Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 07:14:24 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: C  (Đọc 15026 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #160 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2019, 02:24:44 pm »


        CHIẾN TRANH THÔNG THƯỜNG, chiến tranh trong đó các bên sử dụng vũ khí thông thường, không sử dụng vũ khí hủy diệt lớn. Thuật ngữ CTTT xuất hiện từ những năm 50 của tk 20 để phân biệt với chiến tranh hạt nhân, khi QĐ một số nước được trang bị một số lượng lớn vũ khí hạt nhân. Với sự phát triển của vũ khí công nghệ cao, ranh giới giữa CTTT và chiến tranh hủy diệt lớn rất mỏng manh, loài người cần đấu tranh ngăn ngừa chiến tranh hủy diệt lớn và chặn đứng các cuộc CTTT do các thế lực hiếu chiến, phản động gây ra.

        CHIẾN TRANH THÔNG TIN, tổng thể các hoạt động nhằm giành quyền làm chủ (kiểm soát, điều khiển) thông tin giữa các bên tham chiến; một phương thức tiến hành chiến tranh. CTTT có đặc điểm; diễn ra trên mọi lĩnh vực (chính trị, kinh tế, QS.„), cả trong thời bình và thời chiến, trong mọi điều kiện địa hình, thời tiết; chi phí thấp, tổn thất lớn, gây hậu quả nghiêm trọng cho đổi phương; khó cảnh báo và nhận diện kẻ thù; không giới hạn về thời gian và không gian; không phân tuyến (hậu phương, tiền tuyến, chiến trường...). Theo mục đích, CTTT gồm: CTTT vì thông tin (sử dụng các thủ đoạn để thu nhận và xử lí thông tin của đối phương); CTTT chống thông tin (bảo vệ thông tin và hệ thống thông tin chống các hoạt động thao túng và phá hoại thông tin của đối phương); CTTT bằng thông tin (sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng, chiến tranh tâm lí để tiến công vào ý chí và niềm tin của đối phương buộc đối phương khuất phục), CTTT thường sử dụng kết hợp đe doạ QS với các hình thức như: chiến tranh tâm lý, phong toả thông tin, nghi binh đánh lừa, xuyên tạc, chế áp điện tử, xâm nhập mạng Internet, vi rút máy tính... CTTT dã được tiến hành với quy mô lớn từ CTTG -II. Ngày nay. CTTT đã phát triển ở trình độ cao, với những thủ đoạn tinh vi và sử dụng công nghệ, vũ khí, phương tiện kĩ thuật hiện đại như: chiến tranh Vùng Vịnh (1990-91), chiến dịch Cáo sa mạc (16-19.12.1998) và nhất là chiến tranh Nam Tư do Mĩ và NATO tiến hành (3.1999), chiến tranh Irắc do Mĩ tiến hành (3.2003). Để chống CTTT phải: tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực QS; nghiên cứu lí luận tác chiến trong thời đại thông tin; tiến hành các biện pháp quản lí, bảo vệ, ngăn chặn sự phá hoại thông tin và cơ sở hạ tầng thông tin từ phía đối phương; trang bị cho QĐ những phương tiện thông tin công nghệ cao; bảo đảm an ninh về vật chất đối với cơ sở hạ tầng thông tin, an ninh thông tin và bảo mật hoạt động chiến đấu của QĐ; phát hiện kịp thời các biện pháp ngụy trang của đối phương; tiến hành các hoạt động phản tuyên truyền; chống trinh sát điện tử, bảo vệ điện tử và tác nghiệp thông tin đặc biệt...

        CHIẾN TRANH THỰC DÂN, chiến tranh phi nghĩa do chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đế quốc tiến hành nhằm xâm lược, cướp bóc các nước khác, biến các nước đó thành thuộc địa. CTTD thường diễn ra dưới hai hình thức: chiến tranh xâm lược các nước kém phát triển (chiến tranh xâm lược VN của thực dân Pháp 1858) và chiến tranh giành giật thuộc địa giữa các nước đế quốc (trong CTTG-I). Ngày nay, CTTD được tiến hành dưới các hình thức và biện pháp của chủ nghĩa thực dân mới.

        CHIẾN TRANH TOÀN DÂN. chiến tranh nhân dân phát triển đến đỉnh cao với lực lượng toàn dân đánh giặc. CTTD có mục đích phù hợp với lợi ích của đa số nhân dân, được các tầng lớp nhân dân đồng tình, ùng hộ, cho phép huy động đến mức cao nhất các nguồn lực trong và ngoài nước: đánh địch toàn diện về chính trị, QS, kinh tế, văn hóa... Dân tộc VN có truyền thống tiến hành khởi nghĩa toàn dân và CTTD. Trong tk 20, dưới sự lãnh dạo của ĐCS VN. nhân dân VN đã tiến hành thắng lợi KCCP và KCCM, đó là những cuộc CTTD tiêu biểu (xt chiến tranh nhân dân Việt Nam).

        CHIẾN TRANH TOÀN DIỆN, chiến tranh được tiến hành trên tất cả các lĩnh vực chính trị, QS, ngoại giao, kinh tế, văn hóa... trong đó đấu tranh quân sự, với LLVT làm nòng cốt giữ vai trò chủ đạo, nhằm mục đích đánh bại đối phương, giành thắng lợi. CTTD chỉ phát huy hết sức mạnh khi được toàn dân tham gia, dưới sự lãnh đạo của một giai cấp tiến bộ. CTTD có lịch sử lâu đời, được nhiều bên tham chiến sử dụng. Tiến hành CTTD đã trở thành truyền thống của dân tộc VN mà đỉnh cao là cuộc KCCP và KCCM (xt chiến tranh nhân dân Việt Nam).

        CHIẾN TRANH TỔNG LỰC, chiến tranh phi nghĩa do chủ nghĩa đế quốc tiến hành bằng việc huy động mọi nguồn lực và phương tiện KTQS hiện đại nhằm tiêu diệt nhanh đối phương về mọi mặt (kinh tế, chính trị, QS, cả những di sản văn hóa). CTTL vi phạm luật pháp quốc tế về chiến tranh, cần phải lên án và đấu tranh loại bỏ. Chiến tranh do nước Đức phát xít tiến hành trong CTTG-II là CTTL.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #161 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2019, 02:25:48 pm »


        CHIẾN TRANH TRĂM NĂM (1337-1453), chiến tranh giữa Anh và Pháp nhằm giành giật lãnh thổ và ngôi vua Pháp. Quân Anh chủ yếu là lính đánh thuê gồm khoảng 3.000 hiệp sĩ và kị sĩ, 10.000 lính bắn nỏ và 4.000 bộ binh nhẹ. Quân Pháp là dân binh của các chúa phong kiến, các hiệp sĩ, tổng số 40.000 người (hiệp sĩ và kị binh khá mạnh, chiếm 15% tổng quân số). Lúc đầu Anh thắng, đến 1360 chiếm được phần lớn lãnh thổ Pháp, nhưng đến những năm 70 của tk 14 bị đánh đuổi hầu như hoàn toàn khỏi đất Pháp. 1415 nhờ sự hỗ trợ của công tước Buôcghinhông (Pháp), Anh lại chiếm dược Bắc Pháp. Nhân dân Pháp đã nổi dậy kháng chiến dưới sự lãnh đạo của nữ anh hùng Gian Đa. 1453 quân Anh đầu hàng ở Boocđô, chiến tranh chấm dứt; sau đó hai bên kí hòa ước 1475. Trong CTTN hỏa lực pháo binh lần đầu tiên được Pháp sử dụng có hiệu quả lớn; ý thức dân tộc phát triển đã thúc đẩy nhanh quá trình thống nhất nước Pháp và sự ra đời của QĐ thường trực.

        CHIÊN TRANH TRÊN BIẾN, chiến tranh diễn ra trên chiến trường biển và đại dương (ở vùng biển quốc gia hay biển cả). Do lực lượng hải quân tiến hành độc lập hoặc có hiệp đồng với các lực lượng khác theo một ý định và kế hoạch thống nhất nhằm mục đích chính trị, QS, kinh tế nhất định. Trong CTTB, quy luật mạnh được, yếu thua phát huy tác dụng tuyệt đối. Việc xây dựng lực lượng hải quân đủ mạnh để bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia đối với lãnh hải, thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế đang là sự quan tâm lớn của các quốc gia ven biển.

        CHIẾN TRANH TRÊN KHÔNG, chiến tranh hiện đại diễn ra trên vùng trời do không quân tiến hành độc lập hoặc phối hợp, hiệp đồng với các lực lượng khác để tiêu diệt những mục tiêu trên không nhằm mục đích nhất định. CTTK diễn ra nhanh, thời gian ngắn, không gian rộng, bất ngờ.

        CHIẾN TRANH TRlỂU TIÊN (1950-53), chiến tranh giữa hai miền Nam và Bắc Triều Tiên, do Mĩ và chính quyền Nam Triều Tiên gây ra. Bắt đầu 25.6.1950 khi QĐ Nam Triều Tiên vượt vĩ tuyến 38 tiến công sang Bắc Triều Tiên, sau đó 2 ngày Mĩ chính thức tuyên chiến với Bắc Triều Tiên (27.6). QĐ và nhân dân Bắc Triều Tiên đánh trả, trong 2 tháng đầu hoàn toàn làm chủ thế trận, giải phóng Xơun, phát triển tiến công đến Phú Sơn, kiểm soát 90% đất đai Nam Triều Tiên. Để cứu vãn tình thế. Mĩ gây sức ép buộc Hội đồng bào an LHQ thông qua nghị quyết can thiệp vào Triều Tiên, theo đó 16.9.1950 quân Mĩ và quân của 15 nước khác dưới danh nghĩa QĐ LHQ do Mac Actơ chỉ huy đổ bộ lên Nhân Xuyên, tổ chức phản công chiếm lại Xơun và đánh lên phía bắc vĩ tuyến 38 tới bờ sõng Áp Lục (giáp biên giới Triều Tiên - TQ). Thực hiện chủ trương  “kháng Mĩ, viện Triều”, 25.10.1950 TQ đưa quân chí nguyện sang cùng QĐ Bắc Triều Tiên liên tiếp mở các chiến dịch phân công và tiến công, đẩy lùi quân Mĩ và QĐ Nam Triều Tiên về vĩ tuyến 38 (x. chiến dịch Thứ I, 25.10- 5.11.1950; chiến dịch Thứ V, 24.4-10.6.1951). Từ 7.1951 các bên ngồi vào bàn đám phán, 27.7.1953 kí hiệp định đình chiến ở hội nghị Bàn Môn Điếm, hòa bình được lập lại ở Triều Tiên. QĐ hai bên trở lại vị trí trước chiến tranh. CTTT đã gây tổn thất lớn cho các bên tham chiến với hơn 1 triệu người chết và bị thương, trong đó Mĩ có 33.000 người chết. 115.000 bị thương, phí tổn 22 tỉ USD.

        CHIẾN TRANH TRUNG - NHẬT (1894-95), chiến tranh do Nhật gây ra nhằm xâm chiếm Triều Tiên và giành quyền lợi ở TQ. Mượn cớ nhà Thanh (TQ) giúp vương triều Triều Tiên đàn áp khởi nghĩa nông dân, 28.7.1894 Nhật tiến công quân Thanh ở Nha Sơn (Triều Tiên). 1.8.1894 hai nước chính thức tuyên chiến. Chiến tranh kéo dài 8 tháng, qua 5 chiến dịch lớn, kết quả quân Thanh liên tiếp thất bại. mất toàn bộ Hạm đội Bắc Dương. Nhật chiếm Cửu Liên, An Đông, Kim Châu, Lữ Thuận, Đại Liên, Ngưu Trang, Doanh Khẩu, Điền Trang Đài (đông bắc TQ) và quần đảo Bành Hồ. 3.1895 triều Thanh xin hòa, 17.4.1895 kí “hiệp ước Mã Quan” (tức Simonoseki, trên đất Nhật); công nhận quyền khống chế của Nhật với Triều Tiên; cắt nhường bán đảo Liêu Đông, đảo Đài Loan và quần đảo Bành Hồ cho Nhật; bổi thường chiến phí 200 triệu lạng bạc; mở 4 thành phố cho Nhật buôn bán và lập công xưởng. Đổi lại, quân Nhật rút khỏi những nơi đã chiếm. Cg chiến tranh Giáp Ngọ.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #162 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2019, 02:26:57 pm »


        CHIẾN TRANH TRUNG - PHÁP (1883-85), chiến tranh nhằm giải quyết việc tranh chấp lợi ích giữa Pháp và TQ ở VN. Sau khi ép triều Nguyễn kí hiệp ước Quý Mùi (25.8.1883), Pháp tìm cách buộc triều Thanh (TQ) rút quân khỏi miền Bắc VN, công nhận “quyển bảo hộ” cua Pháp ở VN, mở cửa biên giới phía nam TQ cho Pháp thông thương. Bị triều Thanh cự tuyệt, 12.1883 Pháp tiến công quân Thanh (gồm quân Cờ Đen và quân Thanh đến miền Bắc VN theo yêu cầu của triều Nguyễn) ở Sơn Tây, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Tuyên Quang để gây sức ép kết hợp thương lượng dẫn tới việc hai nước kí điều ước tóm tắt ở Thiên Tân (5.1884), trong đó triều Thanh chấp nhận yêu cầu của Pháp, nhưng không thỏa thuận được khoản bồi thường chiến phí. Chiến tranh lại diễn ra trên đất liền và trên biển; 23.8.1884 Pháp bắn chìm 9 trong số 11 hạm tàu của Hạm đội Phúc Kiến; 10.1884 chiếm Cơ Long, xâm phạm Đài Bắc (Đài Loan), đánh chiếm Lạng Sơn và trấn Nam Quan (này là Hữu Nghị Quan); 3.1885 chiếm quần đảo Bành Hồ, phong tỏa Đài Loan. Quân Thanh phản công trên đất liền, chiếm lại trấn Nam Quan, Lạng Sơn, Văn Uyên, nhưng do còn phải đối phó với nhiều nước tư bản khác, triều Thanh xin đình chiến. 9.6.1885 hai bên kí hiệp ước Thiên Tân (1885), trong đó triều Thanh chấp nhận mọi điều kiện của Pháp. Pháp đồng ý rút quân khỏi Cơ Long (Bành Hồ) và để cho Thanh chiếm một số vùng đất ở biên giới VN như mỏ đồng Tụ Long, tổng Đèo Lương... (nay thuộc t. Vân Nam, TQ).

        CHIẾN TRANH TỰ VỆ, chiến tranh chính nghĩa nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của quốc gia dân tộc; gồm: chiến tranh chống các thế lực xâm lược để bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ (chiến tranh bảo vệ tổ quốc) và cuộc tiến công đánh trả kẻ thù khi lợi ích an ninh quốc gia bị đe dọa, xâm hại. Trong CTTG-II, sau khi giải phóng hoàn toàn đất nước, QĐ LX đã tiến công tiêu diệt kẻ thù ngay tại sào huyệt, cứu loài người thoát khỏi thảm họa chủ nghĩa phát xít. 12.1978 QĐND VN thực hiện quyển tự vệ chính đáng, Sau khi đánh đuổi quân Khơme Đỏ ra khỏi khu vực biên giới VN đã phối hợp, giúp đỡ LLVT của Mặt trận đoàn kết dân tộc Campuchia tiến hành giải phóng Campuchia, cứu nhân dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng (x. chiến tranh biên giới Việt Nam - Campuchia, 30.4.1977-7.1.1979). Ngày nay CNĐQ và các thế lực phản động lợi dụng danh nghĩa “phản ứng tự vệ vì lợi ích quốc gia” để tạo cớ tiến hành chiến tranh xâm lược.

        CHIẾN TRANH ỦY NHIỆM, chiến tranh được tiến hành bằng cách thông qua lực lượng của một hay nhiều nước khác hoặc ngụy quân, ngụy quyền. Thường do các nước đế quốc tiến hành. Chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mĩ trong chiến tranh xâm lược VN là một thí nghiệm về CTUN. Cg chiến tranh qua tay người khác.

        CHIẾN TRANH VẬT LÍ ĐỊA CẦU, chiến tranh có sử dụng phương tiện kĩ thuật hiện đại tác động trực tiếp vào khí quyển, thủy quyển, thạch quyển... và các thuộc tính vật lí của Trái Đất, nhằm mục đích QS. Vũ khí được sử dụng trong CTVLĐC gồm: vũ khí môi trường đất liền (môi trường địa chấn); vũ khí môi trường biển (sóng thần, bình phong nước...); vũ khí khí tượng (lũ lụt nhân tạo, nóng nhân tạo, làm thủng tầng ôdôn...). CTVLĐC có sức hủy diệt, sức tàn phá lớn, gây hậu quả khó lường hơn cả chiến tranh hạt nhân.

        CHIẾN TRANH VŨ TRỤ, chiến tranh diễn ra ở khoảng không ngoài tầng khí quyển bao quanh Trái Đất, nhằm giành quyền kiếm soát khoảng không phục vụ mục đích nhất định của các bên tham chiến. CTVT sứ dụng những phương tiện kĩ thuật và vũ khí hiện đại như: vũ khí chống vệ tinh, tên lửa đặt trên vũ trụ, máy bay hàng không vũ trụ... CTVT ảnh hưởng trực tiếp hệ sinh thái toàn cầu, đe dọa hủy diệt sự sống trên Trái Đất (xt SD1).

        CHIẾN TRANH VÙNG VỊNH (1990-91), chiến tranh giữa lực lượng liên quân đứng dầu là Mĩ tiến hành chống Irắc sau khi Irắc chiếm Côoet. Liên quân triển khai 750.000 quân (từ 30 quốc gia trong đó có 400.000 quân Mĩ) gồm 16-17 sư đoàn, 4.100 xe tăng và xe thiết giáp, 3.821 máy bay các loại, 163-173 tàu chiến; Irắc-1.000.000 quân, trong đó có 700.000 quân chính quy (55-60 sư đoàn), 12.000 xe tăng và xe thiết giáp, 700 máy bay, 3.500 pháo, 106 tàu chiến. Gồm ba giai đoạn. Giai đoạn 1 (8.1990-16.1.1991), Mĩ tập hợp lực lượng, điều quân đến Vùng Vịnh, triển khai áp sát biên giới Irắc -  Côoet với chiến dịch Lá chắn sa mạc (6.8.1990-16.1.1991); phía Irắc tổ chức các hệ thống phòng ngự. Giai đoạn 2 (17.1- 23.2), Mĩ và liên quân tiến hành chiến dịch Bão táp sa mạc (17.1-23.2.1991), dùng không quân, tên lửa bắn phá các mục tiêu, khu vực phòng ngự của Irắc trên đất Côoet và Irắc, khống chế toàn bộ trên không; phía Irắc chống trả yếu ớt, tìm cách bảo vệ lực lượng là chính, đồng thời dùng tên lửa bắn sang Ixraen và Arập Xéut, mở trận đánh thăm dò vào Khapdi (trên đất Arập Xéut). Giai đoạn 3 (24-28.2), nhân lúc phía Irắc gặp nhiều khó khăn, buộc phải tuyên bố chấp nhận rút quân khỏi Côoet theo kế hoạch 8 điểm của LX, liên quân thực hiện chiến dịch Thanh gươm sa mạc (24-28.2.1990), tiến công bằng lực lượng trên bộ với các đòn nghi binh, bao vây, chia cắt, thọc sâu vào đất Irắc và Côoet làm cho Irắc bị tổn thất nặng. 28.2 Irắc tuyên bố chấp nhận 12 nghị quyết do LHQ đưa ra. Tổn thất: Irắc 120.000 quân (60.000 bị bắt làm tù binh), 4.000 xe tăng và xe bọc thép, 87 máy bay, 2.000 pháo các loại; liên quân 4.179 quân (179 chết), 48 máy bay, 2 tàu chiến bị hư hại. CTVV là cuộc chiến tranh đầu tiên sử dụng rộng rãi các hệ vũ khí kĩ thuật cao, trong đó không quân, tên lửa là nhân tố nổi bật. Thắng lợi của liên quân trong chiến tranh cho thấy những phát triển mới của nghệ thuật QS về lựa chọn chính xác thời cơ chiến dịch, phương thức tác chiến đa dạng, vận dụng chiến thuật linh hoạt, kết hợp các thu đoạn nghi binh, cơ động, vu hồi và hiệp đồng chặt chẽ giữa các lực lượng.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #163 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2019, 02:28:56 pm »


        CHIẾN TRANH XÂM LƯỢC, chiến tranh do một nhà nước (hoặc liên minh nhà nước) tiến hành nhằm xâm lược nước khác. CTXL dưới mọi hình thức đều mang tính chất phi nghĩa, vi phạm hiến chương LHQ và luật pháp quốc tế. Các cuộc chiến tranh do thực dân Pháp, đế quốc Mĩ tiến hành ở VN (1945-54 và 1954-75) là CTXL.

        CHIẾN TRANH XÔ - ĐỨC (1941-45), chiến tranh giữ nước của LX chống phát xít Đức trong CTTG-II. Chiếm xong 16 nước châu Âu, 6.1941 Đức triển khai kế hoạch Bacbarôxa, bội ước tiến công LX; huy động vào mặt trận Xô - Đức 190 sư đoàn (5,5 triệu quân), 4.300 xe tãng thiết giáp, 47.000 pháo, gần 5.000 máy bay, 192 tàu chiến. QĐ LX ở biên giới phía tây có 2,7 triệu quân, 37.000 pháo, 1.475 xe tăng, 1.540 máy bay, 396 tàu chiến. Giai đoạn 1 (22.6.1941-18.11.1942), Đức tập trung lực lượng bất ngờ tiến công trên ba hướng, nhanh chóng chiếm được toàn bộ Litva, Latvia và Extônia, phần lớn Bêlôrutxia và Ucraina, 9.1941 bắt đầu phong tỏa Lêningrat, tiến công Kiep và chuẩn bị tiến công Maxcơva. LX thực hành chiến lược phòng ngự, chặn đứng quân Đức ở cửa ngõ Maxcơva, từ 12.1941 chuyển sang phản công, 4.1942 đẩy lùi quân Đức về phía tây 100-300km, bước đầu ổn định được tình hình (x. chiến dịch Maxcơva, 30.9.1941- 20.4.1942). Đức chịu thất bại lớn đầu tiên trong CTTG-II với chiến lược chiến tranh chớp nhoáng bị phá sản. Từ 5.1942 QĐ LX tiến công ở Khaccôp và Crưm bất lợi nên phải trở lại phòng ngự. Hè 1942 Đức điều động 266 sư đoàn mở cuộc tiến công mới theo hướng nam vào vùng Xtalingrat và Capca, đến giữa tháng 11 bị chặn lại ở Xtalingrat. Giai đoạn 2 (19.11.1942-cuối 1943), LX phản công chiến lược, tạo bước chuyển biến căn bản trong CTX-Đ. Sau gần 3 tháng chuyển từ phòng ngự sang phản công - tiến công, đến 2.2.1943 QĐ LX hợp vây, diệt và bắt toàn bộ đạo quân tinh nhuệ nhất của Đức gồm 33 vạn người ở Xtalingrat (x. chiến dịch Xtalingrat, 17.7.1942-2.2.1943), sau đó tiếp tục phát triển phản công giải phóng vùng Cuôcxcơ và Khaccôp (x. chiến dịch Cuôcxcơ, 4.7-23.8.1943). Tháng 1.1943 LX phá vỡ vòng vây ở Lêningrat; tháng 4 giải phóng phần lớn Capca và giành được quyền chủ động chiến lược, đến 11.1943 giải phóng khoảng một nửa vùng đất bị Đức chiếm. Giai đoạn 3 (1.1944-9.5.1945), LX tiến công chiến lược toàn diện, bằng một loạt chiến dịch quy mô lớn lần lượt giải phóng toàn bộ lãnh thổ của mình. Đầu 1945 QĐ LX giải phóng nhiều nước Đông Âu và tiến vào nước Đức, 30.4.1945 cắm cờ chiến thắng trên nóc nhà quốc hội Đức, 2.5.1945 chiếm toàn bộ Beclin (x. chiến dịch Beclin, 16.4-8.5.1945), buộc Đức phải kí hiệp ước đầu hàng vô điều kiện (x. văn kiện đầu hàng của phát xít Đức, 1945). Trong CTX-Đ. LX đã tiêu diệt 607 sư đoàn Đức (chiếm 80% toàn bộ tổn thất của Đức và 77,5% toàn bộ tổn thất của phe phát xít), góp phần quyết định cứu loài người khỏi thảm họa phát xít, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh CM và phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân nhiều nước trên thế giới. Cg chiến tranh giữ nước vĩ đại của Liên Xô.






Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #164 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2019, 02:31:17 pm »


        CHIẾN TRANH XÔ - NHẬT (1945), chiến tranh do QĐ và nhân dân LX tiến hành nhằm tiêu diệt QĐ phát xít Nhật ở Viễn Đông, bảo vệ tổ quốc và thực hiện nghĩa vụ đồng minh chống phát xít theo thỏa thuận ở hội nghị Crưm (4-11.2.1945). Ngày 8.8 LX tuyên chiến và 9.8 tiến hành chiến tranh với Nhật. Trong thời gian 9.8-2.9 được sự phối hợp của QĐ nhân dân CM Mông cổ cùng các lực lượng CM của TQ và Triều Tiên, QĐ LX đã mở ba chiến dịch lớn: chiến dịch Mãn Châu (9.8-2.9.1945) tiêu diệt đạo quân Quan Đông, đội quân tinh nhuệ nhất của Nhật, giải phóng toàn bộ vùng đông bắc TQ và Bắc Triều Tiên; chiến dịch nam Xakhalin (11-25.8.1945) giải phóng miền Nam Xakhalin bị Nhật chiếm đóng trong chiến tranh Nga - Nhật (1905) và chiến dịch Curin (18.8-1.9.1945) giải phóng quần đảo Curin. CTX-N góp phần quyết định đánh bại QĐ phát xít Nhật, 2.9.1945 buộc Nhật phải kí hiệp ước đầu hàng vô điều kiện (x. văn kiện đầu hàng của phát xít Nhật, 1945), kết thúc CTTG-II, tạo thuận lợi trực tiếp cho CM TQ, Triều Tiên và VN.

        CHIẾN TRANH XÔ - PHẦN (1939-40 và 1941-44), hai cuộc chiến tranh giữa LX và Phần Lan, bắt nguồn từ những tranh chấp lãnh thổ giữa hai nước, do sự xúi giục của CNĐQ quốc tế đối với Phần Lan nhằm chống LX. Cuộc chiến thứ nhất (1939-40) bắt đầu từ 30.11.1939, diễn ra trên eo đất Caren. 7.1.1940 LX thành lâp Phương diện quân Tây Bắc dưới quyền chỉ huy của nguyên soái Timôsencô, 2-3.1940 chọc thủng phòng tuyến Mannechem và tiến sâu vào lãnh thổ Phần Lan 25-200km. Bị thất bại, Phần Lan buộc chấp nhận hòa ước Maxcơva 12.3.1940 và chấm dứt chiến sự (13.3). Đường biên giới mới được xác định giữa hai nước: Phần Lan buộc phải nhượng vùng eo đất Caren và một phần vùng Lapôni (47.338km2 với 11% nguồn tài nguyên công nghiệp và nông nghiệp) nhầm bảo đảm an toàn cho Lêningrat, Muôơnanxcơ và con đường sắt nối liền hai thành phố này của LX, đồng thời cho LX thuê bán đảo Hancô. Thiệt hại hai bên: LX 48.745 người chết, Phần Lan 24.000. Cuộc chiến thứ hai (1941-44), Phần Lan bị Đức lôi kéo chống LX, bắt đầu từ 27.6.1941. Nhung trong cuộc chiến này, thống chế Phần Lan Mannechem đã cố gắng tránh tiến hành các chiến dịch chung với quân Đức và tìm cách kí đình chiến riêng rẽ với quân Đồng minh (9.9.1944). Quân Đức buộc phải rút khỏi Phần Lan, sau khi tàn phá vùng Lapôni. 6.4.1948 Phần Lan kí hiệp ước hữu nghị và tương trợ với LX.

        CHIẾN TRANH XÔMALI - ÊTIÔPIA (1977-78), chiến tranh do Xômali gây ra nhằm chiếm vùng Ôgađen và lật đổ chế độ xã hội tiến bộ ở Êtiôpia. 23.7.1977 QĐ Xômali bất ngờ tiến công, cuối 1977 đã tiến sâu vào nam Êtiôpia 300- 700km. Tháng 2.1978 QĐ Êtiôpia (7 sư đoàn) chuyển sang phản công, buộc đối phương phải rút lui. 9.3.1978 chính phủ Xômali tuyên bố rút quân khỏi Ôgađen. Trong chiến tranh, Êtiôpia được LX, Cuba và nhiều nước khác tích cực giúp đỡ. Cg chiến tranh Ôgađen, chiến tranh Sừng Châu Phi.

        CHIẾN TRƯỜNG, 1) gọi chung nơi tác chiến. Theo môi trường tác chiến, có: CT mặt đất, CT mặt nước, CT trên không, CT vũ trụ; 2) vùng đất, vùng biển và vùng trời trên chúng, nơi có thể hoặc đang diễn ra cuộc chiến tranh hoặc các hoạt động tác chiến chiến lược. Theo quy mô và vai trò, vị trí, có: CT chiến tranh và CT tác chiến; theo môi trường có: CT trên bộ (lục địa), CT trên đại dương (biển); theo vị trí địa dư, có: CT trong nước, CT ngoài nước. Ranh giới CT do ban lãnh đạo chính trị - QS của quốc gia (liên minh các quốc gia) xác định. Trong luật pháp quốc tế, CT được xác định là vùng đất, vùng biển và vùng trời của các quốc gia tham chiến cùng với vùng biển cả và vùng trời trên nó, mà ở đó các quốc gia tham chiến đang hoặc sẽ có thể tiến hành chiến tranh hoặc các hoạt động tác chiến chiến lược. Theo luật pháp quốc tế, CT không được gồm vùng đất, vùng trời và vùng biển của các quốc gia trung lập. Trong KCCM ở VN hình thành các CT: CT A (miền Bắc VN, từ vĩ tuyến 17 ra phía bắc), CT B (miền Nam VN, từ vĩ tuyến 17 vào nam).

        CHIẾN TRƯỜNG B, chiến trường miền Nam VN trong cuộc KCCM (1954-75). Lúc đầu là tên gọi quy ước trong kế hoạch chỉ đạo tác chiến và xây dựng LLVTND ở Nam VN (cũng quy ước: “A” là Bắc VN, “C” là Lào, “Đ”, sau đổi thành “K” là Campuchia), được BCT và Quân ủy trung ương ĐLĐ VN thông qua (1961), phân chia thành B1 và B2. B1 gồm các tỉnh: Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Đà, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc (thuộc Liên khu 5). Tổ chức QS trên chiến trường B1 là Quân khu 5, cơ quan chỉ huy là BTL Quân khu 5 (tư lệnh kiêm chính ủy: Nguyễn Đôn). B2 gồm các tỉnh Nam Bộ và 5 tỉnh của Liền khu 5 ở cực Nam Trung Bộ: Ninh Thuận, Bình Thuận, Quảng Đức, Tuyên Đức, Lâm Đồng. Tổ chức QS trên chiến trường B2 là: Quân khu 6 (cực Nam Trung Bộ), Quân khu 7 (Đông Nam Bộ), Quân khu 8 (Trung Nam Bộ), Quân khu 9 (Tây Nam Bộ) và Quân khu Sài Gòn - Gia Định; cơ quan chỉ huy chiến trường là ban QS (sau đổi thành Bộ chỉ huy Miền), trưởng ban: Trần Lương (tức Trần Nam Trung), phó trưởng ban: Trần Văn Quang. 5.1964, thành lập B3 (Mặt trận Tây Nguyên) gồm ba tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc (tách ra từ Bl), tư lệnh: Nguyễn Chánh, chính ủy: Đoàn Khuê, 4.1966, thành lập B4 (Quân khu Trị- Thiên) gồm hai tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên (tách ra từ B1), tư lệnh kiêm chính ủy: Lê Chưởng; B1 còn lại 6 tỉnh ven biển miền Trung: Quảng Đà, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà. 6.1966, thành lập B5 (Mặt trận Đường 9 - Bắc Quảng Trị), tư lệnh Vũ Nam Long, chính ủy: Nguyễn Xuân Hoàng.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #165 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2019, 02:32:34 pm »


        CHIẾN TRƯỜNG CHIẾN TRANH, chiến trường mà ở đó LLVT của quốc gia (liên minh các quốc gia) triển khai và có thể tiến hành chiến tranh. CTCT thường không có ranh giới rõ rệt. Quy mô của nó phụ thuộc vào quy mô và tính chất của từng cuộc chiến tranh. Thông thường một CTCT bao gồm một lục địa cùng vùng biển kế cận hoặc là một đai dương cùng dài bờ đại dương (bờ biển), các quần đảo và đảo của nó. Trong CTTG-II, CTCT được phân bổ nhu sau: CTCT châu Âu, Bắc Phi, Thái Bình Dương... Có khi CTCT bao gồm lãnh thổ của một hoặc một vài quốc gia, như Đông Dương trong chiến tranh Pháp xâm lược vùng này và coi đây là chiến trường ngoài nước. CTCT thường chia thành nhiều chiến trường tác chiến, như khối NATO chia châu Âu thành các chiến trường Bắc Âu, Trung Âu và Nam Âu. Đôi khi CTCT đồng thời là chiến trường tác chiến (như CTCT Đại Tây Dương).

        CHIẾN TRƯỜNG TÁC CHIẾN, chiến trường tiến hành hoạt động tác chiến quy mô chiến lược. Khái niệm CTTC xuất hiện vào đầu tk 19 do sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện đấu tranh vũ trang và lí luận của nghệ thuật QS. Trong thời gian đó, CTTC được hiểu như là một vùng đất không rộng lắm mà ở đó diễn ra những trận đánh lớn của các tập đoàn chủ yếu thuộc LLVT các bên đối địch. Trong điều kiện hiện nay, tổ chức và trang bị LLVT được hoàn thiện, khả năng và tầm hoạt động của QĐ hầu như không bị hạn chế thì khái niệm và nội dung của CTTC được mở rộng. Theo vị trí địa lí có CTTC trên lục địa và CTTC trên đại dương (trên biển). Một bộ phận cấu thành của CTTC không chỉ có vùng trời mà còn bao gồm cả khoảng không vũ trụ. Yếu tố cơ bản của CTTC là: sắp xếp lực lượng chính trị trong khu vực (các quốc gia, các khối liên minh chính trị QS, tình hình giai cấp, đảng phái, tôn giáo và các tổ chức xã hội có ảnh hưởng đến đời sống chính trị các nước); các tập đoàn LLVT; tình hình địa lí và thiết bị chiến trường; sức mạnh kinh tế, tài nguyên, năng lượng và giao thông vận tải...

        CHIẾN TUYẾN, tuyến tiếp xúc của LLVT hai bên tham chiến triển khai đối mật và tiến hành tác chiến. CT trong trận địa chiến thì tương đối cố định, vận động chiến thì không cố định. CT có thể là tuyến bố trí lực lượng liên tục (đơn vị này kề sát đơn vị kia bên cạnh), có thể là đứt đoạn (thường gặp trong chiến tranh hiện đại).

        CHIẾN XA (cổ), phương tiện chiến đấu cơ động, dùng để chuyên chờ binh sĩ, vũ khí trong chiến đấu và vận chuyển vũ khí, lương thảo... trong hành quân. Hình thức cấu tạo thay đổi theo thời gian, khu vực địa lí và công dụng cụ thể, nhưng chủ yếu được chế tạo bằng gỗ (trừ một số chi tiết nhỏ có thể bằng kim loại), thường dùng súc vật (chủ yếu là ngựa) kéo, chuyển động trên các bánh xe (hai hoặc bốn bánh). Ghi nhận về các cx cổ nhất được tìm thấy trên các tranh khắc gỗ và khắc đá ở vùng Lưỡng Hà, có niên đại khoảng đầu và giữa thiên niên kỉ 3tcn. Từ tk 15tcn, người cổ Hi Lạp và cổ La Mã đã sứ dụng rộng rãi cx hai bánh do ngựa kéo. ở TQ, cx được sử dụng từ thời nhà Hạ (tk 21-16tcn), đến thời Xuân Thu Chiến Quốc trở thành một trong những loại trang bị chủ yếu và sử dụng  cx trở thành một trong những phương thức tác chiến chủ yếu của QĐ. Mỗi cx thường có biên chế xác định, nên còn được dùng làm đơn vị tính toán lực lượng QĐ. Sang thời Trung cổ, với sự phát triển của kị binh, cx dần dần bị loại khỏi trang bị chiến đấu.


        CHIÊU HÀNG, tổng thể những hoạt động và biện pháp nhằm vận động đối phương đầu hàng (cá nhân hoặc tập thể). Thường kết hợp tuyên truyền, thuyết phục, mua chuộc với gây sức ép về QS ở những mức độ khác nhau. CH đạt nhiều hiệu quả trong trường hợp đối phương tiến hành chiến tranh xâm lược, chiến tranh phi nghĩa, đang gặp khó khăn hoặc bị thất bại nặng. Ở VN nghĩa quân Lam Sơn đã CH toàn bộ đạo quân Minh đóng ở thành Đông Quan (tk 15); trong KCCP và KCCM, lực lượng kháng chiến đã CH được nhiều binh sĩ, nhân viên và cả các tập thể (đơn vị) của đối phương.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #166 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2019, 02:34:31 pm »


        CHIÊU HỔI, chính sách của Mĩ và chính quyền Sài Gòn nhằm lôi kéo cán bộ kháng chiến và cán bộ, chiến sĩ LLVT giải phóng miền Nam VN đầu hàng, đầu thú; được thực hiện từ 1963 dưới sự chỉ đạo của cố vấn Mĩ. Biện pháp CH: mua chuộc, dụ dỗ, cưỡng ép kết hợp với chiến tranh tâm lí. Bộ máy CH được tổ chức từ trung ương tới địa phương; 12.1967 Bộ CH và các trung tâm CH được thành lập. Mặc dù tốn nhiêu công sức, nhưng CH không đạt được yêu cầu đề ra.

        CHIỂU DÀI ĐỘI HÌNH HÀNH QUÂN, khoảng cách từ người (phương tiện) đi đầu trong đội (tổ) cảnh giới hành quân phía trước đến người (phương tiện) đi cuối cùng trong đội (tổ) cảnh giới hành quân phía sau, trên một trục đường hành quân. CDĐHHQ phụ thuộc vào nhiệm vụ, quy mô thành phần lực lượng, phương tiện và đặc điểm môi trường hành quân.

        CHIỂU SÂU BỐ TRÍ CHIẾN DỊCH, khoảng cách từ khu vực bố trí (triển khai) của các lực lượng phía trước (tiền duyên) đến hết khu vực bố trí (triển khai) của các lực lượng phía sau (lực lượng dự bị, các đơn vị hậu cần - kĩ thuật...). CSBTCD phụ thuộc vào: nhiệm vụ và ý định chiến dịch, lực lượng tiến hành chiến dịch, tình hình đối phương, địa hình và những điều kiện khác.

        CHIỂU SÂU ĐỘI HÌNH CHIẾN ĐẤU, khoảng cách từ tuyến trên cùng của các phân đội chiến đấu phía trước đến hết tuyến sau cùng lực lượng phía sau (lực lượng dự bị, hậu cần, kĩ thuật). CSĐHCĐ phụ thuộc vào: loại tác chiến, phương pháp tác chiến, nhiệm vụ được giao, lực lượng tác chiến, đặc điểm địa hình...

        CHIỂU SÂU NHIỆM VỤ TIẾN CÔNG, khoảng cách từ tiền duyên phòng ngự của đối phương đến tuyến (khu vực) mà bộ đội phải đánh chiếm. CSNVTC phụ thuộc vào ý định, nhiệm vụ và khả năng tác chiến của bộ đội, tình hình của đối phương, điều kiện địa hình và những điều kiện khác.

        CHIÊU SÂU PHÒNG NGỰ. khoảng cách từ tiên duyên phòng ngự về phía sau đến hết phạm vi mà lực lượng phòng ngự phụ trách. CSPN thường do cấp trên xác định căn cứ vào nhiệm vụ phòng ngự, tình hình địch, ta. địa hình và những điều kiện khác...

        CHIỂU SÂU TRUYỂN LAN ĐÁM MÂY ĐỘC, khoảng cách tính từ mép dưới vùng bị tập kích hóa học theo hướng gió tới khu vực có nồng độ ngưỡng của chất độc. CSTLĐMĐ phụ thuộc loại chất độc, phương tiện, phương pháp sử dụng, điều kiện khí tượng và đặc điểm địa hình. Khi bom đạn hóa học nổ, sê tạo ra đám mây độc sơ cấp và đám mây độc thứ cấp. Đám mây độc sơ cấp hình thành bởi hơi và xon khí độc ở thời điểm nổ làm nhiễm độc không khí, rồi truyền lan theo chiều gió và sát thương sinh lực trên diện tích lớn hơn diện tích sát thương trực tiếp của bom đạn hóa học. Đám mây độc thứ cấp hình thành bởi một phần chất độc dưới dạng giọt lỏng rơi xuống đất rồi bốc hơi, truyền lan cùng đám mây sơ cấp gây nhiễm trên phạm vi lớn, tác hại kéo dài trong suốt quá trình bốc hơi. Việc xác định kịp thời CSTLĐMĐ và kích thước khu vực bị nhiễm để thông báo cho bộ đội và nhân dân là một trong những nhiệm vụ của phân đội trinh sát hóa học - phóng xạ.

        “CHIẾU CAN VƯƠNG”, chiếu dụ của vua Hàm Nghi kêu gọi sĩ phu và nhân dân VN đồng lòng phò vua cứu nước, chống Pháp xâm lược. Được ban hành sau khi vua Hàm Nghi cùng với phe chủ chiến do Tôn Thất Thuyết chỉ huy mở cuộc nổi dậy ở Huế (5.7.1885) không thành, phải rời khỏi kinh đô về vùng rừng núi tổ chức kháng chiến; gồm hai bản chiếu: bản đề ngày 2.6 năm Ất Dậu (13.7.1885) truyền đi từ Tân Sở (Quàng Trị) và bản đề ngày 11.8 năm Hàm Nghi thứ nhất (19.9.1885) truyền đi từ Ấu Sơn (Hà Tĩnh). Nội dung lên án âm mưu, thủ đoạn của Pháp, nêu rõ mục đích chiến đấu và kêu gọi các tầng lớp nhân dân nổi dậy giúp vua chống giặc. “CCV” phân ánh tinh thần kháng Pháp mạnh mẽ của một bộ phận quan lại trong triều Nguyễn, được đông đảo sĩ phu và nhân dân nhiều địa phương hưởng ứng, phát triển thành phong trào cần Vương (1885-95).

        CHILÊ (Cộng hòa Chilê; República de Chile, A. Republic of Chile), quốc gia ở tây nam lục địa Nam Mĩ. Dt 756.626km2; ds 15,7 triệu người (2003); 25% gốc Tây Ban Nha, 70% người lai. 5% da đỏ. Ngôn ngữ chính thức: tiếng Tây Ban Nha. Tôn giáo:   đạo Thiên Chúa (89%). Thủ đô: Xantiagô đê Chilè. Chính thể cộng hòa, đứng đầu nhà nước và cơ quan hành pháp (chính phủ) là tổng thống. Lãnh thổ dài gần 4.300km, chạy dọc bờ biển phía đông nam Thái Bình Dương; dãy núi Anđet chiếm phần lớn lãnh thổ, đỉnh cao nhất 6.960m, là biên giới tự nhiên với Bolivia và Achentina; nhiều núi lửa và thường bị động đất. Khí hậu nhiệt đới sa mạc ở phía bắc, lượng mưa trung bình hàng năm 50mm; phía nam nhiệt độ 3°-14°C, lượng mưa 3.000mm-7.000mm. Kinh tế phát triển; cơ sở nền kinh tế: khai khoáng, xuất khẩu quặng; công nghiệp: năng lượng, luyện kim, chế tạo máy...; nông nghiệp: lúa mì, đại mạch... GDP 66,45 tỉ USD (2002), bình quân đầu người 4.310 USD. cảng biển: Uaxk, Antôphagaxta, Vanparaixô...; sân bay quốc tế: Puđauê (Santiagô). Thành viên LHQ (24.10.1945). Phong trào không liên kết, Tổ chức các nước châu Mĩ. Lập quan hệ ngoại giao với VN cấp đại sứ 1.6.1972. LLVT: lực lượng thường trực 80.500 người (lục quân 45.000, hải quân 23.000, không quân 12.500), lực lượng dự bị 50.000. Trang bị: 290 xe tăng, 157 xe thiết giáp trinh sát, 20 xe chiến đấu bộ binh, 908 xe thiết giáp chở quân, 175 pháo mặt đất, 450 súng cối, 60 pháo phòng không, 62 tên lửa phòng không, 3 tàu ngầm, 3 tàu khu trục, 3 tàu frigat, 7 tàu tên lửa, 20 tàu tuần tiễu, 3 tàu đổ bộ, 12 tàu hộ tống, 89 máy bay chiến đấu, 6 máy bay trực thăng vũ trang... Tuyển quân theo chế độ động viên. Ngân sách quốc phòng 1,1 tỉ USD (2002).

Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #167 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2019, 02:36:40 pm »


        CHIM ƯNG NHÀ TRỜI nh A-4 XCAIHOOC

        CHỈNH LÍ BẢN ĐỒ, bổ sung và sửa đổi các yếu tố địa hình, địa vật mới hoặc đã thay đổi lên trên bản đồ xuất bản trước đó. Có các phương pháp chỉnh lí: dùng ảnh hàng không, kết hợp với các tư liệu mới thu thập sau ngày xuất bản; dùng bản đồ có tỉ lệ lớn mới hơn (so với tỉ lệ bản đồ chỉnh lí). Khi bức thiết, còn chỉnh lí theo phương pháp đo đạc giản đơn.

        CHÍNH BINH - KÌ BINH (cổ), hai loại lực lượng trong một thế trận cổ, cũng là hai thành phần cơ bản để thực hiện phương án tác chiến trong từng trận đánh. Lực lượng công kích chính diện là chính binh, lực lượng vu hồi là kì binh; lực lượng phòng giữ là chính binh, lực lượng cơ động tiến công là kì binh: lực lượng kiềm chế là chính binh, lực lượng đánh đòn đột kích là kì binh; lực lượng đánh công khai là chính binh, lực lượng đánh bí mật, bất ngờ là kì binh; lực lượng đánh theo cách đánh thông thường là chính binh, lực lượng vận dụng cách đánh đặc thù là kì binh; lực lượng dùng để cản đối phương là chính binh, lực lượng dùng để quyết định thắng lợi là kì binh. Hai lực lượng đó có thể đổi vị trí cho nhau - chuyển kì binh thành chính binh hoặc ngược lại, tùy tình hình tác chiến. Trong trận đánh quân Thanh ở Thăng Long mồng 5 Tết Ki Dậu (30.1.1789), đạo quân đánh từ hướng Ngọc Hồi là chính binh, đạo quân vu hồi đánh vào hướng Khương Thượng - Đống Đa, thọc sâu vào Tây Long Cung là kì binh. Cg chính - kì.

        CHÍNH - KÌ nh CHÍNH BINH - KÌ BINH

        CHÍNH DIỆN, 1) mặt chính hướng về phía đối phương (đang hoạt động hoặc dự kiến hoạt động) khi bô trí lực lượng tác chiến; 2) chiều rộng khu vực (dải) tiến công hoặc khu vực phòng ngự hướng về phía đối phương của các phân đội, binh đội, binh đoàn, liên binh đoàn.

        CHÍNH DIỆN PHÒNG NGỰ, chiều rộng của khu vực phòng ngự hướng về phía đối phương. CDPN thường do cấp trên xác định căn cứ vào nhiệm vụ phòng ngự, tình hình địch, ta, địa hình và những tình hình khác... 

        CHÍNH DIỆN TIẾN CÔNG, chiều rộng dải (khu vực) tiến công của phàn đội, binh đội, binh đoàn, liên binh đoàn; thường do cấp trẽn xác định, căn cứ vào: nhiệm vụ, khả năng chiến đấu của đơn vị, lực lượng và trạng thái hoạt động của địch; địa hình, và những điều kiện khác.

        CHÍNH ĐẢNG, tổ chức chính trị có cơ cấu và kỉ luật chặt chẽ, giữ vai trò lãnh đạo và đại biểu quyền lợi của một giai cấp (tầng lớp, tập đoàn xã hội) nhất định; bộ phận tiên tiến, có ý thức nhất về lợi ích giai cấp, gồm những người cùng chung lí tưởng xã hội và mục đích chính trị, tiên phong về tư tưởng và hành động, hợp thành tổ chức hạt nhân lãnh đạo giai cấp (tầng lớp, tập đoàn xã hội) đấu tranh giành ảnh hưởng trong đời sống chính trị, tiến tới trở thành lực lượng cầm quyền. CĐ ra đời và tồn tại. cùng với giai cấp và đấu tranh giai cấp. Phương thức hoạt động chủ yếu của các CĐ; tuyên truyền, thuyết phục, truyền bá các quan điểm tư tưởng, cương lĩnh, đường lối, chính sách để tập hợp lực lượng, phát triển tổ chức... Các CĐ có nguồn tài chính riêng, có phương tiện vật chất như các cơ quan báo chí, thông tin và xuất bản... Tính chất CM, tiến bộ hay bảo thủ, phản động của một CĐ tùy thuộc vào vai trò và địa vị lịch sử của giai cấp mà nó đại diện. ĐCS VN là CĐ của giai cấp công nhân VN, một CĐ CM, CĐ kiểu mới, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc VN (xt Đảng cộng sản Việt Nam).

        CHÍNH HỮU (Trần Đình Đắc; s. 1928), nhà thơ. Quê xã Phù Lưu, h. Can Lộc, t. Hà Tĩnh; nhập ngũ 1946, đại tá (1979); đv ĐCS VN (1947). Trong KCCP, 1946-54 làm công tác tuyên huấn, tổng đội trướng đâu tiên Tổng đội văn công (Đoàn văn công QĐ sau này), chính trị viên tiểu đoàn; tham gia các chiến dịch: Thượng Lào, Điện Biên Phủ... 1957-79 trưởng phòng văn nghệ, phó phòng tuyên truyền Cục tuyên huấn, phó phòng biên tập sách văn nghệ Nhà xuất bản QĐND, cục phó: Cục văn hóa, Cục tuyên huấn TCCT. 1983 chuyên ra Hội nhà văn VN, phó tống thư kí (khóa III), ủy viên BCH kiêm trưởng ban đối ngoại Hội nhà văn VN (khóa IV). Tác phẩm tiêu biểu: “Ngày về” (1947), “Đồng chí” (1948), “Đêm sầu Hà Nội” (1949), “Lá ngụy trang”, “Ngọn đèn đứng gác”, “Giá từng thước đất” (1954), “Duyệt binh” (1960), “Đầu súng trăng treo”. Thơ của CH đã được xuất bản thành tập thơ “Đầu súng trăng treo” (1966), một số bài đã được phổ nhạc. Giải thưởng Hồ Chí Minh (9.2000). Huân chương: Quân công hạng nhì, Kháng chiến hạng nhất, Chiến thắng hạng nhì.

Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #168 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2019, 02:37:46 pm »


        CHÍNH KHÓA, thời gian và các môn học bắt buộc học viên phải hoàn thành, được xác định trong chương trình đào tạo và kế hoạch huấn luyện hàng năm của nhà trường (học viện), phù hợp với bậc học và hình thức đào tạo.

        CHÍNH QUỐC, nước TBCN có thuộc địa. Quan hệ CQ vói thuộc địa xuất hiện từ khi CNTB ra đời, tiến hành xâm lược thôn tính các thuộc địa để bành trướng và mở rộng thị trường. Đến thời kì CNĐQ, thế giới hình thành hệ thống các nước CQ và các nước thuộc địa, phụ thuộc. CM giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc muốn giành thắng lợi phải thực hiện liên minh chiến đấu giữa giai cấp vô sản và nhân dân lao động ở thuộc địa với giai cấp vô sản và nhân dân lao động ở CQ.

        CHÍNH QUYỂN HAI MẶT, chính quyền của một bên nhưng bí mặt hợp tác với đối phương trong chiến tranh hoặc thời kì có biến cố chính trị. CQHM thường xuất hiện ở cấp cơ sở (ấp, xã, phường) do tác động còng khai hoặc bí mặt của đối phương nhằm mục đích nhất định. Ở VN trong KCCP và KCCM, CQHM thường có ở trong vùng địch tạm chiếm, nhất là vùng giáp ranh và vùng tranh chấp.

        CHÍNH SÁCH, tổng thể những sách lược, kế hoạch và biện pháp cụ thể nhằm thực hiện thắng lợi cương lĩnh, đường lối, mục tiêu, nhiệm vụ chính trị của chính đảng, nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội. Mỗi lĩnh vục có CS cụ thể: CS kinh tế, CS xã hội, CS văn hóa, CS giáo dục và đào tạo, CS khoa học và công nghệ, chính sách quân sự, CS đối nội, CS đối ngoại, CS dân tộc, CS tôn giáo, CS thời chiến... Hoạch định CS phải căn cứ vào tình hình cụ thể của từng lĩnh vực, tình hình chung của đất nước, khu vục và thế giới; đảm bảo giữ vững đường lối, mục tiêu, nhiệm vụ và linh hoạt trong vận dụng, sát thực tiễn cuộc sống và đạt hiệu quả cao. Khi điều kiện thay đổi, CS phải được đổi mới, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.

        CHÍNH SÁCH BÌNH ĐỊNH CỦA MĨ Ở MlỂN NAM VIỆT NAM, các chương trình, kế hoạch, biện pháp hành động của Mĩ và chính quyền Sài Gòn nhằm bình định* miền Nam VN trong quá trình Mĩ xâm lược VN (1954-75); là một chính sách nhất quán gắn liền với cuộc chiến tranh xâm lược và được triển khai liên tục, cụ thể và quyết liệt trong từng thời kì, thích ứng với mỗi chiến lược chiến tranh dưới những tên gọi khác nhau. Trong thời kì chiến tranh một phía (1954- 60) là kế hoạch “tố cộng” nhằm dàn áp phong trào quẩn chúng, trả thù những người kháng chiến cũ, tiêu diệt cơ sở CM; xúc tiến kế hoạch lập khu dinh điền, khu trù mật để nắm dân. Từ 1961, khi Mĩ trực tiếp can thiệp QS vào miền Nam VN, tiến hành chiến lược chiến tranh đặc biệt, thì đồng thời cũng chính thức đưa ra “chương trình bình định” hay “chương trình bình định nông thôn”, mở đầu là kế hoạch Xtalây- Tay lo bình định miền Nam VN trong 18 tháng (6.1961-12.1962) bằng nhiều biện pháp, chủ yếu là quốc sách lập ấp chiến lược (1961-63); kế hoạch “bình định có trọng điểm” (1964-65), tổ chức những cuộc hành quân đánh phá ác liệt và lập ấp tân sinh thay ấp chiến lược. Trong chiến lược chiến tranh cục bộ là kế hoạch “phát triển CM” (1965- 67), đưa bình định lên ngang “tìm diệt”, với nội dung xây dựng “làng kiểu mẫu”; lập các “đoàn cán bộ xây dựng nông thôn, thực chất là các đội bình định do CIA huấn luyện đưa vé thôn xã mở các chiến dịch “tái thiết nông thôn”; Mĩ lập ra tổ chức CORDS đặt dưới quyền của MACV để chỉ đạo mọi hoạt động bình đinh của chính quyền Sài Gòn từ trung ương đến cấp xã. Khi thực hiện chiến lược phi Mĩ hóa chiến tranh, và chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh là kế hoạch “bình định cấp tốc” (1968-70), coi bình định là “trụ cột”, là “xương sống”, tiến hành nhiều chiến dịch liên tiếp: “bình định đặc biệt” (cuối 1968 - đầu 1969), “bình định xây dựng” (1969), “bình định phát triển” (đầu 1970), “bình định bổ túc” (6-1970); cắm các “đoàn cán bộ xây dựng nông thôn” (gần 800 đoàn với hơn 44.000 người) xuống các thôn ấp để hoạt động bình định; triển khai ráo riết chương trình Phượng Hoàng. Đây là thời kì Mĩ và chính quyền Sài Gòn nỗ lực bình định cao nhất, quyết liệt nhất và được coi là có kết quả nhát, giành lại quyền kiểm soát phần lớn nông thôn, đặc biệt là đồng bằng sông Cửu Long, đẩy LLVT giải phóng ra xa. Từ 1971 là kế hoạch “cộng đồng phòng thủ và phát triển” nhằm củng cố vùng đã kiểm soát, tiếp tục tiêu diệt cơ sở CM, loại trừ nguy cơ nổi dậy của dân chúng, xóa các căn cứ lõm còn lại, vơ vét sức người, sức của phục vụ chiến tranh, giảm gánh nặng cho Mĩ. Sau hiệp định Pari 1973 về Việt Nam, Mĩ và chính quyền Nguyễn Văn Thiệu xúc tiến kế hoạch “bình định lấn chiếm”, mở những cuộc hành quân “tràn ngập lãnh thổ” để giành dân, lấn đất, tạo lợi thế trong điều kiện có giải pháp chính trị. Nhiều quan chức cấp cao của Mĩ đã tham gia trực tiếp CSBĐCMƠMNVN như: Etuôt Lenxđen, người tổ chức các chương trình bình định nông thôn (1965-68); Rôbơt Cômơ, giám đốc CORDS (5.1966-2.69); Uyliam Cônbai, giám đốc CORDS (1969-71), người trực tiếp vạch kế hoạch và chỉ huy chương trình Phượng Hoàng... CSBĐCMƠMNVN đã gây ra nhiều tội ác đối với nhân dân miền Nam VN (chỉ riêng chương trình Phượng Hoàng từ 1.1969 đến 5.1971, đã giết hại 20.577 người bị tình nghi là “Việt cộng”). Trước sự chống trả quyết liệt của nhân dân và các cuộc tiến công của LLVT giải phóng miền Nam, chính sách này đã bị thất bại và phá sản hoàn toàn.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #169 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2019, 02:38:51 pm »


        CHÍNH SÁCH CHIẾN LỢI PHẨM, chính sách quản lí và sử dụng chiến lợi phẩm của nước VN DCCH (CHXHCN VN). Theo đó, chiến lợi phẩm là tài sản quốc gia, việc thu gom, bảo vệ, giao nộp là trách nhiệm của mỗi cán bộ, chiến sĩ và mỗi công dân; sử dụng đúng đắn chiến lợi phẩm sẽ giảm bớt sự đóng góp của nhân dân, bổ sung chỗ thiếu hụt của đất nước. Nội dung CSCLP quy định cơ cấu tổ chức chỉ đạo; trách nhiệm, quyền hạn quản lí, phân phối sử dụng cho từng cấp, từng khu vực, từng ngành có liên quan cả trong và ngoài QĐ. Việc thực hiện CSCLP tạo thêm thuận lợi cho quân và dân tiến hành thắng lợi các cuộc kháng chiến lâu dài chống kẻ thù xâm lược.

        CHÍNH SÁCH CHIẾN TRANH, chính sách của một nước (hoặc một nhóm nước), sử dụng vũ lực xâm lược, nô dịch một nước (hoặc một nhóm nước) khác; một bộ phận cấu thành hữu cơ của đường lối, chính sách phản động của các nhà nước và các giai cấp tồn tại dựa trên cơ sở bóc lột và đối kháng giai cấp. Trong thời đại ngày nay chiến tranh và CSCT trở thành người bạn đồng hành của CNTB, nhất là trong giai đoạn ĐQCN. Còn CNTB và CNĐQ thì còn có chiến tranh và CSCT. Đối lập với CSCT là chính sách hòa bình của nhà nước XHCN. Không thể xóa bỏ chiến tranh và CSCT nếu không xóa bỏ các giai cấp đối kháng và thiết lập CNXH.

        CHÍNH SÁCH CỘNG SẢN THỜI CHIẾN, chính sách kinh tê của nhà nước Xô viết trong thời kì nội chiến và chống can thiệp ở Nga (1917-22). Do những điều kiện đặc biệt của cuộc nội chiến, chính quyền Xô viết phải tổ chức lại nền kinh tế quốc dân theo kiểu thời chiến bằng những biện pháp: quốc hữu hóa các xí nghiệp vừa và nhỏ, cấm buôn bán tư nhân, trưng mua lương thực thừa của nông dân theo một giá cố định, chế độ lao động bắt buộc... Việc thực hiện CSCSTC đã bảo đảm những điều kiện về kinh tế cần thiết (nhất là việc huy động nguồn lương thực cung cấp cho Hồng quân và công nhân ngoài mặt trận) để củng cố chính quyền Xô viết và góp phần quan trọng vào thắng lợi của cuộc nội chiến. Sau khi nội chiến kết thúc, thực hiện nghị quyết đại hội X của ĐCS Nga (1921), CSCSTC được thay thế bằng chính sách kinh tế mới mà nội dung cốt lõi là thay việc trưng mua lương thực thừa bằng thuế lương thực, khôi phục và phát triển kinh tế hàng hóa.

        CHÍNH SÁCH HẬU PHƯƠNG QUÂN ĐỘI. bộ phận của chính sách xã hội của nước VN DCCH (CHXHCN VN) thực hiện đối với hậu phương QĐ nhằm xây dựng QĐ, củng cố quốc phòng, bảo vệ tổ quốc. Nội dung gồm: chăm lo đời sống, nhà ở, việc làm, y tế... đối với gia đình quân nhân tại ngũ, gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người có công; giúp đỡ quân nhân xuất ngũ học nghề, tìm việc làm; xây dựng phong trào hậu phương chăm lo đời sống vật chất và tinh thần đối với các đối tượng chính sách. CSHPQĐ được chính quyền các cấp, các đoàn thể quần chúng tổ chức thực hiện tốt, có tác dụng động viên toàn dân tham gia xây dựng QĐ.

        CHÍNH SÁCH KHOA HỌC, CỒNG NGHỆ, chính sách để thực hiện đường lối phát triển khoa học, công nghệ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong từng thời kì (10-15 năm). Căn cứ để soạn thảo CSKH,CN: đường lối của Đảng, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng-an ninh, khoa học, công nghệ... của đất nước; thực trạng và tiềm lực khoa học, công nghệ của quốc gia; tình hình và xu thế phát triển khoa học, công nghệ thế giới. Nội dung chủ yếu: xác định phương hướng, nhiệm vụ phát triển khoa học, công nghệ trong các ngành kinh tế, quốc phòng...; các vấn đề ưu tiên nghiên cứu, phát triển; các biện pháp lớn về: xây dựng tiềm lực khoa học, công nghệ, hợp tác quốc tế, chuyển giao công nghệ; mức độ đầu tư cho nghiên cứu và triển khai.

        CHÍNH SÁCH QUÂN SỰ, chính sách về đấu tranh vũ trang, xây dựng quốc phòng, xây dựng lực lượng vũ trang... nhằm thực hiện thắng lợi đường lối chính trị, QS được xác định. Những vấn đề giữ vai trò quan trọng trong CSQS: tổ chức, trang bị, bảo đảm hoạt động của LLVT; xác định triển vọng phát triển KTQS; khả năng động viên nhà nước cho quốc phòng và chiến tranh; chuẩn bị các phương tiện dự trữ QS và sự triển khai khi cần thiết... CSQS của nước CHXHCN VN được đề ra trên cơ sở đường lối chính trị và đường lối QS của ĐCS VN phù hợp với tình tình cụ thể ở từng thời kì lịch sử của đất nước. Ở một số nước, phạm vi những vấn đề của CSQS được đề cập một cách bao quát hơn, rộng hơn; gần giống như trong đường lối QS ở VN (x. đường lối quân sự của Đảng cộng sản Việt Nam).
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM