Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 05:28:54 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: C  (Đọc 15043 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #140 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2019, 11:57:31 am »


        CHIẾN TRANH ANH - MĨ (1812-14), chiến tranh bùng nổ do sự cạnh tranh gay gắt về kinh tế và lãnh thổ giữa Anh và Mĩ. Diễn ra khi thắng khi thua giữa đôi bên: 1813 quân Mĩ tiến gần hồ Êriê và hổ Sămplên (đông Bắc Mĩ, giáp giới Canada); 1814 quân Anh đổ bộ đánh chiếm Oasinhtơn. 24.12.1814 hòa ước Găng kết thúc chiến tranh, theo đó hai bên giữ nguyên trạng biên giới đã được xác định bởi hòa ước Vecxây 1783 (x. chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ, 1775- 83), thả tù binh, chấm dứt các hành động chiến tranh chống người da đỏ; công nhận nền độc lập của Mĩ, nhưng không giải quyết được các tranh chấp lãnh thổ và kinh tế.

        CHIẾN TRANH ANH - MIANMA (tk 19), ba cuộc chiến tranh của Anh xâm lược Mianma (Miến Điện). Kết quả cuộc chiến tranh lần thứ nhất (1824-26), Anh đánh chiếm vùng bờ biển Aracan và Tênatxêrin ở phía tây nam Mianma, buộc Mianma không được can thiệp vào công việc các hầu quốc Axam, Cacharơ, Giainti. Trong cuộc chiến tranh thứ hai (1852), quân Anh đi ngược sông Iraoađi đánh chiếm tp Prôm, sau đó quay lại chiếm thủ đô Rănggun và vùng châu thổ Iraoađi và Sittăng (nam Mianma). Kết thúc cuộc chiến tranh thứ ba (1885-86) quân Anh xâm chiếm toàn bộ Mianma, biến Mianma thành thuộc địa của Anh và sáp nhập vào Ấn Độ thuộc Anh như một tỉnh riêng biệt.

        CHIẾN TRANH ANH - PHÁP - TRUNG nh CHIẾN TRANH NHA PHIẾN LẤN I (1840-42)

        CHIẾN TRANH ANH - TRUNG nh CHIẾN TRANH NHA PHIẾN LẨN II (1856-60)

        CHIẾN TRANH ÁO - PHỔ (1866), chiến tranh giữa Áo và Phổ nhằm giành quyền thống trị và thống nhất nước Đức. Khởi đầu 16.6, quân Phổ xâm nhập vùng Hanôvơ, Hetxen, Xacxon. 17.6 Áo tuyên chiến với Phổ. Ý liên minh chiến đấu với Phổ chống Áo nhằm giải phóng khỏi ách thống trị của Áo. 3.7 quân Áo bị đánh bại trong trận hội chiến quyết định ở Xađôva, buộc phải kí hòa ước Praha với Phổ (23.8.1866), chịu nhượng cho Phổ vùng Xletxvit, Hònxten và phải bồi thường chiến tranh. Liên bang Đức (32 hầu quốc đặt dưới quyền bá chủ của Áo) bị xóa bỏ; Hanôvơ, Hetxen, Xacxon sáp nhập vào Phổ. 1867 Liên bang Bắc Đức do Phổ đứng đầu được thành lập gồm từ bắc Đức đến Sòng Men (Maine). Ý giành lại được xứ Vênêxi. Trong CTA-P súng rãnh xoắn được sử dụng rộng rãi nhưng đội hình chiến đấu và chiến thuật không được chú ý thay đổi cho phù hợp với sự phát triển của trang bị.

        CHIẾN TRANH ARẬP - BIDĂNGTIN (tk 7-10), các cuộc chiến tranh giữa Vương quốc hồi giáo Arập (Khalip Arập) và Bidăngtin, nhằm giành quyền thống trị khu vực Cận Đông, Capca và Địa Trung Hải. Nửa đầu tk 7, quân Arập chiếm các vùng: Aơnêni, Mêdôpôtami (Irắc), Xiri, Palextin và Ai Cập của Bidăngtin. Nửa cuối tk 7 Bidăngtin đẩy lùi được cuộc tiến công của quân Arập vào Côngxtăngtinôp, nhưng không ngăn chặn được cuộc xâm lấn của quân Bungari. Tk 8 quân Bidăngtin tiếp tục đánh thắng quân Arập, giành lại hầu hết vùng Tiểu Á. Đầu tk 9 quân Arập lại chiếm hai đảo: Crêt và Xixin của Bidăngtin. Tk 10 quân Bidăngtin đánh bại quân Bungari và Arập, giành lại hai đảo, chiếm cảng Ăngtiôt và Xilixi (Thổ Nhĩ Kì), Xiri, Mêdôpôtami, chiếm lại toàn bộ Palextin.

        CHIẾN TRANH ARẬP - IXRAEN (6-25.10.1973), chiến tranh do các nước Arập (chủ yếu là Ai Cập, Xiri) tiến hành chống Ixraen để giành lại những vùng đất đã mất từ 1967 (x. chiến tranh Ixraen - Arập, 5-10.6.1967). Lúc đầu, bằng tiến công bất ngờ và mạnh mẽ của 222 máy bay, 2.500 xe tăng, 8 sư đoàn thiết giáp, phía Arập giải phóng được bán đảo Xinai, phần lớn vùng đông kênh Xuyê, một phần cao nguyên Gôlan; sau đó Ixraen phản công, chiếm lại một phần, tiến hành bắn phá, ném bom thủ đô Đamat của Xiri. 25.10 do bị cô lập trên trường quốc tế, Ixraen phải chấp nhận ngừng bắn, thương lượng theo nghị quyết của Hội đồng bảo an LHQ, song vẫn giữ phần lớn vùng tạm chiếm trước đây. Trong thời gian CTA-I có một trận chiến đấu xe tăng, thiết giáp lớn ở Côm (7.10) với sự tham gia của 5.300 xe của cả hai bên.

        CHIẾN TRANH AXIRI (tk 9-7tcn), chiến tranh xâm lược của đế quốc Axiri cổ đại (thuộc Irắc ngày nay) đối với các nước ở Tây Á nhằm thực hiện ý đồ bành trướng tại khu vực này. Bằng lực lượng QS hùng mạnh, đầu tk 8tcn Axiri đã mờ rộng bờ cõi từ vịnh Ba Tư đến Thổ Nhĩ Kì, từ tây Irắc đến bờ Địa Trung Hải ngày nay, bao gồm trên 70 quận. Trong chiến tranh, quân Axiri đã phát triển kĩ thuật xây đắp thành lũy, phối hợp đánh chính diện và cạnh sườn, thực hành trinh sát khôn khéo.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #141 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2019, 11:58:30 am »


        CHIẾN TRANH ẤN ĐỘ - PAKIXTAN LẦN I (1947-48), chiến tranh giữa Ấn Độ và Pakixtan nhằm tranh giành Tiểu vương quốc Casơmia ở khu vực biên giới hai nước. 8.1947 Pakixtan tách khỏi Ấn Độ thành quốc gia độc lập theo kế hoạch Maobettơn của Anh, từ đó tìm cách thôn tính các tiểu vương quốc Giamu và Casơmia (nơi có 70% dân số theo đạo Hồi), phế truất tiểu vương Casơmia Guláp Xinh (người theo Ấn Độ giáo). Sau khi tiến hành các hoạt động xâm nhập, lợi dụng tôn giáo xúi giục những người theo đạo Hồi nổi dậy chống chính quyền, 20.10.1947 Pakixtan đưa quân đánh chiếm Giamu và Casơmia. Tiểu vương Casơmia Guláp Xinh chạy sang Đêli (Ấn Độ) yêu cầu giúp dỡ và kí hiệp ước sáp nhập Casơmia vào Ấn Độ (24.10.1947). Trên cơ sở đó, Ấn Độ cho quân nhảy dù xuống Casơmia. nhanh chóng giành quyền kiểm soát, đẩy lui quân Pakixtan. 12.1947 QĐ Pakixtan cùng với lực lượng nổi dậy Hồi giáo tiếp tục tiến công vào khu vực tây nam Casơmia, từ 5.1948 mở rộng chiến sự lên phía bắc và tây bắc Casơmia. Nhờ vai trò trung gian hòa giải của LHQ. 31.12.1948 hai bên đã đạt được thỏa thuận ngừng bắn, có hiệu lực từ 1.1.1949. Tuy nhiên, vấn đề Giamu và Casơmia vẫn là nguyên nhân làm bùng nổ chiến tranh giữa 2 nước vào những năm 1965 và 1971.

        CHIẾN TRANH ẤN ĐỘ - PAKIXTAN LẨN II (1965), chiến tranh biên giới giữa Ấn Độ và Pakixtan nhằm tranh chấp khu vực Giamu và Casơmia. Bắt đầu từ sự kiện 5.8.1965 khi các nhóm vũ trang Pakixtan ở Adat đột nhập qua giới tuyến ngừng bắn sang khu vực Casơmia do Ấn Độ kiểm soát được xác định sau chiến tranh Ấn Độ - Pakixtan lần 1 (1947- 48), dẫn đến việc Ấn Độ cũng cho quân chiếm một số điểm trên tuyến ngừng bắn phía Pakixtan. 1.9 QĐ Pakixtan mở cuộc tiến công lớn bằng xe tăng vào khu vực Giamu và Casơmia của Ấn Độ. 6.9 QĐ Ấn Độ tổ chức phản công bằng chiến dịch Granxlam nhằm đánh chiếm Laho (thủ phủ t. Pungiap của Pakixtan). Sau nhiều cuộc giao tranh quyết liệt không phân định thắng bại, 23.9 hai bèn ngừng bắn theo đề nghị của LHQ. Hội nghị hòa bình giữa Ấn Độ và Pakixtan được tổ chức tại Tasken (nay là thủ đô của Cộng hòa Udơbêkixtan) từ 4 đến 10.1.1966, thỏa thuận khôi phục nguyên trạng biên giới hai nước như trước chiến tranh, thống nhất việc rút quân khỏi khu vực tranh chấp ngày 25.2.1966. CTAĐ-PLI1 làm chết hơn 200.000 người (phần lớn là dân thường), nhưng không giải quyết được triệt để vấn đề tranh chấp biên giới giữa hai nước.

        CHIÊN TRANH ẤN ĐỘ - PAKIXTAN LẨN III (1971), chiến tranh giữa Ấn Độ và Pakixtan trong giải quyết vấn đề Đông Pakixtan (nay là Bănglađet). Do Ấn Độ giúp đỡ phong trào đấu tranh của người Bengan ở Đông Pakixtan, ủng hộ việc thành lập Cộng hòa nhân dân Bănglađet tách khỏi Pakixtan, 3.12.1971 Pakixtan tiến hành không kích vào sân bay của Ấn Độ ở Casơmia, 4.12 tổ chức tiến công trên bộ. Phía Ấn Độ đánh trả, sau đó tận dụng thời cơ đưa quân đánh vào Đông Pakixtan và một số khu vực ở Tây Pakixtan, chiếm Dacca (16.12), phối hợp và tạo điều kiện cho lực lượng kháng chiến người Bengan giành quyền làm chủ Đông Pakixtan (x. phong trào giành độc lập ở Bănglađet, 1971). Ngày 17.12 Ấn Độ tuyên bố ngừng bắn, CTAĐ-PLIII kết thúc gây tổn thất lớn cho cả hai phía, nhưng nguy cơ gây chiến tranh và xung đột QS vẫn tiềm ẩn, chưa được giải quyết triệt để.

        CHIẾN TRANH ẤN ĐỘ - TRUNG QUỐC (1962), chiến tranh biên giới giữa .Ấn Độ và TQ nhằm tranh chấp khu vực Asam và Lađăc ở phía đông bắc và tây bắc Ấn Độ. Sau khi sáp nhập Tây Tạng (1959), TQ yêu cầu phân chia lại đường biên giới với Ấn Độ (do Anh, Tây Tạng và Ấn Độ phân định từ 1914) dẫn đến tình trạng căng thẳng và xung đột vũ trang giữa hai nước. 20.10.1962 phản ứng trước việc Ấn Độ triển khai lực lượng QS gần biên giới, TQ đưa quân tiến đánh Asam và Lađãc. Tại Asam, trong những ngày đầu, quân Ấn Độ đẩy lùi các đợt tiến công của quân TQ, nhưng trên hướng Lađăc, quân TQ giành ưu thế, tiến sâu được 60km, đánh chiếm nhiều vị trí trọng yếu, sau đó tập trung lực lượng tiến công vào Tapua (phía bắc Asam) và đánh sâu vào Asam 200km. 21.11.1962 TQ tuyên bố ngừng bắn. rút quân về bên kia biên giới và tiến hành trao trả tù binh. Hai bên đạt được một số thỏa thuận, trong đó TQ thừa nhận chủ quyền của Ấn Độ  đối với khu vực tranh chấp ở Asam (1972 trở thành lãnh thổ Ấn Độ). CTÂĐ-TQ làm chết hơn 1.000 người Ấn Độ và khoảng 700 người TQ, nhưng vấn đề tranh chấp biên giới tại đây vẫn còn nguy cơ bùng nổ.

        CHIẾN TRANH BA MƯƠI NĂM (1618-48), chiến tranh quy mô toàn châu Âu đầu tiên giữa hai liên minh cường quốc (đế chế Hapxbua dựa vào các vương công Đức theo Cơ đốc giáo, giáo hoàng và nhà thờ La Mã, Áo và Tây Ban Nha với các vương công Đức theo dạo Tin Lành, Pháp, Thụy Điển, Đan Mạch, Anh, Hà Lan và Nga) nhằm giành quyền thống trị châu Âu. Chiến tranh kết thúc với thắng lợi của Thụy Điển (18.000 quân) đánh bại Đức ở Brâytenphen (x. trận Brâyten- phen, 1631), Lếch (1632) và đánh chiếm Praha; Pháp (25.000 quân) đánh bại Tây Ban Nha ở Rôcroa (1643), đánh bại Áo ở Phribua, Nooclingơn (1645); hoàng đế Đức phải kí hiệp ước Oetxphali (1648) chịu thu hẹp quyền lực và chia nhỏ nước Đức. Mưu toan của đế chế Hapxbua lập “đế chế toàn cầu” bị phá sản; Pháp và Hà Lan giành bá quyền chính trị ở châu Âu, trở thành những nước tư bản đầu tiên. Trong CTBMN việc phát triển đội quân đánh thuê thường trực đã dẫn đến sự ra đời của hệ thống kho hậu cần tập trung, thay cho chế độ trưng thu, trưng dụng và các thuế đảm phụ.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #142 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2019, 11:59:23 am »


        CHIẾN TRANH BANCĂNG (1912-13), hai cuộc chiến tranh liên tiếp giữa các nước vùng Bancăng trước CTTG-I. Cuộc chiến tranh thứ nhất (9.10.1912-30.5.1913) xảy ra giữa Liên minh Bancăng (gồm các nước Bungari, Xecbi, Hi Lạp và Secnôgôri) với Thổ Nhĩ Kì nhằm giải phóng Bancăng khỏi ách thống trị của Thổ Nhĩ Kì. Liên minh huy động 603.000 quân (có tư liệu - 725.000) đánh bại quân Thổ Nhĩ Kì 412.000 người (có tư liệu - 300.000), buộc Thổ Nhĩ Kì phải kí hòa ước Luân Đôn (1913), cắt toàn bộ vùng đất châu Âu đã chiếm trước đây cho bốn nước liên minh, chỉ được giữ lại vùng đất Ixtambun và khu vực phụ cận (một phần vùng Phraki). Cuộc chiến tranh thứ hai (29.6-10.8.1913) xảy ra giữa các nước trong liên minh, chủ yếu do sự tranh giành lãnh thổ của nhau sau chiến thăng. Các nước Xecbi, Hi Lạp, Secnôgôri liên hiệp với nhau, được Rumani và Thổ Nhĩ Kì phối hợp đánh bại Bungari. Theo hòa ước Bucaret (1913), Bungari bị mất hầu hết vùng đất đã chiếm được trước đây. CTB đã làm sâu sắc thêm mâu thuẫn giữa các nước liên minh trong vùng.

        CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC, chiến tranh do các quốc gia có chủ quyền tiến hành nhằm bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia, chống lại sự xâm lược của nước ngoài. CTBVTQ mang tính chất chính nghĩa, tự vệ và tiến bộ. Trong thời kì ĐQCN, giai cấp tư sản lũng đoạn nhà nước đã lợi dụng khẩu hiệu “bảo vệ tổ quốc” để lôi kéo nhân dân lao động vào cuộc chiến tranh đế quốc nhằm bảo vệ quyền lợi của họ. Cg chiến tranh giữ nước.

        CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA, chiến tranh bảo vệ tổ quốc do nhà nước XHCN tiến hành chống lại sự xâm lược của nước ngoài nhằm bảo vệ độc lập chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và thành quả của CM XHCN. CTBVTQXHCN mang tính chất chính nghĩa, CM, toàn dân và quốc tế. Cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại của Liên Xô (1941-45) chống xâm lược của phát xít Đức trong CTTG-II là CTBVTQXHCN. Cuộc chiến tranh giành thắng lợi đã bảo vệ được nhà nước XHCN đầu tiên, dẫn tới sự ra đời của hệ thống XHCN thế giới trong tk 20 và cứu loài người khỏi họa phát xít.

        CHIẾN TRANH BẢY NĂM (1756-63), chiến tranh giữa hai liên minh Pháp, Áo, Nga, Thụy Điển, Tây Ban Nha, xứ Xacxon với Anh, Phổ, Bồ Đào Nha, xứ Hanôvơ nhằm tranh giành lãnh thổ và ngôi bá chủ ở châu Âu, phân chia lại thuộc địa ở Bắc Mĩ và Ấn Độ. Với mục tiêu giành lại vùng Xilèdi (tây nam Ba Lan) mất vào tay Phổ từ 1741, Áo vận động Pháp, Nga lập liên minh chống Phổ (3-5.1741); đối phó lại, Phổ kí hiệp ước liên minh với Anh. 29.8.1756 chiến tranh bắt đầu bằng cuộc tiến công của 70.000 quân Phổ chiếm Xacxon, đánh bại quân Pháp ở Lôbôsit (1.10), tiến vào Bôhêmia, bao vây Praha (5.1757). Sau khi củng cố, tăng cường lực lượng, liên minh chống Phổ phản công, đánh bại quân Phổ tại Côlin (18.6), uy hiếp Beclin, tiến vào Hanôvơ, giành thắng lợi ở Haxtenbec (26.7). Cuộc chiến diễn ra giằng co: Phổ đánh thắng ở đông Bon (5.11), Lơthen (5.12) chiếm lại Xilêdi, nhưng lại lâm vào thế cùng quẫn sau thất bại ở Curôxtôp (12.8.1959), mất Beclin (1760) và phần lớn Xilêdi, bị đánh bật khỏi Ba Lan (1761). Cuối cùng nhờ kí được hòa ước với Nga (5.1762), Phổ giành lại thế chủ động, tiến công chiếm lại Xilèdi. Ở Bắc Mĩ, lúc đầu Pháp thu dược một số thắng lợi ở Minoocca, Luybua (1756) nhưng từ cuối 1758, hải quân Anh làm chủ trên biển, đánh bại hải quân Pháp ở Raguxơ, vịnh Kêbêch, đoạt của Pháp các thuộc địa ở Kêbêch, Luysanna, Ontario, Môngrêan, Canada. Tại Ấn Độ, ảnh hưởng QS của Pháp chấm dứt sau khi vùng Pôngđisêri mất vào tay Anh (1761). CTBN kết thúc bằng các hòa ước kí giữa Anh, Bồ Đào Nha, Pháp, Tây Ban Nha ở Pari; giữa Phổ, Áo, Xacxon ở Hubecxbuôc (2.1763) với kết quả Phổ trở thành một cường quốc ở châu Âu, Anh chiếm thêm nhiều thuộc địa và giành bá quyền về thương mại quốc tế.

        CHIẾN TRANH BẮC PHẠT (1926-27), chiến tranh CM nhằm lật đổ sự thống trị của các tập đoàn quân phiệt Bắc Dương ở phía bắc TQ do quân CM thuộc chính phủ Quốc dân đảng tiến hành với sự hợp tác của ĐCS TQ. Lực lượng tham gia Bắc phạt gồm 10 vạn quân, biên chế thành 8 quân đoàn (sau phát triển thành hơn 40 quân đoàn), có 1 trung đoàn độc lập của những người cộng sản; do Tưởng Giới Thạch làm tổng tư lệnh, có cố vấn LX giúp đỡ. 9.7.1926 quân CM mở đầu Bắc phạt, đến 3.1927 đã tiêu diệt 20 vạn quân của Ngô Bội Phu, đánh thiệt hại nặng đạo quân của Tồn Truyền Phương (20 vạn), đánh bại quân tiếp viện của Trương Tác Lâm, giải phóng các tỉnh Hổ Nam, Hồ Bắc, một phần Phúc Kiến, Chiết Giang, Giang Tây, An Huy, các thành phố quan trọng Vũ Xương, Hấn Khẩu, Hàng Châu, Tô Châu. Thượng Hải, Nam Kinh. Chiến tranh đang phát triển, 12.4.1927 Tưởng Giới Thạch làm chính biến ở Thượng Hải, lập chính phủ dân quốc ở Nam Kinh, phá bỏ hợp tác Quốc -  Cộng, đưa TQ vào giai đoạn đấu tranh vũ trang giữa Hồng quân công nông với lực lượng quân phiệt mới. CTBP thất bại nhưng đã thức tỉnh mạnh mẽ và ảnh hưởng sâu sắc đối với nhân dân TQ.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #143 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2019, 12:00:19 pm »


        CHIẾN TRANH BẰNG CÁC BINH ĐOÀN CHÚ LỰC, hình thức phát triển cao của chiến tranh chính quy; một phương thức tiến hành chiến tranh của chiến tranh nhân dân VN trong KCCP, KCCM và chiến tranh bảo vệ tổ quốc. Bao gồm các hoạt động tác chiến chiến lược và chiến dịch dưới hình thức hiệp đồng quân chủng, binh chủng của các binh đoàn chủ lực cơ động (trực thuộc BQP và các quân khu, quân chủng) để tiến hành các đòn chiến lược trên các chiến trường hay hướng chiến lược nhằm thực hiện những nhiệm vụ chiến dịch, chiến lược quan trọng, tiêu diệt lớn lực lượng chủ lực của địch, tạo bước ngoặt hoặc cục diện mới trên từng chiến trường, từng giai đoạn chiến tranh hay cả quá trình chiến tranh. CTBCBĐCL giữ vai trò quyết định đánh bại lực lượng QS của địch, giành thắng lợi trên chiến trường. CTBCBĐCL phải kết hợp chặt chẽ với chiến tranh nhân dân địa phương, chi viện và thúc đấy chiến tranh nhân dân địa phương phát triển và tạo điều kiện cho các binh đoàn chủ lực cơ động tiến công tiêu diệt lớn quân địch.

        CHIÊN TRANH BIDĂNGTIN - BA TƯ(tk 6-7), các cuộc chiến tranh xảy ra vào các năm 502-06, 527-32, 572-91,602- 29 giữa đế quốc Bidăngtin và đế quốc Ba Tư nhằm giành quyền thống trị vùng Tây Á. Diễn ra ở các vùng nam Capca, Tiểu Á và Đông Băc Phi. chủ yếu dưới các triều đại Giutxtiniêng I, Giutxtiniêng H, Hêracliuyt 1 (Bidăngtin) và các triều đại Khôtxrô I và Khôtxrô II (Ba Tư); thắng bại khi bên này, khi bên kia. Dưới các triều đại tiếp theo, Bidăngtin bị suy yếu dần trước các cuộc xâm lăng của người Arập.

        CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI, chiến tranh diễn ra ở khu vực biên giới giữa các nước có chung biên giới quốc gia, nhằm những mục tiêu nhất định. Nguyên nhân CTBG thường do chính sách bành trướng mà một hoặc một số nước theo đuổi và thường được phát triển từ các cuộc xung đột biên giới quy mô lớn, kéo dài. CTBG có thể chuyển thành chiến tranh quy mô lớn nếu các bên tham chiến không tự kiềm chế và giải quyết bằng thương lượng. Sau chiến tranh lạnh, CTBG có xu hướng tăng, được CNĐQ và các thế lực phản động lợi dụng nhằm gây mất ổn định giữa các nước và khu vực hoặc tạo nguyên cớ chiến tranh.

        CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI VIỆT NAM - CAM- PUCHIA (30.4.1977-7.1.1979), chiến tranh báo vệ tổ quốc của nhân dân VN ở biên giới Tây Nam chống Khơme Đỏ xâm lược. Trong khi nhân dân Campuchia chống Mĩ, tập đoàn lãnh đạo Khơme Đỏ (Pôn Pốt - Iêng Xari) đã thực hiện chính sách hai mặt: một mặt. tranh thủ và lợi dụng sự giúp đỡ của VN; mặt khác, ngấm ngầm chống VN. Sau khi cuộc kháng chiến chóng Mĩ của Campuchia (1970-75) thắng lợi, với tham vọng đất đai và mưu đồ làm cho VN mất ổn định, tập đoàn Pôn Pốt - Iêng Xari đòi hoạch định lại biên giới VN -  Campuchia, kích động hận thù dân tộc chống VN, đồng thời thanh trừng nội bộ và thi hành chính sách diệt chủng tàn bạo ở Campuchia (x. chế độ diệt chủng Pôn Pốt - Iêng Xari). Đối với VN, lực lượng Khơme Đỏ thường xuyên tiến hành các hoạt động xâm nhập, pháo kích, lấn chiếm biên giới; từ 30.4.1977 phát động chiến tranh xâm lược. Trước tình hình đó, những người CM chân chính trong hàng ngũ Khơme Đỏ đã li khai, kêu gọi nhân dân Campuchia đứng lên chống lại tập đoàn cầm quyền Pôn Pốt - Iêng Xari. khởi đầu là cuộc nổi dậy ở Quân khu Đông (5-9.1978) đã gây tác động mạnh trong hàng ngũ Khơme Đỏ và nhân dân, dẫn đến việc thành lập Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia (2.12.1978). Mùa khô 1978, tập đoàn cầm quyền Khơme Đỏ huy động 19 trong tổng số 20 sư đoàn bộ binh tiến công vào lãnh thổ VN, tàn sát nhiều người dân vô tội (x. vạ thảm sát Bảy Núi, 22.4.1978). Mặc dù hết sức kiềm chế, nhưng sau nhiều cố gắng ngoại giao không đạt kết quả, phía VN thực hiện quyền tự vệ chính đáng đã kiên quyết đánh trả, đẩy quân Khơme Đỏ ra khỏi biên giới; đồng thời theo yêu cầu của Mặt trận đoàn kết dân tộc  cứu nước Campuchia, quân tình nguyện VN đã cùng LLVT của Mặt trận tiến hành phản công và tiến công (bắt đầu từ 23.12.1978), giải phóng thủ đô Phnôm Pênh (7.1.1979) và toàn bộ đất nước Campuchia (17.1.1979), giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chúng, xây dựng lại đất nước, trên cơ sở đó củng cố mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa nhân dân hai nước.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #144 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2019, 12:01:15 pm »


        CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI VIỆT - TRUNG (17.2- 16.3.1979), chiến tranh bảo vệ tổ quốc của nhân dân VN ở biên giới phía bắc chống cuộc tiến công của 60 vạn quân TQ. Xảy ra trên toàn tuyến biên giới 6 tỉnh: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Tuyên (nay là Hà Giang và Tuyên Quang), Hoàng Liên Sơn (nay là Lào Cai và Yên Bái) và Lai Châu, trùng hợp với thời gian quân tình nguyện VN cùng LLVT của Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia đang truy quét tàn quân Khơme Đỏ sau khi giải phóng Campuchia khỏi họa diệt chủng (x. chiến tranh biên giới Việt Nam - Campuchia, 30.4.1977-7.1.1979). Phía TQ trong ngày đầu sử dụng lực lượng 5 quân đoàn và nhiều sư đoàn bộ binh độc lập, vài ngày sau lén đến 7 quân đoàn (tính cả lực lượng dự bị tới 11 quân đoàn); tập trung tiến công chủ yếu trên ba hướng chính: Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, mỗi nơi 2 quân đoàn và nhiều sư đoàn. Theo kế hoạch, trong vòng 4-7 ngày, quân TQ dự định sẽ chiếm xong Lạng Sơn. Cao Bằng và Cam Đường (Lào Cai), nhưng bị các LLVT và nhân dân VN kiên quyết đánh trả, đến 5.3 mới tiến được tới Cam Đường, thị xã Lạng Sơn... Trên các hướng, VN sử dụng LLVT địa phương, dân quân tự vệ và một bộ phận bộ đội chủ lực để đánh trả; cả hai bên đều chưa sử dụng không quân. Từ 6.3 quân TQ vừa đánh vừa rút, đến 16.3 kết thúc rút quân. Trong CTBGV-T, TQ đã gây cho nhân dân VN nhiều tổn thất về sinh mạng, tài sản và làm tổn thương nghiêm trọng tình hữu nghị Việt - Trung.

        CHIẾN TRANH CÁCH MẠNG, chiến tranh do các giai cấp, lực lượng chính trị CM, tiến bộ lãnh đạo được đông đảo quần chúng bị áp bức, bóc lột tiến hành nhằm xóa bò hình thái kinh tế - xã hội lỗi thời, thiết lập hình thái kinh tế - xã hội tiến bộ. Các cuộc chiến tranh của giai cấp tư sản liên minh với giai cấp nông dân chống phong kiến, của giai cấp vô sản chống giai cấp tư sàn... là CTCM. CTCM mang tính chất chính nghĩa, tiến bộ.

        CHIẾN TRANH CÁCH MẠNG CUBA (1953-59), chiến tranh CM đánh đổ chế độ độc tài Batixta, do nhân dân Cuba tiến hành dưới sự lãnh đạo của tổ chức “Phong trào 26.7”, có sự phối hợp của phong trào công nhân, sinh viên do ĐXH nhân dân Cuba và Ban chỉ đạo CM 13.3 khởi xướng. Bắt đầu bằng cuộc khởi nghĩa Môncađa (26.7.1953), tuy không thành công nhưng đã dấy lên phong trào đấu tranh vũ hang của những người Cuba yêu nước, dẫn đến sự ra đời của “Phong trào 26.7”. Cuộc đổ bộ bằng tàu Granma của 82 chiến sĩ do Phiđen Caxtrô chỉ huy lên Lat Côlôrađat và việc thành lập chiến khu Xiêra Maextra đánh dấu bước ngoặt của CTCMC. Sau những thắng lợi đầu tiên (diệt đồn La Plate, 1.1957; đồn En Ubèrô, 5.1957...) căn cứ được củng cố và mở rộng, LLVT CM phát triển nhanh, đã đánh bại cuộc hành quân quy mô lớn của QĐ Batixta vào chiến khu Xiéra Maextra (5-8.1958). Sau khi hợp nhất phong trào 26.7 với Ban chỉ đạo CM 13.3 và các đơn vị du kích của ĐXH nhân dân Cuba dưới quyền chỉ huy tối cao của Phiđen, LLVT CM tiến công giải phóng nhiều vùng thuộc các tỉnh Orientê, Câmguây, Lat Vigia, Pina Đen Riô...; chiến tranh du kích phát triển rộng trong cả nước; tổng bãi công nổ ra ở thủ đô La Habana và các thành phố lớn. Batixta chạy trốn; LLVT CM tiến vào giải phóng thủ đô La Habana (1.1.1959), chấp nhận sự đầu hàng của QĐ Batixta tại trại Môncađa (2.2.1959). CTCMC thắng lợi cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh vì độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội của nhân dân các nước châu Mĩ Latinh (xt Lực lượng vũ trang cách mạng Cuba).

        “CHIẾN TRANH CÁCH MẠNG VIỆT NAM 1945-1975, THẮNG LỢI VÀ BÀI HOC”, tác phẩm lí luận chính trị - QS, tổng kết sự lãnh đạo của ĐCS VN đối với cuộc chiến tranh CM của nhân dân VN trong 30 năm (1945-75) tiến hành KCCP và KCCM; do Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc BCT BCHTƯ ĐCS VN biên soạn, Nhà xuất bản chính trị quốc gia xuất bản năm 2000. Gồm 3 phần lớn (ngoài phận mở đầu và phần phụ lục), nội dung trình bày khái quát tiến trình và những sự kiện lịch sử chủ yếu, ý nghĩa và tầm vóc cuộc chiến trạnh CM 1945-75 của nhân dân VN, đánh giá vai trò và đúc kết bài học kinh nghiệm về lãnh đạo, chỉ đạo chiến tranh của ĐCS VN, từ đó luận giải mối quan hệ biện chứng giữa CM với chiến tranh được thể hiện trong chiến tranh nhân dân VN, đó là sự thống nhất giữa mục tiêu CM với mục đích chính trị của chiến tranh, giữa lực lượng CM với lực lượng tiến hành chiến tranh, giữa phương pháp CM với phương thức tiến hành chiến tranh và nghệ thuật QS toàn dân đánh giặc... Một trong những công trình tổng kết cơ bản, toàn diện về chiến tranh CM VN, có giá trị lớn từ tổng kết thực tiễn đến nghiên cứu và phát triển lí luận đấu tranh CM, đóng góp thiết thực vào kế sách dựng nước và giữ nước lâu dài của dân tộc VN cũng như phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #145 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2019, 12:02:40 pm »


        CHIẾN TRANH CÀI RĂNG LƯỢC, chiến tranh trong đó lực lượng của các bên tham chiến bố trí đan cài xen kẽ trên từng chiến trường, từng khu vực hình thành các vùng da báo, một hình thái của chiến tranh nhân dân (thường là chiến tranh giải phóng dân tộc). Ở VN trong KCCP và KCCM (ở miền Nam), CTCRL phản ánh nét độc đáo của chiến tranh nhân dân VN, nhằm phát huy triệt để sức mạnh toàn dân tộc, đánh địch trên cả ba vùng chiến lược, bằng ba mũi giáp công, làm cho địch phải bị động đối phó, lực lượng bị phân tán, không phát huy được ưu thế về vũ khí và phương tiện KTQS

        CHIẾN TRANH CÂN NÃO, tổng thể các hoạt động của một bên tham chiến nhằm tạo ra sự căng thẳng cao độ về tinh thần cho đối phương.

        CHIẾN TRANH CHÍNH NGHĨA, chiến tranh nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của giai cấp, dân tộc vì sự tiến bộ và phát triển của xã hội; thường do các giai cấp và lực lượng tiến bộ, CM tiến hành. Chiến tranh chống xâm lược, .chiến tranh giải phóng dân tộc, chiến tranh cách mạng... là CTCN. Nhân dân VN đã từng tiến hành nhiều cuộc CTCN chống sự xâm lược của các tập đoàn phong kiến nước ngoài ở các thế kỉ trước và của thực dân Pháp, đế quốc Mĩ trong tk 20.

        CHIẾN TRANH CHÍNH QUY, 1) chiến tranh do QĐ chính quy tiến hành (gọi là chiến tranh quy ước, cổ điển); 2) phương thức tiến hành chiến tranh của nhân dân VN trong KCCP và KCCM do bộ đội chủ lực tiến hành bằng tác chiến hiệp đồng quân binh chủng, với quy mô và trinh độ khác nhau qua các giai đoạn chiến tranh, kết hợp chặt chẽ với chiến tranh du kích, thực hiện những trận đánh, những chiến dịch nhằm tiêu diệt địch, mở rộng vùng giải phóng và hậu phương làm thay đổi so sánh lực lượng giữa địch và ta, tạo những bước chuyển biến nhảy vọt trong cục diện chiến tranh, tiến tới đánh bại ý chí xâm lược của địch, giành thắng lợi quyết định, kết thúc chiến tranh (xt chiến tranh bằng các binh đoàn chủ lực).

        CHIẾN TRANH CHỐNG XÂM LƯỢC, chiến tranh chính nghĩa do các nước, các dân tộc tiến hành chống lại sự thống trị, thôn tính của nước ngoài nhằm giành lại hoặc bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ tổ quốc; gồm chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh báo vệ tổ quốc. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, nhân dân VN đã tiến hành thắng lợi nhiều cuộc CTCXL để giải phóng dân tộc và bảo vệ tổ quốc như: cuộc kháng chiến chống Nam Hán, kháng chiến chống Tống, kháng chiến chống Nguyên - Mông, kháng chiến chống Minh, kháng chiến chống Thanh, KCCP, KCCM...

        CHIẾN TRANH CHỚP NHOÁNG, chiến tranh dựa trên ưu thế QS áp đảo và yếu tố bất ngờ để giành thắng lợi trong thời gian ngắn nhất. Do nhà tư tưởng của chủ nghĩa quân phiệt Đức, thống chế Sliphén đưa ra đầu tk 20; cơ sở lí luận của chiến lược QS Đức trong CTTG-I và CTTG-II.

        CHIẾN TRANH CRƯM (1853-56), chiến tranh giữa Nga với Thổ Nhĩ Kì (từ 2.1854 được sự liên minh của Anh, Pháp và Xacđên) để giành quyền bá chủ ở Cận Đông. Lực lượng hai bên: Nga 700.000 quân (chất lượng trang bị kém đối phương: súng nòng trơn, tàu buồm gỗ, cũ...); Thổ Nhĩ Kì và liên minh 1.000.000 quân. Trong năm đầu chiến tranh, Nga đánh chiếm được một số vùng. 9.1854 quân Thổ Nhĩ Kì và liên minh đổ bộ vào Crưm, bao vây Xêvaxtôpôn (gần 1 năm), phong tỏa biển Bantich. 1855 Nga bị cô lập về ngoại giao, thất thủ Xêvaxtôpôn. CTC kết thúc bằng hòa ước Pari 1856, theo đó Nga phải trả cho Thổ Nhĩ Kì một số đất để đổi lấy Xêvaxtôpôn và các vùng khác ở Crưm; Biển Đen trở thành trung lập. Thương vong của các bên: Nga 500.000 quân (100.000 chết), Thổ Nhĩ Kì 230.000 (35.000 chết). Pháp 310.000   (93.000 chết), Anh 98.000 (22.000 chết), Xacđen 21.000 (2.200 chết), CTC đã thúc đẩy cải cách QS ở Nga và các nước châu Âu, đẩy mạnh việc sử dụng súng có rãnh xoắn và tàu vỏ thép chạy bằng hơi nước.

        CHIẾN TRANH CỤC BỘ, chiến tranh diễn ra trên một khu vực nhất định. Thuật ngữ CTCB dùng để phân biệt với chiến tranh thế giới. CTCB xảy ra từ sau CTTG-II, phần lớn do các nước đế quốc tiến hành nhằm khuất phục, thôn tính các nước đã giành được độc lập, đàn áp phong trào giải phóng dân tộc hoặc ngăn chặn ảnh hưởng của XHCN... Trong CTCB, CNĐQ thường đem thử nghiệm các loại vũ khí, phương tiện KTQS và phương pháp tác chiến mới. Cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ở VN (1954-75), chiến tranh Vùng Vịnh (1990 91)... là CTCB.

        CHIẾN TRANH DU KÍCH, chiến tranh được tiến hành theo phương thức đánh du kích với lực lượng nhỏ, lẻ, nòng cốt là LLVT địa phương nhằm chống lại đối phương có ưu thế hơn về sức mạnh QS. Thường được sử dụng ở các nước thuộc địa hoặc bị xâm lược khi so sánh lực lượng ở những nước đó chưa cho phép tiến hành chiến tranh chính quy. CTDK rất phong phú và đa dạng về hình thức tiến hành và luôn phối hợp chặt chẽ với chiến tranh chính quy. Ở VN, CTDK trở thành một trong những phương thức tiến hành chiến tranh trong KCCP và KCCM, trong đó tư tưởng không ngừng tiến công địch và kiên trì trụ bám, làm chủ làng (bản) xã, phố phường, kết hợp đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị, kết hợp tiến công QS với nổi dậy của quần chúng giành và giữ quyền làm chủ ở cơ sở là đặc trưng tiêu biểu của CTDK ở VN.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #146 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2019, 12:04:00 pm »


        CHIẾN TRANH ĐẾ QUỐC, chiến tranh giữa các nước ĐQCN nhằm chia lại thị trường thế giới, tranh giành nguồn nguyên liệu và thuộc địa... CTĐQ mang tính chất phi nghĩa, phản động. Chiến tranh Nga - Nhật (1904), CTTG-I và CTTG-II lúc đầu là CTĐQ.

        CHIẾN TRANH ĐIỆN TỬ nh TÁC CHIẾN ĐIỆN TỬ

        CHIẾN TRANH ĐỨC - BA LAN (1939), chiến tranh do phát xít Đức phát động nhằm xâm lược Ba Lan theo kế hoạch “Vaixơ", mở đầu CTTG-II. 1.9.1939 Đức tập trung lực lượng lớn trên hướng chủ yếu (62 sư đoàn, gồm 1,6 triệu quân, 2.800 xe tăng, 6.000 pháo và súng cối, gần 2.000 máy bay), tiến công Ba Lan. QĐ Ba Lan với 39 sư đoàn, 16 lữ đoàn và khoảng 80 tiểu đoàn dân phòng (gần 1 triệu người, 870 xe tăng và xe bọc thép, 4.300 pháo và súng cối, 407 máy bay chiến đấu) đánh trả quyết liệt. Cuộc chiến đấu phòng thủ Vacsava diễn ra 20 ngày đêm (8-28.9). Anh và Pháp là đồng minh của Ba Lan, tuy đã tuyên chiến với Đức (3.9) nhưng không động quân và không có hành động QS cụ thể giúp Ba Lan (những hành động QS thời kì này của Anh và Pháp được gọi là cuộc “chiến tranh kì lạ”). 6.9 chính phủ Ba Lan bí mật chạy khỏi Vacsava tới Lublin, 16.9 sang Rumani. 5.10 Đức hoàn toàn chiếm đóng Ba Lan. Trong CTĐ-BL xe tăng và không quân Đức giữ vai trò lớn trong đột phá phòng ngự và phát triển thắng lợi.

        CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG, chiến tranh chính nghĩa do các giai cấp, các dân tộc bị áp bức và bị bóc lột tiến hành nhằm giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc. CTGP có: nội chiến CM (lật đổ ách thống trị của giai cấp bóc lột trong nước) và chiến tranh giải phóng dân tộc (lật đổ ách đô hộ của nước ngoài). Cuộc nội chiến cách mạng Trung Quốc lần III Ị1946-49) do ĐCSTQ lãnh đạo. cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của Việt Nam (1945-54) và cuộc kháng chiến chống Mĩ của Việt Nam (1954-75) do ĐCS VN lãnh đạo; chiến tranh giải phóng dân tộc Angiêri (1954-62), chiến tranh giải phóng dân tộc Inđônêxia (1945-49)... là những điển hình của CTGP trong tk 20.

        CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC, chiến tranh do các dân tộc bị nước ngoài xâm lược, đô hộ tiến hành nhằm lật đổ ách thống trị của nước ngoài, giành độc lập dân tộc. Trong thời đại ĐQCN. CTGPDT do các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc tiến hành chống ách thống trị của chủ nghĩa thực dân. Các cuộc chiến tranh của nhân dân VN chống ách đô hộ của các triều đại phong kiến nước ngoài trước đây. KCCP, KCCM là CTGPDT.

        CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC ANGIÊRI (1954-62), chiến tranh CM do nhân dân Angiêri tiến hành dưới sự lãnh đạo của Mặt trận giải phóng dân tộc chống ách thống trị của thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc. Bắt đầu 11.1954 bằng cuộc nổi dậy của các nhóm khởi nghĩa vũ trang ở tỉnh Orăng, phong trào nổi dậy nhanh chóng lan ra các thành phố lớn như Angiê, Côngxtantin... và nhiều vùng nông thôn. 8.1956 đại hội Mặt trận giải phóng dân tộc họp bầu hội đồng CM tối cao, thông qua cương lĩnh CM DTDC và thành lập QĐ giải phóng dân tộc (1958 có gần 60.000 quân chính quy, 70.000 du kích). Xuân 1958 lực lượng viễn chinh Pháp với hàng chục vạn quân tiến hành các cuộc hành quân gây thiệt hại đáng kể cho QĐ giải phóng dân tộc. Kháng chiến trong nước gặp khó khăn. 9.1958 chính phủ lâm thời Cộng hòa Angiêri thành lập, được sự ủng hộ rộng rãi của nhân dân đã có những hoạt động tích cực đối với quá trình CM. trên cơ sở đó QĐ giải phóng dân tộc tiếp tục hoạt động ở nhiều vùng, tiến hành các cuộc phục kích, tập kích vào những mục tiêu lẻ, phá hoại các tuyến đường xe lửa, ống dẫn dầu... gây tình trạng căng thẳng cho binh lính Pháp. Trước những thất bại về QS và phải chi tiêu quá tốn kém cho đội quân xâm lược cùng với sự phản đối của dư luận tiến bộ trên thế giới, chính phủ Pháp buộc phải chấm dứt chiến tranh, kí hiệp định Eviăng (18.3.1962) trao quyền tự quyết cho nhân dân Angiêri.

        CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC INĐÔNÊXIA (1945-49), chiến tranh do nhân dân Inđônêxia tiến hành chống hành động chia cắt, xâm lược trở lại của đế quốc Hà Lan được Anh - Mĩ giúp sức sau khi thành lập nước Cộng hòa Inđônêxia (8.1945). Thời kì đầu, chính phủ Cộng hòa Inđônêxia tổ chức QĐ an ninh nhân dân và sau đó là QĐ dân tộc làm nòng cốt cho phong trào nhân dân kháng chiến, bảo vệ chính quyền non trẻ. 1945-46 các trận chiến đấu giữa QĐ dân tộc với QĐ xâm lược Anh - Hà Lan đã diễn ra tại Xurabaya, Xêmarang, Ambara, Giacacta, Băngđung và nhiều vùng khác, làm cho QĐ thực dân không thực hiện được việc chiếm đóng các đảo, thiết lập các quốc gia độc lập tách khỏi Cộng hòa Inđônêxia. 25.3.1947 hiệp định Lingagiati được kí kết với những điều khoản thỏa hiệp của chính phủ Inđônêxia nhưng thực dân Hà Lan vẫn công khai xâm lược, tiến hành chia cắt lãnh thổ Inđônêxia. Tinh trạng chiến tranh ngày càng căng thẳng và vấn đề Inđônêxia được đưa ra Hội đồng bảo an LHQ. 17.1.1948 hiệp định Renvin được kí kết, trong đó một số điều khoản không đáp ứng yêu cầu của Hà Lan. QĐ Hà Lan được Mĩ giúp vũ khí với lực lượng 120.000 quân tiếp tục mở các cuộc tiến công quy mô lớn, chiếm các đô thị quan trọng. Phong trào kháng chiến Inđônêxia gặp nhiều khó khăn, nhưng từ 1948-49, chiến tranh du kích phát triển mạnh, thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia, tạo điều kiện cho QĐ dân tộc chuyển sang tiến công giải phóng nhiều vùng đất đai ở Giava, Xumatra. Calimantan... Trước thất bại không thể tránh khỏi và dư luận quốc tế phản đối, Hà Lan buộc phải kí hiệp định La Hay (2.11.1949), công nhận Inđônêxia là một quốc gia độc lập, QĐ Hà Lan rút hoàn toàn khỏi Inđônêxia.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #147 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2019, 12:05:49 pm »


        “CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG VÀ CHIẾN TRANH GIỮ NƯỚC”, tác phẩm tập hợp số lượng lớn những bài viết và nói quan trọng từ 1958-74 của đại tướng Võ Nguyên Giáp, xuất bản 1975, gồm 2 tập. Tác phẩm đề cập nhiều vấn đề quốc phòng, QS, nhưng chủ yếu tập trung làm sáng tỏ những kinh nghiệm về khởi nghĩa toàn dân, chiến tranh nhân dân, xây dựng LLVTND, củng cố nền quốc phòng toàn dân qua từng giai đoạn CM ở VN. “CTGPVCTGN” góp phần làm sáng tỏ nhiều vấn đề lí luận và thực tiễn của chủ nghĩa Mác -  Lênin về chiến tranh và QĐ mà ĐLĐ (ĐCS) VN và chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh VN.

        CHIẾN TRANH GIÁN ĐIỆP, gọi chung các hoạt động tình báo và phản gián giữa các quốc gia nhằm mục đích chính trị. kinh tế, QS... Ngày nay CTGĐ được tiến hành có tổ chức. có hệ thống, bằng những lực lượng đặc biệt chuyên trách với phương tiện và kĩ thuật rất tinh vi, hiện đại.

        CHIẾN TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP Ở BẮC MĨ (1775- 83), chiến tranh giải phóng mang tính chất CM tư sản của 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ chống ách thống trị của thực dân Anh. Chiến sự nổ ra 4.1775, hai tháng sau, các thuộc địa tổ chức QĐ chính quy do G. Oasinhtơn làm tổng tư lệnh và 4.7.1776 thông qua tuyên ngôn độc lập, tách khỏi chính quốc Anh, thành lập Hợp chủng quốc Mĩ. QĐ Mĩ được sự phối hợp của các đội quân tình nguyện, với sự chi viện và hỗ trợ về QS và tài chính của một số nước châu Âu thù địch với Anh (Pháp, Tây Ban Nha, Nga...), đã giành được nhiều thắng lợi quyết định. Sau khi quân Anh đầu hàng ở Iooctao (10.1781), chiến sự chấm dứt. Theo hòa ước Vecxây (9.1783), Anh thừa nhận nền độc lập và chủ quyền của Mĩ; các đồng minh của Mĩ cũng thu hồi được một số đất đai và quyền lợi. Cuộc chiến tranh đã tạo ra những tiền đề quan trọng để phát triển CNTB ở Bắc Mĩ, có ảnh hưởng lớn đến cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản châu Âu và sự phát triển phong trào giải phóng dân tộc ở châu Mĩ Latinh. Chiến tranh đã chứng tỏ ưu thế của nghệ thuật QS Mĩ (dùng đội hình tản khai, hỏa lực chính xác của từng tay súng và cơ động bộ đội) so với Anh (đội hình hàng ngang bắn đồng loạt, di chuyển khó khăn chậm chạp).

        CHIẾN TRANH GIÁP NGỌ nh CHIẾN TRANH TRUNG -NHẬT (1894-95)

        CHIẾN TRANH GIỮ NƯỚC nh CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC

        CHIẾN TRANH GIỮ NƯỚC NGA nh CHIẾN TRANH PHÁP - NGA (1812)

        CHIẾN TRANH GIỮ NƯỚC VĨ ĐẠI CỦA LIÊN XÔ nh CHIẾN TRANH XÔ - ĐỨC (1941-45)

        CHIÊN TRANH GIỮA CÁC VÌ SAO X. SDI

        CHIẾN TRANH GÔLƠ (58-50tcn), chiến tranh do La Mã tiến hành nhằm chinh phục xứ Gôlơ (gồm lãnh thổ Pháp, Luyxembua, Bỉ, Tây Đức, một phần Hà Lan và Thụy Sĩ ngày nay) và Xứ Britan (gồm Anh, Xcôtlen và Uên ngày nay). Quân La Mã do Xêda chỉ huy, mở tám cuộc hành binh. Lực lượng lúc dầu có 6 lêgiông (36.000 quân) và 4.000 kị binh, đến cuối chiến tranh tăng lên 10 lêgiông (60.000 quân), tiến hành trinh sát kĩ lưỡng, sử dụng cách đánh đa dạng, tổ chức chiến đấu nhanh chóng và chủ động, đã đánh bại lực lượng kháng chiến cùng lối đánh du kích của người Gôlơ. Trong CTG năm 55-54tcn, quân La Mã hai lần dột nhập vào đất Anh nhưng đều không thành công, trong đó lần thứ nhất bị bão, lần thứ hai chiếm được thung lũng Sông Thêm nhưng không giữ được, phải rút quân.

        CHIẾN TRANH HÁN - HUNG NÔ. chiến tranh nhằm tranh đoạt của cải, đất đai, kéo dài nhiều thế kỉ giữa tộc Hán với Hung Nô (tộc người sống ở thảo nguyên bắc TQ được sử sách TQ gọi bằng nhiều tên: Quỷ Phương, Nghiêm Doãn, Nhung, Địch, Di và Hung Nô). Thời Xuân Thu Chiến Quốc, Hung Nô vẫn tranh đoạt đất đai với các nước Tể, Tần, Triệu. Để chống lại Hung Nô, các nước bắt đầu xây dựng Trường Thành và sau triều Tần nối lại thành Vạn lí trường thành. Đầu nhà Hán, Hung Nô tiến lên chế độ nô lệ, phát triển thể lực từ đông Tân Cương đến biên giới Triều Tiên. Sau khi Hán Cao Tổ Lưu Bang bị Hung Nô vây khốn 7 ngày đêm ở thành Bạch Đăng, triều Hán áp dụng chính sách “hòa thân”, gả công chúa cho vua Hung Nô. Trong khoảng 60 năm “hòa thân”, nhà Hán ra sức tích lũy lực lượng, mở các trại nuôi ngựa, phát triển kị binh, cử sứ thần sang lôi kéo các nước Tây Vực, cô lập Hung Nô. Đến đời Hán Vũ Đế (140-86tcn) lực lượng đã mạnh, triều Hán từ bỏ chính sách ‘‘hòa thân”, bắt đầu tiến công Hung Nô. Chiến tranh ác liệt diễn ra qua các trận Hà Nam - Mạc Nam (127-123tcn), Hà Tây (121tcn), Mạc Bắc (119tcn). Hung Nô bị thiệt hại nặng, một bộ phận đầu hàng, một bộ phận chạy sang Trung Á và châu Âu. Biên giới nhà Hán được mở rộng lên phía bắc và Hung Nô dần dần bị Hán hóa.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #148 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2019, 12:06:47 pm »


        CHIẾN TRANH HẠN CHẾ, chiến tranh được giới hạn về mục đích chính trị, không gian, thời gian, lực lượng và phương tiện sử dụng; loại hình chiến tranh xám lược trong chiến lược phản ứng linh hoạt của đế quốc Mĩ. Tiến hành CTHC thường có sự phối hợp giữa hoạt động QS với các hoạt động chính trị, tâm lí và kinh tế nhằm thực hiện sự thống trị và nô dịch của chủ nghĩa thực dân mới đối với các nước chậm phát triển. Xuất hiện sau CTTG-II, lần đầu tiên được thử nghiệm ở VN bằng chiến lược chiến tranh đặc biệt, chiến lược chiến tranh cục bộ.

        CHIẾN TRANH HẠT NHÂN, chiến tranh sử dụng vũ khí hạt nhân làm phương tiện hủy diệt chủ yếu. Do Mĩ đề xướng sau CTTG-II. được sử dụng làm phương tiện ngăn đe trong chiến lược trả đũa ồ ạt khi Mĩ giữ ưu thế về vũ khí hạt nhân. Khi LX có vũ khí hạt nhân và do sức mạnh ngày càng tăng của phong trào đấu tranh bảo vệ hòa bình thế giới, đã xuất hiện khả năng đẩy lùi nguy cơ CTHN.

        CHIẾN TRANH HẬU KIM - MINH (1618-44), chiến tranh do Hậu Kim (Mãn Thanh) phát động nhằm diệt triều Minh, lập triều Thanh trên toàn TQ. 1618 Nồ Nhĩ Cáp Xích (Nuôc Ha Xi) - vua Hậu Kim đem quân chiếm Phủ Thuận, Thanh Hà (nay thuộc Liêu Ninh, TQ), 1619 phản kích lại cuộc tiến công của 110.000 quân Minh ở núi Sác Hu (nay ở tày Phủ Thuận, Liêu Ninh), diệt 60.000 quân Minh trong 6 ngày; 1621 chiếm Thẩm Dương, Liêu Dương; 1622 đánh chiếm tiếp hơn 40 thành. Triều Minh bất lực, đối phó yếu ớt. 1626-27 quân Kim đánh Ninh Viễn không thắng; 1629 đưa tiếp 100.000 quân chia ba đường, tiến sát Bắc Kinh, diệt 40.000 quân Minh ngoài cửa Vĩnh Định, chiếm giữ các thành Tuần Hóa, Loan Châu, Vĩnh Bình, Thiên An. 1640-42 vây đánh và hạ hai thành Cẩm Châu và Tùng Sơn, cơ bản tiêu diệt hết quân chủ lực Minh ngoài Trường Thành. 1644 quân khởi nghĩa nông dân của Lí Tự Thành chiếm Bắc Kinh, vua Minh tự sát (x. khởi nghĩa Lí Tự Thành - Trương Hiến Trung, 1629- 46). Quân Kim với sự phối hợp của Ngô Tam Quế (hàng tướng Minh) vào Bắc Kinh đàn áp được quân khởi nghĩa, lập nền thống trị của triều Thanh trên toàn lãnh thổ TQ.

        CHIẾN TRANH HI LẠP - BA TƯ (500-449tcn), chiến tranh của các thành bang cổ đại Hi Lạp bảo vệ nền tự chủ, chống quân xâm lược Ba Tư. Thực hiện tham vọng thống trị khu vực Địa Trung Hải, 500tcn vua Ba Tư tiến hành cuộc chinh phục lần 1, bị quân Hi Lạp đánh bại trong trận Maratông (490tcn). Sau mười năm chuẩn bị, 481tcn quân Ba Tư với lực lượng hùng hậu (300.000-400.000 quân, 1.200 thuyền chiến) vượt eo biển Hêletxpông (tên cổ của eo biển Đacđanen) tiến vào đất Hi Lạp lần 2, giành được thắng lợi ở Teơnôpin (480 tcn), nhưng đại bại trong trận Xalamit (9.480tcn) và sau đó liên tiếp bị quân Hi Lạp đánh bại ở Plate và Mican (479tcn), Ơrimêđông (468tcn)... Cuộc chiến kết thúc bằng hòa ước Caliat (449tcn), theo đó Ba Tư phải thừa nhận quyền tự chủ của các thành bang vùng Tiểu Á và quyền bá chủ trên biển của Hi Lạp. Trong CTHL-BT, phía Hi Lạp đã sử dụng tốt các phalăng, dùng thuyền nhẹ và cơ động thực hiện có hiệu quả lối đánh áp mạn và đâm vào thuyền đối phương.

        CHIẾN TRANH HIỆN ĐẠI, chiến tranh được tiến hành bằng phương thức tác chiến, phương pháp chỉ huy và phương tiện kĩ thuật quân sự hiện đại dựa trên sự phát triển của CM khoa học và công nghệ. Thuật ngữ CTHĐ còn để phân biệt các cuộc chiến tranh diễn ra trong thời đại ngày nay với chiến tranh xảy ra thời cổ, trung và cận đại. Chiến tranh tổng lực, chiến tranh hạt nhân, chiến tranh vũ khí công nghệ cao nếu xảy ra đều là CTHĐ.

        CHIẾN TRANH IXRAEN - AI CẬP (1956), chiến tranh của Ixraen chống Ai Cập, nổ ra do Ai Cập quốc hữu hóa kênh đào Xuyê và kí hiệp ước QS với một số nước Arập. Được sự hậu thuẫn của Anh, Pháp, 29.10 Ixraen huy động hơn 200.000 quân, 650 máy bay cùng lực lượng lớn xe tăng, tàu chiến bất ngờ tiến đánh áp đảo quân Ai Cập (khoảng 90.000 người) trên khắp các mặt trận, sau 5 ngày chiếm gần hết bán đảo Xinai và dải Gada. Lấy cớ bảo vệ quyền lợi của mình ở kênh Xuyê, 31.10 Anh - Pháp cũng vội đưa quân can thiệp, chiếm cảng Xait và 36km kênh Xuyê. Do áp lực dư luận quốc tế, dặc biệt là sức ép ngoại giao của LX và Mĩ buộc Pháp, Anh và Ixraen phải ngừng bắn và rút quân. Đồng thời từ 12.1956 lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ được phái vào đóng giữ nơi quân Anh - Pháp - Ixraen rút. Số người chết trong CTI-AC: Ai Cập 650, Ixraen 232, Anh 22, Pháp 10; bị bắt: Ai Cập 15.000.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #149 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2019, 12:08:27 pm »


        CHIẾN TRANH IXRAEN - ARẬP 1948-49, chiến tranh giữa Ixraen và các nước Arập (Ai Cập, Gioocđani, Irắc, Xiri, Libăng. Arập Xêut, Yemen). 29.11.1947 Hội đồng bảo an LHQ ra nghị quyết chia Palextin thành 2 quốc gia: quốc gia của người Arập (Palextin) và quốc gia của người Do Thái (Ixraen); tại hội nghị Cairô (12.1947) các nước Arập đã bác bỏ nghị quyết này. 14.5.1948 Ixraen tuyên bố thành lập quốc gia độc lập. 15.5 CTI-A bùng nổ. Liên quân Arập tiến công vào vùng Galilê, Giêruxalem... Được các thế lực đế quốc viện trợ, lợi dụng 2 đợt ngừng bắn (6.1948 và 10.1948) do LHQ áp đặt, từ 10.1948 Ixraen phản công đẩy lùi liên quân Arập, chiếm 6.700km2 đất dành cho quốc gia Arập Palextin, đuổi 900.000 người Palextin ra khỏi đất nước. CTI-A kết thúc (1949) bằng việc kí hiệp định đình chiến giữa Ixraen và các nước Arập; LHQ ra nghị quyết hồi hương người Palextin nhưng không được Ixraen chấp nhận và thực hiện.

        CHIẾN TRANH IXRAEN - ARẬP 5-10.6.1967, chiến tranh chớp nhoáng của Ixraen xâm lược các nước Arập (Ai Cập, Xiri, Gioocđani). Lấy cớ các nước Arập liên minh chống Ixraen, trực tiếp là việc Ai Cập phong tỏa vịnh Acaba, sáng 5.6 Ixraen huy động gần như toàn bộ lực lượng không quân bất ngờ tập kích phá hủy phần lớn các căn cứ và hệ thống phòng thủ của Ai Cập, sau đó đánh phá sang Xiri, Gioocđani, đồng thời sử dụng bộ binh và xe tăng từ ba hướng đột kích vào bán đảo Xinai. Bằng đòn đánh áp đảo kết hợp với hoạt động nghi binh, tình báo, sau 6 ngày tiến công Ixraen giành thắng lợi chiếm được bán đảo Xinai, dải Gada, cao nguyên Gôlan, đông Giêruxalem và bờ tây sông Gioocđan (68.700km2), buộc các nước Ai Cập, Xiri và Gioocđani phải chấp nhận đình chiến. Tổn thất hai bên: các nước Arập thương vong hơn 26.500 người, mất 400 máy bay, 3 tàu ngầm, 810 xe tăng; Ixraen thương vong gần 900 người, mất 61 xe tăng. Cuộc chiến tranh càng làm sâu sắc thêm mối hằn thù dân tộc ở Trung Đông, bị thế giới lên án mạnh mẽ. Hội đồng bảo an LHQ ra nghị quyết 242 (22.11.1967) yêu cầu Ixraen phải rút quân khỏi vùng đất đã chiếm đóng, lập các khu phi QS, nhưng nghị quyết đó không được phía Ixraen thực hiện.

        CHIẾN TRANH IXRAEN - LIBĂNG (6.6-12.8.1982), chiến tranh của Ixraen được Mĩ ủng hộ xâm lược Libăng nhằm thay đổi chế độ chính trị ở nước này, tiêu diệt các đơn vị vũ trang, cơ quan lãnh đạo của Tổ chức giải phóng Palextin (PLO) và quân Xiri đóng trên lãnh thổ Libăng. Sau các cuộc xung đột (1978-82) giữa du kích Palextin và quân Ixraen, 6.6.1982 Ixraen bắt đầu mở chiến dịch “hòa bình ở Galilê” tiến công vào Libăng: đánh chiếm Tia, Haxbaida, Nabatidê thuộc Nam Libăng; tiến hành ném bom và bao vây khu vực phía tây Bâyrut, chiếm sân bay, gây thiệt hại nặng cho các đơn vị tăng thiết giáp và không quân Xiri. 12.8.1982 hai bên ngừng bắn. Chính phủ Libăng chấp nhận “kế hoạch Habip” của Mĩ, các đơn vị Palextin rút khỏi Bâyrut và Nam Libăng dưới sự kiểm soát của lực lượng ngăn cách đa quốc gia (Pháp, Mĩ, Italia), còn dân Palextin (500.000-600.000 người) ở lại trong các trại tị nạn. Quân Ixraen chiếm đóng Nam Libăng đến 6.1985.

        CHIẾN TRANH KHÍ TƯỢNG, chiến tranh sử dụng những biện pháp kĩ thuật để tác động vào khí quyển nhằm tạo ra những biến đổi khác thường về khí hậu, thời tiết (nhiệt độ, độ sương mù, hướng và tốc độ gió, bức xạ nhiệt, lượng nước, dòng chảy và lưu lượng các sông, suối...) nhằm gây khó khăn hoặc tổn thất cho đối phương, nhất là hoạt động QS.

        CHIẾN TRANH KHÔNG TUYÊN BỐ, chiến tranh xâm lược tiến hành bất ngờ, không áp dụng hình thức tuyên chiến, do CNĐQ và các thế lực phản động quốc tế phát động. Trong tk 20, do ràng buộc về chính trị, kinh tế, QS, ngoại giao và luật pháp quốc tế, phần lớn các cuộc chiến tranh đều không tuyên bố, được che giấu dưới danh nghĩa “bảo vệ lợi ích an ninh quốc gia”, “thực hiện sự trừng phạt” của LHQ, “thực hiện nghĩa vụ với liên minh”... Cuộc chiến tranh của Mĩ ở VN (1954-75) là một điển hình của CTKTB.

        CHIẾN TRANH KINH TẾ. hình thức đấu tranh đặc biệt trong chiến tranh, thông qua các công cụ và phương tiện kinh tế để phá hoại tiềm lực kinh tế" và tiềm lực kinh tế quân sự, cắt đứt khả năng tác chiến liên tục của đối phương, khiến đối phương lâm vào thế lúng túng, bị động và chịu thất bại về QS. CTKT thường dùng 4 công cụ chính: lương thực, năng lượng, tài chính, công nghệ. Trong chiến tranh hiện đại, CTKT được vận dụng rộng rãi. Các quốc gia luôn tìm kiếm biện pháp để nâng cao sức sống của nền kinh tế trong chiến tranh.

        CHIẾN TRANH LẠNH, chính sách thù địch của CNĐQ đứng đầu là đế quốc Mĩ chống LX và các nước XHCN, ngăn chặn ảnh hưởng của CNXH đối với thế giới thứ ba, do thủ tướng Anh Sơcsin đề xướng trong bài nói 5.3.1946 ở Phuntơn (Mĩ). Nội dung cơ bản: răn đe về QS; khống chế, bao vây, cấm vận; đẩy mạnh chạy đua vũ trang, thành lập các khối QS và liên minh QS, chuẩn bị bước vào chiến tranh... CTL đã làm cho tình hình thế giới luôn căng thảng và tạo nguy cơ chiến tranh. Sau khi LX và các nước XHCN Đông Âu sụp đổ, CNĐQ vẫn sử dụng những thủ đoạn của CTL để chống phá, tiến tới xóa bỏ hoàn toàn CNXH.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM