Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Tư, 2024, 02:32:03 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: C  (Đọc 15294 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #170 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2019, 02:40:05 pm »


        CHÍNH SÁCH THƯƠNG BINH, LIỆT SĨ, chính sách đối với thương binh, gia đình liệt sĩ của nước VN DCCH (CHXHCN VN); bộ phận của chính sách xã hội và chính sách hậu phương quân đội. Nội dung: tiêu chuẩn hóa việc xác định thương binh, liệt sĩ, phân hạng thương tật; phân định quyền hạn. trách nhiệm quản lí của các cấp, các ngành, trong và ngoài QĐ; ấn định những nguyên tắc, chế độ ưu đãi vật chất, khích lệ tinh thần và những quy định khác nhằm tạo thêm điều kiện thuận lợi trong việc ổn định và nâng cao đời sống của thương binh, gia đình liệt sĩ. Từ trong KCCP đến nay, nhà nước đã có nhiều sắc lệnh, nghị định, văn bản... hướng dẫn về công tác thương binh, liệt sĩ và chính sách đối với thương binh, gia đình liệt sĩ để các cấp, các ngành cùng toàn dân thực hiện.

        CHÍNH SÁCH TRUNG LẬP, chính sách của một nước (một tổ chức hoặc tập đoàn chính trị-xã hội) không tham gia, không theo hoặc phụ thuộc vào bên nào trong các cuộc chiến tranh hoặc xung đột QS, chính trị. CSTL của Thụy Sĩ là một điển hình. Các nước trong Phong trào không liên kết thực hiện CSTL nhằm chống lại việc lôi kéo các nước này vào các khối quân sự, các liên minh quản sự đối địch cũng như sự lệ thuộc vào các cường quốc nhưng vẫn mở rộng quan hệ hợp tác cùng có lợi vì hòa bình và tiến bộ xã hội giữa các nước, các dân tộc.

        CHÍNH SÁCH TÙ BINH VÀ HÀNG BINH, chính sách của nước VN DCCH (CHXHCN VN) đối với tù binh và hàng binh. Nội dung: khoan hồng và đối xử nhân đạo với tù binh, hàng binh; khen thưởng và sử dụng thích đáng với hàng binh hoặc cho trở về quê hương làm ăn sinh sống; nghiêm trị những kẻ ngoan cố hoặc trá hàng. Trong các cuộc kháng chiến của nhân dân VN, CSTBVHB góp phần quan trọng vào việc làm tan rã hàng ngũ QĐ đối phương.

        CHÍNH TRỊ, toàn bộ nhưng hoạt động liên quan đến các mối quan hệ lợi ích giữa các giai cấp, các dân tộc, các tầng lớp xã hội mà cốt lõi là vấn đề giành, giữ, tổ chức điều hành bộ máy chính quyền và tham gia công việc nhà nước; sự biểu hiện tập trung nhất của kinh tế. CT thuộc về kiến trúc thượng tầng của xã hội có giai cấp đối kháng, dựa trên một cơ sở hạ tầng kinh tế nhất định. Bao gồm: hệ tư tưởng, nhà nước, các chính đảng... CT có vai trò độc lập và tác động to lớn đối với kinh tế. QS phục tùng CT, đường lối quân sự phục tùng đường lối CT, xây dựng quân đội về chính trị là nguyên tắc cơ bản trong xây dựng quân đội kiểu mới, cơ sở để nâng cao chất lượng tổng hợp của QĐ. Trong xây dựng CNXH, cr thế hiện vai trò lãnh đạo của ĐCS, hiệu lực quản lí của nhà nước XHCN và quyền làm chủ của nhân dân lao động trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

        CHÍNH TRỊ ỦY VIÊN, chức vụ cán bộ lãnh đạo đảm nhiệm CTĐ.CTCT trong LLVTND VN cấp chiến khu, khu và liên khu (1945-48); được ủy ban QS CM đặt ra từ 4.1945 theo nghị quyết hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kì (15- 20.4.1945). Tháng 10.1948 thực hiện “chế độ CTUV đại diện Đảng phụ trách trong QĐ” từ cấp trung đoàn trở lên, CTUV được gọi là chinh ủy, chịu trách nhiệm trước Đảng và cấp trên về mọi mặt công tác đảng và QS, được quyền “tối hậu quyết định”. 2.1951 thiết lập chế độ đảng ủy và thực hiện chế độ hai thủ trưởng trong QĐND VN, chính ủy trở thành thú trưởng chính trị, giữ cương vị bí thư hoặc phó bí thư đảng ủy cùng cấp. Từ 1980 không còn chức vụ chính ủy do thực hiện chế độ một người chỉ huy, giúp người chỉ huy về CTĐ.CTCT là phó chỉ huy về chính trị.

        CHÍNH TRỊ VIÊN, chức vụ cán bộ lãnh đạo đảm nhiệm CTĐ.CTCT trong các đơn vị QĐND và dân quân tự vệ VN cấp trung đội (đến 1950), đại đội, tiểu đoàn, trung đoàn (từ 10.1948 gọi là chính ủy), được quy định chính thức trong sắc lệnh số 71 ngày 22-5-1946 của chủ tịch Chính phủ VN DCCH. CTV thực hiện nhiệm vụ theo nghị quyết chi bộ hoặc đảng ủy cấp mình, mệnh lệnh, chỉ thị, nghị quyết của cấp trên và sự chỉ đạo của cơ quan chính trị, giữ cương vị bí thư hoặc phó bí thư chi bộ (đảng ủy). Từ 1980 không còn chức vụ CTV trong QĐND VN do thực hiện chế độ một người chỉ huy, giúp người chỉ huy về CTĐ,CTCT là phó chỉ huy về chính trị. Trong dân quân tự vệ vẫn có CTV.

        CHÍNH ỦY, 1) chính trị ủy viên, được gọi từ 10.1948 đến 2.1951; 2) chức vụ thủ trưởng chính trị từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên trong QĐND VN từ 1951 đến 1980.

        CHIP, mạch tích hợp mà tất cả các phần tử được khắc (in) trong khối chất bán dẫn, có liên hệ không tách rời về mặt kết cấu và về phương diện điện. Thường là bản mỏng chất bán dẫn (silic), trong đó có một lượng lớn các linh kiện điện tử dưới dạng các vi mạch tích hợp. Một C có khả năng thực hiện một khối chức năng (vd: một bộ vi xử lí là một C thực hiện các chức năng tính toán, điều khiển, nhớ... của máy tính). Được dùng phổ biến trong các thiết bị radio, máy tính điện tử... Trong QS, C được dùng trong các thiết bị của hệ thống chỉ huy tự động hóa, điều khiển vũ khí; các thiết bị: dẫn đường, trinh sát điện tử, thông tin liên lạc...
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #171 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2019, 02:41:26 pm »


        CHIPEOA (Chippaoa, A. Chippewa), nhánh sông Niagara trên biên giới Mĩ - Canada, cắt ngang eo đất giữa hồ Êri và hồ Ontario. 5.7.1814 dọc sông C diễn ra trận đánh lớn giữa quân Anh và quân Mĩ trong giai đoạn 3 của chiến tranh Anh - Mĩ (1812-14), với chiến thắng thuộc về quân Mĩ do tướng Uynphi Xcôt (Winfield Scott) chỉ huy.

        CHIPHTƠN (A. Chieftain), xe tăng chủ lực do tập đoàn Vichcơ Điphen Xixtem (Anh) chế tạo. Việc thiết kế do công ti Lilen Motơ tiến hành từ 1956. Mẫu đầu tiên hoàn thành 1959, trình diễn lần đầu 1961. Sản xuất hàng loạt và đưa vào trang bị từ 5.1963 để thay thế các xe tăng hạng trung Xenturiôn (Centurion) và hạng nặng Concơrơ (Conqueror). Liên tục cải tiến và nâng cấp thành các biến thể: Mk-1 (1965), Mk-2 (1969), Mk-3, Mk-4 (1970), Mk-5 (1971), Mk-6 đến Mk-8 (1976), Mk-9 đến Mk-12 (1981). Tính năng chiến - kĩ thuật chính (biến thể Mk-12); dài (pháo quay phía trước) 10,79m, rộng 3,327m, cao 2,4m, khoảng sáng gầm xe 0,508m. Khối lượng chiến đấu 55,5t, kíp xe 4 người. Trang bị pháo nòng rãnh 120mm, súng máy song song và súng máy phòng không 7,62mm. Động cơ điêzen 2 kì công suất 530kW (720cv), vận tốc lớn nhất 48km/h, hành trình dự trữ theo nhiên liệu 500km, khả năng vượt hào 3,15m, vách đúng 0,9m, lội nước sâu l,lm. Được sử dụng làm xe cơ sở cho các xe sửa chữa cứu kéo, xe tăng bắc cầu, xe làm đường... Từ 1982 sản xuất một số lượng nhỏ xe tăng C900 dùng cho xuất khẩu. QĐ Anh hiện được trang bị 837 xe tăng C, chủ yếu cho các đơn vị đóng quân ở lục địa châu Âu. Ngoài ra, C được xuất khẩu sang các nước Trung Đông như Iran, Oman, Côoet...

        CHITTAGONG (Chittagong), thành phố lớn thứ hai, hải cảng lớn nhất của Bãnglađet; nằm trên bờ sông Canaphuli ở phía đông châu thổ Sông Hằng, cách bờ vịnh Bengan 19km, đông nam Đăcca 126km. Công nghiệp phát triển, đầu mối giao thõng quan trọng ở khu vực đông bắc vịnh Bengan. Căn cứ hải quân có thể cho tàu chiến cỡ nhỏ và vừa neo đậu. Gần thành phố có căn cứ không quân.

        CHÓ NGHIỆP VỤ BIÊN PHÒNG, loại chó đặc biệt được bộ đội biên phòng nuôi và huấn luyện để tăng cường cho các tổ và đội tuấn tra. truy lùng, đặc nhiệm biên phòng... nhằm bắt giữ đối tượng vi phạm biên giới, bảo vệ mục tiêu quan trọng trên khu vực biên giới, truy tìm các vật phẩm, vật cấm vận chuyển qua biên giới và thực hiện các nhiệm vụ khác. Tùy thuộc vào chất lượng, khả năng và cách đào tạo, CNVBP được phán thành: chó tuần tra, chó bảo vệ, chó điều tra ma túy. Dạy, chăm sóc và sử dụng CNVBP phải do những người có trình độ chuyên môn và được chỉ định không thay đổi. CNVBP được hưởng chế độ nuôi dưỡng, khen thưởng, kỉ luật theo quy định.

        CHÔNG, vũ khí lạnh có mũi nhọn, làm bằng sắt, tre, gỗ... (có ngạnh hoặc không), có thể tẩm chất độc, chất bẩn... được bố trí ở nơi nhất định để sát thương sinh lực, cản trở việc cơ động của phương tiện cơ giới (xe bánh lốp), phương tiện đồ bộ (xuồng cao su, thuyền gỗ...) hay chống nhảy dù. Theo hình dạng, có: C thanh, C cọc, C ba chiều...; theo vật liệu và hình dạng mũi C, có: C mũi bằng sắt (một ngạnh, hai ngạnh, hai ngạnh thân xoắn), C mũi bằng tre, nứa (vát hai cạnh, vát ba cạnh)...; theo nơi bố trí và nguyên lí hoạt động, có: bố trí trên địa hình tự nhiên (C rải, C chém, C phóng, C rơi, C đu), bố trí dưới hố (C bàn (chữ nhật, chữ T, dấu +, dấu x), C hom giỏ, C mổ...), bố trí dưới hầm (C sào, C trục quay, C cánh cửa, C kẹp nách, C thò, C cần cối), bố trí dưới nước (C cọc, C ba mũi, C bốn mũi, C hoa)... C có thể bố trí riêng hoặc kết hợp với vật cản nổ để tăng hiệu quả. C được người VN dùng từ thời cổ để bẫy thú rừng và chống giặc ngoại xâm (vd: C cọc gỗ được dùng trong các trận Bạch Đằng). Trong KCCP và KCCM. C được dùng phổ biến và có hiệu quả.

        CHÔNG BÀN, chông nhiều mũi, cắm trên các giá cố định (bàn chông), bố trí dưới hố, chủ yếu dùng để sát thương địch vào bàn chân. Bàn chông làm bằng các vật liệu cứng như gỗ, tre, kim loại, bê tông... đóng thành tấm hình vuông, chữ nhật hoặc gồm các thanh đóng theo hình chữ thập (hình dấu +), hình chữ T... Kích   thước trung bình của bàn chông thường khoảng 20x25cm, dày 30-40mm. Mỗi bàn có thể cắm từ 3 đến 7 mũi chông hoặc nhiều hơn. Bàn chông được đặt dưới hố có kích thước mặt khoảng 30x40ơn, sâu 40cm, đóng cọc ghìm và ngụy trang lẫn với địa hình xung quanh. Thường bố trí trên đường mòn, ven đường ô tô, xung quanh nhà ở, vườn cây, nơi có khả năng đối phương đi qua. CB được sử dụng rộng rãi trong KCCP và KCCM ở cả đồng bằng, trung du và vùng núi.

Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #172 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2019, 02:43:24 pm »


        CHÔNG PHÓNG, chông được phóng đi nhờ thế năng của các vật đàn hồi, chủ yếu sát thương địch vào vùng ngực, bụng, chân. Thiết bị phóng thường là một khung trượt bằng gỗ, trong đặt bàn phóng; bàn phóng gồm một tấm gỗ được kéo căng bằng các sợi dây cao su cắt từ săm ô tô và cô định với một cạm chữ u ở tấm gỗ ngang cuối khung trượt. Trên tấm gỗ ngang đầu khung có lỗ định hướng để phóng các mũi chông. Mỗi khung có thể dùng để phóng một hoặc nhiều mũi chông (thường loại phóng một mũi được sử dụng nhiều hơn). CP thường được bố trí trên các hàng cây ven đường, dây vướng cạm chăng ngang qua đường và ngụy trang kín đáo. Khi đối phương đi qua, vướng vào dây làm giải phóng cạm. Lực đàn hồi của các sợi dây cao su kéo bàn phóng chông trượt dọc theo khung và phóng chông qua lỗ định hướng về phía trước. CP được sử dụng trong KCCP và KCCM.


1. Khung chông, 2. Dáy cao su, 3. Mũi chông, 4. Cạm chữ ư, 
5. Que giữ chốt, 6. Que chốt, 7. Đế chông.

        CHÔNG RẢI, chông nhiều mũi, tự đứng được trwn mặt đất ở tư thế nguy hiểm, chủ yếu dùng sát thương địch vào bàn chân và làm thủng săm lốp xe cơ giới. Được làm băng thép, thường có hai loại: hai mũi và bốn mũi. Loại chông hai mũi được tìm từ đoạn thép dài khoảng 12cm, hai đầu rèn thành mũi chông sau đó bẻ gấp tìm 3 đoạn vuông góc với nhau trong không gian; khi rải xuống đất, một mũi cùng với đoạn giữa tìm thành chân đế mũi thứ hai luôn hướng thẳng đứng lên trên. Loại chông bốn mũi gồm 4 mũi chông dài khoảng 8cm, phần gốc hàn lại với nhau tại một điểm, các đầu nhọn hướng ra 4 phía; khi rải xuống đất ở bất kì tư thế nào cũng có ba mũi tìm thành chân đế một mũi hướng thẳng đứng lên trên. CR có thể rải đơn lẻ hoặc thành chùm có dây nối về một vị trí cố định để có thể thu hồi lại. CR được dùng phổ biến trong các trận chiến đấu chống càn trong KCCP và KCCM.


        CHÔNG SÀO, chông bằng tre hoặc gỗ có độ dài lớn, cắm dưới hầm chủ yếu sát thương địch vào đùi, mông, bụng khi sa hầm. Thân chông dài 0,8-lm. đường kính 3-5cm, đầu trên vót nhọn hoặc cắm mũi chông sắt, đầu dưới cố định vào một đế bằng gỗ hoặc cắm trực tiếp xuống đáy hầm. Hầm chông thường có kích thước mặt 0,6x0,8m, sâu 1,5-2,0m, mỗi hầm cắm 4-6 cây chông, được ngụy trang kĩ. Có hai kiểu ngụy trang: ngụy trang miệng hầm để địch sa hầm do không phát hiện được và ngụy trang giữa thân hầm làm cho địch lầm - tưởng là hố chiến đấu, khi nhảy xuống sẽ bị sa hầm. Cũng có thể bố trí trong các hầm lớn, rộng 0,6-0,8m, dài l,6-2m, sâu 2-2,5m, mỗi hầm cắm 6-12 cây chông. Nắp hầm bằng gỗ chắc chắn làm thành bẫy sập, có thời an toàn để người có thể đi lại bình thường khi không sử dụng, CS được sử dụng rộng rãi trong KCCP và KCCM.

Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #173 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2019, 02:44:50 pm »


        CHỐNG ĂN MÒN KIM LOẠI, gọi chung các biện pháp kĩ thuật để bảo vệ các kết cấu kim loại của vũ khí, trang bị KTQS khỏi sự phá hủy (ăn mòn) của môi trường, kéo dài tuổi thọ phục vụ của chúng. Nguyên tắc CĂMKL: hạn chế việc tiếp xúc giữa bề mặt kim loại với môi trường ăn mòn, ngăn chặn hoặc làm chậm quá trình ăn mòn. Các biện pháp chủ yếu: phủ lên bề mặt kim loại một lớp bảo vệ như sơn, một kim loại khác ít hoặc không bị ăn mòn (mạ kẽm, cađini, niken, crôm, thiếc, chỉ...), cao su, nhựa tổng hợp, tráng men, dầu, mỡ bảo quản hoặc đưa chất ức chế ăn mòn vào dung dịch công tác; tạo lớp ôxit trên bề mặt; sử dụng biện pháp bảo vệ điện hóa và tấm chắn bảo vệ; dùng các hợp kim chống ăn mòn như thép đặc biệt, thép không gỉ... để chế tạo vũ khí, trang bị KTQS... Biện pháp đơn giản và phổ biến nhất là phủ lên bé mặt kim loại vũ khí, trang bị KTQS nhiều lớp sơn chuyên dụng hoặc sơn tổng hợp, tạo một lớp bảo vệ bền vững chống lại sự phá hủy của môi trường. Chiều dày lớp sơn nhiều lớp từ 40 đến 300µm.

        CHỐNG CÀN nh CHỐNG CÀN QUÉT

        CHỐNG CÀN QUÉT, tổng thể những hoạt động đấu tranh vũ trang, đấu tranh chính trị, đấu tranh kinh tế, trong đó đấu tranh vũ trang là chủ yếu của nhân dân và các LLVT dưới sự lãnh đạo và chỉ đạo trực tiếp toàn diện của cấp ủy đảng địa phương các cấp, nhằm phá cuộc càn quét của địch. Là hình thức đấu tranh thường xuyên của quân và dân VN trong vùng địch tạm chiếm trong KCCP và KCCM. Cg chống càn.

        CHỐNG CHẾ ÁP ĐIỆN TỬ, bộ phận của bảo vệ điện tử nhằm ngăn chặn, loại trừ hoặc làm giảm hiệu quả chế áp điện tử của đối phương, bảo vệ các phương tiện điện tử của ta. Bao gồm: chống chế áp mềm và chống chế áp cứng. Các biện pháp chiến thuật: tắt mở nguồn phát sóng đúng thời cơ, sử dụng tổng hợp các phương tiện quan sát và phát hiện sớm vũ khí điều khiển (quan sát mắt, quang học), ngụy trang, nghi binh, nâng cao khả năng thao tác chiến đấu của bộ đội. Các biện pháp kĩ thuật: nâng cao độ nhạy máy thu, tăng khả năng phát hiện sớm vũ khí điều khiển, giảm cánh sóng phụ, thay đổi tần số phát. Ngoài ra còn áp dụng các biện pháp gây nhiễu chế áp thiết bị tự dẫn hoặc dùng tiêu diệt vũ khí điều khiển.

        CHỐNG ĐỔ BỘ ĐUỜNG BIỂN, tổng thể các hoạt động tác chiến và những biện pháp khác do các lực lượng lục quân, hải quân phối hợp với phòng không, không quân và các LLVT địa phương tiến hành theo một kế hoạch thống nhất nhằm đánh bại quân địch đổ bộ đường biển có thể kết hợp đổ bộ đường không, giữ vững khu vực bờ biển, hải đảo. Tùy tình hình cụ thể lực lượng làm nhiệm vụ CĐBĐB có thể đánh địch: ở khu vực tập kết, lên tàu; di chuyển trên biển, trên không; khi đổi tàu, thực hành đổ bộ đánh chiếm và mở rộng bàn đạp.

        CHỐNG ĐỔ BỘ ĐUỜNG KHÔNG, tổng thể các hoạt động tác chiến và các biện pháp khác do các đơn vị LLVT và nhân dân tiến hành theo một kế hoạch thống nhất, nhằm đánh bại quân địch đổ bộ đường không. CĐBĐK có các quy mô: chiến thuật, chiến dịch, chiến lược. Tùy tình hình cụ thể CĐBĐK có thể đánh địch ở khu vực tập trung, khi đang lên máy bay, khi cơ động trên không, khi đang đổ bộ và đã đổ bộ.

        CHỐNG ĐỔ BỘ ĐUỜNG KHÔNG CHIẾN LƯỢC, tổng thể các hoạt động tác chiến và các biện pháp do các đơn vị LLVT và nhân dân tiến hành, nhằm làm thất bại cuộc đổ bộ đường không chiến lược của đối phương. Đặc điểm chủ yếu CĐBĐKCL: lực lượng nhiều, quy mô lớn, liên tiếp, mãnh liệt, đánh nhiều mục tiêu. Yêu cầu CĐBĐKCL: phải có chuẩn bị, có kế hoạch tác chiến trước; ở những địa bàn chiến lược, những trọng điểm địch có thể đổ bộ, phải xây dựng chiến trường theo dự kiến, tổ chức mạng lưới hỏa lực nhiều tầng (cao, trung, thấp, cự li xa, trung bình, gần) kết hợp chặt chẽ lực lượng phòng không, không quân và các lực lượng khác. Thời cơ CĐBĐKCL: trên đường bay, khi đổ bộ, tiếp đất và trên đường cơ động.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #174 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2019, 02:45:57 pm »


        “CHỐNG ĐUYRINH” (lí luận về bạo lực), tác phẩm của Ăngghen, xuất bản 1878; phê phán những quan điểm duy tâm, siêu hình, chiết trung của nhà tư tưởng Đức Ơ. Đuyrinh và bảo vệ những luận điểm của C. Mác khi trình bày những nguyên lí cơ bản của ba bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác là triết học, kinh tế chính trị học và chủ nghĩa xã hội khoa học. Trong CĐ, Ăngghen luận giải “Lí luận về bạo lực” ở ba chương trong phần “Kinh tế chính trị học”. Ăngghen phê phán những quan điểm sai lầm của Đuyrinh khi ông ta khẳng định rằng: chế độ chính trị là yếu tố lịch sử cơ bản, còn kinh tế chỉ là yếu tố thứ yếu và phụ thuộc; mọi hiện tượng kinh tế đều nảy sinh từ bạo lực, người thống trị người là tiền đề của việc thống trị tự nhiên; bạo lực là tội ác tuyệt đối mà đầu tiên là “tội tổ tông”. Vận dụng phép biện chứng duy vật vào phân tích lịch sử, Ăngghen rút ra những kết luận quan trọng: chính kinh tế mới là yếu tố cơ bản của quá trình phát triển lịch sử, còn các hình thức bạo lực, chính trị chỉ sinh ra từ “trạng thái kinh tế và chỉ là phương tiện để đạt được mục đích kinh tế”, muốn thực hiện được bạo lực phải có vũ khí, mà vũ khí là do kinh tế sản xuất ra; vũ trang, biên chế, tổ chức, chiến lược, chiến thuật phụ thuộc trước hết vào những điều kiện kinh tế và sự thay đổi trong nhân lực tức là người lính, còn người chỉ huy tài giỏi chỉ là làm cho phương pháp chiến đấu phù hợp với vũ khí mới và chiến sĩ mới; bạo lực trong tay giai cấp thống trị phân động là tội ác, nhưng nó lại có vai trò CM trong lịch sử, là “bà đỡ cho xã hội mới ra đời từ xã hội cũ”, là công cụ để chiến thắng các hình thức chính trị lỗi thời. “CĐ” (lí luận về bạo lực) có ý nghĩa rất quan trọng về phương pháp luận cho việc phần tích và giải quyết những vấn đề QS, phương tiện vô tuyến điện (1895) và luôn là một trong những QĐ, quốc phòng và chiến tranh, hướng phát triển của kĩ thuật điện tử.
         
        CHÓNG NGẦM BẰNG MÁY BAY, hoạt động tác chiến dùng máy bay (có cánh hoặc máy bay trực thăng) được trang bị các phương tiện trinh sát tàu ngầm và vũ khí chống ngầm để tìm kiếm, phát hiện và công kích tàu ngầm đối phương; biện pháp chống ngầm chủ yếu của hải quân. Đặc điểm cơ bản CNBMB là nhanh và hiệu suất cao.

        CHỐNG NHIỄU RAĐA, bộ phận của bảo vệ điện tử nhằm ngăn chặn, làm giảm hiệu quả hoặc loại trừ tác động của nhiễu do đối phương gây ra đối với từng rađa hoặc cả hệ thống  rađa. Các biện pháp chiến thuật thường là: bố trí đội hình, trận địa hợp lí (hệ thống rađa có bề rộng và chiều sâu. xen kẽ nhiều loại rađa...); di chuyển trận địa; ngụy trang nghi binh; vận dụng sáng tạo quy trình thao tác chống nhiễu... Các biện pháp kĩ thuật thường là: khai thác, phát huy hết khả năng chống nhiễu của rađa (hệ thống chống nhiễu tiêu cực, thay đổi tần số làm việc...), điều chỉnh công suất phát...

        CHỐNG NHIỄU THÔNG TIN VÔ TUYẾN ĐIỆN, bộ phận của bảo vệ điện tử nhằm loại trừ hoặc làm giảm sự tác động nhiễu do địch, các đài vô tuyến điện lân cận hoặc do hoạt động của các thiết bị điện công nghiệp, do địa hình thời tiết và ảnh hưởng của tầng điện li gây ra đối với các thiết bị và cả hệ thống thông tin vô tuyến điện. Các biện pháp chiến thuật thường là: kết hợp hệ thống thông tin liên lạc các cấp, tạo thành mạng thông tin vững chắc, có nhiều đường vu hồi; kết hợp các chủng loại phương tiện thông tin; sử dụng nhiều tẩn số dự bị; tổ chức các mạng dự bị, bí mật; chấp hành kỉ luật thông tin, ngụy trang nghi binh vô tuyến điện. Các biện pháp kĩ thuật thường là: sử dụng hợp lí công suất máy phát thông tin; sử dụng anten có hệ số khuếch đại và tính định hướng cao; tăng tốc độ thu phát, sử dụng các phương tiện thông tin vô tuyến điện công nghệ cao.

        CHỐNG NHIỄU VÔ TUYẾN ĐIỆN TỬ, bộ phận của bảo vệ điện tủ nhằm loại trừ hoặc làm yếu tác động của nhiễu điện tủ tới hoạt động của phương tiện điện tử. Những biện pháp kĩ thuật chủ yếu nhằm nâng cao năng lực chống nhiễu của bản thân phương tiện điện tử thường gồm: nâng cao khả năng nhận biết tín hiệu có ích trên nền nhiễu theo các dấu hiệu như phương hướng, thời gian, tần số, dạng tín hiệu, dạng phân cực của sóng, dạng điều chế...; sử dụng các phương pháp mã hóa tín hiệu; tăng công suất phát; tăng tính định hướng và bố trí anten hợp lí; sử dụng các bộ lọc, nàng cao tỉ số tín/tạp; dùng thiết bị tự thích nghi, nhanh chóng thay đổi hoặc đồng thời sử dụng nhiều tần số làm việc... Những biện pháp tổ chức thường gồm: bố trí thiết bị có dải sóng hoặc chế độ làm việc khác nhau, bố trí thành mạng đế nâng cao khả năng chống nhiều tổng thể của mạng, phân bố vị trí, thời gian công suất phát của các đài, bõ' trí thiết bị dự phòng đê dùng lúc thích hợp, tổ chức trinh sát diện tử, xác định tọa độ của các phương tiện gây nhiễu của đối phương và dùng hỏa lực diệt các nguồn này, tăng cường công tác huấn luyện nhân viên, nâng cao kĩ nàng thao tác của người sử dụng... Vấn đề CNVTĐT này sinh từ cuối tk 19 cùng với việc xuất hiện
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #175 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2019, 02:47:23 pm »


        CHỐNG PHONG TỎA ĐƯỜNG BIỂN, tổng thể các biện pháp và hoạt động tác chiến, sử dụng binh khí, binh lực và các hành động đấu tranh khác chống phá địch phong tỏa đường biển, nhằm duy trì các hoạt động giao lưu của cảng (vùng duyên hải, bán đảo, đảo, căn cứ hải quân...) với bên ngoài bằng đường biển; phá vỡ hành động phong tỏa đường biển của địch. Chiến dịch CPTĐB do quân và dân ta tiến hành (1972-73) đã đánh bại hành động phong tỏa đường biển của Mĩ đối với miền Bắc.

        CHỔNG PHONG TỎA ĐƯỜNG KHÔNG, tổng thể các hoạt động tác chiến và những biện pháp nhằm chống lại hoạt động phong tỏa đường không của đối phương. Gồm: trinh sát, quan sát phát hiện và đánh trả khí cụ bay đối phương, thông báo cho các lực lượng hoạt động trên sân bay, phòng tránh, sơ tán; bảo vệ khu vực sân bay, tổ chức sửa chữa đường băng, bảo đảm cho không quân hoạt động liên tục và an toàn. Trong KCCM, quân và dân ta đã hai lần tiến hành thắng lợi CPTĐK ở miền Bắc (1965-68 và 1972-73).

        CHỐNG PHỤC KÍCH, hành động đánh trả hoặc tránh quân địch phục kích. Thường xuất hiện khi cơ động, triển khai đội hình chiến đấu (bố trí chiến dịch), rút lui... CPK được tiến hành khi phát hiện sớm trận địa (khu vực) phục kích của địch hoặc khi địch tiến công. Tùy hình thức, lực lượng, môi trường phục kích để có hành động CPK thích hợp. Yêu cầu chung CPK là; quyết đoán, kiên quyết đánh trả, tiêu diệt địch hoặc tìm cách thoát nhanh khỏi khu vực phục kích.

        CHỐNG TÊN LỬA TỰ DẪN, bộ phận của bảo vệ điện tử nhằm tiêu diệt, vô hiệu hóa hoặc làm giảm hiệu quả tác động của tên lửa tự dẫn đối phương đối với đài rađa, và các phương tiện điện tử khác của ta. Trong chiến tranh xâm lược VN, Mĩ đã sử dụng các loại tên lửa tự dẫn như Sơrai, Xtenđơ AGM- 86A và đã bị bộ đội phòng không-không quân VN chống lại có hiệu quả.

        CHỐNG TRINH SÁT ĐIỆN TỬ, bộ phận của báo vệ điện tử nhằm loại trừ hoặc làm giảm hiệu quả trinh sát điện tử của đối phương. Các biện pháp CTSĐT thường là: quản lí và chấp hành nghiêm chế độ phát xạ điện từ; ngụy trang, nghi binh vô tuyến điện; bảo mật tín hiệu và tính năng chiến - kĩ thuật của thiết bị điện tử; cơ động đội hình, trận địa; phát xạ không theo quy luật; kịp thời thông báo tình hình hoạt động trinh sát của đối phương... sử dụng các phương tiện gây nhiễu, hóa lực chế áp các phương tiện trinh sát điện tử của đối phương.

        CHỐNG TRINH SÁT ĐƯỜNG KHÔNG, tổng thể các biện pháp được tiến hành nhầm chống hoạt động trinh sát của đối phương bằng khí cụ bay. không cho đối phương thu thập, nắm tình hình lực lượng, vũ khí, trang bị kĩ thuât, các muc tiêu bảo vệ và hoạt động của ta. Các biện pháp CTSĐK: ngụy trang, nghi binh và các biện pháp kĩ thuật khác... CTSĐK được tiến hành trước, trong và sau chiến đấu; cả thời chiến và thời bình. Có CTSĐK: chiến thuật, chiến dịch và chiến lược.

        CHỐNG TRINH SÁT RAĐA, bộ phận của bảo vệ điện tử nhằm làm giảm khả năng phát hiện mục tiêu của đối phương bằng rađa. Các biện pháp chiến thuật thường là: lợi dụng địa hình, địa vật, ngụy trang, nghi binh, chấp hành kỉ luật phát sóng và sử dụng tần số, sử dụng mục tiêu giả chống rada... Các biện pháp kĩ thuật thường là: sử dụng vật liệu chống rađa (sơn ngụy trang...), cải tiến kĩ thuật nâng cao hiệu quả chống trinh sát của rađa, sử dụng các phương tiện chế áp các đài rađa đối phương.

        CHỐNG TRINH SÁT THÔNG TIN VÔ TUYẾN ĐIỆN, bộ phận của bảo vệ điện tử nhằm làm giảm hiệu quả trinh sát thông tin của đối phương. Các biện pháp chiến thuật thường là: kết hợp các chùng loại phương tiện thông tin, chấp hành kỉ luật thông tin, hạn chế sử dụng hoặc im lặng vô tuyến điện, giảm thời gian liên lạc, ngụy trang, nghi binh vô tuyến điện... Các biện pháp kĩ thuật thường dùng là: tăng tốc độ thu phát, nén tin, dùng tín hiệu vô tuyến điện, tăng bảo mật thông tin, thay đổi tần số công tác; sử dụng phương tiện thông tin vô tuyến điện công nghệ cao...

        CHỐT CHẶN, dùng một bộ phận lực lượng chiếm vị trí (khu vực) có lợi, tạo thành điểm tựa phòng ngự để chặn đánh địch, chia cắt và phá thế trận, buộc chúng sa vào tình thế không lợi, tạo điều kiện cho lực lượng chủ yếu tiến công, hoặc giữ vững khu vực phòng ngự; một thủ đoạn tác chiến.

        CHỐT CHẶN GIAO THÔNG, chốt chặn bằng cách dựa vào địa hình và làng xã chiến đấu, chiếm vị trí khống chế các tuyến giao thông thủy, bộ xây dựng các chốt (trận địa) nhằm ngăn chặn việc vận chuyển, hành quân cơ động của địch. Lực lượng tiến hành CCGT: bộ binh, dân quân tự vệ và bộ đội địa phương của huyện hoặc tỉnh đảm nhiệm.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #176 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2019, 02:48:20 pm »


        CHÓT TRỌNG ĐIỂM của công binh, hình thức chiến thuật của công binh do một phân đội công binh (từ 1 trung đội đến 1 đại đội) được tăng cường trang bị kĩ thuật công binh kết hợp với các lực lượng khác chốt tại trọng điểm để bảo đảm cho các lực lượng hành quân cơ động, vận chuyển qua trọng điểm thông suốt, an toàn. Phạm vi CTĐ thường là một đoạn đường hiểm trở có độ dài từ 1 đến 2km. Có nhiệm vụ: làm mất hiệu lực các loại bom đạn của địch đánh phá trên mặt đường hoặc canh đường gây trở ngại cho cơ động, vận chuyển; tu sửa đường, duy tu và tăng cường sức sống và tính ổn định của đường ở trọng điểm, chuẩn bị vật liệu, làm các đoạn đường vòng tránh; tổ chức chỉ dẫn, điều chỉnh và giúp đỡ các lực lượng vượt qua trọng điểm; khắc phục hư hỏng do địch hoặc thời tiết gây ra trong phạm vi trọng điểm; tổ chức đánh địch lấn chiếm hoặc phá hoại CTĐ.

        CHỢ BỜ, thị xã, tinh lị t. Chợ Bờ (12.1886 đổi thành t. Phương Lâm, 9.1896 đổi thành t. hòa Bình theo tên tỉnh lị mới). Nằm trên đường 6 cũ, bên Sông Đà, cạnh Thác Bờ, giữa các làng Di Lí và Hào Tráng, châu Đà Bắc, tây tx Hòa Bình 25km. Trong trận Chợ Bờ, 29-30.1.1891, nghĩa quân Đốc Ngữ xuất phát từ Yên Lãng, bí mật vượt Sóng Đà, tập kích chiếm đồn CB, giết phó công sứ Rugiơni, thu nhiều chiến lợi phẩm. 9.1896 Pháp chuyển tỉnh lị Phương Lâm về xã Hòa Bình và đổi tên tỉnh là Hòa Bình. CB trở thành thị trấn châu lị, sau là huyện lị h. Đà Bắc; nay bị ngập trong vùng lòng hồ thủy điện Hòa Bình thuộc địa phận xã Vầy Nưa, h. Đà Bắc. Di tích lịch sử bia Lê Lợi do nhà vua cho khắc trên vách đá năm 1431 trên đường dẹp loạn đèo Cát Hãn ở Tây Bắc trở về đã được đưa về nhà văn hóa tx Hòa Bình.

        CHỢ ĐỒNG XUÂN, chợ ở phố Đồng Xuân, q. Hoàn Kiếm, tp Hà Nội. Nguyên là hai chợ cổ của Thăng Long xưa: chợ Bạch Mã và chợ Cầu Đông, nằm trên bờ sông Tô Lịch. 1889 Pháp lấp sông Tô Lịch, dồn hai chợ này tới bãi đất trống cạnh đình Đổng Xuân, lập thành chợ mới gọi là CĐX. Chợ khánh thành 1890. Tại đây đã diễn ra trận đánh lớn nhất ở Liên khu 1 trong thời kì đầu KCCP (xt trận Đồng Xuân 14.2.1947).

        CHỢ LỚN, tỉnh cũ ở Nam Bộ. Thành lập 12.1889, tách từ t. Gia Định; tỉnh lị: tp Chợ Lớn. 10.1956 sáp nhập phần lớn với Tân An thành t. Long An.

        “CHỚP LẤY THỜI CƠ - THÁCH THỨC ĐỐI VỚI MĨ TRONG THẾ GIỚI MỘT SIÊU CƯỜNG”, sách của cựu tổng thống Mĩ Nichxơn viết 1991, gồm 7 chương để xuất chiến lược toàn cầu của Mĩ sau chiến tranh lạnh. Từ phân tích “thực trạng” của thế giới và từng khu vực (châu Âu, vành đai Thái Bình Dương, thế giới đạo Hồi, thế giới chậm phát triển...) sau khi các nhà nước XHCN ở Đông Âu sụp đổ, tác giả xác định những thách thức và cơ hội lịch sử, đồng thời đề xuất những chủ trương chiến lược của Mĩ trong thời kì sau chiến tranh lạnh. Tác giả bác bỏ ba loại quan điểm cho rằng đã chấm dứt đấu tranh giữa các ý thức hệ; sức mạnh QS đã lỗi thời và Mĩ là một cường quốc đang suy vong. Theo tác giả, ba quan điểm này có thể dưa Mĩ trở lại chủ nghĩa biệt lập và đó là chủ trương nguy hiểm. Tác giả khẳng định thế giới sau chiến tranh lạnh đang tạo cho Mĩ một thời cơ lịch sử có một không hai, Mĩ phải nắm lấy vai trò lãnh đạo thế giới mới đang hỗn loạn tiến tới “tự do” và “thịnh vượhg”, biến tk 21 thành thế kỉ Mĩ thứ hai. Tác giả đề xuất chiến lược chủ động tiến công, cam kết có phân biệt với từng khu vực; đặc biệt đối với các nước XHCN đã sụp đổ và các nước XHCN còn lại, Mĩ phải thừa thắng tiến tới tiếp cận, chuyển hóa... nhằm mục tiêu không chỉ là tạo nên một “trật tự thế giới mới” mà là một thế giới “hòa bình”, “ổn định” và “công lí” do Mĩ lãnh đạo, nói cách khác, đó là một nền hòa bình dưới sự thống trị của Mĩ.

        CHU ÂN LAI (Zhou Enlai; 1898-1976), thủ tướng đầu tiên Quốc vụ viện nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, tham gia sáng lập và lãnh đạo Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc. Người t. Chiết Giang (TQ); đv ĐCS TQ (1921). Năm 1917- 19, học ở Nhật, về nước, lãnh đạo học sinh Thiên Tân tham gia phong trào Ngũ Tứ. 1920 sang Pháp học. 1924 về nước, ủy viên thường vụ Khu ủy Quảng Đông kiêm phụ trách QS, chủ nhiệm chính trị Trường QS Hoàng Phố. 1927-34 lãnh đạo khởi nghĩa Thượng Hải và khởi nghĩa Nam Xương; ủy viên BCT, ủy viên thường vụ BCT kiêm trường ban tổ chức trung ương; bí thư Quân ủy trung ương, bí thư Trung ương cục Khu xô viết trung ương; chính ủy Hồng quân công nông Trung Quốc; phó chủ tịch Hội đồng QS CM trung ương...; tham gia Vạn lí trường chinh (1934-36). Trong chiến tranh chống Nhật, đại biểu BCHTƯ ĐCS làm công tác củng cố và phát triển Mặt trận dân tộc thống nhất ở vùng do Quốc dân đảng kiểm soát; đại biểu ĐCS giài quyết sự biến Tây An (12.12.1936). Năm 1937 phó chủ tịch Quân ủy trung ương. 1945 ủy viên BCT, phó chủ tịch Quân ủy trung ương. Trong chiến tranh giải phóng, quyền tổng tham mưu trưởng QGP nhân dân TQ. 1949-76 thủ tướng Quốc vụ viện kiêm bộ trưởng  Bộ ngoại giao; phó chủ tịch: BCHTƯ ĐCS TQ, ủy ban  QS CM nhân dân; chủ tịch ủy ban hiệp thương chính trị nhân dân toàn quốc... Tham dự nhiều hội nghị quốc tế quan trọng: hội nghị Giơnevơ về Đông Dương (1954), hội nghị Băngđung (1955). Trong “cách mạng văn hóa” đấu tranh khôn khéo, cố gắng phục hồi trật tự và luật lệ. Tác phẩm chính: “Tuyến tập Chu Ấn Lai”.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #177 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2019, 02:49:42 pm »


        CHU ĐẠT (7-160), người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa của nhân dân các quận Cửu Chân, Nhật Nam (nay là vùng Bắc và Trung Trung Bộ) chống chính quyền đô hộ Đông Hán (TQ). Quê h. Cư Phong (nay thuộc vùng: Nông Cống, Triệu Sơn, Thọ Xuân, Thanh Hóa). Năm 157 kêu gọi nhân dân nổi dậy đánh chiếm huyện lị Cư Phong, giết huyện lệnh, giải phóng toàn bộ quận Cửu Chân (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh), giết thái thú Nghê Thức. Từ 158 vua Đông Hán liên tiếp cử đô úy Ngụy Lãng và thứ sử Hạ Phương đem quân đàn áp, buộc CĐ phải lui vào Nhật Nam (Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên) tiếp tục chiến đấu đến 160 và mất tại đây (xt khởi nghĩa Chu Đạt, 157-60).

        CHU ĐỨC (Zhu De; 1886-1976), nguyên soái nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (1955), tổng tư lệnh QGP nhân dân TQ (1945-54). Người t. Tứ Xuyên (TQ); đv ĐCS TQ (1922). Năm 1911 tham gia CM Tân Hợi do Tôn Trung Sơn lãnh đạo. Tham gia khởi nghĩa Nam Xương (1.8.1927), lãnh đạo khởi nghĩa Tương Nam (nam Hồ Nam, 1928). Năm 1928-31 chỉ huy  sư đoàn, quân đoàn, phương diện quân, rồi tổng tư lệnh Hồng quân công nông TQ. Tham gia chỉ huy Vạn lí trường chinh (1934-36). Năm 1937-45 tổng tư lệnh Bát lộ quân; tham gia lãnh đạo chiến tranh CM và nội chiến cách mạng Trung Quốc lần 111 (1946-49), trực tiếp chỉ huy ba chiến dịch lớn: Liêu Thẩm, Hoài Hải và Bình Tân. Trong quá trình hoạt động CM đã giữ nhiều chức vụ quan trọng trong Đảng và nhà nước: ủy viên BCH ĐCS TQ (dự khuyết 1927), chính thức (1930), ủy viên BCT (1934) và ủy viên thường vụ BCT khóa VIII, X, phó chủ tịch BCHTƯĐCS TQ khóa VIII, phó chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa kiêm phó chủ tịch Hội đồng quốc phòng (1954-59). ủy viên trưởng ủy ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (TQ) khóa II-IV (từ 1959). Tác phẩm: “Bàn về chiến tranh du kích chống Nhật”.

        CHU HUY MÂN (Chu Văn Điều; s. 1913), chủ nhiệm TCCT QĐND VN (1977-86). Quê xã Hưng Hoà, tp Vinh, t. Nghệ An; tham gia CM 1929 (đội phó tự vệ đỏ xã), nhập ngũ 1945, đại tướng (1980); đv ĐCS VN (1930). Nhiều lần bị thực dân Pháp bắt giam; 1940 bị đưa đi an trí ở Đắc Lay, Đắc Tô, Kon Tum. 1943 vượt ngục, tiếp tục hoạt động CM. Trong CM tháng Tám (1945), tham gia lãnh đạo khởi nghĩa ở Quảng Nam, phó bí thư tỉnh ủy, chính trị viên Chi đội Quảng Nam. Trong KCCP, 1945-51 chủ tịch Ban quân chính Khu C (gồm 4 tỉnh Trung Bộ), chính trị viên Mặt trận Đương 9, tham mưu chủ nhiệm Liên khu 4, trung đoàn trướng, chính ủy trung đoàn. 1951-54-phó chính ủy rồi chính ủy Đại đoàn 316. Trong KCCM, 1954-63 đoàn trường Đoàn 100 (đoàn chuyên gia QS VN tại Lào); chính ủy: Quân khu 4, Quân khu Tây Bắc; tổng cố vấn VN cho Chính phủ liên hiệp Lào của thủ tướng Xuyana Phuma. 1964-65 chính ủy Quân khu 5. Năm 1965-67 tư lệnh kiêm chính ủy Mặt trận Tây Nguyên, chỉ huy các chiến dịch: Plây Me (1965), Sa Thầy (1966). Cuối 1967-76 tư lệnh, kiêm chính ủy (1975) Quân khu 5; chính ủy chiến dịch Đà Nẵng (28-29.3.1975). Năm 1977-86 chủ nhiệm TCCT, phó bí thư Đảng ủy QS trung ương; phó chủ tịch HĐNN (1981-86). ủy viên BCHTƯĐCS VN khóa III-V, ủy viên BCT khóa IV, V. Đại biểu Quốc hội khóa II, VI, VII. Huân chương: Sao vàng, Hồ Chí Minh, Quân công (hạng nhất, 2 hạng nhì), Chiến công (hạng nhất, hạng nhì), Chiến thắng hạng nhất...



        CHU KÌ BẢO DƯỠNG KĨ THUẬT trang thiết bị quân sự, thời gian khai thác ngắn nhất được lặp lại nhiều lần khi sử dụng một loại trang thiết bị kĩ thuật, trong thời gian này phải thực hiện theo trình tự nhất định các hình thức bảo dưỡng kĩ thuật được quy định trong các tài liệu định mức do cơ quan nghiệp vụ cao nhất ban hành kèm theo từng loại trang thiết bị.

        CHU LAI, căn cứ QS do Mĩ xây dựng 1965 trên bờ vũng Dung Quất, đông nam tp Đà Nẵng 84km; nay thuộc địa phận xã Tam Nghĩa, h. Núi Thành, t. Quảng Nam. Gồm sân bay Chu Lai (đường băng bê tông xi măng 3.050m X 45m và đường băng phên nhôm 2.400m X 30m) và cảng Kì Hà. Trong KCCM, nhiều lần bị QGPMN VN tiến công (27.10.1965, 23.6.1966, 21.9.1966 và 5.3.1967...).
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #178 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2019, 02:52:08 pm »


        CHU NGUYÊN CHƯƠNG (Zhu Yuanzhang, Minh Thái Tổ; 1328-98), hoàng đế đầu tiên triều Minh (1368-98), thống soái QS nổi tiếng TQ cổ đại. Người Trọng Li, Hào Châu (nay là Phong Dương Đông, t. An Huy, TQ). 1352 tham gia khởi nghĩa nông dân ở Hồng Cần do Quách Tử Hưng lãnh đạo, chiến đấu dũng cảm, mưu trí được phong tướng. 1355 lên thay Quách Tử Hưng (chết), chỉ huy quân khởi nghĩa đánh chiếm Thái Bình (An Huy), Phiêu Xương, Phiêu Thủy (Giang Tô). 1356 đánh chiếm Tập Khánh (Nam Kinh), lập chính quyền, được tôn là Ngô Quốc Công. 1364 xưng là Ngô Vương. 1367 QĐ Ngô Vương lần lượt tiêu diệt quân Nguyên - Mông và lực lượng quân phiệt người Hán ở Giang Nam, thống nhất cả vùng Trường Giang. 2.1368 chiếm được Đại Đô (nay là Bắc Kinh), lật đổ triều Nguyên, lên ngôi hoàng đế niên hiệu Hồng Vũ. Đặt kinh đô ở Ứng Thiên phủ (nay là Nam Kinh), đặt tên nước là Minh. Tiếp đó đưa quân đi tiêu diệt Hạ, Thục, lấy Vân Nam, Liêu Đông, thống nhất TQ. Ban hành nhiều chính sách tiến bộ về xã hội, kinh tế và QS, xây dựng triều Minh vững mạnh.

        CHU PHƯƠNG ĐỚI (s. 1922), tư lệnh Quàn tình nguyện VN tại CHDC nhân dân Lào (1981-87). Dân tộc Tày, quê xã Hưng Đạo, h. hòa An, t. Cao Bằng; nhập ngũ 1946, thiếu tướng (1980); đv ĐCS VN (1947). Trong KCCP, giữ các chức vụ từ trung đội trường đến trung đoàn phó, tham gia nhiều chiến dịch, trong đó có chiến dịch Điện Biên Phủ (1954).
 Trong KCCM, 1961-62 lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 316, chiến đấu ờ Thượng Lào. 3.1965 sư đoàn phó Sư đoàn 324. Tháng 3.1967-68 sư đoàn trưởng các sư đoàn: 325C, 169, 324, Quân khu Trị-Thiên, tham gia chiến dịch Quảng Trị (1972). Tháng 10.1972-73 phó tư lệnh quân khu: Trị-Thiên; Tây Bắc. 6.1978-81 phó tư lệnh, rồi tư lệnh (1981-87) Quân tình nguyện VN tại CHDC nhân dân Lào. Huân chương: Độc lập hạng nhất, Quân công hạng nhất...


        CHU VĂN MÙI (s. 1929), Ah LLVTND (1955). Quê xã Thượng Lan, h. Việt Yên, t. Bắc Giang; nhập ngũ 1949, đại tá (1982); đv ĐCS VN (1954); khi tuyên dương Ah là trung đội trướng thông tin thuộc Trung đoàn 102, Đại đoàn 308. Trong KCCP. 1949-54 tham gia 7 chiến dịch lớn. hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trên cương vị pháo thủ, chiến sĩ xung kích, tiêu đội phó súng cối, tiểu đội trưởng thông tin. Trong chiến dịch Điện Biên Phú, tham gia trận đồi AI (30.3- 7.5.1954), cùng Đàm Minh Đức được lệnh ở lại trong căn hầm nhỏ phía đông bắc đồi Al, nằm giữa vòng vây của địch, suốt hai ngày đói, khát, vừa chiến đấu vừa liên lạc với cấp trên và gọi pháo liên tục bắn đẩy lui các đợt tiến công của địch, bảo vệ thương binh, giữ vững trận địa. Trận phòng ngự trên đồi 311B suốt bốn ngày đêm đơn vị phải nằm dưới hầm, trời mưa, hầm sập, nước ngập, bom đạn địch bắn dữ dội, CVM vẫn bảo vệ được máy, giữ vững liên lạc với SCH, phục vụ chiến đấu thắng lợi. Huân chương: Quân công hạng ba.


        CHU VĂN TẤN (Tân Hồng; 1910-84), bộ trưởng BQP chính phủ lâm thời và chính phủ liên hiệp lâm thời VN DCCH (9.1945-2.1946). Dân tộc Nùng, quê xã Phú Thượng, h. Võ Nhãi, t. Thái Nguyên; tham gia CM 1934, nhập ngũ 1945, thượng tướng (1958); đv DCS VN (1936). Năm 1934 tham gia xây dựng phong trào CM và chỉ đạo chiến tranh du kích ở Tràng Xá, Võ Nhãi, Bắc Sơn. 2.1941 xứ ủy viên Bắc Kì, tham gia chỉ huy Đội du kích Bắc Sơn (sau đó là Đội cứu quốc quân 1). Tháng 9.1941 trung đội trường Cứu quốc quân 2. Năm 1944 chỉ huy Cứu quôc quân 3 và Chiến khu Hoàng Hoa Thám. 8.1945 tham gia Ban lãnh đạo khởi nghĩa. Sau CM tháng Tám (1945), bộ trưởng BQP chính phủ CM lâm thời, sau là phái viên của chính phủ đi kiểm tra Khu 4. Năm 1946 khu trường: Khu 4, Chiến khu 1, bí thư khu ủy. 1949-54 khu trưởng, bí thư khu ủy Liên khu Việt Bắc, chánh án Toà án QS, chủ tịch ủy ban kháng chiến hành chính Liên khu Việt Bắc. 1954-57 tư lệnh kiêm chính ủy, bí thư Quân khu ủy Liên khu Việt Bắc. 1957-76 chính ủy, bí thư Khu ủy Quân khu Việt Bắc, chủ tịch ủy ban hành chính Khu tự trị Việt Bắc. Ủy viên BCHTƯ ĐCS VN (8.1945) khóa II, III. Đại biểu Quốc hội các khóa II-VI, phó chù tịch Quốc hội khóa III-VI, ủy viên Đoàn chù tịch ủy
ban trung ương Mặt trận tổ quốc VN. Huân chương: Độc lập hạng nhất, Quân công hạng ba, Chiến thắng hạng nhất, Kháng chiến hạng nhất...


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #179 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2019, 02:53:24 pm »


        CHU VĂN TIẾP (Châu Doãn Ngạnh; 1738-84), danh tướng, đệ nhất công thần thời Nguyễn Ánh. Quê gốc h. Phù Mĩ, t. Bình Định, sau dời đến thôn Văn Hoà, h. Đồng Xuân, t. Phú Yên. 1773 chiêu tập lực lượng chiếm giữ núi Lương Sơn (nam Phú Yên), tự xưng “Lương Sơn Tá Quốc” chống nghĩa quân Tây Sơn, sau theo Nguyễn Ánh, được phong khâm sai đại đô đốc (1780), nổi tiếng ở vùng Gia Định, chỉ huy nhiều trận chống Tây Sơn. 1782 lấy lại được thành Gia Định. 1783 bị Nguyễn Huệ đánh bại, phải cùng Nguyễn Ánh chạy ra đảo Côn Lòn. 1784 được cử sang Xiêm (Thái Lan) cầu viện, cuối năm đó đưa quân Xiêm đổ bộ lên đất Gia Định, chiếm Kiên Giang, Cần Thơ, Sa Đéc... bị quân Tây Sơn giết trên sông Mang Thít (t. Vĩnh Long).

        CHỦ ĐỘNG trong tác chiến, trạng thái làm chủ được ý định và hành động của mình, tìm ra phương pháp tối ưu bảo đảm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phù hợp với diễn biến tình hình và ý định của cấp trên, không để tình thế hoặc đối phương chi phối. Có CĐ chiến lược, CĐ chiến dịch và CĐ chiến thuật. Để CĐ phải: hiểu rõ địch, ta, nắm chắc địa hình, thời tiết, khí tượng thủy văn, quy luật tác chiến, có bản lĩnh chỉ huy (chỉ đạo), luôn giữ kín ý định ta, lừa đối phương bộc lộ ý định, chỗ yếu, sơ hở, chọn cách đánh phù hợp. Để thực hiện CĐ cần kịp thời tiến hành đòn phủ đầu vào quân địch bằng hỏa lực, bằng tiến công kiên quyết liên những hướng, khu vực mục tiêu lựa chọn và đúng thời cơ làm mất khả năng chống trả của địch, buộc chúng hành động theo ý định của ta. Giành và giữ quyền CĐttc là nhân tố quan trọng để giành thắng lợi.

        CHỦ LỰC QUÂN, lực lượng chính quy, nòng cốt của Quân lực Việt Nam cộng hòa (10.1955-4.1975), trực thuộc tổng thống - tổng tư lệnh tối cao. Gồm các quân chủng: lục quân, hải quân, không quân; các binh chủng: bộ binh, biệt động quân, nhảy dù, thiết giáp, pháo binh, công binh, truyền tin và lực lượng đặc biệt. Có lực lượng cơ động trên các chiến trường, có lực lượng bố trí ở các quân khu, tiểu khu, chi khu... CLQ chủ yếu tác chiến tập trung, phối hợp với các lực lượng: địa phương quân (bảo an đoàn), nghĩa quân (dân vệ đoàn), cảnh sát, nhân dân tự vệ để mở các cuộc hành quân. Đến 2.1975, CLQ có hơn 900.000 người (lục quân hơn 800.000, không quân hơn 60.000, hải quân gần 40.000), trang bị vũ khí, kĩ thuật hiện đại. Bị đánh bại và tan rã hoàn toàn 4.1975.

        CHỦ NGHĨA, học thuyết, lí luận hoặc cương lĩnh thuộc các lĩnh vực triết học, chính trị, đạo đức, văn hóa, nghệ thuật thể hiện hệ thống nhận thức, quan niệm, quan điểm, chính sách, hệ tư tưởng của một giai cấp, tập đoàn xã hội, tổ chức chính trị, chính đảng hoặc của cá nhân. Mỗi CN đều phản ánh thể giới quan, phương pháp luận và bảo vệ lợi ích một giai cấp nhất định.

        CHỦ NGHĨA ANH HÙNG CÁCH MẠNG, tư tưởng và quyết tâm sẵn sàng chiến đấu, hi sinh vì độc lập, tự do của tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân, vì CNXH, được thể hiện bằng những hành động anh hùng của một người, một tập thể hoặc cộng đồng dân tộc trong lao động và trong đấu tranh CM. CNAHCM VN bắt nguồn từ truyền thống kiên cường, bất khuất, từ chủ nghĩa yêu nước chân chính và sự giác ngộ về mục tiêu lí tưởng CM nên có sức mạnh to lớn, khiến cho mỗi người, mỗi tập thể và cả dân tộc vượt qua những thử thách khốc liệt, chiến thăng mọi ké thù, đưa sự nghiệp CM VN đến thắng lợi.

        CHỦ NGHĨA APACTHAI, chính sách phân biệt, kì thị chúng tộc cực đoan, tàn bạo của giới cầm quyền thiểu số người da trắng đối với cư dân da đen và da màu ở Nam Phi. Được hình thành trên cơ sở thuyết chủng tộc về chiến tranh, cho rằng người da đen, da màu với người da trắng không thể bình đẳng và phải sống tách biệt... CNA chính thức trở thành quốc sách của nhà nước Nam Phi từ 1948. Đã có gần 200 đạo luật phân biệt chủng tộc, điên hình là đạo luật Apacthai. Theo các đạo luật này, những người da đen và da màu gốc Phi và gốc Ấn Đô ở Nam Phi phải sống trong các khu định cư riêng (chỉ chiếm 12% lãnh thổ), bị áp bức, bóc lột tàn tệ: làm việc cực nhọc, lương thấp, không được hưởng những quyền con người (nếu vi phạm sẽ bị truy tố theo luật hình, nếu có biểu hiện chống đối thì bị trừng trị không cần xét xử). CNA bị loài người lên án, nhiều văn kiện của LHQ coi đây là tội chống loài người, vi phạm các nguyên tắc của công pháp quốc tế và Hiến chương LHQ. Do sự đấu tranh bền bỉ, kiên quyết của nhân dân Nam Phi và nhân dân thế giới, đầu 1994 nhà nước Nam Phi theo CNA bị xóa bỏ, một nhà nước Nam Phi mới đa chủng tộc đã ra đời, do Nenxơn Manđêla lãnh tụ Đại hội dân tộc Phi (ANC) làm tổng thống thông qua bầu cử dân chủ.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM