Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 04:38:12 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: C  (Đọc 15020 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #130 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2019, 11:44:30 am »


        CHIẾN LƯỢC ĐỐI ĐẦU TRỰC TIẾP. chiến lược quân sự toàn cầu của Mĩ dưới thời tổng thống Ri gân (1981-87) thay thế chiến lược ngăn đe thực tế nhằm giành ưu thế QS đế khôi phục vai trò lãnh đạo thế giới của Mĩ cuối tk 20 đầu tk 21. Nội dung chính: chủ trương đối đầu với LX ở quy mô toàn cầu và khu vực; tăng cường sức mạnh QS của Mĩ trong thập kỉ 80 và 90 (tk 20), trong đó coi trọng khôi phục sức mạnh của lục quân Mĩ (quân chủng bị thiệt hại nặng nhất trong chiến tranh VN), đổi mới không quân; giành lại quyền bá chủ đại dương; đổi mới vũ khí chiến lược (tên lửa đường dạn, máy bay ném bom chiến lược, tàu ngẩm nguyên tử); triển khai tên lửa tầm trung ở Tây Âu; thực hiện chương trình SDI. Để thực hiện CLĐĐTT, Mĩ ưu tiên phát triển lực lượng hạt nhân chiến lược, củng cố và tăng cường lực lượng thông thường nhằm nâng cao khả năng thực hiện các phương án tác chiến của LLVT từ đánh đòn hạt nhân hạn chế vào các mục tiêu riêng lẻ đến giáng đòn hạt nhàn ồ ạt vào các mục tiêu trên lãnh thổ LX và các nước XHCN khác; đồng thời sẵn sàng cùng với đồng minh tiến hành chiến tranh bằng vũ khí thông thường trên mọi chiến trường để giành thế giới (chủ yếu là thế giới thứ ba) với LX. CLĐĐTT thể hiện tham vọng bá quyền đầy mạo hiểm của CNĐQ Mĩ, đe dọa hòa bình và ổn định trên thế giới.

        CHIẾN LƯỢC LÀO HÓA CHIẾN TRANH nh CHIẾN LƯỢC CHIẾN TRANH ĐẶC BIỆT TĂNG CƯỜNG CỦA MĨ Ở LÀO

        CHIẾN LƯỢC NGĂN ĐE THỰC TẾ, chiến lược QS toàn cầu của Mĩ dưới thời tổng thống Nichxơn (1969-74), thay thế chiến lược phán ứng linh hoạt, nhằm điều chỉnh chiến lược QS cho phù hợp với thực tế khi Mĩ đang gặp khó khăn cả về QS, chính trị, kinh tế, tài chính... và so sánh lực lượng không có lợi cho Mĩ. Nội dung chủ yếu: thay thế “can thiệp QS vào bất cứ lúc nào, tại bất cứ nơi đâu” (thuộc chiến lược phản ứng linh hoạt) bằng chủ trương “phản úng có lựa chọn, có mức độ”, nhấn mạnh việc “chia sẻ trách nhiệm” của các nước đồng minh và thân Mĩ, thận trọng khi đua lực lượng chiến đấu trên bộ của Mĩ vào các cuộc can thiệp QS. Mĩ xác định: chiến tranh tổng lực hạt nhân do Mĩ đảm nhiệm; chiến tranh hạt nhân khu vực do Mĩ và những đồng minh có khả năng hạt nhân cùng chia sẻ trách nhiệm, trong đó Mĩ giữ vai trò chính yếu; chiến tranh thông thường khu vực do Mĩ và các đồng minh cùng đảm nhiệm; chiến tranh dưới mức khu vực hoặc chiến tranh cục bộ, chủ yếu do các nước sở tại trực tiếp đảm nhiệm, Mĩ giúp đỡ bằng viện trợ quân sự, viện trợ kinh tế, khi cần thiết và thích hợp có thể yểm trợ hậu cần, yểm trợ chiến đấu bằng không quân, hải quân và trong trường hợp thật đặc biệt, Mĩ sẽ yểm trợ bằng lực lượng chiến đấu trên bộ. Mĩ đã thử nghiệm CLNĐTT trong chiến tranh xâm lược VN bằng chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh, nhưng bị thất bại hoàn toàn.

        CHIẾN LƯỢC NGĂN PHÒNG (ngoại), phương thức tiến hành chiến tranh ở châu Âu tk 17-19, khi các nước có QĐ ít người. Nội dung: QĐ được bố trí dàn đều dọc biên giới quốc gia tiến hành tác chiến phòng ngự chống quân xâm lược, để phòng thủ đất nước. Với CLNP, hoạt động tác chiến chủ yếu dùng các đơn vị QĐ bố trí trong các pháo đài, dựa vào pháo đài để chống lại sự tiến công của đối phương, đồng thời dùng những bộ phận nhỏ lực lượng hoạt động trên các đường giao thông để ngăn chặn tiếp tế của đối phương. Để đối phó với CLNP, bên tiến công thường tập trung ưu thế lực lượng trên hướng lựa chọn, đập tan phòng ngự phân tán và tiến sâu vào lãnh thổ đối phương. Từ khi có QĐ đông người, vũ khí. trang bị được cải tiến nhiều nước đã bỏ CLNP, nhưng hình thức bố trí QĐ phân tán trong pháo đài vẫn được áp dụng cho đến đầu CTTG-I

        CHIẾN LƯỢC PHẢN ÚNG LINH HOẠT, chiến lược quân sự toàn cầu của Mĩ thay thế chiến lược trả đũa ồ ạt; do Tay Iơ đề xuất từ 1956, được Kennơđi chấp nhận áp dụng từ 1961. Nội dung chính: chuyển hướng chiến lược từ chuẩn bị chiến tranh tổng lực để uy hiếp và tiến công ồ ạt bằng vũ khí hạt nhân vào đối phương là chính, sang sẵn sàng “phản ứng lại mọi thách thức có thể có bằng sức mạnh” một cách linh hoạt để giành thắng lợi từ chiến tranh hạn chế với các cấp độ khác nhau đến chiến tranh tổng lực, phù hợp với thực tế tương quan lực lượng hạt nhân Mĩ và LX, đối phó với phong trào giải phóng dân tộc đang phát triển mạnh. Các biện pháp QS cơ bản: hoàn thiện khả năng “hủy diệt chắc chắn” và “được bảo vệ tốt” của lực lượng hạt nhân chiến lược, nòng cốt là tên lửa hạt nhân, làm “lá chắn” uy hiếp và chống lại đòn tiến công hạt nhân của đối phương và khống chế đồng minh; tập trung xây dựng và phát triển lực lượng thông thường làm “thanh kiếm” tiến công để tăng khả năng phản ứng linh hoạt của Mĩ và NATO chống lại các cuộc chiến tranh giải phóng, chiến tranh cách mạng; đẩy mạnh viện trợ kinh tế và QS cho các nước đồng minh và thân Mĩ để họ có thể tự chiến đấu trong những cuộc chiến tranh hạn chế và đàn áp phong trào CM tại chỗ. Trong thập kỉ 60 của tk 20, Mĩ đã thử nghiệm CLPƯLH ở VN bằng chiến lược chiến tranh đặc biệt, chiến lược chiến tranh cục bộ... nhưng đều thất bại. Đến đầu những năm 70, Mĩ buộc phải thay thế CLPƯLH bằng chiến lược ngăn đe thực tế.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #131 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2019, 11:45:40 am »


        CHIẾN LƯỢC PHI MĨ HÓA CHIẾN TRANH, chiến lược QS của Mĩ trong chiến tranh xâm lược VN (giai đoạn 1968- 69), sau khi chiến lược chiến tranh cục bộ (1965-68) bị thất bại, do Hội đồng an ninh quốc gia Mĩ đề xuất (cuối 3.1968), tổng thống Giônxơn chấp nhận và công bố (10.1968). Nội dung: chủ trương rút dần quân Mĩ về nước, tiếp tục cuộc chiến tranh bằng QĐ Sài Gòn, có sự chi viện của Mĩ. Biện pháp tiến hành: không đưa thêm quân Mĩ vào miền Nam VN, xây dựng QĐ Sài Gòn đủ sức đương đầu với QGPMN VN; chuyển từ bình định và tìm diệt sang quét và giữ đi đôi với tăng cường bình định* nông thôn; hạn chế ném bom miền Bắc VN từ vĩ tuyến 20 trở ra (đến 30.8.1968, phải ngừng hoàn toàn), đồng thời thăm dò tìm một giải pháp để Mĩ rút lui trong danh dự. CLPMHCT vừa thực thi bước đầu thì 1969 Nichxơn lên thay Giônxơn làm tổng thống đã chuyển sang thực hiện chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh.

        CHIẾN LƯỢC QUÂN SỰ, tổng thể phương châm, chính sách và mưu lược được hoạch định để nhằm ngăn ngừa và sẵn sàng tiến hành chiến tranh (xung đột vũ trang) thắng lợi; bộ phận hợp thành (quan trọng nhất), có tác dụng chủ đạo trong nghệ thuật quân sự. Lí luận CLQS nghiên cứu tính chất, quy luật của chiến tranh, phương thức tiến hành chiến tranh; nghiên cứu cơ sở lí luận chuẩn bị và tiến hành chiến tranh và tác chiến chiến lược, về thực tiễn, CLQS xác định mục tiêu nhiệm vụ chiến lược, xác định và tiến hành các biện pháp chuẩn bị chuyển đất nước, LLVT sang thời chiến, chuẩn bị chiến trường, chuẩn bị kinh tế và lực lượng toàn dân cho chiến tranh; lập kế hoạch hoạt động tác chiến chiến lược; tổ chức xây dựng, triển khai LLVT, chỉ đạo LLVT trong quá trình chiến tranh; nghiên cứu khả năng tiến hành chiến tranh và tác chiến chiến lược của đối phương. CLQS xuất phát từ đường lối chính trị, đường lối QS và có tác động trở lại các đường lối đó. CLQS liên hệ chặt chẽ với kinh tế, phụ thuộc vào trình độ phát triển sản xuất, khoa học và công nghệ, khả năng bảo đảm vật chất kĩ thuật cho LLVT và toàn bộ xã hội trong chiến tranh, đồng thời CLQS có ảnh hưởng trở lại đối với nền kinh tế. Những kết luận của CLQS về tính chất chiến tranh, về những yêu cầu của chiến tranh... được xem xét khi lập các kế hoạch phát triển kinh tế quốc phòng - an ninh của đất nước. CLQS chỉ đạo nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật, đồng thời dựa vào những nguyên lí của nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật để xem xét các vấn đề chiến lược. Trong quá trình đấu tranh vũ trang CLQS tính toán và sử dụng các khả năng chiến đấu của bộ đội, các kết quả tác chiến chiến dịch và chiến đấu để giải quyết các nhiệm vụ chiến lược. Từ thời nô lệ, trong các cuộc chiến tranh, nhiệm vụ của CLQS thường chỉ là chuẩn bị bộ đội. tổ chức các cuộc hành binh, xác định phương pháp thực hành các trận hội chiến quyết định vận mệnh của chiến tranh. Trong thời đại phong kiến, ở Tây Âu các nhà nước phong kiến thường tiến hành các cuộc chiến tranh giữa các phe phái. Suốt thời gian đó cho đến đầu tk 16 CLQS cũng như nghệ thuật QS nói chung, không phát triển. Từ nửa sau tk 16 sự hình thành các nhà nước tập quyền và việc trang bị rộng rãi các loại hỏa khí trong QĐ nhiều nước đã thúc đẩy sự phát triển của ngành QS trong đó có CLQS. Tk 18-19 CLQS phát triển mạnh, nhất là từ CM dân chủ tư sản Pháp 1789-94. Từ giữa tk 19 việc xây dựng đường sắt, phát minh ra điện thoại và điện báo. thay thế các hạm đội thuyền buồm bàng hạm đội tàu hơi nước, trang bị cho QĐ các hỏa khí nòng rãnh xoắn... đã làm tăng nhanh nhịp độ tập trung chiến lược, di chuyển nhanh các QĐ đông người, dẫn đến mở rộng quy mô tác chiến chiến lược, nâng cao vai trò của lực lượng dự bị và các thiết bị công trình trong giải quyết các nhiệm vụ chiến lược. Khi CNTB bước vào giai đoạn CNĐQ (cuối tk 19 đầu tk 20), tính chất chiến tranh và phương thức tiến hành chiến tranh có thay đổi lớn. Việc huy động tiềm lực mọi mặt của đất nước đã ảnh hưởng quyết định đối với sự phát triển của CLQS. CTTG-I (1914-18) và CTTG-II (1939-45) là những mốc lớn của sự phát triển CLQS quy mô lớn và cường độ cao của đấu tranh vũ trang đòi hỏi CLQS giải quyết nhiều vấn đề mới: tổ chức và chỉ huy những QĐ đông người, các đơn vị QĐ lớn như tập đoàn quân, phương diện quân xuất hiện, hoạt động QS diễn ra trên các chiến trường bao gồm nhiều lục địa và đại dương với những chiến dịch cấp phương diện quân (cụm tập đoàn quân) và trong CTTG-II là các chiến dịch cụm phương diện quân với thành phần 100-200 sư đoàn mỗi chiến dịch. CLQS đã giải quyết thành công nhiều vấn đề của chiến tranh lớn: xây dựng và huy động sức mạnh của hậu phương phục vụ chiến tranh, cơ động lực lượng chiến lược trên các chiến trường, xây dựng và sử dụng các lực lượng dự bị chiến lược, tạo bất ngờ chiến lược và đối phó với tiến công bất ngờ của kẻ xâm lược, kết hợp hoạt động tác chiến của QĐ chính quy với tác chiến của quân du kích ở vùng đối phương tạm chiếm, việc chỉ đạo chiến lược các LLVT nhiều triệu người tác chiến trên các mặt trận rộng lớn...
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #132 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2019, 11:45:57 am »

Thời kì sau CTTG-II, trang bị KTQS phát triển vượt bậc. Vũ khí tên lửa hạt nhân ra đời, các loại vũ khí, kĩ thuật khác được cải tiến... làm cho sức mạnh chiến đấu của LLVT tăng lên vượt bậc, dẫn đến những thay đổi căn bản trong quan niệm về tính chất của chiến tranh, về các phương thức tiến hành chiến tranh và hoạt động tác chiến. CLQS nhiều nước đã định hướng phát triển trên cơ sở quan niệm tiến hành chiến tranh hạt nhân, đồng thời thừa nhận khả năng tiến hành chiến tranh chỉ bằng vũ khí thông thường. CLQS nhiều nước quan niệm chiến tranh tương lai sẽ là chiến tranh lớn gồm nhiều nước tham gia, mà nội dung chiến lược của nó là cả một hệ thống phức tạp các chiến dịch và chiến dịch chiến lược diễn ra đồng thời và kế tiếp nhau trên nhiều lục địa và đại dương với LLVT nhiều triệu người tham gia; đồng thời vẫn có khả năng xảy ra các cuộc chiến tranh cục bộ hạn chế cả về mục đích chính trị, QS, cả tính chất và quy mô đấu tranh vũ trang. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, VN thường phải đương đầu với những kẻ thù xâm lược lớn mạnh. Trong các cuộc chiến tranh giải phóng và chiến tranh giữ nước ở tk 11, 13, 15, 18, 20, CLQS VN luôn luôn phải giải quyết vấn đề chống chọi với kẻ thù xâm lược lớn mạnh hơn mình nhiều lần. Trong đó CLQS VN phải giải quyết vấn đề quan trọng bậc nhất là xác định quyết tâm chiến lược: quyết đánh và quyết thắng quân giặc bằng các biện pháp chiến lược: cả nước một lòng, toàn dân đánh giặc (ở mức độ khác nhau trong từng thời kì lịch sử); tránh quyết chiến trong điều kiện không có lợi (thời Trần, Lê, Tây Sơn), cần thì rút lui chiến lược, chấp nhận cho địch vào chiều sâu đất nước đến mức độ cần thiết (thời Trần, Tây Sơn); thực hành chiến lược đánh lâu dài để chuyển yếu thành mạnh, từng bước đánh bại ý chí xâm lược của địch, giành thắng lợi từng bước (thời Lê); chủ động làm địch sa lầy trong thế trận chiến tranh nhân dân, làm suy yếu chúng. Tích cực, chủ động tiến công và phản công; vận dụng hai phương thức tác chiến là đánh tập trung lớn của QĐ và đánh nhỏ lẻ rộng khắp của toàn dân; đánh vào hậu cần quân giặc (“làm thanh dã”, triệt lương thảo giặc...); tiến công bằng binh địch vận, kết hợp đấu tranh vũ trang với đấu tranh ngoại giao (thời Lê, Lí, Trần, Tây Sơn). Trong tk 20, CLQS VN đã kế thừa những tinh hoa trong nghệ thuật đánh giặc của dân tộc, phát triển lên đỉnh cao nghệ thuật đó, góp phần đánh bại chiến tranh xâm lược của Pháp và Mĩ. Khác các thời đại trước, CLQS VN đã triệt để lợi dụng được thế mạnh đang lên của trào lưu CM XHCN, kết hợp sức mạnh của dân tộc, với sự chi viện to lớn của các nước XHCN và nhân dân tiến bộ toàn thế giới, chỉ đạo chiến tranh đúng, đã đánh bại kẻ thù xâm lược. CLQS VN đã tận dụng nhân tố chính nghĩa, giải quyết thành công vấn đề toàn dân đánh giặc, huy động đến mức cao nhất lực lượng toàn dân kết hợp với LLVT ba thứ quân tạo thành lực lượng đông đảo đánh giặc trên khắp đất nước lấy nhỏ thắng lớn, phát huy mọi trang bị có trong tay, đánh thắng kẻ địch có trang bị hiện đại hơn và có số lượng hơn ta gấp nhiều lần; kết hợp khởi nghĩa của quần chúng với chiến tranh CM, nổi dậy và tiến công, tiến công và nổi dậy, đi đến tổng tiến công nổi dậy đánh bại kẻ thù; trong đấu tranh vũ trang, thực hành đồng thời hai phương pháp tác chiến chiến lược: tác chiến của binh đoàn chủ lực và tác chiến của LLVT địa phương, kết hợp đánh nhỏ, đánh vừa, đánh lớn; dùng mưu kế, tạo thời cơ, phát huy cao nhất khả năng của thế kết hợp với lực, tạo sức mạnh lớn để thắng giặc, mặt khác, hạn chế tối đa hiệu lực của trang bị kĩ thuật hiện đại của QĐ địch: kết hợp đấu tranh QS với đấu tranh chính trị, địch vận, ngoại giao, đánh lui địch từng bước, đánh bại từng phần, tiến tới đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của chúng. CLQS VN coi tiến công là loại tác chiến chiến lược cơ bản, chỉ có tiến công kiên quyết và tích cực mới giành được thắng lợi trong chiến tranh, nhưng vẫn phải tác chiến phòng ngự khi chưa có điều kiện tiến công để tiêu hao lực lượng đối phương, tạo thế, tạo thời cơ để phản công và tiến công đánh bại quân xâm lược. Hiện nay trong cuộc đấu tranh giữ vững hòa bình, ổn định, tạo điều kiện để xây dựng thành công CNXH, trên đất nước ta tồn tại khả năng xảy ra các tình huống diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ, can thiệp vũ trang, lấn chiếm lãnh thổ và chiến tranh xâm lược các quy mô chống CHXHCN VN. Nếu chiến tranh lớn xảy ra thì điều kiện cơ bản của cuộc chiến tranh đó vẫn là VN là nước nhỏ đánh lại kẻ thù xâm lược lớn hơn mình nhiều lần. Phải vận dụng sáng tạo kinh nghiệm quý báu của các cuộc chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc và chiến tranh giải phóng trước dây, đồng thời giải quyết sáng tạo những vấn đề mới của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc VN XHCN, nhằm ngăn ngừa và sẵn sàng đánh thắng mọi hành động bạo loạn lật đổ, xung đột vũ trang và chiến tranh xâm lược của các thế lực thù địch trong tình hình mới.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #133 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2019, 11:46:43 am »


        CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA, chiến lược xây dựng và bảo vệ đất nước trong một thời kì nhất định; thuộc chiến lược tổng hợp, có vai trò chỉ đạo đối với các chiến lược chuyên ngành. CLQG có quan hệ đến vận mệnh đất nước, do các cơ quan lãnh đạo và quyền lực nhà nước cao nhất hoạch định, điều hành, có giá trị pháp lệnh. Ở VN, đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 7 ĐCS VN (6.1991) đã đề ra “chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000”, cùng với các chiến lược khác: quốc phòng - an ninh - đối ngoại... hợp thành CLQG của VN trong thời kì quá độ lên CNXH nhằm đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh.

        CHIẾN LƯỢC QUỐC PHÒNG, chiến lược phòng thủ quốc gia trong từng thời kì bằng sức mạnh tổng hợp với sức mạnh quân sự là đặc trưng và sức mạnh của QĐ làm nòng cốt, kết hợp QS với chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học... và đối ngoại, bảo đảm ngăn chận và đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, đánh bại mọi âm mưu và hành động phá hoại, lấn chiếm, khuất phục, lật đổ của các thế lực thù địch trong hòa bình, giữ vững hòa bình, ổn định, tạo môi trường thuận lợi cho đất nước phát triển vững chắc về mọi mặt và sẵn sàng đánh thắng chiến tranh xâm lược mọi quy mó. CLQP tối ưu là chiến lược giữ nước mà không phải tiến hành chiến tranh, là chiến lược giải quyết hợp lí nhất quan hệ giữa quốc phòng với kinh tế và các mặt xây dựng khác. CLQP lấy chiến lược quân sự làm nòng cốt, nhằm tạo ra sức mạnh QS, sức mạnh của QĐ (LLVT) phù hợp  trong thời bình và đáp ứng yêu cầu mở rộng trong thời chiến, trên cơ sở quy tụ được sức mạnh xây dựng và bảo vệ tổ quốc của các ngành, của toàn bộ chế độ kinh tế - xã hội - chính trị. Mục tiêu hàng đầu của CLQP là giữ gìn hòa bình, ổn định, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của đất nước và mục tiêu rất quan trọng là sẵn sàng đánh bại mọi âm mưu, thủ đoạn xâm lược và lật đổ của giặc ngoài, thù trong. Một nội dung quan trọng của CLQP là quản lí nhà nước về quốc phòng, thực hiện đầy đủ chủ quyền quốc gia trên toàn lãnh thổ quốc gia. Mỗi quốc gia phải căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của đất nước để có CLQP thích hợp. Ở VN. CLQP gắn bó hữu cơ với chiến lược báo vệ an ninh quốc gia. trên cơ sở quán triệt quan điểm quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân, kết hợp xây dựng kinh tế với củng cố quốc phòng và mở rộng quan hệ đối ngoại, nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp và những hoàn cảnh, điều kiện, môi trường thuận lợi bảo vệ và xây dựng tổ quốc VN XHCN.

        CHIẾN LƯỢC TOÀN CẦU, chiến lược của một nước hoặc một tổ chức quốc tế để giải quyết những vấn đề có quan hệ đến toàn thế giới, chi phối các chiến lược từng khu vực, trong từng thời kì nhằm những mục đích nhất định. Hoạch định CLTC thường là những nước lớn, nước có sức mạnh về kinh tế, chính trị, QS (hoặc một trong các lĩnh vực đó) tự thấy mình có nhu cầu và khả năng chi phối cục diện thế giới, trực tiếp tác động tới các quốc gia, các khu vực theo những mục tiêu, ý đồ nhất định. CLTC không cố định mà vận động theo sự phát triển nội tình của mỗi nước và cục diện thế giới.

        CHIẾN LƯỢC TỔNG HỘI CHIẾN (ngoại), phương pháp tiến hành chiến tranh ở châu Âu tk 18-19, theo đó người ta kết thúc chiến tranh bằng một hoặc một số trận tổng hội chiến (xt trận hội chiến). Napôlêông I là người tích cực nhất sử dụng CLTHC. Trong chiến tranh Pháp - Nga (1812), thống soái Nga Cutudôp đã chống lại CLTHC của Napôlêông I bằng một chiến lược linh hoạt hơn, trong đó có kết hợp CLTHC với nhiều hình thức tác chiến. Mặc dù bị thất bại nặng nề, Napôlêông I vẫn tin vào CLTHC. Nửa đầu tk 19, nhiều nước không nhận thấy những phát triển mới của nghệ thuật QS thời đại QĐ đông người, vẫn dựa vào kinh nghiệm các cuộc chiến tranh do Napôlêông tiến hành, tiếp tục theo đuổi CLTHC. Trong số các nhà chiến lược và lí luận QS theo quan điểm đó, có Giôminiu và Claodơvit. Cùng với sự phát triển của QĐ đông người, trong chiến tranh đã có những điều kiện và khả năng mới để phát triển và tăng cường lực lượng, CLTHC mất dẩn tác dụng. Sau chiến tranh Pháp - Nga 1812. Claodơvit vẫn kiên trì thực hiện tư tưởng tiêu diệt nhanh đối phương bằng một đòn trí mạng của toàn bộ lực lượng, tiếp tục luận chứng cho CLTHC. Những tư tưởng và quan điểm đó đã được đế quốc Đức sử dụng để để ra lí luận chiến tranh chớp nhoáng.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #134 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2019, 11:47:31 am »


        CHIẾN LƯỢC TRẢ ĐŨA Ồ ẠT, chiến lược quân sự toàn cầu đi đôi với chính sách ngoại giao bên miệng hố chiến tranh của Mĩ dưới thời tổng thống Aixenhao (1953-60), dựa vào ưu thế về vũ khí hạt nhân và không quân chiến lược, đe dọa đánh thẳng vào LX và các nước XHCN, nếu xảy ra chiến tranh CM ở bất cứ nơi nào trên thế giới (vì Mĩ coi đó là nguồn gốc tạo ra các cuộc chiến tranh CM). Nội dung chủ yếu: tăng cường chuẩn bị chiến tranh tổng lực, lấy vũ khí hạt nhân và không quân chiến lược làm cơ sở để tiến hành một cuộc chiến tranh chớp nhoáng, ồ ạt, không hạn chế vào những địa điểm và thời gian do Mĩ lựa chọn; dựa vào lực lượng các nước đồng minh và chư hầu để bao vây sát biên giới các nước XHCN và đàn áp phong trào CM ở các khu vực. đưa quân Mĩ đến lập căn cứ trên vành đai ấy để hỗ trợ lúc thường và khi cần thiết sẽ trực tiếp chi viện cho các nước đó, (chủ yếu bằng không quân, hải quân). Để thực hiện, Mĩ đã dốc sức tăng cường lực lượng không quân chiến lược và tên lửa hạt nhân; phát triển hệ thống vành đai (với hơn 2.000 căn cứ QS Mĩ quanh các nước XHCN, duy trì 35% tổng quân sổ Mĩ ở nước ngoài); mở rộng và phát triển các khối QS, liên minh QS khu vực (mở rộng NATO, lập SEATO...) và song phương (với hơn 40 nước); đẩy mạnh viện trợ kinh tế và QS cho các nước đồng minh và chư hầu để họ có đủ sức đàn áp phong trào CM tại chỗ. Đến 1961, do không ngăn chặn được sự phát triển của phong trào CM thế giới, nhất là phong trào giải phóng dân tộc, đồng thời bị mất ưu thể chiến lược do sự lớn mạnh của tiềm lực hạt nhân và tên lửa chiến lược của LX, Mĩ buộc phải thay CLTĐÔA bằng chiến lược phản ứng linh hoạt.

        CHIẾN LƯỢC VIỆT NAM HÓA CHIẾN TRANH, chiến lược QS của Mĩ trong chiến tranh xâm lược VN (giai đoạn 1969-75) do tổng thống Nichxơn đề xướng; chủ trương chuyển gánh nặng chiến tranh VN cho QĐ Sài Gòn để quân Mĩ rút hết về nước; sự phát triển của chiến lược phi Mĩ hóa chiến tranh bằng kế hoạch, biện pháp đầy đủ và mạnh mẽ hơn. Vẫn tiếp tục thực hiện ba biện pháp chiến lược cũ (bình định, tìm diệt, phong tỏa biên giới) nhưng với tên gọi mới (chiến tranh giành dân. chiến tranh hủy diệt, chiến tranh bóp nghẹt) và nâng cao cường độ hoạt động, kết hợp với hoạt động ngoại giao để kìm chế sự giúp đỡ của LX và TQ đối với VN. Kế hoạch được triển khai theo ba bước. Bước 1, xây dựng QĐ Sài Gòn thành một QĐ chính quy, hiện đại đủ sức thay thế lực lượng chiến đấu trên bộ để rút dần quân Mĩ về nước; đẩy mạnh bình định* để khôi phục “an ninh lãnh thổ” trên phần lớn nông thôn miền Nam. Bước 2, chuyển giao nhiệm vụ chiến đấu trên không cho QĐ Sài Gòn và tiếp tục củng cố để đủ sức đảm nhiệm chiến đấu khi quân Mĩ rút hết. Bước 3, Mĩ hoàn thành việc rút quân (dự tính vào năm 1972) khi chính quyền và QĐ Sài Gòn đã đứng vững, lực lượng CM miền Nam bị đẩy lùi. Chiến lược VNHCT đã gây nhiều khó khăn cho cuộc kháng chiến của nhân dân VN, nhưng bằng những đòn tiến công chiến lược trong 1972 ở miền Nam và đánh bại chiến dịch tập kích đường không bằng máy bay chiến lược B-52 ở miền Bắc, quân và dân VN đã gây tổn thất nặng nề cho Mĩ và QĐ Sài Gòn, buộc Mĩ phải kí hiệp định Pari 1973 về Việt Nam. Sau khi Mĩ rút hết quân, chính quyền và QĐ Sài Gòn không đương đầu nổi với CM miền Nam, đã bị thất bại hoàn toàn trước cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 của nhân dân VN.

        CHIẾN SĨ*, gọi chung quân nhân không đảm nhiệm các chức vụ chỉ huy quản lí.

        CHIẾN SĨ** (Ecuyn Bôsê; Đ. Erwin Borchers; 1900-85). người Đức, quân nhân trong QĐND VN (1947-55). Sinh tại Xtraxbua (Strasbourg, Pháp, 1871-1919 thuộc Đức), đv ĐCS VN (1944). Tham gia/phong trào dân chủ chống phát xít ở Beclin. 1933 trốn sang Pháp, 1940 vào lính lê dương. 9.1941 bị điều sang Đông Dương. Cùng Ecnet Phrây (Nguyễn Dân) và một số người khác lập nhóm binh sĩ chống phát xít và tiểu tổ cộng sản trong Tiểu đoàn 3, Trung đoàn lê dương 5 (5èREl) tại Việt Trì (Phú Thọ). 1944 được gặp Trường Chinh tại một địa điểm bí mật ở Hà Nội, sau đó hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Trường Chinh, gia nhập ĐCS Đông Dương. 12.1944 tham dự cuộc gặp giữa các nhà lãnh đạo Việt Minh với nhóm đại diện ĐXH Pháp ở Đông Dương và một số sĩ quan Pháp. Khi Nhật đảo chính Pháp (9.3.1945), bị Nhật giam giữ ở Xuân Mai. 9.1945 được trao trả cho Pháp, sau đó cùng những người trong nhóm trốn sang hàng ngũ Việt Minh, lấy tên Việt Nam là CS, làm biên tập viên tiếng Đức và tiếng Pháp của Đài phát thanh Tiếng nói VN, biên tập viên báo “La Republique” (Cộng hòa) sau đổi thành “Le Peuple” (Nhân dân). 1947 vào QĐND VN làm công tác binh vận, chủ bút báo “Waffenbruder” (Bạn chiến đấu). 1.1950 đọc tham luận về công tác địch vận tại Hội nghị toàn quốc lần thứ ba của ĐCS Đông Dương. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, tham gia công tác địch vận, gọi hàng 123 lính lê dương Áo và Đức. 1955 công tác tại Bộ văn hóa. 1957 phóng viên thường trú TTX ADN (CHDC Đức) tại Hà Nội. 1966 trở về Đức.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #135 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2019, 11:49:20 am »


        CHIẾN SĨ NUÔI QUÂN X. CẤP DƯỠNG (nghĩa 2)

        CHIẾN SĨ NUÔI QUÂN GIỎI - QUẢN LÍ TỐT, danh hiệu vinh dự tặng cho những chiến sĩ nuôi quân (nấu ăn, chế biến, phục vụ bếp ăn, quản lí, bếp trường) lập thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua “nuôi quân giỏi, quản lí tốt” ở các đơn vị cơ sở trong toàn quân. CSNQG-QLT do tập thể quân nhân bình chọn sau khi kết thúc một nhiệm vụ hoặc tổng kết thi đua hàng năm, được cấp trên xét, công nhận theo quy định của ngành quân nhu. Người được công nhận CSNQG-QLT được cấp giấy chứng nhận do thủ trưởng đơn vị từ cấp trung đoàn trở lên kí.

        CHIẾN SĨ QUYẾT THẮNG, danh hiệu vinh dự tặng cho những người đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua xuất sắc nhất trong phong trào thi đua quyết thắng, tiêu biểu cho tinh thần quyết chiến, quyết thắng của QĐND VN (được đặt ra 5.1966 trong phong trào thi đua "lập công đánh thắng giặc Mĩ xâm lược”). Do tập thể quân nhân ở đơn vị cơ sở bình chọn trong số những người đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua vào dịp tổng kết hàng năm để đề nghị cấp trên xét, công nhận theo quy định của Điều lệnh quân lí bộ đội (1991). Người được tặng danh hiệu CSQT được cấp huy hiệu CSQT và giấy chứng nhận. Từ 1999 không còn danh hiệu CSQT (căn cứ nghị định số 56/1998/NĐ-CP ngày 30.7.1998 của thủ tướng chính phủ nước CHXHCN VN và Luật thi đua khen thưởng).

        CHIẾN SĨ THI ĐUA, danh hiệu vinh dự tặng cho cá nhân lập thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua từ cơ sở đến toàn quốc (đặt ra theo nghị quyết 104/CP ngày 18.7.1963 và Luật thi đua khen thưởng). Trong QĐND VN, danh hiệu CSTĐ được tặng cho những cán bộ, chiến sĩ, cổng nhân, viên chức quốc phòng có thành tích xuất sắc trong chiến đấu, học tập và công tác, gương mẫu về đạo đức tác phong, tiêu biểu cho phong trào thi đua của đơn vị cơ sở. Do tập thể quân nhân bình chọn sau khi kết thúc một nhiệm vụ hoặc tổng kết thi đua hàng năm, cấp trên xét, công nhận theo quy định của Điều lệnh quản lí bộ đội (1991). Người được tặng danh hiệu CSTĐ được cấp huy hiệu CSTĐ và giấy chứng nhận. Người đat danh hiéu CSTĐ xuất sắc nhất có thể được bình chon chiến sĩ quyết thắng. Từ 1999, trong QĐND VN danh hiệu CSTĐ có: CSTĐ cấp cơ sở, CSTĐ cấp trực thuộc BQP, CSTĐ toàn quân và CSTĐ toàn quốc. CSTĐ mỗi cấp có tiêu chuẩn được quy định trong thông tư số 2377/1999/TT-BQP ngày 20.8.1999 của bộ trưởng BQP.

        CHIẾN SĨ VỆ SINH, chức danh kiêm nhiệm ở cấp đại đội được huấn luyện một số vấn đề thường thức về quân y để giúp đỡ hoặc thay thế y tá trong việc tuyên truyền và duy trì nếp sống vệ sinh khoa học, cấp cứu đầu tiên cho thương binh, CSVS được tổ chức trong QĐND VN từ chiến dịch Trần Hưng Đạo (25.12.1950 18.1.1951).

        “CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN”, hành khúc của nhạc sĩ Đỗ Nhuận sáng tác 8.5.1954, chào mừng chiến dịch Điện Biên Phủ (13.3-7.5.1954) toàn thắng; một trong những ca khúc của nhạc sĩ viết về chiến dịch này (cùng với “Hành quân xa”, ‘Trên đồi Him Lam”). Bàng âm điệu dân ca, được nâng lên thành quân ca. “CTĐB” ca ngợi khí thế hào hùng và niềm vui đại thắng của quân và dân VN. Một trong những bài hát truyền thống của QĐND VN, được sử dụng làm nhạc hiệu Đài tiếng nói VN từ 7.1954.

Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #136 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2019, 11:52:15 am »


        CHIẾN THUẬT, lí luận và thực tiễn về chuẩn bị và thực hành trận chiến đấu của phân đội, binh đội và binh đoàn của LLVT; bộ phận hợp thành của nghệ thuật QS. Lí luận CT nghiên cứu tính chất, quy luật và nội dung trận chiến đấu; chức năng, nhiệm vụ và khả năng chiến đấu của phân đội, binh đội, binh đoàn; đề ra nguyên tắc, phương pháp chuẩn bị và thực hành trận chiến đấu. Thực tiễn CT bao gồm mọi hoạt động của người chỉ huy, cơ quan và bộ đội về chuẩn bị và thực hành trận chiến đấu; quán triệt nhiệm vụ đánh giá tình hình; hạ quyết tâm: lập kế hoạch: giao nhiệm vụ và tổ chức hiệp đồng; chuẩn bị và thực hành trận chiến đấu; chỉ huy bộ đội; bảo đảm các mặt cho trận chiến đấu... CT có mối quan hệ biện chứng với chiến lược quân sự và nghệ thuật chiến dịch và chịu sự chỉ đạo của hai bộ phận này, đồng thời sự phát triển của CT lại có tác dụng góp phần thúc đẩy sự phát triển của nghệ thuật chiến dịch và chiến lược QS. Tuỳ thuộc vào sự phát triển của nghệ thuật QS và cơ cấu tổ chức của LLVT mỗi nước, CT được phân thành: CT binh chủng hợp thành (CT chung), CT quân chủng (CT lục quân, CT không quân, CT hài quân, CT phòng không...), CT binh chủng và CT bộ đội chuyên môn. CT hình thành cùng với sự ra đời của LLVT và phát triển trên cơ sở đổi mới chất lượng bộ đội và trang bị kĩ thuật. Từ tk 6 và 5tcn đến đầu tk 20 sự phát triển của CT thực chất là phản ánh sự phát triển của lục quân và hải quân. Sau đó, với sự xuất hiện của quân chủng phòng không không quân, các binh chủng và bộ đội chuyên môn, lại xuất hiện CT của chúng. Ở VN, CT có những tiền đề từ thời kì dựng nước và giữ nước, có quá trình phát triển qua các giai đoạn, nhất là qua các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ tổ quốc. Nó phản ánh những đặc trưng của nghệ thuật QS VN qua các thời đại. Từ đầu, cùng với sự xuất hiện của quân bộ và quân thủy là sự ra đời CT bộ binh và CT thủy binh, nghiên cứu các cách đánh, trong tiến công: kì tập (tập kích...), mai phục (phục kích), công thành, đánh vận động...; trong phòng ngự: phòng ngự thành luỹ (thành cổ Loa thời An Dương Vương, thành Đa Bang ở Sơn Tây, thành Nhà Hồ ở Thanh Hóa, Luỹ Thày trên Đèo Ngang...); trong phòng ngự phòng tuyến (tuyến phòng ngự trên sông Như Nguyệt thời Lí). Từ tk 10 hình thành CT thủy binh (trong các trận thủy chiến trên sông Bạch Đằng thời Ngô Quyền, Lê Hoàn, Trần Hưng Đạo...). Đến tk 18, các binh chủng mới được xây dựng như tượng binh, hỏa pháo... và cũng từng bước hình thành CT của chúng. Từ lâu ở VN đã từng bước hình thành CT của quân chủ lực (quân triều đình) và CT quân địa phương và dân binh (CT du kích). Trong KCCP, CT nghiên cứu và hoàn thiện các cách đánh; nong tiến công: phục kích, tập kích, đánh vận động, vây lấn, tiến công trận địa, đánh địch trong công sự vững chắc kiểu cứ điểm, cụm cứ điểm và tập đoàn cứ điểm, đánh giao thông, đánh kho tàng, hậu cứ...; trong phòng ngự: phòng ngự trận địa, phòng ngự dã chiến... CT binh chủng và bộ đội chuyên môn cũng từng bước được hình thành. Trong KCCM, CT có bước phát triển mới, hoàn thiện CT binh chủng hợp thành, ra đời CT không quân, CT hải quân và CT phòng không. Ngày nay, CT VN ngày càng được hoàn thiện, phát triển theo yêu cầu của tác chiến trong chiến tranh báo vệ tổ quốc.

        CHIẾN THUẬT BIÊN PHÒNG, lí luận và thực tiền về chuẩn bị và thực hành chiến đấu của bộ đội biên phòng trong quản lí bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia. Lí luận CTBP nghiên cứu tính chất, quy luật, nội dung trận chiến đấu, đối tượng, chức năng, nhiệm vụ, khả năng chiến đấu, các biện pháp nghiệp vụ và các hình thức tác chiến đề ra nguyên tắc, phương pháp chuẩn bị và thực hành chiến đấu phù hợp với địa bàn tác chiến và nhiệm vụ, khả năng chiến đấu của bộ đội biên phòng. Thực tiễn CTBP bao gồm mọi hoạt động của người chỉ huy, cơ quan, đơn vị để chuẩn bị và thực hành chiến đấu: nắm, đánh giá tình hình, hạ quyết tâm, lập kế hoạch, giao nhiệm vụ và tổ chức hiệp đồng, chỉ huy bộ đội, bảo đảm các mặt cho chiến đấu. CTBP vận dụng các hình thức tác chiến kết hợp chặt chẽ với các biện pháp nghiệp vụ, trong đó biện pháp vũ trang là chủ yếu để phát hiện, đánh bắt, tiêu diệt địch góp phần quản lí bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới quốc gia. Đối tượng của CTBP gồm: chiến đấu chống gián điệp tình báo, phỉ, các tổ chức phản động, LLVT địch và các tội phạm hoạt động công khai hoặc bí mật. Bộ đội biên phòng thường vận dụng các hình thức và thủ đoạn: chiến đấu bảo vệ đồn (phòng ngự), đánh quần lộn, tập kích, phục kích, bao vây, ngăn chặn, truy lùng, bắn máy bay bay thấp...
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #137 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2019, 11:53:27 am »


        CHIẾN THUẬT BINH CHỦNG, lí luận và thực tiễn về chuẩn bị và thực hành trận chiến đấu của phân đội (binh đội), binh đoàn thuộc binh chủng; bộ phận hợp thành của chiến thuật quân chủng. Lí luận CTBC nghiên cứu tính chất, quy luật và nội dung trận chiến đấu của binh chủng; vai trò vị trí, nhiệm vụ và khả năng chiến đấu của phân đội (binh đội) binh đoàn; đề ra nguyên tắc, phương pháp chuẩn bị và thực hành trận chiến đấu độc lập của binh chủng, hoạt động tác chiến của đơn vị thuộc binh chủng trong trận chiến đấu hiệp đồng của quân chùng cũng như trong trận chiến đấu binh Chủng hợp thành. Thực tiễn CTBC bao gồm mọi hoạt động của người chỉ huy, cơ quan và bộ đội binh chủng về chuẩn bị và thực hành trận chiến đấu (hoạt động chiến đấu) (x. chiến thuật). CTBC có quan hệ biện chứng và chịu sự chỉ đạo  của chiến thuật quân chủng và chiến thuật binh chủng hợp thành.

        CHIẾN THUẬT BINH CHỦNG HỢP THÀNH, lí luận và thực tiễn về chuẩn bị và thực hành trận chiến đấu binh chủng hợp thành. Lí luận CTBCHT nghiên cứu tính chất, quy luật và nội dung trận chiến đấu binh chủng hợp thành; đề ra nguyên tắc, phương pháp chuẩn bị và thực hành trận chiến đấu đó; xấc định vai trò, vị trí, nhiệm vụ và khả năng chiến đấu của phân đội, binh đội, binh đoàn, binh chủng hợp thành. Thực tiễn CTBCHT bao gồm mọi hoạt động của người chỉ huy, cơ quan và bộ đội để chuẩn bị và thực hành trận chiến đấu binh chúng hợp thành.

        CHIẾN THUẬT CÔNG BINH, lí luận và thực tiễn về chuẩn bị và thực hành nhiệm vụ chuyên môn do các phân đội, binh đội công binh tiến hành trong tác chiến; một bộ phận của
chiến thuật binh chúng hợp thành, về lí luận, CTCB nghiên cứu quy luật, đề ra nguyên tắc, phương pháp chuẩn bị và thực hành nhiệm vụ chuyên môn, cách sử dụng lực lượng, kĩ thuật công binh trong tác chiến, về thực tiễn, CTCB bao gồm mọi hoạt động của người chỉ huy (chủ nhiệm công binh), các cơ quan và các đơn vị công binh trong việc chuẩn bị và thực hành bảo đảm công binh trong tác chiến, như: lập kế hoạch, tổ chức hiệp đồng, chỉ huy và thực hành làm công trình, tiến hành bảo đảm kĩ thuật, bảo đảm hậu cần, chuẩn bị và thực hành các hoạt động tác chiến bằng kĩ thuật và trang bị công trình.

        "CHIẾN THUẬT DU KÍCH”, tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc viết về QS, trình bày ngắn gọn, chi tiết những vấn đề cần biết, cần làm trong thực hành chiến tranh du kích, Tổng bộ Việt Minh xuất bản 5.1944. Gồm 13 chương: du kích là gì, tổ chức đội du kích, nguyên tắc của cách đánh du kích, cách tiến công truy kích, phục kích, cách phòng ngự, cách đánh đuổi giặc, cách rút lui, phá hoại, thông tin liên lạc, hành quân, đóng quân, căn cứ địa. “CTDK” trở thành một trong những tác phẩm QS đầu tiên của CMVN dưới sự lãnh đạo của ĐCS Đông Dương; kế thừa, phát triển nghệ thuật QS và truyền thống đánh giặc cứu nước của dân tộc VN và những kinh nghiệm đánh du kích của các dân tộc khác; được sử dụng để huấn luyện QS cho cán bộ và quần chúng CM trong cao trào kháng Nhật cứu nước, tiến tới tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945. Cg “cách đánh du kích”.

        CHIẾN THUẬT DU KÍCH, lí luận và thực tiễn về chuẩn bị và thực hành trận chiến đấu của LLVT nhân dân địa phương (chủ yếu là du kích) dựa trên tư tưởng chỉ đạo lấy ít địch nhiều, lấy yếu đánh mạnh, bộ phận hợp thành nghệ thuật QS độc đáo VN. Nguyên tắc cơ bản của CTDK: giữ quyền chủ động tiến công, cơ động linh hoạt, bí mật bất ngờ, đánh nhanh, rút nhanh, có kế hoạch thích hợp, chu đáo. Mục đích: tiêu hao, tiêu diệt từng lực lượng nhỏ, góp phần kìm giữ, phân tán lực lượng địch. CTDK thường vận dụng nhiều hình thức chiến thuật và thủ đoạn chiến đấu như: tập kích, phục kích, độn thổ, độn thủy... Trong KCCP và KCCM, nhân dân VN đã sử dụng CTDK với mọi thứ vũ khí có trong tay, đánh địch trên khắp các chiến trường, độc lập hoặc phối hợp tác chiến với các lực lượng khác, góp phần thắng lợi trong nhiều trận chiến đấu.

        CHIẾN THUẬT ĐẶC CÔNG, lí luận và thực tiễn về chuẩn bị và thực hành trận chiến đấu đặc công. Đặc điểm (cốt lõi) của CTĐC là nghiên cứu và tiến hành ưận chiến đấu tiến công của đặc công bằng lực lượng rất ít (có khi ít hơn hàng trăm lần so với đối phương) nhưng tạo được thế lợi đánh địch, đạt hiệu suất chiến đấu cao. CTĐC có nguồn gốc trong các cuộc kháng chiến của dân tộc VN chống xâm lược. Trong kháng chiến chống quân Lương (545-550), Triệu Quang Phục dùng lực lượng nhỏ đêm đêm đánh vào doanh trại quân Lương, gây cho chúng nhiều thiệt hại. Trong kháng chiến thời Trần chống quân Nguyên - Mông (tkl3) theo tư tưởng chỉ đạo của Trần Quốc Tuấn “liều đánh trên thuyền không bằng ngầm đâm dưới thuyền; cản phá quân địch không bằng phá thuyền địch”, Yết Kiêu đã dùng lực lượng nhỏ bí mật đánh đắm thuyền địch. Trong kháng chiến thời Lê chống quân Minh, Trần Nguyên Hãn với 200 quân đã diệt thành Tam Giang (Việt Trì, 1410). Trong KCCP thời Nguyễn (1858- 84), bằng trận kì tập nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu Experantô của quân Pháp trên sông Nhật Tảo (12.1861). Trong KCCP (1945-54), ở Nam Bộ và Liên khu 5, nhiều đơn vị đặc công được xây dựng, CTĐC có bước phát triển mới, tiêu biểu là trận tiêu diệt tháp canh cầu Bà Kiểu ở Nam Bộ (19.3.1948). Trong KCCM, cùng với sự ra đời của binh chủng đặc công, CTĐC ngày càng được phát triển mạnh, đã góp phần quan trọng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến. Ngày nay trong công cuộc bảo vệ tổ quốc VN, CTĐC đang được nghiên cứu và hoàn thiện.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #138 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2019, 11:55:03 am »


        CHIẾN THUẬT HẢI QUÂN, lí luận và thực tiễn về chuẩn bị và thực hành trận chiến đấu hải quân. Gồm chiến thuật của các binh chủng tàu ngầm, tàu mặt nước, máy bay hải quân, pháo và tên lửa bờ biển; hải quân đánh bộ và đặc công hải quân. Về lí luận. CTHQ nghiên cứu các quy luật, tính chất đặc trưng và nội dung của trận chiến đấu trên biển; chức năng, nhiệm vụ, khả năng chiến đấu của các phân đội, binh đội, binh đoàn hải quân; đề ra nguyên tắc. phương pháp chuẩn bị và thực hành trận chiến đấu. về thực tiễn CTHQ bao gồm hoạt động của người chỉ huy, cơ quan tham mưu và các lực lượng trong việc chuẩn bị và thực hành trận chiến đấu.

        CHIẾN THUẬT HÓA HỌC, lí luận và thực tiễn về cách thức chuẩn bị và thực hành nhiệm vụ chuyên môn của phân đội hóa học trong tác chiến; bộ phận của chiến thuật binh chủng hợp thành, về lí luận, CTHH gồm; nguyên tắc, phương pháp tiến hành, cách sử dụng lực lượng hóa học đê thực hành nhiệm vụ chuyên môn bảo đảm phòng hóa cho bộ đội và nhân dân. Về thực tiễn, CTHH là mọi hoạt động của người chỉ huy, cơ quan và đơn vị hóa học. CTHH có: chiến thuật trinh sát phóng xạ hóa học, chiến thuật tiêu tẩy, chiến thuật khói, lửa.

        CHIẾN THUẬT KHÔNG QUÂN, lí luận và thực tiễn về chuẩn bị và thực hành trận chiến đấu độc lập, cũng như trong chiến đấu hiệp đồng và các hoạt động khác của không quân. Có chiến thuật của từng loại lực lượng: không quân tiêm kích, không quân tiêm kích - bom, không quân ném bom, không quân trinh sát, không quân trực thăng, vận tải...

        CHIẾN THUẬT PHÁO BINH. lí luận và thực tiễn về chuẩn bị và thực hành trận chiến đấu pháo binh, bộ phận của chiến thuật binh chủng hợp thành, về lí luận CTPB nghiên cứu: tính chất, quy luật, các đặc trưng và nội dung của trận chiến đấu pháo binh; chức năng, nhiệm vụ, khả năng chiến đấu của các phân đội, binh đội (binh đoàn) pháo binh; đề ra các nguyên tắc, phương pháp chuẩn bị và thực hành chiến đấu. về thực tiễn CTPB bao gồm hoạt động của người chỉ huy, cơ quan tham mưu và các đơn vị pháo binh thuộc quyền trong việc chuẩn bị và thực hành trận chiến đấu. Theo quy mô lực lượng, có CTPB: phân đội, binh đội, binh đoàn pháo binh; theo loại tác chiến, có CTPB trong: tiến công, phòng ngự, phản công; theo hình thức tác chiến (cách đánh), có: CTPB trong chiến đấu  hiệp đồng binh chủng và CTPB trong chiến đấu độc lập. CTPB hình thành trong KCCP, được phát triển hoàn thiện phù hợp  với chiến lược QS của Đảng trong từng thời kì, từng giai đoạn của CM; phù hợp với sự thay đổi biên chế, trang bị của bộ đội pháo binh, cách đánh của binh chủng hợp thành, đặc điểm về địch và tính chất của cuộc chiến tranh tương lai...

        CHIẾN THUẬT PHÒNG KHÔNG, lí luận và thực tiễn về chuẩn bị và thực hành trận chiến đấu phòng không. CTPK gồm: chiến thuật tên lửa phòng không, chiến thuật pháo phòng không, chiến thuật rađa phòng không, chiến thuật không quàn tiêm kích, chiến thuật binh đoàn phòng không và chiến thuật của bộ đội chuyên môn phòng không. Ở VN. trong KCCP mới chỉ có chiến thuật pháo phòng không ở cấp phân đội. binh đội; trong KCCM, CTPK phát triển mạnh và ngày càng hoàn chỉnh.

        CHIẾN THUẬT TĂNG THIẾT GIÁP. lí luận và thực tiễn về chuẩn bị và thực hành trận chiến đấu của các phân đội, hình đội. binh đoàn tăng thiết giáp, về lí luận. CTTTG nghiên cứu tính chất, quy luật, nội dung trận chiến đấu có sử dụng tăng thiết giáp hiệp đồng tác chiến hay độc lập; xác định vị trí. vai trò, nhiệm vụ của các phân đội, binh đội, binh đoàn tăng thiết giáp trong trận chiến đấu; đề ra phương pháp sử dụng và nguyên tắc tác chiến tăng thiết giáp, phương pháp, cách thức chuẩn bị và thực hành trận chiến đấu với một đối tượng cụ thể; hành quàn, trú quân của tăng thiết giáp, về thực tiễn, CTTTG gồm mọi hoạt động của người chỉ huy, cơ quan và bộ đội tăng thiết giáp về chuẩn bị, thực hành và kết thúc trận chiến đấu.

        CHIẾN THUYỀN (cổ), phương tiện chiến đấu cơ động trên sông, biển, kênh, hồ thời cổ. Được phân chia: theo kích thước, có: đại, trung, tiểu (lớn, vừa, nhỏ); theo số lượng tay chèo; theo kết cấu, có: buồm, không buồm, độc mộc; theo chức năng, có: pháo thuyền, bảo thuyền (chở chỉ huy), du thuyền (cảnh giới, trinh sát), thuyền chở quân... Trên thế giới, CT xuất hiện hầu như đồng thời với các vũ khí lạnh thô sơ. Ở VN, CT được sử dụng và phát triển dưới các triều đại phong kiến. Vd: thuyền mông đồng thời Lí (chiếc đầu tiên 1106), thuyền đinh (liên kết bằng đinh sắt) thời Hồ (đóng lần đầu 1403-04) hai tầng và nhiều mái chèo, đại chiến thuyền thời Tây Sơn có trang bị pháo lớn trọng lượng 3.700kg, khối lượng đạn 18kg, thuyền đại hiệu (cũng thời Tây Sơn) với pháo cỡ nòng 140mm (dài 2,5m) và đạn 12kg, thuyền thiện hải (CT lớn) vào tk 17...

Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #139 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2019, 11:55:59 am »


        CHIẾN TRANH, hiện tượng chính trị - xã hội có tính lịch sử, sự tiếp tục của chính trị bằng thủ đoạn bạo lực giữa các tập đoàn xã hội trong một nước hoặc giữa các nước hay liên minh các nhà nước. Đặc trưng của chiến tranh là đấu tranh vũ trang có tổ chức, theo những quy tắc nhất định và thường kết hợp với những hình thức đấu tranh khác (chính trị, kinh tế, ngoại giao...). CT là sản phẩm của xã hội có giai cấp đối kháng. Nguyên nhân của CT thường do mâu thuẫn giữa các giai cấp, dân tộc. tộc người, tôn giáo phát triển đến mức gay gắt nhất; có trường hợp do mâu thuẫn nội bộ dân tộc, tộc người và tôn giáo. CT được phân loại theo nhiều góc độ khác nhau. Về chính trị - xã hội, có: chiến tranh chính nghĩa, chiến tranh phi nghĩa, chiến tranh cách mạng, chiến tranh phân cách mạng, chiến tranh xâm lược, chiến tranh giải phóng dân tộc, chiến tranh bảo vệ tổ quốc..., về cách tiến hành, có: chiến tranh chính quy, chiến tranh du kích, chiến tranh nhân dân...; về quy mô. có: chiến tranh thế giới, chiến tranh cục bộ, chiến tranh hạn chế...; về phương tiện vũ khí, kĩ thuật có chiến tranh thông thường, chiến tranh hạt nhân, chiến tranh sinh học, CT bằng vũ khí công nghệ cao... Thắng lợi của CT tuỳ thuộc vào nhiều nhân tố trong đó một số nhân tố có tác dụng thường xuyên quyết định: số lượng và chất lượng của LLVT bao gồm tinh thần và kĩ năng chiến đấu, số lượng và chất lượng trang bị vũ khí, kĩ thuật được sử dụng; ý chí và năng lực tổ chức điều hành của các cấp lãnh đạo, chỉ huy; sự vững chắc của hậu phương... Trong thời đại ngày nay, CT trở thành một cuộc đấu tranh toàn diện, chi phối và thử thách nghiêm khắc toàn bộ sức mạnh của một chế độ xã hội. Trước tình hình thế giới đang có nhiều biến động lớn và phức tạp, khó lường, nhân dân các nước vừa kiên trì đẩy mạnh đấu tranh giữ vững hòa bình, đòi giải quyết mọi cuộc tranh chấp bằng biện pháp chính trị, đồng thời luôn sẵn sàng làm thất bại mọi âm mưu và hành động gày cr dưới mọi quy mô và hình thức của cấc thế lực hiếu chiến. Thuật ngữ CT còn được dùng mở rộng để chỉ các hình thức đấu tranh phi QS nhưng rất quyết liệt như chiến tranh tâm lí, chiến tranh gián điệp, chiến tranh kinh tế...

        CHIẾN TRANH ANH - ACHENTINA nh CHIẾN TRANH MANVINAT (1982)

        CHIẾN TRANH ANH - BÔƠ (1880-81 và 1899-1902), chiến tranh xâm lược của Anh chống nước Cộng hòa Tranxvoan và nước Cộng hòa Ôrangiơ ở Nam Phi, nhằm thôn tính và sáp nhập các nước này vào các thuộc địa Cap và Natan thành Liên bang Nam Phi của Vương quốc Anh. CTA- B lần thứ nhất (1880-81): Crugiơ người Bôơ (gốc Đức) cầm đầu cuộc nổi dậy (1880), đánh bại quân Anh, giết tướng Côlây (1881), dẫn đến đình chiến và hòa ước Prêtôria (1881), trong đó chính phủ Anh công nhận quyền tự trị của Tranxvoan. Nhưng đến công ước Luân Đôn (1884), Anh xóa bỏ điều khoản trên. Thất bại trong cuộc đàm phán với Anh, Crugiơ gửi tối hậu thư (10.1899) và cầm đầu cuộc chiến đấu của người Bôơ ở Tranxvoan và Ôrangiơ chống Anh. Trong cuộc CTA-B lần thứ hai (4899-1902), sau một số thất bại ban đầu, quán Anh với lực lượng ưu thế (200.000 - 250.000 người), dưới sự chỉ huy của tướng Kitsơnơ đã đập tan sự kháng cự của liên quân Bôơ (40.000-45.000 người), chiếm thủ phủ Pretoria (6.1900), buộc người Bôơ phải kí hòa ước Vêrênighin 31.5.1902 và chịu sáp nhập hai nước cộng hòa vào Liên bang Nam Phi tự trị thuộc Vương quốc Anh. Tổn thất hai bên: Anh 7.792 người chết, Bôơ 6.000. CTA-B là một trong những cuộc chiến tranh đầu tiên của thời đại đế quốc , có đổi mới về nghệ thuật QS, đặc biệt về kĩ thuật và chiến thuật: việc sử dụng thuốc súng không khói, súng trường có băng đạn, súng máy; việc cải tiến tổ chức hệ thống hỏa lực dẫn đến việc thay đội hình chiến đấu dày đặc bằng đội hình chiến đấu tản khai.

        CHIẾN TRANH ANH - HÀ LAN (tk 17), các cuộc chiến tranh nổ ra do tranh giành quyền lợi kinh tế - thương mại và thuộc địa giữa Anh và Hà Lan; diễn ra chủ yếu trên biển, hòa ước Oetmintơ chấm dứt cuộc chiến tranh lần thứ nhất (1652- 54), Hà Lan buộc phải công nhận đạo luật hàng hải của Anh, cấm tàu nước ngoài chuyên chở các thương phẩm không do nước họ sản xuất vào các cảng của Anh. Trong cuộc chiến tranh lần thứ hai (1665-67), Hà Lan sau khi kí kết liên minh phòng thủ với Pháp (1662), bất ngờ tiến công hạm đội Anh ở Tanmidơ. hòa ước Brơda 1667 công nhận quyền tự do thương mại của Hà Lan trong các cảng Anh và các đảo Inđônêxia: Mòluycơ, Xêlebư, Boocnêô và Xurinam; Hà Lan nhượng Niu Amxtecđam cho Anh (sau trở thành Niu Ooc). Trong cuộc chiến tranh lần thứ ba (1672-74), Hà Lan chiếm lại Niu Ooc, nhưng cuối cùng đã để mất vào tay Anh (1674). CTA-H đã làm suy yếu kinh tế - thương mại của Hà Lan, dẫn đến bá quyền của Anh trong thương mại quốc tế và xâm chiếm thuộc địa. Trong quá trình CTA-H dã xuất hiện những loại tàu mới - tàu hộ tống, tàu chủ lực và việc tổ chức hải đoàn trong hạm đội; phương pháp chiến đấu chủ yếu là sử dụng hỏa lực pháo của các tàu theo đội hình hàng dọc nối đuôi.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM