, dược và những mục đích hòa bình, bảo vệ chống lại vũ khí hóa học... CƯCVKHH1993 được hình thành trên cơ sở phát triển hoàn chỉnh nghị định thư Giơnevơ (Thụy Sĩ) 16.7.1925 về cấm sử dụng vũ khí hóa học, vũ khí vi trùng trong chiến tranh.

        CÔNG ƯỚC CẤM VŨ KHÍ VI TRÙNG 1972, điều ước quốc tế về cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ vũ khí vi trùng, các chất độc hại và việc phá hủy các vũ khí đó. do ủy ban giải trừ quân bị soạn thảo, được các nước kí kết 10.3.1972 tại LX, Anh, Mĩ; công ước giải trừ quân bị toàn cầu nhằm triệt bỏ hoàn toàn vũ khí hủy diệt lớn. CƯCVKVT 1972 có hiệu lực từ 26.4.1975, có giá trị không thời hạn và cho các nước tham gia, các thành viên có quyền rút khỏi công ước theo quy định. Nội dung chính: các nước thành viên cam kết không phát triển, sản xuất, tàng trữ, thu thập, giữ lại hoặc chuyển giao các loại vi khuẩn, vi trùng, chất độc hại và những vũ khí vi trùng hoặc sử dụng chúng vào các mục đích thù địch hay xung đột vũ trang; chậm nhất sau 9 tháng khi CƯCVKVT 1972 có hiệu lực phải phá hủy hoặc chuyển mục đích sử dụng; hợp tác trong việc tiến hành kiểm tra sự vi phạm theo yêu cầu của Hội đồng bảo an LHQ; khuyến khích việc nghiên cứu, phát triển và áp dụng phát minh về vi trùng học nhằm ngăn chặn bệnh tật và phục vụ mục đích hòa bình; thừa nhận ý nghĩa quan trọng và nghĩa vụ của các nước theo quy định của nghị định thư Giơnevơ (Thụy Sĩ) 17.6.1925 về cấm sử dụng vũ khí hóa học và vũ khí vi trùng trong chiến tranh. Từ 30.5.1980 CHXHCN VN là thành viên CƯCVKVT 1972.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #215 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2019, 10:12:10 am »


        CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QƯỚC VỂ LUẬT BIỂN 1982, điều ước quốc tế do đại diện 119 nước (trong đó có VN) kí kết 10.12.1982 tại hội nghị lần thứ 3 của LHQ về luật biển ở Môngtêgô Bay (Giamaica). Công ước có hiệu lực từ 16.11.1994. Gồm 17 phần với 320 điều, 9 phụ lục và 4 nghị quyết; ngoài ra còn có 1 nghị quyết kèm theo hiệp định bổ sung về việc thực hiện phần 11 của công ước này liên quan đến Vùng (kí 29.7.1994). Nội dung quy định một chế độ pháp lí mới về các vùng biển, bao gồm: quy tắc về giao thông đường biển, đường không (trên biển) và quyền tự do quá cảnh; xác định ranh giới và chế độ pháp lí của lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, việc sử dụng, khai thác tài nguyên, nghiên cứu khoa học biển; cơ cấu tổ chức, quyền hạn. cách thức làm việc của các cơ quan và tổ chức quốc tế thay mặt các nước đứng ra tổ chức, quản lí, khai thác vùng đáy biển và đại dương quốc tế; giải quyết tranh chấp về biển giữa các quốc gia... CƯCLHQVLB1982 đã sử dụng và bổ sung thêm những nội dung của công ước 1958 về luật biển và đề ra những nội dung mới phù hợp với sự phát triển của tình hình, chú ý thỏa đáng tới lợi ích của các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển. Công ước có điều khoản không cho phép bảo lưu, (nghĩa là mọi thành viên có nghĩa vụ bắt buộc thực hiện các điều khoản đã thỏa thuận). 23.6.1994 Quốc hội nước CHXHCN VN đã phê chuẩn công ước này.

        CÔNG ƯỚC GIƠNEVƠ VỂ BẢO HỘ THƯỜNG DÂN TRONG CHIẾN TRANH, công ước do đại diện của 61 nước kí 12.8.1949 tại hội nghị Giơnevơ (Thụy Sĩ) nhằm bảo trợ những người không tham gia trực tiếp vào chiến sự hoặc bị đặt ra ngoài vòng chiến đấu vì đau ốm, bị thương, bị giam giữ... Gồm bốn phần, 159 điều với nội dung chủ yếu: quy định những người được bảo hộ (thường dân của các bên tham chiến, ngoại kiều trên lãnh thổ của một bên tham chiến); quy chế đối xử với những người được bảo hộ; quy tắc đối xử với những người bị tập trung; ngăn cấm: xúc phạm đến tính mệnh và thân thể (giết hại, làm cho bị thương tật, đối xử tàn ác, tra tấn và nhục hình), bắt làm con tin, xúc phạm nhân cách và phẩm giá con người, tuyên án và thi hành án không được xét xử tại một tòa án hợp pháp với những đảm bảo pháp lí cần thiết; trách nhiệm của những nước cầm giữ, những nước bảo hộ, các tổ chức tôn giáo và từ thiện cũng như những nước đã tham gia CƯG. VN gia nhập công ước ngày 5.6.1957 với hai điều trừ ngoại (điều 11: ...khi giao phó cho nước nào bảo hộ thì VN chỉ coi là hợp pháp một khi được nước có các thường dân đó trực thuộc chấp nhận; điều 45: ...khi giao phó cho nước khác bảo hộ thì VN vẫn cho rằng nước giữ những thường dân đó vẫn chưa hết trách nhiệm trong việc áp dụng những điều khoản của công ước đối với họ).

        CÔNG ƯỚC GIƠNEVƠ VÊ CẢI THIỆN TÌNH CẢNH NHỮNG NGƯỜI BỊ THƯƠNG VÀ BỊ BỆNH HOẶC BỊ ĐẮM TÀU THƯỘC CÁC LỰC LƯỢNG VŨ TRANG TRÊN BIỂN, điều ước quốc tế do đại diện của 61 nước kí 12.8.1949 tại hội nghị Giơnevơ (Thụy Sĩ) nhằm cải thiện tình cảnh của những người bị thương, bị bệnh hoặc bị đắm tàu (kể cả máy bay) thuộc các LLVT trên mặt biển. Gồm 8 chương, 63 điều. Những nội dung chủ yếu: xác định rõ đối tượng được bảo trợ; cam kết đối xử nhân đạo, cấm mọi hành động phân biệt đối xử vì lí do chủng tộc, tôn giáo, nam nữ, giàu nghèo..., cấm xúc phạm nhân cách, tính mạng và thân thể (tra tấn, giết hại, bỏ mặc không chăm sóc cứu chữa, dùng làm vật thí nghiệm sinh vật học...), chiếm đoạt tài sản, bắt làm con tin, tuyên án và thi hành án không qua xét xử của tòa án có tính hợp thức với những đảm bảo pháp lí mà những dân tộc văn minh cho là cần thiết; xác định những quy tắc hoạt động và quyển được bảo hộ của các tàu bệnh viện cùng với nhân viên trên tàu; cam kết trừng phạt những người đã vi phạm nghiêm trọng đối với công ước. VN gia nhập công ước ngày 5.6.1957 với một điều trừ ngoại (điều 10:... khi giao phó cho nước nào bảo hộ thì VN chỉ coi là hợp pháp một khi được nước có người bị thương, bị bệnh hoặc bị đắm tàu đó trực thuộc chấp nhận).
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #216 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2019, 10:13:49 am »


        CÔNG ƯỚC GIƠNEVƠ VỂ TÙ BINH, điều ước quốc tế về cách đối xử với tù binh kí 12.8.1949 tại Giơnevơ (Thụy Sĩ) giữa 60 nước. Gồm 6 phần, 143 điều và 5 phụ bản. Nội dung chủ yếu: cấm những hành vi đối xử vô nhân đạo với tù binh (làm chết hoặc ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe, dùng làm vật thí nghiệm, tra tấn, đe dọa, lăng nhục...); cam kết giảm bớt khó khán trong cuộc sống của tù binh khi bị giam giữ (ăn, ở, chữa bệnh, trao đổi thư từ, tin tức, hành đạo... và nếu phạm tội được xét xử theo luật pháp chung); bảo đảm thực hiện các quy định đối với tù binh bị thương, bị bệnh, chết, thực hiện phóng thích và trao trả tù binh khi kết thúc chiến tranh. CƯGVTB thay cho công ước Giơnevơ về cách đối xử với tù binh kí 27.7.1929. Ngày 5.6.1957 VN gửi công hàm gia nhập CƯGVTB với ba điều trừ ngoại: VN coi là hợp pháp việc nước cầm giữ tù binh giao cho nước trung lập hoặc tổ chức nào nhận đảm nhiệm những công vụ của nước bảo hộ nếu được nước mà những tù binh ấy trực thuộc chấp nhận; việc nước cầm giữ tù binh giao tù binh cho một nước thành viên CƯGVTB không làm cho nước cầm giữ tù binh hết trách nhiệm trong việc áp dụng những điều khoản đối với tù binh; những tù binh bị truy tố và bị kết án về tội phạm chiến tranh hay tội chống loài người theo những nguyên tắc do phiên tòa Nurembe đề ra, không được hưởng những điều khoản của CƯGVTB.

        “CÔNG VIỆC KHẨN CẤP BÂY GIỜ” (5.11.1946), văn kiện do chủ tịch Hồ Chí Minh viết, nêu lên những nhiệm vụ cấp thiết để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến toàn quốc chắc chắn sẽ diễn ra trước dã tâm xâm lược ngày càng bộc lộ rõ của thực dân Pháp. Văn kiện chỉ rõ phải vừa chiến đấu vừa xây dựng, khẩn trương tổ chức lực lượng về mọi mặt: QS, chính trị, kinh tế, giao thông... tổ chức du kích, tăng gia sản xuất; khẳng định kháng chiến phải lâu dài, gian khổ nhưng với lực lượng toàn dân đoàn kết, ta nhất định thắng lợi. Là văn kiện quan trọng, đúc kết kinh nghiệm hơn một năm KCCP của nhân dân miền Nam VN, cùng với các văn kiện khác của ĐCS Đông Dương đặt cơ sở cho đường lối kháng chiến sau này.

        CÔNG XÃ PARI (1871), cuộc CM vô sản đầu tiên trên thế giới, do giai cấp công nhân và nhân dân lao động Pháp tiến hành nhằm lật đổ chính quyền tư sản, thiết lập chính quyền vô sản ở Pháp. Thất bại của Pháp trong chiến tranh Pháp -  Phổ (1870-71) cùng với chính sách đối ngoại đầu hàng và chính sách đối nội phản động của chính phủ Chie dẫn đến phong trào đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân và các lực lượng tiến bộ Pháp, đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở thủ đô Pari, sau đó diễn ra ở Liông, Macxây, Tuludơ... 18.3 khởi nghĩa thắng lợi, chính phủ Chie bỏ chạy về Vecxây, nhân dân Pari thực hiện quyền làm chủ, bầu ra Hội đồng Công xã (28.3) làm chức năng quản lí xã hội, gồm các đại biểu công nhàn và nhân dân lao động. Ngay sau khi ra đời, CXP đã thi hành nhiều chính sách tiến bộ (bãi bỏ chế độ quân thường trực thay bằng vũ trang toàn dân, tách hoạt động của nhà thờ ra khỏi chính quyền, tổ chức hệ thống giáo dục mới, chuyển quyền quản lí xí nghiệp cho công nhân, thành lập các hợp tác xã sản xuất, cải thiện đời sống dân nghèo...) nhằm ổn định tình hình, xây dựng và củng cố chế độ xã hội mới, bảo vệ lợi ích của nhân dân, thực hiện đường lối hòa bình hữu nghị giữa các dân tộc. 21-28.5 chính phủ Chie được sự ủng hộ, giúp đỡ của quân Phổ, tập trung lực lượng bao vây, phản công chiếm lại Pari, xóa bỏ thành quả CM. CXP thất bại nhưng đã ảnh hưởng lớn đến tiến trình lịch sử thế giới, báo hiệu sự mở đầu của thời đại CM vô sản, để lại bài học về tiến hành CM, thiết lập và bảo vệ chuyên chính vô sản.

        CÔNGGÔ* (Cộng hòa Cônggô; République du Congo, A. Republic of The Congo), quốc gia ở Trung Phi. Dt 342.000km2; ds 2,95 triệu người (2003); gồm người Bacônggô, Batêca, Bacôta... Ngôn ngữ chính thức: tiếng Pháp. Tôn giáo: Bái vật giáo, đạo Thiên Chúa. Thủ đô: Bradayin. Chính thể cộng hòa, đứng đầu nhà nước và cơ qưan hành pháp (chính phủ) là tổng thống. Cơ quan lập pháp: quốc hội. Vùng trung tâm là cao nguyên; tây nam là dải đồng bằng ven biển, rộng 40-50km; tây bắc là cao nguyên Nam Gvinia, độ cao 500-1.000m. Bờ biển thấp, thoải, chia cắt nhẹ. Khí hậu nóng, xích đạo ở phía bắc, cận xích đạo ở phía nam; lượng mưa 1.200-2.000 mm/năm. Hệ thống sông ngòi dày đặc, sông lớn: Cônggô. Cảng biển: Puênt-Nuarơ, Bradayin; sân bay Maia-Maia (Bradayin). Rừng nhiệt đới ẩm, chiếm trên 1/2 diện tích. Nước nông nghiệp. GDP 2,751 tỉ USD (2002), bình quân đầu người 890 USD. Thành viên LHQ (20.9.1960), Phong trào không liên kết, Liên minh châu Phi. Lập quan hệ ngoại giao với VN cấp đại sứ 16.7.1964. LLVT: lực lượng thường trực 10.000 người (lục quân 8.000, không quân 1.200, hải quân 800), lực lượng bán vũ trang 2.000. Tuyển quân theo chế độ tình nguyện. Trang bị: 40 xe tăng, 13 xe tăng hạng nhẹ, 25 xe thiết giáp trinh sát, 68 xe thiết giáp chở quân, 13 pháo mặt đất, 12 máy bay chiến đấu, 3 tàu tuần tiễu... Ngân sách quốc phòng 90 triệu USD (2002).

Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #217 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2019, 10:15:37 am »


        CÔNGGÔ** (Cộng hòa dãn chú Cônggô; République Démocratique du Congo, A. Democratic Republic of The Congo; 1971-97: Cộng hòa Daia), quốc gia ở Trung Phi. Dt 2.344.885km2: ds 56,63 triệu người (2003); 85% người Bantu, còn lại là các tộc người Phi. Ngôn ngữ chính thức: tiếng Pháp. Tôn giáo: 50% Bái vật giáo, 50% theo các đạo Thiên Chúa, Tm Lành, Hồi giáo. Thủ đô: Kinsaxa. Đứng đầu nhà nước là tổng thống kiêm tổng tư lệnh các LLVT. Cơ quan lập pháp: hội đồng lập pháp (quốc hội) một viện. Địa hình: rừng nhiệt đới (trong lưu vực sông Cônggô) chiếm hơn 60% diện tích lãnh thổ, bao quanh là các cao nguyên và các dãy núi, đỉnh cao nhất 5.109m. Sông chính: Cônggô (4.374km), Lualaba (1.800km). Khí hậu xích đạo ở phía bắc, cận xích đạo ở phía nam; lượng mưa trung bình hàng năm 1.300-1.800mm. Nước nông nghiệp (trên 60% lực lượng lao động làm nông nghiệp). Giàu khoáng sản: đồng, kẽm, côban, kim cương. Khai khoáng là ngành kinh tế chủ đạo. Các công ti độc quyền Mĩ, Bỉ, Nhật, Đức nắm các vị trí chú chốt trong nền kinh tế. GDP 5,187 tỉ USD (2002), bình quân đầu người 100 USD. Thành viên LHQ (20.9.1960), Phong trào không liên kết, Liên minh châu Phi. Lập quan hệ ngoại giao với VN cấp đại sứ 13.4.1981. LLVT: lực lượng thường trực 81.400 người (lục quân 79.000, hải quân 900, không quân 1.500). Trang bị: 60 xe tăng, 140 xe thiết giáp trinh sát, 84 xe thiết giáp chở quân, 130 pháo mặt đất, 50 súng cối, 50 súng máy và pháo phòng không, 2 tàu tuần tiễu, 4 máy bay Su-25, 6 máy bay trực thăng Mi-24... Ngân sách quốc phòng 400 triệu USD (2001).



        CONHI (P. Renes Cogny; 1904-?), tư lệnh quân Pháp ở miền Bắc VN (1953-54). Trung tướng (1956). Tham gia CTTG-II. hai lần bị bắt rồi được trả tự do. 1946-48 đại tá chỉ huy lữ đoàn bộ binh thiếu, chánh văn phòng BQP, thư kí thường trực Hội đồng tham mưu liên quân, phục vụ trong bộ chỉ huy của tướng Tatxinhi ở Tây Âu (1950), ở Đông Dương (1951). Năm 1952 chỉ huy Sư đoàn 2 ở Bắc Bộ. 1953 C đề nghị Nava hủy bỏ cuộc hành quân Atlăng nhưng không được chấp thuận. Lúc đầu C không tán thành chủ trương của Nava xây dựng Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, mà chủ trương tập trung quân bảo vệ đồng băng Bắc Bộ, nhưng sau 3 tháng tổ chức phòng thủ Điện Biên Phủ, C lên kiểm tra tại chỗ 11 lần và đã chủ quan thách Việt Minh đánh Điện Biên Phú. 7.5.1954 khi SCH bị đánh chiếm, C ra lệnh cho Đờ Caxtơri không được đầu hàng. Sau khi rời VN, C chỉ huy quân Pháp ở Marốc (1956-58), Trung Phi (1959).

        CÔOET (Nhà nước Côoet; Dowlat al-Kuwait, A. State of Kuwait), quốc gia ở đông bắc bán đảo Arập, bên bờ vịnh Pecxich. Dt 17.818km2; ds 2,18 triệu người (2003); 70% người Arập, 30% người Nam Á. Iran và các nước khác. Ngôn ngữ chính thức: tiếng Arập. Tôn giáo: đạo Hồi dòng Sunni 70%, đạo Hồi dòng Siai 30%. Thủ đô: En- Côoet. Chính thể quân chủ lập hiến, đứng đầu nhà nước là quốc vương, có quyền chỉ định thủ tướng và các thành viên chính phủ. Phần lớn lãnh thổ là sa mạc, địa hình bằng phảng; sông thường xuyên không có nước. Khí hậu nhiệt đới sa mạc khô và nóng; lượng mưa 50- l00mm/năm. Có trữ lượng dầu mỏ và khí đốt lớn. Cơ sở của nền kinh tế là khai thác và chế biến dầu lứa; một trong những nước xuất khẩu dầu mỏ lớn trên thế giới. Nông nghiệp kém phát triển, phải nhập lương thực và rau quả. Nền kinh tế được khôi phục sau chiến tranh Vùng Vịnh. GDP 32,8 tỉ USD (2000), bình quân đầu người 16.050 USD. Thành viên LHQ (14.5.1963), Liên đoàn các nước Arập, Phong trào không liên kết, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ. Lập quan hệ ngoại giao với VN cấp đại sứ 1.1976. LLVT: lực lượng thường trực 15.500 người (lục quân 11.000, không quân 2.500, hải quân 2.000), lực lượng dự bị 23.700. Trang bị: 385 xe tăng, 355 xe chiến đấu bộ binh, 140 xe thiết giáp chở quân, 86 pháo mặt đất, 50 súng cối, 76 máy bay chiến đấu, 20 máy bay trực thăng, 6 tàu tên lửa, 5 tàu tuần tiễu, 6 tàu hộ tống. Ngân sách quốc phòng 2,6 tỉ USD (2001).

Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #218 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2019, 10:17:13 am »


        CÔT ĐIVOA (Cộng hòa Côt Đivoa, Bờ Biển Ngà; République de Côte d’Ivoire, A. Republic of Côte dTvoire), quốc gia ở Tây Phi. Dt 322.463km2; ds 16,96 triệu người (2003); thuộc nhóm người Nigiê - Cônggô. Ngôn ngữ chính thức: tiếng Pháp. Tôn giáo: Bái vật giáo (63%), đạo Hồi, đạo Thiên Chúa. Thủ đô: Yamuxucrò. Chính thể cộng hòa, đứng đầu nhà nước và cơ quan hành pháp (chính phủ) là tổng thống. Cơ quan lập pháp: quốc hội. Phía nam là đồng bằng; bắc là cao nguyên, độ cao 500-800m; phía tây là núi, đỉnh cao nhất 1.340m. Khí hậu xích đạo ở miền nam, cận xích dạo ở miền bắc. Rừng chiếm 50% diện tích. Nước nông nghiệp. Các công ti tư bản nước ngoài giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Đứng đầu thế giới về sản xuất ca cao, thứ 5 về cà phê. GDP 10,411 tỉ USD (2002), bình quân đầu người 630 USD. Thành viên LHQ (20.9.1960), Phong trào không liên kết, Liên minh châu Phi. Lập quan hệ ngoại giao với VN cấp đại sứ 6.10.1975. LLVT: lực lượng thường trực 17.050 người (lục quân 6.500, không quân 700, hải quân 900, lực lượng bảo vệ tổng thống và hiến binh 8.950), lực lượng dự bị 10.000. Trang bị: 5 xe tăng hạng nhẹ, 31 xe thiết giáp trinh sát, 25 xe thiết giáp chở quân, 4 pháo mặt đất, 21 súng máy và pháo phòng không, 18 máy bay, 2 tàu tuần tiễu, 1 tàu đổ bộ, 5 máy bay chiến đấu... Ngân sách quốc phòng 90 triệu USD (2002).


        CÔXTA RICA (Cộng hòa Côxta Rica; República de Costa Rica, A. Republic of Costa Rica), quốc gia ở Trung Mĩ. Dt 51.060km2; ds 3,9 triệu người (2003); phần lớn người gốc Tây Ban Nha. Ngôn ngữ chính thức: tiếng Tây Ban Nha. Tôn giáo: đạo Thiên Chúa. Thủ đô: Xan Hôxê. Chính thể cộng hòa, đứng đầu nhà nước và cơ quan hành pháp (chính phủ) là tổng thống. Cơ quan lập pháp: quốc hội (một viện). Núi chiếm phần lớn diện tích lãnh thổ, đỉnh Chiripô - Granđơ cao nhất 3.820m; tây nam là cao nguyên miền trung, độ cao 900- 1.200m, nơi tập trung khu dân cư chủ yếu; phía bắc và ven bờ biển là vùng đất thấp. Bờ biển phía đông bằng phẳng, lầy; bờ tây bị chia cắt. Khí hậu cận xích đạo, nhiệt độ trung bình hàng tháng 23-25°C; lượng mưa 1.000-1.500mm ở phía tây, trên 3.000mm/năm ở phía bắc. Rừng nhiệt đới phân bố ở các sườn núi và chiếm 2/3 diện tích đồng bằng. Kinh tế kém phát triển, phụ thuộc tư bản nước ngoài (chủ yếu là Mĩ). GDP 16,108 tỉ USD (2002), bình quân đầu người 4.160 USD. Thành viên LHQ (2.11.1945), Phong trào không liên kết, Tổ chức các nước châu Mĩ. Lập quan hệ ngoại giao với VN cấp đại sứ 24.4.1976. Không có LLVT. Lực lượng bán vũ trang 8.400 người. Ngân sách quốc phòng 86 triệu USD (2000).



        CÔXTAT XARANTIĐIXƠ X. NGUYỄN VĂN LẬP
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #219 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2019, 10:18:26 am »


        (cổ), đơn vị tổ chức của QĐ một số triều đại phong kiến VN. Có quy mô tổ chức và quân số khác nhau dưới mỗi triều đại. Trong quân đội Hậu Lê, thời Lê-Trịnh (1533-1786), C bộ binh có quân số từ 200-800 người. Trong QĐ của chúa Nguyễn (giai đoạn 1558-1777), C là đơn vị tổ chức của quân thủy - bộ, gồm 4-5 thuyền với quân số tùy theo loại thuyền. Trong quân đội Tây Sơn, C có trong bộ binh, tượng binh, pháo binh và kị binh, liền dưới đạo, trên đội (gồm khoảng 5 đội), quân số 300-500 người. Trong quân đội Nguyễn, từ đời Gia Long (từ 1802), C tương đương vệ, có trong bộ binh, tượng binh, thủy binh của quân đóng ở kinh đô và cơ binh ở các tỉnh (trấn); quân số khoảng 500 người. Từ 1827 (dưới đời Minh Mạng) C không còn trong quân đóng ở kinh đô, là đơn vị tổ chức thống nhất của cơ binh, do quản cơ chỉ huy; gồm 10 đội (mỗi đội 50 người), một số C hợp lại thành liên cơ (do lãnh binh chỉ huy).

        CƠ CẤU XÃ HỘI, tổng thể những mối liên hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố hợp thành cách thức tổ chức của hệ thống xã hội (các giai cấp, dân tộc, tầng lớp, nhóm xã), bảo đảm cho sự ổn định và phát triển của xã hội. Những thành phần của CCXH được hình thành và phát triển trên cơ sở của những quan hệ sản xuất trong những giai đoạn phát triển nhất định của xã hội. Trong cơ cấu chung của xã hội thì CCXH- giai cấp giữ vị trí chủ đạo, quy định bản chất những mối quan hệ xã hội, chính trị, đạo đức, pháp lí... CCXH quyết định nội dung, phương thức tiến hành quản lí xã hội. CCXH quân nhân là cơ sở xã hội thực tiễn của công tác đảng, công tác chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam

        CƠ CHẾ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ĐỐI VỚI QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM, toàn bộ cơ cấu tổ chức và quy chế hoạt động để thực hiện sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của ĐCS VN đối với QĐND VN. Nội dung chính: ĐCS VN thực hiện sự lãnh đạo QĐ thông qua hệ thống tổ chức đảng các cấp từ toàn quân đến các tổ chức cơ sở đảng, toàn quân có Đảng ủy quân sự trung ương, đảng bộ các cấp có BCH (cấp ủy) thực hiện chế độ lãnh đạo đơn vị về mọi mặt theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo đi đôi với phân công cá nhân phụ trách, đảng viên vận động quần chúng; hệ thống chỉ huy các cấp theo chế độ một người chỉ huy, điều hành đơn vị dưới sự lãnh đạo của tập thể cấp ủy; hệ thống cơ quan chính trị và cán bộ chính trị đảm nhiệm công tác đảng, công tác chính trị dưới sự lãnh đạo của cấp ủy, sự điều hành của người chỉ huy và sự hướng dẫn của cơ quan chính trị cấp trên, Tổng cục chính trị đảm nhiệm CTĐ,CTCT trong toàn quân dưới sự lãnh đạo của Ban bí thư và thường xuyên, trực tiếp là Đảng ủy QS trung ương; hệ thống các tổ chức quần chúng ở đơn vị cơ sở.(thanh niên, công đoàn, phụ nữ...) làm nòng cốt thực hiện. Các hệ thống tổ chức trên hoạt động theo cương lĩnh, điều lệ Đảng, các quy định của BCHTƯ BCT, Ban bí thư và Đảng ủy QS trung ương; điều lệnh QĐ; điều lệ CTĐ.CTCT; điều lệ các đoàn thể quần chúng... Quy định cụ thể của CCLĐCĐCSVN ĐVQĐNDVN có thể thay đổi cho phù hợp với sự phát triển của tình hình xây dựng và chiến đấu của QĐ trong mỏi giai đoạn CM.

        CƠ ĐỘNG, di chuyển lực lượng (chuyển di hỏa lực) có tổ chức trước và trong quá trình tác chiến đến hướng (khu vực) mới nhằm chiếm vị trí có lợi, tổ chức lực lượng mới, tạo ưu thế so sánh lực lượng, phương tiện, tăng sức mạnh chiến đấu cho lực lượng hiện có, hoặc đưa lực lượng ra khỏi khu vực bị uy hiếp. Về quy mô, có CĐ: chiến lược, chiến dịch và chiến thuật; theo môi trường có CĐ: đường bộ, đường thủy, đường không; theo hướng vận động, có: CĐ lên phía trước, CĐ ngang (theo chính diện) và CĐ về phía sau; theo lực lượng, phương tiện, có CĐ: binh lực, hỏa lực, hậu cần kĩ thuật... CĐ chiến lược, được tiến hành dưới sự chỉ đạo của Bộ tổng tư lệnh trên một hoặc một số chiến trường nhằm thực hiện nhiệm vụ (mục đích) chiến lược. Lực lượng tiến hành CĐ có thể: vũ khí chiến lược, các tập đoàn lực lượng lớn, lực lượng dự bị chiến lược... CĐ chiến dịch, được tiến hành theo quyết tâm của tư lệnh chiến dịch nhằm thực hiện nhiệm vụ chiến dịch. CĐ chiến dịch được thực hiện bằng CĐ các liên binh đoàn, binh đoàn, binh đội thuộc các quân chúng, binh chủng và bộ đội chuyên môn; chuyển hướng các đòn đột kích của không quân, tên lửa pháo binh (hỏa tiễn) và di chuyển các phương tiện vật chất kĩ thuật của liên binh đoàn. CĐ chiến thuật, được tiến hành theo quyết tâm của người chỉ huy binh đoàn (binh đội, phân đội) nhằm thực hiện nhiệm vụ chiến đấu. CĐ chiến thuật được thực hiện bằng CĐ các binh đội, tàu hải quân, các phân đội thuộc các binh chúng và bộ đội chuyên môn; chuyển di hỏa lực tên lửa chiến thuật và pháo binh (hỏa tiễn). Đội hình CĐ binh lực, được tiến hành ở liên binh đoàn, binh đoàn, binh đội, phân đội bằng đi bộ, bằng các phương tiện trong biên chế và tăng cường theo đường bộ, đường thủy, đường không. CĐ binh lực có thể theo đội hình hành quân, đội hình trước chiến đấu hoặc đội hình chiến đấu. Trong tiến công, CĐ binh lực nhằm tăng cường sức mạnh chiến đấu sang hướng khác; lên phía trước, bao vây quân địch; đưa lực lượng dự bị vào tác chiến. Trong phòng ngự, CĐ binh lực để thực hành phản kích (phản đột kích); chuyển nỗ lực tác chiến từ hướng (khu vực) này sang hướng (khu vực) khác; ngăn chặn địch thọc sâu, vu hồi; rời khỏi chiến đấu, rút lui... CĐ hỏa lực, chuyển di hỏa lực sang mục tiêu khác mà không thay đổi trận địa bắn, nhằm tập trung hỏa lực vào mục tiêu quan trọng; phân chia lại hỏa lực hoặc sát thương mục tiêu tiếp theo. CĐ hậu cần kĩ thuật, được tiến hành theo một kế hoạch (ý định) nhằm tăng cường lực lượng hậu cần kĩ thuật, thay thế lực lượng hậu cần kĩ thuật bị thiệt hại; đưa các cơ quan, đơn vị hậu cần kĩ thuật ra khỏi khu vực bị uy hiếp; chuyển căn cứ hậu cần kĩ thuật.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM