Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 10:14:23 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: C  (Đọc 15360 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #180 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2019, 02:54:54 pm »


        CHỦ NGHĨA BÁ QUYỀN, chính sách của một nước nhằm thiết lập ngôi vị quyền lực bá chủ khu vực hoặc toàn cầu; một biểu hiện của chủ nghĩa sôvanh. Các nước ĐQCN, các nước theo chủ nghĩa bành trướng lấy CNBQ làm cơ sở cho chính sách đối ngoại bất bình đẳng và can thiệp vào công việc nội bộ các quốc gia dân tộc khác bằng mọi cách, kể cả QS. CNBQ đã gây nên tình trạng căng thẳng trong quan hệ quốc tế, trở thành một trong những nguyên nhân của các cuộc xung đột và chiến tranh.

        CHỦ NGHĨA BÀNH TRƯỚNG, chính sách của một nước nhằm tăng cường thế lực, mở rộng lãnh thổ, địa vị thống trị và ảnh hưởng chi phối đối với các nước khác, trước hết là các nước láng giềng; một biểu hiện của chủ nghĩa sôvanh. Thường dược tiến hành dưới các hình thức xâm lược, chèn ép, cướp đoạt đất đai, tài nguyên, thị trường... dựa trên ưu thế về kinh tế, chính trị, QS, khoa học và công nghệ... CNBT thường di liền với chủ nghĩa bá quyền, trở thành một nguyên nhân của các cuộc chiến tranh xâm lược, xung đột vũ trang giữa các quốc gia dân tộc.

        CHỦ NGHĨA BÀNH TRƯỚNG DO THÁI nh CHỦ NGHĨA XIÔN

        CHỦ NGHĨA CẢI LƯƠNG, trào lưu chính trị trong phong trào công nhân và phong trào giải phóng dân tộc, chủ trương thay thế đấu tranh giai cấp của giai cấp công nhân và cuộc dấu tranh giải phóng dân tộc triệt để bằng các cuộc cải cách trong khuôn khổ nền dân chủ tư sản và chủ nghĩa thực dân, thông qua nghị trường và hợp tác giai cấp để chuyển từ CNTB sang CNXH; một hình thức của chủ nghĩa cơ hội. Xuất hiện nửa cuối tk 19, khi CNTB phát triển mạnh mẽ, tầng lớp công nhân quý tộc xuất hiện, nền dân chủ tư sản được cúng cố. CNCL đối lập với chủ nghĩa Mác - Lênin, phản bội lợi ích của giai cấp công nhân và dân tộc.

        CHỦ NGHĨA CHỐNG CỘNG, hệ thống các quan điểm, tư tưởng và các chính sách phản động của CNĐQ chống lại chủ nghĩa Mác - Lênin và CNXH hiện thực, chia rẽ phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, chống lại phong trào giải phóng dân tộc và các lực lượng CM, dân chủ, tiến bộ khác nhằm duy trì CNTB. Cơ sở của CNCC là hệ tư tưởng tư sản, giai cấp tư sản và nền kinh tế TBCN. Đặc điểm nổi bật của CNCC là bằng mọi biện pháp làm mất uy tín của chủ nghĩa Mác - Lênin, thủ tiêu CNXH hiện thực và phong trào CM thế giới, chứng minh CNCS là không tưởng, coi những khuyết điểm, yếu kém trong quá trình xây dựng CNXH là bản chất của CNCS, đưa ra các luận thuyết phản động như: xã hội tiêu dùng cao trong một nhà nước thiên thần, xã hội hậu công nghiệp, thuyết kĩ trị, thuyết hội tụ, thuyết giải thể hệ tư tưởng... Hiện nay, CNCC vẫn tiếp tục chủ trương sử dụng các chính sách phản động như: gây chiến tranh, liên minh QS, chạy đua vũ trang, QS hóa nền kinh tế, bao vây cấm vận, diễn biến hòa bình và răn đe QS... nhằm mục tiêu xóa bỏ CNXH trên phạm vi toàn thế giới.

        CHỦ NGHĨA ĐẠI TÂY DƯƠNG, tư tưởng do Mĩ và một số chính giới phương Tây đề xuất từ những năm cuối thập ki 40 của tk 20 về sự cần thiết phái thiết lập khối liên minh và hợp tác toàn diện giữa Mĩ với các nước Tây Âu để bảo vệ “cộng đồng Đại Tây Dương”, nhưng thực chất là nhằm phục vụ những mục tiêu trong chính sách bá quyền của Mĩ ở châu Âu và bảo vệ an ninh nước Mĩ từ xa. CNĐTD được thực hiện qua việc thành lập khối NATO. Từ đầu thập kỉ 90, châu Âu bước vào thời kì không ổn định, các nhà nước XHCN ở Đông Âu, LX sụp đổ, Tổ chức hiệp ước Vacsava và Hội đồng tương trợ kinh tế giải thể, nội bộ khối NATO mâu thuẫn. Tình hình đó buộc các nước Mĩ, Anh, Pháp, Đức, Nga... phải có sự điều chỉnh lớn về chính sách châu Âu của mình. Trong việc điều chỉnh đó, Mĩ đề ra CNĐTD mới, nhằm tiếp tục duy trì, bảo vệ lợi ích chính trị, kinh tế và vai trò chủ đạo của Mĩ ở châu Âu. CNĐTD mới vi phạm tinh thần cơ bản các nguyên tắc và thể lệ quan hệ quốc tế đã được quy định trong các điều khoản của Hiến chương Đại Tây Dương.

        CHỦ NGHĨA ĐẾ QUỐC, giai đoạn cao nhất và cuối cùng của CNTB, bắt đầu từ cuối tk 19 đầu tk 20. Đặc điểm cơ bản nhất của CNĐQ là sự thống trị của độc quyền thay thế cạnh tranh tự do. Theo Lênin, CNĐQ có 5 đặc trưng chủ yếu: tập trung cao độ sản xuất và tư bản làm xuất hiện các tổ chức độc quyền có vai trò quyết định trong đời sống kinh tế; hình thành “tư bản tài chính” và đầu sỏ tài chính từ sự dung hợp tư bản độc quyền ngân hàng với tư bản độc quyền công nghiệp; xuất khẩu tư bản trở thành phổ biến; hình thành các liên minh tư bản độc quyền quốc tế, phân chia thế giới về kinh tế; hoàn thành phân chia lãnh thổ thế giới giữa các cường quốc tư bản và cuộc đấu tranh để phân chia lại. Sự thống trị của các tổ chức độc quyền đã thúc đẩy sản xuất phát triển vô cùng nhanh chóng, đồng thời làm sâu sắc thêm các mâu thuẫn của CNTB, dẫn đến những cuộc chiến tranh đế quốc, tạo điều kiện chín muồi cho cách mạng xã hội chủ nghĩa bùng nổ. Những biến đổi hiện nay của CNTB hiện đại vẫn không ngoài 5 đặc trưng trên. Còn CNĐQ, thế giới vẫn còn nguy cơ chiến tranh.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #181 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2019, 02:55:40 pm »


        CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN. hệ thống quan điểm, lí luận khoa học về quy luật tổng quát sự phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy; gồm ba bộ phận hợp thành: triết học. kinh tế chính trị học và CNXH học do Mác*. Ăngghen sáng lập trên cơ sở kế thừa, phát triển tinh hoa văn hóa nhân loại đầu tk 19 (triết học Đức, kinh tế chính trị Anh, CNXH Pháp), được Lênin kế tục và phát triển sáng tạo; trở thành hệ tư tưởng của giai cấp công nhân. "Tuyên ngôn của Đảng cộng sản ” (1848) là văn kiện có tính chất cương lĩnh đầu tiên, đánh dấu sự ra đời của CNM-L và khẳng định vai trò trung tâm thời đại của giai cấp công nhân. Quan niệm duy vật về lịch sử, lí luận về giá trị thặng dư, về vai trò và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là những phát kiến vĩ đại có ý nghĩa vạch thời đại của CNM-L. Với những vấn đề có tính chất cương lĩnh, chiến lược, sách lược đấu tranh giai cấp, CNM-L trở thành học thuyết duy nhất (cho đến nay) có nội dung triệt để và toàn diện về mục tiêu, điều kiện và phương pháp CM để giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng con người khỏi áp bức bóc lột, thực hiện dân chủ và công bằng xã hội. Thắng lợi của CM XHCN tháng Mười Nga (1917) là hiện thực hóa CNM-L. Các ĐCS và công nhân quốc tế đã vận dụng sáng tạo CNM-L vào thực tiễn xây dựng CNXH ở mỗi nước, làm cho CNM-L không ngừng được bổ sung, phát triển và ngày càng hoàn' thiện. CNM-L thường xuyên bị các thế lực thù dịch tìm mọi cách xuyên tạc và phủ nhận, nhất là hiện nay. Đấu tranh để bảo vệ và phát triển CNM-L càng cần thiết cấp bách; các ĐCS và công nhân cần tiếp tục nghiên cứu, tổng kết thực tiễn CM để CNM-L không ngừng phát triển cùng với sự phát triển của thực tiễn trong thời đại ngày nay. CNM-L được truyền bá vào VN từ những năm 20 của tk 20, do chủ tịch Hồ Chí Minh - người cộng sản VN đầu tiên thực hiện. Tư tưởng Hồ Chí Minh là kết quả của sự vận dụng sáng tạo CNM-L vào điều kiện cụ thể của VN. CNM-L kết hợp với phong trào công nhân và phong trào yêu nước đưa tới sự ra đời Đảng cộng sản Việt Nam. Trong quá trình lãnh đạo CM VN cũng như trong sự nghiệp đổi mới đất nước theo định hướng XHCN, ĐCS VN “lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động”; CNM-L trở thành vũ khí tinh thần của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cả dân tộc VN. Cg Chủ nghĩa xã hội khoa học.

        CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN VỂ CHIẾN TRANH VÀ HÒA BÌNH, hệ thống quan điểm, tư tưởng và lí luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về hai hiện tượng xã hội tương phản là chiến tranh và hòa bình; về cách xem xét, giải quyết hai hiện tượng đó; về mối quan hệ giữa chiến tranh và hòa bình trong tiến trình lịch sử. Chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định chiến tranh là sự kế tục của chính trị và là sản phẩm của xã hội có đối kháng giai cấp; việc loại trừ chiến tranh ra khỏi đời sống xã hội gắn chặt với cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc của nhân dân toàn thế giới đế xóa bỏ áp bức, bóc lột. Trong điều kiện còn tồn tại giai cấp dối kháng thì hòa bình luôn bị đe dọa và bị các cuộc chiến tranh làm gián đoạn; hòa bình chi là một trạng thái mà các quan hệ quốc tế, quan hệ quốc gia được giải quyết trong đấu tranh và hợp tác bằng phương thức không bạo lực giữa các thế lực đối lập, do đó tuy hòa bình nhưng vẫn tồn tại bất bình đảng giữa các quốc gia dân tộc và giữa các giai cấp trong một quốc gia dân tộc. hòa bình vĩnh viễn chỉ có thể trở thành hiện thực khi CNXH. CNCS thắng lợi trên phạm vi toàn thế giới. Chủ nghĩa Mác - Lênin không chống lại mọi cuộc chiến tranh mà chỉ chống chiến tranh phi nghĩa, chiến tranh xâm lược, chiến tranh phản cách mạng và ủng hộ chiến tranh chính nghĩa, chiến tranh giải phóng dân tộc, chiến tranh bảo vệ tổ quốc, chiến tranh cách mạng, đồng thời không chấp nhận hòa bình bàng mọi giá, mà phải là hòa bình trong độc lập và tự do. CNM-LVCTVHB trở thành nền tảng thế giới quan và phương pháp luận của các chính đảng của giai cấp công nhãn trong xem xét, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa chiến tranh và hòa bình.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #182 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2019, 02:56:43 pm »


        “CHỦ NGHĨA MÁC VÀ KHỞI NGHĨA”, thư của V. I Lênin viết 14.9.1917 gửi BCHTƯ Đảng công nhân xã hội dân chủ (b) Nga, đấu tranh phê phán những luận điểm vu cáo của nhóm Becxtanh đối với chú nghĩa Mác về vấn để khởi nghĩa và khẳng định điều kiện khởi nghĩa ở Nga đã chín muồi; đăng lần đầu 1921 trên tạp chí “Cách mạng vô sản”, số 2. Lênin dẫn ra ba điều kiện để khởi nghĩa giành thắng lợi mà chủ nghĩa Mác đã đề ra: khởi nghĩa không được dựa vào một âm mưu, một chính đảng, mà phải dựa vào giai cấp tiền phong; phải dựa vào cao trào CM của nhân dân; phải dựa vào một bước ngoặt trong lịch sử của cuộc CM đang lên, khi mà tính tích cực của những bộ phận tiên tiến trong nhân dân lên cao hơn cả, khi mà những dao động trong hàng ngũ địch và trong hàng ngũ những người bạn mềm yếu. lừng chừng và không kiên quyết của CM mạnh hơn cả. Đồng thời, Lênin nhấn mạnh: một khi đã có đầy đủ ba điều kiện ấy mà lại không chịu coi khởi nghĩa là một nghệ thuật (không tiến hành khởi nghĩa) là phản lại chủ nghĩa Mác, là phản bội CM. Dựa vào những luận điểm cơ bản của Mác về khởi nghĩa, Lênin đã phân tích, đánh giá chính xác tình hình và quả quyết rằng: “tất cả những tiền đề khách quan của một cuộc khởi nghĩa thắng lợi đã có đầy đủ”. Tiếp đó, Lênin nêu ra những nguyên tắc, chủ trương hành động kịp thời để chuẩn bị chu đáo về chính trị. tư tưởng, tổ chức và những vấn đề về nghệ thuật QS. “CNMVKN” có tác dụng chỉ đạo CM XHCN tháng Mười Nga giành thắng lợi, góp phần phát triển học thuyết Mác về khỏi nghĩa vũ trang.

        CHỦ NGHĨA PHÁT XÍT, hệ tư tưởng chính trị phản dân chủ cực đoan của các thế lực phản động và hiếu chiến nhất trong giai cấp tư sản ở một số nước TBCN trong thời kì ĐQCN, hình thành trên nền tảng tư tưởng của chủ nghĩa chống cộng, chủ nghĩa Sôvanh, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Xuất hiện đầu tiên ở Ý (1919), phát triển mạnh trong thời kì tổng khủng hoảng của CNTB (những năm 30 của tk 20) ở một số nước châu Âu (Ý, Đức, Thổ Nhĩ Kì, Tây Ban Nha...), trở thành hệ tư tưởng chủ đạo của các nhà nước phát xít trong CTTG-II. Những đặc trưng cơ bản của CNPX: thiết lập chế độ cai trị độc tài với quyền lực vô hạn và sự sùng bái tuyệt đối cá nhân lãnh tụ; kiểm soát toàn diện đối với mọi tổ chức, mọi cá nhân đi đôi với quân sự hóa mọi lĩnh vực đời sống xã hội; đề cao thủ đoạn bạo lực trong quản lí xã hội; sử dụng rộng rãi thủ đoạn tuyên truyền mị dân, xuyên tạc đạo lí, kích động tâm lí sôvanh, xâm lược, hiếu chiến, biến nó thành ham thích cuống nhiệt phi lí tính; khủng bố, thủ tiêu các lực lượng tiến bộ, CM (nhất là ĐCS và những người cộng sản); thi hành chính sách phân biệt chúng tộc cực đoan và chính sách đối ngoại xâm lược, dùng sức mạnh QS để giải quyết các bất đồng trong quan hệ quốc tế. CNPX trở thành kẻ thù nguy hiểm nhất của tiến bộ xã hội, đã bị cả loài người lên án và chống lại. Sau CTTG-II, các nhà nước phát xít đã bị đập tan, nhưng nguồn gốc xã hội của CNPX vẫn còn, các phần tử theo CNPX vẫn hoạt động ngấm ngầm, trong những năm cuối tk 20 xuất hiện sự hoạt động của nhiều tổ chức “phát xít mới” ở một số nước, đang tạo ra những nguy cơ đe dọa hòa bình và an ninh của các dân tộc.

        CHỦ NGHĨA PHÂN BIỆT CHỦNG TỘC X. CHỦ NGHĨA APACTHAI

        CHỦ NGHĨA PHỤC QUỐC DU THÁI nh CHỦ NGHĨA XIÔN

        CHỦ NGHĨA PHỤC THÙ, trào lưu chính trị, tư tường phản động của một tổ chức chính trị - xã hội hoặc một quốc gia muốn trả thù đối phương đã chiến thắng mình bằng mọi cách (kể cả chiến tranh) để khôi phục lại ảnh hưởng, uy tín, địa vị, quyền lợi... đã mất trước đó. CNPT thường sử dụng các biện pháp: gieo rắc sự thù hằn dân tộc, chủng tộc, kích động chủ nghĩa Sôvanh, đẩy mạnh QS hóa đất nước, thủ tiêu các tổ chức dân chủ, tăng cường đàn áp các lực lượng chống chiến tranh... Sau CTTG-II, CNPT đã phát triển ở một số nước bại trận (Tây Đức, Nhật...). Một số tổ chức, tập đoàn phản động hiếu chiến chủ trương đòi điều chỉnh lại lãnh thổ, đường biên giới quốc gia, khôi phục lại đất đai và những quyền lợi cũng như các mối quan hệ quốc tế vốn có từ trước chiến tranh, hướng tới phát động một cuộc chiến tranh xâm lược mới.

        CHỦ NGHĨA QUÂN PHIỆT, chính sách của giới cầm quyền nhà nước coi việc sử dụng sức mạnh quân sự như một biện pháp tối ưu để bảo vệ, duy trì và bành trướng chế độ thống trị lỗi thời. Đặc trưng CNQP hiện đại của CNĐQ: đề cao tuyệt đối sức mạnh QS và vai trò của quân đội, thế lực QS chi phối quyền lực nhà nước, quân sự hóa nền kinh tế, hướng các hoạt động chính trị, văn hóa, xã hội của đất nước phục vụ các mục đích QS, tăng cường vai trò của các tổ hợp công nghiệp - quân sự, tăng nhanh ngân sách QS. đẩy mạnh chạy đua vũ trang, thành lập các khối QS - chính trị xâm lược, giải quyết các quan hệ quốc tế chủ yếu bằng giải pháp QS, ra sức tuyên truyền chủ nghĩa chống cộng, chủ nghĩa Sôvanh, nuôi dưỡng, kích động các cuộc xung đột dân tộc... ở nửa dầu tk 20 Nhật Bản là một điển hình của CNQP hiện đại.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #183 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2019, 02:57:37 pm »


        CHỦ NGHĨA QUỐC TẾ VÔ SẢN, hệ thống quan điểm, nguyên tắc trong quan hệ và hợp tác của phong trào cộng sản và công nhân quốc tê vì mục tiêu đoàn kết giai cấp công nhân, các dân tộc bị áp bức và bóc lột trong cuộc đấu tranh giai cấp nhằm xóa bỏ CNTB, xây dựng thành công CNCS. Do Mác* và Ăngghen đề xướng lần đầu trong “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản " với khẩu hiệu “Vô sản tất cả các nước, đoàn kết lại”, được Lénin, các lãnh tụ và các chính đảng của giai cấp công nhân kế thừa và phát triển. Nội dung cơ bản: bảo đảm sự thống nhất giữa lợi ích quốc gia dân tộc với lợi ích quốc tế của giai cấp công nhân và nhân dân lao động; các ĐCS, các nước XHCN, giai cấp công nhàn các dân tộc phải có trách nhiệm ủng hộ sự nghiệp CM của nhau; tôn trọng độc lập, chủ quyền, cùng bình đẳng, tự chủ; không áp đặt quan điểm và can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; cùng giải quyết những bất đồng trên tình đồng chí; cùng đấu tranh cho sự đoàn kết quốc tế, đoàn kết dân tộc, chống chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa xét lại, chủ nghĩa Sôvanh...

        CHỦ NGHĨA QUỐC XÃ, bộ phận chủ đạo trong hệ tư tưởng của Đảng quốc xã Đức (Đảng công nhân quốc gia xã hội Đức, do Hitle thành lập 1921); một hình thái của chủ nghĩa chống cộng, chủ nghĩa Sôvanh mị dân của thể lực tư bản độc quyền nhằm chống lại CNXH khoa học đang có sức hấp dẫn manh mẽ đối với giai cấp công nhản và nhân dân lao động Đức đầu tk 20. Nội dung chính: chủ trương xây dựng CNXH ở Đức trên cơ sở bành trướng lãnh thổ ra bên ngoài nhằm giành giật “khoảng không gian sinh tồn” với các quốc gia khác; hòa hợp dân tộc trên nền tảng “một chùng tộc cao cấp”; bảo vệ lợi ích của tư bản độc quyền, coi đấu tranh giai cấp là có tội với dân tộc... Từ 1933 Đảng quốc xã Đức lên cầm quyền, Hitle làm thủ tướng, rồi quốc trường (1934), cùng với thuyết địa chính trị về chiến tranh, thuyết chủng tộc vê chiến tranh, CNQX trở thành hệ tư tưởng của chủ nghĩa phát xít Đức... CTTG-II kết thúc, chế độ phát xít Hitle sụp đổ, Đảng quốc xã bị thủ tiêu, nhưng những luận điểm của CNQX vẫn được các thế lực cực đoan truyền bá để lừa mị, lôi kéo quần chúng nhằm phục hồi CNQX. Cg chủ nghĩa xã hội quốc gia, chủ nghĩa xã hội Đức.

        CHỦ NGHĨA SÔVANH, chủ nghĩa dân tộc cực đoan, tự đề cao dân tộc mình và đặt dân tộc mình lên trên các dân tộc khác, coi thường, miệt thị, xâm phạm quyền lợi của các dân tộc khác; đối lập lợi ích, gây thù hằn, hiềm khích giữa các dân tộc và nhân dân các nước. Xuất hiện vào những năm 30 của tk 19, bắt nguồn từ ý đồ khuất phục, thống trị các dân tộc, do Nicôla Sôvanh một chính khách - chiến binh Pháp đề xuất, được Napôlêông tán dương; sau đó được truyền bá và phát triển rộng rãi trong các nước đế quốc, trở thành một cơ sở lí luận biện hộ cho các hành động và chính sách xâm lược, nô dịch, thống trị thực dân của CNĐQ. Biến tướng của CNS là CNS nước lớn, thường xuất hiện ở các nước, các dân tộc có sức mạnh và địa vị chính trị, kinh tế, QS... lớn ở khu vực hay trên thế giới và luôn là một trong những nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn, xung đột giữa các dân tộc, các quốc gia.

        CHỦ NGHĨA THỰC DÂN, hình thức thống trị, bóc lột của CNTB đối với các nước kém phát triển (phần lớn ở châu Á, châu Phi và châu Mĩ Latinh); chính sách cơ bản của CNĐQ đế giành giật thị trường và phân chia khu vực ảnh hưởng trên thế giới cuối tk 19. Đặc trưng cơ bản của CNTD: tước đoạt hoàn toàn độc lập về chính trị, kinh tế, biến các nước và các lãnh thổ bị thống trị thành thuộc địa, nửa thuộc địa hoặc phụ thuộc bằng bộ máy cai trị trực tiếp hoặc cai trị bảo hộ của chính quốc. Khởi đầu từ những hành động xâm nhập thị trường, cướp đoạt ruộng đất, buôn bán nô lệ, tiêu diệt dân bản xứ để nắm độc quyền khai thác tài nguyên, lao động và ngoại thương... của tầng lớp thương gia lớn đến từ châu Âu tk 16. Trong quá trình tồn tại, CNTD đã bị nhân dân các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc chống lại quyết liệt. Sau CTTG-II, cùng với sự lớn mạnh của hệ thống XHCN trên thế giới, phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ, hệ thống thuộc địa của CNĐQ sụp đổ từng mảng lớn. Trước nguy cơ phá sản hoàn toàn của CNTD, CNĐQ đã áp dụng chủ nghĩa thực dân mới nhằm tiếp tục duy trì địa vị và quyền lực ở các nước mới giành được độc lập. Cách mạng tháng Tám 1945 và KCCP của nhân dân VN đã góp phần thúc đẩy cuộc đấu tranh chống CNTD, giành độc lập của các dân tộc thuộc địa.

        CHỦ NGHĨA THỰC DÂN GIẤU MẶT nh CHÚ NGHĨA THỰC DÂN MỚI
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #184 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2019, 02:59:13 pm »


        CHỦ NGHĨA THỰC DÂN MỚI, hình thức mới của chủ nghĩa thực dân nhằm tiếp tục duy trì sự thống trị và bóc lột của CNĐQ đối với các nước mới giành được độc lập và đang phát triển ở châu Á, châu Phi và châu Mĩ Latinh sau CTTG-II. Đặc trưng cơ bản của CNTDM: thống trị và bóc lột các nước một cách gián tiếp, giấu mặt thông qua hình thức viện trợ và cố vấn, thực hiện sự xâm lược về kinh tế dưới các hình thức đầu tư vốn, cho vay, trợ cấp..., kết hợp với gây sức ép về chính trị và QS. Các phương pháp thống trị cơ bản thường bao gồm: dành cho các nước đang phát triển sự viện trợ kèm theo các điều kiện về kinh tế và chính trị, kí kết những điều ước quốc tế không bình đảng; lôi kéo các nước này vào các khối và liên minh chính trị, kinh tế hoặc QS dưới sự bảo trợ của các nước đế quốc; can thiệp vào công việc nội bộ của các nước đã bước vào con đường phát triển, dựng nên các chính phủ lệ thuộc để thông qua đó khống chế, chi phối và tước đoạt trên thực tế độc lập, chủ quyền và lợi ích dân tộc, duy trì địa vị và lợi ích của CNĐQ ở những nước đó và trên thế giới. Đế quốc Mĩ đã thực hiện CNTDM ở miền Nam VN (1954-75), nhưng đã bị phá sản hoàn toàn bởi thắng lợi của cuộc KCCM của nhân dân VN. Cg chủ nghĩa thực dân giấu mặt, chủ nghĩa thực dân trá hình.

        CHỦ NGHĨA THỰC DÂN TRÁ HÌNH nh CHỦ NGHĨA THỰC DÂN MỚI

        CHỦ NGHĨA XÃ HỘI DÂN CHỦ, học thuyết của trào lưu xã hội dàn chủ (các ĐXHDC); một loại chủ nghĩa cải lương, chủ nghĩa xã hội không tưởng tiểu tư sản. CNXHDC đối lập với chủ nghĩa xã hội khoa học về con đường đi lên CNXH, về những vấn đề chính trị, tư tưởng; phản ánh tính hỗn tạp, chiết trung, mập mờ về lí luận để nguy biện cho những thay đổi thực tiễn, nhất là thực tiễn chính trị khi cần thiết. Cơ sở tư tưởng, lí luận của CNXHDC bao gồm: quan điểm giáo lí của đạo Cơ Đốc; triết học nhân văn; một phần học thuyết xã hội và lịch sử của Mác*, kinh nghiệm được khái quát từ phong trào công nhân; kế thừa tư tưởng của Latxan, Becxtanh, Cauxki... (lãnh tụ tiền bối của trào lưu xã hội dân chủ). CNX- HDC công khai phủ nhận những nguyên lí, lí luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tán dương để bảo vệ lợi ích và sự tồn tại của CNTB hiện đại. về thực tiễn, đó là công cụ của CNTB, các kiến giải mà CNXHDC nêu ra đều nằm trong khuôn khổ của CNTB hiện đại cho phép.

        CHỦ NGHĨA XÃ HỘI ĐỨC nh CHỦ NGHĨA QUỐC XÃ

        CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC nh CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN

        CHÚ NGHĨA XÃ HỘI KHÔNG TƯỞNG, gọi chung những học thuyết về CNXH trước chủ nghĩa Mác; một trong những nguồn gốc lí luận của chủ nghĩa Mác. Do những người XHCN không tưởng đề xuất, tiêu biểu như: Marơ, Muynxơ (tkl6), Cămpanela, Uynxtenli (tkl7), Mêliê, Moreli, Maboưli (tkl8), Đêgiami, Bơlăngki, Vaitơlinh, đặc biệt là Xanhximông, Phuriê, Ôoen (đầu tkl9)... Tính không tưởng của CNXHKT thể hiện ở chủ trương xây dựng một xã hội lí tưởng (không còn chế độ tư hữu, áp bức, bóc lột) bằng vận động, thuyết phục, sự làm gương tách rời đời sống hiện thực và đấu tranh giai cấp; không luận giải được quy luật phát triển của xã hội; không chỉ ra lực lượng xã hội có khả năng sáng tạo xã hội mới (giai cấp công nhân). Ngày nay, CNXHKT trở thành nét đặc trưng tư tưởng của nhiều phong trào chống CNĐQ.

        CHỦ NGHĨA XẢ HỘI QUỐC GIA nh CHỦ NGHĨA QUỐC XÃ

        “CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ CHIẾN TRANH”, tác phẩm của Lênin đề cập một số quan điểm cơ bản và thái độ có tính nguyên tắc của người Mácxit đối với chiến tranh nói chung, đặc biệt đối với chiến tranh đế quốc; xuất bản 8.1915. Lênin cho rằng: chiến tranh là sự kế tục của chính trị bằng thủ đoạn bạo lực, phải nắm vững bản chất và mục đích chính trị của chiến tranh để xác định thái độ ủng hộ hay phản đối chiến tranh. Chiến tranh đế quốc núp dưới khẩu hiệu “bảo vệ tổ quốc”, nhưng thực chất là nhằm tranh giành thị trường và bảo vệ đặc quyền đặc lợi của CNĐQ, vì vậy giai cấp công nhân phải “biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến CM” để đánh bại nhà nước đế quốc; phân rõ sự khác nhau về chất giữa chủ nghĩa Mác với CNXH Sôvanh, chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa hòa bình; chiến tranh là bạn đồng hành của CNTB, CNĐQ, nên chừng nào còn CNTB, CNĐQ thì vẫn còn nguy cơ chiến tranh; cuộc đấu tranh chống CNĐQ không tách rời với cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa hòa bình, CNXH Sôvanh trong phong trào cộng sản và công nhân. “CNXHVCT” đã có tác dụng đoàn kết những người cánh tả trong phong trào xã hội - dân chủ quốc tế trên lập trường CM, đồng thời là cơ sở để các chính đảng của giai cấp công nhân xác định chiến lược, sách lược về vấn để chiến tranh và hòa bình.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #185 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2019, 03:00:28 pm »


        CHỦ NGHĨA XÉT LẠI, khuynh hướng chính trị trong phong trào công nhân quốc tế chủ trương “xét lại” những luận điểm của Mác* và Ăngghen về cương lĩnh, chiến lược và sách lược CM, thủ tiêu bản chất CM và khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin. Xuất hiện từ những năm 90 của tk 19, do Becxtanh (1850-1932), Cauxki (1854-1938) khởi xướng; tiếp đến là các phần tử trong phái “mác xít hợp pháp”, phái “kinh tế”, phái “Mensêvich” ở Nga... Nội dung xuyên suốt của CNXL dưới mọi hình thức là xuyên tạc và phủ nhận những luận điểm cơ bán của chủ nghĩa Mác - Lênin về: sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, đấu tranh giai cấp, cách mạng xã hội chủ nghĩa, chuyên chính vô sản. chính đảng kiểu mới, vai trò lãnh đạo của ĐCS... Ngày nay, CNXL hiện đại đang tiếp tục phủ nhận và “xét lại” những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin nhưng tinh vi và nguy hiểm hơn như: ca ngợi thuyết đa nguyên chính trị và chủ nghĩa xã hội dân chủ, thỏa hiệp với CNĐQ và các thế lực phản động đế thủ tiêu CNXH hiện thực.

        CHÚ NGHĨA XION, hệ tư tưởng dân tộc chủ nghĩa cực đoan giữ địa vị thống trị ở Ixraen và trong nhiều cộng đồng Do Thái trên thế giới. Xuất hiện cuối tk 19 và phát triển rộng trong tk 20, lấy tên ngọn đồi Xiôn (ở gần Giêruxalem), xuất xứ dạo Do Thái, làm tên gọi để biểu thị ý chí và mục tiêu phục quốc, phục thù. Khởi đầu từ những nhà tư sản Do Thái ở châu Âu với phong trào “Phục quốc Do Thái”, rồi đến tổ chức “Liên minh Ixraen toàn thế giới” (1890), “Tổ chức Xiónnit toàn thế giới” (1897), “Đại hội Do Thái toàn thế giới” (sau CTTG-II)... Những người theo CNX kêu gọi người Do Thái lưu vong quay về đất tổ, phục hồi quốc gia Do Thái cổ xưa trên đất Palextin; coi vấn đề Do Thái là vấn đề riêng biệt, siêu giai cấp, dân tộc Do Thái trên khắp thế giới đều thống nhất, được trời phú cho những khả năng hết sức to lớn và sứ mệnh đặc biệt cao cả; không chấp nhận đấu tranh giai cấp, đấu tranh CM của quần chúng lao động trong dân Do Thái... Từ 1948, CNX trở thành quốc sách của nhà nước Ixraen. Chính phủ Ixraen và những người theo CNX thực hiện chính sách bành trướng lãnh thổ, cướp đoạt tổ quốc của người Palextin, xâm chiếm các nước láng giềng (Ai Cập, Xiri, Libăng...), thù địch với các dân tộc Arập, làm cho khu vực Trung Đông luôn mất ổn định. Tại khóa họp thứ 30 của Đại hội đồng LHQ (1975), CNX đã bị lên án là một hình thức của chủ nghĩa chủng tộc và của tệ phân biệt chúng tộc. Cg chủ nghĩa phục quốc Do Thái, chủ nghĩa bành trướng Do Thái.

        CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC, hệ thống quan điểm, nguyên tắc đạo đức - chính trị về tình yêu, lòng trung thành và ý thức phục vụ tổ quốc. Được biểu hiện ở tình cảm gắn bó với quê hương, đất nước, cội nguồn, ý thức sâu sắc về lãnh thổ quốc gia, lòng tự tôn dân tộc, tự hào về văn hiến; ý thức tự lực, tự cường, tinh thần bền bỉ, sáng tạo; ý chí bất khuất, kiên trung báo vệ sụ trường tồn của dân tộc và phồn vinh của đất nước. CNYN có từ xã hội nguyên thủy dựa trên quan hệ huyết thống giữa các thành viên trong thị tộc, bộ lạc; được định hình và phát triển thành hệ tư tưởng khi xã hội hình thành quốc gia dân tộc và nhà nước. Trong xã hội có giai cấp, CNYN mang dấu ấn sâu sắc hệ tư tưởng của giai cấp thống ưị xã hội và có những đặc thù do truyền thống lịch sử, đặc điểm tâm lí, văn hóa của mỗi quốc gia dân tộc. CNYN, một nhân tố cơ bản của tiềm lực chính trị tinh thần và trở thành sức mạnh vật chất trong bảo vệ và dựng xây đất nước. CNYN chân chính hoàn toàn đối lập với chủ nghĩa Sôvanh.

        CHỦ NHIỆM, chức vụ đứng đầu một số cơ quan chuyên môn, cơ quan binh chủng của các đơn vị từ cấp trung đoàn (và tương đương) trở lên hoặc nhà văn hóa, câu lạc bộ quân nhân của các đơn vị từ cấp sư đoàn (và tương đương) trở lên hoặc khoa, bộ môn của nhà trường, bệnh viện trong QĐ; là cấp trên của cán bộ cơ quan chuyên môn cấp dưới thuộc quyền. Chức trách của CN được quy định trong Điều lệnh quản lí bộ đội và tiêu chuẩn chức vụ cán bộ QĐ. CN một sô cơ quan gọi là trưởng phòng (cục trưởng) như: CN thông tin là trưởng phòng thông tin; CN kĩ thuật cấp quân khu, quân đoàn, quân chủng là cục trưởng...

        CHỦ NHIỆM CHÍNH TRỊ. chức vụ đứng đầu cơ quan chính trị của các đơn vị từ cấp trung đoàn (và tương đương) trở lên trong QĐND VN; là cấp trên của cán bộ cơ quan chính trị cấp dưới thuộc quyền. Chức trách CNCT được quy định trong Điều lệnh quản lí bộ đội của QĐND VN, bao gồm: giúp đảng ủy và người chỉ huy cấp mình về CTĐ.CTCT trong đơn vị; trực tiếp tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của các ngành trong cơ quan chính trị theo chức năng. CNCT được quyền ra chỉ thị, quy định cho đơn vị thuộc quyền về mặt công tác chính trị để thực hiện ý định, quyết tâm của người chỉ huy, đồng thời phải báo cáo và chịu trách nhiệm trước người chỉ huy về những chỉ thị và quy định đó.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #186 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2019, 09:23:29 am »


        CHỦ NHIỆM HẬU CẨN, chức vụ đứng đầu cơ quan hậu cần của các đơn vị từ cấp trung đoàn (và tương đương) trở lên trong QĐND VN; là cấp trên của cán bộ ngành nghiệp vụ hậu cần cấp dưới thuộc quyền. Chức trách CNHC được quy định trong Điều lệnh quản lí bộ đội của QĐND VN, bao gồm: giúp người chỉ huy về công tác bảo đảm hậu cần, điều hành cơ quan, đơn vị hậu cần thực hiện nhiệm vụ. CNHC được quyền ra chỉ lệnh, chi thị cho các đơn vị thuộc quyền về mặt công tác hậu cần để thực hiện V định, quyết tâm của người chỉ huy, đồng thời phải báo cáo và chịu trách nhiệm trước người chỉ huy về những chỉ lệnh, chỉ thị đó.

        CHỦ NHIỆM KĨ THUẬT, chức vụ đứng dầu cơ quan kĩ thuật của các đơn vị từ cấp trung đoàn (và tương đương) trở lên trong QĐND VN; là cấp trên của cán bộ ngành kĩ thuật cấp dưới thuộc quyền. Chức trách CNKT được quy định trong Điều lệnh quản lí bộ đội của QĐND VN, bao gồm: giúp người chỉ huy về công tác bảo đảm kĩ thuật; điều hành cơ quan, đơn vị kĩ thuật thực hiện công tác bảo đảm kĩ thuật theo chức năng. CNKT được quyền ra chỉ lệnh, chỉ thị cho các đơn vị thuộc quyền về mặt công tác kĩ thuật để thực hiện ý định, quyết tâm của người chỉ huy, đồng thời phải báo cáo và chịu trách nhiệm trước người chỉ huy về những chỉ lệnh, chỉ thị đó.

        CHỦ NHIỆM QUÂN Y, chức vụ đứng đầu cơ quan quân y của đơn vị từ cấp trung đoàn (và tương đương) đến quân khu (và tương đương) thuộc quyền người chỉ huy và chủ nhiệm hậu cần cùng cấp, chịu sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của CNQY cấp trên hoặc cục trưởng Cục quân y. Nhiệm vụ: tham mưu cho lãnh đạo, chỉ huy đơn vị và trực tiếp chỉ đạo tổ chức thực hiện các mặt công tác quân y trong đơn vị theo quy chế về nhiệm vụ và tổ chức ngành quân y.

        CHÚ NHIỆM TỔNG CỤC CHÍNH TRỊ, chức vụ đứng đầu TCCT; chịu trách nhiệm trước BCT, Ban bí thư, Đảng ủy QS trung ương, bộ trưởng BQP về CTĐ.CTCT trong QĐND VN. Chức trách CNTCCT: trực tiếp quản lí điều hành mọi công tác, hoạt động của TCCT: chỉ đạo cơ quan chính trị cấp dưới và làm tròn chức năng đảm nhiệm CTĐ,CTCT trong toàn quân. CNTCCT do BCT BCHTƯ ĐCS VN chỉ định để chỉ đạo CTĐ.CTCT trong QĐ dưới sự lãnh đạo của BCT, Ban bí thư, Đảng ủy QS trung ương, dưới quyền hành chính Nhà nước của bộ trưởng BQP, và sự chỉ đạo nghiệp vụ của các ban thuộc BCHTƯ.

        CHỦ NHIỆM ỦY BAN KIỂM TRA ĐẢNG trong Quân đội nhản dân Việt Nam, chức vụ đứng đầu ủy ban kiểm tra của đảng ủy các cấp trong Đảng bộ QĐND VN. Do đảng ủy cùng cấp bầu trong số ủy viên ban thường vụ, được đảng ủy cấp trên trực tiếp chuẩn y. Chịu trách nhiệm trước đảng ủy cấp mình, đảng ủy và ủy ban kiểm tra cấp trên về công tác kiểm tra trong đảng bộ; tổ chức và chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ của ủy ban kiểm tra; chủ trì các hội nghị ủy ban kiểm tra; cùng với phó chủ nhiệm và ủy viên thường trực (nếu có) giải quyết các công việc thường xuyên của ủy ban.

        CHỦ QUYỂN QUỐC GIA, quyền làm chủ một cách độc lập, toàn vẹn và đầy đủ về mọi mặt lập pháp, hành pháp và tư pháp của một quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia đó. Quốc gia thể hiện chủ quyền của mình trên mọi phương diện kinh tế, chính trị, QS, ngoại giao... Tất cả các nước, không tính đến quy mô lãnh thổ, dân số, chế độ xã hội, đều có CQQG. CQQG là đặc trưng chính trị và pháp lí thiết yếu của một quốc gia độc lập, được thể hiện trong hoạt động của các cơ quan nhà nước và trong hệ thống pháp luật quốc gia. Tôn trọng CQQG là một nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế. Hiến chương LHQ khảng định nguyên tắc bình đảng về chủ quyền giữa các quốc gia. Không một quốc gia nào được can thiệp hoặc khống chế, xâm phạm chủ quyền của một quốc gia độc lập.

        CHỦ TỊCH HỘI ĐỔNG THAM MƯU TRƯỞNG LIÊN QUÂN, chức vụ cao nhất của sĩ quan QĐ Mĩ, đứng đầu Hội đồng tham mưu trưởng liên quân đồng thời là cố vấn của Hội đồng an ninh quốc gia. CTHĐTMTLQ được chỉ định theo chế độ luân phiên, không chỉ huy LLVT mà chỉ có nhiệm vụ truyền đạt các mệnh lệnh của tổng thống và bộ trường BQP. Từ 1959 tới khi kết thúc chiến tranh xâm lược VN (1975), chức vụ CTHĐTMTLQ do 6 sĩ quan thay nhau đảm nhiệm; tướng không quân N. Ph. Tuyning (1957-60), tướng lục quân L.L. Lemnitdơ (1960-61), tướng lục quân M.D. Taylo (1961-64), tướng lục quân E. G. Uylơ (1964- 70), đô đốc Th. H. Muarơ (1970-74) và tướng không quân G. s. Brao (1974-78).

        CHUẨN BỊ BƯỚC VÀO CHIẾN TRANH, trạng thái sẵn sàng của đất nước để tiến hành chiến tranh; sự chuẩn bị toàn diện về QS, chính trị, ngoại giao, kinh tế, tinh thần, tâm lí, phòng thủ dân sự... (trong đó chuẩn bị về QS, kinh tế, tinh thần giữ vai trò quyết định) và các kế hoạch hoạt động QS, động viên QĐ. động viên kinh tế, chuyển đất nước từ thời bình sang thời chiến, chuyển hướng hoạt động của nền kinh tế, sơ tán dân cư... ở trạng thái sẵn sàng triển khai. Đối với cuộc chiến tranh chính nghĩa việc CBBVCT sẽ được toàn dân hưởng ứng và huy động cao độ các nguồn lực cho chiến tranh.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #187 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2019, 09:25:09 am »


        CHUẨN BỊ CHIẾN TRƯỜNG, tổng thể các biện pháp (công trình, kĩ thuật, tổ chức) được thực hiện trên chiến trường nhằm bảo đảm điều kiện thuận lợi cho việc triển khai và tác chiến của LLVT trong chiến tranh; bộ phận quan trọng của chuẩn bị bảo vệ đất nước chống xâm lược. CBCT được tiến hành từ thời bình và tiếp tục bổ sung hoàn chỉnh trong quá trình chiến tranh, bao gồm toàn bộ các mặt của đất nước phục vụ cho chiến tranh, do BQP phối hợp với các ngành của nhà nước tiến hành theo một ý định, kế hoạch thống nhất dưới sự chỉ đạo của chính phủ.

        CHUẨN BỊ ĐỘNG VIÊN, toàn bộ các biện pháp chuẩn bị để thực hành động viên quân đội một cách có tổ chức, nhanh chóng và đạt chất lượng cao. Được tiến hành từ thời bình trong QĐ, các ngành kinh tế, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội... Nội dung cơ bản: đăng kí, quản lí nguồn động viên; lập kế hoạch động viên; tổ chức xây dựng đơn vị dự bị động viên: huấn luyện động viên; tích luỹ lượng dự trữ vật chất và tiền cho động viên; tiến hành CTĐ-CTCT trong lực lượng dự bị động viên; chuẩn bị việc chỉ huy động viền.

        CHUẨN BỊ ĐỘNG VIÊN CÔNG NGHIỆP, bộ phận cấu thành của chuẩn bị động viên về kinh tế bao gồm các biện pháp thực hiện trong thời bình nhằm sẵn sàng động viên một bộ phận nguồn lực công nghiệp (nhân lực, vật chất và phương tiện kĩ thuật, các cơ sở kĩ thuật) của nền kinh tế quốc dân cho QĐ khi có chiến tranh. Gồm: xây dựng nguồn lực công nghiệp dự bị động viên (điều tra, khảo sát tiềm năng kết hợp kinh tế với quốc phòng và ngược lại của các ngành công nghiệp và khoa học công nghệ của đất nước, quy hoạch và hình thành thế bố trí chiến lược công nghiệp quốc phòng, củng cố nguồn lực dự trữ chiến lược, xây dựng đội ngũ dự bị về nhân lực kĩ thuật...); quản lí nguồn lực công nghiệp dự bị động viên (đăng kí, thống kê, đề xuất giải pháp khắc phục bất cập khi tạo nguồn động viên công nghiệp, xây dựng kế hoạch và điều chỉnh kế hoạch động viên công nghiệp); xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp quy về động viên công nghiệp (pháp lệnh và nghị định động viên công nghiệp, các văn bản hướng dẫn công tác động viên công nghiệp, quy hoạch và kế hoạch động viên công nghiệp); huấn luyện, đào tạo, diễn tập động viên trong thời bình... CBĐVCN được tổ chức thực hiện theo kế hoạch và dự án đầu tư từ nhiều nguồn ngân sách của nhà nước, có thể triển khai bằng các giải pháp lồng ghép trong xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, phát triển công nghiệp và khoa học công nghệ của đất nước.

        CHUẨN BỊ ĐƯỜNG ĐẠN, phần việc chuẩn bị bắn của pháo binh nhằm xác định sai lệch về điều kiện bắn thực tế so với điều kiện bắn chuẩn để tính toán phân tử bắn. Gồm: xác định sai lệch sơ tốc đạn (do pháo, lô liều phóng...), xác định nhiệt độ liều phóng và những đặc điểm của đạn (kiểu đạn. dấu khối lượng, có sơn hay không...), phân loại, phân lô đạn và chia đạn cho các phân đội. CBĐĐ do người chỉ huy phân đội tổ chức thực hiện, có thể căn cứ vào tài liệu đã có, sử dụng khí tài đo hoặc dựa vào đạn bắn.

        CHUẨN BỊ HỎA LỰC, đột kích bằng hỏa lực trong một thời gian nhất định trước khi bộ binh và xe tăng bắt đầu xung phong. Nhiệm vụ chủ yếu của CBHL là sát thương sinh lực, tiêu diệt hoặc chế áp pháo binh, tên lửa. xe tăng, vũ khí chống tăng, hòa điểm, SCH... trong chiểu sâu phòng ngự chiến thuật và những mục tiêu quan trọng trong chiều sâu phòng ngự chiến dịch của địch. Trong quá trình tiến công vào chiều sâu phòng ngự địch, CBHL thường tiến hành trước khi đột phá dải (trận địa) phòng ngự mà quân địch dựa vào đó chống trả mãnh liệt cuộc tiến công, hoặc khi đưa đội dự bị (thể đội 2) vào tác chiến (chiến đấu); trong phòng ngự. khi thực hành phản đột kích (phản kích). Có CBHL pháo binh. CBHL không quân.

        CHUẨN BỊ HÓA LỰC KHÔNG QUÂN X. CHUẨN BỊ HỎA LỰC

        CHUẨN BỊ HỎA LỰC PHÁO BINH X. CHUẨN BỊ HÒA LỰC

        CHUẨN BỊ KINH TẾ CHO CHIẾN TRANH, tổng thể các kế hoạch, giải pháp và hoạt động thực tiễn mà một quốc gia (hoặc nhóm quốc gia) tiến hành để xây dựng và phát triển tiềm lực kinh tế quân sự, sẵn sàng đáp úng các nhu cầu khi có chiến tranh. Trong CBKTCCT, luôn có sự khác biệt về bản chất giữa mục tiêu phòng thủ tự nhiên của mọi quốc gia có chủ quyền với âm mưu, ý đồ của CNĐQ và các thế lực xâm lược, bành trướng, bá quyền. Phương thức CBKTCCT tùy thuộc vào bản chất giai cấp của Nhà nước, hệ thống chính trị, học thuyết QS, trình độ phát triển lực lượng sản xuất, đặc điểm địa lí, môi trường tự nhiên và văn hóa - lịch sử dân tộc, vị thế và quan hệ quốc tế... của từng quốc gia. Những dự báo về đối tượng tác chiến, về nguy cơ, thách thức QS - an ninh, loại hình và điều kiện tác chiến trong chiến tranh tương lai... có vai trò đặc biệt quan trọng đối với quá trình CBKTCCT. Trọng tâm của CBKTCCT là xây dựng và phát triển tiềm lực kinh tế quân sự của đất nước. Ngoài ra, CBKTCCT còn bao gồm các nội dung về phòng thủ kinh tế, chuẩn bị đối phó với các tình huống chiến tranh kinh tế như: bao vây, cấm vận... chuẩn bị bảo vệ các công trình kinh tế quan trọng, các thể chế nhà nước trong quản lí và điều hành nền kinh tế khi xảy ra chiến tranh.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #188 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2019, 09:26:06 am »


        CHUẨN BỊ PHẨN TỬ BẮN (PHÓNG), phần việc chuẩn bị bắn nhằm xác định dữ liệu (phần tử bắn) dùng để thực hành bắn (phóng) đạn vào mục tiêu (điểm bắn thử, điểm bắn đón) và cho nổ theo ý định. Các dữ liệu này bao gồm các phần tử vế tầm (cự li, thước tầm. góc tầm), hướng (góc phương vị, góc hướng, độ hướng), góc tà (độ tà), độ cao, đạn (loại đạn, số hiệu liều phóng), ngòi (tư thế ngòi, vạch khắc ngòi)... và các lượng sửa hắn. Khi phóng ngư lôi hoặc bom chìm còn có phần tử về độ sâu. Các phần tử bắn được xác định bằng các phương pháp khác nhau nhờ máy tính điện tử hoặc khí tài. Trong pháo binh có các phương pháp CBPTB(P): đầy đủ (cg tinh mật), giản đơn, bằng mắt, bằng pháo bắn thử bằng pháo dẫn hướng...

        CHUẨN BỊ QUÂN SỰ, gọi chung các biện pháp tổ chức chỉnh đốn LLVT, quần chúng nhân dân có vũ trang của một quốc gia, một tập đoàn chính trị để tiến hành hoạt động quân sự, hay chuẩn bị chiến tranh. Bao gồm: tổ chức dự trữ các trang bị kĩ thuật, trang bị hậu cần, tổ chức biên chế LLVT. lực lượng dự bị động viên, huấn luyện chuyên môn kĩ thuật, kĩ năng chiến đấu, hiệp đồng chiến đấu, chỉ huy, đào tạo sĩ quan và nhân viên chuyên môn kĩ thuật, huấn luyện lực lượng dự bị. lập kế hoạch động viên lực lượng dự bị. CBQS phụ thuộc vào các nhân tố: QS, chính trị. kinh tế, lịch sử, trình độ khoa học kĩ thuật, địa lí QS.

        CHUẨN BỊ TÁC CHIẾN, toàn bộ các biện pháp do người chỉ huy, các cơ quan, đơn vị LLVT tiến hành để tổ chức và bảo đảm mọi mặt cho tác chiến. Phương pháp và khối lượng công việc CBTC phụ thuộc vào ý định cấp trên, tình hình các mặt, nhiệm vụ được giao và thời gian cho phép. Nội dung chủ yếu của CBTC gồm: tổ chức tác chiến điều động và tổ chức lực lượng, chuẩn bị bộ đội, chuẩn bị tâm lí, chuẩn bị khu vực xuất phát tiến công (khu vực phòng ngự), tổ chức kiểm tra.

        CHUẨN BỊ TÂM LÍ, thành tố của chuẩn bị tác chiến nhằm hình thành ở quân nhân tính vững vàng và tính sẵn sàng tâm lí trước các điều kiện nguy hiểm, căng thẳng của chiến tranh, tạo nên nguồn gốc bên trong của tính tích cực cá nhân, khả năng huy động các chức năng hoạt động tâm lí hướng vào hoàn thành tốt nhiệm vụ chiến đấu trong mọi tình huống. Nội dung chủ yếu: xây dựng cho bộ đội niềm tin (vào chỉ huy. đồng đội, vũ khí, kĩ thuật...); có nhận thức đúng về nhiệm vụ chiến đấu; hình thành biểu tượng chính xác về kẻ thù; huấn luyện sát thực tế chiến đấu; rèn luyện cho bộ đội thói quen sẵn sàng vượt qua khó khăn trong mọi điều kiện; phát triển năng lực, phẩm chất nghề nghiệp... CBTL được tiến hành đồng thời với chuẩn bị chính trị tinh thần và các chuẩn bị khác.

        CHUẨN CHI NGÂN SÁCH, quyết định của cấp có thẩm quyền về việc đồng ý, cho phép hoặc quyết định chi trong phạm vi quản lí và điều hành ngân sách. Hàng quý, căn cứ vào dự toán ngân sách năm được phản bổ và nhiệm vụ từng quý, các đơn vị dự toán ngân sách phải lập dự toán chi quý sau, gửi đơn vị cấp trên trực tiếp để bố trí kinh phí. Khi có nhu cầu chi. thú trưởng đơn vị dự toán ngân sách hoặc người được ủy quyền ra lệnh chuẩn chi, kí các giấy tờ giao dịch với kho bạc nhà nước để rút kinh phí chi tiêu hoặc kí vào các chứng từ thanh toán, chi tiêu ngân sách. Người có thẩm quyền chuẩn chi phải bảo đảm các khoản chi có trong dự toán ngán sách được giao, đúng chế độ, tiêu chuẩn định mức và tuân theo các chế độ quản lí tài chính của nhà nước và BQP.

        CHUẨN ĐO LƯỜNG, phương tiện kĩ thuật để thế hiện đơn vị đo lường và dùng làm chuẩn để xác định giá trị đại lượng thể hiện trên các phương tiện đo. Hệ thống CĐL của từng lĩnh vực đo gồm: chuẩn quốc tế (CĐL cấp chính xác cao nhất, được cất giữ ở các viện đo lường quốc tế), chuẩn quốc gia (CĐL có độ chính xác cao nhất của quốc gia được Chính phủ phê duyệt dùng làm chuẩn gốc để xác định giá trị các chuẩn còn lại của một lĩnh vực đo), chuẩn chính (CĐL có độ chính xác cao nhất ở một địa phương hoặc một tổ chức để xác định giá trị các chuẩn còn lại của lĩnh vực đo đó) và chuẩn công tác (CĐL được dùng để kiểm định hoặc hiệu chuẩn các phương tiện đo). Các chuẩn quốc gia được thiết lập phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế quốc dân và xu hướng phát triển của khoa học đo lường trên thế giới, được liên kết với chuẩn quốc tế bằng việc định kì so sánh trực tiếp với chuẩn quốc tế hoặc gián tiếp qua chuẩn quốc gia của nước ngoài. Chuẩn chính và chuẩn công tác được định kì liên kết trục tiếp với CĐL cấp cao hơn hoặc gián tiếp qua chuẩn khác có độ chính xác cao hơn. Một dạng đặc biệt của CĐL là mẫu chuẩn (chất hoặc vật liệu mà một hay nhiều giá trị về thành phần và tính chất của nó đã được xác định về tính đồng nhất và độ chính xác), được dùng để hiệu chuẩn thiết bị. đánh giá phương pháp đo hoặc xác định thành phần và tính chất của chất hoặc vật liệu cùng loại. Trong QĐND VN, việc quản lí và đảm bảo cấp (độ) chính xác của các CĐL do hệ thống ngành đo lường các cấp đảm nhiệm.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #189 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2019, 09:29:11 am »


        CHUẨN ĐÔ ĐÔC, bậc quân hàm của sĩ quan hải quân trong LLVT một số nước. Trong QĐND VN, tương đương thiếu tướng, được quy định lần đầu tại Luật về sĩ quan QĐND VN (1981). Theo Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam (1999) CĐĐ là bậc quân hàm cao nhất của quân nhân giữ chức vụ phó tư lệnh quân chủng hải quân.

        CHUẨN TƯỚNG, bậc quân hàm đầu tiên của sĩ quan cấp tướng trong QĐ của một số nước: CT (tướng 1 sao), thiếu tướng (tướng 2 sao), trung tướng (tướng 3 sao), đại tướng (tướng 4 sao).

        CHUẨN ÚY, bậc quân hàm liền trên thượng sĩ, dưới thiếu úy trong LLVT một số nước. Trong QĐND VN, CU không thuộc hệ thống hạ sĩ quan nhưng cũng chưa phải là sĩ quan, được quy định lần đầu tại sắc lệnh 33-SL ngày 22.3.1946 của chủ tịch nước VN DCCH; trước 1981 thường trao cho quân nhân giữ chức vụ trung đội phó hoặc trung đội trưởng và tương đương; từ 1981 CU không còn trong hệ thống quân hàm sĩ quan, chi còn trong hệ thống quân hàm quân nhân chuyên nghiệp.

        CHÚC ĐỘNG (cổ), làng nay thuộc xã Ngọc Sơn. h. Chương Mĩ, t. Hà Tây; đông bắc Tốt Động hơn 5km. 11.1426 nghĩa quân Lam Sơn bố trí hai trận địa phục kích quân Minh, dùng mưu dụ địch vào trận địa mai phục ở Tốt Động, diệt bộ phận tiền quân, buộc quân Minh tháo chạy và bị đánh tan ở CĐ (xt trận Tốt Động - Chúc Động, 5-7.11.1426).

        CHỦNG TỘC, cộng đồng người giống nhau về hình thái sinh lí, cấu tạo cơ thể mang tính di truyền từ một nguồn gốc, được phân bố trên một vùng lãnh thổ nhất định; thuộc yếu tố sinh vật học. CT và dân tộc không có mối liên hệ trực tiếp quy định lẫn nhau; một dân tộc có thể gồm một hoặc nhiều CT và nhiều dân tộc có thể cùng một CT. Về phương diện sinh học, các CT đểu có khả năng như nhau, không có CT thượng đẳng và CT hạ đẳng; mọi sự phân biệt, kì thị CT, lợi dụng yếu tố CT nhằm mục đích chính trị đều nguy hiểm và có hại cho sự phát triển của xã hội.

        CHỤP ẢNH HÀNG KHÔNG, chụp bề mặt Trái Đất từ các khí cụ bay. sản phẩm của CAHK là ảnh hàng không, dùng để lập bản đồ, sơ đồ ảnh, khảo sát, điều tra cơ bản và trinh sát QS.

        CHỤP ẢNH PHỐ, phương pháp chụp ảnh hàng không thực hiện đồng thời trên hai kênh phổ khác nhau (một kênh ở vùng nhìn thấy, một kênh ở vùng hồng ngoại). Có thể chụp trên cùng một phim với hai lớp bắt sáng cho hai vùng phổ, hoặc trên hai phim qua hai ống kính lọc màu khác nhau. Hình ảnh nhận được bằng phương pháp CAP thường có màu quy ước khác với màu sắc tự nhiên và có sự khác biệt rõ rệt giữa hai vùng phổ, nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong quá trình phân tích, giải đoán ảnh. Được sử dụng trong trinh sát ảnh hàng khóng-vũ trụ nhằm xác định dối tượng và các đặc trưng địa hình không hoặc khó nhận biết khi quan sát bằng mắt hoặc bằng phương pháp chụp ảnh thông thường.

        CHÙY (cổ), vũ khí lạnh, cán bằng gỗ hoặc kim loại, một đầu có khối nặng bằng đồng hoặc sắt (hình cầu hoặc trụ, có thể có gai nhọn) dùng để sát thương đối phương bàng đập. ném. Được dùng từ thời cổ đến khoảng tkl6.


        CHUYÊN GIA QUÂN SỰ, quân nhân của một nước được cử sang nước khác làm việc trong các ngành chuyên môn khoa học-KTQS cụ thể (hướng dẫn khai thác sử dụng trang bị, vũ khí và phương tiện kĩ thuật chiến đấu của nước ngoài, nghiên cứu khoa học-KTQS, xây dựng công trình QS, huấn luyện chiến đấu...) theo hiệp định hoặc văn bản thỏa thuận khác giữa hai bén.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM