Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 11:26:29 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: C  (Đọc 15034 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #190 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2019, 09:31:07 am »


        CHUYÊN NGHIỆP QUÂN SỰ, nghề nghiệp chuyên môn tương ứng với chức danh chuyên môn trong biên chế QĐ; một tiêu chuẩn lựa chọn, sắp xếp quân nhân dự bị vào các đơn vị động viên nhằm giảm bớt công đào tạo, huấn luyện.

        CHUYỂN BIẾN CHIẾN LƯỢC, thay đổi lớn tạo bước ngoặt về so sánh thế và lực trong chiến tranh, chuyển hóa giai đoạn chiến tranh. CBCL được tích lũy trong một quá trình và thường đánh dấu bằng sự kiện (QS, chính trị hoặc kết hợp QS - chính trị) mang tính nhảy vọt, như: chiến dịch Việt Bắc (Thu Đông 1947) đánh dấu sự kết thúc giai đoạn 1, chiến dịch Biên Giới (1950) mở đầu giai đoạn 3 của cuộc KCCP; tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968) đã tạo ra bước ngoặt của KCCM, buộc Mĩ phải xuống thang chiến tranh, chấp nhận đàm phán, chuyển từ chiến lược chiến tranh cục bộ sang chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh.

        CHUYỂN DI HỎA LỰC, 1) ngừng bắn mục tiêu này, chuyển sang bắn mục tiêu khác mà không thay đổi trận địa bắn; 2) phương pháp xác định phần tử bắn hiệu lực của pháo binh, được thực hiện từ điểm bắn thử hoặc mục tiêu đã bắn thử trước đó. Phương pháp này có mức chính xác cao khi không thể hay không thuận tiện bắn thử trực tiếp vào mục tiêu (để giữ bất ngờ). Phần tử CDHL có thể được xác định bằng tính toán theo hệ số bắn hay hằng số, hoặc bằng đồ giải.

        CHUYỂN HÓA THẾ TRẬN, thay đổi thế trận cho phù hợp với tình hình hoặc ý định tác chiến mới. CHTT có thể thực hiện trước khi bắt đầu hoặc trong quá trình tác chiến. Trước khi bắt đầu tác chiến, CHTT thường tiến hành trong khuôn khổ điều chỉnh tổ chức và bố trí lại lực lượng. Trong quá trình tác chiến, CHTT phải tiến hành trong điều kiện vừa tác chiến vừa điểu chỉnh tổ chức, thay đổi bố trí lực lượng.

        CHUYỂN HƯỚNG TIẾN CÔNG, thay đổi hướng tiến công trong quá trình tác chiến. CHTC có thể từ hướng tiến công chủ yếu sang hướng tiến công thứ yếu hoặc hướng khác và phải có kế hoạch dự kiến trước. Khi CHTC cần phải điều chỉnh, điều động binh lực, hỏa lực và chỉ huy hiệp đồng chặt chẽ. CHTC thường xảy ra khi đổ bộ đường biển.

        CHUYỂN NGÀNH, chế độ quy định đối với quân nhân xuất ngũ chuyển sang công tác, học tập tại cơ quan, xí nghiệp, trường học... của nhà nước sau khi đã phục vụ tại ngũ liên tục 5 năm trở lên (với nam), 3 năm trở lên (với nữ), hoặc có 3 năm hoạt động ở Lào, Campuchia hoặc thương binh.

        CHUYỂN THUỘC, chuyển một bộ phận lực lượng đang phối thuộc cho đơn vị này sang thuộc quyền chỉ huy của đơn vị khác theo lệnh của cấp trên, nhằm tổ chức lực lượng mới, tăng khả năng tác chiến cho đơn vị được CT phù hợp với tình hình và nhiệm vụ mới.

        CHUYỂN THƯƠNG, tổ chức đưa thương binh đến các cơ sở điều trị kịp thời, an toàn và theo chỉ định. Trong KCCP và KCCM, phương thức CT hỏa tuyến (từ đại đội về trung đoàn) là: tuyến sau lên tuyến trước lấy thương binh, kết hợp tuyến trước tranh thủ đưa thương binh về tuyến sau; phương thức CT ở tuyến sau là: tuyến trước đưa thương binh về tuyến sau. Lực lượng CT ở cấp chiến thuật có các phân đội vận tải-tải thương trong biên chế các phân đội, binh đội và binh đoàn; ở cấp chiến dịch và chiến lược có các đơn vị vận tải bộ và cơ giới của quân khu và BQP. các đội chuyển thương chiến dịch và mặt trận, các trạm chuyển thương trên các tuyến vận tải chiến lược. Trong nhiều trường hợp còn huy động bộ đội, thanh niên xung phong, dân công và nhân dân tham gia. Hình thức CT phổ biến là kết hợp theo trạm và theo đoàn. Phương tiện CT bao gồm mọi phương tiện thô sơ và cơ giới như cáng, xe đạp thồ, ô tô, tàu thuyền, xe lửa...

        CHUYẾN BAY của máy bay, tổng thể các hoạt động của máy bay: lấy đà cất cánh, bay trong không gian và hãm đà hạ cánh. Theo nhiệm vụ, CB có các loại: chiến đấu, bảo đảm chiến đấu, huấn luyện và đặc biệt. Theo điều kiện bay, có: bay trên đất liền (đồng bằng, trung du, rừng núi, sa mạc...); bay trên biển; bay ngày, đêm, bình minh, hoàng hôn; bay dưới mây, trong mây, trên mây; bay ở độ cao cực thấp, thấp, trung bình, ở độ cao cao, ở tầng bình lưu... Theo số lượng máy bay, có các loại: bay chiếc lẻ, bay đội hình. CB được hoàn thành có thể bằng một lần hoặc nhiều lần cất hạ cánh.

        CHUYẾN BAY ĐẶC BIỆT, chuyên bay của máy bay thực hiện những nhiệm vụ ngoài nhiệm vụ chiến đấu, bảo đảm chiến đấu và huấn luyện. CBĐB gồm: bay thử, bay nghiên cứu, bay kiểm nghiệm các thiết bị kĩ thuật mặt đất, bay thứ nghiệm vũ khí mới, bay biểu diễn, bay chuyên cơ... CBĐB chỉ được thực hiện sau khi phi công (kíp bay) đã được huấn luyện theo chương trình quy định và làm đầy đủ các thủ tục theo chỉ thị của người chỉ huy.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #191 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2019, 09:33:04 am »


        CHUYẾN BAY VŨ TRỤ, hoạt động của khí cụ vũ trụ sau mỗi lần phóng lên không gian. Liên đoàn hàng không quốc tế quy ước (1960), CBVT là chuyến bay có độ cao so với bề mặt Trái Đất không nhỏ hơn 100km. Các khí cụ vũ trụ thường thực hiện CBVT theo quỹ đạo: quanh Trái Đất, quanh Mặt Trời, quanh Mặt Trăng, quanh hành tinh khác hoặc xuyên giữa các hành tinh. CBVT quanh Trái Đất được thực hiện trong phạm vi tác động của lực hút Trái Đất (có bán kính khoảng 930.000km). Quỹ đạo bay của khí cụ vũ trụ từ thời điểm khởi hành tới khi hạ xuống có ba đoạn: đoạn tích cực (tên lửa vũ trụ, máy bay vũ trụ đưa khí cụ vũ trụ vào điểm đã định trong không gian và truyền cho nó tốc độ và các thông số của quỹ đạo bay), đoạn quỹ đạo hay đoạn thụ động (khí cụ vũ trụ chuyển động theo quy luật của cơ học thiên thể, trên từng đoạn nhỏ có thể cơ động, tăng tốc, hiệu chỉnh quỹ đạo nhờ thiết bị động cơ), đoạn hạ xuống nếu có (khí cụ vũ trụ ròi khỏi quỹ đạo, giảm tốc độ bay gầri tới 0 ở thời điểm đổ bộ lên mặt đất hoặc mặt thiên thể khác). LX đã mở đầu kỉ nguyên các CBVT bằng việc phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên của Trái Đất (4.10.1957) và đưa con người đầu tiên (Gagarin) vào vũ trụ (12.4.1961). Từ 23 đến 31.7.1980 phi công vũ trụ VN Phạm Tuân đã thực hiện CBVT Xô - Việt cùng với phi công vũ trụ LX Gorơbatcô trên tàu vũ trụ “Liên Hợp-37”, trạm quỹ đạo “Chào Mìmg-6” và trở về Trái Đất trên tàu “Liên Hợp-36”.

        CHỨC DANH, tên gọi theo quy định của QĐ thể hiện diện bố trí, cấp bậc quân hàm, nhóm chức vụ (nếu có) và tiêu chuẩn nghiệp vụ gắn với chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi chức vụ, nghề nghiệp. Vd: CD đại đội trưởng, thể hiện: tên gọi đại đội trưởng, diện bố trí là sĩ quan, quân hàm từ trung úy đến đại úy, nhóm chức vụ 12 và tiêu chuẩn nghiệp vụ quy định.

        CHỨC DANH KHOA HỌC, danh hiệu khoa học phong cho cán bộ giảng dạy bậc đại học trở lên, có đóng góp nhất định đối với sự nghiệp giáo dục, đào tạo và phát triển khoa học của đất nước. Việc xét phong CDKH do Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước xét duyệt, công nhận và cấp bằng chứng nhận. Những người được xét phong CDKH phải là công dân VN, trung thành với tổ quốc và sự nghiệp xây dựng CNXH ở VN; có thái độ trung thực, khách quan trong khoa học, có tinh thần hợp tác với đồng nghiệp trong công tác giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học và các điều kiện về học vị, thâm niên đào tạo đại học trở lên, thành tích trong hoạt động giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học, trình độ ngoại ngữ. Ở VN, có các CDKH giáo sư và phó giáo sư. Việc phong giáo sư danh dự cho người nước ngoài hoặc người VN định cư ở nước ngoài có những đóng góp lớn cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo và phát triển khoa học của VN được thực hiện theo quy định riêng.

        CHỨC VỤ. danh vị thể hiện chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn gắn với yêu cầu phẩm chất, năng lục, điều kiện cần có và diện bố trí của một cá nhân trong một tổ chức. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm và cách chức người giữ một CV được tiến hành chặt chẽ, thống nhất theo quyết định của cấp có thẩm quyền và đúng điều lệnh QĐ và pháp luật của nhà nước.

        CHƯƠNG DƯƠNG, bên ở hữu ngạn Sông Hồng thuộc h. Thường Tín, t. Hà Tây, nam Hà Nội 17km. Năm 1285 Trần Quang Khải đánh tan quân Nguyên - Mông ở bến sông này, buộc chúng phải lên bộ bỏ chạy (xt kháng chiến chống Nguyên - Mông lần II, 1285).

        CHƯƠNG ĐỘNG VÀ TIẾN ĐỘNG của đạn, hai dạng chuyển động thành phần của đạn khi bay đối với khối tâm của nó. Tiến động là chuyển động dạng hình nón của trục dọc đạn (với góc mở khoảng vài độ); chương động là chuyển động dao động của trục dọc đạn trong mặt phẳng đi qua tiếp tuyến của quỹ đạo khối tâm. Do hiện tượng CĐVTĐ, đỉnh viên đạn vẽ nên một đường cong xoắn ốc phức tạp và hơi lệch về một phía, dẫn tới độ dạt của đạn. CĐVTĐ xuất hiện do: nhiễu loạn ban đầu khi bắn, sự không đối xứng của phân bố khối lượng và của các lực tác dụng, tác động của gió, sự hạ thấp quỹ đạo khi bay và có thể là một trong những nguyên nhân gáy ra tản mát của đạn. CĐVTĐ được xác định bằng những phát bắn đặc biệt, trong đó tư thế của đạn được ghi lại nhờ máy chụp ảnh đường đạn, máy quay phim xạ kích hay bằng những phương pháp khác. Khái niệm “chương động của đạn” còn được mở rộng, dùng cho cả những dao động bình thường của các đạn quay chậm hoặc không quay, không có tiến động. Thuật ngữ CĐVTĐ xuất hiện đầu tiên trong thiên văn học để mô tả chuyển động của Trái Đất và các hành tinh khác. Lí thuyết về CĐVTĐ được phát triển và ứng dụng rộng rãi trong thiên văn học, cơ học lí thuyết, thuật phóng, lí thuyết bay của tên lửa và các khí cụ bay vũ trụ...


1. khối tâm; 2. trục dọc của đạn; 3. quỹ đạo của khối tàm;
4. tiếp tuyến với quỹ đạo; 5. mặt phẳng chương động: 6. góc chương động.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #192 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2019, 09:35:05 am »


        CHƯƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN, văn kiện xác định nội dung, thời gian, tổ chức, phương pháp huấn luyện từng môn học (khoa mục) và xác định khối kiến thức, trình độ khả năng, kĩ xảo phải đạt được theo mục đích, yêu cẩu huấn luyện. Có CTHL ở nhà trường và CTHL ở đơn vị. CTHL ở nhà trường phải phù hợp với nhiệm vụ và bậc đào tạo, ở đơn vị phải phù hợp với nhiệm vụ và tính chất của đơn vị.

        CHƯƠNG TRÌNH KHOA HOC CÔNG NGHỆ, tập hợp các đề tài, dự án khoa học công nghệ nhằm thực hiện mục tiêu phát triển cụ thể hoặc ứng dụng vào thực tiễn trong lĩnh vực QS và quốc phòng. Thành phần gồm: các đề tài nghiên cứu khoa học; các đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; các dự án sản xuất thử nghiệm. Các tổ chức và cá nhân trong QĐ có đủ điều kiện, năng lực và tư cách pháp nhân đều có quyền đăng kí làm cơ quan, đơn vị chủ trì thực hiện và làm chủ nhiệm CTKHCN.

        CHƯỞNG CƠ (cổ) nh QUẢN cơ

        CHƯỞNG QUẢN CƠ (cổ) nh QUẢN CƠ

        CHƯƠNG VỆ (cổ), chức quan võ trong quản đội Nguyễn. Được đặt ra trong các doanh thủy quân, các vệ tượng binh và vệ cẩm y (đểu ở kinh đô). Trong thủy quân. CV chỉ huy một doanh (theo quy chế, CV trực tiếp chỉ huy vệ nhất và kiêm coi bốn vệ: nhị, tam, tứ, ngũ). Trong vệ cẩm y, CV chỉ huy các đội túc trực theo hầu vua; còn trong vệ tượng binh, CV chỉ huy  chung các vệ kinh tượng. Phẩm trật của CV là tòng nhị phẩm, cao hơn vệ úy.

        CHƯỚNG NGẠI THỦY LÔI, chướng ngại dưới nước dược tạo thành bằng các loại thủy lôi. Có các loại CNTL: thủy lôi đơn lẻ, bãi thủy lôi, tuyến thủy lôi, dải thủy lôi, màn thủy lôi. CNTL được bố trí trên những tuyến giao thông đường biển, luồng lạch, cửa cảng và vùng biển mà tàu thuyền đối phương thường hoạt động để phá hủy và hạn chế hoạt động của chúng. Kích thước của CNTL được đặc trưng bởi chiều rộng và chiều sâu và cả bề dày (đối với CNTL chống ngầm).

        CHƯỚNG NGẠI VẬT, các vật thể tự nhiên và nhân tạo có tác dụng gây khó khăn hoặc ngăn chặn sự cơ động (hành quân, vận chuyển, tiến công...) của đối phương. CNV tự nhiên gồm: sông, ngòi, rừng, núi, đầm lầy, hồ. đập, sa mạc... CNV nhàn tạo gồm: bãi mìn, hàng rào thép gai... Trong lịch sử chiến tranh cổ đại và hiện đại CNV được lợi dụng và sử dụng rộng rãi.

        CHƯỚNG NGẠI VẬT HÓA HỌC, chướng ngại vật được tạo thành từ các loại mìn hóa học và các khu nhiễm chất độc hóa học nhằm cản trở, hạn chế cơ động, gây thiệt hại cho đối phương khi vượt qua. Việc tạo ra CNVHH tùy thuộc vào khả năng, ý đồ chiến thuật, chiến dịch. Trong chiến tranh xâm lược VN, 1972 Mĩ rải bom chứa CS ở vùng Lương Sơn, hòa Bình tạo CNVHH để ngăn cản quân và dân ta vây bắt phi công.

        CIA (vt từ A. Central Intelligence Agency - Cục tình báo trung ương), cơ quan tình báo chiến lược, thành phần nòng cốt trong cộng đồng tình báo Mĩ. Thành lập 1947 theo sắc luật về an ninh quốc gia. Tổ chức tiền thân: cơ quan tình báo chiến lược (OSS) của Mĩ trong CTTG-II; nhóm tình báo chiến lược (CIG). Có nhiệm vụ: cố vấn cho Hội đồng an ninh quốc gia Mĩ về các vấn đề tình báo liên quan đến an ninh quốc gia: điều phối các hoạt động tình báo của các bộ và cơ quan của chính phủ vì lợi ích an ninh quốc gia; thực hiện hoạt động tình báo với quy mô toàn cầu. Tổ chức thành bốn bộ phận: tác chiến (ЕЮ), tình báo (DI), hành chính (DA), khoa học và kĩ thuật (DS & T) với hàng vạn nhãn viên. CIA tiến hành các hoạt động can thiệp, phá hoại, lật đổ. thực hiện diễn biến hòa bình... ở nhiều nước, nhất là các nước XHCN; công cụ dắc lực trong chiến tranh xâm lược của Mĩ ở VN. Sau chiến tranh lạnh, hoạt động của CIA đang có những cải tổ về tổ chức và phương thức hoạt động hướng vào những lĩnh vực và khu vực trọng yếu mới nhằm tiếp tục duy trì sức mạnh và ảnh hưởng của Mĩ trên thế giới. Trụ sờ: Langli, bang Vưginia (Mĩ). Giám đốc đầu tiên: chuẩn đô đốc Hilencôtơ. Cg Cục tình báo trung ương Mĩ.

        CKC (vt từ N. Самозарядный карабин Симонова), súng cacbin tự động nạp đạn theo nguyên lí trích khí qua thành nòng của LX do X. G. Ximônôp thiết kế (1945) và đưa vào trang bị từ 1949. Cỡ 7,62mm, chiều dài (khi gấp lê) 1.020mm, khối lượng 3,75kg, hộp đạn 10 viên, tốc độ bắn chiến đấu 35-40 phát/ph, sơ tốc 735m/s, tầm bắn (trên thước ngắm) l.000m, tầm bắn hiệu quả 400m, có thể bắn máy bay bay thấp. Dùng đạn cỡ 7,62mm (chung với AK-47, trung liên RPD và RPK). TQ chế tạo phỏng theo (1956), gọi là súng trường K-56. Đưa vào VN từ những năm 60 tk 20 và sử dụng có hiệu quả trong KCCM. Hiện có trong trang bị của QĐND VN (thường gọi súng trường CKC).

Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #193 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2019, 09:36:24 am »


        CLAC, căn cứ không quân Philippin trên đảo Ludông, tây bắc Manila khoảng 80km. Được mở rộng và hiện đại hóa 1972-73. Đường băng bê tông 3.200m X 45m. có thiết bị hiện dại bảo đảm cho máy bay cất hạ cánh trong mọi điều kiện thời tiết. Khu gara có thể chứa 45 máy bay ném bom hạng nặng hoặc 150 máy bay tiêm kích. Trước 1991 là căn cứ không quân Mĩ, nơi đặt SCH BTL Tập đoàn không quân số 13, được Mĩ sử dụng trong chiến tranh xâm lược Đông Dương. 1991 Mĩ trả cho Philippin.

        CLAODOVIT (Đ. Karl Von Clausewitz; 1780-1831), nhà lí luận và sử học QS Phổ nổi tiếng. Thiếu tướng (1818). Năm 1801 học tại Học viện QS Beclin. 1808 làm việc trong BTTM QĐ Phổ. 5.1812 chuyển sang phục vụ QĐ Nga, làm sĩ quan tham mưu. 4.1814-31 trở về phục vụ QĐ Phổ. Trong thời gian phục vụ QĐ Phổ, QĐ Nga, 2 lần tham gia chiến tranh chống Napôlêông (1806-07 và 1812-15). Năm 1818-31 giám đốc Học viện QS Beclin. c nghiên cứu trên 130 cuộc chiến tranh và hành binh thời kì 1566-1815, viết một số tác phẩm về lịch sử QS. C xây dựng một hệ thống lí thuyết khoa học QS tư sản vể nghệ thuật QS trong chiến tranh. Nêu luận điểm chiến tranh là sự kế tục của chính trị (luận điểm này được Lênin đánh giá cao). Tác phẩm nổi tiếng “Bàn về chiến tranh ”.

        CLINTON (A. Bill (William Jefferson) Clinton; s. 1946), tổng thống Mĩ thứ 42 (1993-2000). Sinh tại Hopơ, bang Akendơt; thuộc ĐDC Mĩ; tốt nghiệp ba trường đại học. 1974- 76 giáo sư Trường đạt học luật bang Akendơt. 1976 thượng nghị sĩ, chưởng lí bang Akendơt. 1979-92 năm lần được bầu làm thống đốc bang Akendơt, đã có một số cải cách về giáo dục, y tế và kinh tế, được coi là thống đốc bang có hiệu quả nhất toàn quốc. 1993-2000 tổng thống Mĩ, tiếp tục thực hiện những cải cách trong cả nước. Cuối những năm 60 đã tham gia các cuộc biểu tình chống cuộc chiến tranh của Mĩ ở VN và trốn quân dịch. Khi làm tổng thống, từng bước bình thường hóa quan hệ với VN mục đích “đưa VN hòa nhập vào nền dân chủ và kinh tế thị trường”. 2.1994 kí lệnh xóa bỏ cấm vận kinh tế; 5.1997 cử Pitơxơn làm dại sứ đặc mệnh toàn quyền đầu tiên tại CHXHCN VN. 7.2000 kí hiệp định thương mại, tiến tới bình thường hóa quan hệ giữa hai nước. 1998 ra lệnh bắn tên lửa vào Xuđăng, cho không quân tiến công Irắc. 6.1999 sử dụng QĐ NATO do Mĩ chỉ huy tiến hành chiến tranh chống Nam Tư, bất chấp sự phản đối của LHQ và nhiều nước khác.

        CLIPHƠT (A. Clark Me Adams Clifford; s. 1906), bộ trưởng BQP Mĩ (1968-69). Sinh tại Phot Xcôt, bang Kendơt. 1928 tốt nghiệp khoa luật Trường đại học Oasinhtơn sau đó làm nghề luật tại Lui. Trong CTTG-II, làm phụ tá hải quân. 1946-50 phụ tá tổng thống Truman, đóng vai trò chủ chốt: phát triển Cục tình báo trung ương Mĩ (CIA), BQP, học thuyết Truman... 1950-60 nghỉ hưu làm nghề luật tư. 1960 đặt kế hoạch vận động bầu cử cho Kennơđi. 1961-63 thành viên rồi trường ban cố vấn tình báo đối ngoại của tổng thống Kennơđi. 1964 đặt kế hoạch vận động bầu cử cho Giônxơn. 1964-68 cố vấn của tổng thống Giônxơn về VN. 1968-69 là người phát ngôn chính và bảo vệ chính sách đối với VN của tổng thống. Do diễn biến ở chiến trường VN, C chuyển từ lập trường cứng rắn sang thực tế hơn. đề nghị tổng thống hạn chế ném bom miền Bắc VN và tiến hành đàm phán hòa bình. Từ 1969 chỉ trích mạnh mẽ chính sách đối với VN của chính quyền Nichxơn, đòi rút quân Mĩ ra khỏi VN trước 31.12.1970, coi chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh của Nichxơn là “công thức cùa một cuộc chiến tranh mãi mãi”.
       
        CLOAXÊTÔPHENON (CN), chất độc kích thích gây chảy nước mát, công thức cấu tạo:


        Sản phẩm tinh khiết có cấu trúc tinh thể không màu, sản phẩm công nghiệp màu nâu. Nhiệt độ nóng chảy 59°c. nhiệt độ sôi 245°c. Khó tan trong nước, tan trong các dung môi hữu cơ. Thường trộn với các chất tạo khói thể rắn để nhồi vào lựu đạn hoặc hộp khói độc, sử dụng dưới dạng xon khí (khói độc). Triệu chứng trúng độc xuất hiện sau 10-15s: đau nhức mắt, chảy nước mắt giàn giụa, xung huyết kết mạc; trong hầm kín với nồng độ cao có thể gây tử vong do phù phổi. Nồng độ ngưỡng 3.10-4mg/l: liều tử vong 10mg.ph/l. Có thể sử dụng dưới dạng dung dịch CNC (70% CHCI3 và 30% CN), CNB (45% benzen, 10% CN và 45% CC14) va CNS (38,4% clopicrin, 23% CN và 38.6% CHCI3), hoặc hỗn hợp với DM (adamxit). Khí tài đề phòng: mặt nạ phòng độc. Thuốc cấp cứu: ống chống khói. Từ 1964 QĐ Mĩ đã sử dụng lựu đạn CN-DM trong chiến tranh VN.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #194 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2019, 09:37:54 am »


        CLOPICRIN (triclonitrometan, PS ), chất độc kích thích gây chảy nước mắt, công thức hóa học CCI3-NO2. Công thức cấu tạo:


        Chất lỏng trong suốt không màu, để lâu ngả sang màu vàng nâu. Nhiệt độ sôi 112,3°c, nhiệt độ đông đặc-64°C. Ít tan trong nước, tan trong các dung môi hữu cơ. Sử dụng ở trạng thái hơi, gây (trúng) độc qua đường hô hấp. Triệu chứng trúng độc: kích thích niêm mạc mắt, gây chảy nước mắt, ho khan; nồng độ cao có thể gây tử vong do phù phổi và xuất huyết cơ tim. Nồng độ ngưỡng 2.10-3 mg/1, nồng độ tử vong 2mg/l (trong l0ph). Khí tài đề phòng: mặt nạ phòng độc. Được sử dụng cho mục đích QS cùng vói điphôtgen trong CTTG-I (5.1916). Hiện đã loại khỏi trang bị nhưng còn dùng để huấn luyện phòng hóa và diệt trừ sâu hại, nấm mốc.

        CLOXIAN, chất độc toàn thân, công thức hóa học: Cl-C = N. Chất lỏng không màu, mùi hắc, nhiệt độ sôi 13,4°c, nhiệt độ đông đặc -6,5°C; ít tan trong nước, tan trong các dung môi hữu cơ và một số chất độc khác như: HCN, clopicrin, ypêrit. Trạng thái chiến đấu chủ yếu: thể khí. Gây (trúng) độc qua đường hô hấp tương tự axit xianhidric. Độ độc kém axit xianhiđric hai lần, nhưng có khả năng gây kích thích mắt, đường hô hấp trên và không có thời kì ù bệnh. Khi bị trúng độc nặng chóng mặt khó thở, co giật, mất trí và chết do tim ngừng đập. Nồng độ tử vong 0,4-0,8mg/l (trong 5ph). Khí tài để phòng: mặt nạ phòng độc. Thuốc giải độc: aminnitrit hoặc propinnitrit. Có thể dùng các dung dịch kiềm, amôniac để tiêu tẩy. QĐ Pháp đã sử dụng trong CTTG-I.

        CỌC CHUẨN, dụng cụ bằng thanh kim loại hoặc gỗ thẳng dùng làm vật chuẩn để ngắm, đánh dấu cho pháo và khí tài trinh sát (đo đạc) pháo binh. Thường có độ dài l-3m, một đầu nhọn lắp móng sắt để cắm xuống đất; thân sơn các khoanh màu trắng, đỏ xen kẽ, chiều dài mỗi khoanh 0,2m. Có thể dùng kết hợp với kính ngắm của phương hướng bàn để đo khoảng cách bằng phương pháp định cự.

        CỌC GỖ BẠCH ĐẰNG (cổ), vũ khí thô sơ tự tạo bằng gỗ đóng xuống lòng sông Bạch Đằng, nhằm sát thương chiến thuyền, tiêu diệt sinh lực đối phương. CGBĐ được làm từ những cây gỗ lim hoặc gỗ tốt, có độ dài trên 3m, đường kính khoảng 30cm, một đầu bịt sắt nhọn, đầu kia đóng xuống lòng sông thành từng bãi cọc ở hạ lưu sông Bạch Đằng. Lúc thủy triều lên, dùng phục binh dụ đối phương vào khu vực bố trí bãi cọc; khi thủy triều xuống tổ chức phản công, chiến thuyền đối phương lọt vào bãi cọc phần bị cọc đâm thủng, phần vướng phải cọc không rút ra dược đã bị tiêu diệt và bị bắt gần hết. Năm 938 Ngô Quyền (xt trận Bạch Đằng 938) đã đóng cọc ở cửa sông Bạch Đằng để chống quân Nam Hán, đến 1288 Trần Quốc Tuấn cũng đã tiến hành đóng cọc ở hạ lưu sông Bạch Đằng để tiêu diệt quân Nguyên - Mông trong kháng chiến chống Nguyên - Mông lần thứ 3 (xt trận Bạch Đằng 9.4.1288).

        COMMAĐAM (Xithon Commađam; 1876-1936), người kế tục xuất sắc cuộc khởi nghĩa ở Nam Lào do Ông Kẹo khởi xướng, thủ lĩnh phong trào chống Pháp lâu năm nhất, quy mô lớn nhất ở Lào (1907-36). C có công mở rộng khối đoàn kết các dân tộc Lào Thơng với Lào Lùm, phát triển căn cứ khởi nghĩa ở nhiều nơi, kêu gọi nhân dân không đi lính, nộp thuế, đi phu cho Pháp, hình thành khu vực không thần phục Pháp ở Nam Lào; chủ trương cải tiến chữ Khọm thành chữ riêng cho dân tộc Lào Thơng, tổ chức sản xuất vũ khí, lương thực. Chỉ huy nghĩa quân liên tục đánh các đồn bốt của Pháp ở Nam Lào, đánh lui nhiều cuộc tiến công của quân Pháp vào căn cứ của nghĩa quân. 1936 Pháp tập trung 5 tiểu đoàn bộ binh, 200 voi chiến, một số đơn vị kị binh, có không quân chi viện càn vào căn cứ chính của nghĩa quân ở Phù Luông. Hi sinh trong chiến đấu (23.9.1936).

        COMMĂNGĐÔ (Commando - biệt kích), bộ phận đông đảo nhất trong phụ lực quân được dùng để hoạt động trong vùng đối phương kiểm soát và để làm các nhiệm vụ đặc biệt khác. Ở VN, C do Pháp tổ chức, trang bị, chỉ huy; được tuyển chọn kĩ từ các loại phụ lực quân, được trả lương cao hơn và được thêm nhiều tiền thưởng. Tùy môi trường và hướng hoạt động, có loại C chuyên về sông biển, có loại chuyên đổ bộ đường không. Đơn vị tổ chức cao nhất của C là đại đội (120 người). Đầu 1952 Pháp chuyển giao cho QĐ quốc gia VN của chính phủ Bảo Đại 267 đại đội C (trong tổng số 494 đại đội phụ lực quân). Đến 10.1954 các đơn vị C được tổ chức lại thành các đại đội và tiểu đoàn dù hoặc thủy quân lục chiến và chuyển giao cho chính quyền Ngô Đình Diệm.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #195 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2019, 09:39:46 am »


        CON BÁO nh LÊÔPAT

        “CON ĐƯỜNG GIẢI PHÓNG”, tác phẩm tập hợp những bài giảng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh) ở lớp huấn luyện cán bộ CM VN tại Tĩnh Tây (t. Quảng Tây, TQ) 12.1940. Nội dung chính chỉ rõ con đường giải phóng dân tộc là tiến hành khởi nghĩa toàn dân, mối quan hệ giữa khả nghĩa từng phần và tổng khởi nghĩa', những vấn đề chỉ đạo. chuẩn bị và thực hành khởi nghĩa; kết hợp khởi nghĩa với chiến tranh CM. “CĐGP” chuẩn bị cơ sở lí luận cho hội nghị Trung ương VIII (10-19.5.1941), góp phần quan trọng vào thắng lợi của CM tháng Tám (1945).

        CON MA X. F-4 PHANTOM

        CON TIN, người bị đối phương hoặc quân khủng bố bắt giữ dùng làm bảo đảm để đặt điều kiện thực hiện yêu sách nhất định. Ngày nay, quân khủng bố thường bắt giữ, giết hại CT nhằm gây sức ép tâm lí để thực hiện mục đích tranh chấp chính trị, ý tưởng cực đoan dân tộc, tôn giáo hoặc tống tiền... Hành động bắt giữ CT bị cộng đồng quốc tế lên án.

        CON TUM, CÔNG TUM nh KON TUM

        CONXTELÂYSÂN (A. Constellation), tàu sân bay Mĩ, số hiệu CVA-64, dã tham gia chiến tranh xâm lược VN. Thuộc lớp tàu Kitti Hộc, hạ thủy 8.10.1960, đưa vào trang bị 27.10.1961. Lượng choán nước 60.100t (chở đầy 80.800t. Kích thước: 326,9x39,6xll,4m (đường băng 318,8x76,8m), 4 tổ hợp tuabin có tổng công suất 210MW (280.000cv), tốc độ 35 hải lí/h (65km/h). Quân số 4.950 (150 sĩ quan). Trong chiến tranh VN, C được trang bị: 80-90 máy bay (24-28 tiêm kích - bom F-4J, 24-28 cường kích A-7E, 12-14 cường kích A- 6A, 4-6 trinh sát RA-5C, 2-3 tiếp dầu và gây nhiễu KA-3B và EKA-3B, 2 cảnh giới tầm xa E-2B, 2-3 máy bay trực thăng SH-3D); 2 bệ X 2 rãnh phóng tên lửa phòng không Teriơ với 40 tèn lửa. Thời kì đầu chiến tranh phá hoại miền Bắc VN. trong trang bị của C còn có máy bay cường kích A-l, A-4. Ngày 5.8.1964 trung úy Anvaret lái máy bay A-4 từ C đi đánh phá Hòn Gai, bị bắt làm tù binh. Từ 6.1975 chuyển thành tàu sân bay đa năng (số hiệu CV-64). Từ 12.1992 được hoàn thiện để kéo dài tuổi thọ phục vụ. Loại khỏi trang bị 7.8.2003.

        COONG LE (s. ?), tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn dù 2 của QĐ phái hữu Lào, chỉ huy cuộc đảo chính lật đổ chính phủ thân Mĩ ở Lào (9.8.1960). Sinh tại Xayannakhẹt (Lào); trung tướng (1961). Tiểu đoàn của CL do Mĩ đào tạo, xây dựng và huấn luyện, dược ưu đãi đặc biệt. Do ảnh hường của xu thế trung lập và hòa hợp dân tộc của nhân dân Lào và phong trào chống Mĩ trong cả nước, CL đã tiến hành đảo chính lật đổ chính quyền thân Mĩ, đưa Xuyana Phuma trở lại làm thủ tướng, chủ trương  xây dựng nước Lào hòa bình và trung lập (x. đảo chính Coong Le, 9.8.1960). Tháng 9-12.1960 chỉ huy lực lượng trung lập cùng với nhân dân Viêng Chăn đánh lui nhiều đợt tiến công của quân phái hữu vào Viêng Chăn. 18.12.1960 rút lực lượng trung lập khỏi Viêng Chăn để bảo toàn lực lượng và liên minh với Pathét Lào. 1.1.1961 chỉ huy lực lượng trung lập phối hợp với Pathét Lào đánh chiếm Cánh Đồng Chum, Xiêng Khoảng. Do chủ quan, mất cảnh giác, để địch lọt vào hàng ngũ, dẫn tới thất bại. cuối cùng theo Mĩ (1964), nhưng không được trọng dụng. Sau sang sống lưu vong tại Mĩ.

        CORAN XI (A. Coral Sea), tàu sân bay đa năng của Mĩ, số hiệu CV-43, đã tham gia chiến tranh xâm lược VN. Thuộc lớp Mituây, hạ thủy 2.6.1946, đưa vào trang bị 1.10.1947. Lượng choán nước 52.500t (chở đầy 64.000t). Kích thước: 298,4x36,9xlO,8m (đường băng 298,4x72,5m). 4 tổ hợp tuabin, công suất 159MW (212.000cv). Tốc độ trên 30 hải lí/h (55,5km/h). Quân số 4.510: của tàu 2.710 (165 sĩ quan), của không đoàn 1.800. Chở 75 máy bay: 24 tiêm kích F-4B. 24-28 cường kích A-7E, 10-12 cường kích A-6A, 3-4 trinh sát RF-8G, 3-4 cảnh giới tầm xa E-1B, 3 tiếp nhiên liệu và gây nhiễu KA-3B và EKA-3B, 2-4 máy bay trực thăng SH-3D. Trang bị vũ khí: 18 pháo 127mm, 84 pháo 40mm, 28 pháo 20mm. Trong chiến dịch Mũi lao lửa (7-11.2.1965) mở màn đánh phá miền Bắc VN, CX đậu ở ngoài khơi Đà Nẵng, dùng máy bay đánh phá tx Đồng Hới và đảo Bạch Long Vĩ của VN. Loại khỏi trang bị 4.1990.

        CÒRẠT, căn cứ không quân của Thái Lan, tây nam tx Nakhon Ratchasima 5km. Do Mĩ xây dựng vào những năm 60. Đường băng bê tông 3.000mx45m. Có trung tâm thông tin liên lạc, đài chỉ huy và dẫn đường bay, có các thiết bị bảo đảm cho máy bay các loại cất và hạ cánh trong mọi điều kiện thời tiết ngày và đêm. Trong chiến tranh xâm lược Đông Dương, không quân Mĩ sử dụng C làm căn cứ xuất phát đi ném bom VN, Lào và Campuchia.

        CORDS (vt từ A. Civil Operations and Revolutionary Development Support - hoạt động dân sự và hỗ trợ phát triển CM), cơ quan chí đạo hoạt động bình định* của Mĩ ở miền Nam VN, gồm các cố vấn Mĩ được tập hợp từ BQP, Bộ ngoại giao, Cục phát triển quốc tế, Cục thông tin và C1A đặt dưới quyền một bộ chỉ huy thống nhất nhằm hỗ trợ cho chính quyền Sài Gòn đẩy mạnh chương trình Phượng Hoàng. Thành lập 5.1967, trên cơ sở kết hợp hai cơ quan: Phát triển quốc tế (USAID) và BTL viện trợ QS (MACV) của Mĩ ở miền Nam VN, do CIA điều khiển (11.1968, Cônbai, phó đại sứ Mĩ tại miền Nam VN kiêm giám đốc CORDS). Các nhóm cố vấn dân sự và QS của CORDS triển khai nhiệm vụ đến tất cả 254 huyện, và 44 tỉnh của miền Nam VN để thúc đẩy việc thực hiện bình định. 10.1973 được cải tổ thành cơ quan trợ lí đại diện cho đại sứ về các hoạt động ở nông thôn (SAAFO). 30.4.1975 rút hoàn toàn về nước.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #196 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2019, 09:41:07 am »


        CÔ TÔ, huyện đảo thuộc t. Quảng Ninh, đông Cẩm Phả 30- 50km. Gồm 29 đảo, trong đó 4 đảo lớn (Cô Tô Lớn, Cô Tô Nhỏ, Thanh Lân và Đảo Trần). Dt 46,2km2; ds 33.900 người (2001). Các đơn vị hành chính: thị trấn Cô Tô (huyện lị), các xã Đồng Tiến và Thanh Lân, chủ yếu làm nghề đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, làm muối, trồng trọt và chăn nuôi. Địa hình phần lớn là núi thấp (96%); đỉnh cao nhất trên đảo Cô Tô Lớn 180m, đảo Thanh Lân 190m. Xung quanh các đảo có đá ngầm. 14-17.11.1945 diễn ra trận đánh của Đại đội Kí Con và quân Pháp trên đảo.

        CỔ LOA, kinh đô nước Âu Lạc (208-179tcn) và nhà nước tự chủ của Ngô Quyển (939-945); nay thuộc xã Cổ Loa, h. Đông Anh, tp Hà Nội, bắc trung tâm thành phố 18km theo QL 1 và QL 3. Thành đất do An Dương Vương đắp khoảng cuối tk 3tcn là công trình phòng thủ kiên cố, gồm nhiều vòng tường thành bao bọc nhau theo hình trôn ốc (nên cg Loa Thành). Hiện nay ở CL còn di tích Sông Hoàng và ba vòng thành. Vòng ngoài có chu vi 8.000m, cao 4,8m, đắp theo các gò đống tự nhiên, sát chân thành phía ngoài là hào nước sâu nối với Sông Hoàng làm vật chướng ngại và đường vận chuyển của thủy quân. Vòng giữa chu vi 6.500m. cao 6-12m. Vòng trong hình chữ nhật, chu vi 1.650m. cao 5m, xây đắp vững chắc, xung quanh có 12 vọng gác đắp nhô ra ngoài 10-50m, cao hơn mặt thành l-2m. Tường thành mặt ngoài thẳng đứng, phía trong thoải để tiện cơ động.


        CỔ LỘNG (Thành Cách), thành do quân Minh xây dựng bên Sông Đáy, trên đất các làng Thọ Cách và Bình Cách, nay thuộc xã Yên Thọ, h. Ý Yên. t. Nam Định, gần QL 1. nam tx Phủ Lí 17km. Thành bằng đất. hình chữ nhật, rộng hơn 32ha, có hào sâu. Sau khi bị nghĩa quân Trần Ngỗi do Đặng Tất chỉ huy đánh bại ở bến Bô Cô 30.12.1408, Mộc Thạnh cùng tàn quân Minh phải rút chạy về đây cố thủ. Ở CL có đền Kiến Quốc phu nhân Lương Thị Minh Nguyệt do có công tiêu diệt quân Minh.

        CỔ LŨY (cổ), vùng đất nay thuộc t. Quảng Ngãi. Trước tk 15 thuộc đất Chiêm Thành. 1402 Chiêm Thành dâng cho nhà Hồ và được chia thành Châu Tư và Châu Nghĩa thuộc lộ Thăng Hoa. Đầu thời Lê gọi là Nam Giới. 1470 vua Lê Thánh Tông gộp hai châu thành phủ Tư Nghĩa thuộc thừa tuyên Quảng Nam. 1602 Nguyễn Hoàng đổi thành phủ Quảng Nghĩa, thuộc xứ Quàng Nam. Đầu đời Gia Long đặt thành dinh Quảng Nghĩa. 1832 đổi thành tỉnh Quảng Nghĩa, sau quen gọi là Quảng Ngãi.

        CỔ THƯ HỌC QUÂN SỰ, bộ phận của khoa học cổ thư đồng thời là chuyên ngành khoa học lịch sử QS, nghiên cứu những nguyên tắc, phương pháp, quy cách sưu tầm, công bố tư liệu lịch sử QS cổ, chủ yếu là tư liệu thành văn. CTHQS còn phục chế, phiên lại văn bản thật, bảo đảm phản ánh đúng nội dung, xác định chủ đề, loại hình, giám định tính chân thực, mức độ tin cậy, thời gian biên soạn và tìm ra phương pháp đọc đúng các tư liệu lịch sử cổ. CTHQS quan hệ chặt chẽ với sử liệu học QS, lưu trữ QS và với những chuyên ngành khác. Thư tịch cổ VN thường liên quan đến chữ Hán cổ và chữ Nôm.

        CỐ VẤN AN NINH QUỐC GIA MĨ, trợ lí của tổng thống Mĩ về các vấn đề an ninh quốc gia có cấp hàm bộ trưởng, người đứng đầu Văn phòng Hội đồng an ninh quốc gia, do tổng thống bổ nhiệm. Có chức năng: điều hành hoạt động của hệ thống an ninh quốc gia (trực tiếp giám sát Hội đồng an ninh quốc gia và Văn phòng Hội đồng an ninh quốc gia); cố vấn riêng của tổng thống về các vấn để an ninh quốc gia (trực tiếp đề xuất ý kiến tham mưu với tổng thống và trong trường hợp cần thiết trở thành người phát ngôn chính thức của tổng thống về các vấn đề an ninh quốc gia).
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #197 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2019, 09:42:33 am »


        CỐ VẤN QUÂN SỰ, quân nhân (thường là sĩ quan) của một nước, được cử sang nước khác theo hiệp định hoặc văn bản thỏa thuận khác về hợp tác QS hai bên, có chức năng nhiệm vụ và quyền hạn nhất định trong việc giúp giải quyết những vấn đề chung về xây dựng QĐ (cải tiến cơ cấu tổ chức biên chế QĐ, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ QS, soạn thảo văn kiện QS...); cũng có thể tham gia tổ chức và chỉ huy tác chiến (theo thỏa thuận riêng). Tính chất hoạt động của CVQS phụ thuộc vào chế độ chính trị - xã hội của nước cử và nhận CVQS.

        CÔBÊ. thành phố cảng, trung tâm công nghiệp lớn của Nhật Bản ở vịnh Ôxaca (tây nam đáo Hônsu); ds 1,47 triệu người (2001). Công nghiệp luyện kim, chế tạo máy, công nghiệp QS, dệt, hóa chất. Trường đại học tổng hợp. Diện tích vùng nước và khu vực cảng 4km2. chiều dài toàn bộ các cầu cảng hơn 35km, sâu 12m. Các xưởng đóng tàu và sửa chữa tàu bảo đảm sửa chữa được các loại tàu lớn. Lượng vận chuyển hàng 140 triệu tấn/năm.

        CỐC XÁ, bàn nhỏ thuộc h. Thạch An, t. Cao Bằng, ở chân điểm cao 787, nam điểm cao 774 khoảng 3km, tây nam Đông Khê 6km, tây QL 4A 3km. Sau khi thất bại trong ý đồ chiếm một số điểm khống chế ở Đông Khê, Binh đoàn Lơ Pagiơ của Pháp rút về tổ chức phòng ngự ở đây, bị các đơn vị của Đại Đoàn 308 bao vây, diệt và bắt hầu hết, trong đó có Lơ Pagiơ. X. trận Cốc Xá (5-8.10.1950).

        CÔHOOCXƠ, phân đội chiến thuật, quân số khoảng 300- 600 người; thành phần của lê giông (10 C thành 1 lêgiông). Được áp dụng từ 107tcn đến cuối tk 2 trong QĐ La Mã cổ đại. Việc tổ chức ra C làm cho đội hình chiến đấu của lêgiông dễ dàng thay đổi phù hợp với tình huống tác chiến.

        CỐI, pháo có đáy nòng tì lên bàn đế, có đường đạn cầu vồng (góc bắn 45°-85°) để diệt sinh lực và phá hủy phương tiện KTQS bố trí lộ hoặc trong công sự dã chiến (cả trong khe sâu hay bị che khuất sau các khối chắn cao). Thường nòng trơn, có loại có rãnh xoắn (vd: M106 cỡ 106,7mm), cỡ từ 50,8-240mm, tầm bắn 300-7.300m và lớn hơn. C cỡ nhỏ và trung (<120mm) nạp đạn từ miệng nòng. C cỡ lớn (>120mm) nạp đạn từ đuôi nòng, phát hỏa bằng cách giật cò. C có kết cấu đơn giản, gọn nhẹ, ít hỏng hóc, dễ sử dụng, dễ cơ động, chuyển trạng thái chiến đấu nhanh, tốc độ bắn cao, một trong những phương tiện hỏa lực mạnh chủ yếu của bộ binh. Trong KCCP và KCCM, quân giới VN đã tự chế tạo C cỡ từ 50,8-215mm. được bộ đội sử dụng đánh địch có hiệu quả. Cg súng cối, pháo cối.


        CỐI CÁ NHẮN nh M79

        CÔLI (A. William Laws Jr Calley; s. 1943), người trực tiếp chỉ huy cuộc tàn sát dã man dân thường ở xóm Thuận Yên, thôn Tư Cung, xã Tịnh Khẽ, h. Sơn Tịnh, t. Quảng Ngãi (16.3.1968) (xt vụ thảm sát Sơn Mĩ). Sinh tại bang Phloriđa (Mĩ); nhập ngũ 1966, tốt nghiệp trường sĩ quan (9.1967). Tháng 12.1967 sang VN. trung úy, trung đội trưởng Trung đội 1, Đại đội C, Lữ đoàn 11, Sư đoàn bộ binh Mĩ số 23 (Sư đoàn American). 16.3.1968 chỉ huy trung đội xông vào xóm Thuận Yên bắn giết, hãm hiếp phụ nữ, đốt phá nhà cửa trong khoảng 2 giờ, giết chết 407 người, hầu hết là người già, phụ nữ và trẻ em; C đã xua dân xuống mương, bắn hàng chục loạt đạn vào những người dân vô tội và lệnh cho lính giết hết, tự tay C dùng báng súng đánh rồi bắn chết một nhà sư. 29.3.1971 C bị tòa án QS Mĩ luận tội “cố ý giết ít nhất 22 dân thường ở Mĩ Lai” và bị kết án tù khổ sai chung thân. Được tổng thống Nichxơn can thiệp; 8.1971 bán án chung thân của C giảm xuống còn 20 năm; 1974 giảm tiếp còn 10 năm và 1975 được tha bổng.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #198 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2019, 09:44:06 am »


        CÔLIN (A. Joseph Lawton Collins; 1896-?), đại diện đặc biệt của Mĩ bên cạnh chính quyền Sài Gòn (1954-55). Đại tướng (1948). Trong CTTG-II, 1941-44 chỉ huy Sư đoàn bộ binh 25, tham mưu trường rồi tư lệnh Quân đoàn 7. Năm 1949-53 tham mưu trưởng lục quân, đại diện Mĩ trong ủy ban QS và nhóm thường trực của NATO. 1951 sang Đông Dương tìm hiểu tình hình và nhu cầu giúp Pháp trong chiến tranh xám lược VN. C nhận nhiệm vụ đại diện đặc biệt của Mĩ tại Sài Gòn vào thời điểm quyết định trong lịch sử can thiệp của Mĩ vào Đông Dương, được trao toàn quyền trong việc phối hợp hoạt động của các cơ quan Mĩ ở miền Nam VN (trên thực tế như đại sứ). 12.1954 kí với tướng Pháp Pôn Eli hiệp ước chính thức để Mĩ thay thể Pháp về QS ở Đông Dương. 4.1955 C đã đề nghị chính phủ Mĩ cho thay Diệm, nhưng không được chính quyền Oasinhtơn chấp nhận và C bị gọi về Mĩ. 1955 được cử trở lại làm việc trong NATO cho tới khi về hưu (1956).

        COLOMBIA (Cộng hòa Côlômbia; República de Colombia, A. Republic of Colombia), quốc gia ở tây bắc lục địa Nam Mĩ. Dt 1.141.748km2: ds 41,66 triệu người (2003); 74% người lai, 20% da trắng, 5% da đen, 1% da đỏ. Ngôn ngữ chính thức: tiếng Tây Ban Nha. Tôn giáo: đạo Thiên Chúa (95%). Thủ đô: Bôgôta. Chính thể cộng hòa, đứng đầu nhà nước và cơ quan hành pháp (chính phủ) là tổng thống kiêm tổng tư lệnh các LLVT. Cơ quan lập pháp: quốc hội hai viện (thượng nghị viện và hạ nghị viện). Phía tây và tây bắc là hệ thống núi Anđét gồm ba dãy chạy song song từ bắc xuống nam: Anđét Tây (đinh cao nhất 4.250m), Anđét Giữa (đỉnh cao nhất 5.400m), Anđét Đông (đỉnh cao nhất 5.493m), vùng đất thấp ven biển Caribê và Đại Tây Dương; phía đồng là cao nguyên tiếp giáp với đồng bằng Amadôn và Orinoco. Khí hậu: xích đạo và cận xích đạo; lượng mưa l0.000mm ở phía tây, 4.000mm ở phía đông nam. 200mm ở vùng đông bắc. Hệ thống sông ngòi dày đặc. Nước công nông nghiệp; công nghiệp: khai khoáng, luyện kim, chế tạo máy, lọc dầu...; trồng và xuất khẩu cà phê đứng thứ hai trên thế giới; chăn nuôi, đánh cá phát triển. GDP 82,411 ti USD (2002), bình quân đầu người 1.910 USD. Cảng biển: Buêna Ventura, Catakhena. Xanta - Marta, Barankin, Tumaco; sân bay: Bôgôta. Thành viên LHQ (5.11.1945). Phong trào không liên kết, Tổ chức các nước châu Mĩ. Lập quan hệ ngoại giao với VN cấp đại sứ 1.1.1979. LLVT: lực lượng thường trực 158.000 (lục quân 136.000. hải quân 15.000, không quân 7.000), lực lượng dự bị 60.700. Tuyển quân theo chế độ động viên. Trang bị: 12 xe tăng hạng nhẹ, 135 xe thiết giáp trinh sát, 204 xe thiết giáp chờ quân, 156 pháo mặt đát, 396 súng cối, 30 súng máy phòng không, 72 máy bay chiến đấu, 4 tàu ngầm. 4 tàu khu trục, 27 tàu tuần tiễu, 7 tàu hộ tống, 58 máy bay chiến đấu , 127 máy bay trực thăng (trong đó có 24 máy bay trực thăng vũ trang)... Ngân sách quốc phòng 1,7 tỉ USD (2002).


        COLUMBIA (A. Columbia), tàu con thoi đầu tiên của Mĩ. C được phóng lần đầu 12.4.1981. đến 1.2003 dã thực hiện 28 chuyến bay vũ trụ. Được chế tạo theo sơ đồ máy bay, nhiên liệu rắn và động cơ tên lửa nhiên liệu lỏng của bản thân C, hạ cánh như máy bay. Theo tính toán, C có thể thực hiện 75-100 chuyến bay lên quỹ đạo. Khối lượng lllt, dài 37m, sải cánh 24m, cao 17m. Kíp bay 7 người. Trong quá trình sử dụng đã được cải tiến nhiều lần để tăng thời gian bay một chuyến từ 5-7 ngày lên tới 16 ngày (cộng thêm 2 ngày dự phòng bất trắc), khả năng chịu tải khí động và chở hàng lớn hơn. Khả năng mang hàng lớn nhất ở quỹ đạo 204km. 28,5° là 3.800kg. Ngày 1.2.2003 C bị nổ khi hạ cánh xuống Trái Đất. Toàn bộ kíp bay 7 người bị thiệt mạng. Chi phí cho mỗi chuyến bay của C khoảng 300 triệu USD.

Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #199 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2019, 09:46:23 am »


        CÔMO (CHLB hồi giáo Cômo; Jumhuriyat al-Cumural- Itthadiyah al-Islamiyah, p. Republic Fédérale Islamique des Comores, A. Federal Islamic Republic of The Comoros), quốc gia ở Nam Phi, trong vịnh Môdămbich thuộc Ấn Độ Dương. Dt 1.862km2; ds 633 nghìn người (2003); phần lớn người Cômo, còn lại người Mađagax- ca, Arập... Ngôn ngữ chính thức: tiếng Arập, tiếng Pháp. Tôn giáo: đạo Hồi, đạo Cơ Đốc. Thủ đổ: Môrôni. Chính thể CHLB. đứng đầu nhà nước là tổng thống. Cơ quan lập pháp: HĐND toàn quốc (quốc hội). Cơ quan hành pháp: chính phủ do thủ tướng đúng đầu. Núi chiếm phần lớn lãnh thổ, núi lửa Catala đang hoạt động, cao 2.361m; đất đai cằn cỗi. Xung quanh các đảo là vành đá san hô. Khí hậu nhiệt đới; lượng mưa trung bình 1.100-3.000mm/năm. Rừng rậm nhiệt đới. Kinh tế kém phát triển. GDP 221 triệu USD (2002), bình quân đầu người 390 USD. Thành viên LHQ (12.11.1975). Phong trào không liên kết, Liên minh châu Phi. LLVT: lực lượng thường trực 800 người. Căn cứ hải quân Pháp ở đảo Môêli.


        CÔN ĐẢO, huyện đảo thuộc t. Bà Rịa - Vũng Tàu, tây nam Vũng Tàu 180km. Gồm 14 đảo (Côn Sơn, Hòn Ba, Hòn Bảy Cạnh, Hòn Câu, Hòn Tài Lớn, Hòn Tre Lớn, Hòn Tre Nhỏ...). Dt 75,2km2 (riêng đảo Côn Sơn 51,2km2); ds 3.300 người (2001). Địa hình rừng núi chiếm 70% diện tích tự nhiên, đính cao nhất 580m. Khí hậu nhiệt đới hai mùa: mùa mưa (tháng 4-10), mùa gió chướng (tháng 11-3). Năm 1862 thực dân Pháp xây dựng nhà tù Côn Đảo để giam cầm những người VN yêu nước; 1940-45 có khoảng 3.000 người yêu nước bị giết hại. Chính quyền Sài Gòn đã xây và mở rộng thêm các trại giam (8 trại giam, 6 dãy chuồng cọp, 45 xà lim), số người bị giam cầm lúc đông nhất lên tới 12.000 người, 1945-75 có hơn 10.000 người bị giết hại. CĐ có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, QS, nơi tham quan du lịch. Nhà tù Côn Đảo nay là bảo tàng lịch sử CM.

        CÔN LUÂN, hệ thống núi ở phía tây TQ, giữa sa mạc Taclamacan ở phía bác và cao nguyên Tây Tạng ở phía nam. Dài 2.700km (hướng đông-tây), rộng từ 150km (phía tây) đến 600km (phía đông), phần lớn có độ cao 4.000m-6.000m (đỉnh cao nhất là Mônưamaha 7.723m), cao hơn cao nguyên Tây Tạng 1.000-1.500m và sa mạc Taclamacan 4.500- 5.000m. Có rất ít đèo. Đường ranh giới tuyết ở độ cao 5.000- 5.800m, có các sông băng, diện tích đóng băng 11.600km2. Khí hậu lục địa khô, lượng mưa 50-500mm/năm. CL cắt ngang hai tuyến đường ô tô. Dọc theo các sườn núi phía bắc có đường ô tô Kha sở - Tây Ninh.

        CÔN* (cổ), vũ khí lạnh cầm tay dùng để sát thương đối phương bằng đập, vụt, xiết (giật), C có dạng công cụ đập hạt (néo) của người nông dân VN; gồm các đoạn gỗ (tre) hình trụ hoặc hình côn, đầu mút mỗi đoạn có lỗ buộc, nối với nhau bằng các đoạn dây (da, ruột mèo khô, xích...). Theo số đoạn gỗ (tre), có: C hai đoạn, C ba đoạn, C bốn đoạn, C năm đoạn; theo độ dài đầu vụt, có: C đầu vụt ngắn, C đầu vụt bằng đầu cầm. Khi chiến đấu giữ chắc đoạn đầu cầm và dùng các đoạn còn lại vụt (đập) hoặc xiết (giật) đối phương.

        CÔN** (A. Colt), gọi chung loại súng bộ binh (chủ yếu súng ngắn và súng trường) do hãng Côn (Mĩ) chế tạo. Nổi tiếng là các loại súng ngắn ổ quay. Súng ngắn C có kích thước gọn nhẹ, ổ đạn quay và chứa 6-7 viên đạn, cỡ nòng 7,62-1 l,56mm, khối lượng 0,73-l,3kg. C được hoàn thiện và cải tiến nhiều lần; đưa vào sản xuất và trang bị cho QĐ nhiều nước.


        CỒN CỎ (Hòn Cỏ, đảo Con Hổ), đảo thuộc h. Vĩnh Linh, t. Quảng Trị. Nằm trên vĩ tuyến 17, đông bắc Cửa Tùng 28km. Dt khoảng 3km2. Địa hình tương đối bằng phẳng, độ cao 3-5m, cao nhất 63m. Đất đá trên đảo chủ yếu là badan núi lửa, lượng mưa trung bình hàng năm 2.270mm, mùa mưa tháng 9-11. Trong KCCM, CC là một trong những mục tiêu đánh phá ác liệt của không quân và hải quân Mĩ. LLVT trên đảo đã bắn cháy 48 máy bay, bắn chìm 17 tàu chiến, hai lần được phong tặng danh hiệu đơn vị Ah LLVTND (1967 và 1970).
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM