Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 17 Tháng Tư, 2024, 01:24:54 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: C  (Đọc 15301 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #200 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2019, 09:48:10 am »


        CỔN TIÊN, khu đồi ở xã Gio Sơn. h. Gio Linh. t. Quảng Trị. bên đường 15, tây bắc tx Đông Hà llkm, gồm 3 điểm cao (điểm cao nhất 155m). Trong KCCM, CT là cứ điểm của Sư đoàn lính thủy đánh bộ 3 QĐ Sài Gòn, đồng thời là vị trí quan trọng của hàng rào điện tử Mac Namara, mệnh danh “con mắt thần” và được coi là bất khả xâm phạm. Trong những năm 1967-68, CT cùng với cứ điểm Dốc Miếu liên tục bị pháo binh QĐND VN pháo kích. Mĩ phải tiến hành tới 4.000 vụ ném bom (cả máy bay B-52) xuống các vị trí xung quanh CT với hơn 40.000t bom để ngăn chặn các cuộc tiến công của QGPMN VN. Cứ điểm CT bị tiêu diệt trong chiến dịch Trị Thiên (30.3-27.6.1972).

        CÔNBAI (A. William Egan Colby; 1920-96), người đứng đầu Phân cục tình báo trung ương Mĩ ở miền Nam VN (1959-62 và 1968-71). Năm 1943 thiếu úy tình báo Mĩ. hoạt động ở Pháp. 1950 làm việc cho CM, chuyên nghiên cứu các nước Đông Dương, nói thạo tiếng Việt. 1959 sang VN làm bí thư thứ nhất Đại sứ quân Mĩ tại Sài Gòn, phụ trách tình báo, chỉ đạo việc xây dựng Lực lượng đặc biệt Mĩ ở vùng núi và chương trình ấp chiến lược. 1962 về Mĩ tiếp tục chỉ đạo hoạt động của các tổ chức do CIA lập ra ở Đông Dương. 1968 trở lại Sài Gòn làm phó tư lệnh quân Mĩ ở miền Nam VN (MACV) phụ trách Phân cục C1A và CORDS. 1971 về Mĩ. Nhiều lần phải ra điều trần trước một số ủy ban của Quốc hội Mĩ về việc tra tấn và giết hại 20.000 thường dân miền Nam VN trong chương trình Phượttg Hoàng**. 1973 giám đốc CIA.

        CÔNCATA (Cancutta), thành phố cảng, căn cứ hải quân Ấn Độ ở châu thổ Sông Hằng (cách cửa sông 130km). Ds khoảng 9,2 triệu người. Công nghiệp: chế tạo máy, chế biến đay. bông, giấy, thực phẩm, điện tử, hóa chất, in... Đường tàu điện ngầm, cảng hàng không quốc tế. Hai trường đại học tổng hợp. Cảng sâu 9,lm. Chiều dài toàn bộ các cầu cảng 10,9km. Các nhà triền và đốc nổi bảo đảm được các loại sửa chữa của tàu. Lượng vận chuyển hàng hóa 10,5 triệu tấn/năm.

        CÔNG AN NHÂN DÂN VŨ TRANG nh BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG

        CÔNG BINH, lực lượng chuyên môn kĩ thuật có chức năng bảo đảm công binh trong chiến đấu và xây dựng, có thể trực tiếp chiến đấu bằng vũ khí công binh. Được tổ chức trong LLVT ba thứ quân, gồm các phân đội, binh đội, binh đoàn công binh chuyên trách (công trình, vượt sông, cẩu đường...) hoặc hỗn hợp. Có: CB dự bị chiến lược (trực thuộc Bộ), CB chiến dịch (trực thuộc các quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng) và CB chiến thuật (trực thuộc các binh đội, binh đoàn binh chủng họp thành và chuyên môn kĩ thuật khác...).

        CÔNG BINH CHIẾN DỊCH, lực lượng công binh dùng để bảo đảm công binh cho chiến dịch của bộ đội binh chủng hợp thành, chiến dịch quân chủng và tăng cường cho cấp dưới. CBCD thuộc biên chế quân khu, quân đoàn, quân chủng.

        CÔNG BINH CHIẾN LƯỢC, lực lượng công binh dự bị trực thuộc BQP dùng để bảo đảm công binh cho hoạt động tác chiến chiến lược, chiến dịch - chiến lược, các nhiệm vụ chiến lược khác và tăng cường cho công binh cấp chiến dịch.

        CÔNG BINH CHỦ LỰC, gọi chung lực lượng công binh dược tổ chức thành binh đoàn, binh đội, phân đội thuộc quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng. Lực lượng nòng cốt trong bảo đảm công binh và luôn phối hợp chặt chẽ với công binh địa phương và các lực lượng khác tạo nên sức mạnh tổng hợp để thực hiện nhiệm vụ.

        CÔNG BINH ĐỊA PHƯƠNG, gọi chung lực lượng công binh thuộc bộ đội địa phương và dân quân tự vệ, được tổ chức thành các phản đội trực thuộc bộ chỉ huy QS tỉnh, ban chỉ huy QS huyện và trong các đơn vị bộ đội địa phương và dân quân tự vệ. Có nhiệm vụ: bảo đảm công binh trong huấn luyện, chiến đấu cho bộ đội địa phương, dân quân tự vệ và tham gia bảo đảm công binh cho bộ đội chủ lực tác chiến trên địa bàn.

        CÔNG BINH XƯỞNG nh BINH CÔNG XƯỞNG

        CÔNG BỔ QUYẾT TÂM TÁC CHIẾN, truyền đạt quyết tâm tác chiến để cơ quan triển khai thực hiện; CBQTTC do người chỉ huy trực tiếp tiến hành, thường thực hiện sau khi báo cáo quyết tâm với đảng ủy và trước khi báo cáo quyết tâm lên cấp trên. Nội dung CBQTTC gồm: kết luận đánh giá tình hình (những điểm mới); nhiệm vụ trên giao; nhiệm vụ đơn vị bạn có liên quan; quyết tâm tác chiến và chi thị các công việc phải làm tiếp.

        CÔNG DÂN THUỘC DIỆN ĐƯỢC GỌI NHẬP NGŨ, công dân có đú tiêu chuẩn về tuổi đời, sức khỏe, chính trị và văn hóa theo quy định của BQP; đã đăng kí nghĩa vụ QS, khám sức khỏe, được hội đồng nghĩa vụ QS xã (phường, thị trấn) xét duyệt và đề nghị; được hội đồng nghĩa vụ QS huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh) chuẩn y, theo quy định của Luật nghĩa vụ quân sự.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #201 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2019, 09:49:30 am »


        CÔNG KÍCH, giai đoạn quyết định nhất của hành động tiến công được thực hiện bằng vận động nhanh tiếp cận mục tiêu của phán đội, binh đội, binh đoàn và của từng chiếc (biên đội, phi đội...) máy bay chiến đấu (trực thăng), tàu chiến kết hợp với hỏa lực mãnh liệt nhằm tiêu diệt quân địch. Theo thời gian, CK có: ban ngày và ban đêm; theo hướng, có CK: chính diện, bên sườn và sau lưng; theo lực lượng, có: CK của lục quân (xe tăng, bộ binh, bộ binh cơ giới), CK của không quân và CK của hải quân; theo môi trường, có: CK trên mặt đất, CK trên không và CK trên biển; theo cách thức, có CK: liên tục, luân phiên, trọng điểm. CK của bộ binh (bộ binh cơ giới) do các phân đội, binh đội, binh đoàn tiến hành bằng đi bộ hoặc ngồi trên xe chiến đấu bộ binh (xe thiết giáp) cùng với xe tăng, được pháo binh và không quân chi viện. CK bằng đi bộ thường dược vận dụng khi đột phá phòng ngự có chuẩn bị và khi địa hình cản trở việc sử dụng cơ giới. Trong quá trình CK có thể diễn ra đánh giáp lá cà. CK của xe tăng do phân đội, binh đội (binh đoàn) xe tăng tiến hành được pháo binh và không quân chi viện. Xe tăng vận động với tốc độ cao nhất trong điều kiện địa hình cho phép thực hành hỏa lực trong hành tiến, tiêu diệt quân địch. Tham gia vào CK của xe tăng có thể có các phân đội bộ binh cơ giới. CK trên khỏng (không quân) do biên đội, phi đội hoặc từng chiếc máy bay chiến đấu (trực thăng) tiến hành bằng cách tiếp cận mục tiêu trên không, từ hướng có lợi, tiến hành hỏa lực mãnh liệt để tiêu diệt. CK trên biển (hải quân) do từng chiếc tàu ngầm, tàu mặt nước hoặc tổ (cụm) tàu tiến hành; bao gồm cơ động tiếp cận mục tiêu, chiếm lĩnh vị trí (tuyến) hỏa lực có lợi, tiến hành hỏa lực vào mục tiêu và cơ động để chiếm lĩnh vị trí (tuyến) mới tiếp tục đánh vào mục tiêu đã CK hoặc vào mục tiêu khác. Mục tiêu CK trên biển có thể là tàu ngầm, tàu mặt nước và tàu vận tải của đối phương. CK liên tục được tiến hành mãnh liệt, không gián đoạn không cho địch có thời gian củng cố thế trận, ổn đinh tình hình và tổ chức lại lực lượng đánh trả. CK luân phiên được tiến hành bằng cách tổ chức CK nhiều đợt lần lượt cho đến khi hoàn thành nhiệm vụ. Thường vận dụng khi tiến công trận địa kiên cố và trong trận chiến đấu của không quân. CK trọng điểm được tiến hành bằng cách tập trung lực lượng, CK vào một bộ phận quan trọng nhất của quân địch, nhanh chóng tiêu diệt mục tiêu hoặc chiếm giữ địa hình có lợi tạo điều kiện phát triển tiến công.

        CÔNG KÍCH BẰNG BOM CHÌM, hành động chiến đấu tiến công của tàu mặt nước, máy bay chống ngầm và máy bay trực thăng chống ngầm, cơ động kết hợp sử dụng bom chìm để tiêu diệt tàu ngầm đối phương và các mục tiêu dưới nước khác. Để nâng cao xác suất sát thương tàu ngầm, thường phóng hoặc thả bom chìm thành loạt với sự phân bố các điểm nổ của bom theo diện tích và theo độ sâu của biển. Tàu mặt nước sử dụng các bệ phóng bom phản lực, các ống phóng khí động và thiết bị thả bom ở đuôi tàu để phóng, thả bom chìm. Cg công kích bom chìm.

        CÔNG KÍCH BẰNG NGƯ LÔI, hành động chiến đấu tiến công của tàu mặt nước, tàu ngầm, máy bay cơ động kết hợp sử dụng ngư lôi tiêu diệt tàu mặt nước, tàu ngầm và các mục tiêu khác trên biển. Khi dùng tàu ngầm để CKBNL thường tiến hành bằng đơn chiếc; tàu mặt nước và máy bay có thể tiến hành bằng đơn chiếc hoặc tốp chiến thuật. Cg công kích ngư lôi.

        CÔNG KÍCH BẰNG PHÁO HẠM, hành động chiến đấu tiến công của tàu pháo cơ động kết hợp với bắn pháo nhằm tiêu diệt hoặc sát thương mục tiêu ở mức độ dự kiến; giai đoạn quyết định trong hành động tiến công của các tàu pháo. CKBPH có thể bằng đơn tàu, hoặc nhóm tàu. Cg công kích pháo hạm hay công kích pháo tàu.

        CÔNG KÍCH BẰNG TÀU (THUYỂN), hành động chiến đấu tiến công của tàu (thuyền) chiếm lĩnh trận địa hoặc tuyến bắn có lợi để sử dụng vũ khí tiêu diệt mục tiêu. Có thể công kích bằng nhóm tàu hoặc đơn lẻ.

        CÔNG KÍCH TÀU NGẨM, hành động chiến đấu kết hợp giữa cơ động kiên quyết với sử dụng tập trung vũ khí chống ngầm của các lực lượng chống ngầm, nhằm tiêu diệt tàu ngầm đối phương. CKTN có thể thực hiện bằng đơn chiếc, đơn nhóm (tàu mặt nước, tàu ngầm, máy bay, máy bay trực thăng) hoặc bằng một số nhóm (đơn chúng hoặc đa chủng); bằng một hoặc một số loại vũ khí chống ngầm (bom chìm, bom phóng, ngư lôi...).

        CÔNG KÍCH TRÊN BIỂN X. CÔNG KÍCH

        CÔNG KIÊN, tiến công tiêu diệt địch phòng ngự có công sự vững chắc (kiên cố); một hình thức chiến thuật. Nội dung cơ bản của CK; tập trung lực lượng ưu thế trên hướng tiến công chủ yếu, mục tiêu chủ yếu, thực hành đột phá kết hợp với thọc sâu, bao vây, chia cắt để tiêu diệt địch; lực lượng tiến công thường được tổ chức thành nhiều bộ phận: bộ phận mở cửa qua vật cản, bộ phận đánh chiếm đầu cầu, bộ phận phát triển tiến công trong chiều sâu phòng ngự của địch, bô phận hỏa lực, bộ phận dự bị. CK được vận dụng rộng rãi trong KCCP, KCCM. Cg đánh địch trong công sự vững chắc.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #202 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2019, 09:57:43 am »

    
        CÔNG NGHỆ, 1) gọi chung những tri thức của con người và các phương tiện, công cụ hướng vào cải tạo, biến đổi tự nhiên, sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ để đáp ứng nhu cầu xã hội. CN phụ thuộc vào bốn yếu tố: cơ sở vật chất (thiết bị, máy móc, dụng cụ, nhà xưởng, vật liệu...), con người (có học vấn và tay nghề sử dụng, điều khiển thiết bị), thông tin (tư liệu, dữ liệu, mô tả sáng chế, bí quyết...) và quản lí (những mối liên hệ, phân bố nguồn lực, chính sách, cơ chế điều hành...), trong đó yếu tố con người đóng vai trò trung tâm. CN thường giái quyết vấn đề “làm thế nào?”, được đánh giá theo kết quả áp dụng và đóng góp trực tiếp cho các mục tiêu kinh tế - xã hội. CN là một loại hàng hóa có giá trị mua bán, chuyển giao... CN liên quan chật chẽ với khoa học và sản xuất mà sản phẩm của nó thường chứa hàm lượng khoa học cao. Những CN tiên tiến (vd: CN thông tin, CN sinh học, CN vũ trụ...) tạo ra từ những thành tựu của CM khoa học - kĩ thuật hiện đại đã cho phép tự động hóa không chỉ quá trình sản xuất mà cả quá trình đưa tri thức khoa học vào sản xuất (biến khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp), thậm chí cả quá trình thu nhận tri thức mới. Những CN tiên tiến mới này làm chuyển biến căn bản về chất từng ngành sản xuất, cũng như toàn bộ các ngành kinh tế. Trong QS, những CN tiên tiến cho phép tạo ra vũ khí công nghệ cao và những phương tiện KTQS hiện đại khác; 2) tổng thể những phương pháp, giải pháp, quy trình, quy tắc, kĩ năng... được dùng tác động vào đối tượng lao động (nguyên vật liệu, bán thành phẩm...) để tạo ra sản phẩm. Thành phần quan trọng nhất của CN là quy trình CN (thứ tự các nguyên công trong quá trình chế tạo một sản phẩm). Vd: CN cắt gọt kim loại, CN rèn dập...

        CÔNG NGHỆ NANÔ (A. nanotechnology, từ tiếng Hi Lạp nanos - một phần triệu)1, công nghệ tạo ra các vật liệu mới và thiết bị có cấu trúc siêu nhỏ (cấu trúc nanô, kích thước chỉ tính bằng nanômét hay 10-9m) bằng cách điều khiển sự sắp xếp các nguyên tử và phân tử riêng biệt của chúng. CNN cho phép kiểm soát nguyên tử, phân tứ và siêu phân tử của các khối vật chất cơ bản thông qua sự khống chế các phản ứng, quá trình dịch chuyển và biến đổi vật chất để thay đổi cấu trúc phân tư. nguyên tử; làm thay đổi tính chất vật lí của vật chất, tạo ra các cấu trúc mới. các chất hoàn toàn mới có tính năng cao hơn, đa dạng hơn; tạo ra những hệ thống thiết bị siêu nhò. thông minh hơn, đa chức năng, thích hợp với môi trường. CNN bao gồm các lĩnh vực: lí thuyết và mô phỏng; vật liệu và công nghệ chế tạo; phương tiện để chế tạo và quan sát cấu trúc nanô; khai thác và ứng dụng. Y tưởng về CNN được nhà vật lí Mĩ Risac Phenman đưa ra từ 1959. Tuy đang ở giai đoạn nghiên cứu thử nghiệm, hiện nay CNN đã bước đầu được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực: công nghệ vật liệu, công nghệ sinh học. điện tử, vi điện tử, quang học, hóa học, y học, cơ khí... Trong QS, CNN đang được nghiên cứu phát triển, mở ra một hướng mới về phát triển vũ khí, trang bị KTQS.

        CÔNG NGHỆ TÀNG HÌNH nh KĨ THUẬT TÀNG HÌNH

        CÔNG NGHỆ THÔNG TIN, tập hợp các phương pháp khoa học, giải pháp và phương tiện kĩ thuật - công nghệ (mà hạt nhân là máy tính điện tử) để thu thập, xử lí và khai thác có hiệu quả các nguồn thông tin phục vụ cho hoạt động của con người và xã hội. CNTT bao gồm cả kĩ thuật tính toán, xử lí thông tin và truyền thông trong mạng máy. CNTT phát triển trên cơ sở những ngành khác như: tin học, viễn thông, điện tử, tự động hóa... Trong QS, CNTT được úng dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực hoạt động: tham mưu. chỉ huy. quản lí, huấn luyện, bảo đảm kĩ thuật, hậu cần, nghiên cứu khoa học - KTQS.. và có vai trò dặc biệt quan trọng trong các hệ thống chỉ huy tụ động hóa và hệ thống tự động điều khiển các phương tiện KTQS, hướng tới việc úng dụng trí tuệ nhân tạo trong việc tạo lập những hệ thống điều khiển và phương tiện chiến đấu mới không có người điều khiển. CNTT hình thành cuối những năm 70, phát triển mạnh mẽ trong thập kỉ 80-90 của tk 20 và được coi là một trong những công nghệ quan trọng của tk 21.

        CÔNG NGHIỆP QUỐC PHÒNG, bộ phận của kinh tế quân sự và của nền công nghiệp đất nước, có chức năng sản xuất, sửa chữa vũ khí, trang bị và sản xuất các vật tư. trang bị hậu cần cần thiết cho LLVT. CNQP gồm các xí nghiệp quốc phòng và các cơ sở nghiên cứu khoa học - công nghệ. Sự phát triển CNQP phụ thuộc vào chế độ chính trị, tình hình kinh tế - xã hội, sự phát triển khoa học công nghệ của mỗi nước. CNQP còn sản xuất sản phẩm dân dụng.

------------------
        1. Đúng ra phải là "một phần tỉ" - Giangtvx
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #203 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2019, 09:59:37 am »


        CÔNG NHÂN, VIÊN CHỨC QUỐC PHÒNG, gọi chung công chức và công nhân quốc phòng, biên chế ở cơ quạn, nhà máy, xí nghiệp, trường học, bệnh viện, cơ sở kinh tế trong QĐ; trực tiếp sản xuất, sửa chữa, bảo quản vũ khí, khí tài; giảng dạy, nghiên cứu khoa học hoặc làm việc hành chính, phục vụ theo quy định của chức danh. Khi có yêu cầu CN,VCQP có thể được điều động phục vụ ở đơn vị tuyến trước. CN,VCQP có nghĩa vụ, quyền lợi cơ bản như công nhân, viên chức nhà nước, phải chấp hành các chế độ quy định của QĐ và được hưởng phụ cấp quốc phòng do chính phủ quy định.

        CÔNG PHÁP QUỐC TẾ. hệ thống nguyên tắc, quy phạm pháp luật quốc tế nhằm duy trì, điều chỉnh các quan hệ chính trị (chủ yếu), kinh tế, văn hóa, khoa học... nảy sinh giữa các nhà nước, các tổ chức quốc tế và phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc tham gia quan hệ quốc tế. Được thể hiện trong các điều ước quốc tế (hiệp ước, định ước, hiệp định, công ước. nghị định thư, thỏa thuận, công hàm, hiến chương LHQ...). Thuật ngữ CPQT còn dùng để phân biệt với tư pháp quốc tế (tồng thể các nguyên tắc và quy phạm pháp lí điều chỉnh  các mối quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài).

        CÔNG PHIẾU KHÁNG CHIẾN, trái phiếu nhà nước phát hành theo sắc lệnh số 160-SL ngày 14.4.1948 của chủ tịch nước VN DCCH, nhằm đáp ứng nhu cầu về tài chính cho cuộc KCCP. Tổng số CPKC có mệnh giá năm triệu đồng (theo giá trị tiền VN khi đó). CPKC được lưu hành và có giá trị như giấy bạc, được hưởng lãi và miễn các thứ thuế (hiện có, sẽ đặt ra, trước bạ khi chuyển nhượng). Người mua một lần từ 10.000 đồng trở lên sẽ được thưởng Bằng danh dự; người làm già hay có hành động phá hoại sẽ bị truy tố. Với tinh thần yêu nước và ý chí tất cả cho kháng chiến thắng lợi, các tầng lớp nhân dân VN đã nhiệt tình hưởng ứng, mua hết CPKC trong thời gian ngắn.

        CÔNG SUẤT ĐƠN VỊ, mức công suất trên một đơn vị khối lượng của phương tiện cơ động; được tính bằng ti số giữa công suất hữu ích lớn nhất của động cơ với khối lượng toàn bộ hoặc khối lượng chiến đấu; một tiêu chí quan trọng đánh giá khả năng cơ động của phương tiện. Đơn vị tính thường là kW/t (hoặc CV/t). CSĐV của xe tăng, xe chiến đấu bộ binh hiện đại khoảng 22-25 kW/t (trên dưới 30cv/t); xe thiết giáp trên dưới 15kW/t (khoảng 20cv/t); ô tô QS 10-12kW/t (12-15cv/t). Đối với tàu (thuyền), đại lượng tương tự được tính bằng tỉ số giữa tổng công suất thiết bị động lực với lượng choán nước tiêu chuẩn và gọi là hệ số trang bị động lực của tàu (thuyền).

        CÔNG SỰ, công trình quân sự dùng để bảo đảm an toàn cho người và phương tiện vật chất, kho tàng, bảo đảm chỉ huy ổn định. nâng cao hiệu quả sử dụng vũ khí và phương tiện KTQS, chống các phương tiện sát thương của địch. Theo thời gian sử dụng, có: CS dã chiến, CS lâu bền; theo công dụng, có: CS chiến đấu, CS phòng tránh; theo tính chất bảo vệ có: CS hở. CS kín. Nếu ẩn nấp trong CS hở, số người bị thương vong sẽ giảm 5 lần khi bị bom, 7 lần khi bị đạn pháo cầu vồng và 10 lần khi bị rôckét so với trường hợp số người đó ở trên mặt đất (ngoài CS). CS có nóc phủ 90-130cm chống được đạn cối 82 li nổ trực tiếp.

        CÔNG SỰ CHIẾN ĐẤU, công sụ để bảo đảm an toàn cho hành động chiến đấu và chỉ huy chiến đấu, (có thể là công sự dã chiến hoặc công sự lâu bền), gồm công sự bắn, công sự quan sát, công sự chỉ huy, hào chiến đấu, hào giao thông (cơ động) và những công sự khác.

        CÔNG SỰ DÃ CHIẾN, công sự được làm với thời gian ngắn trong quá trình chuẩn bị hoặc thực hành tác chiến, có cơ cấu đơn giản, thời gian sử dụng ngắn. Trong tác chiến hiện đại, do tính cơ động cao, tình huống thay đổi mau lẹ, nên vai trò CSDC ngày càng quan trọng. CSDC có thể được tu bổ, cải tạo, nâng cấp để tàng thêm độ vững chắc, kéo dài thời gian sử dụng.

        CÔNG SỰ LÂU BỂN, công sự xây dựng bằng những vật liệu bền vững, sứ dụng được lâu dài (như bê tông, kim loại, đá...), thường có sức chống đỡ cao, thiết bị tương đối hoàn thiện. CSLB thường được xây dựng từ thời bình làm nòng cốt cho hệ thống công trình ở các khu vực phòng thủ quan trọng và ở các SCH cấp cao... Cg công sự vững chắc.

        CÔNG SỰ PHÁO, công sự hở hoặc có nắp dùng để đặt pháo, đạn và bố trí khẩu đội chiến đấu, thành phần trận địa pháo. Thường được cấu trúc bằng cách: đào, đắp đất; xếp bao cát; xây bằng gạch đá... và có lối ra vào cho pháo. Tuỳ theo loại pháo và yêu cầu chiến đấu, có CSP: một hướng bắn, hai hướng bắn, hướng bắn vòng tròn; lâu bền, dã chiến. Kích thước cơ bản CSP tuỳ thuộc vào kiểu pháo, bảo đảm thuận tiện cho việc phát huy hỏa lực, đồng thời bảo vệ tốt cho pháo, đạn và khẩu đội chiến đấu.

        CÔNG SỰ PHÒNG TRÁNH, công sự để bảo vệ người, các phương tiện QS và mục tiêu kinh tế - QS, các công sự cho phòng thủ dân sự. ở tiền tuyến CSPT bao gồm hào ẩn, hầm nấp, hầm trú, công sự cất giấu xe máy, trang bị KTQS, vật chất, hầm cứu thương, thông tin...
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #204 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2019, 10:01:05 am »


        CÔNG SỰ VỮNG CHẮC nh CÔNG sự LÂU BỀN

        CÔNG TÁC BẢO VỆ AN NINH Quân đội nhân dân Việt Nam, mặt công tác của ĐCS VN trong QĐND VN, bộ phận của công tác bảo vệ an ninh quốc gia, gồm tổng thể các hoạt động phòng ngừa và đấu tranh chống kẻ thù phá hoại nội bộ LLVT và các tội xâm phạm an ninh chính trị, an toàn của QĐ; góp phần bảo đảm cho tổ chức Đảng, tổ chức QĐ trong sạch, vững manh. Nội dung cơ bản: giáo dục cán bộ, chiến sĩ, công nhân, viên chức quốc phòng để cao cảnh giác CM, chấp hành nghiêm các chế độ, quy định về phòng gian bảo mật; tổ chức nghiên cứu ngăn chặn mọi âm mưu. thủ đoạn hoạt động phá hoại của địch; bảo vệ quan điểm, đường lối của Đảng, bảo vệ tổ chức Đảng, tổ chức QĐ, bảo vệ con người và vũ khí trang bị, cơ sở vật chất kĩ thuật, bảo vệ bí mật QS, bí mật nhà nước, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho mọi hoạt động của QĐ. CTBVAN đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy quân sự trung ương, sự quản lí, chỉ đạo của bộ trưởng BQP (trực tiếp là chủ nhiệm TCCT); cấp ủy và người chỉ huy các cấp lãnh đạo và quản lí, chỉ đạo chặt chẽ CTBVAN ở cấp mình, cơ quan bảo vệ an ninh cấp trên hướng dẫn về nghiệp vụ. Tiến hành CTBVAN phải dựa vào quần chúng và hệ thống tổ chức lãnh đạo, chỉ huy kết hợp với sử dụng các biện pháp chuyên môn, nghiệp vụ.

        CÔNG TÁC BẢO VỆ CHÍNH TRỊ NỘI BỘ trong Quân đội nhân dân Việt Nam, bộ phận của công tác bảo vệ an ninh QĐND VN nhằm bảo vệ tổ chức, bảo vệ con người, bảo đảm cho QĐ trong sạch về tổ chức, vững mạnh về chính trị tư tưởng, xứng đáng lả công cụ bạo lực sắc bén của Đảng. Nội dung chính: bảo vệ chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối quan điểm của ĐCS VN; bảo vệ đạo đức và lối sống CM của mọi cán bộ, chiến sĩ, còng nhân, viên chức quốc phòng trong QĐ; phòng chống địch xâm nhập nội bộ, hoạt động nội gián; bảo vệ bí mật quốc gia và bí mật quân sự. CTBVCTNB phải báo đảm nguyên tắc “thận trọng, khách quan, toàn diện, tích cực, chủ động phòng ngừa, lấy tự bảo vệ mình là chủ yếu”; phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng và người chỉ huy, cơ quan bảo vệ an ninh là nòng cốt.

        CÔNG TÁC BIÊN PHÒNG, toàn bộ các chủ trương, biện pháp, hình thức hoạt động do các cơ quan chức năng của nhà nước, các ngành, các cấp, LLVT tiến hành để quản lí bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, an ninh chính trị, trật tự xã hội; phòng và chống các hoạt động xâm nhập phá hoại, buôn lậu qua biên giới, bảo vệ tài nguyên của đất nước, ngăn chặn vũ trang xâm lược, xây dựng khu vực biên giới vững mạnh toàn diện tạo thế và lực bảo vệ an toàn lãnh thổ, biên giới trong thời bình, đánh bại kẻ thù trong thời chiến. CTBP bao gồm: thực hiện biện pháp công trình kĩ thuật bảo vệ biên giới, biện pháp kiểm soát hành chính biên phòng, biện pháp vũ trang biên phòng, biện pháp vận động quần chúng, biện pháp trinh sát biên phòng, biện pháp đối ngoại biên phòng... CTBP phải dựa trên cơ sở xây dựng, phát triển kinh tế xã hội ở khu vực biên giới; xây dựng cơ sở hạ tầng, chú trọng phát triển hệ thống đường sá ra biên giới; xây dựng cơ sở chính trị các xã biên giới, QĐ, dân quân, công an, đặc biệt là xây dựng lực lượng nòng cốt chuyên trách bảo vệ biên giới (bộ đội biên phòng) có chất lượng cao.

        CÔNG TÁC CÁN BỘ trong Quân đội nhân dân Việt Nam. bộ phận của công tác cán bộ của ĐCS VN; một nội dung của CTĐCTCT trong QĐND VN, bao gồm toàn bộ hoạt động xây dựng đội ngũ cán bộ QĐ tuyệt đối trung thành với Đảng, tổ quốc và nhân dân, có phẩm chất đạo đức, trình độ, năng lực, phong cách tốt; có số lượng cơ cấu hợp lí, cân đối, đồng bộ, đáp ứng yêu cẩu nhiệm vụ chính trị của QĐ trong từng giai đoạn CM. Nội dung chủ yếu: quy hoạch, tuyển chọn; đào tạo, bổi dưỡng, quản lí, nhận xét, đánh giá; sắp xếp, sử dụng; thực hiện chính sách đối với cán bộ... CTCB được thực hiện trên cơ sở đường lối, chủ trương, chính sách, quy chế, quy định về công tác cán bộ của Đảng theo nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh dạo công tác cán bộ và quản lí đội ngũ cán bộ, đồng thời phát huy trách nhiệm của các tổ chức trong QĐ; bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể quyết định đi đôi với thực hiện đầy đủ trách nhiệm cá nhân trong công tác quản lí cán bộ. Cơ quan cán bộ thuộc hệ thống cơ quan chính trị QĐND VN, chuyên trách tham mưu về công tác này.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #205 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2019, 10:02:00 am »


        CÔNG TÁC CHI BỘ trong Quân đội nhân dân Việt Nam, nội dung của công tác tổ chức xây dựng Đảng trong QĐND VN, bao gồm toàn bộ hoạt động xây dựng tổ chức, cơ chế lãnh đạo, chế độ công tác của chi bộ nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của chi bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Nội dung chủ yếu: lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị; giáo dục, quản lí và phân công công tác cho đảng viên; kiểm tra thi hành kỉ luật đảng viên; thu nộp đảng phí. CTCB thường do cán bộ chính trị đảm nhiệm dưới sự lãnh đạo của cấp ủy cùng cấp và sự chỉ đạo của cơ quan chính trị cấp trên. Tiến hành CTCB phải nắm vững nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiện phê bình và tự phê bình để xây dựng chi bộ trong sạch, vững mạnh, đơn vị vững mạnh toàn diện.

        CÔNG TÁC CHÍNH SÁCH trong Quân đội nhân dân Việt Nam, bộ phận của chính sách xã hội của ĐCS VN, nhà nước CHXHCN VN được thực hiện trong QĐ; một nội dung của CTĐ,CTCT trong QĐND VN, gồm: công tác nghiên cứu và xây dựng chính sách xã hội trong QĐ; quản lí, chỉ đạo, tổ chức thực hiện và vận động nhân dân chấp hành chế độ chính sách bảo đảm về vật chất, tinh thần đối với QĐ và hậu phương QĐ. CTCS tiến hành trên cơ sở hiến pháp và pháp luật nước CHXHCN VN, đặt dưới sự lãnh đạo tập trung thống nhất, trực tiếp của cấp ủy đảng; sự chỉ đạo, điều hành tổ chức thực hiện của người chỉ huy; cơ quan chính tri các cấp trục tiếp quản lí, điều hành; đồng thời kết hợp chặt chẽ với việc phát huy trách nhiệm và nghĩa vụ của cơ quan chức năng nhà nước và của nhân dân.

        CÔNG TÁC CÔNG ĐOÀN trong Quân đội nhản dân Việt Nam, công tác vận động công nhân, viên chức quốc phòng trong QĐND VN nhằm: tập họp, đoàn kết, giáo dục và phát huy vai trò của công nhân, viên chức quốc phòng trên mọi lĩnh vực hoạt động, góp phần hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị của đơn vị, của QĐ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc; chăm lo đời sống và bảo vệ quyền lợi của công nhân, viên chức quốc phòng. CTCĐ được tiến hành thông qua hoạt động của tổ chức công đoàn ở các đơn vị cơ sở. dưới sự lãnh đạo của tổ chức đảng, sự điều hành của người chỉ huy, sự hướng dẫn của cơ quan chính trị các cấp theo đúng hiến pháp, pháp luật của nhà nước, Điều lệ công đoàn VN và quy định của QĐND VN.

        CÔNG TÁC DÂN VẬN của Quân đội nhân dân Việt Nam, bộ phận của công tác dân vận của ĐCS VN; một nội dung của CTĐ.CTCT trong QĐND VN nhằm vận động CM đối với nhân dân, tăng cường đoàn kết quân dân, giữ gìn, phát huy bản chất Bộ đội Cụ Hổ. Nội dung chủ yếu: tuyên truyền vận động nhân dân chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước, góp phần xây dựng cơ sở chính trị ở địa phương vững mạnh; giáo dục bộ đội chấp hành nghiêm kỉ luật trong quan hệ quân dân, củng cố lòng tin yêu của nhân dân đối với QĐ; tham gia phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, củng cố quốc phòng-an ninh ở địa phương nơi đóng quân; thực hiện các cuộc vận động, các phong trào CM của Đảng, nhà nước, QĐ và địa phương. CTDV đặt dưới sự lãnh đạo tập trung thống nhất của cấp ủy đảng, sự điều hành của người chỉ huy, sự hướng dẫn của cơ quan chính trị các cấp. Cơ quan QS địa phương các cấp vừa là cơ quan chuyên trách tham mưu về CTDV của LLVTND địa phương, vừa làm chức năng phối hợp hiệp đồng với các đơn vị QĐ trên địa bàn để tiến hành CTDV nơi đóng quân. Khi tiến hành CTDV trên từng địa bàn, phải phối hợp chặt chẽ với các cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể, ban, ngành ở địa phương. Tiến hành CTDV là chức năng, nhiệm vụ và truyền thống của QĐND VN, có tầm quan trọng chiến lược đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc của QĐND VN.

        CÔNG TÁC ĐẲNG, CÔNG TÁC CHÍNH TRỊ TRONG CHIẾN ĐẤU, công tác đảng, công tác chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam đối với nhiệm vụ chiến đấu; một nhân tố cơ bản quyết định thắng lợi trong chiến đấu. Nội dung chủ yếu: quán triệt nhiệm vụ, phương châm, tư tưởng chỉ đạo tác chiến; xây dựng quyết tâm chiến đấu, ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần đoàn kết hiệp đồng; phòng gian, giữ bí mật trong chiến đấu; thực hiện dân chủ QS, tìm cách đánh hay; tổ chức công tác cổ động chiến trường, thi đua lập công; tiến hành công tác địch vận; thực hiện các chính sách trong chiến đấu, nhất là công tác thương binh, tử sĩ, thu dọn chiến trường; chàm lo đời sống bộ đội; rút kinh nghiệm chiến đấu. củng cố tổ chức, khen thưởng và xử phạt... Chất lượng CTĐ.CTCT phụ thuộc vào việc thường xuyên nâng cao năng lực lãnh đạo của tổ chức Đảng, năng lực tổ chức thực hiện của cơ quan chính trị và cán bộ chính trị; làm tốt công tác chuẩn bị trước chiến đấu; kết hợp tốt công tác tư tưởng, công tác tổ chức và chính sách; kết hợp phát huy vai trò của lãnh đạo, chỉ huy và các tổ chức quần chúng.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #206 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2019, 10:03:05 am »


        CÔNG TÁC ĐẢNG - CÔNG TÁC CHÍNH TRỊ TRONG HUẤN LUYỆN QUÂN SỰ, công tác đảng, công tác chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam đối với nhiệm vụ huấn luyện QS; một nhân tố cơ bản đê nâng cao chất lượng huấn luyện QS. Nội dung chính: giáo dục mục đích, ý nghĩa của công tác huấn luyện QS; quán triệt đường lối và tư tưởng QS của Đảng, phương châm, phương pháp huấn luyện QS; thực hiện dán chủ QS tìm phương pháp dạy hay, học giỏi, nâng cao chất lượng huấn luyện; tổ chức tốt công tác thi đua, cổ động thao trường; lãnh đạo rút kinh nghiệm trong quá trình huấn luyện và sau huân luyện; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và sức khỏe của bộ đội. Chất lượng CTĐ.CTCT phụ thuộc vào việc: thường xuyên nâng cao năng lực lãnh đạo của tổ chức đảng, nâng lực tổ chức thực hiện của cơ quan chính trị và cán bộ chính trị; làm tốt công tác chuẩn bị trước huấn luyện; kết hợp tốt công tác tư tưởng với công tác tổ chức và chính sách; kết hợp phát huy vai trò của lãnh đạo, chỉ huy và các tổ chức quần chúng.

        CÔNG TÁC ĐẢNG, CÔNG TÁC CHÍNH TRỊ trong Quân đội nhân dân Việt Nam, bộ phận rất quan trọng trong hoạt động lãnh đạo của ĐCS VN đối với QĐND VN, một mặt công tác cơ bản của lãnh đạo và chỉ huy các cấp trong QĐ, bao gồm: công tác xây dựng Đảng bộ QĐ về chính trị, tư tưởng và tổ chức; công tác vận động quần chúng của Đảng trong QĐ; công tác xây dựng quân đội về chính trị và quán triệt  sự lãnh đạo chính trị của Đảng trong mọi mặt hoạt động của QĐ nhằm bảo đảm cho QĐ luôn giữ vững bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân và tính dân tộc, tuyệt đối trung thành với Đảng, với tổ quốc XHCN, với nhân dân, phát huy sức mạnh chính trị, tinh thần làm cơ sở cho sức mạnh tổng hợp của QĐ. Những nội dung công tác chính: công tác tư tưởng - văn hóa, công tác tổ chức xây dựng đảng, công tác cán bộ, công tác quần chúng (thanh niên, phụ nữ, công đoàn), công tác bảo vệ - an ninh, công tác chính sách, công tác dân vận, công tác dịch vận, công tác tuyên truyền đặc biệt... Tiến hành CTĐ.CTCT trở thành một nguyên tắc xây dựng LLVT CM của Đảng và trách nhiệm của mọi tổ chức (cơ quan, đơn vị...), mọi đảng viên, cán bộ, chiến sĩ; cơ quan chính trị và cán bộ chính trị các cấp đảm nhiệm CTĐ.CTCT dưới sự lãnh đạo của cấp ủy, sự điều hành của người chỉ huy và sự hướng dẫn của cơ quan chính trị cấp trên; Tổng cục chính trị đảm nhiệm CTĐ.CTCT trong toàn quân dưới sự lãnh đạo của Ban bí thư và trực tiếp, thương xuyên của Đáng ủy quân sự trung ương. Tiến hành CTĐ.CTCT phải nắm vững các nguyên tắc: tính đảng, tính khoa học, tính thực tiễn, tính quần chúng; kết hợp chặt chẽ công tác tư tưởng với công tác tổ chức và chính sách; phải sát đối tượng, hiểu con người; phát huy sức mạnh tổng hợp. Phương pháp công tác chủ yếu là giáo dục, thuyết phục và tác phong công tác phải chủ động, cụ thể, thiết thực.

        CÔNG TÁC ĐẢNG ỦY trong Quân đội nhân dân Việt Nam. hoạt động xây dựng tổ chức, cơ chế, nguyên tắc lãnh đạo, chế độ công tác của đảng ủy các cấp trong QĐND VN nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của đảng ủy các cấp ngang tầm nhiệm vụ. Nội dung; bảo đảm tổ chức đảng ủy các cấp theo đúng quy định của Điều lệ ĐCS VN và hướng dẫn của Đảng ủy quân sự trung ương, thường xuyên được kiện toàn đủ số lượng, đúng tiêu chuẩn; chấp hành nghiêm các chế độ: ra nghị quyết, thông tin, báo cáo, tự phê bình và phê bình, đi cơ sở nắm tình hình, tổ chức thực hiện và kiểm tra thực hiện nghị quyết...; giải quyết tốt các mối quan hệ giữa đảng ủy với: thường vụ, bí thư đảng ủy, người chỉ huy cùng cấp, các cơ quan, đơn vị và tổ chức quần chúng thuộc quyền, cấp ủy và chính quyền địa phương... Làm tốt CTĐU, xây dựng đảng ủy các cấp trong QĐ luôn trong sạch, vững mạnh là một yếu tố quan trọng bảo đảm cơ chế và nguyên tắc lãnh đạo của Đảng đối với QĐND VN.

        CÔNG TÁC ĐỊCH VẬN của Quân đội nhân dân Việt Nam. bộ phận công tác vận động CM của ĐCS VN đối với sĩ quan, binh sĩ QĐ đối phương; một nội dung của CTĐ.CTCT trong QĐND VN nhằm tuyên truyền, vận động, giáo dục, giác ngộ và tổ chức sĩ quan và binh sĩ QĐ địch ủng hộ chính nghĩa đứng về phía CM chống lại chiến tranh xâm lược, chiến tranh phi nghĩa, làm cho QĐ địch tan rã về chính trị, tư tưởng, tinh thần và tổ chức. Tư tường chỉ đạo: chủ động, liên tục, bền bỉ; kết hợp chặt chẽ với tác chiến và đấu tranh chính trị, tác động tinh thần với tổ chức. CTĐV đặt dưới sự lãnh đạo tập trung thống nhất của cấp ủy đảng, sự điều hành của người chỉ huy, sự hướng dẫn của cơ quan chính trị, có sự phối hợp của các cơ quan, các ngành của nhà nước. Lực lượng tham gia gồm đông đảo quần chúng nhân dân và cán bộ, chiến sĩ trong các LLVTND VN. Tiến hành công tác địch vận đã trở thành một trong những truyền thống của QĐND VN, góp phần vào thắng lợi của các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ tổ quốc của nhân dân VN.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #207 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2019, 10:03:44 am »


        CÔNG TÁC ĐIỂU TRA AN NINH trong Quân đội nhân dân  Việt Nam, bộ phận công tác điều tra trong QĐND VN, một hoạt động của ngành bảo vệ - an ninh QĐ. Có nhiệm vụ điều tra, phát hiện, ngăn chặn làm thất bại mọi âm mưu, hành động xâm phạm an ninh chính trị, an toàn QĐ; khởi tố điều tra những hành vi phạm tội xâm phạm an ninh, an toàn QĐ được quy định trong Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1999). CTĐTAN đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy QS trung ương, thường xuyên trực tiếp là Thường vụ đảng ủy QS trung ương, bộ trường BQP và lãnh đạo, chỉ huy các cấp trong QĐ. Do cơ quan bảo vệ - an ninh QĐ tổ chức tiến hành. CTĐTAN có từ đầu những năm 50 và hoạt động có hiệu quả phục vụ nhiệm vụ bảo vệ an ninh, an toàn QĐ.

        CÔNG TÁC GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ trong Quân đội nhân dân Việt Nam, bộ phận của công tác tư tưởng - văn hóa trong Quân đội nhân dân Việt Nam, đặt dưới sự lãnh đạo của Đáng ủy QS trung ương, sự chỉ đạo trực tiếp của TCCT; một nội dung công tác chủ yếu của lãnh đạo, chỉ huy, cơ quan chính trị và cán bộ chính trị các cấp trong QĐ. Có nhiệm vụ: giáo dục chủ nghĩa Mác - Lénin. tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, quan điểm của Đảng; chính sách, pháp luật Nhà nước; tình hình nhiệm vụ CM, nhiệm vụ QĐ; những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc và tinh hoa văn hóa của nhân loại...; thế giới quan, nhân sinh quan và phương pháp luận khoa học; nâng cao lập trường CM và bản lĩnh chính trị; lí tưởng CM, đạo đức CM, ý chí chiến đấu và năng lực hoạt động thực tiễn cho quân nhân và tập thể quân nhãn, để QĐ luôn luôn thống nhất về chính trị, tư tưởng và hành động, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ CM, nhiệm vụ QĐ trong mọi tình huống, xứng dáng là lực lượng chính trị tin cậy, lực lượng chiến đấu trung thành của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Trong quá trình xây dựng, chiến đấu và trường thành của QĐND VN, CTGDCT đã góp phần quan trọng vào xây dựng, phát huy nhân tố chính trị tinh thần và nâng cao sức mạnh chiến đấu của QĐND VN.

        CÔNG TÁC KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG trong lĩnh vực quân sự. toàn bộ các hoạt động sáng tạo có tổ chức nhằm phát triển khoa học, công nghệ và giải quyết vấn đề môi trường QS, ứng dụng những thành tựu của nó vào việc xây dựng, củng cố và bảo vệ môi trường quốc phòng, chuẩn bị đất nước cho chiến tranh và tiến hành chiến tranh; một bộ phận của công tác QS. Cơ sở phương pháp luận của CTKH.CNVMT là lí luận Mác - Lênin và tư tưởng QS Hồ Chí Minh. Theo tính chất nhiệm vụ, CTKH.CNVMT hình thành hai khối công tác: công tác quản lí và công tác nghiên cứu khoa học (x. cơ quan khoa học, công nghệ và môi trường). Phương hướng cơ bản của CTKH.CNVMT VN: nghiên cứu đường lối và chính sách QS của Đảng, nhà nước trong chiến tranh, những di sản truyền thống QS dân tộc; nghiên cứu và vận dụng sáng tạo lí luận và thực tiễn QS thể giới; nghiên cứu về xây dựng và nàng cao sức mạnh chiến đấu của LLVTND, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, nghệ thuật QS của chiến tranh nhân dân, vấn đề chỉ huy và lãnh đạo LLVT, tổng kết kinh nghiệm chiến tranh và huấn luyện, giáo dục bộ đội, tìm ra những phương pháp và hình thức có hiệu quả nhất để huấn luyện và giáo dục bộ đội, nghiên cứu việc động viên và tổ chức toàn dân đánh giặc; nghiên cứu đối tượng tác chiến nghiên cứu và giải quyết vấn đề môi trường. Đưa ra những kiến nghị, những yêu cầu mới đối với việc chế tạo, cải tiến, mua sắm, bảo quản các phương tiện đấu tranh vũ trang, xác định những phương hướng sử dụng hợp lí nhất các phương tiện vật chất, kĩ thuật và tài chính bảo đảm cho hoạt động của LLVT. CTKH.CNVMT trong LLVTND VN được tiến hành dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Đảng ủy QS trung ương và bộ trưởng BQP với sự nỗ lực cộng tác của đội ngũ đông đảo những cán bộ trong và ngoài QĐ có trình độ lí luận, có thực tiễn trong chiến đấu và công tác. Hình thức cơ bản của CTKH.CNVMT: nghiên cứu và biên soạn các công trình khoa học và công nghệ, các chuyên luận khoa học (công nghệ), sách giáo khoa, giáo trình, các báo cáo khoa học, các điều lệnh, điều lệ, quy chế, quy trình, quy phạm...; tổng kết kinh nghiệm huấn luyện chiến đấu và chiến dịch; tổ chức hội thảo khoa học; ứng dụng những thành quả nghiên cứu vào thực tiễn huấn luyện, giáo dục, tác chiến, chế tạo vũ khí và phương tiện kĩ thuật và xử lí môi trường.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #208 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2019, 10:04:44 am »


        CÔNG TÁC KĨ THUẬT quân sự, lĩnh vực hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu và khả năng khai thác các trang bị KTQS trong LLVT. Theo quan niệm phổ biến trên thế giới, CTKT thường nằm trong lĩnh vục hậu cần. Trong LLVTND VN. từ những năm 70 của tk 20, CTKT được tách ra thành một linh vực hoạt động và có hệ thống tổ chức riêng, cùng với các mặt công tác tham mưu, chính trị, hậu cần bảo đảm xây dựng và phát triển sức mạnh chiến đấu của LLVT, tăng cường khả năng quốc phòng của đất nước. Chức năng cơ bản của CTKT: xây dựng và phát triển hệ thống tiềm lực vật chất kĩ thuật (bao gồm hệ thống vũ khí, trang bị kĩ thuật, các cơ sở công nghiệp quốc phòng, bảo đảm kĩ thuật, các trường đào tạo, huấn luyện, các viện nghiên cứu, thử nghiệm...) và đội ngũ cán bộ nhân viên kĩ thuật; bảo đảm kịp thời mọi nhu cầu và khả năng khai thác trang bị kĩ thuật trong các hoạt động QS phù hợp với đường lối QS của ĐCS VN và nghệ thuật QS VN. Theo Điều lệ công tác kĩ thuật QĐND VN (1996). CTKT bao gồm; bảo đảm trang bị. bảo đảm kĩ thuật, đào tạo và huấn luyện kĩ thuật, hoạt động khoa học - công nghệ và môi trường và thông tin khoa học kĩ thuật trong ngành KTQS, động viên kĩ thuật, quản lí kĩ thuật. Cơ quan chỉ đạo cao nhất về CTKT là Tổng cục kĩ thuật.

        CÔNG TÁC KIỂM TRA của Đảng trong Đảng bộ Quân đội nhân dân Việt Nam, bộ phận công tác kiểm tra của ĐCS VN trong Đảng bộ QĐND VN, một mặt quan trọng của công tác  xây dựng Đảng, thuộc chức năng lãnh đạo của Đảng, nhiệm vụ của toàn Đảng, các tổ chức đảng và mọi đảng viên, nhất là các cấp ủy đảng và ủy ban kiểm tra của đảng ủy các cấp. Nội dung: kiểm tra các tổ chức đảng và đảng viên chấp hành cương lĩnh, điều lệ, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ QĐ, chấp hành nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng, rèn luyện tu dưỡng phẩm chất đạo đức CM của đảng viên, giữ gìn kỉ luật đảng; giải quyết thư tố cáo, khiếu nại; xét kỉ luật đảng viên và tổ chức đảng vi phạm. Qua kiểm tra, khẳng định cái đúng để phát huy, phát hiện cái sai để sửa đổi, bổ sung, chủ động phòng ngừa vi phạm; có vi phạm phải xử lí đúng nguyên tắc, thủ tục. Tư tưởng chỉ đạo CTKT: “chủ động, chiến đấu, giáo dục, hiệu quả”.

        CÔNG TÁC PHÁN GIÁN BIÊN PHÒNG, hoạt động của trinh sát biên phòng, sử dụng các biện pháp nghiệp vụ trinh sát để phát hiện các đối tượng tình báo, gián điệp hoạt động ở địa bàn biên giới; phòng ngừa, đấu tranh với hoạt động thu thập tin tức tình báo, gây dựng cơ sở, phá hoại của tình báo, gián điệp, làm thất bại âm mưu và các hoạt động của cơ quan tình báo nước ngoài vào biên giới, nội bộ ta; bảo vệ chủ quyền, giữ vững an ninh chính trị ở địa bàn biên giới. CTPGBP gồm: điều tra cơ bản, quản lí nghiệp vụ, kiểm tra nghiệp vụ, đấu tranh chuyên án. Mạng lưới mật của CTPGBP gồm: đặc tình, cộng tác viên, cơ sở bí mật, trinh sát kĩ thuật, trinh sát ngoại tuyến, trinh sát liên hoàn.

        CÔNG TÁC PHỤ NỮ trong Quân đội nhân dân Viét Nam, công tác vận động phụ nữ trong QĐND VN nhằm: đoàn kết, giáo dục, độpg viên phụ nữ toàn quân phát huy vai trò và truyền thống của phụ nữ VN trên các lĩnh vực hoạt động, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của đơn vị, của QĐ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc; bảo vệ và chăm lo quyền lợi chính đáng của phụ nữ và trẻ em; thực hiện quyền bình đáng, dân chú của phụ nữ. CTPN đặt dưới sự lãnh đạo của tổ chức Đảng, sự điều hành của người chỉ huy, sự hướng dẫn của cơ quan chính trị, thông qua hoạt động cua tổ chức phụ nữ ở các đơn vị cơ sở QĐND VN.

        CÔNG TÁC PHƯƠNG PHÁP, toàn bộ các biện pháp và hoạt động nhằm giúp người chỉ huy các cấp, các giáo viên nắm vững nội dung và phương pháp huấn luyện cho các đối tượng. Nhiệm vụ chính của CTPP là thống nhất quan điểm, phương châm, nguyên tắc huấn luyện và giáo dục cán bộ, chiến sĩ; thống nhất yêu cầu về xây dựng và hoàn thiện các cơ sớ huấn luyện; đề xuất và đưa vào sử dụng các phương pháp và hình thức huấn luyện mới nhằm nâng cao chất lượng huấn luyện QS và giáo dục chính trị.

        CÔNG TÁC QUÂN NHU, bộ phận của cồng tác hậu cần QĐ. gồm tổng thể những hoạt động bảo đảm quân nhu tăng gia sản xuất nhằm duy trì và tăng cường sức khỏe, bảo đảm cho QĐ thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ. Nội dung chủ yếu: nghiên cứu đề xuất chủ trương, phương hướng nhiệm vụ và biện pháp tổ chức bảo đảm quân nhu cho QĐ; xây dựng kế hoạch CTQN dài hạn, ngắn hạn, thường xuyên và đột xuất; tổ chức bảo đảm các loại vật chất, trang bị quân nhu; chỉ đạo, quản lí và thực hiện công tác sản xuất, mua sắm tạo nguồn vật chất, trang bị quân nhu; bảo quản, dự trữ theo kế hoạch, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, xây dựng ngành; nghiên cứu khoa học và áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật trong lĩnh vực quân nhu.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #209 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2019, 10:05:40 am »


        CÔNG TÁC QUÂN SỰ ĐỊA PHƯƠNG, bộ phận công tác QS của ĐCS và nhà nước VN được thực hiện ở địa phương trong thời bình cũng như trong thời chiến. Gồm: giáo dục quốc phòng toàn dân, xây dựng tiềm lực quốc phòng, xây dựng LLVT địa phương, lực lượng dự bị động viên, tuyển quân, động viên, giữ gìn an ninh, trật tự; chuẩn bị điều kiện để chuyển mọi hoạt động từ thời bình sang thời chiến; chuẩn bị và tiến hành chiến tranh nhân dân tại địa phương, thực hiện các chính sách QĐ. Do cấp ủy đảng địa phương lãnh đạo, chính quyền điều hành, các ngành tham gia, cơ quan QS làm tham mưu.

        CÔNG TÁC THAM MƯU, tổng thể các công việc, biện pháp do cơ quan tham mưu tiến hành nhằm giúp người chỉ huy thực hành chỉ huy bộ đội trong hoạt động tác chiến và các hoạt động khác. Theo quy mô, có: CTTM chiến lược, CTTM chiến dịch và CTTM chiến thuật; theo tính chất nhiệm vụ, có: CTTM binh chúng hợp thành, CTTM của quân chúng, CTTM binh chủng, CTTM bộ đội chuyên môn, bảo đảm và CTTM QS địa phương. Nội dung chủ yếu của CTTM: duy trì khả năng thường xuyên sẵn sàng chiến đấu của bộ đội và cơ quan chỉ huy; tiến hành xây dựng cơ cấu tổ chức LLVT, tính toán, bổ sung và quản lí quân số, trang bị và các phương tiện vật chất kĩ thuật cho bộ đôi, tổ chức, chuẩn bị và sẵn sàng động viên, tổ chức và chỉ đạo huấn luyện QS cho LLVT; điều hành các cuộc diễn tập theo phương án và thực nghiệm; duy trì kỉ luật QĐ, trật tự nội vụ và công tác cảnh bị; nghiên cứu đối tượng tác chiến; thu thập, nghiên cứu và xử lí tin tức về tình hình, tiến hành tính toán và chuẩn bị kiến nghị cho người chỉ huy hạ quyết tâm; lập kế hoạch thực hiện quyết tâm, chuyển đạt nhiệm vụ đến các đơn vị và kiểm tra việc chấp hành; tổ chức các mặt bảo đảm cho hoạt động của bộ đội; tổ chức và duy trì hiệp đồng thường xuyên, vững chắc; tổ chức và bảo đảm chỉ huy; kịp thời báo cáo và thông báo tình hình; nghiên cứu, tổng hợp và phổ biến kinh nghiệm tác chiến, huấn luyện và các hoạt động khác cho bộ đội. CTTM được tiến hành dưới sự chỉ đạo trực tiếp của tham mưu trưởng, trên cơ sở quyết tâm và chỉ thị của người chỉ huy và chỉ thị của cơ quan tham mưu cấp trên.

        CÔNG TÁC THAM MƯU CÔNG BINH, bộ phận của công tác tham mưu, do cơ quan tham mưu công binh thực hiện nhằm giúp người chỉ huy công binh và chủ nhiệm công binh các cấp tổ chức thực hiện nhiệm vụ bảo dảm công binh trong hoạt động tác chiến và các hoạt động khác. Nội dung gồm: thường xuyên nắm chắc tình hình và các mặt có liên quan đến bảo đảm công binh; duy trì khả năng sẵn sàng chiến đấu của bộ đội công binh; nghiên cứu tổng hợp đề xuất chủ trương, phương hướng, biện pháp tổ chức thực hiện bảo đảm và chiến đấu công binh; lập kế hoạch công binh, hiệp đồng, hướng dẫn và kiểm tra đôn đốc việc thực hiện; xây dựng cơ quan, chuẩn bị cơ sở vật chất, trang bị kĩ thuật, huấn luyện cán bộ, chiến sĩ, nhân viên chuyên môn kĩ thuật công binh; tổng hợp và báo cáo, nghiên cứu tổng kết. phổ biến kinh nghiệm huấn luyện, chiến đấu và các hoạt động khác của công binh.

        CÔNG TÁC THAM MƯU HẬU CẨN, bộ phận của công tác tham mưu, do cơ quan tham mưu hậu cần thực hiện nhằm giúp người chỉ huy hậu cần tổ chức và thực hành công tác hậu cần. Nội dung của CTTMHC: thường xuyên nắm tình hình hậu cần và các mặt có liên quan, nghiên cứu tổng hợp đề xuất chủ trương, phương hướng và biện pháp tổ chức thực hiện, lập các kế hoạch hậu cần; tổ chức việc chỉ huy và bảo đảm cho chỉ huy hậu cần; tổ chức phòng vệ hậu cần... tổ chức hiệp đồng, triển khai, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện; nghiên cứu tổ chức xây dựng cơ quan, cơ sở hậu cần; huấn luyện cán bộ, chiến sĩ, nhân viên hậu cần; tổng hợp và báo cáo về công tác hậu cần, nghiên cứu, tổng hợp và phổ biến cho bộ đội về kinh nghiệm tác chiến, huấn luyện và các hoạt động khác của hậu cần.

        CÔNG TÁC THAM MƯU KĨ THUẬT, bộ phận công tác tham mưu của QĐND VN, gồm các biện pháp giúp chủ nhiệm kĩ thuật tổ chức chỉ huy, chỉ đạo, duy trì các hoạt động công tác kĩ thuật để bảo đảm cho đơn vị hoàn thành nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, huấn luyện và diễn tập. Nội dung cơ bản của CTTMKT gồm: thu thập, xử lí thông tin có liên quan; đánh giá tình hình, đề xuất các chủ trương và biện pháp giải quyết; soạn thảo các tài liệu kĩ thuật; tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch, giao nhiệm vụ và hiệp đồng với các cơ quan liên quan; tổ chức kiểm tra, đôn đốc thực hiện kế hoạch công tác kĩ thuật; tổ chức sơ kết, tổng kết, báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch công tác kĩ thuật với chú nhiệm kĩ thuật và cơ quan kĩ thuật cấp trên theo quy định. Có CTTMKT thường xuyên; CTTMKT trong động viên; CTTMKT trong sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu. CTTMKT do cơ quan kĩ thuật thực hiện, dưới sự chỉ huy trực tiếp của chú nhiệm kĩ thuật cấp mình, sự chỉ đạo của cơ quan kĩ thuật cấp trên và cơ quan tham mưu cùng cấp.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM